Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Khái quát

Bắc Trung Bộ là một vùng địa lý của khu vực miền Trung Việt Nam. Đây là nơi yết hầu có vị trí đặc biệt
về kinh tế – chính trị – an ninh – quốc phòng. Bắc Trung Bộ là dải đất hep ngang, kéo dài từ dãy Tam
Điệp ở phía bắc tới dãy Bạch Mã ờ phía nam.

- Gồm 6 tỉnh, thành phố:


+ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
- Vị trí tiếp giáp:
+ Phía Nam: giáp Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Phía Bắc giáp TDMNBB và ĐBSH.
+ Phía Tây: giáp Lào.
+ Phía Đông: giáp biển Đông rộng lớn.
- Ý nghĩa:
+ Bắc Trung Bộ là cầu nối giữa các tỉnh phía Bắc và phía Nam của đất nước.
+ Là cửa ngõ của các nước láng giềng ra biển Đông.
+ Dễ dàng giao lưu, phát triển kinh tế với Đồng bằng sông Hồng là vùng có nền kinh tế
phát triển năng động, văn hóa, khoa học kĩ thuật phát triển.

Đóng vai trò là vị trí chuyển tiếp giữa Bắc Bộ với Duyên hải Nam Trung Bộ. Vùng Bắc Trung
Bộ có vị trí địa lý như sau:

 Phía Bắc giáp Đồng bằng sông Hồng, ranh giới là tỉnh Ninh Bình.
 Phía Tây Bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ ranh giới là tỉnh Hòa Bình.
 Phía Tây giáp nước Lào với đường biên giới dài gần 1300km.
 Phía Đông tiếp giáp Biển Đông (bao gồm cả Vịnh Bắc Bộ).
 Phía Nam giáp Nam Trung Bộ, ranh giới là Đà Nẵng – Quảng Nam.
– Diện tích: 51,5 nghìn km².

– Dân số: Hơn 10 triệu người (2019).

– Mật độ dân số: 204 người/km².

– Gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế.

– Đơn vị hành chính: 7 thành phố, 11 thị xã và 70 huyện.


– Địa hình: chủ yếu là đồi núi chiếm đến ¾ diện tích, địa chất phức tạp, vùng ven biển là các
đồng bằng nhỏ hẹp.

– Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa xuân, hạ, thu, đông.

– Sông ngòi: mỗi tỉnh có một hệ thống sông lớn như sông Mã, sông Chu (Thanh Hóa); sông Cả
(Nghệ An); sông La, sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố (Hà Tĩnh); sông Gianh, sông Kiến Giang
(Quảng Bình); sông Thạch Hãn, Bến Hải (Quảng Trị); sông Hương, sông Bồ (Thừa Thiên –
Huế).

1.3 Khái quát về dân cư và thành phần dân tộc

Bắc Trung Bộ là nơi cư trú của 25 dân tộc khác nhau (Thái, Mường, Tày, Mông, Bru - Vân
Kiều) sống ở Trường Sơn. Phân bố không đều từ đông sang tây. Người Kinh sinh sống
chủ yếu ở đồng bằng ven biển phía đông.

Sự phân bố dân cư, dân tộc và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa phía tây và phía đông của vùng.

b. Thuận lợi

- Lực lượng lao động dồi dào, người dân có truyền thống lao động cần cù, dũng cảm, giàu nghị lực, hiếu
học, kinh nghiệm trong đấu tranh với thiên nhiên.

- Vùng có nhiều di tích lịch sử, văn hóa như: Cố đô Huế…

c. Khó khăn

- Trình độ phát triển kinh tế xã hội còn thấp so với cả nước, cơ sở vật chất kĩ thuật
còn hạn chế, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn đặc biệt là ở vùng cao

3.3 Cơ sở lưu trú

3.4 Lao động du lịch

You might also like