Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Khoa Khoa học Tự nhiên

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN


Đề số 1 Học kỳ: I, Năm học: 2018  2019
ọ h KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT
LƯỢNG THỰC PHẨM
Lớp học ph n: D16HHTP
Hình thức: Tự luận
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Đề gồm có: 01 trang

Câu 1 (2,0 điểm). Nêu các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến quá trình phát triển vi sinh vật?
Cho ví dụ về sự ảnh hưởng đó?

Câu 2 (3,0 điểm). Hàm lượng NH3 có trong nước mắm được xác định bằng phương pháp
Nessler có những thông số như bảng dưới đây. Cho Vbđ = 10 mL; Vđm = 100 mL
1 2 3 4 5 M1 M2
Chuẩn NH3 10 ppm 0 1 2 3 4
Mẫu (mL) 6 6
KOH 30% (mL) 1
Nessler (mL) 1
H2O (mL) 8 7 6 5 4 2 2

a. Viết các phản ứng xảy ra


b. Cho phương trình đường chuẩn là y = 0,252x; AM1 = 0,678; AM2 = 0,680. Tính
hàm lượng NH3 trong 1 L nước mắm.
Câu 3 (3,0 điểm). Hàm lượng NaCl có trong nước mắm được xác định bằng phương pháp
Morh: mẫu sau khi đồng nhất được hút 2 mL pha loãng bằng nước cất, rồi định mức
thành 100 mL. Hút 10 mL dung dịch sau khi định mức cho vào 5 giọt K2CrO4 5%,
rồi đem chuẩn bằng AgNO3 0,025 N. Thể tích AgNO3 0,025 N tiêu tốn là 7,50 mL.
Viết các phản ứng xảy ra? Tính hàm lượng gam/ lít NaCl trong nước mắm

Câu 4 (2,0 điểm). Nêu các phương pháp xác định vi sinh vật? (Phương pháp định tính và
phương pháp định lượng)
…..……………………………….HẾT……………………………………..
GV RA ĐỀ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
Khoa Khoa học Tự nhiên

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN


Đề số 2 Học kỳ: I, Năm học: 2018  2019
ọ h KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT
LƯỢNG THỰC PHẨM
Lớp học ph n: D16HHTP
Hình thức: Tự luận
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Đề gồm có: 01 trang

Câu 1 (2,0 điểm). Trình bày nguyên tắc, yêu cầu dung môi và công thức tính hàm lượng
chất béo thô trong thực phẩm bằng phương pháp chiết Soxhlet?
Câu 2 (3,0 điểm). Để xác định hàm lượng protein có trong sữa tươi người ta hút 10 mL sữa
tươi đem đi vô cơ hóa mẫu trong bình Kjeldahn, môi trường là H2SO4 đậm đặc, xúc
tác CuSO4, chất trợ nhiệt là K2SO4. Sau khi dung dịch có màu xanh trong suốt người
ta chỉnh môi trường cho đến khi có tính kiềm. Đem chưng cất ở nhiệt độ 700C, khí
NH3 sinh ra được hấp thụ bằng 100 mL dung dịch H2SO4 0,097 N. Sau khi hấp thụ
hoàn toàn lượng dư H2SO4 được chuẩn lại bằng dung dịch NaOH 0,088 N. Thể tích
NaOH tiêu tốn cho mẫu trắng là 75 mL, mẫu thực là 55 mL.
a. Viết các phản ứng xảy ra? Giải thích cách tiến hành?
b. Tính hàm lượng protein có trong sữa tươi, biết rằng hệ số chuyển đổi từ % N
sang % protein là 6,25 và d = 1,25 g/mL
Câu 3 (3,0 điểm). Hàm lượng NaCl có trong nước mắm được xác định bằng phương pháp
Morh: mẫu sau khi đồng nhất được hút 2 mL pha loãng bằng nước cất, rồi định mức
thành 100 mL. Hút 10mL dung dịch sau khi định mức cho vào 5 giọt K2CrO4 5%, rồi
đem chuẩn bằng AgNO3 0,025 N. Thể tích AgNO3 0,025 N tiêu tốn là 7,50 mL. Viết
các phản ứng xảy ra? Tính hàm lượng gam/ lít NaCl trong nước mắm

Câu 4 (2,0 điểm). Hãy nêu điều kiện và các môi trường nuôi cấy vi sinh vật?
…..……………………………….HẾT……………………………………..
GV RA ĐỀ

You might also like