Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 31

Chương 1

HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ


NGÀNH LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM
Nội dung của bài:

I. Hoạt động hành chính nhà nước – nội dung


của ngành luật Hành chính Việt Nam

II. Ngành luật hành chính Việt Nam


I. Quản lý nhà nước và hoạt động hành chính
nhà nước – nội dung của ngành luật Hành
chính Việt Nam
1. Quản lý

2. Quản lý xã hội

3. Quản lý nhà nước

4. Hoạt động hành chính nhà nước


1.Quản lý:
- Các hình thức của quản lý (quản lý sinh
học, quản lý kỹ thuật, quản lý xã hội)
- Các khái niệm về quản lý
- Khái niệm quản lý của “điều khiển học”
2. Quản lý xã hội
- Khái niệm quản lý xã hội
- Các đặc trưng cơ bản của quản lý xã hội:
+ Quản lý xã hội là ra đời trên cơ sở tổ chức
và quyền uy
+ Quản lý xã hội là hoạt động mang tính
khách quan và theo quy luật
- Sự xuất hiện quản lý xã hội là khách
quan
- Sự tác động của chủ thể quản lý lên đối
tượng quản lý là khách quan và theo
3. Quản lý nhà nước: được hiểu theo hai phạm vi: quản lý
nhà nước theo nghĩa rộng và quản lý nhà nước theo
nghĩa hẹp
* Quản lý nhà nước theo nghĩa rộng:
- Khái niệm;
- Quản lý nhà nước được thực hiện thông qua việc
thực hiện chức năng (các phương diện hoạt động cơ
bản) của các cơ quan nhà nước trong Bộ máy nhà
nước.
+ Cơ quan quyền lực NN
+ Chế định CTN
+ Cơ quan hành chính NN
+ Cơ quan TAND; Cơ quan VKSND
+ Các thiết chế hiến định độc lập
4. Quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp (còn gọi là Quản lý
hành chính nhà nước, hoạt động hành chính nhà
nước hay hoạt động “chấp hành – điều hành” ):
- Khái niệm
- Các đặc trưng của hoạt động hành chính nhà
nước
+ Là họat động vừa mang tính chấp hành vừa mang
tính điều hành;
+ Là họat động mang tính chủ động, sáng tạo cao
- Vì sao phải chủ động, sáng tạo cao?
- Sự chủ động, sáng tạo đó được thể hiện như
thế nào?
+ Là họat động được đảm bảo về mặt nhân lực và
cơ sở vật chất.
II/ Ngành Luật Hành chính Việt Nam

Nội dung chính:


1/ Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính

2/ Phương pháp điều chỉnh


3/ Luật Hành chính và các ngành luật khác trong
hệ thống pháp luật Việt Nam
I/ Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành
chính
- Khái niệm
- Căn cứ vào chủ thể tham gia quan hệ
quản lý hành chính và tính chất của quan hệ
xã hội được luật hành chính điều chỉnh có
thể chia đối tượng điều chỉnh của Luật
Hành chính thành 4 nhóm
- Nhóm I: Những quan hệ quản lý phát sinh
trong quá trình các cơ quan hành chính
nhà nước thực hiện chức năng chấp hành
và điều hành trên các lĩnh vực của đời
sống xã hội.
- Trong nhóm này có 9 nhóm nhỏ:
+ Một: quan hệ quản lý giữa CQ hành
chính NN cấp trên với CQ hành chính NN cấp
dứơi theo hệ thống dọc.
Chính phủ Bộ

UBND cấp tỉnh Sở

UBND cấp huyện Phòng

UBND cấp xã Công chức phụ trách chuyên môn


+ Hai: quan hệ quản lý giữa CQ hành chính NN có
thẩm quyền chung với CQ hành chính NN có thẩm
quyền chuyên môn cùng cấp.

Chính phủ Bộ

UBND cấp tỉnh Sở

UBND cấp huyện Phòng


+ Ba: quan hệ quản lý giữa CQ hành chính NN có
thẩm quyền chuyên môn cấp trên với CQ hành chính
NN có thẩm quyền chung cấp dưới.
Ví dụ:
Bộ UBND cấp tỉnh

Sở UBND cấp huyện


+ Bốn: quan hệ quản lý giữa các CQ hành chính NN
có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp.

Bộ Bộ

Sở Sở

Phòng Phòng
+ Năm: QH quản lý giữa các CQ hành chính NN với các đơn vị cơ
sở trực thuộc.
Vd: Bộ GD - ĐT với Trường Đại học Luật TPHCM
+ Sáu: quan hệ quản lý giữa các CQ hành chính NN ở địa phương
với các đơn vị cơ sở trực thuộc TW đóng tại địa phương.
Vd: Trường ĐH Luật với UBND tp HCM.
+ Bảy: quan hệ quản lý giữa các CQ hành chính NN với các tổ
chức CT, CT - XH.
Vd: UBNDTP.HCM với Thành Đoàn TPHCM
+ Tám: quan hệ quản lý giữa các CQ hành chính NN với các tổ
chức kinh tế ngoài quốc doanh.
Vd: Quan hệ giữa Sở KHĐT với doanh nghiệp
+ Chín: quan hệ quản lý giữa các CQ hành chính NN với công dân,
người nước ngoài, người không có quốc tịch.
-Nhóm II: những QHXH phát sinh trong quá trình các
CQNN, các cơ quan phục vụ của các tổ chức chính trị,
chính trị xã hội thực hiện hoạt động quản lý hành chính nội
bộ
-Nhóm III: Nhóm các QHXH phát sinh trong quá trình các
cơ quan nhà nước được trao quyền thực hiện hoạt động
hành chính nhà nước, như: Kiểm toán NN, các cơ quan
phục vụ của QH, Chủ tịch nước…
- Nhóm IV: những QHXH phát sinh trong quá trình các cá
nhân, tổ chức được NN trao quyền thực hiện hoạt động
quản lý hành chính nhà nước trong một số trường hợp cụ
thể theo quy định của PL.
2/ Phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính:
- Khái niệm;
- Nội dung phương pháp: Luật Hành chính sử
dụng chủ yếu phương pháp "quyền lực - phục tùng"
("quyền uy", "mệnh lệnh")
- Đặc trưng của phương pháp điều chỉnh của
Luật Hành chính: Xác nhận sự bất bình đẵng giữa
các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính.
- Thể hiện của sự bất bình đẵng trong quan hệ
quản lý hành chính: 3 thể hiện
* Phương pháp thỏa thuận trong Luật Hành
chính
- Cơ sở áp dụng phương pháp;
- Vị trí, vai trò, ý nghĩa của phương pháp
Từ đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều
chỉnh, có thể nêu khái niệm về ngành Luật Hành
chính Việt Nam như sau:
=> Khái niệm Luật hành chính Việt Nam: Là một
ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao
gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh
những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động
hành chính nhà nước trên cơ sở sử dụng phương
pháp điều chỉnh chủ đạo là quyền uy – phục tùng
3/ Luật Hành chính và các ngành luật khác trong
hệ thống pháp luật Việt Nam
1. Luật Hành chính với Luật Hiến pháp;
2. Luật Hành chính với Luật Dân sự;
3. Luật Hành chính với Luật Hình sự;
4. Luật Hành chính vơi Luật Lao động…
A. nhận định đúng, sai và giải thích:
1.Các khái niệm: quản lý nhà nước, quản lý hành
chính nhà nước, hoạt động hành chính nhà nước có
thể được hiểu giống nhau.
2.Mọi hoạt động mang tính quyền lực nhà nước đều
có thể là quản lý nhà nước.
3.Thuật ngữ hành chính và hành pháp là đồng nghĩa.
4.Cơ quan hành chính nhà nước không phải là chủ
thể duy nhất của hoạt động hành chính.
5.Tất cả những quan hệ xã hội có sự tham gia của cơ
quan hành chính nhà nước đều là đối tượng điều
chỉnh của Luật hành chính.
6. Quan hệ giữa Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với công
chức dưới quyền luôn nằm trong phạm vi điều chỉnh của
Luật hành chính.
7. Luật hành chính có thể điều chỉnh những quan hệ xã hội
mà ở đó không có sự hiện diện của cơ quan hành chính nhà
nước.
8. Quan hệ giữa Ban Nội chính Trung ương và Ban Nội
chính tỉnh Cà Mau được điều chỉnh bởi Luật hành chính.
9. Mọi quan hệ quản lý đều là đối tượng điều chỉnh của Luật
Hành chính.
10. Luật hành chính không chỉ sử dụng phương pháp quyền
uy - phục tùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh
trong hoạt động chấp hành - điều hành.
11. Các bên trong quan hệ quản lý luôn có sự phụ
thuộc với nhau về mặt tổ chức.
12. Khi công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, họ
trở thành chủ thể quản lý hành chính nhà nước.
13. Giữa Hội người cao tuổi và Hội chữ thập đỏ vẫn
có thể hình thành một quan hệ chấp hành – điều hành
nhà nước.
14. Mọi hoạt động của Tòa án nhân dân và Viện kiểm
sát nhân dân đều không liên quan đến Luật hành
chính.
15. Luật hành chính có thể điều chỉnh quan hệ giữa
Hiệp hội lương thực Việt Nam với các doanh nghiệp
thu mua lúa gạo trong nước.
16. Quyền uy - phục tùng là phương pháp điều chỉnh
chỉ thuộc về ngành Luật Hành chính.
17. Luật hành chính điều chỉnh quan hệ phát sinh
trong quá trình thụ lý hồ sơ vụ án giữa Thư ký Toà án
và công dân.
18. Luật hành chính không điều chỉnh quan hệ quản lý
nội bộ của các cơ quan hành chính nhà nước.
19. Quan hệ giữa tổ chức Đảng và người làm đơn xin
vào Đảng chịu sự tác động của Luật hành chính.
20. Luật hành chính không bao giờ điều chỉnh các
quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động của
các doanh nghiệp.
B. CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG
1. Luật Hành chính Việt Nam:
a)Chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt
động hành chính nhà nước;
b)Không sử dụng phương pháp điều chỉnh bình đẳng, thỏa
thuận;
c) Có văn bản chủ đạo là “Luật Hành chính”;
d)Được chia thành hai chế định cơ bản: phần chung và phần
riêng.
2. Quản lý nhà nước:
a)Là hình thức thức hiện quyền lực nhà nước của tất cả chủthể;
b)Không mang tính chính trị;
c)Mang tính xã hội rộng lớn;
d)Mang tính quyền lực nhà nước và tính chủ động, sáng tạo
cao.
3. Đặc trưng của quản lý nhà nước:
a)Tính chấp hành – điều hành;
b)Tính chủ động – sáng tạo;
c)Tính chính trị;
d)a và b đúng.
4. Phạm vi của quản lý nhà nước:
a)Là phạm vi của hành pháp;
b)Được phân định rõ với các hoạt động nhà nướckhác;
c)Là phạm vi mà các chủ thể có thẩm quyền tổ chức
thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên
và cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp;
d)Có thể mở rộng tối đa đến các hoạt động nhà nước
khác.
5. Ngành Luật Hành chính Việt Nam:
a)Có đối tượng điều chỉnh là hầu hết các quan hệ xã
hội cơ bản nhất;
b)Có phương pháp điều chỉnh đặc thù;
c)Không có mối quan hệ với các ngành luật khác;
d)Có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh
riêng.
6. Phương pháp điều chỉnh quyền uy – phục tùng
của Luật Hành chính là phương pháp:
a)Duy nhất của ngành Luật Hành chính;
b)Chủ yếu của ngành Luật Hành chính;
c)Được áp dụng song song cùng phương pháp khác;
d)Đặc thù thuộc về ngành Luật Hành chính.
7. Phương pháp điều chỉnh bình đẳng – thỏa thuận của
Luật Hành chính:
a)Là phương pháp không cơ bản;
b)Chỉ được áp dụng trong một số trường hợp;
c)Chỉ được áp dụng khi pháp luật có quy định;
d)a và b đúng.
8. Việc phân nhóm đối tượng điều chỉnh của Luật Hành
chính:
a)Để phục vụ cho việc chủ thể quản lý chọn văn bản áp dụng
khi thực hiện hoạt động quản lý cụ thể;
b)Nhằm giúp chủ thể quản lý nhà nước xác định thẩm quyền
của mình theo loại việc;
c)Nhằm phục vụ công tác hệ thống hóa, pháp điển hóa ngành
Luật Hành chính;
d)Có ý nghĩa chủ yếu về khoa học.
9. Nhóm quan hệ nào sau đây là đối tượng điều chỉnh của
ngành Luật Hành chính Việt Nam:
a)Đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn;
b)Đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn, giải quyết ly hôn;
c)Chuyển nhượng quyền sở hữu nhà, đăng ký quyền sở hữu
nhà;
d)Phiên họp áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án
nhân dân.
10. Luật Hành chính Việt Nam:
a)Chỉ là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam;
b)Chỉ là một khoa học;
c)Chỉ là một môn học;
d)Là tổng thể các quy phạm pháp Luật Hành chính.
3/ Quan hệ nào sau đây thuộc đối tượng điều chỉnh
của Luật hành chính:
1/ Ông Phạm Văn M bị công an quận X thành phố Y
xử phạt vi phạm giao thông với lỗi đi sai làn đường.
2/ UBND thành phố H mua 100 máy vi tính của công
ty TNHH K&K để tặng cho trường tiểu học H.
3/ Chủ tịch UBND quận H ban hành quyết định kỷ
luật công chức C làm việc tại Văn phòng UBND quận.
4/ Lực lượng thanh niên xung phong tham gia điều tiết
giao thông.
5/ Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường PNL tiến hành
đăng ký kết hôn cho anh A và chị B.
6/ Hiệu trưởng trường Đại học X ban hành quyết định
xử lý kỷ luật viên chức B với hình thức khiển trách.
7/ Tòa án nhân dân thành phố H tổ chức tuyển dụng
công chức ngạch Thư ký Tòa án.
8/ Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ khen thưởng cho
ông A công tác tại Văn phòng Chính phủ.
9/ Lực lượng bảo vệ dân phố tuần tra ban đêm.
10/ Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc kỷ luật công chức công
tác tại Ủy ban dân tộc

You might also like