Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 28

Lý thuyết trò chơi

Beautiful Mind là một bộ phim khá hay về cuộc đời của Nash, một

giáo sư thuộc viện Toán học trường Princeton giải Nobel kinh tế

1994.

Một điều khá thú vị về bộ phim này, mà cho đến tận gần đây, (sau

gần hai năm xem bộ phim), tôi mới biết được, là Nash vẫn còn

sống. Ông vẫn làm việc, tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại

trường đại học Princeton. Và ông vẫn rất gắn kết với môn toán,

tuy rằng với Game Theory, ông đã được trao giải Nobel kinh tế

năm 1994.

Để hiểu được cái gọi là Game Theory, e rằng với trình độ hạn

hẹp của tôi, khó có thể giải thích tường tận hết được. Vì vậy, ở

đây tôi sẽ cố gắng trình bày sơ lược về Game Theory dựa trên

hiểu biết của mình. Một điều khá bức xúc là tôi không thể viết tất
cả bằng tiếng Việt được bởi vì sự thiếu hiểu biết về những từ

chuyên môn của Việt Nam. Vì thế, sẽ có những từ, hoặc cụm từ

tôi xin phép được giữ nguyên thể tiếng Anh.

Để hiểu được về Game Theory, bài viết này tôi sẽ trình bày theo

ba phần: Thứ nhất là sơ lược về Adam Smith và "invisible hand":

Cái cội nguồn của kinh tế tư bản hiện đại.

Thứ hai là Nash và Game Theory: cái mà một thời Nash đã cho là

"overturned" toàn bộ hệ thống kinh tế hiện nay.

Và thứ ba, tại sao Game Theory lại chưa đầy đủ.

I. Về Adam Smith có lẽ không có gì nhiều để nói trong bài này.

Hai "phát minh" chủ yếu của ông là "invisble hand" và "division of

labour". Trong đó, "invisible hand" có liên quan trực tiếp đến chủ
đề này. Về cơ bản, Smith cho rằng tất cả mọi người trong xã hội

đều hành động rất "rationally". Ông tin rằng mỗi sáng người thợ

thức dậy, bắt tay vào sản xuất hàng hóa cho "self-interest". Thế

có nghĩa là họ sẽ không quyết định sản xuất cái mà họ muốn hay

bán sản phẩm với giá họ đặt ra, mà trái lại, họ sẽ sản xuất theo

nhu cầu của người tiêu dùng, và bán với giá người tiêu dùng sẵn

sàng trả. Dựa vào lãi xuất hay lợi ích sẽ đạt được, người thợ

quyết định số lượng và chất lượng. Trong thị trường, không chỉ

tồn tại một người mua hay một người bán, mà hàng ngàn người

mua cùng với hàng ngàn người bán. Vì thế, tất cả đều được xem

là "price taker". Không một ai có đủ "market power" để quyết định

về giá cả, nhưng mọi người đều phải cố gắng để đạt tới đỉnh

điểm của "self-interest": người bán muốn bán nhiều, tiền nhiều;

người mua muốn mua nhiều, tiền ít. Hai trạng thái tâm lí trái

ngược nhau sẽ đưa đến một điểm cân bằng trong thị trường, nơi

mà tất cả đều đạt được tối đa có thể. Nếu biểu diễn trên đồ thị

của giá cả và sản lượng sẽ là hai đường biểu diễn mà: một cái có

sản lượng tăng khi giá tăng (supply curve), một cái có sản lượng
giảm khi giá tăng (demand curve). Hai đường biểu diễn này sẽ

gặp nhau tại một điểm, gọi là điểm cân bằng (equilibrium point).

Theo Smith, điểm này sẽ là điểm mà tổng lợi ích của tất cả những

người tham gia vào thị trường (cả mua và bán) là lớn nhất. Tất

nhiên, điểm này chỉ có thể xảy ra khi không có sự tham gia của

chính phủ, "invisible hand" sẽ làm tất cả các việc còn lại.

Tuy nhiên, trên thực tế, "equilibirum point" rất ít khi xảy xa, ngay

cả khi tuyệt đối không có sự tham gia của chính phủ. Điều này

luôn đúng vì xã hội phức tạp và rộng lớn hơn Adam Smith đã

từng biết.

Thứ nhất, là "information failure". Người mua hoặc người bán

không nhận được những thông tin đúng đắn về sản phẩm. Thứ

hai, phải mất khá nhiều thời gian và công sức người mua mới tìm

được người bán và ngược lại. Điều này được khẳng định trên

khía cạnh rằng "giữa hàng ngàn người kia, ai sẽ là người trả giá
cao nhất,(hoặc bán với giá thấp nhất), để chọn. Khi hàng hóa

được mua (hoặc bán) bởi những người không trả giá cao nhất

(hoặc sản xuất với giá thấp nhất), điểm cân bằng không xảy ra.

Vì vậy, để có được một điểm với "optimal price or quantity" là

điều không tưởng trong cuộc sống hiện thực. Chính vì vấy, để

giải được bài toán hóc búa này, Nash's Game Theory đã vào

cuộc, đưa ra một lời giải, một điểm cân bằng thực tế hơn cho

kinh tế thị trường. (mặc dù cũng chưa đầy đủ!)

II. Nash and Game Theory

Nash , nguyên là một học sinh trường Princeton, sau một thời

gian khó khăn vượt qua được căn bệnh tâm lí (paranoid

schizophrenia), đã được đề cử giải Nobel kinh tế vào năm 1994

cho thuyết Game Theory của mình.

Về căn bản, trái ngược với "invisble hand" của Smith, Game
Theory đưa ra một cách lí giải khác cho kinh tế thị trường, đưa lại

một điểm cân bằng có thực trong hiện tại. Sau này, điểm cân

bằng đó được biết đến với cái tên "Nash Equilibrium".

Tại đây, cũng phải nói rõ thêm rằng Nash không phải là người

đầu tiên nghiên cứu về Game Theory. Người đấu tiên phát minh

và nghiên cứu Game Theory phải kể đến John von Neumann và

Oskar Morgenstern. Tuy nhiên,nhiều sách báo đã cho rằng thời

gian điều trị tâm lí trong bệnh viện đã cho Nash một cách nhìn mà

không ai có, vượt ra ngoài phạm vi những cái thông thường.

Trong bộ phim "A beautiful mind", Nash đã nghĩ ra cách giải thích

hợp cho lí thuyết của mình một cách rất tình cờ khi cùng bạn bè

tới quán bar. Lúc đó, một cô gái tóc vàng xinh đẹp xuất hiện, dĩ

nhiên, tất cả các chàng trai đều muốn có được cơ hội làm bạn với

cô. Nhưng cô gái chỉ là một người, làm sao chia sẻ cho tất cả?
Game theory của Nash nói rằng "trong một cuộc chơi, tất cả

những người tham gia đều có những chiến lược để thắng, và khi

tất cả áp dụng chiến lược của mình vào trò chơi, sẽ ngẫu nhiên

tạo nên một thế cân bằng, và bất cứ ai thay đổi chiến lược, phá

vỡ thế cân bằng, sẽ không chỉ tổn hại người khác, mà chính anh

ta cũng sẽ mất tất cả."

Để làm rõ thêm điều này, hãy cũng nghĩ tới một ví dụ như sau:

Giả sử thành phố X, có một dãy phố chính là Y. Con phố Y dài

100m, và có thể có hai cây xăng trên phố. Nếu muốn không ai

phải đi quá 50m để mua xăng, và hai cây xăng có lượng khách

hàng như nhau, hai cây xăng đó nên đặt ở hai đầu của con phố.

Như thế, mỗi cây xăng sẽ bán được lượng xăng tương đối bằng

nhau. Điểm cân bằng nên là như thế vì như thế sẽ đạt được tối

đa lợi nhuận cho chủ cây xăng và khách hàng cũng không phải đi

quá xa để mua xăng.


Tuy nhiên, trong thực tế, chuyến đó không thể xảy xa. Không có

sự can thiệp của chính phủ, mỗi chủ cây xăng sẽ luôn luôn muốn

chuyển dần vào giữa con phố vì đó là nơi tiếp xúc với nhiều dân

cư nhất. Như vậy, cuối cùng cả hai cây xăng sẽ được đặt ngay

sát nhau và cùng ở giữa con phố. Hai cây xăng cạnh nhau là một

sự lẵng phí quá không cần thiết. Và nó là kết quả của "invisible

hand" của Adam Smith. Một cách khá rõ rằng là đó không phải là

một kết quả đẹp. Và nếu như đưa vào vị thế "chỉ có một trung

điểm", hai chủ cây xăng sẽ làm gì? Nash nói rằng vì ngay từ đầu

họ thay đổi chiến thuật chung, kết quả sẽ dẫn đến chẳng ai có gì.

Hay như một vị dụ khác. Với một trò chơi có hai người chia nhau

2 cái bánh. Họ đều được quyền lựa chọn số phần bánh mà họ

muốn (1 chiếc, 2 chiếc, nửa chiếc...). Biết rằng nếu tổng số bánh

hai người muốn nhiều hơn 2 cái, cả hai sẽ chẳng được gì. Trong

trò chơi này, rõ ràng cả hai người sẽ cùng cố gắng lấy được càng
nhiều bánh càng tốt.

Nếu người thứ nhất chọn cả hai cái, người thứ hai sẽ làm gì? Tất

nhiên nếu người thứ hai chọn 0, kết quả hiển nhiên rằng người 1

kết thúc trò chơi với một cái bụng căng tròn, trong khi người 2

nhịn đói. Vậy khi người hai không muộn nhịn đói và chọn bất cứ

một phần bánh nào khác 0, tổng số bánh cả hai người muốn sẽ

lớn hơn 2 và vì vậy, cả hai người phải nhịn đói. Trong cả hai

trường hợp, người 2 đều không được gì cả, vậy người 2 sẽ làm

gì? Trong đời sống thực, người 2 chắc chắn sẽ không muốn để

người 1 "vui hưởng thái bình" một mình. Như vậy, kết quả sẽ là 0

cho cả hai, một kết quả không đẹp một chút nào.

Vậy mỗi người nên làm gì? Làm một phép toán lớp 1 cho ta biết

mỗi người chỉ nên đòi hỏi một chiếc bánh thôi, và như vậy, cả hai

sẽ cùng có cái ăn. Kinh tế hiện đại gọi đó là "Nash Equilibrium".


Hiển nhiên một trong hai người thay đổi lượng bánh mình muốn

sẽ đem lại 0 cho cả hai.

Trong cuộc sống hiện tại, vấn đề sẽ không phải là chia 2 cái bánh

cho 2 người. Nó sẽ phức tạp hơn nhiều khi ta xét đến những tài

nguyên thiên nhiên quanh ta (cụ thể là commom resources). Với

một hồ cá đầy, nông dân trong vùng ai cũng muốn bắt một ít cho

bữa tối. Nếu tất cả cùng biết hạn chế sự "thèm cá" của mình và

bắt không nhiều hơn ông hàng xóm, cá trong hồ sẽ có cơ hội để

sinh sôi nảy nở. Tuy nhiên, nếu một người thay đổi thói quen

thường ngày bằng cách bắt nhiều hơn một con cá, hàng xóm của

ông ta cũng sẽ muốn bắt thêm một con. Hàng xóm của ông hàng

xóm cũng vậy. Kết quả là tất cả sẽ lao ra đánh bắt tùy í, vớt cạn

cá trong hồ. Chỉ một thời gian ngắn, chắc chắn sẽ chẳng còn con

nào cho bất kì ai.


Trở lại với quán bar của John Nash trong "Beautiful Mind", cô gái

quả thật là xinh đẹp tất cả đều muốn chiếm được cô. Ở một trạng

thái cân bằng, cô ta nên đứng một mình giữa tất cả. Như thế, ai

cũng sẽ được chiêm ngưỡng cô. Tuy nhiên, nếu một ai đó cả gan

xông vào làm quen (chắc không phải là Nash rồi!), thế cân bằng

bị phá vỡ, tất cả sẽ cùng xúm lại. Điều này sẽ dẫn đến "xung đột

nội bộ", cô gái sẽ không muốn ở đó nữa, lúc đấy mọi người đều

mất tất.

Một điều cần phải nói ở đây là để đoạt được giải Nobel, hiển

nhiên Nash không chỉ bàn luận về việc "cô gái tóc vàng" hay

chuyện chia bánh cho hai người. Trên thực tế, Nash đã sử dụng

phương tiện là Thương Mại Quốc Tế để biểu diễn cho trò chơi

của mình. Trong "trò chơi" của Nash, tất cả các nước tham gia

mua bán trao đổi quốc tế đều muốn một cái gì đó hơn là những

lợi nhuận thu được từ việc mua bán. Trong đó, nước Mĩ là một

thành phần trẻ, tự cho mình hơn người, và kết luận là nước khác
thiếu hiểu biết. Nhằm mục đích đạt được ảnh hưởng chính trị, Mĩ

phá vỡ thế cân bằng của Thương Mại Quốc tế bằng cách đặt một

rào quản thuế quan vào hàng hóa nhập khẩu từ nước mà Mĩ

đang nhằm vào. Bất hạnh thay cho Mĩ, sau một vài lần thành

công, đe dọa các nước bằng chiến thuật này, Mĩ phải chịu thiệt

hại nặng nề trong kinh tế. Thứ nhất, một nước nhập khẩu hàng

hóa là bởi vì nước đó không có được lợi thế về sản xuất mặt

hàng đó (comparative advantage), giá cả mặt hàng đó trong thị

trường thế giới hiển nhiên thấp hơn giá của thị trường trong nước

trước khi nhập khẩu. Khi Mĩ nhập khẩu một mặt hàng nào đó,

hiển nhiên người dân Mĩ sẽ được hưởng quyền lợi bởi vì họ có

thể mua được mặt hàng đó rẻ hơn bình thường (khi mà Mĩ tự sản

xuất). Khi Mĩ đặt ra một hàng rào thuế quan, cũng sẽ vẫn chỉ là

người dân Mĩ phải chịu thiệt thòi, khi mà họ không còn thể nào

mua được rẻ nữa. Lúc có, trong thị trường Mĩ sẽ xuất hiện một

lượng, gọi là Dead Weight Loss, mà Mĩ không thể thu về được.

Tóm lại, kẻ thay đổi chiến thuật, phá vớ thế cân bằng, là kẻ thua

thiệt nhiều nhất!


III. Sự chưa đầy đủ của Nash.

Như chúng ta đã biết từ hai phần trước, Nash và lý thuyết kinh tế

của ông, Lý Thuyết Trò Chơi, chủ yếu cố gắng đưa ra một cân

bằng mới cho thị trường kinh tế, khác biệt với điểm cân bằng mà

Adam Smith đã đề cập đến từ hơn 200 năm trước. Cũng thật bất

ngờ rằng phần chủ yếu của Lý Thuyết Trò Chơi được Nash hoàn

thành từ lúc còn đang học đại học. Đến khi tới Princeton với một

bức thư tiến cử của một giáo sư kinh tế, vẻn vẹn một câu "Người

này là thiên tài" ("This men is a genius." , Nash đã có trong tay tới

90% lý thuyết của mình. Ông hoàn thành, tổng kết, và trình bày

toàn bộ ý tưởng của mình trên 26 trang giấy, trong đó có 4 trang

đầu, và 5 trang cuối là thực sự có giá trị.

Trong trò chơi của Nash, ông luôn đặt ra điều kiện của trò chơi là

"không hợp tác" (nonco-operative). Và chỉ trong điều kiện này thì
điểm cân bằng Nash mới xảy ra. Thế có nghĩa là trong trò chơi,

không ai liên kết với ai, tất cả chỉ hành động trên phương diện cá

nhân. Ông đã xuất sắc chứng minh thành công trường hợp này.

Tuy nhiên, khi được đặt câu hỏi về trò chơi với điều kiện "hợp

tác" (co-operrative), Nash đã đặt ra một mệnh đề nữa, nói rằng

tất cả các trò chơi hợp tác đều có thể bị chia nhỏ thành từng

phần, mỗi phần là một trò chơi "không hợp tác". Thế nhưng, cho

đến bây giờ (năm 2000), Nash vẫn chưa chứng minh một cách

thuyết phục được mệnh đề này. Những người tin vào Nash đều

công nhận cách chứng minh "sơ sài" của ông (sơ sài được để

vào trong ngoặc kép là bởi vì mặc dù "sơ sài" cách chứng minh

đó vẫn đủ dài và phức tạp!).Cách chứng minh đó được biết đến

với cái tên "Nash Programme". Đó là điểm yếu thứ nhất mà mỗi

khi nói đến Lý Thuyết trò chơi, những người chống lại ông đều

đem ra bàn luận.

Thứ hai, trò chơi của Nash đã vô tình, nếu ai không để ý kĩ có thể

không nhận ra, trói buộc người chơi phải chơi đến cùng. Theo

Nash, người chơi hoặc chấp nhận giữ nguyên chiến lược và
nhận phần của mình, hoặc thay đổi chiển lược để rồi mất tất cả.

Tuy nhiên, khi tồn tại một người chơi (có thể là một quốc gia..) tự

ý rút ra khỏi trò chơi để đem lại lợi nhuận cho họ, hoặc ít nhất là

không thiệt thòi gì, thì lý thuyết trò chơi trở thành vô nghĩa.

Để hiểu rõ thêm hai điều lý luận trên, thử ngẫm lại ví dụ về 2 cây

xăng trên một con phố đã nói ở trên. Trong ví dụ, hai chủ cây

xăng đã không hợp tác với nhau, hành động theo ý riêng của

mình. Tuy nhiên nếu họ gặp nhau và cùng thỏa thuận về địa thế

và lợi ích của mỗi người, cân bằng Nash sẽ không bao giờ xảy

ra. Hoặc xét trên một khía cạnh khác, khi một trong hai ông chủ

thấy rằng sẽ chẳng lợi ích gì tranh chấp trên một con phố và

quyết định chuyển sang con phố bên cạnh. Rõ ràng trò chơi trên

con phố đó bây giờ chỉ còn một người chơi, và trên hết là không

ai thiệt thòi gì.

Thêm vào đó nữa, khi áp dụng lý thuyết của ông vào chính cuộc

đời ông, Nash có thể sẽ thấy ngay sự sai lầm của mình.
Trong thời gian giảng dạy tại trường đại học công nghệ

Massachusetts (Masachusetts Institute of Technology), ông đã

làm quen được với một sinh viên khoa Vật lí, Alica, người sau

này đã trở thành vợ ông. Với trò chơi cuộc đời, Nash quả thật là

may mắn khi lý thuyết của ông sai. Khi ông phải nhập viện với

chứng tâm thần hoang tưởng, người ta cho phép vợ ông li dị.

Nếu lúc đó Alica, và cả trường Priceton nữa, bỏ rơi người đã phá

vỡ thế cân bằng, quả thật ,ông khó có thể có được ngày hôm

nay. Mặc dù Alica đã kí giấy li dị (hình như ba lần thì phải), nhưng

bà lại quyết định ở lại để chăm sóc ông. Cộng với sự giúp đỡ của

một vài đồng nghiệp trong khoa toán trường Princeton, ông tiếp

tục làm việc tại đây và, như đã rõ, đánh bại những hình ảnh, âm

thanh ảo trong đầu mình để tiến tới đỉnh cao.

Để kết luận bài viết này, tôi xin trích dẫn lời một giáo sư kinh tế
của Mĩ: "Lý thuyết trò chơi của Nash bao gồm những định nghĩa

cơ bản cho toàn bộ chủ đề về lí thuyết trò chơi (chú thích:nên

nhớ rằng Nash không phải là người đầu tiên và duy nhất nghiên

cứu về vấn đề này), nó có thể được áp dụng vào Chính Trí, Kinh

Tế, Tâm lí học, và nhiều môn khoa học khác. Nó là một công cụ

hữu dụng cho mọi nghiên cứu, nhưng không nhiều hơn thế (ý

ông này là không có chuyện overturned Adam Smith's work." Tất

nhiên, cho đến nay, Nash vẫn được đề cập đến rất nhiều trong

các buổi đàm thoại kinh tế, mặc dù rằng nó đã không còn được

coi là nền tảng của kinh tế hiện đại.

Cũng xin nói thêm về bài toán cây xăng :

Do hai người chủ cây xăng đều có xu hướng tiến tới Trung điểm

của dẫy phố để bán, nếu không ai bảo ai thì sẽ dẫn tới tình trạng

là giữa dãy phố sẽ có 2 cây xăng , mà một trong hai người sẽ

chịu thiệt, tất nhiên nếu tốt nhất là cả hai đều bán được thì không

nói làm gì , Nếu họ ngồi lại với nhau và thỏa thuận phân chia thị
trường thì tỷ lệ % thành công của hai người sẽ cao hơn . Tuy

nhiên đây là trường hợp bất hợp tác mà Nash đã chứng minh và

tìm được điểm cân bằng nghĩa là 2 người chủ cây xăng sẽ không

hợp tác với nhau .

Với trường hợp hợp tác thì lời giải tối ưu là như thế này.

Một dẫy phố dài 100m , có 2 cây xăng (tất nhiên là trên lý thuyết,

còn ngoài cuộc sống con số 100m này có thể là 4km hoặc hơn) ,

cần tìm điểm đặt hai cây xăng sao cho đạt hiệu quả tuyệt đối về

kinh tế cho cả hai người chủ .

Kết quả chúng ta nên đặt cây xăng ở điểm 1/4 và 3/4 con phố

theo mô hình dưới đây

Đầu phố...........Câyxăng1...........Trung

điểm...............Câyxăng2...............Cu� �� ��i phố .


Như vậy người dân sẽ không phải đi quá 25M để mua xăng , đây

là một ví dụ nhỏ để minh họa cho Lý thuyết trò chơi mà Nash

nghiên cứu .

Tất nhiên là ông nghiên cứu rất rộng và lớn hơn nhiều , nó gồm

rất nhiều bài toán nhỏ và lớn để xây dựng nên lý thuyết của mình

Ở Việt Nam chúng ta cũng có một ngành toán học rất phát triển

mà đứng đầu là Giáo sư Hoàng Tụy (nguyên Viện trưởng Viện

toán học Việt nam), đó là chuyên ngành Vận trù học .

Đọc tuyển tập 30 năm Tạp chí Toán học và Tuổi trẻ , có bài viết

của Giáo sư Hoàng Tụy kể về một giờ gặp gỡ với Bác Hồ .

Bác rất quan tâm tới việc ứng dụng Toán học vào việc sản xuất

và xây dựng mô hình Kinh tế được biểu diễn qua các phương

trình Toán học , một giờ được gặp gỡ Bác Hồ kính yêu của
chúng ta đã hướng dẫn và động viên khuyến khích Giáo sư trên

con đường khoa học của mình .

Bác dùng những từ rất bình dân để giải thích những từ chuyên

ngành của Toán học , ví dụ Vận trù học là gì thực ra cũng chỉ là

nghiên cứu những giải pháp tối ưu để phục vụ lợi ích của nhân

dân và đất nước mà thôi .

Có những bài toán mà cho đến nay vẫn còn mang tính thời sự

của nó , đó là bài toán Dây chuyền sản xuất được phát biểu như

sau.

- Có M sản phẩm cần sản xuất trên N dây chuyền , sản phẩm i

nào đó ở thời điểm t sẽ gia công trên dây chuyền j mất k thời

gian, sau đó lại chuyển sang dây chuyền khác . Bài toán đặt ra là

cần sắp xếp tối ưu quy trình sản xuất để hoàn thiện M sản phẩm

này trong thời gian sớm nhất .


Đó là một trong những ví dụ của ứng dụng Toán học trong Kinh

tế , mà Lý thuyết Trò chơi cũng là một phần trong Vận trù học và

lý thuyết Tối ưu hóa của Toán học .

Các vị dụ và bài toán nhỏ ở trên chỉ để minh họa cho lý thuyết trò

chơi .

Vấn đề mà Nash cố gắng giải quyết là trường hợp N-person

none-zero-sum game kia. Trường hợp này phức tạp hơn nhiều

và Nash đã chỉ ra là có tồn tại một điểm cân bằng, ngoài ra có

bao nhiêu điểm như thế và nó ở đâu thì chịu (thường là có rất

nhiều hoặc là vô hạn các điểm cân bằng). Ví dụ điển hình về mô

hình của Nash và sự khác nhau giữa khái niệm điểm cân bằng và

điểm "hiệu quả nhất - Pareto optimal) là trò chơi giữa hai thằng tù

(2 prisoner's dilemma).

Ví dụ kinh điển : (2 prisoner's dilemma): 2 người tinh nghi bị bắt

giam, tòa thiếu bằng chứng để kêt tội, nếu cả 2 cùng im không

khai thì mỗi tên bị tạm giam 3 tháng; nếu 1 tên khai còn ng kia
không thì tên 0 khai bị tù 3 năm, tên khai được trắng án; nếu cả

hai cùng khai thì mỗi tên chịu án 1 năm. Khi không có liên kết hay

thỏa hiệp (eg. 2 tên 0 được liên lạc với nhau) best strategy cho

mỗi tên là khai, và như thế mỗi tên sẽ phải bóc lịch 1 năm, còn

best strategy cho cả nhóm là cả hai cùng câm như hến, và mỗi

tên chỉ bị tạm giam 3 tháng.

Mô hình của Nash được coi là mô hình mẫu lý tuởng, vì các

assumptions như người chơi phải đi cùng một lúc, các thông tin

về payoff là common knowledge. Lý thuyết trò chơi sau này càng

ngày càng động đến những mô hình phức tạp hơn, ví dụ như mô

hình trò chơi với thông tin không đầy đủ của John Harsanyi (ví dụ

khi chơi bài, mỗi nguời đuợc chia các quân bài riêng, không ai

biết bài của ai), trò chơi nhiều bước (nguời chơi thay nhau đi), trò

chơi lập lại (chơi cùng một trò trong nhiều lần). Đặc biệt những

trò như chơi bài (với thông tin không đầy đủ) phức tạp hơn rất

nhiều những trò như chơi cờ, khi tất cả mọi thông tin được bày ra

trên bàn cờ. Đây cũng chính là lý do lập trình cho máy tình chơi
bài khó hơn nhiều so với máy tính chơi cờ.

Nói tóm lại mô hình của Game Theory mà thực tế một chút là

chưa thể giải quyết đuợc với công cụ toán và máy tính hiện tại,

do đó những ứng dụng của Game Theory mới chỉ dừng lại ở các

mô hình lý tuởng mà thôi.

Ðặc tính ngẫu nhiên và lý thuyết trò chơi

Ngày nay thị trường chứng khoán (TTCK) tập trung được coi là

quá trình có tổ chức chặt chẽ, quy tắc, luật lệ chặt chẽ và minh

bạch. Ðây là quá trình xã hội hóa quan trọng để TTCK trở thành

một chủ điểm trong đời sống kinh tế hiện đại, bất kể là cá nhân,

đại công ty hay nhà nước.

TTCK Việt Nam dù ra đời sau cũng chẳng thể ngoại lệ trong "họ

hàng" các TTCK thế giới. Nhân một Mùa Xuân, xin điểm lại 2 luận

thuyết khoa học đặc trưng mà TTCK hiện đại kế thừa từ hàng
trăm năm phát triển. Việc phát hiện ra chúng chính là báo hiệu

Mùa Xuân rực rỡ của TTCK toàn thế giới. Các đặc trưng này

không chỉ phục vụ hình thành thế giới quan đầu tư mà cả quá

trình xây dựng, định hướng phát triển thị trường.

Ðặc tính ngẫu nhiên

Chúng ta đều biết hàng hóa của TTCK là tài sản tài chính, ở trạng

thái vật lý (cổ phiếu, giấy nợ...) và dạng danh định (right, options,

swaps...). Ngoài bản chất chung "tài sản tài chính" chúng còn đặc

tính chung nổi bật nào? Câu hỏi thú vị này có một câu trả lời cũng

thú vị, đó là đặc tính ngẫu nhiên. Người khẳng định đặc tính này

đầu tiên và chặt chẽ là nhà toán học Pháp Louis Bachelier (1870-

1946), trong Công trình Mùa Xuân năm 1900 Théorie de la

spéculation, tại khoa Các bộ môn khoa học, Viện Hàn lâm Paris.

Bachelier đã tốn nhiều công sức để mô tả hành vi giá option trong

quan hệ với lãi suất và giá cổ phiếu từ số liệu thống kê của TTCK
Paris. Từ các lập luận ban đầu về giả định bài toán, ông tiến đến

biểu diễn hình học của cơ chế giá lợi nhuận option. Tiếp theo,

Bachelier mô tả cơ chế xác suất trên TTCK và đưa ra lý thuyết về

phân phối xác suất của giá, bao gồm phân phối xác suất như là

hàm của thời gian theo dạng tương tự Gauss và nhị thức. Ông đi

tới phương trình Fourier đặc tả quan hệ giữa giá option, thời gian

và giá chứng khoán. Bachelier còn đưa ra nhiều lập luận về các

tính chất và biểu thức tính toán trên cổ phiếu thông qua logic toán

học chặt chẽ. Nhưng đáng quan tâm nhất là kết luận:

"Thị trường, một cách vô thức, tuân theo một quy luật chế ngự

nó, đó chính là quy luật phân phối xác suất."

Bằng công trình này, ông là người đầu tiên kết luận mạch lạc về

đặc tính ngẫu nhiên của TTCK và đặt nền móng cho sự ra đời

của 2 lĩnh vực liên quan chặt chẽ (i) Ngành tài chính kế toán (ii)

Mô hình chuyển động Brown trong lý thuyết xác suất hiện đại.

Sau này đã có hàng ngàn công trình nghiên cứu và mở rộng


phạm vi lý thuyết, ứng dụng của tính ngẫu nhiên TTCK. Từ đây

ngành xác suất đã bước sang lĩnh vực ứng dụng rộng rãi mới

phát triển rất nhanh chóng.

Trò chơi?

Lý thuyết quan trọng khác có tên là Lý thuyết trò chơi (LTTC), có

nguồn gốc từ sự xung đột lợi ích trên TTCK, thuộc về công lao

của nhà toán học gốc Hungary, John von Neumann (1903-1957);

ông cũng được coi là cha đẻ của các thuật toán máy tính hiện đại

đầu tiên. Thực ra, nhà toán học Emile Borel là người đặt nền

móng phân lớp bài toán mô hình LTTC từ đầu những năm 1920

và dựa trên các tiên đề xác suất của nhà toán học Xô - Viết

Andrey Kolmogrov (1903-1987). Nhưng kết quả vĩ đại được ghi

nhận là định lý Minimax mà Neumann chứng minh đúng trong

điều kiện tổng quát. Bên cạnh đó, ông còn nỗ lực đưa LTTC vào

đời sống kinh tế, qua tác phẩm kinh điển: Theory of games and

economic bechaviors (1947, Princeton University Press) cùng với


Oskar Morgenstern (1902-1972). Cuốn sách này đã đưa LTTC từ

các ấn phẩm và chuyên khảo toán học ở dạng rất xa lạ và khó

"nhằn" vào lĩnh vực kinh tế học hành vi. Ðó là một trong những

mốc tiến quan trọng nhất của ngành kinh tế toán hiện đại.

Cái tên LTTC tự nó cũng đã nói lên đặc tính của TTCK, thị trường

của một đám đông các tác nhân và có tính chất xã hội hóa cao

độ. Ðối với 2 cha đẻ của LTTC, TTCK và các giao dịch có bản

chất giống như một quá trình mặc cả và mỗi người chơi đã mang

sẵn một hàm "lợi ích" riêng biệt (utility function). LTTC là hướng

nghiên cứu trừu tượng hóa và có ứng dụng rất rộng rãi, đặc biệt

trong kinh tế tài chính. Từ các luận điểm cơ bản của Neumann và

Morgenstern, nhà toán học John F. Nash. Jr (giải thưởng Nobel

năm 1994 ) tiếp tục phát triển mô hình và giải bàn toán cân bằng

tổng quát cho N người chơi trong một ván bài. Kết quả được

đánh giá cao của Nash là điểm cân bằng với N-người chơi, mà

ngày nay người ta gọi là cân bằng Nash. Cân bằng Nash có thể

áp dụng trong rất nhiều tính huống kinh tế xã hội, từ TTCK tới
buôn lậu, tham nhũng... khi ta mở rộng định nghĩa của trò chơi và

là một trong những kết quả quan trọng nhất của kinh tế học hiện

đại.

Hai đặc tính quan trọng TTCK nói trên đã góp phần định hướng

nghiên cứu và ứng dụng cho nhiều nhà khoa học kế tiếp. Những

nhân vật nói ở trung tâm vấn đề lý thuyết ta đang đề cập nhưng

còn nhiều tên tuổi khác mà một bài báo ngắn thường thức không

thể đề cập hết như Kuhn, Tucker, Wald, Shapley.. cũng là những

nhà khoa học tiên phong trong khoa học tài chính tính toán.

Ở TTCK Việt Nam, các nghiên cứu mới chỉ bắt đầu, nhưng không

vì thế mà quá trình định hướng lại kém quan trọng, thậm chí

ngược lại. Ðiều chắc chắn là các hướng nghiên cứu và ứng dụng

trên TTCK Việt Nam trong tương lai sẽ chạm tới 2 đặc tính và

lãnh địa lý thuyết chúng ta vừa đề cập

You might also like