Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ

BÁO CÁO CASE STUDY


HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG TPS VÀO HỆ THỐNG BÁN
LẺ CỦA SAINSBURY’S
GVHD : ThS. Huỳnh Đỗ Bảo Châu
Lớp : QTKD46.2
Nhóm sinh viên : nhóm 3
STT Họ và tên MSSV
1 Trầm Thảo Vân 2153401010139
2 Tô Nguyễn Đan Phương 2153401010096
3 Nguyễn Minh Tâm 2153401010102
4 Bùi Thị Thanh Tuyền 2153401010134
5 Trần Hoàng Yến 2153401010153
6 Trần Ngọc Nhi 2153401010157
7 Lê Thiên Nhã 2153401010081
8 Lý Nguyễn Ý Nhi 2153401010085
9 Trần Vũ Thanh Nhi 2153401010087
10 Nguyễn Vũ Xuân Phương 2153401010095
QTKD46.2 – Nhóm 3 – Case study 3.2

TP.HCM – 2023
MỤC LỤC
TÓM TẮT TÌNH HUỐNG........................................................................................................
BÀI DỊCH CASE STUDY 3.2....................................................................................................
Ứng dụng TPS vào hệ thống bán lẻ của Sainsbury’s...........................................................
Câu hỏi:..................................................................................................................................
BÀI PHÂN TÍCH.......................................................................................................................
1.Tổng quan...........................................................................................................................
1.1 Khái quát về hệ thống TPS:.........................................................................................
1.2 Đặc điểm của hệ thống TPS:........................................................................................
1.3 Phân loại hệ thống xử lý giao dịch TPS:.....................................................................
1.3.1 TPS trực tuyến (online)........................................................................................
1.3.2 TPS theo lô (batch)..............................................................................................
1.4 Quá trình hoạt động của hệ thống:..............................................................................
1.5 Tổng quan về công ty Sainsbury's:...............................................................................
1.5.1 Tổng quan Sainsbury’s........................................................................................
1.5.2 Mục tiêu về dịch vụ khách hàng...........................................................................
2.1. Cách thức áp dụng công nghệ TPS của Sainsbury’s:.................................................
2.1.1. Sơ đồ mô tả mối quan hệ trong TPS của Sainsbury's.........................................
2.1.2 Các công nghệ được áp dụng...............................................................................
2.2 Lợi ích mà Sainsbury’s đạt được khi sử dụng TPS......................................................
2.2.1. Giữa các bộ phận trong Sainsbury’s..................................................................
2.2.2 Giữa Sainsbury’s về khách hàng:........................................................................
2.3 Những vấn đề phát sinh khi sử dụng TPS....................................................................
3. Tổng quát...........................................................................................................................
3.1 Giải pháp......................................................................................................................
3.2 Bài học rút ra...............................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................

1
QTKD46.2 – Nhóm 3 – Case study 3.2

TÓM TẮT TÌNH HUỐNG


Sainsbury's là một nhà bán lẻ thực phẩm hàng đầu của Anh, với hơn 335 cửa
hàng và hơn 17.000 mặt hàng. Công ty đặt mục tiêu cung cấp dịch vụ khách
hàng chất lượng cao, với nhiều lựa chọn, giá cả cạnh tranh, chất lượng sản phẩm
tốt và kệ hàng luôn đầy đủ.

TPS (Transaction Processing System) là hệ thống xử lý giao dịch, là một loại hệ


thống thông tin quản trị (MIS) được sử dụng để xử lý các giao dịch kinh doanh
cơ bản. TPS có thể được sử dụng trong nhiều ngành khác nhau, bao gồm bán lẻ.

Sainsbury's sử dụng TPS để cải thiện dịch vụ khách hàng, hiệu quả hoạt động và
đánh giá hiệu quả của các chương trình khuyến mãi sản phẩm. Công nghệ này
được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của công ty

Nhìn chung, việc ứng dụng TPS vào hệ thống bán lẻ của Sainsbury's đã giúp
công ty đạt được những thành công đáng kể trong việc cải thiện dịch vụ khách
hàng và hiệu quả hoạt động. Đây là một ví dụ điển hình về cách một nhà bán lẻ
có thể sử dụng TPS để đạt được những mục tiêu kinh doanh của mình.

2
QTKD46.2 – Nhóm 3 – Case study 3.2

BÀI DỊCH CASE STUDY 3.2

Ứng dụng TPS vào hệ thống bán lẻ của Sainsbury’s


Bài nghiên cứu điển hình về nhà bán lẻ Sainsbury's của Anh, xem xét các cách
khác nhau mà nhà bán lẻ có thể sử dụng TPS.

Về công ty và các mục tiêu dịch vụ khách hàng của mình:

● 17.000 mặt hàng


● Mục tiêu là không có quá năm mặt hàng bị thiếu cùng một lúc
● Lượng thời gian cần thiết từ khi đặt hàng đến khi giao hàng 24-48 giờ
● Các trung tâm phân phối quản lý việc giao hàng 11 triệu thùng hàng cho
335 cửa hàng.

Công nghệ TPS đã giúp Sainsbury's như thế nào?

● Cải thiện dịch vụ khách hàng thông qua nhiều lựa chọn hơn, giá cả thấp
hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn và đầy đủ kệ hàng.
● Cải thiện hiệu quả hoạt động thông qua các liên kết tự động với nhà cung
cấp và có thông tin chất lượng hơn về nhu cầu khách hàng và khả năng
cung cấp sản phẩm của công ty
● Đánh giá hiệu quả của các chương trình khuyến mãi sản phẩm thông qua
việc có sẵn thông tin chất lượng
● Tiếp thị thông qua chương trình khách hàng thân thiết.

Sainsbury's sử dụng công nghệ như thế nào?

● Tại quầy thu ngân - EPOS và EFTPOS


● Trên kệ - màn hình LCD tự động thay đổi giá
● Trên xe đẩy - 'hệ thống tự quét mã vạch'
● Tại nhà - bán rượu trực tiếp từ trang web Barclay Square trên Internet
● Đối với ngân hàng - TPS rất quan trọng trong việc cung cấp bảng sao kê
khách hàng và việc rút tiền mặt của khách hàng
● Trong bộ phận tiếp thị - hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị và chương
trình thẻ khách hàng thân thiết có thể được đánh giá bằng cách sử dụng

3
QTKD46.2 – Nhóm 3 – Case study 3.2

thông tin về các giao dịch được lưu trữ trong các kho dữ liệu. Loại hệ
thống này được đề cập chi tiết hơn trong Chương 4

Câu hỏi:

1. Vẽ sơ đồ tóm tắt các liên kết giữa tất cả các bên truy cập TPS của
Sainsbury.
2. Lợi ích Sainsbury's sẽ đạt được so với thời gian trước khi triển khai TPS
là gì?
3. Bạn có thể nghĩ việc sử dụng TPS rộng rãi như vậy sẽ có vấn đề nào xảy
ra không? Cách để khắc phục những vấn đề này?

4
QTKD46.2 – Nhóm 3 – Case study 3.2

BÀI PHÂN TÍCH


1.Tổng quan

1.1 Khái quát về hệ thống TPS:


Hệ thống xử lý giao dịch (Transaction processing system - TPS) là một hệ thống
thông tin có chức năng thu thập và xử lý và truy xuất dữ liệu về các giao dịch
nghiệp vụ mà các doanh nghiệp thực hiện với khách hàng, với nhà cung cấp,
nhà phân phối của nó.... Các giao dịch sản sinh ra các tài liệu và các giấy tờ thể
hiện những giao dịch đó, các hệ thống xử lý giao dịch có nhiệm vụ tập hợp tất
cả các dữ liệu cho phép theo dõi các hoạt động của tổ chức. Hệ thống xử lý giao
dịch có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí, ví dụ như:
● Theo mức độ tự động: có thể là hệ thống xử lý giao dịch thủ công, bán tự
động hoặc tự động.
● Theo phương thức xử lý: có thể là hệ thống xử lý giao dịch theo lô (batch
processing), theo thời gian thực (real-time processing) hoặc theo yêu cầu
(on-demand processing).
● Theo phạm vi ứng dụng: có thể là hệ thống xử lý giao dịch chuyên biệt
cho một lĩnh vực hay ngành nghề cụ thể, ví dụ như hệ thống xử lý giao
dịch ngân hàng, hệ thống xử lý giao dịch bán lẻ, hệ thống xử lý giao dịch
chứng khoán, v.v. Hoặc có thể là hệ thống xử lý giao dịch tổng hợp, có
thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực hay ngành nghề khác nhau.
Các công việc chính của hệ thống bao gồm: nhận dữ liệu, nhập dữ liệu, lưu dữ
liệu vào CSDL, tính toán hoặc thao tác trên dữ liệu và phát sinh các báo cáo
thống kê.
Hệ thống có khả năng tự động hóa các hoạt động xử lý thông tin lặp lại; gia tăng
tốc độ xử lý, gia tăng độ chính xác; đạt hiệu suất lớn hơn. Hệ thống xử lý giao
dịch có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và
tổ chức, vì nó giúp:
● Tăng cường hiệu quả và năng suất của các quy trình kinh doanh, giảm
thiểu thời gian và chi phí xử lý giao dịch.
● Cải thiện chất lượng và độ chính xác của các giao dịch, giảm thiểu lỗi và
sai sót.
● Tăng cường khả năng kiểm soát và bảo mật của các giao dịch, ngăn ngừa
gian lận và rủi ro.
● Cung cấp thông tin cập nhật và chi tiết về các giao dịch, hỗ trợ việc ra
quyết định và phân tích kinh doanh.

5
QTKD46.2 – Nhóm 3 – Case study 3.2

● Nâng cao sự hài lòng và trung thành của khách hàng, nhân viên và các
bên liên quan.

Kiến trúc của hệ thống xử lý giao dịch


Vào Chương trình Ra

Sự kiện kinh Ghi chép Báo cáo tổng


doanh hoặc giao Tổng hợp hoặc đếm Dữ liệu
dịch: Tài liệu Sắp xếp vào cho hệ thống
gốc, nhập liệu Cập nhật khác Phản hồi
tự động hoặc Trộn cho người sử
bán tự động dụng

Dữ liệu HT
xử lý giao
dịch

Kho dữ liệu
Ví dụ: Rút tiền từ hệ thống máy rút tiền tự động ATM
Công ty đặt hàng nguyên vật liệu từ nhà cung cấp.
Hệ thống tính tiền trong siêu thị.
Hệ thống trả lương cho nhân viên.

1.2 Đặc điểm của hệ thống TPS:


Sự thành công của các doanh nghiệp thương mại phụ thuộc vào tiến trình xử lý
một cách tin cậy các giao dịch để đảm bảo đơn đặt hàng của khách hàng, quá
trình thanh toán với các đối tác và nhà cung cấp được đáp ứng tốt nhất về thời
gian. Do đó, các lĩnh vực xử lý giao dịch đã trở thành một phần quan trọng của
quản lý kinh doanh hiệu quả. Hệ thống xử lý giao dịch cung cấp cho doanh
nghiệp các phương tiện để nhanh chóng xử lý các giao dịch để đảm bảo lưu
thông thông suốt của dữ liệu và sự tiến triển của các quá trình trong doanh
nghiệp. Các đặc điểm chính của hệ thống này là:

6
QTKD46.2 – Nhóm 3 – Case study 3.2

● Dự báo: Hệ thống xử lý giao dịch chỉ cho phép một số nhiệm vụ được xác
định trước, thường là thời gian ngắn, các nhiệm vụ và giao dịch được
thực hiện bởi người dùng và cung cấp thời gian thực hiện yêu cầu có thể
dự đoán được, và được lập trình sẵn.
● Độ tin cậy: Một hệ thống xử lý giao dịch tốt sẽ cần phải có độ tin cậy cao.
Nếu sự đáng tin cậy bị phá vỡ, doanh nghiệp sẽ mất doanh thu vì khách
hàng không thể mua hàng hoặc bị trục lợi lỗi đó.
● Tính nhất quán: Mọi giao dịch trên hệ thống xử lý giao dịch đều phải
giống nhau, hình thức và cấu trúc hoạt động không được thay đổi để đảm
bảo tính toàn vẹn của dữ liệu.
● Khả năng phản hồi nhanh: Thời gian phản hồi nhanh của hệ thống xử lý
giao dịch rất quan trọng với một doanh nghiệp vì họ sẽ không thể khách
hàng đợi một thời gian dài khi mua hàng.
● Xử lý có kiểm soát: Hệ thống xử lý giao dịch cần phải có khả năng cho
phép các nhân viên được quyền uỷ thác truy cập vào hệ thống bất cứ lúc
nào.

1.3 Phân loại hệ thống xử lý giao dịch TPS:


Tùy theo mục đích sử dụng mà các loại giao dịch sẽ được tập hợp và xử lý theo
hai hình thức là xử lý trực tuyến (liên tục hay theo thời gian thực) và xử lý theo
lô (định kỳ).

1.3.1 TPS trực tuyến (online)


Hệ thống TPS trực tuyến là hệ thống xử lý thông tin một cách tức thời khi giao
dịch vừa xảy ra. Hệ thống được nối trực tiếp giữa người điều hành và chương
trình TPS, lẽ dĩ nhiên sẽ cho kết quả tức thời khi kết thúc mỗi lần giao dịch.
Ví dụ: giao dịch rút tiền ATM

7
QTKD46.2 – Nhóm 3 – Case study 3.2

Chương trình
Giao dịch Truy xuất
TPS xử lý
Nhập mã PIN Xuất tiền
Kiểm tra thông tin
Nhập số tiền cần Xuất hóa đơn
tài khoản
rút Kết thúc và chờ giao
Kiểm tra số dư tài
Yêu cầu hóa đơn dịch kế tiếp
khoản và số dư tại
máy ATM

Xử lý liên tục

1.3.2 TPS theo lô (batch)


Hệ thống TPS theo lô sẽ tập hợp tất cả các giao dịch lại với nhau và xử lý chung
một lần theo định kỳ.
Ví dụ hệ thống trả lương.

8
QTKD46.2 – Nhóm 3 – Case study 3.2

Dữ liệu Tập tin tổng


của các hợp thông tin
nhân của tất cả
viên nhân viên

Tập tin
được xử Bảng
lý qua lương
hệ thống của
TPS để nhân
lập bảng viên
trả lương

Xử lý định kỳ
1.4
Quá
trình hoạt động của hệ thống:
Dữ liệu được đưa vào hệ thống bằng nhiều cách thức khác nhau như: nhập trực
tiếp từ bàn phím máy tính, thông qua thiết bị được mã vạch, thẻ từ.
Các giao dịch sẽ được thực hiện trong mạng nội bộ (LAN – local area network)
ở các chi nhánh bán lẻ hoặc phòng giao dịch của ngân hàng, ở giao dịch được
xử lý trong thời gian thực và sau đó dữ liệu được truyền qua mạng diện rộng
(WAN – wide area network) đến máy chủ trung tâm. Đôi khi dữ liệu giao dịch,
chẳng hạn như các đơn hàng của khách hàng trung thành, được lưu trữ tại máy
chủ cục bộ của siêu thị trong thời gian thực và sau đó được truyền đến trung tâm
chính thông qua hệ thống lộ (batch system) khi siêu thị đóng cửa.
Thông tin từ hệ thống xử lý giao dịch được truy xuất từ các chi nhánh hoặc tại
trụ sở bằng cách sử dụng các báo cáo trực tuyến như để biết hàng tồn kho sử
dụng báo cáo ngoại tuyến khi đó thông tin thường được lưu trữ trên một hệ
thống tách biệt để phục vụ cho quá trình phân tích chi tiết.

1.5 Tổng quan về công ty Sainsbury's:

1.5.1 Tổng quan Sainsbury’s


Được thành lập năm 1869 bởi John James Sainsbury tại London, Anh và phát
triển nhanh chóng để trở thành hãng bán lẻ lớn nhất đảo quốc Anh trong năm
1922.

9
QTKD46.2 – Nhóm 3 – Case study 3.2

Sainsbury’s đã có thời hoàng kim trong thập niên 1980. Tuy nhiên, sau một thời
gian phát triển Sainsbury’s đã đánh mất vị trí đầu bảng về tay hãng Tesco trong
năm 1995 và cả đến hãng Asda vốn chỉ là một hãng nhỏ thuộc tập đoàn Wal
Mart nay cũng trở thành đối thủ lớn và chiếm vị trí thứ 2 vào năm 2003.
Đứng trước nguy cơ phá sản, chủ tịch Sainsbury’s lúc bấy giờ là Justin King
đưa ra 4 nguyên nhân và đã có điều chỉnh mạnh mẽ cơ cấu kinh doanh của toàn
hãng. Nhờ đó mà hãng đã tìm lại chỗ đứng của mình trên thị trường. Thời điểm
đó Sainsbury’s nổi tiếng nhất trên sàn chứng khoán London và tiếp tục tăng
trưởng, phát triển mạnh mẽ. Một phần là do hệ thống lãnh đạo được tiếp quản
bởi các thành viên trong gia đình có gắn kết nhau một cách chặt chẽ, bên cạnh
đó Sainsbury’s đã áp dụng triệt để những thành tựu của ngành công nghệ thông
tin vào trong lĩnh vực kinh doanh của mình, hệ thống thông tin được ứng dụng
vào những lối tác nghiệp khác nhau trong cách tiếp cận khách hàng, nhà cung
cấp, ngân hàng…
Trong những năm 1980 Công ty đầu tư vào công nghệ mới: tỷ lệ doanh số bán
hàng đi qua EPOS quét kiểm đã tăng từ 1% đến 90%.
Hiện nay Sainsbury’s hoạt động với 537 siêu thị và 335 cửa hàng tiện lợi, là
chuỗi các siêu thị lớn thứ ba ở Anh quốc với trụ sở chính đặt tại Holborn Circus,
London. Mỗi tuần Sainsbury’s phục vụ hơn 19 triệu khách hàng và chiếm thị
phần trên 16% trong hệ thống siêu thị ở Anh với đội ngũ nhân viên khoảng 150
ngàn người. Các cửa hàng lớn của Sainsbury’s cung cấp khoảng 30.000 sản
phẩm và cung cấp bổ sung sản phẩm phi thực phẩm và dịch vụ tại nhiều cửa
hàng.

Hiện tại Sainsbury’s đang gặp phải các vấn đề như sau: Sainsbury’s là một
trong những nhà bán lẻ lớn nhất ở Anh, bán thực phẩm, đồ uống, quần áo, đồ
gia dụng và các sản phẩm khác. Tình trạng hiện tại của Sainsbury’s là khá phức
tạp, vì công ty đã gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Theo các bài báo mới nhất, Sainsbury’s đã báo lỗ 261 triệu bảng trong năm tài
chính kết thúc vào ngày 6 tháng 3 năm 2023, mặc dù doanh thu từ thực phẩm và
Argos đã tăng mạnh trong thời gian giãn cách xã hội. Công ty cho biết chi phí
Covid để đảm bảo an toàn cho nhân viên và khách hàng đã lên tới 485 triệu
bảng, trong khi doanh thu từ xăng dầu và quần áo đã giảm sút đáng kể.
Sainsbury’s cũng đã phải đóng cửa 420 cửa hàng Argos và cắt giảm 3.500 việc
làm trong năm qua. Tuy nhiên, Sainsbury’s cũng có những điểm sáng, như việc
tăng cường dịch vụ giao hàng tận nhà, hợp tác với Comic Relief để giúp đỡ
những người nghèo, đầu tư vào năng lượng tái tạo và giảm lượng rác thải. Công
ty cũng dự kiến sẽ vượt qua mức lợi nhuận năm 2020 trong năm tới.

10
QTKD46.2 – Nhóm 3 – Case study 3.2

1.5.2 Mục tiêu về dịch vụ khách hàng


Công ty luôn đặt mục tiêu làm hài lòng tất cả các khách hàng bằng cách mang
đến cho họ những sản phẩm và dịch vụ chất lượng với mức giá phải chăng,
nhằm giúp họ sống dễ dàng hơn mỗi ngày. Sainsbury’s có hơn 17,000 các mặt
hàng đa dạng để phục vụ nhu cầu của khách hàng… Trong số đó có các sản
phẩm được thiết kế riêng cho từng đối tượng khách hàng. Bên cạnh đó còn có
các sản phẩm hữu cơ với khoảng 500 loại thực phẩm, đồ uống không sử dụng
phân bón hay thuốc trừ sâu. Ngoài ra Sainsbury’s còn tổ chức các triển lãm
thương mại để cung cấp cho khách hàng các loại sản phẩm phong phú.
Trước đây Sainsbury’s có thể không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của khách
hàng, nhưng bây giờ với sự phong phú và đa dạng của nhiều loại mặt hàng công
ty đã khắc phục được những hạn chế và phục vụ khách hàng mọi lúc, mọi nơi,
với mục tiêu không bị thiếu hơn 5 loại hàng cùng một lúc.
Hiện nay Sainsbury’s đã phát triển một hệ thống dịch vụ mua sắm qua internet
mang tên “Online sainsbury”. Khách hàng có thể tự chọn sản phẩm qua internet
và cửa hàng sẽ giao sản phẩm tận nhà trong vòng 24-48h. Với mục đích phục vụ
khách hàng một cách tối ưu và tiện lợi hơn Sainsbury’s đã thành lập một ngân
hàng riêng để thực hiện các dịch vụ bao gồm: cho vay, lập thẻ tín dụng, còn có
cả gửi tiết kiệm và các loại bảo hiểm... Và ngoài ra Sainsbury’s đã thành lập 13
trung tâm phân phối khu vực và 2 trung tâm phân phối quốc gia.

2. Phân tích:

2.1. Cách thức áp dụng công nghệ TPS của Sainsbury’s:

2.1.1. Sơ đồ mô tả mối quan hệ trong TPS của Sainsbury's


Hệ thống giao dịch TPS nhận thông tin giao dịch qua hệ thống tự quét mã trên
xe đẩy, EPOS & EFTPOS tại quầy tính tiền, qua website Barclay Square. Thông
tin giao dịch sau khi được nhập vào sẽ được truyền thông qua mạng WAN
(mạng diện rộng) từ cửa hàng chi nhánh đến máy chủ tại trụ sở (theo lô hoặc
theo giời gian thực).
Các ứng dụng:
- Hệ thống tự quét trên xe đẩy.
- Tại quầy tính tiền (EPOS &
EFTPOS).
- Màn hình LCD báo giá.
- Giao dịch và đặt hàng trên Internet.

11
QTKD46.2 – Nhóm 3 – Case study 3.2

Theo lô hoặc theo Cổng truy xuất thông


thời gian thực tin

WAN
WAN
or
LAN K N M Q
H H A U
Dữ liệu được Á À R Ả
hệ thống xử C C K N
lý theo định H U E L
kỳ hoặc liên H N TI Ý
tục À G N
Nhập dữ liệu từ: bàn
N C G
phím máy quét mã
G Ấ
vạch, thẻ từ...
P

Khi dữ liệu đã được chuyển vào, máy chủ sẽ tiến hành phân tích, xử lý theo yêu
cầu của dữ liệu. Cuối cùng thông qua mạng LAN, WAN dữ liệu được truy xuất
để cung cấp thông tin cho các bộ phận hoặc những chủ thể có liên quan.
Cách khách hàng đặt hàng bằng hệ thống TPS của Sainsbury’s

1. Chọn sản phẩm: Khách hàng chọn sản phẩm mua sắm từ các kệ hàng
trong cửa hàng hoặc trên trang web của Sainsbury’s.
2. Quét mã sản phẩm: Tại quầy thu ngân hoặc trong quá trình tự quét tại xe
đẩy mua sắm, khách hàng quét mã sản phẩm bằng hệ thống tự quét hoặc
EPOS.

12
QTKD46.2 – Nhóm 3 – Case study 3.2

3. Thanh toán: Thông tin giao dịch được gửi đến hệ thống TPS thông qua
mạng WAN. Hệ thống tính tiền tự động (EPOS) tính toán tổng số tiền cần
thanh toán.
4. Xác nhận thanh toán: Khách hàng xác nhận thanh toán bằng cách sử dụng
thẻ thanh toán hoặc tiền mặt.
5. Giao dịch hoàn tất: Hệ thống TPS ghi nhận giao dịch và cung cấp hóa
đơn cho khách hàng.

Hệ thống thông tin quản trị TPS (Transaction Processing System) của
Sainsbury’s bao gồm các liên kết:
- Liên kết nội bộ: Đây là mối quan hệ giữa các phần tử trong hệ thống của
Sainsbury’s. Ví dụ, hệ thống tự quét mã qua xe đẩy liên kết với hệ thống
thanh toán tại quầy tính tiền.
- Liên kết ngoại bộ: Đây là mối quan hệ giữa hệ thống của Sainsbury’s và
các bên ngoài, chẳng hạn như hệ thống ngân hàng để xử lý thanh toán.
Liên kết này giúp Sainsbury’s kết nối với thế giới bên ngoài và thực hiện
các giao dịch tài chính.

13
QTKD46.2 – Nhóm 3 – Case study 3.2

Những liên kết này giúp Sainsbury’s tối ưu hóa quy trình bán lẻ, giảm chi phí và
cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng .
1. Liên kết nội bộ:
- Quầy tính tiền và kho hàng: Khi khách hàng mua sắm và thanh toán tại
quầy tính tiền, thông tin giao dịch được ghi nhận trong hệ thống TPS.
Đồng thời, thông tin về số lượng sản phẩm và mã vạch được liên kết với
kho hàng. Nhờ đó, kho hàng có thể cập nhật tồn kho và chuẩn bị hàng
hóa cho lần mua sắm tiếp theo.
- Trang web và hệ thống tự quét mã trên xe đẩy: Khách hàng đặt hàng trực
tuyến thông qua trang web Barclay Square. Thông tin đơn hàng được gửi
đến hệ thống TPS. Khi khách hàng đến cửa hàng để nhận hàng, hệ thống
tự quét mã trên xe đẩy sẽ liên kết thông tin đơn hàng với sản phẩm trong
xe đẩy.
- Hệ thống quản lý đơn hàng và giao hàng: Khi khách hàng đặt hàng trực
tuyến qua trang web Barclay Square, hệ thống quản lý đơn hàng ghi nhận
thông tin đơn hàng. Sau đó, thông tin này được liên kết với hệ thống giao
hàng. Khi hàng hóa được chuẩn bị và giao đến địa chỉ của khách hàng, hệ
thống giao hàng cập nhật trạng thái giao hàng và thông báo cho khách
hàng.
- Hệ thống thanh toán và chương trình khách hàng thân thiết: Khi khách
hàng thanh toán tại quầy tính tiền hoặc trực tuyến, hệ thống thanh toán
liên kết thông tin giao dịch với tài khoản khách hàng. Nếu khách hàng
tham gia chương trình khách hàng thân thiết, hệ thống cập nhật điểm
thưởng và ưu đãi cho tài khoản của họ.
2. Liên kết ngoại bộ:
- Hệ thống thanh toán và ngân hàng: Khi khách hàng thanh toán tại quầy
tính tiền hoặc trực tuyến, hệ thống thanh toán liên kết với hệ thống ngân
hàng để xác nhận thanh toán và chuyển tiền từ tài khoản của khách hàng
đến tài khoản của Sainsbury’s.
- Hệ thống vận chuyển và đối tác vận chuyển: Khi Sainsbury’s giao hàng
cho khách hàng, hệ thống vận chuyển liên kết với các đối tác vận chuyển
để xác định lộ trình giao hàng, thời gian dự kiến và cập nhật trạng thái
giao hàng.
- Hệ thống quản lý đơn hàng và nhà cung cấp: Khi Sainsbury’s đặt hàng từ
nhà cung cấp, hệ thống quản lý đơn hàng liên kết với hệ thống của nhà
cung cấp để xác nhận đơn hàng, lập kế hoạch vận chuyển và cập nhật
thông tin về hàng hóa.

14
QTKD46.2 – Nhóm 3 – Case study 3.2

2.1.2 Các công nghệ được áp dụng


- EPOS (Point of Sales hoặc Point of Service):Hệ thống EPOS (Electronic
point of sale) hay hệ thống điểm bán hàng điện tử, là sự kết hợp giữa phần cứng
và phần mềm cho phép doanh nghiệp của bạn tăng tốc quá trình thanh toán và
xử lý doanh số hiệu quả hơn. EPOS là hệ thống điện tử mở rộng của hệ thống
POS.
● POS là chuỗi viết tắt của Point of Sale, là một loại máy tính tiền cao áp
dụng để thanh toán tại quầy bán hàng, quầy tính tiền siêu thị, nhà hàng,
khách sạn, shop bán lẻ ...và dùng để quản lý trong các ngành kinh doanh
bán lẻ. Hệ thống quản lý POS hơn hẳn một máy tính tiền thông thường,
đó là sự kết hợp tuyệt vời của máy tính tiền và máy tính cá nhân
Sainsbury's đã sử dụng hệ thống này vào việc xử lý các tính toán liên quan đến
việc bán hàng, cấp biên lai, hơn thế nữa hệ thống này còn giúp Sainsbury's có
thể tích hợp trực tiếp với các hệ thống thanh toán thẻ tín dụng, theo dõi mức độ
cổ phần và tất nhiên là theo dõi thông tin khách hàng. Ngoài ra để cải thiện khả
năng quản lý chứng khoán và CMR (quản lý về khách hàng ). Sainsbury's sử
dụng phần mềm EPOS để ghi doanh số bán hàng, cập nhật mức độ cổ phần và
cung cấp thông tin giá cả chính xác, làm nổi bật mức cổ phần của những sản
phẩm tốt hay những sản phẩm có mức tiêu thụ kém và dựa trên cơ sở đó xây
dựng được chiến lược kinh doanh hợp lý.
- EFTPOS: (Electronic Fund Transfer POS): Đây là một hệ thống thanh toán
điện tử cho phép chuyển tiền kỹ thuật số an toàn và nhanh chóng tại các điểm
bán hàng. Hệ thống này sử dụng các thiết bị phần cứng như máy tính, máy in,
máy quét mã vạch và máy đọc thẻ để tạo ra một hệ thống bán hàng hoàn
chỉnh..Sử dụng hệ thống này, thiết bị đầu cuối thanh toán đặt tại các điểm bán
hàng có thể được sử dụng với thẻ ghi nợ hoặc tín dụng cho việc chấp nhận
thanh toán cung cấp các khả năng thanh toán trực tuyến tức là trả tiền bằng các
loại thẻ thanh toán của ngân hàng. Thông qua hình thức này tiền mua hàng hoá
được chuyển một cách tự động tại điểm bán hàng từ ngân hàng của khách mua
hàng đến ngân hàng của người bán hàng EFTPOS giúp các nhà bán lẻ quản lý
các giao dịch bán hàng của khách hàng một cách hiệu quả và nhanh chóng. Nó
cũng cung cấp các báo cáo bán hàng và thông tin kho hàng, giúp các nhà bán lẻ
quản lý cửa hàng của họ một cách thông minh hơn. Sainsbury’s đã sử dụng
EFTPOS và khách hàng của Sainsbury's có thể sử dụng thẻ nhựa của họ để chi
trả cho hàng hoá. Người bán hàng quẹt thẻ (chứng từ) thông qua đầu đọc thẻ, nó
đọc các thông tin trên dải từ tính ở đằng sau thẻ tín dụng.

15
QTKD46.2 – Nhóm 3 – Case study 3.2

Nhờ đó quá trình thanh toán được thực hiện nhanh chóng. Chính sự thuận tiện
này đã góp phần giúp nhà bán lẻ Sainsbury's gia tăng lợi nhuận.
- Màn hình LCD tự động báo giá:
Khi giá của một sản phẩm bất kỳ tăng hoặc giảm chỉ cần có sự thay đổi trên
máy chủ thì ngay lập tức toàn bộ hệ thống sẽ thay đổi theo một cách nhất quán
và kịp thời tránh thiệt hại cho Sainsbury và cả khách hàng. Nó có thể được sử
dụng trong các cửa hàng bán lẻ để hiển thị giá cả sản phẩm trên kệ hoặc trên xe
đẩy. Màn hình LCD tự động báo giá thường được kết hợp với các thiết bị phần
cứng như máy tính, máy in, máy quét mã vạch và máy đọc thẻ để tạo ra một hệ
thống bán hàng hoàn chỉnh. Màn hình LCD tự động báo giá giúp các nhà bán lẻ
quản lý giá cả sản phẩm một cách hiệu quả và nhanh chóng. Nó cũng cung cấp
các báo cáo bán hàng và thông tin kho hàng, giúp các nhà bán lẻ quản lý cửa
hàng của họ một cách thông minh hơn.
- Hệ thống quét mã tự động trên các xe hàng:
Hệ thống quét mã tự động trên các xe hàng là một công nghệ được sử dụng để
quản lý và theo dõi các sản phẩm trong quá trình vận chuyển. Hệ thống này sử
dụng các thiết bị phần cứng như máy quét mã vạch và máy tính để tạo ra một hệ
thống quản lý kho hoàn chỉnh. Hệ thống quét mã tự động trên các xe hàng giúp
các nhà vận chuyển quản lý các sản phẩm một cách hiệu quả và tiện lợi.
Sainsbury's đã sử dụng công nghệ này nhằm mục đích quét cục bộ trên các món
hàng một cách nhanh chóng. Người thu ngân chỉ việc cầm từng món hàng lướt
qua hệ thống quét barcode được trang bị ngay bên dưới bàn tính tiền. Máy quét
barcode sẽ tự động đọc barcode trên các món hàng mà không cần biết đến chiều
hướng của ký hiệu barcode như thế nào.
- Bán hàng qua website Internet Barclay Square:
Sainsbury’s đã áp dụng công nghệ này vào việc bán các sản phẩm qua website
với các tính năng mở rộng cao cấp cho phép giao dịch qua mạng như: giỏ hàng,
đặt hàng, thanh toán qua mạng, quản lý khách hàng, quản lý đơn đặt hàng…
Thay vì chỉ nhắm đến số lượng nhỏ khách hàng đến cửa hàng mua sắm , thì việc
bán hàng qua website giúp Sainsbury’s tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng từ
đó mở rộng thị trường . Việc bán hàng qua website cũng tạo sự thuận tiện cho
khách hàng trong quá trình mua sắm , họ không cần mất quá nhiều thời gian
cũng như chi phí đi lại cho quá trình mua sắm , mà chỉ cần click và đặt món
hàng mà họ thích.

16
QTKD46.2 – Nhóm 3 – Case study 3.2

2.2 Lợi ích mà Sainsbury’s đạt được khi sử dụng TPS


Thông qua việc áp dụng hệ thống xử lý giao dịch TPS, Sainsbury đã đạt được
những thành công sau:

2.2.1. Giữa các bộ phận trong Sainsbury’s


Hệ thống quét mã vạch trên món hàng giúp hiển thị giá cài đặt sẵn, giúp tiết
kiệm thời gian cho nhân viên trong việc xác định giá và tính tiền. Khi in hóa
đơn bán hàng, số lượng hàng đã bán được cập nhật, hỗ trợ Sainsbury's trong
việc kiểm tra tồn kho và nhập hàng mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

2.2.2 Giữa Sainsbury’s về khách hàng:


Tại gian hàng, có màn hình hiển thị giúp thay đổi giá cả một cách nhất quán.
Khi giá của sản phẩm thay đổi trên máy chủ, toàn bộ hệ thống sẽ cập nhật ngay
lập tức, giúp Sainsbury và khách hàng tránh thiệt hại. Điều này mang lại tiện lợi
cho khách hàng khi muốn biết giá hàng hóa. Tại quầy tính tiền, Sainsbury sử
dụng EPOS hoặc EFTPOS để thanh toán hóa đơn mua hàng, giúp khách hàng
giảm việc sử dụng tiền mặt khi mua sắm.
Hệ thống bán hàng qua mạng đã mang lại thành công lớn cho Sainsbury. Dịch
vụ giao hàng tại nhà thông qua mạng đã làm tăng doanh số 25% mỗi năm, thu
hút khách hàng cũ và mới.
Hệ thống này giúp kiểm soát và hỗ trợ các hoạt động giao dịch hàng ngày với
khách hàng, làm cho giao dịch trở nên thuận tiện và nhanh chóng. Điều này
giúp tăng doanh số và sự hài lòng của khách hàng, đồng thời tăng thêm lợi
nhuận cho công ty. Quá trình đặt hàng và thanh toán với nhà cung cấp cũng trở
nên dễ dàng hơn, cải thiện hiệu quả hoạt động.
Hệ thống này cải thiện khả năng lưu trữ thông tin và hỗ trợ quản trị và bộ phận
marketing trong việc nghiên cứu thói quen khách hàng. Thông tin này được sử
dụng để đề xuất các chiến lược marketing hợp lý như cung cấp giá trị gia tăng,
khuyến mãi, tặng thưởng và thiết lập mức ưu đãi cho khách hàng thân thiết.
Đồng thời, thông tin này cũng được sử dụng để đánh giá hiệu quả của các chiến
dịch marketing đã thực hiện.
Hệ thống này cũng giúp tăng năng suất lao động bằng cách giảm văn thư và
công nhân, thay thế các thiết bị văn phòng lạc hậu như máy đánh chữ và tủ hồ
sơ. Điều này tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời giảm sai sót và chậm trễ
so với xử lý giao dịch thủ công. Hệ thống cung cấp thông tin nhanh chóng và
kịp thời cho các nhà quản trị.

17
QTKD46.2 – Nhóm 3 – Case study 3.2

2.3 Những vấn đề phát sinh khi sử dụng TPS


Sainsbury’s là một trong những siêu thị lớn nhất nước Anh, do đó Sainsbury’s
cần một hệ thống TPS hiệu quả và linh hoạt để có thể quản lý các giao dịch của
hàng triệu khách hành mỗi ngày. Tuy nhiên, việc sử dụng hệ thống TPS quá
rộng rãi cũng mang lại những khó khăn và thách thức cho Sainsbury’s, bao
gồm:

-Chi phí cao: Việc duy trì và nâng cấp hệ thống TPS đòi hỏi nhiều chi phí đầu
tư, bảo trì và an ninh. Sainsbury’s phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ
các đối thủ như Tesco, Asda, v.v., cũng như áp lực từ sự gia tăng của chi phí
sống, lạm phát và lãi suất. Sainsbury’s đã phải cắt giảm chi phí ở nhiều lĩnh
vực, như tăng lương cho nhân viên, giảm giá cho khách hàng.

-Rủi ro cao: Hệ thống TPS phải đảm bảo tính chính xác, đáng tin cậy và an toàn
của các giao dịch. Bất kỳ sự cố, lỗi hay xâm nhập nào có thể gây ra thiệt hại lớn
cho Sainsbury’s, như các thông tin, dữ liệu quan trọng có thể đánh cắp hoặc phá
hủy gây ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình kinh doanh, mất khách hàng, mất uy
tín.

-Khả năng thích ứng thấp: Hệ thống TPS phải đáp ứng được nhu cầu và thay
đổi của thị trường và khách hàng. Tuy nhiên, việc sử dụng hệ thống TPS quá
rộng rãi có thể làm cho Sainsbury’s khó có thể thay đổi hoặc cải tiến hệ thống
một cách nhanh chóng và linh hoạt. Sainsbury’s phải đối mặt với những thách
thức mới, như sự phát triển của công nghệ, trình độ người tham gia và người xử
lý hệ thống chưa đạt tiêu chuẩn, sự đa dạng của nhu cầu khách hàng, sự xuất
hiện của các kênh bán hàng mới.

3. Tổng quát

3.1 Giải pháp


- Tìm kiếm các nhà cung cấp hệ thống TPS uy tín và có giá cả hợp lý, đồng
thời tận dụng các công nghệ mới như đám mây (cloud), trí tuệ nhân tạo (AI)
để giảm chi phí duy trì và nâng cấp hệ thống. Sainsbury’s cũng có thể tìm
kiếm các nguồn tài chính khác, như vay vốn, hợp tác, đầu tư, để bù đắp cho
chi phí đầu tư vào hệ thống TPS.

- Cân đối giữa việc cắt giảm chi phí và duy trì chất lượng dịch vụ, để
không làm mất lòng tin của khách hàng và nhân viên. Cần tăng cường các
biện pháp bảo mật và an toàn cho hệ thống TPS, như mã hóa, xác thực, kiểm
18
QTKD46.2 – Nhóm 3 – Case study 3.2

tra, sao lưu, phục hồi, v.v. Sainsbury’s cũng cần phối hợp với các nhà cung
cấp hệ thống TPS để giải quyết kịp thời các sự cố, lỗi hay xâm nhập nếu có.
Có kế hoạch dự phòng và khắc phục hậu quả cho các trường hợp xấu nhất,
như thông báo cho khách hàng, bồi thường, xin lỗi, v.v.

- Nâng cao khả năng đổi mới và cải tiến hệ thống TPS, bằng cách theo dõi
và phân tích các xu hướng và thay đổi của thị trường và khách hàng. Đào tạo
và nâng cao trình độ cho người tham gia và người xử lý hệ thống TPS, để họ
có thể sử dụng hệ thống một cách hiệu quả và linh hoạt. Sainsbury’s cũng
nên khai thác các kênh bán hàng mới, như trực tuyến, di động, mạng xã hội,
v.v., để mở rộng thị trường và thu hút khách hàng.

3.2 Bài học rút ra


Từ đó, ta có thể thấy hệ thống TPS mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
như hỗ trợ kiểm soát các hoạt động giao dịch xảy ra hàng ngày với khách hàng
giúp nhân viên tăng năng suất, góp phần tăng thêm doanh số và lợi nhuận của
công ty. Tuy nhiên, hệ thống trên cũng có nhiều nhược điểm cần khắc phục, nhà
quản lý của Sainsbury’s cần phải kịp thời tiến hành các phương án cắt giảm chi
phí, đồng thời cải tiến liên tục để cải thiện các quy trình, công việc và giảm
thiểu sự trì hoãn trong sản xuất, tăng năng suất cho nhân viên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. TS. Phạm Thị Thanh Hồng. (2007). Giáo trình hệ thống thông tin quản
lý. NXB Khoa học và kỹ thuật

19
QTKD46.2 – Nhóm 3 – Case study 3.2

2. Khen Ngợi G. (2023). Hệ thống xử lý giao dịch: Cách thức hoạt động với
các ví dụ (Hướng dẫn chi tiết). Business Yield. Truy cập vào 17/11/2023,
từ
https://businessyield.com/vi/d%E1%BB%8Bch-v%E1%BB%A5-kinh-
doanh/h%E1%BB%87-th%E1%BB%91ng-x%E1%BB%AD-l%C3%BD-
giao-d%E1%BB%8Bch/

3. Matthew Caines. (2012). How Sainsbury's is using technology to drive


sales and engage customers. The Guardian. Truy cập vào 16/11/2023, từ
https://www.theguardian.com/media-network/media-network-blog/2012/
nov/14/sainsburys-technology-sales-customer-engagement

4. TinoHost. (2021). Hệ thống xử lý giao dịch (TPS) là gì? Tìm hiểu chi tiết
về hệ thống xử lý giao dịch. Tino Group. Truy cập vào 17/11/2023, từ:
https://wiki.tino.org/he-thong-xu-ly-giao-dich-tps-la-gi/
5. Sarah Butler. (2021). Sainsbury’s slumps to £261m loss on back of Covid
costs. Truy cập vào 15/11/2023, từ
https://www.theguardian.com/business/2021/apr/28/sainsburys-slumps-
to-261m-loss-on-back-of-covid-costs?fbclid=IwAR05-
01dh0j882o761LTyFKuzGJaTyY-274srgnfskg9J7v9NVk2_j8HWXM

20

You might also like