Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Chương 4: Những yếu tố ảnh hưởng trong quá trình chế khuôn in Offset

1. Công nghệ CTP


Dữ liệu số được ghi trực tiếp lên bản in ( bỏ qua khâu trung gian là film và thực hiện luôn
phần in ấn).

I. Ảnh hưởng của nguyên vật liệu


1. Ảnh hưởng của bản in
1.1. Mỗi loại vật liệu với độ nhạy khác nhau sẽ yêu cầu nguồn sáng và và ngưỡng năng
lượng khác nhau
a. Bản nhạy với ánh sáng UV: nhạy với ánh sáng UV ( 360 – 450 nm).
b. Bản nhạy với ánh sáng khả kiến
- tấm photopolyme trên đế nhôm: nhạy với diodes tím 410 nm
- tấm halogen bạc: nhạy với ánh sáng violet
c. Bản nhạy nhiệt: lớp phân hủy nhiệt trên đế nhôm nhạy với diodes laser hồng ngoại
830nm.

2. Ảnh hưởng của kim loại làm đế bản


- Kim loại được sử dụng làm đế bản phải có chất lượng tốt và độ bền cao cũng như mềm
dẻo để khi lắp vào máy không gây hiện tượng nứt gãy khuôn in.
- Kim loại được sử dụng làm đế bản phải đảm bảo khi tạo phần tử không in thì phần tử
không in đấy phải có tính ưa nước.
- Hiện nay kim loại Nhôm chủ yếu được sử dụng để làm đế bản ( lớp Al2 O3 ưa nước).
3. Ảnh hưởng của thuốc hiện bản
- Thuốc hiện bản là dung dịch NaOH loãng
- Phương trình tạo muối tan khi hiện bản:

- Nếu hóa chất NaOH dạng bột mua có độ tinh khiết thấp thì khi pha dung dịch hiện sẽ
không chuẩn, cần lựa chọn loại có nồng độ cao.
- Ngoài ra dung dịch hiện còn phụ thuộc vào nước pha dung dịch, tùy thuộc khu vực khác
nhau sẽ có độ PH khác nhau, nước máy còn có Clo ( sử dụng làm sạch nước), gây ảnh
hưởng đến nồng độ, khi pha sẽ không chuẩn.
4. Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch hiện:
- Nếu nồng độ dung dịch NaOH quá loãng, phản ứng tạo muối tan không xảy ra hết ở các
vùng bị chiếu sáng => một số vùng là phần tử không in sẽ trở thành phần tử in
- Nếu nồng độ dung dịch NaOH quá đặc, phản ứng diễn ra mạnh mẽ, sau khi rửa trôi hết
các phần tử không in, các phần tử in có thể bị rửa trôi
- Sau khi Al2 O3bị ăn mòn hết, xút sẽ tác dụng với lớp đế nhôm.
Al2 O3 + 2NaOH  2 NaAl O2 + H 2 O

2 Al +¿ 2 NaOH + 2 H 2 0  2 NaAl O2 + 3 H 2

5. Ảnh hưởng của thời gian hiện bản :


- Thời gian hiện bản quá thấp (hiện non), phản ứng tạo muối tan cũng không xảy ra hoàn
toàn  không tẩy bỏ được lớp diazo đã bị phân hủy ở phần tử không in làm cho khuôn in
bị màng làm bắt bẩn, một số vùng là phần tử không in sẽ trở thành phần tử in
- Thời gian hiện bản quá cao  phần tử in sẽ mất mát quá mức sẽ làm ảnh hưởng tới chất
lượng khuôn in, làm phân hủy phần tử in và lớp oxit nhôm ở phần tử trắng (phần tử
không in), hình ảnh in bị rửa trôi, lớp nền Al2 O3 tác dụng với xút gây hỏng bề mặt bản.

II. Ảnh hưởng của công nghệ


1. Ảnh hưởng của quá trình ghi bản
Ghi bản: là quá trình đưa hình ảnh trực tiếp từ máy tính lên bản in.
Các cách ghi bản:
a. Ghi bằng laser diode
- Infrared (thermal) laser diode: chủ yếu sử dụng đèn với bước sóng 830 nm. Loại đèn này hầu
như áp dụng cho các thiết bị ghi bản dạng trống ngoại (trừ Lüscher Xpose). Đèn có công suất
lớn: khoảng 1W.
- Light sensitive (UV) diode: Bước sóng 405nm. Được dùng chủ yếu cho dạng thiết bị ghi
trống trong và phẳng. Đèn có công suất khá nhỏ: khoảng 5mW cho đến 160mW.
b. Ghi bằng UV: ghi trên bản truyền thống cho Offset (CTcP: computer to conventional plate)
và in lưới (DSI: Digital Screening Imaging)

1.1. Nguồn sáng


- Nguồn sáng UV:  = 380 nm
- Nguồn sáng laser ion (Argon):  = 488 nm
- Nguồn sáng diot laser tím:  = 410 nm
- Nguồn sáng laser xanh FD.YAG:  = 532 nm
- Nguồn sáng laser nhiệt FD.YAG:  = 1064 nm
- Nguồn sáng laser ton He-Ne:  = 633 nm
- Nguồn sáng laser đỏ (Hồng ngoại):  = 830 nm
1.2. Ghi bản theo trống ngoại

- Vật liệu (bản) được gắn trên ống ghi (tương tự kiểu bản được gắn trên trục mang khuôn in
của máy in). Kiểu nạp bản đơn giản.
- Ống bản quay quanh trục, đầu ghi laser di chuyển song song với trục quay trong quá trình
ghi bản. Với cách ghi như vậy số đầu laser có thể nhiều nên tốc độ ghi bản có thể rút ngắn.
- Đầu laser đi dọc theo mặt trống để ghi lại toàn bộ hình ảnh
- Độ dài tiêu cự nhỏ.
- Ưu điểm:
 Bảo trì dễ dàng, tuổi thọ của đèn laser diode lớn.
 Giá đèn diode không đắt lắm, có thể thay thế từng đèn.
 Máy vẫn có thể hoạt động ngay cả khi 1 vài đèn bị hỏng.
 Có thể ghi bản với nhiều tia: nâng công suất ghi mà không cần trống phải quay với tốc
độ cao
- Nhược điểm:
 Trong khi ghi, bản bị quay theo trống (do lực ly tâm) nên độ chính xác khi ghi bản có
thể không thật cao lắm.
 Tốn nhiều năng lượng khi ghi bản
 Giá thành cao cho toàn bộ đầu ghi
 Dạng thiết bị ghi khá đắt tiền

1.3. Ghi bản theo trống nội


- Vật liệu (bản) được gắn vào phía trong lòng ống và cố định trong quá trình ghi bản.
- Đầu ghi (gương xoay) di chuyển phía trong trống
- Độ dài tiêu cự lớn
- Chỉ có thể sử dụng 1 đầu ghi. Đầu laser đắt tiền
-

- Ưu điểm:
 Chất lượng ghi cao: hạt tram sắc nét.
 Cấu tạo thiết bị thường đơn giản hơn so với dạng trống ngoài.
 Tuổi thọ đèn cao.
- Nhược điểm:
 Bị giảm bớt năng lượng (do đường đi dài)
 Khó có được cấu hình có 2 đầu ghi.

1.4. Ghi bản dạng phẳng


- Vật liệu (bản) được đặt cố định dạng phẳng trong khi ghi
- Tia laser được kiểm soát bởi gương xoay đa giác
- Thông qua thấu kính và gương tia laser được chiếu tập trung lên bản
- Độ dài tiêu cự lớn
- Điểm ghi thường theo dạng hình vuông chứ không thật sự tròn
- Thường áp dụng cho sản phẩm có kích thước nhỏ, chất lượng thấp

- Ưu điểm
 Việc gắn bản hết sức đơn giản
 Có thể ghi bản rất nhanh
 Thiết bị không quá đắt tiền
- Nhược điểm
 Chất lượng ghi không cao
 Kích thước bản thường chỉ đạt khổ A2
1.5. Chiếu sáng quá nhiều
- Nếu năng lượng chiếu sáng quá cao, các điểm nhỏ sẽ bị mất đi sau khi hiện mặc dù quá
trình hiện được kiểm soát đúng. Rất khó để chỉnh sửa lỗi này bằng cách căn chỉnh lại hệ
thống. Nguyên nhân do nguồn laser quá cao so với yêu cầu, sau khi xem xét bộ xử lý được
đảm bảo đã cài đặt chính xác và các quá trình hóa học không thay đổi quá mức cho phép
 điều chỉnh quá trình lộ sáng cho đến khi khó nhận ra chữ X

1.6. Chiếu sáng bị thiếu


- Khi năng lượng chiếu sáng không đủ thì vùng phần tử không in sẽ không bị xử lý hoàn
toàn và sẽ còn lại trên khuôn in ảnh hưởng đến các điểm nhỏ trên khuôn in. Nguyên nhân
do vấn đề của đầu laser, quá trình chiếu sáng không đủ  cần làm sạch thấu kính hoặc
xem lại quá trình chiếu sáng và cài đặt lại tiêu cự cho hệ thống, khi đó chúng ta sẽ thấy
lớp nhạy sáng nhiều hơn so với yêu cầu ở vùng nền của khuôn in.

2. Ảnh hưởng của quá trình hiện bản


2.1. Khi hiện quá nhiều
- Nếu khuôn in bị hiện quá thì các điểm nhỏ sẽ bị phân hủy và mất đi (chữ X nhìn sáng hơn
vùng nền ở dưới)  phải kiểm tra thời gian hiện và nhiệt độ hiện
- Dung dịch hiện bị quá nồng độ (chữ X khó nhận ra nếu quá trình hiện đúng)  xem lại tỷ
lệ pha và độ dẫn điện của dung dịch
- Nếu quá trình hiện và nồng độ dung dịch hiện đúng  xem xét đến quá trình chiếu sáng
đang có vấn đề, cần kiểm tra lại

2.2. Khi hiện bị thiếu


- Quá trình hiện và nhiệt độ hiện bị thiếu, chất nhạy sáng vẫn còn ở vùng phần tử không in
(chữ X tối hơn vùng nền)  quá trình hiện bị thiếu, cần xem lại thời gian hiện và nhiệt độ
hiện, bổ sung đúng tỷ lệ thuốc hiện và kiểm tra độ dẫn điện.
- Nếu quá trình hiện đúng nhưng vẫn xuất hiện tình trạng trên  kiểm tra quá trình chiếu
sáng (có thể đang thiếu)
III. Ảnh hưởng của thiết bị
1. Thiết bị ghi bản CTP.
- Máy ghi tiếp nhận các hình ảnh thông tin các điểm T’ram đã được xử lý số hóa một cách hiệu
quả nhất để ghi hình ảnh, chữ lên trên bản in thông qua nguồn sáng laser.
- Bộ biến điệu.
- Đường kính các chùm ánh sáng được sử dụng trong việc ghi bản, đường kính nhỏ hơn 4 µm
sẽ làm cho hình ảnh được ghi trên bản rõ nét, thể hiện được chi tiết.
- Quá trình ghi bản nhanh hay chậm sẽ dựa vào tốc độ chế bản, tốc độ chế bản bị ảnh hưởng
bởi số lượng chùm tia laser của thiết bị ghi bản.
- Hệ thống chùm tia laser hồng ngoại có bước sóng ổn định là 830 nm đối với bản ctp nhạy
nhiệt.
- Độ phân giải của các thiết bị ghi bản.
- Các bộ phận như gương phản chiếu, gương quang học dẫn cho chùm laser ghi trên bản.
 Mỗi bản in CTP được ghi bởi các thiết bị laser khác nhau sẽ có những sự ảnh hưởng khác
nhau bởi máy ghi bản của các thiết bị laser đó.
a. Thiết bị ghi bản trống ngoại.
- Hệ thống hút chân không ở trên trống để giữ bản chắc chắn trong quá trình dùng tia laser ghi
hình ảnh lên bản.
- Thấu kính cho chùm tia laser đi qua.
- Mỗi máy ghi bản trống ngoại sẽ có những mảng diot laser khác nhau: VD máy ghi bản khổ
trung bình sẽ có 64 diot laser hồng ngoại với 1W/1diot và máy ghi bản khổ lớn sẽ có mảng
diot laser với 200 nguồn sáng với công suất tối đa là 100W.
- Hệ thống ổn định, trống chạy đúng với tốc độ
- Bản không bọc hết trống, vị trí bản không chính xác
b. Máy ghi bản trống nội.
- Hệ thống trống nội kẹp chặt bản ghi để bản được cố định khi mà trống chuyển động quay
tròn trong quá trình ghi bản.
- Gương và thấu kính phải được sạch, không bị mờ để tia laser được truyền từ nguồn qua
gương phản chiếu qua thấu kính tới gương xoay để ghi lên bản với chất lượng hình ảnh tốt
nhất. Tốc độ quay của gương phải rất nhanh (30.000 – 60.000 v/phút để phản xạ tia laser lên
mặt bản.)
- Độ phân giải của từng loại máy trống trong khác nhau cũng ảnh hưởng đến chất lượng hình
ảnh của bản in
- Các mô tơ có thể chạy sai vị trí (có thể do hao mòn trong quá trình chạy).
- Bản in lệch ra khỏi trống (khiến cho bản in hư hại khá nặng cũng như lòng trống cũng bị tia
laser chiếu lên).
c. Máy ghi bản phẳng.
- Bộ định hình bản.
- Gương đa giác, gương quang học để dẫn truyền chùm laser từ nguồn tới bản ghi. tốc độ quay
của gương.
- Hệ thống chạy phải ổn định để bản có thể được ghi từng dòng một cách trơn tru.
2. Máy hiện bản, dung dịch gôm bản, dung dịch hiện bản.
- Quy trình hiện bản bao gồm các bước: hiện bản, rửa bản, gôm bản và sấy bản.
 Dung dịch hiện bản thường được pha sẵn thường là dung dịch thành phần chính là bazo để
tác dụng với oxit kim loại có trên bản.
 Đối với bản ghi nhiệt bằng cách polyme hóa, nhiệt độ sấy để xảy ra phản ứng hóa học
trùng hợp polyme để hình thành phần tử in sau khi được ghi bằng laser là từ 120oC-130oC.
 Sau khi rửa là đến gôm bản để nhằm mục đích tăng độ thấm ướt cho phần tử không in và
bảo vệ bản.
 Nồng độ của dung dịch hiện phải dược điều chỉnh để phù hợp với bản:
 Nồng độ cao: sẽ bóc cả những phần cảm quang, điều đó sẽ tác động đến lớp đế bản sẽ
làm cho quá trình nhận ẩm không được tốt.
 Nồng độ thấp: không tác động được đến bản vì không thể phản ứng.
 Máy hiện: có chế độ tự động khống chế nồng độ dung dịch hiện trong quá trình sản xuất.
 Hệ thống cấp nước của máy hiện phải ổn định để có thể tẩy rửa hết những thứ không cần
thiết còn xót lại trên bản

You might also like