ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 LỚP 10 CHUYÊN HOÁ

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 2 – LỚP 10 CHUYÊN HOÁ

I. KIẾN THỨC SGK


Chương 5. Năng lượng hóa học
1. Phản ứng tỏa nhiệt và phản ứng thu nhiệt.
2. Enthalpy tạo thành và biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học.
3. Ý nghĩa về dấu và giá trị của biến thiên enthalpy phản ứng.
4. Cách tính biến thiên enthalpy phản ứng theo enthalpy tạo thành và năng lượng liên kết.
Chương 6. Tốc độ phản ứng
1. Khái niệm tốc độ phản ứng hóa học và cách tính tốc độ trung bình của phản ứng.
2. Nêu và giải thích được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng (nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện
tích bề mặt, chất xúc tác).
3. Viết được biểu thức tốc độ phản ứng theo hằng số tốc độ phản ứng và nồng độ. Từ đó nêu được ý
nghĩa hằng số tốc độ phản ứng.
4. Nêu được ý nghĩa của hệ số nhiệt độ Van’t Hoff.
Chương 7. Nguyên tố nhóm VIIA
1. Khái quát về nhóm halogen: vị trí, trạng thái tự nhiên, cấu tạo nguyên tử và phân tử.
2. Đơn chất halogen: tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế.
3. Hydrogen halide: cấu tạo phân tử, tính chất vật lý.
4. Hydrohalic acid: tính chất hóa học, ứng dụng.
5. Muối halide và nhận biết halide.
II. CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN SÂU
CHUYÊN ĐỀ 3. NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
1. Nguyên lí thứ nhất của nhiệt động lực học hóa học
2. Nguyên lí thứ hai của nhiệt động lực học hóa học
3. Sự kết hợp nguyên lí thứ nhất và thứ hai
- Bao gồm chương 5 ở SGK và bài 4: Entropy S và biến thiên năng lượng tự do Gibbs, ý nghĩa các
đại lượng (CĐHT).
- Biểu thức tính các đại lượng ΔH, ΔS, ΔG.
- Xét chiều của quá trình, hằng số cân bằng, các biểu thức liên hệ giữa các đại lượng.
Go (T ) = H o −TS o (Xem Ho và So không thay đổi theo T)
Go (T ) = −RT lnK
CHUYÊN ĐỀ 4. ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNG
1. Quy luật động học của các phản ứng một chiều đơn giản, định luật tác dụng khối lượng, biểu thức
tính tốc độ phản ứng.
2. Bao gồm Bài 3. Năng lượng hoạt hóa của phản ứng hóa học (CĐHT).
CHUYÊN ĐỀ 5. ĐIỆN HÓA HỌC
1. Pin điện hóa.
2. Điện phân.
3. Ăn mòn điện hóa và chống ăn mòn kim loại.
III. BÀI TẬP
1. Trắc nghiệm (7,0 điểm; số lượng câu hỏi: 35).
- Làm lại và thật kĩ: tất cả bài tập ở SGK, SBT ở các chương 5, 6, 7 và sách Chuyên đề học tập (bài
3, 4); Các bài tập ôn tập liên quan.
2. Tự luận (3,0 điểm)
- Mức độ: vận dụng và vận dụng cao, ở tất cả các phần kiến thức đã học ở Học kì 2.
Ví dụ: Chương 7 (riêng phần này chỉ kiểm tra kiến thức ở SGK, không có chuyên đề chuyên sâu)
- Giải thích biến đổi nhiệt độ sôi của các hydrogen halide từ HCl tới HI dựa vào tương tác van der
Waals; Giải thích được sự bất thường về nhiệt độ sôi của HF so với các HX khác…
- Viết phương trình hoá học các phản ứng, hiện tượng thí nghiệm, tính toán dựa vào PTHH.
Chúc các bạn 10 chuyên Hoá K2023-2026 thân iu có một mùa thi thành công rực rỡ!!! ^^

You might also like