Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 142

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN


Ý ĐỊNH MUA HÀNG CỦA KHÁCH HÀNG
VỀ SẢN PHẨM GIÀY DÉP TRÊN
CÁC NỀN TẢNG MUA SẮM TRỰC TUYẾN

NGUYỄN NGỌC VY

Tp. HCM, 05/2023

Số TT: 9 – CQ
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ
MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH
KHOA KHOA QUẢN LÝ CÔNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN


Ý ĐỊNH MUA HÀNG CỦA KHÁCH HÀNG
VỀ SẢN PHẨM GIÀY DÉP TRÊN
CÁC NỀN TẢNG MUA SẮM TRỰC TUYẾN

Sinh viên : Nguyễn Ngọc Vy


MSSV 1916020
GVHD : Th.S Hà Văn Hiệp
Số TT : 9 – CQ

Tp. HCM, 05/2023


Đại Học Quốc Gia Tp.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
–––––––––– –––––––––
Số : /BKĐT

KHOA: QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


BỘ MÔN: HỆ THỐNG THÔNG TIN

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN NGỌC VY MSSV: 1916020


NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH LỚP: QL190102

1. Đầu đề luận văn:


Các yếu tố tác động đến ý định mua hàng của khách hàng về sản phẩm giày dép trên các nền
tảng mua sắm trực tuyến
2. Nhiệm vụ (yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu):
 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng của khách hàng đối với các sản phẩm
giày dép trong bối cảnh mua sắm trên các nền tảng trực tuyến hiện nay.
 Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến ý định mua sắm trực tuyến của khách
hàng đối với sản phẩm giày dép trong bối cảnh mua sắm trên các nền tảng trực tuyến hiện
nay.
 Đề xuất các kiến nghị cho các cá nhân và doanh nghiệp bán lẻ đang kinh doanh sản phẩm
giày dép trên các các nền tảng mua sắm trực tuyến.
3. Ngày giao nhiệm vụ luận văn: 06/02/2023
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 15/05/2023
5. Họ và tên người hướng dẫn: ThS. HÀ VĂN HIỆP Phần hướng dẫn: 100%

Nội dung và yêu cầu LVTN đã được thông qua Khoa


Ngày tháng năm
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN:


Người duyệt (chấm sơ bộ):
Đơn vị:
Ngày bảo vệ:
Điểm tổng kết:
Nơi lưu trữ luận văn:
LỜI CẢM ƠN
Được học tập và rèn luyện tại một môi trường năng động, đầy nhiệt huyết như Khoa Quản
lý Công Nghiệp – Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh là một vinh dự mà
em may mắn có được. Tại đây, em nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình từ quý thầy
cô và bạn bè. Chính sự quan tâm và tình cảm chân thành đó đã giúp em có động lực hoàn
thiện bản thân mình ngày một tốt hơn. Em thực sự rất trân trọng và biết ơn điều đó rất
nhiều.
Em xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô Khoa Quản lý Công Nghiệp và Trường Đại
học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh đã luôn tận tình dạy bảo, truyền đạt kinh nghiệm
và kiến thức quý báu cho em trong suốt khoảng thời gian học tập cũng như tạo điều kiện
tốt nhất để em có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt, với người thầy hướng dẫn đáng kính đã đi theo em từ lúc đồ án cho tới tận khóa
luận tốt nghiệp – Thầy Hà Văn Hiệp, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn
sâu sắc tới Thầy. Em cảm ơn Thầy rất nhiều vì đã luôn theo sát, chỉ bảo động viên, kiên
nhẫn, chịu khó và hỗ trợ em hết mình, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và cho em những
lời góp ý tận tình. Em sẽ luôn trân trọng khoảng thời gian đồng hành cùng Thầy thực hiện
khóa luận tốt nghiệp và biết ơn Thầy rất nhiều. Thầy đã dành sự nhiệt huyết và cái tâm
của một người giảng viên để hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Khóa luận
tốt nghiệp của em được hoàn thiện như ngày hôm nay phần lớn là nhờ vào sự đồng hành
giúp đỡ của thầy, em thực sự rất biết ơn Thầy.
Trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp còn nhiều hạn chế cũng như những sai sót, em
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của Thầy/Cô.
Xin chân thành cảm ơn và chúc mọi người có thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc và ngày
càng thành công trong cuộc sống!
Trân trọng.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 05 năm 2023


Người viết
(Sinh viên thực hiện)

NGUYỄN NGỌC VY

i
TÓM TẮT
Mua sắm trực tuyến tại Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể trong những năm gần đây.
Ngày càng nhiều người tiêu dùng tại Việt Nam chọn mua hàng trực tuyến thay vì đi đến
cửa hàng truyền thống. Các nền tảng mua sắm trực tuyến phổ biến như Lazada, Shopee,
Tiki,… đã thu hút một lượng lớn người tiêu dùng và doanh nghiệp bán hàng. Bên cạnh đó,
mạng xã hội như Facebook, Instagram đã tích hợp thêm các tính năng mới cho việc mua
sắm trực tuyến được diễn ra sôi nổi. Trong tổng thể, mua sắm trực tuyến tại Việt Nam
đang trở thành xu hướng ngày càng phổ biến. Điều này tạo ra nhiều cơ hội và thách thức
cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp, và yêu cầu sự tập trung vào việc cải thiện trải
nghiệm mua sắm và tạo ra giá trị cho khách hàng trên.
Mô hình nghiên cứu dựa trên lý thuyết Thuyết hành động hợp lý (TRA), Thuyết hành vi
dự định (TPB), Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) và Lý thuyết hợp nhất về chấp nhận
và sử dụng công nghệ (UTAUT), và tham khảo từ các nghiên cứu trước đó. Bao gồm 8
yếu tố tác động đến ý định mua hàng: (1) Nỗ lực mong đợi, (2) Ảnh hưởng của xã hội, (3)
Sự lo âu, (4) Khuyến mại, (5) Năng lực kinh doanh, (6) Hiệu quả mong đợi, (7) Tính đổi
mới của cá nhân, (8) Thu nhập.
Nghiên cứu sẽ được tiến hành qua phương pháp phỏng vấn sâu với các đáp viên đủ tiêu
chuẩn để thu thập thông tin định tính ban đầu. Phần nghiên cứu chính thức được tiến hành
thông qua việc thu thập dữ liệu từ 230 người tiêu dùng đã và đang mua sản phẩm giày dép
trên các nền tảng mua sắm trực tuyến, sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy có 7 yếu tố gồm Nỗ lực mong đợi, Ảnh hưởng của xã
hội, Sự lo âu, Khuyến mại, Hiệu quả mong đợi, Tính đổi mới của cá nhân và Thu nhập tác
động đến ý định mua sắm giày dép trực tuyến. Trong đó, Năng lực kinh doanh không ảnh
hưởng đến ý định mua sắm giày dép trực tuyến. Kết quả nghiên cứu cung cấp cái nhìn sâu
hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng của khách hàng trên các nền tảng mua
sắm trực tuyến, và từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị để cải thiện quá trình tiếp cận
và đáp ứng nhu cầu của khách hàng cho các doanh nghiệp bán lẻ và cá nhân kinh doanh
trên môi trường trực tuyến.

i
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT ii
MỤC LỤC iii
DANH SÁCH HÌNH vii
DANH SÁCH BẢNG viii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1
1.1 LÍ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI 3
1.4 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI 3
1.5 BỐ CỤC ĐỀ TÀI 3
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5
2.1 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 5
2.1.1 Mua sắm trực tuyến (Online shopping) 5
2.1.2 Thương mại điện tử (E–commerce) 5
2.2 LÝ THUYẾT NỀN 6
2.2.1 Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) 6
2.2.2 Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB) 7
2.2.3 Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Adoption Models – TAM) 8
2.2.4 Lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified theory of
acceptance and use of technology – UTAUT) 9
2.3 TỔNG HỢP CÁC NGHIÊN CỨU ĐI TRƯỚC 11
2.3.1 Nghiên cứu “Các yếu tố quyết định ý định mua hàng trực tuyến: Phương
pháp PLS–SEM: Bằng chứng từ Indonesia – Determinants of online purchase
intention: a PLS–SEM approach: evidence from Indonesia” – C.K. Dewi và cộng sự
(2019) 11
2.3.2 Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến: Nghiên
cứu của người tiêu dùng Việt Nam – Factors affecting online purchase intention: A
study of Vietnam online customers” – Đoàn Thị Thu Trang (2020) 12
2.3.3 Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến: Trường
hợp thương mại điện tử trên Lazada – Factors affecting online purchase intention:
The case of e–commerce on Lazada” – Lê Hoàng Việt Phương (2020) 13

i
2.3.4 Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến sản
phẩm điện tử tiêu dùng: Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Quảng Bình – Factors
affecting online purchase intention of consumer electronics: A study of Quang Binh
province”
– Lê Thị Minh Đức và cộng sự (2022) 14
2.3.5 Tổng hợp các nghiên cứu đi trước 15
2.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT 16
2.5 CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 18
2.5.1 Nỗ lưc mong đơi 18
2.5.2 Ảnh hưởng của xã hội 19
2.5.3 Sự lo âu 19
2.5.4 Khuyến mại 20
2.5.5 Năng lưc kinh doanh 20
2.5.6 Hiệu quả mong đợi 21
2.5.7 Tính đổi mới của cá nhân 22
2.5.8 Thu nhập 23
2.5.9 Ý định mua hàng 23
2.6 THANG ĐO ĐỀ XUẤT 24
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 30
3.2 THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT 31
3.3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH SƠ BỘ 32
3.4 THANG ĐO CHÍNH THỨC 33
3.5 THIẾT KẾ MẪU 39
3.6 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU 39
3.6.1 Dữ liệu sơ cấp 39
3.6.2 Dữ liệu thứ cấp 39
3.7 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 40
3.7.1 Lọc dữ liệu 40
3.7.2 Thống kê mô tả 40
3.7.3 Đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha 40
3.7.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA 41

i
3.7.5 Phân tích tương quan Pearson 42
3.7.6 Phân tích hồi quy tuyến tính 43
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45
4.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ 45
4.1.1 Quá trình thu thập dữ liệu 45
4.1.2 Thống kê mô tả mẫu 45
4.1.3 Thống kê mô tả biến quan sát 48
4.2 KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO 51
4.3 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA 53
4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các nhân tố độc lập 53
4.3.2 Kiểm định độ giá trị hội tụ của nhân tố phụ thuộc 56
4.3.4 Hình thành các biến đại diện 57
4.3.5 Mô hình nghiên cứu sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA 58
4.4 KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT 59
4.4.1 Phân tích tương quan Pearson 59
4.4.2 Phân tích hồi quy tuyến tính 60
4.4.3 Kết quả kiểm định các giả thuyết 62
4.4.4 Mô hình nghiên cứu sau phân tích hồi quy 63
4.5 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 63
4.5.1 Thảo luận tổng quan về kết quả nghiên cứu 63
4.5.2 Thảo luận về các giả thuyết được chấp nhận 64
4.5.3 Thảo luận về các giả thuyết không được chấp nhận 67
4.5.4 Kết luận chung 67
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69
5.1 KẾT QUẢ ĐỀ TÀI ĐẠT ĐƯỢC 69
5.2 HÀM Ý QUẢN TRỊ 70
5.2.1 Hàm ý quản trị về Nỗ lực mong đợi 70
5.2.2 Hàm ý quản trị về Tính đổi mới của cá nhân 71
5.2.3 Hàm ý quản trị về Ảnh hưởng của xã hội 72
5.2.4 Hàm ý quản trị về Hiệu quả mong đợi 73
5.2.5 Hàm ý quản trị về Sự lo âu 75

v
5.2.6 Hàm ý quản trị về Khuyến mại 76
5.2.7 Hàm ý quản trị về Thu nhập 77
5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 77
5.3.1 Hạn chế của đề tài nghiên cứu 77
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
PHỤ LỤC 84
PHỤ LỤC A: BẢNG KHẢO SÁT GÓP Ý THANG ĐO TRONG NGHIÊN CỨU SƠ
BỘ 84
PHỤ LỤC B: BẢNG KHẢO SÁT THU THẬP DỮ LIỆU CHÍNH THỨC 87
PHỤ LỤC C: KẾT QUẢ PHỎNG VẤN ĐỊNH TÍNH 90
PHỤ LỤC D: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC 98
Phụ lục D – 1: Kết quả thông kê mô tả mẫu 98
Phụ lục D – 2: Kết quả thống kê mô tả biến định lượng 101
Phụ lục D – 3: Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha 103
Phụ lục D – 4: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA 108
Phụ lục D – 5: Kết quả phân tích tương quan Pearson 112
Phụ lục D – 6: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính 114

v
DANH SÁCH HÌNH
Tên hình trang
Hình 2.1 Mô hình thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) 7
Hình 2.2 Mô hình thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB) 8
Hình 2.3 Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Adoption Models – TAM) 9
Hình 2.4 Mô hình lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified theory
of acceptance and use of technology – UTAUT) 10
Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu của C.K. Dewi và cộng sự (2019) 12
Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu của Đoàn Thị Thu Trang (2020) 13
Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu của Lê Hoàng Việt Phương (2020) 14
Hình 2.8 Mô hình nghiên cứu của Lê Thị Minh Đức và cộng sự (2022) 15
Hình 2.9 Mô hình nghiên cứu đề xuất 18
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 30
Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA 58
Hình 4.2 Mô hình nghiên cứu sau phân tích hồi quy 63

v
DANH SÁCH BẢNG
Tên bảng trang
Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu đi trước 15
Bảng 2.2 Thang đo đề xuất 24
Bảng 3.1 Các biến và loại thang đo tương ứng được dùng trong nghiên cứu 32
Bảng 3.2 Thông tin đáp viên tham gia phỏng vấn định tính sơ bộ 32
Bảng 3.3 Thang đo chính thức sau khi đã được hiệu chỉnh 33
Bảng 3.4 Ý nghĩa của giá trị Cronbach’s Alpha 41
Bảng 3.5 Giá trị của hệ số tương quan Pearson r 42
Bảng 4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu chính thức (N = 230) 46
Bảng 4.2 Kết quả thống kê mô tả biến quan sát 48
Bảng 4.3 Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các thang đo 51
Bảng 4.4 Kết quả phân tích nhân tố EFA cho 8 biến độc lập 53
Bảng 4.5 Kết quả kiểm định KMO – Bartlett biến phụ thuộc 56
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định Eigenvalues biến phụ thuộc 56
Bảng 4.7 Ma trận nhân tố của biến phụ thuộc 56
Bảng 4.8 Các biến đại diện được hình thành sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA 57
Bảng 4.9 Kết quả phân tích tương quan Pearson 59
Bảng 4.10 Kết quả phân tích độ phù hợp của mô hình 60
Bảng 4.11 Kết quả phân tích sự phù hợp của mô hình hồi quy và tổng thể 61
Bảng 4.12 Kết quả phân tích hồi quy đa biến 61
Bảng 4.13 Tổng kết kiểm định giả thuyết mô hình nghiên cứu 62
Bảng 5.1 Mức độ tác động của các yếu tố độc lập đối với Ý định mua sắm giày dép trên
nền tảng trực tuyến của khách hàng 69
Bảng 5.2 Giá trị trung bình các biến quan sát của yếu tố Nỗ lực mong đợi 70
Bảng 5.3 Giá trị trung bình các biến quan sát của yếu tố Tính đổi mới của cá nhân 71
Bảng 5.4 Giá trị trung bình các biến quan sát của yếu tố Ảnh hưởng của xã hội 72
Bảng 5.5 Giá trị trung bình các biến quan sát của yếu tố Hiệu quả mong đợi 73
Bảng 5.6 Giá trị trung bình các biến quan sát của yếu tố Sự lo âu 75
Bảng 5.7 Giá trị trung bình các biến quan sát của yếu tố Khuyến mại 76
Bảng 5.8 Giá trị trung bình các biến quan sát của yếu tố Thu nhập 77

vi
Chương 1. Giới

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU


1.1 LÍ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI

Thế kỷ 21, thời đại công nghệ số hóa bùng nổ kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của Internet
và sự đổi mới không ngừng của thiết bị kết nối như máy vi tính, máy tính bảng, điện thoại
thông minh. Tiếp nối sự phát triển đó, các nền tảng trực tuyến như mạng xã hội Facebook,
Instagram, TikTok,… và các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,… ra đời.
Các nền tảng này đều không ngừng cải tiến để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của người
dùng.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện của đại dịch COVID–19 cùng với lệnh giãn cách xã hội đã có
sự tác động không hề nhỏ đến đời sống của mọi người. Theo Báo Thanh Niên, những thói
quen mua sắm trước đây đã buộc phải thay đổi trong năm 2021. Do tình hình dịch bệnh,
người dân không được đi ra ngoài, mua sắm trực tuyến dường như là “cứu cánh” giúp
người tiêu dùng đáp ứng những nhu cầu của bản thân. Đại dịch đã thúc đẩy hành vi của
người dùng trên nền tảng kỹ thuật số và khuyến khích việc mua sắm trên các nền tảng
mua sắm trực tuyến như sàn thương mại điện tử. Bắt kịp được xu hướng đó, hàng loạt các
sàn thương mại điện tử, các ứng dụng mạng xã hội không ngừng cải tiến và xây dựng các
chương trình khuyến mãi thu hút người tiêu dùng.
Ngoài việc tạo ra những ngày siêu giảm giá hàng tháng để kích thích mua sắm, việc kết
hợp với các ứng dụng thanh toán điện tử, các ngân hàng số cũng là một cách hữu hiệu để
người tiêu dùng thuận tiện hơn trong việc thanh toán sản phẩm và gia tăng các ưu đãi khi
mua hàng trực tuyến (theo VTV.vn). Đại dịch đã khiến sàn thương mại điện tử trở thành
người bạn đồng hành thân thiết, kênh mua sắm thuận tiện và an toàn cho người dùng, đặc
biệt trong giai đoạn giãn cách xã hội (theo Báo Thanh Niên).
Sàn thương mại điện tử Lazada công bố kết quả khảo sát về người tiêu dùng trên toàn khu
vực Đông Nam Á với sự hợp tác của đối tác nghiên cứu thị trường Milieu Insight. Khảo
sát này cho thấy 73% người tiêu dùng Đông Nam Á đã xem mua sắm trực tuyến là một
phần trong cuộc sống hàng ngày của họ, tăng hơn nhiều so với tỷ lệ 60% trong cuộc khảo
sát vào 2 năm trước. Đặc biêt, 67% người tiêu dùng cũng đồng ý rằng các lễ hội mua sắm
lớn trong năm với hàng loạt ưu đãi hấp dẫn có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy hành vi
mua sắm của họ.
Riêng tại Việt Nam, có đến 81% người được hỏi cho rằng mua hàng qua mạng đã trở
thành một thói quen. Đặc biệt, 85% cho biết rằng họ đang chi tiêu nhiều hơn cho việc mua
hàng trực tuyến kể từ khi đại dịch COVID–19 bùng phát. Người tiêu dùng Việt thể hiện
sự yêu thích dành cho các thương hiệu nội địa, với 52% số người được hỏi có xu hướng
lựa chọn các thương hiệu sản xuất trong nước. Song song đó, có 66% người tham gia
khảo sát cho biết họ luôn tìm kiếm những ưu đãi tốt nhất khi mua sắm để tiết kiệm chi phí
sinh hoạt cho gia đình. Trong khi đó, 34% còn lại sẵn sàng mua những mặt hàng bất kể có
giảm giá hay không trong lần mua hàng trực tuyến gần đây nhất.

1
Chương 1. Giới

Trong năm 2022, người Việt mua hàng trực tuyến lên đến hơn 51 triệu đơn, tăng 13.5%
so với năm ngoái, và tổng chi tiêu cho việc mua sắm đạt 12.42 tỉ USD. Không chỉ vậy,
nền kinh tế số Việt Nam còn được Google và Bain và Company dự đoán sẽ vượt ngưỡng
52 tỉ USD và sở hữu thị trường thương mại điện tử lớn thứ ba tại Đông Nam Á vào năm
2025.
Theo dự báo của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, xét theo nhóm hàng hoá và dịch
vụ, khảo sát của Bộ Công thương cho biết, trong năm 2021, nhóm hàng được mua nhiều
nhất là quần áo, giày dép và mỹ phẩm, với 69% người mua hàng trực tuyến. Thiết bị đồ
dùng gia đình và đồ công nghệ, điện từ là 2 mặt hàng được mua nhiều tiếp theo, với tỷ lệ
lần lượt là 64% và 51% người mua sắm online. Sách, văn phòng phẩm, hoa, quà tặng và
thực phẩm cũng là những mặt hàng được quan tâm trong năm 2021.
Từ các lập luận trên, rõ ràng đây là xu hướng mua hàng trực tuyến này vẫn sẽ tiếp tục
phát triển mạnh trong thời gian tới. Tuy nhiên, đi đôi với những thuận lợi, cơ hội luôn có
sự góp mặt của khó khăn và thách thức. Thị trường kinh doanh online là một thị trường
mở, vì vậy số lượng người bán hàng ngày một tăng lên. Nếu như sản phẩm đang kinh
doanh trên mạng không phải là những sản phẩm mang tính đặc thù hoặc các sản phẩm thủ
công hay sản phẩm độc quyền thì chắc chắn thách thức về lượng lớn các đối thủ cạnh
tranh trên mạng sẽ là thách thức đầu tiên gặp phải và điều này là hiển nhiên không thể
tránh khỏi. Ngoài ra, việc thu hút khách hàng quay lại mua sắm sản phẩm của mình cũng
là mối quan tâm lớn nhất của các cá nhân, doanh nghiệp bán hàng online, đặc biệt là đối
với sản phẩm không có tính đặc thù như giày dép.
Chính vì vậy, bài nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến ý định mua hàng của khách
hàng về sản phẩm giày dép của khá ch hàng trên các nền tảng mua sắm trực tuyến”
được hình thành với mục đích điều tra và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua
hàng của khách hàng đối với sản phẩm giày dép của người tiêu dùng trên các nền tảng
trực tuyến và đề xuất các giải pháp hỗ trợ các cá nhân bán lẻ và doanh nghiệp bán hàng
trực tuyến dễ dàng tiếp cận các khách hàng tiềm năng trong bối cảnh hiện nay.

1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài được thực hiện với ba mục tiêu chính như sau:
 Mục tiêu 1: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng của khách hàng
đối với sản phẩm giày dép trong bối cảnh mua sắm trên các nền tảng trực tuyến
hiện nay.
 Mục tiêu 2: Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến ý định mua sắm
trực tuyến của khách hàng đối với sản phẩm giày dép trong bối cảnh mua sắm trên
các nền tảng trực tuyến hiện nay.
 Mục tiêu 3: Đề xuất các kiến nghị cho các cá nhân và doanh nghiệp bán lẻ đang
kinh doanh sản phẩm giày dép trên các các nền tảng mua sắm trực tuyến.
Dựa vào mục tiêu trên, tác giả đặt ra hai câu hỏi để tiến hành nghiên cứu:
 Các yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến ý định mua hàng của khách hàng trên các nền

2
Chương 1. Giới
tảng mua sắm trực tuyến?

3
Chương 1. Giới

 Các yếu tố này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến ý định mua hàng của khách hàng
trên các nền tảng mua sắm trực tuyến?

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI

Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng của khách hàng thông
qua các nền tảng mua sắm trực tuyến đối với sản phẩm giày dép.
Đối tượng khảo sát: Khách hàng đã từng sử dụng nền tảng trực tuyến khi mua sắm giày
dép.
Phạm vi địa điểm: Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi thời gian thực hiện: Tháng 02 năm 2023 đến Tháng 05 năm 2023.

1.4 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI

Về mặt lý thuyết, kết quả của nghiên cứu này sẽ xác định các yếu tố cũng như mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố này tác động như thế nào đến ý định mua hàng của khách hàng
trong việc mua sắm trực tuyến trên các nền tảng mua sắm trực tuyến và đóng góp thêm
vào các nghiên cứu đi trước về ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng.
Về mặt thực tiến, bài nghiên cứu được thực hiện với mong muốn góp phần tạo cơ sở và
gợi ý giúp các đơn vị bán lẻ trực tuyến hay các cá nhân đang kinh doanh trực tuyến,…
thực hiện một số sự cải tiến trải nghiệm mua sắm của khách hàng, đưa ra các điều chỉnh
hợp lý trong quá trình thương mại qua các nền tảng mua sắm trực tuyến từ đó đáp ứng
được sự mong đợi của khách hàng tốt hơn. Giúp tăng lượng khách hàng trung thành và
bên cạnh đó còn có thể tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới mua sản phẩm của mình trên
các nền tảng mua sắm trực tuyến.
Đối với bản thân người thực hiện bài nghiên cứu, thông qua việc vận dụng những kiến
thức đã được học vào thực tế nghiên cứu, người thực hiện nghiên cứu có cơ hội rút ra
được những bài học kinh nghiệm. Từ đó củng cố thêm phần lí thuyết đã học và có thêm
những kiến thức làm nền tảng để phục vụ cho công việc sau này. Đồng thời thông qua quá
trình nghiên cứu, sinh viên được học hỏi, rèn luyện thêm nhiều kỹ năng, phương pháp,
góp phần hoàn thiện bản thân hơn nữa.

1.5 BỐ CỤC ĐỀ TÀI

Bài nghiên cứu này có 5 chương, bao gồm:


Chương 1. Giới thiệu: Giới thiệu lý do hình thành đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu
và phạm vi thực hiện nghiên cứu.
Chương 2. Cơ sở lý thuyết: Trình bày các định nghĩa liên quan, cung cấp tổng quan về
các nghiên cứu trước đây về ý định mua hàng trực tuyến của khách hàng và là nền tảng
phát triển các giả thuyết nghiên cứu. Thiết kế mô hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu
và thang đo đề xuất.

4
Chương 1. Giới

Chương 3. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế mẫu, xây dựng bảng khảo sát, điều chỉnh
khảo sát và thang đo, đo lường các biến số, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu: Phân tích dữ liệu và báo cáo kết quả nghiên cứu.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị: Thảo luận về những phát hiện, những hạn chế của
nghiên cứu này, khuyến nghị cho các nghiên cứu trong tương lai và ý nghĩa nếu có.

5
Chương 2. Cơ sở lý

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 2 đưa ra các khái niệm về mua sắm trực tuyến và thương mại điện tử, cũng như
đề cập đến lí thuyết nền bao gồm mô hình TRA, TAM, TPB, UTAUT làm nền tảng chính
cho nghiên cứu. Đồng thời, chương này cũng sẽ giới thiệu và tóm tắt các nghiên cứu đi
trước liên quan về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng trực tuyến của khách hàng,
từ đó làm tiền đề để tiến hành xây dựng mô hình và đề xuất giả thuyết nghiên cứu.

2.1 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

2.1.1 Mua sắm trực tuyến (Online shopping)

Mua sắm trực tuyến là một quá trình theo đó người tiêu dùng trực tiếp mua hàng hóa, dịch
vụ… từ người bán qua Internet. Người mua sắm có thể ghé thăm các cửa hàng trực tuyến
từ sự thoải mái của ngôi nhà của họ và mua sắm như bằng cách ngồi trước máy tính. Các
cửa hàng trực tuyến thường có sẵn 24 giờ một ngày và nhiều người tiêu dùng có quyền
truy cập Internet cả ở nơi làm việc và ở nhà. Vì vậy, rất thuận tiện cho họ mua sắm trực
tuyến (C.K. Sunitha, 2014).
Mua sắm trực tuyến là hình thức mua hàng qua mạng, người tiêu dùng tìm một sản phẩm
quan tâm bằng cách truy cập trang web/ứng dụng bán hàng của nhà bán lẻ hoặc tìm kiếm
giữa các nhà cung cấp thay thế nhờ vào công cụ tìm kiếm mua sắm, hàng hóa sẽ được
giao đến cho khách hàng mà khách hàng không cần trực tiếp đến cửa hàng để mua (Lê
Thị Minh Đức và cộng sự, 2022).
Qua đó, mua sắm trực tuyến trong nghiên cứu này là quá trình người tiêu dùng mua hàng
hóa, dịch vụ từ người bán thông qua mạng Internet. Điều này có nghĩa họ không cần trực
tiếp ghé cửa hàng để mua sắm. Họ mua sắm trực tuyến bằng cách truy cập vào các trang
web hoặc ứng dụng bán hàng của các nhà cung cấp hay nhà bán lẻ, thực hiện hành vi mua
hàng trên các nền tảng đó và hàng hóa sẽ được giao tới tận tay người tiêu dùng.

2.1.2 Thương mại điện tử (E–commerce)

Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất,
quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng
Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như
những thông tin số hoá thông qua mạng Internet”.
Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình
Dương (APEC) định nghĩa: “Thương mại điện tử liên quan đến các giao dịch thương mại
trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân) mang tính điện tử chủ yếu thông
qua các hệ thống có nền tảng dựa trên Internet.”
Phạm vi của Thương mại điện tử rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động kinh doanh
trong đó nổi bật nhất là mua sắm online, người tiêu dùng mua hàng hóa hoặc dịch vụ của
người bán thông qua Internet. Người bán tạo một cửa hàng trực tuyến trên trình duyệt

5
Chương 2. Cơ sở lý
web,

6
Chương 2. Cơ sở lý

tại đây họ cung cấp tất cả thông tin về sản phẩm, giá cả, liên hệ, thanh toán và giao nhận.
Khách hàng tìm mua sản phẩm bằng cách truy cập vào trang web của người bán để tìm
kiếm, chọn lựa và đi đến quyết định mua hàng. Hình thức này khá phổ biến với người tiêu
dùng ngày nay vì nó rất tiện lợi, họ có thể mua sắm mọi lúc mọi nơi trên nhiều thiết bị
khác nhau như máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng và điện thoại thông
minh.
Trong nghiên cứu này, thương mại điện tử sẽ được định nghĩa dựa trên định nghĩa của Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO). Theo đó, khi người dùng mua sắm mỹ phẩm trực
tuyến, thương mại điện tử chính là hoạt động mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ trên mạng
Internet giữa người bán và người mua, thông qua các trang web/ứng dụng thương mại
điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,...; các ứng dụng mạng xã hội phổ biến, gồm: Facebook,
Instagram,...

2.2 LÝ THUYẾT NỀN

2.2.1 Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA)

Thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) được Ajzen và Fishbein xây
dựng từ năm 1967 và được hiệu chỉnh mở rộng theo thời gian. Mô hình TRA cho thấy xu
hướng tiêu dùng là yếu tố dự đoán tốt nhất về hành vi tiêu dùng. Để quan tâm hơn về các
yếu tố góp phần đến xu hướng mua thì xem xét hai yếu tố là thái độ và chuẩn chủ quan
của khách hàng.
Thái độ là yếu tố cá nhân thể hiện niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm một
cách tích cực hay tiêu cực và được đo lường bằng nhận thức của họ về các thuộc tính của
sản phẩm. Người tiêu dùng sẽ chú ý đến những thuộc tính mang lại các lợi ích cần thiết và
có mức độ quan trọng khác nhau. Nếu biết trọng số của các thuộc tính đó thì có thể dự
đoán gần kết quản lựa chọn của người tiêu dùng.
Chuẩn chủ quan, tức mức độ ảnh hưởng của những mối quan hệ xung quanh người tiêu
dùng như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,… đến ý định mua sắm của họ. Chuẩn chủ quan
có thể được đo lường thông qua những người có liên quan đến người tiêu dùng (như gia
đình, bạn bè, đồng nghiệp,…); những người này thích hay không thích họ mua. Mức độ
tác động của các yếu tố chuẩn chủ quan đến xu hướng mua của người tiêu dùng phụ
thuộc: (1) mức độ ủng hộ/phản đối đối với việc mua của người tiêu dùng và (2) động cơ
của người tiêu dùng làm theo mong muốn của những người có ảnh hưởng. Mức độ ảnh
hưởng của những người có liên quan đến xu hướng hành vi của người tiêu dùng và động
cơ thúc đẩy người tiêu dùng làm theo những người có liên quan là hai yếu tố cơ bản đế
đánh giá chuẩn chủ quan. Mức độ thân thiết của những người có liên quan càng mạnh đối
với người tiêu dùng thì sự ảnh hưởng càng lớn tới quyết định chọn mua của họ. Niềm tin
của người tiêu dùng vào những người có liên quan càng lớn thì xu hướng chọn mua của
họ cũng bị ảnh hưởng lớn. Ý định mua của người tiêu dùng sẽ bị tác động bởi những
người này với những mức độ ảnh hưởng mạnh yếu khác nhau.

7
Chương 2. Cơ sở lý

Hình 2.1 Mô hình thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA)
Nguồn: Fishbein và Ajzen (1980)

2.2.2 Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB)

Lý thuyết hành vi có hoạch định cũng được Ajzen (1991) phát triển dựa trên lý thuyết
hành động hợp lý (TRA) (Fishbein và Ajzen, 1975). Do lý thuyết hành động hợp lý
(TRA) bị giới hạn khi dự đoán hành vi của người tiêu dùng trong những tình huống mà ở
đó các cá nhân không thể kiểm soát hoàn toàn hành vi của họ khi thái độ đối với hành vi
và chuẩn mực chủ quan không đủ để giải thích cho hành vi của họ (Hansen và cộng sự,
2004). Vì vậy, TPB được Ajzen xây dựng bằng cách bổ sung thêm nhân tố nhận thức
kiểm soát hành vi vào mô hình TRA. Nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi phản ánh việc
dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi, điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các
nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi (Ajzen, 1991). Tương tự TRA, TPB tập
trung nghiên cứu ý định của khách hàng thay vì nghiên cứu hành vi thực sự của họ.
TPB đã được chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu với mục đích dự đoán ý
định sử dụng và hành vi cụ thể của các cá nhân. Hơn nữa, các nghiên cứu thực nghiệm đã
cho thấy sự phù hợp của mô hình này trong việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng trong
bối cảnh mua sắm trực tuyến (Al–Jabari và cộng sự, 2012; George, 2004; Hansen và cộng
sự, 2004; Laohapensang, 2009). Hansen và cộng sự (2004) đã kiểm định cả hai mô hình
TRA và TPB, kết quả cho thấy rằng mô hình TPB giải thích ý định và hành vi mua sắm
trực tuyến của khách hàng tốt hơn mô hình TRA. TPB đã được Lee và Ngoc (2010) sử
dụng để nghiên cứu ý định mua trực tuyến của sinh viên Việt Nam, kết quả của nghiên
cứu này cho thấy rằng TPB phù hợp để nghiên cứu ý định mua trực tuyến của người tiêu
dùng.

8
Chương 2. Cơ sở lý

Theo lý thuyết hành vi có hoạch định, ý định bị ảnh hưởng trực tiếp bởi “thái độ”, “chuẩn
mực chủ quan” và “nhận thức kiểm soát hành vi” (Ajzen, 1991). Trong đó, thái độ là
“đánh giá của một cá nhân về kết quả thu được từ việc thực hiện một hành vi” (Ajzen,
1991, tr.188). Trong bối cảnh mua sắm trực tuyến, thái độ đề cập đến những đánh giá tốt
hay không tốt của người tiêu dùng về việc sử dụng Internet để mua hàng hóa hoặc dịch vụ
từ các trang web bán lẻ (Lin, 2007, tr.434). Thái độ của người tiêu dùng có ảnh hưởng đến
ý định của họ (Fishbein và Ajzen, 1975).
Chuẩn mực chủ quan có thể được mô tả là nhận thức của cá nhân về các áp lực của xã hội
đến việc thực hiện hay không thực hiện một hành vi (Ajzen, 1991, tr.188). Các nghiên cứu
trước đây cho rằng giữa chuẩn mực chủ quan và ý định có mối quan hệ thuận chiều
(Hansen và cộng sự, 2004; Yoh và cộng sự, 2003). Trong bối cảnh mua sắm trực tuyến,
chuẩn mực chủ quan phản ánh nhận thức của người tiêu dùng về ảnh hưởng của nhóm
tham khảo đến khả năng mua sắm trực tuyến (Lin, 2007, tr.434).
Nhận thức kiểm soát hành vi được định nghĩa là cảm nhận của cá nhân về việc dễ hay khó
khi thực hiện hành vi (Ajzen, 1991, tr.188). Nó biểu thị mức độ kiểm soát việc thực hiện
hành vi chứ không phải là kết quả của hành vi (Ajzen, 2002). Trong bối cảnh mua sắm
trực tuyến, nhận thức kiểm soát hành vi mô tả cảm nhận của người tiêu dùng về khả năng
sử dụng Internet vào mục đích mua sắm trực tuyến (Pavlou và Fygenson, 2006). Nhận
thức kiểm soát hành vi bị ảnh hưởng bởi cảm nhận của người tiêu dùng về sự sẵn có các
nguồn lực cần thiết, kiến thức và cơ hội để thực hiện việc mua sắm trực tuyến (Lin, 2007,
tr.434).

Hình 2.2 Mô hình thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB)
Nguồn: Ajzen (1991)

2.2.3 Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Adoption Models – TAM)

Mô hình chấp nhận công nghệ được đề xuất bởi Davis và cộng sự (1989), đây được coi là
một sự thích nghi của lý thuyết hành động hợp lý (Hernandez và cộng sự, 2009). TAM
tìm cách giải thích sự chấp nhận sử dụng công nghệ thông tin của người sử dụng. TAM
cho rằng, ý định sử dụng công nghệ mới này sẽ dẫn đến hành vi sử dụng thực tế của
khách hàng (Davis và cộng sự, 1989). TAM đã được sử dụng rộng rãi trong các nghiên
cứu về hệ thống thông tin và nó đã được áp dụng thành công như là một khung lý thuyết
9
Chương 2. Cơ sở lý
để dự đoán ý định

1
Chương 2. Cơ sở lý

và hành vi mua trực tuyến của người tiêu dùng (Chen và Tan, 2004; Hernández và cộng
sự, 2010; Ho và Chen, 2013; Pavlou, 2003; Vijayasarathy, 2004). Cụ thể hơn, các tác giả
đã sử dụng TAM để dự đoán ý định và hành vi mua trực tuyến đối với các sản phẩm như
sách (Gefen và cộng sự, 2003a; Gefen và cộng sự, 2003b; Lin, 2007), quần áo (Ha và
Stoel, 2009; Tong, 2010) và dịch vụ tài chính (Suh và Han, 2003). Trong bối cảnh mua
sắm trực tuyến ở Việt Nam, TAM đã được nhiều tác giả sử dụng để nghiên cứu ý định
mua sắm trực tuyến của người tiêu dung (Dương Thị Hải Phương, 2012; Từ Thị Hải Yến,
2015). Các nghiên cứu này cũng cho thấy TAM phù hợp trong việc nghiên cứu ý định
mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam.
Theo TAM, ý định bị ảnh hưởng trực tiếp bởi “cảm nhận về tính hữu ích” và “cảm nhận
về việc dễ sử dụng” (Davis và cộng sự, 1989). Cảm nhận về tính hữu ích là “mức độ mà
một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ nâng cao hiệu suất công việc của
họ” và cảm nhận về việc dễ sử dụng là “mức độ một người tin rằng việc sử dụng một hệ
thống cụ thể sẽ không cần nỗ lực” (Davis, 1989, tr.320). Trong bối cảnh mua sắm trực
tuyến, cảm nhận về tính hữu ích đề cập đến mức độ mà một người tiêu dùng tin rằng mua
sắm trực tuyến sẽ tăng cường hiệu quả của họ trong việc mua sắm (Shih, 2004) và cảm
nhận về việc dễ sử dụng là mức độ mà ở đó người tiêu dùng tin rằng họ không cần phải nỗ
lực khi mua sắm qua mạng (Lin, 2007).

Hình 2.3 Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Adoption Models – TAM)
Nguồn: Davis và cộng sự (1989)

2.2.4 Lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified theory of
acceptance and use of technology – UTAUT)

Mô hình Lý thuyết UTAUT được xây dựng bởi Viswanath Venkatesh (2003) và các cộng
sự: Michael G. Moris, Gordon B.Davis, và Fred D. Davis dựa trên tám mô hình/lý thuyết
thành phần, đó là: Thuyết hành động hợp lý (TRA), Thuyết hành vi dự định (TPB), Mô
hình chấp nhận công nghệ (TAM, TAM2), Mô hình động cơ thúc đẩy (MM), Mô hình kết
hợp (TAM&TPB), Mô hình sử dụng máy tính cá nhân (MPCU), Thuyết lan truyền sự đổi
mới (IDT) và Thuyết nhận thức xã hội (SCT).

1
Chương 2. Cơ sở lý

Các tác giả tiến hành thử nghiệm trên 4 tổ chức trong thời gian 6 tháng, sau khi xem xét
và thực nghiệm so sánh tám mô hình cạnh tranh với 32 yếu tố, UTAUT đã được thiết lập
bằng việc lựa chọn và tích hợp các yếu tố trên 8 mô hình thành phần trên (hình 2.4).

Hình 2.4 Mô hình lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified theory
of acceptance and use of technology – UTAUT)
Nguồn: Venkatesh, Morris và Davis (2003)
Mô hình đã được đưa vào kiểm nghiệm trên cả dữ liệu gốc và dữ liệu mới và đều cho kết
quả khả năng giải thích cao hơn 8 mô hình đơn lẻ. Các tác giả đã kỳ vọng rằng có 3 yếu tố
có tác động trực tiếp lên ý định hành vi (hiệu quả mong đợi, nổ lực mong đợi, ảnh hưởng
của xã hội) và 2 yếu tố tác động trực tiếp lên hành vi sử dụng thực tế (các điều kiện thuận
tiện và ý định hành vi). Bên cạnh đó, các yếu tố trung gian: Giới tính, độ tuổi, kinh
nghiệm và tự nguyện sử dụng tác động gián tiếp đến ý định hành vi và hành vi sử dụng
thông qua các nhân tố chính.
 Hiệu quả mong đợi: Được định nghĩa là mức độ mà một cá nhân tin rằng bằng
cách sử dụng hệ thống sẽ giúp người dùng đạt được hiệu quả công việc cao hơn.
 Nỗ lực mong đợi: Được định nghĩa là mức độ dễ dàng kết hợp với việc sử dụng hệ
thống.
 Ảnh hưởng xã hội: Ảnh hưởng xã hội được định nghĩa là mức độ mà cá nhân nhận
thấy rằng những người quan trọng khác tin rằng họ nên sử dụng hệ thống mới.
 Các điều kiện thuận tiện: được định nghĩa là mức độ mà một cá nhân tin rằng một
cơ sở hạ tầng kỹ thuật và tổ chức tồn tại để hỗ trợ sử dụng của hệ thống.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1)“Hiệu quả mong đợi” dường như là yếu tố ảnh hưởng lên
ý định hành vi trong hầu hết các tình huống. Mức độ ảnh hưởng thay đổi theo giới tính và
độ tuổi, nó mạnh hơn đối với nam giới và công nhân trẻ; (2) Ảnh hưởng của “Nỗ lực
mong đợi” lên ý định hành vi cũng được kiểm duyệt theo giới tính và độ tuổi, nó mạnh
hơn đối với phụ nữ và công nhân lớn tuổi, và những tác động đó giảm theo kinh nghiệm;
(3) Mối quan hệ giữa “Ảnh hưởng xã hội” lên ý định hành vi chịu sự kiểm duyệt của cả
bốn biến (giới tính, độ tuổi, kinh nghiệm và tự nguyện), mối quan hệ sẽ không có ý nghĩa
nếu không có biến kiểm duyệt đưa vào; (4) Cuối cùng, “Điều kiện thuận lợi” ảnh hưởng
lên hành vi
1
Chương 2. Cơ sở lý

sử dụng chỉ có ý nghĩa khi được kiểm tra kết hợp với những tác động điều tiết của tuổi tác
và kinh nghiệm, chúng chỉ quan trọng đối với những công nhân lớn tuổi trong các giai
đoạn sau của trải nghiệm.
Tóm lại, UTAUT cung cấp một công cụ hữu ích cho các nhà quản lý để đánh giá khả
năng thành công của việc giới thiệu công nghệ mới và giúp họ hiểu được những yếu tố tác
động đến việc chấp nhận hoặc từ chối sử dụng một cộng nghệ mới. Trên cơ sở đó họ chủ
động thiết kế các can thiệp (bao gồm đào tạo, tiếp thị,…) nhằm vào người sử dụng, đặc
biệt là những đối tượng ngại thay đổi.

2.3 TỔNG HỢP CÁC NGHIÊN CỨU ĐI TRƯỚC

2.3.1 Nghiên cứu “Các yếu tố quyết định ý định mua hàng trực tuyến: Phương
pháp PLS–SEM: Bằng chứng từ Indonesia – Determinants of online
purchase intention: a PLS–SEM approach: evidence from Indonesia” – C.K.
Dewi và cộng sự (2019)

Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm
trực tuyến của người tiêu dùng và khám phá xem liệu có sự khác biệt đáng kể giữa hệ số
đường dẫn của nam và nữ hay không. Bài nghiên cứu xác định được có 5 yếu tố tác động
đến ý định mua sắm trực tuyến lần lượt là (1) Hiệu quả mong đợi, (2) Nỗ lực mong đợi,
(3) Ảnh hưởng của xã hội, (4) Sự lo âu và (5) Tính đổi mới của cá nhân. Dữ liệu được thu
thập bằng cách phân phát bảng câu hỏi cho 668 người tiêu dùng Indonesia đang tích cực
sử dụng Internet. Dữ liệu được phân tích bằng mô hình phương trình cấu trúc bình
phương nhỏ nhất từng phần (PLS–SEM) và phân tích cấu trúc đa nhóm (MGA) trong
phần mềm SmartPLS
3.0. Kết quả cho thấy (1) Hiệu quả mong đợi, (2) Nỗ lực mong đợi, (3) Ảnh hưởng xã hội
và (5) Tính đổi mới của cá nhân là ba yếu tố có ảnh hưởng và có hệ số đường dẫn cao hơn
ở cả nhóm nam và nữ. (4) Sự lo âu cho thấy sự tác động tiêu cực đáng kể với ý định mua
hàng trực tuyến của người tiêu dùng nữ so với người tiêu dùng nam. Ngoài ra, kết quả
phân tích MGA chỉ ra rằng hầu hết các hệ số nhân tố trong các yếu tố quyết định ý định
mua hàng trực tuyến không có sự khác biệt đáng kể giữa nam và nữ. Các kết quả trong bài
nghiên cứu này giúp cho các nhà bán lẻ trực tuyến xem xét các yếu tố quan trọng trong
chiến lược của họ khi họ đưa ra các quyết định chiến lược như những yếu tố chính ảnh
hưởng đến ý định mua hàng trực tuyến. Bên cạnh đó, mối quan hệ chặt chẽ giữa sự lo âu
và ý định của phụ nữ có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà quản lý và nhà thiết kế nên
chú ý đến yếu tố này khi thiết kế nội dung trên trang web kinh doanh của họ.

1
Chương 2. Cơ sở lý

Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu của C.K. Dewi và cộng sự (2019)

2.3.2 Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến:
Nghiên cứu của người tiêu dùng Việt Nam – Factors affecting online
purchase intention: A study of Vietnam online customers” – Đoàn Thị Thu
Trang (2020)

Bài nghiên cứu này xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng trực tuyến của
người Việt Nam. Dựa trên Lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ
(UTAUT), nghiên cứu phát triển một mô hình lý thuyết bao gồm bốn biến giải thích về ý
định mua hàng trực tuyến: Hiệu quả mong đợi (PE), Ảnh hưởng của xã hội (SI), Nỗ lực
mong đợi (EE) và Điều kiện thuận lợi (FC). Các kết quả thực nghiệm thu được trong một
mẫu gồm 204 người được phỏng vấn hợp lệ cho thấy tác động đồng thời và có ý nghĩa
thống kê của các yếu tố quyết định đã đề cập đến ý định mua hàng trực tuyến. Trong số
đó, Hiệu quả mong đợi (PE) và Ảnh hưởng của xã hội (SI) có ảnh hưởng đáng kể nhất.
Các kết quả trong bài nghiên cứu cung cấp hướng dẫn cho các công ty trực tuyến để cải
thiện điều kiện của họ và phát triển các chiến lược tiếp thị nhằm làm nổi bật tính hiệu quả,
dễ sử dụng và thuận tiện; trở thành trào lưu của cộng đồng xã hội và từ đó khuyến khích
việc mua hàng trực tuyến.

1
Chương 2. Cơ sở lý

Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu của Đoàn Thị Thu Trang (2020)

2.3.3 Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến: Trường
hợp thương mại điện tử trên Lazada – Factors affecting online purchase
intention: The case of e–commerce on Lazada” – Lê Hoàng Việt Phương
(2020)

Nghiên cứu này nhằm khám phá quy mô và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng
đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng trên trang thương mại điện tử Lazada
tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu khẳng định các lý thuyết phân tích về hành vi
người tiêu dùng (TRA, TPB), cũng như so sánh các bài báo nghiên cứu đều có liên quan
đến ý định mua sắm trực tuyến của các tác giả trong và ngoài nước. Từ kết quả khảo sát
300 khách hàng, tác giả bài nghiên cứu này đã chỉ ra được 6 yếu tố có tác động tích cực
đến ý định mua sắm trực tuyến bao gồm (1) Sự hữu ích và sự tiện lợi, (2) Niềm tin, (3)
Nhận thức kiểm soát hành vi, (4) Năng lực kinh doanh và (5) Ý kiến của nhóm tham
khảo. Yếu tố khác là (6) Nhận thức về rủi ro có ảnh hưởng tiêu cực đến ý định mua sắm
trực tuyến của khách hàng. Từ đó, nghiên cứu đã đề xuất và nêu ra nguyên nhân, giải
pháp, ý nghĩa nhằm giúp các nhà kinh doanh trên các trang thương mại điện tử nắm bắt
được nhu cầu, tâm lý của khách hàng và giúp họ phần nào nâng cao khả năng thu hút
khách hàng mua sắm trực tuyến tại Thành phố Hồ Chí Minh.

1
Chương 2. Cơ sở lý

Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu của Lê Hoàng Việt Phương (2020)

2.3.4 Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến sản
phẩm điện tử tiêu dùng: Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Quảng Bình –
Factors affecting online purchase intention of consumer electronics: A study
of Quang Binh province” – Lê Thị Minh Đức và cộng sự (2022)

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua
sắm trực tuyến các sản phẩm điện tử tiêu dùng. Dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát
các khách hàng cá nhân đang sống tại tỉnh Quảng Bình; trong đó, bài nghiên cứu này tập
trung vào nhóm khách hàng có độ tuổi từ 40 trở lên. 401 mẫu khảo sát hợp lệ được thu
thập, được đưa vào phân tích và đánh giá. Kết quả của nghiên cứu cho thấy, ý định mua
sắm trực tuyến chịu ảnh hưởng tích cực bởi các nhân tố: (1) Sự hữu ích cảm nhận, (2) Sự
tin tưởng cảm nhận, (3) Khuyến mại, (4) Thu nhập, (5) Truyền miệng trực tuyến và (6) Sự
sẵn sàng thay đổi. Đặc biệt, nhân tố Sự sẵn sàng thay đổi có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến
ý định mua sắm trực tuyến các sản phẩm điện tử tiêu dùng của khách hàng trung niên tại
Quảng Bình. Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số khuyến nghị được đề xuất góp phần
giúp các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm điện tử tiêu dùng theo hình thức trực tuyến
có thể đề ra những giải pháp giúp nâng cao ý định mua hàng trực tuyến của nhóm khách
hàng này.

1
Chương 2. Cơ sở lý

Hình 2.8 Mô hình nghiên cứu của Lê Thị Minh Đức và cộng sự (2022)

2.3.5 Tổng hợp các nghiên cứu đi trước

Từ các nghiên cứu đi trước có liên quan, tác giả đã tham khảo và tổng hợp các yếu tố chất
lượng dịch vụ điện tử có liên quan ảnh hưởng đến lòng trung thành và sự hài lòng của
khách hàng được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu đi trước

Tác động
Các nghiên cứu đi trước đến biến
Các yếu tố phụ thuộc
ảnh hưởng C.K. Dewi Đoàn Thị Lê Hoàng Lê Thị Minh Ý định
và cộng sự Thu Trang Việt Đức và cộng mua sắm
(2019) (2020) Phương sự (2022) trực tuyến
(2020)
Hiệu quả
X X X
mong đợi

Nỗ lực
X X X
mong đợi

Ảnh hưởng
X X X
của xã hội

Sự lo âu X X

Tính đổi
mới của cá X X
nhân

1
Chương 2. Cơ sở lý

Điều kiện
X X
thuận lợi

Niềm tin X X

Nhận thức
X X
về rủi ro

Nhóm tham
X X
khảo

Nhận thức
kiểm soát X X
hành vi

Sự hữu ích
và sự tiện X X
lợi

Năng lực
X X
kinh doanh

Nhận thức
về sự hữu X X
ích

Sự tin tưởng
X X
cảm nhận

Khuyến mại X X

Thu nhập X X

Truyền miện
X X
trực tuyến

Sự sẵn sàng
X X
thay đổi

2.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT

Trong đề taì nghiên cứu này, mô hình nghiên cứu đề xuất sẽ được kế thừa từ các lý thuyết
nền và các nghiên cứu đi trước có liên quan của nhiều tác giả. Mô hình nghiên cứu đề
xuất nhằm khám phá và đo lường các yếu tố tác động đến ý định mua hàng của khách
hàng trên

1
Chương 2. Cơ sở lý

các nền tảng mua sắm trực tuyến đối với sản phẩm giày dép. Tać giả sẽ chon baì nghiên
cứ u của C.K. Dewi và công sự(2019) là bài nghiên cứ u tham khảo chính và xem xét
thêm
cać yếu tố khać để đưa ra mô hiǹ h đề xuất phù hơp vớ i bối cảnh nghiên cứ u của tać giả. Do
đó, 5 yếu tố: “Hiêu quả mong đơị ”, “Nỗ lưc mong đơị ”, “Ả nh hưở ng của xã hôị”, “Sư
lo âu” và “Tính đổi mớ i của cá nhân” sẽ đươc kế thừ a hoàn toàn.
Hai yếu tố “Sự tin tưởng được cảm nhận” và “Niềm tin” có sự tương đồng với nhau.
Tuy nhiên, trong bài nghiên cứ u này tác giả sẽ không đưa vào mô hình nghiên cứ u đề xuất
vì về ban̉ chất, cả hai yếu tố naỳ là cam
̉ giać tić h cưc cuả ngườ i tiêu duǹ g khi sử dung nền
tảng trưc tuyến để mua sắm, nói cách khác, hai yếu tố này nó đối lâp vớ i “Sựlo âu”. Thang
đo của hai yếu tố này cũng tương tựnhư “Sựlo âu” chỉ là môt cái mang ý nghia tiêu cưc
và môt cái mang ý nghia tiêu cưc.
Hai yếu tố tiếp theo có ý nghĩ tương tự nhau là “Ảnh hưởng của xã hội” và “Nhóm
tham khảo”. Tuy nhiên xét về quy mô thì “Ảnh hưởng của xã hội” rộng hơn “Nhóm
tham khảo”. Có nhiều bài nghiên cứu sử dụng “Ảnh hưởng của xã hội” nhiều hơn so
với “Nhóm tham khảo”. Do đó, tác giả sẽ kế thừa yếu tố “Ảnh hưởng của xã hội” của
tác giả C.K Dewi và cộng sự (2019) vào mô hình nghiên cứu đề xuất trong đề tài này.
Yếu tố “Nhận thức về rủi ro” sẽ không đươc tác giả kế thừ a vào mô hình nghiên cứ u đề
xuất vì nó có sựtương đồng vớ i “Sựlo âu”. “Truyền miệng trực tuyến” của Lê Thị
Minh Đức và cộng sự (2022) đã được chứng minh nó có tác động tới ý định mua sắm trực
tuyến và trong nhiều bài nghiên cứu của các tác giả Phạm Văn Tuấn (2020), Trần Thanh
Tú (2022),… cũng đã chứng minh điều đó. Tuy nhiên, xét về bản chất thì yếu tố này
tương tự như “Ả nh hưởng của xã hội” nên tác giả sẽ không kế thừa vào mô hình nghiên
cứu.
Trong ba yếu tố “Sự hữu ích và sự tiện lợi”, “Nhận thức về tính hữu ích” và “Hiệu
quả mong đợi”, mặc dù xét về mặt ý nghĩa cả ba đều nói về sự hữu ích mà nền tảng mua
sắm trực tuyến đó mang lại cho người tiêu dùng, do đo,́ tać giả sẽ không đưa hai yếu tố
“Sự hữu ích và sự tiện lợi” và “Nhận thức về tính hữu ích” vào trong bài nghiên cứu
này.
Yếu tố “Thu nhập” và “Khuyến mại” của Lê Thị Minh Đức và cộng sự (2022) sẽ được
tác giả kế thừa vào mô hình nghiên cứu đề xuất vì nó phù hợp với bối cảnh nghiên cứu
của đề tài này, cụ thể là xét trong xu hướng cải tiến của các nền tảng mua sắm trực tuyến
và tình hình kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
So với yếu tố “Điều kiện thuận lợi” của Đoàn Thị Thu Trang (2020) và “Năng lưc kinh
doanh” của Lê Hoàng Việt Phương (2020), tác giả sẽ chọn “Năng lưc kinh doanh” là yếu
tố cuối cùng được kế thừa bởi vì trong lý thuyết nền UTAUT thì “Điều kiện thuận lợi” là
yếu tố tác động vào hành vi mua sắm và không tać đông vaò ý điṇ h haǹ h vi.
Tổng kết lại, mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả gồm những yếu tố sau đây:

1
Chương 2. Cơ sở lý

Hình 2.9 Mô hình nghiên cứu đề xuất

2.5 CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

2.5.1 Nỗ lưc mong đơi

Nỗ lực mong đợi diễn tả “mức độ dễ dàng sử dụng của hệ thống” (Venkatesh, 2003). Nỗ
lưc mong đơi đươ cam ̉ nhân bở i ngườ i sử dung hê ṭ hống hoăc công nghê.̣ Khaí niêm naỳ
c
tin rằng viêc sử dung hê ̣thống sẽ dễ dàng và không cần bỏ ra nhiều công sứ c (Đoàn Thị
Thu Trang, 2020).
Theo C.K. Dewi và công sự (2019), nỗ lưc mong đơi hoat đông như môt đông lưc nôi tai,
đề câp đến quá triǹ h thuân lơi tao ra kết quả đáng kể khi sử dung công nghê m
̣ ớ i. Khi ngườ i
tiêu dùng sử dung trang web để tìm kiếm thông tin và thưc hiên mua hàng, những nỗ lưc
mà ho ̣bỏ ra sẽ ảnh hưở ng đến ý điṇ h áp dụng phương thức mua sắm trực tuyến của họ.
Yếu tố “Nỗ lưc mong đơị ” trong bài nghiên cứ u của tác giả có ý nghia là mứ c đô ̣ dễ

dung của các nền tảng mua sắm trưc tuyến do ngườ i tiêu dùng cảm nhân và biểu thi ṛ ằng
ngườ i tiêu duǹ g sẽ không phaỉ bỏ ra quá nhiều công sứ c khi mua sắm trên cać nền tan̉ g naỳ ,
cụ thể, là sử dung cać nền tảng trưc tuyến trong quá triǹ h mua sắm giaỳ deṕ của ngườ i tiêu
duǹ g.
Nỗ lưc kì vong có ảnh hưở ng đến ý điṇ h hành vi (Ho và công sư, 2016; Isaias và côn g sư,
2017; Đoàn Thị Thu Trang, 2020). Hơn thế nưã , theo nhiều nhà nghiên cứ u, nỗ lưc mong
đơi có mối quan hê ̣tić h cưc vớ i ý điṇ h mua sắm trưc tuyến (Venkatesh và công sư, 2012;
C.K.Dewi và công sư, 2019; Đoàn Thị Thu Trang, 2020). Vì vây, giả thuyết đươc như
2
Chương 2. Cơ sở lý
sau: đăt ra

2
Chương 2. Cơ sở lý

H1+: Nỗ
lưc mong có sự tác động tích cực đến ý định mua hàng sản phẩm giày dép.
đơi

2.5.2 Ảnh hưởng của xã hội

Ảnh hưởng xã hội được định nghĩa là mức độ mà cá nhân nhận thấy rằng những người
quan trọng khác tin rằng họ nên sử dụng hệ thống mới (Venkatesh, Morris and Davis,
2003).
Ả nh hưở ng của xã hôi xem như là môt yếu tố quyết điṇ h chiń h ảnh hưở ng trưc tiếp
đươc
đến ý điṇ h sử dung đươc thể hiên bở i chuẩn chủ quan, yếu tố đươc giớ i thiêu trong mô hình
khác như TRA (Đoàn Thị Thu Trang, 2020). Nói cách khác, ảnh hưở ng của xã hôi trong
mô hình khác như TRA là chuẩn chủ quan.
Theo Wang và cộng sự (2017), ảnh hưởng xã hội đề cập đến cách mà ý kiến của người
khác ảnh hưởng đến nhận thức của một cá nhân tiêu điểm và có thể được coi là một kích
thích động lực bên ngoài (Lu, 2014). Trong các nghiên cứu đổi mới công nghệ trước đây,
ảnh hưởng xã hội được xem xét bởi nhiều nhà nghiên cứu và được công nhận là động lực
quan trọng trong ý định hành vi của người chấp nhận công nghệ (Gao và Bai, 2014;
Bashir và Madhavaiah, 2015;).
Khả năng quyết định mua hàng của những người tiêu dùng đã tiếp xúc với nhau hoặc tiếp
xúc với nhà bán lẻ trực tuyến sẽ bị ảnh hưởng bởi những người tiêu dùng khác chia sẻ và
truyền đạt thông tin liên quan đến sản phẩm với nhau (C.K. Dewi và cộng sự, 2019). Nói
cách khác, những người tiêu dùng sau khi trò chuyện với người tiêu dùng khác, các quyết
định mua hàng của họ có thể bị ảnh hưởng bởi những người đó. Theo Ho và cộng sự
(2016), các ý kiến của người khác sẽ ảnh hưởng lên hành động của ngưởi tiêu dùng và
điều này xảy ra trong bối cảnh mua sắm trực tuyến. Đó là lí do vì sao ảnh hưởng của xã
hội phù hợp được sử dụng để nghiên cứu về ý định và hành vi của người tiêu dùng trong
bối cảnh mua sắm trực tuyến (C.K. Dewi và cộng sự, 2019).
Yếu tố “Ảnh hưởng của xã hội” trong bài nghiên cứu này là những ý kiến và trải nghiệm
của những người thân thiết như bạn bè, gia đình,..; những người có tầm ảnh hưởng và
người nổi tiếng; nhóm tham khảo có tác động đáng kể lên ý định mua sắm mặt hàng giày
dép của người tiêu dùng. Theo đó, giả thuyết được phát triển như sau:
H2+: Ảnh hưởng của xã hội có sự tác động tích cực đến ý định mua hàng sản phẩm
giày dép.

2.5.3 Sự lo âu

Sự lo âu đề cập đến đề cập đến nỗi sợ hãi về những hậu quả chưa biết xảy ra sau khi mua
hàng và thiếu kiểm soát đối với kết quả tiêu dùng. Sự lo âu là một trong những giá trị
thông tin lớn cho các quyết định tiêu dùng dẫn đến hành vi né tránh (Bujisic và cộng sự,
2017). Sự lo âu đã được chứng minh trong các nghiên cứu trước đây về mua sắm trực
tuyến ảnh hưởng đáng kể đến ý định mua hàng trực tuyến (Celik, 2016). Hơn thế nữa,

2
Chương 2. Cơ sở lý
Bauboniene và Guleviciute (2015) nhấn mạnh rằng sự lo âu là một rào cản cảm xúc lớn
trong phản ứng của người tiêu dùng đối với mua sắm trực tuyến.

2
Chương 2. Cơ sở lý

Nó liên quan đến các mối đe dọa tiềm tàng trong việc sử dụng thẻ tín dụng và làm lộ
thông tin cá nhân; thông tin sản phẩm và quảng cáo bị sai lệch và khả năng thất bại trong
giao hàng (Gurung và Raja, 2016). Người tiêu dùng có thể cảm thấy lo lắng hoặc mất đi
lòng tin do sự không chắc chắn về chất lượng, khuyến mãi và an toàn khi mua sản phẩm
từ một trang web. Ngoài ra, do các rào cản kỹ thuật như quá tải thông tin, các vấn đề điều
hướng, thủ tục thanh toán bất tiện và thiết kế giao diện kém khiến cho người tiêu dùng
cảm thấy lo lắng và do dự khi chọn mua sắm trực tuyến (Nagar và Gandotra, 2016).
Yếu tố “Sự lo âu” được định nghĩa trong bài nghiên cứu này là nỗi sợ hãi và lo lắng của
người tiêu dùng về những rủi ro tiềm tàng khi thực hiện các giao dịch trên các nền tảng
trực tuyến như là lộ thông tin cá nhân, chất lượng thông tin sản phẩm không đú ng như
miêu tả, lô ̣thông tin thanh toán,… và những rào cản về kỹ thuật của các nền tảng trực
tuyến như thủ tục thanh toán bất tiện, thiết kế giao diện không bắt mắt,… khi mua sắm
giày dép.
Khi sự lo âu tăng lên, cá nhân người tiêu dùng sẽ thể hiện mức độ ý định mua sắm trực
tuyến cao hơn. Trong khi tìm ra các yếu tố quyết định mua sắm trực tuyến, có một mối
tương quan tiêu cực giữa sự lo âu và ý định mua sắm trực tuyến. Sự lo âu cũng được coi là
một yếu tố dự báo tốt về ý định mua hàng trực tuyến của khách hàng (C.K. Dewi và cộng
sự, 2019). Theo đó, giả thuyết được lập ra như sau:
H3–: Sự lo âu có tác động tiêu cực đến ý định mua hàng sản phẩm giày dép.

2.5.4 Khuyến mại

Khuyến mại bao gồm nhiều công cụ khuyến khích, chủ yếu là ngắn hạn, được sử dụng để
kích thích người tiêu dùng và đại lý đẩy nhanh quá trình mua hàng hoặc tăng số lượng bán
hàng (Lê Thị Minh Đức và cộng sự, 2022).
Yếu tố “Khuyến mại” trong đề tài nghiên cứu này mang ý nghĩa là những chương trình ưu
đãi, những mã quà tặng, miễn phí giao hàng có thời hạn sử dụng và được các nhà bán lẻ
trực tuyến và các nền tảng mua sắm trực tuyến tổ chức vào các dịp lễ, đại hạ giá theo
tháng, Black Friday,… để thu hút lượng lớn người tiêu dùng mua sắm giày dép, đồng
thời, tăng số lượng đơn hàng cho các nhà bán lẻ khi đẩy nhanh quá trình mua hàng.
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, khuyến mại có tác động thuận chiều đến ý định
mua trực tuyến của người tiêu dùng (Lê Thị Minh Đức và cộng sự, 2022). Nếu khách
hàng cảm thấy các trang web/ ứng dụng bán hàng làm tốt hoạt động khuyến mại thì ý định
mua hàng cũng tăng. Với kỳ vọng trên, giả thuyết H4 được đề xuất như sau:
H4+: Khuyến mại có tác động tích cực đến ý định mua hàng sản phẩm giày dép.

2.5.5 Năng lưc kinh doanh

Sự chuyên nghiệp trong quá trình tiếp nhận các đơn hàng và giao hàng nhanh chóng là
một cách để chứng minh năng lực của một trang thương mại điện tử. Phần mềm mua hàng
dễ sử dụng, phương thức mua hàng đơn giản, chất lượng sản phẩm và thông tin giới thiệu
sản
2
Chương 2. Cơ sở lý

phẩm đầy đủ và hữu ích giúp kết nối giữa người kinh doanh trang thương mại và người
mua hàng được thiết lập tốt (Lê Hoàng Việt Phương, 2020).
Nakandala và cộng sự (2017) đã chỉ ra rằng các nhà cung cấp đóng một vai trò quan trọng
trong việc chia sẻ thông tin khi các khách hàng hiểu được vị thế, danh tiếng và năng lực
của công ty trong thị trường thì họ sẽ có ý định mua hàng hóa trên các trang thương mại
điện tử do công ty điều hành. Các nghiên cứu trước đây cho thấy dịch vụ công nghệ là nền
tảng có tác động đáng kể đến ý định mua hàng của người tiêu dùng nếu các nhà cung cấp
biết cách xây dựng hình ảnh quảng cáo và liên tục cập nhật thông tin sản phẩm. Các
nghiên cứu này khi xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng trực tuyến đều
liên quan đến năng lực của một nhà kinh doanh trực tuyến (Lê Hoàng Việt Phương,
2020).
Yếu tố “Năng lưc kinh doanh” trong bối cảnh nghiên cứu của tác giả được xem là các
chiến
lược tiếp thị và kinh doanh của các nhà bán lẻ trực tuyến và các chiến lược thu hút người
tiêu dùng lên mua sắm giày dép trên các nền tảng trực tuyến như liên tục cập nhật sản
phẩm mới, giao hàng miễn phí, giải quyết vấn đề,… Theo đó, giả thuyết mới được hình
thành như sau:
H5+: Năng kinh doanh có tác động tích cực đến ý định mua hàng sản phẩm giày
lưc dép.

2.5.6 Hiệu quả mong đợi

Theo Venkatesh, Morris và Davis (2003), hiệu quả mong đợi được định nghĩa là mức độ
mà một cá nhân tin rằng bằng cách sử dụng hệ thống sẽ giúp người dùng đạt được hiệu
quả công việc cao hơn. Hiệu quả mong đợi đóng một vai trò quan trọng trong hành vi của
các cá nhân chấp nhận hoặc từ chối công nghệ mới (C.K. Dewi, 2019).
Nhiều nghiên cứu đã kiểm tra mối quan hệ giữa hiệu quả mong đợi và ý định hành vi. Kết
quả cho thấy hiệu quả mong đợi có tác động tích cực đến ý định hành vi và đã được chứng
minh là yếu tố quyết định chính của ý định hành vi (Juaneda–Ayensa và cộng sự, 2016;
Tarhini và cộng sự, 2017).
Trong bối cảnh mua hàng trực tuyến, mong đợi của khách hàng có liên quan đến việc tiết
kiệm thời gian, các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, phạm vi sản phẩm đa dạng và giá
thấp hơn, tất cả đều tạo ra sự kích thích đáng kể đến ý định mua hàng trực tuyến (C.K.
Dewi và cộng sự, 2019). Nhiều nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng hiệu quả kỳ
vọng có tác động tích cực đáng kể đến ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng
(Celik, 2016;
C.K. Dewi và cộng sự, 2019; Đoàn Thị Thu Trang, 2020).
Trong bối cảnh đề tài nghiên cứu ý định mua sắm trực tuyến sản phẩm giày dép, yếu tố
“Hiệu quả mong đợi” là mức độ mà người tiêu dùng tin rằng việc sử dụng các nền tảng
mua sắm trực tuyến sẽ giúp họ đạt được hiệu quả mua sắm giày dép cao hơn. Hiệu quả
mua sắm ở đây liên quan tới việc tiết kiệm thời gian mua sắm, cơ hội nhận được nhiều
giao dịch tốt hơn như là có thể được tặng nhiều phiếu ưu đãi khi mua sắm giày dép trên
2
Chương 2. Cơ sở lý
các nền tảng trực tuyến. Từ đó, giả thuyết tiếp theo được thành lập như sau:

2
Chương 2. Cơ sở lý

H6+: Hiệu quả mong đợi có tác động tích cực đến ý định mua hàng sản phẩm giày
dép.

2.5.7 Tính đổi mới của cá nhân

Trong nghiên cứu phổ biến đổi mới nói chung, từ lâu người ta đã nhận ra rằng các cá nhân
có tính đổi mới cao là những người tích cực tìm kiếm thông tin về những ý tưởng mới
(C.K. Dewi và cộng sự, 2019). Trong bối cảnh mua sắm trực tuyến, tính đổi mới cá nhân
là tính cách đổi mới vốn có của một cá nhân đối với các công nghệ mới và được coi là
một kích thích động lực bên trong (Persaud và Schillo, 2017).
Trong nghiên cứu về công nghệ thông tin, có những lỗ hổng trong sự tích hợp của việc
chấp nhận công nghệ và các vấn đề cá nhân, do đó, cần kết hợp một số đặc điểm cá nhân
như tính đổi mới của cá nhân cùng với UTAUT (Thakur và Srivastava, 2015; Turan và
cộng sự, 2015). Thakur và Srivastava (2015) cũng đề xuất rằng các nhà nghiên cứu đã
dành ra rất ít thời gian và nỗ lực để khám phá tác động của tính đổi mới của cá nhân.
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, hành vi đổi mới phần lớn bị ảnh hưởng bởi tính đổi
mới của cá nhân người dùng (C.K.Dewi và cộng sự, 2019). Tính đổi mới của cá nhân bắt
nguồn từ tài liệu phổ biến về đổi mới và đại diện cho sự đổi mới đối với khách hàng mục
tiêu trong việc chấp nhận công nghệ (Thakur và Srivastava, 2015). Mua hàng trực tuyến
có thể được phân loại là hành vi đổi mới so với mua hàng tại các cửa hàng truyền thống
(Zhou và cộng sự, 2007).
Đặc biệt, tính đổi mới như một đặc điểm cá nhân đã được chứng minh là một yếu tố quyết
định tốt trong quá trình chấp nhận – chấp nhận sử dụng Internet như một phương tiện mua
sắm mới (Citrin và cộng sự, 2000). Một số nghiên cứu trong các tài liệu về thương mại
điện tử đã chứng minh vai trò quan trọng của tính đổi mới cá nhân đối với ý định trong
các bối cảnh khác nhau, điều này có ảnh hưởng tích cực đến ý định mua hàng trực tuyến
của người tiêu dùng (Srinivasan, 2015; Thakur và Srivastava, 2015; Nagar và Gandotra,
2016).
Trong đề tài nghiên cứu của tác giả, ý nghĩa yếu tố “Tính đổi mới của cá nhân” được đúc
kết như sau: Tính đổi mới của cá nhân thể hiện việc người tiêu dùng sẵn sàng trải nghiệm
và chấp nhận sử dụng các nền tảng trực tuyến để mua sắm giày dép. Nói cách khác, những
người đó là những người tích cực tìm kiếm về sự mới mẻ mà nền tảng trực tuyến đem lại
khi mua sắm giày dép.
Tính đổi mới của cá nhân có một vai trò quan trọng trong việc áp dụng đổi mới và cũng
có tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến quyết định của người tiêu dùng (Thakur và
Srivastava, 2015). Người tiêu dùng sẵn sàng trải nghiệm công nghệ mới thì sẽ có nhiều
khả năng rằng họ có ý định mua hàng từ các trang web. Như vậy, có thể kết luận rằng
người tiêu dùng càng đổi mới thì ý định hành vi trên các kênh mua hàng trực tuyến càng
cao (C.K. Dewi và cộng sự, 2019). Do đó, giả thuyết được đề xuất như sau:
H7+: Tính đổi mới của cá nhân có tác động tích cực đến ý định mua hàng sản phẩm
giày dép.

2
Chương 2. Cơ sở lý

2.5.8 Thu nhập

Thu nhập là khoản của cải thường được tính thành tiền mà một cá nhân, doanh nghiệp
hoặc một nền kinh tế nhận được trong một khoảng thời gian nhất định từ công việc, dịch
vụ hoặc hoạt động nào đó. Thu nhập có thể gồm các khoản như tiền lương, tiền công, tiền
cho thuê tài sản, lợi nhuận kinh doanh. Thu nhập có thể có được từ nhiều nguồn khác
nhau, có thể từ lao động, từ việc sở hữu những giấy tờ có giá trị, từ thừa kế, được tặng
cho,... (trích trong Thư viện pháp luật)
Theo Điều 58 Hiến pháp năm 1992, công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp.
Như vậy, những thu nhập bất hợp pháp, không có cơ sở pháp lí, không được Nhà nước, xã
hội thừa nhận. Thu nhập của từng cá nhân, từng hộ gia đình, từng đơn vị sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ và cả một nước luôn là mối quan tâm lớn của xã hội (Luật sư Lê Thị Hằng
– Công ty Luật TNHH Minh Khuê).
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh thu nhập ảnh hưởng trực tiếp đến chi tiêu thanh toán của
người tiêu dùng. Lohse và cộng sự (2000) đã chỉ ra rằng, người tiêu dùng có thu nhập cao
hơn sẽ có thái độ tích cực hơn đối với mua sắm trực tuyến. Monsuwé và cộng sự (2004)
cũng kết luận rằng, thu nhập có vai trò quan trọng đối với hành vi mua hàng trực tuyến.
Tương tự, Nguyễn Thị Tiểu Loan (2021) và Lê Thị Minh Đức và cộng sự (2022) cho
rằng, có mối tương quan cao giữa thu nhập cá nhân và ý định, hành vi mua sắm trực tuyến
của người tiêu dùng. Với kỳ vọng trên, giả thuyết H8 được đề xuất như sau:
H8+: Thu nhập có tác động tích cực đến ý định mua hàng của người tiêu dùng.

2.5.9 Ý định mua hàng

Theo Ajzen (1991), ý định là “bao gồm các yếu tố động cơ có ảnh hưởng đến hành vi của
mỗi cá nhân, các yếu tố này cho thấy mức độ sẵn sàng hoặc nỗ lực mà mỗi cá nhân sẽ bỏ
ra để thực hiện hành vi”. Theo Lê Thị Minh Đức và cộng sự (2022), ý định mua sắm trực
tuyến thể hiện mức độ mà khách hàng có ý định sử dụng các trang thương mại điện tử để
mua sắm trong tương lai và có thể đề nghị những người khác tiến hành mua sắm trực
tuyến.
Ý định mua hàng được định nghĩa là sự sẵn lòng của một cá nhân để mua một mặt hàng.
Thật vậy, cách thức hoạt động của doanh nghiệp có thể được đánh giá dựa trên ý định
mua sắm của khách hàng. Đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử, việc xác định ý
định của khách hàng lại càng quan trọng hơn. Việc thiếu ý định mua hàng trực tuyến là
một trở ngại nghiêm trọng đối với sự phát triển của thương mại điện tử và ảnh hưởng lớn
đến hoạt động kinh doanh trực tuyến (Đoàn Thị Thu Trang, 2020).
Theo C.K. Dewi và công sự (2019), lý do tại sao các nhà nghiên cứu nên tìm hiểu ý định
mua hàng trực tuyến bởi vì nó là một yếu tố dự báo quan trọng về việc mua hàng trực
tuyến thực tế. Ý định mua hàng trực tuyến là một chỉ số được sử dụng để đạt được mục
tiêu hành vi mua hàng thực tế. Hành vi mua thực sự của người tiêu dùng là hai phần, tức
là người tiêu
dùng phải mua hoặc không mua sản phẩm (Lee và Lee, 2015). Vì vây, nghiên cứ u hiên tai
2
Chương 2. Cơ sở lý
cuả tác giả đo lườ ng ý điṇ h mua sắm trưc tuyến thay vì hành vi mua của ngườ i tiêu
dùng

2
Chương 2. Cơ sở lý

và tâp trung vaò viêc kham ́ phá cać nhân tố ảnh hưở ng đến ý điṇ h mua sắm giaỳ dep
́ trưc
tuyến của ngườ i tiêu duǹ g.
“Ý định mua hàng” trong bối cảnh nghiên cứu của tác giả mang ý nghĩa thể hiện mức độ
mà khách hàng có ý định tiếp tục mua sắm giày dép thông qua các nền tảng trực tuyến
trong tương lai và có thể đề nghị những người khác tiến hành mua sắm giày dép trên các
nền tảng trực tuyến.

2.6 THANG ĐO ĐỀ XUẤT

Kế thừa thang đo từ các bài nghiên cứu đi trước, tác giả đề xuất thang đo như sau:
Bảng 2.2 Thang đo đề xuất

Thang đo gốc Dịch thang đo gốc Thang đo đề xuất

NỖ LỰC MONG ĐỢI (C.K. Dewi và cộng sự, 2019)

My interaction with online Sự tương tác của tôi với Sự tương tác của tôi vớ i
shopping channels would be các kênh mua sắm trực các nền tảng mua sắm
clear. tuyến sẽ rõ ràng. trưc̣ tuyến rất rõ ràng.

My interaction with online Sự tương tác của tôi với Sự tương tác của tôi vớ i
shopping channels would be các kênh mua sắm trực cać nền tảng mua sắm
understandable. tuyến sẽ dễ hiểu. trưc̣ tuyến rất dễ hiểu.

Sẽ dễ dàng để tôi trở nên Tôi dễ daǹ g trở nên


It would be easy for me to thaǹ h thaọ trong viêc̣ sư
khéo léo trong việc sử
become skillful at using online duṇ g cać nền tảng mua
dụng các kênh mua sắm
shopping channels. sắm trưc̣tuyến.
trực tuyến.

Tôi thấy cać nền tảng


I find online shopping channels Tôi thấy các kênh mua sắm
mua sắm trưc̣ tuyến rất
easy to use. trực tuyến dễ sử dụng.
dễ sử dung.

Đối vớ i tôi, hoc̣ cá ch


Learning to operate online Học cách vận hành các
sử dung các nền tảng
shopping channels is easy for kênh mua sắm trực tuyến
mua sắm trưc̣tuyến rất dễ
me. thật dễ dàng đối với tôi. dàng.

ẢNH HƯỞNG CỦA XÃ HỘI (C.K. Dewi và cộng sự, 2019)

People who influence my Những người có tầm ảnh


behavior think that I should use Những người ảnh hưởng hưởng nghĩ rằng tôi nên
the online shopping channels. đến hành vi của tôi nghĩ
sử dụng các nền tảng
trực

3
Chương 2. Cơ sở lý

rằng tôi nên sử dụng các tuyến khi mua sắm giày
kênh mua sắm trực tuyến. dép.

Những người quan trọng Gia đình nghĩ rằng tôi


People who are important to
với tôi nghĩ rằng tôi nên sử nên sử dụng các nền tảng
me think that I should use the
dụng các kênh mua sắm trực tuyến khi mua sắm
online shopping channels.
trực tuyến. giày dép.

Ý kiến từ bạn bè và đồng


Những người rất thân thiết
People very close to me have nghiệp của tôi có hữu ích
với tôi có hữu ích trong
been helpful in the use of trong việc tôi sử dụng
việc sử dụng các kênh mua
online shopping channels. các nền tảng trực tuyến
sắm trực tuyến.
khi mua sắm giày dép.

Nhìn chung, những


Nhìn chung, những người người rất thân thiết với
In general, people very close to
rất thân thiết với tôi đều tôi đều ủng hộ việc sử
me supported the use of the
ủng hộ việc sử dụng các dụng các nền tảng trực
online shopping channels.
kênh mua sắm trực tuyến. tuyến khi mua sắm giày
dép.

SỰ LO ÂU (C.K. Dewi và cộng sự, 2019)

I feel apprehensive about Tôi cảm thấy e ngại khi Tôi cảm thấy e ngại khi
making a purchase through mua hàng qua các kênh mua giày dép qua các
online shopping channels. mua sắm trực tuyến. nền tảng trực tuyến.

Tôi sợ hãi khi nghĩ rằng Tôi sợ hãi khi nghĩ rằng
It scares me to think that I
mình có thể mất thông tin thông tin cá nhân bị
could lose my personal
cá nhân khi sử dụng các đánh mất khi sử dụng
information using online
kênh mua sắm trực tuyến các nền tảng trực tuyến
shopping channels for
để mua sắm. để mua sắm giày dép.
shopping.
Tôi sợ hãi khi nghĩ rằng Tôi sợ hãi khi nghĩ rằng
It scares me to think that I
tôi có thể mất thông tin thông tin tín dụng của
could lose my banking/credit
ngân hàng/thẻ tín dụng mình bị đánh mất khi sử
card information using the
bằng cách sử dụng các dụng các nền tảng trực
online shopping channels for
kênh mua sắm trực tuyến tuyến để mua sắm giày
shopping.
để mua sắm. dép.

Khi mua giày dép, tôi do


Tôi ngần ngại sử dụng các
I hesitate to use the online dự sử dụng các nền tảng
kênh mua sắm trực tuyến
shopping channels for fear of trực tuyến vì sợ mắc
vì sợ mắc phải những sai
phải
lầm
những sai lầm tốn kém
3
Chương 2. Cơ sở lý

making costly mistakes I cannot tốn kém mà tôi không thể mà tôi không thể sửa
correct. sửa chữa. chữa.

KHUYẾN MẠI (Lê Thị Minh Đức và cộng sự, 2022)

Các nền tảng mua sắm


Trang web cung cấp thông tin trực tuyến cung cấp
khuyến mại chi tiết và kịp thời. thông tin khuyến mại chi
tiết và kịp thời.

Các chương trình


Các chương trình khuyến mại
khuyến mại được tổ
được tổ chức thường xuyên khi
chức thường xuyên khi
mua sắm trực tuyến.
mua sắm giày dép trực
tuyến.
Tôi nhận được nhiều
Tôi nhận được nhiều chương
chương trình ưu đãi hấp
trình ưu đãi hấp dẫn khi mua
dẫn khi mua sắm giày
sắm trực tuyến
dép trực tuyến

NĂNG LỰC KINH DOANH (Lê Hoàng Phương Việt, 2020)

Các nền tảng mua sắm


Lazada regularly updates new Lazada thường xuyên cập trực tuyến thường xuyên
products. nhật sản phẩm mới. cập nhật các sản phẩm
giày dép mới.

Ý tưởng quảng cáo của Ý tưởng quảng cáo giày


Advertising idea of business is
doanh nghiệp là duy nhất dép của các nhà bán lẻ là
unique and creative. duy nhất và sáng tạo.
và sáng tạo.

Người bán hàng trực


tuyến và các nền tảng
Comply with the delivery Tuân thủ quy trình và tiến
mua sắm trực tuyến tuân
process and schedule. độ giao hàng.
thủ theo quy trình và tiến
độ giao hàng.

Người bán hàng trực


tuyến và các nền tảng
There are appropriate solutions Có những giải pháp phù
mua sắm trực trực tuyến
when problems happen. hợp khi có vấn đề xảy ra.
có những giải pháp phù
hợp khi có vấn đề xảy ra.

3
Chương 2. Cơ sở lý

HIỆU QUẢ MONG ĐỢI (C.K. Dewi và cộng sự, 2019)

Tôi nhận thấy các nền


Tôi thấy các kênh mua
I find online shopping channels tảng mua sắm trực tuyến
sắm trực tuyến hữu ích
useful for shopping tasks. rất hữu ích khi mua giày
cho các nhiệm vụ mua
dép.
sắm.
Việc sử dụng các nền
Sử dụng các kênh mua
Using online shopping tảng trực tuyến khiến
sắm trực tuyến cho phép
channels enables me to cho việc mua sắm giày
tôi hoàn thành nhiệm vụ
accomplish shopping tasks dép của tôi hoàn thành
mua sắm nhanh hơn.
more quickly. nhanh hơn.

Sử dụng các kênh mua


Việc sử dụng các nền
Using online shopping sắm trực tuyến làm tăng
tảng trực tuyến làm tăng
channels increases my năng suất của tôi trong
hiệu quả mua sắm giày
productivity in accomplishing việc hoàn thành các nhiệm
dép của tôi.
shopping tasks. vụ mua sắm.

Nếu tôi sử dụng các nền


Nếu tôi sử dụng các kênh
If I use online shopping tảng trực tuyến khi mua
mua sắm trực tuyến, tôi sẽ
channels, I will increase my giày dép, cơ hội nhận
tăng cơ hội nhận được các
chances of getting better deals. được các giao dịch tốt
giao dịch tốt hơn.
hơn sẽ tăng lên.

TÍNH ĐỔI MỚI CỦA CÁ NHÂN (C.K. Dewi và cộng sự, 2019)

If I heard about new Nếu tôi nghe nói về nền


Nếu tôi nghe nói về công
information technology, I tảng mua sắm trực
nghệ thông tin mới, tôi sẽ
would look for ways to tuyến, tôi sẽ tìm cách
tìm cách để thử nghiệm
experiment with it. dùng thử nó.
nó.
Trong số các bạn đồng
Trong số các đồng nghiệp
Among my peers, I am usually trang lứa của tôi, tôi
của tôi, tôi thường là
the first to try out new thường là người đầu tiên
người đầu tiên thử các
information technologies. dùng thử nền tảng mua
công nghệ thông tin mới.
sắm trực tuyến mới.

In general, I am hesitant to try Nói chung, tôi do dự khi Nói chung, tôi do dự khi
out new information thử công nghệ thông tin sử dụng nền tảng mua
technology. mới. sắm trực tuyến mới.

3
Chương 2. Cơ sở lý

Tôi thích dùng thử nền


I like to experiment with new Tôi thích thử nghiệm các
tảng mua sắm trực tuyến
information technologies. công nghệ thông tin mới.
mới.

THU NHẬP (Lê Thị Minh Đức và cộng sự, 2022)

Tôi thấy các sản phẩm điện tử Tôi thấy các sản phẩm
tiêu dùng phù hợp với số tiền giày dép phù hợp với số
tích lũy tiền tôi tích lũy.

Thu nhập của tôi đủ khả


Thu nhập của tôi có đủ khả
năng để mua các sản
năng để mua các sản phẩm
phẩm giày dép trên các
điện tử tiêu dùng
nền tảng trực tuyến.

Mức thu nhập của tôi


Mức thu nhập của tôi càng cao càng cao thì sức mua các
thì sức mua các sản phẩm điện sản phẩm giày dép trên
tử tiêu dùng của tôi càng cao. các nền tảng trực tuyến
của tôi càng cao.

Ý ĐỊNH MUA HÀNG (Lê Thị Minh Đức và cộng sự, 2022)

Tôi có ý định mua sắm


Tôi có ý định tham gia mua sắm giày dép trên các nền
trực tuyến trong tương lai gần. tảng trực tuyến trong
tương lai gần.

Tôi dự đoán tôi sẽ thực


Tôi dự đoán tôi sẽ thực hiện
hiện mua sắm giày dép
mua sắm trực tuyến trong vài
trên các nền tảng trực
tháng tới.
tuyến trong vài tháng
tới.
Tôi sẽ giới thiệu gia
Tôi sẽ giới thiệu gia đình, bạn
đình, bạn bè về việc
bè về việc tham gia mua sắm
tham gia mua sắm giày
trực tuyến.
dép trên các nền tảng
trực tuyến.
Tất cả các yếu tố được đo bằng thang đo Likert năm điểm từ “Hoàn toàn không đồng ý”
(1) đến “Hoàn toàn đồng ý” (5). Thang đo Likert được phát triển bởi Rensis (1932) và
được nhiều học giả sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu khảo sát. Thang đo Likert có ưu
điểm là đơn giản và dễ sử dụng. Hơn nữa, dữ liệu được thực hiện bởi thang đo được đánh
giá cao

3
Chương 2. Cơ sở lý

(Neuman, 2000). Vì vậy, bảng câu hỏi sẽ được áp dụng thang đo Likert năm điểm để thực
hiện khảo sát.
 1 – Hoàn toàn không đồng ý
 2 – Không đồng ý
 3 – Trung lập
 4 – Đồng ý
 5 – Không đồng ý
Tóm tắt chương 2: Các khái niệm liên quan về mua sắm trực tuyến, thương mại điện tử
và các lý thuyết nền tảng được sử dụng trong nghiên cứu đề được trình bày trong chương
2 này. Tiếp theo đó là phần tóm tắt các nghiên cứu liên quan đi trước và kế thừ a các yếu
tố phù hợp với nghiên cứu hiện hành nhằm hình thành nên mô hình nghiên cứu và đưa ra
các giả thuyết nghiên cứu liên quan. Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả với 8 yếu tố
có ảnh hưởng đến Ý định mua sắm giày dép trên các nền tảng trực tuyến của người tiêu
dùng bao gồm (1) Nỗ lực mong đợi, (2) Ảnh hưởng của xã hội, (3) Sự lo âu, (4) Khuyến
mại, (5) Năng lực kinh doanh, (6) Hiệu quả mong đợi, (7) Tính đổi mới của cá nhân, (8)
Thu nhập.

3
Chương 3. Phương pháp nghiên

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Chương này tập trung giới thiệu quy trình nghiên cứu, nghiên cứu sơ bộ, đồng thời, trình
bày các bước chuẩn bị cho nghiên cứu như thiết kế mẫu, thiết kế bảng câu hỏi, quy trình
phân tích dữ liệu, các tiêu chí đánh giá trong phân tích dữ liệu, kiểm định thang đo, kiểm
định mô hình và giả thuyết nghiên cứu

3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Dựa theo Nguyễn Đình Thọ (2011), quy trình nghiên cứu sẽ thực hiện theo 7 bước có
trình tự như sau:

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu


Nguồn: Nguyễn Đình Thọ (2011)
Bước 1: Xác định mục tiêu của nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định mua hàng của
khách hàng về sản phẩm giày dép trên các nền tảng mua sắm trực tuyến. Mục tiêu của
nghiên cứu gồm có xác định những yếu tố nào tác động đến ý định mua hàng của khách
hàng về sản phẩm giày dép trên các nền tảng mua sắm trực tuyến, đo lường mức độ ảnh

3
Chương 3. Phương pháp nghiên

hưởng của các yếu tố lên ý định mua hàng của khách hàng và đưa ra các hàm ý quản trị có
liên quan.
Bước 2: Xây dựng cơ sở lý thuyết với các khái niệm và lý thuyết nền tảng, các nghiên
cứu đi trước về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng trên các nền tảng mua sắm
trực tuyến được thu thập và tổng hợp trong bối cảnh đặt ra của đề tài nghiên cứu.
Bước 3: Dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu tham khảo, mô hình nghiên cứu của
đề tài được xây dựng thông qua việc kế thừa các nhân tố phù hợp từ các nghiên cứu trước
đó, 8 giả thuyết được hình thành. Thang đo được kế thừa từ các nghiên cứu của các tác
giả:
C.K. Dewi và cộng sự (2019), Lê Hoàng Việt Phương (2020) và Lê Thị Minh Đức (2022)
với những hiệu chỉnh phù hợp được thực hiện ở bước tiếp theo.
Bước 4: Tiến hành điều chỉnh các thang đo được kế thừa đã nêu ở bước trên thông qua
quá trình phỏng vấn trực tiếp chuyên gia để nhận được sự góp ý. Các ý kiến của chuyên
gia sau khi phỏng vấn được tổng hợp, sau đó thang đo được chỉnh sửa cho hoàn thiện hơn
để thiết kế bảng câu hỏi chính thức cho nghiên cứu.
Bước 5: Bảng câu hỏi chính thức được sử dụng để khảo sát các đối tượng khách hàng đã
từng và đang mua giày dép trên các nền tảng mua sắm trực tuyến thông qua khảo sát trực
tiếp/trực tuyến.
Bước 6: Dữ liệu sau khi thu thập được làm sạch và phân tích bằng các kỹ thuật đánh giá
độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan Pearson
và phân tích hồi quy.
Bước 7: Diễn dịch các kết quả thu được sau quá trình phân tích, từ đó đưa ra kết luận và
đề xuất các kiến nghị phù hợp.

3.2 THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

Cấu trúc bảng câu hỏi trong nghiên cứu này được phát triển từ các tài liệu đi trước để đảm
bảo tính hợp lệ, bao gồm 9 yếu tố sau: (1) Nỗ lực mong đợi, (2) Ảnh hưởng của xã hội,
(3) Sự lo âu, (4) Khuyến mại, (5) Năng lực kinh doanh, (6) Hiệu quả mong đợi, (7) Tính
đổi mới của cá nhân, (8) Thu nhập và (9) Ý định mua hàng.
Bảng câu hỏi khảo sát gồm 3 phần:
 Phần 1: Thông tin chung – Gồm những câu hỏi sàng lọc và thống kê một số tiêu
chí để lựa chọn khách hàng đã từng và đang có ý định mua sản phẩm giày dép trên
các nền tảng mua sắm trực tuyến
 Phần 2: Nội dung khảo sát – Gồm những câu hỏi cụ thể (34 câu hỏi) để kiểm tra
tầm quan trọng của các yếu tố liên quan đến (1) Nỗ lực mong đợi, (2) Ảnh hưởng
của xã hội, (3) Sự lo âu, (4) Khuyến mại, (5) Năng lực kinh doanh, (6) Hiệu quả
mong đợi, (7) Tính đổi mới của cá nhân, (8) Thu nhập đối với ý định mua sắm giày
dép trên các nền tảng mua sắm trực tuyến. Mỗi câu hỏi được đo lường dựa trên
thang đo Likert gồm 5 điểm (mức độ từ 1 – Hoàn toàn không đồng ý đến 5 – Hoàn
toàn đồng ý).
3
Chương 3. Phương pháp nghiên

 Phần 3: Thông tin cá nhân – Gồm những câu hỏi để thu thập thông tin cá nhân
của đáp viên: Giới tính, Độ tuổi, Trình độ học vấn, Nghề nghiệp, Thu nhập, Tần
suất sử dụng nền tảng trực tuyến để mua sắm giày dép.
Các biến và thang đo tương ứng được dùng cho nghiên cứu của tác giả được trình bày
trong Bảng 3.1.
Bảng 3.1 Các biến và loại thang đo tương ứng được dùng trong nghiên cứu

STT Biến Thang đo

1 Giới tính Định thanh

2 Độ tuổi Thứ tự

3 Trình độ học vấn Thứ tự

4 Nghề nghiệp Thứ tự

5 Thu nhập Thứ tự

6 Tần suất sử dụng nền tảng trực tuyến để mua giày dép Thứ tự

7 Nền tảng trực tuyến hài lòng nhất Định danh

Likert 5 mức độ
Nỗ lực mong đợi, Ảnh hưởng của xã hội, Sự lo âu, Khuyến
8 mại, Năng lực kinh doanh, Hiệu quả mong đợi, Tính đổi mới (1 – Hoàn toàn không
của cá nhân, Thu nhập, Ý định mua hàng đồng ý đến 5 – Hoàn
toàn đồng ý)

3.3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH SƠ BỘ

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích kiểm định mối quan hệ giữa các khái
niệm thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng. Trước hết, để thang đo phù hợp với
bối cảnh thực hiện cũng như để đảm bảo sự rõ ràng của các phát biểu, nghiên cứu tiến
hành nghiên cứu sơ bộ định tính. Sau đó mới thực hiện nghiên cứu chính thức để kiểm
định mối quan hệ giữa các khái niệm. Mục đích nghiên cứu sơ bộ là giúp nhận diện những
vấn đề trong thang đo kế thừa, từ đó bổ sung và hoàn thiện thang đo cũng như bảng câu
hỏi trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu định tính sơ bộ được thực hiện bằng cách thực hiện xây dựng bảng câu hỏi
định tính và tiến hành phỏng vấn sâu được thực hiện với 7 đáp viên là những người có
kinh nghiệm trong việc mua sắm các sản phẩm giày dép trên các nền tảng mua sắm trực
tuyến.

3
Chương 3. Phương pháp nghiên

Bảng 3.2 Thông tin đáp viên tham gia phỏng vấn định tính sơ bộ

Nền tảng trực tuyến đã sử


STT Họ và tên Nghề nghiệp
dụng

1 Nguyễn Thị Kim Xuyến Sinh viên Shopee; Tik Tok

Shopee; Facebook; Tik Tok;


2 Phạm Như Ý Sinh viên
Instagram

3 Vĩnh Hưng Sinh viên Shopee

4 Vương Thanh Duyên Sinh viên Shopee

Trang web của cửa hàng giày


5 Lê Cao Bình Sinh viên
dép

Nhân viên văn Shopee; Lazada; Tiki; Tik Tok;


6 Nguyễn Tiến Đức
phòng Instagram

Nhân viên văn


7 Võ Hoàng Nhi Shopee
phòng

Bảng khảo sát sơ bộ định tính sử dụng phỏng vấn chuyên gia sẽ được trình bày tại Phụ lục
A. Dựa vào kết quả phỏng vấn được dùng, thang đo đã được hiệu chỉnh về câu từ, cách
diễn đạt và cấu trúc câu hỏi sao cho câu được trình bày một cách rõ nghĩa nhất. Kết quả
nghiên cứu định tính sơ bộ được trình bày tại Phụ lục C.

3.4 THANG ĐO CHÍNH THỨC

Sau quá trình nghiên cứu định tính sơ bộ và hiệu chỉnh thang đo, thang đo chính thức dùng
cho nghiên cứu đã được hình thành và được trình bày trong Bảng 3.3.
Bảng 3.3 Thang đo chính thức sau khi đã được hiệu chỉnh

Thang đo chính
Mã hóa Thang đo gốc Thang đo đề xuất
thức

NỖ LỰC MONG ĐỢI (NLMĐ)

Sự tương tac cua tôi


My interaction with online vơ i cac nền ́tang ̉ mua Giao diện của nền
́ ́ ̉
NLMĐ1 shopping channels would be sắm trưc̣ tuyến rất ro tảng trực tuyến X rõ
clear. raǹ g. ràng

3
Chương 3. Phương pháp nghiên

Sự tương tác của tôi


My interaction with online Giao diện của nền
vớ i cać nền tan̉ g mua
NLMĐ2 shopping channels would be tảng trực tuyến X dễ
sắm trưc̣ tuyến rất dễ
understandable. hiểu. hiểu

Nền tảng trực tuyến


Tôi dễ dàng trở nên
It would be easy for me to X giúp tôi trở nên
thaǹ h thaọ trong viêc̣
NLMĐ3 become skillful at using thành thạo trong
sử duṇ g các nền tảng
online shopping channels. việc mua sắm giày
mua sắm trưc̣tuyến.
dép

Tôi tìm kiếm sản


Tôi thấy các nền tảng
I find online shopping phẩm giày dép trên
NLMĐ4 mua sắm trưc̣ tuyến
channels easy to use. rất dễ sử dung. nền tảng trực tuyến
X rất dễ dàng.

Tôi dễ dàng học


Đối vớ i tôi, hoc̣
Learning to operate online cách sử dụng nền
cá ch sử duṇ g các nền
NLMĐ5 shopping channels is easy tảng trực tuyến X
tảng mua sắm trưc̣
for me. trong việc mua sắm
tuyến rất dễ daǹ g.
giày dép.

ẢNH HƯỞNG CỦA XÃ HỘI (AHXH)

Những người ảnh


Những người có tầm
People who influence my hưởng đến hành vi
ảnh hưởng nghĩ rằng
behavior think that I should của tôi cho rằng tôi
AHXH6 tôi nên sử dụng các
use the online shopping nên sử dụng nền
nền tảng trực tuyến
channels. tảng trực tuyến X
khi mua sắm giày
khi mua giày dép.
dép.
Những người quan
Gia đình nghĩ rằng tôi
People who are important to trọng với tôi cho
nên sử dụng các nền
AHXH7 me think that I should use rằng tôi nên sử dụng
tảng trực tuyến khi
the online shopping nền tảng trực tuyến
mua sắm giày dép.
channels. X khi mua giày dép.

Ý kiến từ bạn bè và Những người thân


đồng nghiệp của tôi thiết với tôi có ích
People very close to me
có hữu ích trong việc khi tôi tham khảo
AHXH8 have been helpful in the use
tôi sử dụng các nền mua giày dép trên
of online shopping channels.
tảng trực tuyến khi nền tảng trực tuyến
mua sắm giày dép. X.

3
Chương 3. Phương pháp nghiên

Nhìn chung, những Nhìn chung, những


In general, people very close người rất thân thiết người rất thân thiết
to me supported the use of với tôi đều ủng hộ với tôi đều ủng hộ
AHXH9
the online shopping việc sử dụng các nền việc sử dụng nền
channels. tảng trực tuyến khi tảng trực tuyến X
mua sắm giày dép. khi mua giày dép.

SỰ LO ÂU (SLA)

Tôi cảm thấy e ngại Tôi cảm thấy e ngại


I feel apprehensive about
khi mua giày dép qua khi mua giày dép
SLA10 making a purchase through
các nền tảng trực trên nền tảng trực
online shopping channels.
tuyến. tuyến X.

Tôi sợ hãi khi nghĩ Tôi lo sợ thông tin


It scares me to think that I
rằng thông tin cá cá nhân có thể bị
could lose my personal
nhân bị đánh mất khi đánh cắp khi sử
SLA11 information using online
sử dụng các nền tảng dụng nền tảng trực
shopping channels for
trực tuyến để mua tuyến X để mua
shopping.
sắm giày dép. giày dép.

Tôi sợ hãi khi nghĩ


Tôi lo sợ thông tin
It scares me to think that I rằng thông tin tín
thẻ tín dụng của
could lose my dụng của mình bị
mình có thể bị đánh
SLA12 banking/credit card đánh mất khi sử dụng
cắp khi sử dụng nền
information using the online các nền tảng trực
tảng trực tuyến X để
shopping channels for tuyến để mua sắm
mua giày dép.
shopping. giày dép.

Khi mua giày dép, tôi Tôi do dự sử dụng


I hesitate to use the online do dự sử dụng các nền tảng trực tuyến
shopping channels for fear nền tảng trực tuyến vì X khi mua giày dép
SLA13
of making costly mistakes I sợ mắc phải những vì sợ mắc phải
cannot correct. sai lầm tốn kém mà những sai lầm
tôi không thể sửa không thể sửa chữa.
chữa.
KHUYẾN MẠI (KM)

Các nền tảng mua Nền tảng trực tuyến


Trang web cung cấp thông
sắm trực tuyến cung X cung cấp thông
KM14 tin khuyến mại chi tiết và
cấp thông tin khuyến tin khuyến mại chi
kịp thời.
mại chi tiết và kịp tiết và nhanh
thời. chóng.

3
Chương 3. Phương pháp nghiên

Các chương trình


Các chương trình
Các chương trình khuyến khuyến mại được tổ
khuyến mại được tổ
mại được tổ chức thường chức thường xuyên
KM15 chức thường xuyên
xuyên khi mua sắm trực khi mua giày dép
khi mua sắm giày dép
tuyến. trên nền tảng trực
trực tuyến.
tuyến X.

Tôi nhận được


Tôi nhận được nhiều
Tôi nhận được nhiều chương nhiều chương trình
chương trình ưu đãi
KM16 trình ưu đãi hấp dẫn khi mua ưu đãi hấp dẫn khi
hấp dẫn khi mua sắm
sắm trực tuyến mua giày dép trên
giày dép trực tuyến.
nền tảng trực tuyến
X.
NĂNG LỰC KINH DOANH (NLKD)

Các nền tảng mua


Nền tảng trực tuyến
sắm trực tuyến
Lazada regularly updates X thường xuyên cập
NLKD17 thường xuyên cập
new products. nhật các sản phẩm
nhật các sản phẩm
giày dép mới.
giày dép mới.

Ý tưởng quảng cáo


Ý tưởng quảng cáo
Advertising idea of business giaỳ deṕ của cać nhà của hãng giày dép
NLKD18 bán lẻ là duy nhất và trên nền tảng trực
is unique and creative.
sáng tạo. tuyến X là độc nhất
và sáng tạo

Người bán hàng trực


tuyến và các nền tảng Nền tảng trực tuyến
Comply with the delivery
NLKD19 mua sắm trực tuyến X tuân thủ quy trình
process and schedule.
tuân thủ theo quy và tiến độ giao
trình và tiến độ giao hàng.
hàng.
Người bán hàng trực
tuyến và các nền tảng Nền tảng trực tuyến
There are appropriate
mua sắm trực trực X đưa ra những giải
NLKD20 solutions when problems
tuyến có những giải pháp phù hợp khi có
happen.
pháp phù hợp khi có vấn đề xảy ra.
vấn đề xảy ra.

HIỆU QUẢ MONG ĐỢI (HQMĐ)

3
Chương 3. Phương pháp nghiên

Tôi nhận thấy các nền Tôi nhận thấy nền


I find online shopping
tảng mua sắm trực tảng trực tuyến X
HQMĐ21 channels useful for shopping
tuyến rất hữu ích khi rất hữu ích khi mua
tasks.
mua giày dép. giày dép.

Việc sử dụng các nền Sử dụng nền tảng


Using online shopping
tảng trực tuyến khiến trực tuyến X khiến
channels enables me to
HQMĐ22 cho việc mua sắm cho việc mua giày
accomplish shopping tasks
giày dép của tôi hoàn dép của tôi hoàn
more quickly.
thành nhanh hơn. thành nhanh chóng.

Using online shopping Việc sử dụng nền


Việc sử dụng các nền
channels increases my tảng trực tuyến X
tảng trực tuyến làm
HQMĐ23 productivity in làm tăng hiệu quả
tăng hiệu quả mua
accomplishing shopping mua sắm giày dép
sắm giày dép của tôi.
tasks. của tôi.

Nếu tôi sử dụng các Nếu sử dụng nền


If I use online shopping nền tảng trực tuyến tảng trực tuyến X
channels, I will increase my khi mua giày dép, cơ khi mua giày dép,
HQMĐ24
chances of getting better hội nhận được các tôi sẽ nhận được
deals. giao dịch tốt hơn sẽ nhiều giao dịch tốt
tăng lên. hơn.

TÍNH ĐỔI MỚI CỦA CÁ NHÂN (TĐM)

If I heard about new Nếu tôi nghe nói về Nếu tôi nghe nói về
information technology, I nền tảng mua sắm công nghệ mới, tôi
TĐM25
would look for ways to trực tuyến mới, tôi sẽ sẽ tìm cách dùng
experiment with it. tìm cách dùng thử nó. thử nó.

Trong số các bạn


Trong số những
Among my peers, I am đồng trang lứa của
người đồng trang
usually the first to try out tôi, tôi thường là
TĐM26 lứa, tôi thường là
new information người đầu tiên dùng
người đầu tiên dùng
technologies. thử nền tảng mua sắm
thử công nghệ mới.
trực tuyến mới.

Nói chung, tôi do dự


In general, I am hesitant to Nói chung, tôi do
khi sử dụng nền tảng
TĐM27 try out new information dự khi sử dụng công
mua sắm trực tuyến
technology. nghệ mới
mới.

3
Chương 3. Phương pháp nghiên

Tôi thích dùng thử


I like to experiment with new Tôi thích dùng thử
TĐM28 nền tảng mua sắm
information technologies. công nghệ mới.
trực tuyến mới.

THU NHẬP (TN)

Tôi thấy các sản


Tôi thấy các sản phẩm điện Tôi thấy các sản phẩm giày dép trên
TN29 tử tiêu dùng phù hợp với số phẩm giày dép phù nền tảng trực tuyến
tiền tích lũy hợp với số tiền tôi X có giá phù hợp
tích lũy. với túi tiền của tôi.

Thu nhập của tôi đủ Thu nhập của tôi đủ


Thu nhập của tôi có đủ khả khả năng để mua các khả năng để mua
TN30 năng để mua các sản phẩm sản phẩm giày dép các sản phẩm giày
điện tử tiêu dùng trên các nền tảng trực dép trên nền tảng
tuyến. trực tuyến X.

Mức thu nhập của tôi


Nếu thu nhập của
Mức thu nhập của tôi càng càng cao thì sức mua
tôi càng cao thì tôi
cao thì sức mua các sản các sản phẩm giày
TN31 sẽ mua nhiều giày
phẩm điện tử tiêu dùng của dép trên các nền tảng
dép hơn trên nền
tôi càng cao. trực tuyến của tôi
tảng trực tuyến X.
càng cao.

Ý ĐỊNH MUA HÀNG (YĐMH)

Tôi có ý định mua


Tôi có ý định mua
Tôi có ý định tham gia mua sắm giày dép trên
sắm giày dép trên các
YĐMH32 sắm trực tuyến trong tương nền tảng trực tuyến
nền tảng trực tuyến
lai gần. X trong tương lai
trong tương lai gần.
gần.

Tôi dự đoán tôi sẽ Tôi dự đoán tôi sẽ


Tôi dự đoán tôi sẽ thực hiện thực hiện mua sắm mua sắm giày dép
YĐMH33 mua sắm trực tuyến trong giày dép trên các nền trên nền tảng trực
vài tháng tới. tảng trực tuyến trong tuyến X trong vài
vài tháng tới. tháng tới.

Tôi sẽ giới thiệu gia đình, Tôi sẽ giới thiệu gia Tôi sẽ giới thiệu gia
YĐMH34 bạn bè về việc tham gia mua đình, bạn bè về việc đình, bạn bè về việc
sắm trực tuyến. tham gia mua sắm mua giày dép trên

3
Chương 3. Phương pháp nghiên

giày dép trên các nền nền tảng trực tuyến


tảng trực tuyến. X.

3.5 THIẾT KẾ MẪU

Theo Hair và cộng sự (1998) kích thước mẫu phải đủ lớn để phân tích nhân tố khám phá
EFA, theo đó, kích thước mẫu tối thiểu là gấp năm lần tổng số biến quan sát (m) 𝑛 = 5 ×
𝑚 và m là số lượng câu hỏi trong bài. Theo Tabacknick và Fidell (1996) cho rằng khi
phân tích hồi quy đa biến kích thước mẫu tối thiểu cần đạt được là n ≥ 50 + 8 × m
(m là số lượng nhân tố độc lập không phải số câu hỏi độc lập).
Bollen (1989), Hair và cộng sự (1998); Hulland và cộng sự, (1996) cho rằng cỡ mẫu bao
gồm 200 quan sát nên được tiến hành như một tiêu chuẩn để nghiên cứu. Tuy nhiên, Hair
và cộng sự, (2014) khuyến nghị rằng cỡ mẫu không có nguyên tắc rõ ràng và cỡ mẫu này
có thể tăng lên nếu có bất kỳ lỗi kỹ thuật nào trong mô hình nghiên cứu.
Để cho việc thu thập dữ liệu dễ dàng và đảm bảo kích thước cỡ mẫu đủ để áp dụng các
phương pháp phân tích dữ liệu, cỡ mẫu tối thiểu thỏa mãn hai công thức trên là 170 và tác
giả dự định thu thập ít nhất 200 mẫu để thực hiện nghiên cứu.

3.6 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU

3.6.1 Dữ liệu sơ cấp

Tác giả sử dụng bảng câu hỏi thông qua hình thức khảo sát trực tuyến và khảo sát trực tiếp
để thu thập dữ liệu sơ cấp và sử dụng dữ liệu này để có thể tiếp cận được các thông tin
liên quan đến vấn đề nghiên cứu (ý định mua hàng qua phát trực tiếp). Bảng câu hỏi sẽ
được gửi đến khách hàng từ tháng 4 năm 2023 dưới dạng Google Biểu mẫu và phát phiếu
khảo sát, sau đó sẽ ghi nhận kết quả vào trang tính trên Google. Bảng câu hỏi sẽ được gửi
qua nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo,… Cụ thể, tác giả đăng bài viết
trên trang cá nhân Facebook, Instagram, các hội nhóm trên Facebook như HCMUT K19,
Nhóm khảo sát chéo, Hội những người thích mua sắm online và nhờ người thân gửi cho
đồng nghiệp trong công ty qua tin nhắn Zalo. Về phát phiếu khảo sát, tác giả đến các tiệm
cà phê Phúc Long ở Phan Văn Trị, Six Coffee và Đông Du ở Làng đại học và The Coffee
House ở Trần Quang Khải phát trực tiếp cho khách hàng của tiệm.

3.6.2 Dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là thông tin được thu thập từ các nhà điều tra khác trong các tài liệu trước
đây, tạp chí khoa học và các bài báo liên quan đến mục tiêu và vấn đề nghiên cứu. Ví dụ,
dữ liệu thứ cấp trong dữ liệu này từ các nguồn Internet đáng tin cậy; các trang web của
công ty, các nguồn chính thức đã được thu thập và sử dụng làm tài liệu tham khảo. Do đó,
dữ liệu này sẽ thu thập dựa vào các tài liệu đi trước tìm kiếm được trên Internet.

3
Chương 3. Phương pháp nghiên

3.7 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Bước 1: Thu nhận bảng trả lời, tiến hành lọc thông tin, mã hóa các thông tin cần thiết trong
bảng trả lời, nhập dữ liệu và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 26.
Bước 2: Tiến hành thống kê mô tả dữ liệu thu thập được.
Bước 3: Tiến hành đánh giá độ tin cậy bằng phương pháp phân tích Cronbach’s Alpha
Bước 4: Phân tích thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA
Bước 5: Thực hiện phân tích tương quan Pearson
Bước 6: Thực hiện phân tích hồi quy tuyến tính

3.7.1 Lọc dữ liệu

Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), mục đích của việc làm sạch dữ liệu là phát hiện các sai
sót có thể xảy ra, đó là (1) các ô trống (missing data – không có dữ liệu trong ô) và (2) trả
lời không hợp lệ.
Các dữ liệu có thể bị trống do trong quá trình thu thập dữ liệu, người thực hiện khảo sát
quên đánh vào nội dung đó hoặc sai sót do người nhập liệu bỏ sót. Để xử lý sai sót này,
người thực hiện cần kiểm tra lại dữ liệu thu thập hoặc thực hiện thay thế các giá trị bị
thiếu thành giá trị trung bình của các câu trả lời cho biến quan sát đó.
Trả lời không hợp lệ là các câu trả lời có dữ liệu không nằm trong thang đo đã thiết kế.
Sai sót cho trả lời không hợp lệ chủ yếu là do sai sót trong quá trình nhập dữ liệu. Bên
cạnh đó, các phiếu khảo sát mà người thực hiện chỉ chọn một câu trả lời hoàn toàn giống
nhau cho tất cả các câu hỏi cũng là một trường hợp trả lời không hợp lệ cần lưu ý. Trong
trường hợp này, người thực hiện cần kiểm tra lại hoặc loại bỏ các câu trả lời thiếu tính
chính xác ra khỏi nghiên cứu.

3.7.2 Thống kê mô tả

Thống kê mô tả được thực hiện thông qua đo lường mức độ tập trung (measure of
centrality) như trung bình (mean), trung vị (median),… và mức độ phân tán (measure of
dispersion) như phương sai và độ lệch chuẩn (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Mẫu sau khi thu thập sẽ được tiến hành thống kê phân loại theo các tiêu chí: Giới tính,
Học vấn, Độ tuổi, Trình độ học vấn, Nghề nghiệp, Thu nhập, Tần suất sử dụng nền tảng
trực tuyến để mua giày dép và Nền tảng trực tuyến hài lòng nhất để chỉ ra được cái nhìn
tổng quát nhất về mẫu nghiên cứu.

3.7.3 Đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Đánh giá hê số tin cậy Cronbach’s Alpha phản ánh mối tương quan chặt chẽ giữa các biến
quan sát trong cùng một nhân tố. Nó thể hiện trong các biến quan sát của một nhân tố,
biến nào góp phần đo lường khái niệm nhân tố, biến nào thì không. Tuy nhiên, hệ số

4
Chương 3. Phương pháp nghiên
Cronbach’s

4
Chương 3. Phương pháp nghiên

Alpha chỉ đo lường độ tin cậy của thang đo (bao gồm từ 3 biến quan sát trở lên) chứ
không tính được độ tin cậy cho từng biến quan sát (Thọ, 2011). Bên cạnh đó, phương
pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha được dùng trước khi phân tích nhân tố khám phá
EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn
Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Về lý thuyết, hệ số này càng cao càng tốt
(thang đo càng có độ tin cậy cao). Tuy nhiên điều này không hoàn toàn chính xác. Hệ số
Cronbach’s Alpha quá lớn (khoảng từ 0.95 trở lên) sẽ xảy ra hiện tượng trùng lắp trong
thang đo (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) thì Cronbach’s Alpha từ 0.8 đến
gần bằng 1: thang đo lường rất tốt. Từ 0.7 đến gần bằng 0.8: thang đo lường sử dụng tốt.
Từ 0.6 trở lên: thang đo lường đủ điều kiện. Ngoài ra, hệ số tương quan biến – tổng
(corrected item–total correlation) phải lớn hơn 0.3. Các biến có hệ số tương quan biến –
tổng nhỏ hơn 0.3 được xem là biến rác và bị loại khỏi thang đo (Nunnally và Burnstein,
1994). Dựa theo thông tin trên, nghiên cứu thực hiện đánh giá thang đo dựa theo tiêu chí:
Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ hơn 0.3 (đây là những biến
không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo và nhiều nghiên cứu trước đây
đã sử dụng tiêu chí này). Chọn thang đo có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0.6 (các khái niệm
trong nghiên cứu này là tương đối mới đối với đối tượng nghiên cứu khi tham gia trả lời).
Bảng 3.4 Ý nghĩa của giá trị Cronbach’s Alpha

Giá trị Cronbach’s Alpha Ý nghĩa

< 0.6 Thang đo không phù hợp

0.6 – 0.7 Chấp nhận được nghiên cứu mới

0.7 – 0.8 Thang ổn định

0.8 – 0.9 Thang đo tốt

> 0.9 Thang đo rất tốt

3.7.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích khám phá nhân tố (EFA) là một bước quan trọng trong phân tích định lượng
bằng SPSS. Phân tích nhân tố khám phá, gọi tắt là EFA, dùng để rút gọn một tập hợp k
biến quan sát thành một tập F (với F < k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Với kiểm định độ
tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha, nó đánh giá mối quan hệ giữa các biến trong cùng
một nhóm, cùng một nhân tố, chứ không xem xét mối quan hệ giữa tất cả các biến quan
sát ở các nhân tố khác. Trong khi đó, EFA xem xét mối quan hệ giữa các biến ở tất cả các
nhóm (các nhân tố) khác nhau nhằm phát hiện ra những biến quan sát tải lên nhiều nhân
tố hoặc các biến quan sát bị phân sai nhân tố từ ban đầu. Điều kiện cần để áp dụng phân
tích nhân tố là các biến quan sát phản ánh những khía cạnh khác nhau của cùng một nhân
tố phải có mối tương
4
Chương 3. Phương pháp nghiên

quan với nhau. Do đó, nếu kiểm định cho thấy không có ý nghĩa thống kê thì không nên
áp dụng phân tích nhân tố cho các biến đang xem xét.
Các tiêu chí trong phân tích EFA:
 Hệ số KMO (Kaiser–Meyer–Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của
phân tích nhân tố. Trị số của KMO phải đạt giá trị 0.5 trở lên (0.5 ≤ KMO ≤ 1) là
điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp. Nếu trị số này nhỏ hơn 0.5, thì phân
tích nhân tố có khả năng không thích hợp với tập dữ liệu nghiên cứu.
 Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) dùng để xem xét các biến quan sát
trong nhân tố có tương quan với nhau hay không. Kiểm định Bartlett có ý nghĩa
thống kê (sig Bartlett’s Test < 0.05), chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với
nhau trong nhân tố.
 Trị số Eigenvalue là một tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng nhân tố
trong phân tích EFA. Với tiêu chí này, chỉ có những nhân tố nào có Eigenvalue ≥ 1
mới được giữ lại trong mô hình phân tích.
 Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) ≥ 50% cho thấy mô hình EFA là
phù hợp. Coi biến thiên là 100% thì trị số này thể hiện các nhân tố được trích cô
đọng được bao nhiêu % và bị thất thoát bao nhiêu % của các biến quan sát.
 Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) hay còn gọi là trọng số nhân tố, giá trị này biểu
thị mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát với nhân tố. Hệ số tải nhân tố càng
cao, nghĩa là tương quan giữa biến quan sát đó với nhân tố càng lớn và ngược lại.
Theo Hair và cộng sự (2010), Multivariate Data Analysis hệ số tải từ 0.5 là biến
quan sát đạt chất lượng tốt, tối thiểu nên là 0.3.
- Factor Loading ở mức ± 0.3: Điều kiện tối thiểu để biến quan sát được giữ lại.
- Factor Loading ở mức ± 0.5: Biến quan sát có ý nghĩa thống kê tốt.
- Factor Loading ở mức ± 0.7: Biến quan sát có ý nghĩa thống kê rất tốt.

3.7.5 Phân tích tương quan Pearson

Mục đích chạy tương quan Pearson nhằm kiểm tra mối tương quan tuyến tính chặt chẽ
giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập và sớm nhận diện vấn đề đa cộng tuyến khi các
biến độc lập cũng có tương quan mạnh với nhau.
Tương quan tuyến tính giữa hai biến là mối tương quan mà khi biểu diễn giá trị quan sát
của hai biến trên mặt phẳng Oxy, các điểm dữ liệu có xu hướng tạo thành một đường
thẳng. Theo Gayen (1951), trong thống kê, các nhà nghiên cứu sử dụng hệ số tương quan
Pearson (ký hiệu r) để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến
định lượng. Nếu một trong hai hoặc cả hai biến không phải là biến định lượng (biến định
tính, biến nhị phân,…) thì sẽ không thực hiện phân tích tương quan Pearson cho các biến
này.
Hệ số tương quan Pearson r có giá trị dao động từ –1 đến 1:

4
Chương 3. Phương pháp nghiên

Bảng 3.5 Giá trị của hệ số tương quan Pearson r

Giá trị Giải thích

Tương quan tuyến tính càng mạnh, càng chặt chẽ.


r càng tiến về –1 hoặc 1
Tiến về 1 là tương quan dương, tiến về –1 là tương quan âm.

r càng tiến về 0 Tương quan tuyến tính càng yếu.

Tương quan tuyến tính tuyệt đối.


r=1 Khi biểu diễn trên đồ thị phân tán Scatte, các điểm biểu diễn
sẽ nhập lại thành 1 đường thẳng.

Không có mối tương quan tuyến tính.


r=0 Có 2 tình huống xảy ra: (1) không có một mối liên hệ nào
giữa 2 biến; (2) giữa chúng có mối liên hệ phi tuyến.

Andy Field (2009) cho rằng mặc dù có thể đánh giá mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến
qua hệ số tương quan Pearson, nhưng cần phải thực hiện kiểm định giả thuyết hệ số tương
quan này có ý nghĩa thống kê hay không. Kết quả kiểm định nếu sig kiểm định nhỏ hơn
0.05, cặp biến có tương quan tuyến tính với nhau; nếu sig lớn hơn 0.05, cặp biến không có
tương quan tuyến tính (giả định lấy mức ý nghĩa 5% = 0.05).
Khi đã xác định hai biến có mối tương quan tuyến tính (sig nhỏ hơn 0.05), chúng ta sẽ xét
đến độ mạnh/yếu của mối tương quan này thông qua trị tuyệt đối của r. Theo Andy Field
(2009):
 |r| < 0.1: mối tương quan rất yếu
 |r| < 0.3: mối tương quan yếu
 |r| < 0.5: mối tương quan trung bình
 |r| ≥ 0.5: mối tương quan mạnh

3.7.6 Phân tích hồi quy tuyến tính

Sau khi hệ số tương quan được phân tích để khẳng định rằng có mối quan hệ tuyến tính
giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Phân tích hồi quy tuyến tính nhằm kiểm định mức độ
tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc.
Nghiên cứu mong muốn kiểm định giả thuyết và mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc là
Ý định mua sắm giày dép trên các nền tảng trực tuyến của khách hàng với 8 biến độc lập
bao gồm: Nỗ lực mong đợi, Ảnh hưởng của xã hội, Sự lo âu, Khuyến mại, Năng lực kinh
doanh, Hiệu quả mong đợi, Tính đổi mới của cá nhân và Thu nhập.
Từ mục tiêu của nghiên cứu, sẽ áp dụng mô hình hồi quy bội MLR (Multiple Linear
Regression) để biểu biễn mối quan hệ giữa hai hay nhiều biến độc lập với một biến phụ

4
Chương 3. Phương pháp nghiên

thuộc định lượng. Hệ số xác định R 2 được dùng để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình.
Kiểm định F được sử dụng để kiểm định giả thuyết về mức độ phù hợp của mô hình tổng
thể (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Trong mô hình MLR, vì có nhiều biến độc lập nên dùng hệ số xác định điều chỉnh 𝑅2 để
𝑎
thay cho R2 khi so sánh các mô hình với nhau. Hệ số 𝑅2 giúp điều chỉnh mức đồ phù hợp
𝑎
của mô hình: nghĩa là kiểm tra mô hình có nhiều biến phụ thuộc nhưng thực sự trong đó
có một số biến không giúp nhiều cho việc giải thích biến thiên của Y (Nguyễn Đình
Thọ,
2011).
Trong mô hình hồi quy bội MLR, có thêm giả định đó là các biến độc lập không có tương
quan hoàn toàn với nhau. Vì vậy, khi ước lượng mô hình hồi quy bội, phải kiểm tra giả
định này thông qua kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến (multicollinearity). Đa cộng tuyến
là hiện tượng trong đó các biến độc lập có quan hệ với nhau. Để kiểm tra hiện tượng đa
cộng tuyến, chỉ số thường dùng là hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation
Factor). Nếu VIF của một biến độc lập >10 thì biến này hầu như không có giá trị giải
thích biến thiên của Y trong mô hình MLR (Hair và cộng sự, 2016 dẫn theo Nguyễn Đình
Thọ, 2011). Tuy nhiên, trong thực tế, nếu VIF > 2 thì cần cẩn thận trong diễn giải các
trọng số hồi qui. Đôi khi, cần phải xem xét các hệ số tương quan (Pearson, từng phần) của
biến đó với biến phụ thuộc Y để có thể so sánh chúng với trọng số hồi quy.
Tóm tắt chương 3: Quy trình thực hiện nghiên cứu, thiết kết thang đo, nghiên cứu định
tính sơ bộ, thiết kế mẫu, thiết kế bảng câ u hỏi và các phương pháp phâ n tích dữ liệu phù
hợp cho đề tài nghiên cứu của tác giả đều đã được trình bày. Bên cạnh đó, các phương
pháp xử lý dữ liệu trong nghiên cứu, gồm thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của thang
đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phâ n tích nhâ n tố khám phá EFA (dựa trên các tiêu
chuẩn kiểm định Bartlett, hệ số KMO, Tổng phương sai trích, Trị số Eigenvalue, Hệ số
tải nhâ n tố), phâ n tích tương quan Pearson và phân tích hồi quy tuyến tính cũng được
nêu ra trong chương này.

4
Chương 4. Kết quả nghiên

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Trong chương này, tác giả sẽ trình bày về việc phâ n tích số liệu thu thập được theo những
phương pháp thống kê và phâ n tích đã được đề cập ở Chương 3. Phương pháp nghiên cứu.
Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng bao gồm thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy
Cronbach’s Alpha của từ ng thang đo, kiểm định độ giá trị hội tụ và độ giá trị phâ n biệt
thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA, phâ n tích tương quan Pearson và hồi quy đa
biến. Tiếp theo đó, nội dung của chương sẽ thảo luận và phâ n tích kết quả nghiên cứu đạt
được.

4.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ

4.1.1 Quá trình thu thập dữ liệu

Tác giả thu thập dữ liệu thông qua hai hình thức khảo sát chính: trực tuyến bằng bảng
khảo sát được tạo trên Google Biểu mẫu và trực tiếp phát phiếu khảo sát tới các đáp viên.
Qua đó, tác giả đã thu thập được 297 câu trả lời, trong đó, 70 câu trả lời từ phiếu khảo sát
trực tiếp và 227 câu trả lời từ bảng khảo sát trực tuyến. Tác giả tiếp tục tiến hành lọc
những câu trả lời không đáp ứng được điều kiện đáp viên, có 67 câu trả lời không đạt yêu
cầu bao gồm những phiếu chỉ chọn duy nhất một mức độ, các đáp viên trả lời hai nền tảng
hài lòng nhất và chọn sai đáp viên để khảo sát. Từ đó, 230 câu trả lời hợp lệ đã được đưa
vào phân tích, đạt được cỡ mẫu tối thiểu mà tác giả đã đề cập ở Chương 3.

4.1.2 Thống kê mô tả mẫu

Giới tính của các đối tượng thực hiện khảo sát được phân bố theo tỉ lệ giữa Nam và Nữ
lần lần lượt là 40.4% và 59.6%. Sự chênh lệch giữa các đáp viên nam và đáp viên nữ có
thể thấy là gần khoảng 13% và con số này cũng không quá lớn.
Các đáp viên thuộc vào nhóm tuổi từ 18 – 24 chiếm tỉ lệ cao nhất trong mẫu với 60%.
Những đáp viên thuộc nhóm trên 55 tuổi chiếm ít nhất trong mẫu với 1.3%. Tỉ lệ các đáp
viên thuộc các nhóm tuổi còn lại lần lượt là nhóm dưới 15 tuổi chiếm 6.5%, độ tuổi từ 25
– 34 chiếm 11.7%, 35 – 44 tuổi chiếm 9.1% và nhóm cuối cùng, 45 – 54 chiếm 11.3%
trong
230 mẫu.
Trình độ học vấn có tỷ lệ cao nhất thuộc về Đại học với 70.9% số lượng đáp viên, tiếp
theo đó là 15.2% số lượng người thuộc trình độ Trung học phổ thông, 9.1% cho Trung
cấp/Cao đẳng, 3.9% cho Trung học cơ sở và cuối cùng là 0.9% thuộc về Cao học.
Trong 230 mẫu chính thức, số lượng người là Sinh viên chiếm tỉ lệ cao nhất với 49.1%,
xếp theo sau đó là Nhân viên văn phòng với 20%. 10.4% là tỷ lệ nhóm người làm Nghề tự
do (Freelancer), 10% cho Công nhân, 8.7% là Học sinh và 1.7% là những người không
làm các nhóm nghề nghiệp trên, cụ thể là Kỹ sư, Buôn bán.
230 mẫu khảo sát có số lượng đối tượng với thu nhập Dưới 5 triệu đồng chiếm tỉ lệ lớn

4
Chương 4. Kết quả nghiên
nhất với 44.3%. Bên cạnh đó, những đối tượng có thu nhập Từ 5 – dưới 10 triệu đồng
cũng là

4
Chương 4. Kết quả nghiên

nhóm có tỉ lệ lệ khá cao khi giữ 28.3%, tiếp theo đó, nhóm đối tượng có thu thập tư ̀ 10 –
dưới 15 triệu đồng chiếm 11.7%. Mẫu khảo sát cũng ghi nhận thêm được đối tượng có thu
nhập từ 15 – dưới 20 triệu đồng, tư ̀ 20 – 25 triệu đồng và 25 triệu đồng trở lên chiếm tỉ lệ
lần lượt là 7.4%, 3.9% và 4.3%.
Về tần suất sử dụng nền tảng trực tuyến để mua sắm giày dép, 230 mẫu khảo sát thu thập
được có tỉ lệ người mua giày dép nền tảng trực tuyến 3 tháng/1 lần cao nhất với 49.1%.
Tỷ lệ tần suất mua giày dép trên nền tảng trực tuyến 6 tháng/1 lần và 12 tháng/1 lần lần
lượt là 30.4% và 11.7%. Những đáp viên đánh vào mục Khác thì chiếm tỷ lệ thấp nhất với
8.7% và chủ yếu những người này đa phần khi nào có nhu cầu thì mới mua giày dép trên
nền tảng trực tuyến, đôi khi thì tùy theo cảm hứng.
Trong 230 câu trả lời tác giả thu thập được thì sàn thương mại điện tử Shopee được nhiều
người sử dụng và hài lòng nhất chiếm 53%, theo sau đó là Lazada với 10.4%. Các nền
tảng trực tuyến còn lại chiếm tỷ lệ lần lượt là Facebook và Trang web của cửa hàng
(8.3%), Tiki (7.8%), Instagram (7.4%) và cuối cùng là TikTok (4.8%).
Số liệu về thống kê mô tả mẫu được tác giả trình bày ở Bảng 4.1 và số liệu chi tiết sẽ được
thể hiện ở Phụ lục D – 1
Bảng 4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu chính thức (N = 230)

Đặc điểm Tần số Tỷ lệ phần trăm (%)

GIỚI TÍNH

Nam 93 40.4

Nữ 137 59.6

ĐỘ TUỔI

Dưới 18 tuổi 15 6.5

18 – 24 138 60

25 – 34 27 11.7

35 – 44 21 9.1

45 – 54 26 11.3

Trên 55 tuổi 3 1.3

NGHỀ NGHIỆP

4
Chương 4. Kết quả nghiên

Học sinh 20 8.7

Sinh viên 113 49.1

Nhân viên văn phòng 46 20.0

Công nhân 23 10.0

Nghề tự do (Freelancer) 24 10.4

Khác 4 1.7

TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN

Hết tiểu học 0 0

Trung học Cơ sở 9 3.9

Trung học Phổ thông 35 15.2

Trung cấp/Cao đẳng 21 9.1

Đại học 163 70.9

Cao học 2 0.9

THU NHẬP

Dưới 5 triệu 102 44.3

5 – dưới 10 triệu 65 28.3

10 – dưới 15 triệu 27 11.7

15 – dưới 20 triệu 17 7.4

20 – 25 triệu 9 3.9

Trên 25 triệu 10 4.3

TẦN SUẤT SỬ DỤNG NỀN TẢNG TRỰC TUYẾN ĐỂ MUA SẮM GIÀY DÉP

3 tháng/1 lần 113 49.1

4
Chương 4. Kết quả nghiên

6 tháng/1 lần 70 30.4

12 tháng/1 lần 27 11.7

Khác 20 8.7

NỀN TẢNG TRỰC TUYẾN THƯỜNG DÙNG NHẤT KHI MUA GIÀY DÉP
Facebook 19 8.3

Instagram 17 7.4

Lazada 24 10.4

Shopee 122 53.0

Tiki 18 7.8

TikTok 11 4.8

Trang web của cửa hàng 19 8.3

4.1.3 Thống kê mô tả biến quan sát

Có 34 biến quan sát đo lường cho 8 yếu tố độc lập và 1 yếu tố phụ thuộc. Các khái niệm
được đo bằng thang đo Likert 5 mức độ từ 1 – Hoàn toàn không đồng ý đến 5 – Hoàn toàn
đồng ý. Kết quả thống kê mô tả biến quan sát được tác giả trình bày ở Bảng 4.2 dưới đây.
Bảng 4.2 Kết quả thống kê mô tả biến quan sát

Biến quan Std.


STT Min Max Mean
sát Deviation

NỖ LỰC MONG ĐỢI

1 NLMĐ1 1 5 4.25 0.784

2 NLMĐ2 1 5 4.30 0.761

3 NLMĐ3 1 5 4.07 0.819

4 NLMĐ4 1 5 4.23 0.810

5 NLMĐ5 1 5 4.09 0.837

4
Chương 4. Kết quả nghiên

ẢNH HƯỞNG CỦA XÃ HỘI

6 AHXH6 1 5 3.54 1.017

7 AHXH7 1 5 3.37 1.002

8 AHXH8 1 5 3.49 0.943

9 AHXH9 1 5 3.56 0.995

SỰ LO ÂU

10 SLA10 1 5 2.34 0.901

11 SLA11 1 5 2.51 0.900

12 SLA12 1 5 2.46 0.965

13 SLA13 1 5 2.52 0.845

KHUYẾN MẠI

14 KM14 1 5 4.02 0.849

15 KM15 1 5 4.06 0.867

16 KM16 1 5 3.99 0.906

NĂNG LỰC KINH DOANH

17 NLKD17 1 5 4.13 0.874

18 NLKD18 1 5 3.62 0.816

19 NLKD19 2 5 3.98 0.804

20 NLKD20 1 5 3.81 0.833

HIỆU QUẢ MONG ĐỢI

21 HQMĐ21 1 5 3.90 0.797

22 HQMĐ22 1 5 4.02 0.843

5
Chương 4. Kết quả nghiên

23 HQMĐ23 1 5 3.95 0.860

24 HQMĐ24 1 5 3.91 0.902

TÍNH ĐỔI MỚI CỦA CÁ NHÂN

25 TĐM25 1 5 3.67 0.894

26 TĐM26 1 5 3.51 1.031

27 TĐM27 1 5 3.57 0.954

28 TĐM28 2 5 3.87 0.799

THU NHẬP

29 TN29 1 5 3.94 0.852

30 TN30 1 5 4.02 0.782

31 TN31 3 5 4.37 0.834

Ý ĐỊNH MUA HÀNG

32 YĐMH32 1 5 4.00 0.969

33 YĐMH33 1 5 3.44 0.848

34 YĐMH34 1 5 3.99 1.009

Qua kết quả trong Bảng 4.2, phạm vi giá trị của các biến quan sát nằm trong đoạn [1 , 5]
đều phù hợp với tính chất của bài nghiên cứu, chứng tỏ rằng không có bất kì vấn đề trong
bộ dữ liệu. Các biến quan sát có giá trị trung bình nằm trong đoạn [2.34 , 4.30], trong đó,
biến SLA10 có giá trị trung bình thấp nhất là 2.34, điều này chứng tỏ, các đáp viên đều
không đồng ý, đồng thời thể hiện rằng về mặt tổng quát, 230 đáp viên không e ngại trong
việc sử dụng nền tảng trực tuyến để mua sắm giày dép. Biến NLMĐ2 có giá trị trung bình
cao nhất là 4.30 cho thấy các đáp viên đều đồng ý và đối với họ, giao diện của nền tảng
trực tuyến nói chung là rất dễ hiểu.
Giá trị trung bình các biến quan sát của yếu tố phụ thuộc Ý định mua hàng nằm trong
khoảng [3.44 , 4.0] cho thấy các đáp viên đều đồng ý với các câu khảo sát theo thang đo
Likert 5 mức độ và đồng thời thể hiện rằng họ có ý định mua sắm giày dép trên nền tảng
trực tuyến.

5
Chương 4. Kết quả nghiên

4.2 KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO

Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), thang đo được chấp nhận về mặt độ tin cậy khi các giá trị
của hệ số Cronbach’s Alpha nằm trong đoạn từ [0.6 , 0.95]. Ngoài ra, Cristobal và cộng
sự (2007) cho rằng, một thang đo tốt khi các biến quan sát có giá trị hệ số tương tương
quan biến tổng (hiệu chỉnh) từ 0.3 trở lên. Như vậy, các giá trị của hệ số Cronbach’s
Alpha phải
≥ 0.6 và hệ số tương tương quan biến tổng (hiệu chỉnh) của một biến đo lường cụ thể phải
≥ 0.3 thì biến đó mới được xem là đạt yêu cầu.
Các thang đo chính thức của từng nhân tố được tiến hành kiểm định độ tin cậy. Kết quả
kiểm định các nhân tố được trình bày trong Bảng 4.3.
Bảng 4.3 Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các thang đo

Hệ số tương quan biến


Hệ số tương quan biến
Biến quan sát tổng nếu loại biến quan
tổng
sát

NỖ LỰC MONG ĐỢI (Cronbach’s Alpha = 0.831)

NLMĐ1 0.613 0.802

NLMĐ2 0.662 0.789

NLMĐ3 0.629 0.798

NLMĐ4 0.644 0.793

NLMĐ5 0.604 0.806

ẢNH HƯỞNG CỦA XÃ HỘI (Cronbach’s Alpha = 0.839)

AHXH6 0.680 0.793

AHXH7 0.734 0.768

AHXH8 0.663 0.800

AHXH9 0.613 0.822

SỰ LO ÂU (Cronbach’s Alpha = 0.845)

SLA10 0.649 0.817

SLA11 0.725 0.784

5
Chương 4. Kết quả nghiên

SLA12 0.725 0.784

SLA13 0.628 0.825

KHUYẾN MẠI (Cronbach’s Alpha = 0.806)

KM14 0.643 0.746

KM15 0.637 0.751

KM16 0.681 0.705

NĂNG LỰC KINH DOANH (Cronbach’s Alpha = 0.772)

NLKD17 0.584 0.712

NLKD18 0.515 0.746

NLKD19 0.608 0.699

NLKD20 0.588 0.709

HIỆU QUẢ MONG ĐỢI (Cronbach’s Alpha = 0.840)

HQMĐ21 0.639 0.813

HQMĐ22 0.713 0.780

HQMĐ23 0.680 0.795

HQMĐ24 0.666 0.802

TÍNH ĐỔI MỚI CỦA CÁ NHÂN (Cronbach’s Alpha = 0.839)

TĐM25 0.664 0.811

TĐM26 0.619 0.837

TĐM27 0.722 0.785

TĐM28 0.748 0.783

THU NHẬP (Cronbach’s Alpha = 0.761)

5
Chương 4. Kết quả nghiên

TN29 0.575 0.700

TN30 0.687 0.575

TN31 0.522 0.757

Ý ĐỊNH MUA HÀNG (Cronbach’s Alpha = 0.830)

YĐMH32 0.727 0.726

YĐMH33 0.633 0.821

YĐMH34 0.720 0.736

Từ kết quả được trình bày trong bảng 4.3, thang đo của các biến độc lập và phụ thuộc đều
thỏa mãn yêu cầu kiểm định. Do đó, tác giả kết luận rằng thang đo được chấp nhận cho
mô hình nghiên cứu do hệ số Cronbach’s Alpha đều ≥ 0.6 và hệ số tương tương quan biến
tổng (hiệu chỉnh) của biến đo lường đều ≥ 0.3.

4.3 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA

4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các nhân tố độc lập

Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo, toàn bộ 31 biến quan sát của 6 yếu tố độc lập sẽ
được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA. Phân tích nhân tố khám phá EFA được
tiến hành nhằm đánh giá hai loại giá trị của thang đo (giá trị phân biệt và giá trị hội tụ)
giúp thu gọn các biến quan sát thành các biến có ý nghĩa hơn.
Phương pháp trích nhân tố được sử dụng là trích Principal Components với phép xoay
Varimax. Theo Hair và cộng sự (2010), hệ số tải từ 0.5 là biến quan sát đạt chất lượng tốt,
tối thiểu nên là 0.3. Do đó, giá trị cản hoàn toàn (Absolute value below) được chọn là 0.3
vì đây là điều kiện tối thiểu và áp dụng cho tất cả các lần phân tích với biến độc lập và
biến phụ thuộc.
Điều kiện để chấp nhận thang đo: hệ số KMO ≥ 0.5, kiểm định Barrtlet có p < 5%, trị số
Eigenvalue ≥ 1, tổng phương sai trích ≥ 50%. Hệ số nhân tố tải của các biến quan sát ≥
0.3 để đảm bảo độ giá trị hội tụ và nếu một biến quan sát tải lên ở hai nhân tố nhưng
chênh lệch hệ số tải nhỏ hơn 0.2, biến quan sát nên được xem xét loại bỏ (Matt C.
Howard, 2015). Điều này có nghĩa là yêu cầu chênh lệch trọng số nhân tố khi tải lên nhiều
nhóm cùng lúc phải > 0.2 mới được giữ lại.
Kết quả sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA cho 8 biến độc lập được thể hiện qua
Bảng 4.4.

5
Chương 4. Kết quả nghiên

Bảng 4.4 Kết quả phân tích nhân tố EFA cho 8 biến độc lập

Nhân tố

1 2 3 4 5 6 7 8

NLMĐ2 0.778

NLMĐ1 0.770

NLMĐ3 0.688

NLMĐ4 0.668 0.305

NLMĐ5 0.658

TĐM27 0.833

TĐM28 0.796

TĐM25 0.753

TĐM26 0.746

AHXH7 0.851

AHXH6 0.800

AHXH8 0.754

AHXH9 0.738

HQMĐ21 0.771

HQMĐ22 0.727

HQMĐ24 0.721

HQMĐ23 0.672

SLA12 0.856

SLA11 0.854

SLA10 0.799

5
Chương 4. Kết quả nghiên

SLA13 0.781

NLKD17 0.743

NLKD18 0.679

NLKD20 0.381 0.652

NLKD19 0.634

KM16 0.803

KM15 0.306 0.721

KM14 0.721

TN31 0.757

TN30 0.747

TN29 0.677

Từ kết quả Bảng 4.4, cho thấy toàn bộ biến quan sát của 8 biến độc lập đều hiện đầy đủ hệ
số tải. Tuy nhiên, biến quan sát NLMĐ4 tải lên tận hai nhân tố 1 và 4 với hệ số tải lần
lượt tương ứng là 0.668 và 0.305. Xét độ chênh lệch hệ số tải của biến quan sát này,
0.668 –
0.305 = 0.363 > 0.2 nên tác giả sẽ không loại biến quan sát này vì nó đáp ứng đủ điều
kiện. Tương tự, biến quan sát NLKD20 cũng tải lên hai nhân tố 4 và 6 với hệ số tải tương
ứng là
0.381 và 0.652. Tiếp tục xét độ chênh lệch hệ số tải của biến quan sát này, tác giả tiếp tục
không loại biến này vì nó đáp ứng được điều kiện (0.652 – 0.381 = 0.271 > 0.2). Biến
quan sát cuối cùng tải lên hai nhân tố là KM15 với hệ số tải lần lượt là 0.306 ở nhân tố 4
và 0.721 ở nhân tố 7. Vì biến quan sát này đáp ứng đủ điều kiện về độ chênh lệch hệ số tải
(0.721 –
0.306 = 0.415) > 0.2 nên tác giả quyết định không loại bỏ biến.
Phân tích nhân tố khám phá EFA cho 8 biến độc lập có hệ số KMO = 0.860 > 0,5, suy ra
phân tích nhân tố phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Hệ số Sig. của kiểm định Barrtlet =
0.000
< 0.05, suy ra các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Trị số Eigenvalue
của 8 nhân tố được trích = 1.161, tổng phương sai trích ≥ 68.606%.
Như vậy, qua kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ở Bảng 4.4, 8 nhóm yếu tố độc lập
vẫn được giữ nguyên như sau:
 Nhóm 1: Gồm các biến quan sát NLMĐ2, NLMĐ1, NLMĐ3, NLMĐ4, NLMĐ5.
 Nhóm 2: Gồm các biến quan sát TĐM27, TĐM28, TĐM25, TĐM26.
5
Chương 4. Kết quả nghiên
 Nhóm 3: Gồm các biến quan sát AHXH7, AHXH6, AHXH8, AHXH9.
 Nhóm 4: Gồm các biến quan sát HQMĐ21, HQMĐ22, HQMĐ24, HQMĐ23.

5
Chương 4. Kết quả nghiên

 Nhóm 5: Gồm các biến quan sát SLA12, SLA11, SLA10, SLA13.
 Nhóm 6: Gồm các biến quan sát NLKD17, NLKD18, NLKD20, NLKD19.
 Nhóm 7: Gồm các biến quan sát KM16, KM15, KM14.
 Nhóm 8: Gồm các biến quan sát TN31, TN30, TN29.

4.3.2 Kiểm định độ giá trị hội tụ của nhân tố phụ thuộc

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc được thể hiện dưới đây:
Bảng 4.5 Kết quả kiểm định KMO – Bartlett biến phụ thuộc

KMO and Bartlett's Test

Kaiser–Meyer–Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0.710

Approx. Chi–Square 267.299

Bartlett's Test of Sphericity df 3

Sig. 0.000

Bảng 4.6 Kết quả kiểm định Eigenvalues biến phụ thuộc

Total Variance Explained

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared


Loadings
Component
% of Cumulative % of Cumulative
Total Total
Variance % Variance %
1 2.243 74.778 74.778 2.243 74.778 74.778
2 0.454 15.127 89.906

3 0.303 10.094 100.000

5
Chương 4. Kết quả nghiên

Bảng 4.7 Ma trận nhân tố của biến phụ thuộc

Component Matrixa

Component
1

YĐMH32 0.885

YĐMH34 0.881

YĐMH33 0.828

Từ Bảng 4.5 và Bảng 4.6, cho thấy kết quả từ việc phân tích nhân tố khám phá EFA cho
biến phụ thuộc Ý định mua hàng: Hệ số KMO = 0.710 > 0.5, kiểm định Bartlett có hệ số
Sig. = 0.000 < 0.05, trị số Eigenvalue của nhân tố được trích = 2.243 > 1 và tổng phương
sai trích = 74.778% > 50%. Như vậy, kết quả kiểm định thang đo biến phụ thuộc đều đáp
ứng được các điều kiện kiểm định.

4.3.4 Hình thành các biến đại diện

Để tiến hành phân tích tương quan Pearson và phân tích hồi quy tuyến tính, một biến đại
diện cho mỗi nhân tố được hình thành bằng cách tính giá trị trung bình (mean) từ các biến
quan sát và được trình bày trong Bảng 4.8.
Bảng 4.8 Các biến đại diện được hình thành sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA

Mã hóa biến đại


Các nhân tố Các biến quan sát
diện

NLMĐ2, NLMĐ1, NLMĐ3, NLMĐ4,


Nỗ lực mong đợi NLMĐ
NLMĐ5.

Tính đổi mới của cá


TĐM27, TĐM28, TĐM25, TĐM26 TĐM
nhân

Ảnh hưởng của xã hội AHXH7, AHXH6, AHXH8, AHXH9 AHXH

HQMĐ21, HQMĐ22, HQMĐ24,


Hiệu quả mong đợi HQMĐ
HQMĐ23

Sự lo âu SLA12, SLA11, SLA10, SLA13 SLA

5
Chương 4. Kết quả nghiên

Năng lực kinh doanh NLKD17, NLKD18, NLKD20, NLKD19 NLKD

Khuyến mại KM16, KM15, KM14 KM

Thu nhập TN31, TN30, TN29 TN

Ý định mua hàng YĐMH32, YĐMH34, YĐMH33 YĐMH

4.3.5 Mô hình nghiên cứu sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA

Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA
Các giả thuyết nghiên cứu sau khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá được hình thành:
 H1+: Nỗ lực mong đợi có tác động tích cực đến ý định mua sắm giày dép trực
tuyến.
 H2+: Tính đổi mới của cá nhân có tác động tích cực đến ý định mua sắm giày dép
trực tuyến.
 H3+: Ảnh hưởng của xã hội có tác động tích cực đến ý định mua sắm giày dép trực
tuyến.
 H4+: Hiệu quả mong đợi có tác động tích cực đến ý định mua sắm giày dép trực
tuyến.
 H5–: Sự lo âu có tác động tiêu cực đến ý định mua sắm giày dép trực tuyến.
 H6+: Năng lực kinh doanh có tác động tích cực đến ý định mua sắm giày dép trực
tuyến.
 H7+: Khuyến mại có tác động tích cực đến ý định mua sắm giày dép trực tuyến.

6
Chương 4. Kết quả nghiên

 H8+: Thu nhập có tác động tích cực đến ý định mua sắm giày dép trực tuyến.

4.4 KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT

4.4.1 Phân tích tương quan Pearson

Phân tích tương quan Pearson dùng để đánh giá sự tương quan tuyến tính giữa một cặp
biến. Do đó, tác giả sẽ tập trung vào phân tích tính tương quan giữa những biến độc lập
với biến phụ thuộc thông qua biến đại diện trong phần này. Bên cạnh đó là xem xét sự tác
động lẫn nhau giữa các biến độc lập để tiến hành phân tích và đánh giá xem liệu rằng có
xuất hiện đa cộng tuyến hay không. Kết quả của phân tích tương quan được trình bày
trong Bảng 4.9.
Bảng 4.9 Kết quả phân tích tương quan Pearson

Correlations
YĐMH NLMĐ TĐM AHXH HQMĐ SLA KM TN NLKD

Pearson
1 0.557** 0.510** 0.510** 0.624** –0.257** 0.515** 0.523** 0.520**
Correlation
YĐMH
Sig. (2–tailed) 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000

Pearson
0.557** 1 0.344** 0.269** 0.533** –0.031** 0.460** 0.383** 0.456**
Correlation
NLMĐ
Sig. (2–tailed) 0.000 0.000 0.000 0.000 0.636 0.000 0.000 0.000

Pearson
0.510** 0.344** 1 0.296** 0.383** 0.000 0.350** 0.439** 0.338**
Correlation
TĐM
Sig. (2–tailed) 0.000 0.000 0.000 0.000 0.998 0.000 0.000 0.000

Pearson
0.510** 0.269** 0.296** 1 0.364** –0.072** 0.327** 0.245** 0.305**
Correlation
AHXH
Sig. (2–tailed) 0.000 0.000 0.000 0.000 0.275 0.000 0.000 0.000

Pearson
0.624** 0.533** 0.383** 0.364** 1 –0.038** 0.465** 0.421** 0.555**
Correlation
HQMĐ
Sig. (2–tailed) 0.000 0.000 0.000 0.000 0.566 0.000 0.000 0.000

Pearson
–0.257** –0.031** 0.000 –0.072** –0.038** 1 –0.019** –0.103** –0.068**
Correlation
SLA
Sig. (2–tailed) 0.000 0.636 0.998 0.275 0.566 0.772 0.119 0.305

Pearson
0.515** 0.460** 0.350** 0.327** 0.465** –0.019** 1 0.399** 0.485**
Correlation
KM
Sig. (2–tailed) 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.772 0.000 0.000

6
Chương 4. Kết quả nghiên

Pearson
0.523** 0.383** 0.439** 0.245** 0.421** –0.103** 0.399** 1 0.434**
Correlation
TN
Sig. (2–tailed) 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.119 0.000 0.000

Pearson
0.520** 0.456** 0.338** 0.305** 0.555** –0.068** 0.485** 0.434** 1
Correlation
NLKD
Sig. (2–tailed) 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.305 0.000 0.000

**. Tương quan có ý nghĩa ở mức 0.01

Mối tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập được thể hiện qua hệ số Sig. và kết
quả nghiên cứu cho thấy hệ số Sig. của các biến độc lập lên biến phụ thuộc đều < 0.05 nên
có sự tương quan giữa 8 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc. Từ Bảng 4.9, cho thấy mối
tương quan giữa biến YĐMH với biến SLA là mức tương quan yếu với hệ số tương
quan |r| là
0.257. Bên cạnh đó, mối tương quan giữa biến YĐMH với NLMĐ, AHXH, TĐM,
NLKD, KM, TN và HQMĐ có mức tương quan trung bình khi hệ số r đạt giá trị lần lượt
là 0.557, 0.510, 0.510, 0.520, 0.515, 0.523 và 0.624. Như vậy, tất cả các biến độc lập đều
tương quan với biến phụ thuộc nên tiếp tục được sử dụng cho phân tích hồi quy.
Xét tương quan giữa các biến độc lập, nếu hai biến độc lập không có tương quan (Sig. >
0.05) thì gần như không có khả năng xảy ra cộng tuyến giữa hai biến này. Tuy nhiên, nếu
hai biến độc lập có tương quan (Sig. < 0.05) và đồng thời, trị tuyệt đối hệ số tương quan >
0.7 thì khả năng xảy ra cộng tuyến giữa chúng là tương đối cao (Carsten F. Dormann và
cộng sự, 2013). Từ kết quả trong Bảng 4.9, cho thấy hầu như các biến độc lập đều có
tương quan với nhau nhưng trị tuyệt đối hệ số tương quan |r| đều < 0.7 nên không xảy ra
hiện tượng đa cộng tuyến. Mặc dù vậy, cần phải xem xét thêm chỉ số VIF trong lần phân
tích hồi quy tiếp theo để có thể đưa ra đánh giá về hiện tượng đa cộng tuyến một cách
chính xác nhất.

4.4.2 Phân tích hồi quy tuyến tính

Tại bước này, tác giả thực hiện tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính nhằm đánh giá mức
độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc là YĐMH. Hệ số R 2 hiệu chỉnh được
dùng để đánh giá độ phù hợp của mô hình. Bên cạnh đó, hệ số Sig. của kiểm định F cũng
phải thoả được điều kiện < 0.05 để đảm bảo sự phù hợp. Kết quả phân tích độ phù hợp
của mô hình được trình bày trong Bảng 4.10.
Bảng 4.10 Kết quả phân tích độ phù hợp của mô hình

Model R R2 R2 hiệu chỉnh

1 0.811 0.657 0.645

Giá trị R2 hiệu chỉnh bằng 0.645 cho thấy các biến độc lập đưa vào phân tích hồi quy ảnh
hưởng 64.5% sự biến thiên của biến phụ thuộc, còn lại 35.5% là do các biến ngoài mô

6
Chương 4. Kết quả nghiên
hình

6
Chương 4. Kết quả nghiên

và sai số ngẫu nhiên. Với giá trị R2 hiệu chỉnh đạt 0.645 có nghĩa là mô hình hồi quy phù
hợp với tập dữ liệu ở mức 64.5%.
Kết quả phân tích sự phù hợp của mô hình hồi quy và tổng thể ở Bảng 4.11 cho thấy Sig.
của kiểm định F = 0.000 < 0.005 nên mô hình hồi quy được xây dựng là phù hợp.
Bảng 4.11 Kết quả phân tích sự phù hợp của mô hình hồi quy và tổng thể

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Regression 100.182 8 12.523 52.944 0.000b


1
Residual 52.273 221 0.237

Total 152.455 229

Bảng 4.12 trình bày kết quả phân tích hồi đa biến, trong đó, hệ số Sig. (kiểm định t) của
nhân tố NLKD lần lượt đạt các giá trị 0.272 > 0.05 nên bị loại ra khỏi mô hình. Vì vậy mô
hình nghiên cứu giữ lại các nhân tố NLMĐ, TĐM, AHXH, HQMĐ, SLA, KM và TN vì
những biến này đồng loạt thỏa điều kiện hệ số Sig. của kiểm định t < 0.05.
Bảng 4.12 Kết quả phân tích hồi quy đa biến

Unstandardized Standardized Collinearity


Model
Coefficients Coefficients Statistics
Model t Sig.
Std.
B Beta Tolerance VIF
Error

(Constant) –0.588 0.298 –1.976 0.049

NLMĐ 0.235 0.065 0.178 3.592 0.000 0.629 1.590

TĐM 0.190 0.050 0.177 3.826 0.000 0.723 1.383

AHXH 0.225 0.044 0.225 5.132 0.000 0.810 1.234

1 HQMĐ 0.274 0.062 0.235 4.393 0.000 0.541 1.848

SLA –0.226 0.043 –0.206 –5.190 0.000 0.981 1.019

KM 0.112 0.054 0.102 2.067 0.040 0.637 1.569

TN 0.164 0.058 0.136 2.825 0.005 0.668 1.497

NLKD 0.072 0.065 0.057 1.102 0.272 0.586 1.705

6
Chương 4. Kết quả nghiên

Hệ số phóng đại phương sai (VIF) là một chỉ số đánh giá hiện tượng cộng tuyến trong mô
hình hồi quy. VIF càng nhỏ, càng ít khả năng xảy ra đa cộng tuyến. Như đã đề cập ở phần
phân tích tương quan Pearson, để kiểm tra xem giữa các biến có xảy ra đa cộng tuyến hay
không ta sử dụng hệ số phóng đại phương sai VIF, theo Nguyễn Đình Thọ (2010), nếu
VIF
> 2, thì có thể đã xảy ra sự đa cộng tuyến gây sai lệch các ước lượng hồi quy. Ngược lại,
VIF < 2 thì hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập ảnh hưởng không đáng kể đến
mô hình. Dựa vào Bảng 4.12, hệ số VIF của các nhân tố đều < 2, do đó không xảy ra hiện
tượng đa cộng tuyến.

4.4.3 Kết quả kiểm định các giả thuyết

Kết quả kiểm định các giả thuyết được trình bày trong Bảng 4.13
Bảng 4.13 Tổng kết kiểm định giả thuyết mô hình nghiên cứu

Giả Beta đã Hệ số Kết quả kiểm


Nội dung
thuyết chuẩn hóa Sig. định giả thuyết

Nỗ lực mong đợi có tác động tích cực đến


H1+ 0.178 0.000 Chấp nhận
ý định mua sắm giày dép trực tuyến.

Tính đổi mới của cá nhân có tác động


H2+ tích cực đến ý định mua sắm giày dép 0.177 0.000 Chấp nhận
trực tuyến.

Ảnh hưởng của xã hội có tác động tích


H3+ cực đến ý định mua sắm giày dép trực 0.225 0.000 Chấp nhận
tuyến.

Hiệu quả mong đợi có tác động tích cực


H4+ 0.235 0.000 Chấp nhận
đến ý định mua sắm giày dép trực tuyến.

Sự lo âu có tác động tiêu cực đến ý định


H5– –0.206 0.000 Chấp nhận
mua sắm giày dép trực tuyến.

Năng lực kinh doanh có tác động tích cực


H6+ 0.057 0.272 Bác bỏ
đến ý định mua sắm giày dép trực tuyến.

Khuyến mại có tác động tích cực đến ý


H7+ 0.102 0.040 Chấp nhận
định mua sắm giày dép trực tuyến.

Thu nhập có tác động tích cực đến ý định


H8+ 0.136 0.005 Chấp nhận
mua sắm giày dép trực tuyến.

6
Chương 4. Kết quả nghiên

4.4.4 Mô hình nghiên cứu sau phân tích hồi quy

Từ những kết quả trên, phương trình hồi quy được hình thành như sau:
YĐMH = 0.178×NLMĐ + 0.177×TĐM + 0.225×AHXH + 0.235×HQMĐ – 0.206×SLA
+ 0.102×KM + 0.136×TN
Mô hình nghiên cứu sau khi phân tích hồi quy được trình bày ở Hình 4.2

Hình 4.2 Mô hình nghiên cứu sau phân tích hồi quy

4.5 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5.1 Thảo luận tổng quan về kết quả nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu chính thức được đưa vào sử dụng có 7 nhân tố độc lập, bao gồm: Nỗ
lực mong đợi (NLMĐ), Tính đổi mới của cá nhân (TĐM), Ảnh hưởng của xã hội
(AHXH), Hiệu quả mong đợi (HQMĐ), Sự lo âu (SLA), Khuyến mại (KM) và Thu nhập
(TN) với 27 biến quan sát. Quá trình phân tích với 230 mẫu khảo sát diễn ra theo trình tự
các bước: (1) thống kê mô tả, (2) phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha của từng nhân tố,
(3) phân tích EFA, (4) phân tích tương quan Pearson và (5) phân tích hồi quy tuyến tính.
Trong phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha của từng nhân tố, các giá trị hệ số
Cronbach’s Alpha của từng nhân tố đều > 0.6 và hệ số tương tương quan biến tổng (hiệu
chỉnh) của các biến đo lường đều ≥ 0.3. Điều này chứng tỏ, các thang đo đều đạt được độ
tin cậy cao và thảo mãn các yêu cầu kiểm định.
Ở phần phân tích nhân tố khám phá EFA, kết quả ghi nhận được hệ số KMO = 0.860 >
0.5 có thấy phân tích nhân tố phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Bên cạnh đó, hệ số Sig. của

6
Chương 4. Kết quả nghiên
kiểm

6
Chương 4. Kết quả nghiên

định Barrtlet = 0.000 < 0.05 chứng tỏ rằng các biến quan sát có tương quan với nhau
trong tổng thể. Ngoài ra, trị số Eigenvalue của 8 nhân tố được trích = 1.161 > 1, tổng
phương sai trích ≥ 68.606% đều thỏa mãn yêu cầu kiểm định. Cuối cùng, hệ số nhân tố tải
của từng biến quan sát đều > 0.3 đạt yêu cầu giá trị tối thiểu của hệ số này.
Sau khi hình thành các nhân tố ở phần phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương
quan Pearson được tiến hành dựa trên các biến đại diện được hình thành bằng cách tính
giá trị trung bình của các biến quan sát. Kết quả cho thấy cả 8 nhân tố độc lập đều có
tương quan với nhân tố phụ thuộc YĐMH. Hệ số Sig. của tương quan Pearson đều < 0.05
nên tất cả 8 nhân tố đều được đưa vào phân tích hồi quy. Sau lần phân tích tương quan
Pearson, không có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập với nhau do thỏa
mãn yêu cầu kiểm định, tuy nhiên, vẫn chưa thể kết luận vội vì phải xét thêm chỉ số VIF
trong phân tích hồi quy.
Phân tích hồi quy đã cho ra kết quả như sau: Chỉ có 7 nhân tố thỏa mãn điều kiện hệ số
Sig. của kiểm định t < 0.05, bao gồm Nỗ lực mong đợi, Tính đổi mới của cá nhân, Ảnh
hưởng của xã hội, Hiệu quả mong đợi, Sự lo âu, Khuyến mại và Thu nhập. Nhân tố Năng
lực kinh doanh không đạt ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi quy vì hệ số Sig. của kiểm
định t >
0.05. Do đó, chỉ có 7 yếu tố được kết luận rằng nó có tác động lên ý định mua sắm giày
dép trên các nền tảng trực tuyến của khách hàng, bao gồm: Nỗ lực mong đợi ( ꞵ = 0.178; p
= 0.000), Tính đổi mới của cá nhân (ꞵ = 0.177; p = 0.000), Ảnh hưởng của xã hội (ꞵ =
0.225; p = 0.000), Hiệu quả mong đợi ( ꞵ = 0.235; p = 0.000), Sự lo âu ( ꞵ = –0.206; p =
0.000), Khuyến mại (ꞵ = 0.102; p = 0.040), Thu nhập (ꞵ = 0.136; p = 0.005).

4.5.2 Thảo luận về các giả thuyết được chấp nhận

Giả thuyết H1: Nỗ lực mong đợi có tác động tích cực đến ý định mua sắm giày dép trên
các nền tảng trực tuyến của khách hàng.
Giả thuyết H1 được chấp nhận (ꞵ = 0.178; p = 0.000). Kết quả chấp nhận giả thuyết
tương tự với kết quả nghiên cứu của C.K. Dewi và cộng sự (2019) và Đoàn Thị Thu
Trang (2020). Cả hai nghiên cứu này đều ghi nhận được sự tác động tích cực của Nỗ lực
mong đợi lên ý định mua sắm trên các nền tảng trực tuyến, mặc dù phương pháp nghiên
cứu của hai bài này khác nhau.
Kết quả nghiên cứu của tác giả đạt được với hệ số ꞵ = 0.178 cho thấy rằng khi yếu tố Nỗ
lực mong đợi tăng lên 1 đơn vị thì yếu tố Ý định mua sắm giày dép trực tuyến tăng lên
0.178 đơn vị.
Việc sử dụng các nền tảng trực tuyến một cách dễ dàng mà không bỏ ra nhiều công sức để
học cách sử dụng là một trong những mối quan tâm của người dùng, đặc biệt là trong
cuộc sống bận rộn ngày nay. Người dùng cảm thấy dễ dàng mua sắm trên nền tảng trực
tuyến sẽ kích thích họ mua sắm nhiều hơn và sử dụng nền tảng trực tuyến nhiều hơn. Nếu
như họ phải tốn nhiều công sức để tìm tòi cách sử dụng nền tảng để mua sắm hoặc họ cảm
thấy nền tảng trực tuyến khó sử dụng khi mua sắm giày dép thì ý định mua hàng trực
tuyến của họ sẽ không còn.
6
Chương 4. Kết quả nghiên

Giả thuyết H2: Tính đổi mới của cá nhân có tác động tích cực đến ý định mua sắm
giày dép trên các nền tảng trực tuyến của khách hàng.
Giả thuyết H2 được chấp nhận ( ꞵ = 0.177; p = 0.000). Kết quả chấp nhận giả thuyết
tương tự với kết quả nghiên cứu của C.K. Dewi và cộng sự (2019), mặc dù phương pháp
nghiên cứu của tác giả khác với C.K. Dewi và cộng sự (2019). Nghiên cứu này ghi nhận
được sự tác động tích cực của Tính đối mới của cá nhân lên ý định mua sắm trên các nền
tảng trực tuyến.
Kết quả nghiên cứu của tác giả đạt được với hệ số ꞵ = 0.177 cho thấy rằng khi yếu tố
Tính đổi mới của cá nhân tăng lên 1 đơn vị thì yếu tố Ý định mua sắm giày dép trực tuyến
tăng lên 0.177 đơn vị.
Yếu tố Tính đổi mới của cá nhân khá ít được các học giả tại Việt Nam thực hiện nghiên
cứu. Họ cảm thấy việc mua sắm giày dép qua các nền tảng trực tuyến mang lại cảm giác
mới mẻ hơn so với việc đi mua trực tiếp tại các cửa hàng và họ chấp nhận sử dụng nền
tảng trực tuyến để mua sắm giày dép làm thúc đẩy ý định mua sắm giày dép trực tuyến.
Nếu như họ không chấp nhận sử dụng nền tảng trực tuyến thì ý định mua hàng trên các
nền tảng này không xảy ra. Vì vậy, Tính đổi mới của cá nhân có thể ảnh hưởng đến việc
sử dụng nền tảng trực tuyến để mua sắm giày dép của khách hàng.
Giả thuyết H3: Ảnh hưởng của xã hội có tác động tích cực đến ý định mua sắm giày
dép trên các nền tảng trực tuyến của khách hàng
Giả thuyết H3 được chấp nhận (ꞵ = 0.225; p = 0.000). Kết quả chấp nhận giả thuyết
tương tự với kết quả nghiên cứu của C.K. Dewi và cộng sự (2019), Đoàn Thị Thu Trang
(2020). Cả hai nghiên cứu này đều ghi nhận được sự tác động tích cực của Ảnh hưởng của
xã hội lên ý định mua sắm trên các nền tảng trực tuyến, mặc dù phương pháp nghiên cứu
của hai bài này khác nhau.
Kết quả nghiên cứu của tác giả đạt được với hệ số ꞵ = 0.225 cho thấy rằng khi yếu tố Ảnh
hưởng của xã hội tăng lên 1 đơn vị thì yếu tố Ý định mua sắm giày dép trực tuyến tăng
lên
0.225 đơn vị. Kết quả nghiên cứu của tác giả có sự tương đồng với nghiên cứu của Đoàn
Thị Thu Trang (2020), yếu tố Ảnh hưởng của xã hội có sức ảnh hưởng lớn thứ hai so với
các yếu tố còn lại.
Nếu như những người này truyền đạt lại những trải nghiệm tốt khi mua sắm trực tuyến
đến người dùng thì ý định mua sắm trực tuyến của họ sẽ được thúc đẩy. Ngược lại, những
người đó có những ý kiến không tốt về nền tảng hoặc có trải nghiệm tồi chia sẻ cho người
dùng thì họ sẽ có xu hướng giảm ý định mua sắm trực tuyến. Chứng tỏ, Ảnh hưởng của xã
hội có thể ảnh hưởng đến việc mua sắm giày dép trên nền tảng trực tuyến của khách hàng.
Giả thuyết H4: Hiệu quả mong đợi có tác động tích cực đến ý định mua sắm giày dép
trên các nền tảng trực tuyến của khách hàng.
Giả thuyết H4 được chấp nhận (ꞵ = 0.235; p = 0.000). Kết quả chấp nhận giả thuyết
tương tự với kết quả nghiên cứu của C.K. Dewi và cộng sự (2019), Đoàn Thị Thu Trang
(2020). Cả hai nghiên cứu này đều ghi nhận được sự tác động tích cực của Hiệu quả mong

6
Chương 4. Kết quả nghiên
đợi lên

7
Chương 4. Kết quả nghiên

ý định mua sắm trên các nền tảng trực tuyến, mặc dù phương pháp nghiên cứu của hai bài
này khác nhau.
Với hệ số ꞵ = 0.235 cho thấy rằng khi yếu tố Hiệu quả mong đợi tăng lên 1 đơn vị thì yếu
tố Ý định mua sắm giày dép trực tuyến tăng lên 0.235 đơn vị. Kết quả nghiên cứu của tác
giả có sự tương đồng với nghiên cứu của Đoàn Thị Thu Trang (2020) khi yếu tố Hiệu quả
mong đợi là yếu tố có sức ảnh hưởng lớn nhất so với các yếu tố còn lại.
Khi họ nhận thấy rằng nền tảng này đem lại nhiều lợi ích giúp cải thiện hiệu suất mua sắm
đáng kể thì họ sẽ có ý định mua sắm nhiều hơn. Ngược lại, họ cảm không hài lòng về nền
tảng trực tuyến này vì họ nhận thấy nó không đem lại bất kì lợi ích nào thì ý định mua
hàng trực tuyến sẽ giảm. Chính vì vậy, Hiệu quả mong đợi có thể ảnh hưởng đến việc
mua sắm giày dép trên nền tảng trực tuyến của khách hàng.
Giả thuyết H5: Sự lo âu có tác động tiêu cực đến ý định mua sắm giày dép trên các nền
tảng trực tuyến của khách hàng
Giả thuyết H5 được chấp nhận (ꞵ = –0.206; p = 0.000). Kết quả chấp nhận giả thuyết
tương tự với kết quả nghiên cứu của C.K. Dewi và cộng sự (2019), mặc dù phương pháp
nghiên cứu của tác giả khác với C.K. Dewi và cộng sự (2019). Nghiên cứu này ghi nhận
được sự tác động tiêu cực của Sự lo âu lên ý định mua sắm trên các nền tảng trực tuyến..
Với hệ số ꞵ = –0.206 cho thấy rằng khi yếu tố Sự lo âu tăng lên 1 đơn vị thì yếu tố Ý định
mua sắm giày dép trực tuyến giảm đi 0.206 đơn vị. Điều này chứng tỏ, sự ảnh hưởng này
là không hề nhỏ.
Khi khách hàng càng lo lắng về những rủi ro tiềm tàng trong quá trình mua sắm trên các
nền tảng trực tuyến như là lộ thông tin thẻ tín dụng, thông tin cá nhân,… hoặc gặp trục
trặc về kĩ thuật khi đang thực hiện giao dịch thì ý định mua hàng của họ sẽ giảm đi đáng
kể. Điều này thường xảy ra đối với những khách hàng mới làm quen với việc mua sắm
trên các nền tảng trực tuyến. Do đó, Sự lo âu có sự ảnh hưởng đáng kể đến ý định mua
sắm giày dép trên các nền tảng trực tuyến của khách hàng.
Giả thuyết H7: Khuyến mại có tác động tích cực đến ý định mua sắm giày dép trên các
nền tảng trực tuyến của khách hàng
Giả thuyết H7 được chấp nhận ( ꞵ = 0.102; p = 0.040). Kết quả chấp nhận giả thuyết
tương tự với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Minh Đức và cộng sự (2022). Nghiên cứu này
ghi nhận được sự tác động tiêu cực của Khuyến mại lên ý định mua sắm trên các nền tảng
trực tuyến.
Với hệ số ꞵ = 0.102 cho thấy rằng khi yếu tố Khuyến mại tăng lên 1 đơn vị thì yếu tố Ý
định mua sắm giày dép trực tuyến tăng lên 0.102 đơn vị. Yếu tố Khuyến mại trong bài
nghiên cứu của tác giả là yếu tố có sự ảnh hưởng tích cực thấp nhất, trong khi đó, yếu tố
này lại tác động tích cực đáng kể trong bài nghiên cứu của Lê Thị Minh Đức và cộng sự
(2022).
Khuyến mại là công cụ thu hút khách hàng hữu hiệu nhất. Các chương trình ưu đãi, giảm
giá đa dạng và xuất hiện nhiều sẽ kích thích khách hàng nảy sinh ra ý định mua sắm trên

7
Chương 4. Kết quả nghiên

các nền tảng trực tuyến. Ngược lại, nếu sự xuất hiện của các chương trình khuyến mại
không đa dạng thì có thể khách hàng sẽ không mặn mà trong việc sử dụng nền tảng trực
tuyến để mua sắm. Do đó, Khuyến mại có sự ảnh hưởng đến ý định mua sắm giày dép
trên các nền tảng trực tuyến của khách hàng.
Giả thuyết H8: Thu nhập có tác động tích cực đến ý định mua sắm giày dép trên các
nền tảng trực tuyến của khách hàng
Giả thuyết H8 được chấp nhận ( ꞵ = 0.136; p = 0.005). Kết quả chấp nhận giả thuyết
tương tự với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Minh Đức và cộng sự (2022). Nghiên cứu này
ghi nhận được sự tác động tiêu cực của Thu nhập lên ý định mua sắm trên các nền tảng
trực tuyến.
Kết quả nghiên cứu của tác giả đạt được với hệ số ꞵ = 0.136 cho thấy rằng khi yếu tố Thu
nhập tăng lên 1 đơn vị thì yếu tố Ý định mua sắm giày dép trực tuyến tăng lên 0.136 đơn
vị. Trong bài nghiên cứu hiện hành của tác giả, yếu tố Thu nhập tác động tích cực không
nhiều lên ý định mua hàng trực tuyến, trong khi đó, yếu tố này lại tác động tích cực nhất
trong nghiên cứu của Lê Thị Minh Đức và cộng sự (2022).
Khi mua sắm một mặt hàng nào đó dù là trực tuyến hay trực tiếp tại cửa hàng thì thu nhập
chính là nguồn tiền để chi trả các khoản giao dịch trên. Trong bối cảnh mua sắm trực
tuyến hiện nay, khi nguồn thu nhập của khách hàng ngày càng tăng thì họ sẽ có xu hướng
phát sinh nhiều nhu cầu từ đó ý định mua sắm của họ sẽ ngày càng tăng thêm. Vì vậy,
Thu nhập có sự ảnh hưởng đến ý định mua sắm giày dép trên các nền tảng trực tuyến của
khách hàng.

4.5.3 Thảo luận về các giả thuyết không được chấp nhận

Giả thuyết H6: Năng lực kinh doanh có tác động tích cực đến ý định mua sắm giày dép
trên các nền tảng trực tuyến của khách hàng.
Giả thuyết H6 không được chấp thuận (p = 0.272). Kết quả của đề tài nghiên cứu khác với
nghiên cứu tiền nhiệm Lê Hoàng Việt Phương (2020) cho rằng Năng lực kinh doanh có
tác động tích cực đáng kể đối với ý định mua sắm trực tuyến. Trong bài nghiên cứu hiện
hành của tác giả, Năng lực kinh doanh không ảnh hưởng đến ý định mua sắm giày dép
trên các nền tảng trực tuyến của khách hàng. Điểm khác biệt so với bài nghiên cứu kế
thừa đó là tác giả xét đến việc mua trực tuyến sản phẩm cụ thể là giày dép, nền tảng trực
tuyến mà khách hàng sử dụng không chỉ có mỗi Lazada mà còn có các nền tảng khác và
không giới hạn địa bàn khảo sát.

4.5.4 Kết luận chung

Về mặt tổng quát, trong bài nghiên cứu của tác giả, có một số điểm tương đồng với các
nghiên cứu đi trước và có xuất hiện một vài điểm khác biệt. Một số nghiên cứu được thực
hiện tại quốc gia có nền văn hóa, đặc điểm kinh tế và hành vi người tiêu dùng đậm nét
riêng biệt. Mặc dù, có một vài học giả ở Việt Nam cũng thực hiện nghiên cứu về ý định
mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng nhưng xu hướng mua sắm này có sự thay đổi

7
Chương 4. Kết quả nghiên
theo thời gian và có một số điểm mới xuất hiện. Điều này chó thấy, thời gian là một yếu
tố đóng góp một

7
Chương 4. Kết quả nghiên

phần không hề nhỏ trong việc tạo nên sự khác biệt giữa các kết quả nghiên cứu khi con
người thay đổi hành vi một cách nhanh chóng để thích nghi với thời đại ngày nay.
Tóm tắt chương 4: Chương 4 đã trình bày toàn bộ kết quả phâ n tích dữ liệu với cỡ mẫu
là 230. Các bước phâ n tích được thực hiện lần lượt bao gồm thống kê mô tả, kiểm định
độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phâ n tích tương quan
Pearson và phâ n tích hồi quy tuyến tính. Kết quả phâ n tích nhận được có 7 yếu tố ảnh
hưởng đến Ý định mua sắm giày dép trên nền tảng trực tuyến của khách hàng bao gồm
Nỗ lực mong đợi, Tính đổi mới của cá nhân, Ảnh hưởng của xã hội, Hiệu quả mong đợi,
Sự lo âu, Khuyến mại và Thu nhập. Ngoài ra, các thảo luận về kết quả nghiên cứu nhận
được cũng đã được trình bày.

7
Chương 4. Kết quả nghiên

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


5.1 KẾT QUẢ ĐỀ TÀI ĐẠT ĐƯỢC

Mục tiêu đề tài đã được tác giả nêu rõ ở chương 1. Bài nghiên cứu hiện hành đã đạt được
mục tiêu đầu tiên là xác định được các yếu tố tác động đến ý định mua sắm giày dép trên
nền tảng trực tuyến của khách hàng dựa trên lý thuyết nền về mô hình UTAUT và các
nghiên cứu đi trước. Mô hình nghiên cứu ban đầu được hình thành với 8 yếu tố độc lập
bao gồm (1) Nỗ lực mong đợi, (2) Ảnh hưởng của xã hội, (3) Sự lo âu, (4) Khuyến mại,
(5) Năng lực kinh doanh, (6) Hiệu quả mong đợi, (7) Tính đổi mới của cá nhân và (8) Thu
nhập. Yếu tố phụ thuộc Ý định mua hàng đề cập đến ý định mua sắm giày dép trên nền
tảng trực tuyến của khách hàng.
Mẫu nghiên cứu gồm 230 kết quả khảo sát hợp lệ được đưa vào phân tích theo các bước
lần lượt là thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố
khám phá EFA, phâ n tích tương quan Pearson và phâ n tích hồi quy tuyến tính. Kết quả có
sự thay đổi sau khi phân tích dữ liệu: (1) Chấp nhận 7 giả thuyết gồm có Nỗ lực mong đợi,
Tính đổi mới của cá nhân, Ảnh hưởng của xã hội, Hiệu quả mong đợi, Sự lo âu, Khuyến
mại và Thu nhập có sự ảnh hưởng đến Ý định mua sắm giày dép trên nền tảng trực tuyến
của khách hàng; (2) Bác bỏ giả thuyết Năng lực kinh doanh có tác động đến Ý định mua
sắm giày dép trên nền tảng trực tuyến của khách hàng. Kết quả hệ số Beta được ghi nhận
trong phân tích hồi quy tuyến tính được thể hiện trong Bảng 5.1
Bảng 5.1 Mức độ tác động của các yếu tố độc lập đối với Ý định mua sắm giày dép trên
nền tảng trực tuyến của khách hàng

Mã hóa yếu tố Các yếu tố Hệ số ꞵ

NLMĐ Nỗ lực mong đợi 0.178

TĐM Tính đổi mới của cá nhân 0.177

AHXH Ảnh hưởng của xã hội 0.225

HQMĐ Hiệu quả mong đợi 0.235

SLA Sự lo âu –0.206

KM Khuyến mại 0.102

TN Thu nhập 0.136

7
Chương 5. Kết luận và kiến

5.2 HÀM Ý QUẢN TRỊ

5.2.1 Hàm ý quản trị về Nỗ lực mong đợi

Kết quả thống kê mô tả giá trị trung bình các biến quan sát của yếu tố Nỗ lực mong đợi
được trình bày trong Bảng 5.2.
Bảng 5.2 Giá trị trung bình các biến quan sát của yếu tố Nỗ lực mong đợi

Mã hóa Giá trị trung


Các biến quan sát
biến bình

NỐ LỰC MONG ĐỢI

NLMĐ1 Giao diện của nền tảng trực tuyến X rõ ràng. 4.25

NLMĐ2 Giao diện của nền tảng trực tuyến X dễ hiểu. 4.30

Nền tảng trực tuyến X giúp tôi trở nên thành thạo trong
NLMĐ3 4.07
việc mua sắm giày dép.

Tôi tìm kiếm sản phẩm giày dép trên nền tảng trực tuyến
NLMĐ4 4.23
X rất dễ dàng.

Tôi dễ dàng học cách sử dụng nền tảng trực tuyến X


NLMĐ5 4.09
trong việc mua sắm giày dép.

Qua kết quả thống kê trong Bảng 5.2 cho thấy giá trị trung bình của các biến quan sát
thuộc yếu tố Nỗ lực mong đợi nằm trong đoạn [4.07 , 4.30]. Điều này chứng tỏ khách
hàng đồng ý rằng việc sử dụng nền tảng trực tuyến để mua sắm dễ dàng và họ không bỏ ra
nhiều công sức hay tốn nhiều thời gian để tìm tòi cách sử dụng các nền tảng này. Trong 5
biến quan sát, NLMĐ2 có giá trị trung bình cao nhất (Mean = 4.30) cho thấy khách hàng
đều đồng ý rằng giao diện của nền tảng trực tuyến dễ hiểu.
Khi mua sắm trên các nền tảng trực tuyến, mọi tương tác của khách hàng với nền tảng đều
phải thể hiện rõ ràng trên giao diện và khách hàng phải hiểu được tương tác của mình với
nền tảng. Do đó, các nhà phát triển nền tảng cần phải đảm bảo các chức năng chính như
công cụ tìm kiếm sản phẩm, giỏ hàng và thanh toán phải hiện thị đầy đủ trên giao diện; sử
dụng từ ngữ gần gũi, phông chữ dễ đọc, màu sắc hài hòa và không gây khó chịu cho thị
giác người dùng; sắp xếp các mục và nút điều hướng một cách logic để người dùng có thể
điều hướng trang web dễ dàng. Thêm vào đó, nhà phát triển có thể cho hiển thị các dòng
hướng dẫn ở mỗi thao tác để khách hàng mới có thể làm quen nền tảng nhanh chóng.
Ngoài ra, các nhà phát triển có thể tạo thêm trải nghiệm mua hàng tương tác cho khách
hàng như tích hợp các tính năng lọc sản phẩm, sắp xếp theo giá cả, xem trước sản phẩm

7
Chương 5. Kết luận và kiến

đánh giá từ các khách hàng khác. Điều này giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm và so sánh
các sản phẩm, tạo trải nghiệm mua sắm thuận tiện hơn.
Và để có thể vận hành các tính năng trên, nền tảng mua sắm trực tuyến cần được thường
xuyên nâng cấp đảm bảo tính ổn định hệ thống khi khách hàng sử dụng. Nói cách khác,
khi khách hàng mua sắm trên nền tảng trực tuyến, hệ thống sẽ không xảy ra quá nhiều vấn
đề về mặt kĩ thuật như trang chủ không hiển thị, tốc độ tải trang chậm hay gặp gián đoạn
trong việc giao dịch,… Vì nếu không khắc phục những sự cố trên, nó sẽ gây ảnh hưởng
xấu đến trải nghiệm mua sắm trên nền tảng trực tuyến của khách hàng.

5.2.2 Hàm ý quản trị về Tính đổi mới của cá nhân

Kết quả thống kê mô tả giá trị trung bình các biến quan sát của yếu tố Tính đổi mới của cá
nhân được trình bày trong Bảng 5.3.
Bảng 5.3 Giá trị trung bình các biến quan sát của yếu tố Tính đổi mới của cá nhân

Mã hóa Giá trị trung


Các biến quan sát
biến bình

TÍNH ĐỔI MỚI CỦA CÁ NHÂN

Nếu tôi nghe nói về công nghệ mới, tôi sẽ tìm cách dùng
TĐM25 3.67
thử nó.

Trong số những người đồng trang lứa, tôi thường là người


TĐM26 3.51
đầu tiên dùng thử công nghệ mới.

TĐM27 Nói chung, tôi do dự khi sử dụng công nghệ mới. 3.57

TĐM28 Tôi thích dùng thử công nghệ mới. 3.87

Qua kết quả thống kê trong Bảng 5.3 cho thấy giá trị trung bình của các biến quan sát
thuộc yếu tố Tính đổi mới của cá nhân nằm trong đoạn [3.51 , 3.8]. Điều này chứng tỏ
khách hàng gần như đồng ý rằng họ sẵn sàng chấp nhận và trải nghiệm công nghệ mới.
Công nghệ mới ở đây là các nền tảng mua sắm trực tuyến. Trong 4 biến quan sát, TĐM28
có giá trị trung bình cao nhất (Mean = 3.87 xấp xỉ bằng 4) cho thấy khách hàng đều đồng
ý rằng họ thích dùng thử công nghệ mới.
Việc sử dụng nền tảng trực tuyến khi mua sắm, tính đổi mới của cá nhân cũng có một
phần đóng góp. Tính đổi mới của cá nhân là sự sẵn sàng đón nhận và chấp nhận sử dụng
công nghệ mới, họ là những người sẵn sàng chịu rủi ro từ công nghệ mới, có tính tò mò
cao và luôn chủ động tìm kiếm và khám phá các công nghệ mới. Trong bối cảnh mua sắm
trực tuyến, công nghệ mới là các sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada,… và
các ứng dụng mạng xã hội như Facebook, Instagram,… Trên thực tế, không phải ai cũng
sẵn sàng đón nhận và sử dụng công nghệ mới.

7
Chương 5. Kết luận và kiến

Vì vậy, để kích thích tính đổi mới của cá nhân khách hàng trong bối cảnh mua sắm trực
tuyến đang là xu hướng, các nhà phát triển cần phải gây ấn tượng, gợi sự tò mò với khách
hàng về nền tảng trực tuyến bằng cách thực hiện các chiến dịch tiếp thị trực tiếp lẫn trực
tuyến và tạo cơ hội cho khách hàng cập nhật các xu hướng và trải nghiệm công nghệ mới
nổi trong ngành thương mại điện tử có thể kể đến là tương tác với người bán thông qua
Livestream, công nghệ trình chiếu hình ảnh 3D cho sản phẩm,… Ngoài ra, việc đầu tư
vào nghiên cứu và thiết kế trải nghiệm người dùng (UX/UI) nên được chú trọng vì phải
đảm bảo rằng trang web hoặc ứng dụng trên thiết bị di động thân thiện, trực quan với
người dùng và cung cấp các đề xuất được cá nhân hóa dựa trên sở thích cá nhân và hành
vi duyệt web của người dùng.

5.2.3 Hàm ý quản trị về Ảnh hưởng của xã hội

Kết quả thống kê mô tả giá trị trung bình các biến quan sát của yếu tố Ảnh hưởng của xã
hội được trình bày trong Bảng 5.4.
Bảng 5.4 Giá trị trung bình các biến quan sát của yếu tố Ảnh hưởng của xã hội

Mã hóa Giá trị


Các biến quan sát
biến trung bình

ẢNH HƯỞNG CỦA XÃ HỘI

Những người ảnh hưởng đến hành vi của tôi cho rằng tôi nên
AHXH6 3.54
sử dụng nền tảng trực tuyến X khi mua giày dép.

Những người quan trọng với tôi cho rằng tôi nên sử dụng
AHXH7 3.37
nền tảng trực tuyến X khi mua giày dép.

Những người thân thiết với tôi có ích khi tôi tham khảo mua
AHXH8 3.49
giày dép trên nền tảng trực tuyến X.

Nhìn chung, những người rất thân thiết với tôi đều ủng hộ
AHXH9 3.56
việc sử dụng nền tảng trực tuyến X khi mua giày dép.

Qua kết quả thống kê trong Bảng 5.4 cho thấy giá trị trung bình của các biến quan sát
thuộc yếu tố Ảnh hưởng của xã hội nằm trong đoạn [3.37 , 3.56]. Điều này chứng tỏ
khách hàng gần như đồng ý rằng những người xung quanh họ đều có sự ảnh hưởng lên ý
định mua sắm trực tuyến, cụ thể là mua sắm giày dép. Trong 4 biến quan sát, AHXH9 có
giá trị trung bình cao nhất (Mean = 3.56 xấp xỉ bằng 4) cho thấy khách hàng đều đồng ý
rằng những người rất thân thiết với khách hàng đều ủng hộ họ sử dụng nền tảng trực
tuyến trong việc mua sắm giày dép.
Khách hàng có xu hướng tin tưởng vào những người đã từng trải nghiệm mua sắm trực
tuyến, đặc biệt là những người rất gần gũi như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Bởi vì họ tin

7
Chương 5. Kết luận và kiến

rằng những ý kiến và chia sẻ từ những người đó là đúng đắn và nếu làm theo, sẽ đem lại
nhiều lợi ích cho khách hàng khi mua sắm trực tuyến.
Do đó, việc cải thiện trải nghiệm người dùng và làm tăng mức độ uy tín của mình với
những người thân cận của khách hàng là một điều cần thiết phải thực hiện. Đối với các cá
nhân bán lẻ và doanh nghiệp bán hàng trực tuyến, cần phải đảm bảo chất lượng và thông
tin về sản phẩm là đáng tin cậy và đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của khách hàng.
Tạo được lòng tin sẽ làm tăng khả năng những người thân thiết đó sẽ ủng hộ khách hàng
mua sắm sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, các cá nhân và doanh nghiệp bán hàng trực
tuyến có thể tạo ra khuyến nghị từ người thân và bạn bè bằng cách cung cấp các khuyến
mại hoặc ưu đãi đặc biệt cho khách hàng giới thiệu người thân và bạn bè. Hơn thế nữa,
hợp tác với các nhân vật có ảnh hưởng trong lĩnh vực tương tự để quảng bá và giới thiệu
sản phẩm cũng nên được thực hiện. Tiếp thị bằng cách hợp tác với người có sức ảnh
hưởng có thể giúp tăng cường sức ảnh hưởng từ người thân lên ý định mua hàng của
khách hàng bởi vì người thân có xu hướng tin tưởng và chịu sự tác động từ người có sức
ảnh hưởng.
Đối với các nhà phát triển, nên đầu tư vào việc cung cấp trải nghiệm mua hàng tốt cho
khách hàng. Điều này bao gồm việc tối ưu hóa giao diện và trải nghiệm người dùng trên
trang web hoặc ứng dụng của doanh nghiệp, đảm bảo quy trình mua hàng dễ dàng và
thuận tiện, cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm và giải đáp mọi thắc mắc của
khách hàng. Thêm vào đó, các nhà phát triển cần theo dõi hoạt động của ứng dụng mua
sắm và tiếp thu phản hồi từ khách hàng để liên tục cải tiến và tối ưu hóa trải nghiệm người
dùng. Cập nhật và cung cấp các tính năng mới, khắc phục lỗi nhanh chóng và cung cấp
các bản vá bảo mật để đảm bảo sự tin tưởng và hài lòng từ phía người dùng. Cuối cùng
làm tăng niềm tin và sự uy tín bằng cách hiển thị các biểu tượng và chứng chỉ bảo mật để
chứng minh tính đáng tin cậy của ứng dụng và trang web của mình.

5.2.4 Hàm ý quản trị về Hiệu quả mong đợi

Kết quả thống kê mô tả giá trị trung bình các biến quan sát của yếu tố Hiệu quả mong đợi
được trình bày trong Bảng 5.5.
Bảng 5.5 Giá trị trung bình các biến quan sát của yếu tố Hiệu quả mong đợi

Mã hóa Giá trị trung


Các biến quan sát
biến bình

HIỆU QUẢ MONG ĐỢI

Tôi nhận thấy nền tảng trực tuyến X rất hữu ích khi mua
HQMĐ21 3.90
giày dép.

Sử dụng nền tảng trực tuyến X khiến cho việc mua giày
HQMĐ22 4.02
dép của tôi hoàn thành nhanh chóng.

7
Chương 5. Kết luận và kiến

Việc sử dụng nền tảng trực tuyến X làm tăng hiệu quả
HQMĐ23 3.95
mua sắm giày dép của tôi.

Nếu sử dụng nền tảng trực tuyến X khi mua giày dép, tôi
HQMĐ24 3.91
sẽ nhận được nhiều giao dịch tốt hơn.

Qua kết quả thống kê trong Bảng 5.5 cho thấy giá trị trung bình của các biến quan sát
thuộc yếu tố Hiệu quả mong đợi nằm trong đoạn [3.90 , 4.02]. Điều này chứng tỏ khách
hàng đồng ý rằng nền tảng trực tuyến đem lại lợi ích trong việc mua sắm giày dép của họ.
Trong 4 biến quan sát, HQMĐ22 có giá trị trung bình cao nhất (Mean = 4.02) cho thấy
khách hàng đều đồng ý rằng việc mua sắm giày dép của họ hoàn thành nhanh chóng cũng
nhờ vào nền tảng trực tuyến.
Khách hàng sử dụng nền tảng trực tuyến để mua sắm sản phẩm cũng vì nó mang lại nhiều
lợi ích cho khách hàng có thể kể đến như là mua sản phẩm với giá thấp nhất, mua sắm ở
bất cứ đâu, tiết kiệm được nhiều thời gian vì nó diễn ra khá nhanh chóng và còn nhiều lợi
ích khác. Tóm tắt lại, nền tảng trực tuyến đem lại cho khách hàng hiệu quả trong việc mua
sắm.
Vì vậy, các nền tảng trực tuyến nên được các nhà phát triển cải tiến theo hướng mua hàng
nhanh chóng nhưng vẫn đem lại hiệu quả mua sắm cho khách hàng. Các nhà phát triển
nên tiếp tục tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, phải đảm bảo rằng các tính năng chính
như tìm kiếm. lọc sản phẩm và thanh toán được đơn giản hóa. Việc này có thể giúp khách
hàng tiết kiệm được thời gian mua sắm của mình.
Đối với sản phẩm giày dép, các nhà phát triển cần thể hiện chi tiết và chính xác thông tin
như mô tả, hình ảnh, đánh giá, kích cỡ,… giúp khách hàng có thể đánh giá và so sánh sản
phẩm dễ dàng và nhờ vào đó họ sẽ có cơ hội nhận được nhiều giao dịch tốt hơn và tự tin
trong việc ra quyết địng mua hàng.
Ngoài ra, các nhà phát triển cũng nên chú trọng vào cung cấp trải nghiệm mua sắm cá
nhân hóa bằng cách sử dụng dữ liệu về hành vi duyệt web của khách hàng. Cung cấp thêm
gợi ý sản phẩm dựa trên lịch sử mua hàng và sở thích cá nhân của khách hàng. Tạo ra các
chương trình khách hàng thân thiết và ưu đãi đặc biệt để khuyến khích sự tương tác và
ủng hộ từ phía khách hàng.

7
Chương 5. Kết luận và kiến

5.2.5 Hàm ý quản trị về Sự lo âu

Kết quả thống kê mô tả giá trị trung bình các biến quan sát của yếu tố Sự lo âu được trình
bày trong Bảng 5.6.
Bảng 5.6 Giá trị trung bình các biến quan sát của yếu tố Sự lo âu

Mã hóa Giá trị


Các biến quan sát
biến trung bình

SỰ LO ÂU

Tôi cảm thấy e ngại khi mua giày dép trên nền tảng trực
SLA10 2.34
tuyến X.

Tôi lo sợ thông tin cá nhân có thể bị đánh cắp khi sử dụng


SLA11 2.51
nền tảng trực tuyến X để mua giày dép.

Tôi lo sợ thông tin thẻ tín dụng của mình có thể bị đánh cắp
SLA12 2.46
khi sử dụng nền tảng trực tuyến X để mua giày dép.

Tôi do dự sử dụng nền tảng trực tuyến X khi mua giày dép vì
SLA13 2.52
sợ mắc phải những sai lầm không thể sửa chữa.

Qua kết quả thống kê trong Bảng 5.6 cho thấy giá trị trung bình của các biến quan sát
thuộc yếu tố Sự lo âu nằm trong đoạn [2.34 , 2.52]. Điều này chứng tỏ khách hàng không
cảm thấy quá lo lắng hay e ngại trong việc mua sắm trên các nền tảng trực tuyến. Trong 4
biến quan sát, SLA13 có giá trị trung bình cao nhất (Mean = 2.52) cho thấy khách hàng
cảm thấy bình thường nếu như xảy ra sai lầm không thể sửa chữa khi mua giày dép trên
nền tảng trực tuyến.
Xu hướng mua sắm trực tuyến lên ngôi, việc khách hàng do dự, cảm thấy lo ngại khi sử
dụng nền tảng trực tuyến đang dần giảm xuống. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một nhóm
người cảm thấy không tin tưởng vào nền tảng trực tuyến. Do đó, các nhà phát triển cần
tiếp tục nâng cao uy tín của mình để duy trì niềm tin và làm tăng cảm giác an toàn khi
mua sắm trực tuyến của khách hàng.
Làm giảm sự lo âu của khách hàng bằng việc cung cấp các thông tin đáng tin cậy về sản
phẩm bằng cách ghi mô tả rõ ràng về sản phẩm như chất liệu, màu sắc, kích cỡ, nơi sản
xuất; sử dụng đúng hình ảnh của sản phẩm; thực hiện đầy đủ các cam kết như giao hàng
đúng hạn, thực hiện đổi trả theo quy trình,…
Liên tục nâng cao tính năng bảo mật thông tin cá nhân và thanh toán để đảm bảo rằng mọi
thông tin cá nhân và giao dịch khách hàng được bảo mật một cách an toàn. Các nhà phát
triển cần áp dụng các biện pháp bảo mật mạnh mẽ để ngăn chặn việc xâm nhập và lừa
đảo.

7
Chương 5. Kết luận và kiến

Hiện thị rõ ràng các biểu tượng và chứng chỉ bảo mật để chứng minh tính đáng tin cậy của
nền tảng trực tuyến.
Thêm vào đó, các nhà phát triển cần thông báo rõ ràng về các chính sách hoạt động và
giải quyết vấn đề để đảm bảo rằng khách hàng sẽ không mắc phải những sai lầm khó có
thể sửa chữa và khi có vấn đề xảy ra, khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm hơn về các biện
pháp giải quyết từ phía nhà phát triển

5.2.6 Hàm ý quản trị về Khuyến mại

Kết quả thống kê mô tả giá trị trung bình các biến quan sát của yếu tố Khuyến mại được
trình bày trong Bảng 5.7.
Bảng 5.7 Giá trị trung bình các biến quan sát của yếu tố Khuyến mại

Mã hóa Giá trị


Các biến quan sát
biến trung bình

KHUYẾN MẠI

Nền tảng trực tuyến X cung cấp thông tin khuyến mại chi
KM14 4.02
tiết và nhanh chóng.

Các chương trình khuyến mại được tổ chức thường xuyên


KM15 4.06
khi mua giày dép trên nền tảng trực tuyến X.

Tôi nhận được nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn khi mua
KM16 3.99
giày dép trên nền tảng trực tuyến X.

Qua kết quả thống kê trong Bảng 5.7 cho thấy giá trị trung bình của các biến quan sát
thuộc yếu tố Khuyến mại nằm trong đoạn [3.99 , 4.06]. Điều này chứng tỏ khách hàng
đồng ý rằng các chương trình khuyến mại kích thích họ mua sắm giày dép trên các nền
tảng trực tuyến. Trong 3 biến quan sát, KM15 có giá trị trung bình cao nhất (Mean = 4.06)
cho thấy khách hàng đều đồng ý rằng việc tổ chức thường xuyên các chương trình khuyến
mại đã thúc đẩy họ mua sắm giày dép trên các nền tảng trực tuyến.
Khách hàng đều bị thu hút bởi các chương trình ưu đãi. Chính vì vậy, để tiếp tục duy trì
sức hút của mình, các cá nhân và doanh nghiệp có thể tổ chức các chương trình khuyến
mại hấp dẫn như là giảm giá sản phẩm giày dép để tạo động lực mua sắm và cho họ thấy
họ đang nhận được lợi ích đáng kể khi mua sắm trực tuyến; cung cấp các phiếu quà tặng
và mã giảm giá cho khách hàng sử dụng khi mua trực tuyến, điều này tạo ra một lợi ích tài
chính cho khách hàng và cuối cùng là miễn phí giao hàng và bán hàng tặng kèm.
Ngoài việc tổ chức nhiều chương trình khuyến mại phù hợp và thực hiện đúng theo
chương trình đã công bố, các nhà phát triển cần xây dựng nội dung đầy đủ, chi tiết các
thông tin về chương trình khuyến mại, đồng thời bố trí lại bố cục hiện thị sản phẩm
đang có chương

7
Chương 5. Kết luận và kiến

trình khuyến mại trên website bán hàng một cách phù hợp và dễ nhận thấy để hấp dẫn
khách hàng thực hiện giao dịch trên nền tảng trực tuyến.

5.2.7 Hàm ý quản trị về Thu nhập

Kết quả thống kê mô tả giá trị trung bình các biến quan sát của yếu tố Thu nhập được
trình bày trong Bảng 5.8.
Bảng 5.8 Giá trị trung bình các biến quan sát của yếu tố Thu nhập

Mã hóa Giá trị trung


Các biến quan sát
biến bình

THU NHẬP

Tôi thấy các sản phẩm giày dép trên nền tảng trực tuyến X
TN29 3.94
có giá phù hợp với túi tiền của tôi.

Thu nhập của tôi đủ khả năng để mua các sản phẩm giày
TN30 4.02
dép trên nền tảng trực tuyến X.

Nếu thu nhập của tôi càng cao thì tôi sẽ mua nhiều giày dép
TN31 4.37
hơn trên nền tảng trực tuyến X.

Qua kết quả thống kê trong Bảng 5.8 cho thấy giá trị trung bình của các biến quan sát
thuộc yếu tố Thu nhập nằm trong đoạn [3.94 , 4.37]. Điều này chứng tỏ khách hàng đồng
ý rằng thu nhập của họ cũng góp phần ảnh hưởng đến ý định mua sắm giày dép trên các
nền tảng trực tuyến. Trong 3 biến quan sát, TN31 có giá trị trung bình cao nhất (Mean =
4.37) cho thấy khách hàng đều đồng tình với việc khi thu nhập họ tăng lên thì họ sẽ mua
giày dép trên nền tảng trực tuyến nhiều hơn.
Trong bài nghiên cứu của tác giả, yếu tố Thu nhập có sự ảnh hưởng yếu nhất vì trên thực
tế, giá thành của các sản phẩm giày dép trên nền tảng trực tuyến không quá mắc và nó vẫn
nằm trong phạm vi cho thể chi trả được của khách hàng. Tuy rằng, nó là yếu tố ảnh hưởng
yếu nhất nhưng cũng phải công nhận rằng khách hàng sẽ có xu hướng mua nhiều hơn nếu
như thu nhập họ tăng lên. Để có thể giúp khách hàng chọn được sản phẩm phù hợp với
thu nhập của mình, các nhà phát triển cần bố trí các sản phẩm có giá thành từ thấp đến cao
ngay khi khách hàng thực hiện thao tác tìm kiếm hoặc dựa vào lịch sử mua hàng để đưa ra
các đề xuất phù hợp với khách hàng.

5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

5.3.1 Hạn chế của đề tài nghiên cứu

Mặc dù đã đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra ở chương 1 nhưng vẫn còn tồn tại một
số hạn chế trong bài nghiên cứu của tác giả.

7
Chương 5. Kết luận và kiến

 Phương pháp lấy mẫu trong bài nghiên cứu hiện hành là phương pháp lấy mẫu
thuận tiện phi xác suất nên không thể đảm bảo sự đại diện chính xác cho tổng thể.
Mẫu có thể không phản ánh đầy đủ đặc điểm của tổng thể do đó kết quả nghiên
cứu này không thể tổng quát hóa cho toàn bộ tổng thể.
 Giới hạn về mặt thời gian và tài nguyên cũng là một trong những điểm hạn chế ảnh
hưởng đến việc thu thập dữ liệu đầy đủ cho bài nghiên cứu.
 Đề tài nghiên cứu có R2 hiệu chỉnh sau khi thực hiện phân tích hồi quy là 64.5%
cho thấy rằng 7 yếu tố độc lập trong mô hình chỉ giải thích được 64.5% sự thay đổi
của yếu tố Ý định mua sắm giày dép trực tuyến của khách hàng. Còn lại 35.5% là
do còn nhiều yếu tố khác tác động lên ý định mua sắm giày dép trên nền tảng trực
tuyến của khách hàng chưa được đề cập trong đề tài nghiên cứu.
 Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả có đưa ra một số hàm ý quản trị nhằm giúp
doanh nghiệp đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp trong lĩnh vực này. Tuy nhiên,
những hàm ý quản trị đó chỉ mang tính đề xuất theo quan điểm cá nhân tác giả,
ngoài ra, vẫn chưa có kế hoạch chi tiết cho từng kiến nghị cũng như xem xét kĩ
càng đến tài nguyên hiện có của doanh nghiệp.

5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo

Qua những hạn chế tác giả đã đề cập ở phần trên, một số đề xuất cho hướng nghiên cứu
tiếp theo được trình bày như sau:
 Bài nghiên cứu chỉ thể hiện được 64.5% sự biến thiên của yếu tố Ý định mua sắm
giày dép trên các nền tảng trực tuyến của khách hàng. Do đó, để nâng cao tỷ lệ giải
thích sự biến thiên của yếu tố phụ thuộc, các yếu tố mới cần được khám phá thêm
trong các nghiên cứu tiếp theo.
 Nghiên cứu tiếp theo có thể tiến hành lấy mẫu theo xác suất để nâng cao tính đại
diện cho tổng thể. Bên cạnh đó, nghiên cứu tiếp theo có thể thực hiện so sánh sự
khác biệt giữa nam và nữ hoặc giữa các nhóm tuổi, nghề nghiệp để có thể đưa ra đề
xuất cho doanh nghiệp chi tiết hơn.
 Cần chọn ra một nền tảng trực tuyến cụ thể để thực hiện nghiên cứu tiếp theo vì
mỗi nền tảng đều có đặc điểm riêng biệt.
 Nghiên cứu tiếp theo cần thực hiện trong thời gian đủ dài để có thể thu thập dữ liệu
đầy đủ hơn để phân tích cũng như đưa ra các hàm ý quản trị phù hợp hơn, chi tiết
hơn với tình hình hiện tại của thị trường và tài nguyên hiện có của doanh nghiệp.

7
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior, Organizational Behavior and
Human Decision Processes, 50 (2), 179–211.
[2] Ajzen, I., & Fisshbein, M. (1980). Understanding attitudes and predicting social
behavior. New Jersey: Prentice–Hall
[3] Bashir, I. and Madhavaiah, C. (2015), “Consumer attitude and behavioural
intention towards internet banking adoption in India”, Journal of Indian Business
Research, Vol. 7 No. 1, pp. 67–102.
[4] Bauboniene, Z. and Guleviciute, G. (2015), “E–commerce factors influencing
consumers’ online shopping decision”, Social Technologies, Vol. 5 No. 1, pp. 74–
81.
[5] Các xác định kích thước mẫu trong nghiên cứu. (2020, December 15). Retrieved
from xulydinhluong.com: https://xulydinhluong.com/kich–thuoc–mau–trong–
nghien–cuu/?fbclid=IwAR3EgzIJFXcBPtMnqef8RTFrrrI–
8tGQ0ZcTMt0QnJ_iHnsjVkqa888tZsc#_ftn
[6] Celik, H. (2016), “Customer online shopping anxiety within the unified theory of
acceptance and use technology (UTAUT) framework”, Asia Pacific Journal of
Marketing and Logistics, Vol. 28 No. 2, pp. 278–307.
[7] Citra Kusuma Dewi và cộng sự (2019). Determinants of online purchase
intention: a PLS–SEM approach: evidence from Indonesia. Journal of Asia
Business Studies, 281–299.
[8] Citrin, A.V., Sprott, D.E., Silverman, S.N. and Stem, D.E.J. (2000), “Adoption of
internet shopping: the role of consumer innovativeness”, Industrial Management
& Data Systems, Vol. 100 No. 7, pp. 294–300.
[9] Davis, F. D. (1989). Perceived Usefulness, Perceived Ease of Use, and User
Acceptance of Information Technology. MIS Quarterly, 319–340.
[10] Diệp Thị Kim Tuyền và cộng sự. (2021). Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua
sắm mỹ phẩm trực tuyến của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội
nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021, 261–274.
[11] Đoàn Thị Thu Trang (2020). Factors affecting online purchase intention: A study
of Vietnam online customers . Management Science Letters, 2337–2342.
[12] Gao, L. and Bai, X. (2014), “A unified perspective on the factors influencing
consumer acceptance of internet of things technology”, Asia Pacific Journal of
Marketing and Logistics, Vol. 26 No. 2, pp. 211–231.
[13] Gurung, A. and Raja, M.K. (2016), “Online privacy and security concerns of
consumers”, Information and Computer Security, Vol. 24 No. 4, pp. 348–371.
[14] Hà Nam Khánh Giao và cộng sự (2018). Quyết định mua vé máy bay trực tuyến
của người tiêu dùng Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Kinh tế – Kỹ thuật, 47–64.
[15] Hà Ngọc Thắng và cộng sự. (2021). Factors Influencing Online Shopping
Intention: An Empirical Study in Vietnam. Journal of Asian Finance, Economics
and Business, 1257–1266.

79
[16] Hà Ngọc Thắng. (2016). So sánh mô hình chấp nhận công nghệ và lý thuyết hành
vi có hoạch định trong nghiên cứu ý định mua trực tuyến của người tiêu dùng.
Kinh tế và Phát triển, 57–65.
[17] Ho, C.B., Chou, Y.D. and Fang, H.V. (2016), “Technology adoption of podcast in
language learning: using Taiwan and China as examples”, International Journal
of E–Education, e–Business, e–Management and e–Learning Technology, Vol. 6
No. 1, pp. 1–13.
[18] Howard, M. C. (2015). A Review of Exploratory Factor Analysis (EFA)
Decisions and Overview of Current Practices: What We Are Doing and How Can
We Improve? International Journal of Human–Computer Interaction, 51–62.
[19] Jayani Chamarika Athapaththu và cộng sự. (2018). Factors Affecting Online
Purchase Intention: Effects of Technology and Social Commerce. International
Business Research, 111–128.
[20] Juaneda–Ayensa, E., Mosquera, A. and Murillo, Y.S. (2016), “Omnichannel
customer behavior: key drivers of technology acceptance and use and their effects
on purchase intention”, Frontiers in Psychology, Vol. 7 No. 1117, pp. 1–11.
[21] Lê Hoàng Việt Phương. (2020). Factors affecting online purchase intention: The
case of E–commerce on Lazada. Independent Journal of Management &
Production, 1019–1033.
[22] Lê Thị Minh Đức và cộng sự. (2022). Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm
trực tuyến sản phẩm điện tử tiêu dùng: Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Quảng
Bình. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, 101–114.
[23] Lohse, G.L., Bellman, S., & Johnson, E.J. (2000). Consumer buying behavior on
the Internet: Findings from panel data. Journal of Interactive Marketing, 14(1),
15– 29.
[24] Luật sư Lê Thị Hằng. (2023, March 26). Thu nhập là gì? Tiền lương là gì? Quy
định thu nhập, tiền lương. Retrieved from luatminhkhue.vn:
https://luatminhkhue.vn/thu–nhap–la–gi.aspx
[25] Mai Phương (2022, Mar 23). 81% người Việt đã có thói quen mua hàng qua
mạng. Retrieved from thanhnien.vn: https://thanhnien.vn/81–nguoi–viet–da–co–
thoi– quen–mua–hang–qua–mang–1851441578.htm
[26] Marchewka, L. & cộng sự. (2007). An Application of the UTAUT Model for
Understanding Student Perceptions Using Course Management Software.
Communications of the IIMA, 93–104.
[27] Monsuwé, T.P., Dellaert, B.G., & De Ruyter, K. (2004). What drives consumers
to shop online? A literature review. International Journal of Service Industry
Management, 15(1), 102–121.
[28] Nadia Annisa Rosara và cộng sự (2020). Factors Influencing Consumer’s
Purchase Intention on Beauty Products in Youtube. Journal of Distribution
Science, 37–46.
[29] Nagar, K. and Gandotra, P. (2016), “Exploring choice overload, internet shopping
anxiety, variety seeking and online shopping adoption relationship: evidence from
online fashion stores”, Global Business Review, Vol. 17 No. 4, pp. 851–869.

8
[30] Nakandala, D.; Samaranayake, P.; Lau, H.; Ramanathan, K. (2017) Modelling
information flow and sharing matrix for fresh food supply chains. Business
Process Management Journal, v. 23, n. 1, p. 108–129.
[31] Năm 2021 bùng nổ xu hướng mua sắm online, nền tảng thương mại điện tử ‘lên
ngôi’. (2022, Jan 12). Retrieved from thanhnien.vn: https://thanhnien.vn/nam–
2021–bung–no–xu–huong–mua–sam–online–nen–tang–thuong–mai–dien–tu–
len–ngoi–1851420475.htm
[32] Ngô Xuân Niệm và cộng sự. (2018). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành
vi mua sắm trực tuyến trên Facebook của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí
Minh. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 33–42.
[33] Ngọc Diệp & Bích Ngọc. (2022, Jan 20). Bùng nổ mua sắm trực tuyến thời Covid–
19. Retrieved from VTV.vn: https://vtv.vn/kinh–te/bung–no–mua–sam–truc–
tuyen–thoi–covid–19–20220120163236203.htm
[34] Nguyễn Đình Thọ. (2013). Giáo trình Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Trong Kinh Doanh. TP.HCM: NXB Tài Chính.
[35] Nguyễn Thị Tiểu Loan (2021). Phân tích hành vi mua sắm trực tuyến của người
tiêu dùng: Trường hợp trên địa bàn tỉnh An Giang. Tạp chí Công thương, 8, 314–
319.
[36] Nichabha Phetnoi và cộng sự (2021). Factors Affecting Purchase Intention Via
Online Shopping Sites and Apps During COVID–19 in Thailand. Journal of
Management in Business, Healthcare, and Education, 1–17.
[37] Persaud, A. and Schillo, S.R. (2017), “Purchasing organic products: role of social
context and consumer innovativeness”, Marketing Intelligence & Planning, Vol.
35 No. 1, pp. 130–146.
[38] Phạm Lộc Blog. (2022, October 16). Phân tích độ tin cậy Cronbach's Alpha trong
SPSS. Retrieved from phamlocblog.com:
https://www.phamlocblog.com/2017/03/kiem–dinh–do–tin–cay–cronbach–alpha–
spss.html
[39] Phạm Lộc Blog. (2022, October 27). Thống kê mô tả trên SPSS: Thống kê tần số
và biểu đồ. Retrieved from phamlocblog.com:
https://www.phamlocblog.com/2019/05/thong–ke–mo–ta–tan–so–trong–
spss.html
[40] Phạm Lộc Blog. (2022, October 27). Thống kê mô tả trên SPSS: Thống kê trung
bình, min, max, độ lệch chuẩn. Retrieved from phamlocblog.com:
https://www.phamlocblog.com/2019/05/thong–ke–mo–ta–trung–binh–tren–
spss.html
[41] Phạm Lộc Blog. (2023, January 02). Phân tích tương quan Pearson trong SPSS.
Retrieved from phamlocblog.com: https://www.phamlocblog.com/2015/11/phan–
tich–tuong–quan–pearson–trong–spss.html
[42] Phạm Lộc Blog. (2023, January 21). Phân tích và đọc kết quả hồi quy tuyến tính
bội trong SPSS. Retrieved from phamlocblog.com:
https://www.phamlocblog.com/2016/11/cach–chay–hoi–quy–trong–spss.html

8
[43] Phạm Lộc Blog. (2023, May 12). Phân tích nhân tố khám phá EFA trong SPSS.
Retrieved from phamlocblog.com: https://www.phamlocblog.com/2018/07/phan–
tich–nhan–to–kham–pha–efa.html
[44] Simon Kemp. (2022, February 15). DIGITAL 2022: VIETNAM. Retrieved from
datareportal.com: https://datareportal.com/reports/digital–2022–vietnam
[45] Srinivasan, R. (2015), “Exploring the impact of social norms and online shopping
anxiety in the adoption of online apparel shopping by Indian consumers”, Journal
of Internet Commerce, Vol. 14 No. 2, pp. 177–199.
[46] Tạ Văn Thành và cộng sự. (2021). Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm
trực tuyến . Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng của người tiêu dùng Thế hệ
Z tại Việt Nam, 27–35.
[47] Tan, E. and Lau, J.L. (2016), “Behavioural intention to adopt mobile banking
among the millennial generation”, Young Consumers, Vol. 17 No. 1, pp. 18–31.
[48] Tarhini, A., Masa’deh, R., Al–Busaidi, K.A., Mohammed, A.B. and Maqableh,
M. (2017), “Factors influencing students’ adoption of e–learning: a structural
equation modeling approach”, Journal of International Education in Business,
Vol. 10 No. 2.
[49] Thakur, R. and Srivastava, M. (2015), “A study on the impact of consumer risk
perception and innovativeness on online shopping in India”, International
Journal of Retail & Distribution Management, Vol. 43 No. 2, pp. 148–166.
[50] Thành Luân. (2022, August 09). Người Việt chi hơn 12 tỉ USD mua sắm trực
tuyến trong năm 2022. Retrieved from thanhnien.vn: https://thanhnien.vn/nguoi–
viet– chi–hon–12–ti–usd–mua–sam–truc–tuyen–trong–nam–2022–
1851486495.htm
[51] Thảo Nguyên. (2022, March 24). Data Station #25 – Digital 2022: Số người dùng
Việt quan ngại về an toàn dữ liệu giảm gần 1 nửa so với năm 2020. Retrieved
from brandsvietnam.com:
https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/323902– Data–Station–25–
Digital–2022–So–nguoi–dung–Viet–quan–ngai–ve–an–toan– du–lieu–giam–gan–
1–nua–so–voi–nam–2020
[52] ThS. Nguyễn Thị Bích Liên và cộng sự. (2021, September 26). Các yếu tố ảnh
hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Thành phố Hồ Chí
Minh trong giai đoạn Covid–19. Retrieved from
tapchicongthuong.vn: https://tapchicongthuong.vn/bai–viet/cac–yeu–to–anh–
huong–den–y–dinh–mua– sam–truc–tuyen–cua–nguoi–tieu–dung–thanh–pho–
ho–chi–minh–trong–giai– doan–covid–19–83978.htm
[53] Trịnh Thị Hợp. (2019). Tìm hiểu một số lý thuyết liên quan đến mô hình chấp
nhận công nghệ. Tạp chí Khoa học số 36, 114–120.
[54] Venkatesh, V., Morris, M.G., Davis, G.B. and Davis, F.D. (2003), “User
acceptance of information technology: toward a unified view”, MIS Quarterly,
Vol. 27 No. 3, pp. 425–478.
[55] Venkatesh, V., Thong, J.Y. and Xu, X. (2012), “Consumer acceptance and use of
information technology: extending the unified theory of acceptance and use of
technology”, MIS Quarterly, Vol. 36 No. 1, pp. 157–178.
8
[56] Wang, C.–S., Jeng, Y.–L. and Huang, Y.–M. (2017), “What influences teachers
to continue using cloud services? The role of facilitating conditions and social
influence”, The Electronic Library, Vol. 25 No. 3, pp. 520–533.
[57] Zhou, L., Dai, L. and Zhang, D. (2007), “Online shopping acceptance model:
critical survey of consumer factors in online shopping”, Journal of Electronic
Commerce Research, Vol. 8 No. 1, pp. 41–62.

8
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC A: BẢNG KHẢO SÁT GÓP Ý THANG ĐO TRONG NGHIÊN CỨU SƠ
BỘ

Xin chào Anh/Chị! Cảm ơn Anh/Chị đã đồng ý tham gia thực hiện cuộc khảo sát này!
Em tên là Nguyễn Ngọc Vy, em hiện đang là sinh viên năm cuối khoa Quản lý Công
nghiệp
– Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong học kì này, em đang thực hiện một nghiên cứu với đề tài: “Các yếu tố tác động đến
ý định mua hàng của khách hàng về sản phẩm giày dép trên các nền tảng mua sắm
trực tuyến”. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phục vụ cho Luận văn tốt nghiệp của
em và em rất mong Anh/Chị có thể dành một chút thời gian quý báu của mình để hoàn
thành khảo sát này.
Mọi thông tin được Anh/Chị cung cấp trong khảo sát em cam kết đều được bảo mật tuyệt
đối và không tiết lộ ra bên ngoài và sẽ chỉ được sử dụng với mục đích nghiên cứu khoa
học! Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!
Phần I: THÔNG TIN CHUNG
Anh/Chị vui lòng đánh dấu (X) vào ô tương ứng:
1. Anh/Chị có đã và đang mua giày dép trên các nền tảng trực tuyến (Sàn thương mại
điện tử: Shopee, Lazada, Tiki…; các nền tảng mạng xã hội: Facebook, Instagram,
Tik Tok…; các trang web chuyên bán giày dép) chưa?
 Đã từng  Chưa từng (Xin cảm ơn. Vui lòng dừng khảo sát!)
2. Anh/Chị thường mua giày dép trên các nền tảng trực tuyến nào sau đây? (Có thể
chọn nhiều câu trả lời)
 Shopee  Tik Tok  Shein
 Lazada  Facebook  Taobao
 Tiki  Instagram  Trang web của cửa hàng
3. Anh/Chị thường mua loại giày dép nào? (Có thể chọn nhiều câu trả lời)
 Giày thể thao/Sneaker  Dép  Giày lười
 Giày cao gót  Giày Sandal  Bốt
4. Trong các nền tảng trực tuyến mà Anh/Chị sử dụng để mua giày dép, nền tảng mà
Anh/Chị hài lòng nhất là (gọi là nền tảng X):
Phần II: NỘI DUNG KHẢO SÁT
Gọi X là nền tảng mua sắm trực tuyến khi mua giày dép mà Anh/Chị đã ghi ở câu 4
Thang Góp ý
Nội dung thang đo
đo thang đo
1. NỖ LƯC̣ MONG ĐƠỊ (NLMĐ)
Sựtương tać cuả tôi vớ i cać nền tan̉ g mua sắm trưc̣ tuyến rất rõ
NLMĐ1
ràng.

8
Sựtương tác của tôi vớ i các nền tảng mua sắm trưc̣tuyến rất dễ
NLMĐ2
hiểu.
Tôi dễ daǹ g trở nên thaǹ h thaọ trong viêc̣ sử dung cać nền tan̉ g
NLMĐ3
mua sắm trưc̣ tuyến.
NLMĐ4 Tôi thấy các nền tảng mua sắm trưc̣ tuyến rất dễ sử dung.
Đối vớ i tôi, hoc̣ cá ch sử dung cá c nền tả ng mua sắm trưc̣
NLMĐ5
tuyến rất dễ daǹ g.
2. ẢNH HƯỞNG CỦA XÃ HỘI (AHXH)
Những người có tầm ảnh hưởng nghĩ rằng tôi nên sử dụng nền
AHXH6
tảng mua sắm trực tuyến khi mua giày dép.
Gia đình nghĩ rằng tôi nên sử dụng các nền tảng mua sắm trực
AHXH7
tuyến khi mua giày dép.
Ý kiến từ bạn bè và đồng nghiệp của tôi có hữu ích trong việc
AHXH8
tôi sử dụng các nền tảng mua sắm trực tuyến khi mua giày dép.
Nhìn chung, những người rất thân thiết với tôi đều ủng hộ việc
AHXH9
sử dụng các nền tảng mua sắm trực tuyến khi mua giày dép.
3. SỰ LO ÂU (SLA)
Tôi cảm thấy e ngại khi mua giày dép qua nền tảng mua sắm
SLA10
trực
tuyến X.
Tôi sợ hãi khi nghĩ rằng thông tin cá nhân bị đánh mất khi sử
SLA11
dụng nền tảng mua sắm trực tuyến X để mua giày dép.
Tôi sợ hãi khi nghĩ rằng thông tin tín dụng của mình bị đánh
SLA12
mất
khi sử dụng nền tảng mua sắm trực tuyến X để mua giày dép.
Khi mua giày dép, tôi do dự sử dụng nền tảng mua sắm trực
SLA13 tuyến X vì sợ mắc phải những sai lầm tốn kém mà tôi không thể
sửa chữa.
4. KHUYẾN MẠI (KM)
Nền tảng mua sắm trực tuyến X cung cấp thông tin khuyến mại
KM14
chi tiết và kịp thời.
Các chương trình khuyến mại được tổ chức thường xuyên khi
KM15
mua sắm giày dép trực tuyến.
Tôi nhận được nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn khi mua sắm
KM16
giày dép trực tuyến.
5. NĂNG LƯC̣ KINH DOANH (NLKD)
Nền tảng mua sắm trực tuyến X thường xuyên cập nhật các sản
NLKD17
phẩm giày dép mới.
NLKD18 Ý tưởng quảng cáo của hãng giày dép là duy nhất và sáng tạo.
Người bán hàng trực tuyến và nền tảng mua sắm trực tuyến X
NLKD19
tuân thủ theo quy trình và tiến độ giao hàng.
Người bán hàng trực tuyến và nền tảng mua sắm trực tuyến X
NLKD20
có những giải pháp phù hợp khi có vấn đề xảy ra.
8
8
6. HIỆU QUẢ MONG ĐỢI (HQMĐ)
Tôi nhận thấy nền tảng mua sắm trực tuyến X rất hữu ích khi
HQMĐ21
mua giày dép.
Việc sử dụng nền tảng mua sắm trực tuyến X khiến cho việc
HQMĐ22
mua
giày dép của tôi hoàn thành nhanh hơn.
Việc sử dụng nền tảng mua sắm trực tuyến X làm tăng hiệu quả
HQMĐ23
mua giày dép của tôi
Nếu tôi sử dụng nền tảng mua sắm trực tuyến X khi mua giày
HQMĐ24
dép, cơ hội nhận được các giao dịch tốt hơn sẽ tăng lên.
7. TÍNH ĐỔI MỚI CỦA CÁ NHÂN (TĐM)
Nếu tôi nghe nói về nền tảng mua sắm trực tuyến mới (không
TĐM25 phải nền tảng mua sắm trực tuyến X), tôi sẽ tìm cách dùng thử
nó.
Trong số các bạn đồng trang lứa của tôi, tôi thường là người đầu
TĐM26 tiên dùng thử nền tảng mua sắm trực tuyến mới (không phải nền
tảng mua sắm trực tuyến X) .
Nói chung, tôi do dự khi sử dụng nền tảng mua sắm trực tuyến
TĐM27
mới (không phải nền tảng mua sắm trực tuyến X).
Tôi thích dùng thử nền tảng mua sắm trực tuyến mới (không
TĐM28
phải
nền tảng mua sắm trực tuyến X) .
8. THU NHẬP (TN)
TN29 Tôi thấy các sản phẩm giày dép phù hợp với số tiền tôi tích lũy.
Thu nhập của tôi đủ khả năng để mua các sản phẩm giày dép
TN30
trên nền tảng mua sắm trực tuyến X.
Mức thu nhập của tôi càng cao thì sức mua các sản phẩm giày
TN31
dép trên nền tảng mua sắm trực tuyến X của tôi càng cao.
9. Ý ĐỊNH MUA HÀNG (YĐMH)
Tôi có ý định tham gia mua sắm giày dép trên nền tảng mua
YĐMH32
sắm
trực tuyến X trong tương lai gần.
Tôi dự đoán tôi sẽ thực hiện mua sắm giày dép trên nền tảng
YĐMH33
mua
sắm trực tuyến X trong vài tháng tới.
Tôi sẽ giới thiệu gia đình, bạn bè về việc tham gia mua sắm giày
YĐMH34
dép trên nền tảng mua sắm trực tuyến X.
Phần III: THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Giới tính:  Nam  Nữ
2. Nhóm tuổi:
 Dưới 18  18 – 24  25 – 34
 55 trở lên  35 – 44  45 – 54

8
3. Trình độ học vấn
 Hết tiểu học  Trung học phổ thông  Đại học

8
 Trung học cơ sở  Trung cấp/Cao đẳng  Cao học
4. Nghề nghiệp
 Học sinh  Nhân viên văn phòng  Nghề tự do
 Sinh viên  Công nhân  Khác:…
5. Thu nhập hàng tháng:
 Dưới 5 triệu  10 – dưới 15 triệu  20 – 25 triệu
 5 – dưới 10 triệu  15 – dưới 20 triệu  Trên 25 triệu
6. Tần suất sử dụng các nền tảng trực tuyến để mua sắm giaỳ deṕ của Anh/Chị
là:
 3 tháng/1 lần  6 tháng/1 lần
 12 tháng/1 lần  Khać :…
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của mọi người!

PHỤ LỤC B: BẢNG KHẢO SÁT THU THẬP DỮ LIỆU CHÍNH THỨC

Xin chào Anh/Chị,


Tôi là Nguyễn Ngọc Vy, sinh viên năm cuối Khoa Quản lý Công nghiệp, Trường Đại học
Bách Khoa – ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi đang nghiên cứu về chủ đề “Các yếu
tố tác động đến ý định mua hàng của khách hàng về sản phẩm giày dép trên các nền
tảng mua sắm trực tuyến”, nhằm phục vụ cho môn học Khóa luận Tốt nghiệp của tôi. Rất
mong Anh/Chị dành một chút thời gian để trả lời Phiếu khảo sát. Xin lưu ý rằng, không
có câu trả lời nào là đúng hay sai. Tất cả ý kiến của Anh/Chị đều có giá trị cho nghiên
cứu. Tôi xin cam đoan những thông tin mà Anh/Chị cung cấp sẽ được bảo mật và chỉ sử
dụng cho mục đích nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn Anh/Chị!
Phần I: THÔNG TIN CHUNG
Anh/Chị vui lòng đánh dấu (√) vào ô tương ứng:
1. Anh/Chị có đang và đã từng mua giày dép trên các nền tảng trực tuyến (sàn thương
mại điện tử: Shopee, Lazada, Tiki…; các nền tảng mạng xã hội: Facebook,
Instagram, Tik Tok…; các trang web chuyên bán giày dép) chưa?
 Có  Chưa (Xin cảm ơn. Vui lòng dừng khảo sát!)
2. Anh/Chị thường mua giày dép trên các nền tảng trực tuyến nào sau đây? (Có thể
chọn nhiều câu trả lời)
 Shopee  Tik Tok  Trang web của cửa hàng
 Lazada  Facebook  Khác:….
 Tiki  Instagram
3. Anh/Chị thường mua loại giày dép nào? (Có thể chọn nhiều câu trả lời)
 Giày thể thao/Sneaker  Dép  Giày lười
 Giày cao gót  Giày Sandal  Bốt
4. Trong các nền tảng trực tuyến mà Anh/Chị sử dụng để mua giày dép, nền tảng mà
Anh/Chị thường dùng nhất
là:………………………………………………………………………

8
Phần II: NỘI DUNG KHẢO SÁT
Gọi X là nền tảng trực tuyến khi mua giày dép mà Anh/Chị đã ghi ở câu 4.

Hoàn toàn không đồng ý


Xin cho biết mức độ đồng ý hoặc không đồng ý của Anh/Chị

Hoàn toàn đồng ý


đối với mỗi phát biểu sau đây bằng cách đánh dấu (√) vào 1 ô

Không đồng ý

Bình thường
tương ứng, với:

Đồng ý
Ô số 1: Hoàn toàn không đồng ý
Ô số 2: Không đồng ý
Ô số 3: Bình thường
Ô số 4: Đồng ý
Ô số 5: Hoàn toàn đồng ý
1 Giao diện của nền tảng trực tuyến X rõ ràng 1 2 3 4 5
2 Giao diện của nền tảng trực tuyến X dễ hiểu 1 2 3 4 5
Nền tảng trực tuyến X giúp tôi trở nên thành thạo trong
3 1 2 3 4 5
việc mua sắm giày dép
Tôi tìm kiếm sản phẩm giày dép trên nền tảng trực tuyến
4 1 2 3 4 5
X rất dễ dàng.
Tôi dễ dàng học cách sử dụng nền tảng trực tuyến X trong
5 1 2 3 4 5
việc mua sắm giày dép.
Những người ảnh hưởng đến hành vi của tôi cho rằng tôi
6 1 2 3 4 5
nên sử dụng nền tảng trực tuyến X khi mua giày dép.
Những người quan trọng với tôi cho rằng tôi nên sử dụng
7 1 2 3 4 5
nền tảng trực tuyến X khi mua giày dép.
Những người thân thiết với tôi có ích khi tôi tham khảo
8 1 2 3 4 5
mua giày dép trên nền tảng trực tuyến X.
Nhìn chung, những người rất thân thiết với tôi đều ủng hộ
9 1 2 3 4 5
việc sử dụng nền tảng trực tuyến X khi mua giày dép.
Tôi cảm thấy e ngại khi mua giày dép trên nền tảng trực
10 1 2 3 4 5
tuyến X.
Tôi lo sợ thông tin cá nhân có thể bị đánh cắp khi sử dụng
11 1 2 3 4 5
nền tảng trực tuyến X để mua giày dép.
Tôi lo sợ thông tin thẻ tín dụng của mình có thể bị đánh
12 1 2 3 4 5
cắp khi sử dụng nền tảng trực tuyến X để mua giày dép.
Tôi do dự sử dụng nền tảng trực tuyến X khi mua giày
13 1 2 3 4 5
dép vì sợ mắc phải những sai lầm không thể sửa chữa.
Nền tảng trực tuyến X cung cấp thông tin khuyến mại chi
14 1 2 3 4 5
tiết và nhanh chóng.
Các chương trình khuyến mại được tổ chức thường xuyên
15 1 2 3 4 5
khi mua giày dép trên nền tảng trực tuyến X.

8
Tôi nhận được nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn khi mua
16 1 2 3 4 5
giày dép trên nền tảng trực tuyến X.
Nền tảng trực tuyến X thường xuyên cập nhật các sản
17 1 2 3 4 5
phẩm giày dép mới.
Ý tưởng quảng cáo của hãng giày dép trên nền tảng trực
18 1 2 3 4 5
tuyến X là độc nhất và sáng tạo
Nền tảng trực tuyến X tuân thủ quy trình và tiến độ giao
19 1 2 3 4 5
hàng.
Nền tảng trực tuyến X đưa ra những giải pháp phù hợp
20 1 2 3 4 5
khi
có vấn đề xảy ra.
Tôi nhận thấy nền tảng trực tuyến X rất hữu ích khi mua
21 1 2 3 4 5
giày dép.
Sử dụng nền tảng trực tuyến X khiến cho việc mua giày
22 1 2 3 4 5
dép của tôi hoàn thành nhanh chóng.
Việc sử dụng nền tảng trực tuyến X làm tăng hiệu quả
23 1 2 3 4 5
mua
sắm giày dép của tôi.
Nếu sử dụng nền tảng trực tuyến X khi mua giày dép, tôi
24 1 2 3 4 5
sẽ nhận được nhiều giao dịch tốt hơn.
Nếu tôi nghe nói về công nghệ mới, tôi sẽ tìm cách dùng
25 1 2 3 4 5
thử nó.
Trong số những người đồng trang lứa, tôi thường là người
26 1 2 3 4 5
đầu tiên dùng thử công nghệ mới.
27 Nói chung, tôi do dự khi sử dụng công nghệ mới 1 2 3 4 5
28 Tôi thích dùng thử công nghệ mới. 1 2 3 4 5
Tôi thấy các sản phẩm giày dép trên nền tảng trực tuyến
29 1 2 3 4 5
X
có giá phù hợp với túi tiền của tôi.
Thu nhập của tôi đủ khả năng để mua các sản phẩm giày
30 1 2 3 4 5
dép trên nền tảng trực tuyến X.
Nếu thu nhập của tôi càng cao thì tôi sẽ mua nhiều giày
31 1 2 3 4 5
dép hơn trên nền tảng trực tuyến X.
Tôi có ý định mua sắm giày dép trên nền tảng trực tuyến
32 1 2 3 4 5
X trong tương lai gần.
Tôi dự đoán tôi sẽ mua sắm giày dép trên nền tảng trực
33 1 2 3 4 5
tuyến X trong vài tháng tới.
Tôi sẽ giới thiệu gia đình, bạn bè về việc mua giày dép
34 1 2 3 4 5
trên nền tảng trực tuyến X.

8
PHẦN III: THÔNG TIN CÁ NHÂN
Anh/Chị vui lòng đánh dấu (√) vào ô tương ứng:
7. Giới tính:  Nam  Nữ
8. Nhóm tuổi:
 Dưới 18  18 – 24  25 – 34
 55 trở lên  35 – 44  45 – 54
9. Trình độ học vấn
 Hết tiểu học  Trung học phổ thông  Đại học
 Trung học cơ sở  Trung cấp/Cao đẳng  Cao học
10. Nghề nghiệp
 Học sinh  Nhân viên văn phòng  Nghề tự do
 Sinh viên  Công nhân  Khác:…
11. Thu nhập hàng tháng:
 Dưới 5 triệu VNĐ  10 – dưới 15 triệu VNĐ  20 – 25 triệu VNĐ
 5 – dưới 10 triệu VNĐ  15 – dưới 20 triệu VNĐ Trên 25 triệu VNĐ
12. Tần suất sử dụng các nền tảng trực tuyến để mua sắm giày dép của Anh/Chị là:
 3 tháng/1 lần  6 tháng/1 lần
 12 tháng/1 lần  Khác:…
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của mọi người!

PHỤ LỤC C: KẾT QUẢ PHỎNG VẤN ĐỊNH TÍNH

Nền tảng trực tuyến đã sử


STT Họ và tên Nghề nghiệp
dụng

1 Nguyễn Thị Kim Xuyến Sinh viên Shopee; Tik Tok

Shopee; Facebook; Tik Tok;


2 Phạm Như Ý Sinh viên
Instagram

3 Vĩnh Hưng Sinh viên Shopee

4 Vương Thanh Duyên Sinh viên Shopee

Trang web của cửa hàng giày


5 Lê Cao Bình Sinh viên
dép

Nhân viên văn Shopee; Lazada; Tiki; Tik Tok;


6 Nguyễn Tiến Đức
phòng Instagram

Nhân viên văn


7 Võ Hoàng Nhi Shopee
phòng

9
Thang đo gốc Thang đo đề xuất Góp ý Hiệu chỉnh

NỖ LỰC MONG ĐỢI

Bổ sung thêm
và giải thích ý
nghĩa từ “rõ
My interaction with Sự tương tác của tôi vớ i ràng”. Giao diện của
online shopping nền tảng trưc̣ tuyến X Đổi “sự tương nền tảng trực
channels would be rất rõ ràng. tác của tôi” tuyến X rõ ràng
clear. thành “giao
diện của nền
tảng X”

Làm rõ ý nghĩa
từ “sự tương
My interaction with tác”
Sự tương tác của tôi vớ i Giao diện của
online shopping
nền tan̉ g trưc̣ tuyến X Đổi “sự tương nền tảng trực
channels would be rất dễ hiểu. tác của tôi” tuyến X dễ hiểu
understandable. thành “giao
diện của nền
tảng X”

Nền tảng trực


Làm rõ ý nghĩa
It would be easy for me Tôi dễ dàng trở nên tuyến X giúp tôi
“dễ dàng trở
to become skilful at thaǹ h thaọ trong viêc̣ sử trở nên thành
nên thành thạo
using online shopping dung nền tảng mua sắm thạo trong việc
trong việc sử
channels. trưc̣tuyến X. mua sắm giày
dụng nền tảng”
dép

Tôi tìm kiếm sản


Tôi thấy nền tan̉ g mua Nêu cụ thể việc phẩm giày dép
I find online shopping
sắm trưc̣ tuyến X rất dễ dễ sử dụng nền trên nền tảng
channels easy to use. sử dung. tảng trực tuyến. trực tuyến X rất
dễ dàng.

Tôi dễ dàng học


Đổi lại câu từ
Learning to operate Đối vớ i tôi, hoc̣ cá ch cách sử dụng
cho đáp viên
online shopping sử dung nền ta n
̉ g trưc̣ nền tảng trực
đọc thuận và dễ
channels is easy for me tuyến X rất dễ daǹ g. tuyến X trong
hiểu.
việc mua sắm
giày dép.

9
ẢNH HƯỞNG CỦA XÃ HỘI

Đổi “những
người có tầm
ảnh hưởng”
thành “những
người ảnhNhững người
Những người có tầm hưởng đếnảnh hưởng đến
People who influence
ảnh hưởng nghĩ rằng tôi hành vi của tôi
hành vi của tôi”
my behavior think that I
nên sử dụng các nền theo bản dịch cho rằng tôi nên
should use the online
tảng mua sắm trực thang đo gốc sử dụng nền tảng
shopping channels.
tuyến khi mua giày dép. trực tuyến X khi
Đổi “nền tảng mua giày dép.
mua sắm trực
tuyến” thành
“nền tảng trực
tuyến X”

Đổi “gia đình”


thành “những
người quan Những người
People who are trọng với tôi” quan trọng với
Gia đình nghĩ rằng tôi theo bản dịch
important to me think tôi cho rằng tôi
nên sử dụng các nền thang đo gốc
that I should use the nên sử dụng nền
tảng mua sắm trực
online shopping tảng trực tuyến
tuyến khi mua giày dép. Đổi “nền tảng
channels. mua sắm trực X khi mua giày
tuyến” thành dép.
“nền tảng trực
tuyến X”

Đổi “ý kiến từ
bạn bè và đồng
Những
nghiệp của tôi” người
Ý kiến từ bạn bè và
thành “Những thân thiết với tôi
People very close to me đồng nghiệp của tôi có
có ích khi tôi
người thân thiết
have been helpful in the hữu ích trong việc tôi
với tôi” theo tham khảo mua
use of online shopping sử dụng các nền tảng
bản dịch thanggiày dép trên
channels. mua sắm trực tuyến khi
đo gốc nền tảng trực
mua giày dép.
Đổi “nền tảng tuyến X.
mua sắm trực
tuyến” thành

9
“nền tảng trực
tuyến X”

Nhìn chung,
Nhìn chung, những
Đổi “nền tảng những người rất
In general, people very người rất thân thiết với
mua sắm trực thân thiết với tôi
close to me supported tôi đều ủng hộ việc sử
tuyến” thành đều ủng hộ việc
the use of the online dụng các nền tảng mua
“nền tảng trực sử dụng nền tảng
shopping channels. sắm trực tuyến khi mua
tuyến X” trực tuyến X khi
giày dép.
mua giày dép.

SỰ LO ÂU

Tôi cảm thấy e


I feel apprehensive Tôi cảm thấy e ngại khi
ngại khi mua
about making a mua giày dép qua nền Đổi “qua”
giày dép trên
purchase through online tảng mua sắm trực thành “trên”
nền tảng trực
shopping channels. tuyến X.
tuyến X.

Tôi sợ hãi khi nghĩ rằng Tôi lo sợ thông


It scares me to think that
thông tin cá nhân bị tin cá nhân có
I could lose my personal
đánh mất khi sử dụng Đổi “sợ hãi” thể bị đánh cắp
information using online
nền tảng mua sắm trực thành “lo sợ” khi sử dụng nền
shopping channels for
tuyến X để mua giày tảng trực tuyến
shopping.
dép. X để mua giày
dép.
Tôi lo sợ thông
It scares me to think that Tôi sợ hãi khi nghĩ rằng
tin thẻ tín dụng
I could lose my thông tin tín dụng của
của mình có thể
banking/credit card mình bị đánh mất khi Đổi “sợ hãi”
bị đánh cắp khi
information using the sử dụng nền tảng mua thành “lo sợ”
sử dụng nền tảng
online shopping sắm trực tuyến X để
trực tuyến X để
channels for shopping. mua giày dép.
mua giày dép.

Tôi do dự sử
Khi mua giày dép, tôi dụng nền tảng
I hesitate to use the
do dự sử dụng nền tảng trực tuyến X khi
online shopping Rút gọn lại câu
mua sắm trực tuyến X mua giày dép vì
channels for fear of cho đáp viên dễ
vì sợ mắc phải những sợ mắc phải
making costly mistakes hiểu.
sai lầm tốn kém mà tôi những sai lầm
I cannot correct.
không thể sửa chữa. không thể sửa
chữa.

9
KHUYẾN MẠI

Nền tảng trực


Nền tảng mua sắm trực Nền tảng mua sắm trực tuyến X cung
Đổi “kịp thời”
tuyến X cung cấp thông tuyến X cung cấp thông cấp thông tin
thành “nhanh
tin khuyến mại chi tiết tin khuyến mại chi tiết khuyến mại chi
chóng”
và kịp thời. và kịp thời. tiết và nhanh
chóng.

Các chương
Các chương trình Các chương trình
trình khuyến mại
khuyến mại được tổ khuyến mại được tổ Bổ sung thêm
được tổ thường
chức thường xuyên khi chức thường xuyên khi “trên nền tảng
xuyên khi mua
mua sắm giày dép trực mua sắm giày dép trực trực tuyến X”
giày dép trên
tuyến. tuyến.
nền tảng trực
tuyến X.
Tôi nhận được
Tôi nhận được nhiều Tôi nhận được nhiều nhiều chương
Bổ sung thêm
chương trình ưu đãi hấp chương trình ưu đãi hấp trình ưu đãi hấp
“trên nền tảng
dẫn khi mua sắm giày dẫn khi mua sắm giày dẫn khi mua
trực tuyến X”
dép trực tuyến. dép trực tuyến. giày dép trên
nền tảng trực
tuyến X.
NĂNG LỰC KINH DOANH

Nền tảng mua sắm trực


Lazada regularly tuyến X thường xuyên
Không đổi
updates new products. cập nhật các sản phẩm
giày dép mới.

Ý tưởng quảng
cáo của hãng
Advertising idea of Ý tưởng quảng cáo của Đổi “duy nhất”
giày dép trên
business is unique and hãng giày dép là duy thành “độc
nền tảng trực
creative. nhất và sáng tạo. nhất”
tuyến X là độc
nhất và sáng tạo

Người bán hàng trực Đổi “người bán Nền tảng trực
Comply with the tuyến và nền tảng mua hàng trực tuyến tuyến X tuân thủ
delivery process and sắm trực tuyến X tuân và nền tảng quy trình và tiến
schedule. thủ theo quy trình và mua sắm trực độ giao hàng.
tiến độ giao hàng. tuyến X” thành

9
“nền tảng trực
tuyến X”

Đổi “người bán


Người bán hàng trực
hàng trực tuyến Nền tảng trực
tuyến và nền tảng mua
There are appropriate và nền tảng tuyến X đưa ra
sắm trực tuyến X có
solutions when mua sắm trực những giải pháp
những giải pháp phù
problems happen. tuyến X” thành phù hợp khi có
hợp khi có vấn đề xảy
“nền tảng trực vấn đề xảy ra.
ra.
tuyến X”

HIỆU QUẢ MONG ĐỢI

Tôi nhận thấy nền tảng


I find online shopping
mua sắm trực tuyến X
channels useful for Không đổi
rất hữu ích khi mua
shopping tasks.
giày dép.

Sử dụng nền
Việc sử dụng nền tảng tảng trực tuyến
Using online shopping Đổi câu chữ
mua sắm trực tuyến X X khiến cho việc
channels enables me to cho đáp viên
khiến cho việc mua mua giày dép
accomplish shopping đọc thuận và dễ
giày dép của tôi hoàn của tôi hoàn
tasks more quickly. hiểu
thành nhanh hơn. thành nhanh
chóng.

Using online shopping


Việc sử dụng nền tảng
channels increases my
mua sắm trực tuyến X
productivity in Không đổi
làm tăng hiệu quả mua
accomplishing shopping
giày dép của tôi
tasks.

Nếu sử dụng nền


Nếu tôi sử dụng nền
If I use online shopping Đổi câu chữ tảng trực tuyến
tảng mua sắm trực
channels, I will increase cho đáp viên X khi mua giày
tuyến X khi mua giày
my chances of getting đọc thuận và dễ dép, tôi sẽ nhận
dép, cơ hội nhận được
better deals. hiểu được nhiều giao
các giao dịch tốt hơn sẽ
dịch tốt hơn.
tăng lên.
TÍNH ĐỔI MỚI CỦA CÁ NHÂN

9
Nếu tôi nghe nói về nền
Nếu tôi nghe nói
If I heard about new tảng mua sắm trực
Giữ nguyên về công nghệ
information technology, tuyến mới (không phải
theo bản dịch mới, tôi sẽ tìm
I would look for ways to nền tảng mua sắm trực
thang đo gốc cách dùng thử
experiment with it. tuyến X), tôi sẽ tìm
nó.
cách dùng thử nó.

Trong số các bạn đồng


Trong số những
trang lứa của tôi, tôi
Among my peers, I am người đồng
thường là người đầu Giữ nguyên
usually the first to try trang lứa, tôi
tiên dùng thử nền tảng theo bản dịch
out new information thường là người
mua sắm trực tuyến thang đo gốc
technologies. đầu tiên dùng
mới (không phải nền
thử công nghệ
tảng mua sắm trực
mới.
tuyến X) .
Nói chung, tôi do dự
In general, I am hesitant khi sử dụng nền tảng Giữ nguyên Nói chung, tôi
to try out new mua sắm trực tuyến theo bản dịch do dự khi sử
information technology. mới (không phải nền thang đo gốc dụng công nghệ
tảng mua sắm trực mới
tuyến X).
Tôi thích dùng thử nền
I like to experiment tảng mua sắm trực Giữ nguyên Tôi thích dùng
with new information tuyến mới (không phải theo bản dịch thử công nghệ
technologies. nền tảng mua sắm trực thang đo gốc mới.
tuyến X).

THU NHẬP

Tôi thấy các sản


Đổi “số tiền tôi phẩm giày dép
Tôi thấy các sản phẩm Tôi thấy các sản phẩm
tích lũy” thành trên nền tảng
điện tử tiêu dùng phù giày dép phù hợp với số
“túi tiền của trực tuyến X có
hợp với số tiền tích lũy tiền tôi tích lũy.
tôi” giá phù hợp với
túi tiền của tôi.

Thu nhập của tôi đủ khả


Thu nhập của tôi có đủ năng để mua các sản
khả năng để mua các phẩm giày dép trên nền Không đổi
sản phẩm điện tử tiêu tảng mua sắm trực
dùng tuyến X.

9
Mức thu nhập của tôi Nếu thu nhập
Mức thu nhập của tôi càng cao thì sức mua Đổi câu chữ của tôi càng cao
càng cao thì sức mua các sản phẩm giày dép cho đáp viên thì tôi sẽ mua
các sản phẩm điện tử trên nền tảng mua sắm đọc thuận và dễ nhiều giày dép
tiêu dùng của tôi càng trực tuyến X của tôi hiểu. hơn trên nền
cao. càng cao. tảng trực tuyến
X.
Ý ĐỊNH MUA HÀNG

Tôi có ý định tham gia


Tôi có ý định tham gia mua sắm giày dép trên
mua sắm trực tuyến nền tảng mua sắm trực Không đổi
trong tương lai gần. tuyến X trong tương lai
gần.

Tôi dự đoán tôi sẽ thực


Tôi dự đoán tôi sẽ thực hiện mua sắm giày dép
hiện mua sắm trực tuyến trên nền tảng mua sắm Không đổi
trong vài tháng tới. trực tuyến X trong vài
tháng tới.

Tôi sẽ giới thiệu gia


Tôi sẽ giới thiệu gia
đình, bạn bè về việc
đình, bạn bè về việc
tham gia mua sắm giày Không đổi
tham gia mua sắm trực
dép trên nền tảng mua
tuyến.
sắm trực tuyến X.

9
PHỤ LỤC D: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC

Phụ lục D – 1: Kết quả thông kê mô tả mẫu

GIỚI TÍNH

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Nam 93 40.4 40.4 40.4


Valid
Nữ 137 59.6 59.6 100.0

Total 230 100.0 100.0

ĐỘ TUỔI

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Dưới 18 15 6.5 6.5 6.5

18 – 24 138 60.0 60.0 66.5

25 – 34 27 11.7 11.7 78.3


Valid
35 – 44 21 9.1 9.1 87.4

45 – 54 26 11.3 11.3 98.7

Trên 55 3 1.3 1.3 100.0

Total 230 100.0 100.0

TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN

Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent

Valid Hết tiểu học 0 0 0 0

Trung học cơ sở 9 3.9 3.9 3.9

9
Trung học phổ
35 15.2 15.2 19.1
thông

Trung cấp/Cao đẳng 21 9.1 9.1 28.3

Đại học 163 70.9 70.9 99.1

Cao học 2 0.9 0.9 100.0

Total 230 100.0 100.0

NGHỀ NGHIỆP

Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent

Học sinh 20 8.7 8.7 8.7

Sinh viên 113 49.1 49.1 57.8

Nhân viên văn phòng 46 20.0 20.0 77.8

Valid Công nhân 23 10.0 10.0 87.8

Nghề tự do
24 10.4 10.4 98.3
(Freelancer)

Khác 4 1.7 1.7 100.0

Total 230 100.0 100.0

THU NHẬP

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Dưới 5 triệu 102 44.3 44.3 44.3


Valid
5 – dưới 10 triệu 65 28.3 28.3 72.6

10 – dưới 15 triệu 27 11.7 11.7 84.3

9
15 – dưới 20 triệu 17 7.4 7.4 91.7

20 – 25 triệu 9 3.9 3.9 95.7

Trên 25 triệu 10 4.3 4.3 100.0

Total 230 100.0 100.0

TẦN SUẤT SỬ DỤNG NỀN TẢNG TRỰC TUYẾN ĐỂ MUA GIÀY DÉP

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

3 tháng/1 lần 113 49.1 49.1 49.1

6 tháng/1 lần 70 30.4 30.4 79.6


Valid
12 tháng/1 lần 27 11.7 11.7 91.3

Khác 20 8.7 8.7 100.0

Total 230 100.0 100.0

NỀN TẢNG TRỰC TUYẾN THƯỜNG DÙNG NHẤT KHI MUA GIÀY DÉP

Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent

Facebook 19 8.3 8.3 8.3

Instagram 17 7.4 7.4 15.7

Lazada 24 10.4 10.4 26.1


Valid
Shopee 122 53.0 53.0 79.1

Tiki 18 7.8 7.8 87.0

TikTok 11 4.8 4.8 91.7

10
Trang web của cửa
19 8.3 8.3 100.0
hàng

Total 230 100.0 100.0

Phụ lục D – 2: Kết quả thống kê mô tả biến định lượng

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

NỖ LỰC MONG ĐỢI

NLMĐ1 230 1 5 4.25 0.784

NLMĐ2 230 1 5 4.30 0.761

NLMĐ3 230 1 5 4.07 0.819

NLMĐ4 230 1 5 4.23 0.810

NLMĐ5 230 1 5 4.09 0.837

ẢNH HƯỞNG CỦA XÃ HỘI

AHXH6 230 1 5 3.54 1.017

AHXH7 230 1 5 3.37 1.002

AHXH8 230 1 5 3.49 0.943

AHXH9 230 1 5 3.56 0.995

SỰ LO ÂU

SLA10 230 1 5 2.34 0.901

SLA11 230 1 5 2.51 0.900

SLA12 230 1 5 2.46 0.965

SLA13 230 1 5 2.52 0.845

KHUYẾN MẠI

10
KM14 230 1 5 4.02 0.849

KM15 230 1 5 4.06 0.867

KM16 230 1 5 3.99 0.906

NĂNG LỰC KINH DOANH

NLKD17 230 1 5 4.13 0.874

NLKD18 230 1 5 3.62 0.816

NLKD19 230 2 5 3.98 0.804

NLKD20 230 1 5 3.81 0.833

HIỆU QUẢ MONG ĐỢI

HQMĐ21 230 1 5 3.90 0.797

HQMĐ22 230 1 5 4.02 0.843

HQMĐ23 230 1 5 3.95 0.860

HQMĐ24 230 1 5 3.91 0.902

TÍNH ĐỔI MỚI CỦA CÁ NHÂN

TĐM25 230 1 5 3.67 0.894

TĐM26 230 1 5 3.51 1.031

TĐM27 230 1 5 3.57 0.954

TĐM28 230 2 5 3.87 0.799

THU NHẬP

TN29 230 1 5 3.94 0.852

TN30 230 1 5 4.02 0.782

TN31 230 3 5 4.37 0.834

10
Ý ĐỊNH MUA HÀNG

YĐMH32 230 1 5 4.00 0.969

YĐMH33 230 1 5 3.44 0.848

YĐMH34 230 1 5 3.99 1.009

Valid N (listwise) 230

Phụ lục D – 3: Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha

1. NỖ LỰC MONG ĐỢI

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

0.831 5

Item–Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance Corrected Item– Cronbach's Alpha


Item Deleted if Item Deleted Total Correlation if Item Deleted

NLMĐ1 16.69 6.546 0.613 0.802

NLMĐ2 16.63 6.477 0.662 0.789

NLMĐ3 16.87 6.353 0.629 0.798

NLMĐ4 16.71 6.337 0.644 0.793

NLMĐ5 16.85 6.371 0.604 0.806

10
2 ẢNH HƯỞNG CỦA XÃ
Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

0.839 4

Item–Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance Corrected Item– Cronbach's Alpha


Item Deleted if Item Deleted Total Correlation if Item Deleted

AHXH6 10.42 6.113 0.680 0.793

AHXH7 10.59 5.973 0.734 0.768

AHXH8 10.47 6.495 0.663 0.800

AHXH9 10.40 6.478 0.613 0.822

3. SỰ LO ÂU

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

0.845 4

Item–Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance Corrected Item– Cronbach's Alpha


Item Deleted if Item Deleted Total Correlation if Item Deleted

SLA10 7.48 5.386 0.649 0.817

SLA11 7.32 5.143 0.725 0.784

SLA12 7.37 4.889 0.725 0.784

SLA13 7.31 5.673 0.628 0.825

10
4 KHUYẾN
Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

0.806 3

Item–Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance Corrected Item– Cronbach's Alpha


Item Deleted if Item Deleted Total Correlation if Item Deleted

KM14 8.05 2.509 0.643 0.746

KM15 8.01 2.467 0.637 0.751

KM16 8.08 2.273 0.681 0.705

5. NĂNG LỰC KINH DOANH

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

0.772 4

Item–Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance Corrected Item– Cronbach's Alpha


Item Deleted if Item Deleted Total Correlation if Item Deleted

NLKD17 11.41 3.816 0.584 0.712

NLKD18 11.93 4.187 0.515 0.746

NLKD19 11.57 3.976 0.608 0.699

NLKD20 11.73 3.934 0.588 0.709

10
6 HIỆU QUẢ MONG
Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

0.840 4

Item–Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance Corrected Item– Cronbach's Alpha


Item Deleted if Item Deleted Total Correlation if Item Deleted

HQMĐ21 11.88 4.942 0.639 0.813

HQMĐ22 11.76 4.561 0.713 0.780

HQMĐ23 11.83 4.596 0.680 0.795

HQMĐ24 11.87 4.484 0.666 0.802

7. TÍNH ĐỔI MỚI CỦA CÁ NHÂN

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

0.845 4

Item–Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance Corrected Item– Cronbach's Alpha


Item Deleted if Item Deleted Total Correlation if Item Deleted

TĐM25 10.95 5.683 0.664 0.811

TĐM26 11.10 5.308 0.619 0.837

TĐM27 11.05 5.246 0.722 0.785

TĐM28 10.75 5.796 0.748 0.783

10
8 THU
Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

0.761 3

Item–Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance Corrected Item– Cronbach's Alpha


Item Deleted if Item Deleted Total Correlation if Item Deleted

TN29 8.38 2.010 0.575 0.700

TN30 8.31 1.996 0.687 0.575

TN31 7.96 2.151 0.522 0.757

9. Ý ĐỊNH MUA HÀNG

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

0.830 3

Item–Total Statistics

Scale Mean if Scale Variance Corrected Item– Cronbach's Alpha


Item Deleted if Item Deleted Total Correlation if Item Deleted

YĐMH32 7.43 2.726 0.727 0.726

YĐMH33 7.98 3.318 0.633 0.821

YĐMH34 7.43 2.622 0.720 0.736

10
Phụ lục D – 4: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA

1. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập

KMO and Bartlett's Test

Kaiser–Meyer–Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0.860

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi–Square 3,447.198

df 465

Sig. 0.000

Total Variance Explained


Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Rotation Sums of Squared Loadings
Loadings

Total % of Cumulative Total % of Cumulative Total % of Cumulative


Variance % Variance % Variance %

1 8.668 27.960 27.960 8.668 27.960 27.960 3.119 10.061 10.061

2 2.835 9.146 37.106 2.835 9.146 37.106 3.006 9.697 19.758

3 2.289 7.385 44.490 2.289 7.385 44.490 2.909 9.384 29.142

4 2.126 6.857 51.348 2.126 6.857 51.348 2.899 9.352 38.494

5 1.561 5.036 56.384 1.561 5.036 56.384 2.795 9.017 47.512

6 1.382 4.457 60.840 1.382 4.457 60.840 2.316 7.470 54.982

7 1.246 4.021 64.861 1.246 4.021 64.861 2.165 6.983 61.964

8 1.161 3.745 68.606 1.161 3.745 68.606 2.059 6.642 68.606

9 0.790 2.549 71.155

10 0.742 2.392 73.547

11 0.643 2.073 75.620

12 0.618 1.995 77.615

13 0.602 1.940 79.555

14 0.536 1.728 81.283

10
15 0.529 1.708 82.990

16 0.496 1.601 84.591

17 0.477 1.539 86.130

18 0.438 1.412 87.543

19 0.412 1.328 88.870

20 0.410 1.321 90.192

21 0.387 1.247 91.439

22 0.369 1.189 92.628

23 0.335 1.081 93.708

24 0.314 1.013 94.722

25 0.286 0.922 95.644

26 0.282 0.910 96.554

27 0.246 0.795 97.349

28 0.234 0.755 98.104

29 0.214 0.689 98.793

30 0.203 0.656 99.448

31 0.171 0.552 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3 4 5 6 7 8

NLMĐ2 0.778

NLMĐ1 0.770

NLMĐ3 0.688

NLMĐ4 0.668 0.305

10
NLMĐ5 0.658

TĐM27 0.833

TĐM28 0.796

TĐM25 0.753

TĐM26 0.746

AHXH7 0.851

AHXH6 0.800

AHXH8 0.754

AHXH9 0.738

HQMĐ21 0.771

HQMĐ22 0.727

HQMĐ24 0.721

HQMĐ23 0.672

SLA12 0.856

SLA11 0.854

SLA10 0.799

SLA13 0.781

NLKD17 0.743

NLKD18 0.679

NLKD20 0.381 0.652

NLKD19 0.634

KM16 0.803

11
KM15 0.306 0.721

KM14 0.721

TN31 0.757

TN30 0.747

TN29 0.677

Extraction Method: Principal Component Analysis.


Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

a. Rotation converged in 6 iterations.

2. Kiểm định giá trị hội tụ cho biến phụ thuộc

KMO and Bartlett's Test

Kaiser–Meyer–Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0.710

Approx. Chi–Square 267.299

Bartlett's Test of Sphericity df 3

Sig. 0.000

Total Variance Explained

Extraction Sums of Squared


Initial Eigenvalues
Loadings
Component
% of Cumulative % of Cumulative
Total Total
Variance % Variance %

1 2.243 74.778 74.778 2.243 74.778 74.778

2 0.454 15.127 89.906

3 0.303 10.094 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

11
Component Matrixa

Component

YĐMH32 0.885

YĐMH34 0.881

YĐMH33 0.828

Extraction Method: Principal Component Analysis.

a. 1 components extracted.

Rotated
Component
Matrixa

a. Only one
component was
extracted. The
solution cannot be
rotated.

Phụ lục D – 5: Kết quả phân tích tương quan Pearson

Correlations
YĐMH NLMĐ TĐM AHXH HQMĐ SLA KM TN NLKD

Pearson
1 0.557** 0.510** 0.510** 0.624** –0.257** 0.515** 0.523** 0.520**
Correlation

YĐMH Sig. (2–


0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000
tailed)

N 230 230 230 230 230 230 230 230 230

Pearson
NLMĐ 0.557** 1 0.344** 0.269** 0.533** –0.031 0.460** 0.383** 0.456**
Correlation

11
Sig. (2–
0.000 0.000 0.000 0.000 0.636 0.000 0.000 0.000
tailed)

N 230 230 230 230 230 230 230 230 230

Pearson
0.510** 0.344** 1 0.296** 0.383** 0.000 0.350** 0.439** 0.338**
Correlation

TĐM Sig. (2–


0.000 0.000 0.000 0.000 0.998 0.000 0.000 0.000
tailed)

N 230 230 230 230 230 230 230 230 230

Pearson
0.510** 0.269** 0.296** 1 0.364** –0.072 0.327** 0.245** 0.305**
Correlation

AHXH Sig. (2–


0.000 0.000 0.000 0.000 0.275 0.000 0.000 0.000
tailed)

N 230 230 230 230 230 230 230 230 230

Pearson
0.624** 0.533** 0.383** 0.364** 1 –0.038 0.465** 0.421** 0.555**
Correlation

HQMĐ Sig. (2–


0.000 0.000 0.000 0.000 0.566 0.000 0.000 0.000
tailed)

N 230 230 230 230 230 230 230 230 230

Pearson
–0.257** –0.031 0.000 –0.072 –0.038 1 –0.019 –0.103 –0.068
Correlation

SLA Sig. (2–


0.000 0.636 0.998 0.275 0.566 0.772 0.119 0.305
tailed)

N 230 230 230 230 230 230 230 230 230

Pearson
0.515** 0.460** 0.350** 0.327** 0.465** –0.019 1 0.399** 0.485**
Correlation

KM Sig. (2–
0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.772 0.000 0.000
tailed)

N 230 230 230 230 230 230 230 230 230

Pearson
0.523** 0.383** 0.439** 0.245** 0.421** –0.103 0.399** 1 0.434**
Correlation

TN Sig. (2–
0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.119 0.000 0.000
tailed)

N 230 230 230 230 230 230 230 230 230

Pearson
0.520** 0.456** 0.338** 0.305** 0.555** –0.068 0.485** 0.434** 1
Correlation
NLKD
Sig. (2–
0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.305 0.000 0.000
tailed)

11
N 230 230 230 230 230 230 230 230 230

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2–tailed).

Phụ lục D – 6: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính

Variables Entered/Removeda

Model Variables Entered Variables Removed Method

NLKD, SLA, AHXH,


1 TĐM, NLMĐ, TN, KM, . Enter
HQMĐb

a. Dependent Variable: YĐMH

b. All requested variables entered.

Model Summaryb

Adjusted R Std. Error of


Model R R Square Durbin–Watson
Square the Estimate

1 0.811a 0.657 0.645 0.48634 1.938

a. Predictors: (Constant), NLKD, SLA, AHXH, TĐM, NLMĐ, TN, KM, HQMĐ

b. Dependent Variable: YĐMH

ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 100.182 8 12.523 52.944 0.000b

Residual 52.273 221 0.237

Total 152.455 229

a. Dependent Variable: YĐMH

11
b. Predictors: (Constant), NLKD, SLA, AHXH, TĐM, NLMĐ, TN, KM, HQMĐ

Coefficientsa

Unstandardized Standardized Collinearity


Coefficients Coefficients Statistics
Model t Sig.
Std.
B Beta Tolerance VIF
Error


(Constant) –0.588 0.298 0.049
1.976

NLMĐ 0.235 0.065 0.178 3.592 0.000 0.629 1.590

TĐM 0.190 0.050 0.177 3.826 0.000 0.723 1.383

AHXH 0.225 0.044 0.225 5.132 0.000 0.810 1.234

1 HQMĐ 0.274 0.062 0.235 4.393 0.000 0.541 1.848


SLA –0.226 0.043 –0.206 0.000 0.981 1.019
5.190

KM 0.112 0.054 0.102 2.067 0.040 0.637 1.569

TN 0.164 0.058 0.136 2.825 0.005 0.668 1.497

NLKD 0.072 0.065 0.057 1.102 0.272 0.586 1.705

a. Dependent Variable: YĐMH

11

You might also like