Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Tiểu đội 8 – Nhóm 48 Lớp QPAN1

1. Trần Văn Trường (Tiểu đội trưởng)


2. Lê Quang Toàn
3. Lê Thị Nhã Trân
4. Lê Quốc Triệu
5. Nguyễn Lê Trọng Trí
6. Nguyễn Nhật Tường
7. Cao Quang Vinh
8. Đinh Công Vinh
9. Lương Hoàng Vũ
10. Văn Lê Khánh Vy
CHỦ ĐỀ: CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH
1. Nhận thức về chiến tranh
- Khái niệm: Chiến tranh là hiện tượng chính trị – xã hội có tính lịch sử, đó là cuộc
đấu tranh vũ trang có tổ chức giữa các giai cấp, nhà nước (hoặc liên minh giữa các
giai cấp, nhà nước) nhằm đạt mục đích chính trị nhất định.
- Nguồn gốc:
+ Sâu sa: Kinh tế  chiếm hữu tư nhân tư liệu sản xuất
+ Trực tiếp: Xã hội  đối kháng giai cấp
- Bản chất: sự tiếp tục của chính trị bằng thủ đoạn bạo lực
- Mối quan hệ chiến tranh – chính trị:
+ Chiến tranh là một bộ phận, phương tiện để đạt được chính trị
+ Chính trị chi phối và quyết định toàn bộ tiến trình và kết cục của chiến tranh
- Hậu quả: Chiến tranh gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng trên mọi phương diện
* Con người:
+ Để lại những thương vong về bên ngoài:
 Hàng nghìn người đã ngã xuống vì chiến tranh, họ là những con người
không tên không tuổi.
 Có những con người may mắn sống sót nhưng vẫn để lại nhiều di
chứng: các thương binh, các bệnh nhân chất độc màu da cam.
+ Để lại những nỗi đau ở bên trong: những dư chấn thời hậu chiến: ám ảnh về cái
chết, nỗi đau mất mát người thân, gia đình bị ly tán…
* Của cải, vật chất:
+ Ô nhiễm môi trường, thiên nhiên bị tàn phá nghiêm trọng.
+ Các công trình của văn minh nhân loại bị phá hủy.
+ Nền kinh tế trở nên kiệt quệ.
+ Trình độ văn hóa thấp, mất đi bản sắc văn hóa dân tộc.
* Mối quan hệ quốc tế:
+ Ngày một trở nên căng thẳng.
+ Ảnh hưởng đến nền hòa bình của toàn cầu.
2. Giá trị (ý nghĩa) của hòa bình
- Khái niệm: Hòa bình chính là trạng thái bình an, vui vẻ, hạnh phúc không xảy ra
chiến tranh, đổ máu, khủng bố, cướp bóc, bóc lột, con người luôn được sống trong
một môi trường tự do – hạnh phúc.
- Biểu hiện:
+ Giữ gìn cuộc sống bình yên;
+ Dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các
dân tộc, tôn giáo và quốc gia;
+ Không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.
- Giá trị:
+ Đối với thế giới và mỗi quốc gia: Được sống trong hòa bình sẽ là môi trường để
các quốc gia có cơ hội và điều kiện để tập trung vào phát triển kinh tế – xã hội –
văn hóa và các yếu tố khác trong đó có yếu tố con người.
+ Đối với cá nhân mỗi người khi được sống trong một cuộc sống hòa bình: Điều
này có lẽ mỗi cá nhân tự có thể cảm nhận được đó là khi sống trong môi trường
hòa bình con người sẽ cảm thấy bình yên, cuộc sống trở nên hạnh phúc hơn. Đồng
thời không phải luôn gồng mình để đấu tranh, loại trừ những thế lực thù địch bên
ngoài. Bên cạnh đó, khi chúng ta cảm thấy bình yên, thoải mái trong một đất nước
không có chiến tranh thì đời sống tinh thần được cải thiện hơn bao giờ hết từ đó sẽ
là nền tảng để phát triển kinh tế.
- Ý nghĩa:
+ Về thế giới:
 Thế giới sống trong hòa bình sẽ thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội và
nhân văn.
 Khi mà mỗi đất nước đều yên ổn để có thể phát triển mọi mặt thì đất nước
ấy sẽ không gây hại, xâm lấn gì đến những đất nước khác, từ đó tạo nên nền
hòa bình trên thế giới, các quốc gia đều hợp tác với nhau.
+ Về cá nhân:
 Sống trong hòa bình,con người sẽ có cuộc sống hạnh phúc yên ổn...
 Khi mọi người cảm thấy thoải mái về đời sống vật chất và tinh thần thì sẽ
nhìn lại mọi người xung quanh nhiều hơn, quan tâm chăm sóc họ nhiều hơn.
Từ đó họ sẽ có mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh.
- Liên hệ Việt Nam:
+ Chúng ta nên ghi nhớ công ơn, tưởng niệm những liệt sĩ anh hùng đã chiến đấu
hy sinh, góp phần làm nên các chiến thắng lịch sử. Để đánh đổi được hòa bình, sự
bình yên trên đất nước Việt Nam chúng ta ngày nay thì cha ông ta đã đánh đổi biết
bao xương máu. Vì vậy, chúng ta xin nguyện sống xứng đáng với những kỳ vọng
của các thế hệ đi trước.
+ Mặc dù đất nước đã hòa bình, nhưng chiến tranh chưa hẳn đã lùi xa, hàng ngày
hàng giờ các thế lực thù địch, phản động lưu vong vẫn nhăm nhe chia cắt đất nước,
những loại tội phạm nguy hiểm vẫn chực chờ cơ hội, thiên tai lũ lụt vẫn hoành
hành. Vì vậy, chúng ta vẫn phải đề cao cảnh giác đồng thời lên án, tố cáo các hành
vi tiêu cực trên để giữ vững nền độc lập của đất nước.
3. Hành động (trách nhiệm) của chúng ta
- Trách nhiệm trong nhận thức:
+ Trung thành tuyệt đối với Đảng và Nhà nước, với chế độ xã hội chủ nghĩa, cảnh
giác trước âm mưu chia rẽ, xuyên tạc của các thế lực thù địch.
+ Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước, điều này thể hiện qua việc bản thân
mỗi chúng ta luôn hướng về cội nguồn, ông bà, cha mẹ, tổ tiên, quê hương của
mình và khi đi xa luôn hướng về quê hương, Tổ quốc.
+ Bản thân mỗi người luôn có lòng tự hào về con người, quê hương, đất nước, anh
hùng hào kiệt, danh nhân văn hoá, về non sông gấm vóc, những sản vật phong phú.
+ Cần cù và sáng tạo trong lao động để xây dựng và phát triển nền văn hoá dân tộc
và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.
+ Bản thân phải luôn nhận thức được việc học tập là một trong những yếu tố góp
phần cho sự nghiệp không chỉ của riêng mình mà của cả xã hội.
+ Quan tâm đến đời sống chính trị- xã hội của địa phương, đất nước
+ Luôn nâng cao kiến thức và cập nhật thông tin, thời sự chính trị để nâng cao
“sức đề kháng” với diễn biến hòa bình và bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.
Lên án và quyết đấu tranh với các luận điệu sai trái, xuyên tạc và lợi dụng kẽ hở
của xã hội và Nhà nước để chống phá. Đặc biệt luôn nâng cao sự cảnh giác và bảo
vệ bản thân trước những thông tin sai trái của phản động.
- Trách nhiệm trong hành động:
+ Chăm chỉ, sáng tạo, học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn,
học tập để mai sau xây dựng đất nước, hiểu học tập tốt là yêu nước.
+ Chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước
+ Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa
các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực
dụng, xa rời các giá trị văn hoá- đạo đức truyền thống của dân tộc.
+ Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết
thực, phù hợp khả năng như: tham gia bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã
hội, xoá đói giảm nghèo, chống tiêu cực, tham nhũng, tham gia những hoạt động
mang tính xã hội như hiến máu tình nguyện, làm tình nguyện viên…
+ Kiên quyết lên án, tránh xa những hoạt động lôi kéo, phản động hay những thông
tin trái ngược với những lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa xã hội và tư tưởng Hồ Chí
Minh. Các tin tức bịa đặt sai trái phải gạt bỏ, đồng thời hướng dẫn cho người thân
tránh xa và không bị các thế lực thù địch dụ dỗ và lôi kéo.
+ Tham gia đăng kí tham gia huấn luyện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi; sẵn sàng
lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
+ Vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
 Trong thời đại, xu thế toàn cầu hóa hiện nay, thế hệ trẻ nói chung và bản thân
nói riêng phải luôn nâng cao kiến thức về mọi mặt. Biết chọn lọc thông tin chính
xác chuẩn và không tham gia các thông tin phản động và lôi kéo lối sống thực
dụng. Cuộc cách mạng khoa học diễn ra nhanh chóng, bản thân phải là một phần
nhỏ bé tạo nên những giá trị để xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phát
triển hơn. Cùng toàn dân Việt Nam làm vô hiệu hóa chiến lược diễn biến hòa bình
bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.

You might also like