De Cuong Nhom Triet Spanh

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

PHÂN TÍCH LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN


VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN;
LIÊN HỆ VỚI VIỆC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự thống nhất giữa nhận thức và thực tiễn là một trong những nguyên tắc cơ bản,
là linh hồn của triết học Mác-Lênin. Lần đầu tiên trong lịch sử triết học C.Mác đã phát
hiện ra sức mạnh của lý luận chính là mối liên hệ của nó với thực tiễn cũng như sức mạnh
của thực tiễn là ở mối quan hệ biện chứng của nó với nhận thức. Sự thống nhất giữa nhận
thức và thực tiễn là sự thống nhất biện chứng và cơ sở chính của sự tác động ấy là thực
tiễn. Thực tiễn luôn luôn vận động biến đổi do đó lý luận cũng không ngừng đổi mới, phát
triển, sự thống nhất biện chứng giữa chúng vì thế cũng có những nội dung cụ thể và
những khác biệt khác nhau trong mỗi thời đại, mỗi giai đoạn lịch sử. Song, ngày nay bản
thân triết học Mác – Lênin nói chung và quan niệm về mối quan hệ biện chứng giữa thực
tiễn và nhận thức nói riêng cũng đứng trước những thử thách lớn. Những thay đổi hết sức
sâu rộng trong đời sống nhân loại đang cần những giải đáp mới cả về triết học, kinh tế
chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học. Bên cạnh đó, cũng có những học thuyết, quan
điểm công khai phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin. Ngay ở Việt Nam, bất chấp thực tiễn
hùng hồn được chứng minh qua 20 năm đổi mới, nhiều người do thông tin không đầy đủ,
do bất cập trong nhận thức lý luận và thực tiễn, phai nhạt lý tưởng, cơ hội chính trị hoặc
do bản chất chống cộng bằng nhiều hình thức công khai hay giấu mặt đã ra sức tấn công,
xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lênin, xuyên tạc đường lối đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng
ta. Trước tình hình đó, những quan điểm của triết học Mác - Lênin cần thiết phải được
bảo vệ và chứng tỏ những giá trị, ý nghĩa bền vững của mình, phải được nhận thức và
được phát triển một cách chính xác, sâu sắc, toàn diện và có hệ thống để có thể tiếp tục
đóng vai trò làm cơ sở lý luận và phương pháp luận cho nhận thức khoa học. Vì vậy,
nhóm sinh viên chọn vấn đề: Phân tích lý luận của triết học Mác – Lênin về mối quan
hệ biện chứng giữa nhận thức và thực tiễn; liên hệ với việc học tập của sinh viên hiện
nay làm đề tài tiểu luận của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu của bài tiểu luận này là phân tích lý luận của triết học Mác – Lênin
về mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức và thực tiễn. Từ đó liên hệ với việc học
tập của sinh viên hiện nay.
Để đạt được mục tiêu này, tiểu luận tập trung vào các nhiệm vụ sau:
- Phân tích quan điểm của triết học Mác – Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa
nhận thức và thực tiễn.
- Phân tích những ưu khuyết điểm trong việc học tập của sinh viên hiện nay;
trình bày sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với nên giáo dục đại học và giải pháp
nâng cao việc học tập của sinh viên Việt Nam.
3. Phương pháp thực hiện đề tài
Tiểu luận được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với một số phương pháp
cụ thể như: lịch sử - logic, phân tích - tổng hợp, quy nạp - diễn dịch…
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ
MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN;
1.1. Khái quát chung về lý luận
1.2. Khái quát chung về thực tiễn
1.3. Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn
CHƯƠNG 2: VIỆC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY
2.1.
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

You might also like