Chính PH Nhóm 07

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


----
BÀI BÁO CHUYÊN ĐỀ: CHÍNH PHỦ
MÔN: LUẬT HIẾN PHÁP NƯỚC NGOÀI
MÃ HỌC PHẦN: KL211 NHÓM: H01

Giảng viên hướng dẫn Nhóm sinh viên thực hiện


VÕ THỊ PHƯƠNG UYÊN NHÓM 7

Hòa An, ngày 13, tháng 3, năm 2024

Trang 2

Học Phần Luật Hiến Pháp nước ngoài Chủ đề Chính Phủ
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 07

STT Họ và tên MSSV Công việc

1 Nguyễn Thị Hồng Mơ B2108766 Nội dung + thuyết trình

2 Ngô Quang Lâu B2108762 Nội dung + Word

3 Thạch Thanh Toàn B2108786 Nội dung + thuyết trình

4 Trần Khánh Duy B2108749 Nội dung + Powerpoint

GVHD: Võ Thị Phương Uyên Nhóm SV: 7


Chuyên đề: Chính phủ
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH PHỦ...........................................................1
1.1 Định nghĩa............................................................................................................1
1.2 Thành phần chính trị của Chính phủ................................................................1
1.2.1 Chính phủ một Đảng.....................................................................................1
1.2.2 Chính phủ liên minh.....................................................................................2
1.3 Vai trò của Chính phủ.........................................................................................2
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHÍNH PHỦ......................................3
2.1 Thành lập Chính phủ..........................................................................................3
2.1.1 Hình thức nghị viện......................................................................................3
2.1.2 Hình thức ngoài nghị viện............................................................................4
2.2 Thành phần Chính phủ.......................................................................................4
2.3 Thẩm quyền Chính phủ......................................................................................5
2.3.1 Trong lĩnh vực kinh tế - tài chính.................................................................5
2.3.2 Trong lĩnh vực văn hóa-xã hội; quốc phòng và an ninh.............................5
2.3.3 Trong lĩnh vực đối ngoại...............................................................................6
2.3.4 Trong lĩnh vực lập pháp và thi hành luật....................................................6
2.3.5 Đối với những tình trạng khẩn cấp..............................................................6
2.3.6 Các thẩm quyền khác....................................................................................6
2.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy Chính phủ của một số quốc gia trên thế giới........7
CHƯƠNG 3: HẠN CHẾ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN BỘ MÁY CHÍNH
PHỦ Ở VIỆT NAM....................................................................................................10
3.1 Hạn chế của bộ máy Chính phủ ở Việt Nam...................................................10
3.2 Kiến nghị hoàn thiện bộ máy Chính phủ ở Việt Nam....................................10

GVHD: Võ Thị Phương Uyên Nhóm SV: 7


Chuyên đề: Chính phủ
Lời Mở Đầu
Theo Hiến Pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Chính
phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ
chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường
vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Không tương đồng với Việt Nam, ở một số quốc gia khác
trên thế giới lại có cách tổ chức Chính phủ với những vai trò và vị trí khác nhau. Ở
nhiều quốc gia, Chính phủ luôn là cơ quan nằm ở trung tâm bộ máy quyền lực. Nhưng
mỗi nước lại có những cách thức tổ chức Chính phủ khác nhau, phụ thuộc vào chế độ
chính trị, hình thức chính thể và các yếu tố kinh tế, văn hóa, truyền thống… của mình.
Trên thực tế, một mô hình Chính phủ có thể phù hợp và hiệu quả đối với nước này
nhưng lại lạc lõng và bất cập đối với nước khác. Song, kinh nghiệm về tổ chức Chính
phủ của bất kỳ quốc gia nào cũng đều có giá trị tham khảo nhất định đối với quá trình
cải cách và hoàn thiện Chính phủ ở nước khác. Với chuyên đề “Chính phủ” đã được
đảm nhiệm trong học phần Luật Hiến pháp nước ngoài này, nhóm xin đưa ra một số
khái niệm và khái quát những loại hình chính phủ đặc trưng đang tồn tại trên thế giới
cũng như nêu ra những đặc điểm, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và những ý
nghĩa thiết thực mà nó đã mang đến cho từng Quốc gia với từng loại hình Chính phủ
cụ thể. Từ đó làm cơ sở đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện đối với Chính phủ Việt
Nam để góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước bền vững, ổn định để
tạo thêm những tiền đề vững bước hơn trên con đường đi đến Xã hội chủ nghĩa ở nước
ta.

GVHD: Võ Thị Phương Uyên Nhóm SV: 7


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH PHỦ
1.1 Định nghĩa
Chính phủ là cơ quan tập thể có thẩm quyền chung thực hiện việc quản lý hoạt động
điều hành và thừa hành (hoạt động hành chính) trong phạm vi cả nước.
Tuy nhiên, định nghĩa trên không hoàn toàn phù hợp với tất cả quốc gia mà còn tùy
thuộc vào mô hình chính thể của mỗi nước.
Ví dụ: Hoa kỳ không có Chính phủ theo nghĩa nói trên, các Bộ trưởng của bộ máy
hành pháp trực thuộc trực tiếp Tổng thống. Dưới Tổng thống thành lập Nội các nhưng
đây không phải cơ quan tập thể, Nội các không trực tiếp thông qua quyết định mà chỉ
thảo luận vấn đề được đưa ra nhằm tư vấn giúp Tổng thống. Vấn đề quan trọng thuộc
thẩm quyền của cơ quan hành pháp đều do Tổng thống quyết định. Bởi vậy, Tổng
thống Hoa Kỳ vừa là người đứng đầu nhà nước vừa là người đứng đầu nhánh quyền
hành pháp.
Đối với những quốc gia sử dụng tiếng Anh “Chính phủ” (Government) mà Hiến
pháp sử dụng thường được hiểu theo hai nghĩa: Nghĩa rộng là “ cai trị”, tức là hệ
thống các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Ngoài ra, bộ máy cai trị còn bao gồm
các cơ quan khác đề thực hiện quyền lực nhà nước như cảnh sát, quân đội, nhà tù.
Nghĩa hẹp là Chính phủ, nên phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xác định ngữ
nghĩa.
Ngoài ra, thuật ngữ “Chính phủ” không đồng nghĩa với thực ngữ “chính quyền lập
pháp”, Chính phủ trong một số trường hợp không phải là cơ quan duy nhất thực hiện
quyền hành pháp. Như vậy, thuật ngữ “Chính quyền lập pháp” rộng hơn thuật ngữ
“Chính phủ”.
Ví dụ: Các quốc gia có thể chế chính thể cộng hòa hỗn hợp thì quyền hành pháp
được thực hiện bởi Tổng thống và Chính phủ. Hình mẫu cho hình thức chính thể Cộng
hòa này là nước Pháp nền Cộng hòa thứ V của hiến pháp 1958 đang hiện hành.
Chính phủ ở các quốc gia có tên gọi khác nhau.
Ví dụ: Việt Nam, Anh, Cambodia, Cộng hòa Séc gọi là Chính phủ, Ấn Độ, Ba Lan,
Cuba, Pháp gọi là Hội đồng bộ trưởng; Na Uy, Phần Lan gọi là Hội đồng nhà nước;
Cộng hòa Liên Bang Đức, Liên Bang Nga gọi là Chính phủ liên bang; Thụy Sĩ gọi là
Hội đồng liên bang; Nhật Bản gọi là Nội các; Trung Quốc là Quốc vụ viện,…
1.2 Thành phần chính trị của Chính phủ
Thành phần chính trị của Chính phủ bao gồm: Chính phủ một Đảng, Chính phủ liên
minh và Chính phủ không đảng phái
1.2.1 Chính phủ một Đảng

GVHD: Võ Thị Phương Uyên1 Nhóm SV: 7


Được thành lập ở những quốc gia có chính thể đại nghị, chính thể cộng hòa hỗn
hợp khi một trong số các Đảng chính trị trong cuộc bầu cử lập pháp chiếm được đa số
tuyệt đối số ghế ở hạ nghị viện (hay nghị viện đối với các quốc gia có một viện). Một
số quốc gia thành lập Chính phủ một Đảng như: Anh, Hungary, Hàn Quốc,..
Những quốc gia có chính thể cộng hòa tổng thống thì tổng thống thường bổ nhiệm
người của Đảng mình vào ghế Bộ trưởng mà không cần phụ thuộc vào thành phần
nghị viện, không phụ thuộc Đảng có chiếm được đa số ghế ở nghị viện hay không. Đối
với Hoa Kỳ, tổng thống thường bổ nhiệm cả đại diện của các Đảng chính trị khác vào
thành phần chính trị của mình.
Ví dụ: Tổng thống Hoa Kỳ từ năm 1996 – 2000 là một người của Đảng dân chủ
nhưng trong thành phần bộ máy hành pháp có cả đại diện của Đảng cộng hòa.
1.2.2 Chính phủ liên minh
Chính phủ loại này thường thành lập ở các quốc gia có thể đại nghị, cộng hòa hỗn
hợp khi trong cuộc bầu cử lập pháp không Đảng chính trị nào giành được đa số tuyệt
đối ghế đại biểu ở hạ nghị viện (nghị viện) để thành lập Chính phủ một Đảng.
Chính phủ liên minh là kết quả của sự thỏa hiệp giữa các Đảng chính trị có ghế ở
nghị viện về chương trình hoạt động của Chính phủ và về vấn đề dân sự trong thành
phần của Chính phủ.
1.3 Vai trò của Chính phủ
Ở mỗi quốc gia theo các hình thức chính thể khác nhau và quy định về vai trò của
Chính phủ được quy định theo Hiến pháp thì vai trò (vị trí, tư cách, chức năng) của
Chính phủ của mỗi quốc gia cũng sẽ khác nhau.
Ví dụ: Ở Việt Nam theo hình thức chính thể là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa thì Chính
phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ
chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường
vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Ở Liên bang Nga hình thức chính thể là cộng hòa tổng thống thì Chính phủ là cơ
quan thực hiện quyền lực hành pháp.
Ở Cộng hòa Pháp hình thức chính thể là Cộng hòa lưỡng tính thì Chính phủ có vai
trò xây dựng và thực hiện chính sách quốc gia. Nắm giữ, điều hành hệ thống hành
chính và các lực lượng vũ trang. Chính phủ sẽ chịu trách nhiệm trước Nghị viện.

GVHD: Võ Thị Phương Uyên2 Nhóm SV: 7


CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHÍNH PHỦ
2.1 Thành lập Chính phủ
Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay, Chính phủ luôn là cơ quan nằm ở
trung tâm bộ máy quyền lực. Tùy vào chế độ chính trị, hình thức chính thể và các yếu
tố kinh tế, văn hóa, truyền thống… mà các nước có những cách thức tổ chức Chính
phủ khác nhau. Ở các nước việc lựa chọn mô hình nghị viện một viện hay hai viện phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố hình thức cấu trúc nhà nước, truyền thống
dân tộc và quan điểm của các nhà chính trị vào thời điểm sửa đổi hoặc thông qua hiến
pháp mới.Các nhà nước liên bang thường áp dụng chế độ nghị viện hai viện. Nhà nước
đơn nhất thường thiết lập chế độ nghị viện một viện. Ví dụ, các nước châu Âu như
Bungari, Hungary, Phần Lan,..các nước châu Á như Trung Quốc, Indonesia, Cộng hòa
dân chủ nhân dân Triều Tiên, Hàn Quốc. Việc thành lập Chính phủ ở các quốc gia rất
đa dạng .Tuy nhiên căn cứ vào hình thái chính thể và mức độ tham gia của nghị viện
vào quá trình thành lập Chính phủ có thể chia cách thức thành lập Chính phủ thành hai
loại cơ bản sau: Hình thức nghị viện và hình thức ngoài nghị viện.
2.1.1 Hình thức nghị viện
Theo hình thức này, việc thành lập Chính phủ dựa trên kết quả của cuộc bầu cử
vào hạ nghị viện (nghị viện đối với quốc gia có một viện). Theo nguyên tắc chung,
người đứng đầu nhà nước chỉ định người đứng đầu Chính phủ trên cơ sở là người đứng
đầu Chính phủ và toàn bộ Chính phủ sẽ nhận được sự ủng hộ của hạ nghị viện (nghị
viện). Thông thường người đứng đầu nhà nước chỉ định lãnh tụ của đảng chiếm đa số
ghế tuyệt đối ở hạ nghị viện (nghị viện) đứng ra thành lập Chính phủ, trường hợp
không đảng nào chiếm được đa số nói trên, chỉ định thủ lĩnh của liên minh các đảng
chiếm đa số ghế. Trường hợp hạ nghị viện ( nghị viện) tín nhiệm Chính phủ, người
đứng đầu nhà nước sẽ ký quyết định bổ nhiệm người đứng đầu Chính phủ.
Ví dụ: Ở Cộng hòa Liên bang Đức, Viện Bundextac (hạ nghị viện) bầu Thủ tướng
Chính phủ Liên bang theo đề nghị của Tổng thống Liên bang. Nếu Viện Bundextac bác
bỏ ứng cử viên do Tổng thống Liên bang đưa ra thì Tổng thống có quyền giải thể viện
Bundextac và bổ nhiệm Thủ tướng Chính phủ. Như vậy theo hình thức nghị viện sáng
kiến thành lập Chính phủ thuộc người đứng đầu nhà nước nhưng để hoạt động được
Chính phủ phải nhận được sự tín nhiệm của nghị viện (hạ nghị viện) không tín nhiệm
Chính phủ do người đứng đầu nhà nước thành lập sẽ dẫn đến khả năng giải thể nghị
viện (hạ nghị viện)

GVHD: Võ Thị Phương Uyên3 Nhóm SV: 7


2.1.2 Hình thức ngoài nghị viện
Hình thức này được áp dụng ở các quốc gia có chính thể cộng hòa tổng thống, quân
chủ nhị nguyên. Đối với quốc gia có chính thể này thì các thành viên bộ máy hành
pháp (Chính phủ) do tổng thống (nhà vua) bổ nhiệm mà không cần phải nhận được sự
tín nhiệm của nghị viện.
Ví dụ: theo phần 2 khoản 2 Điều 2 Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787, Tổng thống bổ
nhiệm các quan chức cao cấp của bộ máy hành pháp theo sự cố vấn và đồng ý của
Thượng nghị viện.Tuy nhiên, cơ sở để cho rằng ở Hoa Kỳ việc thành lập Chính phủ là
sự giám sát việc bổ nhiệm các thành viên của Chính phủ từ phía Thượng nghị viện
không mang tính chất chính trị không phụ thuộc vào kết quả của cuộc bầu cử vào nghị
viện mà mang tính chất cá nhân, tức là Thượng nghị viện chỉ xem xét tư cách đạo đức,
năng lực của từng ứng cử viên đối với từng chức vụ cụ thể.
Theo khoản 1 Điều 1 Hiến pháp Hoa Kỳ 1787 quy định: “Toàn bộ quyền lực lập
pháp được thừa nhận tại bản Hiến pháp này sẽ được trao cho Nghị viện Hoa Kỳ. Nghị
viện gồm có Thượng viện và Hạ viện”.
Còn ở Việt Nam theo Điều 94 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Chính phủ là cơ
quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội”. Hình thức hoạt
động của Chính phủ được quy định cụ thể tại Luật tổ chức Chính phủ năm 2015
2.2 Thành phần Chính phủ
Thành phần Chính phủ trên thế giới của các quốc gia rất đa dạng. Ở Liên bang Nga,
ngoài người đứng đầu Chính phủ (Chủ tịch Chính phủ) chỉ có các phó chủ tịch Chính
phủ và các bộ trưởng mới là thành viên của Chính phủ. Đa số các quốc gia khác có
thành phần Chính phủ rộng hơn tức là ngoài người đứng đầu Chính phủ và các bộ
trưởng, thành phần của Chính phủ còn bao gồm các quốc phụ khanh( thư ký nhà nước)
như ở Anh, Đức, Hy lạp, Pháp…; thư ký nghị viện như ở Hoa Kỳ, Áo,…
Thuật ngữ “quốc phụ khanh” (thư ký nhà nước) được các quốc gia sử dụng theo
nghĩa khác nhau.
Ví dụ:
- Ở Hoa Kỳ quốc phụ khanh là Bộ trưởng, Bộ trưởng bộ ngoại giao được gọi là
thư ký nhà nước.
- Ở Anh, thư ký nhà nước là các bộ trưởng chính ( thành viên nội các).

GVHD: Võ Thị Phương Uyên4 Nhóm SV: 7


- Ở Hy Lạp, thuật ngữ này được hiểu là thứ trưởng thứ nhất, ngoài ra còn có quốc
phụ khanh thường trực đảm nhận việc lãnh đạo bộ máy của các cơ quan ngang bộ.
Ngoài ra một số nước sử dụng thuật ngữ “ bộ trưởng nhà nước”.
Ví dụ:
- Ở Việt Nam, Bộ trưởng là người đứng đầu và lãnh đạo một bộ, cơ quan ngang
bộ, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mà mình phụ
trách trong phạm vi cả nước. Bộ trưởng là thành viên Chính phủ, do Thủ tướng chọn,
đề nghị Quốc hội phê chuẩn và Chủ tịch nước bổ nhiệm.
- Ở Hoa Kỳ thành phần Chính phủ bao gồm Thượng Viện và Hạ viện
- Trong khi đó ở Việt Nam thành phần Chính phủ bao gồm: Thủ tướng Chính
phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
(Điều 95 hiến pháp năm 2013).
2.3 Thẩm quyền Chính phủ
Hiến pháp của đa số quốc gia chỉ quy định thẩm quyền chung của Chính phủ ( chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và đối tượng quản lý chung của Chính phủ). Chính phủ của
các quốc gia thường có thẩm quyền đối với các lĩnh vực: Kinh tế-tài chính; Văn hóa xã
hội, quốc phòng và an ninh; Đối ngoại; Lập pháp và thi hành luật; Đối với các tình
trạng khẩn cấp và một số thẩm quyền khác.
2.3.1 Trong lĩnh vực kinh tế - tài chính
Chính phủ soạn thảo ngân sách nhà nước và trình để Nghị viện quyết định, đồng
thời tổ chức và bảo đảm được thông qua; soạn thảo và trình người đứng đầu nhà nước
hoặc nghị viện dự thảo về chính sách tài chính, thuế; Quản lý các ngành kinh tế quốc
dân; quản lý tài sản thuộc sở hữu nhà nước;vạch định và xây dựng các chương trình dự
báo và sự phát triển kinh tế-xã hội đồng thời bảo đảm việc thực hiện chương trình phát
triển kinh tế-xã hội đã được nghị viện hoặc người đứng đầu nhà nước thông qua.
2.3.2 Trong lĩnh vực văn hóa-xã hội; quốc phòng và an ninh
Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện chính sách quốc gia trong các lĩnh vực
văn hóa, khoa học, giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, môi trường; phối hợp hoạt động của
các cơ quan cấp dưới thuộc nhánh quyền hành pháp trong việc thực hiện các chính
sách xã hội, bảo vệ sức khỏe của nhân dân, bảo vệ môi trường, bảo đảm quyền lao
động của công dân.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ là thực hiện các biện pháp
nhằm bảo đảm nền quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm

GVHD: Võ Thị Phương Uyên5 Nhóm SV: 7


quyền và tự do của công dân; thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống các loại tội
phạm.

2.3.3 Trong lĩnh vực đối ngoại


Trong phạm vi hiến định và luật định, Chính phủ thực hiện chính sách đối ngoại,
tham gia ký các hiệp định quốc tế với các nước khác hoặc với các tổ chức quốc tế.
Đồng thời tổ chức việc thực hiện các hiệp định đã được ký kết hoặc đã được phê
chuẩn.
Ngoài ra, Chính phủ của một số quốc gia còn đại diện đất nước tham gia đàm phán,
ký kết, giải quyết các vấn đề chiến tranh và hòa bình.
Chính phủ tham gia vào việc bổ nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền và các đại diện
khác của đất nước trong các tổ chức quốc tế.
2.3.4 Trong lĩnh vực lập pháp và thi hành luật
Chính phủ tham gia tích cực vào hoạt động lập pháp trên cơ sở quyền sáng kiến
pháp luật mà hiến pháp trao cho.
Tại một số quốc gia có chính thể hỗn hợp, Chính phủ dựa vào sự ủng hộ của đa số
thành viên nghị viện (hạ nghị viện) không những tự xác định chương trình hoạt động
của mình mà còn tích cực tham gia hoạt động lập pháp. Theo số liệu cuốn “ Nghị viện
trên thế giới”, năm 1986 trong số 69 quốc gia thì có 33 Chính phủ đệ trình 90 đến
100% số dự án luật, 22 Chính phủ đệ trình 50% số dự án luật.
Ở các quốc gia có chính thể cộng hòa tổng thống, Chính phủ tác động đến quá trình
lập pháp của nghị viện không những bằng quyền sáng kiến pháp luật mà còn bằng
quyền phủ quyết của tổng thống.
Hiến pháp của một số quốc gia, trong một số trường hợp nhất định và theo những
nguyên tắc nhất định, trao cho Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật có
hiệu lực như luật theo thủ tục “ lập pháp ủy quyền”
Chính phủ ban hành các văn bản dưới luật nhằm cụ thể hóa việc thực hiện các quy
phạm của hiến pháp và luật. Những văn bản này được gọi là nghị quyết, nghị định,
lệnh thừa hành, kế hoạch cải tổ, quy chế.
2.3.5 Đối với những tình trạng khẩn cấp
Chính phủ của các quốc gia có quyền hạn đặc biệt trong việc quyết định tình trạng
khẩn cấp.
2.3.6 Các thẩm quyền khác

GVHD: Võ Thị Phương Uyên6 Nhóm SV: 7


Ngoài những thẩm quyền được đề cập, Chính phủ còn có những thẩm quyền khác.
Ví dụ: Hiến pháp Tây Ban Nha trao cho Chính phủ quyền hạn trong lĩnh vực bảo
đảm pháp chế. Một trong số quyền hạn này là quyền đề cử ứng viên vào chức Viện
Trưởng Viện công tố do Nhà vua bổ nhiệm. Chính phủ của một số quốc gia có quyền
công bố các đạo luật được Nghị viện thông qua, quyết định ân xá, giảm án tù,...

2.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy Chính phủ của một số quốc gia trên thế giới
Thứ nhất, Chính phủ các nước đều được hợp thành từ các bộ, cơ quan ngang bộ
(gọi chung là bộ) nhưng số lượng các bộ trong cơ cấu tổ chức của mỗi Chính phủ
thường không giống nhau.
Hiện nay, Trung Quốc có 26 bộ, Nga có 17 bộ, Pháp có 16 bộ, Hoa Kỳ có 15 bộ,
Đức có 14 bộ… Điều dễ nhận thấy là ở các nước phát triển, cơ cấu Chính phủ thường
gọn nhẹ hơn so với các nước khác. Số bộ ít hơn, nghĩa là các đầu mối quản lý tinh giản
hơn.
Nhật Bản là một ví dụ điển hình. Qua hai nhiều cải cách, bộ máy Chính phủ trung
ương Nhật Bản được thu gọn đáng kể. Từ tổng số bộ lúc ban đầu là 23 bộ, đến hiện
nay, số bộ của Nhật Bản chỉ còn 11 bộ.
Thứ hai, thành phần các bộ trong cơ cấu tổ chức của các Chính phủ khá đa
dạng. Bên cạnh những bộ có chức năng giống nhau mà hầu hết các nước đều có như
Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Bộ Thương mại, Bộ Y tế, Bộ
Giáo dục, Bộ Giao thông…, không ít Chính phủ thành lập thêm các bộ có tính đặc thù.
Chẳng hạn, Hoa Kỳ có Bộ Các vấn đề về Cựu chiến binh; Cộng hòa Liên bang Đức
có Bộ về các vấn đề Gia đình, Người cao tuổi, Phụ nữ và Thanh niên (Federal Ministry
of Family Affairs, Senior Citizens, Women and Youth); Liên bang Nga có Bộ Phòng vệ
dân sự, về tình trạng khẩn cấp và loại trừ các hậu quả thiên tai (Ministry of Civil
Defence, Emergencies and Disaster Relief of the Russian Federation), Bộ Phát triển
Viễn Đông Nga, Bộ Các vấn đề về Bắc Kavkaz; Trung Quốc có Bộ Giám sát (Ministry
of Supervision). Điều này cho thấy, tổ chức bộ máy Chính phủ không chỉ phụ thuộc
vào chế độ chính trị, hình thức chính thể của mỗi nước mà còn được quyết định bởi
nhu cầu quản lý của mỗi nhà nước. Chính điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể đặt ra vấn
đề phải tổ chức bộ máy Chính phủ sao cho không bỏ sót các vấn đề của đời sống, đặc
biệt là trước những vấn đề lớn của quốc gia luôn phải có một đầu mối quản lý, chịu
trách nhiệm rõ ràng, sẵn sàng ứng phó, giải quyết.
Thứ ba, trong Chính phủ một số nước còn thành lập những cơ quan hẹp hơn
mang tính chính trị chung.

GVHD: Võ Thị Phương Uyên7 Nhóm SV: 7


Ở Anh, thuật ngữ “Chính phủ” (government) và “Nội các” (cabinet) không đồng
nhất với nhau. Chính phủ bao gồm tất cả các Bộ trưởng, trong khi đó Nội các chỉ bao
gồm một số Bộ trưởng có ảnh hưởng quan trọng đối với đời sống chính trị của quốc
gia (theo thông lệ, các bộ quan trọng luôn có đại diện trong Nội các như Bộ Nội vụ,
Bộ Ngoại giao, Bộ Phụ trách các vấn đề về Hiến pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài
chính…). Nếu như Chính phủ Anh về thực chất “chỉ là một nhóm người chịu trách
nhiệm chính trị tập thể trước Nghị viện và sẽ từ chức cùng với người đứng đầu là Thủ
tướng” thì Nội các Anh mới thực sự là cơ quan đầu não của Chính phủ Anh, là “trung
tâm của toàn thể Nhà nước Anh”.
Ở Hoa Kỳ, Nội các đơn thuần chỉ là một cơ quan tham vấn cho Tổng thống. Nội các
này bao gồm các bộ trưởng, các công chức cao cấp hay các nhân vật khác mà Tổng
thống bổ nhiệm vào làm thành viên, được điều hành trực tiếp bởi Tổng thống.
Thứ tư, trong cơ cấu tổ chức của hầu hết các Chính phủ đều tồn tại một bộ máy
giúp việc đặc biệt quản lý hoạt động của Chính phủ.
Ở Nhật Bản, cơ quan giúp việc Chính phủ là Văn phòng Nội các (trước đây là Văn
phòng Thủ tướng) và Ban Thư ký Nội các. Văn phòng Nội các và Ban Thư ký Nội các
do Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo, có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó Văn phòng Nội
các là cơ quan hỗ trợ hành chính cho Ban Thư ký Nội các. Văn phòng Nội các vừa có
trách nhiệm hỗ trợ cho Nội các trong việc thực hiện các chính sách quan trọng, vừa là
một cơ quan ngang bộ có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý các vấn đề của các cơ quan
trong bộ máy hành chính.
Khác với Nhật Bản, Pháp không thành lập cơ quan giúp việc cho Chính phủ mà
thành lập Văn phòng Thủ tướng và Ban Tổng thư ký Chính phủ giúp việc cho Thủ
tướng. Các thành viên của Văn phòng Thủ tướng đóng vai trò kết nối hoạt động giữa
Thủ tướng với các Bộ trưởng. Ban Tổng thư ký Chính phủ là nơi trực tiếp chuẩn bị các
chương trình nhật lệnh và soạn thảo về kỹ thuật các quyết định của Chính phủ, phụ
trách việc chuyển các dự thảo văn kiện đến các tổ chức có quyền tư vấn, chuyển các
văn kiện đã thông qua đến Công báo để xuất bản công khai… Đây là các tổ chức có
vai trò quan trọng đối với việc đảm bảo tính liên tục trong hoạt động của toàn thể
Chính phủ, nhất là trong điều kiện thành phần Chính phủ thường xuyên thay đổi.
Như vậy, có thể thấy, tuy cùng là cơ quan có chức năng giúp việc Chính phủ hay
Thủ tướng Chính phủ nhưng ở các nước khác nhau, vị trí của các cơ quan này có khác
nhau, nơi thì được tổ chức dưới dạng cơ quan thuộc Chính phủ, nơi lại hoạt động với
tư cách một cơ quan ngang bộ, thậm chí còn được coi là một trong những bộ trọng
yếu.

GVHD: Võ Thị Phương Uyên8 Nhóm SV: 7


Thứ năm, đa số các Chính phủ trên thế giới đều thành lập các cơ quan thuộc
Chính phủ. Tuy nhiên không có một khuôn mẫu chung về cơ quan thuộc Chính
phủ cho tất cả các nước.
Tùy vào tình hình cụ thể của mỗi nước và yêu cầu đặt ra trong từng giai đoạn lịch
sử nhất định mà Chính phủ xây dựng các cơ quan trực thuộc mình một cách linh hoạt.
Phổ biến hơn cả là mô hình các cơ quan thuộc Chính phủ tồn tại và hoạt động như
những đơn vị sự nghiệp, thực hiện các chức năng hành chính - sự nghiệp, nghiên cứu
khoa học, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức…
Ví dụ: Chẳng hạn ở Trung Quốc: Tân hoa xã, Viện Khoa học, Viện Khoa học xã
hội, Viện Công trình Trung Quốc, Trung tâm Nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện,… là
các cơ quan thuộc Quốc vụ viện thực hiện hoạt động sự nghiệp. Đây đều là những cơ
quan có vai trò rất quan trọng trong việc phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ
quan hành chính nhà nước cao nhất, vì vậy được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của
Quốc vụ viện.
Tuy nhiên, các cơ quan thuộc Chính phủ không chỉ bao gồm các đơn vị sự nghiệp.
Vẫn có những nước trao chức năng quản lý nhà nước cho các cơ quan thuộc Chính
phủ. Trung Quốc là một ví dụ. Hiện có 26 cơ quan thuộc Quốc vụ viện nước này có
một số nhiệm vụ, quyền hạn giống bộ, cơ quan ngang bộ. Thậm chí, chúng có cơ cấu
tổ chức như một bộ, bao gồm Văn phòng ở Trung ương và các đơn vị trực thuộc ở địa
phương.
Ở Nhật Bản, cơ quan thuộc Chính phủ còn tồn tại dưới hình thức các ủy ban. Thông
thường, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập các ủy ban khi một lĩnh vực nào đó
yêu cầu được tổ chức quản lý nhưng vượt quá khả năng của một bộ, không thể để vào
cơ cấu của các bộ được. Hiện nay, ở Nhật Bản có các ủy ban sau đây: Ủy ban Hội chợ
thương mại; Ủy ban An toàn quốc gia;…. Những ủy ban này có hầu hết các thẩm
quyền tương đương bộ nhưng lại không có thẩm quyền ban hành các nghị định và trực
tiếp trình lên Nội các các dự luật, các lệnh. Ngoài ra, Nhật Bản còn có những cơ quan
khác có thẩm quyền như uỷ ban, đó là Cơ quan Hoàng gia; Cơ quan phát triển
Hôkaiđô; …, do một Quốc vụ khanh đứng đầu, với một Thứ trưởng hành chính giúp
việc và chịu sự quản lý của Văn phòng Thủ tướng. Đương nhiên, các ủy ban và cơ
quan tương đương ủy ban ít có tính ổn định hơn so với tổ chức của các bộ.

GVHD: Võ Thị Phương Uyên9 Nhóm SV: 7


CHƯƠNG 3: HẠN CHẾ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN BỘ MÁY CHÍNH
PHỦ Ở VIỆT NAM

3.1 Hạn chế của bộ máy Chính phủ ở Việt Nam


- Số lượng các bộ còn nhiều nhất là các bộ đơn ngành, đơn lĩnh vực
- Vị trí của văn phòng Chính phủ chưa hợp lý
- Tên của một số bộ còn dài như là Bộ lao động - thương binh và xã hội nhưng hiện
nay thương binh không còn nhiều nữa nên tên không còn phù hợp, ở các nước khác bộ
này có tên là Bộ an sinh xã hội.Ở Việt Nam tên các bộ được liệt kê nên sẽ dẫn đến
thiếu sót
- Chính phủ có các hoạt động còn chồng chéo, chưa hiệu quả.

3.2 Kiến nghị hoàn thiện bộ máy Chính phủ ở Việt Nam
Một là, từ thực tiễn tổ chức Chính phủ ở các nước, đặc biệt là các nước phát
triển, có thể nhận thấy cải cách hành chính trước hết phải bắt đầu từ bộ máy của
Chính phủ. Chính phủ không thể năng động và hoạt động hiệu quả nếu bản thân
nó cồng kềnh, nặng nề. Mà muốn Chính phủ thực sự "gọn gàng'", tất yếu phải
giảm số lượng các bộ, nói chính xác hơn là phải giảm số lượng các bộ đơn ngành,
đơn lĩnh vực, tăng cường các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.
Tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực là xu hướng chung của quá trình tái cấu
trúc các Chính phủ trên toàn cầu. Ở Việt Nam, trong các nhiệm kỳ gần đây, số bộ quản
lý đa ngành, đa lĩnh vực xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Chúng được thành lập trên cơ
sở sáp nhập các bộ đơn ngành, đơn lĩnh vực với nhau, một số bộ có phạm vi quản lý
rộng, bao quát nhiều ngành, lĩnh vực lớn, mang dáng dấp của một “siêu bộ”, chẳng hạn
như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài
chính...
Từ kinh nghiệm thành công của một số nước như Cộng hòa Liên bang Đức, Vương
quốc Anh hay Nhật Bản, trước hết chúng ta cần phải nhận thức đúng về mô hình bộ
quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Với mô hình này, cơ cấu tổ chức của Chính phủ trở nên
gọn nhẹ hơn bởi các đầu mối quản lý được tinh giảm. Một bộ, thay vì chỉ phụ trách
một ngành, một lĩnh vực sẽ đảm nhiệm, bao quát đồng thời nhiều ngành, nhiều lĩnh
vực, từ đó sẽ hạn chế được tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ hoặc phối
hợp kém hiệu quả giữa các bộ, giúp Chính phủ vận hành thông suốt và Thủ tướng
Chính phủ điều hành hoạt động của Chính phủ nói riêng, hệ thống hành chính nhà
nước nói chung một cách thống nhất, thuận lợi hơn. Vậy nên, ngay từ trong tư duy, bên
GVHD: Võ Thị Phương Uyên10 Nhóm SV: 7
cạnh những nghiên cứu về sự tương đồng, giao thoa giữa những ngành, lĩnh vực nhất
định, cần phải mạnh dạng thừa nhận sự có mặt của những bộ đảm trách những ngành,
lĩnh vực đặc thù không thể sáp nhập hoặc không nên sáp nhập vào một ngành, lĩnh vực
nào khác nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Tuy nhiên, để có được một Chính phủ gọn nhẹ, chỉ cắt giảm các bộ quản lý đơn
ngành, đơn lĩnh vực, tăng cường các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực là chưa đủ. Bộ
máy Chính phủ sẽ không thể thoát khỏi tình trạng cồng kềnh, nặng nề nếu bản thân
Chính phủ phải ôm quá nhiều việc, đặc biệt là các công việc sự vụ cụ thể. Không phải
ngẫu nhiên mà trong Chính phủ ở nhiều nước tiên tiến có rất ít bộ. Điều dễ nhận thấy
là, Chính phủ của họ được thiết kế dựa trên quan điểm về một Chính phủ xây dựng và
hoạch định chính sách là chủ yếu, trong điều kiện phân cấp, phân quyền rành mạch,
với cơ chế tự quản của chính quyền địa phương. Đây thật sự là một kinh nghiệm đáng
tham khảo cho Việt Nam. Chúng ta, trong điều kiện cụ thể của đất nước, cần tập trung
thực hiện tốt việc điều chỉnh chức năng, cắt giảm mạnh nhiệm vụ của Chính phủ, của
bộ, gắn với đẩy mạnh phân cấp cho chính quyền địa phương, coi đây là điều kiện tiên
quyết để tổ chức các bộ đa ngành, đa lĩnh vực. Vì chỉ có giảm bớt nhiệm vụ của Chính
phủ và bộ thì mới khắc phục được tình trạng quá tải về công việc, giảm số lượng công
việc ở các đầu mối của các bộ đa ngành hiện nay. Vì vậy, để quá trình cải cách bộ máy
Chính phủ đạt được sự biến đổi về chất đòi hỏi bản lĩnh, sự khéo léo, sự quyết tâm của
các nhà tổ chức. Phải dũng cảm loại bỏ những yếu tố không cần thiết, kiên trì tinh giản
biên chế, trên tinh thần “Thà ít mà tốt”, “Ngắn sào dễ trở”.
Hai là, cần thay đổi vị trí của Văn phòng Chính phủ hiện nay. Kinh nghiệm thế
giới cho thấy, Văn phòng Chính phủ hay Văn phòng Thủ tướng Chính phủ chỉ là cơ
quan giúp việc cho Chính phủ hoặc người đứng đầu Chính phủ mà không phải là cơ
quan quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực. Vì vậy, việc tổ chức Văn phòng Chính
phủ theo mô hình cơ quan ngang bộ ở nước ta hiện nay nên được xem xét lại. Để
Chính phủ không là cơ cấu rỗng chỉ được xếp thành từ các bộ, cơ quan ngang bộ (tức
nếu không có các bộ thì Chính phủ trống không), Chính phủ cần có bộ phận thuộc về
mình, bộ phận đó thích hợp nhất là Văn phòng Chính phủ. Thuộc về Chính phủ, nghĩa
là Văn phòng Chính phủ vẫn nằm trong cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhưng không
nên là cơ quan ngang bộ. Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ vẫn tham gia các phiên
họp của Chính phủ nhưng không phải là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ,
không tham gia quyết định các chính sách của Chính phủ. Việc xác định lại vị trí của
Văn phòng Chính phủ còn là cơ sở để giải quyết vấn đề chưa phù hợp với lý luận hiện
nay: một cơ quan giúp việc cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, không có chức

GVHD: Võ Thị Phương Uyên11 Nhóm SV: 7


năng quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực nhưng lại có thẩm quyền ban hành văn
bản quy phạm pháp luật.
Ba là, tiến tới thành lập cơ quan thường trực của Chính phủ. Trên cơ sở tiếp thu
có chọn lọc kinh nghiệm tổ chức Chính phủ ở nhiều nước, Chính phủ nước ta nên tính
tới việc thành lập ở bên trong nó một tổ chức có đủ thẩm quyền thay mặt Chính phủ
quyết định những vấn đề mang tính kỹ thuật nhằm bảo đảm cho Chính phủ có thể đưa
quyết định nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng đòi hỏi của xã hội. Tổ chức đó là Nội các
hoặc Thường trực Chính phủ. Thuộc về tổ chức hẹp hơn mang tính chính trị này sẽ là
các bộ trưởng của một số bộ quan trọng, được lựa chọn bởi Thủ tướng Chính phủ,
thường xuyên nhóm họp, bàn bạc, tạo ra một tập thể nhỏ đồng thuận có vai trò quan
trọng trong việc hoạch định chính sách, từ đó giúp Thủ tướng Chính phủ có thể xác
định và chịu trách nhiệm về đường hướng chính trị của Chính phủ do mình lãnh đạo.
Theo chúng tôi, ý nghĩ về việc thành lập Nội các hay Thường trực Chính phủ nên được
đặt ra ngay từ bây giờ, bởi theo xu hướng tất yếu, Chính phủ dù là một tập thể thì vai
trò của cá nhân người đứng đầu vẫn luôn là yếu tố quyết định sự thành công hay thất
bại của một Chính phủ.
Bốn là, về các cơ quan thuộc Chính phủ. Hiện nay, nước ta có 08 cơ quan thuộc
Chính phủ, được thành lập nhằm thực hiện chức năng phục vụ, nhiệm vụ quản lý nhà
nước của Chính phủ, thực hiện một số dịch vụ công có đặc điểm, tính chất quan trọng
mà Chính phủ phải trực tiếp chỉ đạo. Như vậy, các cơ quan này chỉ hoạt động với tư
cách các đơn vị sự nghiệp công lập mà không có chức năng quản lý nhà nước. Đây là
mô hình phù hợp với xu thế chung, nên được tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, chúng ta cần
có sự nhận thức đầy đủ hơn, linh hoạt hơn về vị trí, tính chất, chức năng, vai trò của
các cơ quan thuộc Chính phủ, từ đó góp phần xây dựng một Chính phủ năng động,
"kiến tạo" và “phát triển". Cụ thể là, trong những thời kỳ nhất định, nếu thực tiễn đặt
ra những nhiệm vụ quan trọng, đột xuất, không thuộc chức năng quản lý nhà nước của
bộ, cơ quan ngang bộ thì thành lập các cơ quan thuộc Chính phủ là lựa chọn phù hợp.
Mô hình các Ủy ban trong Chính phủ Nhật Bản là một kinh nghiệm đáng tham khảo.
Bởi các Ủy ban không những có tính cơ động, bộ máy đơn giản, dễ thành lập mà còn
có khả năng chỉ đạo, điều hành, phối hợp hoạt động của các chủ thể có liên quan một
cách nhanh chóng, kịp thời và đặc biệt có thể giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ quản
lý, không để lại gánh nặng về tổ chức cho Chính phủ.
Năm là, về Bộ trưởng phụ trách một số công tác của Chính phủ. Luật Tổ chức
Chính phủ năm 2015 cần bổ sung thêm quy định về chức danh Bộ trưởng không bộ. Ý
tưởng này thực ra không mới. Trong lịch sử, Chính phủ nước ta từng có các Bộ trưởng
đặc trách một số mặt công tác nhất định. Và đối với Chính phủ ở nhiều nước, sự xuất
GVHD: Võ Thị Phương Uyên12 Nhóm SV: 7
hiện của các Bộ trưởng không bộ khá phổ biến. Tất nhiên, chúng ta cần chọn lọc
những vấn để thực sự “nóng”, đặc biệt và cấp bách để giao cho một số cá nhân phụ
trách, chẳng hạn vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề quy hoạch phát triển và quản lý
đô thị, vấn đề giao thông đô thị... Những Bộ trưởng không bộ này ngoài nhiệm vụ,
quyền hạn quản lý nhà nước đối với một số mặt công tác được giao còn có vai trò trực
tiếp tham mưu, tư vấn cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về những chủ trương,
chính sách có liên quan, giống như những cố vấn, trợ lý của Thủ tướng trong công tác
chỉ đạo, điều hành hàng ngày. Đây là giải pháp về nhân sự nhưng lại có ý nghĩa quan
trọng đối với việc đổi mới tổ chức bộ máy của Chính phủ, bởi nó đồng thời đạt được
nhiều mục tiêu: vừa xác định rõ đầu mối chịu trách nhiệm chính trên những “mặt trận”
cần sự “công phá” quyết liệt của Nhà nước đáp ứng yêu cầu của đời sống, vừa đảm
bảo sự tinh gọn bộ máy Chính phủ do không cần phải thiết kế một tổ chức bộ hay cơ
quan ngang bộ cồng kềnh, đồ sộ. Hơn nữa, việc bổ sung các Bộ trưởng không bộ sẽ
làm cho cơ cấu thành viên của Chính phủ linh hoạt hơn, từ đó góp phần làm nên một
Chính phủ năng động hơn, hiệu quả hơn.

GVHD: Võ Thị Phương Uyên13 Nhóm SV: 7


Kết luận
“Chính phủ” có thể nói là một khái niệm khá trừu tượng. Qua từng giai đoạn và tùy
theo từng quốc gia mà “Chính phủ” được khoác lên mình những bộ áo khác nhau. Ở
Việt Nam, bên cạnh việc tiếp thu những hình thức tiến bộ trên thế giới, Chính phủ cần
ý thức được việc điều chỉnh những đường lối, quyết định trước khi đưa vào thực thi tại
một môi trường hoàn toàn khác biệt như ở nước ta. Cần tinh giảm biên chế, sáp nhập
các bộ có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn gần giống nhau để Chính phủ trở nên bớt
“cồng kềnh” hơn, bên cạnh đó tránh tình trạng “rỗng ruột” của Chính phủ nước ta khi
có quá nhiều bộ và cơ quan ngang bộ như hiện nay. Việc thành lập và vận hành Chính
phủ ở một quốc gia bất kỳ đều có rất nhiều ý nghĩa đối với việc tham khảo của những
quốc gia khác, bên cạnh đó cũng có những điểm “dở” để các quốc gia còn lại thấy mà
tránh lặp lại những sai lầm không đáng có. Bên cạnh việc tiếp nhận những chính sách
tốt thì bản thân mỗi cơ quan thuộc Chính phủ cần có đầu óc tinh tường hơn để điều
chỉnh cho phù hợp nhất một khi đưa chính sách tương tự nước khác vào áp dụng với
quốc gia mình nhằm đưa Chính phủ vào một nề nếp nhất định. Chính phủ là cơ quan
quyền lực cấp cao của một quốc gia, nó có một ý nghĩa mang tầm vóc to lớn đối với sự
vận hành của quốc gia đó cho nên bên cạnh việc giữ vững “phong độ” của một “nhà
cầm quyền” thì Chính phủ cần được cải cách hoàn thiện từng ngày./.

GVHD: Võ Thị Phương Uyên Nhóm SV: 7


TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Danh mục Văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
2. Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787
3. Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015
4. Nghị định số 10/2016/NĐ-CP ngày 01/02/2016 của Chính phủ quy định về cơ
quan thuộc Chính phủ
5. Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28/8/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
B. Danh mục Sách,báo, tài liệu tham khảo
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, “Giáo trình LUẬT HIẾN PHÁP NƯỚC
NGOÀI”, Nhà xuất bản Công an nhân dân, nxb 2012.
2. Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Sách Chuyên khảo “ Một số
vấn đề cơ bản của Hiến pháp các nước trên thế giới”, Nhà xuất bản chính trị
quốc gia-Sự Thật,nxb 2012
3. Vũ Hồng Anh, Tổ chức và hoạt động của Chính phủ ở một số nước trên thế
giới, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997
4. Nguyễn Đăng Dung, Ý tưởng về một nhà nước chịu trách nhiệm, Nxb. Đà Nẵng
5. Nghị viện trên thế giới, Matxcơva,1986
C. Danh mục Trang thông tin điện tử
1. Tạp chí tổ chức nhà nước, ThS. Trần Thị Thu Hà - Giảng viên Khoa Luật Hành
chính - Nhà nước, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh," Tổ chức bộ máy Chính phủ một
số nước và kinh nghiệm Việt Nam có thể tham khảo”,
http://tcnn.vn/news/detail/37214/
To_chuc_bo_may_Chinh_phu_mot_so_nuoc_va_kinh_nghiem_Viet_Nam_co_the_tha
m_khaoall.html
2. Tổ Quốc.vn, Pv(st), “Quyền lực của Tổng thống Mỹ theo Hiến pháp”
http://toquoc.vn/quyen-luc-cua-tong-thong-my-theo-hien-phap-99112305.htm
3. moj.gov.vn: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật,
http://moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=28814
4. Tài liệu.com, LeKhoa102464, “Tài liệu Giáo trình luật hiến pháp nước ngoài
phần B Pgs.Ts Thái Vĩnh Thắng” https://xemtailieu.com/tai-lieu/giao-trinh-luat-hien-
phap-nuoc-ngoai-phan-b-pgs-ts-thai-vinh-thang-1098040.html

GVHD: Võ Thị Phương Uyên Nhóm SV: 7

You might also like