Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 68

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1.....................................................................................................................1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC MÔ HÌNH CHÍNH THỂ................................................1
1.1 Khái niệm các mô hình chính thể................................................................1
1.2 Phân loại và đặc điểm các mô hình chính thể..............................................1
1.2.1 Chính thể cộng hòa Nghị viện (Parliamentary republic)......................1
1.2.2 Chính thể cộng hòa Tổng thống (Presidential republic)......................1
1.2.3 Chính thể cộng hòa Lưỡng tính (Semi - presidential republic)............2
1.2.4 Chính thể cộng hòa Xã hội chủ nghĩa (Single-Party Republic/
Socialist republic)............................................................................................2
1.2.6 Chính thể cộng hoà Hồi giáo (Islamic Republic).................................3
CHƯƠNG 2.....................................................................................................................4
MỘT SỐ QUỐC GIA TIÊU BIỂU.................................................................................4
2.1 Cộng hoà Nghị Viện - Cộng Hòa Liên bang Đức.......................................4
2.1.1Cơ quan cung cấp thông tin lập pháp của Quốc hội Liên bang Đức.......4
2.1.2 Hội đồng Liên bang Đức......................................................................4
2.1.3 Tổng thống Liên bang..........................................................................5
2.1.4 Thủ tướng liên bang và chính phủ........................................................5
2.1.5 Tòa án Hiến pháp liên bang..................................................................5
2.1.6 Ủy ban hỗn hợp....................................................................................5
2.2 Cộng Hoà Tổng thống- Hợp chúng quốc Hoa kỳ........................................5
2.2.1 Tổng thống...........................................................................................5
2.2.2 Nghị viện..............................................................................................6
2.2.3 Chính phủ.............................................................................................6
2.2.4 Tòa án...................................................................................................6
2.3 Cộng hòa lưỡng tính- Cộng hòa Pháp..........................................................6
2.3.1 Tổng thống...........................................................................................6
2.3.2 Chính Phủ.............................................................................................7
2.3.3 Nghị viện..............................................................................................7
2.3.4 Hệ thống tòa án....................................................................................7
2.4 Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa- Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam............7
2.4.1 Cơ quan quyền lực...............................................................................7
2.4.2 Chủ tịch nước.......................................................................................7
2.4.3 Cơ quan hành chính..............................................................................8
2.4.4 Cơ quan xét xử.....................................................................................8
2.4.5 Viện kiểm sát........................................................................................8
2.4.6 Chính quyền địa phương......................................................................8
2.5 Quân chủ nghị viện lập hiến- Vương quốc Anh..........................................8
2.5.1 Nguyên thủ quốc gia............................................................................8
2.5.2 Nghị viện..............................................................................................9
2.5.3 Chính phủ.............................................................................................9
2.5.4 Tòa án...................................................................................................9
2.5.5 Chính quyền địa phương......................................................................9
2.6 Nhà nước Hồi giáo- Cộng hòa Hồi giáo Iran...............................................9
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC MÔ HÌNH CHÍNH THỂ
1.1 Khái niệm các mô hình chính thể
Chính thể là hình thức tổ chức Nhà nước do Hiến pháp định ra thông qua việc quy
định của Hiến pháp về cách thức thành lập các cơ quan Nhà nước ở trung ương và
quan hệ giữa chúng với nhau, và mức độ tham gia của nhân dân vào việc tổ chức
quyền lực Nhà nước.
1.2 Phân loại và đặc điểm các mô hình chính thể
1.2.1 Chính thể cộng hòa Nghị viện (Parliamentary republic)
1.2.1.1 Khái niệm
Chính thể cộng hòa Nghị viện là chính thể mà ở đó nguyên thủ quốc gia được hình
thành thông qua phương pháp bầu cử và nghị viện, về nguyên tắc, là cơ quan đóng vai
trò quan trọng hơn mọi cơ quan nhà nước khác trong việc thực hiện quyền lực nhà
nước.
1.2.1.2 Đặc điểm
Nguyên thủ quốc gia : được hình thành thông qua bầu cử (thường là dựa trên cơ sở
của nghị viện). Nguyên thủ quốc gia không tham gia vào việc lãnh đạo quốc gia,
không có quyền đích thực ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và cũng không có
những quyền hạn đặc biệt nào.
Chính phủ do Thủ tướng đứng đầu không chịu trách nhiệm trước nguyên thủ quốc
gia, mà chỉ chịu trách nhiệm trước nghị viện.
Chính phủ được thành lập trên cơ sở Đảng chiếm đa số ghế trong nghị viện. Thủ
tướng chính phủ là thủ lĩnh của Đảng cầm quyền – đảng chiếm đa số ghế trong nghị
viện, vì vậy quyền hạn của thủ tướng rất lớn.
Chính quyền hành pháp được chia sẻ giữa tổng thống và thủ tướng.
Hiện nay, có 32 nước theo hình thức chính thể cộng hòa Nghị viện.
1.2.2 Chính thể cộng hòa Tổng thống (Presidential republic)
1.2.2.1 Khái niệm
Cộng hòa Tổng thống là Chính thể cộng hòa mà Tổng thống được trao các quyền
hành rất lớn, vừa đứng đầu nhà nước, vừa đứng đầu chính phủ. Tổng thống do nhân
dân trực tiếp bầu ra, không phụ thuộc vào bầu cử cơ quan lập pháp.

3
1.2.2.1 Đặc điểm
Tổng thống vừa là người đứng đầu quốc gia vừa là người đứng đầu chính phủ, trong
bộ máy nhà nước không có chức vụ thủ tướng. Tổng thống có quyền lực rất lớn, vừa là
trung tâm của bộ máy nhà nước, vừa là trung tâm quyết sách của chính phủ. Tổng
thống và nghị viện đều do cử tri bầu ra nên có thể độc lập với nhau, tổng thống chỉ
chịu trách nhiệm trước cử tri mà không chịu trách nhiệm trước nghị viện.
Hiện nay, có 42 nước theo hình thức chính thể cộng hòa Tổng thống.
1.2.3 Chính thể cộng hòa Lưỡng tính (Semi - presidential republic)
1.2.3.1 Khái niệm
Cộng hòa lưỡng tính là hình thức chính thể cộng hòa pha trộn giữa cộng hòa Tổng
thống và cộng hòa Nghị viện.
1.2.3.2 Đặc điểm
Tổng thống cùng với Thủ tướng chia sẻ quyền hành pháp. Chính phủ vừa chịu trách
nhiệm trước tổng thống vừa chịu trách nhiệm trước nghị viện, nghị viện có thể bỏ
phiếu không tín nhiệm Chính phủ, buộc Chính phủ giải tán. Tổng thống có thể giải tán
hạ nghị viện.
Có 54 quốc gia trên thế giới theo hình thức chính thể này. Đây là chính thể phổ biến
nhất trên thế giới hiện nay.
1.2.4 Chính thể cộng hòa Xã hội chủ nghĩa (Single-Party Republic/
Socialist republic)
1.2.4.1 Khái niệm
Chính thể Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa đã tồn tại trong thực tiễn với hai hình thức là
Cộng hoà Xô Viết và Cộng hoà dân chủ nhân dân.
1.2.4.2 Đặc điểm
Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng
cộng sản, nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước, đảm bảo sự bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc, bảo vệ các quyền con người
và công dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm
soát quyền lực giữa các cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp,
xây dựng nền pháp chế Xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền.
Hiện nay có 5 quốc gia có chính thể cộng hoà Xã hội chủ nghĩa.

4
1.2.5 Chính thể quân chủ nghị viện lập hiến (Parliamentary
Constitutional Monarchie)
1.2.5.1 Khái niệm
Quân chủ lập hiến hay quân chủ đại nghị là một hình thức tổ chức nhà nước giữ
nguyên vai trò nguyên thủ quốc gia của vua hay nữ hoàng từ thời phong kiến, nhưng
nhà vua không có quyền lực tuyệt đối như chế độ quân chủ chuyên chế, mà quyền lực
của vua được giới hạn bởi hiến pháp.
1.2.5.2 Đặc điểm
Ở hình thức chính thể này quyền hạn rộng lớn của Quốc vương do Chính phủ thực
hiện. Quốc vương có quyền phủ quyết với những luật do Nghị Viện thông qua. Các
văn bản do Quốc vương ban hành đều được soạn thảo bởi Chính phủ và văn bản chỉ có
hiệu lực khi có chữ ký của Thủ tướng hoặc là của Bộ trưởng được Thủ tướng ủy
quyền. Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Nghị Viện (Hạ nghị viện) về hoạt động
của mình. Trường hợp Nghị viện (Hạ nghị viện) biểu quyết không tín nhiệm Chính
phủ thì Chính phủ phải từ chức hoặc Quốc vương phải cắt chức toàn bộ thành viên của
Chính phủ. Tuy nhiên người đứng đầu Chính phủ có quyền yêu cầu Quốc vương giải
thể Hạ Nghị viện và ấn định một cuộc bầu cử mới.
1.2.6 Chính thể cộng hoà Hồi giáo (Islamic Republic)
1.2.6.1 Khái niệm
Nhà nước Hồi giáo hiện đại bắt nguồn từ luật Hồi giáo. Nó được mô phỏng theo
luật của Muhammad.
1.2.6.2 Đặc điểm
Một số quốc gia Hồi giáo tuyên bố Hồi giáo là quốc giáo trong hiến pháp của họ,
nhưng không áp dụng luật pháp Hồi giáo trong tòa án của họ. Các quốc gia Hồi giáo
không phải là các chế độ quân chủ Hồi giáo thường được gọi là các nước cộng hòa Hồi
giáo.

5
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ QUỐC GIA TIÊU BIỂU
2.1 Cộng hoà Nghị Viện - Cộng Hòa Liên bang Đức
2.1.1 Cơ quan cung cấp thông tin lập pháp của Quốc hội Liên bang Đức
Cơ quan Hiến pháp hiện diện cao nhất là Quốc hội liên bang – Hạ Viện
(Bundestag): Quốc hội liên bang cũng là cơ quan lập pháp có chức năng lập pháp và
kiểm soát quyền lực .Từ năm 1949 đã có khoảng hơn 10.000 dự án luật được đưa ra
Quốc hội liên bang và hơn 6.600 luật được thông qua, đa số là các luật sửa đổi. Kiểm
tra giám sát hoạt động của Chính phủ. Phần công việc kiểm tra của Quốc hội liên bang
được công bố trước công luận là do phe đối lập trong Quốc hội thực hiện. Budestag có
nhiệm vụ :Bầu và có thể bãi nhiệm Thủ tướng Liên bang bằng cách bỏ phiếu bất tín
nhiệm. Quốc hội Liên bang có nhiệm kỳ 4 năm hoặc kết thúc sớm nếu Thủ tướng, bị
thua trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, yêu cầu Tổng thống giải tán Bundestag, và tổ
chức một cuộc bầu cử mới. Hệ thống bầu cử của Đức tương đối phức tạp, quy định
mỗi đảng tranh cử phải giành được ít nhất 5% số phiếu bầu mới được tham gia.
2.1.2 Hội đồng Liên bang Đức
Hội đồng liên bang- Thượng viện : đại diện cho các ban và thành phố lớn có vai trò
trong việc thông qua luật và quyết định về các vấn đề quan trọng . Không phải do tổng
tuyển cử bầu ra mà do Quốc hội các bang cử với số lượng tỉ lệ thuận với dân số của
từng bang. Thủ hiến các bang thay nhau làm Chủ tịch Hội đồng Liên bang với thời hạn
1 năm. Chủ tịch Hội đồng liên bang thực hiện các công việc của Tổng thống khi Tổng
thống vắng mặt. Điều 51 Luật cơ bản Liên bang Đức (Hiến pháp Đức) quy định về
thành phần của Thượng viện.
Thượng viện sẽ bao gồm thành viên của chính quyền các Bang, các Bang bổ nhiệm
triệu hồi các thành viên đó. Các thành viên khác của các chính quyền có thể hoạt động
thay thế.Mỗi bang sẽ có tối thiểu 3 phiếu bầu; các bang có hơn 2 triệu dân sẽ có 4
phiều; các bang có hơn 6 triệu dân sẽ có 5 phiếu, và hơn 7 triệu dân có 6 phiếu.Mỗi
bang bổ nhiệm số thành viên tương đương với số phiếu của mình. Các phiếu của mỗi
bang chỉ được bỏ 1 lần như 1 đơn vị và chỉ bởi các thành viên có mặt hoặc thay thế họ.
không phải do tổng tuyển cử bầu ra mà do Quốc hội các bang cử với số lượng tỉ lệ
thuận với dân số của từng bang. Thủ hiến các bang thay nhau làm Chủ tịch Hội đồng

6
Liên bang với thời hạn 1 năm. Chủ tịch Hội đồng liên bang thực hiện các công việc
của Tổng thống khi Tổng thống vắng mặt.
2.1.3 Tổng thống Liên bang
Tổng thống là đại diện cho Cộng hòa liên bang Đức với tư cách là Nguyên thủ quốc
gia. Tổng thống đại diện đất nước đối với quốc tế và bổ nhiệm các thành viên Chính
phủ, thẩm phán và quan chức cao cấp. Nhiệm kỳ của Tổng thống là 5 năm và có thể
được bầu lại thêm một lần nữa.
2.1.4 Thủ tướng liên bang và chính phủ
Thủ tướng là thành viên duy nhất của Chính phủ Liên bang được bầu. Hiến pháp
trao cho Thủ tướng quyền tự chọn bộ trưởng là người đứng đầu các cơ quan chính trị
quan trọng nhất. Ngoài ra, Thủ tướng quyết định số lượng các bộ và ấn định thẩm
quyền của các bộ.Hệ thống bầu cử của Đức khiến cho từng đảng riêng rẽ rất khó một
mình đứng ra thành lập chính phủ. Thông thường, các đảng phải liên minh với nhau.
2.1.5 Tòa án Hiến pháp liên bang
Tòa án Hiến pháp liên bang là một cơ quan đặc trưng của nền dân chủ Đức sau
chiến tranh. Theo Hiến pháp, Tòa án Hiến pháp liên bang có quyền huỷ bỏ những đạo
luật nếu xác định rằng những đạo luật đó vi phạm Hiến pháp.
2.1.6 Ủy ban hỗn hợp
Bao gồm các thành viên của Hạ Viện và Thượng Viện; Hạ Viện có 2/3 thành viên
và Thượng Viện 1/3 thành viên trong uỷ ban. Hạ Viện sẽ chỉ định các thành viên tỷ lệ
với các nhóm khác nhau trong nghị viện; Họ không thể đồng thời là thành viên của
Chính phủ liên bang. Mỗi bang sẽ được đại diện bởi một thành viên Thượng viện do
họ chọn, các thành viên này sẽ không phải chịu sự chỉ đạo nào. Việc thành lập uỷ ban
hỗn hợp và các thủ tục sẽ được quy định bằng các quy tắc thủ tục được thông qua bởi
Hạ viện và cần sự phê chuẩn bởi Thượng Viện.
2.2 Cộng Hoà Tổng thống- Hợp chúng quốc Hoa kỳ
2.2.1 Tổng thống
Ở Hoa Kỳ Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu bộ máy
hành pháp lại là người có quyền hạn lớn nhất. Tổng thống bổ nhiệm các bộ trưởng;
Chính phủ là cơ quan tư vấn cho tổng thống; Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang;
Trình dự án luật và các dự án ngân sách lên nghị viện; Kí các điều ước quốc tế và cử
các đại diện ngoại giao;Bổ nhiệm thẩm phán của pháp viện tối cao; Ban bố hoặc phủ

7
quyết các đạo luật của nghị viện. Sử dụng rất nhiều quyền phủ quyết như: tuyệt đối,
tương đối, lựa chọn, bỏ túi. Nhiệm kì của tổng thống là 4 năm không quá 2 nhiệm kì.
2.2.2 Nghị viện
Hạ nghị viện là cơ quan dân biểu, do dân chúng các tiểu bang bầu lên. Hạ viện có
chức năng lập pháp có thể nói hạ viện có những chức năng tương đối độc lập.
Thượng nghị viện là cơ quan đại diện của các bang, nghị viện cũng có
những quyền hạn nhất định như quyền kết tội , khi là nghị sĩ của một viện thì không
được bầu là nghị sĩ của viện kia và cũng không được là thành viên của cơ quan hành
pháp hay tư pháp.
Nghị Viện có quyền lớn, như quyền thông qua các đạo luật, quyền sửa đổi bổ sung
dự án luật và dự án ngân sách của tổng thống, quyền tán thành hoặc không tán thành
các quan chức cấp cao do tổng thống bổ nhiệm, quyền phê chuẩn hoặc bác bỏ các điều
ước quốc tế do tổng thống đã kí.
2.2.3 Chính phủ
Ở Mỹ thì tổng thống chọn ra những người trong đảng chiếm đa số để lập ra chính
phủ, vì thế nên chính phủ phải chịu trách nhiệm trước tổng thống. Tổng thống có
quyền bổ nhiệm, bãi miễn các thành viên của chính phủ.
2.2.4 Tòa án
Quyền tư pháp thuộc về Tòa án tối cao và các Tòa án cấp dưới do quốc hội thành
lập, chức năng là xét xử và luôn độc lập với lập pháp và hành pháp trong hoạt động.
Hơn thế nữa còn độc lập với cả dân chúng vì nó không được nhân dân bầu, không phải
chịu trách nhiệm trước nhân dân . Tòa án tối cao Liên Bang có thẩm quyền về giải
quyết các kháng nghị về tất cả các quyết định của Tòa án liên bang,có quyền phân
giải việc giải thích không đúng luật hoặc mâu thuẫn lẫn nhau của các Tòa án liên bang
và các Tòa án tiểu bang, có quyền xét xử lại các vụ việc khác mà Tòa án khác đã xử.
2.3 Cộng hòa lưỡng tính- Cộng hòa Pháp
2.3.1 Tổng thống
Tổng thống có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống các cơ quan Nhà nước.
Theo quy định tại Điều 5 Hiến pháp năm 1958 Tổng thống có nhiệm vụ bảo vệ Hiến
pháp. Tổng thống có nhiệm vụ quyền hạn rất lớn:
- Quyền giải tán Quốc hội- Hạ nghị viện.
- Quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm Thủ tướng và các thành viên khác của Chính phủ.

8
- Đối với hoạt động của Nghị viện Tổng thống có quyền triệu tập kỳ họp bất
thường của Nghị viện theo yêu cầu của Chính phủ và đa số Nghị sĩ quốc hội.
- Với hoạt động tư pháp Tổng thống là người đảm bảo tính độc lập của cơ quan
tư pháp và là Chủ tịch hội đồng thẩm phán tối cao(Điều 65), có quyền ân xá, quyền bổ
nhiệm thẩm phán.
2.3.2 Chính Phủ
Chính phủ Pháp có chức năng xác định và thực hiện chính sách quốc gia. Chính phủ
quản lý bộ máy hành chính và lực lượng quân sự. Chính phủ chịu trách nhiệm trước
Nghị viện. Đứng đầu chính phủ là thủ tướng. Thủ tướng có quyền đề nghị Tổng thống
bổ nhiệm và bãi nhiệm các bộ trưởng; có quyền đưa dự án luật,đề nghị Nghị viện họp
bất thường, đề nghị họp ủy ban hỗn hợp giữa Quốc hội và Thượng nghị viện để giải
quyết các bất đồng trong quá trình thông qua luật.
2.3.3 Nghị viện
Đây là cơ quan hình thành do bầu cử, có chức năng chủ yếu là lập pháp. Pháp có hai
Nghị viện là Thượng nghị viện và Hạ nghị viện. Nhiệm kỳ của Hạ sĩ là 5 năm nhiệm
kỳ của Thưỡng sĩ là 9 năm. Mỗi năm có 2 kỳ họp thường kỳ và các kỳ hợp bất thường
theo sáng kiến của Thủ tướng hoặc theo sáng kiến của Quốc hội và phải có chương
trình nghị sự chính xác.
2.3.4 Hệ thống tòa án
Được chia thành 3 tòa: Tòa án tư pháp, Tòa án hành chính, Tòa án hiến pháp (Hội
đồng bảo hiến).
2.4 Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa- Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2.4.1 Cơ quan quyền lực
Quyền lực Nhà nước tối cao thuộc về Quốc hội, có quyền lập pháp, quyền giám sát
tối cao đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước, quyết định những vấn đề quan
trọng của đất nước. Quốc hội được bầu theo nhiệm kỳ 05 năm
2.4.2 Chủ tịch nước
Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại
biểu Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
Nhiệm kỳ Chủ tịch nước được xác định dựa trên nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc

9
hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới
bầu ra Chủ tịch nước.
2.4.3 Cơ quan hành chính
Chính phủ là cơ quan hành pháp. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao
nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ
quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo
công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Chính phủ làm
việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số
2.4.4 Cơ quan xét xử
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án
khác do luật định, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công
dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân.
2.4.5 Viện kiểm sát
Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện
kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do
luật định, có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo
vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và
thống nhất.
2.4.6 Chính quyền địa phương
Các cấp đơn vị hành chính bao gồm: Cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Cấp chính
quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù
hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do
luật định.
2.5 Quân chủ nghị viện lập hiến- Vương quốc Anh
2.5.1 Nguyên thủ quốc gia
Hoàng đế là người đứng đầu nhà nước, là biểu tượng của sự thống nhất dân
tộc.Hoàng Đế do thế tập truyền ngôi, Hoàng đế là một chức danh rất quan trọng nhưng
chỉ tồn tại mang tính tượng trưng biểu tượng cho một dân tộc.
Trên thực tế thì Hoàng đế không có quyền hạn gì, biểu hiện :

10
- Anh còn tồn tại nguyên tắc chữ kí thứ hai: các văn bản mà Hoàng đế ban hành
nếu chỉ có chữ kí của Hoàng đế thì không có hiệu lực được thi hành mà phải có chữ kí
kèm theo của thủ tướng hay bộ trưởng.
- Hoàng đế không chịu trách nhiệm trước bất cứ vấn đề gì của nhà nước cũng
như hông phải chịu trách nhiệm trước nghị viện và ngược lại.
2.5.2 Nghị viện
Nghị viện có những quyền hạn rất lớn như: Quyền lập pháp, quyền quyết định ngân
sách thuế, quyền giám sát hoạt động của nội các, bầu hoặc bãi nhiễm các thành viên
của chính phủ. cơ cấu gồm có Thượng nghị viện và Hạ nghị viện.
Hạ nghị viện (Viện dân biểu) do nhân dân bầu ra, có quyền lực tối cao trong quốc
gia.
Thượng nghị viện (Viện nguyên lão): đại quý tộc mới, không phải qua bầu
cử mà do tầng lớp đại tư sản quý tộc cử ra. Vai trò của nó là kìm chế và đối trọng.
2.5.3 Chính phủ
Chính phủ là cơ quan có quyền hành pháp. Bao gồm Thủ tướng và các bộ trưởng.
Hạ nghị viện cử ra thủ tướng, vì vậy nên thủ tướng phải chịu trách nhiệm trước hạ nghị
viện. Chính phủ thực sự có quyền kiểm tra điều hành cả nghị viện và Hoàng đế, có
thực quyền trong cả hai lĩnh vực lập pháp và hành pháp. Thủ tướng có quyền bổ
nhiệm, bãi nhiệm mọi thành viên của chính phủ. Thủ tướng có quyền yêu cầu giải tán
hạ viện và tuyển cử một hạ viện mới…
2.5.4 Tòa án
Ở Anh quyền tư pháp thuộc về hệ thống Tòa án và chỉ làm công tác xét
xử vì chức năng công tố và thi hành án tuộc về chính phủ. Không thành lập bộ tư
pháp, hệ thống Tòa án dặt dưới sự lãnh đạo của chủ tịch thượng viện.
2.5.5 Chính quyền địa phương
Nguyên tắc quản lý chính quyền địa phương Anh theo nguyên tắc phân quyền là mô
hình chính quyền địa phương đại diện do dân bầu.
2.6 Nhà nước Hồi giáo- Cộng hòa Hồi giáo Iran
Quyền lực nhà nước được phân chia thành ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư
pháp, xác lập chế độ dân chủ đa nguyên, thông qua hiến pháp bằng hình thức trưng cầu
dân ý.

11
Hiến pháp ở quốc gia này đều được xây dựng trên cơ sở kinh Coran và không
được trái với tinh thần của kinh Coran:
- Chính thể cộng hoà Hồi giáo được quy định trong Hiến pháp của Iran.
- Chủ quyền tối cao của nhà nước thuộc về thánh Ahla. Ở nước cộng hoà Hồi giáo
Iran Hiến pháp năm 1979 (sửa đổi năm 1989, năm 1992) quy định tất cả các đạo
luật hình sự, dân sự, thương mại, hành chính, lao động v.v... đều được xây dựng
phù hợp tinh thần của kinh Coran.
- Tổng thống do nhân dân bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 4 năm và không quá hai
nhiệm kỳ là người nắm quyền hành pháp cao nhất sau lãnh tụ tôn giáo.
Đối với nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, tuy Tổng thống là nguyên thủ quốc gia về
mặt nguyên tắc nhưng Lãnh tụ Hồi giáo nắm toàn bộ các quyền lập pháp, hành pháp,
tư pháp. Tổng thống và Quốc hội chỉ có quyền lực trên hình thức, hầu như không có
quyền đi ngược lại các ý chỉ của Lãnh tụ Hồi giáo.
Đối với Iran, Cộng hòa Hồi giáo này có nghị viện nhưng hầu như không có vai trò
lập pháp mà hầu hết chỉ tham vấn cho lãnh tụ Hồi giáo.
Xét theo các nguyên tắc quản lý chính quyền địa phương, Iran chọn áp dụng nguyên
tắc Tập quyền trong số 3 nguyên tắc ( tập quyền, phân quyền, tản quyền).

12
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC MÔ HÌNH
CẤU TRÚC NHÀ NƯỚC.......................................................................4
1. KHÁI NIỆM VỀ MÔ HÌNH VÀ CẤU TRÚC NHÀ NƯỚC.........................4
2. KHÁI QUÁT NHÀ NƯỚC ĐƠN NHẤT........................................................4
2.1. Khái niệm.................................................................................................4
2.2. Đặc điểm..................................................................................................4
2.3. Các loại hình nhà nước đơn nhất..............................................................4
2.4 . Ưu và nhược điểm của nhà nước đơn nhất..............................................4
3. KHÁI QUÁT NHÀ NƯỚC LIÊN BANG........................................................5
3.1. Khái niệm.................................................................................................5
3.2. Đặc điểm...................................................................................................5
3.3. Các loại hình nhà nước liên bang.............................................................6
3.4. Ưu và nhược điểm của nhà nước liên bang..............................................6
CHƯƠNG 2. NHÀ NƯỚC TIÊU BIỂU CHO CÁC MÔ HÌNH CẤU TRÚC NHÀ
NƯỚC.......................................................................................................8
1. NHÀ NƯỚC ĐƠN NHẤT: VIỆT NAM.............................................................8
2. NHÀ NƯỚC LIÊN BANG: HOA KỲ................................................................9

13
CHƯƠNG 1
KHÁI NIỆM PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA
CÁC MÔ HÌNH CẤU TRÚC NHÀ NƯỚC
1. KHÁI NIỆM VỀ MÔ HÌNH VÀ CẤU TRÚC NHÀ NƯỚC
Hình thức cấu trúc nhà nước là cách thức tổ chức và phân bố quyền lực nhà nước
theo lãnh thổ, mối quan hệ giữa các chủ thể của lãnh thổ đó của quyền lực nhà nước.
Hình thức cấu trúc là một trong ba yếu tố cấu thành hình thức nhà nước: hình
thức cấu trúc, hình thức chính thể, chế độ chính trị.
2. KHÁI QUÁT NHÀ NƯỚC ĐƠN NHẤT
2.1. Khái niệm
Nhà nước đơn nhất là nhà nước, trong đó lãnh thổ quốc gia được phân bố thành
các đơn vị hành chính - lãnh thổ; có một Chính phủ; một Hiến pháp; một hệ thống
pháp luật; một quốc tịch; một quy chế công dân; có hệ thống các cơ quan chính quyền
thống nhất từ trung ương đến địa phương.
2.2. Đặc điểm
Nhà nước đơn nhất có đặc điểm:
 Chủ quyền quốc gia duy nhất.
 Công dân có một quốc tịch.
 Có một hệ thống cơ quan nhà nước thống nhất trên toàn lãnh thổ.
 Có một hệ thống pháp luật thống nhất.
2.3. Các loại hình nhà nước đơn nhất
Nhà nước đơn nhất có 2 loại:
 Nhà nước đơn nhất "đơn giản" (chỉ bao gồm các đơn vị hành chính -
lãnh thổ).
 Nhà nước đơn nhất "phức tạp" (trong đó có "khu, vùng, tỉnh ... tự trị).
2.4 . Ưu và nhược điểm của nhà nước đơn nhất
Ưu điểm:
Mô hình thống nhất từ trung ương đến địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc quản lý an ninh, chính trị, bảo vệ chủ quyền đất nước.
Cấu trúc nhà nước đơn nhất giúp tập trung quyền lực tại chính phủ trung ương
duy nhất, giúp quản lý và ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả. Việc không cần phải
chia sẻ quyền lực với các cấp quản lý địa phương giúp tránh sự mâu thuẫn và đảm bảo
sự nhất quán trong quyết định quốc gia.

14
Việc không cần phải duy trì nhiều cấp quản lý địa phương giúp tiết kiệm tài
nguyên, nhân sự, kinh phí và thời gian. Chính phủ trung ương có thể tập trung nguồn
lực vào xây dựng và phát triển toàn quốc.
Cấu trúc nhà nước đơn nhất thích hợp cho các quốc gia có diện tích nhỏ hoặc
quốc gia sở hữu một khu vực địa lý đồng nhất hơn. Việc có một chính phủ trung ương
điều hành các vấn đề quốc gia và địa phương tạo sự tổ chức và quyết đoán trong quản
lý.
Nhược điểm:
Thiếu sự linh hoạt trong phát triển kinh tế, dễ xảy ra tình trạng quan liêu, tham
nhũng, hạch sách trong một bộ phận cán bộ quản lý.
Với cấu trúc nhà nước đơn nhất, quyền lực toàn diện tập trung tại chính phủ
trung ương, dẫn đến thiếu sự đại diện cho các ý kiến và quan điểm khác nhau của các
khu vực địa phương. Điều này có thể dẫn đến thiếu sự công bằng trong quyết định và
thiếu sự đáp ứng đầy đủ đối với nhu cầu địa phương.
Cấu trúc nhà nước đơn nhất có thể cản trở sự linh hoạt và đa dạng trong quản lý.
Việc không có sự tự trị và quyền tự quy của các cấp quản lý địa phương có thể khiến
việc giải quyết các vấn đề đặc thù của các khu vực khác nhau trở nên khó khăn.
Trong cấu trúc nhà nước đơn nhất, khi quyền lực tập trung vào một chính phủ
trung ương duy nhất, có nguy cơ cao về thất thoát quyền lực và việc lạm dụng quyền
lực.Thiếu sự giám sát và kiểm soát có thể tạo cơ hội cho tham nhũng và bạo lực từ
phía chính quyền.
3. KHÁI QUÁT NHÀ NƯỚC LIÊN BANG
3.1. Khái niệm
Nhà nước liên bang là nhà nước được thành lập bởi sự liên kết, hợp nhất hai hay
nhiều nhà nước thành viên. Nhà nước liên bang có chủ quyền chung nhưng mỗi nhà
nước thành viên có chủ quyền riêng.
3.2. Đặc điểm
Thứ nhất, chủ quyền quốc gia vừa do chính quyền liên bang vừa do chính quyền
các bang nắm giữ.
Thứ hai, có sự phân chia quyền lực giữa chính quyền liên bang và chính quyền
các bang. Sự phân chia này có thể diễn ra trên một số hoặc cả ba lĩnh vực lập pháp,
hành pháp và tư pháp.
Thứ ba, các bang sẽ tự tổ chức chính quyền của bang mình và tự ban hành pháp
luật của bang mình.
Thứ tư, cả nước tồn tại nhiều hệ thống pháp luật song song, một của liên bang,
một của mỗi bang.
15
3.3. Các loại hình nhà nước liên bang
Nhà nước liên bang có 2 loại sau:
Nhà nước liên bang “đơn giản”: Kết cấu nhà nước chỉ có hai cấp, liên bang và
bang.
Nhà nước liên bang “phức tạp”: Kết cấu nhà nước gồm cấp liên bang, cấp bang,
bang trong bang và các khu (vùng) tự trị với tư cách là một cấu trúc nhà nước không
đầy đủ về mặt chủ quyền.
3.4. Ưu và nhược điểm của nhà nước liên bang
Ưu điểm:
Việc giao lưu giữa các tiểu bang giúp phát triển mạnh mẽ, nền kinh tế linh hoạt
hơn, nhanh hơn.
Các thành viên liên bang hợp tác, giúp thúc đẩy sự phát triển chung của cả liên
bang. Chính quyền trung ương có thể sử dụng nguồn lực chung để hỗ trợ các thành
viên liên bang phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong một liên bang, chính quyền
trung ương có thể thực hiện các chương trình hỗ trợ phát triển cho các khu vực nghèo
khó hoặc kém phát triển.
Bảo vệ sự đa dạng văn hóa và khu vực. Thông qua việc nhà nước liên bang cho
phép các thành viên giữ lại bản sắc văn hóa và khu vực riêng. Mỗi thành viên có thể tự
quyết định các vấn đề liên quan đến văn hóa, giáo dục, ngôn ngữ. Điều này giúp bảo
vệ sự đa dạng và phong phú văn hóa trong một quốc gia rộng lớn với nhiều nhóm dân
cư khác nhau. Điển hình như ở Canada là một nhà nước liên bang với hai ngôn ngữ
chính thức là tiếng Anh và tiếng Pháp, mỗi tỉnh có quyền tự quyết định hệ thống giáo
dục và ngôn ngữ sử dụng trong trường học.
Các bang trong hệ thống có thể áp dụng các chính sách phù hợp với đặc điểm
văn hóa và xã hội địa phương.
Cân bằng chính trị, tạo ra sự ổn định nhờ khả năng chia sẻ và kiểm soát quyền
lợi và quyền lực giữa các nhóm chính trị có ảnh hưởng, khi các bên cần thỏa hiệp với
nhau.
Trong bầu cử giành chính quyền trung ương, việc thất bại không phải là mất tất
cả, bởi các đảng phái hay cá nhân có thể tranh cử để dành vị trí xứng đáng ở chính
quyền cấp bang. Tham gia chính quyền cấp bang là cơ hội để các nhà chính trị tích lũy
kinh nghiệm, để trở thành lãnh đạo quốc gia sau này.
Trong trường hợp cần thiết các bang có thể giải quyết các vấn đề chung hoặc để
có năng lực phòng thủ chung.
Việc các thành viên liên bang tuân theo một số quy tắc và luật pháp chung giúp
đảm bảo sự thống nhất trong cả liên bang. Điều này giúp tránh tình trạng các thành

16
viên liên bang tự ý hành động, dẫn đến sự xung đột hoặc bất ổn. Điển hình như trong
một liên bang, Hiến pháp thường quy định các quyền và nghĩa vụ chung của các thành
viên, giúp đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Nhược điểm:
Sự phân chia quyền lực giữa Chính phủ trung ương và các bang có thể dẫn đến
mâu thuẫn và xung đột về quyền lực và chính sách giữa các cấp quản lý khác nhau dẫn
đến sự không nhất quán và xung đột trong việc thực hiện các chính sách quốc gia.
Có nhiều Hiến pháp, pháp luật của từng bang, mỗi công dân đều có 2 quốc tịch,
quyền của tiểu bang và quyền chung khác nhau, dẫn tới sự khó quản lý.
Các tiểu bang thành viên trong một liên bang được coi là có chủ quyền về một
khía cạnh nào đó, nhưng quyền lực cụ thể được bảo hộ của tiểu bang có thể không
được Chính phủ trung ương áp dụng.
Các thành viên liên bang sẽ bị hạn chế một số chủ quyền nhất định, có thể dẫn
đến việc họ mất đi một phần quyền tự chủ trong việc tự quyết định các vấn đề. Điều
này có thể khiến các thành viên không hài lòng và có thể dẫn đến nguy cơ ly khai.
Nhà nước liên bang có nhiều Chính phủ, nhiều Hiến pháp, nhiều hệ thống pháp
luật và có thể có nhiều truyền thống pháp luật khác nhau, nhiều quy chế công dân,
nhiều hệ thống cơ quan chính quyền, nhiều hệ thống Tòa án và có hiệu lực trên phạm
vi toàn lãnh thổ liên bang, mỗi bang thành viên lại có một hệ thống pháp luật, một bản
Hiến pháp riêng và chỉ có hiệu lực pháp lý trong phạm vi bang đó. Vì vậy dẫn đến sự
thiếu thống nhất và gây khó khăn cho việc quản lý chung.
Một quốc gia có diện tích rộng lớn với nhiều khu vực có đặc điểm địa lý và văn
hóa khác nhau. Có thể gặp khó khăn trong việc vận hành một nhà nước liên bang hiệu
quả, đồng thời việc giao tiếp và phối hợp giữa các cấp chính quyền có thể trở nên khó
khăn hơn.
Khó khăn trong việc điều chỉnh luật pháp. Việc thay đổi luật pháp trong một liên
bang sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với một quốc gia đơn nhất. Điều này là do cần phải
có sự đồng thuận của cả chính quyền trung ương và các thành viên liên bang trong
việc thay đổi luật pháp.
Việc các thành viên liên bang có thể có lợi ích và mục tiêu khác nhau và trong
một liên bang có nhiều nhóm sắc tộc hoặc tôn giáo khác nhau. Vì vậy có thể dẫn đến
nguy cơ xung đột giữa các thành viên liên bang.

17
CHƯƠNG 2
NHÀ NƯỚC TIÊU BIỂU CHO CÁC MÔ HÌNH CẤU TRÚC NHÀ NƯỚC
1. NHÀ NƯỚC ĐƠN NHẤT: VIỆT NAM
Việt Nam là một nhà nước đơn nhất, theo quy định của Hiến pháp nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Việt Nam được chia thành các đơn vị hành
chính cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Các đơn vị hành chính này không có chủ quyền
quốc gia, mà chỉ có các quyền hạn do Nhà nước ủy thác và phải tuân theo các quy định
của pháp luật quốc gia
Nhà nước đơn nhất của Việt Nam có những đặc điểm sau:
Chính quyền thống nhất:
 Chỉ có một bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương.

 Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và được thực hiện bởi các cơ quan nhà
nước.
 Các cơ quan nhà nước được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân
chủ.
Hiến pháp:
 Hiến pháp là văn bản pháp luật tối cao của nhà nước.

 Hiến pháp quy định cơ cấu tổ chức và hoạt động của nhà nước.
 Hiến pháp bảo vệ các quyền tự do và dân chủ của người dân.
Pháp luật:
 Hệ thống pháp luật thống nhất trên toàn quốc.

 Pháp luật do Quốc hội ban hành hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành theo sự ủy quyền của Quốc hội.
 Pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh trên toàn quốc.
Lãnh thổ:
 Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất, không chia cắt.

 Lãnh thổ Việt Nam bao gồm phần đất liền, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp,
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Chủ quyền:
 Việt Nam là một quốc gia độc lập, chủ quyền, thống nhất.

 Chủ quyền thuộc về nhân dân.


 Nhà nước là đại biểu cho nhân dân, thực hiện quyền chủ quyền.
Ngoài ra, nhà nước đơn nhất Việt Nam còn có một số đặc điểm khác như:
1. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

18
2. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là
đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và
của quốc gia, dân tộc.
3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện
của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các cá nhân tiêu biểu
trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam định cư
ở nước ngoài.
2. NHÀ NƯỚC LIÊN BANG: HOA KỲ
Hoa Kỳ là một nhà nước liên bang, hợp thành từ 50 tiểu bang và 1 đặc khu liên
bang là thủ đô Washington Mỗi tiểu bang có quyền tự chủ cao, ban hành các chính
sách riêng mà ít bị phụ thuộc bởi chính quyền liên bang. Tuy nhiên, các tiểu bang cũng
phải chịu sự giám sát và điều chỉnh của chính quyền liên bang về các vấn đề liên quan
đến quốc phòng, ngoại giao, thương mại, tiền tệ, và quyền công dân
Nhà nước liên bang của Hoa Kỳ có những đặc điểm sau:
Phân chia quyền lực:
 Quyền lực được chia sẻ giữa chính quyền liên bang và chính quyền các bang.

 Hiến pháp Hoa Kỳ quy định các quyền hạn của chính quyền liên bang, còn các
quyền hạn không được quy định thuộc về các bang.
 Chính quyền liên bang chịu trách nhiệm về các vấn đề quốc gia như quốc
phòng, ngoại giao, tiền tệ,...
 Chính quyền bang chịu trách nhiệm về các vấn đề địa phương như giáo dục,
giao thông, y tế,...
Hệ thống chính trị:
 Có hai cấp chính quyền: liên bang và bang.

 Mỗi cấp chính quyền có ba nhánh chính quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
 Nhánh lập pháp: Quốc hội Hoa Kỳ (gồm Thượng viện và Hạ viện) và cơ quan
lập pháp của các bang.
 Nhánh hành pháp: Tổng thống Hoa Kỳ và thống đốc các bang.
 Nhánh tư pháp: Tòa án Tối cao Hoa Kỳ và hệ thống tòa án của các bang.
Hiến pháp:
 Hiến pháp Hoa Kỳ là văn bản pháp luật tối cao của đất nước.

 Hiến pháp quy định cơ cấu tổ chức và hoạt động của chính quyền liên bang.
 Hiến pháp bảo vệ các quyền tự do và dân chủ của người dân.
Chủ nghĩa liên bang:
 Hoa Kỳ là một quốc gia liên bang, được thành lập từ sự liên kết của các bang.

 Các bang có quyền tự chủ trong một số lĩnh vực nhất định.

19
 Chính quyền liên bang có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp và đảm bảo lợi ích
chung cho toàn quốc.
Đa dạng văn hóa:
 Hoa Kỳ là một quốc gia đa dạng văn hóa, với người dân đến từ khắp nơi trên
thế giới.
 Sự đa dạng văn hóa góp phần tạo nên sức mạnh và sự phát triển của Hoa Kỳ.
Ngoài ra, nhà nước liên bang Hoa Kỳ còn có một số đặc điểm khác như:
 Hệ thống bầu cử tự do và dân chủ.

 Nền kinh tế thị trường phát triển.


 Quân đội hùng mạnh.
 Ảnh hưởng to lớn trên thế giới.

20
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ BẦU CỬ 1
1.1 Các khái niệm cơ bản 1
1.1.1 Khái niệm về bầu cử...............................................................................1
1.1.2 Khái niệm về chế độ bầu cử...................................................................1
1.1.3 Khái niệm về quyền bầu cử....................................................................1
1.2 Các nguyên tắc bầu cử 1
1.2.1 Nguyên tắc bầu cử phổ thông.................................................................1
1.2.2 Nguyên tắc bình đẳng.............................................................................2
1.2.3 Nguyên tắc bầu cử tự do, bỏ phiếu bắt buộc..........................................2
1.2.4 Nguyên tắc bầu cử trực tiếp, gián tiếp....................................................2
1.2.5 Nguyên tắc bỏ phiếu kín.........................................................................2
1.3 Vai trò và ý nghĩa của bầu cử 3
1.3.1 Vai trò của bầu cử..................................................................................3
1.3.2 Ý nghĩa của bầu cử.................................................................................3
1.4 Phân loại chế độ bầu cử 3
1.4.1 Chế độ bầu cử đa số...............................................................................3
1.4.2 Chế độ bầu cử tỷ lệ.................................................................................5
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH VÀ THỂ THỨC BẦU CỬ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA 7
2.1 Quy định và thể thức bầu cử ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Mỹ) 7
2.1.1 Quy định bầu cử ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Mỹ)................................7
2.1.2 Thể thức bầu cử ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Mỹ)................................7
2.2 Quy định và thể thức bầu cử ở Hàn Quốc 9
2.2.1 Quy định bầu cử ở Hàn Quốc.................................................................9
2.2.2 Thể thức bầu cử ở Hàn Quốc...............................................................10
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ HẠN CHẾ, BẤT CẬP TRONG PHÁP LUẬT VỀ BẦU CỬ Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 11
3.1 Một số hạn chế, bất cập trong Pháp luật về bầu cử ở Việt Nam hiện nay 11
3.2 Giải pháp hoàn thiện Pháp luật về bầu cử ở Việt Nam hiện nay 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ BẦU CỬ
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm về bầu cử
Trong Luật Hiến pháp thuật ngữ "bầu cử" được hiểu là thủ tục thành lập cơ
quan nhà nước hay chọn ra chức danh nhà nước, thủ tục này được thực hiện bởi sự
biểu quyết của cử tri (đại cử tri, đại diện cử tri) với điều kiện để bầu một đại biểu
(chức danh) phải có từ hai ứng cử viên trở lên.
1.1.2 Khái niệm về chế độ bầu cử
Theo nghĩa rộng, chế độ bầu cử là tổng thể các quan hệ xã hội có trật tự gắn với
cuộc bầu cử vào cơ quan nhà nước trung ương và cơ quan chính quyền địa phương.
Những quan hệ xã hội này hợp thành trình tự bầu cử gồm: Xác định ngày bầu cử, chia
đơn vị bầu cử, thành lập tổ chức (cơ quan) phụ trách bầu cử, lập danh sách cử tri…
Theo nghĩa hẹp, chế độ bầu cử được hiểu là phương pháp phân ghế đại biểu
giữa các ứng cử viên dựa trên kết quả biểu quyết của cử tri (đại cử tri, đại diện của cử
tri).
1.1.3 Khái niệm về quyền bầu cử
Quyền bầu cử là khả năng của công dân được nhà nước bảo đảm tham gia vào
bầu cử thành lập các cơ quan nhà nước trung ương và cơ quan chính quyền địa
phương. Quyền bầu cử là tổng thể những quyền cụ thể của mỗi công dân, trong đó có
quyền bầu cử chủ động và quyền bầu cử bị động.
1.1.3.1 Quyền bầu cử chủ động
Quyền bầu cử chủ động là quyền bỏ phiếu. Quyền này có thể là quyền bầu cử
phổ thông (không hạn chế), có thể là quyền bầu cử hạn chế. Quyền bỏ phiếu được sử
dụng trong các cuộc bầu cử vào các cơ quan nhà nước trung ương hay cơ quan chính
quyền địa quyền địa phương, trong cuộc trưng cầu dân ý hay thủ tục bãi miễn đại biểu.
1.1.3.2 Quyền bầu cử bị động
Quyền bầu cử bị động là quyền ra ứng cử vào cơ quan nhà nước trung ương hay
cơ quan chính quyền địa phương. Quyền này biểu hiện ở khả năng của công dân tự ra
ứng cử hoặc đồng ý ra ứng cử (khi được chủ thể khác giới thiệu).
1.2 Các nguyên tắc bầu cử
Nguyên tắc bầu cử là điều kiện được quy định bởi pháp luật bầu cử của mỗi
nước, mà việc thực hiện và tuân thủ quy định đó trong quá trình bầu cử quyết định tính
hợp pháp của cuộc bầu cử. Các nước trên thế giới áp dụng các nguyên tắc bầu cử sau:
phổ thông, bình đẳng, tự do (bắt buộc), trực tiếp (gián tiếp) và bỏ phiếu kín.
1.2.1 Nguyên tắc bầu cử phổ thông
Hiến pháp mọi nước đều tuyên bố nguyên tắc phổ thông là một trong những
nguyên tắc cơ bản của chế độ bầu cử. Nội dung của nguyên tắc phổ thông là bảo đảm
để mọi công dân không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn
giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, (trừ những người mất trí hay
những người bị tước quyền bầu cử trên cơ sở của pháp luật), khi đến độ tuổi nhất định
đều được trao quyền bầu cử.
1.2.2 Nguyên tắc bình đẳng
Bình đẳng trong bầu cử là nguyên tắc nhằm bảo đảm để mọi công dân đều có
cơ hội ngang nhau tham gia bầu cử, nghiêm cấm mọi sự phân biệt dưới bất cứ hình
thức nào. Nguyên tắc này là một trong những biểu hiện quan trọng nhất của sự bình
quyền của công dân. Nội dung của nguyên tắc bình đẳng là mỗi cử tri có một phiếu
bầu đối với một cuộc bầu cử và giá trị phiếu bầu như nhau không phụ thuộc vào giới
tính, địa vị xã hội, sắc tộc, tôn giáo...
1.2.3 Nguyên tắc bầu cử tự do, bỏ phiếu bắt buộc
1.2.3.1 Nguyên tắc bầu cử tự do
Nguyên tắc bầu cử tự do có nghĩa là cử tri tự quyết định có tham gia vào quá
trình bầu cử hay không và nếu tham gia thì ở mức độ nào. Nguyên tắc bầu cử tự do có
thể được quy định trong pháp luật về bầu cử hoặc có thể không.
1.2.3.2 Nguyên tắc bỏ phiếu bắt buộc
Quy định nghĩa vụ pháp lý của cử tri phải tham gia bỏ phiếu, nghĩa là bầu cử ở
một số nước là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi công dân khi đến độ tuổi nhất định, trừ
những người vi phạm pháp luật hình sự. Ai vi phạm thì sẽ phải chịu trách nhiệm pháp
lý như: khiển trách, cảnh cáo, phạt vi phạm hành chính, chịu trách nhiệm hình sự…
1.2.4 Nguyên tắc bầu cử trực tiếp, gián tiếp
1.2.4.1 Nguyên tắc bầu cử trực tiếp
Bầu cử trực tiếp có nghĩa là cử tri trực tiếp thể hiện ý chí của mình qua lá phiếu,
cử tri trực tiếp bầu ra đại biểu của mình chứ không qua một cấp đại diện cử tri nào.
1.2.4.2 Nguyên tắc bầu cử gián tiếp
Trái với nguyên tắc bầu cử trực tiếp là nguyên tắc bầu cử gián tiếp. Theo
nguyên tắc này, cử tri không trực tiếp bầu ra nguời đại diện của mình mà bầu ra thành
viên của Tuyển cử đoàn, sau đó Tuyển cử đoàn mới bầu ra cơ quan đại điện hay chức
danh nhà nước.
1.2.5 Nguyên tắc bỏ phiếu kín
Nguyên tắc bỏ phiếu kín thể hiện ở việc loại trừ sự theo dõi và kiểm soát từ bên
ngoài đối với việc thể hiện ý chí (sự bỏ phiếu) của cử tri.
Nguyên tắc bỏ phiếu kín thể hiện: Có phòng viết phiếu kín, bàn phiếu kín;
Phiếu không có dấu hiệu đặc biệt, in sẵn tên để không phát hiện ra phiếu của người
nào; Cử tri phải trực tiếp viết phiếu và bỏ phiếu, nếu không biết viết (gạch tên) thì có
thể nhờ người viết hộ nhưng phải tự mình bỏ vào hòm phiếu. Mục đích của nguyên tắc
này là nhằm đảm bảo tự do đầy đủ sự thể hiện đúng ý chí của cử tri.
1.3 Vai trò và ý nghĩa của bầu cử
1.3.1 Vai trò của bầu cử
Bầu cử là chìa khóa xây dựng đồng thuận xã hội, là phương thức quan trọng để
giải quyết mâu thuẫn, xung đột xã hội bằng phương pháp hòa bình.
Bầu cử có vai trò hợp pháp hóa chính quyền, bảo đảm tính “chính danh” và sự
ổn định của chính quyền.
Bầu cử là một phương tiện quan trọng để nhân dân giám sát, kiểm soát quyền
lực nhà nước, hạn chế sự tha hóa của quyền lực nhà nước.
Bầu cử phản ánh sự quan tâm của công dân đối với đời sống chính trị của đất
nước và là phương thức thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân
1.3.2 Ý nghĩa của bầu cử
Bầu cử là một phương tiện để thể hiện quyền dân chủ và ý chí của người dân
trong việc lựa chọn những người đại diện và quyết định về các vấn đề chính trị, xã hội
và kinh tế.
Bầu cử tạo điều kiện cho việc chọn ra những người đại diện có thể phản ánh ý
kiến và mong muốn của cộng đồng.
Bầu cử cung cấp cơ hội cho người dân giám sát và kiểm soát quyền lực của
chính phủ thông qua việc thay đổi quan chức và quyết định về chính sách.
Bầu cử là một cách hòa bình và dân chủ để giải quyết mâu thuẫn và xung đột
trong xã hội bằng cách sử dụng biểu quyết và thương lượng.
Việc có quy trình bầu cử công bằng, minh bạch và không bị gian lận giúp tăng
cường lòng tin của người dân vào hệ thống chính trị và tạo ra một môi trường ổn định
cho phát triển kinh tế và xã hội.
Bầu cử có thể tạo ra điều kiện cho sự cạnh tranh và thách thức giữa các ý kiến
và quan điểm khác nhau, thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của xã hội.
1.4 Phân loại chế độ bầu cử
Theo nghĩa hẹp, chế độ bầu cử được hiểu là phương pháp phân ghế đại biểu
giữa các ứng cử viên dựa trên kết quả bỏ phiếu của cử tri. Có hai phương pháp cơ bản
là phương pháp đa số (chế độ bầu cử đa số) và phương pháp tỷ lệ (chế độ bầu cử tỷ lệ).
Còn các phương pháp khác là sự biến dạng hay sự phối hợp giữa hai phương pháp cơ
bản này.
1.4.1 Chế độ bầu cử đa số
Theo chế độ bầu cử đa số, người trúng cử là ứng cử viên thu được đa số phiếu
quy định. Chế độ bầu cử đa số được chia thành các loại: chế độ bầu cử đa số tương
đối, chế độ bầu cử đa số tuyệt đối và chế độ bầu cử đa số tăng cường.
1.4.1.1 Chế độ bầu cử số đa số tương đối
Theo chế độ bầu cử này, ứng cử viên thu được nhiều phiếu nhất sẽ trúng cử
(không cần quá 50% tổng số phiếu của cử tri). Chế độ bầu cử này còn có tên gọi là
"người đầu tiên trúng cử" (tiếng Anh là “the first past the post”). Phương pháp chia
ghế đại biểu này thường đem lại kết quả, trừ trường hợp có hai hay nhiều ứng cử viên
cũng thu được số phiếu bầu cao như nhau, nếu có thì kết quả bầu cử thường được xác
định bằng phương pháp bốc thăm giữa các ứng cử viên đó. Hiện nay trên thế giới có
hơn 40 nước áp dụng chế độ bầu cử đa số tương đối, trong số đó có Anh, Canada, Mỹ.
Chế độ bầu cử đa số tương đối có thể được áp dụng cho những đơn vị bầu cử có
một hay nhiều ghế đại biểu.
Thông thường pháp luật về bầu cử của những nước áp dụng chế độ bầu cử đa số
tương đối quy định số lượng tối thiểu cử tri tham gia bỏ phiếu để cuộc bầu cử được coi
là hợp pháp. Trường hợp không quy định thì dù có một cử tri đi bỏ phiếu, cuộc bầu cử
vẫn được coi là hợp lệ. Nếu đơn vị bầu cử được bầu một đại biểu mà chỉ có một ứng
cử viên, thì ứng cử viên đó được coi là trúng cử không phụ thuộc vào kết quả bỏ phiếu
của cử tri.
1.4.1.2 Chế độ bầu cử đa số tuyệt đối
Theo chế độ bầu cử này, để trúng cử, ứng cử viên phải thu được ít nhất là 50%
+ 1 phiếu cử tri. Tùy theo quy định của mỗi nước, tổng số phiếu bầu có thể là: Tổng số
phiếu của cử tri đăng ký trong danh sách cử tri; Tổng số phiếu của cử tri đi bỏ phiếu;
Tổng số phiếu hợp lệ.
Các nước áp dụng chế độ bầu cử đa số tuyệt đối thường quy định số lượng tối
thiểu cử tri tham gia bỏ phiếu để bảo đảm tính hợp pháp của cuộc bầu cử. Số lượng tối
thiểu đó có thể là một nửa số cử tri đăng ký trong danh sách cử tri hoặc ít hơn.
Chế độ bầu cử đa số tuyệt đối có thể được áp dụng cho những đơn bị bầu cử có
một hay nhiều ghế đại biểu. Chế độ bầu cử này có ưu thế hơn so với chế độ bầu cử đa
tương đối ở chỗ: các đại biểu được bầu là những ứng cử viên thu được đa số phiếu của
cử tri (đại diện cho đa số cử tri ở đơn vị bầu cử).
Tuy nhiên chế độ bầu cử đa số tuyệt đối cũng có khiếm khuyết là: số phiếu mà
cử tri bầu cho ứng cử viên không trúng cử bị mất đi mà không được tính đến; chế độ
bầu cử đa số tuyệt đối thường đem lại ưu thế cho các đảng phái lớn và bất lợi cho các
đảng phái nhỏ; thường không hiệu quả - không xác định được kết quả qua một vòng bỏ
phiếu, để khắc phục khiếm khuyết này các nước áp dụng các phương pháp khác nhau.
Nhằm khắc phục khiếm khuyết nói trên của chế độ bầu cử đa số tuyệt đối, các
nước áp dụng các phương pháp như: Biểu quyết lựa chọn theo phương pháp này, khi
viết cử tri không những xác định ứng cử viên mà mình ủng hộ mà còn được phép xác
định ứng cử viên được ủng hộ kế tiếp là ai, trường hợp ứng cử viên kia không trúng
cử, việc xác định được cử tri thực hiện bằng cách đánh tiền tố cho các ứng cử viên mà
cử tri ủng hộ, cử tri có thể ghi tiền tố tương ứng với số ứng cử viên trong đơn vị bầu
cử; Bầu cử vòng hai, theo đó lần bỏ phiếu đầu tiên áp dụng chế độ bầu cử đa số tuyệt
đối, vòng bỏ phiếu thứ hai áp dụng chế độ bầu cử đa số tương đối.
1.4.1.3 Chế độ bầu cử đa số tăng cường
Chế độ bầu cử này là một loại đặc biệt của chế độ bầu cử đa số. Theo chế độ
bầu cử đa số tăng cường, để trúng cử ứng cử viên phải thu được đa số phiếu tăng
cường của cử tri. Các nước quy định đa số tăng cường khác nhau, nhưng trong mọi
trường hợp, đa số tăng cường đều lớn hơn đa số tuyệt đối (thường từ 2/3 đến 3/4 tổng
số phiếu) chế độ bầu cử đa số tăng cường thường không mang lại kết quả. Bởi vậy, các
nước thường áp dụng kết hợp chế độ bầu cử đa số tăng cường với chế độ bầu cử đa số
tương đối. Ví dụ, ở Chi Lê trong cuộc bầu cử vào Viện dân biểu (Hạ nghị viện), mỗi
đơn bị bầu cử được bầu hai đại biểu. Các đảng tham gia tranh cử giới thiệu ứng cử
viên của đảng theo danh sách. Trong một đơn bị bầu cử, đảng nào thu được 2/3 tổng số
phiếu hợp lệ sẽ nhận được cả hai ghế đại biểu của đơn vị bầu cử đó. Trường hợp
không đảng nào thu được đa số phiếu nói trên thì hai đảng thu được nhiều phiếu nhất
sẽ nhận được hai ghế đại biểu đó.
1.4.2 Chế độ bầu cử tỷ lệ
Cơ sở xây dựng chế độ bầu cử tỷ lệ là tư tưởng đại diện tỷ lệ giữa các đảng
chính trị, tức là số đại biểu của đảng chính trị tham gia tranh cử tương ứng với số
phiếu cử tri mà các đảng thu được trong cuộc bầu cử. Ngày nay, hơn 60 nước áp dụng
chế độ bầu cử tỷ lệ và tính cho đến nay có hơn 150 nước biến dạng khác của chế độ
bầu cử này.
Chế độ bầu cử tỷ lệ tạo sự công bằng cho các đảng tham gia tranh cử và trong
chế độ bầu cử tỷ lệ các đảng chính trị nhỏ cũng có khả năng giành được ghế đại biểu.
Chế độ bầu cử tỷ lệ chỉ được áp dụng ở những đơn vị bầu cử có nhiều ghế đại
biểu, trong đó đơn vị bầu cử càng lớn (số đại biểu được bầu càng nhiều) thì mức độ tỷ
lệ càng cao. Trong chế độ bầu cử tỷ lệ, các đảng chính trị tham gia tranh cử đề cử danh
sách ứng cử viên của mình. Thông thường trên phiếu chỉ in tên và biểu tượng của
đảng, cử tri bỏ phiếu cho đảng nào thì đánh dấu vào ô đối diện với đảng đó. Sau khi
cuộc bầu cử kết thúc và xác định được số phiếu của từng đảng chính trị, việc phân ghế
đại biểu được tiến hành. Trước hết phải xác định định mức bầu cử, tức là xác định số
phiếu tối thiểu cần thiết để bầu một đại biểu. Các nước áp dụng các phương pháp xác
định định mức bầu cử khác nhau.
Chế độ bầu cử tỷ lệ tạo điều kiện cho những đảng nhỏ có đại diện trong cơ quan
dân cử. Trong Nghị viện gồm nhiều đảng chính trị lớn nhỏ khác nhau nên các đảng sẽ
thường xuyên tranh chấp về quyền lợi, sẽ làm cho Nghị viện không thể làm việc bình
thường. Bởi vậy, hầu hết các nước áp dụng chế độ bầu cử tỷ lệ đều đưa ra biện pháp
điểm liệt nhằm hạn chế sự hiện diện của những đảng chính trị quá nhỏ ở Nghị viện.
Theo biện pháp này, những đảng chính trị không thu đủ số lượng tối thiểu phiếu cử tri
sẽ không được chia ghế đại biểu. Ví dụ, ở Đức, Nga đảng nào không thu được 5% tổng
số phiếu bầu của cử trí sẽ không được chia ghế đại biểu; ở Bungari; Hungari; Italia
4%; ở Tây Ban Nha 3%; ở Ixraen 1%....
CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH VÀ THỂ THỨC BẦU CỬ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA
2.1 Quy định và thể thức bầu cử ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Mỹ)
Trên thực tế, cùng với bầu cử Tổng thống tại Mỹ hiện nay luôn bao gồm nhiều
cuộc bỏ phiếu khác nhau diễn ra đồng thời: Hầu hết người dân Mỹ còn bỏ phiếu lựa
chọn các nghị sĩ Quốc hội (Hạ viện và Thượng viện). Ngoài ra, tùy theo yêu cầu của
từng bang mà trên lá phiếu của cử tri sẽ còn có những câu hỏi khác như bầu Thống đốc
bang, bầu cơ quan lập pháp và các chức vụ dân cử của bang hay trưng cầu dân ý về
một số vấn đề được đưa ra.
2.1.1 Quy định bầu cử ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Mỹ)
Theo Hiến pháp thì công dân Mỹ từ đủ 18 tuổi trở lên đều có thể tham gia các
cuộc bầu cử.
Về ngày bầu cử, Luật pháp Mỹ quy định cuộc bầu cử Tổng thống sẽ diễn ra 4
năm một lần, vào năm chẵn, trong ngày thứ Ba đầu tiên sau thứ Hai đầu tiên của tháng
11. Như vậy ngày bầu cử sớm nhất trong năm sẽ là ngày 2-11, muộn nhất ngày 8-11.
Trong ngày bầu cử Tổng thống hoặc bầu cử giữa nhiệm kỳ, cử tri nước này bầu một
danh sách gồm nhiều vị trí quan trọng khác. Đầu tiên là bầu Tổng thống và Phó Tổng
thống, tiếp đó là Thượng nghị sĩ và Hạ nghị sĩ. Nhiệm kỳ của các Thượng nghị sĩ là
sáu năm, cứ hai năm một lần bầu lại 1/3 trong số 100 Thượng nghị sĩ để duy trì tính
liên tục. Toàn bộ 435 Hạ nghị sĩ cũng được bầu lại do nhiệm kỳ của Hạ viện là hai
năm.
Về điều kiện tranh cử Tổng thống và các giai đoạn tranh cử, Ứng cử viên Tổng
thống Mỹ phải thoả mãn những tiêu chuẩn bắt buộc do Hiến pháp nước này qui định:
phải là công dân Mỹ, được sinh ra trên đất nước Mỹ, tuổi từ 35 trở lên, và cư trú tại
Mỹ ít nhất 14 năm.
Về cử tri và đại cử tri ,Điều đặc biệt trong Luật bầu cử Tổng thống của Mỹ là
các cử tri (voter) không trực tiếp bầu Tổng thống. Lá phiếu của họ gọi là lá phiếu phổ
thông chỉ có nhiệm vụ chọn ra đại diện cử tri hay còn gọi là đại cử tri (Elector) cho
bang của mình. Các đại cử tri tập hợp lại thành Cử tri đoàn (Electoral College) của
bang. Tùy thuộc vào dân số mà mỗi bang của Mỹ có một số nhất định đại cử tri trong
Cử tri đoàn này. Do đó ở hầu hết các bang, ứng viên nào được nhiều nhất phiếu phổ
thông thì cũng nhận được toàn bộ phiếu của Cử tri đoàn bang đó.
Năm 2020, nước Mỹ có 538 đại cử tri, để trở thành Tổng thống, một ứng viên cần thu
được 270 phiếu đại cử tri.
2.1.2 Thể thức bầu cử ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Mỹ)
Quá trình bầu cử gồm 2 giai đoạn:
Giai đoạn bầu cử sơ bộ (Giai đoạn bầu chọn các ứng cử viên của các Đảng):
Đây là quá trình các ứng cử viên cạnh tranh trong nội bộ đảng mình, với mục đích trở
thành người đại diện duy nhất của đảng trong cuộc bầu cử. Giai đoạn vận động tiến cử
kéo dài từ tháng 1 đến tháng 6 của năm diễn ra cuộc bầu cử. Ứng cử viên chiến thắng
trong cuộc vận động sẽ tiến cử chọn ra một người để lập liên danh cùng tranh cử với
mình.
Giai đoạn Tổng tuyển cử (Giai đoạn chính thức bầu Tổng thống từ trong số các
ứng cử viên): Sau khi các đảng đã chọn xong đại diện của đảng mình làm ứng cử viên
Tổng thống cho cuộc bầu cử, ứng cử viên của các đảng sẽ tiếp tục vận động tranh cử
vào chức Tổng thống.
Tổng thống và Phó Tổng thống với nhiệm kỳ 4 năm, được bầu theo thể thức
sau:
Một là, Tổng thống và Phó Tổng thống được bầu bởi các đại cử tri (Elector) của
các bang chứ không phải do dân bầu trực tiếp.
Hai là, mỗi bang sẽ cử ra một số đại cử tri bằng đúng tổng số Thượng nghị sỹ
và Hạ nghị sỹ của bang. Tuy nhiên sẽ không có một Thượng nghị sỹ, Hạ nghị sỹ hoặc
một quan chức nào đang đảm nhiệm chức vụ có lợi tức được bầu làm đại cử tri.
Ba là, các đại cử tri sẽ họp lại trong từng bang và bầu Tổng thống và Phó Tổng
thống bằng lá phiếu của mình. Có hai lá phiếu khác nhau: phiếu bầu Tổng thống và
phiếu bầu Phó Tổng thống. Tổng thống và Phó Tổng thống không được là cư dân của
cùng một bang.
Bốn là, kết quả cuộc bầu cử sẽ được chuyển lên chính phủ và trình lên Chủ tịch
Thượng viện bằng hai bản - một bản là danh sách các ứng cử viên được bầu chọn vào
chức vụ Tổng thống, với số phiếu bầu tương ứng; bản khác là danh sách ứng cử viên
được bầu chọn chức Phó Tổng thống cùng số phiếu bầu tương ứng.
Năm là, Chủ tịch Thượng viện trước sự chứng kiến của Thượng viện và Hạ
viện, sẽ mở tất cả các hồ sơ đã được chứng nhận và đem phiếu ra đếm. Người có số
phiếu bầu cao nhất trong cuộc bầu cử Tổng thống và vượt quá 50% số phiếu của đại cử
tri sẽ đắc cử Tổng thống.
Nếu không có ai đạt số phiếu đắc cử Tổng thống thì Hạ viện sẽ ngay lập tức bỏ
phiếu bầu Tổng thống trong những người có số phiếu cao nhất, nhưng không quá ba
người. Trong trường hợp bầu Tổng thống như thế này, việc bỏ phiếu sẽ được tính theo
các bang, đại diện của mỗi bang có một phiếu bầu (số đại biểu quy định để tiến hành
việc này gồm một hoặc các thành viên của hai phần ba các bang và phải có đa số các
bang).
Người có số phiếu bầu cao nhất cho chức vụ Phó Tổng thống sẽ đắc cử Phó
Tổng thống nếu số phiếu này là đa số phiếu của tổng số đại cử tri được chỉ định. Nếu
không có ai đạt được đa số phiếu thì Thượng viện sẽ chọn hai người có số phiếu cao
nhất để bầu ra Phó Tổng thống. Số Thượng nghị sỹ cần thiết cho cuộc bầu này là
không ít hơn 2/3 của tổng số Thượng nghị sỹ.

2.2 Quy định và thể thức bầu cử ở Hàn Quốc


2.2.1 Quy định bầu cử ở Hàn Quốc
Pháp luật bầu cử Hàn Quốc quy định tất cả công dân từ đủ 19 tuổi có quyền
tham gia bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Tổng thống và đại biểu quốc hội (ĐBQH)
Vận động bầu cử: Thời hạn của chiến dịch bầu cử chính thức được quy định bởi
Luật Bầu cử của Hàn Quốc là 14 ngày. Luật Bầu cử chủ ý dành ít thời gian cho chiến
dịch bầu cử (23 ngày trước cuộc bầu cử tổng thống và 14 ngày trước Quốc hội và bầu
cử khu vực) với mục đích ngăn chặn chi tiêu quá mức cho các chiến dịch bầu cử dài và
hậu quả bất lợi của các cuộc bầu cử quá nóng.
Bầu cử Quốc hội: ứng cử viên đại biểu Quốc hội được quyền đăng ký ứng cử ở
địa phương khác với nơi cư trú, nhưng chỉ được đăng ký ở 1 đơn vị bầu cử (đại biểu
Quốc hội là của cả nước). Mỗi đơn vị bầu cử thường có từ 5 đến 15 ứng cử viên trong
danh sách. Đại biểu Quốc hội không đồng thời là đại biểu Hội đồng nhân dân; chủ tịch
tỉnh không được ứng cử đại biểu Quốc hội.
Bầu cử Tổng thống: Cuộc bầu cử Tổng thống được tổ chức từ 70 đến 40 ngày
trước khi hết nhiệm kỳ của Tổng thống đương chức. Nếu có nhu cầu bầu cử sớm, Tổng
thống mới sẽ được bầu trong vòng 60 ngày trước khi nhiệm kỳ kết thúc.
Ứng cử viên Tổng thống được đề cử bởi các đảng chính trị hoặc có thể độc lập.
Một người tham gia cuộc bầu cử với tư cách là ứng cử viên Tổng thống độc lập phải
thu thập từ 2.500 đến 5.000 chữ ký ủng hộ của cử tri từ 5 hoặc nhiều quận khác nhau
và phải nộp đơn đăng ký cùng với chữ ký của cử tri. Nếu một ứng cử viên được đề cử
bởi một đảng chính trị, đơn đăng ký phải được gửi kèm theo thư giới thiệu có chữ ký
và con dấu của người đại diện chính thức của đảng chính trị. Ứng cử viên phải nộp
đơn đăng ký làm ứng cử viên bằng văn bản cho ủy ban bầu cử liên quan 24 ngày trước
cuộc bầu cử Tổng thống. Luật pháp cấm các thành viên của một đảng chính trị đăng ký
như một ứng cử viên độc lập.
Mỗi ứng cử viên phải nộp 500 triệu won tiền đặt cọc bầu cử. Ủy ban bầu cử có
liên quan phải trả lại tiền đặt cọc trong một số trường hợp theo quy định không quá 30
ngày sau cuộc bầu cử. Tiền đặt cọc bầu cử được trả lại đầy đủ nếu ứng cử viên tổng
thống trúng cử hoặc qua đời, đã nhận được hơn 15% số phiếu bầu thực tế; một nửa số
tiền cọc được trả lại nếu ứng viên nhận được trong cuộc bầu cử từ 10% đến 15% số
phiếu. Số tiền đặt cọc cũng sẽ được hoàn trả đầy đủ nếu ứng cử viên chết trước cuộc
bầu cử hoặc đăng ký của ứng viên đã bị hủy.
Tuyên truyền về bầu cử: Hàn Quốc rất chú trọng công tác tuyên truyền, quảng
bá về bầu cử. Họ sử dụng tối đa các kênh truyền hình, đài phát thanh, báo chí, internet,
trang web, khẩu hiệu, tờ rơi, quảng cáo cố định và quảng cáo di động như trên xe buýt,
tàu điện, vận dụng ảnh hưởng của những người nổi tiếng…vào công tác thông tin,
tuyên truyền.
Thời gian bỏ phiếu, được quy định từ 09 giờ sáng đến 06 giờ tối. Những người
đi làm về muộn được bỏ phiếu đến 08 giờ tối. Trong ngày bầu cử không được vận
động bầu cử.
2.2.2 Thể thức bầu cử ở Hàn Quốc
Cử tri phải đích thân đến địa điểm bỏ phiếu, xuất trình giấy tờ tùy thân, ký tên
hoặc đóng dấu chữ ký hoặc dấu vân tay ngón cái trên sổ đăng ký cử tri và sau đó nhận
phiếu bầu. Sau khi nhận được lá phiếu, cử tri đi vào phòng viết phiếu và đánh dấu một
ứng cử viên, sau đó bỏ lá phiếu vào thùng phiếu trước sự chứng kiến của quan sát
viên. Trường hợp làm hỏng lá phiếu, cử tri sẽ không được nhận lá phiếu khác thay thế.
Ngoài việc bỏ phiếu thông thường, ở Hàn Quốc có quy định cho bỏ phiếu tại nhà,
nhưng chỉ áp dụng cho những người tàn tật, người ở vùng sâu, vùng xa hay đơn vị nhỏ
của quân đội ở nơi đi lại khó khăn. Họ có thể gửi phiếu theo Bưu điện.
Người trúng cử tổng thống là ứng cử viên đã nhận được đa số phiếu bầu hợp lệ.
Trong trường hợp cuộc bầu cử được tổ chức với sự tham gia của một ứng cử viên duy
nhất, thì để giành chiến thắng, ứng cử viên này phải nhận được hơn một phần ba số
phiếu bầu hợp lệ.
Nếu người chiến thắng không thể được xác định dựa trên kết quả bầu cử vì có
hai ứng cử viên nhận được số phiếu lớn nhất bằng nhau, thì cuộc bầu cử tổng thống sẽ
được chuyển đến Quốc hội. Trong trường hợp này, ứng cử viên trúng cử là người nhận
được số phiếu lớn hơn tại phiên họp mở của Quốc hội, trong đó đa số thành viên của
Quốc hội tham gia.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ HẠN CHẾ, BẤT CẬP TRONG PHÁP LUẬT VỀ BẦU CỬ Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
3.1 Một số hạn chế, bất cập trong Pháp luật về bầu cử ở Việt Nam hiện nay
Đơn vị bầu cử (khoản 4 Điều 10 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu
Hội đồng nhân dân 2015): đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội không được bầu quá 03 đại
biểu, đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu không quá 05 đại biểu đã
dẫn đến tình trạng số lượng đại biểu được bầu ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương không thống nhất. Đồng thời, quy định về số dư người ứng cử cũng không giống
nhau nên dẫn đến tình trạng thiếu sự công bằng về khả năng trúng cử giữa các ứng cử
viên đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân ở các đơn vị bầu cử có số lượng
đại biểu được bầu khác nhau.
Tiếp xúc cử tri: những quy định hiện hành về tiếp xúc cử tri còn chưa thực sự
đầy đủ. Trên thực tế, những người có trách nhiệm chưa thực hiện tốt, nghiêm chỉnh về
quy định này. Việc tiếp xúc nhiều hay ít, xem xét và giải quyết nguyện vọng của cử tri
hầu như làm theo ý chủ quan của các ứng cử viên; Công tác vận động bầu cử cũng còn
nhiều hạn chế, chưa thực sự thu hút sự quan tâm của cử tri; Việc tiếp xúc cử tri còn
khá hình thức, sơ sài; Các quy định pháp luật về vấn đề này còn chung chung…
Về ứng cử viên tự ứng cử: Pháp luật bầu cử hiện nay mặc dù có qui định cho
công dân tự ứng cử, Nhà nước ta cũng khuyến khích công dân tự ứng cử, nhưng dường
như chúng ta chưa sẵn sàng cho một sân chơi bình đẳng, công bằng giữa các ứng cử
viên tự ứng cử với các ứng cử viên được đề cử, nhất là với các ứng cử viên được Đảng
giới thiệu. Hành lang pháp lý cho người tự ứng cử còn chưa cụ thể và chặt chẽ, cũng
như chưa có cơ chế ràng buộc trách nhiệm đối với các ứng cử viên và những biện pháp
đảm bảo rằng người tự ứng cử là người được nhân dân tín nhiệm. Người tự ứng cử gặp
bất lợi ngay từ các vòng hiệp thương: không có ai đại diện cho họ, do vậy, họ dễ dàng
bị “gạt” ra khỏi danh sách.
Công tác tuyên truyền, phổ biến về tầm quan trọng của việc bầu cử: còn chưa
được thực hiện tốt, thậm chí là tệ. Theo Điều 27 Hiến pháp 2013, Điều 2 Luật Bầu cử
đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, đều quy định bầu cử là quyền
của công dân từ đủ 18 tuổi. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, các phương tiện truyền
thông vẫn tuyên truyền rộng rãi khẩu hiệu “Bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công
dân”. Chính cách tuyên truyền như vậy khiến một bộ phận không nhỏ cử tri có tâm lý
“phải đi bầu cử” để “làm tròn nghĩa vụ công dân”.
3.2 Giải pháp hoàn thiện Pháp luật về bầu cử ở Việt Nam hiện nay
Đơn vị bầu cử: cần sửa các quy định về đơn vị bầu cử theo hướng mỗi đơn vị
bầu cử đại biểu Quốc hội bầu 01 đại biểu, mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân
dân bầu 03 đại biểu nhằm khắc phục tình trạng đại biểu viện lý do bận công việc quan
trọng của Đảng, Nhà nước để nhờ đại biểu khác làm thay nhiệm vụ đại biểu của mình.
Tiếp xúc cử tri: cần nghiên cứu, tổng kết và bổ sung những nội dung cụ thể như
số lần tiếp xúc cử tri, về quy trình, thủ tục, thời hạn, trách nhiệm của ứng cử viên tiếp
xúc cử tri, các nội dung trên phải hiệu quả và ứng dụng tốt trong thực tế…
Về ứng cử viên tự ứng cử: cần tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề về:
thủ tục tự ứng cử, nhất là cách thức tổ chức hiệp thương để tạo điều kiện cho người tự
ứng cử có cơ hội thực tế, bình đẳng trong việc có tên vào danh sách người ứng cử.
Công tác tuyên truyền, phổ biến về tầm quan trọng của việc bầu cử: cần mở
rộng các kênh cung cấp thông tin, tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhưng
phải tuyên truyền, giáo dục chính xác và đầy đủ quy định của pháp luật về bầu cử để
từng bước nâng cao khả năng nhận thức và lựa chọn cho người dân.
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ NGHỊ VIỆN.............................................................1


1.1. Khái niệm nghị viện 1
1.2. Phân loại nghị viện 1
1.3. Vai trò của Nghị viện 2
CHƯƠNG 2. NGHỊ VIỆN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TIÊU BIỂU TRÊN THẾ
GIỚI................................................................................................................................4
2.1. Nghị viện Vương quốc Anh 4
2.1.1. Hạ viện...................................................................................................4
2.1.2. Thượng viện..........................................................................................5
2.2. Nghị Viện Hoa Kỳ 6
2.2.1. Thượng Viện..........................................................................................6
2.2.2. Hạ Viện Hoa Kỳ....................................................................................7
CHƯƠNG 3. NHỮNG BẤT CẬP CỦA QUỐC HỘI VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN...............................................................................................................9
3.1. Những bất cập của Quốc hội Việt Nam9
3.2. Đề xuất kiến nghị cho nghị viện Việt Nam 9
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ NGHỊ VIỆN
1.1 Khái niệm nghị viện
Nghị viện tiếng Anh là Parliament/ Congress/ Parliamentary.
Nghị viện là một loại hình thái của cơ quan lập pháp, do số lượng đại biểu nhất
định trong nhân dân bầu ra mà hợp thành nhằm nắm giữ quyền lập pháp; các vị đại
biểu này gọi là nghị sĩ, có thể thông qua bầu cử trực tiếp hoặc bầu cử gián tiếp mà sản
sinh, cũng có thể là do nhà nước uỷ nhiệm.
1.2 Phân loại nghị viện
Mô hình nghị viện trên thế giới:.
Hiện nay trên thế giới có hai mô hình Nghị viện: chế độ nghị viện một viện và
chế độ nghị viện hai viện. Một số nước tiêu biểu cho chế độ nghị viện hai viện bao
gồm Anh, Hoa Kỳ, Canada, Brazil, Cộng hòa Séc... Các nước khác xây dựng mô hình
Nghị viện một viện như Trung Quốc, Thụy Điển, Bungari, Cộng hòa dân chủ nhân dân
Triều Tiên, Costa Rica, Cu-ba... Các nhà nước liên bang thường áp dụng chế độ nghị
viện hai viện. Nhà nước đơn nhất thường thiết lập chế độ nghị viện một viện. Tuy
nhiên, một số nhà nước đơn nhất có Nghị viện hai viện như Malaysia, Tây Ban Nha,
Thái Lan, Nhật Bản… và cũng có quốc gia như Các tiểu vương quốc Ả rập là nhà
nước liên bang nhưng tổ chức theo mô hình Nghị viện một viện.
Quốc hội nước ta từ khi mới thành lập năm 1946 đến nay dưới sự lãnh đạo của
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, được tổ chức theo một mô hình nhất quán, phù hợp
với tình hình đất nước. Mô hình đó có điểm chung và cả nét riêng so với các mô hình
Quốc hội ở các nước tư bản chủ nghĩa, kể cả ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
Đông Âu trước đây. Quốc hội nước ta do dân bầu trực tiếp, được tổ chức thống nhất,
chỉ gồm một viện. Sau khi được thành lập, Quốc hội bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng.
So sánh giữa 2 mô hình nghị viện:
Xét về chức năng lập pháp, đối với mô hình Nghị viện một viện thì chỉ có một
cơ quan có chức năng lập pháp nên việc ban hành luật nhanh chóng với thời gian ngắn
hơn, hiệu quả hơn vì chỉ đưa ra xem xét một lần, không phải xem xét lại các quan điểm
khác nhau giữa hai viện. Tuy nhiên, đây cũng được coi là nhược điểm của mô hình
Nghị viện một viện vì có thể dẫn đến khả năng thông qua dự thảo luật nhanh chóng,
vội vàng, dự thảo luật chưa được thảo luận và thẩm định chặt chẽ hơn.
Ngược lại, trong mô hình Nghị viện hai viện, dự thảo luật sau khi được Hạ viện
thông qua thì phải tiếp tục được Thượng viện thông qua. Như vậy, với sự xem xét ở cả
2 viện, nhất là ở Thượng viện có thể khắc phục được sự vội vàng, hấp tấp của Hạ viện
nhưng có thể dẫn đến việc thông qua dự thảo luật bị trì hoãn do ý kiến của hai viện
khác nhau.
1
Về trách nhiệm, đối với mô hình Nghị viện một viện, thành viên của Nghị viện
phải tự nâng cao trách nhiệm khi thực hiện chức năng của Nghị viện, vì không có viện
thứ hai chịu trách nhiệm cùng; ngược lại đối với mô hình Nghị viện hai viện, thì hai
viện có thể trốn tránh trách nhiệm của mình và cho rằng nếu như viện này chưa làm tốt
thì đã có viện kia thực hiện trách nhiệm tốt hơn.
1.3. Vai trò của Nghị viện
Vai trò cầu nối giữa nhà nước và công chúng
Nghị viện là cầu nối giữa ý nguyện của công chúng với ý chí của cơ quan công
quyền, bảo đảm vai trò đại diện của Nghị viện trong hệ thống các cơ quan nhà nước.
Nghị viện đóng vai là cơ quan giám sát hoạt động và việc thực hiện trách nhiệm
chính trị của các cơ quan công quyền. Để giám sát, kiềm chế và cảnh báo những xu
hướng vượt quá giới hạn quyền lực hoặc thiếu trách nhiệm, Nghị viện thông qua tiếp
xúc với cử tri, công chúng, thông qua sử dụng công nghệ thông tin, phương tiện thông
tin đại chúng để đưa các ý nguyện của công chúng tới diễn đàn thảo luận của Nghị
viện.
Vai trò định hướng phát triển quốc gia
Hoạt động lập pháp và giám sát Chính phủ của Nghị viện nhằm thiết kế, thông
qua và bảo đảm thực hiện những vấn đề chiến lược quốc gia như xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật, các kế hoạch, chương trình quốc gia đáp ứng nguyện vọng
của nhân dân. Nghị viện quyết định về tài chính quốc gia, đặt ra các thứ thuế, bảo đảm
thu, chi quốc gia một cách hiệu quả, minh bạch, phục vụ lợi ích công cộng.
Vai trò xây dựng nhà nước pháp quyền
Khi xây dựng pháp luật và giám sát, Nghị viện còn có trách nhiệm quan tâm và
bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân không bị xâm phạm bởi hành vi
của cơ quan nhà nước, các thủ tục hành chính; bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của
công dân; bảo đảm không có ai trong xã hội đứng ngoài và trên pháp luật và pháp luật
được sửa đổi, bổ sung theo hướng bảo đảm các quyền của công dân và phù hợp với
điều kiện phát triển của đất nước trong mỗi giai đoạn và của từng vùng miền có đặc
điểm riêng.
Vai trò giáo dục và định hướng dân chủ
Nghị viện đóng vai trò là cơ quan nhà nước có cách tổ chức và phương thức hoạt
động dựa trên những nguyên tắc dân chủ, là trung tâm giáo dục, quảng bá và là hình
mẫu cho nền dân chủ của quốc gia. Các hình thức truyền thông đại chúng của Nghị
viện, mời công dân dự thính các kỳ họp Nghị viện, các chương trình giáo dục công
chúng, truyền thông công chúng về Nghị viện; các hình thức truyền thông của Nghị
viện là những hình thức, công cụ đóng góp vào vai trò giáo dục dân chủ của Nghị viện.

2
Giáo dục và định hướng dân chủ nhằm tạo công cụ cho xã hội ổn định thông qua sự
tham gia có tổ chức của người dân vào chính quyền, tránh các xung đột tự phát.
Vai trò bảo vệ bình đẳng xã hội
Trong thủ tục thảo luận của Nghị viện, bình đẳng xã hội, bảo vệ nhóm dân cư dễ
bị tổn thương thường được đưa ra khi thảo luận những vấn đề quốc kế, dân sinh, thảo
luận thông qua luật. Trong điều kiện các nhóm dân cư có quyền và lợi ích không đồng
đều, việc thảo luận thông qua các dự án luật phải bảo đảm có tính đến yếu tố bình đẳng
xã hội. Bảo vệ sự bình đẳng xã hội cũng thống nhất với vai trò chiến lược xây dựng
nhà nước pháp quyền của Nghị viện.
Vai trò bảo đảm trách nhiệm giải trình của nhà nước
Nhà nước, khu vực công nói chung, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước và đặc
biệt là các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp và các công chức có trách nhiệm giải
trình trước các công dân về cách thức, mức độ và lí do thực hiện hoặc không thực hiện
các quyết định và trách nhiệm công quyền được giao phó.
Trách nhiệm giải trình được thực hiện thông qua hình thức giám sát Nghị viện,
trong đó có quyền chất vấn, yêu cầu trả lời trước Nghị viện, điều trần trước các uỷ ban
của Nghị viện và hình thức giám sát nhân dân (của khu vực kinh doanh và xã hội dân
sự).
Trách nhiệm giải trình thông qua giám sát nhân dân được nhà nước bảo đảm thông
qua sự minh bạch của Chính phủ, cơ quan hành pháp và tư pháp. Các cơ quan này có
trách nhiệm công bố, cung cấp thông tin, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công
chúng tới công dân. Cách tiếp cận phân tích chính sách, tham vấn công chúng về các
dự án luật, dự thảo chính sách là thể hiện chủ động trách nhiệm giải trình của nhà
nước.
Vai trò cân bằng lợi ích
Nghị viện có vai trò thảo luận tìm giải pháp hài hòa các lợi ích, là chiếc van an
toàn tránh nguy cơ vội vàng quyết định trước sức ép áp đảo của một nhóm cử tri, bảo
đảm sự cẩn trọng trong ban hành chính sách, nhất là những vấn đề liên quan tới ngân
sách hoặc hạn chế quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

CHƯƠNG 2
NGHỊ VIỆN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TIÊU BIỂU TRÊN THẾ GIỚI
3
2.1. Nghị viện Vương quốc Anh
Ra đời từ năm 1265, Nghị viện Anh được coi là Nghị viện có truyền thống lâu
đời nhất trên thế giới. Nghị viện Anh gồm Nhà vua và hai viện: Hạ Viện và Thượng
Viện.
2.1.1. Hạ viện
Cơ cấu tổ chức của Hạ viện
Hạ Viện đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động của Nghị viện Anh.
Hạ Viện do nhân dân trực tiếp bầu ra trong cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu, nhiệm
kỳ 5 năm.
Chủ tịch Viện
Chủ tịch Viện do Viện bầu ra trong số thành viên của Viện với sự đồng ý của
Nhà vua, theo nhiệm kỳ của Viện. Nhiệm vụ cơ bản của Chủ tịch Viện là đại diện cho
Viện Bình dân trong quan hệ với Nhà vua, Chính phủ và các thiết chế Nhà nước khác
cũng như trong quan hệ đối ngoại của Viện; lãnh đạo hoạt động của Viện. Chủ tịch
Viện đóng vai trò quan trọng đối với tổ chức và hoạt động của Viện. Trong phạm vi
chức năng của mình, Chủ tịch Viện có khá nhiều quyền về thủ tục.
Với phạm vi thẩm quyền rộng của Chủ tịch viện, để hạn chế ưu thế của đảng mà
Chủ tịch viện là thành viên, luật pháp Anh quy định “sau khi được bầu, Chủ tịch phải
tuyên bố ra khỏi đảng. Ngoài ra, để ngăn ngừa việc Chủ tịch viện có thể gây áp lực với
đại biểu trong các cuộc thảo luận, luật pháp không trao cho Chủ tịch Viện quyền phát
biểu và biểu quyết mọi vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Viện. Trừ trường hợp
sau khi Viện biểu quyết, tỷ lệ số phiếu thuận, chống ngang nhau, Chủ tịch viện sẽ là
người quyết định cuối cùng. Giúp việc cho Chủ tịch viện có 3 phó chủ tịch do Viện
bầu ra trong số thành viên của viện. Trong số 3 phó chủ tịch có 1 phó chủ tịch thứ
nhất. Phó chủ tịch thứ nhất kiêm Chủ nhiệm Uỷ ban giao thông và phương tiện. Phó
chủ tịch thứ nhất thay thế vị trí của Chủ tịch trong trường hợp Chủ tịch Viện vắng mặt,
đồng thời chủ tọa các phiên họp của Uỷ ban toàn viện.
Thủ lĩnh ban lãnh đạo đảng đoàn Nghị viện của đảng cầm quyền
Là nhân vật giữ vị trí quan trọng trong Viện. chức danh này do Thủ tướng Chính
phủ bổ nhiệm trong số các thành viên Ban lãnh đạo của Đảng. Thủ lĩnh có nhiệm vụ
đại diện cho Chính phủ tại Nghị viện. thủ lĩnh một số quyền hạn nhất định, như:
Quyết định chương trình nghị sự kỳ họp của Viện, xác định chương trình hoạt
động lập pháp của Viện, đề nghị ứng cử viên vào một số chức vụ của Chính phủ.
Các Uỷ ban của Ha viện
Để thực hiện tốt chức năng của mình, Viện thành lập ra các Uỷ ban, mỗi Uỷ ban
phụ trách một vấn đề hay một lĩnh vực nhất định. Viện có hai loại Uỷ ban, Uỷ ban
thường trực (Standing Committee) và Uỷ ban lâm thời (Temporary Committee). Các
4
Uỷ ban thường trực lại được chia thành ba loại: Uỷ ban toàn viện, Uỷ ban chuyên môn
và Uỷ ban không chuyên môn.
Uỷ ban toàn viện
Bao gồm toàn bộ thành viên của Viện. Uỷ ban có nhiệm vụ thảo luận các dự án
luật về hiến pháp và tài chính, các kiến nghị về quốc hữu hoá tài sản hoặc theo đề nghị
của Chính phủ, tư nhân hoá tài sản quốc gia. Uỷ ban chỉ thảo luận chứ không thông
qua bất cứ quyết định nào. Các phiên họp của Uỷ ban toàn viện do Phó Chủ tịch thứ
nhất làm chủ toạ. Trong trường hợp cần thiết, Phó Chủ tịch thứ nhất có thể Uỷ quyền
chủ toạ cho các phó chủ tịch khác
Uỷ ban chuyên môn
Được thành lập từ năm 1979 để giúp Viện giám sát hoạt động của các bộ, ngành
của Chính phủ. Hiện nay Viện có 16 Uỷ ban.
Các Uỷ ban chuyên môn được thành lập trên cơ sở đại diện tỷ lệ giữa các Đảng
có ghế ở viện. Mỗi Ủy ban có từ 9 đến 14 thành viên. Ủy ban không chuyên môn được
thành lập theo vần chữ cái A, B, C để thẩm tra các dự án luật. Cách thức thành lập
tương tự như cách thành lập Uỷ ban chuyên môn. Mỗi Uỷ ban có từ 15 đến 50 thành
viên. Hiện nay, Viện có 8 Uỷ ban loại này. Để phối hợp hoạt động của các Uỷ ban
thường trực, viện thành lập Uỷ ban liên lạc (The Liaison Committee). Uỷ ban liên lạc
có nhiệm vụ xem xét, nghiên cứu những vấn đề quan trọng có liên quan đến hoạt động
của các Uỷ ban thường trực và cho ý kiến của mình về những vấn đề đó, thực hiện các
nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Viện. Chủ nhiệm các Uỷ ban do Chủ tịch Viện bổ
nhiệm. Thành viên của Uỷ ban không thể đồng thời là thành viên của Chính phủ.
Thành viên Chính phủ được quyền tham gia các cuộc họp của Uỷ ban, nhưng không
có quyền phát biểu ý kiến và biểu quyết.
Uỷ ban lâm thời
Do Viện quyết định thành lập để đảm nhận một số vấn đề nhất định. Trong số
các Uỷ ban lâm thời có một số được thành lập để phục vụ cho hoạt động của Viện
trong thời gian diễn ra kỳ họp. Đó là các Uỷ ban về thủ tục, Uỷ ban dân nguyện, Uỷ
ban đặc ân, Uỷ ban về công tác phục vụ đại biểu.
2.1.2. Thượng viện
Cơ cấu tổ chức
Thượng viện Anh là Thượng viện duy nhất trên thế giới có một số lượng đông
đảo thành viên và có cách thức thành lập không giống bất cứ Thượng viện của nước
nào. Số lượng thành viên của Thượng viện không cố định mà thay đổi theo thời gian.
Chủ tịch Thượng viện là thành viên của nội các do Nữ hoàng bổ nhiệm theo đề
nghị của Thủ tướng Chính phủ, nhiệm kỳ 5 năm. Chủ tịch Thượng viện đồng thời là
người đứng đầu cơ quan tư pháp. Vì chức năng và phạm vi hoạt động của Thượng viện
5
không rộng bằng Hạ viện, do đó trong tổ chức và hoạt động của Nghị viện, Chủ tịch
Thượng viện đóng vai trò ít quan trọng hơn so với Chủ tịch Hạ viện. Giúp việc cho
Chủ tịch có hai Phó Chủ tịch do Thượng viện bầu ra trong số các thành viên của Viện
tại phiên họp đầu tiên của kỳ họp thứ nhất trong năm, nhiệm kỳ 1 năm.
Bộ phận thư ký của Viện do Tổng thư ký phụ trách. Tiêu chuẩn, cách thức thành
lập, nhiệm kỳ của Tổng thư ký Thượng viện giống như Tổng thư ký Hạ viện.
Thượng viện thành lập các uỷ ban thường trực phụ trách một số vấn đề nhất định. Hiện
nay, Thượng viện có 17 uỷ ban thường trực. Mỗi uỷ ban có Chủ nhiệm và 24 thành
viên. Cũng như các uỷ ban thường trực của Hạ viện, Chủ nhiệm và các thành viên của
các uỷ ban thường trực của Thượng viện được thành lập trên cơ sở tỷ lệ với số ghế của
các đảng chính trị ở Thượng viện. Giúp việc cho mỗi uỷ ban là bộ phận thư ký.
Để phối hợp hoạt động của các uỷ ban thường trực, Thượng viện thành lập Uỷ
ban tay lái (Steering Committee). Uỷ ban tay lái có chức năng như Uỷ ban liên lạc của
Hạ viện. Ngoài ra Thượng viện còn thành lập uỷ ban lâm thời theo những vấn đề xã
hội quan trọng (ad hoc Committee).
2.2. Nghị Viện Hoa Kỳ
Quốc hội Hoa Kỳ là cơ quan lập pháp lưỡng viện của Hoa kỳ, bao gồm Hạ
viện và Thượng viện. Hạ viện có 435 hạ nghị sĩ. Nghị sĩ Quốc hội do nhân dân bầu
trực tiếp, nhưng thống đốc các bang có quyền bổ nhiệm thượng nghị sĩ tạm quyền. Phó
Tổng thống Hoa kỳ chủ tọa phiên họp của Thượng viện nhưng chỉ được biểu quyết
nếu Thượng viện biểu quyết hòa. Hạ viện có sáu đại biểu không biểu quyết. Quốc hội
Hoa Kỳ họp ở Nhà Quốc hội tại Washington, D.C.
2.2.1. Thượng Viện
a) Cơ cấu tổ chức
Thượng viện bao gồm 100 thượng nghị sĩ, mỗi tiểu bang bầu hai thượng nghị sĩ.
Nhiệm kỳ của thượng nghị sĩ là sáu năm, cứ hai năm là bầu lại một phần ba số thượng
nghị sĩ, bầu cử thượng nghị sĩ được tiến hành theo chế độ phổ thông đầu phiếu.
Thượng viện có độc quyền phê chuẩn điều ước, phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm
thành viên Nội các, thẩm phán liên bang (bao gồm thẩm phán Tòa án tối cao), sĩ quan
cờ, bộ trưởng và người đứng đầu các quân chủng. Trường hợp không có ứng cử viên
phó tổng thống nào được đa số phiếu bầu của Đại cử tri Đoàn thì Thượng viện bầu phó
tổng thống trong hai ứng cử viên được số phiếu bầu cao nhất. Thượng viện luận tội các
quan chức bị Hạ viện đàn hặc.
Thượng viện có 16 Ủy ban. Mỗi Ủy ban thẩm tra dự án luật thuộc lĩnh vực của
Ủy ban và xem xét đề nghị bổ nhiệm của tổng thống thuộc lĩnh vực của Ủy ban. Ngoài
ra, Ủy ban Thượng viện giám sát các cơ quan chính phủ. Ủy ban Thượng viện có
quyền họp điều trần và triệu tập người ra trước Ủy ban giải trình.
6
Thượng viện có một vài Ủy ban chuyên trách như Ủy ban chuyên trách quy tắc
ứng xử Thượng viện và Ủy ban chuyên trách người già. Thượng viện có quyền thành
lập một Ủy ban lâm thời để điều tra về một vấn đề nhất định. Quốc hội có những Ủy
ban chung bao gồm cả hạ nghị sĩ và thượng nghị sĩ.
Chủ nhiệm Ủy ban Thượng viện lãnh đạo công tác của Ủy ban. Chủ nhiệm Ủy
ban quyết định thời gian thẩm tra dự án luật, xem xét đề nghị bổ nhiệm và chỉ đạo việc
thảo luận những dự án luật mà Ủy ban đưa ra Thượng viện.
b) Nhiệm vụ và quyền hạn của Thượng viện
Thượng nghị sĩ có quyền trình dự án luật trước Thượng viện nhưng chỉ hạ nghị sĩ
mới có quyền trình dự án luật về thu ngân sách nhà nước.
Luật, ngân sách nhà nước phải được Thượng viện và Hạ viện thông qua thì mới
được trình tổng thống ban hành. Trường hợp hai viện thông qua hai dự thảo khác nhau
thì hai viện phải thống nhất dự thảo luật hoặc Quốc hội thành lập một Ủy ban hòa hợp
lưỡng viện để xem xét.
Thượng viện phê chuẩn một số đề nghị bổ nhiệm của tổng thống; phê chuẩn điều
ước quốc tế; luận tội các quan chức bị đàn hặc; và bầu phó tổng thống trong trường
hợp không có ứng cử viên nào được đa số phiếu bầu trong Đại cử tri Đoàn.
Thượng viện quyết định phê chuẩn điều ước quốc tế nếu hai phần ba số thượng
nghị sĩ có mặt biểu quyết tán thành. Tuy nhiên, Quốc hội đã thông qua luật cho phép
tổng thống đàm phán, ký một số điều ước quốc tế nhất định mà không cần Thượng
viện phê chuẩn. Ngoài ra, tổng thống có quyền ký một số điều ước quốc tế nhất định
mà chỉ cần mỗi viện Quốc hội thông qua với đa số tán thành.
Thượng viện quyết định luận tội những quan chức bị Hạ viện đàn hạch về "tội
phản quốc, tội nhận hối lộ và những trọng tội khác". Trường hợp luận tội tổng thống
thì Chánh án Toà án tối cao chủ trì phiên luận tội. Các thượng nghị sĩ tham gia phiên
luận tội đều phải tuyên thệ. Kết tội phải được hai phần ba số thượng nghị sĩ có mặt
biểu quyết tán thành.
2.2.2. Hạ Viện Hoa Kỳ
a). Cơ cấu tổ chức
Hạ viện Hoa Kỳ (United States House), là một trong hai viện của Quốc hội Hoa
kỳ. Mỗi tiểu bang có số đại diện tại Hạ viện theo tỉ lệ dân số nhưng theo luật định mỗi
tiểu bang được có ít nhất một dân biểu. Tiểu bang đông dân nhất, California, hiện thời
có 53 dân biểu. Tổng số dân biểu có quyền biểu quyết hiện tại là 435. Mỗi dân biểu
phục vụ một nhiệm kỳ hai năm. Viên chức đứng đầu Hạ viện là Chủ tịch Hạ viện, và
được các thành viên của Hạ viện bầu lên.
Vì thành viên của Hạ viện thông thường được bầu từ các khu vực nhỏ hơn (các
khu vực này có dân số trung bình khoảng 693.000 cư dân) và thường thường đồng
7
nhất hơn so với các khu vực bầu cử lớn hơn và phức tạp hơn của Thượng viện nên Hạ
viện được xem là một viện quốc hội thiên về đảng phái hơn. Hạ viện có quyền lực đặc
biệt là quyền đưa ra các đạo luật về thu nhập, truất phế các viên chức, và bầu tổng
thống nếu như đại cử tri đoàn không quyết định được ai thắng cử.
Ủy ban lớn nhất của Hạ viện là Uỷ ban Hạ viện Hoa kỳ (committee of the whole)
gồm toàn thể thành viên của Hạ viện. Ủy ban họp trong phòng họp Hạ viện; Ủy ban có
thể xem xét và sửa đổi các dự luật nhưng không có thể thông qua các dự luật như
quyết định sau cùng. Đa số công việc Ủy ban được 20 Ủy ban đặc trách trông coi, mỗi
Ủy ban có thẩm quyền trên một loạt vấn đề đặc biệt.
Hạ viện cũng có một Ủy ban thường trực không phải là Ủy ban đặc trách, đó là
Uỷ ban Thường trực Hạ viện Hoa kỳ đặc trách về Tình báo.
b).Nhiệm vụ và quyền hạn
Về chức năng lập pháp mặc dù Hiến pháp cho Hạ viện quyền khởi sự các dự luật
thu thuế nhưng trong thực tế Thượng viện ngang bằng Hạ viện trong các mối quan tâm
về thuế và chi tiêu. Việc chấp thuận của cả Hạ viện và Thượng viện là bắt buộc đối với
bất cứ dự luật nào, bao gồm dự luật về thu thuế, để chúng trở thành luật. Cả hai viện
phải thông qua cùng phiên bản giống như của dự luật; nếu có khác biệt, chúng có thể
được giải quyết bởi một Ủy ban hội nghị mà trong đó có cả thành viên của hai viện.
Tổng thống có thể phủ quyết bất cứ dự luật nào mà cả Hạ viện và Thượng viện
thông qua; nếu Tổng thống làm vậy thì dự luật không thể thành luật cho đến khi cả hai
viện xem xét lại và với 2/3 đa số phiếu tại mỗi viện để giúp thông qua dự luật đó bất
chấp sự phản đối của Tổng thống.

CHƯƠNG 3
NHỮNG BẤT CẬP CỦA QUỐC HỘI VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
8
3.1. Những bất cập của Quốc hội Việt Nam
Việc tổ chức cơ cấu của các Uỷ ban của Quốc hội nước ta chưa được thực hiện
trên một cơ sở rõ ràng. Một số Uỷ ban được phân chia theo lĩnh vực hoạt động (tư
pháp, kinh tế, tài chính-ngân sách, đối ngoại,... ), một số khác lại được phân chia
theo đối tượng (dân tộc) hoặc đan xen cả hai (văn hóa, giáo dục; khoa học, công
nghệ,... ). Điều này dẫn tới sự chồng lấn trong hoạt động của các Ủy ban, đồng thời
lại chưa bao hàm hết các mặt của đời sống kinh tế-xã hội, làm ảnh hưởng rất lớn đối
với việc xác định phạm vi và đối tượng chịu sự giám sát.
Điểm bất cập nữa là cơ cấu các thành viên của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban
là không hợp lý. Số thành viên kiêm nhiệm của các Ủy ban chiếm tỷ lệ lớn, trong
khi chỉ một ¼ số thành viên là hoạt động chuyên trách, để tiến hành thanh tra và
giám sát về nội dung thì phiên họp toàn thể của Ủy ban thường chỉ được 2/3 số
lượng thành viên tham gia dự họp điều này dẫn tới việc chất lượng của phiên họp
toàn thể chưa cao, chủ yếu do bộ phận thường trực của Ủy ban tiến hành các công
việc của Ủy ban đó. Điều này làm ảnh hưởng tới nguyên tắc làm việc tập thể của Ủy
ban.
Hoạt động giám sát của Quốc hội chưa được phân biệt rõ với hoạt động kiểm
sát của Viện Kiểm Sát cũng như hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan của
Chính phủ nên thời gian qua có những lĩnh vực giám sát bị chồng chéo về phạm vi,
đối tượng, phương thức giám sát, thẩm quyền giám sát. Bên cạnh đó, các cơ chế
giám sát và sự phối hợp giám sát giữa các cơ quan thực hiện chức năng giám sát,
trong đó Quốc hội giữ vị trí tối cao chưa được xây dựng đồng bộ, ảnh hưởng không
nhỏ tới hiệu lực và hiệu quả giám sát, làm chất lượng của các đợt giám sát không đạt
được mục tiêu đã đề ra, uy tín và vai trò của Quốc hội trong việc thực hiện chức
năng giám sát không được đánh giá cao.

3.2. Đề xuất kiến nghị cho nghị viện Việt Nam


Tổ chức hoạt động giám sát một cách khoa học, có cơ sở pháp lý rõ ràng: Để
hoạt động giám sát đạt hiệu quả các chủ thể giám sát cần phải hiểu rõ, hiểu sâu về
nội dung giám sát, đối tượng giám sát, hình thức giám sát... để từ đó tiến hành giám
sát một cách hợp lý trên cơ sở những quy định pháp luật đặt ra.
Tăng cường tranh luận và thảo luận: Khuyến khích các đại biểu Nghị viện tham
gia vào tranh luận và thảo luận một cách chân thành và xây dựng. Đảm bảo mọi ý kiến
đều được lắng nghe và xem xét một cách công bằng.
Tăng cường sự minh bạch và truyền thông: Mở rộng việc công bố thông tin về
các cuộc họp, quyết định và quá trình lập pháp của Nghị viện. Sử dụng các phương
tiện truyền thông để tăng cường giao tiếp và tương tác với cộng đồng.

9
Đẩy mạnh việc thực thi pháp luật và giải quyết thách thức xã hội: Tăng cường sự
phối hợp giữa Nghị viện, chính phủ và các cơ quan khác để giải quyết các vấn đề xã
hội quan trọng như phát triển kinh tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và môi trường.
Thúc đẩy bình đẳng giới và đa dạng: Đảm bảo sự đa dạng trong đại biểu Nghị
viện bằng cách khuyến khích và hỗ trợ đại biểu nữ, đại biểu từ các dân tộc thiểu số và
cộng đồng LGBT+ tham gia vào quá trình lập pháp.

10
11
Chuyên đề: Chính phủ
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH PHỦ1
1.1 Định nghĩa........................................................................................................1
1.2 Thành phần chính trị của Chính phủ............................................................1
1.2.1 Chính phủ một Đảng 1
1.2.2 Chính phủ liên minh 2
1.3 Vai trò của Chính phủ....................................................................................2
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHÍNH PHỦ 3
2.1 Thành lập Chính phủ......................................................................................3
2.1.1 Hình thức nghị viện 3
2.1.2 Hình thức ngoài nghị viện 4
2.2 Thành phần Chính phủ...................................................................................4
2.3 Thẩm quyền Chính phủ..................................................................................5
2.3.1 Trong lĩnh vực kinh tế - tài chính 5
2.3.2 Trong lĩnh vực văn hóa-xã hội; quốc phòng và an ninh 5
2.3.3 Trong lĩnh vực đối ngoại 6
2.3.4 Trong lĩnh vực lập pháp và thi hành luật 6
2.3.5 Đối với những tình trạng khẩn cấp 6
2.3.6 Các thẩm quyền khác 6
2.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy Chính phủ của một số quốc gia trên thế giới....7
CHƯƠNG 3: HẠN CHẾ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN BỘ MÁY CHÍNH
PHỦ Ở VIỆT NAM 10
3.1 Hạn chế của bộ máy Chính phủ ở Việt Nam..............................................10
3.2 Kiến nghị hoàn thiện bộ máy Chính phủ ở Việt Nam................................10

GVHD: Võ Thị Phương Uyên Nhóm SV: 7


Chuyên đề: Chính phủ
Lời Mở Đầu
Theo Hiến Pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Chính
phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ
chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường
vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Không tương đồng với Việt Nam, ở một số quốc gia khác
trên thế giới lại có cách tổ chức Chính phủ với những vai trò và vị trí khác nhau. Ở
nhiều quốc gia, Chính phủ luôn là cơ quan nằm ở trung tâm bộ máy quyền lực. Nhưng
mỗi nước lại có những cách thức tổ chức Chính phủ khác nhau, phụ thuộc vào chế độ
chính trị, hình thức chính thể và các yếu tố kinh tế, văn hóa, truyền thống… của mình.
Trên thực tế, một mô hình Chính phủ có thể phù hợp và hiệu quả đối với nước này
nhưng lại lạc lõng và bất cập đối với nước khác. Song, kinh nghiệm về tổ chức Chính
phủ của bất kỳ quốc gia nào cũng đều có giá trị tham khảo nhất định đối với quá trình
cải cách và hoàn thiện Chính phủ ở nước khác. Với chuyên đề “Chính phủ” đã được
đảm nhiệm trong học phần Luật Hiến pháp nước ngoài này, nhóm xin đưa ra một số
khái niệm và khái quát những loại hình chính phủ đặc trưng đang tồn tại trên thế giới
cũng như nêu ra những đặc điểm, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và những ý
nghĩa thiết thực mà nó đã mang đến cho từng Quốc gia với từng loại hình Chính phủ
cụ thể. Từ đó làm cơ sở đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện đối với Chính phủ Việt
Nam để góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước bền vững, ổn định để
tạo thêm những tiền đề vững bước hơn trên con đường đi đến Xã hội chủ nghĩa ở nước
ta.

GVHD: Võ Thị Phương Uyên Nhóm SV: 7


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH PHỦ
1.1 Định nghĩa
Chính phủ là cơ quan tập thể có thẩm quyền chung thực hiện việc quản lý hoạt động
điều hành và thừa hành (hoạt động hành chính) trong phạm vi cả nước.
Tuy nhiên, định nghĩa trên không hoàn toàn phù hợp với tất cả quốc gia mà còn tùy
thuộc vào mô hình chính thể của mỗi nước.
Ví dụ: Hoa kỳ không có Chính phủ theo nghĩa nói trên, các Bộ trưởng của bộ máy
hành pháp trực thuộc trực tiếp Tổng thống. Dưới Tổng thống thành lập Nội các nhưng
đây không phải cơ quan tập thể, Nội các không trực tiếp thông qua quyết định mà chỉ
thảo luận vấn đề được đưa ra nhằm tư vấn giúp Tổng thống. Vấn đề quan trọng thuộc
thẩm quyền của cơ quan hành pháp đều do Tổng thống quyết định. Bởi vậy, Tổng
thống Hoa Kỳ vừa là người đứng đầu nhà nước vừa là người đứng đầu nhánh quyền
hành pháp.
Đối với những quốc gia sử dụng tiếng Anh “Chính phủ” (Government) mà Hiến
pháp sử dụng thường được hiểu theo hai nghĩa: Nghĩa rộng là “ cai trị”, tức là hệ
thống các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Ngoài ra, bộ máy cai trị còn bao gồm
các cơ quan khác đề thực hiện quyền lực nhà nước như cảnh sát, quân đội, nhà tù.
Nghĩa hẹp là Chính phủ, nên phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xác định ngữ
nghĩa.
Ngoài ra, thuật ngữ “Chính phủ” không đồng nghĩa với thực ngữ “chính quyền lập
pháp”, Chính phủ trong một số trường hợp không phải là cơ quan duy nhất thực hiện
quyền hành pháp. Như vậy, thuật ngữ “Chính quyền lập pháp” rộng hơn thuật ngữ
“Chính phủ”.
Ví dụ: Các quốc gia có thể chế chính thể cộng hòa hỗn hợp thì quyền hành pháp
được thực hiện bởi Tổng thống và Chính phủ. Hình mẫu cho hình thức chính thể Cộng
hòa này là nước Pháp nền Cộng hòa thứ V của hiến pháp 1958 đang hiện hành.
Chính phủ ở các quốc gia có tên gọi khác nhau.
Ví dụ: Việt Nam, Anh, Cambodia, Cộng hòa Séc gọi là Chính phủ, Ấn Độ, Ba Lan,
Cuba, Pháp gọi là Hội đồng bộ trưởng; Na Uy, Phần Lan gọi là Hội đồng nhà nước;
Cộng hòa Liên Bang Đức, Liên Bang Nga gọi là Chính phủ liên bang; Thụy Sĩ gọi là
Hội đồng liên bang; Nhật Bản gọi là Nội các; Trung Quốc là Quốc vụ viện,…
1.2 Thành phần chính trị của Chính phủ
Thành phần chính trị của Chính phủ bao gồm: Chính phủ một Đảng, Chính phủ liên
minh và Chính phủ không đảng phái
1.2.1 Chính phủ một Đảng

GVHD: Võ Thị Phương Uyên 1 Nhóm SV: 7


Được thành lập ở những quốc gia có chính thể đại nghị, chính thể cộng hòa hỗn
hợp khi một trong số các Đảng chính trị trong cuộc bầu cử lập pháp chiếm được đa số
tuyệt đối số ghế ở hạ nghị viện (hay nghị viện đối với các quốc gia có một viện). Một
số quốc gia thành lập Chính phủ một Đảng như: Anh, Hungary, Hàn Quốc,..
Những quốc gia có chính thể cộng hòa tổng thống thì tổng thống thường bổ nhiệm
người của Đảng mình vào ghế Bộ trưởng mà không cần phụ thuộc vào thành phần
nghị viện, không phụ thuộc Đảng có chiếm được đa số ghế ở nghị viện hay không. Đối
với Hoa Kỳ, tổng thống thường bổ nhiệm cả đại diện của các Đảng chính trị khác vào
thành phần chính trị của mình.
Ví dụ: Tổng thống Hoa Kỳ từ năm 1996 – 2000 là một người của Đảng dân chủ
nhưng trong thành phần bộ máy hành pháp có cả đại diện của Đảng cộng hòa.
1.2.2 Chính phủ liên minh
Chính phủ loại này thường thành lập ở các quốc gia có thể đại nghị, cộng hòa hỗn
hợp khi trong cuộc bầu cử lập pháp không Đảng chính trị nào giành được đa số tuyệt
đối ghế đại biểu ở hạ nghị viện (nghị viện) để thành lập Chính phủ một Đảng.
Chính phủ liên minh là kết quả của sự thỏa hiệp giữa các Đảng chính trị có ghế ở
nghị viện về chương trình hoạt động của Chính phủ và về vấn đề dân sự trong thành
phần của Chính phủ.
1.3 Vai trò của Chính phủ
Ở mỗi quốc gia theo các hình thức chính thể khác nhau và quy định về vai trò của
Chính phủ được quy định theo Hiến pháp thì vai trò (vị trí, tư cách, chức năng) của
Chính phủ của mỗi quốc gia cũng sẽ khác nhau.
Ví dụ: Ở Việt Nam theo hình thức chính thể là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa thì Chính
phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ
chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường
vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Ở Liên bang Nga hình thức chính thể là cộng hòa tổng thống thì Chính phủ là cơ
quan thực hiện quyền lực hành pháp.
Ở Cộng hòa Pháp hình thức chính thể là Cộng hòa lưỡng tính thì Chính phủ có vai
trò xây dựng và thực hiện chính sách quốc gia. Nắm giữ, điều hành hệ thống hành
chính và các lực lượng vũ trang. Chính phủ sẽ chịu trách nhiệm trước Nghị viện.

GVHD: Võ Thị Phương Uyên 2 Nhóm SV: 7


CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHÍNH PHỦ
2.1 Thành lập Chính phủ
Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay, Chính phủ luôn là cơ quan nằm ở
trung tâm bộ máy quyền lực. Tùy vào chế độ chính trị, hình thức chính thể và các yếu
tố kinh tế, văn hóa, truyền thống… mà các nước có những cách thức tổ chức Chính
phủ khác nhau. Ở các nước việc lựa chọn mô hình nghị viện một viện hay hai viện phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố hình thức cấu trúc nhà nước, truyền thống
dân tộc và quan điểm của các nhà chính trị vào thời điểm sửa đổi hoặc thông qua hiến
pháp mới.Các nhà nước liên bang thường áp dụng chế độ nghị viện hai viện. Nhà nước
đơn nhất thường thiết lập chế độ nghị viện một viện. Ví dụ, các nước châu Âu như
Bungari, Hungary, Phần Lan,..các nước châu Á như Trung Quốc, Indonesia, Cộng hòa
dân chủ nhân dân Triều Tiên, Hàn Quốc. Việc thành lập Chính phủ ở các quốc gia rất
đa dạng .Tuy nhiên căn cứ vào hình thái chính thể và mức độ tham gia của nghị viện
vào quá trình thành lập Chính phủ có thể chia cách thức thành lập Chính phủ thành hai
loại cơ bản sau: Hình thức nghị viện và hình thức ngoài nghị viện.
2.1.1 Hình thức nghị viện
Theo hình thức này, việc thành lập Chính phủ dựa trên kết quả của cuộc bầu cử
vào hạ nghị viện (nghị viện đối với quốc gia có một viện). Theo nguyên tắc chung,
người đứng đầu nhà nước chỉ định người đứng đầu Chính phủ trên cơ sở là người đứng
đầu Chính phủ và toàn bộ Chính phủ sẽ nhận được sự ủng hộ của hạ nghị viện (nghị
viện). Thông thường người đứng đầu nhà nước chỉ định lãnh tụ của đảng chiếm đa số
ghế tuyệt đối ở hạ nghị viện (nghị viện) đứng ra thành lập Chính phủ, trường hợp
không đảng nào chiếm được đa số nói trên, chỉ định thủ lĩnh của liên minh các đảng
chiếm đa số ghế. Trường hợp hạ nghị viện ( nghị viện) tín nhiệm Chính phủ, người
đứng đầu nhà nước sẽ ký quyết định bổ nhiệm người đứng đầu Chính phủ.
Ví dụ: Ở Cộng hòa Liên bang Đức, Viện Bundextac (hạ nghị viện) bầu Thủ tướng
Chính phủ Liên bang theo đề nghị của Tổng thống Liên bang. Nếu Viện Bundextac
bác bỏ ứng cử viên do Tổng thống Liên bang đưa ra thì Tổng thống có quyền giải thể
viện Bundextac và bổ nhiệm Thủ tướng Chính phủ. Như vậy theo hình thức nghị viện
sáng kiến thành lập Chính phủ thuộc người đứng đầu nhà nước nhưng để hoạt động
được Chính phủ phải nhận được sự tín nhiệm của nghị viện (hạ nghị viện) không tín
nhiệm Chính phủ do người đứng đầu nhà nước thành lập sẽ dẫn đến khả năng giải thể
nghị viện (hạ nghị viện)
GVHD: Võ Thị Phương Uyên 3 Nhóm SV: 7
2.1.2 Hình thức ngoài nghị viện
Hình thức này được áp dụng ở các quốc gia có chính thể cộng hòa tổng thống, quân
chủ nhị nguyên. Đối với quốc gia có chính thể này thì các thành viên bộ máy hành
pháp (Chính phủ) do tổng thống (nhà vua) bổ nhiệm mà không cần phải nhận được sự
tín nhiệm của nghị viện.
Ví dụ: theo phần 2 khoản 2 Điều 2 Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787, Tổng thống bổ
nhiệm các quan chức cao cấp của bộ máy hành pháp theo sự cố vấn và đồng ý của
Thượng nghị viện.Tuy nhiên, cơ sở để cho rằng ở Hoa Kỳ việc thành lập Chính phủ là
sự giám sát việc bổ nhiệm các thành viên của Chính phủ từ phía Thượng nghị viện
không mang tính chất chính trị không phụ thuộc vào kết quả của cuộc bầu cử vào nghị
viện mà mang tính chất cá nhân, tức là Thượng nghị viện chỉ xem xét tư cách đạo đức,
năng lực của từng ứng cử viên đối với từng chức vụ cụ thể.
Theo khoản 1 Điều 1 Hiến pháp Hoa Kỳ 1787 quy định: “Toàn bộ quyền lực lập
pháp được thừa nhận tại bản Hiến pháp này sẽ được trao cho Nghị viện Hoa Kỳ. Nghị
viện gồm có Thượng viện và Hạ viện”.
Còn ở Việt Nam theo Điều 94 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Chính phủ là cơ
quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội”. Hình thức hoạt
động của Chính phủ được quy định cụ thể tại Luật tổ chức Chính phủ năm 2015
2.2 Thành phần Chính phủ
Thành phần Chính phủ trên thế giới của các quốc gia rất đa dạng. Ở Liên bang Nga,
ngoài người đứng đầu Chính phủ (Chủ tịch Chính phủ) chỉ có các phó chủ tịch Chính
phủ và các bộ trưởng mới là thành viên của Chính phủ. Đa số các quốc gia khác có
thành phần Chính phủ rộng hơn tức là ngoài người đứng đầu Chính phủ và các bộ
trưởng, thành phần của Chính phủ còn bao gồm các quốc phụ khanh( thư ký nhà nước)
như ở Anh, Đức, Hy lạp, Pháp…; thư ký nghị viện như ở Hoa Kỳ, Áo,…
Thuật ngữ “quốc phụ khanh” (thư ký nhà nước) được các quốc gia sử dụng theo
nghĩa khác nhau.
Ví dụ:
- Ở Hoa Kỳ quốc phụ khanh là Bộ trưởng, Bộ trưởng bộ ngoại giao được gọi là
thư ký nhà nước.
- Ở Anh, thư ký nhà nước là các bộ trưởng chính ( thành viên nội các).

GVHD: Võ Thị Phương Uyên 4 Nhóm SV: 7


- Ở Hy Lạp, thuật ngữ này được hiểu là thứ trưởng thứ nhất, ngoài ra còn có quốc
phụ khanh thường trực đảm nhận việc lãnh đạo bộ máy của các cơ quan ngang bộ.
Ngoài ra một số nước sử dụng thuật ngữ “ bộ trưởng nhà nước”.
Ví dụ:
- Ở Việt Nam, Bộ trưởng là người đứng đầu và lãnh đạo một bộ, cơ quan ngang
bộ, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mà mình phụ
trách trong phạm vi cả nước. Bộ trưởng là thành viên Chính phủ, do Thủ tướng chọn,
đề nghị Quốc hội phê chuẩn và Chủ tịch nước bổ nhiệm.
- Ở Hoa Kỳ thành phần Chính phủ bao gồm Thượng Viện và Hạ viện
- Trong khi đó ở Việt Nam thành phần Chính phủ bao gồm: Thủ tướng Chính
phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
(Điều 95 hiến pháp năm 2013).
2.3 Thẩm quyền Chính phủ
Hiến pháp của đa số quốc gia chỉ quy định thẩm quyền chung của Chính phủ ( chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và đối tượng quản lý chung của Chính phủ). Chính phủ của
các quốc gia thường có thẩm quyền đối với các lĩnh vực: Kinh tế-tài chính; Văn hóa xã
hội, quốc phòng và an ninh; Đối ngoại; Lập pháp và thi hành luật; Đối với các tình
trạng khẩn cấp và một số thẩm quyền khác.
2.3.1 Trong lĩnh vực kinh tế - tài chính
Chính phủ soạn thảo ngân sách nhà nước và trình để Nghị viện quyết định, đồng
thời tổ chức và bảo đảm được thông qua; soạn thảo và trình người đứng đầu nhà nước
hoặc nghị viện dự thảo về chính sách tài chính, thuế; Quản lý các ngành kinh tế quốc
dân; quản lý tài sản thuộc sở hữu nhà nước;vạch định và xây dựng các chương trình dự
báo và sự phát triển kinh tế-xã hội đồng thời bảo đảm việc thực hiện chương trình phát
triển kinh tế-xã hội đã được nghị viện hoặc người đứng đầu nhà nước thông qua.
2.3.2 Trong lĩnh vực văn hóa-xã hội; quốc phòng và an ninh
Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện chính sách quốc gia trong các lĩnh vực
văn hóa, khoa học, giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, môi trường; phối hợp hoạt động của
các cơ quan cấp dưới thuộc nhánh quyền hành pháp trong việc thực hiện các chính
sách xã hội, bảo vệ sức khỏe của nhân dân, bảo vệ môi trường, bảo đảm quyền lao
động của công dân.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ là thực hiện các biện pháp
nhằm bảo đảm nền quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm
quyền và tự do của công dân; thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống các loại tội
phạm.
GVHD: Võ Thị Phương Uyên 5 Nhóm SV: 7
2.3.3 Trong lĩnh vực đối ngoại
Trong phạm vi hiến định và luật định, Chính phủ thực hiện chính sách đối ngoại,
tham gia ký các hiệp định quốc tế với các nước khác hoặc với các tổ chức quốc tế.
Đồng thời tổ chức việc thực hiện các hiệp định đã được ký kết hoặc đã được phê
chuẩn.
Ngoài ra, Chính phủ của một số quốc gia còn đại diện đất nước tham gia đàm phán,
ký kết, giải quyết các vấn đề chiến tranh và hòa bình.
Chính phủ tham gia vào việc bổ nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền và các đại diện
khác của đất nước trong các tổ chức quốc tế.
2.3.4 Trong lĩnh vực lập pháp và thi hành luật
Chính phủ tham gia tích cực vào hoạt động lập pháp trên cơ sở quyền sáng kiến
pháp luật mà hiến pháp trao cho.
Tại một số quốc gia có chính thể hỗn hợp, Chính phủ dựa vào sự ủng hộ của đa số
thành viên nghị viện (hạ nghị viện) không những tự xác định chương trình hoạt động
của mình mà còn tích cực tham gia hoạt động lập pháp. Theo số liệu cuốn “ Nghị viện
trên thế giới”, năm 1986 trong số 69 quốc gia thì có 33 Chính phủ đệ trình 90 đến
100% số dự án luật, 22 Chính phủ đệ trình 50% số dự án luật.
Ở các quốc gia có chính thể cộng hòa tổng thống, Chính phủ tác động đến quá trình
lập pháp của nghị viện không những bằng quyền sáng kiến pháp luật mà còn bằng
quyền phủ quyết của tổng thống.
Hiến pháp của một số quốc gia, trong một số trường hợp nhất định và theo những
nguyên tắc nhất định, trao cho Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật có
hiệu lực như luật theo thủ tục “ lập pháp ủy quyền”
Chính phủ ban hành các văn bản dưới luật nhằm cụ thể hóa việc thực hiện các quy
phạm của hiến pháp và luật. Những văn bản này được gọi là nghị quyết, nghị định,
lệnh thừa hành, kế hoạch cải tổ, quy chế.
2.3.5 Đối với những tình trạng khẩn cấp
Chính phủ của các quốc gia có quyền hạn đặc biệt trong việc quyết định tình trạng
khẩn cấp.
2.3.6 Các thẩm quyền khác
Ngoài những thẩm quyền được đề cập, Chính phủ còn có những thẩm quyền khác.
Ví dụ: Hiến pháp Tây Ban Nha trao cho Chính phủ quyền hạn trong lĩnh vực bảo
đảm pháp chế. Một trong số quyền hạn này là quyền đề cử ứng viên vào chức Viện
GVHD: Võ Thị Phương Uyên 6 Nhóm SV: 7
Trưởng Viện công tố do Nhà vua bổ nhiệm. Chính phủ của một số quốc gia có quyền
công bố các đạo luật được Nghị viện thông qua, quyết định ân xá, giảm án tù,...

2.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy Chính phủ của một số quốc gia trên thế giới
Thứ nhất, Chính phủ các nước đều được hợp thành từ các bộ, cơ quan ngang bộ
(gọi chung là bộ) nhưng số lượng các bộ trong cơ cấu tổ chức của mỗi Chính phủ
thường không giống nhau.
Hiện nay, Trung Quốc có 26 bộ, Nga có 17 bộ, Pháp có 16 bộ, Hoa Kỳ có 15 bộ,
Đức có 14 bộ… Điều dễ nhận thấy là ở các nước phát triển, cơ cấu Chính phủ thường
gọn nhẹ hơn so với các nước khác. Số bộ ít hơn, nghĩa là các đầu mối quản lý tinh giản
hơn.
Nhật Bản là một ví dụ điển hình. Qua hai nhiều cải cách, bộ máy Chính phủ trung
ương Nhật Bản được thu gọn đáng kể. Từ tổng số bộ lúc ban đầu là 23 bộ, đến hiện
nay, số bộ của Nhật Bản chỉ còn 11 bộ.
Thứ hai, thành phần các bộ trong cơ cấu tổ chức của các Chính phủ khá đa
dạng. Bên cạnh những bộ có chức năng giống nhau mà hầu hết các nước đều có như
Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Bộ Thương mại, Bộ Y tế, Bộ
Giáo dục, Bộ Giao thông…, không ít Chính phủ thành lập thêm các bộ có tính đặc thù.
Chẳng hạn, Hoa Kỳ có Bộ Các vấn đề về Cựu chiến binh; Cộng hòa Liên bang Đức
có Bộ về các vấn đề Gia đình, Người cao tuổi, Phụ nữ và Thanh niên (Federal Ministry
of Family Affairs, Senior Citizens, Women and Youth); Liên bang Nga có Bộ Phòng
vệ dân sự, về tình trạng khẩn cấp và loại trừ các hậu quả thiên tai (Ministry of Civil
Defence, Emergencies and Disaster Relief of the Russian Federation), Bộ Phát triển
Viễn Đông Nga, Bộ Các vấn đề về Bắc Kavkaz; Trung Quốc có Bộ Giám sát (Ministry
of Supervision). Điều này cho thấy, tổ chức bộ máy Chính phủ không chỉ phụ thuộc
vào chế độ chính trị, hình thức chính thể của mỗi nước mà còn được quyết định bởi
nhu cầu quản lý của mỗi nhà nước. Chính điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể đặt ra vấn
đề phải tổ chức bộ máy Chính phủ sao cho không bỏ sót các vấn đề của đời sống, đặc
biệt là trước những vấn đề lớn của quốc gia luôn phải có một đầu mối quản lý, chịu
trách nhiệm rõ ràng, sẵn sàng ứng phó, giải quyết.
Thứ ba, trong Chính phủ một số nước còn thành lập những cơ quan hẹp hơn
mang tính chính trị chung.
Ở Anh, thuật ngữ “Chính phủ” (government) và “Nội các” (cabinet) không đồng
nhất với nhau. Chính phủ bao gồm tất cả các Bộ trưởng, trong khi đó Nội các chỉ bao
gồm một số Bộ trưởng có ảnh hưởng quan trọng đối với đời sống chính trị của quốc
gia (theo thông lệ, các bộ quan trọng luôn có đại diện trong Nội các như Bộ Nội vụ,
Bộ Ngoại giao, Bộ Phụ trách các vấn đề về Hiến pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài
GVHD: Võ Thị Phương Uyên 7 Nhóm SV: 7
chính…). Nếu như Chính phủ Anh về thực chất “chỉ là một nhóm người chịu trách
nhiệm chính trị tập thể trước Nghị viện và sẽ từ chức cùng với người đứng đầu là Thủ
tướng” thì Nội các Anh mới thực sự là cơ quan đầu não của Chính phủ Anh, là “trung
tâm của toàn thể Nhà nước Anh”.
Ở Hoa Kỳ, Nội các đơn thuần chỉ là một cơ quan tham vấn cho Tổng thống. Nội các
này bao gồm các bộ trưởng, các công chức cao cấp hay các nhân vật khác mà Tổng
thống bổ nhiệm vào làm thành viên, được điều hành trực tiếp bởi Tổng thống.
Thứ tư, trong cơ cấu tổ chức của hầu hết các Chính phủ đều tồn tại một bộ máy
giúp việc đặc biệt quản lý hoạt động của Chính phủ.
Ở Nhật Bản, cơ quan giúp việc Chính phủ là Văn phòng Nội các (trước đây là Văn
phòng Thủ tướng) và Ban Thư ký Nội các. Văn phòng Nội các và Ban Thư ký Nội các
do Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo, có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó Văn phòng Nội
các là cơ quan hỗ trợ hành chính cho Ban Thư ký Nội các. Văn phòng Nội các vừa có
trách nhiệm hỗ trợ cho Nội các trong việc thực hiện các chính sách quan trọng, vừa là
một cơ quan ngang bộ có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý các vấn đề của các cơ quan
trong bộ máy hành chính.
Khác với Nhật Bản, Pháp không thành lập cơ quan giúp việc cho Chính phủ mà
thành lập Văn phòng Thủ tướng và Ban Tổng thư ký Chính phủ giúp việc cho Thủ
tướng. Các thành viên của Văn phòng Thủ tướng đóng vai trò kết nối hoạt động giữa
Thủ tướng với các Bộ trưởng. Ban Tổng thư ký Chính phủ là nơi trực tiếp chuẩn bị các
chương trình nhật lệnh và soạn thảo về kỹ thuật các quyết định của Chính phủ, phụ
trách việc chuyển các dự thảo văn kiện đến các tổ chức có quyền tư vấn, chuyển các
văn kiện đã thông qua đến Công báo để xuất bản công khai… Đây là các tổ chức có
vai trò quan trọng đối với việc đảm bảo tính liên tục trong hoạt động của toàn thể
Chính phủ, nhất là trong điều kiện thành phần Chính phủ thường xuyên thay đổi.
Như vậy, có thể thấy, tuy cùng là cơ quan có chức năng giúp việc Chính phủ hay
Thủ tướng Chính phủ nhưng ở các nước khác nhau, vị trí của các cơ quan này có khác
nhau, nơi thì được tổ chức dưới dạng cơ quan thuộc Chính phủ, nơi lại hoạt động với
tư cách một cơ quan ngang bộ, thậm chí còn được coi là một trong những bộ trọng
yếu.
Thứ năm, đa số các Chính phủ trên thế giới đều thành lập các cơ quan thuộc
Chính phủ. Tuy nhiên không có một khuôn mẫu chung về cơ quan thuộc Chính
phủ cho tất cả các nước.
Tùy vào tình hình cụ thể của mỗi nước và yêu cầu đặt ra trong từng giai đoạn lịch
sử nhất định mà Chính phủ xây dựng các cơ quan trực thuộc mình một cách linh hoạt.
Phổ biến hơn cả là mô hình các cơ quan thuộc Chính phủ tồn tại và hoạt động như

GVHD: Võ Thị Phương Uyên 8 Nhóm SV: 7


những đơn vị sự nghiệp, thực hiện các chức năng hành chính - sự nghiệp, nghiên cứu
khoa học, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức…
Ví dụ: Chẳng hạn ở Trung Quốc: Tân hoa xã, Viện Khoa học, Viện Khoa học xã
hội, Viện Công trình Trung Quốc, Trung tâm Nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện,…
là các cơ quan thuộc Quốc vụ viện thực hiện hoạt động sự nghiệp. Đây đều là những
cơ quan có vai trò rất quan trọng trong việc phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ
quan hành chính nhà nước cao nhất, vì vậy được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của
Quốc vụ viện.
Tuy nhiên, các cơ quan thuộc Chính phủ không chỉ bao gồm các đơn vị sự nghiệp.
Vẫn có những nước trao chức năng quản lý nhà nước cho các cơ quan thuộc Chính
phủ. Trung Quốc là một ví dụ. Hiện có 26 cơ quan thuộc Quốc vụ viện nước này có
một số nhiệm vụ, quyền hạn giống bộ, cơ quan ngang bộ. Thậm chí, chúng có cơ cấu
tổ chức như một bộ, bao gồm Văn phòng ở Trung ương và các đơn vị trực thuộc ở địa
phương.
Ở Nhật Bản, cơ quan thuộc Chính phủ còn tồn tại dưới hình thức các ủy ban. Thông
thường, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập các ủy ban khi một lĩnh vực nào đó
yêu cầu được tổ chức quản lý nhưng vượt quá khả năng của một bộ, không thể để vào
cơ cấu của các bộ được. Hiện nay, ở Nhật Bản có các ủy ban sau đây: Ủy ban Hội chợ
thương mại; Ủy ban An toàn quốc gia;…. Những ủy ban này có hầu hết các thẩm
quyền tương đương bộ nhưng lại không có thẩm quyền ban hành các nghị định và trực
tiếp trình lên Nội các các dự luật, các lệnh. Ngoài ra, Nhật Bản còn có những cơ quan
khác có thẩm quyền như uỷ ban, đó là Cơ quan Hoàng gia; Cơ quan phát triển
Hôkaiđô; …, do một Quốc vụ khanh đứng đầu, với một Thứ trưởng hành chính giúp
việc và chịu sự quản lý của Văn phòng Thủ tướng. Đương nhiên, các ủy ban và cơ
quan tương đương ủy ban ít có tính ổn định hơn so với tổ chức của các bộ.

GVHD: Võ Thị Phương Uyên 9 Nhóm SV: 7


GVHD: Võ Thị Phương Uyên 10 Nhóm SV: 7
CHƯƠNG 3: HẠN CHẾ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN BỘ MÁY CHÍNH
PHỦ Ở VIỆT NAM

3.1 Hạn chế của bộ máy Chính phủ ở Việt Nam


- Số lượng các bộ còn nhiều nhất là các bộ đơn ngành, đơn lĩnh vực
- Vị trí của văn phòng Chính phủ chưa hợp lý
- Tên của một số bộ còn dài như là Bộ lao động - thương binh và xã hội nhưng hiện
nay thương binh không còn nhiều nữa nên tên không còn phù hợp, ở các nước khác bộ
này có tên là Bộ an sinh xã hội.Ở Việt Nam tên các bộ được liệt kê nên sẽ dẫn đến
thiếu sót
- Chính phủ có các hoạt động còn chồng chéo, chưa hiệu quả.

3.2 Kiến nghị hoàn thiện bộ máy Chính phủ ở Việt Nam
Một là, từ thực tiễn tổ chức Chính phủ ở các nước, đặc biệt là các nước phát
triển, có thể nhận thấy cải cách hành chính trước hết phải bắt đầu từ bộ máy của
Chính phủ. Chính phủ không thể năng động và hoạt động hiệu quả nếu bản thân
nó cồng kềnh, nặng nề. Mà muốn Chính phủ thực sự "gọn gàng'", tất yếu phải
giảm số lượng các bộ, nói chính xác hơn là phải giảm số lượng các bộ đơn ngành,
đơn lĩnh vực, tăng cường các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.
Tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực là xu hướng chung của quá trình tái cấu
trúc các Chính phủ trên toàn cầu. Ở Việt Nam, trong các nhiệm kỳ gần đây, số bộ quản
lý đa ngành, đa lĩnh vực xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Chúng được thành lập trên cơ
sở sáp nhập các bộ đơn ngành, đơn lĩnh vực với nhau, một số bộ có phạm vi quản lý
rộng, bao quát nhiều ngành, lĩnh vực lớn, mang dáng dấp của một “siêu bộ”, chẳng hạn
như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài
chính...
Từ kinh nghiệm thành công của một số nước như Cộng hòa Liên bang Đức, Vương
quốc Anh hay Nhật Bản, trước hết chúng ta cần phải nhận thức đúng về mô hình bộ
quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Với mô hình này, cơ cấu tổ chức của Chính phủ trở nên
gọn nhẹ hơn bởi các đầu mối quản lý được tinh giảm. Một bộ, thay vì chỉ phụ trách
một ngành, một lĩnh vực sẽ đảm nhiệm, bao quát đồng thời nhiều ngành, nhiều lĩnh
vực, từ đó sẽ hạn chế được tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ hoặc phối
hợp kém hiệu quả giữa các bộ, giúp Chính phủ vận hành thông suốt và Thủ tướng
Chính phủ điều hành hoạt động của Chính phủ nói riêng, hệ thống hành chính nhà
GVHD: Võ Thị Phương Uyên 11 Nhóm SV: 7
nước nói chung một cách thống nhất, thuận lợi hơn. Vậy nên, ngay từ trong tư duy,
bên cạnh những nghiên cứu về sự tương đồng, giao thoa giữa những ngành, lĩnh vực
nhất định, cần phải mạnh dạng thừa nhận sự có mặt của những bộ đảm trách những
ngành, lĩnh vực đặc thù không thể sáp nhập hoặc không nên sáp nhập vào một ngành,
lĩnh vực nào khác nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Tuy nhiên, để có được một Chính phủ gọn nhẹ, chỉ cắt giảm các bộ quản lý đơn
ngành, đơn lĩnh vực, tăng cường các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực là chưa đủ. Bộ
máy Chính phủ sẽ không thể thoát khỏi tình trạng cồng kềnh, nặng nề nếu bản thân
Chính phủ phải ôm quá nhiều việc, đặc biệt là các công việc sự vụ cụ thể. Không phải
ngẫu nhiên mà trong Chính phủ ở nhiều nước tiên tiến có rất ít bộ. Điều dễ nhận thấy
là, Chính phủ của họ được thiết kế dựa trên quan điểm về một Chính phủ xây dựng và
hoạch định chính sách là chủ yếu, trong điều kiện phân cấp, phân quyền rành mạch,
với cơ chế tự quản của chính quyền địa phương. Đây thật sự là một kinh nghiệm đáng
tham khảo cho Việt Nam. Chúng ta, trong điều kiện cụ thể của đất nước, cần tập trung
thực hiện tốt việc điều chỉnh chức năng, cắt giảm mạnh nhiệm vụ của Chính phủ, của
bộ, gắn với đẩy mạnh phân cấp cho chính quyền địa phương, coi đây là điều kiện tiên
quyết để tổ chức các bộ đa ngành, đa lĩnh vực. Vì chỉ có giảm bớt nhiệm vụ của Chính
phủ và bộ thì mới khắc phục được tình trạng quá tải về công việc, giảm số lượng công
việc ở các đầu mối của các bộ đa ngành hiện nay. Vì vậy, để quá trình cải cách bộ máy
Chính phủ đạt được sự biến đổi về chất đòi hỏi bản lĩnh, sự khéo léo, sự quyết tâm của
các nhà tổ chức. Phải dũng cảm loại bỏ những yếu tố không cần thiết, kiên trì tinh giản
biên chế, trên tinh thần “Thà ít mà tốt”, “Ngắn sào dễ trở”.
Hai là, cần thay đổi vị trí của Văn phòng Chính phủ hiện nay. Kinh nghiệm thế
giới cho thấy, Văn phòng Chính phủ hay Văn phòng Thủ tướng Chính phủ chỉ là cơ
quan giúp việc cho Chính phủ hoặc người đứng đầu Chính phủ mà không phải là cơ
quan quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực. Vì vậy, việc tổ chức Văn phòng Chính
phủ theo mô hình cơ quan ngang bộ ở nước ta hiện nay nên được xem xét lại. Để
Chính phủ không là cơ cấu rỗng chỉ được xếp thành từ các bộ, cơ quan ngang bộ (tức
nếu không có các bộ thì Chính phủ trống không), Chính phủ cần có bộ phận thuộc về
mình, bộ phận đó thích hợp nhất là Văn phòng Chính phủ. Thuộc về Chính phủ, nghĩa
là Văn phòng Chính phủ vẫn nằm trong cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhưng không
nên là cơ quan ngang bộ. Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ vẫn tham gia các phiên
họp của Chính phủ nhưng không phải là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ,
không tham gia quyết định các chính sách của Chính phủ. Việc xác định lại vị trí của
Văn phòng Chính phủ còn là cơ sở để giải quyết vấn đề chưa phù hợp với lý luận hiện
nay: một cơ quan giúp việc cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, không có chức

GVHD: Võ Thị Phương Uyên 12 Nhóm SV: 7


năng quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực nhưng lại có thẩm quyền ban hành văn
bản quy phạm pháp luật.
Ba là, tiến tới thành lập cơ quan thường trực của Chính phủ. Trên cơ sở tiếp thu
có chọn lọc kinh nghiệm tổ chức Chính phủ ở nhiều nước, Chính phủ nước ta nên tính
tới việc thành lập ở bên trong nó một tổ chức có đủ thẩm quyền thay mặt Chính phủ
quyết định những vấn đề mang tính kỹ thuật nhằm bảo đảm cho Chính phủ có thể đưa
quyết định nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng đòi hỏi của xã hội. Tổ chức đó là Nội các
hoặc Thường trực Chính phủ. Thuộc về tổ chức hẹp hơn mang tính chính trị này sẽ là
các bộ trưởng của một số bộ quan trọng, được lựa chọn bởi Thủ tướng Chính phủ,
thường xuyên nhóm họp, bàn bạc, tạo ra một tập thể nhỏ đồng thuận có vai trò quan
trọng trong việc hoạch định chính sách, từ đó giúp Thủ tướng Chính phủ có thể xác
định và chịu trách nhiệm về đường hướng chính trị của Chính phủ do mình lãnh đạo.
Theo chúng tôi, ý nghĩ về việc thành lập Nội các hay Thường trực Chính phủ nên được
đặt ra ngay từ bây giờ, bởi theo xu hướng tất yếu, Chính phủ dù là một tập thể thì vai
trò của cá nhân người đứng đầu vẫn luôn là yếu tố quyết định sự thành công hay thất
bại của một Chính phủ.
Bốn là, về các cơ quan thuộc Chính phủ. Hiện nay, nước ta có 08 cơ quan thuộc
Chính phủ, được thành lập nhằm thực hiện chức năng phục vụ, nhiệm vụ quản lý nhà
nước của Chính phủ, thực hiện một số dịch vụ công có đặc điểm, tính chất quan trọng
mà Chính phủ phải trực tiếp chỉ đạo. Như vậy, các cơ quan này chỉ hoạt động với tư
cách các đơn vị sự nghiệp công lập mà không có chức năng quản lý nhà nước. Đây là
mô hình phù hợp với xu thế chung, nên được tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, chúng ta cần
có sự nhận thức đầy đủ hơn, linh hoạt hơn về vị trí, tính chất, chức năng, vai trò của
các cơ quan thuộc Chính phủ, từ đó góp phần xây dựng một Chính phủ năng động,
"kiến tạo" và “phát triển". Cụ thể là, trong những thời kỳ nhất định, nếu thực tiễn đặt
ra những nhiệm vụ quan trọng, đột xuất, không thuộc chức năng quản lý nhà nước của
bộ, cơ quan ngang bộ thì thành lập các cơ quan thuộc Chính phủ là lựa chọn phù hợp.
Mô hình các Ủy ban trong Chính phủ Nhật Bản là một kinh nghiệm đáng tham khảo.
Bởi các Ủy ban không những có tính cơ động, bộ máy đơn giản, dễ thành lập mà còn
có khả năng chỉ đạo, điều hành, phối hợp hoạt động của các chủ thể có liên quan một
cách nhanh chóng, kịp thời và đặc biệt có thể giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ quản
lý, không để lại gánh nặng về tổ chức cho Chính phủ.
Năm là, về Bộ trưởng phụ trách một số công tác của Chính phủ. Luật Tổ chức
Chính phủ năm 2015 cần bổ sung thêm quy định về chức danh Bộ trưởng không bộ. Ý
tưởng này thực ra không mới. Trong lịch sử, Chính phủ nước ta từng có các Bộ trưởng
đặc trách một số mặt công tác nhất định. Và đối với Chính phủ ở nhiều nước, sự xuất

GVHD: Võ Thị Phương Uyên 13 Nhóm SV: 7


hiện của các Bộ trưởng không bộ khá phổ biến. Tất nhiên, chúng ta cần chọn lọc
những vấn để thực sự “nóng”, đặc biệt và cấp bách để giao cho một số cá nhân phụ
trách, chẳng hạn vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề quy hoạch phát triển và quản lý
đô thị, vấn đề giao thông đô thị... Những Bộ trưởng không bộ này ngoài nhiệm vụ,
quyền hạn quản lý nhà nước đối với một số mặt công tác được giao còn có vai trò trực
tiếp tham mưu, tư vấn cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về những chủ trương,
chính sách có liên quan, giống như những cố vấn, trợ lý của Thủ tướng trong công tác
chỉ đạo, điều hành hàng ngày. Đây là giải pháp về nhân sự nhưng lại có ý nghĩa quan
trọng đối với việc đổi mới tổ chức bộ máy của Chính phủ, bởi nó đồng thời đạt được
nhiều mục tiêu: vừa xác định rõ đầu mối chịu trách nhiệm chính trên những “mặt trận”
cần sự “công phá” quyết liệt của Nhà nước đáp ứng yêu cầu của đời sống, vừa đảm
bảo sự tinh gọn bộ máy Chính phủ do không cần phải thiết kế một tổ chức bộ hay cơ
quan ngang bộ cồng kềnh, đồ sộ. Hơn nữa, việc bổ sung các Bộ trưởng không bộ sẽ
làm cho cơ cấu thành viên của Chính phủ linh hoạt hơn, từ đó góp phần làm nên một
Chính phủ năng động hơn, hiệu quả hơn.

GVHD: Võ Thị Phương Uyên 14 Nhóm SV: 7


Kết luận
“Chính phủ” có thể nói là một khái niệm khá trừu tượng. Qua từng giai đoạn và tùy
theo từng quốc gia mà “Chính phủ” được khoác lên mình những bộ áo khác nhau. Ở
Việt Nam, bên cạnh việc tiếp thu những hình thức tiến bộ trên thế giới, Chính phủ cần
ý thức được việc điều chỉnh những đường lối, quyết định trước khi đưa vào thực thi tại
một môi trường hoàn toàn khác biệt như ở nước ta. Cần tinh giảm biên chế, sáp nhập
các bộ có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn gần giống nhau để Chính phủ trở nên bớt
“cồng kềnh” hơn, bên cạnh đó tránh tình trạng “rỗng ruột” của Chính phủ nước ta khi
có quá nhiều bộ và cơ quan ngang bộ như hiện nay. Việc thành lập và vận hành Chính
phủ ở một quốc gia bất kỳ đều có rất nhiều ý nghĩa đối với việc tham khảo của những
quốc gia khác, bên cạnh đó cũng có những điểm “dở” để các quốc gia còn lại thấy mà
tránh lặp lại những sai lầm không đáng có. Bên cạnh việc tiếp nhận những chính sách
tốt thì bản thân mỗi cơ quan thuộc Chính phủ cần có đầu óc tinh tường hơn để điều
chỉnh cho phù hợp nhất một khi đưa chính sách tương tự nước khác vào áp dụng với
quốc gia mình nhằm đưa Chính phủ vào một nề nếp nhất định. Chính phủ là cơ quan
quyền lực cấp cao của một quốc gia, nó có một ý nghĩa mang tầm vóc to lớn đối với sự
vận hành của quốc gia đó cho nên bên cạnh việc giữ vững “phong độ” của một “nhà
cầm quyền” thì Chính phủ cần được cải cách hoàn thiện từng ngày./.

GVHD: Võ Thị Phương Uyên Nhóm SV: 7


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ HỘI ĐỒNG BẢO HIẾN 1
1.1 Khái niệm về Hội đồng bảo hiến1
1.2 Đặc điểm của Hội đồng bảo hiến 1
1.3 Sự cần thiết về Hội đồng bảo hiến 2
CHƯƠNG 2. HỘI ĐỒNG BẢO HIẾN CỘNG HÒA PHÁP 3
2.1 Chức năng của Hội đồng bảo hiến 3
2.2 Thẩm quyền của Hội đồng bảo hiến 3
2.3 Thành viên Hội đồng bảo hiến Cộng hòa Pháp: 3
CHƯƠNG 3. NHỮNG BẤT CẬP CỦA HỘI ĐỒNG BẢO HIẾN VÀ ĐỀ XUẤT
HOÀN THIỆN 6
3.1 Một số bất cập của Hội đồng bảo hiến ở Việt Nam hiện nay 6
3.2 Đề xuất phương án giải quyết về bảo hiến tại Việt Nam 6
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ HỘI ĐỒNG BẢO HIẾN

1.1 Khái niệm về Hội đồng bảo hiến


Hội đồng Bảo hiến (Coseil constitutionel) là cơ quan giám sát hiến pháp của Pháp,
được thành lập vào ngày 4 tháng 10 năm 1958. Hệ thống tòa án Pháp được chia thành
ba hệ thống là:
Toà án tư pháp
Tòa án hành chính
Tòa án hiến pháp (Hội đồng Bảo hiến).
Hiện nay, trên thế giới chưa có một định nghĩa thống nhất, chính xác nào về bảo
hiến. Các thuật ngữ được dùng trong mỗi hoàn cảnh khác nhau tùy vào hoàn cảnh
quốc gia, điều kiện chính trị của quốc gia. Bảo hiến cách gọi thông thường khác gọi là
bảo vệ Hiến pháp hay tài phán Hiến pháp có thể hiểu là cách thức đánh giá tính hợp
hiến của các văn bản pháp luật, các hành vi pháp lý của các cơ quan quyền lực nhà
nước được thực hiện bởi một cơ quan hiến định.
Theo nghĩa hẹp, bảo hiến được giải thích là bảo vệ tính hợp hiến của các đạo luật,
mục đích nhằm tìm ra sự phù hợp giữa Hiến pháp, đạo luật gốc với những văn bản
mang tính pháp lý khác, sự phù hợp ở đây không mang tính khuyến cáo mà là sự chính
xác. Mỗi văn bản có tính pháp lý được ban hành ở bất kỳ cơ quan nào đều cần có sự
tuân thủ tuyệt đối Hiến pháp.
Ở một góc độ theo nghĩa rộng hơn, bảo hiến là bảo vệ tinh thần và nội dung của
Hiến pháp. Tinh thần trong bản Hiến pháp mà các nhà lập hiến đã truyền tải vào bản
Hiến pháp, bảo vệ mối liên hệ giữa hành pháp, tư pháp và lập pháp, kiểm soát tính hợp
hiến của các hành vi thực hiện bởi thiết chế nhà nước được quy định trong Hiến pháp.
Cơ chế bảo vệ Hiến pháp chỉ cách thức tổ chức thực hiện bảo vệ Hiến pháp của một
quốc gia được thể hiện thông qua mô hình bảo hiến mà quốc gia đó lựa chọn. Cơ chế
bảo vệ Hiến pháp ở mỗi quốc gia thường không giống nhau nhưng vẫn có điểm chung
nhất định.

1.2 Đặc điểm của Hội đồng bảo hiến


Bảo hiến tập trung: Tòa án hiến pháp độc lập với các tòa án thường khác và là cơ
quan tài phán đặc biệt được trao thẩm quyền bảo vệ hiến pháp
Bảo hiến trừu tượng: Việc xem xét hành vi vi phạm hiến pháp có thể không xuất
phát từ bất kỳ một vụ tranh chấp cụ thể nào

1
Bảo hiến trước và sau: Tòa án hiến pháp có thể kiểm tra tính hợp hiến pháp của các
dự luật trước khi công bố, hoặc kiểm hiến các các đạo luật đang có hiệu lực
Thẩm quyền và hiệu lực phán quyết của tòa án hiến pháp: Phán quyết của tòa án
hiến pháp có tính bắt buộc chung đối với mọi đối tượng, có tính chất chung thẩm và
không được khiếu kiện. Những văn bản được phán quyết là không hợp hiến sẽ bị hủy
bỏ. Duy nhất tại Bồ Đào Nha và Bỉ có các vụ việc kiểm hiến cụ thể, và trong trường
hợp này quyết định của tòa án hiến pháp chỉ có hiệu lực đối với các bên trong vụ việc.
1.3 Sự cần thiết về Hội đồng bảo hiến
Hội đồng bảo hiến được lập ra để bảo vệ Hiến pháp bởi Hiến pháp được xem là luật
cơ bản nhất và có hiệu lực pháp lý cao nhất. Hiến pháp là văn bản giới hạn quyền lực
nhà nước nhằm bảo vệ quyền công dân, quyền con người bằng những quy định pháp
lý. Hiến pháp là luật gốc của quốc gia, hướng dẫn cho các luật khác khi được ban
hành. Hiện nay, một số chủ thể ban hành văn bản pháp luật vi phạm với Hiến pháp làm
phá vỡ nền tảng nhà nước và gây thiệt hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Vì
vậy, Hội đồng bảo hiến sẽ góp phần kiểm soát được thẩm quyền các chủ thể, loại bỏ
“vi hiến” để tuân thủ hiến pháp, bảo vệ hiến pháp

2
CHƯƠNG 2
HỘI ĐỒNG BẢO HIẾN CỘNG HÒA PHÁP
2.1 Chức năng của Hội đồng bảo hiến
Chức năng của Hội đồng bảo hiến là kiểm soát tính hợp hiến của luật, tuy nhiên,
Hội đồng chỉ xem xét vụ việc khi có đơn đề nghị của Tổng thống, Thủ tướng, chủ tịch
thượng viện, chủ tịch Hạ viện, 60 thượng nghị sĩ hoặc 60 hạ nghị sĩ.
2.2 Thẩm quyền của Hội đồng bảo hiến
Thẩm quyền tư vấn: Trong Hiến pháp 1958 của Cộng hòa Pháp, thẩm quyền tư vấn
đã được quy định cụ thể trong đạo luật về tổ chức và hoạt động của Hội đồng bảo hiến.
Chủ tịch Hội đồng bảo hiến có thẩm quyền tư vấn, đưa ra ý kiến cho Tổng thống quyết
định những vấn đề đặc biệt trong những hoàn cảnh đặc biệt. Cụ thể theo Điều 16 Hiến
pháp ngày 4 tháng 10 năm 1958 của cộng hòa Pháp quy định: “Khi nào những chế
định của nền Cộng hòa, sự độc lập của quốc gia, sự toàn vẹn của đất đai hay sự thi
hành hiệp ước quốc tế bị đe dọa nghiêm trọng và khẩn cấp, nếu hoạt động điều hòa của
các cơ quan công quyền bị ngưng trệ thì Tổng thống có thể áp dụng những biện pháp
đặc biệt sau khi đã tham khảo ý kiến của Thủ tướng, Chủ tịch Nghị viện và Chủ tịch
Hội đồng bảo hiến, đồng thời phải thông báo cho nhân dân biết về những quy định của
Tổng thống”. Ngoài ra, Hội đồng bảo hiến còn được tham khảo ý kiến về những vấn
đề liên quan đến các cơ quan hiến định của Nhà nước.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bầu cử: theo Điều 58 Luật Hiến pháp năm
1958 của Cộng hòa Pháp “Hội đồng Hiến pháp đảm bảo cho cuộc bầu cử Tổng thống
được tiến hành hợp lệ”. Bên cạnh đó, Hội đồng Hiến pháp còn xem xét, giải quyết các
khiếu nại và công bố kết quả bầu cử.
Thẩm quyền kiểm tra các hoạt động trưng cầu ý dân: Hội đồng Hiến pháp đảm bảo
các hoạt động trưng cầu dân ý được tiến hành hợp lệ theo các Điều 11, 89 và mục XV
của Hiến pháp năm 1958 của Cộng hòa Pháp.
Thẩm quyền xem xét tính hợp hiến của văn bản: theo Điều 61 Hiến pháp năm 1958
của Cộng hòa Pháp quy định các đạo luật về tổ chức, các kiến nghị trước khi được
trưng cầu ý dân, các quy chế hoạt động của Hạ viện và Thượng viện trước khi được áp
dụng cũng được trình lên Hội đồng Hiến pháp để xem xét tính hợp hiến của các văn
bản đó. Đối với các đạo luật khác cũng được trình lên Hội đồng Hiến pháp khi có yêu
cầu của Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Hạ viện, chủ tịch Thượng viện hoặc 60 Hạ
nghị sỹ hoặc 60 Thượng nghị sỹ. Hội đồng Hiến pháp phải xem xét và cho ý kiến
trong thời hạn một tháng. Nếu trong thời hạn khẩn cấp, thời hạn này sẽ được rút lại
còn 8 ngày theo yêu cầu của Chính phủ.
2.3 Thành viên Hội đồng bảo hiến Cộng hòa Pháp:
Theo Điều 56, Điều 57 Hiến pháp 1958 của Cộng hòa Pháp:
3
Hội đồng bảo hiến bao gồm 9 thành viên (có nhiệm kỳ chín năm và không được tái
nhiệm)
Ba năm một lần, Hội đồng Hiến pháp tiến hành thay thế 1/3 số thành viên
Ba thành viên do Tổng thống bổ nhiệm, ba thành viên do Chủ tịch Hạ viện bổ
nhiệm và ba thành viên do Chủ tịch Thượng viện bổ nhiệm
Ngoài 9 thành viên trên, các cựu tổng thống Pháp (nếu không từ chối) đều là thành
viên Hội đồng bảo hiến (Cựu tổng thống Francois Hollande không tham gia Hội đồng
bảo hiến)
Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp do Tổng thống bổ nhiệm. Trong trường hợp số phiếu
của các thành viên ngang nhau, phiếu của Chủ tịch có giá trị quyết định.
Bổ nhiệm của mỗi chủ tịch Hạ viện hoặc Thượng viện phải có ý kiến thông qua của
Ủy ban thường trực của Viện liên quan
Người đã là thành viên của Hội đồng Hiến pháp thì không được đồng thời kiêm
nhiệm Bộ trưởng hoặc thành viên của Nghị viện. Các trường hợp bất khả kiêm nhiệm
khác được quy định trong một đạo luật về tổ chức
Lưu ý: Thành viên hội đồng bảo hiến không có yêu cầu về tuổi
Những trường hợp thành viên Hội đồng bảo hiến có thể bị cách chức:
Kiêm chức vụ khác
Vi phạm về phẩm chất đạo đức hoặc mất năng lực làm việc
Thành viên Hội đồng Bảo hiến của Cộng hòa Pháp hiện nay

Nhiệm kỳ bắt Nhiệm kỳ kết


Họ tên Tuổi Người bổ nhiệm
đầu thúc
ngày 8 tháng 3 ngày 7 tháng 3
LaurentFabius (chủ tịch) 76 tuổi François Hollande
năm 2016 năm 2025
ngày 11 tháng 3 ngày 10 tháng 3
Alain Juppé 77 tuổi Richard Ferrand
năm 2019 năm 2028
ngày 8 tháng 3 ngày 7 tháng 3
Corinne Luquiens 70 tuổi Claude Bartolone
năm năm 2025
ngày 11 tháng 3 ngày 10 tháng 3
Jacques Mézard 74 tuổi Emmanuel Macron
năm 2019 năm 2028
ngày 11 tháng 3 ngày 10 tháng 3
François Pillet 72 tuổi Gérard Larcher
năm 2019 năm 2028
ngày 8 tháng 3 ngày 7 tháng 3
Michel Pinault 75 tuổi Gérard Larcher
năm 2016 năm 2025
4
Nhiệm kỳ bắt Nhiệm kỳ kết
Họ tên Tuổi Người bổ nhiệm
đầu thúc
Jacqueline Gourault 71 tuổi Emmanuel Macron
ngày 14 tháng 3 ngày 13 tháng 3
Véronique Malbec 64 tuổi Richard Ferrand
năm 2022 năm 2031
François Seners 64 tuổi Gérard Larcher

5
CHƯƠNG 3
NHỮNG BẤT CẬP CỦA HỘI ĐỒNG BẢO HIẾN
VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN
3.1 Một số bất cập của Hội đồng bảo hiến ở Việt Nam hiện nay
Hiện nay, quá trình bảo hiến của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập
1. Việc giám sát và bảo vệ Hiến pháp được giao cho nhiều cơ quan nhà nước, cá
nhân có thẩm quyền mà không giao cho một cơ quan chuyên trách có chức
năng bảo vệ Hiến pháp. Điều này dẫn đến tình trạng không xác định rõ phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan nên hoặc là đùn đẩy trách nhiệm hoặc
chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, làm ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động giám sát và bảo vệ Hiến pháp (Theo khoản 2 Điều 119 Hiến pháp
2013)
2. Việc giám sát và bảo vệ Hiến pháp theo cơ chế hiện hành chủ yếu dựa vào việc
thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội, trong khi đó giám sát tối cao
của Quốc hội phụ thuộc vào các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội. Vì
thế không tránh khỏi sự ỷ lại trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo hiến
3. Chúng ta chưa có một cơ chế hữu hiệu nào để giám sát chính hoạt động của
Quốc hội và giám sát tính hợp hiến của các đạo luật, nghị quyết do Quốc hội
ban hành cũng như việc giải quyết và hệ quả pháp lý trong trường hợp luật,
nghị quyết của Quốc hội có dấu hiệu trái với Hiến pháp.

3.2 Đề xuất phương án giải quyết về bảo hiến tại Việt Nam
Chức năng bảo hiến phải được giao cho một cơ quan chuyên trách là Tòa án
(Hội đồng bảo hiến, Tòa án Hiến pháp).
Tòa án Hiến pháp có những thẩm quyền như: Phán quyết về sự vi hiến của các
văn bản luật, Phán quyết về vi phạm quyền con người, Phán quyết về tính hợp hiến
của các hoạt động lập pháp, hành pháp như bầu cử, trưng cầu ý dân, phán quyết
khác của Quốc hội, Chính phủ.
Tòa án Hiến pháp cũng là cơ quan tư pháp nên hoạt động theo nguyên tắc độc
lập tuyệt đối và theo thủ tục tố tụng tư pháp.
Cần có quy định thời hạn cụ thể để cơ quan có thẩm quyền trả lời kiến nghị về
tính vi hiến, trái luật của văn bản pháp luật mà Tòa án làm căn cứ phán quyết để
Tòa án có căn cứ ra phán quyết kịp thời đối với các vụ án. Riêng đối với kiến nghị
về luật, có thể giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, trả lời và báo cáo
Quốc hội tại kỳ họp gần nhất để bảo đảm tính kịp thời trong bối cảnh Quốc hội làm
việc không thường xuyên ở nước

6
1

You might also like