BÀI TẬP PHỨC CHẤT 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

BÀI TẬP PHỨC CHẤT

Bài 1: Cho các phức chất sau:

K3[Mn(C2O4)3] ; [Co(en)3](NO3)3; K3[Fe(CN)6]; [Ni(py)4Cl2]; [Pt(NH3)2Cl2]; [Fe(phen)3](NO3)3;


[Co(NH3)6]Cl3, [Cr(CO)6]; [CoCl2(NH3)4]Cl; K2[PtCl6]

a- Phân loại phức chất cation, phức chất anion, phức chất trung hoà
b- Xác định số phối trí, số oxi hóa của nguyên tố trung tâm, dung lượng phối trí của phối tử đọc tên
các phức chất trên.
Bài 2. Viết các đồng phân hình học của các ion phức chất sau:

a. Phức vuông phẳng: [Pt Cl2(NO2)2]2-; [Ni (CN)2(NO2)(CO)]-; [Pt(NO2)(NH3)(NH2OH)(py)]+

b. Phức bát diện: [Co(NH3)4(H2O)2]3+; [CrCl3(NO2)3]3-; [Co(NO2)2(NH3)2(H2O)2]

Bài 3- Viết các đồng phân hình học của các phức chất sau:

- Phức vuông phẳng: [PtCl2(NH3)2]; [Pt(gly)2]; [PtCl2(PPh3)2] (Ph = phenyl);

- Phức bát diện: K3[Fe(C2O4)3]; Na[Co(EDTA)]; [Co(bipy)3]Cl3; [Cr(gly)3] gly là : H2N-CH2- COO-

Bài 4. Viết các đồng phân của các phức chất sau:

- [CoCl(NO2)(en)2]Cl

- [Co(NH3]6][Cr(C2O4)3]; [Rh(en)3][IrCl6]

Bài 5:BÁp dụng thuyết VB mô tả sự hình thành liên kết trong các phức chất sau:

- Phức tứ diện: [ Zn(NH3)4]2+; [CoCl4]2-;

- Phức vuông phẳng: [AuCl4]- ; [PtCl4]2-

- Phức bát diện: [FeF6]3-; [Fe(CN)6]3- biết momen từ của hai phức chất này lần lượt 5,9 và 1,73 B

Bài 6:

a- Thực nghiệm cho biết [Cr(H2O)6]3+ ; [Cr(CN)6]3- đều là phức thuận từ. áp dụng thuyết VB hãy mô tả
sự hình thành liên kết, momen từ trong các phức chất trên

b- Phức chất [Ni(CO)4]; [Co(NH3)6]3+ là phức nghịch từ còn phức chất [Ni(NH 3)6]2+; [CoF6]3- là phức
thuận từ. Áp dụng thuyết VB hãy mô tả sự hình thành liên kết trong các phức chất trên,

c- Mô tả sự hình thành liên kết trong các phức sau: [NiCl 4]2-, [Ni(CN)4]2-. Biết phức chất [NiCl4]2- là
phức thuận từ, còn phức chất [Ni(CN)4]2- là phức nghịch từ.

Bài 7- Phổ hấp thụ electron của dung dịch Ti(ClO4)3 có dạng sau:
- Hãy vận dụng thuyết trường tinh thể giải thích nguyên nhân sinh ra vân hấp thụ trên.

- Tính max; mômen từ, năng lượng tách (kJ/mol)

Bài 8: Phức chất [Co(NH3)6]3+ có giá trị ∆o = 30000 cm-1, năng lượng ghép đôi là 251kJ/mol. Áp dụng
thuyết trường tinh thể tính năng lượng tách (kJ/mol), momen từ, bước sóng hấp thụ cực đại (nm)
CFSE (kJ/mol), của phức chất trên. Biết 27Co

Bài 9: Cho các số liệu trong bảng sau:

Phức [CoF6]3- [Co(NH3)6]3+

Năng lượng tách  0 (KJ/ mol).


155,1 275,1

Năng lượng ghép đôi p (KJ/mol) 250,8 250,8


1. Hãy mô tả sự hình thành liên kết trong 2 phức chất trên theo thuyết VB, thuyết trường tinh thể
2. Dựa trên thuyết trường tinh thể hãy tính: Năng lượng ổn định bởi trường tinh thể , mô men từ 
và cho biết phức nào thuận từ nghịch từ? So sánh độ bền của 2 phức trên. Cho biết Co có Z=27
Bài 10 Cho các số liệu trong bảng sau:
Phức [Fe(H2O)6]3+ [Fe(CN)6]4-

Năng lượng tách  0 (KJ/ mol).


122,146 394,2

Năng lượng ghép đôi p (KJ/mol) 210,254 210,254


1. Hãy mô tả sự hình thành liên kết trong 2 phức chất trên theo thuyết VB, thuyết trường tinh thể
2. Dựa trên thuyết trường tinh thể hãy tính: Năng lượng ổn định bởi trường tinh thể , mô men từ 
và cho biết phức nào thuận từ nghịch từ? So sánh độ bền của 2 phức trên. Cho biết Fe có Z=26
Bài 11- Cho các phức chất sau: [FeF 6]3- ; [FeCl6]3-; [Fe(H2O)6]3+; [Fe(en)3]3+; [Fe(CN)6]3- . Hãy sắp xếp
các phức chất trên theo chiều tăng dần giá trị năng lượng tách
Bài 12: Cho phức [Mn(H2O)6]2+. Cho biết Mn có Z =25
1. Hãy mô tả sự hình thành liên kết trong phức chất trên theo thuyết VB và thuyết trường tinh thể.
2. Dựa trên thuyết trường tinh thể hãy tính: Năng lượng ổn định bởi trường tinh thể, từ tính của
phức chất
Bài 13- Mo men từ của phức [Fe(F)6]3- là 5,9 B và của phức [Co(NH3)6]3+ bằng 0. Hãy mô tả sự tạo
thành 2 ion phức trên từ nhân trung tâm và các phối tử bằng các thuyết liên kết trong phức chất. Phức
chất nào là spin cao, spin thấp?
Bài 14: Khi tách vàng ra khỏi quặng bằng phương pháp xianua có xảy ra các phản ứng sau:

4Au + O2 + 8CN- + 2H2O 4[Au(CN)2]- + 4OH- (1)

2[Au(CN)2]- + Zn [Zn(CN)4]2- + 2Au (2)

Tính hằng số cân bằng của các phản ứng trên ở điều kiện chuẩn.

Biết Eo(O2, H2O/2OH-) = 0,404V. Eo (Au+/ Au) = 1,69V; Eo (Zn2+/Zn) = -0,76V

Kb của [Zn(CN)4]2- = 7,7.1016 ; Kb của [Au(CN)2]- = 2.1038

Bài 15: A và B là hai phức chất đơn nhân, bát diện của Co(III) trong đó A nghịch từ còn B thuận từ.
Dựa vào thuyết trường phối tử (hoặc thuyết trường tinh thể) cho biết phức chất nào sẽ hấp thụ bước
sóng dài hơn? Giải thích.
Cho CoCl2 phản ứng với dung dịch KCN dư trong điều kiện không có oxi (không xảy ra phản ứng oxi
hoá khử) thu được 2 phức chất C thuận từ (μ = 1,73BM) và D nghịch từ. Cho biết cả 2 phức chất này
đều chỉ chứa một loại phối tử. Áp dụng thuyết VB xác định cấu trúc của hai phức chất C và D.
Một dãy các phức chất bát diện của Co(III) chứa phối tử NH 3 được tổng hợp trong dung dịch nước có
cực đại hấp thụ (λmax) được đưa ra trong bảng sau:

Hãy viết công thức cấu tạo thu gọn của các phức chất tren theo IUPAC
Sắp xếp các phối tử: NO3, F-, Cl-, Br-, NH3, CO3 theo chiều tăng dần lực trường phối tử

You might also like