Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 53

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.

HCM
VIỆN XÂY DỰNG

BÀI TẬP NHÓM


MÔN HỌC THÍ NGHIỆM KẾT CẤU
CÔNG TRÌNH
BÁO CÁO BUỔI 1, 2, 3, 4, 5, 6

GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH


TÊN NHÓM: NHÓM 6

DANH SÁCH NHÓM 6:

STT HỌ VÀ TÊN
1 NGUYỄN THỊ CẨM TIÊN
2 LÊ ĐỨC HẢI
3 LÊ LAM PHƯƠNG
4 QUÁCH CÔNG ĐIỀN
5 NGUYỄN DƯƠNG HẢI
6 HUỲNH THANH THUẬN

TP. HỒ CHÍ MINH, 11/2023


THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH

MỤC LỤC:
BUỔI 1: TỔNG QUAN......................................................................................................4
I. MỤC ĐÍCH – Ý NGHĨA CỦA THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH.................4
II. PHÂN LOẠI THÍ NGHIỆM:......................................................................................5
BUỔI 2: BÀI 1: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ BẢO QUẢN THIẾT BỊ..........................7
I. AN TOÀN LAO ĐỘNG...............................................................................................7
II. HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN THIẾT BỊ PHÒNG THÍ NGHIỆM:............................9
BUỔI 3: BÀI 2: VẬT LIỆU THÉP HÌNH......................................................................10
I. KHÁI NIỆM VẬT LIỆU THÉP HÌNH:......................................................................10
II. CÁC GIAI ĐOẠN LÀM VIỆC CỦA THÉP HÌNH KHI CHỊU TÁC DUNG TẢI
TRỌNG:.........................................................................................................................13
II.1. Biểu đồ ứng suất - biến dạng khi kéo.................................................................13
II.2. Các đặc trưng cơ học chủ yếu............................................................................14
II.3. Các đặc điểm nổi bật và đặt trưng chung của vật liệu thép hình và bản táp......14
III. THÍ NGHIỆM KÉO THÉP ĐỂ XÁC ĐỊNH THÔNG SỐ CỦA THÉP:.................14
III.1. Mẫu thí nghiệm.................................................................................................14
III.2. Tiến hành thí nghiệm........................................................................................16
III.3. Tính toán kết quả sau thí nghiệm:.....................................................................17
IV. NHẬN XÉT, GIẢI THÍCH KẾT QUẢ SAU KHI THÍ NGHIỆM:..........................17
BUỔI 4: BÀI 3: THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM...................................................................19
I. MỞ ĐẦU:....................................................................................................................19
II. THIẾT BỊ ĐO BIẾN DẠNG:....................................................................................19
II.1. Tenzomet cơ học................................................................................................20
II.2. Cảm biến đo biến dạng / straingague.................................................................21
II.3. Nguyên lý đo biến dạng.....................................................................................23
II.4. Xử lý kết quả đo biến dạng................................................................................24
III. THIẾT BỊ ĐO CHUYỂN VỊ:...................................................................................25
III.1. Nguyên lý đo chuyển vị....................................................................................25
III.2. Thiết bị đo chuyển vị........................................................................................25
III.3. Xử lý kết quả đo chuyển vị...............................................................................30
IV. THIẾT BỊ ĐO LỰC:.................................................................................................30
IV.1. Lịch sử cảm biến lực.........................................................................................31
IV.2. Nguyên lý hoạt động của cảm biến lực – Load cell..........................................31
V. THIẾT BỊ KHÁC.......................................................................................................32
VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY THÍ NGHIỆM....................................................35

NHÓM 6: Trang 2
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH
BUỔI 5: BÀI 4. MÔ HÌNH KẾT CẤU GIÀN THÉP...................................................37
I. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM MIDAS CIVIL:..............................................................37
II. CÁC BƯỚC MÔ HÌNH KẾT CẤU TRONG MIDAS CIVIL..................................37
II.1. Bài toán mô hình gian kết cấu............................................................................37
II.2. Tinh toán nôi lưc kết cấu....................................................................................38
II.3. Nôi dung kiểm toán sức chịu tải kết cấu............................................................38
III. MỘT SỐ HÌNH ẢNH MÔ HÌNH KẾT CẤU TRONG MIDAS CIVIL:.................40
BUỔI 6: BÀI 5. LẮP DỰNG MÔ HÌNH VÀ THÍ NGHIỆM KẾT CẤU..................42
I. LẮP DỰNG MÔ HÌNH..............................................................................................42
II. THÍ NGHIỆM KẾT CẤU DÀN:...............................................................................42
II.1. Lăp đăt kết cấu giàn lên máy thí nghiệm...........................................................42
II.2. Bố trí điểm đo biến dạng....................................................................................43
II.3. Bố trí điểm đo chuyển vị....................................................................................44
II.4. Kết nối thiết bị đo với máy tính.........................................................................45
II.5. Các bước thí nghiệm kết cấu giàn......................................................................46

NHÓM 6: Trang 3
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH

BUỔI 1: TỔNG QUAN


I. MỤC ĐÍCH – Ý NGHĨA CỦA THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH

Thí nghiệm kết cấu công trình là một lĩnh vực của nghiên cứu thực nghiệm nhằm
xác định và đánh giá khả năng làm việc thực tế của vật liệu và kết cấu công trình xây
dựng để kiểm tra so sánh với kết quả tính toán (lý thuyết).
Thí nghiệm kết cấu công trình bao gồm các thí nghiệm, thử nghiệm được thực hiện
trên các mẫu thử vật liệu, cấu kiện và kết cấu công trình tuân theo một quy trình được xác
lập bởi các mục tiêu của đề tài nghiên cứu, hay của các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành.
Thí nghiệm kết cấu là lĩnh vực nghiên cứu giải các bài toán phân tích trạng thái ứng
suất biến dạng của các kết cấu bằng thực nghiệm.
Các bài toán thực tế đôi khi rất phức tạp: hình dạng kết cấu, điều kiện biên, điều kiện
ban đầu, tính chất của vật liệu. Đôi khi rất khó khăn tìm ra kết quả dưới dạng một biểu
thức giải tích, có trường hợp không thể giải được.
Trên cơ sở hàng loạt những kết quả thí nghiệm, sử dụng công cụ toán học (xác suất
thống kê) có thể tìm ra những công thức tính toán công trình dưới dạng những biểu thức
thuận lợi cho tính toán thiết kế (đường hồi quy).
Trong giai đoạn đầu thiết kế có thể dùng thí nghiệm kết cấu tiến hành thực hiện
nhiều phương án, từ đó chọn được phương án tối ưu.
Trong quá trình nghiên cứu, thiết kế các công trình xây dựng, đặc biệt khi nghiên
cứu, áp dụng các vật liệu mới, kết cấu mới, những công trình đặc biệt, cần thiết tiến hành
các nghiên cứu thực nghiệm để kiểm tra các kết quả tính toán, so sánh, đánh giá sự làm
việc thực tế của vật liệu và kết cấu công trình so với các giả thiết đặt ra.
Đối với công trình đã và đang khai thác sử dụng, khi có như cầu cần sửa chữa, cải
tạo hay nâng cấp, bước đầu tiên cần thực hiện chính là tiến hành thí nghiệm và kiểm định
công trình.
Kiểm định công trình xây dựng là hoạt động khảo sát, kiểm tra, đo đạc, thử nghiệm,
định lượng một hay nhiều tính chất của vật liệu, sản phẩm hoặc kết cấu công trình. Trên
cơ sở đó, căn cứ vào mục tiêu kiểm định, tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá
và rút ra những kết luận về công trình theo quy định của thiết kế và tiêu chuẩn xây dựng
hiện hành được áp dụng.
Để phân tích, đánh giá và so sánh khả năng làm việc của vật liệu và kết cấu công
trình, công tác thí nghiệm và kiểm định gắn liền với kiến thức của các ngành khoa học
liên quan: Sức bền vật liệu, cơ học kết cấu, vật liệu xây dựng, kết cấu bê tông cốt thép, kết
cấu thép, công nghệ và kỹ thuật thi công…

NHÓM 6: Trang 4
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH
II. PHÂN LOẠI THÍ NGHIỆM:

Thí nghiệm vật liệu: có thể được tiến hành trên các mẫu thí nghiệm chế tạo từ các
vật liệu thực của công trình (thí nghiệm phá hoại) hoặc thí nghiệm ngay trên các cấu kiện
của công trình thực (thí nghiệm không phá hoại). Các mẫu thí nghiệm được chế tạo theo
những quy định của nhà nước.
Thí nghiệm phá hoại: thí nghiệm kéo thép nhằm xác định Rk, Rn, thí nghiệm kéo
mẫu bê tông nhằm xác định cường độ…
Thí nghiệm không phá hoại: thường thực hiện ngay trên công trình thực, có thể sử
dụng các thiết bị như súng bật nảy, máy siêu âm…để xác định cường độ bê tông, các
khuyết tật trong kết cấu bê tông…
Thí nghiệm kết cấu công trình: tiến hành ngay trên các cấu kiện của công trình
thực (thí nghiệm mô hình 1:1) hoặc trên các mô hình tương tự. Mục đích là kiểm tra
kết quả tính lý thuyết; kiểm tra khả năng làm việc của công trình; Xác định tình
trạng thực của kết cấu và chuẩn đoán hư hỏng của công trình.

NHÓM 6: Trang 5
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH

Hình ảnh 1: Thí nghiệm Kết cấu thép dàn

NHÓM 6: Trang 6
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH

BUỔI 2:
BÀI 1: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ BẢO QUẢN THIẾT BỊ
I. AN TOÀN LAO ĐỘNG

Hướng dẫn an toàn lao động Phòng thí nghiệm áp dụng quy trình 5S: 5S là hệ thống
tối ưu hóa nơi làm việc, sử dụng phương pháp năm bước để tổ chức và duy trì nơi làm
việc, các hệ thống và quy trình. Năm thuật ngữ tiếng Nhật đại diện cho: sort (sàn lọc), set
in order (sắp xếp), shine (sạch sẽ), standardize (săn sóc) và sustain (sẵn sàng). BÀI trình
5S là nơi phù hợp để bắt đầu khi áp dụng cách tiếp cận phòng

5S: Trong phòng thí


S1: Sàng lọc - Loại bỏ hết các thứ không cần thiết
Đây là bước đầu tiên trong chu trình 5S. Bạn cần phải sàng lọc và loại bỏ hết các bộ
phận không cần thiết trong khu.
S2: Sắp xếp - Để đúng vị trí các vật dụng
Sau khi gán nhãn các vật dụng trong phòng thí nghiệm phải tiến hành tổ chức và
quản lý các đồ vật theo nhãn sao cho các đồ dùng hợp lý và dễ tìm thấy nhất. Bạn phải
đánh dấu các vị trí các dụng cụ đặt các bộ dụng cụ thí nghiệm.
S3: Sạch sẽ - Loại bỏ
Với nguyên tắc này bạn cần phải xử lý loại bỏ tất cả các vật nguyên nhân trực tiếp
dẫn đến tình trạng bụi bẩn và lộn xộn trong khu vực thí nghiệm. Việc loại bỏ hết những
thứ không cần thiết và chỉ giữ lại những thứ cần thiết sẽ tạo ra môi trường sạch sẽ, thoáng
mát.
S4: Săn sóc - Làm việc với các tiêu chuẩn

NHÓM 6: Trang 7
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH
Bạn cần phải lập ra kế hoạch hành động trước tiên, trước khi thực hiện tất cả công
việc của 5S. Việc lập kế hoạch thực hiện bao gồm cả các công việc sàng lọc và sắp xếp
theo định kỳ. Chu kỳ thực hiện có thể là hàng ngày, hàng tuần để đảm bảo các dụng cụ thí
nghiệm được làm sạch 24/7.
S5: Sẵn sàng - Theo dõi và cải thiện.
Công việc này tuy được thực hiện cuối cùng nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan
trọng quyết định đến việc thực hiện 5S có hiệu quả hay không. Đó chính là sự kiểm 4 tra,
theo dõi, giám sát thực hiện các công việc. Và vai trò của giảng viên được thể hiện ở ngay
khâu cuối cùng này. Các giảng viên phòng thí nghiệm phải là người trực tiếp kiểm tra,
giám sát thực hiện 5S để tránh việc áp dụng một cách hình thức, không đạt được.
An toàn phòng thí nghiệm là những tiêu chí được đặt ra để những người làm
việc tại phòng thí nghiệm tuân thủ theo. Việc tuân thủ và chấp hành các nội quy, quy định
đó sẽ giúp việc thí nghiệm trở nên an toàn và thuận lợi. Tránh được những rủi ro không
xảy ra về người và của tại phòng thí nghiệm.
Biển báo an toàn trong phòng thí nghiệm:
Có các biển báo an toàn: Cẩn thận điện giật, cẩn thận vấp ngã, cẩn thận vấp ngã, yêu
cầu mang đồ bảo hộ, yêu cầu đọc hướng dẫn trước khi dùng, …

NHÓM 6: Trang 8
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH

II. HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN THIẾT BỊ


PHÒNG THÍ NGHIỆM:

Để đảm bảo an toàn, tránh những trường


hợp đáng tiếc xảy ra khi làm việc trong Phòng thí
nghiệm, mỗi giảng viên và sinh viên làm việc tại
phòng thí nghiệm phải nắm vững các quy trình,
quy phạm và tuân thủ nghiêm ngặt. Cùng với đó
là việc trang bị và sử dụng các thiết bị bảo hộ lao
động là điều vô cùng cần thiết

NHÓM 6: Trang 9
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH

 Nhận xét chung:


Qua bài nhằm định hướng đưa ra quy chuẩn cơ bản làm khung cho sinh viên, người
tham gia làm việc, vận hành nơi phòng thí nghiệm thực hiện theo đảm bảo an toàn cho
người và dụng cụ làm việc.

NHÓM 6: Trang 10
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH

BUỔI 3:
BÀI 2: VẬT LIỆU THÉP HÌNH
I. KHÁI NIỆM VẬT LIỆU THÉP HÌNH:

Vật liệu thép dùng trong kết cấu phải được lựa chọn thích hợp tùy theo tính chất của
môn học, điều kiện làm việc của kết cấu, đặc trưng của tải trọng và phương pháp liên kết,
v.v…
Thép dùng làm kết cấu chịu lực cần chọn loại thép lò Mactanh hoặc lò quay thổi
oxy, rót sôi hoặc nữa tĩnh và tĩnh, có mác tương đương với các mác thép CCT34, CCT38
(hay CCT38Mn), CCT42, theo TCVN 1765:1975 và các mác tương ứng của TCVN
5709:1993 các mác thép hợp kim thấp theo TCVN 3104:1979. Thép phải được đảm bảo
phù hợp với các tiêu chuẩn nêu trên về tính năng cơ học và cả về thành phần hóa học.
Chỉ tiêu cơ lý và thành phần của thép hình chịu lực làm thí nghiệm theo Bảng 2.1 và
Bảng 2.2
Bảng 2.1: Cường độ của thép làm thí nghiệm

Bảng 2.2: Thành phần hóa học của thép làm thí nghiệm

Mặt cắt ngang tiết diện của thép hình vuông rỗng:
NHÓM 6: Trang 11
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH

Bảng 2.3 - Thông số kích thước đặc tính mặt cắt của tiết diện vuông rỗng
Cỡ Chiều dày Diện tích mặt Mô men Bán kính
danh nghĩa cắt ngang quán tính của quán kính
tiết diện
B T A I r
4
mm mm mm² mm mm
16 1.2 71.04 2610.5 6.06

- Dễ dàng kiểm tra phân loại thép


- Thép hộp có thiết kế rỗng ở bên trong, thành dày, bên ngoài có vẻ sáng bóng
- Ít phải mất chi phí bảo trì
- Thép chịu lực tốt, chịu được các tác động từ môi trường xung quanh
- Độ bền cao, giúp công trình có tuổi thọ dài
- Quá trình lắp đặt những thép hộp này cũng vô cùng đơn giản và dễ dàng không mất
quá nhiều thời gian
- Giá thành phù hợp với mọi công trình lớn nhỏ khác nhau. Ngoài thép hình vuông
rỗng, hệ dàn còn sử dụng có bản táp và bu lông cường độ cao dưới đây:
Bản táp có hình dạng và kích thước:

NHÓM 6: Trang 12
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH

Bu lông cường độ cao: Chọn M6, cấp độ bền 8.8 có fu=800MPa và fy

Bảng 2.4 - Kích thước của bu lông cường độ cao có ren

NHÓM 6: Trang 13
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH

II. CÁC GIAI ĐOẠN LÀM VIỆC CỦA THÉP HÌNH KHI CHỊU TÁC DUNG TẢI
TRỌNG:

II.1. Biểu đồ ứng suất - biến dạng khi kéo


Đoạn OA giai đoạn tỷ lệ.
Đoạn A’B: giai đoạn đàn hồi dẻo.
Đoạn BC: giai đoạn dẻo.
Đoạn CD: giai đoạn cũng cố.

Hình 2.1. Biểu đồ kéo của thép cac bon thấp


Thép cac bon cao: - Không có thềm chảy dẻo.
- Giới hạn chảy σc ứng với biến dạng dư ɛ=0.2%

Hình 2.2: Biểu đồ ứng suất và biến dạng của thép khi kéo; Đường 1 - Biểu đồ kéo của
thép cac bon cao; Đường 2 - Biểu đồ kéo của thép cac bon
NHÓM 6: Trang 14
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH
II.2. Các đặc trưng cơ học chủ yếu
Các đặc trưng cơ học:
- Giới hạn tỷ lệ: σ tl
- Giới hạn chảy: σ c → f y
- Giới hạn bền: σ b → f u vùng dự trữ giữa trạng thái làm việc và trạng thái phá hoại
- Biến dạng khi đứt ɛ0: đặc trưng độ dẻo và độ dai của thép
Lý thuyết tính toán:
Khi   tl: Lý thuyết đàn hồi với E = constant
tl    c: Lý thuyết đàn hồi dẻo với E  constant
Khi  = c : Lý thuyết dẻo, vật liệu làm việc trong vùng chảy dẻo.
II.3. Các đặc điểm nổi bật và đặt trưng chung của vật liệu thép hình và bản táp
- Thép hình vuông rỗng
+ Dễ kiểm tra phân loại thép, vẽ ngoài sáng bóng;
+ Thép hộp có thiết kế lỗ rỗng ở bên trong và thành dày;
+ Ít mất chi phí bảo trì, chịu lực, chịu tác động môi trường tốt. Độ bền cao, kéo dài tuổi
thọ.
+ Quá trinh lắp đặt đơn giản dễ dàng không mất quá nhiều thời gian;
+ Giá thành phù hợp với mọi công trình.
- Bu lông cường độ cao
+ Cấp độ bền cao đạt đến;
+ Phù hợp cho các công trình lực lớn;
+ Giá thành không chênh lệch nhiều so với bu lông thường.

III. THÍ NGHIỆM KÉO THÉP ĐỂ XÁC ĐỊNH THÔNG SỐ CỦA THÉP:

III.1. Mẫu thí nghiệm


 Mẫu thử tiêu chuẩn:

NHÓM 6: Trang 15
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH
Hình 2.3: Hình dạng mẫu thử tiêu chuẩn

Trong đó:
 ao là chiều dày ban đầu của mẫu thử;
 bo là chiều rộng ban đầu của mẫu thử;
 Lo là chiều dài cữ ban đầu;
 Lt là tổng chiều dài của mẫu thử;
 So là diện tích mặt cắt ngang của mẫu thử.
 Mẫu thử nguyên dạng:

Hình 2.4: Hình dạng mẫu thử nguyên dạng


 Kích thước mẫu thử:
 Có 3 loại kích thước hình học khác nhau các mẫu thử không tỷ lệ được sử
dụng rộng rãi. (Xem bảng 2.5)
 Chiều dài phần song song không được nhỏ hơn Lo + bo/2
 Trong trường hợp có sự tranh chấp, nên sử dụng chiều dài L o + 2bo, trừ khi
không có đủ loại vật liệu.
 Đối với các loại mẫu thử có cạnh bên song song với chiều rộng nhỏ hơn
20mm, và trừ khi có quy định khác trong tiêu chuẩn sản phẩm, chiều dài cữ ban đầu,
Lo, phải bằng 50mm. Đối với loại mẫu thử này, chiều dài tự do của các đầu kẹp phải
bằng Lo + 3bo.

NHÓM 6: Trang 16
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH

 Chuẩn bị mẫu thử:


 Các mẫu thử phải chuẩn bị để không ảnh hưởng đến tính chất của phôi mẫu
thí nghiệm. Bất kì vùng nào đã bị biến cứng do cắt hoặc ép phải được loại bỏ bằng
gia công cơ.
 Các loại mẫu thử này được chuẩn bị chủ yếu từ các lá hoặc băng kim loại.
Nếu có thể thực hiện được, không nên loại bỏ các bề mặt ở trạng thái cán.
 Xác định diện tích mặt cắt ngang ban đầu:
So phải được tính toán từ các giá trị đo các kích thước của mẫu thử.
Sai số trong xác định diện tích mặt cắt ngang ban đầu không được vượt quá
2%. Phần lớn nhất của sai số này thường do phép đo chiều dày của mẫu thử, sai
số đo chiều rộng không được vượt quá 0.2%.
Để đạt được các kết quả thử với độ không đảm bảo đo giảm, nên xác định
diện tích mặt cắt ngang ban đầu với độ chính xác 1% hoặc chính xác hơn. Đối
vưới các vật liệu mỏng có thể cần đến các kỹ thuật đo chuyên dùng.
III.2. Tiến hành thí nghiệm
Các bước thí nghiệm:
 Thí nghiệm kéo thép được tiến hành trên máy kéo WEW1000B.
 Đóng van xả, mở van gia tải, điều chỉnh cho lực kéo tăng từ từ theo cấp tải đã
chọn.
 Trong quá trình kéo phải chú ý ghi nhận giá trị của lực chảy, giá trị bền. Khi mẫu
đứt, đóng van gia tải, mở kẹp ngàm, lấy mẫu ra khỏi máy. Mở van xả áp lực dầu, tắt máy.
 Tiến hành đo thông số sau khi đứt, tính toán kết quả báo cáo.

NHÓM 6: Trang 17
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH

Hình 2.5: Hình thí nghiệm kéo thép


Một số điểm cần lưu ý khi kéo thép:
- Tốc độ gia tải.
- Xác định thời điểm mẫu thí nghiệm bị chảy dẻo và bị phá hoại.
- Đo đạc các thông số chiều dài trước và sau khi mẫu bị phá hoại để xác định biến
dạng tương đối.

Hình 2.6: Các bước thí nghiệm kéo thép tấm


III.3. Tính toán kết quả sau thí nghiệm:
 Đánh giá sai lệch khối lượng thanh thép trên chiều dài mẫu thí nghiệm.
 Tính giới hạn chảy trên và giới hạn bền khi kéo.
 Xác định độ giãn dài tương đối sau khi đứt.
 Vẽ biểu đồ quan hệ tải trọng – chuyển vị và ứng suất – biến dạng.

IV. NHẬN XÉT, GIẢI THÍCH KẾT QUẢ SAU KHI THÍ NGHIỆM:

 So sánh các giá trị tính được ở mục 3.3 với tiêu chuẩn quy định.
NHÓM 6: Trang 18
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH
 Nhận xét dạng biểu đồ tải trọng – chuyển vị và ứng suất – biến dạng.
 Nêu một số tính chất cơ học của vật liệu thép.
 Nhận xét chung:
 Sự làm việc của thép cacbon thấp:
 Giai đoạn 1: Đoạn OA, khi tải trọng nhỏ, ứng suất trong thanh thép chưa đạt
đến giới hạn chảy thì quan hệ giữa tải trọng – chuyển vị và ứng suất – biến dạng là
quan hệ tỷ lệ, đàn hồi tuyến tính, khi ta dỡ bỏ tải trọng thì biến dạng của các điểm
trong thanh thép sẽ quay về đúng vị trí ban đầu. Giai đoạn này chúng ta gọi là giai
đoạn tỷ lệ và gọi ứng suất là tl, vật liệu làm việc trong giai đoạn này gọi là giai
đoạn đàn hồi.
 Giai đoạn 2: Đoạn A’B, khi ta tiếp tục tăng giá trị tải trọng từ A’ đến B thì giá
trị ứng suất và biến dạng trong thanh thép cũng tăng theo. Ở giai đoạn này giá trị
ứng suất vẫn nhỏ hơn giới hạn chảy của thép. Thì ta thấy rằng quan hệ giữa tải trọng,
ứng suất và biến dạng đã không còn theo tỷ lệ tuyến tính và khi dỡ tải thì biến dạng
trong thanh thép gần như được phục hồi hoàn toàn. Ta gọi giai đoạn này là giai đoạn
đàn hổi dẻo. Ta thấy rằng ở giai đoạn 1, 2 khi ta tăng tải trọng thì giá trị ứng suất
cũng tăng rất nhanh theo tải trọng, tuy nhiên biến dạng của thanh thép thì tăng lên
gần như không đáng kể.
 Giai đoạn 3: Đoạn BC, khi giá trị ứng suất đạt đến giới hạn chảy thì ta thấy ở
giai đoạn này biến dạng trong thanh thép vẫn tiếp tục tăng mặc dù không tăng thêm
tải trọng và ứng suất trong thanh thép cũng gần như không tăng lên. Ta gọi giai đoạn
này là giai đoạn Chảy dẻo. Và ở giai đoạn này khi chúng ta dỡ tải ra thì thấy biến
dạng trong thanh thép không thể phục hồi hoàn toàn được nữa mà cách vị trí ban đầu
một đoạn O’.
 Giai đoạn 4: Đoạn CD, khi chúng ta tiếp tục tăng tải trọng lên thì lúc này giá
trị ứng suất và biến dạng tiếp tục tăng lên. Và khi giá trị ứng suất đạt đến giới hạn
bền b, thì giá trị ứng suất không tăng thêm nữa và biến dạng trong thanh thép vẫn
tiếp tục tăng đến 1 điểm nào đó thì thanh thép sẽ bị đứt gãy hoàn toạn. Ta gọi giai
đoạn CD là giai đoạn cũng cố và giá trị ứng suất tại điểm D gói là giới hạn bền của
thép. Ngoài ra ở giai đoạn này chúng ta thấy rằng giá trị ứng suất tăng lên không
nhiều, tuy nhiên biến dạng của thép lại tăng rất nhanh và lớn hơn rất nhiều so với
các giai đoạn 1, 2.
 Sự làm việc của thép cacbon cao: Tương tự như thép các bon thấp, nhưng ta thấy
rằng thép các bon cao thì có giới hạn chảy và giới hạn bền lớn hơn rất nhiều so với thép
các bon thấp. Ngoài ra, thép các bon cao không có thềm chảy và biến dạng trong thanh
thép nhỏ hơn nhiều so với thép các bon thấp.
 Ta thấy thép là loại vật liệu có tính dẻo, tính cứng, tính bền, khả năng chống oxi
hoá của môi trường khả năng đàn hồi và tính hàn.
NHÓM 6: Trang 19
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH

NHÓM 6: Trang 20
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH

BUỔI 4:
BÀI 3: THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
I. MỞ ĐẦU:

Tải trọng Dụng cụ đo


Kết cấu công trình Biến dạng, chuyển vị đo đạc, định lượng
Các giá trị biến dạng, chuyển vị thường nhỏ, không thể quan sát được bằng mắt
thường. Vì vậy, thông qua các dụng cụ, thiết bị đo cho phép xác định (định lượng) các giá
trị biến dạng, chuyển vị.
Các nhóm dụng cụ, thiết bị đo gồm:
 Dụng cụ đo chuyển vị: Xác định độ võng của kết cấu, độ lún của gối tựa, chuyển
vị ngang của cột…
 Dụng cụ đo biến dạng: Đo biến dạng cho phép xác định được ứng suất tại vị trí
khảo sát. Khảo sát biến dạng khi vật liệu làm việc trong miền đàn hồi.
 Dụng cụ đo lực: Xác định được tải trọng tác dụng lên đối tượng thí nghiệm. Các
yêu cầu chung với dụng cụ, thiết bị đo gồm: - Có độ chính xác đảm bảo yêu cầu của phép
đo - Ít chịu tác động của yếu tố môi trường.
 Đảm bảo ổn định trong suốt quá trình thí nghiệm.

II. THIẾT BỊ ĐO BIẾN DẠNG:

Có nhiều loại máy móc để đo biến dạng, các máy này đều đo Δl để suy ra ɛ, do vậy
người ta thường gọi là máy đo biến dạng. Sau đây ta nghiên cứu hai loại chính.

1. Tenzomet cơ học 2. Cảm biến đo biến dạng /


straingague

NHÓM 6: Trang 21
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH
II.1. Tenzomet cơ học
Tenzômet cơ học còn gọi là tenzômet đòn vì nó cấu tạo trên nguyên tắc đòn bẩy, sơ
đồ cấu tạo của tenzômet cơ học như trên hình 3-1, trong đó có: chân cố định 1 gắn liền
với khung máy 6, chân di động 2 gắn liền với đòn 3. Khoảng cách giữa hai chân (l) còn
gọi là chuẩn của máy đo, hiện tại thường có các chuẩn đo 20mm; 50mm; 100mm;
200mm. (3) là hệ thống đòn để truyền chuyển động đến kim (4), kim và hệ thống đòn còn
có tác dụng là để khuyếch đại chuyển động, với hệ số phóng đại K = A/a x R/r hệ số này
thường là 1000.

Hình 3.1. Tenzômet cơ học.


Khi đo, hai chân của Tenzômet đòn gắn chặt vào vật đo, nếu vật đo dãn dài ra hay co
ngắn lại quả trám ở chân di động sẽ nghiêng đi làm đòn 3 nghiêng theo và đẩy cho kim
lệch đi (đường đứt nét trên hình vẽ). Khi vật đo ngắn lại quả trám sẽ nghiêng theo chiều
ngược lại, đẩy kim lệch đi theo chiều ngược lại.
Thang chia 5 được chia theo 1mm nên nếu hệ số phóng đại k = 1000 một vạch trên
thang chia sẽ tương ứng với biến dạng dài tuyệt dối ở đầu của chân di dộng là 1/1000= 10 -
3
mm. Do hệ số phóng đại có thể sai lệch nên với mỗi máy còn có một hệ số điều chỉnh k 1
(hệ số này do nhà chế tạo cho sẵn trên từng máy) và khi số vạch chênh là s ta có công
thức để tính biến dạng dài Δl như sau:
l = k1/K.S (mm)

Trong đó:
 k - độ phóng đại của máy đo, thường là 1000
 k1- hệ số điều chỉnh của máy, thường k1 = 0,98÷1,02

NHÓM 6: Trang 22
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH
 s - Số vạch chênh lệch trên thang chia là hiệu số của số đọc khi không có tải
và số đọc không tải trung bình (tổng của số đọc không tải trước và sau khi có tải
chia cho 2).
Tenzômet cơ học có ưu điểm là cấu tạo đơn giản dễ thao tác, ít chịu ảnh hưởng của
nhiệt độ, độ ẩm nhưng có nhược điểm không đo được khi tải trọng động. Để đảm bảo
chính xác khi lắp mũi nhọn của hai chân phải gắn chặt vào vật đo sao cho mũi nhọn
không bị trượt trên vật đo và lúc đọc số mắt phải ở vị trí sao cho kim và ảnh của kim trên
gương trùng nhau.
II.2. Cảm biến đo biến dạng / straingague
Bằng kiến thức vật lý cơ bản chúng ta có thể nhận thấy rằng: khi vật liệu chịu bởi tác
động bởi lực kéo thì vật liệu sẽ dãn ra và ngược lại, khi vật liệu chịu nén thì vật liệu sẽ co
ngắn lại. Biến dạng được định nghĩa là tỉ số của sự thay đổi chiều dài ΔL so với chiều dài
ban đầu Lo (ε= ΔL/Lo). Hình 3.2 minh họa ứng xử của vật liệu khi chịu lực kéo, độ dãn
của vật liệu theo phương lực kéo là ΔL, theo phương trực giao, vật liệu bị co ngắn lại bởi
hiệu ứng Poisson’s (hệ số Poisson).
Mặc dù biến dạng có thể có thứ nguyên là in/in hay mm/mm dù sao biến dạng là đại
lượng không có thứ nguyên và có độ lớn rất bé, thông thường được sử dụng đơn vị là
microstrain (µε).

Hình 3.2. Biến dạng là tỉ số của độ giãn dài của vật liệu so với chiều dài ban đầu
Theo nguyên nhân, biến dạng được chia thành 4 loại: biến dạng dọc trục, biến dạng
uốn, biến dạng cắt và biến dạng xoắn. Biến dạng dọc trục và biến dạng uốn là hai loại
biến dạng phổ biến nhất (Hình 3.3). Biến dạng dọc trục phát sinh do sự kéo dãn hay co
ngắn của vật liệu dưới tác dụng của lực dọc cùng phương với phương biến dạng đang xét.
Biến dạng uốn phát sinh do sự kéo dãn hay co ngắn của vật liệu khi chịu tác dụng bởi lực
vuông góc với mặt phẳng đang xét biến dạng và vuông góc với phương đo biến dạng.
Biến dạng cắt phát sinh khi tồn tại cả hai loại biến dạng dãn dài và biến dạng uốn. Biến
dạng xoắn là biến dạng theo phương chu vi khi vật liệu chịu tác động bởi mo men xoắn.

NHÓM 6: Trang 23
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH

Hình 3.3 Biến dạng dọc trục và nguyên nhân biến dạng dọc trục, biến dạng
uốn và nguyên nhân biến dạng uốn

Hình 3.4 Strain gauge được dùng để đo biến dạng trên kết cấu bê tông, chiều
dài gauge 60mm, điện trở 120 Ohm.

NHÓM 6: Trang 24
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH
Hình 3.5 Strain gauge đơn hướng, đa dụng được dùng cho các mục đích đo
ứng biến dạng của vật thể theo một hướng xác định trước. Loại strain gauge
này có thể dùng với các vật liệu kim loại, bê tông hạt nhỏ, đá...
II.3. Nguyên lý đo biến dạng
Thực tế có nhiều phương pháp để đo biến dạng, tuy nhiên phương pháp sử dụng cảm
biến đo biến dạng (strain gauge) là phổ biến nhất. Strain gauge thực tế là một lá điện trở,
có điện trở thay đổi khi chiều dài của lá điện trở thay đổi. Loại straingauge được sử dụng
nhiều nhất là strgaingauge có vật liệu làm từ gốc kim loại. Loại straingauge này có cấu tạo
chính từ một sợi dây gốc kim loại rất mảnh được xếp lại theo dạng gâp khúc nhằm tăng
tổng chiều dài dây. Cấu tạo gấp khúc được thiết kế sao cho khi vật liệu biến dạng thì tất cả
các đoạn dây dề dãn ra (Hình 3.6).
Khi strain gauge được dán cứng vào bề mặt vật liệu, stain gauge sẽ có cùng biến
dạng với bề mặt vật liệu. Do đó, sự thay đổ về biến dạng có thể được đo thông qua sự
thay đổi điện trở.

Hình 3.6. Cấu tạo của strain gauge lõi gốc kim loại (metallic)
Thông số quan trọng về độ nhạy của strain gauge (sensitivity) là hệ số Gage (GF).
GF là tỉ số giữa sự thay đổi về điện trở đối với sự thay đổi về chiều dài như công thức
dưới đây:

Hệ số GF đối với các loại strain gauge gốc kim loại có giá trị “xung quanh” 2. Bạn
có thể tìm thấy hệ số này từ cataloge của strangauge hoặc từ thông tin của nhà sản xuất.
Trong thực tế đo biến dạng, giá trị biến dạng rất hiếm khi vượt quá vài phần ngàn (e
-3
x10 ). Do đó, để đo được biến dạng, chúng ta cần hệ thống đo lường có khả năng đo
chính xác được sự thay đổi rất bé về điện trở. Ví dụ, để đo được biến dạng của vật liệu ở
mức 500 micro khi sử dụng straingage có hệ số GF =2 thì sự thay đổi về điện trở ở mức
2*(500x10-6)=0.1%. Nếu điện trở của stain gauge là 120 Ω thì giá trị thay đổi là 0.12 Ω.

NHÓM 6: Trang 25
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH
Để đo được những giá trị thay đổi bé của điện trở của strain gauge, strain gauge
được bố trí theo các sơ đồ dựa trên nguyên lý mạch cầu wheatstone. Hình 3.7 thể hiện
mạch cầu wheatstone với điện áp cấp tại hai nút chéo là VEX

Hình 3.7 Sơ đồ mạch cầu Wheatstone sử dụng trong đo lường trong trường hợp xảy
ra sự thay đổi nhỏ của điện trở
Mạch cầu Wheatstone là một mạch điện tương đương hai nhánh điện áp song song
nhau. R1 và R2 là một nhánh và tương tự R4 và R3 là nhánh còn lại. Đầu ra của mạch là
Vo, được đo ở các nút giữa các nhánh (như Hình 3.7) và được tính theo công thức sau:

Từ phương trình trên có thể thấy: khi R1/R2 = R4/R3, ngõ ra diện áp Vo bằng Zero.
Điều kiện này gọi là điều kiện cân bằng của mạch cầu. Bất kỳ sự thay đổi nào về điện trở
trong bất kỳ nhánh nào cũng sẽ dẫn đến điện áp đầu ra không bằng zero. Do đó, khi thay
R4 bằng một straingauge thì khi điện trở của straingauge thay đổi do straingauge bị biến
dạng cũng sẽ tạo ra điện áp đầu ra do đó Vo sẽ là một hàm của biến dạng.
II.4. Xử lý kết quả đo biến dạng
Đầu tiên lấy trung bình cộng của ba số đo, tính sai số của ba số đo so với giá trị
trung bình, nếu cả ba sai số đều nhỏ hơn 15% thì lấy đó là giá trị trung bình cuối cùng.
Nếu có một sai số hoặc hai, ba lớn hơn 15% thì lấy trung bình của hai số gần nhau nếu sai
số của từng số này so với trung bình của nó nhỏ hơn 15%, không thoả mãn điều kiện trên
phải đo lại.
Phương pháp xử lý số liệu tuỳ thuộc vào loại máy đo. Với tenzômet điện do ba lần
đo ở một điểm đo kết quả đã là ba biến dạng tương đối nên việc xử lý hoàn toàn như quy
định ở trên để có ɛtb.
Với dụng cụ đo là tenzômet cơ học, kết quả đo chỉ là số đọc không tải và có tải
(bảng 3.1) còn cần xử lý để có số chênh lệch của ba lần đo.
Bảng 3.1 - Kết quả đo biến dạng tại điểm đo
Vị Điểm Số đọc trên máy Ghi chú

NHÓM 6: Trang 26
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH
trí đo Khôn Có Không Không Có Không Không
đo g tải tải tải tải tải tải tải
lần 1 lần 2

I T1

T2

III. THIẾT BỊ ĐO CHUYỂN VỊ:

III.1. Nguyên lý đo chuyển vị


Để đo dộ võng của kết cấu nhịp cần đo chênh lệch cao độ ở thời điểm chưa có tải C
và thời điểm có tải C’. Chênh lệch cao độ (CC’) là chuyển vị đứng của điểm C
 Nếu dầm có gối cứng thì CC’ chính là độ võng của điểm C
 Nếu dầm đàn hồi (Hình 3.8) độ võng của điểm C(C’’C’) được tính bằng hiệu số
giữa chuyển vị đứng đo được (CC’) và chuyển vị đứng của điểm C do chuyển vị gối sinh
ra khi xem như dầm là tuyệt đối cứng. Như vậy nếu dầm có gối đàn hồi, để đo dộ võng ở
một mặt cắt nào đó cần phải lắp dụng cụ đo ở mặt cắt đo và cả ở các gối mà chuyển vị của
nó ảnh hưởng đến chuyển vị của mặt cắt đo.

III.2. Thiết bị đo chuyển vị


Có nhiều dụng cụ để đo độ võng, ở đây ta nghiên cứu 3 loại thông dụng đang dùng
nhiều ở Việt Nam
a) Võng kế maximop
Võng kế maximop gồm: đồng hồ (1) nối với (2) thang chia và hai kim, thang chia
lớn ứng với kim dài, thang chia nhỏ ứng với kim ngắn. Khi kim dài quay được một vòng
(100 vạch trên thang chia lớn) thì kim ngắn quay được một vạch, do vậy khi đọc kim ngắn
đọc đến hàng trăm còn kim dài đọc đến hàng chục và đơn vị, thí dụ khi kim ngắn nằm
giữa hai số 15 và 16, kim dài nằm ở số 32 thì đọc là 1532 (cũng có thể đọc là 15.32 khi
lấy vạch trên kim ngắn làm chuẩn). Thông thường một vạch trên thang chia lớn tương ứng
với chuyển vị là 0.1mm, khi đó (1) vạch trên thang chia nhỏ tương ứng với chuyển vị
10mm. Trống quay (2) liên hệ với kim thông qua hệ thống bánh răng nên khi trống quay
(2) quay thì các kim đồng hồ cũng quay theo. Trên trống (2) quấn một sợi dây không dãn
(thường quấn từ 2 đến 3 vòng), một đầu dây buộc vật nặng A(chừng 20kg) thả xuống đáy
NHÓM 6: Trang 27
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH
sông tạo thành điểm cố định. Cũng có thể thay vật nặng A bằng cách buộc đầu dây vào
cọc ở phía dưới, tuy nhiên dù là vật nặng hay cọc thì vẫn phải đảm bảo cho dây theo
phương thẳng đứng, đầu còn lại buộc vào vật nặng B (chừng 0.4 đến 0.5kg) ,vật B treo lơ
lửng trên không, mục đích để kéo căng sợi dây từ A đến B (hình 3.9)

Hình 3.9. Dụng cụ đo võng Maximop


Khi đo chuyển vị ở một điểm nào thì dụng cụ đo được gắn tại điểm đó. Tại mỗi điểm
đo đọc không tải trước và sau. Lúc có tải điểm đo chuyển vị thẳng đứng lên hoặc xuống,
vì A cố định nên B cũng lên hoặc xuống làm trống quay và kim quay theo, khi kim ổn
định đọc được giá trị có tải. Số vạch chênh lệch ΔV được tính theo công thức:

Trong đó: Vi là số đọc có tải lần i


Vot và Vos là số đọc không tải trước và sau lần i
Từ V dễ dàng tính được chuyển vị thẳng đứng
Võng kế Macximop có ưu điểm thao tác dễ dàng, kết quả đo chính xác.
b) Indicator (còn gọi là đồng hồ so)
Indicator (hình 3.10) gồm đồng hồ (1) có hai thang chia và hai kim tương ứng giống
như macximop. Giá trị một vạch trên thang chia lớn cho sẵn trên mặt đồng hồ, thường có
hai loại: giá trị một vạch 0.01mm (còn gọi là bách phân kế) và giá trị một vạch là
0.001mm (còn gọi là thiên phân kế). Khi đo ta thường dùng loại bách phân kế vì vẫn đảm
bảo chính xác và phạm vi đo rộng hơn (tối đa đến 100mm), trong khi đó thiên phân kế
phạm vi đo tối đa thường từ 10mm đến 20mm. Trục (2) có thể chuyển động lên xuống.
Trục 2 liên hệ với kim qua hệ thống bánh răng, khi trục lên hoặc xuống hệ thống bánh
răng sẽ chuyền chuyển động làm kim quay thuận hoặc ngược chiều kim đồng hồ. Khi đo,
indicator gắn trên vật đo đầu trục tì vào điểm cố định, lúc vật đo có chuyển vị xuống hoặc
lên trục sẽ có chuyển động tương đối đi lên hoặc đi xuống. Để đơn giản, khi đo, người ta
đã chế tạo ra bộ gá, vật nặng (chừng 20kg) buộc vào sợi dây không dãn treo trên móc gá
thay cho điểm cố định.
NHÓM 6: Trang 28
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH
Tại mỗi lần đo cần đọc không tải trước và sau. Lúc có tải vật đo có chuyển vị làm
trục có chuyển động tương đối, do đó kim quay, khi kim đã ổn định, đọc được giá trị có
tải. Từ những số đọc này dễ dàng tính được số vạch chênh theo công thức (mục a), sau đó
căn cứ vào giá trị một vạch đã cho trên đồng hồ để tính ra được chuyển vị thẳng đứng.
Cũng như võng kế Maximop, Indicator dễ thao tác, độ chính xác cao.

Hình 3.10. Indicator


c) Cảm biến vị trí (LVDT Sensor)
LVDT (linear variable differential transformer – Biến áp vi sai biến thiên tuyến tính)
được sử dụng để đo dịch chuyển/vị trí tuyến tính trong khoảng cách tương đối ngắn.
Chúng bao gồm một ống hình trụ, bên trong có chứa một thanh đo. Phần đế của ống được
gắn vào một vị trí cố định, và phần cuối của thanh được gắn vào một vật gì đó chuyển
động.
Khi thanh được kéo ra khỏi ống hoặc trượt trở lại, cảm biến sẽ xuất ra tín hiệu thể
hiện cho vị trí của thanh từ điểm bắt đầu đến độ lệch tối đa của nó. Thanh không chạm
vào bên trong ống, khiến nó hầu như không có ma sát và thành phần cấu tạo LVDT không
chứa linh kiện điện tử, khiến nó được sử dụng phổ biến trong môi trường khắc nghiệt.

Hình 3.11. Cảm biến vị trí (LDVT)

NHÓM 6: Trang 29
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH
Thông số kỹ thuật:
Thông số Kiểu PLS Đơn vị

PLS PLS1 PLS PLS PLS PLS -


-5 0 15 25 50 100

Dải đo 0-5 0-10 0-15 0-25 0-50 0-100 mm

Tín hiệu mV/V (danh


3.5 3.5 3.5 5.5 5.5 5.5
ngõ ra nghĩa)

Sai số tổng <


< 0.15 ±% Tín hiệu ra
hợp 0.20

Độ lặp lại <0.10 ±% Tín hiệu ra

Độ phân mm (phụ thuộc


< 0.01
giải vào thiết bị đọc)

Nhiệt độ
10 – 45 oC
hoạt động
Ảnh hưởng
của nhiệt
±% Tín hiệu
độ đến < 0.015
ra/oC
tín
hiệu đo
Ảnh hưởng
của nhiệt độ ±% Tín hiệu
< 0.015
đến điểm ra/oC
zero

Điện trở
350 Ohm
mạch cầu

Lực đẩy
70~250 gf
đầu trục

Vật liệu chế


Thép không gỉ/nhôm và đồng
tạo
Cấu tạo LDVT:
+ Gồm một cuộn sơ cấp, 2 cuộn thứ cấp và phần lõi sắt từ
+ Cuộn sơ cấp được cấp nguồn AC, 2 cuộn thứ cấp được mắc ngược nhau

NHÓM 6: Trang 30
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH

Hình 3.12. Sơ đồ cấu tạo của LVDT Hoạt động:

+ Ngõ ra là điện áp giữa hai đầu cuộn thứ cấp phụ thuộc vào vị trí của lõi sắt từ
+ Khi lõi sắt ở giữa 2 cuộn thứ cấp, sẽ sinh ra điện áp bằng nhau và ngược dấu nhau,
khi đó điện áp ra sẽ bằng 0
+ Khi vật di chuyển lên hay xuống thì làm cho điện áp của các cuộn thứ cấp tăng
hoặc giảm
+ Đo điện áp ngõ ra để xác định độ dịch chuyển.

Hình 3.13. Sơ đồ hoạt động của LVDT


Ưu điểm cảm biến LVDT:
NHÓM 6: Trang 31
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH
+ Các phép đo có độ chính xác cao
+ Phát hiện được cả khoảng cách và chiều di chuyển
+ Làm việc trong môi trường khắc nhiệt
+ Ít ảnh hưởng bởi rung động
Nhược điểm cảm biến LVDT:
+ Không phù hợp cho việc đo khoảng cách lớn Ứng dụng:
+ Đo dịch chuyển tuyến tính
+ Đo vị trí
III.3. Xử lý kết quả đo chuyển vị
Cách xử lý số liệu đo độ võng tương tự như xử lý số liệu đo biến dạng khi đo bằng
Tenzômét cơ học, tuy nhiên nếu gối hệ dàn là đàn hồi thì kết quả đo mới là chuyển vị
thẳng đứng, từ các chuyển vị thẳng dứng đo được cần tính ra độ võng của điểm đo.
Bảng 3.2 - Kết quả đo độ võng tại điểm đo
Vị Điểm Số đọc trên máy Ghi chú
trí đo
đo Khôn Có Khôn Không Có Khôn Không
g tải tải g tải tải tải g tải tải
lần lần 2
1

V1

I V2

V3

IV. THIẾT BỊ ĐO LỰC:

Lực là những nguồn gây ra biến dạng, chuyển vị trong kết cấu công trình, vì vậy xác
định được giá trị của lực tác dụng đảm bảo được tính chính xác của thí nghiệm.
Load cell là một cảm biến hay đầu dò có thể chuyển đổi một tải trọng hay lực tác
dụng vào nó thành một tín hiệu điện. Tín hiệu điện này có thể là một sự thay đổi điện áp,
dòng điện hay tần số tùy thuộc vào loại load cell và mạch đo được sử dụng. Mặc dù có
nhiều loại cảm biến lực – load cell nhưng kiểu load cell sử dụng straingauge (cảm biến đo
biến dạng) là phổ biến nhất.
Hầu hết các ứng dụng đo lường lực trong thí nghiệm và trong các nghành công
nghiệp sử dụng cảm biến lực loại nguyên lý biến dạng. Các cảm biến loại này cho phép
đạt đến độ chính xác từ 0.03% đến 0.25% tại giá trị lớn nhất (full scale) phù hợp cho hầu
hết các ứng dụng đo lường lực.

NHÓM 6: Trang 32
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH
IV.1. Lịch sử cảm biến lực
Trước khi cảm biến lực dựa trên nguyên lý biến dạng được ra đời để phục vụ cho
các nghành công nghiệp nặng, người ta đo lường lực bằng các phương pháp cơ học “đòn
bẩy” chúng chính là nguyên lý để tạo ra các các loại cân cơ học có thể cân mọi thứ từ viên
thuốc cho đến cả xe hơi và chúng rất chính xác nếu như được hiệu chuẩn và sử dụng đúng
cách. Các cảm biến lực dựa trên nguyên lý biến dạng (straingauge loadcell) bao gồm thiết
kế thủy lực và thiết kế khí nén. Vào năm 1843, nhà vật lý người anh Charles Wheatston
đã phát minh ra một mạch cầu có thể đo điện trở. Mạch câu Wheatston là mô hình lý
tưởng để đo sự thay đổi điện trở xảy ra trong các cảm biến đo biến dạng (strain gauge).
Thiết bị đo trở kháng đầu tiên được phát minh vào năm 1940, cho thấy công nghệ
mới đã trở nên khả thi về mặt kỹ thuật và kinh tế. Từ thời điểm đó, các thiết bị đo biến
dạng và cảm biến đo lực nguyên lý biến dạng được phát triển mạnh mẽ.

Cảm biến lực – Load cell 30 Tấn


IV.2. Nguyên lý hoạt động của cảm biến lực – Load cell
Nguyên lý hoạt động của cảm biến lực có thể phân theo loại tín hiệu đầu ra: khí nén,
thủy lực, nguyên lý điện. Hoặc có thể phân loại theo ứng xử cơ học: Uốn, cắt, nén, kéo...
Cảm biến lực loại thủy lực: dựa trên nguyên lý cân bằng lực và nguyên lý chất lỏng
không nén được. Cơ cấu chính bao gồm một hệ xy lanh piton và một đồng hồ cơ hiển thị.
Hệ piston và xy lanh được cấu tạo để tải trọng truyền vào xy piston làm gia tăng áp suất
chất lỏng trong xy lanh dẫn đến làm thay đổi chỉ số đọc của đồng hồ áp suất – đồng hồ chỉ
lực. Ưu điểm của loại cảm biến này là không sử dụng thiết bị điện tử do đó có mức độ an

NHÓM 6: Trang 33
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH
toàn và ổn định cao hơn. Nguyên lý này cho phép cảm biến có độ chính xác đến 0.25% tại
giá trị lự lớn nhất (full scale).
Cảm biến khí nén: Cũng tương tự như cảm biến lực loại thủy lực, cảm biến này cũng
dựa trên nguyên lý cân bằng lực. Ưu điểm của loại cảm biến này là ít bị thay đổi do điều
kiện môi trường (độ ẩm, nhiệt độ). Có thang đo bé hơn, độ chính xác cao hơn so với cảm
biến lược loại thủy lực, được ứng dụng nhiều trong các nghành công nghiệp sạch vì giảm
thiểu nguy cơ vỡ màng gây tràn chất lưu vào hệ thống. Nhược điểm là tốc độ cảm nhận
chậm hơn so với các loại cảm biến dựa trên nguyên lý khác.
Cảm biên lực nguyên lý biến dạng: chuyển đổi lực tác động thành tải tín hiệu điện.
Được cấu tạo bao gồm bộ phận 04 nhánh mạch cầu (thường là các staingauge) gắn trên cơ
cấu chịu lực (uốn, cát, nén, kéo..) mà khi chịu lực sinh ra biến dạng tại các straingauge.
Nhờ đó tín hiệu điện đầu ra thay đổi. Ngày nay loại cảm biến này ngày càng chiếm ưu thế
vì ngày càng tăng độ chính xác và giá thành giảm.

Hình 3.14. Cảm biến lực điện trở (load cell)

V. THIẾT BỊ KHÁC

- Hệ khung gia tải thí nghiệm:

+ Khung được chế tạo bằng thép và có độ cứng rất lớn, khả năng vượt tải 150% (có
thể phục hồi), 200% tới hạn

NHÓM 6: Trang 34
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH
+ Hướng tác dụng của lực phương thẳng đứng, lực nén/uốn lớn nhất 300 kN (30 tf)
+ Số xi lanh thủy lực tạo lực nén/uốn: 02, cấp tải mỗi xi lanh 300 kN, hành trình tối
đa 200mm kiểu tác động kép (2 chiều lên-xuống). Trên mỗi xi lanh có gắn sẵn cảm biến
áp suất và chuyển vị chính xác cao để đo được lực và chuyển vị trên kết cấu, các cảm biến
có thể được nối với bộ thu thập số liệu bên ngoài.
+ Bề rộng trong lòng khung (khu vực đặt mẫu) 2500m-2800mm (có thể thay đổi
theo yêu cầu)
+ Chiều cao dầm ngang từ 1400mm - 2800mm, có thể thay đổi thông qua các lỗ
định vị trên cột đứng (1 dầm)
+ Chiều cao cột 3000mm (2 cột)
+ Liên với với móng thông qua bu lông, khung có thể tháo rời và di chuyển được
+ Gối đỡ mẫu làm bằng bê tông, có thể di chuyển được để phù hợp với vị trí lắp đặt
mẫu.
Hệ cần trục sức nâng 2 tấn:

+ Lắp mới các cột đỡ dầm cầu trục và dầm dọc cho cầu trục di chuyển
+ Cầu trục di chuyển bằng mô tơ điện, ba lăng điện
+ Nhịp cầu trục tối đa 5m hoặc thiết kế phù hợp với điều kiện của PTN
+ Dầm phụ cẩu mẫu
 Bộ nguồn thủy lực có thể điều chỉnh tốc độ gia tải bằng tay:

NHÓM 6: Trang 35
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH

 Hệ thống thiết bị đo lường đa năng:

Thông số thiết bị bao gồm:


+ CompactDAQ chassis USB-9179, (14 khe cắm mô đun), 7 tác vụ thực hiện đồng
thời, giao tiếp USB 3.0.
+ Mô đun NI-9235, đo biến dạng bằng strain gauge, 1/4 cầu, 120 Ohm, 8 kênh, độ
phân giải 24 bit, tốc độ lấy mẫu 10,000 mẫu/giây/kênh
+ Mô đun NI-NI-9237, đo lực, chuyển vị, áp suất từ các cảm biến dạng mạch cầu
strain gauge, nhiệt độ, 4 kênh, độ phân giải 24 bit, tốc độ lấy mẫu 50,000 mẫu/giây/kênh
+ Mô đun NI-9230, đo gia tốc, IEPE, 3 kênh, độ phân giải 24 bit, tốc độ lấy mẫu
12,000 mẫu/giây/kênh
+ Các phụ kiện nối dây, hộp đựng thiết bị, dụng cụ…
+ Phần mềm Signal Express thu thập và phân tích số liệu thí nghiệm.
 Các loại cảm biến dùng trong thí nghiệm kết cấu:
+ Cảm biến đo lực (load cell), Model BSA-30, hãng sản xuất CAS, Hàn Quốc, dải
đo 5 tấn, cấp chính xác D3, sai số không tuyến tính < 0.05%, tín hiệu 2mmV/V

NHÓM 6: Trang 36
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH
+ Cảm biến đo chuyển vị (LVDT), Model PLS -20, hãng sản xuất Hoàng Vinh, Việt
Nam, dải đo 0-20mm, sai số không tuyến tính < 0.25%, tín hiệu ngõ ra 4.5mmV/V, đô
phân giải 0.01mm. Thiết kế theo mẫu của Mỹ, vật liệu chế tạo từ
Nhật, tương thích với bộ thu thập số liệu của National Instruments
+ Đồ gá và đế từ cho cảm biến chuyển vị
+ Strain gauge đo biến dạng cho bê tông PL-60, 120 Ohm, gauge length 60mm,
Hãng sản xuất TML-Japan, sai số 0.3%, kèm theo 1 gói keo dán.
 Máy tính laptop cho bộ thu thập số liệu:
+ CPU : Intel Core i5 7200U 2.5GHz - 3M (up to 3.1GHz)
+ RAM : 1x 4GB DDR4/2133 (2 slots)
+ HDD 1TB 5400rpm 2.5'' Sata3
+ Graphics : AMD Radeon R5 M420 2GB // Intel HD Graphics 620
+ Display : 15.6'' HD Glare

VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY THÍ NGHIỆM

Hướng dẫn sử dụng bộ nguồn thủy lực:

Hình 3.15. Sơ đồ điều khiển bộ nguồn thủy lực


+ B1: Vặn nút ON/OFF về bên phải đèn LIGHT bật sáng
+ B2: Bấm nút PUM ON
+ B3: Đóng van XẢ và van GIA TẢI bằng cách vặn thuận chiều kim đồng hồ
+ B4: Bấm nút LOADING
+ B5: Mở van GIA TẢI từ từ đảm bảo tốc độ gia tải theo quy định
+ B6: Gia tải xong Khóa van GIA TẢI Bấm nút STOP Bấm nút
RELEASE để điều khiển kích rút lên.

NHÓM 6: Trang 37
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH
+ B5: Vặn van GIA TẢI để điều chỉnh tốc độ đi lên của kích tới hết hành trình
Khóa van GIA TẢI.
+ B6: Bấm nút STOP bấm nút PUM OFF
+ B7: Vặn nút ON/OFF về bên trái để tắt máy Ghi
chú:
+ Trường hợp khẩn cấp cần tắt máy ngay bấm nút EMEGENCY
+ Phân biệt bộ điều khiển của Kích 1 và Kích 2 để không sử dụng nhầm.
+ Khi điều khiển kích đi xuống, tới gần mẫu thử cần giảm tốc độ để tránh va chạm
đột ngột dẫn tới mẫu bị phá hoại ngay.
+ Khi điều khiển kích đi lên, quan sát khi sắp hết hành trình cần giảm tốc độ thật
chậm để kích không bị va chạm đột ngột với xi lanh.
+ Khi không sử dụng Kích, cần neo Kích lại.
Hướng dẫn sử dụng hệ cầu trục 2 tấn:

Hình 3.16. Bộ điều khiển Các nút điều


khiển:
+ Nút U: kéo xích tời lên trên
+ Nút D: hạ xích tời xuống
+ Nút E: di chuyển hệ cầu trục về phía đầu phòng +
Nút W: di chuyển hệ cầu trục về phía cuối phòng
Ghi chú:
+ Tính toán tải trọng của vật cần nâng phù hợp với năng lực của hệ cầu trục.
+ Cần móc, neo chắc chắn vật cần di chuyển vào xích tời.
+ Phải quan sát bộ điều khiển để bấm đúng nút.
+ Trong quá trình di chuyển phải luôn quan sát lối đi và vật được di chuyển để không vấp
ngã, không va chạm với các thiết bị khác.

NHÓM 6: Trang 38
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH

NHÓM 6: Trang 39
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH

BUỔI 5:
BÀI 4. MÔ HÌNH KẾT CẤU GIÀN THÉP
I. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM MIDAS CIVIL:

Midas Civil là phần mềm mạnh mẽ nhất để phân tích và thiết kế kết cấu kim loại,
bê tông, gỗ, nhôm và kết cấu composite. Các kỹ sư có kinh nghiệm hiểu rõ về khái
niệm mô hình hóa, phân tích và thiết kế cấu trúc cũng đã quen thuộc với phần mềm
chuyên nghiệp và nổi tiếng này.
Tính năng chính Midas Civil:
+ Xét dấu đại số của các phản ứng cấu tạo trong quá trình phân tích quang phổ
+ Đồ họa mạnh mẽ
+ Kết nối mạng tối ưu
+ Xác định mức độ hoạt động của kết cấu dựa trên các tiêu chí
+ Chuyển kết quả phân tích MIDAS/GEN sang phần mềm MIDAS/SDS
+ Xác định khả năng chịu cắt của cấu kiện dầm, cột và tường theo quy định của
FEMA
+ Cung cấp kết quả chính xác dựa trên định dạng bảng tính
+ Tối ưu hóa cấu trúc kim loại dựa trên sức bền và độ dịch chuyển tương đối
giữa các tầng
+ Khả năng chuyển mô hình + MIDAS/FX sang MIDAS/CIVIL và MIDAS/GEN
+ Cung cấp chi tiết các cấu kiện kim loại, bê tông, composite, sàn và móng
+ Tự động tải gió, động đất và tải trọng lực
II. CÁC BƯỚC MÔ HÌNH KẾT CẤU TRONG MIDAS CIVIL
II.1. Bài toán mô hình gian kết cấu
Thông số kết cấu dàn:
 Tiêu chuẩn kiểm toán : AISC 360:16
 Tải trọng thiết kế : Tổng lực ép 1 Tấn (giữa nhịp)
 Bố trí chung giàn : 10 x 400 = 3200 mm
 Khoảng cách 2 giàn : 400 mm

Bố trí chung kết cấu dàn

NHÓM 6: Trang 40
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH
Thông số vật liệu:
 Cường độ chảy Fy cấp SS400 : 245 Mpa
 Giới hạn bền Fu cấp SS400 : 400
Mpa Tính toán sức kháng của cấu kiện:
 Khả năng chịu kéo khi xét chảy dẻo mặt cắt giữa thanh
 Khả năng chịu kéo khi xét kéo đứt mặt cắt đục lỗ
 Khả năng chịu nén thanh xiên L
 Khả năng chịu nén thanh đứng, ngang L
II.2. Tinh toán nôi lưc kết cấu
Mô hình kết cấu:
 Mô phỏng bằng phần tử beam, tiết diện 16x16x1, vật liệu thép SS400.
 Mô phỏng các liên kết gối đỡ, giải phóng liên kết cho các thanh
ngang bằng chức năng Beam End Release.

Mô hình tải trọng:


 Tải trọng bản thân : Tĩnh tải D.
 Tải trọng gia tải : Hoạt tải L
o Tải nhỏ nhất Lmin : 0.5 Tấn (mỗi nút giữa 0.25 Tấn), ứng
với 2x2500 N
o Tải thiết kế Ltk : 0.6 Tấn (mỗi nút giữa 0.3 Tấn), ứng
với 2x3.000 N
o Tải lớn nhất Lmax : 0.7 Tấn (mỗi nút giữa 0.35 Tấn), ứng
với 2x3.500 N
 Tổ hợp tải thí nghiệm : 1.0D + 1.0L
 Kết quả mô hình:
 Chuyển vị giữa nhịp do tổ hợp tải trọng tối thiểu: 1.0D + 1.0Lmin
 Chuyển vị giữa nhịp do tổ hợp tải trọng tối thiểu: 1.0D + 1.0Ltk
 Chuyển vị giữa nhịp do tổ hợp tải trọng tối thiểu: 1.0D + 1.0Lmax
 Lực dọc lớn nhất do tổ hợp tải trọng tối thiểu: 1.0D + 1.0Lmin
 Lực dọc lớn nhất do tổ hợp tải trọng tối thiểu: 1.0D + 1.0Ltk
 Lực dọc lớn nhất do tổ hợp tải trọng tối thiểu: 1.0D + 1.0Lmax
 Mô men uốn lớn nhất (My)
II.3. Nôi dung kiểm toán sức chịu tải kết cấu

NHÓM 6: Trang 41
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH
Các đặc trưng của tiết diện:
A;

Tính cho thanh chịu nén L


- Chỉ số mảnh của kết cấu:

- Ứng suất tới hạn:

- Sức kháng nén danh định:

- Sức kháng nén thiết kế theo LRFD:

Tính cho thanh chịu kéo L


- Liên kết sử dụng bolt 6mm nên trong tính toán giả thiết đường kính tính
toán của lỗ là 7.5mm (hư hại mỗi bên 0.75mm)
Ae = Ag-2td
- Khả năng chịu kéo theo điều kiện chảy dẻo tại giữa:

- Khả năng chịu kéo theo điều kiện đứt ở mặt cắt đục lổ:

- Khả năng chịu kéo thiết kế:

- Cường độ chịu kéo tối thiểu của thép làm bolt: Fu = 800 Mpa (Ứng với
cấp bền 8.8)

NHÓM 6: Trang 42
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH
Tính xé rách cho bản mã:
- Tiết diện:
An=Ae=Ag - ndt

Tính độ bền ép tại lỗ bulong:


- Theo khả năng chịu cắt:
Rr=0,8x0,38xAbxFuxNs
- Theo khả năng ép mặt ở thành lỗ:
Rr=0,8x2,4xdtFu
III. MỘT SỐ HÌNH ẢNH MÔ HÌNH KẾT CẤU TRONG MIDAS CIVIL:

NHÓM 6: Trang 43
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH

Một số mô tính toán

Một số biểu đồ ứng suất

NHÓM 6: Trang 44
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH

BUỔI 6:
BÀI 5. LẮP DỰNG MÔ HÌNH VÀ
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU
I. LẮP DỰNG MÔ HÌNH

 Lắp dựng kết cấu dàn


Kết cấu nhịp được chia thành 2 tầng:
- Tầng trên: các thanh xiên, thanh đứng, các thanh biên trên và hệ liên kết dọc trên.
- Tầng dưới: các thanh biên dưới, hệ liên kết dọc dưới.
Phương pháp lắp theo tầng như sau:
- Định vị tim dàn
- Liên kết các đầu thanh vào bản tiếp điểm bằng các bu lông
- Tiến hành lắp tầng dưới cho đến hết chiều dài nhịp dàn
- Tiến hành lắp tầng trên:

II. THÍ NGHIỆM KẾT CẤU DÀN:

Các thiết bị thí nghiệm để đo biến dạng và chuyển vị trên mô hình hệ dàn đượcbố trí
như dưới đây:

NHÓM 6: Trang 45
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH
II.1. Lăp đăt kết cấu giàn lên máy thí nghiệm
Hệ dàn được đặt trên hai gối kê hai đầu, tải trọng tác dụng lên hệ dàn qua thanh thép
chữ I đặt chính giữa, truyền vào 2 nút tầng trên của hệ dàn.

II.2. Bố trí điểm đo biến dạng


Việc bố trí số lượng điểm đo biến dạng nhiều hay ít tuỳ thuộc vào đặc điểmcủakết
cấu hay mục đích nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Điểm đo biến dạng thườngđược bố trí tại
những phần tử của kết cấu chịu lực chính, tại những vị trí sẽ xuất hiện những ứng suất lớn
nhất hay tại những tiết diện bị suy giảmđột ngột haycókhuyết tật.
Trên cùng một tiết diện cần đo, phải bố trí ít nhất hai điểmđo biến dạngởnhữngvị trí
thích hợp sao cho có thể ghi nhận được trị số biến dạng (kéo hoặc nén) thuần tuý dọc trục
và kết quả đo ít chịu ảnh hưởng nhất của các biến dạng phụ nhưxoắnuốn. Đối với hệ dàn:

NHÓM 6: Trang 46
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH
- Cần đo biến dạng ở những thanh dàn có nội lực lớn hay những thanhcóhưhỏng và
tại mặt cắt tương đối xa nút (hình 5.3).

II.3. Bố trí điểm đo chuyển vị


Thông thường nên bố trí điểm đo tại các mặt cắt có độ võng lớn nhất, tại cácvị trí bị
suy giảm hay tiết diện thay đổi đột ngột. Số lượng điểm đo nhiều hay ít tùythuộcvào khẩu
độ cầu, nếu phải xây dựng biểu đồ độ võng kết cấu thì phải đo nhiềuđiểmdọc theo kết cấu.
Trong trường hợp nhịp giản đơn mà không thể bố trí thiết bị đo tại điểm giữa nhịp
được thì có thể bố trí điểm đo tại tiết diện lân cận rồi sau đó tính ra độ võngtại giữanhịp.
Đối với hệ dàn:
- Theo chiều dọc kết cấu đo tại nút có độ võng lớn (hình 5.4)

NHÓM 6: Trang 47
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH

II.4. Kết nối thiết bị đo với máy tính


Các thiết bị đo được kết nối với máy tính để truy xuất dữ liệu, phân tính dữ liệu bằng
ngôn ngữ LabView hoặc Signal Express, theo sơ đồ dưới đây:

NHÓM 6: Trang 48
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH

II.5. Các bước thí nghiệm kết cấu giàn


- Vận hành hệ thống gia tải
- Thu thập các thông tin trạng thái mẫu thí nghiệm tương ứng với các thời
điểmtrongquá trình thí nghiệm.
- Thu thập số liệu trên các dụng cụ đo: tương ứng với từng cấp tải, cho đếntải
trọngthínghiệm.
- Biện pháp đảm bảo an toàn trong suốt quá trình thí nghiệm.

III. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

III.1. Thí nghiệm lần 1:


 Mối tương quan giữa lực và chuyển vị:

NHÓM 6: Trang 49
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH

NHÓM 6: Trang 50
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH

 Mối tương quan giữa lực và biến dạng:

III.2. Thí nghiệm lần 2:


 Mối tương quan giữa lực và chuyển vị:

NHÓM 6: Trang 51
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH

NHÓM 6: Trang 52
THÍ NGHIỆM KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: THS. NGUYỄN ĐỨC TRÌNH

 Mối tương quan giữa lực và biến dạng:

NHÓM 6: Trang 53

You might also like