Báo cáo nhập môn TDH

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

BỘ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BÁO CÁO MÔN


NHẬP MÔN TỰ ĐỘNG HÓA

Họ và tên : Trần Quang Huy

Giảng viên hướng dẫn : Đàm Xuân Đông

Ngành : Tự động hóa

Mã sinh viên : 21810003994383

Lớp : D16THDK&TDH2

Khóa : D16

Hà Nội, tháng 11/2022


Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi

Lời Nói Đầu

"Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Điện Lực Hà Nội đã
đưa môn học Nhập môn tự động hóa vào trương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – Thầy Đàm Xuân Đông đã dạy dỗ, truyền đạt
những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian
tham gia lớp học nhập môn của thầy, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích,
tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là
hành trang để em có thể vững bước sau này.

Bộ môn Nhập môn tự động hóa là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao.
Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Tuy nhiên,
do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc
dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những
thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong thầy xem xét và góp ý để bài tiểu
luận của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!”

2
Trần Quang Huy
Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi

MỤC LỤC
Lời Nói Đầu.............................................................................................................2
Danh sách các bảng, hình vẽ..................................................................................4
Danh sách ký hiệu, chữ viết tắt.............................................................................5
Mở đầu....................................................................................................................6
I. Tổng quan về hệ thống.......................................................................................7
1. Dây chuyền sản xuất tự động hóa là gì? .............................................................7
2. Lợi ích từ tự động hóa.........................................................................................7
3. Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi là gì? ..................................................7
II. QUY TRÌNH SẢN XUẤT...............................................................................10
III. Những thiết bị sử dụng trong dây chuyền chế biến thức ăn chăn nuôi....11
IV. Hệ thống phần mềm trong dây chuyền.......................................................16
1. Hệ thống quản lý sản xuất – MES.....................................................................16
2. Hệ thống giám sát, quản lý và điều khiển premix.............................................17
3. Hệ thống cân ra bao..........................................................................................18
4. Hệ thống xếp bao..............................................................................................19
5. Hệ thống quản lý băng tải xuất hàng................................................................19
6. Hệ thống truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.....................................................20
7. Hệ thống quản lý và bảo trì thiết bị..................................................................22
V. Tổng kết..........................................................................................................23

3
Trần Quang Huy
Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi

Danh sách các bảng, Hình vẽ


Bảng 3.1................................................................................................................11
Hình 1.1................................................................................................................8
Hình 1.2 ................................................................................................................9
Hình 1.3................................................................................................................10
Hình 3.1................................................................................................................14
Hình 3.2 ................................................................................................................14
Hình 3.3................................................................................................................15
Hình 3.4 ...............................................................................................................15
Hình 3.5................................................................................................................16
Hình 4.1................................................................................................................16
Hình 4.2................................................................................................................18
Hình 4.3 ...............................................................................................................20
Hình 4.4................................................................................................................22

4
Trần Quang Huy
Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi

Danh sách ký hiệu, chữ viết tắt


(1) MES (Manufacturing Execution System) – Là hệ thống máy tính được sử
dụng trong sản xuất, để theo dõi và ghi lại sự chuyển đổi nguyên liệu thô
thành hàng hóa thành phẩm.
(2) SCADA, là viết tắt của cụm từ Tiếng Anh Supervisory Control And Data
Acquisition. Được hiểu là một hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ
liệu theo nghĩa truyền thống. Hệ thống này nhằm hỗ trợ con người trong quá
trình giám sát và điều khiển từ xa.
(3) Hệ thống premix là hệ thống phối liệu kết hợp vi lượng chính xác được ứng
dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi. Đối với hệ thống này có thể thêm
các nguyên tố vi lượng như thuốc giúp nâng cao khả năng phòng bệnh ở vật
nuôi.

5
Trần Quang Huy
Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi

Mở Đầu
Thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm có nguồn gốc thực vật, động vật, vi
sinh vật… tất cả những nguồn sản phẩm này đều cung cấp các dinh
dưỡng cần thiết cho vật nuôi, đảm bảo khả năng phát triển, sinh trưởng và
sinh sản khỏe mạnh. Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi có những chuyển
biến rõ rệt trong những năm qua, với quy trình sản xuất luôn được cập
nhật, thiết bị công nghệ luôn được đổi mới… nhằm đáp ứng các yêu cầu
về chất lượng. Vậy quy trình công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi cơ bản
gồm những gì? Cùng tìm hiểu nhé!

6
Trần Quang Huy
Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi

I. Tổng quan về hệ thống:


1. Dây chuyền sản xuất tự động hóa là gì?
Là giải pháp tối ưu để hội nhập thị trường hiện nay, việc ứng dụng tự động
hóa trong sản xuất đem lại nhiều lợi ích. Dưới đây sẽ liệt kê một số giải pháp tự
động hóa trong sản xuất.

2. Lợi ích từ tự động hóa


Dây chuyền sản xuất tự động hóa trở thành đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế
mạnh mẽ, có thể đáp ứng nhu cầu của từng lĩnh vực như cơ khí, khí nén, thủy lực,
điện, điện tử thậm chí là nông nghiệp và sản xuất thức ăn chăn nuôi…

Việc ứng dụng tự động hóa trong sản xuất đối với các doanh nghiệp đem lại
nhiều lợi ích như:

– Tiết kiệm nhân lực, nhân công sản xuất.

– Việc hoạt động liên tục không có thời gian chết giúp tăng cường hiệu suất và cắt
giảm thời gian…

– Độ chính xác cao, thông báo sự cố lập tức giúp khắc phục và xử lý kịp thời…

Như vậy có thể thấy rằng việc ứng dụng các giải pháp tự động hóa hệ thống
sản xuất cho phép thực hiện cạnh tranh và đáp ứng điều kiện sản xuất, các nhu cầu
về sản phẩm

3. Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi là gì?


Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi là tổ hợp một chuỗi các loại máy
móc khác nhau được nghiên cứu và tính toán tạo nên một dây chuyền hoàn chỉnh.
Dây chuyền này là một hệ thống khép kín tự động hóa từ quá trình cân trộn đến
thành phẩm.

7
Trần Quang Huy
Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi

Hình 1.1. Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi


Hệ thống máy móc sản xuất thức ăn chăn nuôi đảm bảo việc sản xuất được
tiến hành nhanh chóng và hiệu quả. Để làm tốt được nhiều điều này chúng có
những đặc điểm cụ thể dưới đây:
– Hiện nay, dây chuyền sản xuất này được ứng dụng rộng rãi trong quá trình sản
xuất những loại thức ăn khác nhau. Chẳng hạn như thức ăn thô sinh học, những
loại bột củ hay tái sử dụng các loại nguyên liệu thô. Hệ thống này bao gồm những
công đoạn khép kín từ việc tiếp nhận nguyên liệu, làm sạch nguyên liệu, nghiền,
trộn và đóng gói theo yêu cầu.
– Những thiết bị cấp liệu đều được thiết kế với công nghệ nghiền cacbon hiện đại
vì thế chúng đảm bảo khả năng hoạt động ổn định nhất. Bên cạnh đó, trong khi
hoạt động chúng không ra tiếng ồn lớn, tránh ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.
Thức ăn thành phẩm có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
– Dây chuyền sản xuất có thể điều chỉnh dung lượng của sản phẩm.
Dây chuyền chế biến thức ăn chăn nuôi theo công nghệ tự động hóa ngày
nay được ứng dụng rất nhiều tại các nhà máy sản xuất. Mô hình sản xuất này đem
đến cho nhiều doanh nghiệp nhiều ưu điểm vượt trội như năng suất được nâng cao,
giảm chi phí sản xuất. Với quy trình hiện đại, các thiết bị có chất lượng cao đáp

8
Trần Quang Huy
Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi

ứng đầy đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng, độ an toàn và thời
gian sản xuất nhanh nhất.

9
Trần Quang Huy
Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi

Hình 1.2. Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

Dây chuyền chế biến thức ăn chăn nuôi theo hướng tự động hóa

Hình 1.3. Quy trình công nghệ của dây chuyền chế biến thức ăn chăn nuôi
II. QUY TRÌNH SẢN XUẤT
-Quy trình chế biến thức ăn chăn nuôi sẽ bao gồm những công đoạn chính sau đây:
Tập kết nguyên liệu
Nguyên liệu được thu mua hoặc tự nhà máy sản xuất được tập kết tại kho.
Nguyên liệu có thể làm cám, bột ngô, gạo, sắn và nguyên liệu xanh...Ngoài ra,
người ta có thể bổ sung thêm các nguyên liệu vi lượng và khoáng.
Nghiền nguyên liệu

10
Trần Quang Huy
Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi

Nguyên liệu sau khi được tập kết sẽ được chuyển qua máy nghiền khô. Tại
đây nguyên liệu sẽ được nghiền mịn để dễ sơ chế cho các công đoạn sau.
Công đoạn trộn thức ăn
Nguyên liệu sau khi nghiên nhỏ sẽ được chuyển qua công đoạn phối trộn.
Tại đây, bột được làm ẩm với nước, thêm các yếu tố vi lượng và các chất béo như
bột cá...Tỷ lệ các nguyên liệu sẽ được cân chính xác qua thiết bị định lượng trên
dây chuyền.
Ép nguyên liệu thành viên
Nguyên liệu sau khi được trộn đều được chuyển qua máy ép từ phễu nạp.
Tại đây với sự hoạt động của máy ép sẽ tạo ra các nguyên liệu viên thức ăn có kích
thước khác nhau.
Công đoạn sấy khô
Công đoạn này sẽ giúp cho hàm lượng nước bên trong thực ăn thành phẩm
giảm đi. Điều này sẽ giúp cho quá trình bảo quản được lâu, tránh tạo điều kiện cho
các vi sinh vật có hại phát triển.
Cân và đóng bao
Sau khi thức ăn thành phẩm được sấy khô sẽ được chuyển qua công đoạn
đóng bao. Tại đây một thiết bị định lượng sẽ cân chính xác khối lượng thành phẩm
vào bao. Sau đó, bao thành phẩm sẽ được đóng gói qua máy.
III. Những thiết bị sử dụng trong dây chuyền chế biến thức ăn chăn nuôi
Bảng 3.1.Trong dây chuyền sản xuất có những thiết bị sau:
T Tên máy móc, thiết bị Năng suất Công suất
T (kW)
1 Phễu và vít tải cấp liệu 7 - 8 T/h 2,2
2 Máy làm nhỏ sơ bộ 7 - 8 T/h 15
3 Phễu nạp liệu 2000 x 1.200 và lưới - -
4 Vít tải cấp liệu 7 - 8 T/h 3,7
5 Bộ nam châm lọc kim loại - -
6 Gầu tải nguyên liệu H19,5 m 9 - 10 T/h 4,0
7 Máy lọc tạp chất thô 9 - 10 T/h 2,2
8 T/bị phân phối liệu vào các thùng chứa 10 - 12 T/h 1,1

11
Trần Quang Huy
Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi

9 Bộ điều khiển thiết bị phân phối liệu - -


10 Hệ thống thùng chứa liệu: Tổng sức chứa 18,3 m3/th -
khoảng 72 tấn nguyên liệu 12,2 m3/th
11 Hệ thống khung đỡ thùng chứa - -
12 Sensor báo mức đầy, hết ở 10 thùng - -
13 Vít tải định lượng nguyên liệu 0,5 - 8 T/h 2,2
14 Hệ thống điều khiển tự động vít tải - -
15 Cân cộng dồn, sai số < 1% 1000kg/mẻ -
16 Thùng chứa liệu dưới cân 2,5 m3 -
17 Vít tải nguyên liệu cân 7 - 8 T/h 3,7
18 Van điện từ điều khiển xilanh khí -
19 Sensor báo mức các thùng còn lại - -
20 Gầu tải nguyên liệu máy nghiền H16,5 9 - 10 T/h 4
21 Thùng chứa trên máy nghiền 2,5 m3/th -
22 Van hai ngả chia liệu vào thùng - -
23 Van trượt dưới thùng liệu - -
24 Cơ cấu cấp liệu vào máy nghiền 3 - 7 T/h 1,7
25 Máy nghiền búa 5 - 6 T/h 55
26 Bộ lọc bụi bằng tay áo - -
27 Quạt ly tâm - 5,5
28 Hệ thống điều khiển tự động máy nghiền và rũ - -
bụi
29 Thùng chứa dưới máy nghiền 3 m3 -
30 Vít tải bột nghiền 5 - 6 T/h 3,7
31 Gầu tải bột nghiền H15 m 9 -10 T/h 3
32 Thùng chứa bột trước máy trộn 2,5 m3/th -
33 Van hai ngả chia liệu vào thùng - -
34 Van trượt dưới thùng - -
35 Máy trộn ngang dung tích 2000 lít 1000kg/mẻ 15
36 Thùng chứa dưới máy trộn 3 m3 -
37 Vít tải bột trộn 6 -7 T/h 3,7
38 Máynghiền lại (Máy đánh tơi) 7 - 8 T/h 15
39 Hệ thống cấp dầu vào máy trộn+Khuấy 5 - 30lít/ph 4,4
40 Gầu tải bột trộn H18 m 9 - 10T/h 4,0
41 Van hai ngả chia bột vào thùng - -
12
Trần Quang Huy
Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi

42 Thùng chứa trước máy ép viên 12,5 m3/th -


43 Van trượt dưới thùng - -
44 Máy ép viên SZLH400 3 - 8T/h 90 + 7
45 Van chặn khí và điều phối - 1,5
46 Máy làm mát viên 3 - 8 T/h 3,7
47 Quạt hút, cyclon, đường ống - 18,5
48 Roto phân phối viên - 1,7
49 Máy bẻ viên 5 - 6 T/h 7,5
50 Gầu tải viên H19 m 9 - 10 T/h 4
51 Sàng phân loại viên 5 - 7 T/h 2,2
52 Van hai ngả chia liệu vào thùng - -
53 Thùng chứa sản phẩm viên (S»16 tấn) 14 m3/th -
54 Thùng chứa sản phẩm bột 6,5 m3 -
55 Cân đóng bao sản phẩm 20-50kg/b 4 -5 bao/ph 0,75
56 Băng tải và máy khâu bao - 1,7
57 Sensor báo mức đầy 4thùng còn lại - -
58 Máy nén khí + đường ống dẫn khí < 8 at 7,5
59 Máy tính điều khiển cân - -
60 Máy tính quản lý sản xuất + máy in - -
61 Phần mềm điều khiển hệ thống - -
62 Dây dẫn truyền tín hiệu vào - ra - -
63 Hệ thống điện điều khiển - -
64 Khung, giàn thao tác, đường ống LK -

 Một số hình ảnh về thiết bị

13
Trần Quang Huy
Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi

Hình 3.1.Phễu tải cấp liệu

Hình 3.2.Máy nghiền cám

14
Trần Quang Huy
Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi

Hình 3.3.Máy trộn thức ăn gia súc

Hình 3.4.Máy ép viên

15
Trần Quang Huy
Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi

Hình 3.5.Hệ thống cân ra bao


IV. Hệ thống phần mềm trong dây chuyền
1. Hệ thống quản lý sản xuất – MES

16
Trần Quang Huy
Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi

Hình4.1.Hệ thống quản lý và điều hành sản xuất – MES

MES (Manufacturing Execution System) là một hệ thống ứng dụng máy tính
để theo dõi, giám sát và lưu trữ thông tin từ vật tư đầu vào cho tới thành phẩm đầu
ra…

MES cung cấp tới người dùng toàn bộ số liệu hệ thống và tình trạng của nhà
máy nhằm tối ưu hóa hệ thống sản xuất. Đối với hệ thống quản lý giám sát sản
xuất được ứng dụng với vai trò:

 Quản lý vòng đời sản phẩm


 Lên kế hoạch sản xuất
 Phân bổ nguồn lực hợp lý
 Phân tích sản xuất
 Quản lý thờ gian
 Chất lượng sản phẩm
 Chất lượng vật tư…
Hệ thống MES(1) được coi là hệ thống trung gian đối với hệ thống ERP (hệ
thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) và hệ thống SCADA(2) (hệ thống giám
sát và thu thập dữ liệu). Thực ra giữa các hệ thống này không quá rõ ràng trong các
hệ thống sản xuất công nghiệp lớn…

2. Hệ thống giám sát, quản lý và điều khiển premix


Là hệ thống phối liệu kết hợp vi lượng chính xác được ứng dụng trong sản
xuất thức ăn chăn nuôi. Đối với hệ thống này có thể thêm các nguyên tố vi lượng
như thuốc giúp nâng cao khả năng phòng bệnh ở vật nuôi.

Hệ thống premix(3) giúp loại bỏ phương thức vận chuyển máy móc truyền
thống, giảm thiểu dư thừa tránh nhiễm chéo bệnh, đạt các chỉ số về vệ sinh an toàn.

Hệ thống điều khiển giám sát, quản lý và điều khiển premix thông thường
được lắp đặt gồm 3 máy tính, chúng được kết nối với nhau qua mạng LAN để có
thể thực hiện các vai trò của mình.

 Quản lý định lượng theo lô từ công thức được đưa ra theo kế hoạch sản
xuất như sai số, tồn kho, hạn dùng, FIFO…

17
Trần Quang Huy
Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi

 Quét mã vạch nguyên liệu khi cân


 In mã vạch mẻ sau khi cân để quản lý lượng thuốc đổ vào máy trộn
 Báo cáo sản xuất premix
 Báo cáo mức sử dụng nguyên liệu trong ngày/công thức
 Báo cáo mức sử dụng nguyên liệu theo từng công thức

Hình 4.2. Hệ thống quản lý và điều hành sản xuất – MES


3. Hệ thống cân ra bao
Là hệ thống sử dụng phương pháp định khối lượng vật cân bằng cảm biến
truyền tải tín hiệu chính xác với tốc độ cao với các thông số hiển thị cụ thể:

 Trọng lượng từng bao


 Số lượng bao
 Tốc độ đóng bao
Hệ thống cân ra bao được ứng dụng rộng rãi đối với những sản phẩm có
nguyên liệu không kết dính như: thức ăn chăn nuôi, cám, bột gạo…

18
Trần Quang Huy
Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi

Hệ thống cân ra bao tập hợp nhiều ưu điểm như: độ chính xác cao giảm thiểu
tối đa hao hụt nguyên liệu, đặc biệt là khả năng tùy điều chỉnh và kết nối dễ dàng
HMI cao cấp…

4. Hệ thống xếp bao


Hệ thống xếp bao tự động lên pallet là một trong những ứng dụng phổ biến
nhất hiện nay vì sự tiện dụng cũng như khả năng hoạt động 24/7.

Hệ thống xếp bao chính là Robot xếp bao chuyên dụng có độ nhạy linh hoạt,
tính chính xác cao, nó có thể gắp nhặt các sản phẩm từ bằng chuyền xếp lên pallet
theo thứ tự đã được lập trình sẵn…

Hệ thống xếp bao được ứng dụng đa dạng trong các lĩnh vực như nhà máy
cám, nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhà máy sản xuất bột mỳ, đóng gạo…

Là một hệ thống chuyên dụng được thiết kế và tích hợp từ cánh tay robot,
băng tải, hệ thống cảm biến, điều khiển… Và lợi ích lớn nhất của hệ thống xếp
bao là tối đa hóa chi phí vận hành sản xuất.

5. Hệ thống quản lý băng tải xuất hàng


Việc sử dụng băng tải xuất hàng đã trở nên phổ biến trong các hoạt động sản
xuất hiện nay, tuy nhiên cách quản lý và kiểm tra để có thể đạt hiệu suât cao nhất
thì không phải ai cũng biết.

Do đó sử dụng hệ thống quản lý băng tải xuất hàng hỗ trợ sản xuất, đem lại
những lợi ích trong vận hành và xuất hàng hiệu quả. Đáp ứng vận chuyển hàng hóa
với các thông số báo cáo cụ thể.

 Quản lý danh sách đơn hàng bán từ phòng bán hàng


 Xuất hàng theo số lượng được hệ thống đếm tự động và hiển thị lên bảng
LED
 Quản lý chạy dừng theo theo số lượng đã đếm được
 Báo cáo xuất hàng theo đơn hàng, theo khách hàng, theo mã sản phẩm
 Quản lý hệ thống băng tải xuất hàng…

19
Trần Quang Huy
Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi

Hình 4.3.Hệ thống quản lý băng tải xuất hàng


6. Hệ thống truy nguyên nguồn gốc sản phẩm
Truy nguyên nguồn gốc sản phẩm là hệ thống theo dõi, quản lý nhập xuất
tồn nguyên liệu theo lô…

20
Trần Quang Huy
Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi

Có thể hiểu dễ dàng việc ứng dụng hệ thống truy nguyên nguồn gốc sản
phẩm nhằm ngăn ngừa các vấn đề thu hồi cũng như giảm thiểu thiệt hại. Từ đó có
thể trích xuất và cải thiện quy trình quản lý cải thiện chất lượng sản phẩm.

Hệ thống truy nguyên nguồn gốc sản phẩm có thể:

 Quản lý nhập xuất tồn nguyên liệu theo lô


 In tem mã vạch lô dán lên pallet hoặc bao nguyên liệu
 Quản lý các trạng thái của lô
 Quản lý xuất nguyên liệu sử dụng cho sản xuất theo lô
 Quản lý nhập thành phẩm sau sản xuất
 Quản lý xuất bán hàng: thành phẩm bao, thành phẩm xá…
 Báo cáo nhập xuất tồn khô
 Báo cáo chốt lô nguyên liệu
 Báo cáo hao hụt sản xuất
 In thẻ kho nguyên liệu
 Báo cáo hạn sử dụng của nguyên liệu lưu kho
 Báo cáo truy nguyên nguồn gốc thành phẩm
 Báo cáo truy nguyên nguồn gốc nguyên liệu…
Hiệu quả trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm là đảm bảo an toàn của
sản phẩm từ đó tăng sự hài lòng của khách hàng. Đồng thời giảm bớt các chi phí,
nhất là chi phí yêu cầu bảo hành bởi nó cho phép các nhà sản xuất phân tích chính
xác nguyên nhân gốc của sản phẩm hoặc phần lỗi để thu hồi, chi phí từ các nhà
cung cấp phải chịu trách nhiệm…

Hệ thống truy nguyên nguồn gốc ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong
nhiều lĩnh vực như thực phẩm, dược phẩm, điện tử…

21
Trần Quang Huy
Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi

Hình 4.4.Hệ thống truy nguyên nguồn gốc sản phẩm


7. Hệ thống quản lý và bảo trì thiết bị
Quản lý và bảo trì thiết bị đối với các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất vô
cùng quan trọng, giúp quản lý tài sản vật tư và ghi nhận lỗi thiết bị trong sản xuất
kịp thời. Nhờ đó hạn chế các rủi ro trong sản xuất.

Hệ thống quản lý và bảo trì thiết bị đáp ứng các nghiệp vụ cần thiết tối ưu
hóa sản xuất:

 Quản lý danh sách thiết bị


 Quản lý lịch các thiết bị kiểm định/ hiệu chuẩn
 Ghi nhận thông tin lỗi thiết bị khi sản xuất
 Theo dõi thông tin thời gian chạy thiết bi
 Báo cáo định kỳ bảo dưỡng
 Báo cáo danh sách thiết bị cần kiểm định
 Quản lý đặt hàng và báo cáo giá của nhà cung cấp
 Quản lý nhập, xuất tồn kho thiết bị

22
Trần Quang Huy
Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi

V. Tổng kết
Ngành chăn nuôi là một bộ phận quan trọng của bất kỳ nền nông nghiệp nào,
đặc biệt ngành chăn nuôi ở Việt Nam là một bộ phận quan trọng cấu thành
của nông nghiệp Việt Nam cũng như là một nhân tố quan trọng trong nền kinh tế
Việt Nam, vì thế việc đảm bảo nguồn thức ăn bằng một dây chuyền sản xuất thức
ăn chăn nuôi là điều cần thiết. Bài tìm hiểu này chỉ là một trong vô số những giải
pháp cho vấn đề này. Nó cũng cung cấp cho em nhiều kiến thức mới về các dây
chuyền máy móc trong công nghiệp.

23
Trần Quang Huy

You might also like