PTNN Nhóm e Chương 5 Báo Cáo Nhóm

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 52

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


….š²›….

HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP


CHƯƠNG 5: CHUẨN BỊ NGHỀ NGHIỆP

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Bích Thu


Lớp: HRM3007_48K17.1
Nhóm: E
Thành viên nhóm: Nguyễn Thị Thanh Tú (Nhóm Trưởng)
Nguyễn Thị Cẫm Chinh
Huỳnh Tiểu Nhi
Nguyễn Phan Thanh Thảo
Trương Thị Thương
Nguyễn Hoàng Anh Trâm
Đồng Phương Trinh
Võ Thái Gia Miên
MỤC LỤC
I. Bạn có thể đem đến điều gì? ................................................................................... 5
1. Phẩm chất cá nhân, kỹ năng và sở thích ............................................................ 5
1.1. Phẩm chất cá nhân ........................................................................................... 5
1.2. Kỹ năng nền tảng ............................................................................................ 5
1.3 Kinh nghiệm và học vấn ................................................................................... 9
II. Những xu hướng có thể tác động đến bạn .......................................................... 9
1. Tin tức Về Kinh tế ............................................................................................. 10
1.1. Những năm gần đây ................................................................................... 10
1.2. Dự đoán xu hướng trong tương lai ................................................................ 14
2. Tin tức Công nghệ ............................................................................................. 15
3. Cập nhập tin tức địa phương ............................................................................ 19
III. Tìm một công việc phù hợp với bạn ................................................................. 19
1. Sử dụng các nguồn thông tin nghề nghiệp ....................................................... 19
1.1. Mở rộng mạng lưới cá nhân .......................................................................... 19
1.2. Tận dụng nguồn thông tin tại thư viện và trung tâm hướng nghiệp ........... 20
1.3. Tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia .............................................................. 20
1.4. Internet ........................................................................................................... 20
1.5. Báo chí và truyền hình ................................................................................... 21
2. “Núp bóng” công việc........................................................................................ 21
3. Kỳ thực tập ........................................................................................................ 21
3.1. Khái quát về thực tập .................................................................................... 21
3.2. Tầm quan trọng của kỳ thực tập ................................................................... 22
3.3. Lưu ý khi đi thực tập ..................................................................................... 23
4. Đặt ra một mục tiêu trong việc tìm kiếm công việc. ........................................ 24
4.1. Mục tiêu nghề nghiệp ..................................................................................... 24
4.2. Thiết lập mục tiêu nghề nghiệp bằng mô hình SMART ............................... 25
4.3. Thực hiện hành động trong tìm kiếm công việc............................................ 26
4.4. Chuẩn bị ......................................................................................................... 27

2
IV. Bắt tay vào hành động....................................................................................... 28
1. Tìm cách tiếp cận công việc................................................................................. 28
1.1. Xác định nhu cầu và mục tiêu ...................................................................... 28
1.2. Cách tiếp cận công việc .................................................................................. 29
2. Chuẩn bị Resume .............................................................................................. 31
2.1. Định nghĩa ...................................................................................................... 31
2.2. Sự khác nhau giữa resume và CV ................................................................. 32
2.3. Bắt tay vào thực hành .................................................................................... 34
3. Chuẩn bị Portfolio ............................................................................................. 38
3.1. Portfolio là gì? Vì sao cần portfolio khi xin việc? ......................................... 38
3.2. Tầm quan trọng của Portfolio ....................................................................... 39
3.3. Cấu trúc của Portfolio gồm những gì? .......................................................... 39
3.4. Những điều cần lưu ý khi thiết kế Portfolio .................................................. 40
4. Viết cover letter ................................................................................................. 42
5. Viết hồ sơ ............................................................................................................ 45
6. Phỏng vấn .......................................................................................................... 47
6.1. Trước khi phỏng vấn ...................................................................................... 47
6.2. Trong cuộc phỏng vấn .................................................................................... 49
6.3. Sau cuộc phỏng vấn........................................................................................ 50
V. Sự nghiệp của bạn – Doanh nghiệp trọn đời ....................................................... 50
1. Điểm bắt đầu trong hành trình nghề nghiệp ..................................................... 50
2. Mục tiêu công việc ............................................................................................. 51
3. Tự đánh giá và học tập ......................................................................................... 51
Tài liệu tham khảo .............................................................Error! Bookmark not defined.

3
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Điểm Khác nhau giữa cv và resume ............................................................. 32
Hình 2: Kỹ Năng ......................................................................................................... 36
Hình 3: Sự khác nhau giữu CV và CL ....................................................................... 44
Hình 4: Mẫu CL .......................................................................................................... 45
Hình 5: Mẫu Sơ yếu lý lịch ......................................................................................... 46

4
I. Bạn có thể đem đến điều gì?
Rất nhiều người, bao gồm cả sinh viên, nội trợ quay trở lại làm việc và những người
chuyển đổi nghề nghiệp, nghĩ rằng họ có rất ít hoặc không có gì để cung cấp cho nhà
tuyển dụng. “Nhưng tôi không thể làm gì cả. Tôi không có kỹ năng hay kinh nghiệm”
là điệp khúc phổ biến. Nếu bạn nghĩ bản thân mình theo cách này, bây giờ là lúc để
dừng lại. Thực tế là mọi người đều có kỹ năng, sở thích, học vấn và kinh nghiệm có
giá trị đối với một số nhà tuyển dụng. Nhiều nhà tuyển dụng sẽ đào tạo nhân viên mới
nếu họ cảm thấy họ có các kỹ năng cơ bản, khả năng học hỏi và cam kết làm tốt.
1. Phẩm chất cá nhân, kỹ năng và sở thích
1.1. Phẩm chất cá nhân
- Trách nhiệm cá nhân: Thái độ đối với công việc được giao, luôn coi trọng vấn đề hoàn
thành đúng những gì mà cấp trên yêu cầu, khắc phục mọi khó khăn và nỗ lực bằng mọi
cách để thực hiện. Không chối bỏ trách nhiệm mà sẵn sàng gánh vác nếu công việc
không đạt hiệu quả như mong muốn.
- Tự tin: Luôn tin tưởng vào năng lực của bản thân
- Quản lý bản thân: Là quá trình cá nhân thực hiện những phương pháp, chiến lược để
giúp cho cuộc sống tốt hơn bao gồm việc đặt mục tiêu, lập kế hoạch, kiểm soát suy
nghĩ cảm xúc, tinh thần trách nhiệm cao, tự chủ trong công việc và tự đánh giá bản
thân
- Hòa đồng: Người hòa đồng là một người thân thiện, tích cực, dễ gần và tương tác với
mọi người xung quanh mà không có bất kỳ một sự phân biệt đối xử nào
- Tính chính trực: Trong công việc, người chính trực luôn làm việc với tinh thần trách
nhiệm cao nhất. Họ coi trọng công sức của bản thân và tập thể. Do đó, luôn mong muốn
hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất và hạn chế tối đa việc gây ảnh hưởng tiêu
cực đến nhóm và người khác
Bên cạnh đó còn có những phẩm chất: Thẳng thắn, say mê với công việc, tự trọng, có
hoài bão ý chí vươn lên, chịu đựng áp lực và khiêm tốn…
1.2. Kỹ năng nền tảng
Kỹ năng cơ bản và kỹ năng tư duy

5
a) Kỹ năng cơ bản:
- Lắng nghe: Thể hiện ở khả năng tập trung vào người nói và hiểu rõ ý nghĩa của những
gì họ đang truyền tải. Điều này bao gồm việc chú ý đến nội dung được truyền tải và cả
những cảm xúc, suy nghĩ, động cơ của người nói. Kỹ năng lắng nghe còn là việc phản
hồi lại người nói bằng cách sử dụng các câu hỏi, tóm tắt lại những gì đã được nghe để
đảm bảo rằng thông điệp đã được hiểu đúng và đầy đủ.
- Nói (trình bày/thuyết trình): Thể hiện ở mức độ rõ ràng, dễ hiểu khi nói; chọn lựa ngôn
ngữ, ngữ điệu và cử hợp với người nghe và tình huống; biết đặt câu hỏi khi cần thiết.
- Đọc: Thể hiện ở khả năng xác định những thông tin cần thiết/quan trọng trong các bài
viết (sách, báo, tạp chí, bài báo cáo..), đánh giá mức độ chính xác của các báo cáo và
dùng máy tính để tìm thông tin. Mọi công việc đều đòi hỏi khả năng này. Hàng ngày,
mỗi người phải đọc thư từ, hồ sơ, bảng thống kê, biểu đồ, báo cáo để lấy thông tin cho
công việc. Yêu cầu đặt ra là phải lấy thông tin nhanh và chính xác.
- Viết: Thể hiện ở khả năng diễn đạt ý tưởng một cách trọn vẹn chính xác về văn phạm
và chính tả trong các bức thư, công văn, bài viết, báo cáo,… và ở khả năng dùng máy
tính để trao đổi thông tin.
- Tính toán: Tương tự như giao tiếp, tính toán cũng là một kỹ năng cần thiết và được sử
dụng chủ yếu trong công việc. Đặc biệt là những vị trí liên quan đến tài chính, kế toán,
kỹ thuật hay phân tích thị trường. Vậy nên muốn đảm nhận tốt công việc, bạn cần phải
cải thiện và rèn luyện khả năng tính toán, phân tích sự việc thường xuyên. Bạn sẽ nhận
được kỹ năng kiểm soát tốt mọi vấn đề. Bạn biết cách phân tích, xem xét mọi tình
huống trong cuộc sống một cách logic và có tính toán. Từ đó, bạn hoàn toàn có thể dự
đoán cũng như kiểm soát những điều sắp xảy đến với mình trong tương lai. Đồng thời
những rủi ro không đáng có được hạn chế tối đa.
b) Kỹ năng tư duy
- Khả năng học hỏi: Là người có sự mong muốn và đam mê trong việc học hỏi, mở rộng
kiến thức, và phát triển kỹ năng. Người có tinh thần ham học hỏi luôn tò mò, thích tìm
tòi, sẵn lòng đối mặt với thách thức, và luôn tìm kiếm cơ hội nâng cấp bản. Để có thể

6
rèn luyện tốt kỹ năng này, người học cần có khả năng tổng hợp và lập luận chắc chắn
để phân tích chính xác và đưa ra các mệnh đề có tính thuyết phục cao
- Lý luận: Kỹ năng này đặc biệt quan trọng khi bạn cần đàm phán lương, ký kết hợp
đồng, thảo luận với đồng nghiệp. Để đàm phán thành công và trở nên thuyết phục hơn,
bạn nên lập mục đích, mục tiêu rõ ràng với các dữ liệu cụ thể và đảm bảo kế hoạch, đề
nghị của bạn sẽ có lợi cho bản thân bạn và người khác. Giao tiếp tốt, mối quan hệ tốt
và sự tự tin của bạn cũng sẽ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả đàm phán.
- Suy nghĩ sáng tạo: Sáng tạo là quá trình tạo ra các điều mới và khác biệt bằng cách sử
dụng trí tưởng tượng và sáng kiến. Nó có thể dẫn đến sản phẩm hoặc giải pháp mới,
cũng như giải quyết các vấn đề mới hoặc phức tạp hơn. Trong môi trường công việc
hiện đại, sáng tạo trong công việc còn đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự
khác biệt và giữ vững vị trí của mình trong ngành. Nó cũng giúp cho người làm việc
tăng cường sự tự hào và tạo ra một môi trường làm việc tích cực và sáng tạo.
- Đưa ra quyết định: Đây chính là kỹ năng bạn nhất định phải có, đặc biệt khi bạn hướng
tới các vị trí quản lý cấp cao, công việc của bạn tác động đến người xung quanh và trực
tiếp đến bán hàng của tổ chức. Mỗi quyết định của bạn phải dựa trên cơ sở, kịp thời,
xử lý được vấn đề trong giới hạn cho phép (ngân sách, nhân sự,…), có lợi và thuyết
phục được các bên có sự liên quan.
- Giải quyết vấn đề: Quá trình tìm hiểu, xác định và giải pháp cho một tình huống khó
khăn, rắc rối hoặc thách thức mà chúng ta đang đối diện. Đây là quá trình sáng tạo và
cần đòi hỏi tư duy, khả năng phân tích và sự kiên nhẫn. Hãy rèn luyện kỹ năng này
bằng cách tham gia nhiều dự án, tiếp cận vấn đề từ nhiều khía cạnh, phân tích vấn đề
theo từng bước và dựa trên số liệu, dữ liệu, cân nhắc và chấp nhận rủi ro khi cần thiết
c) Kỹ năng nơi làm việc
Giống như các kỹ năng nền tảng, các kỹ năng ở nơi làm việc rất chung chung và cần
thiết ở các mức độ khác nhau cho các ngành nghề khác nhau. VD: Một kỹ thuật viên
máy tính cần phải có nhiều kỹ năng công nghệ, nhưng kỹ năng giữa các cá nhân chẳng
hạn như đàm phán thì ít quan trọng hơn trong nghề nghiệp đó.

7
Kỹ năng Nguồn lực Phân bổ thời gian, tiền bạc, nguyên vật liệu, không gian
và nhân viên

Kỹ năng giữa các cá Làm việc theo nhóm


nhân Dạy người khác

Phục vụ khách hàng

Thương lượng chính

Làm việc với những người có nguồn gốc đa dạng

Kỹ năng Thông tin Thu thập và đánh giá dữ liệu

Tổ chức và duy trì tệp

Diễn giải và giao tiếp

Sử dụng máy tính để xử lý thông tin

Kỹ năng Hệ thống Hiểu các hệ thống xã hội, tổ chức và công nghệ

Giám sát và hiệu chỉnh hiệu suất

Thiết kế hoặc cải tiến hệ thống

Sơ đồ công nghệ Lựa chọn thiết bị và công cụ

Áp dụng công nghệ vào các nhiệm vụ cụ thể

Bảo trì và khắc phục sự cố thiết bị

VD: Một kỹ thuật viên máy tính cần phải có nhiều kỹ năng công nghệ, nhưng kỹ năng
giữa các cá nhân chẳng hạn như đàm phán thì ít quan trọng hơn trong nghề nghiệp đó.

8
Anh ấy rất giỏi trong việc sửa chữa hệ thống máy tính, nhưng anh ấy lại cảm thấy nhàm
chán với công việc của mình. Điều anh thực sự thích là những dịp anh ấy giúp đỡ khách
hàng… Kỹ thuật viên này sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn trong công viêc đòi hỏi nhiều kỹ
năng giữa các cá nhân hơn. Vì vậy, khi bạn nghĩ về kỹ năng, đừng chỉ nghĩ về những
điều bạn giỏi, hãy suy nghĩ về những gì bạn thích.
1.3 Kinh nghiệm và học vấn
Ngoài các kỹ năng và sở thích của bạn, bạn có thể cung cấp cho nhà tuyển dụng những
lợi ích từ học vấn và kinh nghiệm của bạn. Trình độ học vấn của bạn không chỉ là dấu
hiệu cho thấy bạn biết gì mà còn cho biết bạn có những kỹ năng nền tảng bạn có : kĩ
năng đọc, viết, tính toán và tư duy. Ngoài ra, trình độ học vấn của bạn cho thấy bạn có
khả năng học hỏi và quản lý bản thân, những phẩm chất quan trọng mà nhà tuyển dụng
tìm kiếm. Kinh nghiệm làm việc của bạn cũng là thứ bạn có giá trị. Nếu bạn chưa bao
giờ làm việc kiếm tiền, chỉ làm việc bán thời gian hoặc đã làm việc từ lâu, bạn có thể
nghĩ rằng bạn không có gì để cung cấp trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, bạn nên nghĩ về
kinh nghiệm làm việc như một thứ gì đó rộng hơn là những công việc được trả lương
toàn thời gian. Nhiều người phát triển các kỹ năng đáng kể thông qua kinh nghiệm làm
việc không thường xuyên hoặc không được trả lương. Bạn không nên bỏ qua những
hoạt động này khi bạn đang xem xét nền tảng của mình. Khi kiểm tra khả năng của
bạn, đừng bỏ qua công việc tình nguyện hoặc công việc thực tập. Ví dụ, những sinh
viên này đã phát triển các kỹ năng từ công việc xây dựng nhà ở cho một cơ quan dịch
vụ cộng đồng.
II. Những xu hướng có thể tác động đến bạn
Việc hiểu rõ bản thân, biết được ước mơ và mục tiêu của mình là yếu tố quan trọng
nhất khi chọn nghề nghiệp. Bằng cách này, người ta có thể tìm ra lĩnh vực phù hợp với
sở thích, năng lực và giá trị cá nhân. Đồng thời, việc nắm bắt theo kịp tin tức xu hướng
kinh tế và công nghệ hiện tại cũng rất quan trọng để có cái nhìn toàn diện về cơ hội
việc làm và phát triển trong tương lai. Việc kết hợp giữa việc hiểu rõ bản thân và nắm
bắt xu hướng sẽ giúp mọi người đưa ra quyết định thông minh và hiệu quả về lựa chọn

9
nghề nghiệp, từ đó phát triển sự nghiệp và đạt được thành công trong công việc và cuộc
sống.
1. Tin tức Về Kinh tế
1.1. Những năm gần đây
• Trên toàn cầu:
Trong những năm gần đây, kinh tế trên toàn cầu đã chứng kiến nhiều thay đổi đáng kể.
Dưới đây là một số xu hướng và thay đổi quan trọng trong kinh tế toàn cầu:
- Toàn cầu hóa và thương mại tự do: Việc toàn cầu hóa kinh tế đã tiếp tục diễn ra, với
việc tăng cường thương mại tự do và sự kết nối giữa các quốc gia. Các hiệp định thương
mại đa phương và song phương đã được ký kết để tạo ra môi trường thuận lợi cho việc
giao thương hàng hóa và dịch vụ trên toàn cầu.
- Sự gia tăng của kinh tế số: Kinh tế số đã phát triển mạnh mẽ, với sự tăng trưởng của
thương mại điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông. Các công ty và cá nhân đã
chuyển dần sang sử dụng các nền tảng trực tuyến và công nghệ số để tiếp cận thị trường
và tạo ra giá trị mới.
- Thay đổi trong mô hình kinh doanh: Các công ty đang thích nghi với sự thay đổi trong
mô hình kinh doanh. Các công ty khởi nghiệp công nghệ đã nổi lên với các mô hình
kinh doanh mới và cách tiếp cận thị trường sáng tạo. Nền kinh tế chia sẻ và kinh tế
đồng chia sẻ đã phát triển, cho phép người dùng chia sẻ tài sản và dịch vụ thông qua
các nền tảng trực tuyến.
- Sự tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi: Các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc,
Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á đã trở thành trung tâm kinh tế toàn cầu. Sự phát
triển của các ngành công nghiệp, đầu tư nước ngoài và sự tăng trưởng dân số đã tạo ra
sức mạnh kinh tế đáng kể cho những quốc gia này.
- Các vấn đề toàn cầu: Kinh tế toàn cầu cũng đối mặt với các vấn đề và thách thức toàn
cầu, bao gồm biến đổi khí hậu, bất ổn chính trị, và dịch bệnh đại dịch. Những yếu tố
này đã tác động mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp và dẫn đến sự biến động và không
chắc chắn trong kinh tế toàn cầu.

10
o Biến đổi khí hậu: Tác động mạnh mẽ đến các nguồn tài nguyên tự nhiên như dầu mỏ,
khí tự nhiên, nước ngọt và rừng,... Sự suy giảm nguồn cung và sự biến đổi trong phân
bổ địa lý có thể gây ra khó khăn trong việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này,
ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế cũng như an ninh của một quốc gia.
o Covid 19: Đại dịch COVID-19 bùng phát trong bối cảnh quá trình toàn cầu hóa đang
diễn ra mạnh mẽ, vì thế việc lây lan rất nhanh chóng và khó kiểm soát. Hậu quả kinh
tế mà đại dịch để lại trên toàn cầu rất nặng nề. GDP toàn cầu ước tính đạt khoảng 84,54
nghìn tỷ USD vào năm 2020 - nghĩa là tăng trưởng kinh tế giảm 4,5% dẫn đến sản
lượng kinh tế bị mất gần 2,96 nghìn tỷ USD. Năm 2021, tăng trưởng của kinh tế thế
giới có phần gượng lại, nhưng vẫn ở mức thấp. Thiệt hại kinh tế do đại dịch COVID-
19 gây ra phần lớn là do đứt gãy chuỗi cung ứng làm cho sản xuất bị gián đoạn và nhu
cầu giảm, ít người tiêu dùng đủ khả năng mua hàng hóa và dịch vụ có sẵn trong nền
kinh tế toàn cầu. Điều này được nhìn thấy rõ ràng trong các ngành bị ảnh hưởng nặng
nề.
o Chính trị: Kinh tế toàn cầu suy thoái, chiến sự tại dải Gaza, Cuộc xung đột Nga -
Ukraine cùng những biện pháp trừng phạt của Mỹ và các nước phương Tây đối với
Nga không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của Nga và Ukraine, mà còn tác động
tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu. cuộc xung đột Nga - Ukraine khiến nền kinh tế toàn
cầu thiệt hại khoảng 2.800 tỷ USD dưới nhiều dạng: lạm phát, giá nhiên liệu và lương
thực tăng, đứt gãy chuỗi cung ứng, ngành du lịch tê liệt, giá khí đốt và dầu mỏ tăng
mạnh và nhiều hệ luỵ khác.
Việt Nam gặp khó khăn về nguồn cung các nguyên, nhiên liệu phục vụ cho sản
xuất.Tăng giá nhiên liệu kéo theo giá cả sản xuất hàng hóa và tiêu dùng tăng, rủi ro về
giá dầu, giá thép và nhiều nguyên liệu đầu vào tăng, chi phí sản xuất hàng hóa sẽ đắt
đỏ hơn, gây áp lực đến lạm phát của Việt Nam.
è Những thay đổi trên đây đã tạo ra cơ hội và thách thức mới cho các quốc gia và
doanh nghiệp trên toàn cầu. Để tận dụng tối đa tiềm năng và đối phó với những thách
thức, những thay đổi trong kinh tế đã tạo ra các nhu cầu tuyển dụng mới và yêu cầu
những kỹ năng và phẩm chất khác nhau từ người lao động, ảnh hưởng đến sự lựa chọn

11
nghề nghiệp của mỗi người bằng cách tạo ra những cơ hội mới, thách thức mới đòi hỏi
sự thích ứng và học tập liên tục. Đồng thời, nó cũng có thể yêu cầu mọi người nắm bắt
và phát triển các kỹ năng mới để thích ứng với sự thay đổi và cạnh tranh trong môi
trường kinh tế hiện đại.
• Tại Việt Nam
Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh ở khu vực Đông
Nam Á. Qua việc thúc đẩy đầu tư nước ngoài, mở cửa thị trường và thúc đẩy phát triển
các ngành Công nghiệp, Việt nam đã thu hút sự quan tâm của các Doanh nghiệp quốc
tế. Sản xuất, xuất khẩu và dịch vụ là những lĩnh vực quan trọng trong sự phát triển
kinh tế của Việt Nam.
- Mạng lưới thương mại không ngừng mở rộng: Mạng lưới bán lẻ truyền thống và hiện
đại tiếp tục “phủ sóng” trên các địa bàn, đáp ứng sự gia tăng cả về quy mô và trình độ
phát triển, nhu cầu mua sắm của các tầng lớp dân cư. Cả nước hiện có 1.163 siêu thị
và 250 trung tâm thương mại, với các thương hiệu mạnh đến từ các nước như: Lotte,
Central Group, Aeon, CircleK, KMart, Auchan, Family Mart,... Toàn quốc đã thiết lập
trên 100 điểm bán hàng cố định “Tự hào hàng Việt Nam” tại 61 địa phương. Có 8.581
chợ truyền thống (61 chợ đầu mối) cùng gần 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa đang duy trì
hoạt động. Kênh bán lẻ truyền thống đã có những thay đổi mạnh mẽ (thanh toán điện
tử, kết hợp cả bán hàng trực tuyến (online) với trực tiếp (offline)); tiếp cận xu hướng
hiện đại từ trưng bày, giới thiệu hàng hóa, kết nối phản ánh người tiêu dùng với nhà
sản xuất.
- Thương mại điện tử trở thành “đột phá khẩu”: Thị trường thương mại điện tử ngày
càng phát triển, tạo ra nhiều xu thế mới trong việc mua bán hàng hóa, cùng với đó là
sự xuất hiện của nhiều loại hình công việc mới.
Với 53% dân số tham gia mua bán trực tuyến, thị trường thương mại điện tử (TMĐT)
Việt Nam năm 2020 tăng trưởng 18% (năm 2019 là 25%), đạt 11,8 tỷ USD. Năm 2021,
tăng 10,2% so với năm 2020, đạt 13 tỷ USD(1). Lần đầu tiên, mua sắm hàng hóa qua
TMĐT đã trở thành phương thức phân phối chủ yếu, phát huy hiệu quả, góp phần duy
trì chuỗi cung ứng và chuỗi lưu thông. Cũng lần đầu tiên, “Gian hàng quốc gia Việt

12
Nam” - nơi tập hợp các sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam được tổ chức, xây dựng trên
sàn TMĐT JD.com, do Việt Nam chủ trì triển khai qua phương thức TMĐT xuyên
biên giới.
Cụ thể, năm 2023, thị phần doanh thu 5 sàn Shopee, Lazada, Tiki, TikTok Shop, Sendo
chiếm 46,5% tổng doanh thu toàn thị trường TMĐT B2C, với tốc độ tăng trưởng ở
mức 53,4%. Trong đó, doanh thu đặc biệt tăng mạnh ở 2 quý cuối năm với mức tăng
trưởng cao nhất đạt 89,9% vào tháng 9. Những ngành hàng đứng đầu về doanh thu
cũng như sản lượng bán là làm đẹp, nhà cửa - đời sống và thời trang nữ.
è So với tăng trưởng doanh thu toàn thị trường TMĐT B2C thì mức tăng trưởng của
5 sàn bán lẻ trực tuyến đang cao hơn và nhanh hơn trong giai đoạn vừa qua, đặc biệt
từ năm 2022 - 2023. Qua đó, thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam đã có
sự chuyển dịch lớn, theo cùng với xu hướng thế giới.
- Xuất, nhập khẩu là điểm sáng: Thặng dư thương mại năm 2020 đạt 19,95 tỷ USD, cao
hơn mức thặng dư năm 2019 (10,8 tỷ USD) và năm 2018 (6,5 tỷ USD); gấp hơn 10 lần
năm 2017 và gần 13 lần so với mức thặng dư thương mại năm 2016. Năm 2021, dù
chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và bảo hộ mậu dịch gia tăng, xuất khẩu hàng
hóa của Việt Nam vẫn bứt phá, thiết lập “kỳ tích” mới với kim ngạch đạt 336,25 tỷ
USD, tăng 19% so với năm 2020. Với tỷ lệ xuất, nhập khẩu/GDP năm 2021 đạt
184,7%, năm 2020 là 158,6% và năm 2016 là 136,7%, kinh tế Việt Nam có độ mở cao
(đứng thứ 2 Đông Nam Á, thứ 3 châu Á, thứ 4 thế giới).

è Sự phát triển về Thương mại của một nền kinh tế phát triển và tăng trưởng mạnh
mẽ của Việt Nam đã có tác động tích cực đến cơ hội tìm kiếm sự nghiệp và giảm mức
độ thất nghiệp. Nó được thể hiện qua như tăng cơ hội việc làm, tăng nguồn lao động
về mặt chất lượng; mở rộng hoạt động kinh doanh đặc biệt là các công ty đa quốc gia,
cơ hội việc làm cả trong và ngoài nước bao gồm nhiều lĩnh vực: bán lẻ, sản xuất, dịch
vụ và logistics. Ngoài ra, sự phát triển của thương mại đã mở ra nhiều cơ hội cho việc
khởi nghiệp. Việt Nam đã chứng kiến sự bùng nổ của các Startup trong những năm

13
gần đây; tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp nhỏ và startup để khởi
nghiệp và phát triển.

1.2. Dự đoán xu hướng trong tương lai

Bước sang năm 2024, Việt Nam không thể tránh được những tác động từ tình hình khó
khăn của kinh tế thế giới cũng như những hạn chế trong nội tại nền kinh tế. Năm 2024,
có những tín hiệu phục hồi của nền kinh tế hiện khá rõ nét. Nền kinh tế có nhiều động
lực cho tăng trưởng như: Sự dịch chuyển chuỗi cung ứng và dòng vốn đầu tư toàn cầu;
thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại; dịch vụ, tiêu dùng tăng khá; đầu tư công được
đẩy mạnh, dư địa điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ lớn... Năm 2024, Quốc hội đã
quyết định mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 6-6,5%, mục tiêu này cho thấy sự đánh giá lạc
quan về triển vọng phục hồi kinh tế.
Tuy vậy, vẫn còn nhiều thách thức mà nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt trong năm 2024,
phần lớn đến từ lạm phát, xung đột địa chính trị hay biến đổi khí hậu. Mặc dù đã suy
giảm, lãi suất cao vẫn đang gây ra những tác động tiêu cực đối với hệ thống kinh tế toàn
cầu. Không những vậy, chiến tranh, xung đột cũng như thảm họa từ biến đổi khí hậu
đang khiến đời sống của người dân ở nhiều khu vực lao đao, nền kinh tế bị đình trệ. Các
chính sách kinh tế đang bị chi phối bởi xung đột giữa các liên minh, các khối. Xung đột
Nga - Ukraine đang đẩy nền kinh tế toàn cầu đi theo nhiều hướng khác nhau.
Kết luận: Việc biết thêm tin tức về kinh tế ảnh hưởng đáng kể đến quyết định lựa chọn
nghề nghiệp. Giúp chúng ta nhận ra những ngành nghề nào đang phát triển mạnh mẽ,
những ngành nghề nào tiềm năng và những ngành nghề nào có ít triển vọng; định hình
nào được giữa nhu cầu và khả năng của bản thân; nhận diện được những rủi ro và cơ hội
liên quan đến ngành nghề mà bạn đang quan tâm; có thể đánh giá xem liệu ngành nghề
đó có ổn định trong thời gian dài hay không cũng như xem xét các yếu tố kinh tế ảnh
hưởng đến sự nghiệp trong tương lai.
Sự phát triển kinh tế có thể tạo ra tác động đến nhu cầu tuyển dụng của Doanh nghiệp:
- Tích cực: Khi kinh tế tăng trưởng, doanh nghiệp mở rộng hoạt động và tăng sản xuất để
đáp ứng nhu cầu thị trường. Điều này có thể dẫn đến việc tăng cường tuyển dụng để đáp

14
ứng nhu cầu lao động mới. Các doanh nghiệp có thể tìm kiếm nhân viên mới để xây
dựng và phát triển các bộ phận hoặc chi nhánh mới, mở rộng quy mô sản xuất hoặc nâng
cao năng lực nghiên cứu và phát triển.
- Tiêu cực: Trong giai đoạn suy thoái, doanh nghiệp thường gặp khó khăn và giảm quy
mô hoạt động, việc tiêu giảm chi phí là một yếu tố quan trọng để giúp ổn định và tồn
tại. Ngoài ra, trong khi sự phát triển kinh tế có thể tạo ra nhiều cơ hội tuyển dụng nhưng
nó cũng tạo ra thách thức đối với những nhân viên không phù hợp, nó đòi hỏi nhân viên
có trình độ học vấn cao, kỹ năng chuyên môn sâu hơn và khả năng bắt kịp thích nghi
với thời đại.
2. Tin tức Công nghệ
Những xu hướng Công nghệ hiện nay không chỉ tạo ra những cơ hội mới cho sự lựa
chọn nghề nghiệp, mà còn đòi hỏi sự học tập liên tục và thích nghi với môi trường làm
việc thay đổi.
Ngay khi bước sang năm 2024, ngành công nghệ đã chứng kiến nhiều chuyển đổi quan
trọng, nổi bật là làn sóng sa thải trong bối cảnh các công ty tái tổ chức theo hướng ứng
dụng Trí tuệ nhân tạo (AI). Theo đó, biến động này đang tạo ra những thay đổi trên toàn
cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng, định hình lại thị trường lao động và triển
vọng kinh tế…Theo đó, nền kinh tế toàn cầu và lực lượng lao động bị ảnh hưởng đáng
kể bởi AI.
Ví dụ: Dẫn đầu nỗ lực chuyển đổi này là Google, công ty đã tích hợp mạnh mẽ AI vào
quy trình hoạt động và quyết định sa thải lượng lớn nhân viên.Cụ thể, sau quyết định
tích hợp AI vào bộ phận quảng cáo, Google đã sa thải 30.000 nhân viên. Trên thực tế,
tình trạng này không chỉ xảy ra tại những gã khổng lồ công nghệ bao gồm Microsoft,
Meta, Amazon, EY và Spotify, mà các công ty trong ngành cũng đang thay đổi quy mô
lực lượng lao động do ảnh hưởng từ những tiến bộ AI. Bất chấp lo ngại về những đợt sa
thải, rõ ràng những thay đổi này sẽ thường xuất hiện khi thực hiện những chiến lược
toàn diện mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và thúc đẩy giá trị doanh nghiệp
(Impro.ai, 2024).

15
Kết luận: Công nghệ hoàn toàn có thể thay thế được con người trong tương lai để thực
hiện một số công việc, điều này đương nhiên dẫn tới người lao động bị mất việc hoặc bị
cắt giảm lương. Với những đặc tính nổi trội mà công nghệ mang lại, nếu như trước kia
một số kỹ năng chỉ có con người mới có thì ngày nay công nghệ hoàn toàn có thể thay
thế một phần hoặc toàn bộ. Bên cạnh có những mối nguy cơ, đe doạ thì việc công nghệ
phát triển đã giúp đỡ người lao động tiến gần hơn đến công việc của họ, giúp họ chủ
động trong việc tìm kiếm công việc của mình, đem lại năng suất công việc tăng, công
nghệ được ứng dụng vào sản xuất giúp tăng năng suất lao động, điều này dẫn tới chất
lượng đời sống của người dân được cải thiện. Khi đó, trình độ dân trí của con người
cũng tăng lên, nhu cầu về dịch vụ đời sống cũng đa dạng hơn bao giờ hết. Lúc này, sẽ
xuất hiện thêm rất nhiều việc làm, ngành nghề mới. Những ngành nghề, lĩnh vực mới
này sẽ tạo ra nhiều việc làm mới hơn cho con người.
Một số Công nghệ nổi tiếng hiện nay:
1. Trí tuệ nhân tạo (AI)
- Hệ thống trợ lý ảo: Siri (Apple), Google Assistant, Alexa (Amazon).
- Xử lý ngôn ngữ tự nhiên: Google Translate, chatbot tự động trả lời.
- Nhận dạng hình ảnh: Công nghệ nhận dạng khuôn mặt trong điện thoại di động, hệ thống
giám sát an ninh.
- Ô tô tự lái: Tesla Autopilot, Waymo (công ty con của Google).
2. Internet of Things (IoT)
- Nhà thông minh: Hệ thống điều khiển ánh sáng, nhiệt độ, bảo mật qua mạng.
- Y tế thông minh: Thiết bị giám sát sức khỏe, hệ thống báo động y tế tự động.
- Năng lượng thông minh: Đo lường và quản lý tiêu thụ năng lượng trong các hộ gia đình
và công nghiệp.
3. Blockchain
- Tiền điện tử: Bitcoin, Ethereum, Ripple.
- Quản lý chuỗi cung ứng: Theo dõi nguồn gốc của sản phẩm từ nguồn cung đến người
tiêu dùng.

16
- Bỏ phiếu điện tử: Hệ thống bỏ phiếu công cộng và an toàn.
4. Reality Virtual (VR) và Augmented Reality (AR)
- Giải trí: Trò chơi VR, trải nghiệm thực tế ảo.
- Giáo dục: Học tập ảo, trình diễn không gian 3D.
- Thiết kế và xây dựng: Mô phỏng kiến trúc, xem trước thiết kế sản phẩm.
5. Robotics
- Sản xuất công nghiệp: Robot tự động hóa trong quá trình sản xuất và lắp ráp.
- Y tế: Robot phẫu thuật, hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân.
- Dịch vụ: Robot hướng dẫn, robot phục vụ trong nhà hàng và khách sạn.
è Đây chỉ là một số ứng dụng phổ biến của các công nghệ nổi tiếng hiện nay. Công
nghệ liên tục phát triển và ứng dụng của chúng được mở rộng vào nhiều lĩnh vực khác
nhau, mang lại nhiều lợi ích và cơ hội mới cho xã hội và kinh tế.
Tỷ lệ thất nghiệp
Đi đôi với sự phát triển về Kinh tế và Công nghệ, tỷ lệ thất nghiệp có thể là một vấn
đề quan trọng sau khi nền kinh tế và Công nghệ phát triển.
Theo kết quả khảo sát "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về việc làm đối với thanh
niên giai đoạn từ năm 2020 - 2023" của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, do
ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp, nhất là các khu công nghiệp tập
trung bị ảnh hưởng rất lớn, làm gia tăng tình trạng thất nghiệp trong thanh niên.Năm
2020, tỷ lệ thất nghiệp của người lao động trong độ tuổi từ 15-24 chiếm 7,21%; năm
2021, tỷ lệ này là 8,55% và là năm cao nhất trong vòng 10 năm gần đây. Năm 2022,
dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, tình hình việc làm của thanh niên dù có sự chuyển
biến tích cực nhưng tỷ lệ thanh niên thất nghiệp vẫn chiếm hơn 7,7%, chiếm 37,6% tổng
số người thất nghiệp. Hay theo Báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng
cho thấy bình quân cứ 10 thanh niên thì có 1 thanh niên bị thất nghiệp, lao động trẻ cũng
có nguy cơ mất việc cao gấp 3 lần so với những lứa tuổi lớn hơn.
è Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh
nhận định, tình trạng thất nghiệp của thanh niên, nhất là ở nhóm tuổi từ 15 – 24 tuổi vẫn

17
tiếp tục là thách thức đối với thị trường lao động của Việt Nam. Chưa kể, Việt Nam
đang ở giai đoạn dân số trẻ chuyển sang dân số già, điều này đặt ra cả cơ hội lẫn thách
thức. Qua đó cho thấy, Không chỉ ở Việt Nam, mà trên thế giới, tình hình thất nghiệp
cũng diễn ra cực kỳ nghiêm trọng, đặc biệt là tại các tập đoàn công nghệ lớn như Google,
Twitch, Discord,...
Tỷ lệ thất nghiệp ảnh hưởng như thế nào đến cơ hội nghề nghiệp?
Tỷ lệ thất nghiệp có ảnh hưởng lớn đến cơ hội nghề nghiệp của mọi người. Khi tỷ lệ thất
nghiệp tăng, cơ hội tìm kiếm việc làm và phát triển sự nghiệp giảm đi đáng kể. Người
tìm việc có thể gặp khó khăn trong việc tìm được công việc phù hợp và đáp ứng nhu cầu
tài chính và nhu cầu phát triển cá nhân.
Tỷ lệ thất nghiệp cao làm tăng sự cạnh tranh trong thị trường lao động. Các vị trí công
việc có thể thu hút một số lượng lớn ứng viên, và người tìm việc phải cạnh tranh với
những người khác để có cơ hội nhận được công việc mong muốn. Điều này đặt áp lực
lên người tìm việc để nâng cao kỹ năng, trình độ học vấn và kinh nghiệm để cạnh tranh
hiệu quả trên thị trường lao động.
Kết luận: Tỷ lệ thất nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội nghề nghiệp của mọi người.
Tỷ lệ thất nghiệp cao có thể làm giảm cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp và phát triển sự
nghiệp, trong khi tỷ lệ thất nghiệp thấp có thể tạo ra cơ hội nghề nghiệp tốt hơn. Đối với
người tìm việc, quan trọng để nắm bắt xu hướng thị trường lao động và cập nhật kỹ năng
phù hợp để cạnh tranh và tận dụng cơ hội trong môi trường tuyển dụng biến đổi.
Tỷ lệ thất nghiệp đã ảnh hướng đến nhu cầu tuyển dụng như thế nào?
Với sự gia tăng của tỷ lệ thất nghiệp, số lượng ứng viên cho một vị trí công việc có thể
tăng lên đáng kể. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà tuyển dụng sẽ có nhiều sự lựa
chọn hơn trong quá trình tuyển chọn. Điều này tạo ra một sự lợi thế cho các nhà tuyển
dụng, vì họ có nhiều lựa chọn hơn trong việc chọn người phù hợp cho các vị trí công
việc. Tỷ lệ thất nghiệp cao cũng có thể làm tăng độ cạnh tranh trong quá trình tuyển
dụng, và người tìm việc phải đối mặt với sự khó khăn trong việc tìm kiếm và giữ chỗ
cho công việc.

18
Để đáp ứng với sự thay đổi trong quá trình tuyển dụng, người tìm việc cần nắm bắt được
xu hướng công nghệ và cập nhật kỹ năng phù hợp. Việc liên tục học tập và phát triển
bản thân là cực kỳ quan trọng để cạnh tranh và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp trong môi
trường tuyển dụng ngày nay.
3. Cập nhập tin tức địa phương
Top 5 ngành nghề hot nhất Đà Nẵng 2023:
- Ngành Digital Marketing
- Ngành Công nghệ thông tin
- Ngành du lịch, quản trị khách sạn
- Ngành xây dựng
- Ngành công nghệ thực phẩm
Top những ngành nghề dự đoán có tiềm năng phát triển trong tương lai
- Ngành Khoa học máy tính
- Các ngành liên quan đến lĩnh vực kinh doanh
- Ngành Marketing
- Ngành tư vấn tâm lý xã hội
6. Tìm một công việc phù hợp với bạn
1. Sử dụng các nguồn thông tin nghề nghiệp
Xã hội hiện đại đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, kéo theo
sự thay đổi không ngừng trong nhu cầu lao động. Nhiều ngành nghề mới xuất hiện,
mang đến cơ hội việc làm tiềm năng, trong khi những ngành nghề lỗi thời dần bị
đào thải. Do vậy, việc lựa chọn ngành nghề phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
tương lai và sự thành công của mỗi người, vì vậy việc sử dụng các nguồn thông tin
nghề nghiệp hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng.
1.1. Mở rộng mạng lưới cá nhân
- Tham gia các hội nhóm chuyên nghiệp liên quan đến lĩnh vực quan tâm hoặc các
hội nghị, hội thảo và sự kiện networking để gặp gỡ những người trong ngành
- Tận dụng các nền tảng mạng xã hội để kết nối với các chuyên gia và nhà tuyển dụng.

19
- Trao đổi trực tiếp với những người bạn, người thân, đồng nghiệp có kinh nghiệm
trong lĩnh vực đang tìm kiếm
- Mạng lưới có thể cung cấp cho bạn những hiểu biết sâu sắc về những nghề nghiệp
mà có thể khó có được từ những mô tả bằng văn bản
1.2. Tận dụng nguồn thông tin tại thư viện và trung tâm hướng nghiệp
Tham khảo các ấn phẩm chuyên ngành, báo cáo thống kê, sách và tài liệu hướng
nghiệp như cuốn “Nghề nghiệp tương lai” để tìm hiểu về xác xu hướng nghề nghiệp
mới:
- Sử dụng các cơ sở dữ liệu nghề nghiệp trực tuyến như Vietnamworks.com hoặc
website CarrerViet
- Tham gia các buổi hội thảo, workshop hướng nghiệp được tổ chức bởi thư viện
hoặc trung tâm hướng nghiệp
- Trao đổi trực tiếp chuyên gia tư vấn hướng nghiệp để được hỗ trợ tìm kiếm thông
tin mong muốn
1.3. Tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia
- Tham khảo ý kiến của các cố vấn nghề nghiệp, chuyên gia tâm lý để đánh giá năng
lực, sở thích và định hướng nghề nghiệp phù hợp.
- Tham gia các chương trình tư vấn, định hướng nghề nghiệp chuyên sâu do các tổ
chức uy tín cung cấp như: Chương trình tư vấn nghề nghiệp miễn phí do Trung tâm
Dịch vụ Việc làm Thanh niên tổ chức.
- Tìm kiếm các dịch vụ huấn luyện nghề nghiệp để được hỗ trợ phát triển kỹ năng và
xây dựng chiến lược tìm kiếm việc làm hiệu quả.
- Các văn phòng hướng dẫn trung học, văn phòng dịch vụ việc làm của chính phủ
hoặc tổ chức cộng đồng để tìm kiếm các công việc phù hợp với năng lực và nhu cầu.
1.4. Internet
Với sự bùng nổ của công nghệ 4.0, Internet luôn đóng vai trò quan trọng trong việc
hỗ trợ con người, là 1 kho tàng thông tin khổng lồ hỗ trợ tìm kiếm và định hướng
nghề nghiệp cho chúng ta bằng việc:

20
- Cung cấp thông tin chi tiết về các ngành nghề
- Bổ sung kiến thức và góc nhìn thực tế
- Kết nối dễ dàng với cộng đồng chuyên nghiệp
- Sẵn các bài kiểm tra năng lực và đưa ra hướng dẫn nghề nghiệp
- Đa dạng với các trang web tuyển dụng, mạng xã hội (Facebook, Instagram, …) cập
nhật liên tục về nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, bạn cần cẩn trọng với các công việc không rõ nguồn gốc và độ tin cậy
của thông tin. Hãy sử dụng Internet một cách thông minh và hiệu quả để khai thác
tối đa tiềm năng của bản thân và đạt được thành công.
1.5. Báo chí và truyền hình
Báo chí và truyền hình là 2 kênh thông tin đại chúng phổ biến, cung cấp nguồn thông
tin chính thống, hữu ích về các ngành nghề bằng việc theo dõi các chương trình
chuyên về nghề nghiệp với chương trình truyền hình (“Cơ hội cho ai?”; “Shark
Tank”) hoặc các chuyên mục báo (“Chuyên mục nghề nghiệp”; “Tìm kiếm việc
làm”).
2. “Núp bóng” công việc
"Núp bóng" công việc là một cách tiếp cận độc đáo giúp bạn "bắt nhịp" thực tế trước
khi dấn thân vào một ngành nghề. Thay vì chỉ đọc sách vở hay nghe miêu tả, bạn có
cơ hội trực tiếp quan sát và trải nghiệm nhịp sống công việc của người trong ngành
là cơ hội giúp bạn:
- Mở rộng mối quan hệ: Gặp gỡ những người trong ngành, tạo dựng mạng lưới quan
hệ hữu ích.
- Tăng cường khả năng cạnh tranh: Nâng cao hiểu biết về ngành nghề, thể hiện sự
nghiêm túc và đam mê với công việc.
- Tìm kiếm cơ hội: Tiếp cận những vị trí tuyển dụng tiềm năng, tạo ấn tượng tốt với
nhà tuyển dụng.
3. Kỳ thực tập
3.1. Khái quát về thực tập

21
a) Khái niệm
Thực tập là quá trình sinh viên được tham gia làm việc tại các cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp,... để áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Trong quá trình thực tập,
sinh viên được giao các công việc, nhiệm vụ cụ thể, tương tự như công việc của một
nhân viên chính thức.
b) Mục đích
- Thứ nhất, mang đến sinh viên cơ hội được bước chân vào môi trường làm việc ngoài
xã hội, được tiếp xúc với thực tế và làm quen với nhiều mối quan hệ đồng nghiệp
mới.
- Thứ hai, giúp sinh viên áp dụng kiến thức đã học vào thực tế và rèn luyện kỹ năng
kinh nghiệm làm việc, điều này còn giúp sinh viên thích nghi dần với môi trường
làm việc.
- Thứ ba, tạo điều kiện để sinh viên bắt đầu tự lập, tự chủ trong công việc và cuộc
sống, theo đuổi công việc mà chuyên ngành mình đã chọn.
3.2. Tầm quan trọng của kỳ thực tập
- Áp dụng kiến thức vào thực tế: áp dụng kiến thức đã học vào thực tế, từ đó hiểu rõ
hơn về cách thức và yêu cầu của ngành nghề bạn chọn. Việc giải quyết các vấn đề
thực tế cũng giúp bạn củng cố kiến thức và phát triển tư duy logic.
- Rèn luyện kỹ năng mềm: Kỳ thực tập là cơ hội đáng giá để bạn rèn luyện các kỹ
năng mềm cần thiết cho công việc như giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian,
giải quyết vấn đề, … Những kỹ năng này rất quan trọng và cần thiết khi làm việc
trong thực tế.
- Mở rộng mạng lưới quan hệ: Là cơ hội để bạn gặp gỡ và kết nối với nhiều người
trong ngành, từ đó mở rộng mạng lưới quan hệ của bạn. Những mối quan hệ này có
thể giúp bạn tìm kiếm việc làm hoặc phát triển sự nghiệp trong tương lai.Xác định
định hướng nghề nghiệp: Giúp bạn trải nghiệm thực tế về ngành nghề bạn chọn, từ
đó nhận định xem đây có phải là con đường phù hợp với bạn hay không.

22
- Tích lũy kinh nghiệm làm việc: Giúp bạn tích lũy kinh nghiệm làm việc trong môi
trường chuyên nghiệp, từ đó tăng khả năng cạnh tranh khi xin việc.
3.3. Lưu ý khi đi thực tập
a) Trước khi thực tập
Định hướng và tìm hiểu trước khi đi thực tập:
- Trước khi xác định chỗ thực tập, bạn cần vạch ra những định hướng trong tương lai
mà bản thân muốn hướng đến: bạn mong muốn gắn bó với công việc nào, có lâu dài
hay không, … Việc xác định rõ hướng đi giúp bạn lựa chọn chính xác và hữu ích
hơn.
- Tìm hiểu về công ty/ doanh nghiệp và vị trí thực tập: nghiên cứu kỹ về các phương
diện như văn hoá doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, yêu cầu công việc, môi trường
làm việc,...
- Chuẩn bị hồ sơ và rèn luyện trước thực tập: chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, cẩn thận và luyện
tập sự tự tin, chuyên nghiệp.
b) Trong khi thực tập
- Văn phong chuyên nghiệp: luôn đúng giờ, ăn mặc lịch sự, ứng xử biết chừng mực,
thái độ chuyên nghiệp, tinh thần làm việc có trách nhiệm, tôn trọng mọi người.
- Quan sát và chủ động: biết quan sát mọi người xung quanh, cách làm việc của họ và
chủ động tìm hiểu những kiến thức, biết nắm bắt cơ hội để học hỏi mở mang kiến
thức và kỹ năng mới.
- Cẩn thận và tỉ mỉ: làm việc cẩn thận, không chủ quan hay ỷ lại, tránh mắc lỗi và thể
hiện sự cầu tiến, cẩn trọng trong từng công việc nhỏ nhất.
- Xây dựng mối quan hệ: tích cực làm quen và trao đổi với đồng nghiệp để làm việc
hòa đồng, hoàn thành công việc hiệu quả hơn.
- Tinh thần tích cực: luôn giữ thái độ vui vẻ, sẵn sàng tiếp thu kiến thức và ý kiến
đóng góp từ mọi người.
c) Sau khi thực tập

23
Gửi lời cảm ơn đến công ty và người hướng dẫn: thể hiện sự biết ơn, trân trọng với
cơ hội thực tập của mình, đã cho cơ hội để học tập và làm việc.
Giữ mối quan hệ với đồng nghiệp để trong tương lai có thể giúp đỡ nhau trong công
việc và cuộc sống.
4. Đặt ra một mục tiêu trong việc tìm kiếm công việc.
Khoanh vùng công việc:
Sau khi đã suy nghĩ, tìm kiến và nghiên cứu về cách công việc khác nhau, hãy cố
gắng khoanh vùng, giới hạn lĩnh vực công việc mà bạn muốn theo đuổi về một hoặc
hai công việc cụ thể. Biết rõ công việc mà bản thân muốn tìm kiếm sẽ rất có ích
trong quá trình tìm kiếm công việc của bạn, bởi vì bạn sẽ rất dễ tìm được một công
việc nếu như bạn tìm kiếm ở một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định.
4.1. Mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp là những kế hoạch, mục tiêu và khát vọng nghề nghiệp mà
bạn mong muốn đạt được trong sự nghiệp của bạn. Đích đến mong muốn của bạn
có thể một vị trí công việc, sự thăng tiến trong công việc,…
Mục tiêu nghề nghiệp phân loại bao gồm:
- Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn: kéo dài trong khoảng từ 6 tháng đến 1 năm, chủ
yếu liên quan đến học hỏi kỹ năng và quan hệ nghề nghiệp.
- Mục tiêu nghề nghiệp trung hạn: kéo dài trong khoảng từ 3 đến 5 năm, chủ yếu liên
quan đến tầm nhìn và định hướng phát triển trong tương lai.
- Mục tiêu nghề nghiệp dài hạn: kéo dài trong khoảng từ 5 đến 10 năm, chủ yếu liên
quan đến kế hoạch phát triển lâu dài và những vị trí cao hơn.
è Qua mục tiêu nghề nghiệp, bạn sẽ biết những gì bạn đang tìm kiếm, đồng thời
giúp bạn khi bạn bắt đầu tìm kiếm công việc. Bạn có khả năng tìm được một công
việc ưng ý nếu đặt mục tiêu và tìm kiếm một loại công việc cụ thể.
Đặt ra một mục tiêu là điều rất cần thiết và quan trọng trong việc tìm kiếm công việc
và quá trình kế hoạch nghề nghiệp. Đó là bước khởi đầu, lên chiến lược các bước
để chinh phục sự thành công. Và quan trọng là vượt qua các rào cản để đạt được
mục tiêu đã đề ra ấy.

24
4.2. Thiết lập mục tiêu nghề nghiệp bằng mô hình SMART
Mô hình SMART là một công cụ hiệu quả để thiết lập mục tiêu nghề nghiệp một
cách rõ ràng, cụ thể và khả thi. Cụ thể thì “SMART” chính là viết tắt cho 5 yếu tố
quan trọng, bao gồm: S - Specific (Tính cụ thể), M - Measurable (Tính đo lường), A
- Attainable (Tính khả thi), R - Relevant (Tính thực tế), T - Time-Bound (Tính ràng
buộc về thời gian).
a) S - Specific: Tính cụ thể
Nguyên tắc này yêu cầu mục tiêu nghề nghiệp phải cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu. Không
nên đặt mục tiêu quá mông lung, tránh sử dụng những từ ngữ mơ hồ và chung
chung.
Mục tiêu cụ thể sẽ giúp từng “đường đi nước bước” hiện ra rõ ràng hơn. Vì vậy khi
đặt mục tiêu bạn hãy xác định rõ một cách chi tiết mức độ mà bạn muốn hoàn thành.
Ví dụ: Thay vì nói “Tôi muốn trở thành một nhà quản lý thành công." thì hãy nói
"Tôi muốn trở thành Giám đốc Marketing trong vòng 5 năm tới." thì mục tiêu của
mình đặt ra sẽ cụ thể hơn, dễ hình dung hơn.
b) M - Measurable: Tính đo lường
Mục tiêu nên có tính đo lường thường gắn với những con số để có thể cân, đo, đong,
đếm, nhằm theo dõi tiến trình đặt được mục tiêu, từ đó dễ kiểm soát và phấn đấu.
Khi mục tiêu có thể đo lường được, bạn có thể xác định được sự tiến bộ và đánh giá
hiệu quả để đảm bảo rằng bạn đang tiến gần hơn đến mục tiêu của mình.
Chẳng hạn thay vì nói "Tôi muốn tăng doanh thu cho công ty." thì thay thế rằng
"Tôi muốn tăng doanh thu cho công ty lên 10% trong vòng 6 tháng." Một con số cụ
thể sẽ giúp bạn có động lực hơn trong công việc và cuộc sống của mình.
c) A - Attainable: Tính khả thi
Mục tiêu phải được thiết lập một cách khả thi và có khả năng đạt được dựa trên năng
lực và điều kiện hiện có.
Mục tiêu nghề nghiệp nên cân sức và phù hợp với nguồn lực của bạn, bạn có khả
năng thực hiện và đạt được trong khoảng thời gian nhất định.

25
Hãy hiểu rõ sâu sắc bản thân mình trước khi đặt mục tiêu nào, và dành thời gian suy
nghĩ về tính khả thi để đưa ra mục tiêu thật sự phù hợp với bản thân.
Ví dụ: Bạn không thể đặt ra mục tiêu rằng “ Tôi muốn giảm 10kg trong vòng 7 ngày”
và thay vì đó, hãy đặt mục tiêu có tính khả thi hơn “ Tôi sẽ tập thể dục ít nhất 1 tiếng
mỗi ngày”.
d) R - Relevant: Tính thực tế
Nên chú ý tới tính thực tế khi đặt mục tiêu. Đừng tin quá đà vào những mục tiêu
mang tính tưởng tượng, phi thực tế. Mục tiêu phải có ý nghĩa, nếu đạt được sẽ có
tác động tích cực lên bạn, công việc, gia đình, cộng đồng hoặc xã hội.
Mục tiêu của bạn phải phù hợp với sở thích, năng lực và giá trị của bản thân, phù
hợp với môi trường xung quanh.
Chẳng hạn rất phi lý nếu nói “Tôi muốn thành siêu nhân để giải cứu thế giới” thì đặt
mục tiêu rằng “Tôi muốn trở thành bác sĩ vì tôi có năng khiếu về khoa học đam mê
cứu người”
e) T - Time-Bound: Tính ràng buộc về thời gian
Mục tiêu phải được định rõ thời gian thực hiện. Bạn cần xác định một khung thời gian
cụ thể để hoàn thành mục tiêu và tạo động lực để tiến gần hơn đến mục tiêu đó.
Hãy cho mục tiêu của bạn một điểm dừng cụ thể để bạn có thể xem xét lại mục tiêu
của mình. Điều này giúp bạn kiểm soát thời gian, biết mình đang ở đâu và cần sửa
đổi như thế nào.
Ví dụ: Nói “ Tôi muốn học Tiếng Trung” thì rất không có giới hạn rõ ràng, có thể
thay thế bằng “ Tôi muốn học Tiếng Trung có bằng HSK 4 trong vòng 7 tháng”.
4.3. Thực hiện hành động trong tìm kiếm công việc
Khi bạn đã có mục tiêu, bạn đã sẵn sàng để hành động. Có thể, một người nào đó
may mắn tìm được một công việc tốt trong vài ngày. Nhưng hầu hết mọi người đều
tìm kiếm việc hàng tuần, hàng tháng hay cả một năm trước khi gặp được một công
việc phù hợp với mình.

26
Khi bắt đầu tìm việc, hầu hết ai nếm thử mùi của sự từ chối và thất vọng trước khi
được nhận lời mời làm việc. Quan trọng là mạnh mẽ đối mặt, tiếp tục kiên trì tìm
việc khi trải qua giai đoạn này.
Khi bạn đã tìm được công việc và làm việc được một thời gian nhất định, bạn ít
nhiều sẽ cảm thấy chán nản và không mấy hứng thú, điều cần làm ở đây là bạn phải
tự động viên bản thân để tiếp tục.
Hãy nhớ rằng, sức mạnh của động lực và tự nói những thứ mang tính tích cực, vì
vậy đầu tiên bạn hãy tự khen ngợi bản thân về những công việc, nhiệm vụ mà bạn
đã hoàn thành tốt. Đừng ngần ngại dành cho bản thân những lời chúc tốt đẹp vàtự
khen ngợi bản thân, nó sẽ giúp tinh thần bạn trở nên vui vẻ hơn, năng lượng hơn và
bạn cũng có thêm nhiều động lực để tiếp tục làm việc nữa đó.
Tiếp theo, bạn thử sử dụng kỹ thuật hình dung để giữ cho động lực của bạn luôn ở
mức cao. Bạn có thể tưởng tượng bạn đang ở nơi làm việc, làm công việc mà bạn
muốn. Ghi nhớ những gì bạn mặc, đồng nghiệp, nơi làm việc mà bạn có thể gọi là
của bạn. Nếu bạn giữ nó, bạn có thể giữ cho động lực của bạn luôn ở trạng thái tốt,
không bị hạ nhiệt.
4.4. Chuẩn bị
a) Sơ yếu lý lịch (CV)
Sơ yếu lý lịch là một bản tóm tắt ngắn gọn về kinh nghiệm và trình độ của bạn.
Thông qua sơ yếu lý lịch, các nhà tuyển dụng có thể sàng lọc các ứng viên và đưa
ra các quyết định tuyển dụng phù hợp. Sơ yếu lý lịch là một cách tốt để trình bày
những kinh nghiệm và kỹ năng của bản thân trong quá khứ.
Một sơ yếu lý lịch thường chứa các thông tin sau:
- Tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax và địa chỉ email của bạn.
- Bản tóm tắt ngắn gọn về bằng cấp, kỹ năng, kinh nghiệm của bạn.
- Giáo dục: Trường đã theo học, chương trình theo học, loại bằng cấp.
- Kinh nghiệm làm việc có trả lương, tình nguyện viên.
- Chứng chỉ nghề nghiệp, kỹ năng mềm.Các hoạt động nổi bật tiêu biểu được công

27
- Thành viên trong tổ chức.
- Danh hiệu, giải thưởng, thành tích, kỹ năng đặc biệt.
- Danh mục nghề nghiệp, tài liệu tham khảo.
b) Hồ sơ nghề nghiệp
Hồ sơ nghề nghiệp là một bộ sưu tập về tài liệu làm rõ bạn đã làm được cái gì trong
công việc, trường lớp hay trong các hoạt động xã hội. Hồ sơ nghề nghiệp phải được
ghi cụ thể, thư giới thiệu, bằng cấp, giải thưởng, thành tựu và những dẫn chứng về
công việc của bạn. Các mục trong hồ sơ nghề nghiệp nên nhắm đến mục tiêu công
việc của bạn.
7. Bắt tay vào hành động
1. Tìm cách tiếp cận công việc
1.1. Xác định nhu cầu và mục tiêu
Để tìm kiếm một công việc phù hợp và thành công trong sự nghiệp, điều quan trọng
là bạn cần hiểu rõ bản thân và thị trường lao động.
Bước đầu tiên là khám phá bản thân. Hãy dành thời gian để xác định sở thích, kỹ
năng, giá trị và mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Bạn có thể thực hiện điều này bằng
cách:
- Suy ngẫm về những hoạt động bạn yêu thích. Bạn thích làm gì trong thời gian rảnh
rỗi? Bạn có hứng thú với lĩnh vực nào?
- Đánh giá kỹ năng của bạn. Bạn có những kỹ năng nào có thể áp dụng cho công việc?
Bạn có thể học thêm những kỹ năng nào để phát triển bản thân?
- Xác định giá trị của bạn. Điều gì quan trọng nhất đối với bạn trong công việc? Bạn
muốn làm việc cho một công ty có sứ mệnh như thế nào?
- Thiết lập mục tiêu nghề nghiệp. Bạn muốn đạt được điều gì trong sự nghiệp? Bạn
muốn thăng tiến như thế nào?
Bước tiếp theo là nghiên cứu thị trường. Tìm hiểu về các ngành nghề, xu hướng và
mức lương phù hợp với năng lực của bạn. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách:
- Đọc các bài báo và báo cáo về thị trường lao động.

28
- Tham dự các hội thảo và sự kiện về nghề nghiệp.
- Nói chuyện với những người làm việc trong các ngành nghề mà bạn quan tâm.
- Tìm kiếm thông tin về mức lương trung bình cho các vị trí khác nhau.
Sau khi bạn đã hiểu rõ bản thân và thị trường lao động, bạn có thể bắt đầu lựa chọn
công việc phù hợp. Hãy cân nhắc các yếu tố sau:
- Sở thích và kỹ năng của bạn. Bạn có thích và có khả năng thực hiện công việc này
không?
- Giá trị của bạn. Công việc này có phù hợp với giá trị của bạn không?
- Mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Công việc này có giúp bạn đạt được mục tiêu nghề
nghiệp của mình không?
- Mức lương và phúc lợi. Mức lương và phúc lợi của công việc này có đáp ứng nhu
cầu của bạn không?
è Chọn một công việc phù hợp là một quyết định quan trọng. Hãy dành thời gian để khám
phá bản thân và nghiên cứu thị trường lao động để đảm bảo bạn chọn được công việc phù
hợp với mục tiêu, sở thích và năng lực của bạn.
1.2. Cách tiếp cận công việc
Sau khi đã xác định được nhu cầu và mục tiêu, mong muốn của bản thân, thì bạn đã
có thể bắt tay đi tìm kiếm một công việc. Có rất nhiều cách để bạn tìm kiếm công
việc phù hợp với bản thân.
a) Tìm kiếm trên các trang web tuyển dụng
Website tuyển dụng đang là một trong những kênh tuyển dụng phổ biến và hiệu quả
đối với cả doanh nghiệp và ứng viên. Các trang web đăng tin tuyển dụng có thể ở
dạng miễn phí hoặc có phí. Tại đây, doanh nghiệp sẽ đăng tất cả các tin tuyển dụng
cho các vị trí, ứng viên sẽ ứng tuyển trực tiếp qua website tuyển dụng hoặc tìm cách
liên hệ với nhà tuyển dụng qua phần thông tin. Một số website tuyển dụng phổ biến
được nhiều nhà tuyển dụng đánh giá cao gồm:
- Vietnamwork: Trang tin việc làm được đánh giá và xếp hạng hàng đầu tại Việt Nam
trong năm 2020.

29
- Careerbuilder: Chuyên trang thuộc sở hữu của CareerBuilder Mỹ - Mạng tuyển dụng
và tìm việc làm hàng đầu thế giới.
- Ybox: Mạng xã hội thông tin chất lượng cao của giới trẻ, sinh viên Việt Nam
- Jobstreet: Được trao giải Mạng việc làm tốt nhất năm 2016.
- TopCV: Thuộc top 5 website tuyển dụng phổ biến tại Việt Nam
b) Tham gia các hội chợ việc làm
Tổ chức các sự kiện tuyển dụng và sự kiện chuyên ngành của doanh nghiệp là cách
thu hút ứng viên tốt mà nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay. Sự kiện tuyển dụng
còn là nơi chia sẻ kinh nghiệm, kết nối với ứng viên. Chính vì thế, đây sẽ là một cơ
hội tốt để bạn có thể tìm kiếm thêm nhiều công việc uy tín và phù hợp với bản thân.
Thông thường, kênh tuyển dụng này hoạt động theo hình thức đăng tải thông tin lên
các diễn đàn cộng đồng ứng viên (điển hình là diễn đàn các trường đại học), ví dụ:
- Ngày hội việc làm cho sinh viên năm cuối.
- Hội thảo hướng nghiệp cho sinh viên năm nhất, năm hai.
- Chương trình tiếp cận nhà tuyển dụng đầu ngành trong lĩnh vực công nghệ.
- Ngày hội việc làm cho sinh viên công nghệ thông tin,...
c) Mạng xã hội
Mạng xã hội là nơi chứa đựng vô vàn những thông tin bổ ích và hữu dụng cho công
cuộc tìm kiếm công việc phù hợp với năng lực cũng như trình độ của bạn. Hãy bắt
đầu bằng việc tích hợp nhiều trang web tìm việc. Với sức lan truyền mạnh mẽ của
các hệ thống mạng xã hội, đây được coi là một kênh tuyển dụng vô cùng tiềm năng
hiện nay. Các nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, Zalo, Linkedin,... là
những kênh tiếp cận công việc hiệu quả, dễ dàng và thuận tiện. Mạng lưới rộng khắp
và năng động của mạng xã hội sẽ giúp bạn tìm kiếm được những công việc phù hợp
với ngành học cũng như sở thích. Công việc bạn cần làm rất đơn giản, truy cập vào
các trang mạng xã hội, tham gia vào các group tìm kiếm việc làm và tìm bài đăng
tuyển dụng vị trí công việc phù hợp với bạn.

30
Hầu hết các vị trí tuyển dụng hiện nay đều đăng bài tuyển dụng lên mạng xã hội. Họ
chỉ việc đăng bài lên mạng, chạy quảng cáo và chờ đợi ứng viên gửi CV cho họ. Với
tốc độ nhanh chóng và xu hướng dùng mạng xã hội của giới trẻ, đây là cũng là cách
tìm kiếm việc làm dễ dàng và nhanh chóng.
d) Mở rộng mạng lưới quan hệ
Tìm việc làm dựa vào các mối quan hệ xung quanh là cách tìm kiếm công việc vừa
nhanh vừa hiệu quả. Bạn có thể liên hệ với bạn bè, người thân, đồng nghiệp để họ có
thể giới thiệu bạn đến các công ty đang tuyển dụng và cung cấp thông tin về các vị
trí đang tuyển dụng phù hợp với bạn. Ngoài ra, bạn hãy kết nối với bạn bè, anh chị
trong cùng ngành nghề để họ có thể chia sẻ thông tin về việc làm, hơn hết bạn còn
mở rộng được mối quan hệ của bản thân và học hỏi được kinh nghiệm từ những
người đi trước
Ưu điểm của cách này là dễ tìm được công việc phù hợp trong thời gian ngắn. Nhược
điểm là đôi khi bạn sẽ không dám từ bỏ công việc đó chỉ vì được người thân quen
giới thiệu, bạn sợ mất lòng với họ.
2. Chuẩn bị Resume
2.1. Định nghĩa
“Resume” có nguồn gốc từ tiếng Pháp và từ tương đương trong tiếng Anh là
“summary”. Cụ thể, Resume được coi là bản tóm tắt, miêu tả ngắn gọn về trình độ
và kỹ năng của bạn cho một vị trí cụ thể.
Đúng như tên gọi, “resume xin việc” là thuật ngữ thường được sử dụng trong quá
trình tuyển dụng nhân sự. Văn bản này bao gồm thông tin cá nhân, mục tiêu nghề
nghiệp, kinh nghiệm & thành tích làm việc, kỹ năng…Từ đó, nhà tuyển dụng có thể
đánh giá sơ lược chuyên môn và năng lực của bạn trước khi quyết định mời bạn
tham dự buổi phỏng vấn.
Vậy nên, việc cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin thôi là chưa đủ, bạn còn cần
phải trình bày sao cho logic giúp người đọc có thể nắm bắt thông tin nhanh chóng
cũng như thiết kế bắt mắt và thu hút hơn thì càng ghi điểm. Trung bình các nhà
tuyển dụng chỉ có tối đa 10 giây để “đọc & lọc" một resume xin việc. Vì thế, đây

31
cũng là cơ hội để gây ấn tượng ban đầu nên hãy tận dụng để giới thiệu và thể hiện
bản thân để chứng tỏ mình thực sự là một ứng viên lý tưởng cho vị trí tuyển dụng.
2.2. Sự khác nhau giữa resume và CV
Có phải bạn đã thấy vô số nhà tuyển dụng yêu cầu “nộp CV”, “gửi resume”, nhưng
bạn có biết resume là gì, hay sự khác nhau giữa resume và CV? Bên cạnh khái niệm
CV thì cụm từ “resume xin việc” cần được ứng viên hiểu được trong quá trình chuẩn
bị hồ sơ ứng tuyển. Nhìn thoáng qua, những tưởng Resume và CV là một. Tuy
nhiên, chúng có những khác biệt nhất định về vai trò, nội dung, và cả độ dài thích
hợp.

Hình 1: Điểm Khác nhau giữa cv và resume


a) CV
v Nội dung
Nếu bạn vẫn tự hỏi cách phân biệt CV và resume là gì, hãy chú ý đến nội dung của
mỗi loại.
CV rất chi tiết và toàn diện, vì nó thể hiện từng bước trên con đường phát triển
nghiệp vụ của bạn. Những thông tin cần thiết luôn phải có mặt trong CV của bạn
bao gồm:
- Thông tin liên lạc
- Mục tiêu cá nhân
- Trình độ học vấn

32
- Kinh nghiệm làm việc
- Kỹ năng
- Giải thưởng / thành tựu / học bổng
- Hoạt động ngoại khóa
- Thông tin người tham chiếu
v Độ dài
Sự khác biệt trong nội dung cũng tạo ra thêm một sự khác nhau giữa CV và resume
nữa, đó chính là về độ dài. Thông thường, vì những thông tin được yêu cầu trong
CV nhiều hơn, nên CV thường có độ dài từ 2-8 trang. Độ dài này còn tùy thuộc vào
kinh nghiệm làm việc và những hoạt động chuyên môn của từng người.
è Vì lẽ đó, một cách phân biệt CV và resume rõ ràng nhất chính là nhìn vào số
lượng trang của tài liệu đó.
b) Resume
v Nội dung
Resume khác với CV ở chỗ Resume có thể được chỉnh sửa để các ứng viên phù hợp
với công việc đang ứng tuyển.
Không chỉ có thể tùy ý loại bỏ một vài trong số những thông tin kể trên, mà ngay cả
trong từng đề mục, resume cũng không nhất thiết phải bao gồm hết toàn bộ thông
tin về lịch sử của ứng viên.
Chẳng hạn, trong kinh nghiệm làm việc, tùy thuộc vào mức độ liên quan, ứng viên
có thể tùy ý chọn từ 2-3 công việc đã từng làm trước đây để cho vào resume, thay
vì phải bao gồm toàn bộ những công việc mà người đó đã làm.
Thông thường, resume chỉ yêu cầu có các thông tin như:
- Thông tin liên lạc
- Mục tiêu cá nhân
- Trình độ học vấn
- Kinh nghiệm làm việc
- Kỹ năng

33
- Giải thưởng / thành tựu / học bổng (có thể có hoặc không)
v Độ dài
Về độ dài, resume thường chỉ được gói gọn trong 1 trang A4, và chủ nhân của nó
hoàn toàn có thể thêm bớt các thông tin để đạt được điều này.
Việc có thể tùy chỉnh thông tin giúp ứng viên có thể chủ động hơn trong việc xây
dựng resume cho riêng mình.
c) Lựa chọn resume hay CV khi đi xin việc?
Sự khác nhau giữa CV và resume mang lại cho bạn nhiều sự lựa chọn hơn trong quá
trình tìm việc. Các bạn ứng viên mới ra trường hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm
chuyên môn có thể chọn resume để làm điểm khởi đầu cho sự nghiệp của mình. Đơn
giản là vì nó ngắn gọn và đòi hỏi bạn phải chắt lọc những thông tin cần thiết nhất,
tránh lan man tới những thông tin mà nhà tuyển dụng không cần biết.
Theo thời gian, khi đã có nhiều kinh nghiệm làm việc và thành tựu, bạn có thể cập
nhật resume trở thành một bản CV chuyên nghiệp và chi tiết. Điều này đặc biệt hữu
ích khi bạn muốn ứng tuyển cho các vị trí cấp cao, nơi nhà tuyển dụng cần không
chỉ là những kỹ năng cơ bản, mà còn là kinh nghiệm xử lý công việc với chuyên
môn cao.
2.3. Bắt tay vào thực hành
a) Các mục cần có khi viết “resume xin việc”
v Tóm tắt bản thân
Ngoài các thông tin cá nhân cơ bản như: họ tên đầy đủ, địa chỉ cư trú, số điện thoại,
email, bạn cần viết 2-3 dòng miêu tả về bản thân để nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng
quát về chuyên môn và kinh nghiệm trong nghề của bạn.
v Trình độ học vấn
Mọi công việc, vị trí đều có những yêu cầu nhất định về trình độ học vấn, vì vậy
không nên xem nhẹ cách viết ở mục này. Bạn nên liệt kê các thông tin như sau trong
cách viết resume xin việc của mình:
- Quá trình học tập từ cấp bậc cao đến thấp, nên bỏ qua cấp bậc THPT
- Tên trường và chuyên ngành bạn đã theo học

34
- Năm tốt nghiệp
- Thành tích nổi bật, khen thưởng và hoạt động ngoại khóa trong quá trình học tập
(nếu có liên quan đến vị trí ứng tuyển)
v Kinh nghiệm làm việc
Nhà tuyển dụng luôn đặt kinh nghiệm làm việc của ứng viên lên hàng đầu khi xem
xét các resume. Đây là mục chính thường được nhà tuyển dụng đọc lâu và kỹ nhất
cho nên bạn phải cực kỳ chú ý để chuẩn bị sao cho hợp lý và rõ ràng nhất có thể.
Dù bạn có chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm trong nghề nhưng không
trình bày phần này một cách chỉn chu và nêu bật các thành tích ấn tượng thì resume
của bạn cũng sẽ không được đánh giá cao. Do đó, bạn nên liệt kê chi tiết các kinh
nghiệm đã tích lũy trong thời gian làm việc trước đây. Và lưu ý là chỉ nên chọn lọc
các kinh nghiệm liên quan đến công việc bạn muốn nộp hồ sơ.
Các thông tin cần có trong mục “Kinh nghiệm làm việc” bao gồm:
- Tên công ty
- Chức danh nghề nghiệp
- Thời gian bắt đầu và kết thúc công việc
- Các nhiệm vụ chính tại vị trí này
- Thành tích tiêu biểu
- Khen thưởng (nếu có)
v Kỹ năng/Điểm mạnh
Bên cạnh kinh nghiệm làm việc thì các kỹ năng về chuyên môn và kỹ năng mềm
của bạn sẽ bổ trợ mạnh mẽ cho resume xin việc. Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào kỹ năng
để sàng lọc ứng viên, cho nên bạn cần đọc kỹ yêu cầu công việc từ công ty để xem
xét cách viết mẫu resume của mình sao cho phù hợp.

35
Hình 2: Kỹ Năng
b) Thông tin bổ sung khi tạo resume xin việc cho sinh viên
Đối với các bạn sinh viên chưa có kinh nghiệm làm việc và lo sợ rằng resume của
mình chưa đầy “một trang giấy”. Vậy thì đừng quá lo lắng, sau đây là một số thông
tin mà bạn có thể bổ sung vào resume của mình để tăng cơ hội nghề nghiệp.
v Mục tiêu nghề nghiệp
Việc chia sẻ định hướng rõ ràng trong tương lai sẽ giúp bạn ghi điểm với phía công
ty, bởi họ biết rõ bạn đang nghiêm túc theo đuổi ngành nghề này, và liệu công ty có
là điểm đến phù hợp như bạn mong muốn.
Để viết được một “mục tiêu nghề nghiệp” ngắn gọn, chuẩn chỉnh, hãy tự trả lời
những câu hỏi sau:
- Bạn hy vọng bản thân ở vị trí nào trên con đường sự nghiệp?
- Bạn kỳ vọng sẽ tạo ra những giá trị gì cho doanh nghiệp?
- Những gì bạn học được và muốn học hỏi có thực sự phù hợp với vị trí doanh nghiệp
đang tuyển dụng không?
v Hoạt động ngoại khóa, tình nguyện
Là sinh viên, chắc hẳn bạn đã từng tham gia ít nhiều một vài các hoạt động ngoại
khóa. Vậy thì hãy trình bày những thông tin này, nếu có liên quan đến vị trí tuyển
dụng.
Mục này đơn giản chỉ là để thể hiện sự năng động và sẵn sàng trải nghiệm các hoạt
động khác ngoài trường lớp. Sinh viên mới ra trường nhưng luôn ham học hỏi và
thích trau dồi kinh nghiệm thì hẳn sẽ là một nhân viên đầy sức trẻ nhiệt huyết.

36
v Dự án cá nhân và portfolio
Nếu các dự án bạn đã từng làm qua thể hiện được chuyên môn và kỹ năng của bản
thân, thì đây chính là điểm cộng cực lớn cho resume xin việc của bạn. Bạn cũng có
thể đính kèm portfolio của mình nếu bạn có quá nhiều sự dự án cá nhân muốn chia
sẻ với nhà tuyển dụng.
v Kinh nghiệm thực tập
Kinh nghiệm thực tập là mục thay thế hoàn hảo khi bạn chưa có cơ hội đi làm chính
thức tại các công ty. Cách viết mục này cũng tương tự như “Kinh nghiệm làm việc”
và cũng đừng quên nêu ra những giá trị bạn đã đem lại cho doanh nghiệp mình thực
tập.
Tuy nhiên, các kỳ thực tập thời gian đều tương đối ngắn, nên để có thể chi tiết hóa
thêm với kinh nghiệm làm việc, bạn có thể thêm vào những giá trị mà bạn đã học
hỏi được và mong muốn dấn thân hơn trên con đường sự nghiệp.
v Chứng chỉ nghề nghiệp liên quan
Dù lĩnh vực bạn đang theo đuổi có yêu cầu bằng cấp và chứng chỉ chuyên biệt hay
không, thì việc đưa thông tin này vào resume luôn được các nhà tuyển dụng đánh
giá cao. Điều này thể hiện bạn là người cầu tiến, ham học hỏi và không ngừng phát
triển bản thân.
Nếu các chứng chỉ có bản điện tử hay mã code để tham chiếu tính xác thực thì bạn
cũng nên kèm theo để nhà tuyển dụng nếu muốn có thể kiểm tra nhé. Việc này cũng
giúp resume của bạn trở nên uy tín hơn.
v Ngoại ngữ
Trong thời buổi hội nhập như hiện nay, việc thông thạo nhiều ngôn ngữ trở thành
một trong những thước đo chính đánh giá ứng viên. Bạn nên nêu chi tiết trình độ sử
dụng từng ngôn ngữ, ví dụ như:
- Tiếng Anh - TOEIC 900
- Tiếng Trung - HSK
Những điều cần lưu ý khi viết resume:
- Linh hoạt resume theo từng JD (Job Description) khác nhau

37
Khác với CV, resume sẽ tập trung vào trình bày chuyên môn, kinh nghiệm làm việc
và kỹ năng. Do vậy, bạn nên loại bỏ những thông tin không liên quan đến vị trí ứng
tuyển và điều chỉnh resume dựa trên JD của vị trí đó. Nhà tuyển dụng cũng sẽ không
mất quá nhiều thời gian để lọc thông tin và đánh giá sự phù hợp của bạn.
Điều này cần thời gian bạn nghiên cứu kỹ lưỡng JD nhưng chắc chắn sẽ mang lại
hiệu quả tốt và nhà tuyển dụng cũng thấy rõ rằng bạn thật sự quan tâm đến nội dung
công việc chứ không phải rải hồ sơ khắp nơi cùng với một resume.
- Chia sẻ thành tích dưới dạng số liệu
“Numbers speaker louder than words”, những con số thì có tiếng nói mạnh mẽ hơn
ngôn từ. Vì vậy, không có gì có thể chứng minh năng lực của bạn cũng như những
giá trị bạn đã mang lại cho doanh nghiệp hơn tỉ số phần trăm và những dữ liệu tương
tự.
- Đảm bảo bố cục sáng sủa, dễ nhìn
Tương tự khi thiết kế CV, bố cục cũng là một yếu tố quan trọng bạn cần lưu ý khi
viết resume xin việc. Một hồ sơ chỉn chu, chuyên nghiệp là một bản resume mà các
mục được sắp xếp một cách logic và trình bày rõ ràng. Nhờ đó, nhà tuyển dụng có
thể tìm kiếm thông tin mà họ muốn một cách nhanh chóng, dễ dàng.
3. Chuẩn bị Portfolio
3.1. Portfolio là gì? Vì sao cần portfolio khi xin việc?
Định nghĩa:
Cụm từ “portfolio” được tạo thành bởi nguyên gốc tiếng Pháp, bao gồm “porte” -
“cầm/mang đi được” và “folio” - “trang giấy”. Có thể hiểu đơn giản Portfolio xin
việc chính là hồ sơ năng lực dưới dạng hình ảnh, phù hợp nhất với ngành nghề thiết
kế, nhiếp ảnh, người mẫu hoặc thường xuyên nhất là kiến trúc. Nếu bạn muốn theo
đuổi sự nghiệp Designer, Photographer, Makeup Artist hay Performer thì nhất định
nên dùng Portfolio xin việc để vừa tổng hợp sản phẩm từng làm, vừa có tư liệu để
show kinh nghiệm.
Cũng tương tự như CV, Portfolio có mục đích chính là giới thiệu và trình bày sản
phẩm cá nhân đến với nhà tuyển dụng. Một Portfolio mẫu đẹp và đầy đủ sẽ thực sự

38
giúp bạn tỏa sáng và gây ấn tượng. Đây cũng chính là nền tảng để nhà tuyển dụng
đánh giá tài năng và chuyên môn của các ứng cử viên sáng giá.
3.2. Tầm quan trọng của Portfolio
Tại sao phải xây dựng Portfolio? Portfolio có thực sự cần thiết hay không? Thực tế,
Portfolio vô cùng quan trọng không chỉ đối với cá nhân mà còn với cả các doanh
nghiệp.
- Đối với cá nhân: Portfolio giúp bạn nổi bật giữa "rừng" cá nhân ứng tuyển cùng vị
trí, xây dựng thương hiệu cá nhân của riêng bạn. Đồng thời, Portfolio còn giúp nhà
tuyển dụng dễ dàng hình dung rõ các dự án, kinh nghiệm cũng như kỹ năng bạn
trình bày trong CV.
- Đối với doanh nghiệp: Portfolio công ty được xem như ấn phẩm nhận diện, quảng
bá thương hiệu. Thông thường, doanh nghiệp sẽ in Portfolio thành từng quyền và
gửi tặng khách hàng. Qua đó, đối tác sẽ đưa ra đánh giá khách quan, chi tiết về
doanh nghiệp để xác định có thể hợp tác được hay không.
3.3. Cấu trúc của Portfolio gồm những gì?
Một bộ Portfolio chuyên nghiệp, được đánh giá cao phải có đầy đủ 3 phần chính
dưới đây
a) Phần giới thiệu
Khi xem Portfolio, người xem cần biết họ đang cầm hồ sơ của ai hay công ty nào.
Vì thế, những thông tin giới thiệu bản thân không thể thiếu trong mỗi Portfolio.
Những nội dung nhất định phải có trong phần giới thiệu gồm:
- Tên tuổi
- Hình ảnh chân dung
- Chuyên môn, bằng cấp và lĩnh vực hoạt động
- Kinh nghiệm làm việc.
- Mục tiêu nghề nghiệp dài hạn và ngắn hạn.
- Các kỹ năng liên quan đến vị trí đang ứng tuyển.
- Tóm tắt quá trình làm việc ở đơn vị cũ.

39
- Các giải thưởng từng đạt được.
- Địa chỉ liên lạc gồm số điện thoại, email cá nhân, địa chỉ nơi ở.
b) Các sản phẩm tiêu biểu
Nhiều bạn trẻ cho rằng càng đưa nhiều sản phẩm vào Portfolio càng tốt. Thực tế,
việc đưa tất cả các sản phẩm/dự án vào chiếc Portfolio trông sẽ rất dài và không có
điểm nhấn nổi bật. Điều này không chỉ gây mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng còn
vô tình đánh mất cơ hội việc làm nếu không may nhà tuyển dụng nhìn ra những
sản phẩm kém chất lượng. Bởi, không phải sản phẩm nào cũng tốt, cũng hoàn hảo.
Tuy nhiên, nếu bạn cho quá ít sản phẩm thì trông Portfolio sẽ rất sơ sài và không đủ
thuyết phục nhà tuyển dụng. Chính vì thế, ứng viên hãy khéo léo lựa chọn những
sản phẩm thật chất lượng vừa giúp portfolio gọn gàng vừa thuyết phục nhà tuyển
dụng hơn. Ngoài ra, để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng hoặc khách hàng, bạn
nên bày trí những sản phẩm tốt nhất lên vị trí đặc biệt (có thể là trang đầu).
c) Đánh giá từ đối tác
Những đánh giá từ những khách hàng từng hợp tác với bạn hay các thành tích đạt
được sẽ giúp gia tăng giá trị của bạn rất nhiều. Nhà tuyển dụng dễ bị thu hút bởi
những ứng viên có năng lực, nhận được nhiều lời đánh giá tích cực trong công việc.
Bên cạnh 3 phần chính ở trên, một Portfolio hoàn chỉnh không thể thiếu những nội
dung nhỏ dưới đây:
- Thông tin bảo hộ quyền sở hữu: Bạn cần ghi rõ đây là tác phẩm của bạn, hoàn toàn
bảo mật và thuộc quyền sở hữu của cá nhân bạn hay một đơn vị nào đó bạn từng
hợp tác.
- Phương châm sống và làm việc: Nêu bật quan điểm làm việc và cách nhìn nhận của
bạn về lĩnh vực bạn đang theo đuổi.
- Mục tiêu nghề nghiệp: Bạn nên trình bày rõ mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài
hạn trong tương lai.

3.4. Những điều cần lưu ý khi thiết kế Portfolio

40
Không phải ai cũng biết cách xây dựng Portfolio ấn tượng, ghi điểm trong mắt nhà
tuyển dụng. Vậy làm cách nào để thiết kế Portfolio bắt mắt, thu hút sự chú ý của
nhà tuyển dụng?
1. Sắp xếp bố cục Portfolio phù hợp
Việc lựa chọn các mục sẽ xuất hiện trong Portfolio vô cùng quan trọng. Với mỗi
ngành nghề khác nhau, ứng viên sẽ đưa những dự án/ sản phẩm phù hợp vào
Portfolio. Chẳng hạn, bạn ứng tuyển vị trí thiết kế đồ họa thì không thể bỏ qua những
dự án thiết kế bạn từng thực hiện. Hoặc là khi bạn ứng tuyển Content Creator, chắc
chắn không thể thiếu những bài viết đặc sắc, sản phẩm video xây dựng từ kịch bản
bạn viết,…
Bên cạnh đó, bạn nên ưu tiên chất lượng, thay vì số lượng. Hãy lựa chọn những dự
án/sản phẩm tốt nhất để đưa vào Portfolio. Đồng nghĩa với việc, bạn không cần
mang tất cả các dự án/sản phẩm của mình vào Portfolio.
2. Portfolio phải đảm bảo có tính thẩm mỹ
Ứng viên có thể sử dụng các phần mềm thiết kế như InDesign, Adobe Photoshop để
trình bày bố cục Portfolio theo ý muốn. Nếu không biết trình bày như thế nào, ứng
viên có thể suy nghĩ về dòng chảy của Portfolio để sắp xếp thức tự dự án của bạn
đối với người xem.
Ngoài ra, ứng viên cần chú trọng đến những yếu tố khác như màu sắc, font chữ, độ
phân giải cũng như kích thước của hình ảnh,... để Portfolio trở nên hoàn hảo và đảm
bảo tính chuyên nghiệp.
3. Trình bày sản phẩm tốt nhất
Bạn không nên đưa những dự án lỗi thời, đã xảy ra quá lâu, trừ các dự án nổi bật
làm nên tên tuổi của ứng viên. Thay vào đó, bạn nên đưa các sản phẩm mới nhất
của mình vào Portfolio. Hãy để nhà tuyển dụng thấy bạn là người bắt kịp sự thay
đổi của công nghệ và không "ngủ quên trên chiến thắng" đã cũ.
Hãy chắc chắn rằng mỗi dự án/ sản phẩm bạn đưa vào là tốt nhất, chúng sẽ giúp bạn
tỏa sáng và thể hiện được tối đa kỹ năng cũng như năng lực của bản thân. Vì thế, dù
là "tân binh" trong ngành, portfolio của bạn có thể ngắn nhưng phải "chất" để tạo ấn

41
tượng tốt với nhà tuyển dụng. Đặc biệt, các sản phẩm trong Portfolio của bạn có thể
là các sáng tạo phi lợi nhuận, không nhất thiết phải là sản phẩm thương mại, miễn
là ấn tượng và có sức hút.
4. Viết cover letter
v Cover letter là gì?
Hầu hết tất cả các nhà tuyển dụng không muốn bị làm phiền với việc xử lý các cuộc
điện thoại của hàng tá người xin việc. Khi trả lời một quảng cáo được phân loại hoặc
danh sách công việc khác, hoặc liên hệ với chủ lao động bạn thường gửi email, fax
hoặc gửi sơ yếu lý lịch và thư xin việc của mình.
Cover Letter hay được gọi là thư xin việc, là tài liệu một trang được viết để thể hiện
lý do tại sao bạn là ứng viên tốt nhất cho một công việc cụ thể tại một tổ chức.
v “ Mục đích của cover letter là gì?”
Mục đích của nó là khiến nhà tuyển dụng xem xét sơ yếu lý lịch của bạn và gọi bạn
đến phỏng vấn. Một cover letter được viết tốt có thể giúp bạn lọt vòng phỏng vấn
ngay cả khi hồ sơ của bạn còn thiếu.
"Một đơn xin việc tốt giống như một lời chào bán, vì vậy hãy làm cho nó thật
hấp dẫn để người xem muốn tìm hiểu thêm về bạn." - Beverly Kaye
v Vì vậy Cover letter bao gồm những gì?
Bất kỳ một loại tài liệu hồ sơ xin việc nào cũng đều sẽ có những quy chuẩn và bố
cục riêng. Đối với Cover Letter cũng không hề ngoại lệ. Một thư xin việc bao gồm:
- Thông tin liên hệ
Bạn cần cập nhật thông tin liên lạc của bạn và người nhận Cover Letter (nhà tuyển
dụng). Thông thường, đây có thể là trưởng phòng các phòng ban, trường phòng nhân
sự hoặc nhân viên tuyển dụng liên lạc trực tiếp đến bạn.
Trong đó, thông tin liên lạc bao gồm: Họ tên, số điện thoại, địa chỉ email, địa chỉ
nơi ở, website/social media (nếu có).
Bạn hãy trình bày phần này như lá thư, đi kèm với họ tên, chuyên môn hoặc chức
vụ hiện tại.
- Phần mở đầu

42
Đây chính là phần giúp bạn có thể tạo ấn tượng cũng như thu hút được sự chú ý từ
phía nhà tuyển dụng. Trong mục này, bạn hãy thể hiện để nhà tuyển dụng biết tại
sao họ nên chọn bạn.
Ngoài ra, bạn hãy lưu ý cần trình bày ngắn gọn khoảng từ 2 – 4 dòng lý do. Hoặc
có thể tách ra làm 2 đoạn để nhà tuyển dụng theo dõi tiện dụng. Trong đó bao gồm:
Năng lực, kinh nghiệm của bạn.
Ví dụ:“Kính gửi ông Jackson,
Sự kiên trì, kỹ năng giao tiếp giỏi và sự tôn chỉ làm việc căn cứ trên mục tiêu là tất
cả những gì làm nên thành công cho công ty.
Trở thành IT manager của quý công ty, tôi sẵn sàng tạo ra ảnh hưởng lớn với tư cách
là chuyên viên có năng lực với thành tích đã được chứng minh.”
- Phần nội dung
Bạn cần nêu cụ thể hơn về kinh nghiệm, kỹ năng phù hợp với vị trí đang muốn ứng
tuyển trong phần nội dung của Cover Letter.
Nếu có thể, hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn am hiểu gì về sản phẩm hay công ty
của họ cũng là một điểm mạnh. Hoặc nói một cách đơn giản hơn, phần nội dung bạn
có thể trả lời những câu hỏi sau:
• Tại sao bạn lại ứng tuyển vị trí này?
• Lý do nào khiến bạn nghĩ bạn đủ tiêu chuẩn cho vị trí này?
• Kinh nghiệm bạn có được phù hợp với công việc này?
• Tại sao bạn muốn làm việc tại công ty này?
è Nếu bạn thu hút nhà tuyển dụng ngay từ lời mở đầu, chắc chắn họ sẽ đọc đến phần
nội dung để tìm hiểu nhiều hơn về con người bạn.
Tuy nhiên, bạn không cần liệt kê chi tiết, đầy đủ quá trình làm việc trước đây. Thay
vào đó, hãy nói ngắn gọn, đi thẳng và liên quan đến vị trí ứng tuyển.
- Phần kết thúc
Sau khi đã viết xong phần nội dung, bạn hãy kết lại Cover Letter bằng lời cảm ơn
và hẹn liên lạc hoặc gặp mặt để được thảo luận về vị trí công việc.

43
Ở phần này, bạn cũng cần nói ngắn gọn nhưng vẫn thể hiện được mong muốn chân
thành của mình.
Ngoài ra, đừng quên nhắc lại nhà tuyển dụng cách để họ liên lạc lại đến bạn. Chưa
hết, một lời cảm ơn kèm chữ ký cũng là yếu tố quan trọng không thể thiếu.
Bạn không nên sử dụng một câu cảm ơn ngắn ngủi để kết thư. Thay vào đó, hãy
chèn thêm dòng chữ “Trân trọng” đi kèm chữ ký và tên của bạn.
Dưới đây là một số sai lầm mắc phải khi viết một cover letter:
- Thiếu hiểu biết, nghiên cứu về công ty
- Diễn giải lại toàn bộ công việc trước đây
- Tập trung vào việc giới thiệu bản thân quá nhiều
- Viết thư xin việc quá dài
- Viết thư xin việc bị sai chính tả
Phân biệt sự khác nhau giữa CV ( Curriculum vitae) và Cover letter

Hình 3: Sự khác nhau giữu CV và CL

Cover letter

44
Hình 4: Mẫu CL
5. Viết hồ sơ
Khi bắt đầu đi làm, chắc hẳn ai cũng phải sử dụng đến hồ sơ xin việc. Những tài
liệu rời liên quan đến lý lịch cá nhân và thư ứng tuyển sẽ được gộp chung lại, bỏ
vào một tập chung gọi là “hồ sơ”. Hiện nay nhiều nhà tuyển dụng đang chuyển đổi
sang hồ sơ tuyển dụng trực tuyến. Thế nhưng bộ hồ sơ truyền thống vẫn là điều kiện
cần để bạn ứng tuyển vào những doanh nghiệp lớn hoặc cơ quan Nhà nước.
- Hồ sơ xin việc gồm những gì?
1. Sơ yếu lý lịch tự thuật có dấu xác nhận của địa phương
Bản sơ yếu lý lịch là dạng tờ khai thông tin cá nhân của từng ứng cử viên. Tài liệu
này thường tiết lộ chi tiết nhân thân, quê quán và hoạt động Đoàn, Đảng của bạn
(nếu có). Sơ yếu lý lịch tự thuật không có hạn sử dụng, một lần xác thực có thể dùng
mãi mãi. Tuy nhiên, một số nhà tuyển dụng bắt buộc sơ yếu lý lịch phải được địa
phương xác nhận trong khoảng 3 - 6 tháng gần nhất.

45
Hình 5: Mẫu Sơ yếu lý lịch
2. Đơn xin việc
Đơn xin việc có mẫu riêng nhưng hiện nay nhiều bạn thích tự trình bày dưới dạng
Cover Letter.
3. CV xin việc or resume
Thường tóm tắt đầy đủ mọi thông tin cá nhân, kèm theo trình độ học vấn, kinh
nghiệm làm việc và thành tích mà bạn từng đạt được.
4. Giấy khám sức khỏe
Trong bộ hồ sơ thường có kèm theo giấy khám sức khỏe để xác nhận ứng viên có
đủ sức khỏe cho công việc. Và nhà tuyển dụng thường yêu cầu giấy khám sức khỏe
không quá 6 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ.
5. Bằng cấp và chứng chỉ
Những cử nhân sau khi ra trường đều cần nộp Bằng tốt nghiệp và Chứng chỉ cho
nhà tuyển dụng để chứng minh trình độ học vấn.
6. Công chứng giấy khai sinh, sổ hổ khẩu, căn cước công dân, ảnh thẻ 3x4 hoặc
4x6.
Bí quyết ghi sơ yếu lý lịch “ ăn điểm”
- Chữ viết gọn gàng, dễ nhìn.
- Nội dung ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề
- Đảm bảo tính xác thực của thông tin trong sơ yếu lý lịch

46
6. Phỏng vấn
Nếu sơ yếu lý lịch và đơn xin việc của bạn gây ấn tượng tốt, bạn sẽ được mời phỏng
vấn tuyển dụng. Có ba loại phỏng vấn việc làm cơ bản:
1. Phỏng vấn qua cổng sàng lọc một nhóm lớn người nộp đơn. Thông thường, điều này
được thực hiện bởi cơ quan tuyển dụng, công ty tuyển dụng hoặc bộ phận nhân
sự. Bạn phải làm tốt buổi phỏng vấn này để đi tiếp vào giai đoạn tiếp theo.
2. Một cuộc phỏng vấn xin việc, với một hoặc nhiều người trong công ty, khám phá
trình độ, đặc điểm cá nhân và sự phù hợp của bạn. Cuộc phỏng vấn này thường do
người giám sát vị trí thực hiện. Nếu bạn làm tốt ở cấp độ phỏng vấn này, bạn sẽ
được chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
3. Trong cuộc phỏng vấn cuối cùng, giám đốc điều hành cấp cao hơn đánh giá mức độ
phù hợp của bạn với công ty và thảo luận về bất kỳ vấn đề nào có thể nảy sinh trong
các cuộc phỏng vấn trước.
Nếu bạn đang nộp đơn xin việc tại một công ty lớn, bạn có khả năng phải trải qua
cả ba loại phỏng vấn. Trong một công ty nhỏ, bạn có thể chỉ được phỏng vấn bởi
một hoặc hai người.
Hầu hết các cuộc phỏng vấn được thực hiện trực tiếp, nhưng một số được thực hiện
qua điện thoại để tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho nhà tuyển dụng. Trong cuộc
phỏng vấn, người phỏng vấn sẽ đánh giá kỹ năng, kinh nghiệm và tính cách của bạn
để quyết định xem bạn có phù hợp với công việc hay không. Mặc dù một cuộc
phỏng vấn có thể chỉ kéo dài 15 phút nhưng những phút đó rất quan trọng. Bạn nên
dành thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng cho mỗi cuộc phỏng vấn. Trong cuộc phỏng vấn,
bạn nên cố gắng tạo ấn tượng tốt cũng như học hỏi nhiều nhất có thể về công
việc. Và sau một cuộc phỏng vấn, điều quan trọng là phải theo dõi để thể hiện sự
chuyên nghiệp và quan tâm của bạn.
6.1. Trước khi phỏng vấn
Cuộc phỏng vấn là cơ hội lớn để bạn gây ấn tượng với người có thẩm quyền phê
duyệt bạn hoặc giao cho bạn một công việc. Bởi vì mọi người biết rằng các cuộc

47
phỏng vấn rất quan trọng, họ cảm thấy lo lắng. Để giảm thiểu sự lo lắng và tăng
cường sự tự tin cho bản thân, hãy chuẩn bị tinh thần cho buổi phỏng vấn trước.
“Vậy theo bạn trước khi phỏng vấn thì mình nên chuẩn bị những gì?”
Dưới đây là một số gợi ý sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn:
- Tìm hiểu về công ty và vị trí tuyển dụng: Ứng viên cần tìm hiểu về công ty và vị trí
tuyển dụng để có được cái nhìn tổng quan về công ty, các yêu cầu công việc, kỹ
năng cần thiết và môi trường làm việc. Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu các nhiệm vụ
và trách nhiệm của vị trí. Bạn có thể kiểm tra Sổ tay Triển vọng Nghề nghiệp để
biết mô tả chung về vị trí. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng các nhà tuyển dụng khác nhau
sử dụng các chức danh và mô tả công việc khác nhau, Hãy kiểm tra phần nghề
nghiệp trên trang Web của nhà tuyển dụng để biết chi tiết về công việc.
- Hãy sẵn sàng giải thích lý do tại sao kinh nghiệm và kỹ năng của bạn đủ tiêu chuẩn
cho công việc: Kỹ năng và kinh nghiệm nào của bạn có thể hữu ích cho nhà tuyển
dụng.
- Hãy chuẩn bị để trả lời các câu hỏi hầu như luôn luôn xuất hiện: Đây là những biến
thể của "Hãy nói cho tôi biết về bản thân: Điểm mạnh của bạn là gì? Điểm yếu của
bạn là gì? Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn? Bạn đã hoàn thành những gì? Bạn
muốn làm gì trong năm năm? Bạn muốn có mức lương bao nhiêu?" Hãy cụ thể và
sẵn sàng với các ví dụ.
- Chuẩn bị câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng, phía công ty: Bạn cũng cần chuẩn bị các
câu hỏi để hỏi nhà tuyển dụng về công ty và vị trí làm việc. Các câu hỏi này có thể
giúp cho bạn hiểu rõ hơn về công việc và đưa ra quyết định có phù hợp với vị trí
hay không.
- Xem xét trang phục: Đảm bảo rằng bạn ăn mặc gọn gàng, lịch sự, chuyên nghiệp
cũng là một yếu tố quan trọng giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Tránh
quần áo quá hợp thời trang hoặc thiếu vải, màu sắc lòe loẹt, trang sức lớn hoặc nhiều
đồ trang sức, đeo khuyên trên cơ thể (trừ khuyên tai nhỏ cho nữ), nhiều đồ trang
điểm, kính râm, nước hoa quá nồng…

48
- Chuẩn bị tài liệu đầy đủ: Bạn cần chuẩn bị các tài liệu cần thiết như hồ sơ, bằng cấp,
chứng chỉ liên quan đến công việc và nên đem theo một cây bút, một cuốn sổ nhỏ
để có thể ghi lại một số ghi chú khi cần thiết.
- Đến sớm: Bạn phải đảm bảo chính xác cuộc phỏng vấn ở đâu và làm thế nào để đến
đó. Bạn nên đến sớm để có thời gian tìm hiểu về môi trường làm việc và giảm thiểu
áp lực trước khi bước vào phòng phỏng vấn.
- Tắt điện thoại di động của bạn khi ở đó: Tránh trường hợp có cuộc gọi hoặc tin nhắn
làm gián đoạn cuộc phỏng vấn.
è Chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn cũng giống như chuẩn bị cho một kỳ thi. Bạn
càng chuẩn bị nhiều, bạn sẽ càng cảm thấy ít lo lắng hơn và bạn sẽ làm tốt hơn.
Hãy nhớ tầm quan trọng của ấn tượng đầu tiên và hành động phù hợp. Bạn nên tỏ
ra chuyên nghiệp với mọi người bạn gặp, bao gồm cả nhân viên bảo vệ và lễ tân.
6.2. Trong cuộc phỏng vấn
Mỗi buổi phỏng vấn thường có khoảng thời gian rất ngắn nên để có thể thuyết phục
nhà tuyển dụng bạn cần chú ý những vấn đề như bạn phải thật bình tĩnh để lắng
nghe và bình tĩnh trả lời những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra cho bạn, câu trả
lời của bạn phải dứt khoát, thẳng thắn và đầy đủ, đi vào trọng tâm.
Các loại câu hỏi phỏng vấn cơ bản Trong một cuộc phỏng vấn, bạn có thể được hỏi
ba loại câu hỏi:
1. Câu hỏi thông tin. Những câu hỏi này là về thông tin xác thực - kinh nghiệm, học
vấn và kỹ năng của bạn. Chúng là câu trả lời dễ dàng nhất.
2. Câu hỏi giải quyết vấn đề. Những câu hỏi này khó hơn vì chúng chỉ là giả thuyết.
Người phỏng vấn có thể đưa ra cho bạn một tình huống có vấn đề và hỏi bạn sẽ làm
gì.
3. Câu hỏi về hành vi. Những câu hỏi này được thiết kế để đánh giá tính cách, đặc
điểm, thói quen và thái độ của bạn bằng cách khám phá cách bạn xử lý các tình
huống khó khăn trong quá khứ.
Mẹo phỏng vấn: Dưới đây là một số gợi ý để tận dụng tối đa cơ hội mà cuộc phỏng
vấn mang lại.

49
- Giao tiếp hiệu quả.
- Thái độ tích cực, tự tin trong buổi phỏng vấn
- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách hiệu quả: Hãy luôn giữ liên lạc bằng mắt trong
suốt buổi phỏng vấn và nụ cười vào những thời điểm thích hợp.
- Chăm chú lắng nghe một cách cẩn thận và không ngắt lời.
- Đặt câu hỏi mở về công ty và công việc. Ngoài việc thu thập thông tin, bạn sẽ thể
hiện sự quan tâm và nhiệt tình của mình.
6.3. Sau cuộc phỏng vấn
Nếu cuộc phỏng vấn này với sự kết thúc với một lời mời làm việc thì xin chúc mừng
bạn. Hay cả khi cuộc phỏng vấn không dẫn đến việc được mời làm việc, bạn nên
gửi cho người phỏng vấn một lá thư hoặc email để cảm ơn họ đã dành thời gian.
Một lời cảm ơn ngắn gọn nhằm thể hiện sự lịch sự và quan tâm từ phía bạn. Mặc dù
bạn có thể không nhận được công việc cụ thể mà bạn đã phỏng vấn, nhưng vào một
thời điểm nào đó trong tương lai, bạn có thể muốn nộp đơn vào công ty đó một lần
nữa.
Sau mỗi cuộc phỏng vấn, bạn nên xem lại kết quả hoạt động của mình. Điều gì
dường như gây ấn tượng với người phỏng vấn? Điều gì có thể bạn đã làm tốt hơn?
Sử dụng mỗi cuộc phỏng vấn như một cuộc diễn tập cho lần tiếp theo. Bằng cách
đó, bạn sẽ cải thiện kỹ năng phỏng vấn.
V. Sự nghiệp của bạn – Doanh nghiệp trọn đời
1. Điểm bắt đầu trong hành trình nghề nghiệp
Sự nghiệp của một con người sẽ kéo dào khoảng 40 đến 50 năm. Công việc mà
bạn làm cũng sẽ rất đa dạng, bởi vì cái thời chỉ làm một công việc trong cả một
cuộc đời đã qua từ rất lâu rồi. Khoảng thời gian gần đây, có thể các bạn cũng đã
biết thì hiện tượng làm nhiều công việc cùng một lúc trở nên rất phổ biến, đặc biệt
là với những người trẻ. Một người có thể có một công việc văn phòng từ tám giờ
sáng đến năm giờ chiều, rồi sau đó lại có một công việc khác như là dạy tiếng Anh
hoặc nhận các công việc ngoài vào buổi tối.

50
- Không bàn đến việc liệu đó là một hiện tượng tốt hay xấu, nó là lựa chọn của mỗi
người chúng ta. Tuy nhiên, hơn cả điều đó thì, khi tìm kiếm công việc, chúng ta
cần cân nhắc đến những ảnh hưởng có thể xảy ra cả ở thì ngắn hạn lẫn dài hạn.
Ví dụ: Bạn có thể sẽ chấp nhận một công việc đang cần gấp nhân sự bởi vì bạn cần
tiền thì đó là vì đã cân nhắc đến ảnh hưởng ở thì ngắn hạn.
- Đó là những điều chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc nhận một công việc. Dù vậy,
hãy luôn cố gắng đặt công việc đó vào trong sự cân nhắc về các mục tiêu dài hạn
trong công việc.
2. Mục tiêu công việc
Để hành trình tiến hành doanh nghiệp tự thân trọn đời được diễn ra một cách suôn
sẻ, thì chúng ta nên có một hoặc nhiều mục tiêu công việc. Lập kế hoạch nghề nghiệp
không phải là một hoạt động được thực hiện một lần và sau đó bỏ lại phía sau khi
chúng ta tiến lên phía trước trong công việc và sự nghiệp của mình.
- Có thể chúng ta sẽ cân nhắc về mục tiêu công việc của chúng ta khi đã bắt đầu tích
luỹ được kinh nghiệm trong công việc. Khi đó, có thể bạn sẽ cảm thấy mục tiêu công
việc lúc mới bắt đầu phi thực tế hoặc không phù hợp với hướng đi hiện tại.
- Một trường hợp khác mà chúng ta có thể sẽ thay đổi mục tiêu đó là khi nhận thấy
được sự thay đổi một cách nhanh chóng của thế giới, và chúng ta cần phải thay đổi
để thích ứng.
3. Tự đánh giá và học tập
Để có thể làm được những điều ở trên, chúng ta cần phải liên tục tự đánh giá bản
thân và học hỏi không ngừng. Đây là một hoạt động sẽ diễn ra liên tục không
ngừng nghỉ. Nếu không tự đánh giá lại bản thân, bạn sẽ không biết bản thân đang
ở đâu, đã đạt được những gì cũng như cần phát triển điều gì để tiếp tục con đường
sự nghiệp tương lai. Quá trình tự đánh giá và học hỏi là một quá trình cần thiết và
diễn ra liên tục.

51
Tài liệu tham khảo
PMAXX. (n.d.). Dự đoán xu hướng kinh tế Việt Nam 2024. Retrieved from
https://pmax.com.vn/blog/du-doan-kinh-te-viet-nam-2024/
Pmax. (2024). Dự đoán xu hướng Kinh tế Việt Nam 2024. Retrieved from
https://pmax.com.vn/blog/du-doan-kinh-te-viet-nam-2024/
Pmax. (2024). Dự đoán xu hướng kinh tế Việt Nam 2024. Retrieved from
https://pmax.com.vn/blog/du-doan-kinh-te-viet-nam-2024/
tapchinganhang. (2022, 04 29). Kinh tế Việt Nam với ảnh hưởng xung đột Nga. Retrieved
from https://tapchinganhang.gov.vn/kinh-te-viet-nam-voi-anh-huong-xung-dot-
nga-ukraine.htm
topcv. (2024, 03 01). Portfolio. Retrieved from https://www.topcv.vn/portfolio-xin-viec-
la-gi
thuvienphapluat. (2023, 03 10). ứng viên chuẩn bị trước khi đi phỏng vấn. Retrieved
from https://cloudoffice.com.vn/tin-tuc-su-kien/8-kenh-tuyen-dung-nhan-su-hieu-
qua-nhat-cho-doanh-nghiep-hien-nay
glints. (2022, 03 29). CV và Resume là gì? Cách phân biệt. Retrieved from
https://glints.com/vn/blog/ban-da-biet-diem-khac-nhau-giua-cv-va-resume-chua/
careerviet. (2024, 01 14). 5 cách tìm kiếm việc hiệu quả. Retrieved from
https://careerviet.vn/vi/talentcommunity/5-ca-ch-ti-m-kie-m-viec-lam-hieu-
qua.35A511C3.html
careerviet. (2024, 01 14). 5 cách tìm kiếm công việc hiệu quả. Retrieved from
https://careerviet.vn/vi/talentcommunity/5-ca-ch-ti-m-kie-m-viec-lam-hieu-
qua.35A511C3.html

52

You might also like