CNXH C4

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Nguyễn Minh Tú 23716191

BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG 4

1. Khái niệm dân chủ?


Dân chủ là nhân dân cai trị hay quyền lực của nhân dân
2. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, về phương diện quyền lực, dân chủ được
hiểu là?
Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân
3. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, về phương diện chế độ xã hội và trong lĩnh
vực chính trị, dân chủ được hiểu là?
Dân chủ là một hình thức nhà nước
4. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, về phương diện tổ chức và quản lý xã hội,
dân chủ được hiểu là?
Dân chủ là một nguyên tắc
5. Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân chủ là một giá trị nhân loại chung được
hiểu như thế nào?
Dân chủ là dân làm chủ và dân là chủ. Địa vị cao nhất là dân
6. Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân chủ là một thể chế chính trị, một chế độ
xã hội được hiểu như thế nào?
Người dân là chủ, chính chủ là người đầy tớ trung thành của nhân dân
7. Đặc trưng của hình thức “dân chủ nguyên thuỷ” là gì?
Nhân dân bầu ra thủ lĩnh thông qua Đại hội nhân dân
8. Nền dân chủ đầu tiên xuất hiện trong lịch sử là?
Nền dân chủ chủ nô
9. Đặc trưng cơ bản của nền dân chủ chủ nô, nền dân chủ tư sản và nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa là?
Nền dân chủ chủ nô: chiếm hữu nô lệ
Nền dân chủ tư sản: tư bản chủ nghĩa
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa: xã hội chủ nghĩa
10. Chế độ phong kiến có được xem là một chế độ dân chủ không? Taị sao?
Chế độ phong kiến không được xem là một chế độ dân chủ. Do
1. Quyền lực tập trung vào tay vua:
Vua là người đứng đầu nhà nước, nắm giữ quyền lực tuyệt đối.
Vua có quyền ban hành luật pháp, thu thuế, điều động quân đội, và quyết định mọi việc trong đất
nước.
Quyền lực của vua không được giới hạn bởi bất kỳ cơ quan nào.
2. Thiếu sự tham gia của người dân:
Người dân không có quyền bầu cử hay tham gia vào việc ra quyết định của nhà nước.
Người dân chỉ có nghĩa vụ đóng thuế, phục vụ lao dịch, và tuân theo luật pháp do vua ban hành.
Mọi ý kiến phản đối nhà vua đều có thể bị trừng phạt nghiêm khắc.
3. Hệ thống phân cấp;
Xã hội phong kiến được chia thành nhiều giai cấp, với tầng lớp quý tộc và quan lại nắm giữ
quyền lực và tài sản.
Người nông dân và thợ thủ công là giai cấp thấp kém nhất, chịu nhiều áp bức và bóc lột.
Hệ thống phân cấp này cản trở sự bình đẳng và hạn chế cơ hội phát triển của người dân.
4. Thiếu các quyền tự do cơ bản:
Người dân không có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, hay tự do tín ngưỡng.
Họ bị kiểm soát bởi nhà nước và có thể bị trừng phạt nếu vi phạm luật lệ.
Chế độ phong kiến là một chế độ chuyên chế, không có sự tham gia của người dân và thiếu các
quyền tự do cơ bản. Do đó, nó không thể được xem là một chế độ dân chủ.
So sánh với chế độ dân chủ:
Chế độ dân chủ là chế độ mà quyền lực thuộc về người dân.
Người dân có quyền bầu cử đại diện cho mình, tham gia vào việc ra quyết định của nhà nước, và
hưởng các quyền tự do cơ bản.
Chế độ dân chủ đảm bảo sự bình đẳng giữa các cá nhân và tạo điều kiện cho mọi người phát
triển tiềm năng của mình.
11. Dân chủ xã hội chủ nghĩa chính thức được xác lập khi nào?
Cách mạng Tháng Mười Nga thành công (1917)
12. Khái quát chung về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa?
Thực hiện quyền lực cho đại đa số nhân dân
13. Khái quát bản chất chính trị của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa?
Bản chất của gccn, do Đảng Cộng Sản lãnh đạo
14. Khái quát bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa?
Dân chủ trên lĩnh vực kinh tế làm cơ sở
15. Khái quát bản chất tư tưởng – văn hoá – xã hội của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa?
Tính nhân dân rộng rãi, dân tộc sâu sắc
16. Khái quát chung về nhà nước xã hội chủ nghĩa?
Là tổ chức thực hiện quyền lực nhân dân.
Là cơ quan đại diện ý chí nhân dân
Thực hiện việc tổ chức quản lý kinh tế
Dưới sự lãnh đạo của Đảng
17. Khái quát chung về bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa trên các phương diện sau:
chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội?
Về chính trị: mang bản chất của gccn
Về kinh tế: chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất chủ yếu
Về văn hóa-xã hội: dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác Lênin
18. Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa?
Căn cứ vào phạm vi tác động: chức năng đối nội- đối ngoại
Căn cứ vào lĩnh vực tác động: chức năng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,…
Căn cứ vào tính chất quyền lực: chức năng giai cấp và chức năng xã hội
19. Khái quát mối quan hệ giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa?
Dân chủ XHCN là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng Nhà nước XHCN
Nhà nước XHCN trở thành công cụ quan trọng cho việc thực thi quyền làm chủ của người
dân
20. Chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta được xác lập khi nào?
Cách mạng Tháng Tám (1945)
21. Khái quát bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?
Dân chủ là mục tiêu của chế độ XHCN ( dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh)
Dân chủ là bản chất chế độ XHCN ( do dân làm chủ, quyền lực thuộc về nhân dân)
Dân chủ là động lực chế độ XHCN ( phát triển dựa vào sức mạnh nhân dân)
Dân chủ gắn với pháp luật ( phải đi đôi với kỷ luật, kỷ cương)
22. Hình thức dân chủ gián tiếp là?
Hình thức gián tiếp: đại diện, ủy quyền do dân bầu cử
23. Hình thức dân chủ trực tiếp là?
Hình thức dân chủ trực tiếp: trực tiếp thực hiện quyền làm chủ nhà nước và xã hội

24. Quan niệm chung về nhà nước pháp quyền?


Con người là chủ thể là trung tâm của sự phát triển
Pháp quyền là thượng tôn pháp luật
Nhà nước pháp quyền: công dân được giáo dục pháp luật và hiểu biết pháp luật
25. Đặc điểm của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Nhà nước của dân, do dân, vì dân
Hoạt động dựa trên Hiến pháp và pháp luật
Quyền lực nhà nước thống nhất, phân công rõ ràng
Do Đảng Cộng Sản lãnh đạo’
Tôn trọng quyền con người
Tổ chức hoạt động nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ

You might also like