Đề cương ôn thi NLKT

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 16

File ôn thi Nguyên lý kế toán

(Ngoài ra, những câu thầy cô hỏi trong lúc giảng bài đều có ra thi) + gr Tài liệu HCE

Câu 1: Thông tin kế toán Quản trị được cung cấp cho đối tượng:
A. Cung cấp chủ yếu trong nội bộ doanh nghiệp.
B. Cung cấp cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
C. A và B đều sai.
D. A và B đều đúng.
Câu 2: Môi trường pháp lý trong môi trường kế toán là:
A. Nền kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế, các loại hình doanh nghiệp, đặc điểm sản xuất kinh
doanh, giá cả, thuế.
B. Cơ sở pháp lý mà kế toán phải căn cứ vào đó để thực hiện công việc kế toán, đảm bảo cho
hoạt động của kế toán phù hợp với quy định của pháp luật (Luật kế toán, Chuẩn mực kế
toán, chế độ kế toán).
C. A và B đều sai.
D. A và B đều đúng.
Câu 3: Sự kiện nào dưới đây là một nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh:
A. Hai nhân viên của công ty góp tiền chung mua một lô đất.
B. Vợ của giám đốc công ty mua một chiếc xe phục vụ mục đích cá nhân với giá là 500 triệu
đồng.
C. Công ty rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 30 triệu đồng.
D. Khách hàng phàn nàn về nhân viên lễ tân của công ty của Công ty.
Câu 4: “Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng
thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát
sinh chi phí” là nội dung của:
A. Nguyên tắc giá gốc.
B. Nguyên tắc thận trọng.
C. Nguyên tắc phù hợp.
D. Nguyên tắc nhất quán.
Câu 5: - Ngày 1/12/N, Cty thuê 1 căn nhà làm cửa hàng, tiền thuê mỗi tháng là 2 triệu đồng.
Chủ nhà yêu cầu Công ty trả trước tiền thuê 6 tháng bằng tiền mặt (12 triệu đồng).
- Trong tháng 12/N, Công ty bán được 100 sản phẩm x 250.000 đ/sp. Giá mua vào
100 sản phẩm hết 15 triệu đồng.
- Tiền điện, nước và tiền thuê nhân viên hết 2 triệu đồng. Không Phát sinh chi phí nào
khác.
Theo bạn, tháng 12/N Công ty lời/lỗ bao nhiêu được bao nhiêu?
A. Công ty lỗ 2 triệu đồng.
B. Công ty lời 6 triệu đồng.
C. Công ty lời 8 triệu đồng.
D. Không có đáp án nào đúng.
Câu 6: Theo luật kế toán 2015 (88/2015/QH13), đâu không phải là phương pháp kế toán?
A. Phương pháp chứng từ kế toán.
B. Phương pháp sửa sổ kế toán.
C. Phương pháp tính giá.

1
D. Phương pháp đối ứng tài khoản.
Câu 7: Ngày 20/8/N, doanh nghiệp A mua hàng hóa Y về nhập kho để chờ bán. Sáng ngày
25/8/N, khách hàng B làm hợp đồng mua hàng hóa Y và đã đặt cọc trước 20 % tiền hàng.
Ngay trong chiều hôm đó, doanh nghiệp xuất kho hàng hóa Y để chuyển cho khách hàng B,
số tiền còn lại khách hàng B sẽ thanh toán vào ngày 30/9/N. Vậy doanh nghiệp A sẽ ghi nhận
doanh thu hàng hóa Y đã bán cho khách hàng B vào thời điểm nào?
A. 10/09/N
B. 25/08/N
C. 20/08/N
D. 30/09/N
Câu 8: Một ghiệp vụ kinh tế - tài chính là:
A. Tất cả các sự kiện làm thay đổi tình hình tài chính của doanh nghiệp
B. Một hay nhiều sự kiện làm thay đổi tình hình tài chính của doanh nghiệp
C. A và B đều đúng
D. A và B đều sai
Câu 9: Yếu tố nào không phải là chỉ tiêu bắt buộc trên một chứng từ ?
A. Tên gọi và số hiệu chứng từ.
B. Ngày, tháng , năm lập chứng từ.
C. Nội dung nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh.
D. Số tài khoản của các bên có liên quan.
Câu 10: Nếu phân loại theo công dụng, thì chứng từ có bao nhiêu loại ?
A. 2 loại
B. 4 loại
C. 3 loại
D. 5 loại
Câu 11: Theo thông tư 200/2014/TT-BTC chứng từ kế toán “ Bảng thanh toán tiền lương”
thuộc loại:
A. Chứng từ về bán hàng
B. Chứng từ về hàng tồn kho
C. Chứng từ về lao động tiền lương
D. Chứng từ về tiền tệ
Câu 12: Trong bước “ Bảo quản, lưu trữ và hủy chứng từ kế toán”. Những tài liệu chứng từ
được sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, thì thời gian lưu trữ là:
A. Tối thiểu năm năm.
B. Tối thiểu mười năm.
C. Lưu trữ vĩnh viễn.
D. Không có đáp án nào đúng.
Câu 13: Các chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài mà phát sinh nhiều lần có nội dung
không giống nhau, khi sử dụng để ghi sổ kế toán ở Việt Nam phải:
A. Dịch rõ ràng, đầy đủ toàn bộ nội dung cho lần đầu.
B. Từ lần dịch thứ hai chỉ dịch những nội dung chủ yếu.
C. A và B đều đúng.
D. A và B đều sai.

2
Câu 14: Trong các phương pháp tính giá xuất kho của hàng tồn kho, phương pháp nào sẽ có
lợi nhuận nhất trong thời kỳ lạm phát?
A. Nhập trước – Xuất trước
B. Bình quân gia quyền sau mỗi lần hập.
C. Bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ.
D. Tính giá thực tế đích danh.
Câu 15: Nếu phân loại chi phí theo lĩnh vực, chúng ta có thể phân loại thành 4 loại sau:
A. Chi phí thu mua, chi phí sản xuất, chi phi nhân công, chi phí bán hàng.
B. Chi phí thu mua, chi phí sản xuất, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng.
C. Chi phí thu mua, chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
D. Chi phí thu mua, chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí nguyên vật liệu.
Câu 16: Theo chế độ kế toán - tài chính hiện hành, một tài sản được ghi nhận là tài sản cố
định khi nó thỏa mãn những điều kiện:
A. Là nguồn lực của đơn vị, chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai, nguyên giá
được xác định một cách tin cậy, có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên.
B. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai, nguyên giá được xác định một cách tin
cậy, có thời gian sử dụng trên 1 năm, có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên.
C. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai, nguyên giá được xác định một cách tin
cậy, có thời gian sử dụng dưới 1 năm, có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên.
D. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai, nguyên giá được xác định một cách tin
cậy, có thời gian sử dụng dưới 1 năm, có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên.
Câu 17: Ngày 29/9/N: Doanh nghiệp A mua nguyên liệu chính nhập kho, số lượng: 4.000kg,
đơn giá chưa có thuế GTGT: 15.000đ/kg, thuế suất thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển
110.000đ (bao gồm cả thuế GTGT 10%). Biết doanh nghiệp A hạch toán thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ, vậy giá trị nguyên vật liệu chính nhập kho sẽ là:
A. 63.000.000đ
B. 60.100.000đ
C. 53.100.000đ
D. 63.100.000đ
Câu 18: Doanh nghiệp mua một bài hát với giá 100 triệu đồng và sử dụng trong 5 năm. Bản
quyền bài hát của doanh nghiệp đó là:
A. Tài sản cố định hữu hình
B. Nguồn hình thành nên tài sản là đất đai
C. Tài sản cố định vô hình
D. Tài sản ngắn hạn
Câu 19: Việc lựa chọn các phương pháp tính giá xuất kho hàng tồn kho khác nhau sẽ làm:
A.Giảm lợi nhuận trong kỳ kế toán đó.
B. Giảm giá vốn hàng bán trong kỳ kế toán đó.
C. Tăng lợi nhuận trong kỳ kế toán đó.
D. Tăng hoặc giảm lợi nhuận trong kỳ kế toán đó.
Câu 20: Theo chuẩn mực kế toán số 02 thì việc ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng giá
trị thuần có thể thực hiện được được thực hiện bằng cách:
A. Lập dự phòng phải thu khó đòi.
B. Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

3
C. Lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn.
D. Không có đáp án nào đúng
Câu 21: Tính giá mua của TSCĐHH “Q”, được biết: Giá mua phải trả cho nhà xuất khẩu là
880.000.000đ bao gồm thuế GTGT, Thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ 10%. Chi
phí vận chuyển, bốc dỡ, kiểm tra, kiểm nghiệm 5.000.000đ.
A. 925 triệu đồng
B. 805 triệu đồng
C. 835 triệu đồng
D. 838 triệu đồng
Câu 22: Đặc điểm số dư trên tài khoản chi phí là:
A. Số Dư bên Có.
B. Số Dư bên Nợ.
C. Số Dư Có và số Dư Nợ.
D. Không có số Dư.
Câu 23: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh nào dưới đây tác động đến 2 đối tượng kế toán theo
hướng 1 tài sản tăng đối ứng với 1 tài sản giảm:
A. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 20 triệu đồng.
B. Chi tiền mặt mua nguyên liệu nhập kho trị giá 5 triệu đồng, công cụ nhập kho trị giá 7
triệu đồng.
C. Vay ngân hàng trả nợ lương công nhân 10 triệu đồng, trả nợ người bán 20 triệu đồng.
D. Trích lợi nhuận chưa phân phối bổ sung nguồn vốn kinh doanh 100 triệu đồng.
Câu 24: Tài khoản kế toán cấp hai ( Tài khoản chi tiết) là tài khoản kế toán có:
A. Có 6 chữ số.
B.Có từ 4 chữ số trở lên.
C. Có từ 3 chữ số trở lên.
D. Có 5 chữ số.
Câu 25: Nội dung kinh tế của định khoản: Nợ TK “Phải trả cho người bán”/Có TK “Tiền gửi
ngân hàng” là:
A. Chi tiền mặt gửi vào tài khoản ngân hàng.
B. Khách hàng trả nợ bằng tiền gửi ngân hàng.
C. Chuyển khoản trả nợ cho người bán.
D. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt.
Câu 26: Số dư cuối kỳ của một tài khoản được xác định như sau:
A. Số dư đầu kỳ + tổng số phát sinh Nợ trong kỳ - tổng số phát sinh Có trong kỳ
B. Số dư đầu kỳ + tổng số phát sinh tăng trong kỳ - tổng số phát sinh giảm trong kỳ
C. Số dư đầu kỳ + tổng số phát sinh Có trong kỳ - tổng số phát sinh Nợ trong kỳ
D. Số dư đầu kỳ + tổng số phát sinh giảm trong kỳ - tổng số phát sinh tăng trong kỳ
Câu 27: Kết chuyển tài khoản thường được sử dụng để:
A.Kết chuyển tiền mặt để xác định kết quả kinh doanh.
B.Kết chuyển Nợ phải trả người bán để tính dư nợ cuối kỳ.
C. A và B đều đúng.
D. A và B đều sai.
Câu 28: Tài khoản nào sau đây là tài khoản điều chỉnh giảm cho tài khoản doanh thu?
A. Tài khoản “214- Hao mòn tài sản cố định”.

4
B. Tài khoản “229- Dự phòng tổn thất tài sản”.
C. Tài khoản “521- Các khoản Giảm trừ doanh thu”.
D. Tài khoản “242- chi phí trả trước”.
Câu 29: Số liệu liên quan đến Tài khoản “421- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” như sau:
số dư đầu kỳ (bên Có) 300.000.000đ. Trong kỳ kết chuyển lỗ 1.000.000.000đ. Vậy khi lập
Bảng cân đối kế toán, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cuối kỳ được phản ánh:
A. Ghi bên phần tài sản và ghi số âm 700.000.000đ
B.Ghi bên phần nguồn vốn và ghi số âm 700.000.000đ
C. Ghi bên phần nguồn vốn và ghi số dương 700.000.000đ
D. Ghi bên phần tài sản và ghi số dương 700.000.000đ
Câu 30: Bút toán kết chuyển chi phí tài bán hàng để xác định lãi (lỗ) hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp là:
A. Nợ TK Chi phí bán hàng/ Có TK Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
B. Nợ TK Xác định kết quả kinh doanh/ Có TK Chi phí bán hàng
C. Nợ TK Chi phí bán hàng/ Có TK Xác định kết quả kinh doanh
D. Nợ TK Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối/ Có TK Chi phí bán hàng
Câu 31: Phương pháp ghi trên tài khoản kế toán được thực hiện như sau:
A. Số phát sinh tăng của tài khoản được ghi vào bện Nợ của tài khoản , số phát sinh giảm
ghi vào bên Có của tài khoản.
B. Số phát sinh tăng của tài khoản được ghi vào bện Có của tài khoản , số phát sinh giảm ghi
vào bên Nợ của tài khoản.
C. Số phát sinh tăng của tài khoản được ghi vào một bên của tài khoản (bên Nợ hoặc bên
Có), bên còn lại (bên Có hoặc bên Nợ) ghi số phát sinh giảm. Số phát sinh tăng ghi vào bên
Nợ hay hay bên Có tuỳ thuộc vào đối tượng kế toán đó thuộc tài sản hay nguồn vốn, thuộc
doanh thu hay chi phí.
D. Không có đáp án nào đúng.
Câu 32: Tất cả các sổ kế toán đều phải khóa sổ định kỳ vào ngày cuối cùng của tháng, riêng
sổ quỹ tiền mặt phải khóa sổ:
A. Hàng giờ
B. Hàng ngày
C. Hàng tháng
D. Hàng quý
Câu 33: Khi có phát hiện sai sót về số tiền được ghi nhận trong sổ kế toán thấp hơn số thực
tế phát sinh, phương pháp sửa chữa sổ kế toán sẽ là:
A. Phương pháp ghi số âm bằng cách ghi lại số sai bằng mực đỏ hoặc ghi lại số sai trong dấu
ngoặc đơn.
B. Phương pháp ghi cải chính.
C. Phương pháp ghi điều chỉnh.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 34: Các dòng luân chuyển tiền được trình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ được chi
tiết theo hoạt động nào dưới đây?
A. Hoạt động kinh doanh
B. Hoạt động đầu tư
C. Hoạt động tài chính

5
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 34: Sửa chữa sổ kế toán trong trường hợp ghi sổ bằng phương tiện điện tử được thực hiện
theo:
A. Phương pháp ghi số âm bằng cách ghi lại số sai bằng mực đỏ hoặc ghi lại số sai trong dấu
ngoặc đơn.
B. Phương pháp ghi điều chỉnh.
C. Phương pháp ghi cải chính.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 36: Khi xác định tổng giá trị tài sản trên bảng cân đối kế toán thì khoản mục “Dự phòng
phải thu ngắn hạn khó đòi” được:
A. Được cộng vào.
B. Được trừ ra.
C. Không liên quan.
D. Được cộng dồn.
Câu 37: Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính:
A. Phản ánh tổng hợp tình hình tài sản và nguồn vốn tại một thời điểm nhất định.
B. Phản ánh chi tiết tình hình tài sản và nguồn vốn trong một thời kỳ nhất định.
C. Phản ánh tổng hợp tình hình tài sản và nguồn vốn trong một thời kỳ nhất định.
D. Phản ánh chi tiết tình hình tài sản và nguồn vốn tại một thời điểm nhất định.
Câu 38: Trên Bảng cân đối kế toán thì “ Quỹ phát triển khoa học công nghệ” được thể hiện ở
phần:
A. Tài sản ngắn hạn.
B. Tài sản dài hạn.
C. Nợ Phải Trả.
D. Vốn Chủ Sở Hữu.
Câu 39: Số dư trên tài khoản 229 “Dự phòng tổn thất tài sản” khi đưa vào Bảng Cân đối kế
toán phải xử lý như thế nào?
A. Ghi âm.
B. Ghi bình thường.
C. Trừ ra trong tổng giá trị tài sản.
D. Ghi âm và trừ ra trong tổng giá trị tài sản.
Câu 40: Khi lập bảng Cân đối kế toán, số liệu trên các tài khoản “131- phải thu khách hàng”
và”331- phải trả người bán” được kế toán xử lý như sau:
A. Các số Dư trên tài khoản phải thu khách hàng phản ánh vào tài sản và các số Dư trên tài
khoản phải trả người bán phản ánh vào nguồn vốn
B.Tiến hành thanh toán bù trừ trên các tài khoản trước khi phản ánh vào Bảng cân đối kế
toán.
C. Số Dư Nợ trên các tài khoản này được phản ánh vào phần Tài sản và số Dư Có trên các
tài khoản này được phản ánh vào Nợ phải trả trên phía Nguồn vốn.
D. Số Dư Nợ trên các tài khoản này được phản ánh vào phần Nguồn vốn và số Dư Có trên
các tài khoản này được phản ánh vào Nợ phải trả trên phía Tài sản.
Câu 41: “Phiếu xuất kho” là chứng từ thuộc loại:
A. Chứng từ về bán hàng
B. Chứng từ về hàng tồn kho.

6
C. Chứng từ về lao động, tiền lương
D. Chứng từ về tiền tệ
Câu 42: Kiểm tra chứng từ là:
A. Kiểm tra việc sử dụng chứng từ để ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
B. Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu phản ánh trên chứng từ.
C. Kiểm tra tên gọi của chứng từ.
D. Kiểm tra số hiệu chứng từ.
Câu 43: Kiểm kê tài sản trong kế toán không bao gồm loại nào sau đây?
A. Kiểm kê tiền mặt
B. Kiểm kê vật tư
C. Kiểm kê chứng phiếu có giá
D. Tất cả các đáp án trên đều sai
Câu 44: Phương pháp chứng từ là:
A. Phương pháp thông tin và kiểm tra về sự hình thành các nghiệp vụ kinh tế trong đơn vị kế
toán.
B. Phương pháp thông tin và kiểm tra về chi phí trực tiếp và gián tiếp cho từng loại hoạt động,
từng loại tài sản.
C. Phương pháp thông tin và kiểm tra quá trình vận động của mỗi loại tài sản, nguồn vốn và
quá trình kinh doanh trong đơn vị.
D. Phương pháp khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của đơn vị hạch toán.
Câu 45: Theo Luật kế toán, người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán chịu trách nhiệm
tổ chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán theo thời hạn nào sau đây?
A. Ít nhất mười năm đối với chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ và lập báo cáo tài
chính.
B. Vĩnh viễn đối với chứng từ kế toán dùng để quản lý điều hành của đơn vị kế toán.
C. Ít nhất năm năm đối với chứng từ kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế,
an ninh, quốc phòng.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 46: Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp bao gồm các khoản
mục chi phí nào sau đây?
A. Chi phí thu mua; chi phí tài chính; chi phí nhân công trực tiếp
B. Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí sản xuất chung
C. Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí bán hàng
D. Chi phí nhân công trực tiếp; chi phí sản xuất chung; chi phí quản lý doanh nghiệp
Câu 47: Phương pháp kế toán dùng để thông tin và kiểm tra về chi phí trực tiếp và gián tiếp
cho từng loại hoạt động, từng loại tài sản là:
A. Phương pháp kiểm kê.
B. Phương pháp tính giá.
C. Phương pháp đối ứng tài khoản.
D. Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán.
Câu 48: Khi tính giá nhập kho của hàng hóa mua ngoài thuộc nhóm hàng hóa có thuế tiêu thụ
đặc biệt, kế toán sẽ:

7
A. Cộng phần thuế tiêu thụ đặc biệt vào trong giá nhập kho nếu doanh nghiệp áp dụng phương
pháp tính thuế giá trị gia tăng khấu trừ.
B. Cộng phần thuế tiêu thụ đặc biệt vào trong giá nhập kho nếu doanh nghiệp áp dụng phương
pháp tính thuế giá trị gia tăng trực tiếp.
C. Cộng phần thuế tiêu thụ đặc biệt vào trong giá nhập kho.
D. Không cộng phần thuế tiêu thụ đặc biệt vào trong giá nhập kho.
Câu 49: Đối tượng nào sau đây thuộc nhóm hàng tồn kho?
A. Hàng hóa lưu ở kho bảo thuế
B. Nguyên vật liệu đang ở xưởng sản xuất để phục vụ sản xuất
C. Công cụ đang ở xưởng sản xuất để phục vụ sản xuất
$D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 50: Đối tượng kế toán nào sau đây thuộc nhóm hàng tồn kho?
A. Hàng gửi đi bán
B. Chi phí thu mua hàng hóa
C. Đáp án A và B đều đúng
D. Đáp án A và B đều sai
Câu 51: Tiền lương phải thanh toán cho bộ phận kế toán của doanh nghiệp được tính vào:
A. Chi phí sản xuất chung.
B. Chi phí nhân công trực tiếp.
C. Chi phí quản lý doanh nghiệp.
D. Chi phí bán hàng.
Câu 52: Cho số liệu về tình hình nhập-xuất hàng hóa Y trong tháng 3/N tại một doanh nghiệp
như sau:
Số lượng (kg) Đơn giá (đồng)
Tồn đầu tháng (01/03/N) 20.000 2.000
Nhập (05/03/N) 32.000 2.200
Xuất (17/03/N) 22.000 ?
Nhập (22/03/N) 15.000 2.100
Xuất (31/03/N) 17.000 ?
Hãy xác định trị giá hàng tồn kho cuối tháng tại doanh nghiệp. Biết rằng: doanh nghiệp hạch
toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thương xuyên và tính giá xuất kho của hàng tồn
kho theo phương pháp nhập trước – xuất trước.
A. 60.100.000 đồng
B. 58.800.000 đồng
C. 61.600.000 đồng
D. 56.000.000 đồng

8
Câu 1: Thông tin kế toán quản trị được cung cấp cho đối tượng:
A. Bên ngoài doanh nghiệp.
B. Cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
C. A và B đều sai.
D. A và B đều đúng.
Câu 2: Thông tin kế toán cần đáp ứng được các yêu cầu:
A. Có thể so sánh được.
B. Đáng tin cậy.
C. Dễ hiểu.
D. Tất các yêu cầu trên.
Câu 3: Các định đề trong kế toán là:
A. Thực thể kinh doanh, thước đo tiền tệ, cơ sở dồn tích.
B. Kỳ kế toán, thực thể kinh doanh, hoạt động liên tục.
C. Thực thể kinh doanh, thước đo tiền tệ, Kỳ kế toán.
D. Thực thể kinh doanh, giá gốc, cơ sở dồn tích.
Câu 4: “Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí” là nội dung
của:
A. Nguyên tắc giá gốc.
B. Nguyên tắc thận trọng.
C. Nguyên tắc phù hợp.
D. Nguyên tắc nhất quán.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chủ sở hữu là chủ nợ của doanh nghiệp.
B.Tổng tài sản luôn cân bằng với tổng nợ phải trả cộng với tổng vốn chủ sở hữu.
C. Tổng tài sản bằng tổng nợ phải trả bằng tổng vốn chủ sở hữu.
D. Vốn chủ sở hữu là tiền mặt của chủ sở hữu có trong doanh nghiệp.
Câu 6: Theo luật kế toán 2015, có 4 phương pháp kế toán là:
A. Phương pháp chứng từ kế toán; Phương pháp tính giá; Phương pháp đối ứng tài khoản;
Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán.
B. Phương pháp ghi sổ kế toán; Phương pháp tính giá; Phương pháp đối ứng tài khoản;
Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán.
C. Phương pháp ghi sổ kế toán; Phương pháp tính giá; Phương pháp đối ứng tài khoản;
Phương pháp lập báo cáo tài chính.
D. Không có đáp án nào đúng.
Câu 7: Ngày 20/8/N, doanh nghiệp A mua hàng hóa Y về nhập kho để chờ bán. Ngày 25/8/N,
khách hàng B làm hợp đồng mua hàng hóa Y và đã đặt cọc trước 20 % tiền hàng. Ngày 10/9/N,
doanh nghiệp xuất kho hàng hóa Y để chuyển cho khách hàng B và khách hàng B đã thanh
toán ngay thêm 40 % tiền hàng, số tiền còn lại khách hàng B sẽ thanh toán vào ngày 30/9/N.
Vậy doanh nghiệp A sẽ ghi nhận doanh thu hàng hóa Y đã bán cho khách hàng B vào thời
điểm nào?
A. 10/09/N
B. 25/08/N
C. 20/08/N
9
D. 30/09/N
Câu 8: Tài sản ngắn hạn là:
A. Những tài sản có thời gian đáo hạn còn lại không quá 24 tháng.
B. Những tài sản chỉ tham gia vào đúng 2 chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
C. A và B đều đúng
D. Những tài sản có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất,
kinh doanh thông thường kể từ thời điểm báo cáo.
Câu 9: Nếu phân loại theo hình thức vật mang tin, thì chứng từ có bao nhiêu loại ?
A. 2 loại
B. 3 loại
C. 4 loại
D. 5 loại
Câu 10: Các phương pháp kiểm kê hiện nay bao gồm:
A. Kiểm kê hiện vật
B. Kiểm kê tiền mặt, chứng phiếu có giá và chứng khoán.
C. Kiểm kê tiền gửi ngân hàng và các khoản thanh toán.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 11: Trong bước “ Bảo quản, lưu trữ và hủy chứng từ kế toán”. Những tài liệu chứng từ
kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế toán, gồm cả chứng từ kế toán không sử
dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, thì thời gian lưu trữ là:
A. Tối thiểu năm năm.
B. Tối thiểu mười năm.
C. Lưu trữ vĩnh viễn..
D. Không có đáp án nào đúng.
Câu 12: Quy trình lập và luân chuyển chứng từ kế toán có bao nhiêu bước?
A. 4 bước.
B. 3 bước.
C. 5 bước
D. 6 bước.
Câu 13: Các chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài mà phát sinh nhiều lần có nội dung
không giống nhau, khi sử dụng để ghi sổ kế toán ở Việt Nam phải:
A. Dịch rõ ràng, đầy đủ toàn bộ nội dung cho lần đầu.
B. Từ lần dịch thứ hai chỉ dịch những nội dung chủ yếu.
C. A và B đều đúng.
D. A và B đều sai.
Câu 14: Đối tượng kế toán nào sau đây thuộc hàng tồn kho?
A. Hàng gửi đi bán.
B. Nguyên vật liệu.
C. Hàng mua đang đi đường.
D. Tất cả các đối tượng trên.
Câu 15: Các nguyên tắc khi tính giá các đối tượng kế toán là:
A. Phải xác định đối tượng tính giá phù hợp.
B. Phải phân loại chi phí hợp lý.
C. Phải lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí phù hợp.

10
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 16: Nguyên giá của Tài sản cố định hữu hình tăng do mua sắm được tính theo công thức:
A. Nguyên giá = Giá mua thực tế - Chiết khấu thanh toán+ Chi phí liên quan trực tiếp phải chi
ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
B. Nguyên giá = Giá mua thực tế - Chiết khấu thanh toán + Các khoản thuế không được hoàn
lại + Chi phí phát sinh sau khi đưa TSCĐ vào sử dụng.
C. Nguyên giá = Giá mua thực tế - Giảm giá, chiết khấu thương mại + Các khoản thuế không
được hoàn lại + Chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng
thái sẵn sàng sử dụng.
D. Nguyên giá = Giá mua thực tế - Giảm giá, chiết khấu thương mại + Các khoản thuế không
được hoàn lại + Chi phí phát sinh sau khi đưa TSCĐ vào sử dụng.
C. Cộng phần thuế bảo vệ môi trường vào trong giá nhập kho.
Câu 17: Thông tin về chi phí sản xuất của sản phẩm X như sau:
- Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ: 7.000.000đ
- Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ: 25.000.000đ
- Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ: 2.000.000đ
- Số lượng sản phẩm X hoàn thành nhập kho trong kỳ là 150 sản phẩm.
Hãy tính giá nhập kho của sản phẩm X?
A. 190.000đ/sản phẩm
B. 200.000đ/sản phẩm
C. 170.000đ/sản phẩm
D. 160.000đ/sản phẩm
Câu 18: Quyền sử dụng đất là:
A. Tài sản cố định hữu hình.
B. Nguồn hình thành nên tài sản là đất đai.
C. Tài sản cố định vô hình.
D. Tài sản ngắn hạn.
Câu 19: Doanh nghiệp B mua một tài sản cố định hữu hình phục vụ hoạt động sản xuất, giá
mua là 50.000.000đ chưa có thuế GTGT, thuế GTGT là 10%, chi phí vận chuyển tài sản này
về đến doanh nghiệp là 5.500.000đ bao gồm cả thuế GTGT, thuế GTGT là 10%. Biết rằng
doanh nghiệp B hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Kế toán doanh nghiệp B
sẽ ghi nhận nguyên giá của tài sản này là:
A.50.000.000đ
B.55.000.000đ
C. 60.500.000đ
D. 55.100.000đ
Câu 20: Doanh nghiệp A mua một TSCĐHH “B” với nguyên giá là 500 triệu đồng. Doanh
nghiệp A dự tính sử dụng tài sản đó trong 10 năm, số khấu hao mỗi năm là 50 triệu đồng và
bằng nhau ở tất cả các năm. Như vậy theo thông tư 45/2013 doanh nghiêp đang áp dụng
phương pháp khấu hao nào đối với TSCDHH “B”:
A. Phương pháp khấu hao đường thẳng.
B. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
C. Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.
D. Không có đáp án nào đúng.

11
Câu 21: Một doanh nghiệp tự xây dựng một nhà để xe cho cán bộ nhân viên, chi phí vật
liệu xây dựng là 20 triệu đồng, chi phí nhân công là 5 triệu đồng, chi phí vật dụng, công cụ
dụng cụ trang bị cho nhà để xe và các chi phí khác phát sinh là 8 triệu đồng. Công trình đã
hoàn thành và đưa vào sử dụng. Như vậy giá của tài sản cố định này là:
A. 32 triệu đồng.
B. 33 triệu đồng.
C. 25 triệu đồng.
D. 28 triệu đồng.
Câu 22: Đặc điểm số dư trên nhóm tài khoản nguồn vốn là:
A. Số Dư bên Có.
B. Số Dư bên Nợ.
C. Số Dư Có và số Dư Nợ.
D. Không có số Dư.
Câu 23: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh nào dưới đây tác động đến 3 đối tượng kế toán theo
hướng 2 tài sản tăng đối ứng với 1 tài sản giảm?
A. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 20 triệu đồng.
B. Chi tiền mặt mua nguyên liệu nhập kho trị giá 5 triệu đồng, công cụ nhập kho trị giá 7
triệu đồng.
C. Vay ngân hàng trả nợ lương công nhân 10 triệu đồng, trả nợ người bán 20 triệu đồng.
D. Trích lợi nhuận chưa phân phối bổ sung nguồn vốn kinh doanh 100 triệu đồng.
Câu 24: Vay ngân hàng 25 triệu đồng về nhập quỹ tiền mặt là nghiệp vụ kinh tế tài chính
phát sinh phản ánh mối quan hệ đối ứng kế toán nào?
A. Tài sản tăng- tài sản giảm.
B. Nguồn vốn tăng- nguồn vốn giảm.
C. Tài sản tăng - nguồn vốn tăng.
D. Tài sản giảm - phát sinh chi phí.
Câu 25: Nội dung kinh tế của định khoản: Nợ TK “Tiền mặt”/ Có TK “Tiền gửi ngân hàng”
là:
A. Rút tiền mặt sang nhập quỹ tiền gửi ngân hàng.
B. Tiền gửi ngân hàng đang trên đường về công ty.
C. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt.
D. Tiền mặt đang trên đường vận chuyển sang ngân hàng.
Câu 26: Kết chuyển tài khoản thường được sử dụng để:
A. Kết chuyển doanh thu, chí phí để xác định kết quả kinh doanh.
B. Kết chuyển chi phí bán hàng để tính giá vốn hàng bán.
C. A và B đều đúng.
D. A và B đều sai.
Câu 27: Mối quan hệ đối nào dưới đây không thuộc các mối quan hệ đối ứng giữa các đối
tượng kế toán:
A. Tài sản tăng- tài sản giảm.
B. Tài sản tăng- phát sinh chi phí.
C. Nguồn vốn tăng- nguồn vốn giảm.
D. Tài sản tăng- nguồn vốn tăng.
Câu 28: “Định khoản kế toán phức tạp” là định khoản kế toán:

12
A. Chỉ liên quan đến 2 đối tượng kế toán.
B. Chỉ liên quan đến 3 đối tượng kế toán.
C. Liên quan đến 3 đối tượng kế toán trở lên.
D. Không có đáp án nào đúng.
Câu 29: Theo thông tư 200/2014- BTC của Bộ Tài Chính, hệ thống tài khoản kế toán doanh
nghiệp gồm có mấy loại:
A. 10
B. 8
C. 9
D. 7
Câu 30: Kết chuyển tài khoản là chuyển một số tiền từ tài khoản kế toán này sang tài khoản
kế toán khác theo nguyên tắc:
A. Số tiền bên Có của tài khoản này sẽ chuyển sang bên Nợ của tài khoản kia.
B. Số tiền bên Nợ của tài khoản này sẽ chuyển sang bên Có của tài khoản kia.
C. Số tiền bên Nợ của tài khoản này sẽ chuyển sang bên Nợ của tài khoản kia.
D. Không có đáp án nào đúng.
Câu 31: Tài khoản nào sau đây là tài khoản điều chỉnh giảm cho tài khoản doanh thu?
A. Tài khoản “214- Hao mòn tài sản cố định”.
B.Tài khoản “229- Dự phòng tổn thất tài sản”.
C. Tài khoản “521- Các khoản Giảm trừ doanh thu”.
D. Tài khoản “242- chi phí trả trước”.
Câu 32: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Theo thông tư 200/2014- BTC của Bộ Tài Chính, Doanh nghiệp được tự xây dựng hình
thức ghi sổ kế toán cho riêng mình trên cơ sở đảm bảo thông tin về các giao dịch phải được
phản ánh đầy đủ, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu. Trường hợp không tự xây dựng
hình thức ghi sổ kế toán cho riêng mình, doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các các hình
thức sổ kế toán sau: Nhật ký chung; Nhật ký – sổ cái; Nhật ký chứng từ; Chứng từ ghi sổ.
B. Theo thông tư 200/2014- BTC của Bộ Tài Chính, Doanh nghiệp không được tự xây dựng
hình thức ghi sổ kế toán cho riêng mình mà phải áp dụng một trong các hình thức sổ kế toán
sau: Nhật ký chung; Nhật ký – sổ cái; Nhật ký chứng từ; Chứng từ ghi sổ.
C. Theo thông tư 200/2014- BTC của Bộ Tài Chính, Doanh nghiệp được tự xây dựng hình
thức ghi sổ kế toán cho riêng mình trên cơ sở đảm bảo thông tin về các giao dịch phải được
phản ánh đầy đủ, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu. Trường hợp không tự xây dựng
hình thức ghi sổ kế toán cho riêng mình, doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các các hình
thức sổ kế toán sau: Nhật ký chung; Nhật ký – sổ cái;
D. Không có phát biểu nào đúng.
Câu 33: Khi có phát hiện sai sót về mối quan hệ đối ứng giữa các tài khoản trong quá trình
ghi chép trên sổ kế toán, phương pháp sửa chữa sẽ là:
A. Phương pháp ghi số âm.
B. Phương pháp ghi cải chính.
C. Phương pháp ghi điều chỉnh.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 34: Sổ kế toán ghi chép các nghiệp vụ kinh tế - tài chính theo hệ thống là:
A. Sổ cái tài khoản.

13
B. Sổ nhật ký.
C. Sổ chi tiết tài khoản.
D. Cả A và C đều đúng.
Câu 35: Theo thông tư 200/2014/TT-BTC, “Tiền thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ” phản
ảnh luồng tiền liên quan đến hoạt động nào trong bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
A. Luồng tiền liên quan đến hoạt động kinh doanh.
B. Luồng tiền liên quan đến hoạt động đầu tư.
C. Luồng tiền liên quan đến hoạt động tài chính.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 36: Chính sách và chế độ kế toán mà doanh nghiệp áp dụng trong năm tài chính sẽ được
trình bày trong Báo cáo nào sau đây?
A. Bảng Cân đối kế toán.
B.Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
C. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
D. Thuyết minh Báo cáo tài chính.
Câu 37: Theo thông tư 200/2014/TT-BTC báo cáo nào sau đây là báo cáo tài chính bắt
buộc?
A.Bảng cân đối tài khoản.
B.Báo cáo dự toán vốn bằng tiền.
C. Báo cáo thuế.
D. Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Câu 38: Theo luật kế toán 2015, phương pháp khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn và kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị hạch toán qua từng thời kỳ nhất định bằng
cách lập các báo cáo có tính tổng hợp và cân đối như: bảng cân đối kế toán; báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh; báo cáo lưu chuyển tiền tệ là phương pháp nào trong 4 phương pháp
kế toán:
A. Phương pháp tổng hợp – cân đối.
B. Phương pháp chứng từ.
C. Phương pháp tính giá.
D. Phương pháp đối ứng tài khoản.
Câu 39: Khi lập bảng Cân đối kế toán, số liệu trên các tài khoản “131- phải thu của khách
hàng” và “331- phải trả cho người bán” được kế toán xử lý như sau:
A. Các số Dư trên tài khoản phải thu khách hàng phản ánh vào tài sản và các số Dư trên tài
khoản phải trả người bán phản ánh vào nguồn vốn.
B.Tiến hành thanh toán bù trừ số dư Nợ và số dư Có trên mỗi tài khoản “131- phải thu của
khách hàng” và “331- phải trả cho người bán” trước khi phản ánh vào Bảng cân đối kế toán.
C. Số Dư Nợ trên các tài khoản này được phản ánh vào phần Tài sản và số Dư Có trên các
tài khoản này được phản ánh vào Nợ phải trả trên phần Nguồn vốn.
D. Số Dư Nợ trên các tài khoản này được phản ánh vào phần Nguồn vốn và số Dư Có trên
các tài khoản này được phản ánh vào Nợ phải trả trên phần Tài sản.
Câu 40: Trên Bảng cân đối kế toán thì “ Quỹ khen thưởng, phúc lợi” được thể hiện ở phần:
A. Tài sản ngắn hạn.
B. Tài sản dài hạn.
C. Nợ Phải Trả.

14
D. Vốn Chủ Sở Hữu.
Câu 41: Để ghi tăng tiền mặt của doanh nghiệp, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán nào?
A. Phiếu thu.
B. Phiếu chi.
C. Giấy báo Nợ.
D. Giấy báo Có.
Câu 42: Phương pháp thông tin và kiểm tra về sự hình thành các nghiệp vụ kinh tế trong đơn
vị là:
A. Phương pháp chứng từ kế toán.
B. Phương pháp tính giá.
C. Phương pháp đối ứng tài khoản.
D. Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán.
Câu 43: “Việc cân đong, đo, đếm số lượng, xác định và đánh giá chất lượng, giá trị của tài
sản hiện có để kiểm tra, đối chiếu số liệu trong sổ kế toán” là:
A. Kiểm kê tài sản.
B. Phân loại tài sản.
C. Tính giá tài sản.
D. Đánh giá lại tài sản.
Câu 44: Theo thông tư 200/2014/TT-BTC chứng từ kế toán “ Thẻ quầy hàng” thuộc loại:
A. Chứng từ về bán hàng.
B. Chứng từ về tài sản cố định.
C. Chứng từ về hàng tồn kho.
D. Chứng từ về tiền tệ.
Câu 45: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chứng từ gốc được dùng để tập hợp số liệu của các chứng từ ghi sổ cùng loại, cùng nội
dung nghiệp vụ kinh tế và có giá trị pháp lý.
B. Chứng từ mệnh lệnh dùng để làm căn cứ ghi sổ, chứng từ chấp hành không được dùng để
ghi sổ kế toán.
C. Chứng từ tổng hợp hay chứng từ ghi sổ được dùng để tập hợp số liệu của các chứng từ gốc
cùng loại, cùng nội dung nghiệp vụ trên cơ sở đó kế toán ghi chép số liệu vào sổ kế toán.
D. Chứng từ gốc có giá trị pháp lý khi có các chứng từ tổng hợp.
Câu 46: Giá gốc của hàng tồn kho mua vào được tính như sau:
A. Giá thực tế nhập kho = Giá mua + Các khoản thuế không được hoàn lại – Các khoản giảm
giá, chiết khấu thương mại + Các chi phí phát sinh trong quá trình thu mua, nhập kho hàng
tồn kho.
B. Giá thực tế nhập kho = Giá mua + Các chi phí phát sinh trong quá trình thu mua, nhập kho
hàng tồn kho.
C. Giá thực tế nhập kho = Giá mua + Các khoản thuế không được hoàn lại – Các khoản giảm
giá, chiết khấu thương mại.
D. Giá thực tế nhập kho = Giá mua + Các khoản thuế không được hoàn lại + Các khoản giảm
giá, chiết khấu thương mại + Các chi phí phát sinh trong quá trình thu mua, nhập kho hàng
tồn kho.
Câu 47: Doanh nghiệp A mua 1 tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình với giá mua chưa có thuế
giá trị gia tăng (GTGT) 10% là 79.000.000 đồng. Chi phí vận chuyển là 1.100.000 đồng (gồm

15
cả thuế GTGT 10%). Hãy xác định nguyên giá của TSCĐ này, biết rằng: doanh nghiệp A tính
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
A. 79.000.000 đồng
B. 80.000.000 đồng
C. 80.100.000 đồng
D. 88.000.000 đồng
Câu 48: Khi doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính giá “Nhập trước – Xuất trước”, giá trị
hàng tồn kho cuối kỳ sẽ được tính theo đơn giá nào trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng
tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ?
A. Theo đơn giá của các lượt hàng nhập vào đầu tiên.
B. Theo đơn giá của các lượt hàng nhập vào sau cùng.
C. Theo đơn giá bình quân của lượt hàng nhập vào đầu tiên và sau cùng.
D. Theo đơn giá bình quân của các lượt hàng nhập vào.
Câu 49: Chi phí nào sau đây thuộc nhóm chi phí sản xuất?
A. Chi phí bán hàng
B. Chi phí thu mua hàng hóa
C. Chi phí quản lý doanh nghiệp
D. Chi phí nhân công trực tiếp
Câu 50: Việc thay đổi phương pháp đánh giá (tính giá) nguyên vật liệu có thể ảnh hưởng đến:
A. Giá thành.
B. Giá vốn hàng bán.
C. Kết quả kinh doanh.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 51: Trong các loại thuế sau, loại thuế nào được tính vào nguyên giá của tài sản cố định?
A. Thuế nhập khẩu
B. Thuế tiêu thụ đặc biệt
C. Thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 52: Nếu doanh nghiệp kinh doanh một mặt hàng có giá nhập vào và bán ra trên thị trường
ngày càng tăng lên thì khi tính giá xuất kho của hàng tồn kho, phương pháp nào sau đây sẽ
mang lại kết quả lợi nhuận cao nhất?
A. Nhập trước – Xuất trước
B. Bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập
C. Bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ
D. Giá thực tế đích danh.

16

You might also like