Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 28

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN


NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO

ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH KỸ NĂNG NHÀ LÃNH ĐẠO VÀ SÁCH “ THUẬT


LÃNH ĐẠO” CỦA TÁC GIẢ BRIAN TRACY

NHÓM : 2

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2023


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TIỂU LUẬN


ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH KỸ NĂNG NHÀ LÃNH ĐẠO VÀ SÁCH “ THUẬT

LÃNH ĐẠO” CỦA TÁC GIẢ BRIAN TRACY

GVHD : Nguyễn Văn Khả

LỚP : 12DHQTKD11

TÊN THÀNH VIÊN: Nguyễn Tú Quyên (NT)

Nguyễn Thị Thu Hiền

Huỳnh Tấn Hiệp

Đinh Thị Huyền Mai

Trương Thị Thúy Vy

Trần Thị Ngọc Hân

Trần Lê Yến Linh

Trần Phạm Minh Kha

Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 9 năm 2023


BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

Họ và tên Mssv Công Việc Mức độ hoàn


thành (%)

Nguyễn Tú Quyên (NT) 2013213365 Thuyết trình, 1.1, 1.2 100%

Nguyễn Thị Thu Hiền 2013210048 3.1, 3.3 100%

Huỳnh Tấn Hiệp 2013211055 2.2 100%

Đinh Thị Huyền Mai 2013213273 Tổng hợp Word 100%

Trương Thị Thúy Vy 2013210269 3.2, 3.4, 3.5 100%

Trần Thị Ngọc Hân 2013210463 2.1 100%

Trần Lê Yến Linh 2013211050 Thuyết trình, Word 100%

Trần Phạm Minh Kha 2013210496 Làm Powerpoint 100%


MỤC LỤC
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Nội dung

Chương 1
: Giới thiệu về nhà lãnh đạo Jack Ma và Phong cách lãnh đạo........................3
1.1 Giới thiệu về nhà lãnh đạo Jack Ma...........................................................3
1.2 Phong cách lãnh đạo của Jack Ma..............................................................3
Chương 2 Đặc điểm về nhà lãnh đạo..................................................................6
2.1 Nghiên cứu của Katz về ba kỹ năng quản trị cơ bản................................6
2.2 Mô hình các kỹ năng của nhà lãnh đạo......................................................9
Chương 3: Phân tích Sách “ Thuật lãnh đạo”)...............................................12
3.1 Chương 6 : Năng lực truyền cảm hứng và tạo động lực.........................12
3.1.1 Các yếu tố tạo động lực.......................................................................12
3.1.2 .Ba nhu cầu cảm xúc............................................................................13
3.1.3 Nghệ thuật ủy quyền............................................................................14
3.1.4 Hãy luôn là tấm gương sáng...............................................................15
3.2 Chương 7: Cam kết hết mình vì thắng lợi chung....................................16
3.3 Chương 8: Người lãnh đạo là một người giao tiếp..................................17
3.3.1Năm mục tiêu giao tiếp.........................................................................17
3.3.2 Hãy rõ ràng:.........................................................................................18
3.3.3.Xác lập kỳ vọng....................................................................................18
3.3.4 Luôn hiện diện:....................................................................................19
3.3.5 Luôn dùng chiêu thuyết phục bán hàng............................................19
3.4 Chương 9: Học hỏi từ nghịch cảnh...........................................................19
3.5 Chương 10: Xây dựng quân đội vô địch..................................................21
Phần 3 :Kết luận .................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................24

1
MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, vấn đề hiểu biết sâu sắc và đầy đủ về nhà
lãnh đạo, phong cách lãnh đạo còn khá hạn hẹp . Khái niệm “nhà lãnh đạo” đang bị
ngộ nhận và nhầm lẫn với nhiều khái niệm khác mà đặc biệt là với nhà quản lý, hay
chủ doanh nghiệp. Những vấn đề như: “ Công việc lãnh đạo”, “ Năng lực lãnh đạo”,
“ Tố chất nhà lãnh đạo” là gì? Việc ngộ nhận và không có cái hiểu sâu sắc về bản
thân nhà lãnh đạo đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của không ít tổ chức hay
nhóm làm việc. Người lãnh đạo được xem là tài sản quan trọng bậc nhất của doanh
nghiệp – những người nắm giữ vai trò tiên phong và mang tính quyết định trong sự
phát triển của doanh nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung. Họ được ví như
người chèo lái con thuyền giữa biển. Nếu người lãnh đạo đủ tài giỏi để chèo lái
cùng với sự đồng lòng của những thành viên trong tổ chức thì con thuyền đó có thể
đến được mục tiêu đã định. Nếu không, con thuyền đó sẽ bị lật đổ trước những trận
cuồng phong trên biển. Như vậy, để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi thì một cá nhân
phải có những phẩm chất, kỹ năng mà người khác không có được. Cho nên để hiểu
rõ khái niệm “nhà lãnh đạo” cũng như những đặc điểm và kỹ năng của nhà lãnh đạo
rất quan trọng. Bản chất công việc của họ và bản chất bên trong con người họ là gì?
Làm thế nào để nâng cao kỹ năng lãnh đạo, phát triển khả năng lãnh đạo góp phần
thúc đẩy doanh nghiệp phát triển trong môi trường kinh doanh toàn cầu hóa? Đúng
là những vấn đề hóc búa đang đặt ra trước chúng ta – những nhà lãnh đạo doanh
nghiệp phải tìm cách thực hiện.

Với những lý do trên, hôm nay nhóm em sẽ trình bày cụ thể hơn cũng như đưa ra
các dẫn chứng liên quan đến các " Kỹ năng của nhà lãnh đạo". Để làm rõ bản chất
công việc, các hoạt động của nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp và phân tích các
phẩm chất, kỹ năng của nhà lãnh đạo cần có để có thể đưa hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp một cách hiệu quả và thành công.

2
Chương 1: Giới thiệu về nhà lãnh đạo Jack Ma và Phong cách lãnh đạo
1.1 Giới thiệu về nhà lãnh đạo Jack Ma
Jack Ma sinh ra tại Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Cha mẹ ông xuất
thân từ lĩnh vực giải trí, người đã tham gia vào một nhề kể chuyện thông qua âm
nhạc.

Từ lúc nhỏ, Jack Ma đã rất thích thu thập kiến thức về Tiếng Anh và cố gắng hết
sức để giao tiếp tốt bằng ngôn ngữ này. Anh làm hướng dẫn viên du lịch miễn phí
tại một khách sạn gần đó, để anh có cơ hội nói chuyện với người nước ngoài và cải
thiện tiếng Anh.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Hàng Châu năm 1998 với bằng Cử nhân tiếng Anh.
Ông đã bị từ chối bởi nhiều Công Ty (bao gồm KFC) trước khi được thuê làm giáo
viên tiếng Anh. Jack Ma tiếp tục cải thiện trình độ tại Trường Kinh doanh Cheung
Kong tại Bắc Kinh năm 2006.

Giữa những năm 1990, Jack dần tiếp cận Internet và bắt đầu xem sự phát triển
công nghệ là cơ hội kinh doanh tuyệt vời. Năm 1995 ông đến Mỹ để timg hiểu về
Internet và cùng lúc đó huy động được khoản quỹ 20.000 USD để bắt đầu công ty ý
định chỉ tập trung vào Internet.

Mục đích công ty là tạo ra các trang web cho khách hàng và thành công với lợi
nhuận kổng lồ trong vòng 3 năm là 800.000 USD.

Trong những năm tiếp theo ông đầu quân cho Công ty trong lĩnh vực Internet.
Năm 1999, quyết định thành lập một tổ chức có tên là Alibaba Alibaba cùng với các
cộng sự. Hoạt động kinh doanh của tổ chức mở rộng khoảng 240 quốc gia khác
nhau. Ông quyết định đầu tư mạo hiểm vào kinh doanh điện tử (Taobao, Lyn Lynx,
Ali Mama). Đến năm 2012, khối lượng trao đổi của Alibaba 1 nghìn nhân dân tệ.

1.2 Phong cách lãnh đạo của Jack Ma


1. Trở thành hình mẫu lãnh đạo thực thụ

3
Jack Ma hoan nghênh mọi ý kiến nhận xét thẳng thắn của nhân viên. Ông không
chỉ khuyến khích mọi người thể hiện quan điểm mà còn cho phép các hoạt động
kích thích sự sáng tạo như trồng chuối trong văn phòng hay làm việc từ xa.

2. Nhìn nhận vấn đề dưới gốc nhìn của khách hàng


Dù điều hành hàng loạt sàn thương mại điện tử nhưng Jack Ma không bao giờ
nhìn nhận sản phẩm từ góc độ công nghệ. Ông chú trọng cung cấp sản phẩm theo
nhu cầu, thị hiếu thực sự của thị trường.
Để làm được điều đó, Alibaba thường tập trung nghiên cứu dữ liệu khách hàng
để cho ra đời những dịch vụ, sản phẩm hữu ích, thiết thực nhất.
3. Theo đuổi sứ mệnh cốt lõi
Với Jack Ma, mỗi người đều có một sứ mệnh, một lý do để làm việc hơn là chỉ
kiếm tiền. Ông trùm Alibaba luôn muốn khơi dậy tinh thần dân tộc và nền văn hóa
truyền thống trong từng sản phẩm, dịch vụ.
Dựa trên sứ mệnh đó, ông thường thiết lập tầm nhìn rõ ràng trong tương lai 5
năm đến 10 năm cho công ty. Ông cũng đặt nhiều câu hỏi về những giá trị mà các
thành viên hướng đến trong công việc, cuộc sống.
4. Trọng dụng những nhân viên nhiệt huyết
Thay vì lựa chọn những cá nhân xuất sắc, Jack Ma hướng đến tuyển dụng những
người phù hợp với văn hóa, môi trường công ty. Ông đề cao khả năng tư duy nhanh
nhạy, say mê công việc, nhiệt huyết và chăm chỉ.

Ông tin rằng những kinh nghiệm trên giấy tờ không thể so sánh với những lợi
ích mà thái độ, tinh thần làm việc tích cực mang lại. Nhờ phong cách lãnh đạo của

4
Jack Ma, tập đoàn Alibaba đã thành công tạo nên hệ sinh thái đồng đều với nhiều
nhân sự tài năng, sẵn sàng cống hiến.

5. Coi trọng giá trị đạo đức


Một trong những yếu tố quan trọng khi đánh giá phong cách lãnh đạo của Jack
Ma chính là sự khiêm tốn và đáng tin cậy. Tuy có tầm hiểu biết rộng nhưng ông vẫn
giữ sự cầu thị khi tiếp nhận những góp ý từ mọi người.

Hơn nữa, các mục tiêu, tầm nhìn và sứ mệnh ông đặt ra đều có sự nhất quán.
Đây làyếu tố thúc đẩy nhân viên tự trau dồi, nuôi dưỡng phẩm chất đạo đức cho bản
thân và có động lực hoạt động hiệu quả hơn.

6. Học cách trao quyền cho nhân viên


Bên cạnh bản lĩnh kinh doanh, Jack Ma còn thể hiện sự am hiểu cách truyền cảm
hứng, trao quyền hiệu quả với nhân viên. Bằng phong cách truyền đạt tự tin, ngôn
ngữ hình thể lôi cuốn, Jack Ma luôn dẫn dắt, định hướng nhân viên vô cùng tài tình.
7. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp với trách nhiệm xã hội
Văn hóa doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội được đề cao xuyên suốt quá trình
phát triển của Alibaba. Bởi vậy, Jack Ma nhiều lần được vinh danh là “ Anh hùng từ
thiện của Châu Á” theo tạp chí Forbes. Ông giúp đỡ rất nhiều chương trình từ thiện
như y tế, giáo dục, văn hóa, môi trường,…
8. Không tự giới hạn bản thân
Jack Ma không chỉ tiên phong ở lĩnh vực thương mại điện tử mà còn mở đường
cho sự hợp tác quốc tế của Trung Quốc với thế giới. Ông thúc đẩy việc liên doanh
qua những văn phòng du lịch hay những ứng dụng điều hướng,… Đồng thời, ông
đưa thương hiệu Alibaba vươn lên cạnh tranh ngang hàng với các tổ chức lớn trên
thế giới như GE, Google, Amazon,…
9. Tự tạo nên sự lôi cuốn từ tầm nhìn xa
Có thể nói, phong cách lãnh đạo của Jack Ma được đánh giá cao nhờ tầm nhìn
xa. Sự đóng góp của ông với nền kinh tế trong nước và thế giới đã khiến tất cả mọi
người phải thán phục.

Ngay khi thế giới chuyển mình sang toàn cầu hóa, công nghệ hóa, Jack Ma đã
nắm bắt được cơ hội làm khơi dậy ngành thương mại điện tử của Trung Quốc. Ông
5
đưa công ty đi trước đối thủ, dễ dàng giành lấy thời cơ bứt phá. Vì vậy, chính vai
trò người lãnh đạo sẽ đem lại sự thay đổi lớn nhất cho toàn bộ tổ chức.

10. Luôn tìm kiếm các cơ hội phát triển mới


Dù đã đạt được nhiều thành tựu hàng đầu, Jack Ma vẫn yêu cầu các nhà quản lý
cùng nhân viên của mình không ngừng cố gắng. Ông không cho phép đội ngũ ngủ
quên trên chiến thắng mà phải liên tục tìm tòi hướng đi mới, tạo ra nhiều xu hướng
hay tiện ích mới hơn nữa.

Chương 2: Đặc điểm về nhà lãnh đạo


Trong nhiều nghiên cứu khác nhau, các tác giả có những quan niệm và cách giải
thích khác nhau về những kỹ năng. Điều này dễ gây nhầm lẫn và tạo ra sự khó hiểu
khi giải thích về sự thành công của lãnh đạo. Cách phân loại làm ba kỹ năng cơ bản
giúp chúng ta tránh được sự nhầm lẫn, do vậy chúng ta sẽ xem xét ba kỹ năng quản
trị sau.

2.1 Nghiên cứu của Katz về ba kỹ năng quản trị cơ bản


 Kỹ năng kỹ thuật

Các kiến thức về phương pháp, quá trình, thủ tục và kỹ thuật để thực hiện các
công việc chuyên môn, và năng lực trong việc sử dụng các công cụ và thiết bị có
liên quan tới các hoạt động.

Kỹ năng kỹ thuật là cần thiết cho các nhà quản trị trong việc giải quyết các vấn
đề, chỉ đạo người dưới quyền trong các hoạt động chuyên môn, lượng giá việc thực
hiện nhiệm vụ và đưa ra những huấn luyện cần thiết.

VD: Jack Ma là người sáng lập và đảm nhiệm chức vụ chủ tịch tập đoàn thương
mại điện tử hàng đầu thế giới – Alibaba, là một tỷ phú người Trung Quốc. Để điều
hành tốt tập đoàn Alibaba thì Jack Ma cũng có những kỹ năng kỹ thuật như: ông có
kiến thức chuyên môn, sâu rộng về kinh tế, kinh doanh, quản lý và điều hành doanh
nghiệp.

Jack Ma được biết đến là vị tỷ phú tự thân, tức là ông làm giàu từ chính đôi bàn
tay và khối óc của mình. Ngay từ khi khởi nghiệp, Jack Ma gặp muôn vàn khó khăn
về vốn, công nghệ lẫn chiến lược kinh doanh. Bằng giấc mơ làm giàu, ông từng
6
bước chinh phục những khó khăn để mang thương hiệu Alibaba nổi danh tại Trung
Quốc và trên toàn cầu.

 Kỹ năng quan hệ

Kiến thức về hành vi con người và quá trình tương tác giữa các cá nhân, năng
lực trong việc hiểu biết cảm giác, thái độ và động cơ của người khác từ những điều
họ nói và những cái họ làm (sự thấu cảm, nhạy cảm xã hội), năng lực trong việc
giao tiếp rõ ràng và hiệu quả (trình bày rõ ràng và có tính thuyết phục cao), năng lực
trong việc thiết lập những quan hệ hợp tác có hiệu quả (khéo léo, ngoại giao và hiểu
biết về các hành vi được chấp nhận bởi xã hội).

Kỹ năng quan hệ hay kỹ năng con người là quan trọng trong việc thiết lập những
quan hệ hợp tác có hiệu quả với cấp trên, cấp dưới, với đồng sự và với những người
bên ngoài tổ chức. Vì vậy, những kỹ năng quan hệ phải được phát triển một cách tự
nhiên, liên tục và nhất quán trong tất cả các hành vi của cá nhân.

VD:Nhân viên khi làm việc trong doanh nghiệp điều họ mong muốn là được tôn
trọng, thấu hiểu , được đối xử công bằng, được thoải mái bày tỏ ý kiến của mình.
Nắm bắt được tâm lý ấy mà Jack Ma đã hoàn toàn được lòng của nhân viên, ông
luôn đề cao ý tưởng đóng góp của nhân viên, từ ý tưởng nhỏ đến lớn, từ ý tưởng
bình thường đến những sáng kiến. Chính sự thấu hiểu, tôn trọng và đề cao nhân
viên nên Jack Ma đã trở thành một ông chủ thành công trong việc quản lý nhân sự
và tạo được niềm tin yêu của nhân viên. Alibaba luôn có được một đội ngũ nhân sự
đáng mơ ước.

 Kỹ năng nhận thức

Năng lực phân tích, suy nghĩ logic, thành thạo trong hình thành các khái niệm và
khái quát hoá những quan hệ phức tạp giữa các sự vật và hiện tượng, sáng tạo trong
việc đề ra các ý tưởng và trong việc giải quyết các vấn đề, năng lực trong việc phân
tích các sự kiện và các xu thế, đón trước được những, thay đổi và nhận dạng được
những cơ hội và những vấn đề còn tiềm ẩn.

Kỹ năng nhận thức là rất quan trọng cho việc hoạch định, tổ chức, hình thành chính
sách, giải quyết các vấn đề và phát triển các chương trình một cách có hiệu quả. Để
7
thực hiện trách nhiệm này một cách hịệu quả nhà quản trị phải hiểu biết quan hệ qua
lại giữa các bộ phận và cá nhân khác nhau trong tổ chức. Đồng thời phải hiểu biết
môi trường bên ngoài và những ảnh hưởng của của nó tới tổ chức và có khả năng
thích ứng cao với những sự thay đổi của môi trường.

VD: Người tiêu dùng hiện nay chủ yếu mua sắm online thông qua các trang
web, những app mua hàng,… bởi sự nhanh chóng, đa dạng, tiết kiệm được nhiều
chi phí, thời gian đến trực tiếp cửa hàng. Vd như chúng ta ở Việt Nam nhưng muốn
mua một món hàng mà nó ở tận Trung Quốc thì chúng ta không thể nào đến tận
Trung Quốc mua trực tiếp được. Và Jack Ma đã nắm bắt được tâm lý ấy của người
tiêu dùng. Ông thành lập trang web Alibaba.com, một cổng thông tin doanh nghiệp
với doanh nghiệp để kết nối các nhà sản xuất Trung Quốc với người mua ở nước
ngoài.

Tầm quan trọng của các kỹ năng trong các tình huống :

Các nhà quản trị cần tất cả các kỹ năng trên để thực hiện những đòi hỏi vai trò
của họ, song tầm quan trọng của từng kỹ năng phụ thuộc vào tình huống lãnh đạo.

Cụ thể, những người lãnh đạo cấp cao có nghĩa vụ chủ yếu trong việc ra những
quyết định chiến lược, do vậy những kỹ năng nhận thức đối với những người lãnh
đạo cấp cao là quan trọng hơn so với những người lãnh đạo ở cấp trung và cấp thấp.

VD: Jack Ma ở vị trí là chủ tịch tập đoàn thì ông chủ yếu ra những quyết định
chiến lược cho tập đoàn của mình.

Vai trò của những ngưởi lãnh đạo cấp trung là hỗ trợ, bổ sung cho cấu trúc tổ
chức hiện tại và phát triển những cách thức để thực hiện các chính sách và các mục
tiêu được xác lập bởi cấp cao hơn (cấp trên). Vai trò này đòi hỏi một sự phối hợp
bằng nhau giữa các kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng quan hệ và kỹ năng nhận thức.

Những người lãnh đạo cấp thấp có nghĩa vụ chủ yếu trông việc thực hiện các
chính sách, thủ tục, duy trì sự ổn định và hoạt động bình thường của các hoạt đông
hiện hữu trong tổ chức. Đối với những người này, kỹ năng kỹ thuật là quan trọng
hợn so với kỹ năng nhận thức hoặc kỹ năng quan hệ.

8
2.2 Mô hình các kỹ năng của nhà lãnh đạo:
Các doanh nghiệp có tầm hoạt động toàn cầu là nền tảng cốt lõi của các quốc gia
toàn cầu.

Ví dụ: Apple Inc.: Apple là một ví dụ điển hình về một doanh nghiệp có tầm hoạt
động toàn cầu. Với sản phẩm như iPhone, iPad và MacBook, Apple có mặt ở hầu
hết các thị trường trên khắp thế giới. Doanh nghiệp này không chỉ tạo ra cơ hội
việc làm mà còn thúc đẩy sự phát triển công nghệ và ảnh hưởng đến thói quen tiêu
dùng toàn cầu.

 5 kĩ năng của nhà lãnh đạo:


1. Quản lý biến động:

- Tố chất này bao gồm các khả năng về hoạch định, tổ chức và điều hành doanh
nghiệp, và tổ chức công việc cá nhân.

- Hoạch định là quá trình thiết lập các mục tiêu, xây dựng các chiến lược và kế
hoạch để thực hiện các mục tiêu. Trong quá trình này, nhà lãnh đạo phải dự kiến
được các khó khăn, trở ngại, những biến động của môi trường kinh doanh và có
những kế hoạch dự phòng.

Ví dụ: Jack Ma đã quản lý biến đổi trong sự nghiệp của mình là khi ông đối mặt
với sự thay đổi lớn trong thị trường và cách thức thương mại điện tử phát triển tại
Trung Quốc. Vào những năm đầu của Alibaba, khi thương mại điện tử chưa phổ
biến và Trung Quốc đang trải qua sự thay đổi về kinh tế và công nghệ, Jack Ma đã
nhận thức rõ tiềm năng và cơ hội của thương mại điện tử. Ông đã hoạch định một
chiến lược để xây dựng nền tảng thương mại điện tử mạnh mẽ và kết nối các doanh
nghiệp và người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, Alibaba cũng đối
mặt với nhiều khó khăn và biến đổi. Một ví dụ điển hình là khi thị trường kinh
doanh và chính sách thay đổi, Alibaba đã phải thích nghi với các quy định mới về
thanh toán trực tuyến và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Jack Ma và đội ngũ lãnh đạo
đã phải nhanh chóng điều chỉnh chiến lược kinh doanh và hợp nhất các nguồn lực
để đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty trong bối cảnh mới.

2. Truyền cảm hứng vào trao quyền

9
- Đảm bảo trách nhiệm đối mặt với thách thức và thay đổi.

Ví dụ: Jack Ma đã đối mặt với cuộc khủng hoảng bảo mật dữ liệu tại Alipay vào
năm 2011 bằng cách công khai thông tin vụ việc và tập trung vào cải thiện hệ thống
an ninh. Hành động này thể hiện sự trách nhiệm và cam kết giải quyết thách thức
một cách mạnh mẽ và minh bạch

- Tạo môi trường làm việc tích cực để động viên nhân viên

Ví dụ: Jack Ma thúc đẩy tinh thần sáng tạo và động viên nhân viên thông qua
cuộc thi " Cá voi ở Biển Xanh".Cuộc thi này tại Alibaba nhằm khuyến khích nhân
viên đề xuất ý tưởng mới, dám nghĩ ra khỏi hộp và đưa ra các giải pháp sáng tạo
để giải quyết các vấn đề hoặc tạo ra cơ hội mới cho công ty.

- Sử dụng khen và phê bình đúng lúc để động viên hiệu quả.

Ví dụ : Khen người những người có thành tích tốt trong việc và ngược lại phê
bình đối với những người có thành tích chưa tốt để họ nhận ra và làm việc tốt hơn
và có hiệu quả hơn.

- Đào tạo phát triển và phân quyền cho nhân viên.

Ví dụ: Jack Ma thúc đẩy sự đào tạo và phát triển cho nhân viên thông qua
chương trình học hỏi liên tục tại Alibaba. Ông cũng thường phân quyền cho nhân
viên, cho phép họ đóng góp ý kiến và đưa ra quyết định, tạo môi trường thúc đẩy
sáng tạo và trách nhiệm.

- Xây dựng đội ngũ đồng tài năng để thực hiện kế hoạch.

Ví dụ: Jack Ma đã thể hiện việc xây dựng đội ngũ đồng tài năng thông qua việc
tạo ra môi trường làm việc khuyến khích sự học hỏi và phát triển. Ông khuyến
khích nhân viên tham gia vào các chương trình đào tạo và học hỏi liên tục, giúp họ
phát triển kỹ năng và nâng cao khả năng thực hiện kế hoạch. Đồng thời, việc phân
quyền cho nhân viên cũng tạo cơ hội để họ đóng góp ý kiến và tham gia định hình
kế hoạch công ty.

3. Ứng xử và giao tiếp

10
Một nhà quản lý cần linh hoạt, hiểu biết, kinh nghiệm và sự tinh tế. Mục tiêu là
tôn trọng và tăng cường hiểu biết lẫn nhau dựa trên nhận thức về giá trị và nhu cầu
của người khác. Việc công nhận và chia sẻ giá trị và thành tựu của mọi người, bất
kể cấp bậc, tạo nền tảng cho giao tiếp, xử lý mâu thuẫn và thương lượng.

Ví dụ: Một nhà quản lý linh hoạt và hiểu biết, khi gặp ý kiến trái ngược, không
từ chối mà lắng nghe và tích hợp gợi ý vào phương án, tạo không gian cho sự đóng
góp và hợp tác xây dựng từ tất cả thành viên trong nhóm.

4. Truyền thông

- Gửi và nhận thông tin rõ ràng, chính xác, hiệu quả là yêu cầu quan trọng của kỹ
năng này. Thuyết phục, diễn đạt ý và thuyết trình đang được coi là những kỹ năng
truyền thông quan trọng nhất đối với một nhà lãnh đạo. Có ý tưởng nhưng không
thể thuyết phục người khác tin và hành động theo thì khó thành công. Mô hình lãnh
đạo " lẳng lặng mà làm" đang mất đi vị thế vì "im lặng có giá nhưng lời nói đúng
lúc có giá trị vô cùng".

- Một điểm yếu thường gặp ở nhiều nhà lãnh đạo là không biết lắng nghe. Khả
năng nghe và chấp nhận sự khác biệt đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát
triển.

Ví dụ: Một nhà lãnh đạo thuyết trình về phương án cải tiến nhưng không thuyết
phục. Sau đó, bằng cách chia sẻ câu chuyện thực tế và sử dụng ví dụ, ông tạo kết
nối với nhóm. Cách tiếp cận này thúc đẩy sự đồng tình và thay đổi được chấp nhận
hơn.

5. Tự động viên

- Tự động viên là kỹ năng cần thiết để duy trì tinh thần lạc quan và cái nhìn tích
cực về công việc. Đừng chờ đợi công nhận từ người khác, hãy tự thấy những điểm
mạnh và thành công của chính mình.

- Nhà lãnh đạo thành đạt luôn là người có những tiêu chuẩn cao và quyết tâm
theo đuổi chúng, nhưng nếu chưa đạt được thì cũng không bi quan.

11
Ví dụ: Hãy tưởng tượng bạn là quản lý một dự án quan trọng trong công ty khởi
nghiệp. Dù gặp khó khăn, bạn không chờ đợi sự khen ngợi từ người khác. Thay vào
đó, bạn tự đánh giá những nỗ lực của mình và tìm thấy những thành tựu nhỏ. Bằng
cách này, bạn duy trì tinh thần lạc quan và tiếp tục đối mặt với thách thức một cách
tự tin.

Chương 3: Phân tích Sách “ Thuật lãnh đạo”


3.1 Chương 6 : Năng lực truyền cảm hứng và tạo động lực
3.1.1 Các yếu tố tạo động lực
 Đầu tiên phải hiểu đâu là yếu tố tạo nên động lực ở mọi người, điều gì sẽ
khiến họ nỗ lực hết sức.Yếu tố động lực đầu tiên là mang lại cho mọi người một
công việc nhiều thử thách và thú vị.
Ví dụ: Nét văn hóa rất hay của cong ty Alibaba của Jack Ma đó là “ Nếu
làm việc trong công ty nhưng cảm thấy đó chưa phải là vị trí phù hợp nhất”, Jack
Ma sẽ vui vẻ cho phép bạn chuyển sang một vị trí khác. Dù có thể đóng vai trò ít
quan trọng hơn nhưng bạn vẫn ở lại công ty.
 Yếu tố động lực thứ hai là giao tiếp cởi mở. Các nhà lãnh đạo không thể đơn
thuần giao việc cho nhân viên rồi phớt lờ họ, không giải thích lý do cụ thể về công
việc đó.
Ví dụ: phong cách lãnh đạo của Jack Ma chính là sự tiếp thu, lắng nghe ý
kiến của mọi nhân viên. Jack Ma luôn tôn trọng mọi ý tưởng và tinh thần sáng tạo
của các nhân viên dưới quyền. Điều đó khiến nhân viên cảm nhận được công nhận.
Do đó, họ càng trung thành, cống hiến tận lực, tận tâm cho tổ chức.
 Yếu tố thứ ba là tinh thần trách nhiệm và trách nhiệm giải trình. Nếu nhân
viên được giao phụ trách một công việc, nhiều khả năng họ sẽ hết mình thực hiện
công việc đó. Việc này cũng giúp tạo dựng sự tự tin và lòng tự tôn ở họ
Ví dụ: Khi nhân viên mắc lỗi Jack Ma sẽ không khiển trách hay trừng phạt
mà ông còn thông cảm và khuyến khích họ biết lỗi và sửa sai, ngược lại nếu người
nhân viên nào gây ra lỗi nhưng không có động thái gì để khắc phục sai lầm của
mình thì Jack Ma sẵng sàng mạnh tay thay thế người nhân viên đó.

12
 Yếu tố thứ tư là sự phát triển cá nhân và cơ hội thăng tiến. Nếu nhân viên
cảm thấy họ có nhiều tiến bộ hoặc học hỏi được những điều mới mẻ và hấp dẫn, họ
sẽ có thêm nhiều động lực để nỗ lực hết sức với công việc.
Ví dụ: Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại vào năm 2013, Jack Ma đã
bày tỏ sự quan tâm cho việc giải quyết các vấn đề môi trường như: nước, không khí
và an toàn thực phẩm ở Trung Quốc. Ông cũng hy vọng sẽ có những thay đổi tích
cực trong các ngành công nghiệp như tài chính, giáo dục và y tế để cải thiện xã hội
Trung Quốc.
Ý muốn giúp đỡ con người và cải thiện xã hội đã phản ánh trong các chính sách
của Alibaba: họ cho nhân viên những ưu đãi với cổ phiếu và quan tâm đến việc cải
thiện cuộc sống của những nhân viên đã gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

3.1.2 Ba nhu cầu cảm xúc


Các nhân viên thường có 3 kiểu nhu cầu cảm xúc mà một khi được đáp ứng sẽ
khiến họ có động lực và cảm hứng làm việc hơn nữa.
 Đầu tiên là nhu cầu sở hữu, để cảm thấy rằng mình là một phần của điều
gì đó lớn lao, vượt ra khỏi bản thân họ và đây là thành tố quan trọng, góp phần làm
nên tổ chức mẹ, gồm nhiều tổ chức con.
 Kiểu nhu cầu cảm xúc thứ hai là nhu cầu độc lập. Ai cũng muốn được
công nhận các phẩm chất và thành tích cá nhân. Hãy đảm bảo bạn sẽ tận dụng mọi
cơ hội để khiến nhân viên của mình cảm thấy bản thân họ thật tuyệt vời.
 Kiểu nhu cầu cảm xúc thứ ba là nhu cầu phụ thuộc lẫn nhau. Đây là nhu
cầu khiến mỗi cá nhân cảm thấy họ là một phần của nhóm, làm việc hiệu quả trên
tinh thần hợp tác vì mục tiêu chung. Các nhà lãnh đạo xuất sắc nhất sẽ không ngừng
tìm cách khiến mối quan hệ giữa các nhân viên luôn hòa hợp và hiệu quả.
Ví dụ: Điển hình là các công ty phương tây thường có 2 nhà sáng lập còn
Alibaba có tớ 18 nhà sáng lập. Jack Ma cho rằng người Trung Quốc có lối sống
dân chủ và tập thể nên các công ty Trung Quốc có thể hoạt động hiệu quả nhất khi
xây dựng mô hình quản lí theo nhóm.

13
 Những nhà lãnh đạo có thể đáp ứng cả 3 nhu cầu cảm xúc này sẽ có được
những nhân viên vui vẻ, hăng say làm việc và sẵn sàng đóng góp hết mình vào
thành công của công ty.
3.1.3 Nghệ thuật ủy quyền
Ủy quyền là một cách thức quan trọng để truyền cảm hứng và tạo động lực vì
nó mang lại cho mọi người cảm thức làm chủ công việc và các mục tiêu của bộ
phận hoặc công ty. Dưới đây là những thông tin thiết yếu mà bạn cần biết về ủy
quyền.
 Trước hết, với tư cách một nhà lãnh đạo, bạn phải chọn đúng người. Ủy
quyền công việc cho người không thích hợp, vì bất kỳ lý do gì, chắc chắn sẽ dẫn tới
thất bại. Việc làm này sẽ phản tác dụng thay vì tạo động lực cho người đó.
 Thứ hai, hãy đối chiếu yêu cầu của công việc với năng lực của người đó. Liệu
người đó có đủ kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để hoàn thành công việc hay
không?
 Thứ ba, hãy ủy quyền cho đúng việc, đúng người, đúng thời điểm. Hãy tìm
cách ủy quyền những nhiệm vụ người khác có khả năng thực hiện được thay bạn để
bạn có thể dành thời gian cho những công việc quan trọng hơn.
 Thứ tư, hãy giao những việc nhỏ, không quá quan trọng cho các thành viên
mới. Việc này sẽ cho họ cơ hội tự tin hơn và phát triển năng lực hoàn thành những
công việc lớn hơn.
 Thứ năm, ủy quyền thực hiện trọn vẹn công việc. Mọi người sẽ có động lực
làm việc khi phải chịu toàn bộ trách nhiệm đối với công việc, thay vì những phần
việc không đáng kể.
 Thứ sáu, hãy ủy quyền cùng với việc đưa ra những kết quả mong muốn rõ
ràng. Hãy giải thích rõ những việc cần thực hiện và xác lập thước đo để đo lường
kết quả. Nếu không, bạn sẽ không thể kiểm soát được kết quả của công việc được
ủy quyền
 Cuối cùng, hãy ủy quyền bằng phương thức tham dự và thảo luận. Việc tham
dự có chừng mực vào quá trình thực hiện công việc luôn tạo ra động lực có ý nghĩa
hơn so với việc chỉ đơn thuần giao việc hoặc trách nhiệm cho nhân viên rồi để đó.

14
Hãy mời mọi người đặt câu hỏi và đưa ra đề xuất. Việc này đảm bảo các nhân viên
hoàn toàn hiểu rõ công việc.
 Khi ủy quyền thực hiện một nhiệm vụ, hãy yêu cầu nhân viên nhắc lại
nhiệm vụ đó. Đây là việc làm bắt buộc để đảm bảo nhân viên hiểu rõ nhiệm vụ
được giao.
Ví dụ: Jack Ma tuyển người phù hợp chứ không phải người giỏi. Jack Ma đã
nói rằng việc bỏ số tiền lớn để thuê những chuyên gia hàng đầu về lãnh đạo công ty
không phải lúc nào cũng là ý kiến tốt. Ông lấy ví dụ việc lắp một độngcơ Boeing
vào một chiếc máy kéo nhỏ, động cơ sẽ không làm cái máy hoạt động mà chỉlàm
hỏng nó thôi. Vì vậy, cần tìm những người thực sự phù hợp với yêu cầu công việc.

3.1.4 Hãy luôn là tấm gương sáng


Có rất nhiều cách để nhà lãnh đạo truyền cảm hứng và tạo động lực cho nhân
viên.
 Một trong số đó là khả năng khơi gợi lòng nhiệt tình. Các nhà lãnh đạo thừa
nhận rằng nhân viên của họ có hăng hái với công việc hay không hoàn toàn tùy
thuộc vào họ.
 Ngoài ra, các nhà lãnh đạo còn trao quyền cho nhân viên thông qua hình thức
cổ vũ, khích lệ. Các nhà lãnh đạo tài năng cũng truyền đi sự tin tưởng và tự tin. Nếu
niềm tin hay sự tự tin giảm sút, động lực hành động cũng yếu dần.
 Cuối cùng, các nhà lãnh đạo là những người truyền đi lòng trung thành.Lòng
trung thành là điều kiện thiết yếu và tối quan trọng đối với thành công của bất kỳ tổ
chức nào. Các nhà lãnh đạo xuất chúng luôn biết cách khiến nhân viên trở nên trung
thành và hết lòng với tổ chức.

3.2 Chương 7: Cam kết hết mình vì thắng lợi chung


Với những câu hỏi này là tiền đề cho chúng ta hiểu biết về một nhà lãnh đạo đó
là một người được đề bạt làm lãnh đạo khi cho mọi người thấy được hình ảnh một
cá nhân có năng lực dẫn dắt tổ chức thành công nhất. Nhiệm vụ chính của nhà lãnh
đạo là tìm kiếm chiến thắng. Các nhà lãnh đạo dốc toàn lực để đảm bảo tổ chức sẽ
hoạt động tốt, đi theo đúng đường hướng đã vạch ra bởi điều đó sẽ mang lại chiến
thắng. Cũng như doanh nhân Jack Ma đã dẫn dắt tập đoàn Alibaba vượt qua giai

15
đoạn khó khăn vươn lên đạt được nhiều thành tựu. Ông cũng là một đại diện cho
một nhà lãnh đạo giỏi.

Bài học về chiến lược quân sự

Để dẫn tới chiến thắng, cần dựa vào các nguyên tắc:

- Nguyên tắc mục tiêu: với các nhà lãnh đạo cần đặc ra các mục tiêu cụ thể không
được quá mơ hồ và thiếu sự rõ ràng.

- Nguyên tắc tấn công: để giành được chiến thắng không thể mãi ở thế phòng thủ,
không đứng yên chờ thời, các nhà lãnh đạo cần đối mặt với các khó khăn một cách
lí trí để giành thế thượng phong kiểm soát được tình hình

- Nguyên tắc số đông: là việc tập trung lực lượng - một lực lượng tài năng, mạnh
mẽ nhất và toàn bộ nguồn lực có liên quan khác nhằm tiến tới giành thắng lợi trong
kinh doanh

- Nguyên tắc điều động: thể hiện là các nhà chỉ huy giỏi điều động nhân sự nó
nằm ở sự sáng tạo và linh hoạt, xoay chuyển tình hình, thế cục chuyển bại thành
thắng

- Nguyên tắc thu thập tin tức: các nhà lãnh đạo cần nắm được tình hình chung,
với họ thông tin là sức mạnh, cần thu thập thông tin để ra được quyết định đúng đắn

- Nguyên tắc hành động phối hợp: mọi người phối hợp ăn ý làm việc với nhau vì
mục tiêu và lợi ích chung

- Nguyên lí chỉ huy duy nhất: Trong bất kì chiến dịch nào cũng có nhu cầu cần có
một nhà lãnh đạo một người chịu trách nhiệm cao nhất.

3.3 Chương 8: Người lãnh đạo là một người giao tiếp


3.3.1 Năm mục tiêu giao tiếp
 Bạn muốn được mọi người yêu mến và nể trọng. Khi đạt được mục tiêu này,
mọi người sẽ sẵn sàng lắng nghe bạn hơn.
 Bạn muốn mọi người công nhận giá trị và tầm quan trọng của bạn. Mục tiêu
của việc này vẫn chính là khiến mọi người có lý do để lắng nghe bạn.
16
 Bạn muốn có khả năng thuyết phục người khác chấp nhận quan điểm của bạn.
Lãnh đạo ngày nay thiên về việc thuyết phục hơn là đưa ra mệnh lệnh.
 Bạn muốn mọi người thay đổi ý định và hợp tác với bạn. Bạn không thể là
một người lãnh đạo thành công nếu bị nhân viên chống đối, hay từ chối thay đổi lập
trường và ý kiến. Lãnh đạo phải là tác nhân thay đổi và chìa khóa để thay đổi đó là
giao tiếp hiệu quả.
 Bạn muốn tạo được ảnh hưởng hơn nữa đến các mối quan hệ của mình. Lãnh
đạo hướng đến quyền lực và sức ảnh hưởng và đó là thứ dễ đạt được nhất khi bạn
có thể giao tiếp hiệu quả.

Ví dụ: Tại sao các buổi nói chuyện của Jack Ma lại thu hút được nhiều người
nghe đến vậy. Đương nhiên không phải chỉ vì ông ta là tỷ phú. Jack Ma giàu có và
nổi tiếng, và hiển nhiên vị tỷ phú này là một bậc thầy trong nghệ thuật thuyết trình.
Một số bài học mà chúng ta có thể tiếp thu từ cách Jack Ma thu hút người nghe: nói
thật chậm và rõ ràng, lặp lại các ý bằng ngôn ngữ khác nhau, tận dụng sự hài
hước.

3.3.2 Hãy rõ ràng:


Người lãnh đạo cần nói rõ quan điểm, chiến lược và ước mơ của mình. Bất cứ
khi nào thấy một tổ chức hoạt động một cách vô định, bạn sẽ thấy các nhân viên
trong tổ chức hiểu biết rất mơ hồ về mục đích của tổ chức. Trái lại, ở một tổ chức
thành công, nhân viên ở mọi cấp độ sẽ hiểu rõ tổ chức đang nỗ lực vì điều gì, đang
hướng đến đâu và tương lai của tổ chức sẽ như thế nào. Họ cũng biết rõ điểm mạnh
và điểm yếu của tổ chức. Nếu muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, hãy học cách
bày tỏ quan điểm, ý kiến và mục tiêu của bạn thật rõ ràng với người khác.
Ví dụ: Nguyên tắc phân loại và đào thải nhân viên
Để có một đội ngũ nhân viên làm việc hùng hậu và trung thành, ngay từ khi
thành lập, Jack Ma đã có những quan điểm hết sức rõ ràng trong việc tìm và đào
tạo người.

3.3.3 Xác lập kỳ vọng


Nhà lãnh đạo phải đảm bảo mọi người đều biết lý do họ đang làm công việc
hiện tại. Mỗi lao động ngày nay cần biết tại sao họ lại đang làm một công việc cụ

17
thể. Nói với một người rằng họ phải hoàn thành công việc hoặc nhiệm vụ này thôi
không đủ; bạn cần phải cho họ biết cả lý do. Người đó cần biết công việc sẽ tác
động đến bản thân họ như thế nào. Người đó cần biết nó sẽ tác động đến khách hàng
và những người khác ra sao.
3.3.4 Luôn hiện diện
Cách tốt nhất để giao tiếp với người khác là đối mặt trực diện. Phương thức
quản trị MBWA (managenet by wandering around) — Quản trị dạo vòng quanh,
đồng nghĩa với việc bước chân ra khỏi văn phòng, đi quanh và trò chuyện với mọi
người về công việc của họ. Hãy luôn hiện diện và dễ tiếp cận, để mọi người có thể
tìm đến và chia sẻ với bạn về các vấn đề cũng như những gì đang diễn ra ở phòng
ban của họ.
3.3.5 Luôn dùng chiêu thuyết phục bán hàng
Lãnh đạo là những chuyên gia thuyết phục xuất chúng. Họ luôn biết cách khéo
léo thuyết phục khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Họ “bán” tổ chức,
ước mơ, mục tiêu và cả các lý do cho nhân viên. Họ cũng bán cho các nhân viên
yêu cầu làm việc thêm giờ, làm việc chăm chỉ hơn, những đóng góp giá trị hơn,
tham gia vào ban điều hành và nhận lãnh trách nhiệm cao hơn. Ngoài ra, lãnh đạo
còn có khả năng thương thuyết và thỏa hiệp. Họ có năng lực tìm kiếm những giải
pháp đôi bên cùng có lợi.
Ví dụ: Nguyên tắc vàng bán hàng hiệu quả của Jack Ma
 Gặp khách hàng lạ, bán sự lễ phép.
 Gặp khách hàng quen, bán sự nhiệt tình.
 Gặp khách hàng gấp, bán sự nhanh chóng.
Với khách từ từ, bán sự kiên nhẫn.
Gặp khách có tiền, bán sự cao quý.
Gặp khách ít tiền, bán sự thực tế …

3.4 Chương 9: Học hỏi từ nghịch cảnh


 Ví dụ thực tiễn:

Để nêu bật lên ví dụ học hỏi từ nghịch cảnh chúng ta không thể ông kể đến Jack
Ma – Ông chủ tập đoàn thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc.Với một khởi đầu

18
không mấy suôn sẻ để đạt được kết quả như ngày hôm nay là thực sự khó có thể tin
được. Ông đã từng gặp nhiều thất bại và đối mặt với nhiều khó khăn thử thách. Mở
đầu là vô vàng nghịch cảnh phải trải qua nhưng không vì thế mà ông chùn bước.
Ông đã vượt qua tạo nên một bước tiến thành công khiến cả thế giới phải kinh ngạc.

- Không từ bỏ dù trượt nhiều kì thi ở trường

- Chỉ đạt 1/120 điểm thi toán cho kì thi bước vào đại học

- Bị Harvard từ chối 10 lần nhưng không hề nản chí

- Lạc quan dù đã bị 30 công ty từ chối

- Là ứng viên duy nhất trong số 24 người bị KFC từ chối

- Không thể thuyết phục thung lũng silicon đầu tư cho Alibaba

Qua các khó khăn trên cũng cho ta thấy được rằng Jack Ma là một tấm gương
sáng thành công bằng cả ý chí rút ra từ những thất bại, trao dồi học hỏi để vượt
qua nghịch cảnh của cuộc sống. Dù xuất phát điểm không quá xuất sắc nhưng ông
cũng đã trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, một vị doanh nhân vô cùng thành công
trên sự nghiệp kinh doanh của mình đưa Alibaba - Tập đoàn thương mại điện tử
đạt được nhiều thành tựu và được mọi người biết đến.

 Hướng giải pháp:

Trong cuộc sống, đối với các nhà lãnh đạo cũng như là Jack Ma việc gặp nhiều
khó khăn trong quá trình giải quyết vấn đề điều khó tránh khỏi. Với những khó
khăn đó, họ phải đối mặt và không ngừng lùi bước để đưa ra hướng giải pháp, họ sẽ
nghĩ đến việc làm sao để đối phó với nó thay vì tìm người khác để trách tội .

Với những khó khăn đó, các nhà lãnh đạo phải có hướng giải quyết, ứng phó
với các khủng hoảng dù cho nó có nghiệm trọng:

Bình tĩnh. Không được lo lắng hay nổi nóng


Tự tin vào năng lực của bản thân
Dũng cảm ngẩng cao đầu tiến bước

19
Thu thập dữ kiện
Nắm quyền kiểm soát
Cắt lỗ
Kiểm soát khủng hoảng
Giao tiếp liên tục
Xác định các trở ngại
Khơi mở khả năng sáng tạo
Phản công
Nhìn nhận mọi thứ thật đơn giản
Giữ vững sự chính trực
Hãy kiên trì cho đến khi thành công

3.5 Chương 10: Xây dựng quân đội vô địch


Với các nhà lãnh đạo tài năng bẩm sinh chỉ là một phần nhỏ góp phần cho họ
trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, họ phải rèn luyện trãi qua nhiều thử thách và yếu tố
tiên quyết giúp họ trở thành một người có khả năng dẫn dắt là tập hợp một đội quân
vô địch hoặc là những người phối hợp ăn ý với nhau để hoàn thành tốt công việc.

 Để có thể làm được những việc đó, cần dựa vào 8 nguyên tắc sau:
- Huấn luyện và lãnh đạo rõ ràng: người lãnh đạo sẽ là người ra quyết định, muốn
biết phẩm chất của một nhà lãnh đạo hãy nhìn vào những người- người mà làm
việc dưới trướng của các nhà lãnh đạo đó. Bởi vì đối với các nhà lãnh đạo xuất sắc
thì luôn có những người giỏi bên cạnh mình.
- Phát triển con người và tập trung đào tạo theo hướng chuyên sâu: để có thể xây
dựng được một đội quân vô địch, cần sự tập trung dồn lực vào việc xây dựng, tạo
động lực, cỗ vũ, không ngừng đào tạo, tăng cường các kỹ năng của bản thân các nhà
lãnh đạo cũng như là năng lực của nhân viên.
- Chú trọng trong việc lập kế hoạch: quan trọng nhất là việc thu thập dữ liệu và
tìm ra các dữ kiện liên quan đó là vấn đề mấu chốt. Chúng ta không chỉ dựa vào các
dữ kiện giả định - có hoặc không có xảy ra mà thay vào đó hãy tìm những dữ kiện
thực tế,đầu tư thời gian tìm những thông tin chính xác đưa vào kế hoạch của mình.

20
- Xây dựng kế hoạch rút lui cũng là một điều cần thiết: những nhà lãnh đạo giỏi,
họ luôn vạch ra con đường lui trong mọi trường hợp để phòng bị cho các kết quả
xấu nhất có thể xảy ra. Việc lên kế hoạch mà không suy xét trước luôn có nguy cơ
phạm phải những sai lầm nghiêm trọng trong kinh doanh đối với các nhà lãnh đạo.
- Phân công có chọn lọc: nhà lãnh đạo sẽ tuyển những người giỏi và giao cho họ
những nhiệm vụ mà họ có thể đóng góp một cách tốt nhất. Nếu họ chưa hoàn thành
tốt, các nhà lãnh đạo cần tìm các công việc khác phù hợp hơn cho đến khi tìm được
vị trí mà họ có thể đóng góp giá trị cao nhất.
- Khả năng loại bỏ những người không đủ ngăng lực: đối với những người không
có khả năng đóng góp được các giá trị gì, các nhà lãnh đạo cần phải loại bỏ ngay.
Tránh các trường hợp giữ lại lâu sẽ làm triệt tiêu động lực của các thành viên khác
và sẽ làm mình trở thành một nhà lãnh đạo kém cỏi.
- Truyền thông hiệu quả hơn: Các đội quân vô địch cần có những hoạt động
truyền thông cởi mở khi cần, để mọi người có thể linh hoạt tìm được thông tin ở bất
kì đâu trong tổ chức bởi vì khả năng truyền đạt thông tin trong tổ chức còn yếu kém.
- Hết mình vì sự tuyệt hảo: hết mình sẽ tạo nên động lực cho mọi người, khiến họ
hào hứng và chuyên tâm trong công việc cả ngày. Đó là lý do các nhà lãnh
đạo luôn nói về chiến thắng, thành công và mục tiêu trở nên tốt hơn những người
khác.

21
Bài học rút ra từ quyển sách:

- Từ những yếu tố đã nêu trên cũng cho ta thấy được rằng để trở thành một nhà
lãnh đạo với những kĩ năng lãnh đạo tốt cần kết hợp nhiều yếu tố :

 Năng lực bản thân

 Tác nhân từ bên ngoài

 Ý chí và sự nhiệt huyết của bản thân…

- Để có thể sở hữu một kỹ năng lãnh đạo không phải chuyện một sớm một chiều
là có thể thực hiện được. Điều này cần phải có cả một quá trình rèn luyện và trau
dồi để từ đó nâng cao kỹ năng quản lý, lãnh đạo một cách toàn diện và tối ưu.
- Cho dù có thất bại có khó khăn thì những vấn đề đều có hướng giải quyết chỉ
cần ta không từ bỏ
- Để trở thành một nhà lãnh đạo tài giỏi, mẫu mực được nhân viên và đồng
nghiệp kính trọng, quý mến thì đòi hỏi các nhà quản trị cần chăm chỉ rèn luyện và
trau dồi các phương pháp để nâng cao kỹ năng lãnh đạo trong cuộc sống và công
việc.

22
- Việc trở thành một nhà lãnh đạo thì mọi người cần làm điều ngược lại, mỗi khi
có cơ hội để giải quyết một vấn đề nào đó thì tìm lý do để có thể đứng ra giải quyết
các vấn đề từ nhỏ nhất cho đến các vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến doanh
nghiệp.
- Hãy sống như mình là một Jack Ma thứ 2 với một xuất phát điểm không tốt
nhưng vẫn có thể vươn mình.

KẾT LUẬN
Để trở thành người lãnh đạo là điều không dễ dàng. Người lãnh đạo phải biết tổ
chức của mình cần gì, truyền đạt ý tưởng cho mọi người, đặt tổ chức vào đúng chỗ
và giao quyền cho nhân viên làm việc. Để thực hiện được điều này lãnh đạo cần có
những kỹ năng phù hợp thông qua trau dồi, học hỏi và hoàn thiện bản thân. Nhà

23
lãnh đạo cũng phải có một thái độ tốt, biết phát huy giá trị lớn nhất của mình, có
tính kỷ luật cao; đồng thời biết phát triển đội ngũ nhân sự. Đặc biệt ở Việt Nam, các
lãnh đạo doanh nghiệp cần phải rèn luyện để có được các phẩm chất cũng như rèn
luyện thêm nhiều kỹ năng. Nếu Việt Nam có nhiều lãnh đạo doanh nghiệp có đủ kỹ
năng và phẩm chất thì Việt Nam mới có thể phát triển các doanh nghiệp mang tầm
cỡ quốc tế. Như vậy, trong chúng ta là những sinh viên đang theo học nghành Quản
trị kinh doanh hay bất kỳ 1 ngành nghề nào khác việc học hỏi và trau dồi kiến thức
không ngừng là một điều rất cần thiết. Để sau này, khi đã trở thành nhà lãnh đạo khi
đứng trước khó khăn, áp lực trước mắt chúng ta không hề chùn bước mà luôn cố
gắng vượt qua để gặt hái được quả ngọt. Theo Dale Carnegie: “ Khoảng 15% thành
công thành công tài chính của một người đến từ tri thức kỹ thuật và 85% đến từ kỹ
năng trong quan hệ với con người – từ tính cách và khả năng dẫn dắt người khác”.

24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Anh Nguyễn.(2018).7 thất bại của Jack Ma và 7 bài học vô cùng quí giá. Truy
cập ngày 1/9/2023, từ https://quantrimang.com/lang-cong-nghe/7-that-bai-cua-
jack-ma-va-7-bai-hoc-vo-cung-quy-gia-122807
[2] Bcvn.vn. (2020). 15 nguyên tắc “vàng” bán hàng hiệu quả của jack ma. Truy
cập 27/08/2023, từ http://bcvn.vn/blog/15-nguyen-tac-vang-ban-hang-hieu-qua-
cua-jack-ma-bg129
[3] Brian Tracy, 2014. Thuật lãnh đạo
[4] Doanhnhansaigon.vn. (2014). 7 bí quyết quản trị doanh nghiệp của Jack Ma.
Truy cập 27/08/2023, từ https://doanhnhansaigon.vn/7-bi-quyet-quan-tri-doanh-
nghiep-cua-jack-ma-258056.html
[5] Fastdo.vn. (2023). Phong cách lãnh đạo của Jack Ma – Tỷ phú người Trung
Quốc. Truy cập 27/08/2023, từ https://fastdo.vn/phong-cach-lanh-dao-cua-
jack-ma/
[6] Nguyễn Hữu Lam, 2011. Nghệ thuật lãnh đạo, NXB Lao Động – Xã hội.
[7] Slideshare. (2022). Phong cách lãnh đạo của JackMa. Truy cập 27/08/2023, từ
https://www.slideshare.net/kudos21/phong-cch-lnh-o-ca-jackma
[8] Theo Gia đình mới. (2022). Lý giải thành công của tỷ phú Jack Ma qua cách đối
xử với nhân viên và triết lý dùng người. Truy cập 27/08/2023, từ
https://fpub.fsb.edu.vn/ly-giai-thanh-cong-cua-ty-phu-jack-ma-qua-cach-doi-
xu-voi-nhan-vien-va-triet-ly-dung-nguoi/
[9] VietNamNet, (2021). Tiên đoán của Jack Ma thành hiện thực. Truy cập
2/9/2023, từ https://vietnamnet.vn/tien-doan-cua-jack-ma-thanh-hien-thuc-
709535.html
[10] Vietnamworks.com. (2018). Học được gì từ Jack Ma – nhà lãnh đạo có phong
cách dị thường? Truy cập 27/08/2023, từ
https://www.vietnamworks.com/hrinsider/hoc-duoc-gi-tu-jack-ma-nha-lanh-dao-
co-phong-cach-di-thuong.html

25

You might also like