Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

1

Họ và tên: Nguyễn Phương Thảo


Lớp chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh 63C
Mã sinh viên: 11217170
Lớp học phần: QTCL1112(222)_03

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ MÔN QUẢN TRỊ ĐỔI MỚI TRONG KINH DOANH

Câu hỏi 1: Trình bày sự khác nhau giữa phát minh (phát minh) và đổi mới
(innovation). Lấy ví dụ minh hoạ

Câu hỏi 2: Giải thích hai giả thuyết: (1) công nghệ đẩy – technology push và (2)
cầu kéo – demand pull. Lấy ví dụ minh hoạ
Câu hỏi 3: a. Hãy vẽ đường cong công nghệ S-curve và sau đó mô tả đường cong
công nghệ cho trường hợp Máy ipod và máy nghe nhạc với CD
b. Đánh giá ý kiến của khách hàng tại thời điểm T1
c. Khi công nghệ mới xuất hiện, công ty nắm giữa công nghệ sẵn có
phải đối mặt với những sự lựa chọn nào. Hãy phân tích từng sự lựa
chọn
2

I. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA INNOVATION VÀ INVENTION

Phát minh và đổi mới đều được hiểu là một điều gì đó mới, có rất nhiều tác giả đã đề
cập và phân tích về vấn đề sự khác biệt giữa phát minh và đổi mới.

Mặc dù đổi mới cũng được định nghĩa là một sản phẩm, khái niệm hoặc quy trình
mới, trong từ vựng về kinh doanh và công nghệ, đổi mới được định nghĩa là giới thiệu
các giải pháp mới hơn và tốt hơn đáp ứng với các yêu cầu mới hoặc nhu cầu thị trường
hiện có. Do đó, sự khác biệt chính giữa phát minh và đổi mới là phát minh liên quan đến
việc tạo ra một cái gì đó hoàn toàn mới trong khi đổi mới liên quan đến việc cải thiện một
số sản phẩm hoặc khái niệm hiện có.

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Schumpeter phát minh được coi là khám phá ra
một cái gì đó mới và đổi mới là việc thương mại hóa những phát minh đó (Schumpeter,
1939).

INNOVATION INVENTION COMMERCIALIZATION

a) Phát minh (Invention – INTERNET ARPANET)

Một minh chứng điển hình và nổi bật cho phát minh sáng chế là mạng ARPANET –
tiền thân của Internet (một hệ thống toàn cầu gồm các mạng máy tính kết nối với nhau
được sử dụng bởi hàng tỷ người trên toàn thế giới).

Vào những năm 1960, một nhóm các nhà khoa học máy tính làm việc cho ARPA (Cơ
quan Dự án Nghiên cứu Tiên tiến) của Bộ Quốc phòng Mỹ đã xây dựng một mạng truyền
thông để kết nối các máy tính trong cơ quan, được gọi là ARPANET (Viết tắt của
Advanced Research Projects Agency Network), tiền thân của Internet. Nó sử dụng một
phương pháp truyền dự liệu được gọi là “chuyển mạch gói” được phát triển bởi nhà khoa
học máy tính và thành viên nhóm Lawrence Roberts.
3

Hình ảnh 1: Bản đồ liên lạc của các “nút dân sự” ARPANET

Ý tưởng của JCR Lickider là liên kết các máy tính với nhau trên toàn cầu và bất cứ ai
ở gần máy tính đều có thể chia sẻ thông tin. Vào năm 1969, liên lạc đầu tiên mà
ARPANET thực hiện được là giữa hai phòng thí nghiệm của Kleinrock tại UCLA và Viện
nghiên cứu Standford (SRI). Vào cuối nay 1969, ARPANET có thêm 2 nút tại Đại học
California, Santa Barbara và Đại học Utah.

Tuy nhiên, ở thời điểm thế chiến 2, ARPANET chịu mọi hạn chế đốii với việc sử dụng
nó như một ứng dụng thương mại mà được sử dụng hầu hết cho mục đích quân sự của
Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tới năm 1990, ARPANET chính thức dừng hoạt động, các “nút” dân
sự này được chuyển giao cho NSF và NSF đã dỡ bỏ mọi hạn chế đối với việc sử dụng
thương mại trên mạng vào năm 1991 và năm 1995. Từ đây Internet chính thức được ra
đời và tư nhân hóa.

b) Đổi mới (Internet - sự phát triển của World Wide Web và thiết bị Wifi)

Năm 1989, Internet phát triển hơn nữa nhờ sự phát minh ra World Wide Web của nhà
khoa học máy tính Tim Berners-Lee khi đang làm việc tại CERN (Tổ chức Nghiên cứu
Hạt nhân Châu Âu). Sự phát triển của WWW đã mở ra thế giới Internet cho tất cả mọi
người và kết nối thế giới theo cách mà nó chưa từng có trước đây. Có thể nói, đây là một
4

cuộc cách mạng trên Internet vì người dùng có thể truy cập, trao đổi thông tin một cách
dễ dàng.

Năm 1994, WWW trở thành dịch vụ phổ biến thứ 2 trên thế giới, những hình ảnh
video đầu tiên được truyền đi trên mạng Internet. Đến năm 1996, triển lãm Internet World
Exposition là triển làm đầu tiên trên thế giới hoạt động online trên nền tảng Internet,
khoảng thời gian này cũng đánh dấu mạng không dây trở nên phổ biết hơn bao giờ hết.

Năm 1999, thuật ngữ Wifi (Wireless Fidelity) ra đời, là tên gọi thống nhất để chỉ công
nghệ kết nối cục bộ không dây đã được chuẩn hóa.

II. GIẢ THUYẾT CÔNG NGHỆ ĐẨY VÀ CẦU KÉO TRONG


INNOVATION

Có nhiều loại mô hình trong quy trình phát triển sản phẩm. Hai loại hình phát triển
phổ biến nhất là Cầu kéo (Demand Pull) và Công nghệ đẩy (Technology Push). Quá trình
đổi mới sản phẩm TP khác với DP ở chỗ đối tượng nghiên cứu phát triển là công nghệ cụ
thể thay vì khách hàng/ người tiêu dùng cụ thể (Gregory L. Bishop, Spencer P. Magleby.
2008).

Công nghệ đẩy diễn ra khi có những sự đột phá về công nghệ, được định hướng và
thông qua thương mại hóa để tạo ra những đổi mới ví dụ như Cloud Computing (Điện
toán đám mây); Big data (Dữ liệu lớn)… Trong khi đó, cầu kéo xuất phát từ thị trường,
nhu cầu của khách hàng hay người tiêu dùng gia tăng khiến cho các nhà nghiên cứu cần
tăng cường quan sát, tìm hiểu, phân tích, đào sâu nghiên cứu ra các đổi mới để đáp ứng
nhận thức và tiềm năng của thị trường ví dụ như Demographic trends (Xu hướng nhân
khẩu học); Environmental consciousness (Ý thức bảo vệ môi trường)… (Di Stefano.
2012; Von Hippel. 1976).

Lý thuyết Technology push và Demand Pull luôn có sự tác động cân bằng tới nhau đã
được chấp nhận rộng rãi như cơ sở chính của lý thuyết công nghệ đổi mới (Mowery.
1979). Đối với Demand Pull, thị trường và người tiêu dùng không ngừng tạo ra nhu cầu
mới về công nghệ/ dịch vụ, từ đó buộc người ta phải nỗ lực nghiên cứu và phát triển đẩy
5

nhau đổi mới về công nghệ. Mặt khác, ở khía cạnh Technology Push, cộng nghệ/dịch vụ
càng ngày càng phát triển, tạo ra thêm nhiều những nhu cầu mới từ phía người tiêu dùng
và thị trường.

Một ví dụ điển hình cho sự tích hợp của cả 2 phương pháp này là sự ra đời và phát
triển của Công nghệ 4.0. Nếu như TP là nền tảng cho sự ra đời của các sản phẩm như
Cloud Computing, Big data, Logistic… công nghệ đẩy sẽ giúp các sản phẩm được thiết
kế có kỹ thuật và ứng dụng tốt. Trong khi DP lại giúp sản phẩm ấy được điều chỉnh sao
cho phù hợp nhất với các lĩnh vực hàng ngày của khách hàng, cá nhân hóa các sản phẩm,
bởi đến cuối cùng, người sử dụng sản phẩm vẫn là khách hàng nên công nghệ có tốt đến
thế nào vẫn phải phù hợp và tương thích với người tiêu dùng sản phẩm. Tích hợp cả 2
cách tiếp cận vào cùng một chiến lược được coi là chiến lược tốt nhất để giải quyết các
vấn đề của cách mạng công nghiệp 4.0 (Weking. 2020). VD: Apple Watch lần đầu tiên ra
mắt được coi là một bước đột phá của công nghệ. Tuy nhiên sản phẩm của thương hiệu
“Quả táo” được ra đời nhờ một phần vào nhu cầu theo dõi sức khỏe một cách sát xao từ
phía người tiêu dùng, như vậy Apple Watch không phải là một sản phẩm được ra đời do
chỉ 01 yếu tố Technology Push hay Demand Pull, mà nó là sự kết hợp nhuần nhuyễn của
cả 2 yếu tố.

III. PHÂN TÍCH ĐƯỜNG CONG S-CURVE CHO TRƯỜNG HỢP MÁY
IPOD HAY MÁY NGHE NHẠC VÀ ĐĨA COMPACT DISC.
1. Sơ đồ đường cong S-Curve trường hợp máy iPod hay máy nghe nhạc và đĩa
Compact Disc (CD)

Đĩa CD hay Compact Disc là một trong các loại đĩa quang, được hình thành vào năm
1973 do 2 hãng lớn SAMSUM và PHILIPS sản xuất để ghi âm thanh. Tiếp sau đó Sony
cùng một số hãng khác dần cho ra các định dạng đĩa mới và được phát triển cho đến ngày
nay.

Máy nghe nhạc (Thiết bị MP3) từng là thiết bị mở đường cho kỷ nguyên âm nhạc di
động trong thời gian dài từ những năm 2004 – 2011. Sự kiện nổi bật nhất của thể hệ nghe
6

nhạc là 2001 khi Apple cho ra mắt máy nghe nhạc Ipod. Doanh thu của đĩa CD đã bắt đầu
có dấu hiệu sụt giảm nghiêm trọng. Những chiếc CD gặp quãng thời gian khó khăn kể từ
khi thiết bị nghe nhạc gọn nhẹ này ra đời. Tuy nhiên, để nhắc đến tượng đài vĩ đại trong
làng máy nghe nhạc MP3 thì Sony mới là anh cả trong lĩnh vực này, khi có trong tay
mình thương hiệu máy nghe nhạc WALKMAN (ra mắt vào năm 1979) trước khi bị IPOD
đánh bại.

Sơ đồ 1: Đường cong S-Curve so sánh Ipod và các thiết bị

máy nghe nhạc với Đĩa Compact

Năm 2001, Apple ra mắt chiếc Ipod đầu tiên, đánh dấu bước tiến của công ty vào thị
trường thiết bị nhạc số sau khi đã có trong tay một số lượng người dùng Itunes Music
đông đảo. Ipod như một cơn sốt, một biểu tượng của ngành âm nhạc thời bấy giờ. Apple
chọn làm Ipod thời kỳ đó là vì những thiết bị số thời kì này (đặc biệt là máy nghe nhạc)
thường có thiết kế không nịnh mắt thị hiếu, kích thước lại lớn và chứa không được nhiều
âm thanh. Tuy nhiên, ban đầu máy chỉ dùng được với máy tính Imac của hãng nên doanh
số ở thời điểm này không cao.
7

2. Phân tích xu hướng khách hàng tại thời điểm T1 của sơ đồ

Theo sơ đồ 1, tại T1 có 3 xu hướng hành vi của khách hàng ở thời điểm này.

- Trường hợp 1: Bởi tính chất của Ipod thời điểm này chỉ thích ứng với thiết bị
máy tính cùng nhà “Táo” là Imac, nên đa số khách hàng chưa sử dụng Imac rất e
ngại việc sử dụng thiết bị này vì sẽ cần đầu tư thêm một khoản chi phí để mua máy
tính Imac phụ vụ cho Ipod. Tất nhiên, đây cũng là một trong những chiêu thức
marketing khách hàng của Apple nhưng điều này lại khiến hãng hàng mất một
lượng lớn khách hàng tiềm năng này. Họ vẫn còn băn khoăn và chưa điều hướng
được khách hàng “chốt” sản phẩm mới của mình. Ngoài ra, một lý do nữa khiến
cho khách hàng của Apple vẫn chưa đưa ra quyết định của mình chính là vì giá của
một chiếc Ipod thời kỳ này tương đối cao (khoảng 399 USD)
- Trường hợp 2: Theo báo cáo của Apple, Ipod thế hệ đầu bán được 400.000 chiếc,
tuy đây không phải con số lớn nhưng cũng gây chấn động thị trường âm nhạc bấy
giờ. Nhóm đối tượng này đa số là những khách hàng mong muốn trải nghiệm
những thiết bị mới, các thiết bị mang những cải tiến, đổi mới về cả kỹ thuật lẫn
chất lượng dịch vụ so với những chiếc thiết bị nghe nhạc “cồng kềnh” thời điểm
bấy giờ.
- Trường hợp 3: Chắc chắn rằng, sẽ có một nhóm đối tượng không cảm thấy sự cấp
thiết của một thiết bị nghe nhạc thời đó, khi đĩa CD vẫn là xu hướng, sở hữu con
số doanh thu tiêu thụ khổng lồ so. Họ có quá nhiều lý do về rủi ro đặt ra cho một
thiết bị mới ra đời. Hơn hết, chi phí để trả cho 1 chiếc Ipod không phải là con số
phổ thông đáp ứng được nhu cầu của đông đảo thị chúng bấy giờ.

Cho tới những năm sau đó 2002 – 2003, Apple ra mắt thế hệ iPod 1.1 tăng dung lượng
lên 10GB và hỗ trợ cho máy tính Windows, doanh số cũng tăng từ 400.000 chiếc lên hơn
8

600.000 chiếc trong năm 2002. iPod thế hệ 3 (năm 2003) được làm mới mạnh mẽ, cũng
là sản phẩm trở thành biểu tượng một thời của “Táo khuyết”.

Hình ảnh 2: iPod thế hệ 3 ra mắt vào năm 2003

iPod những năm 2004 – 2006 liên tục ra đời những sản phầm mới với nhiều thiết kế
gây tiếng vang vì độ ấn tượng, dung tượng khủng và từ đó doanh thu của nhãn hàng cũng
tăng vượt trội cho với thời điểm trước. Đây cũng là khoảng thời gian đánh dấu sự sụt
giảm nghiêm trọng của đĩa CD trong thị trường thiết bị nghe nhạc. Kể từ sau 2001, doanh
số CD bán ra đã giảm 1 phần tư trong vòng 5 năm liên tiếp, định dạng CD ngày càng ít
được ưa chuộng trong sự lên ngôi thấy rõ của iPod cùng các người anh em của mình.

3. Những lựa chọn của Công ty nắm giữ công nghệ sẵn thời điểm iPod ra mắt

Ở đây, em chọn tập đoàn Sony là công ty thâu tóm toàn bộ mảng nhạc, phim và
truyền hình thời điểm bấy giờ để phân tích bao gồm cả 2 lĩnh vực thiết bị nghe nhạc thế
hệ trước – Walkman và thiết bị đời đầu – Đĩa nhạc CD.

Sony không phải người đầu tiên sản xuất ra đĩa nhạc CD nhưng lại được coi là ông
hoàng các thiết bị âm nhạc trong thời kỳ những năm cuối của thế kỉ 20, trước khi có sự
góp mặt của iPod. Khi đó, Sony sở hữu trong mình các thương hiệu thiết bị âm nhạc có
tiếng như máy Walkman (thiết bị máy nghe nhạc), đĩa CD… Chính đĩa CD đã giúp Sony
mở ra một đẳng cấp chất lượng trải nghiệm mới cho người dùng. Norio Ohga (CEO của
Sony) cho biết “Chúng tôi luôn chạy theo thứ mà các công ty khác bỏ qua” Khi Walkman
ra đời vào năm 1979, thiết bị này đã gây chấn động với kích thước nhỏ gọn cùng tai nghe
hoàn toàn mới, chỉ trong vòng 3 tháng, Walkman cháy hàng trên mọi mặt trận.
9

Đến cuối thập niên 90, bắt đầu có sự xuất hiện của mẫu máy nghe nhạc định dạng
MP3 (định dạng mà iPod cũng sở hữu) nhưng chưa có mẫu máy nào có thể đánh bại
Walkman.

Ở thời kỳ mà người ta ưa chuộng đĩa nhạc CD và Walkman, khi mà doanh số của


những thiết bị này tượng chừng như không ai có thể nuốt chửng thì MP3 lại ra đời. Tuy
nhiên MP3 ở thời điểm này lại là một cái gì đó quá mới, quá nhỏ bé. Khi không thể mua
tập tin MP3 trong các cửa hàng bán lẻ truyền thống. Để tải một album trên mạng (dù hợp
pháp hay tải lậu) thì đều cần hàng tiếng đồng hồ để tập tin kịp download về máy cho tới
khi iPod thay đổi chúng.

Thời điểm này, Sony đúng trước 3 sự lựa chọn

- Từ bỏ kỷ nguyên nhạc số của mình với đĩa CD và Walkman để đầu tư cho


thiết bị có thể phát triển với tập tin MP3. Đây thực sự là một quyết định “điên
rồ” nhất bởi ông hoàng này đang đứng trước một doanh số kỷ lục khổng lồ và còn
đạt đỉnh điểm ở những năm 2001, 2002. Việc từ bỏ chắc chắc chưa bao giờ được
nghĩ tới, khi tập tin CD thời điểm này bán quá chạy, sự tiện lợi của nó so với MP3
thời bấy giờ là một điều không thể chối cãi. Khi mà nhu cầu người tiêu dùng về
CD và Walkman vẫn liên tục tăng cao mặc cho sự ra đời của MP3 thì Sony sẽ
không thể hy sinh cho một thứ đổi mới còn quá nhiều rủi ro như vậy.
- Bám trụ vào thiết bị đĩa CD và Walkman không đầu tư cho công nghệ mới.
Theo tập đoàn NPD, doanh số máy nghe nhạc CD cầm tay vẫn cao gấp đôi máy
nghe nhạc MP3 tính đến tận mùa lễ 2004. Thời điểm bấy giờ, các ca/ nghệ sĩ vẫn
ra nhạc và sản xuất với định dạng CD, đó có thể là một trong những lý do khiến
Sony không chịu thay đổi định dạng tập tin của mình. Đồng thời, Sony cũng đã tự
tạo ra những định dạng đa phương tiện riêng, chúng cũng không tương thích với
thiết bị hãng khác mà đôi khi không dùng được trên cả thiết bị cùng hãng. Sony
đầu tư vận hàng nhiều hệ điều hàng khác nhau nhằm duy trì thị trường riêng của
hãng so với xu hướng phát triển MP3 chung của nhiều thương hiệu. Và đây cũng
là lựa chọn của Sony tại thời điểm bấy giờ. Apple luôn đi sau nhưng lại đạt được
10

thành công quá nhanh, khi chính Steve Jobs cũng phải khẳng định ông mê mẩn
thiết bị Walkman, và Walkman cũng chính là điểm sáng để ông sản xuất ra iPod –
một thiết bị đã có sự chuẩn bị quá kỹ lưỡng. Chỉ sau đó 1 năm, tới thời điểm 2005
– 2006 iPod thực sự đã gắn tên tuổi của mình cùng nhà “Táo khuyết” trên mọi thị
trường thiết bị âm nhạc của mình.
- Bám trụ CD, Walkman đồng thời vẫn sẽ đầu tư vào MP3. Rất tiếc rằng, Sony
không đi theo con đường này. Sony có quá nhiều bộ phận làm việc riêng biệt,
Sony Music sở hữu thương hiệu đĩa CD và Walkman đã không quyết định phối
hợp với các bộ phận khác vì điều này sẽ phải hy sinh kênh phân phối cũng như
doanh thu thương hiệu cho các bộ phận khác. Khi nhận ra sự phát triển không
ngừng của MP3, kỹ sư Sony cũng đã vật lộn với cách chế tạo thiết bị cho phép
người dùng tải và chép nhạc mà không ảnh hưởng đến doanh số và thỏa thuận với
nghệ sỹ. Có quá nhiều cản trở đến ông lớn này không quay sang phát triển tập tin
MP3. Sony cũng đã thay đổi, cũng đã đổi mới nhưng không đầu tư vào MP3 mà
phát triển kỹ thuật số đầu tay, sở hữu những tập âm thanh độc quyền, không tương
thích với định dạng MP3 đang phát triển chóng mặt.

“Nếu không chọn cẩn thận, bạn sẽ tiêu tốn nhiều năng lược, nhưng nếu chọn cẩn
thận, nó sẽ diễn ra khá chậm và thường mất vài năm” – Steve Jobs. Từ những năm cuối
thế kỷ 20 đến thời điểm iPod ra mắt, mỗi yếu tố hệ sinh thái máy nghe nhạc MP3 đều
được Steve Jobs và những kỹ sư của mình tính toán một cách kỹ lượng, tập tin MP3 đã
thực sự trưởng thành dù nó tiêu tốn của Apple khá nhiều thời gian và tài nguyên đáng giá.
Ipod đã thực sự trở thành “Walkman của đầu thế kỷ 21” trước khi nó có dấu hiệu lụi tàn
từ sau 2008, nhưng nó vẫn được coi là nền tảng cho sự phát triển của Iphone 1 ra đời
ngay thời kỳ đỉnh cao của iPod.
11

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Our distinction between invention and innovation follows Schumpeter’s treatment (1939,
p. 80).

Gregory L. Bishop and Spencer P. Magleby (2008), A Review of Technology Push


Product Development Models and Processes, retrieved on June 27, 2008, DOI:
10.1115/DETC2004-57496

Mowery, David, Rosenberg, Nathan, 1979. The influence of market demand upon

innovation: a critical review of some recent empirical studies. Res. Policy 8 (2),

102–153. DOI: 10.1016/0048-7333(79)90019-2

Utterback, J. M. (1997). "Innovation in Industry and the Diffusion of Technology,"


Science

Di Stefano, Giada, Gambardella, Alfonso, Verona, Gianmario, 2012. Technology push


and demand pull perspectives in innovation studies: Current findings and future research
directions. Res. Policy 41 (8), 1283–1295. DOI: 10.1016/j.respol.2012.03.021.

Von Hippel, Eric, 1976. The dominant role of users in the scientific instrument innovation
process. Res. Policy 5 (3), 212–239. DOI: 10.1016/0048- 7333(76)90028-7.

Weking, J., Stöcker, M., Kowalkiewicz, M., Böhm, M. and Krcmar, H. (2020),
“Leveraging Industry 4.0–A business model pattern framework”, International Journal of
Production Economics, Vol. 225, 107588

You might also like