Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Chiến lược sản phẩm quốc tế

1. Kế hoạch phát triển sản phẩm


1.1.1. Phát triển hoặc thêm sản phẩm mới
A. Xuất khẩu các sản phẩm sẵn có của thị trường: các công ty có thể
mua sản phẩm tưf các công ty trong nước và xuất khẩu các sản phẩm
này ra thị trường nước ngoài. Đơn giản, dễ dàng, ít chi phí. Phù hợp với
công ty có quy mô nhỏ
Ví dụ: Việt Nam là một nước nông nghiệp, có nhiều sản phẩm nông sản có chất
lượng cao, giá cả cạnh tranh. Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam bao gồm gạo, cà phê, hạt điều, cao su, thủy sản,...
B. Thông qua việc mua lại bằng cách mua một công ty, một bằng sáng
chế, một giấy phép.. để sản xuất sản phẩm. Tốn kém chi phí. Công ty
được mua có thể là công ty nước ngoài hoặc công ty trong nước.( Cần
cân nhắc)
C. Sáp nhập, kết hợp giữa hai hay nhiều công ty để tạo ra một sản phẩm
mới hoặc một công ty mới

 Tăng quy mô và thị phần: Sáp nhập công ty giúp các công ty tăng quy mô
và thị phần, từ đó tăng cường sức cạnh tranh.
 Tiết kiệm chi phí: Sáp nhập công ty giúp các công ty tiết kiệm chi phí
thông qua việc hợp nhất các hoạt động kinh doanh, giảm thiểu nhân sự,...
 Tăng cường khả năng đổi mới: Sáp nhập công ty giúp các công ty tăng
cường khả năng đổi mới thông qua việc kết hợp các nguồn lực và chuyên môn của
các công ty tham gia.
Ví dụ: Sự kết hợp giữa công nghệ điện thoại của Ericsson và khả năng kinh doanh
thấu hiểu khách hàng của Sony từ năm 2001 đã giúp Ericsson từ việc thua lỗ và
Sony là một nhãn hiệu có thị phần thấp trở nên một trong những nhãn hiệu hàng
đầu

D. Mô phỏng các sản phẩm thành công của các công ty khác
Ví dụ: các công ty sản xuất điện thoại di động đưa ra những sản
phẩm mô phỏng sản phẩm điện thoại iPhone của Apple như LG với sản phẩm
LGKS20, HTC với HTC Touch…
E. Tự mình nghiên cứu phát triển
Việc tự nghiên cứu và phát triển có thể giúp công ty thỏa mãn tốt hơn nhu câù ở thị
trường nước ngoài.
Ví dụ: Apple là một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới, nổi tiếng
với các sản phẩm sáng tạo và đột phá. Apple tự nghiên cứu và phát triển tất cả các
sản phẩm của mình, bao gồm iPhone, iPad, Mac, Apple Watch,...

1.1.2. Thay đổi sản phẩm hiện có


Thay đổi sản phẩm hiện có là một trong những chiến lược sản phẩm quốc tế phổ
biến nhất. Chiến lược này bao gồm việc thay đổi một hoặc nhiều yếu tố của sản
phẩm hiện có để phù hợp với nhu cầu của thị trường quốc tế.

Các yếu tố của sản phẩm có thể được thay đổi bao gồm:

 Tính năng: Thay đổi tính năng của sản phẩm để phù hợp với nhu cầu của người
tiêu dùng ở thị trường quốc tế.

Ví dụ: Công ty Samsung đã thay đổi tính năng của sản phẩm để phù hợp với nhu cầu
của người tiêu dùng ở thị trường quốc tế. Ví dụ, ở thị trường Ấn Độ, Samsung đã thay
đổi kích thước màn hình của điện thoại thông minh để phù hợp với nhu cầu của người
tiêu dùng ở thị trường này.

Thiết kế: Thay đổi thiết kế của sản phẩm để phù hợp với thị hiếu của người tiêu
dùng ở thị trường quốc tế. Ví dụ, một công ty sản xuất quần áo có thể thay đổi kiểu
dáng, màu sắc, hoặc kích thước của quần áo để phù hợp với thị hiếu của người tiêu
dùng ở các thị trường khác nhau.

 Bao bì: Thay đổi bao bì của sản phẩm để phù hợp với văn hóa của thị trường quốc
tế.

Ví dụ: Công ty Coca-Cola đã thay đổi bao bì của sản phẩm để phù hợp với văn hóa
của các thị trường khác nhau. Ví dụ, ở thị trường Trung Quốc, Coca-Cola đã thay đổi
thiết kế bao bì của sản phẩm để phù hợp với năm mới của Trung Quốc.

 Giá cả: Thay đổi giá cả của sản phẩm để phù hợp với khả năng chi trả của người
tiêu dùng ở thị trường quốc tế. Ví dụ, một công ty sản xuất điện thoại thông minh
có thể thay đổi giá cả của điện thoại thông minh để phù hợp với khả năng chi trả
của người tiêu dùng ở các thị trường khác nhau.
1.1.3. Tìm ra công dụng mới của sản phẩm
 Tìm ra công dụng mới của sản phẩm có thể giúp cho công ty mở rộng thị
trường, duy trì vị trí trên thị trường.
Ví dụ như thuốc Aspirin là một loại dược phẩm có nhiều công dụng đặc biệt,
những công dụng này không được biết tới khi Aspirin mới được sản xuất; thông
qua việc nghiên cứu các tác dụng phụ của thuốc mà người ta phát hiện ra những
công dụng mới của nó như: có thể ngăn ngừa đột quỵ, giúp cải thiện niêm mạc,
phòng chống kết tập tiểu cầu, phòng và điều trị huyết khối ở mạch máu (như viêm
tĩnh mạch huyết khối) và phòng ngừa nhồi máu cơ tim, hạn chế nguy cơ ung thư
trực tràng, thực quản…
 Những cách thức thông thường có thể giúp nhà marketing quốc tế tìm ra các
công dụng mới của sản phẩm là:
- Một sản phẩm được bán cho phụ nữ thì có thể bán cho nam giới được không?
Hay
là giữa các độ tuổi, mức thu nhập, tầng lớp xã hội, phong cách sống…Ví dụ như
dầu gội đầu, chất khử mùi…
- Có hay không các ứng dụng khác của một sản phẩm? Ví dụ như máy tính cá nhân
có thể vừa được sử dụng để soạn thảo văn bản, vừa xem phim, nghe nhạc, điều
khiển máy móc…
- Một sản phẩm có thể được sử dụng một cách khác khi sử dụng với một sản phẩm
khác. Ví dụ như máy bơm GAMMA P100 - đây là loại bơm được thiết kế kiểu
cánh
ly tâm lắp vào động cơ xe máy kiểu Honda (phù hợp các loại xe máy thông dụng
hiện nay như Dream, Wave các loại….) để bơm nước, tưới tiêu phục vụ sản xuất
nông nghiệp, sinh hoạt trong gia đình, rửa xe, phòng cháy chữa cháy…
- Sản phẩm tiêu dùng có thể có thị trường công nghiệp và ngược lại. Ví dụ như văn
phòng phẩm, máy phát điện, camera quan sát…
1.1.4. Loại bỏ sản phẩm
 Sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng ở thị trường quốc
tế
 Sản phẩm không mang lại lợi nhuận
 Sản phẩm không phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Có nhiều chiến lược loại bỏ sản phẩm như:
- Thay thế sản phẩm sau khi loại bỏ sản phẩm cũ.
- Thay thế khi nhu cầu sản phẩm thấp.
- Giảm sự gián đoạn, gối đầu, chéo nhau.
- Không có sự thông báo đặc biệt về sự thay thế và sản phẩm đã thay thế.

Ví dụ:

 Công ty Coca-Cola đã ngừng sản xuất nước ngọt Tab ở thị trường châu Âu vào
năm 2003.
 Công ty Apple đã ngừng sản xuất iPod Shuffle ở thị trường toàn cầu vào năm
2017.
 Công ty Sony đã ngừng sản xuất máy chơi game PlayStation Vita ở thị trường
toàn cầu vào năm 2019.

2. Tiêu chuẩn hóa và thích nghi hóa sản phẩm


2.1.1 Tiêu chuẩn hóa
Tiêu chuẩn hóa là việc đưa một loại sản phẩm cho nhiều thị trường nước ngoài.Sản
phẩm này có thể là loại sản phẩm đã và đang được tiêu thụ tại thị trường trong
nước của công ty
Là chiến lược sản phẩm toan cầu
Yêu cầu :
+ Thỏa mãn nhu cầu thị trường trong nươcs của nhà sản xuất
+ Thỏa mãn nhu cầu chung của các thị trường nước ngoài
Lợi ích:
+ Tiết kiệm chi phí từ lợi thế quy mô, sản
xuất sản phẩm số lượng nhiều,
+ giảm sự phức tạp trong công tác quản lý và marketing
xuất khẩu khi các sản phẩm giống nhau được xuất khẩu đến nhiều nước
Trở ngại:
+ những rào cản như môi trường tự nhiên, kinh tế, văn
hóa, cạnh tranh, chu kỳ sống của sản phẩm, kênh phân phối và các quy định về luật
pháp giữa các quốc gia không giống nhau.
Ví dụ: Công ty Sony sử dụng cùng một thiết kế cho máy ảnh kỹ thuật số của
mình ở tất cả các thị trường. Điều này giúp đơn giản hóa việc sản xuất và phân
phối máy ảnh của Sony.

2.1.2 Thích nghi hóa


Thích nghi hóa là việc công ty thiết kế và sản xuất sản phẩm theo nhu cầu riêng
biệt của từng cá nhân, từng tổ chức tại thị trường nước ngoài.
Thích nghi hóa có thể được chia làm hai loại:
- Thích nghi hóa bắt buộc: sản phẩm bị bắt buộc tuân theo các quy định của chính
phủ, các đặc điểm của thị trường nước ngoài: ngôn ngữ, hệ thống đo lường...Nhiều
sản phẩm của công ty Việt Nam phải tuân theo các quy định của thị trường nước
ngoài để có thể xuất khẩu như: cá tra, cá basa có những quy định về giá cả, nhãn
mác; Nhật Bản có những quy định riêng về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thực
phẩm nhập khẩu…
- Thích nghi hóa tự nguyện: công ty tự nguyện thay đổi, điều chỉnh sản phẩm làm
cho nó thích nghi, phù hợp với các đặc điểm thị trường.
Lý do dẫn tới quyết định thích nghi hóa là nhằm chiều theo thị hiếu của khách
hàng. Khách hàng sẽ mua những gì mà họ muốn thỏa mãn tốt nhất nhu cầu, ước
muốn riêng của họ chứ không phải là nhu cầu chung của thị trường. Thích nghi hóa
cũng dẫn tới doanh số bán sản phẩm tăng lên. Tuy nhiên, do chi phí để làm sản
phẩm thích nghi với thị trường cũng rất cao nên thường khó có thể đạt được lợi
nhuận cao.
Ví dụ: Công ty Nike đã điều chỉnh thiết kế giày của mình để phù hợp với thị
hiếu của người tiêu dùng ở các thị trường khác nhau. Ví dụ, ở thị trường Nhật
Bản, Nike đã sản xuất giày có kích thước nhỏ hơn để phù hợp với bàn chân
của người Nhật.
Công ty Coca-Cola đã điều chỉnh hương vị Coca-Cola của mình để phù hợp
với thị hiếu của người tiêu dùng ở các thị trường khác nhau. Ví dụ, ở thị
trường Trung Quốc, Coca-Cola đã sản xuất Coca-Cola Zero Sugar với hương
vị trái cây nhẹ nhàng hơn để phù hợp với khẩu vị của người Trung Quốc.

You might also like