Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 40

(Về đầu trang)

THỨ TỰ THỰC HÀNH PHẬT PHÁP- LAMRIM


GIẢNG SƯ KHANGSER RINPOCHE
TỔNG HỢP BÀI GIẢNG TRONG LỚP

1
(Về đầu trang)

TABLE OF CONTENTS

TUẦN 1- 27.2.2021 4
TỔNG QUAN VỀ ĐẠO PHẬT VÀ TU TẬP THEO ĐẠO PHẬT 4

TUẦN 2- 6.3.2021 5
GIỚI THIỆU LAMRIM VÀ TÁC GIẢ ATISHA 5
- Có 3 cách giảng dạy Lamrim 6

TUẦN 3- 13.03.2021 7
TÍNH VĨ ĐẠI CỦA LAMRIM & CÁCH NGHE PHÁP 7
** BỐN TÍNH VĨ ĐẠI CỦA LAMRIM 7
** BA ĐẶC ĐIỂM CỦA LAMRIM 8
** CÁCH LẮNG NGHE PHÁP: Cần từ bỏ 3 lỗi và rèn luyện 6 thái độ 9

TUẦN 5- 27.03.2021 10
CÁCH GIẢNG PHÁP & NGHI LỄ CHUẨN BỊ 10
** Bốn điểm quan trọng khi giảng Pháp 10
** Sáu nghi lễ chuẩn bị 11

TUẦN 6- 03.04.2021 11
** SÁU THỰC HÀNH CHUẨN BỊ 11

TUẦN 7- 10.04.2021 14
SÁU NGHI LỄ CHUẨN BỊ (TIẾP THEO) 14
3. Ngồi theo thế (gồm tám sắc thái) của Tỳ-lô giá-na 14

TUẦN 9- 24.04.2021 15

TUẦN 10- 01.05.2021 17

TUẦN 11- 08.05.2021 20

TUẦN 13- 22.05.2021 22


SÁU BƯỚC CHUẨN BỊ (TT) 22
BƯỚC THỨ 4 – CẦU RUỘNG PHƯỚC 22
BƯỚC THỨ 5: Dâng lời cầu nguyện 7 phần – điểm then chốt để tích lũy công đức và
thanh lọc bản thân. 23

TUẦN 14- 29.05.2021 23


LỜI CẦU NGUYỆN 7 PHẦN (TT) 23
Sám hối tội lỗi:(tr 326) 23
Hoan hỉ (vui vẻ) 24

TUẦN 17- 19.06.2021 25


LỜI CẦU NGUYỆN BẢY PHẦN (tt) 25

2
(Về đầu trang)

Thành phần thứ 5 25


Thành phần thứ 6 25
Thành phần thứ 7 25

TUẦN 18- 26.06.2021 27


CHỦ ĐỀ: SÁU BƯỚC CHUẨN BỊ 27
NGÀY THỨ 7 – PHỤNG SỰ ĐẠO SƯ (TẬN TỤY VỚI BẬC THẦY) 28

TUẦN 19- 03.07.2021 28


NƯƠNG TỰA MỘT BẬC THẦY 28
IVA1.2.1. LỢI ÍCH CỦA VIỆC NƯƠNG TỰA MỘT BẬC THẦY 30

TUẦN 21 – 17.07.2021 31
NỀN TẢNG CỦA ĐẠO LỘ 31
NGÀY THỨ 8- TẬN TỤY VỚI THẦY 31
NGÀY THỨ 9- TẬN TỤY VỚI THẦY QUA VIỆC LÀM (hành động) 31

TUẦN 22 – 24.07.2021 32
NỀN TẢNG CỦA ĐẠO LỘ(TT) 32

TUẦN 30- 18.09.2021 35

TUẦN 37- 06.11.21 36


GIÁO LÝ QUY Y 36
Trước mỗi thời thiền, cần chuẩn bị 6 nghi lễ như sau 36

TUẦN 38- 13.11.2021 38


GIÁO LÝ QUY Y (TT) 38
Rinpoche giới thiệu chương trình học trong 6 năm 38
NGÀY THỨ 12 38
Quy y: cánh cửa thiêng để đi vào nền giáo lý 38

TUẦN 39- 20.11.2021 39


GIÁO LÝ QUY Y (TT) 39

3
(Về đầu trang)

TUẦN 1- 27.2.2021

TỔNG QUAN VỀ ĐẠO PHẬT VÀ TU TẬP THEO ĐẠO PHẬT

Định nghĩa chính xác của Đạo Phật là gì? Là sự chuyển hóa bản thân và chuyển hóa đường lối
tư duy, cách suy nghĩ. Đạo Phật không đơn thuần là tôn giáo, mà là Khoa học Tâm thức, là chỉ
dẫn con người sống đời hạnh phúc.

Đạo Phật có thể được chia làm ba phần: (1) thực hành tu tâm, (2) triết học, và (3) nghi lễ. Trong
đó quan trọng nhất là thực hành tu tâm. Khi có thể kiểm soát tâm thì sẽ có thể kiểm soát cuộc
đời mình.

Nếu đến phòng gym giúp ích cho sức khỏe thể chất, thì thực hành Phật pháp có lợi cho đời
sống tinh thần.

Ba mức độ lợi lạc của tu tập Phật pháp: (1) ngày càng hạnh phúc, (2) giảm bớt suy nghĩ tiêu
cực (phiền não), (3) Dần tiến đến Phật quả [tức đạt được những gì Đức Phật Thích Ca đã đạt
được.

Chỉ đến chùa bái Phật cúng dường chưa hoàn toàn là tu hành Phật Pháp. Tu hành Phật pháp
phải bao gồm sự chuyển hóa bản thân thành người tốt hơn.

Khi được sinh ra đời ta chỉ có 2 lựa chọn: hoặc sống tiếp, hoặc kết thúc đời mình. Nếu chọn
sống tiếp, ta lại chỉ có 2 lựa chọn: hoặc sống vui, hoặc sống khổ.

Suy xét tận tường thì mục đích sống của tất cả mọi người là sống hạnh phúc. Nhưng hiện tại,
chúng ta càng vùng vẫy để tìm hạnh phúc bao nhiêu thì lại càng xa rời hạnh phúc bấy nhiêu.

Hãy nghĩ về nghịch lý: Một người không biết bơi bị rơi xuống nước. Vì không muốn chết và rất
muốn sống nên anh ta vùng vẫy tìm cách thoát thân, nhưng càng nỗ lực thì cơ thể càng chìm
sâu. Đến khi anh ta đã chết, ước muốn được sống cũng không còn, thì cái xác chết lại nổi lên
trên mặt nước trở lại!

Ta cần tạo hạnh phúc từ bên trong chứ không tìm hạnh phúc từ bên ngoài.

Câu hỏi “Mất bao lâu để đạt đến giải thoát, giác ngộ?” không cấp thiết bằng câu hỏi “Giải thoát,
giác ngộ có khả thi hay không?” Với Đạo Phật, giải thoát, giác ngộ là những mục tiêu hoàn toàn
khả thi. Ở đây giải thoát tức là giúp cho tâm mình hoàn toàn thoát khỏi mọi khổ đau, phiền
muộn.

Khi Đức Phật giảng dạy Ngài đã không sắp xếp bài giảng theo hệ thống nào. Các bước tuần tự
thực hành Phật pháp có thể được tìm thấy trong bộ luận lamrim Giải thoát trong lòng tay. Học

4
(Về đầu trang)

luận Giải thoát trong lòng tay giúp chúng ta phân biệt giữa Chánh Pháp (hay giáo pháp nguyên
bản không bị xen tạp với nguồn khác) và không phải chánh pháp (những giáo lý đã bị xen tạp)

Quá trình tu tập cần qua 3 giai đoạn: Lắng nghe giáo pháp (Văn), Tư duy để hiểu đúng (Tư), và
Thực hành những gì đã nghe và hiểu (Tu)

Thầy hỏi cả lớp “Làm sao để nhận biết những gì Thầy đang nói là giáo pháp chân thật?” Thầy
đang mặc áo tu sĩ, nhưng chỉ duy nhất điều đó không thể đảm bảo lời Thầy là chánh pháp.

Đừng nghĩ rằng vừa bắt tay vào học Phật pháp thì sẽ có kết quả ngay. Để có kết quả ta cần
thực hành và cần thực hành đều đặn, liên tục.

Khi tu tập được suôn sẻ đừng trở nên ngạo mạn. Khi tu tập gặp khó khăn đừng đánh mất hy
vọng.

★ Bài tập về nhà: Đọc trước Ngày 1 trong sách Giải thoát trong lòng tay, quyển 1.

TUẦN 2- 6.3.2021

GIỚI THIỆU LAMRIM VÀ TÁC GIẢ ATISHA

- Trước khi học Lamrim thì điều quan trọng là cần biết Lamrim là gì, và cần biết cấu trúc chung
về giáo lý trong Đạo Phật. Hiểu rõ về môn học của mình thì mới không bị bối rối về sau.

- Nếu có người muốn dùng chất kích thích để được hưng phấn, anh ta phải uống thuốc thật có
chứa chất kích thích thật thì mới có được cảm giác hưng phấn. Cũng giống như thế, để cảm
nhận được hiệu quả trong thực hành Phật pháp thì nhất thiết ta phải học và hành theo Chánh
Pháp (tức giáo pháp chân thật không bị pha tạp). Nếu thực hành theo những điều không phải
giáo pháp chân thật thì không có hiệu quả.

- Nếu tu hành không có hiệu quả thì có 2 nguyên nhân: hoặc ta không học đúng pháp tu, hoặc
ta tu hành không đúng

- Khi Đức Phật giảng dạy Ngài đã không hệ thống bài giảng theo một cấu trúc nào. Ngài Atisha
là người đã hệ thống hóa lời dạy của Đức Phật, hình thành nên Lamrim, hay thứ tự thực hành
Phật pháp.

5
(Về đầu trang)

- Nội dung Ngày 1 và Ngày 2 trong sách GTTLT có nói về cuộc đời của Tổ Atisha. Nơi sinh của
Tổ Atisha ngày nay thuộc Bangladesh. Tổ Atisha từng sang Indonesia để tìm thầy học đạo, và
Tổ cũng đã từng sang Việt Nam.

- Vào thế kỷ XI, Tổ Atisha là một trong những học giả Phật giáo lỗi lạc đương thời. Bấy giờ ở
Tây Tạng, Phật giáo rất suy đồi vì nhiều người diễn giải giáo lý rất khác nhau và ai cũng cho
cách nói của mình là chánh Pháp. Vua Tây Tạng đã mời ngài Atisha sang Tây Tạng để vực dậy
nền Phật giáo đang lụi tàn.

- Ở Tây Tạng, Tổ Atisha đã làm hưng thịnh lại Chánh Pháp. [Tác phẩm gốc Lamrim cũng được
ngài soạn khi ở Tây Tạng.]

- Tu viện Nalanda thời xưa có rất nhiều học giả Phật giáo lỗi lạc, tuy nhiên theo nhận định của
Rinpoche thì chỉ có ngài Atisha là từng sang Việt Nam.

- Người học Lamrim cần tiến hành Văn – Tư – Tu để có trải nghiệm về giáo pháp trong tâm
mình. Trước hết cần lắng nghe giáo pháp, sau đó tư duy để hiểu đúng, và rồi áp dụng những gì
đã nghe, hiểu vào thực hành để có được trải nghiệm của riêng mình.

- Có 3 cách giảng dạy Lamrim

- Cách 1: Giảng dạy theo phương pháp thực nghiệm. Vị thầy giảng dạy, học trò thiền
quán về những điều đã học để có được trải nghiệm

- Cách 2: Giảng dạy tất cả những điểm lý thuyết thuộc Lamrim, để nguời học hiểu hết mọi
điều lý thuyết trong Lamrim.

- Cách 3: Chỉ giảng những điểm then chốt của Lamrim

● Trong khóa học này, Rinpoche sẽ theo cách dạy thứ nhất.

- Khi hoàn tất khóa học, các học viên sẽ hiểu những pháp thực hành khác nhau thuộc 3 phạm
vi: phạm vi nhỏ (căn bản), phạm vi trung bình (trung bình), và phạm vi lớn (nâng cao).

- Có nhiều bản luận giải thích ý nghĩa Lamrim. Giải Thoát Trong Lòng Tay là một trong những
bản luận hay nhất giải thích ý nghĩa Lamrim.

- Nhiều người tự dán nhãn những tư tưởng của riêng họ là Phật pháp, và điều này khiến cho rất
nhiều người bị bối rối.

- Chánh Pháp không mang màu sắc mê tín mà rất khoa học. Tuy vậy, những người có tâm
hướng về Phật Pháp có những lúc lại hay bị mê tín.

6
(Về đầu trang)

- Lời dạy của Đức Phật rất khoa học, vì thế Lamrim cũng rất khoa học.

- Nếu không hiểu chánh Pháp thật tường tận thì rất dễ rơi vào mê tín.

- Ước nguyện giảng dạy của Đức Phật là mang chánh Pháp đến tất cả chúng sinh. Vì thế Phật
pháp không thuộc sở hữu của riêng ai, mà là của toàn thể chúng sinh.

- Những người học mới biết đến Thầy, khi nhìn Thầy khoác tăng phục theo truyền thống Tây
Tạng thì cho rằng Thầy giảng dạy Phật giáo Tây Tạng. Nhưng cách nghĩ đó không đúng.
Những điều Thầy đang nói đến là Phật Pháp của Đức Phật, chứ không phải Phật Pháp của
quốc gia nào cả.

- Tên gọi DIPKAR được Thầy mượn từ tên của Tổ Atisha. Vì sao Thầy dùng tên của Tổ Atisha
để đặt tên cho nhóm? Học viên sẽ được rõ sau 1 năm hoàn tất khóa học.

★ Bài tập về nhà: Đọc về cuộc đời của Tổ Atisha, (Ngày 1 và 2, Giải Thoát Trong Lòng
Tay)

TUẦN 3- 13.03.2021

TÍNH VĨ ĐẠI CỦA LAMRIM & CÁCH NGHE PHÁP

** BỐN TÍNH VĨ ĐẠI CỦA LAMRIM

● Tính vĩ đại thứ nhất: Lamrim giúp bạn nhận ra mọi giáo lý đều nhất quán
- Hiểu rõ Lamrim thì hiểu rằng tất cả những điều Phật thuyết đều có liên hệ với nhau,
không mâu thuẫn
- Không còn tâm phân biệt giáo lý thấp hay cao
- Cần phải nói lên tính vĩ đại thứ nhất này vì Lamrim chủ yếu được dạy cho những người
có tâm mong cầu giải thoát, và những người muốn tu theo Đại Thừa. Và người tu cần
hiểu rằng: tu theo Đại thừa vẫn phải thực hành các pháp thuộc Tiểu thừa, và tu theo Kim
cang thừa vẫn cần thực hành các pháp thuộc Đại thừa và Tiểu thừa

● Tính vĩ đại thứ hai: Khiến mọi kinh điển đối với bạn đều thành lời chỉ giáo
- Hiểu được Lamrim thì sẽ thấy những lời dạy khác nhau của Đức Phật đều có thể áp
dụng cho con đường tu tập của riêng mình

7
(Về đầu trang)

- Cần phải nói đến tính vĩ đại thứ hai vì nếu không hiểu về thứ tự tu tập (hay Lamrim) thì
ta không thể biến lời Phật dạy thành chỉ giáo thực hành

● Tính vĩ đại thứ ba: Giúp ta dễ dàng khám phá ý thật của Phật
- Đức Phật đã giảng những điều khác nhau tùy theo trình độ của người nghe
- Hiểu Lamrim sẽ hiểu được vì sao Đức Phật nói về điều này cho người này, nhưng lại nói
khác với người kia.
- Về ngôn từ thì lời Phật dạy cho những người nghe khác nhau có vẻ mâu thuẫn nhau.
Khi hiểu Lamrim thì ta hiểu được ý thật của Phật, từ đó không còn thấy lời Phật dạy có
mâu thuẫn nữa, và có thể áp dụng tất cả lời dạy vào thực hành cho bản thân.

● Tính vĩ đại thứ tư: Giúp bạn tự cứu mình khỏi những tà hạnh
- Tà hạnh ở đây chủ yếu nói đến việc có tâm trọng tâm khinh đối với những giáo lý khác
nhau do Phật dạy, ví dụ khi thực hành Đại thừa lại khinh chê giáo pháp Tiểu thừa.
- Hiểu Lamrim sẽ giúp ta tránh được những tà hạnh như thế, vì ta hiểu được mọi giáo lý
đều nhất quán

** BA ĐẶC ĐIỂM CỦA LAMRIM

● Đặc điểm thứ nhất: Lamrim toàn diện vì chứa đựng đề tài của Kinh giáo và Mật giáo
- Tất cả các đề tài của Kinh giáo (Tiểu thừa và Đại thừa) và Mật giáo (Kim cang thừa) đều
có thể được quy về 3 điểm: Tâm Buông Xả, Tâm Bồ Đề, và Chánh Kiến về Tánh Không
- Lamrim chứa đựng chỉ dẫn về thứ tự thực hành 3 điều cốt lõi này, vì thế nói rằng
Lamrim chứa đựng đề tài của cả Kinh giáo lẫn Mật giáo

● Đặc điểm thứ hai: Lamrim dễ thực hành vì nhấn mạnh những bước điều phục tâm
- Tất cả giáo lý đều hướng đến mục tiêu điều phục tâm (diệt phiền não)
- Lamrim nhấn mạnh và làm rõ những điểm cần thực hành để điều phục tâm, khiến cho
việc điều phục tâm trở nên dễ thực hành

● Đặc điểm thứ ba: Lamrim thù thắng hơn những truyền thống khác vì chứa đựng những
chỉ giáo từ hai bậc thầy đã được học các truyền thống của hai bậc tiên phong
- Hai bậc tiên phong: Đức Văn Thù và Đức Di Lặc
- Hai bậc thầy: ngài Long Thọ (kế thừa Đức Văn Thù) và ngài Vô Trước (kế thừa Đức Di
Lặc)
- Hai dòng truyền thừa từ Đức Văn Thù và Đức Di Lặc đều khởi nguồn từ Đức Phật
- Hai bậc tiên phong và hai bậc thầy đã giải nghĩa tất cả lời Phật dạy, và ý nghĩa này
được đúc kết trong Lamrim
- Vì thế nói Lamrim thù thắng vì chứa đựng tất cả chỉ giáo từ hai bậc thầy đã học từ
truyền thống của hai bậc tiên phong.

8
(Về đầu trang)

** CÁCH LẮNG NGHE PHÁP: Cần từ bỏ 3 lỗi và rèn luyện 6 thái độ

● Từ bỏ 3 lỗi:

-- Lỗi 1: lỗi khiến bạn như một bình chứa lật úp. Bình chứa lật úp thì không thể bỏ thêm thứ gì
vào được nữa. Nếu nghe pháp mà không tập trung thì tâm bạn như cái bình bị lật úp, không thể
thu nạp thêm bất cứ lời dạy nào nữa.

-- Lỗi 2: lỗi khiến bạn như một bình chứa hôi hám. Bình chứa hôi hám sẽ khiến cho bất cứ thứ
gì được bỏ vào bình sẽ trở nên dơ bẩn. Nếu nghe Pháp với thái độ không đúng đắn thì lúc đó
tâm bạn như một bình chứa hôi hám, như thế thì lời dạy không thể giúp diệt phiền não và
không mang đến lợi lạc. Thái độ không đúng đắn tức là tâm có sẵn thành kiến về các lời dạy.
Khi tâm đã có thành kiến thì dẫn đến việc chỉ trích lời dạy. Vì thế cần xóa bỏ mọi thành kiến khi
nghe Pháp.

-- Lỗi 3: lỗi khiến bạn như một bình chứa bị rò rỉ. Bình chứa bị rò rỉ thì cho gì vào trong đó rồi
cũng sẽ bị thất thoát ra ngoài. Nghe Pháp nhưng mắc lỗi như thế thì Pháp không thể đọng lại
trong tâm. Để không mắc lỗi này thì cần có động cơ/mục tiêu đúng đắn lúc nghe Pháp. Phát
khởi động cơ đúng đắn tức là khởi tâm nghĩ về lợi lạc của việc nghe Pháp.

-- Lỗi thứ nhất nhắc nhở ta cần tập trung khi nghe Pháp. Lỗi thứ 3 nhắc nhở ta cần có động cơ
đúng đắn lúc nghe Pháp.

● Rèn luyện 6 thái độ:

1. Khởi tâm xem mình như người bệnh: ở đây nhận ra ta là người mang bệnh phiền não.
2. Khởi tâm xem diệu pháp này là thuốc: tức xem Pháp là thuốc có khả năng chữa bệnh phiền
não
3. Khởi tâm xem thầy giảng Pháp như là lương y: Xem thầy giảng Pháp như người lương y có
thể kê toa bốc thuốc giúp ta hết bệnh phiền não
4. Khởi tâm xem việc thực hành Pháp như là chữa bệnh: Xem việc thực hành Pháp là để giúp
mình diệt trừ phiền não, tương tự với việc uống thuốc để thoát khỏi bệnh tật
5. Khởi tâm xem vị thầy hướng đạo tâm linh như Phật: Đức Phật đã từng thuyết Pháp giúp các
đệ tử thoát khỏi mọi phiền não. Ta cũng xem vị thầy giảng Pháp cho mình như là Phật, đang
giảng dạy để ta thoát mọi phiền não
6. Khởi tâm mong muốn chánh Pháp tồn tại lâu dài: Pháp là phương thuốc giúp tất cả chúng
sinh thoát mọi phiền não, vì thế ta cần mong cho Phật Pháp tồn tại lâu dài để đem lợi lạc cho
thật nhiều người.

9
(Về đầu trang)

TUẦN 5- 27.03.2021

CÁCH GIẢNG PHÁP & NGHI LỄ CHUẨN BỊ

** Bốn điểm quan trọng khi giảng Pháp

1. Nghĩ về lợi ích của việc giảng Pháp -> nếu giảng Phật pháp chỉ một câu thì công đức thu
được nhiều hơn công đức của việc bố thí hàng ngàn đồng tiền vàng. Vì thế, hãy thực hành chia
sẻ với người thân trong gia đình những gì đã học đã hiểu từ Lamrim. Khi mọi người trong gia
đình gặp nhau ta thường hay tán gẫu, nói xấu người khác, hay ganh tị với thành công của
người khác. Thay vào đó, ta hãy nói về Phật pháp 5 phút mỗi ngày với người thân trong gia
đình.

2. Khi giảng Pháp cần kính trọng Pháp và Đức Phật, người đã giảng Pháp. Khi chia sẻ hiểu
biết với người khác cần nhớ rằng mình đang chia sẻ lời Phật dạy chứ không phải quan điểm
riêng của mình.

3. Khi giảng Pháp cần có lòng từ bi đối với người nghe. Khi chia sẻ Phật pháp đừng khơi dậy
bản ngã của mình, ví dụ như “tôi đã làm điều này hay điều kia”. Cần nghĩ rằng mình chia sẻ là
để lợi lạc cho người nghe. Người học Phật pháp không nhất thiết phải tận tường toàn bộ Phật
pháp mới có thể chia sẻ, mà chỉ cần nói lại những gì mình đã học và đã hiểu.

4. Thông thường chỉ giảng Pháp khi có yêu cầu. Tuy nhiên nếu thấy giảng Pháp có lợi cho
người nghe thì ta nên giảng ngay cả khi chưa được yêu cầu. Nếu nguời nghe có hứng thú thì
hãy chia sẻ nhiều hơn. Nếu người nghe thấy chán thì hãy ngừng.

★ Bài tập về nhà: Chia sẻ những gì đã học và hiểu cho người thân trong gia đình và cho
bạn bè. Nếu được hỏi những câu hỏi mà mình không biết cách trả lời thì hãy nói là
không biết. Đọc thêm Ngày 3 trong sách Giải Thoát Trong Lòng Tay.

- Đức Phật đã giảng Pháp tùy theo căn cơ, trình độ của người nghe. Với người chậm trí Phật
giảng giải dài hơn. Với người nhanh trí Phật giảng ngắn gọn. Với những người Phật thấy không
có khả năng hiểu lời Phật thì Phật giữ im lặng.
- Đức Phật luôn nở nụ cười khi giảng Pháp. Chúng ta chung sống với người thân trong nhà quá
lâu nên thường quên mỉm cười với nhau. Nếu chia sẻ giáo pháp với gương mặt quá nghiêm
trọng thì không có hiệu quả.
- Khi thảo luận Phật pháp, cần phân biệt giữa thảo luận và tranh cãi. Khi tranh cãi người ta
muốn xác định ai đúng. Thảo luận là để xác định điều gì đúng.
- Rinpoche nhắc lại ba điểm quan trọng khi nghe Pháp: xem mình như người bệnh, xem Pháp
là thuốc, xem người giảng Pháp là lương y.

10
(Về đầu trang)

** Sáu nghi lễ chuẩn bị

1. Bước đầu tiên là quét dọn nhà cửa.


2. Bạn có thể hỏi quét dọn nhà cửa thì liên hệ gì đến thực hành Phật pháp, tuy vậy đây là
một bước quan trọng.
3. Nói chung trong các thời khóa thực hành, ta thường thỉnh mời chư Phật và chư Bồ tát
đến nơi ở của ta. Trước khi thỉnh mời như thế thì ta cần quét dọn nhà cửa cho sạch sẽ.
4. Quét dọn là để thực hành tập trung.
5. Quét dọn đúng cách là quét dọn với suy nghĩ bụi bẩn trong nhà không phải là bụi bẩn
thông thường, mà bụi bẩn chính là phiền não tham, sân, si trong tâm ta. Tư duy như thế
thì việc quét dọn bụi bẩn trong nhà là một cách tu tập để quét sạch phiền não trong tâm.
6. Trong Ngày 4 của sách Giải Thoát Trong Lòng Tay có một bài kệ nói về cách thực hành
quét dọn nhà cửa.

TUẦN 6- 03.04.2021
** Đầu giờ học Thầy nhắc nhở cả lớp về việc online thường xuyên. Lớp Lamrim Việt Nam có tỉ
lệ online thấp nhất trong các lớp Lamrim Thầy đang dạy.
- Thầy nhắc nhở người học nên giữ vững cam kết với bản thân, những gì mình đã phát nguyện
khi đăng ký tham gia lớp học. Cần nghiêm túc hơn đối với việc học Pháp.
- Nếu chúng ta thực hành theo đúng những gì Thầy hướng dẫn nhưng không có hiệu quả thì
khuyết điểm thuộc về Thầy, Thầy sẽ nhận lỗi. Nếu chúng ta không thực hành đúng những gì
Thầy hướng dẫn và không thu được kết quả thì khuyết điểm thuộc về người học, Thầy không
nhận lỗi.
- Lúc nghe Pháp cần tập trung thì mới có thể hiểu đúng và thực hành đúng, từ đó mới có tiến
bộ. Không được nằm trong lúc nghe Pháp.
- Với câu hỏi làm thế nào để tránh 3 lỗi trong lúc nghe Pháp, Thầy nói rằng người tu học cần tự
tìm cách khắc phục. Khi học Pháp có những chỗ Thầy sẽ giảng kỹ, và cũng có những chỗ
người học cần tự thân nỗ lực tìm cách.

** SÁU THỰC HÀNH CHUẨN BỊ

1. Quét dọn nhà cửa và bày biện những biểu tượng của thân khẩu ý giác ngộ (bài trí
bàn thờ)

- Biểu tượng thân khẩu ý giác ngộ: tượng Phật biểu trưng cho thân giác ngộ của Phật, các
quyển kinh biểu trưng cho khẩu giác ngộ của Phật, bảo tháp biểu trưng cho ý giác ngộ của
Phật.

11
(Về đầu trang)

- Bày biện các biểu tượng giác ngộ và cúng dường là để nhớ đến sự giác ngộ của Phật, và để
tăng trưởng công đức
- Về biểu tượng thân giác ngộ: Nếu không có tượng Phật thì có thể thờ ảnh Phật. Khi ngắm
nhìn ảnh hay tượng Phật thì không nghĩ rằng đó chỉ là ảnh tượng, mà cần nghĩ rằng đó là Đức
Phật thật sự đang ngự trong nhà mình. Tư duy như thế sẽ tăng cường kết nối của ta với Đức
Phật. Nếu được hãy in một bức ảnh Ruộng Phước (Phước Điền) để thờ. Học viên vào thư mục
khóa học, vào tiếp thư mục Tài liệu để tải ảnh Ruộng Phước
- Về biểu tượng khẩu giác ngộ: có thể dùng bất cứ quyển kinh nào để bày biện, tuy nhiên tốt
nhất hãy thờ một quyển kinh Kim Cang Bát Nhã (Kinh Kim Cang)
- Ngắm nhìn các biểu tượng thân khẩu ý giác ngộ của Phật sẽ tạo ra tập khí tích cực trong tâm
của ta.
- Nếu ở nhà có thờ cúng tổ tiên thì có thể thờ tổ tiên và thờ Phật cùng một bàn thờ. Nếu có thể
thì bố trí 2 bàn thờ riêng sẽ tốt hơn. Nếu thờ Phật và tổ tiên chung một bàn thờ thì bàn thờ nên
có hai tầng, thờ Phật ở tầng cao hơn, thờ tổ tiên ở tầng thấp hơn.
- Mỗi ngày, trước khi ra khỏi nhà buổi sáng hãy thực hành ngắm nhìn các biểu tượng thân khẩu
ý giác ngộ của Phật. Ngắm nhìn và nói lời chào đến Đức Phật như là đối thoại với một người
thật, chứ không phải nói chuyện với pho tượng.
- Từ ngày mai các học viên hãy thực hành bước 1 vào buổi sáng. Nếu không có thời gian quét
dọn thì hãy ngắm nhìn Đức Phật.

2. Kiếm đồ cúng dường hợp pháp và bày biện đẹp mắt


- Điều quan trọng nhất khi cúng dường là tín tâm (niềm tin)
- Khi cúng dường Phật thì hãy nghĩ rằng ta cúng dường cho một người rất quan trọng
- Có nhiều vật phẩm cúng dường khác nhau, đơn giản nhất là cúng dường nước
- Nếu mỗi ngày không có vật phẩm nào để cúng Phật thì hãy cúng nước
- Có thể cúng dường 7 chén nước (tượng trưng 7 pháp gia hành). Theo truyền thống Việt
Nam có nơi cúng dường 3 chén nước cũng được.
- Nước trong chén cúng không được quá lưng, cũng không được quá đầy.
- Không nên để chén rỗng lên bàn thờ Phật. Nếu cần để chén lên bàn thờ để rót nước thì
trước hết cầm chén trên tay, rót một ít nước vào chén, rồi đặt chén lên bàn thờ, sau đó
tiếp tục rót đầy chén.
- Khi ngồi không được duỗi thẳng chân hướng về phía bàn thờ Phật. Người Thái khi vào
chùa đều ngồi tư thế quỳ, vì vậy chân không bao giờ duỗi thẳng hướng về bàn thờ,
tượng Phật.
- Niềm tin (tín tâm) là điều vô cùng quan trọng. Nếu ta nghĩ pho tượng là Đức Phật thật
sự thì thật sự có Đức Phật hiện diện. Nếu ta nghĩ pho tượng chỉ là pho tượng thì trên
bàn thờ cũng chỉ có pho tượng.
- Đọc thêm Giải Thoát Trong Lòng Tay để biết 8 lợi ích của cúng dường nước.
- Ngoài nước, ta có thể cúng đèn, cúng hương (nhang)
- Ta không nên cúng dường như một công việc hay thói quen hằng ngày cần làm. Hãy
cúng dường với tín tâm.

12
(Về đầu trang)

- Ngoài cách cúng dường thông thường như trên thì còn có cúng dường đặc biệt. Ta hãy
dâng cúng Đức Phật bất cứ món đồ nào ta mua. Ta cúng dường trong vài giờ hoặc vài
ngày, xem như Đức Phật sở hữu món đồ đó, ta chỉ là người sử dụng.
- Những món đồ ta mua đều là những gì ta rất ưng ý, vì thế ta hãy dâng cúng những gì
mình ưng ý nhất lên Đức Phật
- Có vài lợi lạc: trước hết ta có công đức khi cúng dường như vậy. Tiếp theo việc cúng
dường như thế giúp ta bớt bám chấp vào món đồ mình thích.
- Đôi lúc ta nghĩ có được món đồ mình thích sẽ làm ta hạnh phúc. Tuy nhiên, tâm bám
chấp quá mạnh vào món đồ sẽ hủy hoại hạnh phúc. Nếu bám chấp như thế thì việc có
được những gì mình thích chỉ khiến ta thêm bất an, phiền muộn.
- Thầy kể câu chuyện về một nhà sư được cúng dường một cái bình bát vàng. Nhà sư có
bình bát vàng thì vẫn có thể ngủ ngon. Một tên trộm đến trộm cái bình bát, nhà sư đã bố
thí cho tên trộm cái bình bát vàng. Nhưng vì bám chấp vào cái bình bát nên tên trộm
không thể ngủ được khi có cái bình bát trong nhà, vì tên trộm sợ có người khác đến
trộm mất!
- Khi cúng dường lên Phật rồi thì hãy nghĩ món đồ đó là của Phật. Thậm chí nếu có tình
huống Phật yêu cầu ta hoàn trả thì ta vẫn vui vẻ hoàn trả.
- Khi trong nhà có cãi vã với vợ hoặc chồng mình, ta hãy suy nghĩ trong tâm cúng dường
người vợ hoặc người chồng của mình lên Phật, nhờ đó Phật sẽ ban phước, gia trì cho
vợ, chồng mình được tâm bình an, từ bi hơn, không sân giận nữa. Thầy dặn các học trò
hãy thử phương pháp này.
- Nhưng có một thứ ta không nên cúng dường lên Phật. Đó là thứ gì? Thầy dặn cả lớp
hãy suy nghĩ về câu hỏi này.

- Thầy đặt câu hỏi: Nếu bạn khẩn cầu Đức Phật hoặc mời Đức Phật đến nhà mình thì bạn có
tin rằng Đức Phật biết rõ tâm ý của bạn không? Đây là câu hỏi vô cùng quan trọng và là bước
đầu tiên trong hành trình tu tập giáo pháp. Bạn hãy nhắm mắt lại và tự tìm đáp án cho riêng
mình. Ngay khi bạn có lời giải cho riêng mình thì hành trình Phật pháp bắt đầu.
- Trong câu hỏi trên, nếu bạn tin thì trả lời là tin, nếu không tin thì trả lời không tin, không thể
nào có đáp án đứng ở giữa, nửa tin nửa ngờ, lúc tin lúc không. Bạn không cần chia sẻ đáp án
với bất cứ ai khác, chỉ tìm đáp án và giữ cho riêng mình.

★ Bài tập về nhà tuần này:


- Thực hành bày biện bàn thờ
- Thực hành cúng dường
- Mỗi buổi sáng ngắm nhìn và nói lời chào Đức Phật trước khi ra khỏi nhà
- Tự tìm đáp án cho câu hỏi khi khẩn cầu hoặc mời Đức Phật đến nơi ở của mình thì bạn
có tin là Phật sẽ biết rõ không?

13
(Về đầu trang)

TUẦN 7- 10.04.2021

SÁU NGHI LỄ CHUẨN BỊ (TIẾP THEO)


1. Lau nhà sạch sẽ và bày biện những biểu tượng thân, khẩu, ý giác ngộ.
2. Kiếm đồ cúng dường hợp Pháp và bày biện đẹp mắt

3. Ngồi theo thế (gồm tám sắc thái) của Tỳ-lô giá-na
- Ngồi theo thế (gồm tám sắc thái) của Tỳ-lô giá-na trên một tọa cụ, sau đó bạn đọc lời
quy y, phát tâm bồ-đề, v.v… trong một tâm trạng đặc biệt thành khẩn
- Phần toạ cụ : đặt phần sau toạ cụ cao hơn phần trước, vẽ chữ Vạn hoặc vẽ chuỳ kim
cương bắt chéo tượng trưng cho kim cang đại định, hoặc có thể trải cỏ duvra (tượng trưng
trường thọ) hoặc kusha ( tượng trưng cát tường, tiêu trừ cấu uế) hoặc ngồi trên đệm để có
được chỗ ngồi thoải mái.
- Vẽ chữ Vạn hoặc vẽ chuỳ kim cương nhằm để gợi nhớ sự giác ngộ Đức Phật. Và mong
định lực trong thời thiền được vững chắc
- 8 sắc thái: Đùi, tay, lưng là ba; Răng môi lưỡi là bốn; Đầu, mắt, vai, hơi thở. Chân ngồi
tư thế kiết già ( tư thế hoa sen) hoặc bán già ( bán hoa sen); Tay ấn thiền định, tay phải đặt lên
trên tay trái, 2 ngón cái chạm vào nhau. Cả hai tay đặt trên chân, để ngang rốn; Lưng thẳng;
Răng và môi để tự nhiên; Đầu lưỡi chạm trên vòm họng; Đầu hơi cúi về phía trước; Mắt nhìn về
hướng đầu mũi; Hai vai ngang nhau; Hít vào thở ra, tập trung đếm hơi thở
- Tư thế ngồi này có thể thanh tịnh thân, tâm
- Sự chuẩn bị của Tâm: Thở ra nghĩ tất cả điều xấu, phiền não sẽ thở hết ra ngoài dưới
dạng làn khói màu đen; Khi hít vào nghĩ rằng tất cả sự gia trì từ chư Phật, chư Bồ Tát và thầy
của mình sẽ đi vào cơ thể mình dưới dạng ánh sáng màu trắng.
- Nếu có thể khởi động thời thiền bằng động cơ thiện lành thì không phải đếm hơi thở.
Mong muốn kết quả của thời thiền là xoá tan đi được tham, sân, si là những độc tố trong tâm.
- Chuyện kể vào những đời trước của Đức Phật khi Ngài còn đang tu tập, trong đó có 1
đời Ngài là thuyền trưởng tên là Đại Hữu, với động cơ thiện lành giết 1 tên sát nhân để cứu
sống 500 người còn lại trên thuyền và đồng thời cũng cứu tên cướp thoát được tà hạnh sát
nhân 500 người, tà hạnh này sẽ bị đọa địa ngục.
- Cũng có một câu chuyện khác kể về việc khởi động cơ thiện lành và tà hạnh trong
quyển GTTLT, kể về 2 người ăn xin thuộc dòng Sát đế lợi và Bà la môn. Vì động cơ thiện lành
đã dẫn đến hành động tốt, mang đến cuộc sống tốt đẹp cho Người Khất sĩ Sát đế lợi; ngược lại
với động cơ tà hạnh người Bà la môn đã nhận hành động xấu và nhận lấy hậu quả thảm hại.
- Tầm quan trọng của động cơ cũng được đề cập đến khi Ngài Tsongkapa nói: “Hắc hay
bạch nghiệp. Là do động lực xấu hay tốt”. Điều này được chứng minh qua một câu chuyện
khác về 4 người tụng chú Tara.
- Do vậy cần phải chuẩn bị cho tâm, khởi động cơ thiện lành trước thời thiền nhằm xóa
bỏ độc tố tham, sân, si.
- Phần quy y thầy sẽ giảng ở các buổi sau

14
(Về đầu trang)

Hỏi đáp :
➢ Q1. Tư thế kiết già và bán già ngồi thiền sẽ bị đau chân, phải làm thế nào?
A.1: Tư thế này giúp lưng thẳng hơi thở tự nhiên, nhưng ngồi lâu sẽ bị đau chân. Có thể
thư giãn một chút rồi ngồi trở lại.
➢ Q2: Chữ Vạn và chùy Kim cương bắt chéo để đâu khi thiền? Vẽ hay quán tưởng?
A.2: Vẽ hình rồi để đệm ngồi lên, mục đích để định lực trong thiền được vững chắc.
➢ Q3: Nhắm mắt khi thiền có được không?
A.3: Nhắm kín mắt khi thiền dễ bị buồn ngủ, mở to thì dễ bị tán loạn. Nên mở vừa phải
nhìn về phía đầu mũi, để không bị buồn ngủ và cũng không tán loạn.
➢ Q4: Khi thiền thì nên nghĩ đến điều gì?
A.4: Cần xem động cơ mình là gì, muốn thiền về vấn đề gì? Thiền để cầu nguyện cho
ai? Và nghĩ về những điều thiện lành như vậy khi thiền.
➢ Q5: Nếu khởi động cơ tốt lành và cầu nguyện với Đức Tara như câu chuyển kể ở trên,
để tái sinh vào cõi tốt ở đời sau, thì trong đời này có nhận được kết quả tốt không?
A.5: Nếu khởi động cơ tốt lành và cầu nguyện thì đời sau chắc chắn là có ích lợi, có kết
quả tốt, nhưng nếu hỏi trong kiếp này, thì đây là vấn đề nhân quả, chỉ có Đức Phật mới biết
được chắc chắn. Chỉ có Đức Phật mới có thể trả lời chính xác và chắc chắn về quả của một
hành động.

TUẦN 9- 24.04.2021
- Sau khi đã ngồi đúng tư thế 7 điểm Tỳ-lô-giá-na, bắt đầu tập trung vào hơi thở. Hướng
sự tập trung vào hơi thở vào và ra trong vài phút.
- Khi mất tập trung thì có thể đếm hơi thể để dần tập trung trở lại. Thở vào đếm 1, thở ra
đếm 2, v.v… Đếm đến 7, 15 hoặc 21 để tập trung trở lại.
- Khi tâm bị nhiễu loạn thì hãy đếm hơi thở để tâm yên lặng trở lại.
- Đọc lời quy y và phát tâm bồ đề. Chi tiết có thể đọc trong sách Giải thoát trong lòng tay.
Phần này có các ý chính sau:
- Quy y (tiếng Hán) có nghĩa là nương tựa vào. Quy y Phật có nghĩa là nương tựa vào
Phật.
- Khi quy y trước hết nghĩ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đang hiện diện trước mặt mình như
một con người, rất sống động và gần gũi. Cách nghĩ này giúp ta thiết lập liên kết giữa ta
và Phật.
● Câu hỏi quan trọng: Thật ra thì Đức Phật đang ở đâu?
- Nhiều người cho rằng Phật đang ở cõi tịnh độ của Ngài, ở rất xa chúng ta. Nếu Phật
đang ở cõi tịnh độ xa xôi đó thì làm sao Phật có thể giúp chúng ta? Nếu ta không hiểu
phương cách Đức Phật giúp chúng sinh thì làm sao Phật có thể giúp ta?
- Vì thế, ta cần nghĩ Đức Phật không ở đâu xa mà Ngài ngự ngay trên đỉnh đầu của mình.
Khi nghĩ đến Phật, không nghĩ đến hình ảnh phẳng lì như trong tranh vẽ, mà hãy nghĩ
đến Phật thật sống động như một con người thật thụ, và rất gần gũi với ta.

15
(Về đầu trang)

- Khi đã thiết lập hình ảnh Phật như thế thì tiến hành đọc 3 lời quy y: Con xin quy y Phật,
Con xin quy Pháp, Con xin quy y Tăng. Cũng có thể đọc: Con xin nương tựa Phật, Con
xin nương tựa Pháp, Con xin nương tựa Tăng.
- Khi đọc lời quy y, ta quán tưởng từ thân Phật trên đỉnh đầu mình tuôn chảy xuống dòng
cam lồ (hào quang màu trắng) thấm nhập vào thân thể ta, tẩy trừ tất cả những gì dơ bẩn
trong thân và tâm ta. Đồng thời, ta cũng nghĩ rằng dòng cam lồ đó cũng tuôn chảy thấm
nhập vào tất cả mọi người khác.
- Đặc biệt, hãy nghĩ đến một người ta không thích (không ưa), và nghĩ rằng dòng cam lồ
từ thân Phật cũng tuôn chảy đến người đó, làm lợi cho người đó.
- Ở đây, nghĩ như thế tức là ta nghĩ mình đang nhận được năng lực gia trì từ Đức Phật.
Để có sự an lành trong tâm thì ta cần đến gia trì từ Đức Phật. Vậy gia trì có nghĩa là gì?
Gia trì là năng lượng rất tích cực từ Đức Phật. Lực gia trì cũng còn được gọi là ân
phước.
- Ta có thể tiến hành thí nghiệm khoa học để kiểm chứng sự hiện diện của lực gia trì từ
Phật. Tìm 2 chậu cây giống hệt nhau (cùng kích cỡ chậu, cùng loại đất, cùng loại cây,
nuôi trong cùng điều kiện ánh sáng, lượng nước tưới, phân bón…). Đối với chậu 1, khi
thực hành thiền ta chạm tay vào cây trong chậu 1 và nghĩ rằng có gia trì từ Phật tuôn
chảy vào cây trong chậu. Chậu 2 ta chỉ chăm sóc bình thường, không làm gì khác. Hãy
quan sát sự phát triển của cây trong hai chậu (chậu 1 có kiểm nghiệm sự gia trì từ Phật,
chậu 2 chăm sóc bình thường). Hãy tiến hành trong 3-4 tuần. Nếu thấy khác biệt chứng
tỏ lực gia trì của Phật có thể tác động đến cây, như thế thì chắc chắn gia trì của Đức
Phật cũng tác động đến ta.
- Khi đọc lời quy y: Con xin nương tựa Phật, Con xin nương tựa Pháp, Con xin nương
tựa Tăng; ta cần hiểu thế nào là Phật, Pháp, Tăng.
- Phật là người đã thành công tận diệt hết mọi phiền não trong tâm. Pháp là lời dạy của
Phật. Tăng là những người thực hành chính xác lời Phật dạy.
- Nếu bạn thực hành Pháp chính xác thì bạn là một phần của Tăng.
- Tất cả mọi người đều có khả năng tận diệt phiền não trong tâm, vì thế nói rằng tất cả
mọi người đều có khả năng thành Phật, hay đều có Phật tính.
- Điều quan trọng khi quy y là khởi lòng tin vào Phật. Bạn tin Phật bao nhiêu?
- Có một câu nói: Khi mà bạn tin một ai đó mù quáng, thì sẽ có hai chuyện xảy ra. Hoặc là
mình sẽ có người đó cả cuộc đời hoặc là bạn sẽ có một bài học lớn nhớ đời (cả đời
không quên). Nếu bạn tin Phật một cách mù quáng thì bạn cũng có hai khả năng: hoặc
bạn sẽ có Phật cả cuộc đời, hoặc bạn sẽ có một bài học lớn.
- Niềm tin là yếu tố quan trọng trong bất cứ mối quan hệ nào. Hoặc là bạn hoàn toàn tin
tưởng, hoặc là bạn không tin. Không thể có tình trạng nửa tin nửa ngờ, hay niềm tin nửa
vời.
- Vì thế, hãy tin tưởng Phật 100%.
- Khi mọi điều diễn ra suôn sẻ thì duy trì niềm tin là điều dễ dàng. Khi khó khăn đến thì
việc duy trì niềm tin không còn dễ nữa.
- Trong hoàn cảnh khó khăn, chắc chắn sẽ có những người quay lưng lại với bạn. Bạn
không cần phải phiền muộn, vì ngày xưa chính Đức Phật cũng có lần rơi vào hoàn cảnh
tương tự. Khi đó có một con voi dữ tấn công tăng đoàn của Phật. Những đại đệ tử xuất
chúng nhất của Đức Phật như là ngài Xá Lợi Phất và ngài Mục Kiền Liên đều sợ voi dữ,

16
(Về đầu trang)

bỏ Phật mà chạy. Chỉ có duy nhất thị giả của Phật là ngài Ananda vẫn có thể ở lại bên
cạnh Phật.
- Có 1000 người bạn cũng không thể sánh bằng việc có 1 người sẵn sàng bên cạnh ta khi
1000 người khác quay lưng lại với ta.
- Hãy nghĩ về Phật không chỉ là bậc bảo hộ ta, mà còn là một người rất gần gũi với ta.
- Nương tựa vào Phật, Pháp, Tăng là con đường đúng đắn, ta nên tin tưởng hành theo.
- Trong Giải thoát trong lòng tay có nói về Tứ quy y: Quy y Đạo sư, Quy y Phật, Quy y
Pháp, Quy y Tăng. Thầy sẽ giải thích vì sao có tứ quy y trong các bài giảng sau.
- Trong sách Giải thoát trong lòng tay có nói đến rất nhiều vị Phật. Tuy nhiên ở giai đoạn
này khi thực hành ta chỉ cần nghĩ đến Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, hoặc nghĩ đến một vị
Phật ta thấy gần gũi nhất.
- Một cách lí giải cho sự hiện diện của nhiều vị Phật là do tất cả chúng sinh đều có thể tu
hành thành Phật, do đó sẽ có nhiều vị Phật khác nhau.

★ Bài tập về nhà:


- Thực hành tập trung đếm hơi thở
- Thực hành thiền và quy y, nghĩ về hào quang, cam lồ từ Phật tuôn chảy thấm nhập vào
tất cả mọi người, tẩy trừ mọi dơ bẩn trong thân và tâm của tất cả mọi người, kể cả
những người mình không ưa.
- Đọc sách Giải thoát trong lòng tay phần quy y, phát bồ đề tâm (thuộc 6 bước chuẩn bị)
- Có thể tiến hành thí nghiệm với 2 chậu cây trong vài tuần.

TUẦN 10- 01.05.2021


- Đọc thêm Giải thoát trong lòng tay để biết chi tiết về quy y và phát bồ đề tâm. Đọc sách
rất quan trọng để hiểu rõ thêm các chi tiết thực hành.
- Lớp có thể xem đoạn video hướng dẫn quán tưởng Ruộng Phước
- Ruộng Phước (Phước Điền, Cây Quy Y), là nơi cư ngụ của chư Phật, Bồ tát, Đạo sư
trong quá trình thực hành thiền quán.
- Trung tâm Ruộng Phước là một hình ảnh đại diện cho vị thầy của mình.
- Nói về tìm kiếm vị thầy tâm linh, cần nói đến liên hệ thầy-trò. Mối liên hệ thầy trò vừa
đơn giản, cũng vừa phức tạp. Mối liên hệ này đơn giản hay phức tạp tùy thuộc vào cả
thầy và trò. Khi Thầy đến Việt Nam, thầy muốn duy trì mối liên hệ này theo cách đơn
giản.
- Để thiết lập liên hệ thầy-trò, trước hết người học trò phải quan sát và phân tích vị thầy.
Điều này rất quan trọng. Người thầy cũng cần quan sát người học trò.
- Đặc biệt, người học trò không nên xem Thầy là một nguời mà mình có thể đòi hỏi hay
yêu cầu bất cứ điều gì mình mong muốn. Đây là cách nghĩ sai lầm Thầy thấy ở một số
học trò ở Việt Nam. Ví dụ, nếu bạn muốn uống CocaCola thì đừng kì vọng vị Thầy sẽ
nói đúng ý mình. Nếu bạn không thích uống Pepsi thì cũng đừng kỳ vọng Thầy sẽ
khuyên những người khác không uống Pepsi. Nghĩ như vậy là sai lầm nghiêm trọng.

17
(Về đầu trang)

- Người học trò phải hiểu rõ về Thầy của mình, và người Thầy phải có lòng bi mẫn với
học trò. Được như vậy thì mối liên hệ Thầy-trò sẽ duy trì tốt đẹp.
- Khi bắt đầu thực hành Phật pháp thì trước hết cần thực hành cách duy trì liên hệ
thầy-trò.
- Người học trò phải quán sát vị thầy. Nếu thấy vị thầy có những hành vi đi ngược với
giáo pháp thì người trò cần giữ khoảng cách vị thầy đó. Nếu không giữ khoảng cách sẽ
có tác động tiêu cực.
- Vị đạo sư ngự ở trung tâm Ruộng Phước đại diện cho vị thầy của mình.
- Người Tây Tạng hay nói rằng khi vị thầy ở xa thì ta nhận được nhiều gia trì hơn từ thầy.
Đó là vì thầy ở xa nên thầy không yêu cầu ta làm quá nhiều điều, bạn sẽ cảm thấy thoải
mái hơn. Ví dụ, mỗi khi Rinpoche đến Việt Nam thì các học trò của thầy phải làm nhiều
việc hơn. Nếu Thầy ở Việt Nam lâu hơn thì các học trò phải làm việc nhiều hơn.
- Nhân đây Thầy gửi lời cảm ơn các học trò đã chăm sóc khi Thầy đến Việt Nam. Có
những lúc thức ăn đã được chuẩn bị, nhưng Thầy lại muốn ăn muộn hơn thì các học trò
phải chuẩn bị lại, làm nóng lại thức ăn.
- Tất cả chư Phật và chư Bồ tát đều ngự trên Ruộng Phước. Nếu bạn thờ một bức ảnh
Ruộng Phước thì không cần thiết phải có nhiều ảnh riêng rẽ của nhiều vị Phật, Bồ tát
khác nhau.
- Trong bước thực hành này (bước 4 trong 6 bước chuẩn bị), trước hết cần quán tưởng
Ruộng Phước trước mặt mình. Vị đạo sư ngự ngay trung tâm Ruộng Phước là đại diện
cho vị thầy của mình.
- Nếu bạn tiến hành cúng dường lên Ruộng Phước, điều đó có nghĩa là bạn đang dâng
cúng lên tất cả chư Phật và chư Bồ tát. Bạn sẽ không bỏ sót bất cứ một vị Phật hay Bồ
tát nào trong lúc cúng dường.
- Nếu hỏi “Bạn làm thế nào để cúng dường lên hàng ngàn vị Phật và hàng ngàn vị Bồ
tát?” Rất đơn giản, bạn hãy cúng dường lên Ruộng Phước. Cúng dường lên Ruộng
Phước tức là cúng dường lên hàng ngàn chư Phật và chư Bồ tát. Nếu bạn đã cúng
dường Ruộng Phước mà có vị nào chưa nhận được cúng dường thì vị đó không phải là
Bồ tát.
- Cúng dường Ruộng Phước tức là đồng thời cúng dường hàng ngàn vị Phật, Bồ tát, Hộ
pháp.
- Nếu cầu nguyện với Ruộng Phước thì cùng lúc nhận được sự bảo hộ của tất cả chư
Phật, Bồ tát.
- Đặt tình huống bạn chỉ còn 1 phút để sống thì bạn sẽ cầu nguyện vị Phật nào, bạn muốn
đến cõi tịnh độ nào? Trong tâm bạn có thể còn hoang mang về điểm này, cũng như việc
đến nhà hàng có nhiều món ăn thì lại không biết nên ăn gì, nhất là khi bạn có đủ tiền để
mua nhiều món ăn.
- Khi bối rối về các cõi tịnh độ, bạn có thể sẽ tự hỏi cõi tịnh độ nào tốt hơn. Tuy nhiên bạn
không cần lo lắng về việc mình sẽ về cõi tịnh độ nào, mà bạn hãy thiết lập một cõi tịnh
độ ngay nơi bạn hiện sống.
- Khi cầu nguyện hãy cầu nguyện với Ruộng Phước vì tất cả chư Phật và chư Bồ tát đều
ngự trên Ruộng Phước. Nếu có một bức ảnh Ruộng Phước trong nhà mình thì rất tốt.
Trung tâm của Ruộng Phước vẽ hình Tổ Tông Khách Ba, hình ảnh này cũng đại diện
cho đạo sư của mình.

18
(Về đầu trang)

- Trong Ruộng Phước (bên dưới Tổ Tông Khách Ba), hàng thấp nhất là chư Hộ pháp. Khi
bố trí bàn thờ, không được để ảnh tượng hộ pháp ngang hàng với chư Phật. Chư hộ
pháp cần được bố trí thấp hơn chư Phật. Bạn không cần biết rõ tên của các vị hộ pháp
trên Ruộng Phước. Bạn chỉ cần cầu nguyện Ruộng Phước, tất cả chư Phật, Bồ tát, Hộ
pháp sẽ nhận được lời cầu nguyện của bạn. Tuy vậy, chư vị có giúp bạn hay không đó
là chuyện của những vị đó, không phải vấn đề của bạn.
- Thầy sẽ hướng dẫn chi tiết hơn về từng thành phần trong Ruộng Phước trong một bài
giảng khác. Hiện tại lớp hãy xem đoạn phim mô tả Ruộng Phước.
- Quán tưởng Ruộng Phước là một trong những bước quan trọng nhất. Để thực hành
Pháp có hiệu quả bạn cần rất nhiều sự gia trì (cần tu phước). Gia trì đến từ việc cầu
nguyện Ruộng Phước. Khi thực hành cầu nguyện Ruộng Phước bạn nhận được gia trì
từ hàng ngàn vị Phật, Bồ tát, Hộ pháp.
- Khi quán tưởng Ruộng Phước, bạn hãy tập trung vào phần trung tâm Ruộng Phước, nơi
có hình ảnh của Tổ Tông Khách Ba, cũng là đại diện cho đạo sư của bạn.
- Ruộng Phước có tên gọi như thế vì nếu bạn cầu nguyện lên Ruộng Phước thì sẽ nhận
được nhiều ân phước. Bạn cầu nguyện Ruộng Phước cũng là đang cầu nguyện hàng
ngàn vị Phật, Bồ tát, Đạo sư, và bạn nhận được sự gia trì từ tất cả những chư vị đó.
- Trung tâm của Ruộng Phước có hình ảnh của Tổ Tông Khách Ba. Tổ Tông Khách Ba là
vị thầy lỗi lạc đến từ Tây Tạng. Hình ảnh của tổ Tông Khách Ba đại diện cho vị thầy của
bạn.
- Sau lưng của Tổ Tông Khách Ba bạn thấy có 5 hàng dọc, đó là 5 dòng truyền thừa nối
tiếp xuống vị thầy.

★ Bài tập về nhà:


- Đọc Ngày 5 thuộc sách Giải thoát trong lòng tay
- Xem đoạn phim Ruộng Phước (có trong thư mục 'Tài liệu' của khóa học)

Học viên vui lòng nghe lại ghi âm để nghe đầy đủ chi tiết và phần hỏi đáp cuối bài giảng Tuần
10, gồm các câu hỏi:
1. Làm sao để thờ (quán tưởng) Ruộng Phước?
2. Trên bàn thờ, con thờ ảnh Ruộng Phước và tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, như vậy
có được không?
3. Trong nhà không có bàn thờ Phật thì con thờ Ruộng Phước như thế nào?
4. Làm thế nào để vãng sinh tịnh độ?
5. Nếu chỉ còn một phút nữa để sống thì Thầy sẽ cầu nguyện ai?

12/5/2021 ***

Lời dặn dò từ Thầy Khangser Rinpoche nhân dịp tháng Phật Đản:

"Hôm nay 12/5 là ngày mở đầu của tháng Phật Đản, và ngày 26/5 sắp tới là ngày Đức Phật
Thích Ca Mâu Ni Đản Sinh. Trong khoảng thời gian từ 12/5 – 26/5, công đức thực hành thiện
hạnh sẽ tăng trưởng một ngàn lần. Vì thế, sẽ rất tốt nếu tất cả các bạn có thể hàng ngày trì tụng
kinh điển của Đức Phật, ví dụ như kinh Kim Cang Bát Nhã hoặc một bài kinh khác. Đồng thời,

19
(Về đầu trang)

các bạn hãy cố gắng không ăn thịt và không dùng thức uống có cồn (không uống rượu) trong
suốt thời gian này. Nếu điều kiện không cho phép, bạn hãy nỗ lực không ăn thịt và không uống
thức uống có cồn trong các ngày 20, 21, và 26 tháng 5. Tôi cũng sẽ cầu nguyện cho tất cả các
bạn!" ~ Khangser Rinpoche

TUẦN 11- 08.05.2021


- Ruộng Phước là thửa ruộng phước đức. Phước đức cũng là công đức có được do thực
hành, gồm 2 loại: công đức về phước, và công đức về trí tuệ (phước & trí).
- Để tích góp được phước và trí thì phải nương tựa bậc thầy (đạo sư của mình). Vì thế,
hãy xem đạo sư của mình giống như Phật, xem lời thầy dạy là lời của Phật. Xem vị thầy
và Phật bất phân (không tách rời nhau) có nghĩa là bản chất của vị thầy và Phật là như
nhau.
- Nếu muốn thực hành Tâm Buông Xả hay Tâm Bồ Đề thì cũng cần nương vào lời dạy
của đạo sư.
- Thực hành Ruộng Phước là để tích góp phước và trí, chỉ như thế mới có thể thanh lọc
nghiệp ác đã tạo. Việc thiện nhỏ không đủ sức thanh lọc ác nghiệp lớn. Cầu nguyện và
thực hành Ruộng Phước giúp làm tăng trưởng các thiện hạnh nhỏ, từ đó mới có thể
thanh lọc tất cả ác nghiệp.
- Ruộng Phước khác với ruộng thế gian: Hạt mầm trong ruộng thế gian cần nhiều điều
kiện hội tụ cùng lúc (dưỡng chất, thời tiết, thời gian) để nảy mầm. Với Ruộng Phước,
bất cứ lúc nào ta cầu nguyện, gieo thiện hạnh vào Ruộng Phước thì cũng thu được kết
quả to lớn.
- Tóm tắt các bước thực hành Ruộng Phước: gia trì mặt đất, quán tưởng trước mặt có hồ
sữa, từ đó mọc lên cây ước. Trên cây ước có pháp tòa, vị thầy trung tâm Ruộng Phước
ngự trên pháp tòa. Học viên nghe lại bài giảng để nắm rõ tất cả chi tiết quán tưởng
Ruộng Phước.
- Cây ước: Cây làm thỏa mãn mọi ước nguyện, làm từ bảy báu: Vàng, Bạc, Lưu Ly, Thủy
Tinh, Hổ Phách, Ngọc Bích, Kim Cương. Tiếng xào xạc của lá cây là Pháp âm về Bốn
Pháp Ấn: Vô thường, Khổ, Vô ngã, Niết bàn.
- Ở giữa cây ước có tám mãnh sư nâng một bảo tòa. Tám mãnh sư (tám con sư tử hùng
mạnh) là hóa thân của chư bồ tát (Bát Đại Bồ Tát). Ý nghĩa tám sư tử nâng pháp tòa: sư
tử là mãnh chúa của loài thú, tiếng gầm sư tử khiến các loài khác phải run sợ, tượng
trưng cho uy lực của giáo pháp có thể dẹp trừ mọi phiền não. Hình ảnh sư tử cũng có ý
nghĩa khi ngự trên pháp tòa thuyết Pháp, Phật như là chúa tể của trời, người, và các
ngoại đạo thế gian. Tám sư tử cũng tượng trưng cho tám con đường đúng đắn (Bát
Chánh Đạo).
- Trên pháp tòa có một đài sen lớn gồm 11 tầng. Tầng trên cùng đài sen có một vòng mặt
trời màu đỏ (nhật luân) và vòng mặt trăng màu trắng (nguyệt luân). Đài sen tượng trưng
cho Tâm Buông Xả (vì sen mọc trong bùn nhưng không bị bùn làm vấy bẩn). Nhật luân

20
(Về đầu trang)

(vòng mặt trời) tượng trưng cho Chánh Kiến ([tức trí tuệ chính xác về bản chất mọi sự
vật hiện tượng]). Nguyệt luân (vòng mặt trăng) tượng trưng cho Tâm Bồ Đề ([tức ước
nguyện tu thành Phật quả để làm lợi lạc cho tất cả chúng sinh]).
- Tất cả chư Phật, Bồ tát, Bổn tôn đều ngồi trên pháp tòa có đài sen, nhật luân và nguyệt
luân.
- Ở trung tâm Ruộng Phước là vị thầy của mình trong hình tướng của tổ Tông Khách Ba.
Nơi tim của tổ Tông Khách Ba có Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Nơi tim của Đức Phật
Thích Ca Mâu Ni có Đức Phật Kim Cang Trì (xem video hướng dẫn quán tưởng Ruộng
Phước). Bốn vị: Vị thầy của ta, Tổ Tông Khách Ba, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Đức
Phật Kim Cang Trì có bản chất như nhau, hệt như khi đã trộn sữa vào nước rồi khuấy
đều thì ta không còn phân biệt được sữa với nước nữa. Đồng thời, bốn vị này là hiện
thân của tất cả chư Phật của cõi giới hội tụ. Bốn vị này hội đủ tất cả mọi phẩm hạnh của
chư Phật.
- Ruộng Phước bao gồm tất cả chư đạo sư và các pháp thực hành, gồm Thanh Văn,
Duyên Giác, Độc Giác, Bồ tát. Trong Ruộng Phước cũng bao gồm các thực hành Kim
Cang thừa như Hành Bộ, Tác Bộ, Du-già Bộ, Vô Thượng Du-già Bộ.
- “Quán tưởng Ruộng Phước” có nghĩa là trình tự mà Ruộng Phước phát triển trong suy
nghĩ. Học viên xem Giải thoát trong lòng tay để biết chi tiết.
- Sau khi quán tưởng Ruộng Phước (tức Ruộng Phước đã được thiết lập đầy đủ trong
quán tưởng) thì tiến hành tắm gội chư vị trên Ruộng Phước. Chư vị không nhiễm ô
nhưng ta vẫn cúng dường tắm gội để thanh lọc tâm thức chính mình. Chi tiết xem thêm
Giải thoát trong lòng tay về nghi thức tắm gội gồm các bước: quán tưởng bồn tắm, chư
thiên tắm chư vị, lau thân, xức nước hoa, mặc y phục. Chư vị nhận cúng dường tăm gội
của chúng ta và chư vị vô cùng hoan hỉ (Tâm của Ruộng Phước phát sinh đại lạc).
--
- Cảm ơn HV104 đã hỗ trợ tóm tắt bài giảng
- HV xin hãy nghe lại bài giảng và đọc sách thêm đễ nắm rõ tất cả chi tiết quán tưởng Ruộng
Phước.
- HV có thể vào đường link này để tìm hiểu thêm về Ruộng Phước
http://giaithoattronglongtay.com/ruong-phuoc

TUẦN 13- 22.05.2021

SÁU BƯỚC CHUẨN BỊ (TT)

BƯỚC THỨ 4 – CẦU RUỘNG PHƯỚC


Những phần thiền quan trọng thường bắt đầu từ Thiền Quán Ruộng Phước.
Học viên có thể xem trong Video BTC gửi

21
(Về đầu trang)

Khi thiền Ruộng Phước cần tập trung nhiều vào phần trung tâm Ruộng Phước nơi có Đức
Tsongkhapa ngồi – đó cũng chính là vị thầy của mình trong hình tướng Tổ Tsongkhapa.

Có 11 hàng tính từ hàng dưới cùng đến chỗ Ngài Tsongkhapa ngồi.
- Dòng cuối cùng hay dòng thứ 1 từ dưới lên: là các vị hộ pháp- các vị này có tâm giác
ngộ rất cao.
- Dòng thứ 2 từ dưới lên ( sau các vị hộ pháp): là hàng của các vị Dakini – vị có thân nữ
có tâm giác ngộ cao, khả năng chứng ngộ cao. Còn có tên gọi Không Hành Nữ.
- Dòng thứ 3 từ dưới lên – có 18 vị Thanh văn A la hán. Trong đó đa số là tu sĩ, có 1 vị
không phải tu sĩ. Trong đó có 16 vị thượng tọa là đệ tử của Đức Phật .
- Dòng thứ 4 từ dưới lên: các vị Độc Giác Phật ( hoặc Bích Chi Phật hoặc Duyên giác).
- Dòng thứ 5 từ dưới lên: hàng của các vị Bồ Tát (nếu từ trên xuống là hàng thứ 7)
- Dòng thứ 6 từ dưới lên : hàng tất cả Đức Phật trong hệ Hiển giáo – đã sinh ra và thành
Phật trong thế giới này.
- Dòng thứ 7 từ dưới lên: từ hàng này trở lên là Kim cang thừa – Hàng này là các vị bổn
tôn thuộc về Tác Bộ.Mật điển Kim cang thừa gồm 4 loại. Loại đầu tiên là Tác Bộ.
- Dòng thứ 8 từ dưới lên: Hành Bộ
- Dòng thứ 9 từ dưới lên: Du Già Bộ
- Dòng thứ 10 & 11 từ dưới lên: Vô thượng Du Già Bộ
Ở đám mây bên phải, ở giữa là Đức Văn Thù. Xung quanh có ngài Long Thọ và các vị của
dòng truyền thừa Thực Hành Tánh Không. Các phương pháp thực hành Tánh Không này do
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni truyền cho Đức Văn Thù. Đức Văn Thù truyền cho Ngài Long Thọ.
Ở đám mây bên trái, ở giữa là Đức Di Lặc. Xung quanh các vị tổ sư của dòng truyền thừa Thực
Hành Tâm Bồ đề. Các phương pháp Thực Hành Tâm Bồ đề này do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
truyền cho Đức Di Lặc. Đức Di Lặc truyền cho Ngài Vô trước, Ngài Vô trước truyền cho Ngài
Thế Thân. Điểm chính của dòng truyền thừa này là việc Thực hành các phương pháp phát triển
Tâm Bồ đề.
Khi Quán tưởng Ruộng Phước, hãy quán tưởng có Ruộng Phước ở trước mặt, ở trung tâm của
Ruộng Phước có ánh sáng chiếu đến xuống thân thể của mình.
Thầy hướng dẫn thực hành thí nghiệm khi đặt 2 chậu hoa với cùng sự chăm sóc như lượng
nước, ánh sáng như nhau. Trong đó 1 cây mỗi ngày chạm tay vào rồi quán tưởng phía trước có
Ruộng Phước trên đó có Tổ Tsongkhapa, hào quang và cam lồ từ Ruộng Phước chảy xuống
vào chậu hoa chỗ mình chạm tay. Thí nghiệm trong 2 tuần, chụp ảnh mỗi ngày để theo dõi sự
khác biệt.
Khi cầu nguyện với Ruộng Phước là cầu nguyện tất cả các vị Phật, Bồ tát .. và các vị này có
cùng bản chất với vị thầy của mình.

BƯỚC THỨ 5: Dâng lời cầu nguyện 7 phần – điểm then chốt để tích lũy
công đức và thanh lọc bản thân.
1. Kính lễ: kính lễ qua thân, lời nói và tâm ý.
Khi ngồi thiền có thể kính lễ qua tâm ý, lễ Phật là kính lễ qua thân ( lạy dài toàn thân xuống đất
và lạy ngắn). Lễ qua thân có thể lạy 3 hay 7 lần đều được, nhằm thanh tịnh ác nghiệp. Khi lạy

22
(Về đầu trang)

có thể nghĩ tất cả mọi chúng sinh cũng cùng lễ lạy với mình. Ngày 26.05 này là kỷ niệm ngày
sinh và ngày thành đạo của Đức Phật, nếu có thể lễ lạy trong ngày này thì rất tốt.
2. Cúng dường : cúng dường bên ngoài, bên trong và bí mật.
Cúng dường bên ngoài : các lễ vật dâng cúng dường như hoa, đèn, nước
Cúng dường bên trong: tất cả các món cúng dường mà mình nghĩ ra như hoa, hương, đèn,
nước thơm .. quán tưởng sinh sôi. Dùng tâm ý nghĩ để cúng dường.
Trước khi dùng bữa, có thể đọc bài kinh cúng dường thực phẩm:
- Vô Thượng Đạo sư Phật Bảo
- Vô Thượng cứu hộ Pháp Bảo
- Vô Thượng dẫn đạo Tăng Bảo
Con dâng cúng dường Tam bảo , nơi quy y
Thầy hướng dẫn chuẩn bị Thọ Bát quan trai giới vào ngày mai, sau khi ăn trưa sẽ không ăn gì
vào buổi chiều và buổi tối. Ngoài các lợi ích khi thọ nhận Bát quan trai giới, việc đói bụng là cho
ta biết được nỗi khổ của người bị thiếu bữa ăn. Đó cũng là lý do của chương trình Bếp cơm cho
người nghèo mà Dipkar đã thực hiện trong nhiều năm nay.
Trong phần nhập thất sẽ trì tụng danh hiệu của Ngài Quan Âm – ngài có thệ nguyện sẽ gia trì
cho những ai gọi danh hiệu của Ngài.
Thầy nhắc ngày mai sẽ ăn chay, không ăn sau buổi trưa, không uống rượu, không ca hát,
không đeo nhiều trang sức, không nói dối, không sát sanh.

TUẦN 14- 29.05.2021

LỜI CẦU NGUYỆN 7 PHẦN (TT)

1. Kính lễ: đã giảng


2. Cúng dường: đã giảng

3. Sám hối tội lỗi:(tr 326)


- Đây là phần quan trọng nhất trong lời cầu nguyện 7 phần.
- Chúng ta sám hối chuyện xấu hay ác nghiệp tội lỗi đã gây ra.
- Thực hành sám hối đúng cách dựa trên 4 năng lực sám hối.

3.1. Bốn năng lực sám hối


3.1.1 Năng lực đầu tiên: Năng lực nền tảng
Chúng ta sám hối với ai, ân hận điều này trước ai? Trong GTTLT nói là phải sám hối trước Đức
Phật những tội lỗi đã tạo ra. Nếu sám hối mà mình chỉ nói ăn năn vậy thôi thì không đủ năng
lực. Sám hối đúng cách là cách làm sạch tội lỗi bằng việc thực hiện ăn năn và sám hối trước
đối tượng phù hợp tức là Ruộng Phước (là Tam Bảo).

23
(Về đầu trang)

3.1.2 Năng lực thứ hai: Năng lực ân hận (ăn năn, hối lỗi):
Trong quá khứ, đời này và đời trước, chúng ta có những lỗi lầm mà chúng ta có thể còn nhớ
hoặc đã quên do đó cần phải sám hối tất cả và nên tránh ngụy biện. Ngụy biện là lấy một
chuyện này để che lấp, né tránh một chuyện xấu khác. Ta không nên dùng một việc xấu này để
lấp đi việc xấu khác.
Giống như câu chuyện Chú tiểu cãi lời dặn của Thầy trốn đi xem lễ hội nhảy múa của làng
(trong khi Thầy nói với các học trò không được tham dự) và bị Thầy đánh. Chú tiểu gặp Thầy tại
lễ hội của làng (Thầy đến để kiểm tra các chú tiểu có vâng lời không) và đã đặt câu hỏi với
Thầy tại sao Thầy đi xem mà lại cấm chúng con. Chú tiểu đã ăn năn không đúng cách. Chú chỉ
ăn năn vì bị Thầy đánh chứ không ăn năn vì đã cãi lời Thầy.

3.1.3 Năng lực thứ ba: Năng lực áp dụng phương pháp để đối trị
Hãy làm các việc thiện như đọc bất cứ kinh Phật hay làm bất kỳ việc thiện nào

3.1.4 Năng lực thứ tư: Năng lực tự chế (quyết tâm không tái phạm)

*** Nếu bạn sám hối đúng thì lỗi lầm sẽ được rửa sạch. Có một vài dấu hiệu trong giấc mơ của
mình cho biết bạn đã thực hiện sám hối có hiệu quả như bạn mơ mình bay trên bầu trời hoặc
được tắm dưới nước... Tuy nhiên, giấc mơ như này chỉ xảy ra cho vài người. Đạo Phật không
chú trọng điều này.

4. Hoan hỉ (vui vẻ)


- Chúng ta phải thấy điều tốt đẹp mình đang có và điều tốt đẹp ở những người thân, bạn
bè quanh ta. Đây là điều quan trọng khi thực hành hoan hỉ.
- Thường thì tâm mình không vui vẻ, hạnh phúc là do mình chỉ nhìn vào những điều mình
không có hoặc lo sợ mất những điều đang có.
- Khi tâm mình đầy tiêu cực thì nhìn bên ngoài sẽ thấy toàn những điều xấu xa, tội lỗi và
khó khăn. Nếu tâm mình tích cực thì mình nhìn thế giới này tích cực, tốt đẹp, lạc quan
và đầy cơ hội cho mình. Đó là lý do để thực hành Hoan hỉ.
- Như câu chuyện có một vị Thầy không tố cáo tên ăn trộm đồ của mình và trả lời câu hỏi
của tên trộm vì sao không tố cáo rằng “Khi tên trộm trong lòng tôi đã chết đi rồi thì tôi
chẳng thấy tên trộm nào ở ngoài cả”.

★ Bài tập về nhà:


- Hãy thực hành Hoan hỉ: Tìm 5 điều tốt đẹp, may mắn mà mình đang có và niềm vui trong thời
điểm hiện tại.
- Hãy thực hành Sám hối theo 4 năng lực sám hối: Hãy xem trong tuần mình có làm điều gì sai
không? Mình đã nói dối bao nhiêu lần? Ngay cả nói dối làm người khác vui lòng. Hoặc mình có
đập chết các con muỗi hay côn trùng không? ... những việc này đều là những việc tạo ra ác
nghiệp.

24
(Về đầu trang)

TUẦN 17- 19.06.2021

LỜI CẦU NGUYỆN BẢY PHẦN (tt)

- Thành phần thứ 5


Trong lời cầu nguyện bảy phần là thỉnh Ruộng Phước chuyển pháp luân. Đây là lời thỉnh
cầu Ruộng Phước giảng pháp. Khi thỉnh cầu, lợi lạc có được là có được phước đức để
sau này chúng ta luôn được nghe giảng những lời Phật dạy. Đôi lúc có những tình
huống chúng ta không có đủ điều kiện để nhận được lời giảng pháp đúng đắn là do
chúng ta không đủ phước. Mục đích của việc thỉnh cầu Ruộng Phước giảng pháp là để
từ đây về sau, ta sẽ luôn có được phước báu và luôn có được cơ hội để được nghe
đúng pháp và thực hành đúng pháp.

- Thành phần thứ 6


Trong Lời cầu nguyện bảy phần là Thỉnh Ruộng phước đừng nhập Niết Bàn, nghĩa là
dâng lời thỉnh cầu lên tất cả các vị trên Ruộng Phước đừng nhập Niết Bàn.

- Thành phần thứ 7


(Tr.345) Trong Lời cầu nguyện bảy phần là Hồi hướng. Khi làm những thiện hạnh, ta sẽ
có phước đức và ta sẽ hồi hướng những phước đức đó cho 3 điều:
➢ Một là hồi hướng để cho giáo pháp đức Phật luôn tồn tại và lan rộng khắp mọi nơi.
➢ Hai là hồi hướng để cho ta luôn gặp được vị thầy đúng đắn hướng dẫn ta thực hành
đúng pháp.
➢ Ba là hồi hướng để cho tất cả mọi chúng sinh luôn có trí tuệ phát triển cho đến khi thành
Phật. Thành phật nghĩa là cầu nguyện cho mọi chúng sinh không còn đau khổ.
Trong 3 loại hồi hướng này, loại hồi hướng đầu tiên rất quan trọng vì nếu giáo pháp đức Phật bị
suy đồi thì chúng sinh sẽ không có được sự hiểu biết đúng để thực hành đúng pháp.
Chúng ta cần nghĩ rằng những lời dạy của đức Phật giống như thuốc chữa bệnh phiền não cho
tất cả mọi người nên chúng ta phải luôn cầu nguyện giáo pháp đức Phật luôn tồn tại và lan
truyền khắp mọi nơi vì lời dạy đó sẽ mang đến lợi ích cho tất cả mọi người.
Lời cầu nguyện thứ 3 cũng rất quan trọng vì cầu nguyện cho tất cả chúng sinh đều thành Phật
nghĩa là tất cả mọi chúng sinh hết đau khổ, vì trong cuộc sống, chúng ta thường hay nghĩ về
những khó khăn, rắc rối của bản thân nhiều hơn. Khi chúng ta không có để ý đến khó khăn của
người khác mà chỉ nghĩ về khó khăn của bản thân thì những khó khăn càng ngày càng lớn hơn
đối với mình. Ngược lại, khi nghĩ đến khó khăn của người khác thì so với khó khăn của người
khác, chúng ta sẽ thấy khó khăn của bản thân rất nhỏ bé. Điều quan trọng khi nghĩ đến khó
khăn của người khác là chúng ta phải nghĩ làm gì để giúp người khác vượt qua khó khăn của
họ.
- Sau phần hồi hướng là phần cầu nguyện: Có 3 điều quan trọng khi cầu nguyện: Không
phải cầu nguyện cho bản thân được sống lâu, sức khỏe mà xin chấm dứt mọi tà kiến
(những suy nghĩ không đúng đắn, lệch lạc trong tâm) như không kính thầy, xin phát sinh

25
(Về đầu trang)

mọi chánh kiến (những hiểu biết đúng đắn) và xin tịnh trừ tất cả mọi chướng ngoại trong
và ngoài.
- Những suy nghĩ không đúng đắn xuất phát từ bản ngã của mình. Do chấp ngã nên
chúng ta nghĩ rằng bản thân mình khác biệt so với người khác, dẫn đến những suy nghĩ
phân biệt, lệch lạc và sai lầm. Bản ngã cũng khiến chúng ta suy nghĩ rằng bản thân
mình hay hơn, đúng hơn người khác. Vì thế, ta cầu nguyện những suy nghĩ sai lầm
trong tâm của mình đều chấm dứt. Bước này là bước đầu tiên phải đi qua khi bắt đầu
con đường thực hành Phật pháp, bởi để có được quan điểm đúng thì đầu tiên chúng ta
cần chấm dứt những suy nghĩ, quan điểm sai lầm trước đã.
- Có 3 loại chướng ngại gồm: chướng ngại bên ngoài, chứng ngại bên trong và chướng
ngại bí mật. Chướng ngại bên ngoài là việc người khác cản trở mình để mình không
thực hành tốt Phật pháp. Chướng ngại bên trong là bệnh tật khiến chúng ta không thực
hành được Phật pháp. Chướng ngại bí mật là là sự lười biếng trì hoãn của chính chúng
ta. Đây là chướng ngại lớn nhất trong việc thực hành phật pháp. Vì thế, hãy cầu nguyện
với Ruộng Phước để chúng sinh loại bỏ tất cả mọi chướng ngại để có thể thực hành tốt
Phật pháp.
★ Bài tập về nhà trong tuần:
1. Chúng ta hãy tự suy xét lại bản thân là từ xưa đến nay chúng ta đang có những suy nghĩ sai
lầm, lệch lạc nào và hãy viết xuống giấy những suy nghĩ không đúng đó. Nếu bạn thấy mình
không có suy nghĩ sai lầm nào thì có 2 khả năng: Một là bạn đã có chứng ngộ rất cao đến mức
không hề có một suy nghĩ sai lầm nào trong tâm thức. Hai là nhiều khi bản thân chúng ta ngu
ngốc đến mức mình sai gì cũng không biết.
2. Tìm kiếm những suy nghĩ tích cực, những đức tính tích cực nào (như lòng từ bi, tâm tử tế…)
mà ta có để tìm cách phát huy những điểm tích cực đó nhằm làm lợi lạc cho nhiều người.
Việc cầu nguyện rất đơn giản, nhưng việc chúng ta tự ngồi xuống soi xét những sai lầm của
bản thân là rất khó.

TUẦN 18- 26.06.2021

CHỦ ĐỀ: SÁU BƯỚC CHUẨN BỊ


5. Dâng lời cầu nguyện bảy phần (Bảy pháp gia hành)
6. Cầu nguyện với Ruộng Phước.
Quán tưởng có Ruộng Phước trước mặt, cầu nguyện có 3 phần chính:
Tiêu trừ chướng ngại :có 3 loại chướng ngại chính
● Chướng ngại bên trong : bệnh tật của chính mình khó khăn thực hành Phật Pháp
● Chướng ngại bên ngoài : có ai ngăn cản ta thực hành Phật Pháp
● Chướng ngại bí mật: sự lười biếng của chính mình, không muốn thực hành Phật Pháp
Thầy có 1 kế hoạch thực hành để tìm hiểu mối quan hệ giữa hệ miễn dịch và việc thực hành
Phật Pháp, nhất là trong giai đoạn Covid 19 này. Có nhóm bác sĩ sẽ hỗ trợ và theo dõi các thay
đổi và phát triển trong hệ miễn dịch của người thực hành Phật Pháp. Đầu tiên người tham gia

26
(Về đầu trang)

chương trình cần xét nghiệm máu, sau đó thực hành, và xét nghiệm lại để thấy sự khác biệt
trong hệ miễn dịch. Đối tượng có thể là những người mà trước giờ chưa từng thực hành Phật
Pháp, để kết quả có được đa dạng.
Học viên có thể đọc Bài cầu nguyện – Khẩn cầu bổn sư – trang 356 Q1. Sách GTTLT khi cầu
nguyện với Ruộng Phước.
Hỡi Bổn sư tôn quý của con, xin hãy an vị
Trên tòa sen và nguyệt luân ở đỉnh đầu con
Xin thương xót con vì lòng bi mẫn
Cho con những thành tựu về thân lời ý

Sau khi cầu nguyện hãy quán Ruộng phước hòa tan vào cơ thể mình theo 1 trong 3 cách sau:
● Toàn bộ Ruộng Phước trước mặt mình sẽ biến thành ánh sáng vàng và hoàn toàn hòa
tan vào mình bằng cách đi vào ở điểm giữa hai chân mày.
● Toàn bộ Ruộng Phước hóa thành Tánh Không
● Tất cả các vị Phật, Bồ Tát xung quanh trong Ruộng Phước tan hết vào vị thầy của mình,
chỉ còn lại Thầy mình trong hình dáng của vị Tổ ở trung tâm Ruộng Phước.
Nếu cầu nguyện cho người bệnh thì ánh sáng màu vàng/ màu trắng này sẽ hòa tan vào cơ thể
người bệnh. Và nghĩ rằng người bệnh sẽ vượt qua, hết bệnh tật.
Cũng có thể quán từng tế bào trong cơ thể mình, hệ miễn dịch của mình nhận được các năng
lượng tốt và mọi gia trì từ Ruộng Phước.
Nhận được sự gia trì từ việc cầu nguyện không phải là điều mới lạ đối với người thực hành
Pháp, tuy nhiên việc thực hiện kế hoạch như thầy vừa đề cập nhằm có được bằng chứng khoa
học xác định hiệu quả của việc thực hành. Điều này cũng giúp cho những ai đang trong thời kỳ
khó khăn của dịch bệnh.

NGÀY THỨ 7 – PHỤNG SỰ ĐẠO SƯ (TẬN TỤY VỚI BẬC


THẦY)
Cách thực hành tận tụy với một vị thầy tâm linh giống như bản đồ hướng dẫn. Nếu ta không
theo đúng sự hướng dẫn và thứ lớp thì kết quả sẽ không được như mong đợi
Xem sách GTTLT để hiểu rõ thêm việc phụng sự bậc thầy, các phẩm chất & đức hạnh của vị
thầy và phẩm tính của đệ tử, mối quan hệ thầy trò.
Các phẩm tính của học trò:
- Có trí tuệ nhờ phân tích đúng đắn. Không vội vàng đưa ra kết luận dựa vào sở thích
của mình. Thông thường, ta tin vào điều gì đó, không từ việc phân tích. Ta thường chỉ
nghe và tin những điều mình thích.
- Có lòng mong muốn học Phật Pháp
- Có suy nghĩ trung lập, không bè phái.
Trong sách GTTLT có nói đến 10 phẩm tính của 1 vị thầy, trong đó 5 đức hạnh quan
trọng của một vị thầy cần có:
- Có đạo đức và tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc ấy.
- Người thầy có sự am hiểu tinh thông về Phật Pháp.
- Vị thầy thực hành đúng những gì dạy cho học trò

27
(Về đầu trang)

- Vị thầy phải có lòng từ bi với học trò.


- Vị thầy phải có trí tuệ hiểu biết đúng Tánh Không.
Xong phần Phụng sự đạo sư là hết phần 1 của chương trình, sẽ có bài thi. Thầy khuyên mọi
người đọc sách và tham gia làm bài thi.

TUẦN 19- 03.07.2021

NƯƠNG TỰA MỘT BẬC THẦY


Việc nương tựa một bậc thầy có 4 tiêu đề: (trang 377, quyển 1)
1. Lợi ích của việc nương tựa một bậc thầy
2. Những tai hại do không nương tựa một bậc thầy
3. Tận tụy với thầy trong ý nghĩ
4. Tận tụy với thầy trong hành vi
- Đối với việc thực hành Phật pháp, có 3 điều quan trọng: thứ nhất là chúng ta phải
nương tựa với người nói pháp, thứ 2 là bản thân mình nghe pháp. Sau khi đã nghe
pháp thì điểm quan trọng thứ 3 là thực hành pháp.
- Có 1 đoạn quan trọng ở trang 376-377 nói về tầm quan trọng của việc phải nương tựa
một bậc thầy tâm linh: “Bạn có thể thấy những người thợ trong các nghề như nghề mộc,
nghề điêu khắc… trước hết phải học tập với một bậc thầy rồi sau mới có thể tự lập. Bởi
thế bạn cũng phải nương tựa một bậc thầy tâm linh để biết đúng con đường làm thỏa
mãn hi vọng vĩnh cửu của mình, con đường đưa bạn lên ngang hàng chư Phật. Một số
người nghĩ có thể xem sách không cần thầy, nhưng kỳ thực là cần phải nương tựa một
bậc thầy có khả năng”.
- Điều quan trọng cốt yếu là ngay từ đầu chúng ta phải tìm một vị thầy có đầy đủ phẩm
tính có thể hướng dẫn chúng ta thực hành đúng Phật pháp và thực hành phải có kết
quả đúng như mình mong muốn. Nếu tìm một vị thầy không có đủ hiểu biết để hướng
dẫn chúng ta đi trọn con đường tu tập thành Phật thì chắc chắn chúng ta không thể nào
tu tập thành Phật được.
- Có rất nhiều loại thầy hướng dẫn cho chúng ta nhiều phương pháp khác nhau. Đầu tiên,
chúng ta phải nhìn vào mục đích của bản thân trước. Ví dụ, nếu mục đích của chúng ta
là Tiểu Thừa, thì tìm một vị thầy có thể hướng dẫn hoàn tất con đường thực hành như
của Tiểu Thừa. Nếu mục đích là Đại Thừa, thì trong Đại Thừa gồm có tu hành theo kinh
điển và có thực hành theo Kim Cang Thừa. Nếu muốn thực hành theo kinh điển của
Hiển giáo, thì tìm vị thầy hoàn toàn có đầy đủ khả năng hướng dẫn mình theo con
đường đó. Còn muốn thực hành theo Kim Cang Thừa thì tìm vị thầy có khả năng hướng
dẫn chúng ta theo con đường Kim Cang Thừa. Vì thế, đầu tiên là cần phải nhìn vào mục
đích và động cơ của mình trước, xem mình muốn thế nào thì cần phải tìm vị thầy có đầy
đủ phẩm tính hướng dẫn hoàn thành các mục đích và động cơ ban đầu của mình.

28
(Về đầu trang)

- Có rất nhiều loại thầy có thể hướng dẫn cho mình hoàn thành nhiều loại mục đích khác
nhau nhưng ở đây GTTLT đang nói đến vị thầy có đầy đủ phẩm tính và có khả năng
hướng dẫn chúng ta tiêu trừ mọi đau khổ, mọi chướng ngại để thành Phật. Chính là vị
thầy tâm linh nói đến trong cuốn sách này. Đó là vị thầy Đại Thừa. Chúng ta muốn thoát
khỏi mọi khổ đau và phiền não và muốn tất cả mọi chúng sinh thoát khỏi mọi khổ đau và
phiền não thì dựa trên mong muốn đó, chúng ta tìm một vị thầy Đại Thừa giúp mình
hoàn thành mục tiêu đó. Và vì muốn hoàn thành nhanh chóng có thể chỉ trong một đời
này, nên chúng ta muốn tìm một vị thầy Kim Cang Thừa có thể hướng dẫn mình nhanh
chóng hoàn thành mục tiêu đó.
- Để tìm một vị thầy hướng dẫn chúng ta hoàn thành mục tiêu mong muốn, đầu tiên, cần
phải quan sát vị thầy có đầy đủ phẩm tính như vậy hay không. Đối với một vị thầy có
khả năng hướng dẫn chúng ta tu tập, cần có những phẩm tính như đức hạnh thực hành
pháp, những hiểu biết của vị thầy đó, giữ đúng đạo đức (giới), sự tập trung của vị thầy
đó đối với việc giảng dạy học trò (định), có trí tuệ, am hiểu sâu sắc về Phật pháp (tuệ).
Đó là những phẩm tính về giới - định - tuệ. Sau khi đã quan sát vị thầy đó có đầy đủ
phẩm tính đó rồi (quan sát từ xa), chúng ta tìm cơ hội tiếp cận gần với vị thầy đó, thì mới
hiểu rõ vị thầy đó có đủ phẩm tính hướng dẫn mình thực hành hay là không. Khi đã hiểu
rõ vị thầy đó, thì quá trình vị thầy đó hướng dẫn tâm linh cho mình mới thuận tiện về
sau. Lưu ý là quá trình đi tìm vị thầy phù hợp rất mất nhiều thời gian, có thể 1 năm hay
nhiều năm.
- Nếu chỉ là tìm hiểu kiến thức trong kinh điển thì chúng ta không nhất thiết phải nương
tựa một bậc thầy, mà có thể học hỏi từ bạn bè, những người xung quanh - những người
mà chúng ta thấy có đầy đủ phẩm tính, sự am hiểu về kinh điển. Nếu học hỏi từ họ,
chúng ta cũng có khả năng hiểu biết ý nghĩa trong kinh điển. Nhưng để thực hành được
những điều ấy, nhất là nói đến Kim Cang Thừa, để thực hành Kim Cang Thừa thì không
thể nương vào bạn bè xung quanh mà phải nương tựa một vị thầy có đầy đủ phẩm tính.
- Sau khi đã quan sát, tiếp cận làm quen để xem vị thầy có phù hợp với mình hay không,
chúng ta phải hiểu biết rõ vị thầy đó. Sau khi đã xem vị thầy đó là vị thầy tâm linh thì
những bước tiếp theo sau - nương tựa một bậc thầy và giữ mối quan hệ thầy trò như
thế nào - cũng rất quan trọng đối với việc thực hành pháp.

IVA1.2.1. LỢI ÍCH CỦA VIỆC NƯƠNG TỰA MỘT BẬC THẦY
a. Lợi ích thứ nhất của việc nương tựa một bậc thầy là bạn có thể tiến gần hơn đến Phật
quả: Ở đây gồm 2 ý là bạn sẽ tiến gần đến phật quả hơn nếu thực hành những chỉ giáo
của thầy; và bạn tiến gần đến Phật quả hơn nhờ cúng dường phụng sự bậc thầy.
- Khi nương tựa vị thầy, thầy sẽ hướng dẫn mình lộ trình tu tập để tiến gần hơn đến Phật
quả. Lấy ví dụ về vị tổ Milarepa. Tổ Milarepa đã đạt Phật quả ngay trong 1 đời nhờ luôn
tín tâm phụng sự bậc thầy. Vì thế, khi trong tâm chúng ta đã chấp nhận một vị thầy là
thầy của mình thì phải nghe lời chỉ bảo của vị thầy đó. Nếu không làm theo, thì sẽ mắc
lỗi là không có nương tựa vị thầy đúng cách. Nếu không có tận tụy đúng cách thì chúng
ta sẽ không có nhận được bất kỳ lợi ích nào từ việc nương tựa một vị thầy.
- Chuyện nương tựa một vị thầy không phải chỉ có Kim Cang Thừa mới quan trọng mà
ngay cả đối với Đại Thừa khi thực hành kinh điển cũng rất quan trọng. Trong kinh điển
cũng nói rõ, những vị Bồ Tát cũng cần nương tựa bậc thầy để có được trải nghiệm

29
(Về đầu trang)

chứng ngộ phát triển trong tâm thức (Đọc thêm câu chuyện của vị Bồ Tát Sadàprarudita,
gọi là Bồ Tát Thường Khóc ở trang 380, quyển 1).
Nếu gặp được vị Phật, thông thường, chúng ta sẽ nghĩ vị Phật ấy hơn thầy mình, nhưng trên
thực tế, cách nghĩ như vậy là không đúng. Giống như câu chuyện Bồ Tát Thường Khóc, dù có
cơ hội gặp vô số vị phật nhưng ông vẫn không thỏa mãn, vì cái ông cần là một vị thầy tâm linh
có thể hướng dẫn ông tu hành không chỉ mỗi đời này mà tất cả những đời sau cho đến khi
thành Phật. Với tâm nguyện đó, sau khi tìm được vị thầy tâm linh, ông đã chăm chỉ tận tụy
phụng sự thầy và cúng dường thầy. Kết quả là ông đã có được phước và trí tuệ rất lớn từ việc
tận tụy với bậc thầy, sau đó ông có chứng ngộ rất cao trên con đường tu tập của mình. Nhờ
nương tựa, tận tụy với vị thầy nên khi vừa nghe pháp vị thầy đó, trong khoảnh khắc ông đã
vượt lên đến Bồ Tát địa thứ 8, mà không cần phải trải qua một thời gian rất lâu là 1 a-tăng-tỳ
kiếp. Ở đây nói rằng việc nương tựa một vị thầy tâm linh rất quan trọng vì giúp chúng ta tiến
gần Phật quả hơn. Giống như câu chuyện của tổ Milarepa, nếu nương tựa vị thầy đúng cách và
tận tụy với bậc thầy thì sẽ sớm hoàn thành mục tiêu của mình là thành Phật.
- Bạn tiến gần đến Phật quả hơn nhờ cúng dường phụng sự bậc thầy: Muốn đạt Phật
quả, chúng ta phải tích lũy vô lượng công đức và trí tuệ. Sự tích lũy này không gì hơn là
cúng dường bậc thầy. Có 3 cách để cúng dường, tôn kính bậc thầy là qua thân, qua lời
nói và qua ý nghĩ. Chúng ta có thể tích lũy vô lượng công đức qua việc cúng dường, ở
đây là cúng dường bậc thầy của mình. Chỉ cần cúng dường lên vị thầy một phần nhỏ
thôi nhưng với tâm chân thành, thành kính hết mực thì công đức có được từ cúng
dường bậc thầy còn lớn hơn cả cúng dường chư Phật và Bồ Tát mười phương. Công
đức cúng dường cho bậc thầy là lớn hơn tất cả.
b. Lợi ích thứ 2 của việc nương tựa bậc thầy là làm chư Phật hoan hỷ: Đức Phật ra đời để
dạy pháp nhưng bản thân chúng ta chưa đủ phước để trực tiếp gặp một vị Phật và nghe
giáo pháp từ vị Phật đó. Vị thầy của chúng ta trong đời này là người phù hợp với phước
duyên của mình. Từ vị thầy đó, chúng ta có thể nghe, hiểu được và thực hành được lời
dạy của Phật, nên cần nương tựa vị thầy phù hợp với phước duyên của mình để thực
hành những lời dạy của Phật.

TUẦN 21 – 17.07.2021

NỀN TẢNG CỦA ĐẠO LỘ


NGÀY THỨ 7
- Lợi ích nương tựa thầy
- Tai hại không nương

NGÀY THỨ 8- TẬN TỤY VỚI THẦY


Tận tụy với thầy qua 2 cách : ý nghĩ và hành động.

30
(Về đầu trang)

QUA Ý NGHĨ:
Ý nghĩ : qua niềm tin và lòng kính trọng đối với thầy ( xem chi tiết trong Ngày thứ 8 trong sách
GTTLT)
● Niềm tin : quan hệ thầy trò dựa vào niềm tin lẫn nhau. Tin vào thầy dựa trên nền tảng
liên quan đến Phật Pháp, tin vào việc thầy hướng dẫn các vấn đề Phật Pháp.
● Kính trọng : tùy thuộc quan điểm, văn hóa tôn kính của địa phương, quốc gia mình. Điều
quan trọng là lòng kính trọng xuất phát từ tâm chân thành.

NGÀY THỨ 9- TẬN TỤY VỚI THẦY QUA VIỆC LÀM (hành động)
IVB. TRÌNH TỰ TU TẬP SAU KHI NƯƠNG TỰA BẬC THẦY
Có được kiếp người thật là quý báu. Nhưng khó khăn để có một kiếp người có giá trị
Điều quan trọng là có được kiếp người với đúng giá trị của một kiếp người.
Ví dụ : Một kg sắt giá trị bao nhiêu phụ thuộc vào sắt đó làm ra sản phẩm gì : làm vật dụng
bằng sắt thì sẽ trị giá 30- 40USD; sắt làm thành tiền đồng thì sẽ trị giá vài trăm USD nhưng nếu
đem sắt đó làm thành chiếc đồng hồ của một thương hiệu nổi tiếng thì giá trị sẽ là vài nghìn
USD.
Giá trị của một đời người tùy thuộc vào cách sống, sống như thế nào thì có giá trị tương ứng
như vậy.
IVB 1. KÍCH THÍCH ĐỂ RÚT TỈA TINH HOA TỪ KIẾP NGƯỜI - Kiếp người nhàn mãn
( nhàn rỗi và viên mãn)
Có đời người nhàn mãn không phải ai cũng có được nên khi có được cần phải hiểu được ý
nghĩa của điều mình đang có được:

IVB1.1.1.1 May mắn khi có điều kiện là thân người nhàn rỗi khi đã có những điều
ta thoát khỏi( xem GTTLT Tr. 456 )
- Tà kiến : quan điểm và suy nghĩ sai lầm về Phật Pháp. Khó khăn và rắc rối đa số xuất
phát từ quan điểm sai lầm, khi không tin có nhân quả.
- Thoát khỏi nạn làm súc sinh. Khác biệt với súc sinh là có kế hoạch cho tương lai
- Làm quỷ đói
- Sinh vào địa ngục
- Sinh nơi biên địa
- Mọi rợ, man di
- Ngu si, câm điếc
- Trời trường thọ
Trên đây là 8 điều chướng ngại gây trở ngại để ta có được thân người nhàn rỗi. Hãy nhận thức
được sự quý báu khi ta có thân người đã thoát khỏi 8 điều khó khăn trên nhằm có cái nhìn tích
cực trong cuộc sống, vượt qua được những hoàn cảnh khó khăn, trở ngại.

IVB1.1.1.2 Có được viên mãn (xem GTTLT Tr. 460)


- Năm điều thuộc cá nhân
● Được sinh làm người.
● Sinh vào nơi chỗ trung tâm : nơi từng có Đức Phật. Việt Nam có giáo pháp Đức Phật, có
người thực hành lời dạy của Đức Phật, có lòng tôn kính đối với người thực hành pháp
nên cũng có thể xem là nơi trung tâm.

31
(Về đầu trang)

● Đầy đủ các căn


● Không phạm 5 tội nghịch
● Có niềm tin kiên cố

TUẦN 22 – 24.07.2021

NỀN TẢNG CỦA ĐẠO LỘ(TT)


Thầy đã giảng xong phần Tận tụy với bậc thầy
Các quốc gia khác cùng học chương trình có xin thầy ban quy y. Lớp mình, nếu có ai chưa quy
y và muốn quy với thầy có thể gửi tên trong nhóm. Tuy nhiên, có vài điều cần suy nghĩ trước khi
đăng ký quy y:
- Tự suy nghĩ và tự ra quyết định rằng mình có muốn quy y không? Mình có muốn có mối
quan hệ thầy trò hay không.
- Hãy để tinh thần thật thoải mái và rồi quyết định

Phần trả lời câu hỏi:


➢ Q1: Quán tưởng Ruộng Phước , khi quán phần trung tâm Ruộng Phước có vị đạo sư
trong hình tướng của Tổ Tsongkhapa: mình chỉ cần nghĩ đó là vị đạo sư của mình trong
hình tướng Tổ hay là phải quán một vị Đạo Sư mà mình biết trong đời thực vào đó?
A1: Nghĩ trung tâm của Ruộng Phước có Tổ Tsongkhapa, rồi nghĩ rằng Tổ Tsongkhapa
là do thầy mình hiện lên. Không nghĩ là một vị thầy cụ thể nào đó rồi biến thành Tổ Tsongkhapa.
➢ Q2: Khi quán tưởng Ruộng Phước và quy y, đảnh lễ Ruộng Phước sau đó quán các
luồng ánh sáng trắng, vàng và đỏ từ Ruộng Phước hòa tan vào mình, thì hòa tan vào
mình ở vị trí nào trên cơ ?
A2: Quán tưởng ánh sáng đi từ đỉnh đầu của mình đi xuống. Cũng có thể quán tưởng
ánh sáng từ nơi tim mình, nơi chính giữa lồng ngực của mình
➢ Q3: Người thầy tâm linh (đạo sư) của mình là ai ạ? Em không biết phải quán tưởng vị
thầy tâm linh của mình như thế nào? Làm thế nào mình nhận ra được vị ấy ạ?
A3: Câu hỏi này được nhiều người hỏi, thấy vẫn hay trả lời rằng: đầu tiên mình hãy là
một học trò đúng đắn trước, thầy sẽ tìm thấy mình. Khi là một người học trò đúng đắn, mình sẽ
gặp được vị thầy đúng đắn.
➢ Q4: Xin Thầy nói rõ cho con về các Hóa thân, báo thân,ứng hóa thân, ứng thân .
A4: Báo thân là thân của Phật khi giảng cho các vị ở tầng trời sắc cứu cánh. Hóa thân
là hiện thân của Phật ở các cõi chúng sinh, ví dụ trong cõi người, hóa thân là Đức Phật Thích
Ca. Hóa thân hay còn gọi là Ứng hóa thân. Hóa thân là thân Đức Phật Thích ca còn trí tuệ của
Đức Thích ca là Pháp thân.
➢ Q5: Quy y thì có tên không ạ?
A5: Quy y thì sẽ có tên, nhưng thầy không hứa chắc là khi nào có tên.

32
(Về đầu trang)

➢ Q6. Mong được Thầy giảng về Mandala là gì? Nó đại diện và phản ánh điều gì trong
Phật Giáo? Cấu trúc Mandala? Và ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của Mandala trong
Kim Cương Thừa?
A6: Chữ Mandala có nghĩa là trú xứ của vị Bổn tôn, vị Phật mà mình đang thực
hành.Quan điểm khi thực hành Kim cang thừa, thì có tâm vi tế và khí vi tế đi chung với nhau.
Khi tu thành Phật rồi thì Tâm sẽ trở thành Trí tuệ hay là Pháp thân của Phật, còn khí đó sẽ trở
thành Mandala.
➢ Q7: Mẹ em có tam quy cho cả gia đình ở chùa, và em có tên tam quy chùa đặt cho, vậy
là em đã được quy y rồi đúng không ạ?
A7: Đúng
➢ Q8: Con rất mong muốn được học lớp hướng dẫn thiền vì con đang thực tập thiền
nhưng rất khó tập trung tâm mình vào đối tượng thiền là hình ảnh Đức Phật. Con cám
ơn Thầy ạ
A8: Đây là vấn đề rất phổ biến cho mọi người mới bắt đầu thiền. Nhưng cần tiếp tục,
thường xuyên và liên tục thực hành, dần dần sẽ thấy hình ảnh rõ hơn.
➢ Q9: Kính mong Thầy hoan hỷ hướng dẫn về pháp Du già mộng. Con cám ơn Thầy và
BTC
A9: Thầy có từng dạy Du già mộng nhưng không nhớ những hôm ấy có ghi âm hay
không. Tuy nhiên nếu muốn thực hành Kim Cang thừa, các phương pháp này thường phải dựa
trên mối quan hệ thầy trò mật thiết. Ngoài ra, lớp học của chúng ta còn mới, nên thầy chưa dự
định dạy nhưng pháp thực hành quá cao. Hơn nữa pháp Du già mộng là một pháp thực hành bí
mật, cần có thêm thời gian để học Phật pháp.
➢ Q10: Cho con hỏi ở bước trong lời cầu nguyện 7 phần trong sách viết phải dâng cúng
Mandala vũ trụ còn trong bài giảng của thầy thì không thấy đề cập đến ạ
A10: Đây là một câu hỏi hay. Có lẽ hôm nào thầy sẽ hướng dẫn lớp cúng dường
Mandala như thế nào. Để hướng dẫn thầy sẽ cần các vòng của bộ Mandala.
➢ Q11: Con xin quy y cho con con mà nó không có học trong lớp này được không ạ ?
A11: Nếu con còn nhỏ chừng 5 tuổi thì được, nếu đã lớn, cần phải hỏi ý kiến con mình.
➢ Q12: Mong thầy giải thích thế nào là Tiểu Thừa, Đại Thừa và Kim Cang thừa?
A12: Ta cần biết trước điểm giống nhau của các Thừa này : đều xuất phát từ Đức Phật
và đều do Đức Phật dạy. Theo quan điểm cá nhân của thầy, thầy chỉ biết một dạng Phật pháp.
Đó là Phật pháp do Đức Phật dạy. Nếu tìm hiểu quan điểm của các tông phái thì có rất nhiều
nhánh. Sự khác nhau của 3 thừa này là cách thực hành lời dạy Đức Phật khác nhau do cách
hiểu khác nhau.
➢ Q13: Thưa thầy khi con quán tưởng ruộng phước, mở mắt thì con khó quán tưởng,
nhắm mắt một lúc lại buồn ngủ xin hướng dẫn con, phải làm như thế nào cho đúng ạ
A13: Thầy nói rằng nếu đang thiền mà buồn ngủ thì cứ ngủ. Khi thực hành Phật pháp
điều quan trọng là có được niềm vui khi thực hành, nếu thực hành một cách gượng ép hoặc
thúc ép bản thân thì không phải là điều tốt. Theo thầy, những lời Phật dạy và việc thực hành
Phật pháp vốn để cho mình có được niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống, cái cốt lõi là mang
lại hạnh phúc cho chính mình và người khác.
➢ Q14: Thưa thầy trong phần '' tận tụy với thầy trong ý nghĩ'' ở trong sách có câu '' mọi
bậc thầy đều là đức Phật hóa thành'' có nghĩa là thầy lớp của mình cũng là Đức Phật
hay câu nói kia chỉ mang nghĩa bóng thôi

33
(Về đầu trang)

A14: Đây là vấn để phức tạp. Khi mình nghĩ thầy của mình là hiện thân của Phật, không
có nghĩa thầy của mình là Phật. Cần biết điều này vì khi thực hành Phật Pháp có những lúc bị
hoang mang, thì cần phải theo lời dạy của thầy mình. Là người, ai cũng có bản ngã. Vì bản
ngã nên khi tranh luận ai cũng cho rằng mình đúng. Có những lúc nghĩ về thực hành Phật
Pháp theo cách rất sai mà cứ cho là mình đúng. Và việc thực hành như vậy không mang lại kết
quả gì cả. Để tránh nguy cơ đó, việc nương tựa vào vị thầy là điều hết sức cần thiết. Thầy mình
cũng đã từng nương tựa vị thầy của thầy. Trước đó, thầy của thầy mình cũng đã nương tự như
vậy. Truy nguồn cây phả hệ đó, chính là Đức Phật. Cây phả hệ như vậy gọi là dòng truyền
thừa. Trong Phật giáo, khi nói ra điều gì cần xuất phát từ một dòng truyền thừa, mà truy gốc từ
lời dạy của Đức Phật.
Trong các buổi sắp đến, chúng ta sẽ có buổi thi trắc nghiệm, thầy mong mọi người đều tham
gia và đừng bị áp lực về điều này. Hãy Sống Mạnh Mẽ và Hạnh Phúc kể cả khi thi. Thầy xin lỗi
đã không thể trả lời hết tất cả các câu hỏi.

TUẦN 30- 18.09.2021


Thầy gửi lời chúc mừng đến toàn thể học viên đã hoàn thành bài thi giai đoạn 1 tuần trước. Kết
quả thi thật tốt. Hầu như mọi người tham gia thi đều đậu.
Thầy thông báo các vấn đề sau:
1. Sáng mai sẽ có buổi lễ tổng kết vào lúc 8:45 a.m. Buổi lễ sẽ diễn ra trong vòng 30 phút,
và BTC sẽ thông báo điểm thi và hạng trong buổi sáng mai.
2. Thầy cũng thông báo cho các học viên người Việt ở nước ngoài rằng có đạo tràng
Dipkar ở Mỹ và Đài Loan, để học viên nào sinh sống ở đấy có thể thuận tiện tham gia.
3. Về việc quy y, thầy chưa tìm ra được ngày và thời gian phù hợp để tổ chức ban quy y
cho tất cả học viên đăng ký từ Việt nam và các nước khác. Sẽ thông báo sau.
Thầy dặn dò, mặc dù đã học xong phần 1, mọi người cũng cố gắng đọc sách Giải thoát trong
lòng tay khi có thời gian.
Có nhiều người chưa tham gia vào học phần 1, bây giờ mới biết đến chương trình học này thì
phải chờ đến năm sau, khi thầy tổ chức lớp mới.
Khi xong hết 4 học phần của lớp này, thầy sẽ dạy Lộ trình tu tập của Kim Cang thừa. Điều kiện
để tham gia lớp này, học viên cần phải hoàn tất chương trình học Lamrim và có kết quả thi cuối
khóa. Có điều khó là quyển sách này chưa được dịch sang tiếng Việt.
Chương trình học Lộ trình tu tập của Kim Cang thừa sử dụng 1 bộ luận rất linh thiêng do Tổ
Tsongkhapa soạn thảo.
Thầy nhắc nhở tỷ lệ vắng học của VN so với Mỹ, Mông cổ và Đài Loan là rất cao. Thầy mong
muốn tình trạng này được cải thiện.
Tiếp tục bài học :

Ngày thứ 9
1. Nhận ra sự may mắn được làm người

34
(Về đầu trang)

2. Nghĩ đến lợi ích của thân người


3. Nghĩ đến sự khó khăn khi có được thân người
Thân người khó được có 3 phần, thầy đã giảng xong 2 phần. Khi có được thân người, do hiểu
được sự may mắn và lợi ích khi có được thân người ta phải biết chăm sóc và bảo dưỡng tốt
thân người này. Cụ thể là không làm tổn hại đến sức khỏe. Những việc làm tổn hại đến thân
người cũng là phạm giới khi đã nhận quy y. Sức khỏe tinh thần cũng ảnh hưởng đến sức khỏe
thể chất, do vậy hãy suy nghĩ tích cực. Xem ví dụ về thân người khó được trong sách GTTLT –
p473. Thân người này rồi cũng sẽ mất đi, đó là Vô thường. Thiền quán về Vô Thường là thực
hành chủ yếu của những người Trung căn – Phạm vi Trung bình.
Nên biết rằng :
● Cái chết là điều không tránh khỏi.
● Không biết cái chết khi nào sẽ đến
● Khi chết chỉ có Phật pháp cứu giúp được mình
Thầy có câu hỏi cho học viên: mình sẽ làm gì nếu mình chỉ có 1 ngày để sống?
Sau đó, nghĩ rằng nếu có thời gian sống có được nhiều hơn : 1 tháng hay 1 năm. Cảm nhận
cuộc sống thật là Vô thường, bất định. Từ cảm nhận đó, thấy được giá trị của cuộc sống này
khi ta có được thân người, thật đáng trân quý đến dường nào! Khi thấy được sự quý giá của
thời gian, ta sẽ biết cách sử dụng thời gian hữu ích.
Không chỉ riêng cho bản thân mình, mọi người ai cũng phải chết.
Hãy biết ơn khi có được cuộc sống này. Hãy thực hành lòng biết ơn. Sau khi huân tập điều này
một thời gian, ta sẽ thấy vui thật sự và biết ơn với những điều ta có được. Đó là sự kỳ diệu của
tâm thức.
Lúc này, khi có đại dịch Covid 19, thực hành lòng biết ơn khi ta có sức khỏe, được sự an toàn
khi có vắc xin để bảo vệ.
Trong cuộc sống, có những việc xảy ra mà mình không thể kiểm soát được.

Thầy nhắc lại chương trình thử nghiệm thiền cải thiện hệ miễn dịch thông qua việc lấy máu thử
nghiệm và thiền 45 phút mỗi ngày, liên tục 6 tuần. Học viên muốn tham gia, đăng ký với BTC.
Có thể xem đây là phần thi thực hành.
Lưu ý: khi đăng ký cần nghiêm túc thực hiện liên tục trong suốt 6 tuần, thiền mỗi ngày và thực
hành thể dục trên thân. Nếu không nghiêm túc thực hiện, sẽ ảnh hưởng đến kết quả nghiên
cứu chung.

TUẦN 37- 06.11.21

GIÁO LÝ QUY Y
Tóm tắt lại Thứ tự thực hành Phật pháp đến giác ngộ [Lamrim]
GHI NHỚ: CÁI GỐC CĂN BẢN CỦA TRÌNH TỰ THỰC HÀNH PHẬT PHÁP LÀ NƯƠNG TỰA
VÀO MỘT BẬC THẦY HƯỚNG DẪN TA ĐẾN GIÁC NGỘ.

35
(Về đầu trang)

- Đầu tiên, cần hiểu các đức tính cần có của Thầy để ta có thể nương tựa (Xem lại sách
GTTLT để biết 10 đức tính của Thầy cần có) Đúc kết lại thì có 5 phẩm tính bắt buộc: 1/
Cần có định; 2/ Giữ được giới; 3/ Có trí tuệ; 4/ Hiểu biết về tánh không và Phật pháp; 5/
Có tâm từ bi đối với học trò.
- Tiếp theo, có 2 cách nương tựa Thầy: 1/ Trong ý nghĩ; 2/ Trong hành động (Xem lại
GTTLT)

Nội dung buổi học 37 là Thầy tóm lược về TRÌNH TỰ THIỀN - NGHĨ ĐẾN RUỘNG PHƯỚC VÀ
TRÌNH TỰ CẦU NGUYỆN 7 PHẦN.

Trước mỗi thời thiền, cần chuẩn bị 6 nghi lễ như sau


1. QUÉT DỌN NƠI THIỀN VÀ BÀY TRÍ BÀN THỜ với những biểu tượng tượng trưng cho
thân, khẩu, ý giác ngộ.
2. BÀY BIỆN CÁC MÓN CÚNG DƯỜNG thanh tịnh, trang nghiêm với tâm thành kính.
3. NGỒI VỚI TƯ THẾ 7 ĐIỂM của Phật Tỳ Lô Giá Na; phát tâm quy y và đọc các bài quy y
Tam Bảo (Do khi ta thực hành gì đó nếu không có tâm nương tựa vào Tam bảo thì đó
không phải là Phật pháp. Tam bảo là: Phật, Pháp, Tăng).
4. QUY Y, CẦU NGUYỆN VỚI RUỘNG PHƯỚC: Cách cầu nguyện dễ nhất là ta nhắm mắt
lại và NGHĨ TRƯỚC MẶT CÓ RUỘNG PHƯỚC MÀ TRÊN ĐÓ CÓ TẤT CẢ CÁC YẾU
TỐ CỦA TAM BẢO và mình phát tâm quy y tất cả các đức Phật và bồ tát ngự ở trên đó;
miệng thì đọc hoặc nghĩ là “Con quy Phật, con quy Pháp, con quy Tăng” rồi quán tưởng
từ ruộng phước có ánh sáng chiếu đến hòa tan vào ta và ta có được tất cả những công
hạnh như các ngài, khiến ta thanh tịnh hóa được các ác nghiệp và thành tựu được các
công hạnh như chư Phật, bồ tát và có được sự gia trì từ ruộng phước. Lúc đó quán
tưởng mình cũng thành Phật, và lúc đó từ cơ thể mình phát ra hào quang chiếu đến tất
cả chúng sinh 6 cõi khiến họ thoát khỏi khổ đau; hoặc ta cầu nguyện cho mọi chúng
sanh thoát khỏi mọi đau khổ (Xem sách có chi tiết).
5. LỜI CẦU NGUYỆN 7 PHẦN: Mục đích là để thanh tịnh rất nhiều ác nghiệp và tăng
trưởng công đức. [Lúc này, đối tượng để cầu nguyện vẫn chính là ruộng phước trước
mặt ta].
- Phần 1.7 - Kính lễ: Có 3 cách kính lễ qua thân, khẩu hay ý. Nếu qua ý thì là cung kính
Tam bảo.
- Phần 2.7 - Cúng dường: Nếu cúng qua tâm ý thì nghĩ đến có rất nhiều hoa, nước,
hương thơm cùng tất cả những gì quý giá trên thế gian để dâng lên cúng dường.
- Phần 3.7 - Sám hối ác nghiệp: Sám hối tất cả những ác nghiệp của mình với ruộng
phước.
- Phần 4.7 - Hoan hỉ: Là vui vẻ với thiện hạnh và điều tốt của người khác và của chính
mình.
- Phần 5.7 - Thỉnh cầu Phật chuyển pháp luân: nghĩa là thỉnh cầu Phật dạy pháp cho
chúng sanh – bằng cách quán tưởng dâng cúng cái bánh xe (biểu tưởng của chuyển
pháp luân)
- Phần 6.7 - Thỉnh Phật trụ thế, nghĩa là xin đừng nhập Niết bàn, xin hãy ở lại với thế gian
này, quán tưởng dâng lên cúng cái pháp tòa (là chỗ ngồi để giảng pháp) pháp tòa sẽ

36
(Về đầu trang)

biến thành ánh sáng thấm vào ruộng phước và ta nghĩ là chư vị đồng ý ở lại thế gian và
sẽ dạy pháp cho chúng sanh, ta hay phát tâm vui vẻ hoan hỉ vì điều đó.
- Phần 7.7 - Hồi hướng: Với tất cả thiện hạnh của chúng ta và chúng sanh xưa giờ đã làm
được thì nhờ đó mong tất cả chúng sanh thoát khỏi đau khổ.
6. THIỀN, CẦU NGUYỆN NƯƠNG TỰA BẬC THẦY TRONG SUY NGHĨ VÀ HÀNH ĐỘNG
(Xem sách GTTLT)

[QUÝ VỊ CỨ THỰC HÀNH LẶP ĐI LẶP LẠI CÁC BƯỚC NHƯ TRÊN VÀ ĐỌC THÊM SÁCH
GTTLT.]

TUẦN 38- 13.11.2021

GIÁO LÝ QUY Y (TT)

Rinpoche giới thiệu chương trình học trong 6 năm


Năm 1 & 2 : Thứ tự thực hành Phật pháp - Giải thoát trong lòng tay
Năm 3 : Luyện tâm : 8 điểm luyện tâm hoặc Nhập Bồ Tát Hạnh
Năm 4: Thực hành Kim cang thừa căn bản – Tác bộ & Hành bộ
Năm 5 : Kim cang thừa nâng cao – Vô thượng du già bộ - giai đoạn sinh khởi và thành tựu
Năm 6: Thực hành Nhập thất thiền
● Căn bản : 150 giờ hành thiền ( 25 giờ/ tháng, liên tục trong 6 tháng) ; và 7-14 ngày nhập
thất tại tu viện Thangkar ở Nepal
● Nâng cao : 150 giờ hành thiền ( 25 giờ/ tháng, liên tục trong 6 tháng) ; và 14-21 ngày
nhập thất tại tu viện Thangkar ở Nepal

Yêu cầu: tham gia lớp đạt 60- 70% để có thể tiếp tục tham gia chương trình học như trên
Việc hoàn tất 2 năm đầu là phần căn bản bắt buộc, để có điều kiện tiếp tục học các năm sau.
Tiếp tục bài học:

NGÀY THỨ 12
II. Giảng dạy những phương pháp để được hạnh phúc trong tái sinh kế tiếp (Tr.580)

1. Quy y: cánh cửa thiêng để đi vào nền giáo lý


Có năm phần: (a) nguyên nhân sự quy y; (b) nương tựa vào những gì; (c) Quy y chân thật; (d)
lợi lạc của quy y; (e) lời khuyên sau khi đã quy y.
a. Nguyên nhân quy y

37
(Về đầu trang)

Quy y là sự nương tựa. Có 2 nhân quy y


● Sợ hãi những nỗi khổ trong luân hồi sinh tử, trong đọa xứ
● Tín tâm vào Tam bảo – nơi có năng lực giúp ta thoát khổ.
b. Quy y nương tựa vào những gì?
Nương tựa vào Tam bảo : Phật, Pháp,Tăng
● Phật: là những ai đã đoạn hết tất cả phiền não, không còn ác tâm và luôn muốn giúp đỡ
mọi người
● Pháp: pháp của Phật dạy ta từ bỏ 10 điều bất thiện. Khi từ bỏ 10 điều bất thiện có nghĩa
là thực hành 10 điều thiện. Đó là pháp Phật dạy
● Tăng : là người thực hành đúng lời Phật dạy, không nhất thiết Tăng bảo là tu sĩ.
c. Làm thế nào để biết ta đã quy y chân thật
● Tâm quy y chân thật xuất phát từ 2 nhân : nỗi sợ hãi trong luân hồi và tín tâm vào Tam
bảo nơi có năng lực giúp ta thoát khổ.
● Hiểu rõ đúng Phật Pháp Tăng
Các công hạnh của Phật:
● Công hạnh về thân, khẩu, ý của Đức Phật, tâm Ngài không còn bất thiện. Để Đức Phật
có khả năng giúp chúng sanh thoát khổ thì Ngài phải là người không còn sợ hãi nỗi khổ
trong luân hồi.
● Ngài thiện xảo về phương tiện giúp chúng sinh thoát khỏi hiểm nguy, đau khổ (Tr. 588).
Ngài biết đúng lúc, đúng nơi và đúng cách để giúp chúng sinh thoát khổ một cách thiện
xảo
● Ngài có tâm từ bi bình đẳng không phân biệt. Ngài đối xử với tất cả bằng tâm bi mẫn
không thân sơ.
● Ngài làm lợi lạc cho tất cả mọi người, bất kể người đó có làm lợi cho Ngài hay không.
Thiền với tâm quy y
● Sau khi phát tâm quy y chân thật, hãy nghĩ đến công hạnh của Đức Phật, có niềm tin
mạnh mẽ vào Đức Phật. Quán tưởng Ngài đang hiện diện trước mặt. Đọc lời quy y:”Con
xin quy y Phật, con xin quy y Pháp, con xin quy y Tăng”. Phát tâm nương tựa chân thật
vào Đức Phật
● Nghĩ rằng Ngài hoan hỉ với khẩn cầu quy y của mình, chấp nhận mình là đệ tử của
người, theo Ngài thực hành Phật pháp
● Từ Đức Phật chiếu sáng hào quang vào thân mình, khi đó thân mình sẽ được thanh tịnh
các ác nghiệp, giúp ta sẽ có được sự an lạc, bình an. Ánh sáng đó cũng chiếu đến tất cả
chúng sinh, giúp thoát khổ và an lạc.

Nhận biết quy y chân thật


● Phát tâm quy y chân thật
● Biết rõ mình tương tựa vào đâu
● Biết rõ những thiện đức nơi ta nương tựa - Phật, Pháp, Tăng ( đọc thêm trong sách)
Thầy nhắc lại việc tham gia thiền kiểm soát khả năng miễn dịch, nhóm thực hành này đã có tín
hiệu tốt trong cải thiện hệ miễn dịch. Ai muốn tham gia thì có thể đăng ký tham gia, cần phải xét
nghiệm máu. Nếu thực hành đúng, sẽ thấy được sự gia trì của Đức Phật

★ Bài tập về nhà:

38
(Về đầu trang)

1. Thiền về tâm quy y như nêu trên


2. Lấy 2 cây hoa cùng loại : mỗi ngày chăm sóc với điều kiện như nhau. Chỉ khác là mỗi
ngày mình đều dùng tay chạm vào 1 cái hoa và khi đó quán tưởng ánh sáng của Đức Phật
chiếu vào ; quan sát trong vòng 2 tuần xem có sự khác biệt không.

TUẦN 39- 20.11.2021

GIÁO LÝ QUY Y (TT)


GTTLT ngày 12, quyển 1, Tr. 591, PHẦN 3: Làm thế nào để biết đã quy y. Có 4 mục nhỏ:
1. QUY Y, NƯƠNG TỰA VÀO CHỖ NÀO? ĐÓ LÀ PHẬT, PHÁP, TĂNG
Đặc tính của Phật: gồm có thân, khẩu, ý của Phật. Trong 3 phẩm hạnh quan trọng là Thân,
Khẩu, Ý của Phật thì phẩm hạnh Ý là quan trọng nhất. Đó là những Thiện ý của Đức Phật, có 2
phần chính của phẩm hạnh về ý:
● Những thiện đức do toàn trí: nghĩa là biết tất cả mọi điều, biết tất cả mọi điều cả quá
khứ và vị lai đây là phẩm hạnh trí tuệ của Đức Phật.
● Từ bi: có lòng từ bi bao la với mọi chúng sinh
Ngoài ra, bạn đọc thêm sách về công hạnh của đức Phật, Tr. 601, Thiện Đức và Hành Vi.
Khi thiền về Tâm quy y thì nhớ nương tựa và nghĩ đến Ruộng Phước, phát tâm quy y, nhớ về
phẩm tính giác ngộ của Đức Phật (về thân, khẩu, ý và quan trọng nhất là phẩm hạnh về Ý).
Đức Phật là người thoát hết mọi phiền não, tâm thức không còn suy nghĩ lệch lạc và sai lầm.

2. PHẬT, PHÁP, TĂNG KHÁC NHAU THẾ NÀO? (Tr.607)


● Phật Bảo: là những phẩm tính của Đức Phật
● Pháp Bảo: là lời dạy của Đức Phật, nơi nương tựa để thoát đau khổ.
● Tăng Bảo: là những người thực hành đúng đắn lời dạy của Phật.
Pháp bảo là từ bỏ mười điều bất thiện. Đây là công cụ & phương tiện thoát khổ, thoát luân hồi;
Tăng Bảo là người giúp đỡ mình thực hành đúng cách lời Phật dạy; và Đức Phật như người
chèo thuyền, con thuyền như là pháp, chúng ta là người đi trên thuyền. Khi đã thành Phật rồi thì
Phật, Pháp không còn ý nghĩa,
Hãy nghĩ đến mục đích quy y Phật, Pháp, Tăng là có phương tiện để thoát luân hồi.

3. QUY Y DO CÓ NIỀM TIN VÀO ĐỨC PHẬT:


Đây là thử thách cho mình là có thực sự quy y vào Đức Phật hay là không vì:
● Nếu đã quy y Phật rồi thì không quy y ngoại đạo (những thứ không phải đạo Phật)
● Theo Đức Phật thì tất cả mọi chúng sinh đều có tham, sân, si
● Đức Phật sẽ giúp, ủng hộ và làm nhiều lợi lạc cho chúng ta.
● Nếu Đức Phật hiện ra ngay lúc này thì ngài vẫn nói y như 2.500 năm trước.

39
(Về đầu trang)

● Nếu tin Đức Phật 100% thì Đức Phật sẽ chịu trách nhiệm, còn tin khoa học thì khoa học
không chịu trách nhiệm. Bạn chọn tin vào điều gì? Niềm tin là phải nhất quán một bên,
phải thành thật với tâm của mình.
Tuần này chúng ta hãy tiếp tục thực hành quy y và nghĩ về niềm tin của mình đối với Đức Phật,
nghĩ Đức Phật ở trước mặt và ánh sáng chiếu xuống chúng ta thanh tịnh mọi ác nghiệp, tiêu trừ
mọi chướng ngại. Ta hãy thực hành như tuần trước mà Thầy đã hướng dẫn.

Tổng hợp ngày 28.11.2021

40

You might also like