BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ MÔN VĂN HÓA DÂN GIAN VIỆT NAM

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Văn hóa dân gian có 8 đặc trưng cơ bản :

1. Do dân chúng sáng tạo nên


2. Gắn liền với mọi hoạt động của dân chúng
3. Tính nguyên hợp
4. Tính nghệ thuật
5. Sử dụng phương pháp mô hình
6. Tính dị bản
7. Tính tập thể ( tính cộng đồng )
8. Tính truyền miệng
Phân tích và ví dụ các đặc trưng :
 Do dân chúng sáng tạo nên
- Dân chúng là đông đảo các tầng lớp lao động trong xã hội. Văn hóa
dân gian ra đời trong xã hội cổ truyền , là sáng tạo từ dân mà ra và
phục vụ cho cuộc sống của dân.
Ví dụ : Các làng nghề do dân chúng sáng tạo nên và phục vụ cho cuộc
sống như : gốm Bát Tràng ( huyện Gia Lâm ), đúc đồng Ngũ Xã ( quận
Ba Đình ), mây tre đan Phú Vinh ( huyện Chương Mỹ),…
Sản phẩm của gốm Bát Tràng các nghệ nhân có sức sáng tạo , đưa ra
những sản phẩm phục vụ cho cuộc sống như: lọ hoa sứ ,chóe sứ, ấm
chén sứ , bát sứ , đĩa sứ, cốc sứ,…
 Gắn liền với mọi hoạt động của dân chúng
- Văn hóa dân gian nảy sinh và tồn tại như một bộ phận hợp thành của
sinh hoạt dân chúng . Sinh hoạt dân chúng là môi trường sống của
văn hóa dân gian và phản ánh tất cả các lĩnh vực hoạt động của dân
chúng. Từ đặc trưng này mà văn hóa dân gian có tính đa chức năng ,
đặc biệt là chức năng thực hành sinh hoạt .
Ví dụ: Từ thơ ca chúng ta có thơ lục bát, thất ngôn bát cú ,…hát vân ,
hát chèo, hát quan họ
 Tính nguyên hợp
- Tính nguyên hợp là đặc trưng cơ bản của văn hóa dân gian .
- Tính nguyên hợp biểu hiện ở sự hòa lẫn những hình thức khác nhau
của ý thức xã hội trong các thể loại của nó .
- Về nội dung phản ánh tình trạng nguyên hợp về ý thức xã hội thời
nguyên thủy , khi mà các lĩnh vực sản xuất , tinh thần chưa được
chuyên môn hóa.
- Về nghệ thuật tính nguyên hợp biểu hiện ở chổ : Văn hóa dân gian
không chỉ là nghệ thuật ngôn từ thuần túy mà là sự kết hợp của nhiều
nghệ thuật khác nhau . Biểu hiện cụ thể của tính nguyên hợp là tính
biểu diễn
- Khi xem xét tính nguyên hợp chúng ta cần xem xét trên ba bình diện
chủ yếu :
+ Một là mối quan hệ chặt chẽ giữa nghệ thuật và thực tiễn
+ Hai là mối quan hệ giữa các thành tựu khác nhau của những thời
đại khác nhau và những địa phương khác nhau
+ Ba là mối quan hệ giữa các thành tố của dân gian
Ví dụ : các đạo cụ , truyện “ Sơn Tinh, Thủy Tinh” , “Chú cuội cung
trăng”
 Tính nghệ thuật
- Văn hóa dân gian thể hiện cuộc sống không phải qua sao chép mà
thông qua các biểu tượng . Một cuộc hát giao duyên thông ví , một
điệu hát ru con ngủ thông qua hát ru . Biểu hiện niềm tôn kính với
thế giới thần linh thông qua các nghi lễ…
Ví dụ : nghệ thuật múa rối, nghệ thuật ca hát, nghệ thuật nấu ăn,…
 Sử dụng phương pháp mô hình
- Trong văn hóa làng xã, mối quan hệ cộng đồng cá nhân thể hiện rõ
làm thế nào cộng đồng giữ được truyền thống mà lại thu hút được
sự sáng tạo của cá nhân làm cho truyền thống phát triển hơn. Muốn
thế phải có cơ chế đó là cơ chế của phương pháp mô hình .
 Tính dị bản
- Lần diễn 1 và 2 không giống nhau nhưng giống nhau ở mô hình gọi
là dị bản . Hoặc từ mô hình biểu diễn có khác nhau nơi này nơi
khác.
Ví dụ : “ Đường xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.”
 Tính tập thể ( tính cộng đồng)
- Văn hóa dân gian là sáng tạo của nhân dân, nhưng không phải tất cả
nhân dân đều là tác giả của văn hóa dân gian . Cần chú ý vai trò của
cá nhân và quan hệ giữa cá nhân với tập thể trong quá trình sáng
tác , biểu diễn, thưởng thức văn hóa dân gian.
- Tính tập thể thể hiện chủ yếu trong quá trình sử dụng văn hóa. Vấn
đề quan trọng ở chổ nó được mọi người biểu diễn , thưởng thức hay
không, nó đã đạt mức thành tựu hay không . Trong quá trình đó, tập
thể nhân dân tham gia vào công việc đồng sáng tạo tác phẩm .
Ví dụ : Bài ca lao động Hò sông Mã, hò giả gạo,…
Bài ca nghi lễ : Hát mo đẻ nước của người Mường,…
 Tính truyền miệng
- Với cơ chế mô hình và dị bản nên văn hóa dân gian mang tính
truyền miệng bởi vì người ta cần mô hình chứ không cần văn bản .
Đã truyền miệng thì không có văn bản và không có tác giả ( khuyết
danh ). Văn hóa dân gian được lưu truyền từ đời này qua đời khác
thông qua hình thức truyền miệng ( kể chuyện )
Ví dụ : “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.”

You might also like