Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 10

UBND THÀNH PHỐ HUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

QUY CHẾ
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN
CƠM HẾN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /.../QĐ-VHTT ngày / /20... của
Phòng Văn hóa và Thông tin Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế)

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Mục đích
Quy chế này quy định việc đăng ký, quản lý, sử dụng và khai thác nhãn
hiệu chứng nhận (NHCN) cơm hến Huế cho các hoạt động kinh doanh, dịch
vụ tại phường Vỹ Dạ, thành phố Huế. Tạo sơ sở cho thương hiệu ẩm thực
riêng của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có nhu
cầu sử dụng NHCN trong việc phát triển, nâng cao uy tín của dịch vụ ăn uống
trên địa phương.
Điều 2. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi sử dụng cho Quy chế này là toàn phường Vỹ Dạ, Thành phố
Huế.
2. Đối tượng áp dụng cho Quy chế này là các hoạt động kinh doanh, dịch
vụ trên địa bàn phường Vỹ Dạ, Thành phố Huế.
Điều 3. Biểu trưng của NHCN
1. Nhãn hiệu chứng nhận “Cơm hến Huế” là nhãn hiệu được đăng ký độc
quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Mô tả Nhãn hiệu chứng nhận (Phụ lục 01)
Điều 4. Khu vực địa lý mang NHCN
Khu vực địa lý các hoạt động kinh doanh, dịch vụ mang NHCN được
xác định theo Bản đồ kèm theo Quy chế này. (Phụ lục 02).
Điều 5. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này các từ ngữ sử dụng được hiểu như sau:
1. Nhãn hiệu chứng nhận (NHCN) được đề cập trong Quy chế này là
NHCN “Cơm hến Huế” cho các hoạt động kinh doanh, dịch vụ của địa
phương phường Vỹ Dạ, Thành phố Huế, được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa
học và Công nghệ cấp Giấy rchứng nhận theo quy định pháp luật.
1
2. Quyết định trao quyền sử dụng NHCN “Cơm hến Huế” là Quyết định
do cơ quan quản lý NHCN cấp cho tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động
kinh doanh, dịch vụ đáp ứng các tiêu chí quy định.
3. Cơ quan quản lý NHCN là Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố
Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
Chương II
ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC CẤP QUYỀN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU
CHỨNG NHẬN
Điều 6. Điều kiện để được sử dụng NHCN
1. Tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động kinh doanh, dịch vụ được
cấp quyền sử dụng NHCN phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có đăng ký hoạt động kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn phường Vỹ
Dạ, Thành phố Huế, trong vùng bản đồ quy định tại Phụ lục 02 Quy chế này.
- Được Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Huế xác nhận bằng văn
bản đáp ứng các tiêu chí quy định tại Phụ lục 03 Quy chế này.
- Có cam kết thực hiện Quy chế quản lý và sử dụng NHCN, có trách
nhiệm giữ gìn và nâng cao giá trị, hình ảnh của NHCN.
- Nộp phí cấp và sử dụng NHCN theo quy định.
2. Phòng Văn hóa và thông tin thành phố Huế có trách nhiệm đăng ký
với cơ quan quản lý nhà nước về nhãn hiệu để bổ sung thành viên mới đăng
ký để có thể sử dụng NHCN “Cơm hến Huế”.
3. Phòng Văn hóa và thông tin thành phố Huế sẽ thông báo danh sách
các thành viên được sử dụng NHCN đến cơ quan có thẩm quyền liên quan
theo quy định của pháp luật và trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Điều 7. Các hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ được cấp quyền
sử dụng
Hoạt động kinh doanh, dịch vụ được cấp quyền sử dụng cụ thể như sau:
Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
Điều 8. Phương pháp đánh giá các đặc tính của hàng hóa
Tổ chức cá nhân đăng ký tham gia sử dụng NHCN sẽ được cơ quan
quản lý NHCN đánh giá, thẩm định các tiêu chí phù hợp với các quy định tại
Điều 6, Điều 7 Quy chế này.

2
Chương III
QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN
Điều 9. Chủ sở hữu NHCN
Phòng Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên
Huế là chủ sở hữu NHCN thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Đứng tên đăng ký xác lập quyền sở hữu đối với NHCN;
2. Thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều 14 Quy chế này.
Điều 10. Quy trình cấp quyền sử dụng NHCN
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng NHCN gửi đơn đăng ký theo
quy định cho cơ quan quản lý NHCN đề nghị được cấp quyền sử dụng;
2. Tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn đăng ký hợp lệ của các
tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý NHCN phải tiến hành kiểm tra thực tế tại
cơ sở của tổ chức, cá nhân yêu cầu và đánh giá, thẩm định trên cơ sở các tiêu
chí chứng nhận nêu tại Quy chế này;
3. Trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn hợp
lệ, cơ quan quản lý nhãn hiệu phải ra quyết định cấp hoặc không cấp quyền sử
dụng NHCN. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Điều 11. Giấy cấp quyền sử dụng NHCN
1. Giấy cấp quyền sử dụng NHCN theo mẫu quy định, gồm các nội
dung:
a) Tên, địa chỉ của tổ chức và cá nhân được cấp quyền sử dụng;
b) Điện thoại, fax, email (nếu có)
c) Loại hoạt động mua bán, dịch vụ du lịch đề nghị được cấp quyền sử
dụng;
d) Thời hạn sử dụng giấy cấp quyền;
e) Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng;
f) Ký và đóng dấu bởi cơ quan quản lý NHCN.
2. Quyết định cấp quyền sử dụng NHCN được làm thành một (01) bản
chính trao cho tổ chức, cá nhân, Cơ quan quản lý NHCN mở sổ theo dõi cấp
và thu hồi quyền sử dụng.
Trường hợp yêu cầu cấp bản sao, cơ quan quản lý NHCN sẽ làm thủ tục
cấp vả người yêu cầu phải nộp lệ phí theo quy định.
3. Quyết định cấp quyền sử dụng NHCN có thời hạn 05 năm kể từ ngày
ký.
4. Gia hạn cấp lại quyền sử dụng NHCN:

3
a) Trường hợp giấy cấp quyền sử dụng hết thời hạn mà không vi phạm
Quy chế trong quá trình sử dụng thì tổ chức, cá nhân chỉ cần làm đơn xin gia
hạn và đóng lệ phí theo quy định thì cơ quan quản lý NHCN có trách nhiệm
làm thủ tục gia hạn NHCN;
b) Trường hợp đã được cấp giấy quyền sử dụng nhưng trong quá trình sử
dụng có vi phạm và bị thu hồi quyền sử dụng thì phải sau thời gian sáu (06)
tháng kể từ ngày thu hồi mới được xét cấp và thủ tục để nghị cấp lại như lần
đầu.
Điều 12. Kiểm soát hoạt động mua bán, dịch vụ mang NHCN
1. Cơ quan quản lý NHCN sẽ định kỳ kiểm tra sự phù hợp của các tổ
chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng theo các điều kiện chứng nhận.
2. Việc kiểm tra định kỳ hoạt động mua bán, dịch vụ du lịch mang
NHCN đối với một tổ chức, cá nhân không quá 01 (một) lần trong năm.
3. Trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ về tiêu chí chứng nhận theo quy
định tại Quy chế này, cơ quan quản lý NHCN có quyền kiểm tra đột xuất việc
thực hiện các quy định về sử dụng NHCN nêu tại Quy chế này.
Điều 13. Thu phí sử dụng NHCN và quy định về việc sử dụng kinh
phí
1. Các khoản phí cấp quyền sử dụng, phí duy trì thường niên và chi phí
kiểm nghiệm chất lượng để cấp quyền sử dụng NHCN, kiểm tra chất lượng
định kỳ hay đột xuất trong quá trình sử dụng NHCN do Cơ quan quản lý
NHCN quy định.
2. Các khoản phí thu được sẽ sử dụng cho các chi phí cần thiết trong
công tác quản lý, quảng bá và phát triển NHCN. Mọi chi phí được quyết toán
theo chế độ tài chính quy định.
Chương IV
QUYỀN LỢI, NGHĨA VỤ CỦA ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU VÀ
ĐƠN VỊ SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN

Điều 14. Quyền lợi và nghĩa vụ của cơ quan quản lý NHCN


1. Cấp và thu hồi quyền sử dụng NHCN đối với các tổ chức, cá nhân.
2. Quản lý, kiểm tra định kỳ, đột xuất việc sử dụng NHCN của tổ chức,
cá nhân được đảm bảo tiểu chí NHCN.
3. Đình chỉ việc sử dụng NHCN trong trường hợp tổ chức, cá nhân
không đáp ứng đủ các điều kiện sử dụng NHCN hoặc vi phạm quy định về
nghĩa vụ sử dụng NHCN nêu tại Quy chế này.
4
4. Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý theo
quy định của pháp luật khi phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
đối với NHCN.
5. Cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết liên quan đến NHCN cho các
thành viên sử dụng. Tổ chức các hoạt động quảng bá, phát triển và nâng cao
uy tín của NHCN trong và ngoài nước.
6. Có trách nhiệm tiến hành các thủ tục liên quan đến việc sửa đổi, bổ
sung và gia hạn hiệu lực văn băng bảo hộ NHCN.
Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân sử dụng NHCN
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng NHCN hoàn toàn bình đẳng, về quyền lợi
cũng như nghĩa vụ liên quan đến NHCN.
2. Tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng NHCN có quyền:
a) Gắn NHCN trên biển hiệu, cửa hàng, trụ sở và trên các phương tiện,
tài liệu quảng bá, giấy tờ giao dịch liên quan được cấp quyền sử dụng;
b) Được Nhà nước bảo hộ quyền sử dụng NHCN, được tham gia các
chương trình quảng bá, phát triển NHCN trên các phương tiện truyền thông.
3. Tổ chức, cá nhân được cấp quyển sử dụng NHCN có nghĩa vụ:
a) Phải sử dụng đúng và chính xác NHCN gồm cả tên nhãn hiệu và hình
ảnh logo;
b) Chỉ sử dụng NHCN cho các loại hoạt động kinh doanh du lịch, dịch
vụ đáp ứng quy định tại Điều 7 Quy chế này;
c) Được sử dụng NHCN kèm với nhãn hiệu riêng, không được sử dụng
NHCN làm nhãn hiệu chính cho dịch vụ khác;
d) Được chuyển nhượng quyền sử dụng NHCN khi có sự đồng ý bằng
văn bản của cơ quan quản lý NHCN.
4. Nghiêm cấm mọi hành vi sử dụng, hình thức sử dụng có hoặc không
có NHCN làm sai lệch nhận thức, gây ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của
NHCN.
Mọi hình thức đưa thông tin sai lệch về NHCN hoặc lạm dụng NHCN
gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng NHCN không còn nhu cầu
sử dụng nhãn hiệu có trách nhiệm thông báo đến cơ quan quản lý để làm các
thủ tục thu hồi quyền sử dụng.
6. Tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng NHCN có trách nhiệm thực
hiện đầy đủ các quy định nghĩa vụ của Quy chế này nhằm duy trì, nâng cao
chất lượng hoạt động mua bán, dịch vụ du lịch, phát triển giá trị tài sản trí tuệ
đối với NHCN.

5
Mọi thông tin cần thiết liên quan đến NHCN phải được cơ quan quản lý
NHCN phổ biến và cung cấp đầy đủ cho các thành viên sử dụng.
Chương IV
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 16. Chế độ báo cáo
Trong quá trình sử dụng NHCN, tổ chức, các nhân được cấp quyền sử
dụng phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo định kỳ 06 tháng và hằng
năm.
Điều 17. Vi phạm Quy chế quản lý, sử dụng NHCN
Các trường hợp bị coi là vi phạm Quy chế quản lý và sử dụng NHCN
bao gồm:
1. Sử dụng NHCN khi chưa được phép sử dụng.
2. Sử dụng NHCN cho hoạt động kinh doanh, dịch vụ khác tương tự với
hoạt động kinh doanh, dịch vụ mang NHCN nhằm mục đích lợi dụng uy tín
của nhãn hiệu.
3. Hoạt động kinh doanh, địch vụ không đáp ứng đầy đủ các tiêu chí
chứng nhận của hoạt động mua bán, dịch vụ mang NHCN.
4. Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với NHCN đã được bảo hộ, làm
cho người tiêu dùng hiểu sai nguồn gốc hoạt động kinh doanh, dịch vụ.
5. Có hành vi khác làm ảnh hưởng đến uy tín, danh tiếng của NHCN.
Điều 18. Xử lý vi phạm
Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào phát hiện hành vị xâm phạm quyền sở hữu
trí tuệ đối với NHCN phải có trách nhiệm thông báo cơ quan quản lý NHCN
và có quyền yêu cầu cơ quan quản lý NHCN tiến hành các thủ tục xử lý vi
phạm theo Quy chế này, hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền tiến hành
xử lý theo quy định pháp luật.
Điều 19. Sửa đổi bổ sung
1. Mọi sửa đổi, bổ sung của Quy chế này phải được lập thành văn bản
bởi Phòng Văn hóa và thông tin thành phố Huế mới có giá trị pháp lý. Phòng
Văn hóa và thông tin thành phố Huế có trách nhiệm thông báo nội dung sửa
đổi cho các bên có liên quan.

6
2. Danh sách các cá nhân, tổ chức sản xuất và kinh doanh sử dụng nhãn
hiệu chứng nhận được phép sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh theo tình hình thực
tế.
Điều 20. Điều khoản thi hành
1. Quy chế này đã được lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố
Huế chấp thuận thông qua và có hiệu lực thi hành sau khi hoàn thành các thủ
tục pháp lý với các cơ quan quản lý Nhà nước.
2. Mọi nội dung trong Quy chế có giá trị bắt buộc thi hành đối với mọi
đối tượng sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
3. Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu có khó khăn vướng mắc
thì tổ chức và cá nhân liên quan phản ảnh về Phòng Văn hóa và thông tin
thành phố Huế để đề nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
4. Các Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế là một phần không thể tách
rời của Quy chế.

TM. PHÒNG VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN


PHÓ TRƯỞNG PHÒNG

Nguyễn Đông Phương

7
Phụ lục 1. Biểu trưng/Logo NHCN Cơm hến Huế
(Kèm theo Quy chế quản lý, sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Cơm hến Huế)

Màu sắc: màu sắc chủ đạo là màu


cam, ngoài ra còn có màu xanh lá và
màu be.
Mô tả: Nhãn hiệu được bố trí theo bố
cục của một hình tròn với bên ngoài
là dòng chữ “CƠM HẾN” màu cam
bên dưới nối liền với dòng chữ “ĐẶC
SẢN XỨ HUẾ” màu xanh lá bên trên
bởi hai đường cong. Bên trong hình
tròn là hình ảnh chiếc tô và chữ
“Hến” cách điệu màu cam. Tất cả
được thể hiện như hình bên.

8
Phụ lục 2.
Bản đồ vùng hoạt động dịch vụ mang nhãn hiệu chứng nhận Cơm
hến Huế

9
Phụ lục 3.
Tiêu chí khung cho hoạt động kinh doanh, dịch vụ mang nhãn hiệu
chứng nhận Cơm hến Huế
Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống:
a) Vị trí dễ tiếp cận;
b) Đủ điều kiện phục vụ tối thiểu năm mươi khách; có trang thiết bị phù
hợp đối với từng loại món ăn, đồ uống; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
e) Có thực đơn, đơn giá và bán đúng giá ghi trong thực đơn;
đ) Đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm;
đ) Bếp thông thoáng, có trang thiết bị chất lượng tốt để bảo quản và chế
biến thực phẩm;
e) Nhân viên phục vụ mặc đồng phục phù hợp với từng vị trí công việc;
g) Có phòng vệ sinh riêng cho khách;
h) Thực hiện niêm yết giá và chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng.

10

You might also like