Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 48

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC
--------

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ

Môn: Năng lượng mới trên ô tô


Chủ đề: XE ĐIỆN

GVHD: Phạm Sơn Tùng


Nhóm thực hiện: Nhóm 9
Lớp học phần: DHOT16E - 420300332904

TP.HCM, tháng 10 năm 2023


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ


Môn: Năng lượng mới trên ô tô

Lớp học phần: DHOT16E - 420300332904


Nhóm thực hiện : Nhóm 9

STT Họ và tên MSSV Vai trò


1 Lê Văn Hượng 20081681 Nhóm trưởng

2 Nguyễn Huỳnh Quốc Quang 20000545 Thư ký

3 Nguyễn Quang Thứ 20077671 Thành viên

4 Phan Tấn Thành 20082061 Thành viên

5 Đoàn Quang Thái 20077321 Thành viên

6 Trần Trường Giang 20080391 Thành viên

7 Trần Văn Chi 20079731 Thành viên

TP.HCM, tháng 10 năm 2023


Bảng phân công công việc

STT Thành Viên Nội dung công việc Mức độ hoàn


thành
1 Lê Văn Hượng - Phân chia công việc cho các 100%
thành viên trong nhóm.
- Tìm hiểu tổng quan về xe
điện.
- Tổng hợp word và ppt.
2 Nguyễn Huỳnh Quốc - Tìm hiểu lịch sử phát triển 100%
Quang và nguyên nhân suy thoái
về xe điện
- So sánh động cơ điện và
động cơ đốt trong
3 Nguyễn Quang Thứ - Tìm hiểu cấu tạo của xe điện 100%
- So sánh động cơ điện và
động cơ đốt trong
4 Phan Tấn Thành - Tìm hiểu nguyên lí hoạt 100%
động của xe điện
5 Đoàn Quang Thái - Tìm hiểu nguyên lí hoạt 100%
động của xe điện
6 Trần Trường Giang - Tìm hiểu ưu nhược điểm 100%
của xe điện
7 Trần Văn Chi - Tìm hiểu tình hình xe điện 100%
trong nước và thế giới.
- Tổng kết, kết luận và kiến
nghị.
Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 9

Mục Lục
1 Tổng quan về oto điện ............................................................................................. 1
1.1 Khái niệm ......................................................................................................... 1
1.2 Phân loại ........................................................................................................... 1
2 Lịch sử về ô tô điện ................................................................................................. 2
2.1 Những năm đầu tiên của xe hơi điện: ............................................................... 2
2.2 Sự cải tiến của ô tô điện sau những năm tiếp theo ........................................... 2
2.3 Sự phát triễn của xe hơi điện vào những năm 1900 ......................................... 4
2.3 Nguyên nhân suy thoái ô tô điện trên giới: ...................................................... 4
3 Cấu tạo xe điện ........................................................................................................ 5
3.1 Cấu tạo .............................................................................................................. 5
3.2 Chức năng ......................................................................................................... 6
3 Nguyên lí hoạt động của xe ô tô điện ...................................................................... 7
3.1 Động cơ điện một chiều.................................................................................... 7
3.1.1 Cấu tạo động cơ điện 1 chiều .................................................................... 7
3.1.2Nguyên lí hoạt động động cơ điện 1 chiều ................................................. 8
3.2 Động cơ điện xoay chiều .................................................................................. 9
3.2.1Cấu tạo động cơ điện xoay chiều ................................................................ 9
3.2.2 Nguyên lí hoạt động động cơ điện xoay chiều .......................................... 9
3.2.3 Cách thức hoạt động của bộ biến tần ( inverter ) trên ô tô điện .............. 10
3.2.4 Cách thức hoạt động của bộ chuyển đổi điện áp DC/DC trên ô tô điện . 11
3.2.5 Cách thức hoạt động của bộ chỉnh lưu AC/DC trên ô tô điện ................. 12
3.3 Các loại cổng sạc ô tô điện ............................................................................. 14
3.4 Quá trình khởi động và chạy .......................................................................... 15
3.5 Quá trình tái tạo năng lượng ........................................................................... 17
3.7 Ưu và nhược điểm của phanh tái tạo năng lượng........................................... 18
4 Ưu điểm và nhược điểm của xe điện..................................................................... 19

GVHD: PHẠM SƠN TÙNG i


Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 9
4.1 Ưu điểm .......................................................................................................... 19
4.2 NHƯỢC ĐIỂM: ............................................................................................. 21
5 Một số mẫu xe điện đang được sử dụng ở Việt Nam ........................................... 24
5.1 Giới thiệu tổng quan về xe KIA EV6 ............................................................. 24
5.2 Ngoại thất Kia EV6 ........................................................................................ 25
5.3 Nội thất, tiện nghi Kia EV6 ............................................................................ 27
5.1.3 Động cơ, vận hành Kia EV6........................................................................ 28
5.5 Đánh giá an toàn Kia EV6 .............................................................................. 29
5.5 Các kiểu xe và giá bán của KIA EV6 trên thị trường: ................................... 31
6 Sự khác biệt của động cơ điện và động cơ đốt trong: ........................................... 32
7 Tình hình xe điện trong điện và thế giới: .............................................................. 33
7.1 Trong nước ..................................................................................................... 34
7.2 Trên thế giới ................................................................................................... 35
7.3 Kết luận........................................................................................................... 37
7.4 Kiến nghị ........................................................................................................ 38
Tài liệu tham khảo .................................................................................................... 40

GVHD: PHẠM SƠN TÙNG ii


Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 9
Danh mục hình ảnh
Hình 1 Các nhà phát minh ................................................................................................... 2
Hình 2 Ông Camille Al Hình 3 Ông Gaston lanté ............................... 3
Hình 4 Xe điện chạy ở London 1884 .................................................................................. 3
Hình 5 Ông Walter C. Baker ............................................................................................... 4
Hình 6 Những xe điện đầu tiên được bán ............................................................................ 4
Hình 7 Câu tạo xe điện ........................................................................................................ 5
Hình 8 Động cơ điện một chiều có chổi than ...................................................................... 7
Hình 9 Nguyên lí hoạt động động cơ điện 1 chiều có chổi than ......................................... 8
Hình 10 động cơ điện xoay chiều ........................................................................................ 9
Hình 11 Mô tả nguyên lí động cơ xoay chiều ..................................................................... 9
Hình 12 Nguyên lí vận hành của Inverter ......................................................................... 10
Hình 13 Nguyên lí hoạt động của DC/DC......................................................................... 11
Hình 14 Bộ chỉnh lưu ........................................................................................................ 12
Hình 15 Biểu đồ hoạt động của bộ chỉnh lưu .................................................................... 12
Hình 16 Mô tả quá trình sạc pin ........................................................................................ 13
Hình 17 Các loại cổng sạc xe điện .................................................................................... 15
Hình 18 Sơ đồ tổng quan các chi tiết trên xe điện............................................................. 15
Hình 19 Hình ảnh từ trường quay...................................................................................... 16
Hình 20 Sự thay đổi tần số cảu inverter ............................................................................ 16
Hình 21 Cell pin trên xe điện ............................................................................................ 17
Hình 22 Mô tả hoạt động của phanh tái sinh ..................................................................... 18
Hình 23 Bảo vệ môi trường ............................................................................................... 19
Hình 24 Không cần đổ xăng / dầu ..................................................................................... 19
Hình 25 Phạm vi di chuyển và trạm sạc ............................................................................ 21
Hình 26 Peugeot E-208 ..................................................................................................... 22
Hình 27 Peugeot 208 ......................................................................................................... 22
Hình 28 Xe ô tô điện KIA EV6 ......................................................................................... 24
Hình 29 Xe ô tô điện Audi E-tron ..................................................................................... 24
Hình 30 Xe ô tô điện Hyundai Ioniq 5 .............................................................................. 24
Hình 31 Xe ô tô điện Wuling Hongguang Mini EV.......................................................... 24
Hình 32 Kia EV6 ra mắt .................................................................................................... 25
Hình 33 Tổng thể ngoại thất của Kia EV6 ........................................................................ 25
Hình 34 Kia EV6 sử dụng logo Kia mới ........................................................................... 26
Hình 35 Phần thân xe Kia EV6 ......................................................................................... 26
Hình 36 Nội thất khoang lái .............................................................................................. 27
Hình 37 Thiết kế ghế ngồi ................................................................................................. 27

GVHD: PHẠM SƠN TÙNG iii


Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 9
Hình 38 Động cơ EV6 ....................................................................................................... 28
Hình 39 Cấu tạo xe Kia EV5 ............................................................................................. 28
Hình 40 KIA EV6 .............................................................................................................. 29
Hình 41 Ngành công nghiệp ô tô đang thay đổi ................................................................ 33
Hình 42VinFast VF 8 là một mẫu xe điện được nhiều người Việt quan tâm ................... 35
Hình 43 Wuling HongGuang MiniEV mẫu ô tô điện mini mới đóng góp tới sự phát triển
và phổ biến của xe năng lượng sạch tại Việt Nam ............................................................. 35
Hình 44 Xu hướng xe năng lượng sạch trên thế giới ngày càng phổ biến ........................ 37

GVHD: PHẠM SƠN TÙNG iv


Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 9

1 Tổng quan về oto điện


1.1 Khái niệm
Xe ô tô điện là loại phương tiện được cung cấp năng lượng bởi động cơ điện. Thay
vì sử dụng các động cơ đốt trong với các nhiên liệu như xăng hoặc dầu diesel, ô tô
điện sử dụng năng lượng được cung cấp từ một bộ pin sạc.
Ô tô chạy hoàn toàn bằng năng lượng điện gọi là xe điện thuần túy (EV). Ngoài ra,
loại xe ô tô vừa có thể chạy bằng điện, vừa có thể chạy bằng các nhiên liệu khác được
gọi là xe điện lai - xe hybrid (HEV).
1.2 Phân loại
Ô tô điện có ba loại chính với hệ thống điện khác nhau được thiết kế để đáp ứng các
nhu cầu lái xe khác nhau. Đó là: ô tô chạy bằng pin nhiên liệu, ô tô chạy bằng pin-
điện, ô tô điện plug-in hybrid.
Ôtô chạy pin điện

Ô tô chạy bằng pin đều chạy bằng điện và không sử dụng xăng mà thay vào đó có
một cục pin lớn cung cấp năng lượng cho một hoặc nhiều động cơ điện. Hiện tại, xe
chạy bằng pin có phạm vi hoạt động từ 130 đến hơn 480km, với phạm vi ngày càng
tăng khi các mẫu xe mới được giới thiệu. Ngoài việc lái xe qua trạm xăng, xe chạy
bằng pin không cần bảo dưỡng nhiều (chẳng hạn như thay dầu, kiểm tra khói bụi,
thay bugi và thay thế bộ chuyển đổi xúc tác hoặc nhiều bộ phận khác bị mòn và hỏng)
so với xe chạy xăng. .

Việc sạc pin cho ô tô điện có thể được thực hiện tại nhà bằng cách sử dụng phích
cắm điện 120 volt hoặc 240 volt tiêu chuẩn hoặc ở xa nhà tại các trạm sạc công cộng
hoặc nơi làm việc. Một lợi ích của ô tô chạy bằng pin so với xe plug-in hybrid là khả
năng sử dụng bộ sạc nhanh DC, cung cấp phạm vi hoạt động hơn 160 dặm trong 30
phút.
Xe điện hybrid cắm điện
Xe điện plug-in hybrid cung cấp cả chế độ lái chỉ dùng xăng và chỉ dùng điện ngay
cả ở tốc độ tương đối cao. Với pin nhỏ hơn pin điện, xe plug-in hybrid đạt được phạm
vi hoạt động chỉ dùng điện từ 32 – 88km mà trong thời gian đó chúng không tạo ra
khí thải từ ống xả. Khi ô tô sử dụng hết phạm vi sử dụng điện, nó sẽ chuyển sang ga
và lái giống như ô tô thông thường.

GVHD: PHẠM SƠN TÙNG 1


Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 9
Xe điện chạy pin nhiên liệu

Ô tô điện chạy bằng pin nhiên liệu chạy bằng điện nhưng hoạt động khác với ô tô
chạy bằng pin hoặc xe hybrid. Hệ thống điện của nó bao gồm nhiều tế bào được kết
hợp thành một khối kết hợp hóa học khí hydro từ bình chứa của ô tô và oxy từ không
khí để tạo ra điện.

Pin nhiên liệu có phạm vi hoạt động từ 480-640km trên một bình chứa duy nhất và
có thể được tiếp nhiên liệu trong khoảng năm phút tại các trạm tiếp nhiên liệu hydro.
2 Lịch sử về ô tô điện
2.1 Những năm đầu tiên của xe hơi điện:
Từ 1832-1839 :Anderson đã phát minh ra loại xe chuyên chở hàng chạy bằng điện
đầu tiên.
Thomas dauvenport và Robert dauvidson đã đưa pin vào sửa dụng cho ô tô điện.

Hình 1 Các nhà phát minh

2.2 Sự cải tiến của ô tô điện sau những năm tiếp theo
1859: Gaston lanté thành công chết tạo ra pin chì axit.
1860: Camille Alphone đã thử nghiệm thành công khả năng lưu trữ điện trong
pin giúp xe di chuyển dc trong khoản đường dài.

GVHD: PHẠM SƠN TÙNG 2


Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 9

Hình 2 Ông Camille Al Hình 3 Ông Gaston lanté


1884: Thomas Park thiết kế chế tạo ra được loại xe điện chạy thực tế ở London
sử dụng pin sạc công suất cao.

Hình 4 Xe điện chạy ở London 1884

1899 : Hãng ô tô đầu tiên ra đời của ,Walter C. Baker mở công ty Baker
Motor

GVHD: PHẠM SƠN TÙNG 3


Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 9

Hình 5 Ông Walter C. Baker

2.3 Sự phát triễn của xe hơi điện vào những năm 1900
Chiếc xe đầu tiên được bán ra thị trường mang tên Inperial

Hình 6 Những xe điện đầu tiên được bán


1900 : ô tô điện chiếm 1/3 trên thị trường ở Mỹ
2.3 Nguyên nhân suy thoái ô tô điện trên giới:
Vào những 1912 động cơ đốt trong ra đời các nhiên liệu dầu mỏ được tìm thấy so
với xe điện thì xe chạy bằng xăng được điều khiển khá phức tạp nhưng lúc bấy giời
thì nhiên liệu điện khi đi đường xa hoặc ra các ngoại ô của các thành phố lớn thì các
trạm sạc điện sẽ ko có nên sẽ ảnh hưởng đến việc đi xa và hơn nữa giá thành của ô
tô điện lúc này cao hơn rất nhiều so với động cơ xăng nên từ đó ô tiện đã ko còn tồn
tại trên thị trường

GVHD: PHẠM SƠN TÙNG 4


Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 9

3 Cấu tạo xe điện


3.1 Cấu tạo

Hình 7 Câu tạo xe điện

1.Ắc quy phụ: Trong một chiếc xe truyền động điện, nguồn pin phụ cung cấp năng
lượng cho các thiết bị trên xe hoạt động.
2. Cổng sạc: Cổng sạc cho phép phương tiện kết nối với nguồn điện bên ngoài để
sạc ắc-quy
3. Bộ chuyển đổi DC/DC: Thiết bị này chuyển đổi nguồn DC áp cao từ ắc quy thành
nguồn DC áp thấp cần thiết để các thiết bị trên xe hoạt động & sạc lại cho ắc quy
phụ.
4. Động cơ điện/Motor điện: Sử dụng năng lượng từ bộ nguồn ắc qui, motor này dẫn
động các bánh xe. Vài phương tiện còn sử dụng tổ hợp động cơ – máy phát (motor
generators) thực hiện cả 2 chức năng truyền động và tái sinh/hồi phục năng lượng.
5. Onboard charger: Lấy nguồn điện AC được cung cấp qua cổng sạc và biến đổi
chúng thành nguồn DC để sạc cho ắc quy. Bộ phận này theo dõi các thông số của ắc
quy như điện áp, dòng, nhiệt độ và trạng thái sạc.
6. Bộ điều khiển điện tử công suất (Power electronics controller): Bộ phận này
quản lý dòng năng lượng điện được cung cấp bởi ắc quy, điều khiển tốc độ của motor
điện và momen xoắn mà nó tạo.
7. Hệ thống làm mát (Thermat System): Hệ thống này duy trì một phạm vi nhiệt độ
hoạt động thích hợp của động cơ/motor điện & các bộ phận khác.
8. Bộ ắc quy kéo: Lưu trữ điện để cung cấp cho motor.

GVHD: PHẠM SƠN TÙNG 5


Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 9
3.2 Chức năng
Tên bộ
Cấu tạo và chức năng
phận

Là bộ phận có vai trò cung cấp năng lượng cho xe để các bánh xe
Động cơ
chuyển động. Có 2 loại động cơ: DC (một chiều) hoặc AC (xoay
điện
chiều), nhưng AC được dùng phổ biến hơn.

Là một thiết bị dùng để chuyển đổi nguồn điện một chiều thành
nguồn điện xoay chiều. Nhờ bộ phận này, động cơ có thể thay
đổi tốc độ quay thông qua cách điều chỉnh tần số của dòng điện
Biến tần
xoay chiều hoặc điều chỉnh biên độ của tín hiệu biến tần. Từ đó,
giúp tùy chỉnh công suất hoặc mô-men xoắn của động cơ cho
phù hợp.

Là bộ phận quan trọng, không thể thiếu của xe ô tô điện. Bởi ô tô


điện dùng pin để lưu trữ năng lượng cần thiết giúp xe có thể di
chuyển một quãng đường nhất định. Người dùng nên nạp pin
đầy, giúp động cơ xe có thể sẵn sàng vận hành.
Pin

Phạm vi di chuyển của xe phụ thuộc vào công suất của pin trên ô
tô, công suất càng cao, phạm vi di chuyển càng lớn. Loại pin phổ
biến là pin lithium - với ưu thế tỷ lệ xả thải thấp, không gây hại,
thân thiện với môi trường.

Bộ sạc pin được lưu trữ sẵn trong pin. Bộ phận này có vai trò
chính là kiểm soát mức điện áp của pin. Ngoài ra, bộ sạc pin còn
Bộ sạc pin
có thể theo dõi nhiệt độ của pin để duy trì tuổi thọ của pin lâu
dài.

GVHD: PHẠM SƠN TÙNG 6


Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 9

Đây là bộ phận đầu não giúp quản lý tất cả các thông số từ pin.
Nhờ cách xử lý thông tin từ pin mà bộ điều khiển có thể kiểm
Bộ điều
soát tốc độ sạc phù hợp. Bên cạnh đó, bộ điều khiển cũng có vai
khiển
trò điều chỉnh tốc độ trong biến tần của động cơ xe thông qua hệ
thống bàn đạp.

Cáp sạc thường được đặt bên trong xe, giúp sạc pin cho ô tô tại
Cáp sạc nhà hoặc tại các điểm sạc công cộng thuận tiện. Mỗi điểm sạc
đều sẽ có loại cáp sạc riêng cho từng loại xe.

3 Nguyên lí hoạt động của xe ô tô điện


3.1 Động cơ điện một chiều
3.1.1 Cấu tạo động cơ điện 1 chiều
Stato: Phần đứng yên với 1 hoặc nhiều cặp nam châm vĩnh cửu/ nam châm
điện.
Rotor - Phần lõi chuyển động quay được làm từ các cuộn dây, quấn tạo thành
nam châm điện.
Chổi than (brushes) - Phần tiếp xúc và tiếp điện cho cổ góp.
Cổ góp (commutator) - Bộ phận làm nhiệm vụ tiếp xúc và chia nhỏ nguồn điện
cho các cuộn dây trên rotor. Mỗi một điểm tiếp xúc sẽ tương ứng với một cuộn
dây trên rotor.
Bộ chỉnh lưu: biến đổi dòng điện trong khi rotor quay liên tục

Hình 8 Động cơ điện một chiều có chổi than

GVHD: PHẠM SƠN TÙNG 7


Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 9
3.1.2Nguyên lí hoạt động động cơ điện 1 chiều
Stato của động cơ DC sẽ là 1 hoặc nhiều cặp nam châm đứng yên, trong khi
rotor là cuộn dây được nối với nguồn điện 1 chiều. Rotor khi được cấp điện sẽ
tạo ra từ tường tương tác với từ trường của nam châm vĩnh cửu , đồng thời tạo
ra momen quay.
Lúc này, hướng chuyển động của rotor sẽ được xác định bằng quy tắc bàn tay
trái. Tại đó, quy tắc bàn tay trái: Ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa sẽ biểu
hiện trục quay của các đại lượng vật lý, lần lượt là: lực tác dụng bởi vật dẫn
dòng điện, chiều dòng điện.
Khi dòng điện chạy trong rotor, phần ứng đặt trên rotor và cổ góp đứng yên
sẽ chuyển dòng điện từ cuộn dây này sang cuộn dây kia. Động cơ DC sẽ hoạt
động với tốc độ cố định khi dòng điện cố định, đồng thời không có hiện tượng
trượt.

Hình 9 Nguyên lí hoạt động động cơ điện 1 chiều có chổi than

GVHD: PHẠM SƠN TÙNG 8


Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 9
3.2 Động cơ điện xoay chiều
3.2.1Cấu tạo động cơ điện xoay chiều

Hình 10 động cơ điện xoay chiều

3.2.2 Nguyên lí hoạt động động cơ điện xoay chiều


Stator gồm các cuộn dây của ba pha điện quấn trên các lõi sắt bố trí trên một
vành tròn để tạo ra từ trường quay. Rotor hình trụ có tác dụng như một cuộn
dây quấn trên lõi thép. Khi nối động cơ vào mạng điện xoay chiều, từ trường
quay do stator gây ra làm cho rotor quay. Chuyển động quay của rotor được
truyền ra ngoài và được sử dụng để vận hành các máy công tác hoặc các cơ
cấu chuyển động khác.[1]

Hình 11 Mô tả nguyên lí động cơ xoay chiều

GVHD: PHẠM SƠN TÙNG 9


Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 9
3.2.3 Cách thức hoạt động của bộ biến tần ( inverter ) trên ô tô điện
Bộ biến tần là một thiết bị điện chuyển đổi điện từ nguồn DC (Dòng điện một chiều)
sang AC (Dòng điện xoay chiều). Nguồn điện một chiều từ Pin, được cấp cho cuộn
dây sơ cấp trong một máy biến áp bên trong vỏ biến tần.

Hình 12 Nguyên lí vận hành của Inverter


Thông qua một công tắc điện tử (Transistor hoặc FETs) giúp đóng ngắt liên tục theo
một tần số nhất định, hướng của dòng điện tích đảo pha liên tục (điện tích đi vào
cuộn sơ cấp, khi bị ngắt đột ngột nhờ hiện tượng cảm ứng điện đột ngột đảo chiều và
phóng ngược ra ngoài). Dòng điện vào/ra của cuộn thứ cấp tạo ra dòng điện xoay của
máy biến áp. Cuối cùng, dòng điện xoay chiều cảm ứng này cung cấp năng lượng
cho tải xoay chiều như động cơ điện AC của ô tô điện (EV).

GVHD: PHẠM SƠN TÙNG 10


Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 9
3.2.4 Cách thức hoạt động của bộ chuyển đổi điện áp DC/DC trên ô
tô điện
Trong kỹ thuật điện, bộ chuyển đổi DC/DC là một loại bộ chuyển đổi điện và nó là
một mạch điện chuyển đổi nguồn dòng điện một chiều (DC) từ mức điện áp này sang
mức điện áp khác, bằng cách lưu trữ tạm thời năng lượng đầu vào và sau đó giải
phóng năng lượng đó sang đầu ra ở một mức điện áp cao hơn hay thấp hơn.

Hình 13 Nguyên lí hoạt động của DC/DC

Bộ lưu trữ năng lượng của hệ thống có thể nằm trong thành phần lưu trữ từ trường
(cuộn cảm, máy biến áp) hoặc thành phần lưu trữ điện trường. Bộ chuyển đổi DC/DC
có thể được thiết kế để truyền điện chỉ theo một hướng, từ đầu vào đến đầu ra. Tuy
nhiên, hầu hết tất cả các cấu trúc liên kết của bộ chuyển đổi DC/DC đều có thể được
tạo hai hướng.
Bộ chuyển đổi hai chiều này có thể di chuyển công suất theo một trong hai hướng,
điều này rất hữu ích trong các ứng dụng yêu cầu phanh tái sinh. Lượng dòng điện
giữa đầu vào và đầu ra có thể được kiểm soát bằng cách điều chỉnh chu kỳ hoạt động
xung điện áp. Thông thường, điều này được thực hiện để kiểm soát: điện áp đầu ra,
dòng điện đầu ra, dòng điện đầu vào hoặc để duy trì công suất không đổi.

GVHD: PHẠM SƠN TÙNG 11


Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 9

3.2.5 Cách thức hoạt động của bộ chỉnh lưu AC/DC trên ô tô điện
Chuyển đổi nguồn AC thành nguồn DC bằng cách sử dụng hàng loạt các Diode
hoặc tụ điện giúp điều chỉnh và dập tắt dao động của dòng điện AC.

Hình 14 Bộ chỉnh lưu

Nguyên lí làm việc của bộ chỉnh lưu

Hình 15 Biểu đồ hoạt động của bộ chỉnh lưu

GVHD: PHẠM SƠN TÙNG 12


Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 9
Khi rotor quay một vòng, trong các cuộn dây Stator dòng điện được sinh ra trong mỗi
cuộn dây này được chỉ ra từ (a) tới (f) trong Hình C. Ở vị trí (a), dòng điện có chiều
dương được tạo ra ở cuộn dây III và dòng điện có chiều âm được tạo ra ở cuộn dây II. Vì
vậy dòng điện chạy theo hướng từ cuộn dây II tới cuộn dây III. Dòng điện này chạy vào
tải qua diode 3 và sau đó trở về cuộn dây II qua diode 5. Ở thời điểm này cường độ dòng
điện ở cuộn dây I bằng 0. Vì vậy không có dòng điện chạy trong cuộn dây I. Bằng cách
giải thích tương tự từ các vị trí (b) tới (f) dòng điện xoay chiều được chỉnh lưu bằng cách
cho qua 2 diode và dòng điện tới các phụ tải được duy trì ở một giá trị không đổi. [2]
Quá trình hoạt động của xe điện bao gồm 3 quá trình: sạc pin, khởi động và
chạy, tái tạo năng lượng
Quá trình sạc pin

Hình 16 Mô tả quá trình sạc pin


Sạc xe ô tô điện là quá trình đưa năng lượng điện vào pin của xe ô tô điện.
Để sạc pin xe ô tô điện , chủ xe có thể tiến hành sạc tại nhà hoặc tại các trạm sạc
công cộng. Cụ thể:
• Cách sạc pin tại nhà: Thông thường khi mua xe điện, nhà sản xuất sẽ cung cấp
cho người dùng bộ adapter để thuận tiện khi sạc. Nguồn điện để sạc là điện
dân dụng 220V, thời gian sạc đầy sẽ giao động từ 10h đến 12h.
• Cách sạc pin tại trạm sạc công cộng: Có một số hãng ô tô điện sẽ lắp đặt hệ
thống trạm sạc công cộng để phục vụ việc sạc pin. Tại các trạm sạc, khách
hàng có thể lựa chọn chế độ sạc thông thường và chế độ sạc nhanh. Mỗi hình

GVHD: PHẠM SƠN TÙNG 13


Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 9
thức sạc này sẽ có những ưu điểm, nhược điểm khác nhau, khách hàng có thể
cân nhắc tuỳ vào nhu cầu.[3]
Thời gian sạc điện
Thời gian sạc pin nhanh hay chậm tùy thuộc vào loại xe điện và nguồn điện mà
người dùng kết nối.
Ví dụ Đối với xe ô tô điện VinFast VF e34, được trang bị pin lithinium-ion cao cấp,
dung lượng 42kW, công suất sạc là 3,3kW. Với chế độ sạc thường, VF e34 có thể di
chuyển với quãng đường khoảng 285km chỉ sau 1 lần sạc.
3.3 Các loại cổng sạc ô tô điện
Một trong những chi tiết của bộ sạc ô tô điện là cổng sạc. Cổng sạc giúp người dùng
kết nối xe với nguồn điện bên ngoài để sạc ắc quy. Dựa trên tốc độ và công suất,
cổng sạc ô tô điện được chia thành nhiều loại. Mỗi cấp độ đều có ưu và nhược điểm
riêng và phụ thuộc vào thời gian sạc của từng loại xe:
• Cổng sạc Type 1 J1772: Sử dụng nguồn điện trên 200V (thường là 220V -
240V) cho tốc độ sạc cấp độ 2.
• Cổng sạc Type 2 Mennekes: Là cổng sạc ô tô điện thuộc cấp độ sạc 3 có tốc
độ nhanh với nguồn điện 600V- 800V. Loại sạc này có cơ chế khóa sẵn để
đảm bảo an toàn khi sử dụng tại các trạm sạc công cộng. Sở hữu nguồn điện
áp cao, xe điện có thể vận hành 80 - 150km/h với tốc độ sạc từ 0 - 80% chỉ
trong vòng 23 phút.
• Cổng sạc kết hợp CCS: Hỗ trợ cả sạc AC (Alternating Current) và DC (Direct
Current) với mức công suất dao động 50kW - 350kW.
• Cổng sạc Chademo: sử dụng điện áp 600V - 800V từ nguồn điện một chiều
(DC) với tốc độ sạc rất nhanh, cung cấp năng lượng để xe đi được quãng đường
lên đến 150km sau một giờ sạc. [4]

GVHD: PHẠM SƠN TÙNG 14


Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 9

Hình 17 Các loại cổng sạc xe điện

3.4 Quá trình khởi động và chạy


Đầu tiên khi khởi động hệ thống sẽ sử dụng nguồn điện phụ từ acquy 12V để kích
hoạt các hệ thống điện tử cũng như các hệ thống điều khiển trên xe. Sau đó, pin sẽ
được xả vào inverter để biến đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều (
DC → AC ) ba pha cao thế phục vụ cho chạy động cơ cảm ứng.

Hình 18 Sơ đồ tổng quan các chi tiết trên xe điện


Động cơ cảm ứng sẽ có 2 phần: rotor và stator
Dòng điện xoay chiều ba pha sẽ được đưa tới stator. Những dòng điện xoay chiều
trong cuộn dây sẽ tạo ra từ trường quay. Từ trường quay RMF ( Rotating Magnetic

GVHD: PHẠM SƠN TÙNG 15


Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 9
Field ) do dòng điện cảm ứng trong rotor tạo ra. Chính vì vậy tốc độ quay của rotor
sẽ chậm hơn tốc độ của từ trường RMF ( Rotor speed < RMF ).

Hình 19 Hình ảnh từ trường quay


Inverter sẽ thay đổi tần số và biên độ của dòng điện ba pha để thay đổi tốc độ và sức
mạnh của động cơ ( tần số cao tốc độ quay nhanh hơn , Biên độ lớn thì lực kéo lớn
hơn ).

Hình 20 Sự thay đổi tần số cảu inverter


➔ Với sự hoạt động đơn giản này, giúp cho động cơ cảm ứng có thể hoạt động ở
mức tốc độ 0-18000 RPM.

GVHD: PHẠM SƠN TÙNG 16


Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 9

Hình 21 Cell pin trên xe điện


Các cell pin được kết nối với nhau tạo thành một chuỗi và đặt song song để tạo ra
năng lượng cho xe. Trong bộ pin sẽ co một bộ làm lạnh glycol và những ống kim
loại ở giữa các cell ( đây là sự cái tiến của tesla ). Việc làm mát này sẽ đảm bảo được
nhiệt độ ở những vị trí có nhiệt độ cao và cả sự truyền nhiệt. Khi glycol nóng lên nó
sẽ được làm mát bởi hệ thống tản nhiệt đặt trước xe.
Phần năng lượng được tạo ra sẽ được truyền tới bánh xe thông bộ dẫn động giúp
bánh xe quay. Việc này được sử dụng thông qua một cơ cấu truyền động đơn giản
bởi xe điện luôn cho ra năng suất cao ở tất cả các điều kiện vận hành.
3.5 Quá trình tái tạo năng lượng
Quá trình này xảy ra khi ta nhả chân ga, chạy trớn và sử dụng phanh
Khi bánh xe quay kết nối trực tiếp khiến cho rotor quay và việc của inverter ( bộ biến
tần ) là đảm bảo cho từ trường quay thấp hơn tốc độ quay của rotor ( RMF < ROTOR
SPEED ) khi đó nó sẽ sinh ra điện ở cuộn stator. Điện sinh ra sẽ được inverter chuyển
đổi và dự trữ lại trong pin. Tuy nhiên, quá trình này sẽ không phục hồi hoàn toàn
năng lượng tiêu hao khi xe vận hành.

GVHD: PHẠM SƠN TÙNG 17


Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 9
Phanh tái tạo năng lượng

Hình 22 Mô tả hoạt động của phanh tái sinh


Khi lái xe bình thường, động cơ điện (Electric motor/Generator) lấy năng lượng từ
khối pin giúp bánh xe chuyển động (đường màu đỏ). Khi nhấn chân phanh, động cơ
điện sử dụng bộ chuyển đổi điện để đảo chiều từ trường, động cơ lúc này trở thành
máy phát điện. và có nhiệm vụ ngược lại với động cơ. Máy phát điện biến đổi động
năng, nhiệt năng, sinh ra khi phanh thành năng lượng điện, thu hồi và lưu trữ năng
lượng điện sinh ra trong khối pin (đường màu xanh lá cây). Khi đảo chiều từ trường,
động cơ điện cũng sẽ sinh ra mô-men hãm (có chiều ngược lại với mô-men xoắn) và
điện trở, giúp giảm tốc độ của xe.
3.7 Ưu và nhược điểm của phanh tái tạo năng lượng
Ưu điểm
✓ Tiết kiệm nhiên liệu xe ô tô
✓ Bảo toàn năng lượng
✓ Giảm bào mòn
✓ Tăng hiệu quả sử dụng nhiên liệu
✓ Phanh tái sinh không lãng phí nhiên liệu nhiều
Nhược điểm
✓ Phanh tái tạo năng lượng chỉ hiệu quả khi giảm tốc ở tốc độ thấp
✓ Đồng thời do tốc độ sạc lại tối đa của mạch và dung lượng của pin, lực hãm từ
kiểu điện từ RBS luôn bị giới hạn, do đó người ta thường kết hợp cả 2 loại
phanh để tối ưu hóa hiệu quả cho hệ thống phanh trên xe.

GVHD: PHẠM SƠN TÙNG 18


Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 9
✓ Trang bị thêm RBS đồng nghĩa với việc tăng trọng lượng của toàn bộ chiếc
xe. Mặc dù RBS có thể cải thiện khả năng tiết kiệm nhiên liệu trong điều kiện
lái xe bắt đầu và dừng lại, nhưng nó có thể có tác động tiêu cực đến mức tiêu
thụ nhiên liệu trong quá trình di chuyển trên đường cao tốc.[5]

4 Ưu điểm và nhược điểm của xe điện


4.1 Ưu điểm

Hình 23 Bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường


Lợi ích lớn nhất của dòng xe ô tô điện chính là khả năng bảo vệ môi trường. Như
bạn đã biết, một chiếc xe ô tô điện sẽ được trang bị pin và được điều khiển bởi
động cơ điện. Do không sử dụng động cơ đốt nên loại xe này loại bỏ được hoàn
toàn lượng khí thải tạo ra. Nếu so sánh, trung bình xe có động cơ xăng sản sinh
350g CO2/1,6 km.

Không cần đổ xăng / dầu

Hình 24 Không cần đổ xăng / dầu

GVHD: PHẠM SƠN TÙNG 19


Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 9
Đây cũng là một trong những ưu điểm thiết thực nhất về xe ô tô điện. Tất nhiên rồi,
khi sử dụng xe ô tô điện bạn sẽ không phải đổ xăng hoặc dầu do xe hoạt động chủ
yếu bằng điện tích trữ.
Chi phí vận hành thấp
Hiện nay, giá xăng vẫn đang trên đà tăng cao và không có dấu hiệu sẽ giảm xuống
nên việc sử dụng một chiếc xe ô tô điện sẽ tiết kiệm được cho bạn rất nhiều chi phí
vận hành.
Theo tính toán, khi thuê pin và sạc pin xe ô tô điện sẽ tiêu tốn của người dùng khoảng
1.482đ/km. Xe ô tô xăng sẽ tiêu tốn nhiều chi phí vận hành hơn do giá xăng dạo này
tăng cao đến 29.000đ/lít nên chi phí cho mỗi kilomet di chuyển giao động khoảng
2.320đ/km. Tính đến mức tiết kiệm nhiên liệu trung bình của ô tô chạy bằng động cơ
đốt, nếu bạn đi được 16 000km trong một năm, việc chuyển sang sử dụng xe ô tô
điện có thể tiết kiệm gần 30 triệu đồng.
Hiện nay hầu hết quốc gia và vùng lãnh thổ đều cung cấp các khuyến khích tài chính
cho khách hàng sở hữu xe điện. Ví dụ như ở Mỹ, khách hàng mua xe điện sẽ nhận
được khoản tín dụng thuế tăng từ 2.500 USD lên 7.500 USD. Theo một cuộc nghiên
cứu tiến hành bởi Đại học California, chương trình tín dụng thuế liên bang là lý do
chính tại sao hơn 30% khách hàng quyết định rinh về một chiếc ô tô điện.
Gần như không có tiếng ồn
Thông thường, các dòng xe sử dụng động cơ đốt trong sẽ phát ra âm thanh khoảng
70dB khi di chuyển với tốc độ 104 km/h, trong khi đó xe ô tô điện lại yên tĩnh và
âm thanh nhẹ nhàng hơn nhiều. Thậm chí nhiều hãng xe còn tạo ra âm thanh giả để
người đi đường dễ nhận biết khi xe đang di chuyển.
Hiệu suất cao
- Ở động cơ đốt trong: với cơ chế chuyển hóa nhiệt năng thành cơ năng, cần trải qua quá
trình đốt cháy nhiên liệu và thời gian thực hiện giữa các bộ phận làm cho một lượng nhiệt
lớn bị hao tốn từ thành xi-lanh. Hiệu suất thực tế của động cơ chỉ duy trì ở mức 35%.
- Động cơ điện: quá trình chuyển hóa điện năng thành cơ năng cũng sinh nhiệt nhưng
không đáng kể vì xe điện dẫn động trực tiếp từ momen xoắn đến các bánh xe, không
qua các bộ phận trung gian khác. Nhờ đó, hiệu suất xấp xỉ 90%, cao hơn nhiều lần
so với động cơ truyền thống.
Khả năng tăng tốc
- Động cơ điện có thể tạo ra momen xoắn cao gần như ngay lập tức ở dải vòng tua
thấp, ngay cả khi vừa mới khởi động. Điều này giúp người lái tăng tốc xe ngay tức

GVHD: PHẠM SƠN TÙNG 20


Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 9
thì khi đạp chân ga. Trong khi động cơ đốt trong cần thời gian để phản ứng với chân
ga.
- Động cơ đốt trong đòi hỏi tốc độ vòng tua máy nhất định để có thể tạo ra lực momen
xoắn lớn tương ứng. Xe ở trạng thái khởi động, vòng tua máy thường dao động trong
khoảng 1000 vòng/phút và tăng dần khi người lái tăng tốc độ. Vòng quay càng lớn,
công suất tạo ra càng cao, xe di chuyển càng nhanh. Xe điện luôn sẵn sàng ở chế độ
khởi động, đó là lý do giúp khả năng tăng tốc của động cơ điện luôn tương đương
với những mẫu siêu xe sử dụng động cơ đốt trong.
Chi phí bảo dưỡng thấp
- Động cơ điện: sử dụng năng lượng từ bộ pin, có thể sạc đầy khi cần thiết nên chi
phí sử dụng thấp hơn. Ngoài ra, do cơ chế vận hành khác biệt, hộp số trên ô tô điện
có kết cấu đơn giản, giúp hạn chế khả năng hư hỏng, tối ưu chi phí sửa chữa.
- Động cơ đốt trong: sử dụng nhiên liệu như xăng, dầu diesel hoặc than, dẫn đến chi
phí vận hành và sửa chữa cao hơn do các chi tiết cơ khí phức tạp như piston, thanh
truyền, trục khuỷu, hộp số.[6]
4.2 NHƯỢC ĐIỂM:
Phạm vi di chuyển và trạm sạc
Xe ô tô điện hiện nay đang vướng phải một vấn đề khá lớn đó là phạm vi di chuyển
của xe và thiết lập các trạm tiếp nạp nhiên liệu. Khi sạc đầy thì xe điện không thể di
chuyển với khoảng cách xa được như xe sử dụng động cơ đốt trong, và các trạm sạc
điện không được phân bố rộng rãi đặc biệt là ở các tỉnh, dẫn đến khó khăn, bất tiện
cho người dùng. Vì vậy cần phải cải thiện cơ sở hạ tầng, giúp người dùng dễ tiếp cận
và sử dụng xe ô tô điện hơn.

Hình 25 Phạm vi di chuyển và trạm sạc


Phạm vi hoạt động của một số loại xe điện mới ra mắt gần đây như sau:
- Tesla Model S & Model X (trên 400 km).

GVHD: PHẠM SƠN TÙNG 21


Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 9
- Tesla Model 3 (trên 350 km)
- Chevrolet Bolt (383 km)
- Nissan Leaf 2018 (trên 320 km)
Thời gian sạc
Tuy đây cũng không phải là nhược điểm đáng quan ngại, nhưng nếu so sánh với xe
chạy bằng xăng/dầu thì chỉ cần không quá 1 phút để lắp đầy bình nhiên liệu thì thời
gian sạc đầy đối với hầu hết các xe ô tô điện sẽ cần 7-8 giờ để sạc đầy bằng bộ sạc
7kW. Riêng ‘bộ siêu nạp’ của dòng xe Tesla có thể sạc đến 80% cũng mất gần 30
phút.
Giá mua
Không thể bỏ qua thực tế rằng xe ô tô điện đắt hơn so với ô tô chạy bằng xăng và
động cơ diesel truyền thống.
Ví dụ cụ thể là chiếc Peugeot 208 hoàn toàn mới với động cơ xăng 1,2 lít 100 mã lực
có giá khoảng 850.000.000đ thì Peugeot E-208 có thông số kỹ thuật tương đương,
với pin 50kWh có giá hơn 1.130.000.000đ.

Hình 27 Peugeot 208 Hình 26 Peugeot E-208

Khó mua phụ kiện


Một vấn đề đối với người dùng xe điện sẽ gặp phải đó là việc lắp phụ kiện cho xe.
Xuất phát từ 2 nguyên nhân chính gồm:
- Xe ô tô điện không có cổng nguồn tẩu thuốc 12V – là cổng nguồn mà đa số phụ
kiện ô tô sử dụng.
- Các thiết bị không phù hợp có thể làm nhiễu mạch điện của xe. Các phụ kiện thông
thường có thể không hoạt động. Tệ hơn, nó có thể làm hỏng hệ thống điện trong xe
của bạn.

GVHD: PHẠM SƠN TÙNG 22


Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 9
Hiệu suất vận hành phụ thuộc vào dung lượng pin

Không chỉ quãng đường di chuyển mà ngay cả khả năng tăng tốc của ô tô điện cũng phụ
thuộc vào pin. Chính đại diện của hãng Kia đã xác nhận điều này với phóng viên trong quá
trình lái thử mẫu ô tô điện EV6 GT.

Kia EV6 GT 2023 hiện là phiên bản cao cấp nhất, nhanh và mạnh nhất của dòng ô tô điện
EV6 đến từ Hàn Quốc. Sở hữu công suất tổng cộng 576 mã lực và mô-men xoắn cực đại
740 Nm, Kia EV6 GT 2023 có thể tăng tốc từ 0-96 km/h trong thời gian chỉ 3,4 giây trước
khi đạt vận tốc tối đa 259 km/h.

Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên CarScoops, phát ngôn viên của hãng Kia khẳng định
EV6 GT chỉ có thể sở hữu khả năng tăng tốc ấn tượng khi dung lượng pin ở mức trên 70%.
"Dưới con số đó, hiệu suất vận hành sẽ giảm như bất kỳ mẫu ô tô điện nào khác", phát ngôn
viên của hãng Kia khẳng định.

Chi phí thay thế và sửa chữa pin cao

Pin chính là trái tim của một chiếc ôtô điện. Đây là bộ phận chịu trách nhiệm dự trữ điện
và cung cấp năng lượng cho xe hoạt động. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi pin cũng là
bộ phận đắt nhất của ôtô điện.

Người dùng ô tô điện sẽ tiết kiệm được những chi phí như nhiên liệu hay bảo dưỡng so với
xe xăng, dầu truyền thống. Tuy nhiên, nếu pin bị hỏng thì chi phí sửa chữa và thay thế sẽ
khá cao. Có thể lấy ví dụ như pin của VinFast VF e34 có giá 190 triệu đồng. Pin của VinFast
VF8 có giá 384 triệu đồng trong khi mức tương ứng của VF9 có thể lên đến 493 triệu
đồng.[7]

GVHD: PHẠM SƠN TÙNG 23


Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 9

5 Một số mẫu xe điện đang được sử dụng ở Việt Nam

Hình 30 Xe ô tô điện Hyundai Ioniq 5 Hình 28 Xe ô tô điện KIA EV6

Hình 29 Xe ô tô điện Audi E-tron


Hình 31 Xe ô tô điện Wuling Hongguang Mini
EV

5.1 Giới thiệu tổng quan về xe KIA EV6

Kia EV6 là một chiếc Crossover Coupe chạy điện cỡ nhỏ được sản xuất bởi hãng
xe Kia Motor - Hàn Quốc. Một số hình ảnh của chiếc xe này được hãng xe tiết lộ
vào tháng 02/2021. Sau hơn một tháng "nhá hàng" dòng xe điện đầu tiên sử dụng
khung gầm mới, Kia Motors chính thức giới thiệu Kia EV6 với công chúng toàn
cầu.

GVHD: PHẠM SƠN TÙNG 24


Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 9

Hình 32 Kia EV6 ra mắt

5.2 Ngoại thất Kia EV6

Kia EV6 được thiết kế định hướng tương lai của hãng xe Kia Motor với kiểu dáng
độc đáo, ấn tượng và trông sang trọng hơn. EV6 là mẫu xe đầu tiên của Kia sử
dụng ngôn ngữ thiết kế Opposites United.

Hình 33 Tổng thể ngoại thất của Kia EV6

EV6 2024 mang phong cách Crossover lai Coupe, có ngoại hình thanh thoát, trẻ
trung. Lưới tản nhiệt mũi hổ đặc trưng biến mất. Cụm đèn pha và đèn ban ngày

GVHD: PHẠM SƠN TÙNG 25


Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 9
LED. Với ngôn ngữ thiết kế mới này được Kia Motor gọi là "Digital Tiger Face -
mặt hổ kỹ thuật số". Kia EV6 sử dụng logo Kia mới.

Hình 34 Kia EV6 sử dụng logo Kia mới

Kia EV6 là một chiếc xe crossover lai Coupe nên mui xe vuốt dốc dài đến cột C.
Tay nắm cửa được thiết kế ẩn vào thân xe như một số mẫu xe hạng sang như Land
Rover, tăng thêm tính sang trọng, hiện đại cho xe

Hình 35 Phần thân xe Kia EV6

Phần đuôi xe nổi bật với dải đèn hậu LED trải dài hết phần đuôi xe kéo dài đến
vòm bánh xe hai bên. Cánh lướt gió được thiết kế thể thao.
Kia EV6 tiêu chuẩn có kích thước tổng thể DxRxC lần lượt là 4.680x1.880x1.550
mm, chiều dài cơ sở đạt 2.900 mm. So với Kia Sorento thì EV6 ngắn hơn 119 mm,
nhỏ hơn 20 mm và thấp hơn 145 mm nhưng chiều dài cơ sở lớn hơn 86 mm. Với
phiên bản GT Line và GT thì kích thước nhỉnh hơn, dài 4.695 mm.

GVHD: PHẠM SƠN TÙNG 26


Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 9

5.3 Nội thất, tiện nghi Kia EV6


Cabin Kia EV6 được thiết kế hiện đại và thể thao. Màn hình cảm ứng kép gồm
màn hình thông tin giải trí nối liền với bảng đồng hồ kỹ thuật số. Mỗi màn hình có
kích thước 12 inch. EV6 hỗ trợ người lái công nghệ thực tế ảo tăng cường AR giúp
hiển thị vận tốc hay thông tin dẫn đường trực quan hơn trên kính lái. Khu vực trung
tâm có cụm điều khiển điều hòa. Vô lăng 02 chấu, được ốp kim loại một số chi tiết.
Cần số điện có thiết kế kiểu núm tròn.

Hình 36 Nội thất khoang lái

EV6 có thể cấp điện cho các thiết bị điện hoặc sạc tạm thời cho một chiếc xe điện
khác. Hệ thống thông tin giải trí Kia Connect có khả năng kết nối trực tuyến cung
cấp thông tin vị trí trạm sạc, quãng đường di chuyển và kế hoạch sạc cho xe.
Ngoài ra, EV6 được trang bị tiện nghi như hệ thống âm thanh vòm Meridian 14 loa,
cửa sổ trời, ghế ngồi thể thao (bản GT)...

Hình 37 Thiết kế ghế ngồi

GVHD: PHẠM SƠN TÙNG 27


Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 9
Ghế được thiết kế thể thao, ôm người. Không gian khoang hàng lý 520 lít và tăng
lên tối đa 1.300 lít khi gập hàng ghế thứ 2. Khoang phía trước có dung tích 52 lít
nhờ vị trí khoang động cơ đốt trong được giải phóng.
5.1.3 Động cơ, vận hành Kia EV6
Với phiên bản tiêu chuẩn và GT Line, Kia EV6 tùy chọn hệ dẫn động cầu sau với
01 động cơ điện hoặc dẫn động 02 cầu với 02 động cơ điện. Sản sinh công suất từ
168 mã lực - 320 mã lực, mô men xoắn cực đại đạt 605 Nm.
Với phiên bản GT (bản cao cấp nhất) được trang bị 02 động cơ điện với tổng công
suất 577 mã lực, mô men xoắn cực đại đạt 740 Nm. Tăng tốc từ 0-100km/h trong
3.5s và tốc độ tối đa đạt 260 km/h.

Hình 38 Động cơ EV6

Về cấu tạo: Các chi tiết chính của xe gồ Motor điện trước, motor điện sau, pin
nhiên liệu, accu và cổng sạc hai chiều được bố trí hài hòa và cân bằng.

Hình 39 Cấu tạo xe Kia EV5

GVHD: PHẠM SƠN TÙNG 28


Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 9
Ngoài ra, công nghệ sạc nhanh bằng nguồn 800V cũng xuất hiện trên cả 2 cho
phép sạc đầy 80% ắc quy trong 18 phút. Nguồn điện lưu trữ tại ắc quy xe cũng có
thể cấp ngược ra các nguồn ngoài thông qua cáp 3.6 kW để cung cấp điện năng cho
tủ lạnh, máy phát… khi cần thiết.

Thông số kỹ thuật của KIA EV6


Số chỗ ngồi 5 chỗ
Kiểu xe Ô tô điện
pin tiêu chuẩn 58 kWh kết hợp với một mô-tơ điện
Động cơ hoặc pin hiệu suất cao 77,4 kWh, hoặc pin hiệu suất
cao
Công suất cực đại 168 – 577 HP
(Hp/rpm)
Mô men xoắn cực đại 350 – 740 Nm
(Nm/rpm)
Hễ dẫn động cầu sau hoặc 4 bánh toàn thời gian
Nhiên liệu Điện
Tăng tốc từ 0 – 100
3.5s – 6.2s
km/h
Tốc độ tối đa 260 km/h
5.5 Đánh giá an toàn Kia EV6
KIA EV6 được trang bị túi khí 2 bên cho người lái và ghế phụ. Xe có đến 3 chế độ
lái là Eco, Normal và Sport hỗ trợ ở nhiều địa hình khác nhau. Đi cùng là 6 chế độ
phanh tái sinh và 1 phanh tự động cho cảm giác lái phấn khích hơn.

Hình 40 KIA EV6

GVHD: PHẠM SƠN TÙNG 29


Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 9
Bảng độ an toàn của Kia EV6
Trang bị an toàn EV6

Túi khí 2 bên cho người lái và ghế phụ

Phanh ABS, EBD, BA Có

Kiểm soát hành trình thích ứng Có

Hỗ trợ lái trên đường cao tốc Có

Hỗ trợ thoát hiểm an toàn Có

Hỗ trợ giữ làn Có

Cảnh báo điểm mù Có

Cảnh báo va chạm phía trước/sau Có

Cảnh báo phương tiện cắt ngang phía sau Có

Hỗ trợ đỗ xe Có

Cảm biến áp suất lốp Có

Camera 360 Có

GVHD: PHẠM SƠN TÙNG 30


Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 9
5.5 Các kiểu xe và giá bán của KIA EV6 trên thị trường:

GVHD: PHẠM SƠN TÙNG 31


Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 9

6 Sự khác biệt của động cơ điện và động cơ đốt trong:


Động cơ điện Động cơ đốt trong

ne (v/p) 0-18000 1000-6000

Hiệu suất ~90% ~35%

Lực momen xoắn Có thể tạo ra momen xoắn cao Tốc độ vòng tua máy
gần như ngay lập tức ở dải vòng nhất định để có thể tạo ra
tua thấp, ngay cả khi vừa mới lực momen xoắn lớn
khởi động. Điều này giúp người tương ứng. Xe ở trạng
lái tăng tốc xe ngay tức thì khi thái khởi động, vòng tua
đạp chân ga. Trong khi động cơ máy thường dao động
đốt trong cần thời gian để phản trong khoảng 1000
ứng với chân ga. vòng/phút và tăng dần
khi người lái tăng tốc độ.
Vòng quay càng lớn,
công suất tạo ra càng cao,
xe di chuyển càng nhanh

Chi phí Bảo dưỡng: sử dụng năng lượng Bảo dưỡng : sử dụng
từ bộ pin, có thể sạc đầy khi cần nhiên liệu như xăng, dầu
thiết nên chi phí sử dụng thấp diesel hoặc than, dẫn đến
hơn. hộp số trên ô tô điện có kết chi phí vận hành và sửa
cấu đơn giản, giúp hạn chế khả chữa cao hơn do các chi
năng hư hỏng, tối ưu chi phí sửa tiết cơ khí phức tạp như
chữa. piston, thanh truyền, trục
khuỷu.

GVHD: PHẠM SƠN TÙNG 32


Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 9

Môi trường Không thải ra khí thải độc hại Thải ra khí thải độc hại,
giúp giảm ô nhiễm môi trường, thải/ tỏa nhiệt ra môi
tỏa nhiệt thấp trường cao

Lượng tiêu hao Chuyển hóa năng lượng 2 chiều , Năng lượng một chiều ,
nhiên liệu tiết kiệm nhiên liệu tiêu hao nhiên liệu hơn
động cơ điện

Nhiên liệu sử Điện Nhiên liệu hóa thạch


dụng

7 Tình hình xe điện trong điện và thế giới:


Nguồn năng lượng từ tài nguyên hóa thạch đang vơi dần, thêm vấn nạn ô nhiễm
môi trường ngày càng nghiêm trọng khiến nhiều hãng xe chuyển hướng sang sản
xuất xe điện, để thay thế xe xăng dầu.

Hình 41 Ngành công nghiệp ô tô đang thay đổi

GVHD: PHẠM SƠN TÙNG 33


Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 9
7.1 Trong nước
Trong những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam tương
đối ổn định và có nhiều dấu hiệu khởi sắc khiến Việt Nam trở thành một thị trường
tiềm năng để phát triển ô tô nói chung và xe động cơ điện nói riêng, hiện tại ở Việt
Nam có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển ngành này như mức thu nhập
trung bình thấp, thiếu cơ sở hạ tầng trạm sạc, phạm vi hoạt động của xe điện còn hạn
chế, chính sách ưu đãi đối với ô tô điện, cơ cấu nguồn điện tác động đối với môi
trường từ quá trình sử dụng xe điện và tác động đối với môi trường từ quá trình sản
xuất xe điện. Ngoài ra, xe điện cũng có tác động tới môi trường từ việc sản xuất ra
chúng. Tuy nhiên, tỷ lệ sở hữu ô tô của Việt Nam vẫn còn thấp hơn nhiều so với các
nước trong khu vực, mới chỉ ở mức 46 ô tô/1.000 người. Con số này chỉ bằng 1/10
của Thái Lan và 1/20 của Malaysia. Đây được coi là cơ hội để các hãng xe ô tô đầu
tư, phát triển sản xuất tại Việt Nam.Theo kết quả khảo sát được thực hiện bởi một
diễn đàn uy tín về ô tô tại Việt Nam có đến 99,4% người tiêu dùng trên 25 tuổi đã
từng nghe tới ô tô điện, trong đó 82% người quan tâm và từng tìm hiểu về ô tô điện.
Đáng chú ý, với những người đã và đang tìm hiểu sâu sắc về ô tô điện, có tới hơn
45% chắc chắn chọn mua ô tô điện trong 12 tháng tới.Theo dự báo của Hiệp hội các
nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA), cả nước sẽ có khoảng 1 triệu xe điện vào năm
2028 và khoảng 3,5 triệu vào năm 2040. Theo 6Wresearch, quy mô thị trường xe
điện Việt Nam dự kiến tăng 22,9%/năm trong giai đoạn 2020-2025. Điều này cho
thấy tiềm năng tăng trưởng đáng kể trong những năm tiếp theo. Trong 2 năm trở lại
đây, nhiều hãng xe đã và đang giới thiệu những dòng sản phẩm động cơ điện, sử
dụng năng lượng sạch. Việt Nam hiện có VinFast với các sản phẩm xe máy điện, xe
buýt điện và ô tô điện. Bên cạnh thương hiệu xe điện nội địa VinFast, nhiều hãng xe
lớn đã lên kế hoạch vào Việt Nam: Kia giới thiệu mẫu EV6, Hyundai ra mắt IONIQ
5, Audi trình làng e-tron GT.[8]
Tại Vietnam Motor Show 2022, hàng loạt mẫu xe điện lần đầu lộ diện như một động
thái dò đường của các hãng, như Mercedes EQS với hai phiên bản EQS 450+ và EQS
580 4MATIC, Lexus với LF-Z, Toyota với bZ4X…

GVHD: PHẠM SƠN TÙNG 34


Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 9

Hình 42VinFast VF 8 là một mẫu xe điện được nhiều người Việt


VinFast VF 8 là một mẫu xe điện
quanđược
tâm nhiều người Việt quan tâm
Sắp tới, thị trường Việt Nam sẽ chào đón một mẫu xe điện phổ thông là Wuling
HongGuang MiniEV, được cho là sẽ mở ra một phân khúc hoàn toàn mới tại thị
trường ô tô Việt Nam - ô tô điện cỡ nhỏ.

Hình 43 Wuling HongGuang MiniEV mẫu ô tô điện


mini mới đóng góp tới sự phát triển và phổ biến của
xe năng lượng sạch tại Việt Nam

7.2 Trên thế giới


Theo thống kê về Triển vọng xe điện toàn cầu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế
(IEA), doanh số bán ô tô điện năm 2022 đã tăng 55% so với năm 2021, vượt mốc 10
triệu và Trung Quốc đang dẫn đầu cả thế giới. Tổ chức có trụ sở tại Paris cũng cho
biết hơn 26 triệu ô tô điện đã chạy trên các con đường trên thế giới vào năm 2022,
tăng 60% so với năm 2021.Tại châu Âu, thị trường lớn thứ hai toàn cầu, doanh số

GVHD: PHẠM SƠN TÙNG 35


Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 9
bán ô tô điện đã tăng hơn 15% vào năm 2022, nghĩa là cứ 5 ô tô bán ra thì có hơn 1
ô tô chạy điện.
Theo số liệu từ công ty chuyên nghiên cứu, phân tích ngành công nghiệp ô tô JATO
Dynamics, xe điện chiếm 6% tổng lượng xe bán ra trên toàn thế giới năm 2021 - tăng
gần gấp đôi so với mức 3,1% của năm 2020.
Cụ thể, năm 2021, khoảng 4,2 triệu chiếc xe điện được bán ra trên toàn cầu, tăng
mạnh so với doanh số 2,01 triệu chiếc năm 2020.
Dữ liệu của Công ty nghiên cứu MarkLines Co tại Tokyo (Nhật Bản) cho thấy doanh
số bán xe điện toàn cầu năm 2022 thậm chí còn tăng 66,6% so với năm 2021, lên
mức 7,26 triệu xe. Đáng chú ý, thị phần xe điện đã chiếm 9,5% tổng doanh số bán
xe toàn cầu trong năm 2022.
Tại Trung Quốc, doanh số bán xe điện tăng khoảng 80%, lên 4,53 triệu chiếc vào
năm 2022. Trong khi các nước châu Âu bao gồm Đức và Anh, lượng xe điện bán ra
tăng khoảng 30%, đạt 1,53 triệu xe.

Top 5 doanh số các hãng sản xuất ô tô điện thế giới năm 2022 (Q1 - Q4) theo
InsideEVs
Ở châu Âu, Jaguar lên kế hoạch chỉ bán xe điện từ năm 2025, Volvi từ năm 2030 và
hãng xe Anh Lotus đặt mục tiêu chỉ sản xuất xe điện từ năm 2028. Theo Volkswagen,
70% doanh số của hãng sẽ là xe điện kể từ năm 2030.

GVHD: PHẠM SƠN TÙNG 36


Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 9
Nhiều chính phủ trên thế giới cũng đặt mục tiêu cấm bán ô tô động cơ đốt trong. Sự
chấm dứt của ô tô xăng dầu được cho là không tránh khỏi, và liên quan tới nhiều yếu
tố, trong đó yếu tố quyết định là công nghệ, và mọi thứ đều đang diễn ra rất nhanh.
Theo IEA: “Doanh số bán ô tô điện nhìn chung thấp bên ngoài các thị trường lớn,
nhưng năm 2022 là một năm tăng trưởng ở Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia. Nhìn
chung, doanh số bán ô tô điện ở các quốc gia này đã tăng hơn gấp ba lần so với năm
2021, đạt 80.000 chiếc”.

Hình 44 Xu hướng xe năng lượng sạch trên thế giới ngày càng phổ biến

7.3 Kết luận


Qua bài nghiên cứu xe điện này nhóm chúng tôi muốn cho mọi người hiểu hơn về
cấu tạo, nguyên lí làm việc cũng như tình hình sử dụng xe điện hiện nay ở trong nước
và trên cả thế giới, giúp mọi người thấy được tiềm năng phát triển của ô tô khi sử
dụng nguồn nhiên liệu mới, có thể thay thế được nguồn nhiên liệu truyền thống như
xăng hay diesel. Việc sử dụng xe điện không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho môi
trường mà còn giúp giảm ô nhiễm không khí, tiết kiệm năng lượng, và giảm thiểu
tiếng ồn. Điều này đồng nghĩa với việc xe điện đóng góp tích cực vào việc bảo vệ
môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. Một điểm đáng lưu ý
về xe điện là chúng không phát thải khí nhà kính. Điều này có ý nghĩa lớn trong việc
giảm thiểu tác động của con người đến hiện tượng biến đổi khí hậu. Việc sử dụng xe
điện cũng giảm thiểu ô nhiễm không khí, làm cho không khí trở nên trong lành hơn
và giảm nguy cơ các bệnh về hô hấp. Một ưu điểm khác của xe điện là dễ dàng tiếp
cận nguồn năng lượng. Việc sạc điện cho xe điện chỉ đơn giản như việc cắm vào ổ
cắm điện phổ biến ở nhà hoặc cơ sở công cộng. Điều này tiết kiệm thời gian và tiền
bạc so với việc tìm kiếm nguồn nhiên liệu truyền thống như xăng hay dầu diesel.

GVHD: PHẠM SƠN TÙNG 37


Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 9
Đồng thời, việc sử dụng xe điện cũng giúp giảm chi phí vận hành. Xe điện có chi phí
năng lượng thấp hơn so với xe chạy bằng động cơ đốt trong. Chúng không cần dầu
nhớt hoặc bảo dưỡng động cơ như xe truyền thống. Nhờ vào việc tiết kiệm nhiên liệu
và chi phí bảo dưỡng, xe điện có thể trở thành một sự lựa chọn thông minh và kinh
tế cho người sử dụng. Tuy nhiên, còn một số thách thức cần được vượt qua để xe
điện trở thành một phương tiện giao thông phổ biến hơn. Vấn đề chính là hạ tầng sạc,
với hệ thống trạm sạc không đầy đủ và chưa đáp ứng được nhu cầu của người dùng.
Ngoài ra, giá cả và công nghệ pin còn là những rào cản đối với sự phát triển của xe
điện. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển công nghệ, những thách thức này sẽ dần được
vượt qua và xe điện sẽ trở thành một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày. Tóm
lại, xe điện mang lại nhiều lợi ích cho môi trường và con người. Việc sử dụng xe
điện giảm ô nhiễm không khí, tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu tiếng ồn. Mặc dù
vẫn còn một số thách thức, nhưng với sự phát triển của công nghệ, xe điện sẽ ngày
càng hoàn thiện và trở nên phổ biến hơn trong tương lai không xa.
7.4 Kiến nghị
Xe điện đang trở thành một giải pháp tiềm năng để giảm thiểu ô nhiễm không khí và
giảm lượng khí thải carbon đối với môi trường. Vì thế nhóm tôi xin đưa ra một số
kiến nghị sau:
✓ Thứ nhất, cần tập trung vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng sạch và bền vững để hỗ
trợ xe điện bao gồm việc đầu tư vào việc xây dựng một mạng lưới các trạm sạc
nhanh và dễ dùng, nhất là tại các thành phố lớn và các vùng đô thị. Điều này giúp
người dùng xe điện tiện lợi và tự tin về khả năng sạc xe nhanh chóng và hiệu quả.
✓ Thứ hai, khoanh vùng hoặc tạo ra các khu vực hạn chế cho xe điện để khuyến
khích người dân sử dụng xe điện. Các khu vực này có thể bao gồm trung tâm
thành phố, khu phố giải trí, các khu vực mua sắm, và các khu vực công cộng.
✓ Thứ ba, cần khuyến khích việc mua sắm xe điện thông qua các chính sách khuyến
mãi và ưu đãi. Những chính sách này bao gồm miễn thuế nhập khẩu, giảm giá
mua xe, hỗ trợ tài chính hoặc cam kết mua lại xe. Điều này giúp giảm chi phí ban
đầu của xe điện và tạo ra sự thu hút đối với người dùng.
✓ Thứ tư, cần tiến hành các chiến dịch tuyên truyền và giáo dục về lợi ích của việc
sử dụng xe điện. Thông qua việc cung cấp thông tin về xe điện, những lợi ích
môi trường và kinh tế của chúng, chúng ta có thể tạo sự nhận thức và nhấn mạnh
vai trò quan trọng của xe điện trong việc giảm thiểu ô nhiễm và thay đổi hướng
di chuyển sang một hình thức bền vững hơn.

GVHD: PHẠM SƠN TÙNG 38


Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 9
✓ Cuối cùng, cần xem xét việc thiết lập tiêu chuẩn khí thải khắt khe và mục tiêu
chuyển đổi sang sử dụng xe điện trong lĩnh vực công nghiệp và giao thông công
cộng. Việc áp dụng các quy định này sẽ tạo ra động lực và yêu cầu thực hiện các
biện pháp cần thiết để tăng cường việc sử dụng xe điện.

GVHD: PHẠM SƠN TÙNG 39


Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 9

Tài liệu tham khảo


[1] “Electric Motors construction, types, classification and working principle” của
tác giả Delfi xuất bản năm 2020
[2] “Design and Development of a Class EF2 Inverter and Rectifier for Multi-
megahertz Wireless Power Transfer System” Samer Aldhaher, David C. Yates and
Paul D. Mitcheson.
Đoạn trích trong bài báo
“ Khi rotor quay một vòng, trong các cuộn dây Stator dòng điện được sinh ra trong
mỗi cuộn dây này được chỉ ra từ (a) tới (f) trong Hình C. Ở vị trí (a), dòng điện có
chiều dương được tạo ra ở cuộn dây III và dòng điện có chiều âm được tạo ra ở cuộn
dây II. Vì vậy dòng điện chạy theo hướng từ cuộn dây II tới cuộn dây III. Dòng điện
này chạy vào tải qua diode 3 và sau đó trở về cuộn dây II qua diode 5. Ở thời điểm
này cường độ dòng điện ở cuộn dây I bằng 0. Vì vậy không có dòng điện chạy trong
cuộn dây I. Bằng cách giải thích tương tự từ các vị trí (b) tới (f) dòng điện xoay chiều
được chỉnh lưu bằng cách cho qua 2 diode và dòng điện tới các phụ tải được duy trì
ở một giá trị không đổi”
[3] A Review on Electric Vehicles: Technologies and Challenges của tác giả Julio
A. Sanguesa và Piedad Garrido
[4] Dựa vào website “phoenix contact” một website nổi tiếng của anh quốc chuyên
viết các bài luận về các dự án xe điện
“Trích trong bài báo Cổng sạc Type 1 J1772: Sử dụng nguồn điện trên 200V
(thường là 220V - 240V) cho tốc độ sạc cấp độ 2.Cổng sạc kết hợp CCS: Hỗ trợ cả
sạc AC (Alternating Current) và DC (Direct Current) với mức công suất dao động
50kW – 350kW”
[5] “Tạp chí giao thông vận tải” thuộc cơ quan thông tin của bộ Giao thông vận tải
xuất bản năm 2021
[6] Thu Hà, Xe ô tô điện có những ưu và nhược điểm gì?, Tạp chí Công Thương,
năm 2022
https://cartimes.tapchicongthuong.vn/bai-viet/xe-o-to-dien-co-nhung-uu-va-nhuoc-
diem-gi-11205.htm [truy cập ngày 4/10/2023].
[7] Thảo Nguyễn, Những nhược điểm của ô tô điện so với xe xăng, dầu, Báo điện tử
Khoa học và Đời sống, năm 2022.
https://khoahocdoisong.vn/nhung-nhuoc-diem-cua-oto-dien-so-voi-xe-xang-dau-
post191225.html [truy cập ngày 3/10/2023].
[8] Gia Linh, Xu hướng sử dụng xe điện tại Việt Nam và thế giới, Báo điện tử
VOV, năm 2023.

GVHD: PHẠM SƠN TÙNG 40


Tiểu luận giữa kỳ Nhóm 9
https://vov.vn/o-to-xe-may/o-to/xu-huong-su-dung-xe-dien-tai-viet-nam-va-the-
gioi-post1015245.vov. [Truy cập ngày 26/09/2023].

GVHD: PHẠM SƠN TÙNG 41

You might also like