Ban Luan Ve Toc Do Trung Binh Cua Phan Ung Tinh Theo Mot Chat Cu The

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 28

BÀN LUẬN VỀ TỐC ĐỘ TRUNG BÌNH

CỦA PHẢN ỨNG


Phạm Hồng Hải, GV trường THPT Chuyên ĐHSPHN
I. Đặt vấn đề
Trước tiên chúng ta trở lại bài tập xuất hiện đầu tiên trong đề thi tuyển sinh đại học khối B năm 2009:
Câu 1: (ĐHKB.09) Cho chất xúc tác MnO2 vào 100 ml dung dịch H2O2, sau 60 giây thu được 33,6 ml
khí O2 (ở đktc). Tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H 2O2) trong 60 giây trên là
A. 2,5.10-4 mol/(l.s) B. 5,0.10-4 mol/(l.s) C. 1,0.10-3 mol/(l.s) D. 5,0.10-5 mol/(l.s)
Và một số câu hỏi trong những năm sau đó:
Câu 2: (CĐ 2010): đề tuyển sinh cao đẳng 2010
Cho phản ứng: Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2.
Nồng độ ban đầu của Br2 là a mol/lít, sau 50 giây nồng độ Br2 còn lại là 0,01 mol/lít. Tốc độ trung
bình của phản ứng trên tính theo Br2 là 4.10-5 mol/(l.s). Giá trị của a là:
A. 0,018. B. 0,016. C. 0,012. D. 0,014.
Câu 3: (ĐHKA 12): đề tuyển sinh đại học khối A 2012
Xét phản ứng phân hủy N2O5 trong dung môi CCl4 ở 45oC:
1
N2O5  N2O4 + O2
2
Ban đầu nồng độ của N2O5 là 2,33M, sau 184 giây nồng độ của N2O5 là 2,08M. Tốc độ trung bình
của phản ứng tính theo N2O5 là
A. 1, 36.10−3 mol/(l.s). B. 6, 80.10−4 mol/(l.s). C. 6, 80.10−3 mol/(l.s). D. 2, 72.10 −3 mol/(l.s).
Câu 4: (CĐ 12): đề tuyển sinh cao đẳng 2010
Cho phản ứng hóa học : Br2 + HCOOH  2HBr + CO2
Lúc đầu nồng độ của HCOOH là 0,010 mol/l, sau 40 giây nồng độ của HCOOH là 0,008 mol/l. Tốc độ
trun g bình của phản ứng trong khoảng thời gian sau 40 giây tính theo HCOOH là
A. 5,0.10-5 mol/(l.s) B. 2,5.10-4 mol/(l.s) C. 2,0.10-4 mol/(l.s) D. 2,5.10-5 mol/(l.s)
Câu 5: (ĐHKB.13): đề tuyển sinh đại học khối B 2013
Cho phương trình hóa học của phản ứng: X + 2Y  Z + T. Ở thời điểm ban đầu, nồng độ của chất X là
0,01 mol/l. Sau 20 giây, nồng độ của chất X là 0,008 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo
chất X trong khoảng thời gian trên là
A. 4,0.10-4 mol/(l.s). B. 7,5.10-4 mol/(l.s). C. 1,0.10-4 mol/(l.s). D. 5,0.10-4 mol/(l.s).
Các bài tập này xuất hiện một khái niệm: tốc độ trung bình của phản ứng tính theo một chất cụ thể trong
phản ứng.
Các câu 2, 3, 4, 5 thì sẽ không có vấn đề gì trong tính toán để ra đáp án và cũng không gây tranh cãi do
giáo viên và học sinh vì đều làm đúng kết quả. Và từ đó khái niệm “Tốc độ trung bình của phản ứng tính
theo chất nào đó trong phản ứng” đã được định hình trong đầu của người dạy và người học.
Tuy nhiên khi ta có một đề bài sau (được sửa lại từ câu 1): (đề bài này đã gây tranh cãi trong các giáo
viên trong thời gian gần đây)
Cho chất xúc tác MnO2 vào 100 ml dung dịch H2O2 xảy ra phản ứng:
2H2O2  2 H2O + O2
sau 60 giây thu được 33,6 ml khí O2 (ở đktc). Tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H 2O2) trong 60
giây trên là
A. 2,5.10-4 mol/(l.s) B. 5,0.10-4 mol/(l.s) C. 1,0.10-3 mol/(l.s) D. 5,0.10-5 mol/(l.s)
Giải:
Ta có
33, 6.10 3
n(H 2 O 2 )  2 n(O 2 )  2   3.10 3 (mol)
22, 4

1
 n(H 2 O 2 ) 3.10 3
C(H 2 O 2 )    3.10 2 (mol / l)
V 0,1
Tiếp theo thì sẽ có 2 cách hiểu:
nếu hiểu là tốc độ tiêu thụ H2O2:
C(H 2 O 2 ) 3.10 2
v   5.10 4 mol / (ls) sẽ chọn đáp án B
t 60
nếu hiểu là tốc độ trung bình của phản ứng (tức là dùng biến thiên nồng độ của H 2O2 để lắp vào biểu thức
tốc độ trung bình của phản ứng) thì ta có
1 C(H 2 O 2 ) 3.10 2
v   2, 5.10 4 mol / (ls) sẽ chọn đáp án A
2 t 2.60
Xuất hiện 2 cách hiểu, mỗi cách hiểu sẽ có lập luận riêng để chứng minh cách hiểu của mình là đúng.
Như vậy thì chỉ là một vấn đề rất nhỏ nhưng lại gây ra một tranh cãi rất lớn do một khái niệm chưa được
tường minh đó là “Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo chất nào đó”
Vấn đề này làm cho rất nhiều giáo viên dạy hóa học ở trường THPT phải đau đầu và hoang mang không
biết phải làm thế nào cho đúng.
Hiện đến nay tôi chưa thấy một tác giả nào viết chi tiết về vấn đề này vì vậy tôi viết bài này để trao đổi
cùng với các thầy cô một cách chi tiết và tường minh nhất có thể.
II. Giải quyết vấn đề
Để tìm ra cốt lõi của vấn đề tôi đặt câu hỏi: các cuốn sách nổi tiếng trên thế giới họ viết những gì về tốc
độ trung bình phản ứng này? Vì chúng ta làm khoa học thì phải dựa vào sách vở chứ không thể dựa vào
ý chủ quan của mình để trình bày. Vì thế bước đầu tiên là tôi đi sưu tầm các tài liệu. Tôi sưu tầm được
51 tài liệu về hóa học đại cương, hóa lý của rất nhiều tác giả trên thế giới (trong đó có nhiều tác giả nổi
tiếng như: Raymond Chang [7]; Peter Atkins [8,50,51]; Martin Silberberg [5] vì sách của họ được dịch
ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới (rất tiếc chưa có bản tiếng việt).
Tôi sẽ cắt dán nguyên bản một số bài tập của các cuốn sách này để các thầy cô tham khảo (phần này hơi
dài, tuy nhiên các thầy cô có thể lấy thêm các bài tập đó làm bài tập tham khảo) và tôi để ở phần phụ lục
Nhận xét sau khi đọc các cuốn sách:
Đối với phản ứng: a A + b B  cC + d D
Hầu hết các sách chỉ đề cập đến các khái niệm:
C(A)
Tốc độ phân hủy chất A: v(A)   mol / (ls)
t
C(B)
Tốc độ phân hủy chất B: v(B)   mol / (ls)
t
C(C)
Tốc độ tạo thành chất C: v(C)  mol / (ls)
t
C(D)
Tốc độ tạo thành chất D: v(D)  mol / (ls)
t
Và tốc độ trung bình của phản ứng:
1 C(A) 1 C(B) 1 C(C) 1 C(D)
v    (*)
a t b t c t d t
Đó là các tài liệu [1,2,4,5,6,7,9,10,11,13, 18,22,28,30,34,37,38,39,40,45] những bài tập trong các tài liệu
này rất rõ ràng và không gây hiểu nhầm.
Có một số sách có đề cập tới việc tốc độ phản ứng được tính (hoặc biểu diễn) theo một chất trong phản
ứng đó là các tài liệu: [8,15,16,25,49]
Như vậy chúng ta sẽ tập trung vào để tìm hiểu các tài liệu [15,16,49, 50,8,25]
Đối với tài liệu [15, 16,49 ]: việc tính tốc độ trung bình phản ứng theo các chất thực chất vẫn là tính tốc
độ tiêu thụ của chất phản ứng hoặc tốc độ hình thành của sản phẩm (tức là không chia cho hệ số của các
chất trong phản ứng) còn tài liệu [8,25] sẽ cho chúng ta hiểu được tường minh hơn vấn đề:
2
Tôi xin trích dẫn chi tiết tài liệu [8, 25]:
Tài liệu [8]:

Câu này đề bài nó rõ là tốc độ trung bình của phản ứng là 1,15 (mmol NH 3).l-1.s-1; thì phải hiểu đó là tốc
độ tạo thành của NH3 và bằng 1,15 mmol .l-1.s-1
Ta có:
1 C(NH 3 ) 1 C(H 2 ) 1,15
v   mmol / (lh)
2 t 3 t 2

Tốc độ tiêu thụ của H2:


C(H 2 ) 3  1,15
   1, 725mmol / (lh)
t 2
Và ý b tác giả mới yêu cầu tính tốc độ trung bình của phản ứng:
1 C(NH 3 ) 1 C(H 2 ) 1,15
v    0, 575mmol / (lh)
2 t 3 t 2
Như vậy phải hiểu dữ kiện của bài toán là tốc độ tạo thành NH 3 thì mới có ý b là tính tốc độ trung bình
của phản ứng.
Tài liệu [25]:

3
Tài liệu [25] cũng tương tự Tài liệu [8], việc biểu diễn tốc độ trung bình của phản ứng theo biến thiên
nồng độ của chất trong phản ứng thực chất vẫn là tốc độ tiêu thụ của chất phản ứng hoặc tốc độ tạo thành
của sản phẩm.
Các thầy cô để ý kỹ các bài tập ở tài liệu [8,25] rất hay, khi tốc độ phản ứng tính theo một chất cụ thể
trong phản ứng thì không phải là chúng ta lấy biến thiên chất đó để lắp vào công thức (*) để tính ra tốc
độ trung bình mà chúng ta phải hiểu là đơn vị của giá trị tốc độ trung bình của phản ứng biểu diễn theo
sự biến thiên nồng độ của chất đó. Điều này tôi phát hiện ra khi đọc các tài liệu [8,25,4]
Giờ chúng ta tham khảo thêm tài liệu [4]:

4
Chúng ta dịch kỹ ý (c) sẽ thấy khi tác giả nó về tốc độ trung bình của phản ứng được lắp vào công thức
(*) để tính thì đều cho ra cùng một kết quả, tất nhiên rồi, tuy nhiên tác giả hỏi chúng ta ý nghĩa của 0,0018
mol/ls thì số mol 0,0018 đó là số mol sự tạo ra của sản phẩm hay sự biến mất của chất phản ứng? và tác
giả khẳng định đó là mol của phản ứng chứ không đại diện cho chất nào. Tức là lúc này giá trị tốc độ
trung bình của phản ứng sẽ không đại diện cho chất cụ thể nào trong phản ứng mà từ giá trị này chúng ta
sẽ tính được tốc độ tiêu thụ hoặc tốc độ hình thành, khi đó nó mới có ý nghĩa cho từng chất.
Chúng ta lại đặt câu hỏi: Khi tốc độ trung bình lại được chỉ định tính cho một chất cụ thể mà chúng ta lại
nghĩ rằng sẽ sử dụng chất đó để lắp vào biểu thức (*) để tính ra giá trị tốc độ trung bình của phản ứng thì
sẽ thấy thừa vì dùng biến thiên chất nào để lắp vào biểu thức (*) tính cũng được, do đó hiển nhiên ở đây
chủ ý của các tác giả đó là đơn vị của tốc độ trung bình của phản ứng lúc này sẽ tính theo sự biến thiên
nồng độ của chất cần tính, giống như chúng ta tính quãng đường từ A đến B theo km, hay m. Có thầy
(cô) sẽ lại biện luận rằng tốc độ trung bình của phản ứng đã có đơn vị là mol/(ls) rồi mà, nhưng như tác
5
giả viết ở trên đơn vị đó là đơn vị chung chung và nó hiểu là biến thiên nồng độ của phản ứng, còn khi
tốc độ trung bình lại được chỉ định tính cho một chất cụ thể thì phải hiểu là đơn vị của tốc độ trung bình
phản ứng lúc này sẽ có đơn vị chính là biến thiên nồng độ của chất đó.
Ta trở lại bài tập tranh luận đầu tiên
Cho chất xúc tác MnO2 vào 100 ml dung dịch H2O2 xảy ra phản ứng:
2H2O2  2 H2O + O2
sau 60 giây thu được 33,6 ml khí O2 (ở đktc). Tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H 2O2) trong 60
giây trên là
A. 2,5.10-4 mol/(l.s) B. 5,0.10-4 mol/(l.s) C. 1,0.10-3 mol/(l.s) D. 5,0.10-5 mol/(l.s)
Nếu ta dùng biến thiên nồng độ H2O2 để lắp vào công thức tính tốc độ trung bình của phản ứng theo (*)
(tức là chia cho hệ số 2) thì sẽ hiểu sai bản chất của vấn đề.
Tôi đề nghị sửa lại bài như sau:
Cho chất xúc tác MnO2 vào 100 ml dung dịch H2O2 xảy ra phản ứng:
2H2O2  2 H2O + O2
sau 60 giây thu được 33,6 ml khí O2 (ở đktc). Tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H 2O2) trong 60
giây trên là
A. 2,5.10-4 mol [H2O2]/(l.s) B. 5,0.10-4 mol H2O2]/(l.s)
-3
C. 1,0.10 mol H2O2]//(l.s) D. 5,0.10-5 mol H2O2]//(l.s)
Thì hiển nhiên tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H 2O2) sẽ phải là tốc độ tiêu thụ H2O2, và sửa
lại các đáp án như này mới chuẩn theo các tài liệu trên thế giới. Và như vậy khi tính ta sẽ không chia cho
hệ số của chất đó trong phương trình.
III. Kết luận
Qua việc phân tích các tài liệu trên thế giới về phần tốc độ trung bình của phản ứng tôi đã làm tường
minh được vấn đề: khi đề bài hỏi tốc độ trung bình của phản ứng theo một chất cụ thể trong phản ứng thì
nó vẫn chỉ là tốc độ tiêu thụ hoặc tạo thành chất đó, và ghi chuẩn đơn vị tốc độ trung bình đó theo biến
thiên nồng độ của chất cần tính. Tuy nhiên việc này cũng ít tài liệu trên thế giới đề cập tới mà chủ yếu là
những khái niệm rõ ràng minh bạch sau:
Đối với phản ứng: a A + b B  cC + d D
C(A)
Tốc độ phân hủy chất A: v(A)   mol / (ls)
t
C(B)
Tốc độ phân hủy chất B: v(B)   mol / (ls)
t
C(C)
Tốc độ tạo thành chất C: v(C)  mol / (ls)
t
C(D)
Tốc độ tạo thành chất D: v(D)  mol / (ls)
t
Và tốc độ trung bình của phản ứng:
1 C(A) 1 C(B) 1 C(C) 1 C(D)
v    (*)
a t b t c t d t
Vì vậy tôi mong các tác giả viết sách giáo khoa, sách tham khảo, các thầy cô ra đề của những kì thi có
tầm ảnh hưởng lớn, các thầy cô giảng dạy ở bậc phổ thông không nên dùng khái niệm tốc độ trung bình
của phản ứng tính theo một chất cụ thể nào đó trong phản ứng nữa. Chỉ sử dụng các khái niệm rõ ràng
minh bạch kể trên để đỡ gây tranh cãi lớn cho một điều nhỏ nhặt.
Xin chân thành cám ơn các thầy cô đã đọc bài viết này của tôi. Nhân tiện tôi có lời nhờ các thầy cô đang
giảng dạy ở cấp học phổ thông: hiện tại tôi đang tập trung viết bài: Bàn luận về sử dụng danh pháp IUPAC
nguyên bản tiếng anh trong học tập và giảng dạy ở cấp học phổ thông. Để bài viết có tính thuyết phục tôi
cần sự đóng góp ý kiến của các thầy cô đang giảng dạy ở bậc phổ thông trong mấy năm qua tham gia vào
tham gia bài khảo sát của tôi với link sau:
https://forms.gle/cwNXTAFNubpFk63Z7

6
Để bài viết có tính thuyết phục tôi cần chính danh các thầy cô, tức là các thầy cô phải khai báo họ tên, số
điện thoại, đơn vị công tác thì mới tham gia khảo sát. Chứ để kiểu nặc danh thì kết quả khảo sát không
có tính thuyết phục. Các thầy cô yên tâm tuyệt đối về bảo mật thông tin. Một lần nữa xin cám ơn các thầy
cô và xin chúc các thầy cô sức khỏe, hạnh phúc, bình an.

PHỤ LỤC: CÁC BÀI TẬP VỀ TỐC ĐỘ TRUNG BÌNH CỦA


PHẢN ỨNG TRONG CÁC SÁCH THAM KHẢO
A. CÁC TÀI LIỆU KHÔNG CÓ KHÁI NIỆM VỀ TỐC ĐỘ TRUNG BÌNH CỦA PHẢN ỨNG
TÍNH (HOẶC BIỂU DIỄN) THEO MỘT CHẤT
Tài liệu [1]:

Tài liệu [2]:

7
Tài liệu [4]:

8
Tài liệu [5]:

9
Tài liệu [6]:

Tài liệu [7]:

10
Tài liệu [9]:

11
Tài liệu [10]:

12
13
Tài liệu [11]:

14
Tài liệu [13]:

Tài liệu [18]:

Tài liệu [22]:

15
Tài liệu [28]:

16
Tài liệu [30]:

17
Tài liệu [34]:

18
Tài liệu [37]:

19
Tài liệu [38]:

20
Tài liệu [39]:

21
Tài liệu [40]:

Tài liệu [45]:

22
B. CÁC TÀI LIỆU CÓ KHÁI NIỆM VỀ TỐC ĐỘ TRUNG BÌNH CỦA PHẢN ỨNG TÍNH
(HOẶC BIỂU DIỄN) THEO MỘT CHẤT

Tài liệu [15]:

23
Tài liệu [16]:

24
Tài liệu [49]:

25
Tài liệu [8]:

Tài liệu [25]:

26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
01. (Schaum’s) David E Goldberg - 3000 Solved Problems in Chemistry
02. Darrell Ebbing, Steven D. Gammon - General Chemistry-Brooks Cole 11th Edition (2016)
03. Karen C. Timberlake - Basic Chemistry, Global Edition-Pearson (2017)
04. Kenneth W. Whitten, Raymond E. Davis, Larry Peck, George G. Stanley - Chemistry-Cengage
Learning (2013)
05. Martin Silberberg, Patricia Amateis - Chemistry The Molecular Nature of Matter and Change-
Mcgraw-Hill (2021)
06. NIVALDO J. TRO - PRINCIPLES OF CHEMISTRY _ a molecular approach-PEARSON
EDUCATION LIMITED (2021)
07. Christopher O. Oriakhi - Chemistry in Quantitative Language_ Fundamentals of General Chemistry
Calculations-Oxford University Press (2021)
08. Peter Atkins, Loretta Jones - Chemical Principles_ The Quest for Insight, 5th Edition -W. H.
Freeman (2009)
09. Numerical Problems in Chemistry General Organic Inorganic Physical IIT JEE (2022, Sultan
Chand & Sons)
10. Ralph Petrucci,Jeffry D. Madura,Geoff Herring,Carey Bissonnette - General Chemistry. 10th
Edition-Pearson Education
11. Raymond Chang_ Jason Overby - Chemistry (2022)
12. Spencer L. Seager, Michael R. Slabaugh, Maren S. Hansen - Chemistry for Today_ General,
Organic, and Biochemistry-Cengage Learning (2021)
13. Young, Susan M_Vining, William_Day, Roberta_Botch, Beatrice - General Chemistry_ Atoms
First-Cengage Learning Custom P (2017)
14. DE ANZA COLLEGE Preparation for General Chemistry-Mc Graw Hill (2022)
15. Thandi Buthelezi Chemistry. Matter and Change-Glencoe_McGraw-Hill (2007)
16. Thandi Buthelezi Solving Problems_ A Chemistry Handbook (Matter and Change)-McGraw-
Hill_Glencoe
17. American Chemical Society - Preparing for Your ACS Examination in General Chemistry Second
Edition The Official Guide
18. B.R. Puri_ L.R. Sharma_ M.S. Pathania - Principles of Physical Chemistry-Vishal Publishing
(2013)
19. Thomas Engel, Philip Reid - Physical Chemistry_ Thermodynamics, Statistical Thermodynamics,
and Kinetics, Global Edition-Pearson (2020)
20. Ellis A.B., Geselbracht M.J. et al. - Teaching General Chemistry_ A Materials Science Companion
21. H. Stephen (H. Stephen Stoker) Stoker - General, Organic, and Biological Chemistry-Brooks Cole
(2008)
22. Eatough N. - General Chemistry
23. Jochen Vogt - Exam Survival Guide_ Physical Chemistry-Springer (2017)
24. Kaplan Test Prep - MCAT general chemistry review _ 2019–2020-Kaplan Publishing (2018)
25. Khomtchouk, Bohdan B._ McMahon, Patrick E._ McMahon, Rosemary Fischer - Survival guide to
general chemistry-CRC Press (2019)
26. Linus Pauling - College Chemistry _ An Introductory Textbook of General Chemistry
27. McQuarrie, Donald Allan_ Gallogly, Ethan B._ Rock, Peter A - General chemistry-University
Science Books (2011)
28. [Neeraj_Kumar]_Advanced_Problems_In_Physical_Chemistry29. Pierce C., Smith R.N. Solving
general chemistry problems (5ed., 1980)(476s)
30. Narendra Avasthi - Problems in Physical Chemistry for JEE Main & Advanced
31. A.O. Ibhadon - Physical Chemistry Examinations-Nova Science Publishers, Incorporated (2009)
32. Rainer Roldan Fiscal - General Chemistry-Arcler Press (2019)
33. Richter, Schloman, Donovan, Hamilton, Wagler - Semi-Quantitative Experiments for General
Chemistry-Macmillan (2017)
27
34. Robert J. Silbey, Robert A. Alberty, Moungi G. Bawendi - Physical Chemistry-Wiley (2004)
35. S. Ekambaram - General Chemistry-Pearson Education (2012)
36. Shillady, Don - Essentials of Physical Chemistry-CRC Press (2011)
37. Thomas R. Gilbert - Chemistry_ The Science in Context-Norton (2017)
38. Steven S. Zumdahl, Donald J. DeCoste - Chemical Principles-Cengage Learning (2016)
39. The Berkeley Review - The Berkeley Review MCAT General Chemistry (2011)
40. Theodore L. Brown Chemistry_ The Central Science, 15 th
41. Andrew Cooksy - Physical chemistry _ thermodynamics, statistical mechanics & kinetics-Pearson,
Prentice Hall (2014)
42. Clyde Metz - Schaum’s Outline of Physical Chemistry-McGraw Hill (1989)
43. David W. Ball - Physical chemistry-Wadsworth, Cengage Learning (2005)
44. Davis, William M - Physical Chemistry _ A Modern Introduction, Second Edition-CRC Press
(2011)
45. Hofmann, Andreas - Physical chemistry essentials-Springer (2018)
46. Paul M. S. Monk - Physical Chemistry. Understanding Our Chemical World-Wiley (2004)
47. Robert G. Mortimer - Physical Chemistry-Academic Press_Elsevier (2008)
48. Chapter16 trong chuỗi bài giảng của General Chemistry
49. Chap17_unlocked trong cuốn General Chemistr
50. Peter Atkins, Julio de Paula, James Keeler - Atkins' Physical Chemistry-Oxford University Press
(2022)
51. Student Solution to Atkins Physical Chemistry Peter Atkins

Bài viết của tôi chỉ có mục đích chia sẻ và thảo luận kiến thức, nó không phải là một bài báo nghiên
cứu khoa học và cũng không có mục đích đăng báo, tạp chí do đó văn phong, chính tả, sự trình bày
sẽ không được chỉn chu.

28

You might also like