Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 15

Bài Tập chương 3 trắc nghiệm

Lê Hồng Diễn
March 2020

1 Bài tập trắc nghiệm


1.1 Áp dụng các phân phối rời rạc
1. Kỳ vọng và phương sai của phân phối nhị thức B(n; p), lần lượt là:
A. p, p(1-p)
B. np, np(1-p)
C. p(1-p), p
D. np(1-p), np
ANSWER: B

2. Cho X, Y là các biến ngẫu nhiên bất kỳ, k là số thực. Khẳng định nào sau
đây là sai:
A. E(X + Y ) = E(X) + E(Y )
B. V ar(kX) = k 2 V ar(X)
C. V ar(X + Y ) = V ar(X) + V ar(Y )
D. E(kX) = k.E(X)
ANSWER: C
3. Cho X, Y là các đại lượng ngẫu nhiên độc lập.

X ∼ B(6; 0.4); Y ∼ H(10; 6; 3).

Tính phương sai của Z = X − Y .


A. 0.88
B. 1.44
C. 0.56
D. 2
ANSWER: D
Lời giải.
X ∼ B(6; 0.4); Y ∼ H(10; 6; 3).
V ar(X) = 6 × 0.4 × 0.6 = 1.44.

1
7
V ar(Y ) = 3 × 0.6 × 0.4 ×= 0.56.
9
V ar(Z) = V ar(X − Y ) = V ar(X) + V ar(−Y ) = 1.44 + 0.56 = 2. (vì
V ar(Y ) = V ar(−Y ))
4. Có 10 sinh viên đi thi XSTK. Xác suất để thi đậu của mỗi sinh viên là
như nhau và bằng 0.8. Xác suất để có 1/2 số lượng sinh viên trên thi đậu
là:
A. 0.718
B. 0.019
C. 0.882
D. 0.026
ANSWER: D

5. Theo khảo sát tại San Francisco, có 30% người lao động tham gia giao
thông công cộng hằng ngày (USA today, 21/12/2005). Chọn ngẫu nhiên
ra 10 người. Tính xác suất có 3 người tham gia giao thông công cộng hằng
ngày?
A. 0.0083
B. 0.6172
C. 0.0033
D. 0.2668
ANSWER: D
Lời giải. Gọi X là số người lao động tham gia giao thông công cộng hằng
ngày.
⇒ X ∼ B(10, 0.3).
3
P (X = 3) = C10 (0.3)3 .(0.7)7 ≈ 0.2668.

6. Một máy sản xuất một loại sản phẩm với tỷ lệ phế phẩm là 16%. Nếu mỗi
đợt sản xuất muốn có được trung bình 13 chính phẩm thì máy đó phải
sản xuất tối thiểu bao nhiêu sản phẩm?
A. 15
B. 16
C. 17
D. 14
ANSWER: B
Lời giải. Gọi X là số chính phẩm có thể sản xuất được.
⇒ X ∼ B(n, p = 0.84).
E(X) = np = n × 0.84 = 13 ⇒ n ≈ 15.48.
Vậy máy đó phải sản xuất tối thiểu 16 sản phẩm.
7. Trong 24 phiếu thông báo thuế có 3 phiếu bị sai sót. Nhân viên kế toán
lấy ngẫu nhiên ra 4 phiếu trong 24 phie để kiểm tra. Xác suất để nhân
viên kế toán đó lấy ra ít nhất 1 phiếu bị sai là:
A. 0.4123

2
B. 0.5868
C. 0.4368
D. 0.5632
ANSWER: C
Lời giải. Gọi X là số phiếu lấy ra bị sai sót.
⇒ X ∼ H(24; 3; 4).

C30 .C21
4
P (X ≥ 1) = 1 − P (X = 0) = 1 − 4 ≈ 0.4368.
C24

8. Một buổi vận động từ thiện có 560 người tham dự. Trong đó có 196 người
đã đóng góp tiền mặt. Nếu chọn ngẫu nhiên 15 người từ 560 người tham
dự thì xác suất có ít nhất 2 người đã đóng góp tiền mặt là bao nhiêu?
A. 0.987
B. 0.046
C. 0.941
D. 0.059
ANSWER: A
Lời giải. Số người đã đóng góp tiền mặt trong 560 người là: 560.35% = 196
(người).
Gọi X là số người đã đóng góp tiền mặt trong 15 người đã chọn.
⇒ X ∼ H(560; 196; 15).

P (X ≥ 2) = 1 − P (X = 0) − P (X = 1)
0 15 1 14
C196 .C364 C196 .C364
=1− 15 − 15
C560 C560
≈ 0.987.

9. Trung bình có 15 vụ tai nạn máy bay xảy ra mỗi năm (The World Almanac
và Book of Facts, 2004). Tính xác suất để không có tai nạn trong một
tháng.
A. 1.25
B. 2
C. 0.2865
D. Một đáp án khác
ANSWER: C
15
Lời giải. Gọi X là số tai nạn trong một tháng. ⇒ X ∼ P (λ = ).
12
15 0 − 1215
( 12 ) .e
P (X = 0) = .
0!

3
10. Điều tra dân số hiện tại của Cục điều tra dân số cho thấy có 28% các cá
nhân từ 25 tuổi trở lên đã hoàn thành bốn năm đại học (The New York
Times Almanac, 2006). Chọn ngẫu nhiên 15 người tuổi từ 25 trở lên. Tính
xác suất để ít nhất ba người đã hoàn thành bốn năm đại học?
A. 0.1645
B. 0.1939
C. 0.8355
D. 0.2263
ANSWER: C
Lời giải. Gọi X là số người đã hoàn thành bốn năm đại học.
⇒ X ∼ B(15; 0.28).

P (X ≥ 3) = 1 − (P (X = 0) + P (X = 1) + P (X = 2)) = 0.8355.

11. Trong một ngày hoạt động, khả năng để một máy hỏng là 1%. Chi phí
sửa chữa cho mỗi lần máy hỏng là 10 triệu đồng. Tính chi phí sửa chữa
trung bình hàng năm cho máy, biết một năm máy hoạt động 350 ngày?
A. 30 triệu
B. 40 triệu
C. 35 triệu
D. Một đáp án khác
ANSWER: C
Lời giải. Gọi X là số lần máy bị hỏng trong một năm.
⇒ X ∼ B(350; 0.01).
Số lần máy hỏng trung bình 1 năm:
E(X) = n.p = 350 × 0.01 = 3.5 (máy).
Chi phí sửa chữa hàng năm cho máy hỏng là:
10 × 3.5 = 35 (triệu).

12. Có 2 máy sản xuất. Xác suất để máy thứ nhất sản xuất được sản phẩm
tốt là 0.7 và máy thứ hai là 0.6. Cho mỗi máy sản xuất hai sản phẩm.
Tìm xác suất để có 3 sản phẩm tốt.
A. 0.2352
B. 0.3864
C. 0.1512
D. 0.1932
ANSWER: B
Lời giải.
Gọi Xi là số sản phẩm tốt tương ứng với máy thứ i (i=1,2).
X1 ∼ B(2; 0.7), X2 ∼ B(2; 0.6).
Gọi A là biến cố có 3 sản phẩm tốt.
P (A) = P (X1 = 2)P (X2 = 1) + P (X1 = 1)P (X2 = 2) = 0.3864.
13. Gieo một đồng xu đồng chất 9 lần. Xác suất xuất hiện mặt xấp là 0.6.
Tính xác suất số lần mặt xấp xuất hiện là số chẵn.
A. 0.4

4
B. 0.5
C. 0.6
D. 0.7
ANSWER: B
Lời giải. Gọi X là số lần xuất hiện mặt ngửa khi gieo đồng xu. Ta có xác
suất số lần mặt xấp xuất hiện là số chẵn tương ứng với xác suất số lần mặt
ngửa xuất hiện là số lẻ. X tuân theo phân phối nhị thức với p = 0.4, n = 9.
Đặt A là biến cố số lần xuất hiện mặt xấp là số chẵn. Do đó ta có xác
suất cần tìm là:

P (A) = P (X = 1) + P (X = 3) + P (X = 5) + P (X = 7) + P (X = 9) = 0.5.

14. Một công ty dự định nhập 3 lô khẩu trang. Mỗi lô có 1000 khẩu trang. Tỷ
lệ sản phẩm loại A của từng lô tương ứng là: 90%, 80%, 70%. Chọn ngẫu
nhiên từ mỗi lô ra 10 sản phẩm để kiểm tra. Nếu có từ 8 khẩu trang loại
A từ 10 sản phẩm lấy ra thì mua lô hàng đó. Tính xác suất để có ít nhất
2 lô hàng được mua.
A. 0.7631
B. 0.5219
C. 0.2412
D. Đáp án khác
ANSWER: A

Lời giải. Gọi X1 , X2 , X3 lần lượt là số khẩu trang loại A được lấy ra từ 10
sản phẩm lấy ra kiểm tra.
X1 ∼ B(10; 0.9); X2 ∼ B(10; 0.8); X3 ∼ B(10; 0.7).
Gọi A1 , A2 , A3 là biến cố lô hàng được mua. B là biến cố có ít nhất 2 lô
hàng được mua
P (A1 ) = P (X1 ≥ 8) = P (X1 = 8) + P (X1 = 9) + P (X1 = 10) = 0.9298.
⇒ P (A1 ) = 0.0702.
P (A2 ) = P (X2 ≥ 8) = 0.6778 ⇒ P (A2 ) = 0.3222.
P (A3 ) = P (X3 ≥ 8) = 0.3828 ⇒ P (A3 ) = 0.6172.
P (B) = P (A1 )P (A2 )P (A3 ) + P (A1 )P (A2 )P (A3 ) + P (A1 )P (A2 )P (A3 ) +
P (A1 )P (A2 )P (A3 ) = 0.7631.

1.2 Xấp xỉ giữa phân phối nhị thức, Poisson và siêu


bội
15. Biến ngẫu nhiên X với phân phối nhị thức X ∼ B(2n; p) với kích cỡ mẫu
2n lớn và p khá nhỏ. Người ta thường xấp xỉ phân phối X bằng phân phối
nào?
A. Phân phối Poisson X ∼ P (np).

5
n
B. Phân phối nhị thức X ∼ B( ; p).
2
C. Phân phối nhị thức X ∼ B(n; p).
D. Phân phối Poisson X ∼ P (2np).
ANSWER: D
16. Một bệnh viện có 500 máy thở, xác suất một máy thở bị hỏng trong
khoảng thời gian 1 giờ làm việc là 0.004. Tính xác suất để trong 1 giờ làm
việc có không quá 2 máy thở bị hỏng?
A. 0.55
B. 0.623
C. 0.6767
D. 0.7
ANSWER: C
Lời giải. Nếu coi việc quan sát một máy thở xem có bị đứt hay không
trong khoảng thời gian 1 giờ là một phép thử thì bệnh viện đó có 500
phép thử độc lập. Xác suất trong mỗi phép thử biến cố A (là biến cố máy
thở bị đứt) xảy ra với xác suất là p = 0.004.
Nếu gọi X là số p máy thử bị đứt trong khoảng thời gian 1 giờ của máy thi
X ∼ B(500; 0.004). Vì n = 500 khá lớn, p = 0.004 rất nhỏ và tích np = 2
không đổi nên ta có thể coi X ∼ P (2).
Xác suất để có không quá 2 máy thở bị đứt trong khoảng thời gian 1 giờ
là:
P (0 ≤ X ≤ 2) = P0 + P1 + P2 = 0.6767.

17. Xác suất sinh ba của một ca sinh nở thông thường là 0.001. Tính xác suất
để có đúng một ca sinh ba trong 700 ca sinh nở thông thường ở một bệnh
viện lớn?
A. 0.3476
B. 0.300
C. 0.2543
D. Kết quả khác
ANSWER: A
Lời giải. Ta có thể xem X: số ca sinh ba trong bệnh viện tuân theo phân
phối nhị thức với p = 0.001, n = 700. Do đó ta có thể tính xấp xỉ nó bởi
phân phối Poisson với trung bình µ = np = 0.7. Từ đây ta có xác suất
cần tìm là:

P (X = 1) = 0.3476.

18. Một lô hàng có rất nhiều sản phẩm, với tỉ lệ hàng giả là 30%. Lấy ngẫu
nhiên từ lô hàng ra 10 sản phẩm, tính xác suất để có nhiều nhất 2 sản
phẩm giả.
A. 0.125
B. 0.0455
C. 0.05

6
D. 0.0612
ANSWER: B
Lời giải. Gọi X là biến ngẫu nhiên chỉ số sản phẩm giả. Ta có X tuân theo
phân phối nhị thức B(10; 0.3). Xác suất để có nhiều nhất 2 sản phẩm giả
là:
P (X ≤ 2) = P (X = 0) + P (X = 1) + P (X = 2) = 0.0455.

19. Xác suất của một loại giống nảy mầm sau khi gieo là 98.4%. Kiểm tra
ngẫu nhiên 2000 hạt giống này. Tính xác suất có đúng 36 hạt không nảy
mầm?
A. 0.1522
B. 0.0522
C. 0.0922
D. 0.2522
ANSWER: B
Lời giải.
Gọi X số hạt không nảy mầm từ 2000 hạt giống được chọn để kiểm tra.
⇒ X ∼ B(2000; 0.016).
Vì n khá lớn và p khá nhỏ nên
X ∼ P (λ) với λ = np = 32.

3236 e−32
P (X = 36) =
36!
= 0.0522.

20. Giả sử xác suất tử vong của bệnh sốt xuất huyết là 0.7%. Tính xác suất
để có đúng 5 người chết do sốt xuất huyết trong nhóm 400 bệnh nhân.
A. 0.0051
B. 0.9128
C. 0.0922
D. 0.0872
ANSWER: D

Lời giải. Gọi X là số người chết do sốt xuất huyết trong nhóm 400 bệnh
nhân.
⇒ X ∼ B(400; 0.007).
Vì n khá lớn và p khá nhỏ nên
⇒ X ∼ P (λ) với λ = np = 400 × 0.007 = 2.8.

2.85 × e−2.8
P (X = 5) =
5!
≈ 0.0872.

21. Cho 2 kiện hàng mỗi kiện có 500 sản phẩm. Tỉ lệ phế phẩm của từng kiện
là 5% và 10%. Người mua lấy ngẫu nhiên 5 sản phẩm từ mỗi kiện hàng

7
để kiểm tra. Nếu có không quá 1 phế phẩm thì kiện hàng đó được chấp
nhận. Tính xác suất có kiện hàng được chấp nhận.(Lấy xấp xỉ 4 số thập
phân).
A. 0.9774
B. 0.9982
C. 0.9185
D. 0.9821
ANSWER: B
Lời giải.
Gọi Xi là số phế phẩm có từ 5 sản phẩm lấy ra từ kiện hàng thứ i (i=1,2).
X1 ∼ H(500; 25; 5); X ∼ H(500; 50; 5).
Vì n nhỏ, N khá lớn nên
X1 ∼ B(5; 0.05); X2 ∼ B(5; 0.1).
P (X1 ≤ 1) = 0.9774.
P (X2 ≤ 1) = 0.9185.
Đặt A là biến cố có kiện hàng được chấp nhận.
P (A) = P (X1 ≤ 1) + P (X2 ≤ 1) − P (X1 ≤ 1).P (X2 ≤ 1) = 0.9982.
22. Trung Quốc quyết định viện trợ bộ kit xét nghiệm COVID-19 cho các
nước châu Âu. Họ vận chuyển 1000 bộ kit đến châu Âu với xác suất bị
hỏng của mỗi bộ kit là 0.002. Tính xác suất để có không quá 2 bộ kit bị
hỏng?
A. 0.676
B. 0.525
C. 0.376
D. 0.715
ANSWER: A

Lời giải. Đặt X là số kit xét nghiệm bị hỏng. Ta có biến ngẫu nhiên X
tuân theo phân phối Poison, ứng với n = 1000, p = 0.002, λ = np = 2. Từ
đây ta có, xác suất để có không quá 2 kit xét nghiệm bị hỏng là:

P (0 ≤ X ≤ 2) = P0 + P1 + P2 = 0.676.

1.3 Áp dụng các phân phối liên tục


23. Đồ thị của hàm mật độ Gauss có hình dạng như thế nào?
A. Dạng hình chuông và đối xứng qua trục hoành
B. Dạng hình chuông và đối xứng qua trục tung
C. Dạng hình bán nguyệt và đối xứng qua trục tung
D. Dạng hình bán nguyệt và đối xứng qua trục hoành.
ANSWER: B
24. Khẳng định nào sau đây không phải là một tính chất của phân phối chuẩn?
A. Giá trị kỳ vọng, trung vị và mod bằng nhau

8
B. Giá trị kỳ vọng của phân phối có thể là âm, bằng 0 hoặc dương
C. Phân phối có tính đối xứng
D. Độ lệch chuẩn phải bằng 1
ANSWER: D
25. Giá trị trung bình của phân phối xác suất chuẩn tắc :
A. Luôn luôn bằng không
B. Có thể là một giá trị dương bất kỳ
C. Có thể là một giá trị bất kỳ
D. Luôn luôn lớn hơn không
ANSWER: A

26. Cho biến ngẫu nhiên X có phân phối chuẩn với µ = 10 và σ = 5. Tính
P (X > 20).
A. 0.0228
B. 0.9772
C. 0.0668
D. Một đáp án khác
ANSWER: A
X − 10 20 − 10
Lời giải. P (X > 20) = P ( > ) = P (Z > 2) = 1 − Φ(2) =
5 5
0.0228.
27. Cho biến ngẫu nhiên X ∼ N (a; σ 2 ). Tính P (|X − a| < 3σ).
A. 0.9974
B. 0.0013
C. 0.4987
D. 0.0026
ANSWER: A
Lời giải.

|X − a|
P (|X − a| < 3σ) = P ( < 3)
σ
= P (−3 < Z < 3)
= Φ(3) − Φ(−3)
= 0.9974.

28. Cho biến ngẫu nhiên X ∼ N (4; 2.25). Tính P (X > 5.5).
A. 0.8413
B. 0.7486
C. 0.1587
D. 0.2514
ANSWER: C
Lời giải.

9
P (X > 5.5) = 1 − P (X < 5.5)
= 1 − Φ(1)
= 1 − 0.8413
= 0.1587.

29. Cho X ∼ N (500; σ 2 ). Biết P (X ≤ 580) = 0.7881. Tính σ.


A. 50
B. 100
C. 150
D. 200
ANSWER: B

Lời giải.

P (X ≤ 580) = 0.7881
80
Φ( ) = Φ(0.8)
σ
80
= 0.8
σ
σ = 100.

30. Cho 2 biến ngẫu nhiên X,Y độc lập với X ∼ N (10; 3) và Y ∼ N (15; 6)
Đặt Z = 2X + Y .
Chọn đáp án đúng.
A. Z ∼ N (35; 9)
B. Z ∼ N (25; 18)
C. Z ∼ N (35; 12)
D. Z ∼ N (35; 18)
ANSWER: D
Lời giải. Vì X và Y có phân phối chuẩn nên hàm Z có phân phói chuẩn.
Theo tính chất kỳ vọng và phương sai ta có:
E(Z) = E(2X + Y ) = E(2X) + E(Y ) = 35.
V ar(Z) = V ar(2X + Y ) = 4.V ar(X) + V ar(Y ) = 18.
31. Cho 2 biến ngẫu nhiên X,Y độc lập với X ∼ N (5; 3) và Y ∼ N (3; 2). Tính
P (X > Y ).
A. 0.3446
B. 0.8133
C. 0.1867
D. 0.6554
ANSWER: B
Lời giải. Vì X và Y độc lập và cùng phân phối chuẩn nên X − Y cũng là

10
phân phối chuẩn với:
E(X − Y ) = 5 − 3 = 2
V ar(X − Y ) = V ar(X) + V ar(Y ) = 5
P (X > Y ) = P ((X − Y ) > 0).
Đặt T = X − Y
0−2
P (T > 0) = 1 − P (T < 0) = 1 − Φ( √ ) = Φ(−0.89) = 1 − 0.1867 =
5
0.8133.
32. Một lô hàng có 225 sản phẩm. Trong đó xác suất để một sản phẩm lỗi là
20%. Giả sử X là số sản phẩm lỗi trong lô hàng. Tính xác suất để có số
sản phẩm lỗi nhiều nhất là 50 sản phẩm.
A. 0.7995
B. 0.2033
C. 0.9664
D. 0.7967
ANSWER: D
Lời giải. X là số sản phẩm lỗi trong lô hàng nên X ∼ B(225, 0.2). Ta có
thể xấp xỉ phân
√ phối của X bởi phân phối chuẩn với µ = np = 45 và

σ = npq = 36 = 6.
50 − 45
P (X ≤ 50) = Φ( ) = Φ(0, 83) = 0.7967.
6

33. Vietnam Airline thông báo các chuyến bay từ SG tới HN của họ kéo dài 2
giờ 5 phút. Giả sử, thời gian bay thật sự của họ là một phân phối đều từ
2 tiếng đến 2 tiếng 20 phút. Tính xác suất để chuyến bay không trễ quá
5 phút?
A. 0.25
B. 0.75
C. 0.50
D. 0.35
ANSWER: C
Lời giải. Ta có: a = 120 (phút), b = 140 (phút). Hàm mật độ xác suất là:

1 −1
f (y) = = 0.05( phút ).
b−a
Gọi X là thời gian của chuyến bay, ta có xác suất cần tính là:
Z 130
P (X < 130) = f (y)dy = 0.5.
120

34. Vietnam Airline thông báo các chuyến bay từ SG tới HN của họ kéo dài
2 giờ 5 phút. Giả sử, thời gian bay thật sự của họ là một phân phối đều
từ 2 tiếng đến 2 tiếng 20 phút. Tính xác suất để chuyến bay trễ hơn 10
phút?

11
A. 0.25
B. 0.5
C. 0.75
D. 0.35
ANSWER: A
Lời giải. Ta có: a = 120 (phút), b = 140 (phút). Hàm mật độ xác suất là:
1
f (y) = = 0.05.
b−a
Gọi X là thời gian của chuyến bay, ta có xác suất cần tính là:
Z 140
P (X > 135) = f (y)dy = 0.25.
135

35. Vào tháng 10 năm 2012, Apple đã giới thiệu một phiên bản nhỏ hơn của
iPad, được gọi là Ipad mini. Các bài kiểm tra pin iPad Mini cho thấy tuổi
thọ trung bình là 10.25 giờ (Tạp chí Wall Street, Ngày 31 tháng 10 năm
2012). Giả sử rằng thời lượng pin của iPad Mini là phân phối đều giữa
8.5 và 12 giờ. Tính xác suất mà thời lượng pin cho iPad Mini sẽ là 10 giờ
hoặc ít hơn?
A. 0.4
B. 0.5234
C. 0.4286
D. 0.3541
ANSWER: C
Lời giải. Ta có: a = 8.5 (giờ), b = 12 (giờ). Hàm mật độ xác suất là:
1 2
f (y) = = .
b−a 7
Gọi X là thời lượng pin của IPad mini, ta có xác suất cần tính là:
Z 10
P (X ≤ 10) = f (y)dy = 0.4286.
8.5

36. Khối lượng của một loại sản phẩm là một biến ngẫu nhiên X (kg) thỏa
X ∼ N (50; 100). Những sản phẩm có khối lượng nhỏ hơn 45 kg là sản
phẩm loại II. Tính tỷ lệ sản phẩm loại II.
A. 0.3085
B. 0.6915
C. 0.5199
D. 0.4801
ANSWER: D

Lời giải.
X ∼ N (50; 100).
P (X < 45) = Φ(−0.05) = 0.4801.

12
37. Một bài thi trắc nghiệm môn lý thuyết xác suất gồm 40 câu hỏi, mỗi câu
có 4 cách trả lời, trong đó có 1 cách trả lời đúng. Muốn đạt thí sinh phải
trả lời đúng ít nhất 15 câu. Tính xác suất thí sinh trả lời một cách ngẫu
nhiên mà đậu.
A. 0.0336
B. 0.9664
C. 0.0168
D. 0.4832
ANSWER: A
Lời giải.
Goi X là số câu trả lời đúng ngẫu nhiên từ 40 câu hỏi.
⇒ X ∼ B(40; 0.25).
Vì n khá lớn và p không gần 0 và 1 nên
X ∼ N (10; 7.5).

P (X ≥ 15) = 1 − P (X < 15) = 1 − Φ(1.83) = 0.0336.

38. Đường kính của một loại trục máy (đơn vị tính theo mm) là một đại lượng
ngẫu nhiên có phân phối chuẩn N (250; 25). Trục máy được gọi là hợp quy
cách nếu đường kính từ 245mm đến 255mm. Cho máy sản xuất 100 trục.
Tính xác suất để có ít nhất 50 trục hợp quy cách?
A. 0.00003
B. 0.00004
C. 0.00005
D. 0.00006
ANSWER: B
Lời giải. Gọi D là đường kính trục máy.
⇒ D ∈ N (250; 25).
Xác suất trục hợp quy cách là:
   
255 − 250 245 − 250
P (245 ≤ D ≤ 255) = φ −φ
5 5
= φ(1) − φ(−1) = 2φ(1) − 1 = 2 × 0.8413 − 1
= 0.6826.

Gọi X là số trục máy hợp quy cách trong 100 trục, ta có:
⇒ X ∼ B(100; 0.6826).
Vì n lớn và p không gần 0 và 1
⇒ X ∼ N (68.26; 21.67).
 
70 − 68.26
P (X ≥ 70) = 1 − P (X < 70) = 1 − φ √ = 1 − 0.65 ≈ 0.35.
21.67

39. Tuổi thọ của một loại thiết bị là biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với
độ lệch chuẩn là 90 giờ. Biết 8.,13% thiết bị có thời gian sử dụng không

13
vượt quá 840 giờ. Tính tuổi thọ trung bình của loại thiết bị này.
A. 750
B. 700
C. 800
D. 900
ANSWER: A
Lời giải.
Gọi X là tuổi thọ của loại thiết bị này.
X ∼ N (µ; 8100).

P (X ≤ 840) = 0.8413
840 − µ
Φ( ) = Φ(1)
90
840 − µ
=1
90
µ = 750.

40. Lãi suất (%) đầu tư vào một dự án là một biến ngẫu nhiên có phân phối
chuẩn. Theo đánh giá của ủy ban đầu tư thì lãi suất cao hơn 20% có xác
suất 0.1587. Lãi suất cao hơn 25% có xác suất 0.0228. Vậy khả năng đầu
tư không bị thua lỗ là bao nhiêu?
A. 0.7887
B. 0.0013
C. 0.8987
D. 0.9987
ANSWER: D
Lời giải. Đặt X là lãi suất đầu tư của dự án.
X ∼ N (µ; σ 2 ).
Ta có:
20 − µ
P (X > 20) = 0, 1587 ⇒ Φ( ) = Φ(1) ⇒ µ + σ = 20.(1)
σ

P (X > 25) = 0.0228 ⇒ µ + 2σ = 25. (2)


Giải hệ phương trình (1) và (2) ta được µ = 15, σ = 5
P (X ≥ 0) = 1 − P (X < 0) = 1 − Φ(−3) = 0.9987.
41. Thời gian đi từ nhà đến trường của một sinh viên là biến ngẫu nhiên có
phân phối chuẩn. Biết rằng 8% số ngày sinh viên đến trường mất hơn 38
phút và 65% số ngày mất hơn 20 phút. Sinh viên này phải xuất phát trước
giờ học bao nhiêu phút để xác suất không bị trễ học là 95%?
A. 40.4
B. 30.4
C. 25.55
D. 22.25
ANSWER: A

14
Lời giải. Đặt X là thời gian đi từ nhà đến trường của sinh viên đó.
X ∼ N (µ; σ 2 )
38 − µ
P (X > 38) = 0.08 ⇒ Φ( ) = Φ(1.41) ⇒ µ + 1.41σ = 38. (1)
σ

P (X > 20) = 0.65 ⇒ µ − 0.39σ = 20.(2)


Giải hệ phương trình (1) và (2) ta được µ = 23.9; σ = 10
Gọi x0 (phút) là thời gian xuất phát trước giờ học để P (X < x0 ) = 0.95.
x0 − 23.9
= 1.65 ⇒ x0 = 40.4
10
.
Vậy sinh viên này phải xuất phát trước giờ học 40.4 phút để xác suất
không bị trễ học là 95%.

15

You might also like