3a242720098fa1702d6f4d4d3ae4e1fa

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

Câu 1.

Số hiệu nguyên tử của nitrogen là


A. 6. B. 7. C. 8. D. 9.
Câu 2. Trong đơn chất nitrogen, hai nguyên tử N liên kết với nhau bằng 1……
A. liên kết đơn. B. liên kết đôi. C. liên kết ba. D. liên kết ion.
Câu 3. [KNTT - SGK] Phân tử nitrogen có cấu tạo là
A. N = N B. N N C. N - N D. N N
Câu 4. Trong hợp chất nitrogen có các mức oxi hoá (đặc trưng) nào sau đây?
A. -3, +3, +5. B. -3, 0, +3, +5.
C. -3, +1, +2, +3, +4, +5. D. -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5.
Câu 5. Chất nào sau đây có thể tạo thành từ phản ứng trực tiếp giữa hai đơn chất?
A. NO2. B. NH3. C. FeCl2. D. Cl2O.
Câu 6. Ở nhiệt độ thường, nitrogen kém hoạt động hóa học là do
A. nitrogen có bán kính nguyên tử nhỏ.
B. nitrogen có độ âm điện lớn nhất trong nhóm.
C. phân tử nitrogen có liên kết ba khá bền.
D. phân tử nitrogen không phân cực.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nitrogen là phân tử không phân cực.
B. Nitrogen trong bóng đèn ngăn cản tungsten bị oxi hoá..
C. Nitrogen kém hoạt động hoá học là do bán kính nguyên tử nhỏ (liên kết ba bền vững).
D. Giữa hai nguyên tử N trong nitrogen có hai liên kết π.
Câu 8. Khi có sấm chớp, nitrogen (N) phản ứng với oxygen trong khí quyển sinh ra khí
A. CO B. NO. C. SO2. D. CO2.
Câu 9. Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào là đúng?
A. Nitrogen không duy trì sự cháy, sự hô hấp và là một khí độc.
B. Ở điều kiện thường, nitrogen trơ về mặt hóa học do phân tử có một liên kết ba bền vững.
C. Trong các phản ứng hóa học, nitrogen chỉ thể hiện tính khử.
D. Số oxi hóa của nitrogen trong các ion và hợp chất NH4+, NO3-, N2O lần lượt là -3,+5,+4.
Câu 10. X là nitrogen oxide, trong đó oxygen chiếm 36,36% về khối lượng. Công thức của X là
A. NO. B. NO2. C. N2O. D. N2O5.
Câu 11. Ứng dụng nào sau đây không phải của nitrogen ?
A. Tạo khí quyển trơ (giảm nguy cơ cháy nổ….).
B. Tổng hợp ammonia.(NH3)
C. Tác nhân làm lạnh (bảo quản thực phẩm, mẫu vật sinh học…)
D. Sản xuất phân lân. Phân đạm
Câu 12. Cho một số ứng dụng:
(1). Nguyên liệu tổng hợp ammonia.
(2) Khí bảo vệ để hàn kim loại.
(3) Làm bóng đèn
(4) Bảo quản trái cây và ngũ cốc.
Những ứng dụng nào dựa trên cơ sở tính kém hoạt động hoá học của nitroen?
A. (2) và (3). B. (1) và (4).
C. (2). (3) và (4) D. (1) và (2).
Câu 13. Vị trí của nitrogen (Z =7) trong bảng hệ thống tuần hoàn là
A. ô 14, chu kỳ 2, nhóm VA. B. ô 14, chu kỳ 3, nhóm IIIA.
C. ô 7, chu kỳ 2, nhóm VA. D. ô 7, chu kỳ 3, nhóm IIIA.
Câu 15. Lấy 2 đũa thuỷ tinh, 1 đũa nhúng vào bình đựng dung dịch HCl đặc và 1 đũa nhúng vào bình đựng dung
dịch NH3 đặc. Sau đó đưa 2 đũa lại gần nhau thì thấy xuất hiện
A. khói màu trắng. B. khói màu tím.
C. khói màu nâu. D. khói màu vàng.
Câu 16. Trong phòng thí nghiệm, người ta thu khí nitrogen bằng phương pháp dời nước vì
A. N2 nhẹ hơn không khí. B. N2 ít tan trong nước.
C. N2 không duy trì sự sống, sự cháy. D. N2 dễ hoá lỏng, hóa rắn ở nhiệt độ thấp.
Câu 17. Các hình vẽ sau mô tả các cách thu khí có thể được sử dụng khi điều chế và thu khí trong phòng thí
nghiệm:

Cách 1 Cách 2 Cách 3


Hình 2.10: Các cách thu khí trong phòng thí nghiệm
Có thể sử dụng cách thu khí nào để thu được khí nitrogen?
A. Chỉ cách 3. B. Cách 1 và cách 3.
C. Chỉ cách 2. D. Cách 2 và cách 3.
Câu 18. Cho các phát biểu về nitrogen như sau:
(a) Trong hợp chất, các số oxi hóa thường gặp của nguyên tử nitrogen là -3, 0, +4, +5.
(b) Khí nitrogen kém hoạt động hóa học ở nhiệt độ thường.
(c) Nitrogen là phi kim tương đối hoạt động ở nhiệt độ cao.
(d) Trong tự nhiên, nitrogen chỉ tồn tại ở dạng đơn chất.
(e) Nitrogen là chất khí, không màu, tan ít trong nước.
Số phát biểu đúng là
A. 2 B. 3 C.4 D. 5
Câu 19. Nitrogen chỉ phản ứng với oxygen khi có tia lửa điện hoặc nhiệt độ cao. Cách giải thích nào sau đây là tốt
nhất cho điều kiện phản ứng trên?
A. Do nitrogen kém hoạt động hoá học ở nhiệt độ thường.
B. Năng lượng liên kết giữa các phân tử lớn, phản ứng lại thu nhiệt nên cần nhiệt độ cao.
C. Liên kết giữa các nguyên tử trong N2 và O2 lớn, phản ứng lại thu nhiệt.
D. Liên kết giữa các nguyên tử trong N2 và O2 lớn, phản ứng toả nhiệt nên cần đun nóng ban đầu.

Câu 20. Hình 2.12 là quá trình lưu trữ tế bào gốc trong nitrogen lỏng.
Ứng dụng này dựa trên tính chất nào của nitrogen?
A. Do nitrogen kém hoạt động hóa học ở điều kiện thường.
B. Do nitrogen ít tan trong nước.
C. Do nitrogen hóa lỏng ở nhiệt độ thấp -196oC.
D. Do nitrogen nhẹ hơn không khí và có nhiều trong khí quyển.
Hình 2.12. Quá trình lưu trữ tế
bào gốc trong nitrogen lỏng
Câu 21. Nitrogen là một trong những thành phần chính của không khí, hàm lượng của nó rất cao, các nhà khoa
học đã thiết kế một loại động cơ hơi nước sử dụng nitrogen lỏng, sử dụng sự bay hơi của nitrogen lỏng để chạy
đầu máy xe lửa, từ đó đạt được mục đích tiết kiệm năng lượng. Cơ sở chính của ứng dụng này là
A. Điểm sôi của nitrogen lỏng là -195,8°C, thấp hơn nhiều so với nhiệt độ bình thường.
B. Phản ứng giữa nitrogen và oxygen tỏa nhiệt.
C. Nitrogen cháy trong không khí.
D. Nitrogen chiếm khoảng 78% (thể tích) trong không khí.
Câu 22. Công thức phân tử của ammonia là
A. NH2. B. NH5. C. NH3. D. NH4.
Câu 23. Trong ammonia, nitrogen có số oxi hoá là
A. +3. B. -3. C. +4. D. +5.
Câu 24. Phát biểu không đúng là
A. Trong điều kiện thường, NH3 là khí không màu, mùi khai.
B. Khí NH3 nhẹ hơn không khí.
C. Phân tử NH3 chứa các liên kết cộng hóa trị không phân cực.
D. Khí NH3 tan nhiều trong nước.
Câu 25. Khí ammonia làm giấy quỳ tím ẩm
A. chuyển thành màu đỏ. B. chuyển thành màu xanh.
C. không đổi màu. D. mất màu.
Câu 26. Ammonia (NH3) tan nhiều trong nước do
A. NH3 nhẹ hơn không khí.
B. NH3 là phân tử không phân cực.
C. Phân tử NH3 phân cực, có khả năng tạo liên kết hydrogen với nước.
D. NH3 tồn tại ở trạng thái khí.
Câu 27. Cho thí nghiệm như hình vẽ, bên trong bình có chứa khí NH 3, trong chậu thủy tinh chứa nước có nhỏ vài
giọt phenolphthalein.

Hình 2.13. Thí nghiệm thử tính chất của ammonia


Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm là:
A. Nước phun vào bình và chuyển thành màu hồng.
B. Nước phun vào bình và chuyển thành màu tím.
C. Nước phun vào bình và không có màu.
D. Nước phun vào bình và chuyển thành màu xanh
Câu 28. Một ống nghiệm chứa đầy chất khí X, lộn ngược ống nghiệm rồi cho nhanh vào chậu chứa đầy nước, kết
quả được thể hiện trong hình dưới

Hình 2.15. Thí nghiệm


Chất khí X trong ống nghiệm là
A. CO2. B. NO. C. N2. D. NH3.
Câu 29. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Nạp đầy khí ammonia vào bình thủy tinh trong suốt, đậy bình bằng nút cao su có ống thủy tinh vuốt
nhọn xuyên qua.
Bước 2: Nhúng đầu ống thủy tinh vào một chậu thủy tinh chứa nước có pha thêm dung dịch phenolphthalein.
Cho các phát biểu sau:
(1) Ở bước 2, một lát sau nước trong chậu phun vào bình thành những tia có màu hồng.
(2) Phenolphthalein chuyển sang màu hồng, chứng tỏ dung dịch thu được có tính acid.
(3) Khí ammonia tan nhiều trong nước, làm giảm áp suất trong bình và nước bị hút vào bình.
(4) Nếu thay khí NH3 bằng khí HCl thì hiện tượng thu được ở bước hai xảy ra tương tự.
(5) Thí nghiệm này chứng minh, ammonia là một chất có tính khử mạnh.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Câu 30. Phản ứng nào sau đây nitrogen thể hiện tính khử?
A. N2 + O2 2NO B. N2 + 3H2 400−600 oC

, 200 ,̄ xt Fe NH
3
C. N2 + 6Li 2Li3N D. N2 + 3Ca Ca3N2
Câu 31. Cấu hình electron thu gọn của sulfur là
A. [Ne] 3s23p4. B. [He] 2s22p4.
C. [Ne] 3s23p6. D.[He] 2s22p6.
Câu 32. Nguyên tố sulfur có số hiệu nguyên tử là 16. Vị trí của sulfur trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

A. chu kì 3, nhóm VIA. B. chu kì 5, nhóm VIA.
C. chu kì 3, nhóm IVA. D. chu kì 5, nhóm IVA.
Câu 33. Chọn phát biểu đúng về tính chất vật lí của sulfur ở điều kiện thường?
A. Chất khí, mùi hắc, tan nhiều trong nước.
B. Chất rắn, màu vàng, không tan trong nước.
C. Chất rắn, không màu, không tan trong nước.
D. Chất lỏng, sánh như dầu, hút ẩm mạnh.
Câu 34. Hầu hết các kim loại được tìm thấy dưới dạng quặng trên bề mặt Trái đất và trải qua nhiều quá trình để
tách được kim loại ra khỏi quặng. Quặng nào dưới đây không tạo thành sulfur dioxide khi nung trong lò cao?
A. Pyrite. B. Thạch cao. C. Chalcopyrite. D. Chu sa.
Câu 35. Ứng dụng nào sau đây không phải của SO2?
A. Sản xuất sulfuric acid. B. Tẩy màu dung dịch đường.
C. Khử mùi không khí. D. Tẩy trắng giấy, bột giấy.
Câu 36. Cho các chất: S, SO2, SO3, H2SO4. Số chất vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 37. Phát biểu nào sau đây sai về sulfur?
A. Điều kiện thường là chất rắn, màu vàng, không tan trong nước.
B. Tồn tại trong tự nhiên ở dạng đơn chất và hợp chất.
C. Tan nhiều trong benzene, ethanol, dầu hỏa.
D. Sulfur có hai dạng thù hình là dạng đơn tà và dạng tà phương.
Câu 38. Cho các phát biểu sau:
(a) Sulfuric acid là chất lỏng, sánh như dầu, không màu, không bay hơi.
(b) Sulfuric acid tan vô hạn trong nước, và tỏa rất nhiều nhiệt.
(c) Khi pha loãng sulfuric acid đặc, ta cho nhanh nước vào acid và khuấy nhẹ.
(d) Sulfuric acid đặc có tính háo nước, da thịt tiếp xúc với nó sẽ gây bỏng nặng.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 39. Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là
A. CaO. B. dung dịch H2SO4 đậm đặc.
C. Na2SO3 khan. D. dung dịch NaOH đặc.
Câu 40. Muốn pha loãng dung dịch acid H2SO4 đặc cần làm như sau:
A. Rót từ từ dung dịch acid đặc vào nước.
B. Rót từ từ nước vào dung dịch acid đặc.
C. Rót nhanh dung dịch acid đặc vào nước.
D. Rót thật nhanh nước vào dung dịch acid đặc.

Câu 41. Trong số các khí sau: H2, O2, NH3, SO3, Cl2. Những khí có thể làm khô bằng sulfuric acid đặc là
A. H2, O2, NH3, SO3. B. H2, O2, SO3, Cl2.
C. H2, O2, Cl2. D. H2, O2, SO3.
Câu 42. Dãy chất nào sau đây gồm những chất đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Cu, ZnO, NaOH, CaOCl2. B. CuO, Fe(OH)2, Al, NaCl.
C. Mg, ZnO, Ba(OH)2, CaCO3. D. Na, CaCO3, Mg(OH)2, BaSO4.
Câu 43. Cho các phản ứng sau:

a) S + O2 SO2 b) 2Al + 3S Al2S3

c) S + 6HNO3 H2SO4 + 6NO2 + 2H2O d) Fe + S FeS


Có bao nhiêu phản ứng trong đó sulfur đóng vai trò là chất oxi hóa?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 44. Cho các phản ứng:

a. Tính oxi hóa của SO2 được thể hiện ở phản ứng nào?
A. 1, 2, 3. B. 1, 2, 3, 5.
C. 1, 2, 3, 5, 6. D. 5, 6.
b. Tính khử của SO2 được thể hiện ở phản ứng nào?
A. 1, 2, 3. B. 1, 2, 3, 5.
C. 1, 2, 3, 5, 6. D. 5, 6.
Câu 45. Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?

A. 2CO + O2 2CO2. B. Fe + S FeS.

C. S + F2 SF2. D. 3Fe + 2O2 Fe3O4.

Câu 46. Cho sơ đồ sau: . Vậy có thể tương ứng với dãy các chất nào sau đây?
A. FeS; SO2 và Na 2SO4. B. H2S; SO2 và SO3.
C. H2S; SO2 và H2SO4. D. FeS; SO2 và H2SO4.
Câu 47. Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo của H2SO4, kết luận nào sau đây đúng về tính chất cơ bản của H2SO4 đặc?
A. H2SO4 có tính acid và tính khử.
B. H2SO4 có tính acid và tính oxi hoá.
C. H2SO4 có tính acid, tính khử và tính oxi hóa.
D. H2SO4 không có tính oxi hoá lẫn tính khử.
Câu 48. Kim loại bị thụ động trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội là
A. Cu, Ag. B. Al, Fe. C. Fe, Ag. D. Au, Pt.
Câu 49. Có các lọ hóa chất không nhãn, mỗi lọ đựng 1 trong các dung dịch không màu sau: Na 2SO4, Na2S,
Na2CO3, Na3PO4, Na2SO3. Chỉ dùng thuốc thử là dung dịch H2SO4 loãng, nhỏ trực tiếp vào từng dung dịch thì có
thể nhận được các dung dịch:
A. Na2CO3, Na2S, Na2SO3.
B. Na2CO3, Na2S.
C. Na2CO3, Na2S, Na3PO4.
D. Na2SO4, Na2S, Na2CO3, Na3PO4, Na2SO3.
Câu 50. Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

Các chất X, Y, Z, M lần lượt là:


A. S, FeS2, H2S, Na2S. B. S, FeS, H2S, Na2S.
C. S, FeS2, H2S, NaHS. D. S, FeS, H2S, NaHS.
¿ 2SO3(g) H < 0.
Câu 51. Cho cân bằng hoá học sau: 2SO2(g) + O2(g) xt ,¿ ⇔

Cho các biện pháp: (1) tăng nhiệt độ, (2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng, (3) hạ nhiệt độ, (4) dùng thêm chất
xúc tác V2O5, (5) giảm nồng độ SO3, (6) giảm áp suất chung của hệ phản ứng. Có mấy biện pháp làm cân bằng
chuyển dịch theo chiều thuận?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 52. Khí nào sau đây đóng vai trò chính gây ra mưa acid?
A. sulfur dioxide và các oxide của nitrogen.
B. sulfur dioxide và carbon dioxide.
C. hydrogen chloride và các oxide của nitrogen.
D. carbon dioxide và các oxide của nitrogen.
Câu 53. Nguyên nhân nào dưới đây không gây ra hiện tượng phú dưỡng?
A. Nguồn nước thải chưa xử lí triệt để làm dư thừa hàm lượng hợp chất phosphorus đi vào hệ thống nước tự
nhiên.
B. Các nguồn phân bón như NH4NO3, (NH2)2CO, (NH4)2HPO4, Ca(H2PO4)2,… dư thừa chảy vào vùng nước tù
đọng.
C. Chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp không được xử lí theo quy chuẩn, đi vào sông hồ gây hiện tượng
phú dưỡng.
D. Sự thay đổi về điều kiện thiên nhiên do thiên tai làm thay đổi hàm lượng nitrogen và phosphorus có trong
nước.
Câu 54. Để giảm mưa acid cũng như các tác hại do mưa acid gây ra, các biện pháp có thể thực hiện là
① Sử dụng than đá làm nhiên liệu.
② Xử lí khí thải trước khi đưa vào môi trường.
③ Khử lưu huỳnh có trong nhiên liệu hóa thạch .
④ Bón vôi vào đất bị acid hóa.
⑤ Phát triển các nguồn năng lượng sạch.
Các biện pháp phù hợp giúp giảm mưa acid là
A. ① ② ③. B. ② ③ ④ ⑤.
C. ③ ⑤. D. ① ③ ④ ⑤.
Câu 55. Hàm lượng cho phép của sulfur trong nhiên liệu là 0,3% về khối lượng. Để xác định hàm lượng sulfur
trong một loại nhiên liệu người ta lấy 100,0 gam nhiên liệu đó và đốt cháy hoàn toàn. Khí tạo thành chỉ chứa
carbon dioxide, sulfur dioxide và hơi nước được dẫn vào nước tạo ra 500,0 mL dung dịch. Biết rằng tất cả sulfur

dioxide đã tan vào dung dịch. Lấy 10,0 mL dung dịch này cho tác dụng với dung dịch KMnO 4 mol/L
thì thể tích dung dịch KMnO4 cần dùng là 12,5 mL. Phần trăm khối lượng của sulfur trong nhiên liệu trên là
A. 0,25%. B. 0,50%. C. 0,20%. D. 0,40%
Câu 56. Cho vài giọt dung dịch BaCl2 vào dung dịch nào sau đây sẽ tạo kết tủa trắng?
A. NaCl. B. Na2SO4. C. NaNO3. D. NaOH.
Câu 57. Khi sục khí SO2 vào dung dịch H2S thì có hiện tượng gì?
A. Dung dịch bị vẩn đục màu vàng. B. Không có hiện tượng gì.
C. Dung dịch chuyển thành màu nâu đen. D. Tạo thành chất rắn màu đỏ.
Câu 58. CO2 có lẫn SO2. Trong các hóa chất sau: dung dịch NaOH; dung dịch Br 2; dung dịch KMnO4; dung dịch
Na2SO3; nước vôi trong; khí O2. Hãy cho biết có bao nhiêu hóa chất có thể sử dụng để loại bỏ SO2?
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 59. Hóa chất được sử dụng để phân biệt dung dịch H2SO4 loãng và HCl loãng là
A. Ba(NO3)2. B. Fe(NO3)3. C. Cu(NO3)2. D. NaNO3.
Câu 60. Cho FeS tác dụng với dung dịch H 2SO4 loãng, thu được khí A ; nếu dùng dung dịch H 2SO4 đặc, nóng thì
thu được khí
A. H2, H2S, S. B. H2S, SO2, S.
C. H2, SO2, S. D. O2, SO2, SO3.
Câu 61: Hydrocarbon X có tỉ khối so với He bằng 14. Công thức phân tử của X là
A. C4H10. B. C4H6. C. C4H4. D. C4H8.
Câu 62: Propene có công thức đơn giản nhất là CH 2 (xác định từ phân tích nguyên tố) và phân tử khối là 42. Công
thức phân tử của propene là
A. C2H6. B. C2H4. C. C3H6. D. CH2O.
Câu 63: Cho dãy các chất hữu cơ: C6H6, C2H2, C4H4, công thức đơn giản nhất của dãy các hợp chất trên là
A. CH. B. C2H2. C. CH2. D. (CH)n.
Câu 64: Hợp chất X có công thức đơn giản nhất là CH3O. Công thức phân tử nào sau đây phù hợp với X?
A. C3H9O3. B. C2H6O2. C. C2H6O. D. CH3O.
Câu 65: Hợp chất X có công thức đơn giản nhất là CH 2O. Tỉ khối hơi của X so với hydrogen bằng 60. Công thức
phân tử của X là
A. CH2O B. C2H4O2. C. C3H6O2 D. C4H8O4.
Câu 66: Methadone là một loại thuốc dùng trong cai nghiện ma túy, nó thực chất cũng là một loại chất gây nghiện
nhưng “nhẹ” hơn các loại ma túy thông thường và dễ kiểm soát hơn. Công thức cấu tạo thu gọn như hình dưới.

Công thức phân tử của methadone là


A. C17H27NO. B. C17H22NO. C. C21H29NO. D. C21H27NO.
Câu 67: Genaryl axetat là este có trong hoa hồng và được chiết suất để làm hương liệu cho nước hoa. Công thức
cấu tạo thu gọn của genaryl axetat là

Công thức phân tử của Genaryl axetat là


A. C11H16O2. B. C12H18O2. C. C12H20O2. D. C11H18O2.
Câu 68: Phố khối lượng của ethanol được cho trong hình dưới đây.

Hình 3.11: Phổ khối lượng của ethanol


Phân tử khối của ethanol là
A. 29. B. 31. C. 46. D. 26.
Câu 69: Một hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O), trong đó carbon chiếm 61,22% về khối lượng. Công thức phân tử
của hợp chất X là
A. C3H6O2. B. C2H2O3. C. C5H6O2. D. C4H10O.
Câu 70: Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố carbon,
hydrogen trong hợp chất hữu cơ X lần lượt là 54,54% ; %H = 9,1%, còn lại là oxygen. Khối lượng phân tử của X
bằng 88. Công thức phân tử của hợp chất hữu cơ X là
A. C4H10O. B. C5H12O. C. C4H10O2. D. C4H8O2.
Câu 71: Một chất hữu cơ X có chứa 51,3% C; 9,4% H; 12% N; 27,3% O. Tỉ khối hơi của X so với không khí là
4,034. Công thức phân tử của hợp chất hữu cơ X là
A. C5H12O2N. B. C5H11O2N. C. C5H11O3N. D. C5H10O2N.
Câu 72: Chất hữu cơ X có khối lượng phân tử bằng 123 và khối lượng của C, H, O, N trong phân tử tỉ lệ với nhau
theo thứ tự là 72 : 5 : 32 : 14. Công thức phân tử của X là
A. C6H14O2N. B. C6H6ON2. C. C6H12ON. D. C6H5O2N.
Câu 73: Phenolphtalein X có tỉ lệ khối lượng mC : mH : mO = 60 : 3,5 : 16. Biết khối lượng phân tử của X nằm trong
300 đến 320u. Số nguyên tử carbon trong phân tử hợp chất X là
A. 20. B. 10. C. 5. D. 12.
Câu 74: Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy thành phần phần trăm về
khối lượng của các nguyên tố carbon trong hydrocarbon X là
83,33%. Dựa trên thông tin đã cho và phổ khối lượng của X ở hình bên,
lập được công thức phân tử của hydrocarbon X là
A. C4H10. B. C5H12.
C. C3H8. D. C6H14.
Câu 75: Khi phân tích nguyên tố thu được kết quả thành phần phần trăm
khối lượng các nguyên tố có trong hợp chất X như sau: carbon là 52,17%; hydrogen là 13,04%; còn lại là oxygen.
Công thức đơn giản nhất của hợp chất X là
A. C2H6O. B. C2H3O2. C. C2H4O. D. C2H2O.
Câu 76: Chọn định nghĩa đồng phân đầy đủ nhất
A. Đồng phân là hiện tượng các chất có cấu tạo khác nhau.
B. Đồng phân là hiện tuợng các chất có tính chất khác nhau.
C. Đồng phân là những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử.
D. Đồng phân là hiện tuợng các chất có cấu tạo khác nhau nên có tính chất khác nhau.
Câu 77: Số lượng đồng phân cấu tạo mạch hở ứng với công thức phân tử C4H10 là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Câu 78: Số lượng đồng phân cấu tạo mạch hở ứng với công thức phân tử C4H8 là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 79: Cặp chất nào sau đây là đồng phân của nhau?
A. C2H5OH và CH3-O-C2H5.
B. CH3-O-CH3 và C2H5OH.
C. CH3-CH2-CH2-OH và CH3-CH(OH)-CH3.
D. CH3-CH2-CH2-CH3 và CH3-CH2-CH=CH2.
Câu 80: Trong những cặp chất sau đây, cặp gồm các chát là đồng phân của nhau ?
A. C4H10, C6H6. B. CH3CH2CH2OH, C2H5OH.
C. CH3OCH3, CH3CHO. D. C2H5OH, CH3OCH3.
Câu 81. Kết tinh là phương pháp dùng để tách biệt và tinh chế các chất hữu cơ ở dạng
A. Rắn. B. Lỏng.
C. Khí. D. Hỗn hợp rắn – khí.
Câu 82: Để tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp gồm dầu ăn và nước, có thể sử dụng phương pháp
A. Sắc kí. B. Chưng cất. C. Bay hơi. D. Chiết.
Câu 83: Trong phương pháp chiết, dung môi dùng để chiết phải
A. hòa tan tốt chất cần chiết, không tan trong dung dịch ban đầu.
B. không hòa tan chất cần chiết, tan trong dung dịch ban đầu.
C. tan được trong nước và không hòa tan tốt chất cần thiết.
D. khối lượng riêng lớn hơn 1, tan trong dung dịch ban đầu.
Câu 84: Phương pháp chưng cất được sử dụng để tách hỗn hợp các chất lỏng dựa trên nguyên tắc?
A. Sự khác nhau về độ hòa tan của hai chất.
B. Sự khác nhau về nhiệt độ nóng chảy của hai chất.
C. Sự khác nhau về nhiệt độ sôi của hai chất.
D. Sự khác nhau về khả năng hấp phụ, hòa tan chất trong hai pha động và pha tĩnh.
Câu 85: Phương pháp tách và tinh chế các chất rắn từ dung dịch bão hòa của chất đó khi thay đổi điều kiện hòa tan
(dung môi, nhiệt độ) được gọi là phương pháp
A. Chiết. B. Chưng cất. C. Bay hơi. D. Kết tinh.
Câu 86: Phương pháp tách nào sau đây dùng để tách hỗn hợp gồm các chất tan trong cùng một dung môi?
A. Chiết. B. Chưng cất. C. Bay hơi. D. Sắc kí.
Câu 87: Cho hình vẽ mô tả quá trình chiết 2 chất lỏng không trộn lẫn vào nhau
Phát biểu nào sau đây là không đúng ?
A. Chất lỏng nhẹ hơn sẽ nổi lên trên trên phễu chiết.
B. Chất lỏng nhẹ hơn sẽ được chiết trước.
C. Chất lỏng nặng hơn sẽ ở phía dưới đáy phễu chiết.
D. Chất lỏng nặng hơn sẽ được chiết trước.

Câu 88: Nước và rượu dễ dàng được tách ra khỏi hỗn hợp rượu và nước bằng cách chưng cất vì chúng có
A. mật độ khác nhau. B. điểm nóng chảy khác nhau.
C. nhiệt độ sôi khác nhau. D. màu sắc khác nhau
Câu 89: Hình 3.8 mô tả dụng cụ dùng để tách hỗn hợp các chất. Phương pháp nào đã được sử dụng trong trường
hợp này?
A. Kết tinh. B. Chưng cất. C. Bay hơi. D. Chiết.
Hình 3.8. Dụng cụ dùng để tách hỗn hợp các chất
Câu 90: Trong phương pháp sắc kí cột, sự phân bố khác nhau của các chất giữa pha động và pha tĩnh là do
A. Khả năng hấp phụ các chất khác nhau trong hỗn hợp cần tách.
B. Khẳ năng hấp thụ các chất khác nhau trong hỗn hợp cần tách.
C. Khả năng liên kết cộng hoá trị các chất khác nhau trong hỗn hợp cần tách.
D. Khả năng liên kết ion khác nhau các chất trong hỗn hợp cần tách.
Câu 91 Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa nguyên tố
A. hydrogen. B. carbon. C. oxygen. D. nitrogen.
Câu 92: Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu
A. các hợp chất của carbon.
B. các hợp chất của carbon trừ (CO, CO2).
C. các hợp chất của carbon trừ (CO, CO2, muối carbonate, cyanide, carbide,…).
D. các hợp chất chỉ có trong cơ thể sống.
Câu 93: Trong các hợp chất sau: CH4; CHCl3; C2H7N; HCN; CH3COONa; C12H22O11; Al4C3; NH4NO3; CH8O3N2;
C2H4O2. Số chất hữu cơ là
A. 8. B. 6. C. 5. D. 7.
Câu 94: Chất nào sau đây không phải là hợp chất hữu cơ?
A. CH4. B. CH3COOH. C. HCN. D. HCOONa.
Câu 95: Chất nào sau đây là chất hữu cơ?
A. CaC2. B. NaHCO3. C. CH3COONa. D. Al4C3..
Câu 96: Liên kết hóa học trong phân tử hợp chất hữu cơ chủ yếu là loại liên kết nào sau đây?
A. Liên kết ion. B. Liên kết cộng hóa trị.
C. Liên kết cho nhận. D. Liên kết hydrogen.
Câu 97: Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là
A. thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất.
B. thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
C. thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
D. thường xảy ra rất chậm, nhưng hoàn toàn, không theo một hướng xác định.
Câu 98: Tính chất không phải của các hợp chất hữu cơ là
A. Khả năng phản ứng hoá học chậm, theo nhiều hướng khác nhau.
B. Không bền ở nhiệt độ cao.
C. Liên kết hoá học trong hợp chất hữu cơ thường là liên kết ion.
D. Dễ bay hơi và dễ cháy hơn hợp chất vô cơ.
Câu 99: Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là
(1) Thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H.
(2) Có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.
(3) Liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.
(4) Liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion.
(5) Dễ bay hơi, khó cháy.
(6) Phản ứng hoá học xảy ra nhanh.
Nhóm các ý đúng là :
A. (4), (5), (6). B. (1), (2), (3). C. (1), (3), (5). D. (2), (4), (6).
Câu 100: Công thức nào biểu diễn hydrocarbon?

A. 1, 2. B. 3, 4. C. 1, 2, 3. D. 2, 3.
Câu 101: Phát biểu nào dưới đây đúng?
A. Nhóm chức luôn là nhóm nguyên tử.
B. Nhóm chức gây ra tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất hữu cơ.
C. Nhóm chức luôn là nhóm phân tử.
D. Nhóm chức luôn chứa nguyên tử oxygen.
Câu 102: Tên gọi của nhóm chức -CH=O là
A. Ketone. B. Aldehyde.
C. Amine. D. Alcohol.
Câu 103: Hợp chất dưới đây có chứa nhóm chức nào?

A. Carboxylic acid. B. Aldehyde. C. Amine. D. Alcohol.


Câu 104: Cho dãy các chất sau:

Phát biểu nào dưới đây không đúng?


A. Có hai chất phân tử chứa nhóm chức aldehyde.
B. Có 1 chất chứa nhóm chức amine.
C. Có 2 chất chứa nhóm chức alcohol.
D. Có 2 chất chứa nhóm chức carboxylic acid.
Câu 105: Một hợp chất hữu cơ X chứa đồng thời hai nhóm chức alcohol và aldehyde. Khi đó, hợp chất X sẽ
A. chỉ thể hiện các tính chất hóa học đặc trưng của alcohol.
B. chỉ thể hiện các tính chất hóa học đặc trưng của aldehyde.
C. thể hiện các tính chất hóa học đặc trưng của cả alcohol và aldehyde.
D. không thể hiện tính chất hóa học đặc trưng của cả alcohol và aldehyde.

You might also like