Màng sinh học.K78

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 28

Trường Đại học Dược Hà Nội

Khoa Công nghệ sinh học

CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG


MÀNG TẾ BÀO

Giảng viên: Phạm Trần Thu Hà


Tài liệu học tập

1. Tài liệu chính: Handout


2. Tài liệu tham khảo:
❖ Campbell Biology (2021), 12th
edition, Pearson
❖ https://www.osmosis.org/
❖ https://www.nucleusmedicalme
dia.com/
Mục tiêu bài học

Trình bày được cấu trúc, thành phần cơ bản và chức năng của
màng tế bào.
Nội dung bài học

Tổng quan về màng tế bào


Lipid màng
Protein màng
Carbohydrat màng
TỔNG QUAN VỀ MÀNG TẾ BÀO

▪ Màng tế bào là ranh giới tách tế bào sống với môi


trường bao quanh tế bào.
▪ Chức năng của màng tế bào:
o Bảo vệ, ngăn cách tế bào với môi trường bên
ngoài
o Kiểm soát các chất ra vào tế bào: có tính thấm
chọn lọc, chỉ cho những chất nhất định ra vào tế
bào
o Tiếp nhận thông tin từ môi trường và truyền tín
hiệu vào trong tế bào.
o Quy định hình dạng tế bào phù hợp với chức
năng của chúng.
TỔNG QUAN VỀ MÀNG TẾ BÀO

▪ Cấu trúc màng tế bào:


o được cấu tạo bởi lipid, protein
và carbohydrat. Trong đó, lipid
và protein là những vật liệu
chính.
o Lipid màng tế bào là các phân
tử lưỡng phần, trong đó
phospholipid chiếm số lượng
lớn nhất, tạo nên bộ khung
chính của màng TB.
o Các phospholipid và protein
của màng tế bào được sắp xếp
theo “mô hình khảm lỏng”
(fluid mosaics )
1. LIPID MÀNG

▪ Gồm 3 loại lipid: phospholipid,


glycolipid và cholesterol. Trong đó
phospholipid là loại lipid chiếm đa số.
1. LIPID MÀNG

▪ Đặc điểm điển hình của lớp màng


phospholipid: Là các phân tử lưỡng
phần:
o đầu ưa nước (đầu phân cực gắn
với nhóm phosphat)
o đuôi kỵ nước (2 mạch acyl béo
ester hóa với 2 nhóm hydroxyl của
glycerol phosphate)

→ có thể tạo các hạt micell đóng gói các


chất thân dầu bên trong.
1. LIPID MÀNG

→ ƯD trong ngành Dược: tạo các


liposome vận chuyển thuốc tới
đích, hạn chế độc tính.
1. LIPID MÀNG

▪ Tính lỏng của màng tế bào: phụ thuộc


o Lớp phospholipid của màng
o Nhiệt độ môi trường
o Cholesterol của màng
1. LIPID MÀNG
▪ Tính lỏng của màng tế bào: phụ thuộc
o Lớp phospholipid của màng:
✓ Các phospholipid có thể di chuyển trong lớp lipid kép của màng → tính lỏng
của màng
✓ Độ bão hòa của các đuôi acid béo: Càng nhiều acid béo no thì độ nhớt của
màng càng cao
1. LIPID MÀNG

▪ Tính lỏng của màng tế bào: phụ thuộc


o Nhiệt độ môi trường: Nhiệt độ thấp, tính lỏng của màng giảm. Nhiệt độ cao thì
tính lỏng của màng tăng.
1. LIPID MÀNG

▪ Tính lỏng của màng tế bào: phụ thuộc


o Cholesterol của màng:
✓ Ở nhiệt độ ~ 37OC, cholesterol
làm giảm tính lỏng của màng.
✓ Ở nhiệt độ mát, cholesterol duy
trì tính lỏng của màng do ngăn
chặn sự bó chặt các phân tử
phospholipid.

→ đệm nhiệt độ cho màng


1. LIPID MÀNG
▪ Tính lỏng của màng tế bào:
o Tính lỏng của màng ảnh hưởng tới tính thấm
chọn lọc và protein màng → ảnh hưởng tới
chức năng của màng
✓ Khi màng cứng lại: tính thấm chọn lọc
của màng thay đổi, các protein của
màng có thể bị bất hoạt.
✓ Khi màng quá lỏng: cũng không thể hỗ
trợ hoạt động chức năng của các
protein màng.
o Để thích nghi với môi trường sống → các
sinh vật khác nhau có thành phần lipid màng
khác nhau.
1. LIPID MÀNG

▪ Glycolipid:
o Là các phân tử lipid gắn với các phân tử
đường, tập trung ở phía ngoài màng tế
bào
o Vai trò:
✓ thành phần giúp nhận biết tế bào
✓ là vị trí xâm nhập của một số vi
khuẩn, virus, độc tố
1. LIPID MÀNG

▪ Glycolipid:
2. PROTEIN MÀNG

▪ Màng là tập hợp các protein khác


nhau gắn vào chất nền lỏng của
lớp lipid kép (tính khảm của
màng).
▪ Protein màng xác định hầu hết các
chức năng của màng.
▪ Mỗi loại TB khác nhau chứa các bộ
protein màng khác nhau.
▪ Mỗi loại màng khác nhau trong tế
bào lại có một tập hợp các protein
của riêng nó.
2. PROTEIN MÀNG

Protein Protein neo vào


▪ Phân loại (dựa vào cấu trúc và vị Protein xuyên màng ngoại vi lipid màng

trí của với màng): 3 loại


o Protein xuyên màng
o Protein ngoại vi
o Protein neo vào lipid màng
2. PROTEIN MÀNG

▪ Protein xuyên màng

o Các protein xuyên màng


xuyên qua lõi kỵ nước của
lớp kép lipid.
o Vùng kỵ nước của protein
xuyên màng được cấu tạo từ
một hoặc nhiều mạch axit
amin không phân cực,
thường là các chuỗi xoắn α
2. PROTEIN MÀNG

▪ Protein ngoại vi
o Hoàn toàn không gắn
kết vào lớp kép lipid,
gắn lỏng lẻo với bề mặt
màng
2. PROTEIN MÀNG

▪ Protein neo vào lipid màng


o Chỉ ở một phía của lớp kép lipid
o Các protein tan trong nước liên kết
cộng hóa trị với lipid của màng
(lipid neo).
2. PROTEIN MÀNG TẾ BÀO

▪ Chức năng của protein màng


o Vận chuyển
o Truyền tín hiệu
o Mối nối giữa các tế bào
o Hoạt tính enzym
o Nhận biết tế bào 1 2 3
o Gắn vào bộ khung tế bào và
chất nền ngoại bào (ECM).

~ 2/3 đích tác dụng


của thuốc đã biết là
các protein màng
4 5 6
2. PROTEIN MÀNG TẾ BÀO
3. Carbohydrate màng

▪ Carbohydrate màng thường ngắn, các chuỗi phân nhánh


chỉ có ít hơn 15 đơn vị đường.
o Một số liên kết cộng hóa trị với lipid → glycolipid
o Hầu hết liên kết cộng hóa trị với protein
→ glycoprotein
▪ Carbohydrat ngoài màng tế bào:
o khác nhau ở các loài
o khác nhau giữa các cá thể cùng loài
o khác nhau ở các loại tế bào khác nhau của cùng
một cá thể
▪ Chức năng của carbohydrate màng:
o là dấu hiệu để phân biệt tế bào này và tế bào khác
o vị trí xâm nhập của một số vi khuẩn, virus, độc tố
3. Carbohydrate màng
Tóm tắt bài học

o Tổng quan về màng tế bào: chức năng, thành phần cấu tạo, mô hình khảm lỏng
o Lipid màng: tính lỏng, phospholipid (lưỡng phần), cholesterol (đệm nhiệt độ),
glycolipid (nhận biết, xâm nhập của VK, VR)
o Protein màng: tính khảm, 3 loại (xuyên màng, ngoại vi, neo lipid màng), 6 chức
năng
o Carbohydrat màng: glycolipid, glycoprotein, phân biệt tế bào, vị trí xâm nhập
của VK, VR, độc tố
Tóm tắt bài học

3 5

2
6 4

You might also like