BÁO CÁO ĐỀ TÀI - NGUYỄN THÀNH ĐẠT - 20223688

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

ĐỀ TÀI: Thiết kế mạng MESH truyền thông giữa 3 linh kiện ESP32, truyền và

nhận dữ liệu từ nhau để điều khiển bật tắt đèn từ các chân GPIO của cả 3 linh kiện
đó
I. Tìm hiểu về WIFI MESH
1. Tổng quan về WIFI MESH
a) Mạng WIFI truyền thống:
- Là mạng điểm – đa điểm trong đó có một nút trung tâm duy nhất được gọi là điểm
truy cập (access point – AP) được kết nối trực tiếp với các nút khác gọi là trạm.
AP chịu trách nhiệm xử lý và chuyển tiếp việc truyền giữa các trạm.
- Mạng WIFI truyền thống gặp bất lợi về vùng phủ song hạn chế do yêu cầu các
trạm phải nằm trong phạm vi kết nối trực tiếp với AP. Mạng Wi – Fi truyền thống
dễ bị quá tải vì số lượng trạm tối đa được phép trong mạng bị giới hạn bởi dung
lượng của AP.

Hình 1: Minh họa mô hình hệ thống phát Wifi truyền thống


Hình 2: Kiến trúc mạng WIFI truyền thống
b) WIFI MESH:
- Là giao thức mạng được xây dựng dựa trên giao thức Wi-Fi. WIFI MESH cho
phép nhiều thiết bị (còn gọi là nút) trải rộng trên một khu vực rộng lớn (cả trong
nhà và ngoài trời) được kết nối với nhau trong một mạng WLAN (mạng cục bộ
không dây). WIFI MESH có khả năng tự tổ chức và tự phục hồi, nghĩa là mạng có
thể được xây dựng và duy trì một cách tự động.

Hình 3: Kiến trúc mạng WIFI MESH


2. Nguyên tắc hoạt động của WIFI MESH
- Wifi Mesh hoạt động theo nguyên lý sử dụng hai hoặc nhiều thiết bị kết nối với
nhau như một “nút” để tạo nên một mạng lưới Wifi
- Chỉ có một nút được kết nối với Modem Internet (Modulator and Demodulator –
bộ điều chế và giải chế), trong khi đó, các nút còn lại đặt khắp nơi để tạo nên một
mạng Wifi diện rộng, những nút này đều là một phần trong mạng Wifi duy nhất,
chia sẻ chung một SSID và mật khẩu
 Việc mở rộng hệ thống Mesh trở nên hết sức dễ dàng

Hình 4: Nguyên tắc hoạt động của WIFI MESH


3. Cấu trúc liên kết cây của WIFI MESH
- Wifi Mesh có thể được coi là một giao thức mạng kết hợp nhiều WiFi riêng lẻ
thành một mạng WLAN duy nhất.
- Trong Wifi truyền thống, các trạm bị giới hạn ở một kết nối duy nhất với một AP
(kết nối ngược dòng – là kết nối từ một nút đến các nút cha của nó) bất kỳ lúc nào,
trong khi một AP có thể kết nối đồng thời với nhiều trạm (kết nối xuôi dòng – là
kết nối từ một nút đến một trong các nút con của nút đó).
- Ngược với Wifi truyền thống, Wifi Mesh cho phép các nút hoạt động đồng thời
như một trạm và một AP. Do đó, một nút trong Wifi Mesh có thể có nhiều kết nối
xuôi dòng bằng tính năng softAP (điểm truy cập kích hoạt phần mềm), đồng thời
có một kết nối ngược dòng duy nhất sử dụng giao diện trạm của nó.
 Hình thành cấu trúc liên kết mạng cây với hệ thống phân cấp cha – con bao
gồm nhiều lớp
Hình 5: Giải thích tính năng SoftAP
- Wifi Mesh là mạng nhiều bước nhảy (multi hop), các nút có thể truyền gói tin đến
các nút khác trong mạng thông qua một hoặc nhiều bước nhảy. Các nút trong Wifi
Mesh không chỉ truyền các gói tin riêng mà còn đóng vai trò lưu giữ thông tin cho
các nút khác

Hình 6: Cấu trúc liên kết cây mạng WIFI MESH


 Note: Kích thước (tổng số nút) trong mạng WIFI MESH phụ thuộc vào số lớp tối
đa được phép trong mạng và số lượng kết nối xuôi dòng tối đa mà mỗi nút có thể
có. Ca2 hai biến này có thể được cấu hình để giới hạn kích thước của mạng
4. Kết nối các nút trong WIFI MESH

Hình 7: Kết nối các loại nút trong WIFI MESH


- Nút gốc: là nút trên cùng trong mạng (nút A trong hình 7), đóng vai trò duy nhất
giữa mạng Wifi Mesh và mạng IP (Internet Protocol – giao thức Internet) bên
ngoài. Nút gốc được kết nối với bộ định tuyến Wifi thông thường và chuyển tiếp
các gói đến/từ mạng IP bên ngoài đến các nút trong mạng Wifi
 Chỉ có thể có một nút gốc trong mạng WIFI MESH và kết nối ngược dòng của
nút gốc chỉ có thể thực hiện với bộ định tuyến (Router)
- Nút lá: là nút không được phép có bất kỳ nút con nào (không có kết nối xuôi
dòng). Nếu một nút nằm trên lớp tối đa được phép của mạng, nó sẽ được chỉ định
là nút lá.
 Một nút lá chỉ có thể truyền hoặc nhận các gói của chính nó mà không thể
chuyển tiếp các gói của nút khác
- Nút cha trung gian: là các nút được kết nối không phải là nút gốc hoặc nút lá. Nút
cha trung gian phải có một kết nối ngược dòng duy nhất (một nút cha duy nhất),
nhưng có thể có từ 0 đến nhiều kết nối xuôi dòng (từ 0 đến nhiều nút con)
 Nút cha trung gian có thể truyền và nhận các gói, đồng thời chuyển tiếp các gói
được gửi từ các kết nối ngược dòng và xuôi dòng của nó.
- Các nút nhàn rỗi: các nút chưa tham gia vào mạng.
II. Tìm hiểu về chip ESP32
1. Giới thiệu
- ESP32 là một bộ vi điều khiển thuộc danh mục vi điều khiển trên chip công suất
thấp và tiết kiệm chi phí. Hầu hết tất cả các biến thể ESP32 đều tích hợp Bluetooth
và Wifi chế độ kép, làm cho nó có tính linh hoạt cao, mạnh mẽ và đáng tin cậy cho
nhiều ứng dụng
- Bộ vi điều khiển ESP32 được sản xuất bới Espressif Systems, cung cấp một nền
tảng mạnh mẽ, tích hợp cao, giúp đáp ứng nhu cầu liên tục về sử dụng năng lượng
hiệu quả, thiết kế nhỏ gọn, bảo mật, hiệu suất cao và độ tin cậy, có ứng dụng rất
cao trong phát triển hệ thống IoT với Wifi, Bluetooth
2. Các tính năng của ESP32
a) Bộ xử lý:
- CPU: Bộ vi xử lý Xtensa lõi kép (hoặc lõi đơn) 32-bit LX6, hoạt động ở tần số
240 MHz (160 MHz cho ESP32-S0WD và ESP32-U4WDH) và hoạt động ở tối đa
600 MIPS (200 MIPS với ESP32-S0WD/ESP32-U4WDH)
- Bộ đồng xử lý (co-processor) công suất cực thấp (Ultra low power, viết tắt: ULP)

b) Hệ thống xung nhịp: CPU Clock, RTC Clock và Audio PLL Clock
c) Bộ nhớ nội: 448 KB bộ nhớ ROM và 520 KB bộ nhớ SRAM
d) Kết nối không dây: Wi-Fi: 802.11 b/g/n và Bluetooth: v4.2 BR/EDR và BLE
e) 34 GPIO pad vật lý
f) Bảo mật:

- Hỗ trợ tất cả các tính năng bảo mật chuẩn IEEE 802.11, bao gồm WFA,
WPA/WPA2 và WAPI.
- Secure boot (tạm dịch: khởi động an toàn)
- Mã hóa flash
- 1024-bit OTP, lên đến 768-bit cho khách hàng
- Tăng tốc mã hóa phần cứng: AES, SHA-2, RSA, elliptic curve cryptography

g) Quản lý năng lượng:

- Bộ ổn áp nội với điện áp rơi thấp (internal low-dropout regulator)


- Miền nguồn riêng (individual power domain) cho RTC
- Dòng 5 μA cho chế độ deep sleep
- Trở lại hoạt động từ ngắt GPIO, timer, đo ADC, ngắt với cảm ứng điện dung
3. Sơ đồ chân ESP32
Hình 8: Sơ đồ chân ESP32
4. Một số môi trường lập trình ESP32 thường dùng
- Arduino IDE
- PlatformIO IDE (VS Code)
- MicroPython
- Espressif IDE (khung phát triển IoT)
- JavaScript

You might also like