Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 35

Chương I : KHÁI QUÁT VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC

CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

Câu 1: Để động cơ có thể hoạt động ổn định trong thời gian dài thì ngoài các hệ
thống: hệ thống đánh lửa, hệ thống cung cấp nhiên liệu, hệ thống làm mát thì còn cần
có hệ thống nào sau đây ?
a. Hệ thống phát lực
b. Hệ thống cân bằng
c. Hệ thống phối khí
d. Hệ thống bôi trơn.
Đáp án : d
Câu 2: Động cơ trên ôtô có công dụng?
a. Cung cấp công suất cho ôtô
b. Cân bằng trọng lượng của ôtô
c. Cung cấp nhớt bôi trơn cho ôtô
d. Cung cấp nước làm mát cho ôtô
Đáp án : a
Câu 3: Hệ thống làm mát trên động cơ ô tô có công dụng gì?
a. Làm mát các các bề mặt ma sát trong động cơ
b. Làm mát cho các ống góp
c. Làm mát, ổn định nhiệt độ cho động cơ
d. Làm mát cho các chi tiết của ô tô.
Đáp án : c
Câu 4: Động cơ đốt ngoài hiện nay có hiệu suất nhiệt khoảng ?
a. 12%
b. 15%
c. 18%
d. 20%.
Đáp án : b
Câu 5: Trong động cơ xăng “Hỗn hợp giữa hơi xăng và không khí được hòa trộn thật
đều và đúng tỷ lệ” được gọi là?
a. Chất môi giới
b. Hòa khí công tác
c. Môi chất cháy
d. Hỗn hợp công tác.
Đáp án : b
Câu 6: Trong động cơ 4 kỳ (thì), thì “kỳ (thì)” được hiểu là ?
a. Là thời gian MCCT thay đổi trạng thái trong nửa vòng quay của trục khuỷu
b. Là thời gian MCCT thay đổi trạng thái trong một vòng quay của trục khuỷu
c. Là thời gian MCCT thay đổi trạng thái trong hai vòng quay của trục khuỷu
d. Là thời gian MCCT thay đổi trạng thái trong bốn vòng quay của trục khuỷu.
Đáp án : a
Câu 7: Trong động cơ đốt trong “Toàn bộ sự thay đổi trạng thái (thể tích, áp suất,
nhiệt đô) của MCCT từ khi mới đưa vào xylanh cho tới khi được thải ra ngoài” được
gọi là ?
a. Một thì
b. Một kỳ
c. Một chu kỳ
d. Một hành trình.
Đáp án : c
1
Câu 8: Trong động cơ đốt trong, khái niệm “Điểm chết" hoặc "Tử điểm” được hiểu là:
a. Là vị trí quan trọng nhất của piston khi nó chuyển động tịnh tiến trong lòng
xylanh.
b. Là vị trí cuối cùng của piston trong lòng xylanh mà ở đó nó không thể di chuyển
được nữa.
c. Là vị trí của piston nằm ở phía trên lòng xylanh, xa đường tâm trục khuỷu.
d. Là vị trí của piston nằm ở phía dưới lòng xylanh, gần đường tâm trục. khuỷu.
Đáp án : b
Câu 9: Hành trình piston (S) là gì ?
a. Là chiều dài quả piston.
b. Là khoảng cách từ ĐCT đến ĐCD.
c. Là chiều dài của sơ mi xylanh.
d. Là khoảng cách từ ĐCD đến nắp xylanh.
Đáp án : b
Câu 10: Khi nói về hành trình piston, người ta đưa ra ba khái niệm là: hành trình
ngắn; hành trình dài; hành trình vuông. Vậy “Hành trình ngắn” được hiểu là gì ?
a. Là hành trình có D = S
b. Là hành trình có D > S
c. Là hành trình có D < S
d. Là hành trình có D  S.
Đáp án : b
Câu 11: Khi nói về hành trình piston, người ta đưa ra ba khái niệm là: hành trình
ngắn; hành trình dài; hành trình vuông. Vậy “Hành trình dài” được hiểu là gì ?
a. Là hành trình có D = S
b. Là hành trình có D > S
c. Là hành trình có D < S
d. Là hành trình có D  S.
Đáp án : c
Câu 12: Khi nói về hành trình piston, người ta đưa ra ba khái niệm là: hành trình
ngắn; hành trình dài; hành trình vuông. Vậy “Hành trình vuông” được hiểu là gì ?
a. Là hành trình có D = S
b. Là hành trình có D > S
c. Là hành trình có D < S
d. Là hành trình có D  S.
Đáp án : a
Câu 13: Tỷ số nén () là ?
a. Tỷ số giữa thể tích công tác của xylanh với thể tích buồng đốt
b. Tỷ số giữa thể tích động cơ và thể tích toàn bộ xylanh
c. Tỷ số giữa thể tích động cơ và thể tích buồng đốt
d. Tỷ số giữa thể tích toàn bộ của xylanh với thể tích buồng đốt.
Đáp án : d
Câu 14 : Động cơ 2 kỳ là động cơ hoàn thành 1 chu kỳ công tác khi?
a. Trục khuỷu quay 1 vòng.
b. Trục khuỷu quay 2 vòng.
c. Trục khuỷu quay 3 vòng.
d. Trục khuỷu quay 4 vòng..
Đáp án : a
Câu 15: Động cơ 4 kỳ là động cơ hoàn thành 1 chu kỳ công tác khi?
a. Trục khuỷu quay 1 vòng
b. Trục khuỷu quay 2 vòng
2
c. Trục khuỷu quay 3 vòng
d. Trục khuỷu quay 4 vòng.
Đáp án : b
Câu 16: Tỷ số nén () trong động cơ xăng thường ở trong khoảng ?
a. = 1  5
b. = 7  12
c. = 13  23
d. = 22  30
Đáp án : b
Câu 17: Tỷ số nén () trong động cơ diesel thường ở trong khoảng :
a. = 1  5
b. = 7  12
c. = 13  23
d. = 22  30
Đáp án : c
Câu 18: Thể tích làm việc của xylanh là bao nhiêu nếu đường kính xylanh: D = 100
mm, hành trình S = 80 mm.
a. 500,4 cm3
b. 564,8 cm3
c. 628,0 cm3
d. 694,6 cm3
Đáp án : c
Câu 19: Xe Toyota Hiace sử dụng loại động cơ 2RZ-FE, là loại động cơ 4 kỳ, 4
xylanh thẳng hàng có: D = 95mm, S = 86mm. Tính thể tích công tác của động cơ?
a. 2.438 cm3 b. 2.500 cm3
3
c. 3.438 cm d. 3.500 cm3
Đáp án : a
Câu 20: Xe Isuzu Hi-Lander V-Spec sử dụng loại động cơ 4AJ1 Diesel là loại động
cơ 4 kỳ, 4 xylanh thẳng hàng có: D = 93mm, S = 93mm. Tính thể tích công tác của
động cơ?
a. 1.438 cm3 b. 1.999 cm3
c. 2.527 cm3 d. 2.899 cm3
Đáp án : c
Câu 21: Xe Mazda Premacy sử dụng loại động cơ 4 kỳ, 4 xylanh thẳng hàng có: D =
83mm, S = 85mm. Tính thể tích công tác của động cơ?
a. 1.539 cm3 b. 1.639 cm3
3
c. 1.739 cm d. 1.839 cm3
Đáp án : d
Câu 22: Xe Ford Pinto sử dụng loại động cơ 4 kỳ, 4 xylanh thẳng hàng có: D =
90mm, S = 78,5mm. Tính thể tích công tác của động cơ?
a. 1.438 cm3 b. 1.998 cm3
c. 2.438 cm3 d. 2.500 cm3
Đáp án : b
Câu 23: Thể tích công tác của động cơ 8 xylanh là bao nhiêu nếu đường kính xylanh:
D = 100mm, hành trình S = 120mm.
a. 5.468cm3
b. 6.543 cm3
c. 7.540 cm3
d. 9.043 cm3.
Đáp án : c
3
Câu 24: Xe Suzuki Vitara sử dụng loại động cơ 4 xylanh thẳng hàng có đường kính
xilanh D = 75mm, thể tích công tác VS = 1.590 cm3. Tính hành trình của piston S=?
a. 85 mm b. 87 mm
c. 90 mm d. 95 mm
Đáp án : c
Câu 25: Xe Mazda Premacy sử dụng loại động cơ G16B SOHC với 4 xylanh thẳng
hàng có thể tích công tác của động cơ VS = 1.590 cm3. Tính thể tích buồng đốt của
một xylanh biết tỷ số nén của động cơ  = 9,5?
a. 36,8 cm3 b. 46,8 cm3
3
c. 54,8 cm d. 62,8 cm3
Đáp án : b
Câu 26: Xupáp hút mở sớm 120 nghĩa là?
a. Xupáp hút bắt đầu đóng lại sau khi piston qua khỏi ĐCT 120 góc quay trục
khuỷu.
b. Xupáp hút bắt đầu mở ra trước khi piston tới ĐCT 120 góc quay trục khuỷu.
c. Xupáp hút bắt đầu đóng lại sau khi piston qua khỏi ĐCD 120 góc quay trục
khuỷu.
d. Xupáp hút bắt đầu mở ra trước khi piston tới ĐCD 120 góc quay trục khuỷu.
Đáp án : b
Câu 27: Xupáp xả mở sớm 250 nghĩa là?
a. Xupáp xả bắt đầu đóng lại sau khi piston qua khỏi ĐCT 250 góc quay trục
khuỷu.
b. Xupáp xả bắt đầu mở ra trước khi piston tới ĐCT 250 góc quay trục khuỷu.
c. Xupáp xả bắt đầu đóng lại sau khi piston qua khỏi ĐCD 250 góc quay trục
khuỷu.
d. Xupáp xả bắt đầu mở ra trước khi piston tới ĐCD 250 góc quay trục khuỷu.
Đáp án : d
Câu 28: Xupáp hút đóng trễ 350 nghĩa là?
a. Xupáp hút đóng kín sau khi piston qua khỏi ĐCD 350 góc quay trục khuỷu.
b. Xupáp hút đóng kín trước khi piston tới ĐCD 350 góc quay trục khuỷu.
c. Xupáp hút đóng kín sau khi piston qua khỏi ĐCT 350 góc quay trục khuỷu
d. Xupáp hút đóng kín trước khi piston tới ĐCD 350 góc quay trục khuỷu.
Đáp án : a
Câu 29: Xupáp xả đóng trễ 180 nghĩa là?
a. Xupáp xả đóng kín sau khi piston qua khỏi ĐCT 180 góc quay trục khuỷu
b. Xupáp xả đóng kín trước khi piston tới ĐCT 180 góc quay trục khuỷu
c. Xupáp xả đóng kín sau khi piston qua khỏi ĐCD 180 góc quay trục khuỷu
d. Xupáp xả đóng kín trước khi piston tới ĐCD 180 góc quay trục khuỷu.
Đáp án : a
Câu 30: Cùng một dung tích, động cơ xăng 2 kỳ tiêu thụ nhiên liệu nhiều hơn động
cơ xăng 4 kỳ trên cùng một quãng đường hoạt động vì?
a. Do xupáp nạp của nó mở quá sớm.
b. Do lượng hòa khí nạp vào xy lanh bị khí cháy cuốn theo ra ngoài.
c. Do piston có dạng đỉnh lồi
d. Động cơ 2 thì hoạt động nhiều hơn.
Đáp án : b
Câu 31: Trong động cơ 4 thì có hai lần piston ở ĐCT trong một chu kỳ công tác.
Ngoài thời điểm là “cuối nén-đầu nổ”, và thời điểm nào sau đây?
a. Cuối hút – đầu xả
b. Cuối cháy – đầu xả
4
c. Cuối xả – đầu hút
d. Cuối hút cuối cháy.
Đáp án : c
Câu 32: Trong kỳ nạp của động cơ xăng 4 kỳ dùng chế hoà khí, các điều sau xảy ra,
ngoại trừ?
a. Piston chuyển động từ ĐCT đến ĐCD.
b. Xu páp nạp mở.
c. Hỗn hợp nhiên liệu - không khí đi vào cửa nạp.
d. Buồng đốt được cấp nhiệt.
Đáp án : d
Câu 33: Trong kỳ nén của động cơ, các điều sau xảy ra, ngoại trừ?
a. Piston chuyển động từ ĐCT đến ĐCD.
b. Áp suất trong xylanh tăng.
c. Hỗn hợp nhiên liệu - không khí bị nén lại.
d. Nhiệt độ buồng đốt tăng.
Đáp án : a
Câu 34: Trong kỳ cháy và giãn nở của động cơ, các điều sau xảy ra, ngoại trừ?
a. Piston chuyển động từ ĐCT đến ĐCD.
b. Hai xupáp nạp, xả mở.
c. Áp suất trong lòng xylanh tăng.
d. Buồng đốt cấp nhiệt.
Đáp án : b
Câu 35: Trong kỳ xả của động cơ, các điều sau xảy ra, ngoại trừ?
a. Piston chuyển động từ ĐCD đến ĐCT.
b. Xupáp xả mở.
c. Áp suất trong xylanh giảm.
d. Buồng đốt cấp nhiệt cho môi chất công tác.
Đáp án : d
Câu 36: Trong động cơ xăng, hỗn hợp nhiên liệu bốc cháy do?
a. Nhiệt của quá trình nén.
b. Nhiệt tia lửa từ bugi
c. Tỉ số nén cao.
d. Áp suất nhiên liệu cao.
Đáp án : b
Câu 37: Trong động cơ diesel, nhiên liệu bốc cháy do các nguyên nhân sau, ngoại
trừ?
a. Nhiệt độ của không khí trong buồng đốt cao.
b. Nhiệt tia lửa từ bugi.
c. Nhiên liệu được phun dưới dạng sương.
d. Áp suất của không khí trong buồng đốt cao.
Đáp án : b
Câu 38: Động cơ đốt trong tạo ra công suất là nhờ vào yếu tố chính nào sau đây ?
a. Sự quay của trục khuỷu.
b. Hoạt động của các xu páp.
c. Áp suất cháy tác dụng lên piston.
d. Chuyển động tịnh tiến của piston.
Đáp án : c
Câu 39: Thứ tự công tác (làm việc) của động cơ là gì?
a. Thứ tự đánh số xylanh.
b. Thứ tự xylanh thực hiện kỳ sinh công.
5
c. Thứ tự thanh truyền lắp dọc theo trục khuỷu.
d. Chiều quay của trục khuỷu.
Đáp án : b
Câu 40: Hãy cho biết những yếu tố nào dưới đây là sai đối với động cơ diesel?
a. Không dùng bộ chế hòa khí.
b. Công suất thay đổi theo lượng phun nhiên liệu.
c. Có tỉ số nén cao.
d. Bugi đánh lửa dễ khởi động động cơ.
Đáp án : d
Câu 41: Động cơ đốt trong 4 thì có thứ tự công tác là:
a. Nạp – Nén – Hút – Xả
b. Nổ - Nén –Hút –Xả
c. Xả - Hút –Nén – Nổ
d. Hút – Nén Xả - Nổ
Đáp án: c

Phần nâng cao:

Câu 42: Điểm nào dưới đây là đặc trưng riêng của quá trình thay đổi khí trong động
cơ 2 kỳ:
a. Dùng piston đẩy khí thải từ xilanh ra ngoài qua xupap xả
b. Xupáp xả mở sớm trước khi piston đến ĐCD.
c. Dùng máy nén nén môi chất nạp mới đến áp suất cần thiết để quét khí xả
d. Quá trình thải khí còn sót lại trong xilanh động cơ.
Đáp án: c
Câu 43: Điểm nào dưới đây là đặc trưng riêng của quá trình thay đổi khí trong động
cơ 2 kỳ:
a. Thời gian thay đổi MCCT xảy ra rất ngắn, khi piston ở khu vực gần ĐCD.
b. Xupáp nạp mở sớm trước khi piston đến ĐCT.
c. Dùng piston đẩy cưỡng bức khí xả ra ngoài.
d. Quá trình thay đổi khí tiêu thụ năng lượng của động cơ.
Đáp án: a
Câu 44. Tỷ số môi chất công tác của động cơ đốt trong giữa không khí với nhiên liệu
bằng 15 / 1 là tỷ số về:
a. Trọng lượng
b. Thể tích
c. Mole
d. Áp suất
Đáp án: a
Câu 45: Hai động cơ 2 kỳ và 4 kỳ có cùng số xilanh i = 4, đường kính xilanh D=120
mm, hành trình piston S=100 mm, tỷ số nén =8,5 và tốc độ quay n=4500v/p. Cho
biết công suất của động cơ 4 kỳ là 68HP, hãy ước lượng công suất của động cơ 2 kỳ:
a. (40 ÷ 46) HP
b. (74 ÷ 90) HP
c. (102 ÷ 115) HP
d. (192 ÷ 200)
Đáp án: c
Câu 46: Điểm nào dưới đây là đặc trưng của động cơ 2 kỳ phun xăng trực tiếp:
a. Hình trình nạp môi chất mới và thải khí xả hoạt động như máy bơm khí
b. Hoà khí bị mất một phần do quá trình quét khí.
6
c. Góc đánh lửa sớm nhỏ
d. Hoà khí không bị mất mát do quá trình quét khí.
Đáp án: d
Câu 47: Khi cùng tốc độ quay n động cơ 2 kỳ có mômen quay như thế nào so với
động cơ 4 kỳ:
a. Lớn hơn.
b. Nhỏ hơn.
c. Đều hơn.
d. Không đều hơn.
Đáp án: c
Câu 48: Ở cuối quá trình nạp, đầu quá trình nén của động cơ 4 kỳ, xupap nạp đóng lại
khi:
a. Áp suất trong xilanh bằng áp suất trước cửa nạp.
b. Áp suất trong xilanh nhỏ hơn áp suất trước cửa nạp.
c. Áp suất trong xilanh lớn hơn áp suất trước cửa nạp.
d. Cả ba câu trên đều sai.
Đáp án: a
Câu 49: Trong động cơ đốt trong, cần đánh lửa sớm (động cơ đốt cháy cưỡng bức)
hoặc phun sớm nhiên liệu (động cơ đốt cháy bằng sức nén) trước khi piston đến ĐCT
là do:
a. Kích thích nhiên liệu dễ cháy hơn trong xilanh.
b. Nhiên liệu có thời gian cháy trễ.
c. Nhiên liệu khó cháy hoàn toàn trong xilanh.
d. Nhiên liệu dễ cháy hoàn toàn trong xilanh
Đáp án: b
Câu 50: Trong động cơ đốt trong (động cơ xăng) hiện tượng nổ ngược lại trên đường
nạp có thể do:
a. Nhiên liệu khó cháy.
b. Nhiên liệu có thời gian cháy trễ.
c. Góc đánh lửa quá sớm.
d. Góc đánh lửa quá trễ.
Đáp án: c
Câu 51: Khi chuyển động cơ xăng dùng cacbuaratơ sang dùng nhiên liệu khí thì cần
thay đổi bộ phận nào dưới đây:
a. Bộ chế hoà khí.
b. Buji đánh lửa.
c. Xuppap nạp.
d. Cả ba câu trên.
Đáp án: a
Câu 52: Chu trình công tác của động cơ đốt trong là:
a. Tập hợp các quá trình công tác trong xy lanh động cơ.
b. Chu kỳ công tác của xy lanh.
c. Chu kỳ công tác của piston.
d. Tập hợp các thay đổi của môi chất công tác trong xy lanh động cơ theo một trật
tự nhất định.
Đáp án: a
Câu 53. Khi piston chuyển động lên, hỗn hợp không khí-nhiên liệu bị nén lại và:
a. Tăng thể tích xylanh
b. Tỷ số nén tăng
c. Nhiệt độ và áp suất tăng
7
d. Công suất động cơ tăng
Đáp án: c
Câu 54.Trị số octane của nhiên liệu là thông số đặc trưng cho:
a. Khả năng kích nổ của nhiên liệu
b. Khả năng chống kích nổ của nhiên liệu
c. Khả năng dễ cháy của nhiên liệu
d. Tốc độ lan tràn màng lửa của nhiên liệu.
Đáp án: b
Câu 55. Hỗn hợp hòa khí tự bốc cháy ở cuối hành trình nén động cơ xăng là:
a. Hiện tượng kích nổ trong động cơ
b. Công suất động cơ tăng
c. Hiện tượng bó máy
d. Động cơ tròng trành tắt máy
Đáp án: a
Câu 56. Trị số octane của nhiên liệu có ý nghĩa
a. Trị số octane thấp thích hợp cho động cơ có tỷ số nén cao
b. Trị số octane càng cao thì khả năng chống kích nổ càng cao
c. Trị số octane càng cao thì khả năng chống kích nổ càng thấp
d. Không câu nào đúng
Đáp án: b
Câu 57. Phương pháp hạn chế kích nổ:
a. Giải nhiệt tốt
b. Dùng nhiên liệu có trị số octane cao
c. Tăng cường hàm lượng hydrocarbon thơm trong xăng
d. Tất cả các giải pháp trên đều đúng
Đáp án: d
Câu 58. Nhiên liệu thường sử dụng trên động cơ diesel có:
a. Trị số cetane thích hợp vào khoảng 25  30
b. Trị số cetane thích hợp vào khoảng 30  40
c. Trị số cetane thích hợp vào khoảng 40  50
d. Trị số cetane thích hợp vào khoảng 45  60
Đáp án: d
Câu 59. Tần số dao động của động cơ xăng khi chy kích nổ xảy ra là:
a. Từ 6,5 ÷ 7 KHz
b. Lớn hơn 7 KHz
c. Nhỏ hơn 6KHz
d. Không giá trị nào đúng
Đáp án: a
Câu 60. Khi cháy với tỷ số theo trọng lượng giữa không khí / nhiên liệu <15 / 1 là:
a. Cháy với điều kiện giàu xăng
b. Sản vật cháy còn nhiều nhiên liệu
c. Cháy với điều kiện nghèo xăng
d. Cháy với điều kiện áp suất yếu
Đáp án: c
Câu 61. Sự cháy được định nghĩa một cách đơn giản như sau:
a. Là một phản ứng hóa học tỏa nhiệt giữa một nhiên liệu và một chất oxy hóa
b. Là một phản ứng hóa học tỏa nhiệt khi nhiên liệu tiếp xúc với lửa
c. Là một phản ứng hóa học hấp thu nhiệt giữa một nhiên liệu và một chất oxy
hóa
d. Không định nghĩa nào đúng
8
Đáp án: a
Câu 62. Ngọn lửa của động cơ xăng mà ta thường gặp là:
a. Hòa trộn trước
b. Không hòa trộn trước (khuếch tán)
c. Vừa hòa trộn trước vừa khuếch tán
d. Không câu nào đúng
Đáp án: a
Câu 63. Ngọn lửa của động cơ diesel mà ta thường gặp là:
a. Hòa trộn trước
b. Không hòa trộn trước (khuếch tán)
c. Vừa hòa trộn trước vừa khuếch tán
d. Không câu nào đúng
Đáp án: b
Câu 64. Động cơ xăng hoạt động tốt khi độ đậm đặc () nằm trong khoảng:
a.  = 0,5 – 0,7
b.  = 0,7 – 0,9
c.  = 0,9 – 1,2
d.  = 1,2 – 1,4
Đáp án: c
Câu 65. Hỗn hợp nhiên liệu - không khí giàu khi cháy:
a. Khí ô nhiễm CO trong sản phẩm cháy
b. Có thể dư oxy trong sản phẩm cháy
c. Động cơ đạt được công suất tối ưu
d. Năng lượng nhiên liệu tỏa ra nhiều nhất
Đáp án: a
Câu 66. Khi sự cháy diễn ra không hoàn hảo, thì sản vật cháy có chứa:
a. Khí ô nhiễm CO
b. Hydrocarbon không cháy hoặc chưa cháy hết
c. Chất ô nhiễm dạng hạt như bồ hóng
d. Tất cả các chất ô nhiễm trên
Đáp án: d

9
Chương 2: CÁC THÔNG SỐ ĐÁNH GIÁ ĐỘNG CƠ

Câu 1: Suất tiêu hao nhiên liệu ge(g/kW.giờ) của động cơ xăng ở chế độ định mức vào
khoảng:
a. 155 ÷ 220 (g/kW.giờ)
b. 220 ÷ 285 (g/kW.giờ)
c. 285 ÷ 380 (g/kW.giờ)
d. 380 ÷ 410 (g/kW.giờ)
Đáp án: c
Câu 2: Suất tiêu hao nhiên liệu ge(g/kW.giờ) của động cơ diesel ở chế độ định mức vào
khoảng;
a. 155 ÷ 220 (g/kW.giờ)
b. 220 ÷ 285 (g/kW.giờ)
c. 285 ÷ 380 (g/kW.giờ)
d. 380 ÷ 410 (g/kW.giờ)
Đáp án: b
Câu 3: Hịêu suất nhiệt của động cơ xăng hiện nay ở trong khoảng:
a. 41 ÷ 48 %
b. 25 ÷ 45%
c. 20 ÷ 32%
d. 15 ÷ 25 %
Đáp án: c
Câu 4: Hịêu suất nhiệt của động cơ diesel hiện nay ở trong khoảng:
a. 41 ÷ 48 %
b. 25 ÷ 45%
c. 20 ÷ 32%
d. 15 ÷ 25 %
Đáp án: b
Câu 5: Tuổi thọ của động cơ được hiểu:
a. Là thời gian làm việc của động cơ giữa 2 lần đại tu hoặc từ lúc đưa vào sử dụng đến
khi đại tu lần thứ nhất.
b. Là thời gian sử dụng động cơ từ lúc đưa vào khai thác đến khi thanh lý (loại bỏ)
c. Là thời gian làm việc động cơ từ lúc đại tu lần thứ nhất đến lúc thanh lý.
d. Là thời gian sử dụng động cơ giữa 2 lần đại tu bao gồm cả thời gian dừng máy.
Đáp án: a
Câu 6: Độ tin cậy của động cơ được hiểu:
a. Là khả năng làm việc của động cơ.
b. Là khả năng hư hỏng của động cơ giữa 2 lần đại tu
c. Là tỷ số tổng thời gian làm việc động cơ không phải dừng máy sửa chữa với tổng thời
gian sử dụng động cơ bao gồm cả thời gian ngừng máy để sửa chữa giữa 2 lần đại tu.
d. Là tỷ số giữa thời gian sử dụng động cơ với thời gian dừng máy để sửa chữa giữa 2 lần
đại tu.
Đáp án: c
Câu 7: Trong lý lịch máy để đánh giá tính kinh tế của động cơ người ta sử dụng chỉ tiêu?
a. Hiệu suất có ích e
b. Hiệu suất cơ giới m
c. Suất tiêu hao nhiên liệu riêng ge
d. Áp suất có ích trung bình pe.
Đáp án: c
Câu 8: Công suất có ích Ne được xác định theo công thức:
1
a. Ne = Nie
b. Ne = pi.Vs.i.n.m /30
c. Ne = pe.Vc.i.n. /30
d. Ne = Me.n
Đáp án: c
Câu 9: Mômen quay Me của động cơ được xác định theo công thức:
a. Me = 30Ne/n
b. Me = 30pe/n
c. Me = 30Nen
d. Me = 30pen
Đáp án: a
Câu 10: Suất tiêu hao nhiên liệu có ích ge của động cơ được xác định theo công thức (Ge là
lượng nhiên liệu động cơ tiêu thụ trong 1 giờ):
a. ge = Ge.Ne
b. ge = Ge.e
c. ge = Ne/Ge
d. ge = Ge / Ne
Đáp án: d
Câu 11: Thứ nguyên (đơn vị) của áp suất chỉ thị trung bình (Pi) là:
a. N/m3 hoặc J/m2
b. N/m2 hoặc J/m3
c. N/m
d. N.m
Đáp án: b
Câu 12: Thứ nguyên (đơn vị) của công chỉ thị (Li) của động cơ đốt trong là:
a. N/m3 hoặc J/m2
b. N.m
c. N/m
d. N.m2
Đáp án: b
Câu 13: Công suất chỉ thị Ni của động cơ là:
a. Công suất ứng với công của nhiên liệu chuyển hoá nhiệt thành công.
b. Công suất ứng với công của nhiên liệu chuyển hoá thành cơ năng ở đầu ra trục khuỷu.
c. Công suất chỉ thị của động cơ trừ công suất tổn hao do ma sát.
d. Cả ba câu trên đều sai.
Đáp án: a
Câu 14: Áp suất chỉ thị pi của động cơ là:
a. Công chỉ thị của nhiên liệu chuyển hoá nhiệt thành công.
b. Công suất chỉ thị của một đơn vị công tác của xilanh trong một chu kỳ công tác.
c. Công chỉ thị của một đơn vị công tác của xilanh trong một chu kỳ công tác.
d. Công suất chỉ thị của một đơn vị công tác của xilanh động cơ.
Đáp án: c
Câu 15: Công suất có ích Ne của động cơ là:
a. Công suất có ích của nhiên liệu chuyển hoá nhiệt thành công chỉ thị.
b. Công suất có ích của một đơn vị công tác của xilanh động cơ.
c. Công suất có ích của xilanh trong một chu kỳ công tác.
d. Công suất có ích của động cơ được phát ra tại đuôi trục khuỷu.
Đáp án: d
Câu 16: Công suất tổn hao cơ giới Nm của động cơ là:
2
a. Công suất tiêu hao do ma sát giữa các bề mặt chuyển động tương đối.
b. Công suất để dẫn động bơm nước, bơm dầu, bơm nhiên liệu, quạt làm mát, dẫn động
cơ cấu phân phối khí, v.v.
c. Công suất tiêu hao cho quá trình trao đổi khí.
d. Bao gồm các công suất ở 3 câu trên.
Đáp án: d
Câu 17: Áp suất có ích trung bình pe của động cơ là:
a. Công có ích của động cơ trong một đơn vị thể tích công tác xilanh trong một chu kỳ
công tác.
b. Công có ích của nhiên liệu chuyển hoá nhiệt thành công.
c. Công có ích của động cơ trong một chu kỳ công tác.
d. Công chỉ thị của một đơn vị công tác của xilanh động cơ.
Đáp án: a
Câu 18: Công suất quy định Nqđ của động cơ là:
a. Công suất chỉ được sử dụng trong một thời gian ngắn qui định.
b. Công suất không được sử dụng vượt quá trong thời gian dài để bảo đảm độ tin cậy, độ
bền, tuổi thọ động cơ.
c. Công suất qui định sử dụng trong thời gian bảo hành của nhà sản xuất.
d. Công suất có ích sử dụng lâu dài cho máy công tác.
Đáp án: b
Câu 19: Công suất sử dụng Nsd của động cơ là:
a. Công suất mà động cơ hoạt động liên tục không giới hạn về thời gian.
b. Công suất không được sử dụng vượt quá trong thời gian qui định của nhà sản xuất.
c. Công suất động cơ bảo đảm đạt được của nhà sản xuất.
d. Công suất thiết kế dự trữ quá tải của động cơ.
Đáp án: a
Câu 20: Công suất sử dụng Nsd của động cơ được xác định theo công suất thiết kế Ntk:
a. Nsd = (0,50 ÷ 0,55).
b. Nsd = (0,60 ÷ 0,65).
c. Nsd = (0,70 ÷ 0,75).
d. Nsd = (0,85 ÷ 0,90).
Đáp án: d
Câu 21: Công suất thiết kế Ntk của động cơ được định nghĩa:
a. Là công suất có ích được nhà chế tạo đảm bảo khi đưa động cơ vào sử dụng.
b. Là công suất có ích được nhà chế tạo đảm bảo khi động cơ hoạt động trong điều kiện
qui định.
c. Là công suất có ích được nhà chế tạo đảm bảo khi động cơ làm việc ở chế độ quá tải.

d. Là công suất có ích được nhà chế tạo đảm bảo khi động cơ làm việc ở chế độ tải định
mức.
Đáp án: b
Câu 22: Biểu thức Ni - Nm, (trong đó Ni – công suất chỉ thị, Nm – công suất tổn hao cơ giới)
dùng để xác định?
a. Công suất có ích.
b. Công suất thiết kế.
c. Công suất sử dụng.
d. Công suất quá tải.
Đáp án: a
Câu 23: Biểu thức Ne/Ni, (trong đó Ni – công suất chỉ thị, Ne – công suất có ích) dùng để xác
định?
3
a. Hiệu suất có ích e.
b. Hiệu suất chỉ thị i.
c. Hiệu suất cơ giới m.
d. Hiệu suất nhiệt t.
Đáp án: c
Câu 24: Biểu thức (Nsd/Nqđ).100%, (trong đó Nsd – công suất sử dụng, Nqđ – công suất qui
định) dùng để xác định?
a. Phụ tải sử dụng của động cơ.
b. Khả năng quá tải của động cơ.
c. Khả năng thích ứng tải của động cơ
d. Cả 3 câu trên đều đúng.
Đáp án: a
Câu 25: Chỉ tiêu Ne/L.B.H, trong đó L, B, H – chiều dài, chiều rộng và chiều cao của động
cơ, có ý nghĩa gì?
a. Đánh giá mặt bằng chiếm chỗ của động cơ.
b. Đánh giá không gian chiếm chỗ của động cơ.
c. Đánh giá mặt chính diện chiếm chỗ của động cơ
d. Đánh giá khối lượng riêng của động cơ.
Đáp án: b

Phần nâng cao:


Câu 26: Áp suất có ích trung bình pe và mômen quay Me của động cơ có mối quan hệ:
Bậc ba.
Bậc hai.
Bậc một (tuyến tính).
Bằng nhau.
Đáp án: c
Câu 27: Khi động cơ làm việc không tải thì toàn bộ công suất sinh ra cung cấp cho:
a. Tổn thất cơ giới của động cơ Nm
b. Ma sát của các cơ cấu chuyển động.
c. Cho bơm làm mát và dầu bôi trơn.
d. Tất cả đều đúng
Đáp án: a
Câu 28: Trong thực tế, người ta thấy hiệu suất nhiệt của động cơ diesel lớn hơn của động cơ
xăng nhờ vào nhiều yếu tố. Song trong các yếu tố sau, yếu tố nào là chính?
a. Phân phối nhiên liệu chính xác hơn nhờ các kim phun.
b. Động cơ diesel có thể cháy với hỗn hợp rất loãng
c. Tỷ số nén cao hơn hẳn động cơ xăng
d. Có sử dụng thiết bị tăng áp giúp công suất lớn hơn.
Đáp án: c
Câu 29: Công suất chỉ thị Ni của động cơ được xác định tại
a. Đầu trục khuỷu động cơ
b. Trong xilanh động cơ
c. Đầu trích công suất của hộp số
d. Máy công tác
Đáp án: b
Câu 30: Công suất có ích Ne của động cơ được xác định tại
a. Trục khuỷu động cơ
b. Trong xilanh động cơ
4
c. Đầu trích công suất của hộp số
d. Máy công tác
Đáp án: a
Câu 31: Khi chuyển động cơ được được thiết kế cho vùng ôn đới sang sử dụng ở vùng nhiệt
đới thì công suất thiết kế Ntk của động cơ sẽ:
a. Không thay đổi.
b. Được tăng lên.
c. Bị giảm xuống
d. Tuỳ phụ tải sử dụng.
Đáp án: c
Câu 32: Hai động cơ A và B có cùng công suất, trong trường nào thì momen có ích của động
cơ A lớn hơn động cơ B. Gọi nA, nB là tốc độ quay tương ứng của động cơ A, B:
a. nA > nB
b. nA  nB
c. nA < nB
d. Câu a và b đúng
Đáp án: c
Câu 33. Khi công suất có ích của động cơ không đổi thì moment xoắn của động cơ sẽ:
a. Thay đổi tỷ lệ nghịch với vận tốc quay của trục khủyu
b. Thay đổi theo bình phương với vận tốc quay của trục khủyu
c. Không phụ thuộc vào vận tốc quay của trục khủyu
d. Thay đổi tỷ lệ thuận với vận tốc quay của trục khủyu
Đáp án: a
Câu 34. Hãy chọn định nghĩa đúng về hiệu suất có ích (e):
a. Tỷ số giữa nhiệt lượng đã chuyển thành công chỉ thị chia cho nhiệt lượng do nhiêu liệu
cháy tỏa ra
b. Tỷ số giữa nhiệt lượng đã chuyển thành công có ích chia cho nhiệt lượng do nhiêu liệu
cháy tỏa ra
c. Tỷ số giữa công có ích của động cơ chia cho công chỉ thị
d. Tỷ số giữa công chỉ thị của động cơ chia cho công có ích
Đáp án: b
Câu 35. Công chỉ thị của chu trình (Li) của động cơ đốt trong là:
a. Tỉ số giữa áp suất trung bình của xy lanh với thể tích công tác của xy lanh.
b. Công do khí sinh ra trong xy lanh ứng với một chu trình.
c. Công sinh ra trong quá trình nén.
d. Công sinh ra trong quá trình cháy
Đáp án: b
Câu 36. Hãy chọn định nghĩa đúng về hiệu suất chỉ thị (i) của động cơ:
a. Là tỷ số giữa nhiệt lượng đã chuyển thành công chỉ thị chia cho nhiệt lượng do nhiên
liệu cháy tỏa ra.
b. Là tỷ số giữa nhiệt lượng tương đương với công chỉ thị đã chuyển thành công có ích
chia cho nhiệt lượng do nhiên liệu cháy tỏa ra.
c. Là tỷ số giữa công chỉ thị của động cơ chia cho thể tích công tác của xy lanh.
d. Là tỷ số giữa công chỉ thị của động cơ chia cho công có ích
Đáp án: a
Câu 37. Thứ nguyên (đơn vị) của hiệu suất chỉ thị (i) của động cơ đốt trong là:
a. N/m3 hoặc J/m2
b. Không có đơn vị
c. N/m.
d. N.m2
5
Đáp án: b
Câu 38. Quá trình cấp nhiệt trong chu trình lý tưởng của động cơ đốt trong trên thực tế là:
a. Quá trình nén
b. Quá trình cháy
c. Quá trình giãn nở
d. Quá trình thải
Đáp án: b
Câu 39. Tính kinh tế của chu trình lý thuyết của động cơ đốt trong được đặc trưng bởi:
a. Áp suất trung bình của chu trình
b. Hiệu suất nhiệt
c. Công chỉ thị của chu trình
d. Công suất có ích của động cơ
Đáp án: b
Câu 40. Tính kinh tế của chu trình lý tưởng của động cơ đốt trong là:
a. Tỷ số giữa lượng nhiệt cấp vào với lượng nhiệt đã biến thành công
b. Tỷ số giữa lượng nhiệt đã biến thành công với lượng nhiệt được cấp vào
c. Tỷ số giữa lượng nhiệt cấp vào với lượng nhiệt nhả cho nguồn lạnh
d. Lượng nhiệt cấp vào cho động cơ
Đáp án: b
Câu 41. Tính hiệu quả của chu trình lý tưởng của động cơ đốt trong là:
a. Công tương ứng với một đơn vị thể tích của xy lanh
b. Công tương ứng với một đơn vị thể tích công tác của xy lanh
c. Công tương ứng với một đơn vị thể tích lớn nhất của xy lanh
d. Công do lượng nhiệt cấp vào động cơ sinh ra
Đáp án: b
Câu 42. Tăng áp bằng truyền động cơ khí có nhược điểm:
a. Áp suất tăng áp không cao
b. Kích thước trọng lượng lớn
c. Tính kinh tế kém
d. Các câu trên đều đúng
Đáp án: d
Câu 43. Tăng áp bằng bằng turbine khí có ưu điểm:
a. Kết cấu gọn nhẹ
b. Hiệu suất cao
c. Có thể điều chỉnh lượng khí nạp phù hợp với tải trọng động cơ
d. Các câu trên đều đúng
Đáp án: d
Câu 44. Tăng áp bằng turbine khí có nhược điểm:
a. Chất lượng khởi động không tốt
b. Khả năng tăng tốc không cao
c. Kết cấu đường ống xả phức tạp
d. Các câu trên đều đúng
Đáp án: d
Câu 45. Làm mát không khí nén sau bộ tăng áp sẽ:
a. Là giảm ứng suất nhiệt của các chi tiết trong động cơ tăng áp
b. Làm tăng khối lượng riêng của khí nạp
c. Là công suất có ích tăng
d. Các câu trên đều đúng
Đáp án: d
Câu 46. Động cơ hoạt động theo chu trình lý thuyết có công suất giảm vì các lý do:
6
a. Không thải sạch được sản vật cháy
b. Không nạp được đầy môi chất công tác mới
c. Không cháy đúng thời điểm
d. Các câu trên đều đúng
Đáp án: d
Câu 47. Đặc tính tải của động cơ biểu diễn sự biến thiên của một thông số công tác nào đó
theo
a. Số vòng quay động cơ
b. Công suất động cơ
c. Hệ số dư lượng không khí
d. Góc đánh lửa sớm hoặc góc phun nhiên liệu sớm
Đáp án: b
Câu 48. Các đường đặc tính làm việc của động cơ được xác định bằng phương pháp
a. Đo thực nghiệm trên băng thử công suất của động cơ
b. Tính tóan trên đồ thị công thị p-v
c. Tính tóan khi thiết kế động cơ
d. Các câu trên đều đúng
Đáp án: a
Câu 49. Đặc tính tốc độ bộ phận được xác định ở chế độ
a. Bướm ga mở 90%
b. Theo 90% tải
c. Theo 100% tải
d. Không câu nào đúng
Đáp án: a
Câu 50. Tăng áp bằng truyền động cơ khí có ưu điểm:
a. Chất lượng khởi động tốt
b. Hiệu suất động cơ cao
c. Kích thước trọng lượng nhỏ
d. Các câu trên đều đúng
Đáp án: a
Câu 51. Đặc tính tốc độ ngòai của động cơ đốt trong được xác định ở chế độ
a. Bướm ga mở 100%
b. Bướm ga mở 90%
c. Bướm ga mở 80%
d. Bướm ga mở 70%
Đáp án: a
Câu 52. Đặc tính hiệu chỉnh của động cơ biểu diễn sự biến thiên của một thông số công tác
nào đó theo
a. Số vòng quay động cơ
b. Công suất động cơ
c. Hệ số dư lượng không khí hoặc góc đánh lửa sớm hoặc góc phun nhiên liệu sớm
d. Các câu trên đều đúng
Đáp án: c
Câu 53. Tính hiệu quả của chu trình lý thuyết của động cơ đốt trong được đặc trưng bởi:
a. Áp suất trung bình của chu trình
b. Hiệu suất nhiệt của chu trình
c. Công chỉ thị của chu trình
d. Công suất có ích của động cơ
Đáp án: a

7
Chương 3: CHU TRÌNH LÝ TƯỞNG CỦA ĐCĐT

Câu 1: Trong chu trình lý tưởng của ĐCĐT người ta giả thiết:
a. Khối lượng và thành phần hoá học của môi chất công tác không đổi.
b. Không có quá trình trao đổi khí, quá trình cháy thay bằng quá trình cấp nhiệt và nhả
nhiệt ở áp suất hoặc thể tích không đổi.
c. Quá trình nén và giãn của môi chất công tác là đoạn nhiệt.
d. Tất cả 3 câu trên đều đúng.
Đáp án: d
Câu 2: Chu trình lý tưởng của ĐCĐT được hiểu:
a. Là chu trình tuân thủ theo định luật nhiệt động I.
b. Là chu trình cấp nhiệt đẳng tích hoặc đẳng áp.
c. Là chu trình nhiệt theo đúng định luật II nhiệt động.
d. Là chu trình cấp nhiệt và nhả đẳng tích hoặc đẳng áp.
Đáp án: c
Câu 3: Động cơ xăng có chu trình lý tưởng là:
a. Cấp nhiệt hỗn hợp.
b. Cấp nhiệt đẳng tích.
c. Cấp nhiệt đẳng áp.
d. Nhả nhiệt đẳng áp.
Đáp án: b
Câu 4: Động cơ diesel hiện đại có chu trình lý tưởng là:
a. Cấp nhiệt hỗn hợp (p=const và v=const).
b. Cấp nhiệt đẳng tích.
c. Cấp nhiệt đẳng áp.
d. Nhả nhiệt đẳng áp.
Đáp án: a
Câu 5: Hiệu suất nhiệt t của chu trình lý tưởng tổng quát phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong
đó có:
a. Nhiệt độ cuối quá trình nén TC
b. Nhiệt độ môi chất nạp mới Ta
c. Cách cấp nhiệt cho chu trình
d. Áp suất cháy cực đại pz
Đáp án: c
Câu 6: Hiệu suất nhiệt t chu trình lý tưởng của động cơ diesel phụ thuộc vào:
a. Cách cấp nhiệt.
b. Môi chất công tác.
c. Tỷ số nén .
d. Cả 3 câu trên đều đúng.
Đáp án: d
Câu 7: Hiệu suất nhiệt t chu trình lý tưởng của động cơ xăng phụ thuộc vào:
a. Quá trình cấp nhiệt.
b. Cách nhả nhiệt.
c. Tỷ số nén .
d. Nhiệt độ hoà khí đầu quá trình nén Ta.
Đáp án: c
Câu 8: Trong trường hợp nào thì hiệu suất nhiệt t của động cơ diesel cao hơn động cơ
xăng? (T0 - Nhiệt độ đầu quá trình nén; Q1, Q2 - Lượng nhiệt cấp cho chu trình và lượng
nhiệt chu trình nhả cho nguồn lạnh;  - tỷ số nén)
a. Có cùng T0, Q1, .
1
b. Có cùng T0, Q2, .
c. Có cùng T0, Q2, pz.
d. Có cùng T0, Q1, pz.
Đáp án: d
Câu 9: Trong trường hợp nào thì hiệu suất nhiệt t của động cơ diesel thấp hơn động cơ
xăng?
a. Có cùng T0, Q1, .
b. Có cùng T0, Q2, .
c. Có cùng T0, Q1, pz.
d. Có cùng T0, Q2, pz.
Đáp án: a
Câu 10: Theo chu trình lý tưởng, tỷ số tăng áp khi cháy  được định nghĩa:
a.  = pz / pa.
b.  = pz / pc .
c.  = pc / pa.
d.  = pz / pb.
Đáp án: b
Câu 11: Trong chu trình lý tưởng, quá trình nén được xem là:
a. Quá trình đa biến có chỉ số đa biến thay đổi.
b. Quá trình đoạn nhiệt.
c. Quá trình đa biến có chỉ số đa biến không đổi.
d. Quá trình có trao đổi nhiệt.
Đáp án: c
Câu 12: Trong chu trình lý tưởng của động cơ piston, quá trình thay đổi khí được thay thế
bằng:
a. Quá trình nhả nhiệt đẳng tích.
b. Quá trình cấp nhiệt đẳng tích.
c. Quá trình cấp nhiệt đẳng áp.
d. Quá trình nhả nhiệt đẳng áp.
Đáp án: a
Câu 13: Hiệu suất nhiệt t của chu trình lý tưởng được định nghĩa là:
a. Lượng chuyển chuyển thành công của chu trình
b. Lượng nhiệt chuyển thành công có ích trong chu trình.
c. Tỷ số giữa lượng nhiệt đã được chuyển thành công Li và lượng nhiệt cấp cho chu trình
Q1 .
d. Tỷ số lượng nhiệt nhả cho nguồn lạnh Q2 với lượng nhiệt cấp cho chu trình Q1.
Đáp án: c
Câu 14: Trường hợp nào dưới đây làm tăng hiệu suất nhiệt t của chu trình lý tưởng:
a. Tăng lượng nhiệt nhả cho nguồn lạnh Q2, giữ nguyên Q1
b. Giảm lượng nhiệt cấp Q1 chu trình, giữ nguyên Q2
c. Giảm lượng nhiệt cấp cho chu trình Q1, giữ nguyên Q2.
d. Tăng lượng nhiệt cấp cho chu trình Q1, giữ nguyên Q2.
Đáp án: d
Câu 15: Trường hợp nào dưới đây thì hiệu suất nhiệt t của chu trình lý tưởng bằng 1:
a. Lượng nhiệt nhả cho nguồn lạnh Q2 = 0
b. Lượng nhiệt cấp cho chu trình Q1 = 1
c. Hiệu số Q1 - Q2 = 1
d. Hiệu số Q1 - Q2 = 0.
Đáp án: a

2
Câu 16: Áp suất trung bình của chu trình lý tưởng pt được định nghĩa là:
a. Áp suất nhiệt trung bình trong chu trình
b. Áp suất qui đổi lượng nhiệt chuyển thành công trong chu trình.
c. Tỷ số giữa công của chu trình Li với thể tích công tác VS của chu trình.
d. Tỷ số giữa lượng nhiệt cấp Q1 với thể tích công tácVS của chu trình.
Đáp án: c
Câu 17: Quá trình nhả nhiệt đẳng áp (Q2p = const) trong chu trình lý tưởng đặc trưng cho
loại động cơ nhiệt nào dưới đây:
a. Động cơ piston và tuabin khí.
b. Động cơ tuabin khí.
c. Động cơ piston.
d. Động cơ tăng áp.
Đáp án: b
Câu 18: Theo chu trình lý tưởng, tỷ số giãn nở sớm khi cháy  được định nghĩa:
a.  = Vz / Vc
b.  = Vb / Vz
c.  = Vd / Vz
d.  = Vd / Vc .
Đáp án: a
Câu 19: Khi tăng áp cho động cơ thì làm thay đổi chỉ tiêu nào của chu trình lý tưởng:
a. Tăng hiệu suất nhiệt t
b. Tăng áp suất trung bình pt của chu trình.
c. Hai câu a) và b) đúng
d. Hai câu a) và b) sai .
Đáp án: c
Câu 20: Trong chu trình tính toán, quá trình thải được xem là:
a. Quá trình trao đổi nhiệt.
b. Quá trình đa biến.
c. Áp suất trong quá trình thải thay đổi phức tạp.
d. Áp suất trong quá trình thải không thay đổi.
Đáp án: d
Câu 21: Theo chu trình lý tưởng, tỷ số giãn nở khi cháy  được định nghĩa:
a.  = Vz / Vc
b.  = Vb / Vz
c.  = Vd / Vz
d.  = Vd / Vc
Đáp án: c
Câu 22: Theo chu trình lý tưởng, tỷ số giảm áp khi nhả nhiệt  được định nghĩa:
a.  = pz / pc
b.  = pb / pz
c.  = pd / pz
d.  = pd / pc
Đáp án: c
Câu 23: Áp suất trung bình pt của chu trình lý tưởng tổng quát được xác định theo công
thức:
a. pt = Lt / (V0 – Vc)
b. pt = Lt / (V0 + Vc)
c. pt = Lt / (V0 – Vz)
d. pt = Lt / (V0 + Vz)
3
Đáp án: a
Câu 24: Trong chu trình tính toán, quá trình nạp được xem là:
a. Quá trình trao đổi nhiệt.
b. Quá trình đa biến.
c. Áp suất trong quá trình nạp thay đổi phức tạp.
d. Áp suất trong quá trình nạp không thay đổi.
Đáp án: d
Câu 25: Tính kinh tế và tính hiệu quả của chu trình lý tưởng được biểu thị bằng hai thông số
nào?
a. Nhiệt cấp Q1 cho chu trình và nhiệt nhả cho nguồn lạnh Q2.
b. Công sinh ra trong chu trình Li và nhiệt nhả cho nguồn lạnh Q2.
c. Hiệu suất nhiệt t và áp suất trung bình pt của chu trình.
d. Hiệu suất nhiệt t và Nhiệt lượng cấp chu trình Q1
Đáp án: c
Câu 26: Trong chu trình lý tưởng tăng áp bằng tuabin khí xả đẳng áp, phần đuôi của chu
trình (sau động cơ piston) có thêm quá trình cấp nhiệt nào?
a. Cấp nhiệt đẳng áp trong tuabin.
b. Cấp nhiệt đẳng áp và giãn nở đoạn nhiệt trong tuabin.
c. Cấp nhiệt đẳng áp và đẳng tích trong tuabin.
d. Cấp nhiệt đẳng tích trong tuabin.
Đáp án: a
Câu 27: Trong chu trình lý tưởng tăng áp bằng tuabin khí xả đẳng áp, phần đuôi của chu
trình (sau động cơ piston) có thêm quá trình cấp nhiệt nào?
a. Cấp nhiệt đẳng áp trong tuabin.
b. Cấp nhiệt đẳng áp và giãn nở đoạn nhiệt trong tuabin.
c. Cấp nhiệt đẳng áp và đẳng tích trong tuabin.
d. Cấp nhiệt đẳng tích trong tuabin.
Đáp án: a
Câu 28: Trong chu trình lý tưởng tăng áp bằng tuabin khí xả đẳng áp, phần đuôi của chu
trình (sau động cơ piston) có thêm quá trình nhả nhiệt nào?
a. Nhả nhiệt đẳng tích từ tuabin ra môi trường.
b. Nhả nhiệt đẳng áp từ tuabin ra môi trường.
c. Nhả nhiệt đẳng áp và đẳng tích từ tuabin ra môi trường.
d. Nhả nhiệt từ tuabin ra môi trường.
Đáp án: b
Câu 29: Trong chu trình lý tưởng tăng áp bằng tuabin khí xả biến áp, phần đuôi của chu trình
(sau động cơ piston) có thêm quá trình nào?
a. Quá trình giãn nở đoạn nhiệt trong tuabin.
b. Quá trình nhả nhiệt đẳng áp từ tuabin ra môi trường.
c. Quá trình giãn nở đoạn nhiệt trong tuabin và nhả nhiệt đẳng tích từ tuabin ra môi
trường.
d. Quá trình giãn nở đoạn nhiệt trong tuabin và nhả nhiệt đẳng áp từ tuabin ra môi
trường.
Đáp án: d
Câu 30: Khi tăng áp bằng truyền động cơ khí, chu trình lý tưởng có thêm quá trình nào?
a. Quá trình nén đoạn nhiệt trong máy nén.
b. Quá trình giãn nở đoạn nhiệt trong máy nén.
c. Chu trình lý tưởng của máy nén.
d. Quá trình nén và giãn nở đoạn nhiệt trong máy nén.
Đáp án: c
4
Phần nâng cao:
Câu 31: Khi tăng tỷ số nén  thì hiệu suất nhiệt của động cơ diesel tăng chậm hơn so với
động cơ xăng, bởi vì:
a. Xăng có nhiệt trị lớn hơn dầu diesel.
b. Động cơ xăng có tốc độ quay cao hơn động cơ diesel.
c. Tỷ số nén của động cơ xăng thấp hơn nhiều so với động cơ diesel
d. Nhiệt độ cháy cực đại Tz của động cơ xăng thấp hơn động cơ diesel.
Đáp án: c
Câu 32: Trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất nhiệt t của chu trình lý tưởng tổng
quát, thì yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất là:
a. Tỷ số nén .
b. Môi chất công tác.
c. Cách cấp nhiệt.
d. Cách nhả nhiệt.
Đáp án: c
Câu 33: Để tăng pt, tức là tăng tính hiệu quả của chu trình tốt nhất là tăng:
a. Tăng pz
b. Tăng 
c. Tăng 
d. Tất cả đều đúng
Đáp án: b
Câu 34: Tính kinh tế và tính hiệu quả của chu trình lý tưởng được thể hiện bằng các chỉ tiêu
nào dưới đây:
a. Áp suất trung bình pt và công chỉ thị chu trình Li
b. Áp suất trung bình pt và công suất chỉ thị Ni
c. Hiệu suất nhiệt t và áp suất có ích pe.
d. Hiệu suất nhiệt t và áp suất trung bình pt.
Đáp án: d
Câu 35: Điểm nào dưới đây là đặc trưng riêng của chu trình lý tưởng động cơ tăng áp bằng
tuabin khí xả:
a. Không có phần nhả nhiệt đẳng tích (Q2V)
b. Không có phần nhả nhiệt đẳng áp (Q2p)
c. Không có phần cấp nhiệt đẳng tích (Q1V)
d. Không có phần cấp nhiệt đẳng áp (Q1V)
Đáp án: a
Câu 36: Trong chu trình lý tưởng của động cơ tăng áp bằng tuabin khí xả biến áp, quá trình
giãn nở đoạn nhiệt trong tuabin biến áp tương đương với quá trình nào trong tuabin đẳng áp?
a. Quá trình giãn nở đoạn nhiệt trong tuabin đẳng áp.
b. Quá trình cấp nhiệt đẳng áp trong tuabin đẳng áp.
c. Quá trình cấp nhiệt đẳng áp và giãn nở đoạn nhiệt trong tuabin đẳng áp.
d. Quá trình cấp nhiệt và nhả nhiệt đẳng áp.
Đáp án: c

You might also like