CÔNG PHÁP QUỐC TẾ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

Họ và tên: Huỳnh Nguyễn Uyên Nhi

MSSV: 31221020129
Lớp - Khóa: LK001 - K48
Lớp học phần: 24D1LAW51106001
CHƯƠNG 1
II. Nhận định
Câu 1: Mọi quan hệ xuyên biên giới đều thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật quốc tế.
• Nhận định sai.
• Không phải mọi quan hệ xuyên biên giới đều thuộc đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế mà
chỉ có các quan hệ xuyên biên giới phát sinh giữa các chủ thể do Luật Quốc tế điều chỉnh như
quan hệ giữa các quốc gia hoặc các thực thể quốc tế khác như các tổ chức liên quốc gia, các
dân tộc đang đấu tranh giành độc lập nảy sinh trong các lĩnh vực (chính trị, kinh tế, xã hội...)
của đời sống quốc tế.
Câu 2: Luật quốc tế là hệ thống các quy tắc xử sự được các chủ thể của luật quốc tế thỏa
thuận xây dựng nên trên cơ sở bình đẳng tự nguyện.
• Nhận định sai.
• LQT là hệ thống các nguyên tắc và QPPL do các chủ thể của LQT thỏa thuận xây dựng nên
trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng.
Câu 3: Phương pháp điều chỉnh của luật quốc tế chỉ bao gồm phương pháp thỏa thuận trên
cơ sở tự nguyện, bình đẳng.
• Nhận định sai.
• Căn cứ vào Điều 41, Điều 42 Hiến chương LHQ 1945, thì phương pháp điều chỉnh của LQT
ngoài phương pháp thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng còn có phương pháp mệnh lệnh.
Câu 4: Luật quốc tế là một hệ thống pháp luật nằm trong hệ thống pháp luật quốc gia.
• Nhận định sai.
• Luật quốc tế là 1 hệ thống pháp luật độc lập, tồn tại song song với hệ thống pháp luật quốc gia
chứ không nằm trong hệ thống pháp luật quốc gia. Bởi vì so với hệ thống pháp luật của quốc
gia thì luật quốc tế có những đặc thù cơ bản mà các dấu hiệu của luật quốc gia không có.
Câu 5: Luật quốc tế không có biện pháp chế tài.
• Nhận định sai.
• Căn cứ vào Điều 41, Điều 51 Hiến chương LHQ thì LQT có biện pháp chế tài, cưỡng chế riêng
lẻ hoặc tập thể.
Câu 6: Chủ thể của luật quốc tế phải là những thực thể có chủ quyền.
• Nhận định sai.
• Chủ thể của Luật quốc tế bao gồm: quốc gia, tổ chức quốc tế liên chính phủ, các dân tộc đang
đấu tranh giành quyền tự quyết và các thực thể đặc biệt (Hồng Kông, Ma Cao, Tòa thánh
Vatican,...). Do đó, chủ thể của luật quốc tế không phải lúc nào cũng là những thực thể có chủ
quyền. Bởi vì, tổ chức quốc tế liên chính phủ được biết đến với tư cách là chủ thể phái sinh,
thứ sinh không có chủ quyền vì tổ chức liên chính phủ được thành lập do sự thỏa thuận của các
quốc gia, tư cách chủ thể của các tổ chức liên chính phủ có từ thời điểm các văn bản, hiến
chương, điều lệ phát sinh hiệu lực. Là chủ thể hạn chế luật quốc tế đồng thời cũng là chủ thể
chuyên biệt do các tổ chức này chỉ có thể tham gia thực hiện các quan hệ quốc tế giới hạn trong
phạm vi mà các nước thành viên trao cho họ.
Câu 7: Chủ quyền quốc gia là việc thực thi quyền tối cao của một quốc gia trên lãnh thổ của
mình thông qua các hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp.
• Nhận định sai.
• Chủ quyền quốc gia không những thể hiện quyền tối cao của quốc gia trong lãnh thổ của mình
(quyền tối cao về lập pháp, hành pháp, tư pháp) mà còn thể hiện quyền độc lập trong quan hệ quốc
tế (quyền tự quyết định chính sách đối ngoại mà không chịu sự can thiệp của quốc gia khác).
Câu 8: Chỉ có quốc gia mới có thể hạn chế chủ quyền của mình.
• Nhận định sai.
• Các quốc gia có thể bị hạn chế chủ quyền trong các trường hợp bị áp dụng các biện pháp chế
tài hoặc sự trừng phạt quốc tế do có hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế
Câu 9: Sự công nhận tạo ra tư cách chủ thể luật quốc tế cho quốc gia mới hình thành.
• Nhận định sai.
• Căn cứ vào Điều 1 Công ước Montevideo, ngoài sự công nhận ra thì quốc gia còn được coi là
chủ thể của luật quốc tế khi có các yếu tố sau: dân cư ổn định, lãnh thổ riêng, chính phủ, khả năng
thực hiện quan hệ với các quốc gia khác.
Câu 10: Một thực thể khi thỏa mãn các tiêu chí về dân cư, lãnh thổ, chính phủ và có khả
năng tham gia vào quan hệ quốc tế thì được xem là quốc gia theo luật quốc tế hiện đại.
• Nhận định sai.
• Theo LQT hiện đại, chỉ cần một quốc gia “yêu chuộng hòa bình”, đương nhiên quốc gia đó đã
là chủ thể của LQT.
=> Phải thỏa mãn các điều kiện: dân cư ổn định, lãnh thổ xác định, có chính phủ và có khả năng
độc lập tham gia vào các quan hệ quốc tế theo Điều 1 CƯ Montevideo chứ không thể thỏa mãn
đơn giản là có dân cư, lãnh thổ,...
Câu 11: Chính phủ mới được thành lập bắt buộc phải được các chủ thể khác của luật
quốc tế công nhận.
• Nhận định sai.
• Sự công nhận một chính phủ mới có nghĩ là công nhận người đại diện hợp pháp cho một quốc
gia trong quan hệ quốc tế chứ không phải là công nhận một chủ thể mới của LQT. Việc công
nhận không phải là một nghĩa vụ bắt buộc và có thể không được thực hiện vì lý do chính trị.
Câu 12: Một khu vực dân cư trong phạm vi lãnh thổ nhất định của quốc gia có thể được
xem là dân tộc theo luật quốc tế hiện đại.
• Nhận định sai.
• Dân tộc là một công đồng dân cư cư trú lâu dài, gắn bó trong một phạm vi lãnh thổ hợp
thành khái niệm quốc gia.
Câu 13: Hội đồng bảo an Liên hợp quốc là cơ quan hành pháp của luật quốc tế.
• Nhận định sai.
• LQT không có cơ quan hành pháp, HĐBA là một cơ quan của LHQ. LQT được đảm bảo thi
hành bởi chính chủ thể của LQT.
Câu 14: Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là quy phạm jus cogens.
• Nhận định đúng.
• Vì các nguyên tắc cơ bản của LQT có giá trị bắt buộc áp dụng đối với mọi chủ thể của LQT,
mọi quy phạm pháp luật quốc tế.
Câu 15: Không thể hiểu và áp dụng các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế một cách tách
rời với những nguyên tắc khác.
• Nhận định đúng.
• Vì các nguyên tắc của LQT có tính tương hỗ. Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được hiểu
và áp dụng trong một chỉnh thể và giữa chúng có sự liên hệ mật thiết với nhau. Nguyên tắc này
là hệ quả và là sự đảm bảo cho những nguyên tắc khác. Chẳng hạn, tôn trọng và thực thi
nghiêm chính nguyên tắc cấm dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế đòi hỏi các quốc gia và các
chủ thể khác của luật quốc phải giải quyết các tranh chấp, bất đồng giữa họ với nhau chỉ bằng
phương pháp hòa bình. Việc tôn trọng chủ quyền quốc gia trong quan hệ quốc tế đòi hỏi các
quốc gia không được tiến hành các hành vi nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia
khác.
Câu 16: Hành vi sử dụng vũ lực của các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết đòi
độc lập thoát khỏi chế độ thuộc địa được coi là phù hợp với luật quốc tế.
• Nhận định đúng.
• Căn cứ vào Điều 1.2, 2.4 Hiến chương LHQ và Tuyên bố 1970, là một ngoại lệ của nguyên tắc
không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Quyền bình đẳng tự
quyết của các dân tộc.
Câu 17: Kết quả của quá trình đấu tranh giành quyền tự quyết của các dân tộc trong luật
quốc tế là việc thành lập quốc gia độc lập.
• Nhận định sai.
• Căn cứ vào Tuyên bố 1970, quá trình đấu tranh giành tự quyết của các dân tộc trong luật quốc tế
có thể dẫn đến việc sáp nhập vào một quốc gia khác.
Câu 18: Tổ chức quốc tế liên chính phủ là thực thể được thành lập dựa trên sự liên kết giữa
các quốc gia độc lập, có chủ quyền.
• Nhận định sai.
• Có thể thành lập dựa trên sự liên kết giữa các quốc gia độc lập có chủ quyền và các tổ chức
quốc tế liên chính phủ khác.
Câu 19: Tổ chức quốc tế là chủ thể của luật quốc tế.
• Nhận định sai.
• Tổ chức quốc tế phi chính phủ không phải là chủ thể của LQT.
Câu 20: Các tổ chức quốc tế liên chính phủ có quyền năng chủ thể không giống nhau
• Nhận định đúng.
• Tổ chức quốc tế liên chính phủ là tổ chức phái sinh. Quyền năng chủ thể của tổ chức liên chính
phủ không giống nhau, quyền năng đó dựa trên các văn bản, hiến chương điều lệ, quy chế của
các tổ chức đó. Các tổ chức liên chính phủ được thành lập nhằm những mục đích nhất định và
trong những lĩnh vực hoạt động, phạm vi hoạt động của tổ chức đó do các quốc gia thành viên
quy định cho nó. Vì mỗi tổ chức liên chính phủ chỉ giải quyết một công việc cụ thể và trong
khuôn khổ sự thỏa thuận của các quốc gia giao cho nó.
Câu 21: Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại là phương tiện bổ trợ nguồn của
luật quốc tế.
• Nhận định sai
• Phương tiện bổ trợ nguồn bao gồm: các nguyên tắc pháp luật chung, phán quyết của TAQT và
các thiết chế tài phán quốc tế, Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ, học thuyết,
công trình nghiên cứu của các học giả LQT.
Câu 22: Nội dung các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được quy định trong hiến chương
Liên hợp quốc.
• Nhận định sai.
• Quy định trong hiến chương LHQ và tuyên bố về những nguyên tắc cơ bản của LQT… năm
1970, Công ước Vienna 1969. Các điều ước chỉ là nơi ghi nhận các nguyên tắc chứ không quy
định nên các nguyên tắc
Câu 23: Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại là cơ sở cho sự hình hình thành và
phát triển của luật quốc tế.
• Nhận định đúng.
• Vì sự hình thành và phát triển của LQT phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản của LQT và
không được trái với các nguyên tắc cơ bản của LQT. Là quy phạm jus cogens, có tính bắt buộc
chung, là nền tảng của LQT.
Câu 24: Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại chỉ ràng buộc các quốc gia là
thành viên của Liên hợp quốc.
• Nhận định sai.
• Bắt buộc đối với tất cả các chủ thể, vì nguyên tắc cơ bản có tính bắt buộc chung (just cogens).
Câu 25: Công việc nội bộ là những công việc thực hiện trên lãnh thổ của mỗi quốc gia.
• Nhận định sai.
• Công việc nội bộ là các hoạt động thực thi chức năng đối nội và đối ngoại xuất phát từ chủ
quyền quốc gia.
Câu 26: Can thiệp vào công việc nội bộ là hành vi của một quốc gia tác động đến một quốc
gia khác.
• Nhận định sai.
• Căn cứ vào Điều 2.7 Hiến chương LHQ 1945, hành vi của tổ chức quốc tế liên chính phủ…
VD Hiến chương LHQ có quy định “Tổ chức Liên hợp quốc không có quyền can thiệp vào
công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất kỳ quốc gia nào”
Câu 27: Mọi hành vi can thiệp của quốc gia vào công việc nội bộ của quốc gia khác đều là
hành vi vi phạm luật quốc tế.
• Nhận định sai.
• Căn cứ vào Điều 39 đến điều 42 Hiến chương LHQ, trong trường hợp có thỏa thuận giữa quốc
gian can thiệp và quốc gia bị can thiệp phù hợp với LQT và pháp luật QG, hoặc có Nghị quyết
của HĐBA LHQ.
Câu 28: Nạn nhân của hành vi can thiệp vào công việc nội bộ của trong luật quốc tế là quốc
gia.
• Nhận định sai.
• Nạn nhân có thể là vùng lãnh thổ đặc biệt, các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết.
Câu 29: Sử dụng vũ lực trong luật quốc tế là hành vi tấn công vũ trang vào quốc gia
khác.
• Nhận định sai.
• Sử dụng vũ lực trong LQT không chỉ là hành vi tấn công vũ trang vào quốc gia khác, Có thể là
hành vi sử dụng những biện pháp kinh tế, chính trị để chống lại quốc gia khác (Nếu kết quả
của hành vi dẫn đến việc sử dụng vũ lực)
Câu 30: Trong mọi trường hợp các quốc gia không được phép sử dụng vũ lực đối với nhau.
• Nhận định sai.
• Căn cứ vào Điều 51 Hiến chương LHQ, trong một số trường hợp các quốc gia có thể được
phép sử dụng vũ lực đối với nhau.
VD: sử dụng vũ lực để tự vệ, hoặc có nghị quyết của HĐBA LHQ.
Câu 31: Quy phạm bắt buộc của luật quốc tế chỉ được chứa đựng trong các điều ước quốc
tế và các thông lệ được các chủ thể của luật quốc tế thừa nhận rộng rãi.
• Nhận định sai.
• Các nghi thức đóng. tiễn đại biểu của các nước thăm viếng lẫn nhau, các quy định về lễ tân
ngoại giao… Các quy tắc này cũng là thông lệ quốc tế được các chủ thể của luật quốc tế thừa
nhận rộng rãi nhưng không phải tập quán quốc tế nên không phải quy phạm bắt buộc chung.
Câu 32: Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình là nghĩa vụ pháp lý
quốc tế của các quốc gia.
• Nhận định đúng.
• Căn cứ vào Điều 2.3, Điều 33.1 Hiến chương LHQ, là một trong những nguyên tắc cơ bản của
LQT mà các chủ thể của LQT phải tuân theo.
Câu 33: Hội đồng bảo an Liên hợp quốc ra nghị quyết cho phép can thiệp vũ trang vào
lãnh thổ một quốc gia không vi phạm nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc
tế.
• Nhận định đúng.
• Căn cứ vào Điều 39 đến 42 Hiến chương LHQ, vì hành vi can thiệp của LHQ nhằm mục đích
bảo vệ Hòa bình và an ninh thế giới không nhằm giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể nên
không vi phạm nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp.
Câu 34: Mọi quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng và thực hiện nguyên tắc pacta sunt
servanda.
• Nhận định đúng.
• Căn cứ vào Điều 26 Công ước Vienna 1969, vì nguyên tắc này là tiền đề để đảm bảo các chủ
thể tuân thủ LQT. Đây là quy phạm jus cogen.
Câu 35: Theo nội dung của nguyên tắc pacta sunt servanda, các bên không có quyền từ bỏ
những điều ước quốc tế mà mình đã ký kết hoặc tham gia.
• Nhận định sai.
• Căn cứ vào Điều 46 đến Điều 53, Điều 62 Công ước Vienna 1969, trong trường hợp điều ước bị
vô hiệu theo quy định từ Điều 46 đến Điều 53 của Công ước Vienna 1969 và trong trường hợp
hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo quy định tại Điều 62 Công ước Vienna 1969.
Câu 36: Trong mọi trường hợp, quốc gia phải tận tâm thiện chí thực hiện các điều ước quốc
tế mà quốc gia đó là thành viên.
• Nhận định sai.
• Căn cứ vào Điều 46 đến Điều 53, Điều 62 Công ước Vienna 1969, trong trường hợp điều ước bị
vô hiệu theo quy định từ Điều 46 đến Điều 53 của Công ước Vienna 1969 và trong trường hợp
hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo quy định tại Điều 62 Công ước Vienna 1969.
Câu 37: Nguyên tắc pacta sunt servanda là cơ sở để thực thi luật quốc tế.
• Nhận định đúng
• Nguyên tắc tiền đề, không đảm bảo nguyên tắc này thì các nguyên tắc khác không thể đảm bảo
=> LQT không được bảo đảm thực hiện.
Câu 38: Pháp luật quốc gia có vai trò là cơ sở cho việc hình thành luật quốc tế.
• Nhận định đúng.
• Vì luật quốc gia ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành và phát triển của LQT thông qua sự
tham gia của các quốc gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế (Quan hệ pháp luật quốc tế chủ
yếu là giữa các quốc gia). Mỗi quốc gia khi tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế đề cố
gắng đưa vào đó những nội dung, ảnh hưởng và lợi ích riêng của mình
Câu 39: Pháp luật quốc gia là phương tiện để thực hiện pháp luật quốc tế.
• Nhận định đúng
• Việc thực thi pháp luật quốc tế trong phạm vi quốc gia có thể diễn ra ở dạng gián tiếp hoặc trực
tiếp...
Câu 40: Để thực hiện pháp luật quốc tế, các quốc gia phải nội luật hóa bằng cách ban hành
pháp luật để thực hiện trong phạm vi lãnh thổ của mình.
• Nhận định sai.
• Căn cứ vào khoản 2 Điều 6 Luật ĐƯQT 2016, việc thực thi pháp luật quốc tế trong phạm vi
quốc gia có thể diễn ra ở dạng gián tiếp hoặc trực tiếp. Trong trường hợp quy định của điều
ước quốc tế đã đủ rõ, đủ chi tiết để thực hiện thì quốc gia có thể áp dụng trực tiếp mà không
phải nội luật hóa.
III. Bài tập
Bài tập 1.
Quốc gia A cho rằng quốc gia B khoan giếng dầu nằm trong lãnh thổ của mình nên đã đưa
quân sang tấn công quốc gia B. Quốc gia C là đồng minh của B, được quốc gia B yêu cầu
viện trợ. Quân đội của quốc gia C được đưa vào lãnh thổ quốc gia B, nhưng liên quân giữa
hai quốc gia B, C không giành được phần thắng. Hội đồng bảo an Liên hợp quốc ra Nghị
quyết trừng phạt quốc gia A, thành lập liên quân giữa các quốc gia B, C, D, E giúp đỡ quốc
gia B. Liên quân đã thành công đánh đuổi quân đội của quốc gia A ra khỏi quốc gia B, đồng
thời đưa quân chiếm lại giếng dầu đã bị A chiếm giữ trước đó (giếng dầu nằm trong lãnh
thổ quốc gia A). Hỏi:
a) Hành vi khoan giếng dầu của quốc gia B có vi phạm luật quốc tế không? Vì sao?
b)Hành vi đưa quân của quốc gia C vào lãnh thổ quốc gia B trước khi có Nghị quyết của
Hội đồng bảo an Liên hợp quốc có vi phạm luật quốc tế không? Vì sao?
c) Liên minh B, C, D, E có được thành lập phù hợp với luật quốc tế không? Vì sao?
d)Quốc gia A có thể sử dụng những biện pháp pháp lý quốc tế nào để bảo vệ quyền lợi cho
mình?
a) Hành vi khoan giếng dầu của quốc gia B:
• TH1: Hành vi trên không có sự đồng ý của quốc gia A.
=> Hành vi khoan giếng dầu của quốc gia B có vi phạm LQT. Vì hành vi trên đã vi phạm nguyên
tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia, quốc gia B đã xâm phạm lãnh thổ của quốc gia A khi
chưa có sự đồng ý của quốc gia A.
• TH2: Hành vi đã có đã có sự đồng ý của quốc gia A. => Quốc gia B không vi phạm LQT.
b) Hành vi đưa quân của quốc gia C vào lãnh thổ quốc gia B trước khi có nghị quyết của
HĐBA LHQ:
TH1: Thỏa thuận giữa quốc gia B và quốc gia C phù hợp với LQT (Có sự thông báo cho HĐBA
LHQ) và pháp luật của quốc gia B và quốc gia C (Về thẩm quyền thỏa thuận, vấn đề thỏa thuận..).
Đồng thời hành vi đưa quân của quốc gia C vào lãnh thổ của quốc gia B là phù hợp với thỏa thuận
2 bên.
=> Hành vi trên không vi phạm LQT, vì đã có sự thỏa thuận của quốc gia B và C. Đồng thời thỏa
thuận này nhằm mục đích tự vệ cho quốc gia B.
TH2: Thỏa thuận của quốc gia B và quốc gia C không phù hợp với LQT và pháp luật quốc gia.
Hành vi của quốc gia C có thể bị xem là hành vi can thiệp công việc nội bộ của quốc gia B nên
không phù hợp với LQT,
c) Liên minh B, C, D,E được thành lập phù hợp với LQT. Vì đã có nghị quyết của HĐBA LHQ
nhằm khôi phục hòa bình và an ninh thế giới.
d) Các biện pháp pháp lý mà quốc gia A có thể sử dụng để bảo vệ quyền lợi cho mình:
• Sử dụng biện pháp hòa bình, thỏa thuận để bảo vệ quyền lợi.
• Nếu có sự đồng ý của các bên còn lại có thể yêu cầu TA quốc tế hoặc trọng tài quốc tế làm
cơ quan giải quyết tranh chấp.
• Kiến nghị HĐBA, ĐHĐ LHQ.
Bài tập 2.
Năm 2001, ông X được bầu làm nguyên thủ quốc gia của quốc gia A. Ông X đã có nhiều
chính sách và biện pháp đi ngược lại tiến trình dân chủ nên bị người dân phản đối. Để trấn
áp các cuộc biểu tình chống đối mình, ông X đã sử dụng vũ lực tấn công vào dân thường và
bị nghi ngờ đã sử dụng vũ khí hóa học cấm. Liên minh ba quốc gia B, C và D đứng ra lên
án, kêu gọi cộng đồng quốc tế điều tra hành vi của ông X và đã tài trợ, đào tạo của các lực
lượng nổi dậy trong lãnh thổ quốc gia A để chống lại ông X. Ông X đã cầu viện chính thức
thông qua thỏa thuận bằng điều ước quốc tế với quốc gia E để quốc gia E hỗ trợ mình,
chống lại các lực lượng nổi dậy và thực tế là E đã điều động cố vấn, tài trợ tài chính, vũ khí
cho ông X. Biết rằng, theo hiến pháp của A và E cho phép thỏa thuận cầu viện như vậy. Hỏi:
trong tình huống trên, có hành vi vi phạm luật quốc tế nào hay không? Vì sao?
Các hành vi vi phạm LQT là:
• Hành vi can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác của các quốc gia B, C, D. Vì các
quốc gia trên đã có hành vi can thiệp gián tiếp vào công việc nội bộ của quốc gia A thông qua
hành vi tài trợ, đào tạo của các lực lượng nổi dậy của quốc gia A để chống lại ông X. Đồng thời
đây là hành vi tụ phát của các quốc gia B, C, D mà chưa có nghị quyết của HĐBA LHQ hay có
thỏa thuận với hợp pháp với quốc gia A.
• Hành vi can thiệp công việc nội bộ của quốc gia E, nếu việc thỏa thuận không phù hợp với
LQT hoặc pháp luật quốc gia (vd sai thẩm quyền) hoặc hành vi của quốc gia E là vi phạm Điều
ước giữa quốc gia A và quốc gia E.
Bài tập 3.
Ngày 23/02/2014, hơn 80% người dân trên bán đảo X của quốc gia A tiến hành biểu tình và
trưng cầu dân ý, đồng ý tách ra khỏi lãnh thổ của quốc gia A để sáp nhập vào lãnh thổ của
quốc B. Ngày 18/3/2014, quốc gia B chính thức sáp nhập bản đảo X vào trong lãnh thổ của
mình. Biết rằng vào ngày diễn ra biểu tình và bầu cử, quốc gia B đã đưa quân đội xâm nhập
bất thường lên bản đảo X và tuần hành khắp hòn đảo, điều này không nằm trong thỏa
thuận trước đó giữa A và B (thỏa thuận trước đó giữa A và B cho phép B thuê cảng trên
bán đảo X làm căn cứ quân sự). Hỏi: hành vi của các chủ thể có phù hợp với luật quốc tế
không?
Hành vi của quốc gia B là không phù hợp với luật quốc tế. Vì đã vi phạm nguyên tắc không can
thiệp công việc nội bộ của quốc gia khác và vi phạm nguyên tắc Cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa
sử dụng vũ lực.
Bài tập 4.
Năm 2000, hai thực thể của luật quốc tế là A và B tạm thời đình chiến, thỏa thuận lấy vĩ
tuyến 71 làm ranh giới, phân chia lãnh thổ để quản lý. Thực thể A quản lý phía Bắc vĩ tuyến
71. Thực thể B quản lý phía Nam vĩ tuyến 71. Theo điều ước quốc tế giữa A và B mà hai bên
có nghĩa vụ phải tuân thủ: hai bên sẽ không được đưa quân đội của mình vượt vĩ tuyến 71
cho đến khi tiến hành tổng tuyển cử bầu ra chính quyền dân sự mới. Năm 2020, để tiến
hành đấu tranh, thực thể A đã đưa người của mình thành lập Liên minh đoàn kết dân tộc
phía Nam vĩ tuyến 71, tuyên bố đây là chủ thể của luật quốc tế, có quyền đấu tranh giành
độc lập, từ đó công khai dùng mọi biện pháp để chống lại thực thể B. Biết rằng, thực thể B
do quốc gia X dựng lên, tài trợ tài chính, quân sự, phụ thuộc vào hoàn toàn vào quốc gia
X. Hỏi: hành động của thực thể A năm 2020 có phù hợp với luật quốc tế không?
• Hành vi của chủ thể B là phù hợp với luật quốc tế. Vì chủ thể B đã hình thành 1 chủ thể trong
LQT là Dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết. Với đầy đủ các điều kiện dân tộc đang
đấu tranh chống chế độ thuộc địa phụ thuộc (Đang phụ thuộc vào quốc gia X), đã thành lập
được lực lượng lãnh đạo phong trào là Liên minh đoàn kết dân tộc phía Nam vĩ tuyến 17. Lúc
này phía Nam vĩ tuyến 17 chưa có đầy đủ điều kiện để trở thành một quốc gia theo LQT nên
chủ thể B không vi phạm nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác.
Bài tập 5.
Quốc gia A và quốc gia B là hai quốc gia láng giềng. Quốc gia A có ý định dùng vũ lực tấn
công vào lãnh thổ của quốc gia B.
Trường hợp 1: quốc gia A đã tập trung lực lượng quân sự ngay sát biên giới giữa A và B và
gửi tối hậu thư cho quốc gia B để tuyên chiến. Quốc gia B nhận thấy khả năng rất cao quốc
gia A sẽ tấn công nên đã đưa quân đội của mình vượt qua biên giới hai nước, tiêu diệt hoàn
toàn lực lượng tập kết của quốc gia A, trước khi quốc gia A tấn công.
Trường hợp 2: quốc gia A đã tiến hành tấn công vào lãnh thổ của quốc gia B. Quốc gia B sử
dụng vũ lực tiêu diệt toàn bộ lực lượng của quốc gia A và đánh đuổi đến biên giới hai nước
thì ngừng lại.
Trường hợp 3: quốc gia A đã tiến hành tấn công vào lãnh thổ của quốc gia B. Quốc gia B sử
dụng vũ lực tiêu diệt toàn bộ lực lượng của quốc gia A và tiếp tục đưa quân đội vượt qua
biên giới hai nước, vào trong lãnh thổ của quốc gia A, tiêu diệt những lực lượng khủng bố
còn đồn trú tại lãnh thổ quốc gia A.
Hỏi: trong các trường hợp trên, hành động của quốc gia B có phù hợp luật quốc tế không?
TH1: Hành động của quốc gia B không phù hợp với luật quốc tế vì đã vi phạm nguyên tắc “Cấm
sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực” và nguyên tắc “hòa bình giải quyết các tranh chấp
quốc tê”.
TH2: Hành động của quốc gia B là phù hợp với LQT vì hành vi sử dụng vũ lực nhằm thực hiện
hành vi tự vệ là một ngoại lệ của nguyên tắc “cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực”
TH3: Hành vi của quốc gia B không phù hợp với LQT vì đã vượt qua mức tự vệ. Đồng thời có
hành vi can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia A.

CHƯƠNG 2
II. Nhận Định:
Câu 1: Nguồn của luật quốc tế là sự thể hiện bằng văn bản những thỏa thuận giữa các chủ
thể của luật quốc tế.
• Nhận định sai.
• Nguồn của Luật quốc tế là hình thức biểu hiện sự tồn tại của những quy phạm pháp luật quốc
tế. Có thể là quy phạm thành văn (Điều ước quốc tế) hoặc quy phạm bất thành văn (tập quán
quốc tế).
Câu 2: Các loại nguồn của luật quốc tế có giá trị bắt buộc đối với mọi quốc gia và chủ thể
khác của luật quốc tế.
• Nhận định sai.
• Điều ước quốc tế là một loại nguồn của LQT. tuy nhiên điều ước quốc tế chỉ có giá trị bắt
buộc đối với các bên ký kết, hoặc tham gia ĐƯQT.
Câu 3: Quốc gia tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật quốc tế bằng cách ký kết các
điều ước quốc tế.
• Nhận định sai.
• Tham gia ĐƯQT hoặc tham gia quá trình hình thành tập quán quốc tế.
Câu 4: Tất cả các điều ước quốc tế đều phải trải qua các giai đoạn ký kết giống nhau.
• Nhận định sai.
• Quy trình ký kết do các chủ thể thỏa thuận với nhau (Ví dụ soạn thảo trước đàm phán sau,
không cần phê chuẩn/ phê duyệt)
Câu 5: Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có giá trị pháp lý sau Hiến
Pháp Việt Nam.
• Nhận định sai.
• Căn cứ vào khoản 1 Điều 6 Luật ĐƯQT 2016, Điều 12 Hiến pháp 2013, nguyên tắc pacta sunt
servanda: quốc gia phải có nghĩa vụ tận tâm thiện chí thực hiện các nguyên tắc quốc tế. Phải
Câu 6: Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản trên cơ sở bình đẳng và tự nguyện giữa
các quốc gia nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế.
• Nhận định sai.
• … của các chủ thể của LQT với nhau.
Câu 7: Quốc gia được viện dẫn pháp luật quốc gia để không áp dụng điều ước quốc tế mà
quốc gia đó là thành viên.
• Nhận định sai.
• Căn cứ vào Điều 27, Điều 46 Công ước Vienna 1969, quốc gia không được viện dẫn pháp luật
quốc gia để không áp dụng điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên, trừ trường hợp việc
một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước được thể hiện trái với quy định của
luật trong nước về thẩm quyền ký kết điều ước khi vi phạm đó quá rõ ràng và liên quan đến một
quy phạm có tính chất cơ bản của Luật trong nước của quốc gia đó. Theo nguyên tắc pacta sunt
servanda
Câu 8: Quốc gia thành viên phải áp dụng điều ước quốc tế mà mình đã phê chuẩn hoặc phê
duyệt.
• Nhận định sai.
• Căn cứ vào Điều 46, Điều 48 Đến Điều 52 CUV 1969, quốc gia thành viên không phải áp dụng
điều ước quốc tế trong trường hợp điều ước quốc tế đó vô hiệu do vi phạm quy định từ Điều 48
đến 52 của CUV, do trái với nguyên tắc cơ bản của LQT hoặc do vi phạm về thẩm quyền ký kết
theo quy định của các bên ký kết.
Câu 9: Ký điều ước quốc tế không làm phát sinh sự ràng buộc giữa quốc gia và điều ước đó.
• Nhận định sai.
• Căn cứ vào khoản 1 Điều 12 CUV 1969, trong trường hợp ký đầy đủ và không có yêu cầu phải
phê chuẩn/phê duyệt thì việc ký đầy đủ hoặc hình thức tương đương sẽ tạo ra sự ràng buộc giữa
chủ thể và ĐƯQT đó.
Câu 10: Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc là điều ước quốc tế
• Nhận định sai.
• Vì nghị quyết của HĐBA LHQ không phải văn bản ký kết giữa các chủ thể của LQT theo cơ sở
bình đẳng, tự nguyện. Mà là một quyết định của một cơ quan của LHQ.
Câu 11: Mọi điều ước quốc tế đều phải được nội luật hóa trước khi áp dụng tại Việt
Nam.
• Nhận định sai..
• Căn cứ vào khoản 2 Điều 6 Luật ĐƯQT 2016, ĐƯQT có thể được áp dụng trực tiếp tại VN mà
không cần nội luật hóa trong trường hợp ĐƯQT đó đã đủ rõ, đủ chi tiết để thực hiện.
Câu 12: Mọi thỏa thuận giữa các chủ thể của luật quốc tế đều là điều ước quốc tế.
• Nhận định sai.
• Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 2 Công ước Vienna 1969, thỏa thuận giữa các chủ thể của luật
quốc tế nhưng không được lập thành văn bản, hoặc không dựa trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện
thì không phải là ĐƯQT. Hoặc là thỏa thuận quốc tế. Tuyên bố chính trị.
Câu 13: Bảo lưu điều ước quốc tế là một giai đoạn của quá trình ký kết điều ước quốc tế.
• Nhận định sai
• Vì bảo lưu điều ước quốc tế là hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia. Bảo lưu điều ước
quốc tế không phải là một giai đoạn trong quá trình kí kết điều ước quốc tế, mà trong mỗi giai
đoạn ký kết điều ước quốc tế đều có liên quan đến bảo lưu điều ước quốc tế.
Câu 14: Tuyên bố đơn phương chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế thì không phải là
một tuyên bố bảo lưu.
• Nhận định đúng.
• Vì tuyên bố đơn phương chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế nhằm mục đích chấm dứt hiệu
lực của ĐƯQT đó đối với bên tuyên bố. Còn một tuyên bố bảo lưu là nhằm loại trừ hoặc thay
đổi hiệu lực pháp lý của một hoặc một số điều khoản nhất định của ĐƯQT (không phải cả
ĐƯQT).
Câu 15: Các quốc gia có thể đưa ra tuyên bố bảo lưu vào bất kỳ giai đoạn nào của quá
trình ký kết.
• Nhận định sai.
Câu 16: Mọi sự đồng ý với bảo lưu phải được thể hiện dưới hình thức văn bản
• Nhận định sai.
• Căn cứ vào khoản 5 Điều 20 CƯV 1969, một quốc gia được coi là chấp thuận một bảo lưu nếu
quốc gia này không phản đối bảo lưu này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nhận được thông
báo về bảo lưu đó hoặc từ ngày quốc gia này biểu thị sự đồng ý chịu sự ràng buộc của điều
ước nếu hành vi này xảy ra sau ngày bảo lưu được đề ra. Trong trường hợp này sự đồng ý với
bảo lưu không được lập thành văn bản.
Câu 17: Bảo lưu không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của điều ước quốc tế.
• Nhận định sai.
• Căn cứ Điều 21 CƯV 1969, vì bảo lưu sẽ làm thay đổi những quy định trong quan hệ giữa quốc
gia đề ra bảo lưu với bên khác trong chừng mực nhất định mà bảo lưu đã đề ra. Thay đổi cũng
trong chừng mực đó, những quy định bên trong quan hệ giữa các bên tham gia ĐƯ với quốc
gia đề ra bảo lưu. Bảo lưu sẽ không làm thay đổi các quy định của ĐƯ đối với các bên khác
tham gia điều ước trong những quan hệ giữa họ với nhau.
Câu 18: Việc bảo lưu của một quốc gia không làm ảnh hưởng đến quan hệ giữa những quốc
gia thành viên của điều ước mà không liên quan đến bảo lưu đó.
• Nhận định đúng.
• Tương tự câu trên.
Câu 19: Việc bảo lưu không làm chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế đó.
• Nhận định đúng.
• Tương tự câu trên.
Câu 20: Điều ước quốc tế có quy định vấn đề phê chuẩn chỉ phát sinh hiệu lực nếu như tất
cả các quốc gia đã ký kết phê chuẩn điều ước.
• Nhận định sai.
• Điều ước có thể có hiệu lực khi đủ đủ một số lượng thành viên cần thiết phê chuẩn hoặc phê
duyệt. VD: Điều 19 Hiệp ước thân thiện và hợp tác ĐNA, Khoản 3 Điều 110
Câu 21: Quy phạm được của chủ thể của luật quốc tế bình đẳng thỏa thuận xây dựng nên
và tự nguyện thực hiện thì được xem là nguồn của luật quốc tế hiện đại.
• Nhận định sai.
• Vì nguồn của LQT là hình thức biểu hiện sự tồn tại của những quy phạm pháp luật quốc tế.
Nếu Quy phạm được chủ thể của LQT bình đẳng thỏa thuận xây dựng nên và tự nguyện thực
hiện thì được xem là nguồn của LQT nếu quy phạm đó là quy phạm pháp luật.
Câu 22: Khi ký kết điều ước quốc tế các chủ thể phải được đăng ký cho Ban thư ký Liên
hợp quốc.
• Nhận định sai.
• Căn cứ vào Điều 102 Hiến chương LHQ, Khoản 1 Điều 77, Điều 80 CƯV 1969, chỉ có điều
ước do một thành viên của LHQ ký kết mới phải cố gắng đăng ký sớm nhất cho ban thư ký
LHQ. Đồng thời không bắt buộc, nếu không đăng ký sẽ không được sự bổ trợ của LHQ.
Câu 23: Người đại diện của quốc gia ký kết điều ước quốc tế không đúng thẩm quyền thì
điều ước quốc tế không phát sinh ràng buộc pháp lý với quốc gia đó.
• Nhận định sai.
• Căn cứ vào Điều 8, Điều 46 CƯV 1969, trong trường hợp người có hành vi liên quan đến việc
ký kết mà không có thẩm quyền đại diện sẽ có giá trị pháp lý nếu được quốc gia của người này
xác nhận sau đó hành vi ký kết này, hoặc việc người đại diện quốc gia ký kết điều ước không
đúng thẩm quyền nếu việc không đúng thẩm quyền này không rõ ràng hoặc không liên quan
đến một quy phạm có tính chất cơ bản của luật trong nước của quốc gia đó thì vẫn có giá trị
pháp lý.
Câu 24: Việc thông qua dự thảo điều ước phải được sự đồng ý của tất cả các thành viên
tham gia soạn thảo điều ước đó.
• Nhận định sai.
• Căn cứ vào khoản 2 Điều 9 CUV 1969, đối với điều ước quốc tế đa phương, các bên ký kết cố
thể thông qua văn bản điều ước bằng cách bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết, việc thông qua sẽ dựa
trên quy tắc mà các bên thỏa thuận, hoặc sẽ được thông qua nếu số phiếu thông qua đạt tỉ lệ ⅔
số phiếu biểu quyết của những quốc gia có mặt và bỏ phiếu theo CƯV 1969.
Câu 25: Việc ký ad Referendum không làm phát sinh hiệu lực của điều ước.
• Nhận định sai.
• Căn cứ điểm b Khoản 2 Điều 12 CUV 1969, khi cơ quan có thẩm quyền đồng ý tán thành thì
chữ ký của đại diện đàm phán (ký ad referendum) là chữ ký đầy đủ và sẽ làm phát sinh hiệu
lực của điều ước nếu điều ước quốc tế không quy định phải tiến hành các thủ tục pháp lý khác
như phê chuẩn hoặc phê duyệt.
Câu 26: Quốc gia đã ký kết điều ước quốc tế có nghĩa vụ phải phê chuẩn điều ước đó
• Nhận định sai.
• Vì phê chuẩn chính là cơ hội cuối cùng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền rà soát lại nội
dung của điều ước mà quốc gia đã ký trước khi chính thức ràng buộc hiệu lực của điều ước
đối với quốc gia mình. Quốc gia có quyền từ chối phê chuẩn điều ước quốc tế nếu thấy rằng
việc chịu sự ràng buộc của điều ước quốc tế đó không có lợi cho quốc gia, việc từ chối phê
chuẩn không bị coi là hành vi vi phạm pháp luật quốc tế.
Câu 27: Một quốc gia đã ký điều ước quốc tế có quyền không phê chuẩn điều ước đó.
• Nhận định đúng.
• như trên
Câu 28: Nếu điều ước quốc tế đòi hỏi sự phê chuẩn thì nó không ràng buộc hiệu lực đối với
quốc gia chưa phê chuẩn điều ước quốc tế.
• Nhận định đúng.
• Căn cứ Điều 14 CƯV 1969.
Câu 29: Phê chuẩn và phê duyệt là các giai đoạn của quá trình ký kết điều ước quốc tế.
• Nhận định sai.
• Vì phê chuẩn, phê duyệt không phải là 1 giai đoạn của quá trình ký kết điều ước quốc tế mà là
một hành vi pháp lý nhằm công nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đối với quốc gia.
Câu 30: Chỉ khi đã được phê chuẩn, phê duyệt thì điều ước quốc tế mới phát sinh ràng buộc
với quốc gia đó
• Nhận định sai.
• Trong trường hợp điều ước quốc tế đó và pháp luật của các quốc gia tham gia điều ước không
có quy định về sự phê chuẩn hoặc phê duyệt, thì việc phát sinh hiệu lực của điều ước quốc tế
không bị ràng buộc bởi sự phê chuẩn, phê duyệt.
Câu 31: Khi phê chuẩn là bắt buộc, nhưng cơ quan có thẩm quyền trong nước không phê
chuẩn sau khi ký kết thì điều ước quốc tế không phát sinh ràng buộc với quốc gia đó.
• Nhận định đúng.
• Tương tự câu 26. Căn cứ Điều 14 CUV 1969.
Câu 32: Phê chuẩn và gia nhập đều là sự xác nhận đồng ý ràng buộc của quốc gia đối với
một điều ước quốc tế
• Nhận định đúng.
Câu 33: Điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp bắt buộc phải được phê chuẩn theo
pháp luật Việt Nam.
• Nhận định đúng.
Câu 34: Theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về việc tham gia tổ chức quốc tế phải
được quốc hội phê chuẩn.
• Nhận định sai.
• Căn cứ điểm b Khoản 1 Điều 29 Luật điều ước quốc tế 2016, điều ước quốc tế về việc tham gia
tổ chức quốc tế phải được quốc hội phê chuẩn nếu việc tham gia tổ chức đó ảnh hưởng đến
chính sách cơ bản của quốc gia về đối ngoại, quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế xã hội, tài
chính,, tiền tệ.
Câu 35: Gia nhập điều ước quốc tế là hành vi đơn phương của quốc gia chập nhận sự ràng
buộc đối với điều ước quốc tế đã phát sinh hiệu lực.
• Nhận định đúng.
• Căn cứ điểm b Khoản 1 Điều 2 CUV 1969, khoản 10 Điều 2 Luật điều ước quốc tế 2016, vì gia
nhập điều ước quốc tế là hành vi đơn phương được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của một chủ
thể của LQT mong muốn trở thành thành viên của điều ước quốc tế mà quốc gia đó không
tham gia ký kết.
Câu 36: Quốc gia có nghĩa vụ phải chuyển hóa vào luật trong nước tất cả những điều ước
quốc tế không trái với pháp luật quốc gia mình.
• Nhận định sai.
• Căn cứ khoản 2 Điều 6 Luật ĐƯQT 2016, nếu điều ước quốc tế đó đã đủ rõ, đủ chi tiết để thực
hiện thì có thể áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần của điều ước mà không cần chuyển hóa
vào luật trong nước.
Câu 37: Mọi tập quán quốc tế đều là nguồn của Luật quốc tế hiện đại
• Nhận định sai.
• Nếu tập quán quốc tế không phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của LQT thì không phải là
nguồn của LQT.
Câu 38: Trong mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và tập quán quốc tế thì cả hai có có giá
trị pháp lý như nhau
• Nhận định đúng.
Câu 39: Tập quán quốc tế cũng chính là kết quả của sự thỏa thuận giữa các quốc gia và chủ
thể khác của luật quốc tế
• Nhận định đúng.
• Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế đều hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các chủ thể của
LQT. Tập quán quốc tế là sự thỏa thuận ngầm và được mặc nhiên thừa nhận trong thực tiễn
quan hệ quốc tế.
Câu 40: Tất cả các điều ước quốc tế đều được xây dựng trên cơ sở các tập tập quán quốc tế
• Nhận định sai.
• Điều ước quốc tế song phương có thể không dựa trên tập quán quốc tế.
Câu 41: Phương tiện bổ trợ nguồn của luật quốc tế không chứa đựng các nguyên tắc và quy
phạm pháp luật quốc tế
• Nhận định đúng.
Câu 42: Các phương tiện bổ trợ nguồn của luật quốc tế có giá trị bắt buộc đối với mọi quốc
gia và chủ thể khác của luật quốc tế
• Nhận định sai.
Câu 43: Chứng minh rằng các phương tiện bổ trợ nguồn có vai trò quan trọng trong việc
xây dựng pháp luật quốc tế.
• Các phương tiện bổ trợ nguồn không phải là nguồn cơ bản của LQT nhưng chúng có ảnh
hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của LQT. Chúng được xem là những phương tiện bổ trợ
để xác định các tiêu chuẩn pháp lý của các loại nguồn quốc tế. Các loại phương tiện bổ trợ có
thể góp phần làm sáng tỏ tính pháp lý của việc vận dụng các nguồn cơ bản và chủ yếu của
LQT vào thực tiễn. (Chưa xong)
III. Bài tập
Bài tập 1.
Quốc gia A và quốc gia B cùng tranh chấp đảo X. Năm 2000, quốc gia A và quốc gia B thỏa
thuận miệng hai vấn đề: (1) lựa chọn quốc gia C là bên thứ ba đứng ra hòa giải tranh chấp;
(2) trong trường hợp không hòa giải được, lựa chọn Tòa án công lý quốc tế là cơ quan giải
quyết tranh chấp. Năm 2005, quốc gia A gửi cho quốc gia B công hàm chính thức xác nhận
lại nội dung của hai thỏa thuận năm 2000. Năm 2010, quốc gia B chấp nhận toàn bộ nội
dung của công hàm năm 2005 của quốc gia A được thể hiện trong biên bản hội nghị của các
quốc gia trong khu vực, trong đó có quốc gia A và quốc gia B tham dự. Hỏi: quốc gia A và
quốc gia B có xác lập nên quy phạm điều ước nào không?
Điều 1.2.a Công ước Vienna 1969: Thuật ngữ “điều ước” dùng để chỉ một thỏa thuận quốc tế
được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi
nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và với
bất kể tên gọi riêng của nó là gì. Để được xem là một ĐƯQT thì thỏa thuận giữa các bên phải
thỏa mãn các điều kiện sau.
- Về chủ thể: A và B là hai quốc gia theo quy định tại Điều 1 Công ước Montevideo 1933 =>
A và B là chủ thể của LQT
- Về hình thức: A và B thỏa thuận bằng văn bản (công hàm, biên bản hội nghị)
- Về tên gọi: không có quy định ràng buộc
- Về bản chất: 2 văn kiện cùng được tạo nên dựa trên sự bình đẳng và tự nguyện
- Về luật điều chỉnh: LQT và các nguyên tắc cơ bản => Tuân thủ nguyên tắc số 5
- Xác lập quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên: Xác định đảo X thuộc QSD của A hay B và
xác định quyền của bên thứ 3 đứng ra giải quyết tranh chấp, đồng thời ghi nhận A, B có
nghĩa vụ phải tuân theo
=> Thoả thuận giữa A và B đã thoả mãn đầy đủ các điều kiện của một ĐƯQT nên hai quốc gia
này đã xác lập nên quy phạm điều ước.
Bài tập 2.
Điều ước quốc tế X có 50 điều khoản, trong đó cho phép bảo lưu Điều 10. Điều ước này có 4
quốc gia thành viên là A, B, C, D. Quốc gia A là quốc gia đưa ra tuyên bố bảo lưu Điều 10.
Quốc gia B là quốc gia đưa ra tuyên bố đồng ý bảo lưu của quốc gia A. Quốc gia C là quốc
gia đưa ta tuyên bố phản đối bảo lưu của quốc gia A. Quốc gia D là quốc gia im lặng chưa
đưa ra ý kiến ngay tại thời điểm nhận được tuyên bố bảo lưu của quốc gia A. Khi điều ước
phát sinh hiệu lực, trong quan hệ giữa A và B; A và C; A và D; B, C và D có áp dụng Điều
10 không? Biết rằng điều ước yêu cầu tuyên bố bảo lưu phải được sự chấp nhận của các
quốc gia thành viên.
- Quan hệ giữa A và B: không áp dụng Điều 10 vì B đã ra tuyên bố đồng ý việc bảo lưu của A.
- Quan hệ giữa A và C: vẫn áp dụng Điều 10 vì C phản đối việc A bảo lưu.
- Quan hệ giữa A và D:
+ Nếu trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nhận được thông báo về bảo lưu D không phản đối
thì xem như D đồng ý với việc bảo lưu của A => Không áp dụng Điều 10.
+ Nếu trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nhận được thông báo về bảo lưu D đưa ra tuyên bố
phản đối thì lúc này D không chấp nhận việc bảo lưu của A => Vẫn áp dụng Điều 10.
Bài tập 3.
Ngày 04/9/2000, Thủ tướng của Quốc gia A đưa ra tuyên bố đơn phương X tuyên bố lãnh
hải 12 hải lý xung quanh đảo Y (là đối tượng tranh chấp giữa A và B) và gửi cho quốc gia
B. Thủ tướng của quốc gia B gửi tuyên bố đơn phương Z cho thủ tướng quốc gia A về việc
đồng ý toàn bộ nội dung của X. Hỏi: hành động của A và B có xác lập nên điều ước quốc tế
không? Tuyên bố đơn phương Z có tạo nên sự ràng buộc pháp lý gì với quốc gia B không?
- Về chủ thể: A và B đều là quốc gia => là chủ thể của LQT.
- Về hình thức: văn bản.
- Tuy nhiên, về ý chí thì tuyên bố đơn phương X hay Z chỉ là những tuyên bố chính trị của một
bên, mục đích ban đầu của hai bên cũng không nhằm xác lập nên ĐƯQT => không có tính thỏa
thuận.
=> Không đủ điều kiện xác lập điều ước.
=> Tuyên bố đơn phương Z có giá trị ràng buộc quốc gia B vì đây là tuyên bố do chính phía B
đưa ra.
Bài tập 4.

Tháng 6/1965, quốc gia X và quốc gia Y ký kết điều ước quốc tế phân chia biên giới trên
biển giữa hai nước là đường AB. Tháng 12/1964, quốc gia Y và quốc gia Z ký kết điều ước
quốc tế phân chia biên giới trên biển giữa hai nước là đường DC. Tháng 3/1966, quốc gia X
và Z ký kết điều ước quốc tế phân định biển giữa hai nước là đường EF. Quốc gia Y không
đồng ý nên phát sinh tranh chấp. Biết rằng:
- Tranh chấp phát sinh trước khi UNCLOS 1982 ra đời, thời điểm đó tồn tại Công ước
Geneva về thềm lục địa năm 1958 mà X và Z là thành viên. Điều 6 của Công ước Geneva
1958 quy định rằng: “Trường hợp các thềm lục địa cùng tiếp giáp với vùng lãnh thổ của
hai quốc gia lân cận, ranh giới của thềm lục địa được xác định bởi thỏa thuận giữa họ.
Trong trường hợp không có thỏa thuận, trừ khi một đường biên giới là lý do hoàn cảnh
đặc biệt, ranh giới được xác định bằng cách áp dụng các nguyên tắc equidistance (công
bằng)”.
- Y cho rằng giữa ba nước không có điều ước quốc tế chung, mình chưa là thành viên của
Công ước Geneva về thềm lục địa năm 1958 nên không chấp nhận thỏa thuận giữa X và
Z. Y yêu sách đường biên giới giữa ba nước là đoạn CFA.
- X và Z lấy lý do sử dụng đường trung tuyến cách đều và đã tạo ra sự công bằng giữa hai
nước nên không đồng ý quan điểm của Y. Công ước Geneva về thềm lục địa năm 1958
được nhiêu quốc gia công nhận khi được Liên hợp quốc bảo trợ để xây dựng.
Hỏi: Quan điểm của quốc gia nào là đúng?
Quan điểm của Y là đúng, của X và Z là sai:
- Thứ nhất, chỉ có X và Z là thành viên của Công ước Geneva 1958 => Y không chịu sự ràng
buộc của Công ước này.
- Thứ hai, Điều 34 Công ước Vienna 1969 có quy định: “Một điều ước không tạo ra nghĩa vụ
hay quyền hạn nào cho một quốc gia thứ ba, nếu không có sự đồng ý của quốc gia đó.” => Y
không chấp nhận => Không có hiệu lực ràng buộc.
- Thứ ba, X và Z lấy lý do là sử dụng đường trung tuyến cách đều được nêu trong Công ước
1958 là không phù hợp vì Y không là thành viên của Công ước này => Y không có nghĩa vụ
phải thực hiện.
Bài tập 5.

Năm 2000, quốc gia B và quốc gia C ký kết điều ước quốc tế M. Trong đó, quốc gia C phụ
trách xây dựng đập Y, quốc gia B xây dựng đập X trên sông biên giới giữa hai quốc gia.
Năm 2002, quốc gia C tan rã, hình thành quốc gia A và D. Trong đó, quốc gia A tuyên bố
thừa kế quyền và nghĩa vụ của C theo điều ước M.
Năm 2005, quốc gia B nhận thấy việc thực hiện điều ước M, Xây dựng hai con đập X, Y có
khả năng phá hoại môi trường sinh thái, nông nghiệp của mình nên tuyên bố đình chỉ thực
thi điều ước M. Trong khi đó, quốc gia A vẫn tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình.
Năm 2007, do quốc gia B không thực hiện nghĩa vụ của mình, để đảm bảo việc điều chỉnh
nguồn nước hiệu quả, quốc gia A đơn phương xây dựng thêm con đập Z trên sông biên giới
giữa A và B. Việc này dẫn đến thiệt hại về môi trường nghiêm trọng cho quốc gia B. Quốc
gia A và quốc gia B xảy ra tranh chấp và đồng ý đưa tranh chấp ra giải quyết tại Tòa án
công lý quốc tế.
Biết rằng: A, B, C, D đều là thành viên của Công ước Viên năm 1969 về điều ước quốc tế.
Hãy xác định trách nhiệm pháp lý giữa các bên và dự kiến hướng giải vụ việc quyết tranh
chấp nêu trên.
- Việc quốc gia B tự ý đình chỉ thực thi Điều ước M là sai vì Điều ước M đã phát sinh hiệu lực
và không rơi vào các trường hợp được chấm dứt, hủy bỏ.
- Điều ước M cũng không thuộc trường hợp quy định tại Điều 62 Công ước Vienna 1969 (Sự
thay đổi cơ bản của hoàn cảnh) vì nếu muốn áp dụng Điều 62 thì hoàn cảnh khi xác lập điều
ước phải là các bên không thể lường trước được. Trong trường hợp này, hai bên xác lập 2 con
đập X, Y thì các bên phải biết và buộc phải biết nó sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy và môi trường
sinh thái.
- Việc quốc gia A tự ý xây con đập Z cũng là sai vì con đập này không tồn tại trong thỏa thuận
của Điều ước M và con sông xây đập cũng là vùng nước biên giới, việc khai thác, sử dụng,
quản lý,... vùng nước này bắt buộc phải thông qua sự thỏa thuận của hai nước.
Bài tập 6.
Asteria, Branica, Catonia và Delfina là 04 quốc gia láng giềng. Năm 2014, cả 04 quốc gia
này cùng đàm phán và ký kết hiệp ước Ratona về khuyến khích và bảo hộ đầu tư của công
dân các quốc gia này. Hiệp ước Ratona có quy định rằng hiệp ước cần phải được các bên ký
kết phê chuẩn theo pháp luật của mỗi nước và sẽ có hiệu lực khi có đủ ¾ số quốc gia đã phê
chuẩn. Vào ngày 01 tháng 01 năm 2015, điều ước nói trên đã phát sinh hiệu lực.
Quốc gia Delfina cho rằng mặc dù họ đã ký điều ước quốc tế nhưng không có nghĩa vụ phải
phê chuẩn điều ước này. Đồng thời, Delfina cũng cho rằng vì chưa phê chuẩn nên điều ước
này sẽ không ràng buộc hiệu lực đối với Delfina.
Hãy cho biết:
1. Các quan điểm của quốc gia Delfina có đúng không?
Các quan điểm của Delfina đều đúng.
- Thứ nhất, phê chuẩn là hành động đơn phương của QG để chính thức xác lập sự ràng buộc
giữa QG và ĐƯQT. LQT cũng không đặt ra nghĩa vụ bắt buộc trong việc phê chuẩn => Việc
Delfina cho rằng họ đã ký điều ước quốc tế nhưng không có nghĩa vụ phải phê chuẩn điều
ước này là đúng.
- Thứ hai, nếu không phê chuẩn Điều ước thì Delfina không có sự ràng buộc gì với Điều ước
đó, mặc dù Điều ước đã phát sinh hiệu lực => Điều ước chỉ phát sinh hiệu lực với 3 QG còn
lại => Việc Delfina cho rằng vì chưa phê chuẩn nên điều ước này sẽ không ràng buộc hiệu
lực đối với Delfina là đúng.
2. Trong trường hợp điều ước quốc tế này không cấm bảo lưu thì Asteria có thể đưa ra một
bảo lưu hay không? Tại sao?
- Đây là điều ước đa phương giữa 4 quốc gia => thuộc trường hợp được phép bảo lưu.
- Asteria có quyền đưa ra bảo lưu nhưng phải xem xét việc bảo lưu đó có phù hợp với quy
định tại Điều 19 Công ước Vienna 1969 hay không.
3. Trong trường hợp và điều ước đã phát sinh hiệu lực, Asteria cho rằng nội dung của điều
ước này mâu thuẫn với pháp luật của mình thì quốc gia này có quyền từ chối thực hiện điều
ước nói trên không? Tại sao?
- Điều 26 Công ước Vienna 1669 về nguyên tắc pacta sunt servanda: “Mọi điều ước đã có
hiệu lực đều ràng buộc các bên tham gia và phải được các bên thi hành với thiện chí.”
- Điều 27 Công ước Vienna 1969: “Một bên không thể viện dẫn những quy định của pháp luật
trong nước của mình làm lý do cho việc không thi hành một điều ước.”
- Một khi đã phê chuẩn công ước và công ước phát sinh hiệu lực thì Asteria phải tận tâm, thiện
chí thực hiện những nội dung đã cam kết trong điều ước. Đồng thời, Asteria không thể viện
dẫn nội dung của điều ước mâu thuẫn với PL của mình để từ chối thực hiện điều ước =>
Asteria không có quyền từ chối thực hiện điều ước.
Bài tập 7.
Quốc gia A đã chấp nhận ràng buộc với điều ước quốc tế X cùng với 3 quốc gia khác là B, C
và D.
1. Trong trường hợp điều ước quốc tế này không cấm bảo lưu thì A có thể đưa ra một bảo
lưu hay không? Tại sao?
A có quyền đưa ra bảo lưu nhưng phải xem xét việc bảo lưu đó có phù hợp với quy định tại Điều
19 Công ước Vienna 1969 hay không.
- Nếu bảo lưu không vi phạm đối tượng và mục đích của ĐƯQT => Được phép
- Nếu bảo lưu vi phạm đối tượng và mục đích của ĐƯQT => Không được phép
2. Quốc gia B cho rằng mặc dù họ đã ký điều ước quốc tế nhưng không có nghĩa vụ phải
phê chuẩn điều ước này. Nhận định này có đúng hay không?
Nhận định này là đúng (giải thích tương tự câu 6.2).
3. Trong trường hợp và điều ước đã phát sinh hiệu lực, quốc gia A cho rằng nội dung của
điều ước này mâu thuẫn với pháp luật của mình thì quốc gia này có quyền từ chối thực
hiện điều ước nói trên không? Tại sao?
A không có quyền từ chối thực hiện điều ước (giải thích tương tự câu 6.3).
4. Sau khi điều ước có hiệu lực, E là một quốc gia muốn ràng buộc hiệu lực đối với điều ước
này thì E có thể tham gia điều ước nói trên hay không?
- Điều 15 Công ước Vienna 1969 về việc đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước biểu thị
bằng việc gia nhập.
- Vì E không tham gia vào quá trình đàm phán và ký kết điều ước nên E có thể chịu sự ràng
buộc hiệu lực đối với điều ước bằng cách gia nhập nếu thỏa một trong các điều kiện sau:
+ ĐƯQT X có quy định rằng E có thể biểu thị sự đồng ý của mình bằng việc gia nhập.
+ Có sự thể hiện bằng hình thức khác rõ ràng rằng những quốc gia tham gia đàm phán đã
thỏa thuận (A, B, C, D) là sự đồng ý có thể được biểu thị bằng việc gia nhập.
+ Sau này tất cả các bên thỏa thuận là sự đồng ý của quốc gia có thể được biểu thị bằng việc
gia nhập.

You might also like