Bài-Tập-Nhóm-Hình-Sự-1 - Nhóm 5

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI


------------

BÀI TẬP NHÓM


MÔN HỌC: LUẬT HÌNH SỰ

ĐỀ BÀI: Đề 06

Nhóm: 05
Lớp: 4809

Hà Nội - 2024
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM VÀ XÁC ĐỊNH
MỨC ĐỘ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM

I. Thời gian, địa điểm, hình thức làm việc nhóm


1. Thời gian: 28/03/2024
2. Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội
3. Hình thức làm việc nhóm: Thảo luận và làm việc tại nhà
II. Thành phần tham dự: Các thành viên trong nhóm
III. Nội dung:
- Họp bàn và thống nhất đề tài bài tập nhóm.
- Xây dựng dàn ý khái quát cho đề tài đã được thống nhất.
- Phân công công việc.
IV. Đánh giá:
1. Mức độ hoàn thành công việc đặt ra:
Mức độ hoàn thành
Công việc Chưa Chưa thống Đã hoàn
triển khai nhất thành
Lựa chọn đề tài X
Lập dàn ý X
Phân công X
nhiệm vụ

2. Mức độ tham gia làm bài tập nhóm của từng cá nhân
Ngày: Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhóm số: 05 Lớp: 4809 Khóa: 48
Tổng số thành viên của nhóm:
Có mặt:
Vắng mặt: Có lý do: Không lý do:
Đánh Đánh giá của
giá của
giáo viên
STT Họ và tên MSSV SV
Ký tên
Điểm Điểm
A B C
số chữ
1 Đoàn Thị Minh Thúy 480960
2 Hoàng Thu Trang 480962
3 Phạm Quỳnh Trang 480963
( nhóm trưởng)
4 Nguyễn Việt Trung 480964
5 Trần Thị Quỳnh Trang 480965
6 Dương Đặng Hà Vy 480967
7 Nguyễn Tường Vy 480968
8 Hoàng Thị Hải Yến 480969
9 Nguyễn Thị Yến 480970
10 Nguyễn Thị Hải Yến 480971
11 Võ Thị Như Ý 480972
12 Lê Thị Hồng Duyên 461508
13 480

- Kết quả điểm bài viết: Hà Nội, ngày tháng năm 2024
+ Giáo viên chấm: NHÓM TRƯỞNG
- Kết quả điểm thuyết trình:
+ Giáo viên chấm:
- Kết quả cuối cùng:
Phạm Quỳnh Trang

1
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU..........................................................................................................4
NỘI DUNG...............................................................................................................6
Câu 1: Tội trộm cắp tài sản và tội giết người mà B thực hiện trong tình
huống nêu trên là loại tội phạm nào theo phân loại tội phạm tại Điều 9
BLHS?...................................................................................................................6
1.1,CĂN CỨ PHÁP LÝ:...................................................................................6
1.2.PHÂN TÍCH...............................................................................................7
CÂU 2: A có phải là đồng phạm của B trong vụ giết người không?...............9
2.1 Khái niệm đồng phạm:.................................................................................9
2.2.Dấu hiệu pháp lý của đồng phạm.................................................................9
CÂU 3: Hình phạt cao nhất mà tòa có thể áp dụng trong tình huống nêu
trên......................................................................................................................10
3.1.Căn cứ pháp lý: Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017...............10
3.2.Phân tích....................................................................................................12
KẾT LUẬN.............................................................................................................13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................14

2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS Bộ luật hình sư

3
LỜI NÓI ĐẦU

Pháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh
phòng ngừa và chống tội phạm , góp phần đắc lực vào việc bảo vệ độc lập, chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, góp phần duy trì trật tự an toàn xã
hội, trật tự quản lý kinh tế, bảo đảm cho mọi người được sống trong một môi
trường xã hội và sinh thái an toàn, lành mạnh, mang tính nhân văn cao. Nhận thức
được ý nghĩa thực tế đó, nhóm chúng em xin áp dụng Bộ luật hình sự 2015, sửa
đổi, bổ sung năm 2017 để phân tích tình huống cụ thể sau: “ A (19 tuổi), B (17
tuổi) bàn nhau trộm cắp tài sản của nhà C. A đứng ngoài canh gác cho B dùng kìm
cộng lực phá khóa cửa. Tài sản mà B trộm cắp được là 01 chiếc xe máy trị giá 20
triệu đồng. Vừa dắt xe ra khỏi cửa thì B bị C phát hiện, bắt giữ. B bỏ xe, lấy dao
mang theo trong người đâm một nhát vào ngực C rồi bỏ chạy. Do vết thương quá
nặng, anh C đã tử vong. Sau khi phạm tội, B bị bắt còn A đã bỏ trốn. B bị tòa án
kết án về hai tội: tội trộm cắp tài sản theo khoản 2 Điều 173 BLHS và tội giết
người theo khoản 2 Điều 123 BLHS.”
Và trả lời các câu hỏi sau:
1. Tội trộm cắp tài sản và tội giết người mà B thực hiện trong tình huống nêu
trên là loại tội phạm nào theo phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS?
2. A có bị coi là đồng phạm của B về tội giết người trong tình huống nêu
trên không? Tại sao?
3. Hình phạt cao nhất mà toà án có thể áp dụng đối với B trong tình huống
nêu trên?

4
NỘI DUNG
Câu 1: Tội trộm cắp tài sản và tội giết người mà B thực hiện trong tình huống
nêu trên là loại tội phạm nào theo phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS?
Việc phân loại tội phạm là hết sức quan trọng trong công tác đấu tranh, phòng
chống và xử lý tội phạm. Thông thường từ góc độ chung, dựa trên mức độ và tính
chất của hành vi gây nguy hiểm cho xã hội để phân loại tội phạm. Căn cứ theo điều
9 Bộ Luật Hình sự 2015, nước ta chia tội phạm thành bốn nhóm khác nhau: tội
phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng. Phân loại tội phạm có ý nghĩa với việc áp dụng nhiều
quy định của bộ luật hình sự, bên cạnh đó nó còn có ý nghĩa đối với việc áp dụng
một số quy định của các ngành luật có liên quan đến vấn đề TNHS.
1.1 Cơ sở pháp lý

Khoản 2 Điều 123 Bộ luật hình sự 2015

Khoản 2 Điều 173 Bộ luật hình sự 2015

Điều 9 Bộ luật hình sự 2015

1.2 Phân tích

1.Tội giết người của B

Thứ nhất, xét về tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi trên. Có thể thấy hành vi
của B đã thỏa mãn cấu thành tội giết người được quy định tại khoản 1 điều 123
BLHS 2015 “1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

5
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất
nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.”

Chủ thể của tội phạm là B (17 tuổi), đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự ( theo
Khoản 1 Điều 12 BLHS 2015) và có năng lực trách nhiệm hình sự ( bao gồm năng
lực nhận thức, năng lực điều khiển hành vi). B đã xâm phạm đến khách thể đó là
quan hệ nhân thân, nội dung của nó là quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng
con người. Hành vi khách quan của B là dùng dao đâm vào ngực C rồi bỏ chạy dẫn
đến hậu quả khiến cho C tử vong. Trong tình huống trên hậu quả chết người của C
là do B gây ra. Đó là hành vi B dùng dao đâm vào ngực C, do vết thương quá nặng
nên hậu quả là làm cho C chết.Như vậy, nguyên nhân C chết là do hành vi dùng
6
dao đâm vào C của B. Hành vi phạm tội của B là hành vi có lỗi cố ý gián tiếp.Về
lý trí, B nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực
hiện đó là giết C, thấy trước hành vi đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng là khiến
cho C thiệt mạng.Về ý chí, B tuy không mong muốn hậu quả thiệt hại phát sinh
nhưng có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra. ( Do bị C phát hiện và bắt giữ nên B
chỉ muốn dùng dao đâm C để chạy trốn ). Như vậy, hành vi của B đã cấu thành tội
giết người được quy định tại Khoản 1 Điều 123 BLHS 2015, do đó B bị phạt tù từ
12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Thứ hai, xét về khung hình phạt áp dụng cho trường hợp phạm tội của B tại
khoản 1 Điều 123: “Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình…”.Đối chiếu với
Điều 9 BLHS “Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành bốn loại sau
đây:

1. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối
với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm

2. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội
ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;

3. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với
tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;

4. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy
định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.”

7
Kết luận: Từ những lập luận trên, ta thấy trường hợp phạm tội của B thuộc loại tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng được quy định tại khoản 4 điều 9 BLHS 2015.

2.Tội trộm cắp tài sản của B

Thứ nhất, xét về tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi trên. Có thể thấy hành
vi của B đã thỏa mãn cấu thành tội trộm cắp tài sản được quy định tại khoản 2 điều
173 BLHS: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02
năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Trộm cắp tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng
thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều
này
g) Tái phạm nguy hiểm”
Chủ thể của tội phạm là B (17 tuổi), đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự ( theo Khoản
1 Điều 12 BLHS 2015) và có năng lực trách nhiệm hình sự ( bao gồm năng lực
nhận thức, năng lực điều khiển hành vi). B xâm phạm tới quyền sở hữu tài sản của
C. Hành vi khách quan của B là dùng kìm cộng lực phá khóa cửa nhà C rồi trộm
cắp chiếc xe máy trị giá 20 triệu của C, đồng thời khi bị C phát hiện, B đã có hành
vi hành hung C nhằm tẩu thoát . Hành vi vi phạm của B đã gây ra hậu quả thiệt hại
về giá trị tài sản bị chiếm đoạt bất hợp pháp, cụ thể trong trường hợp này là chiếc
xe máy của C. Trong tình huống trên thì hậu quả thiệt hại về giá trị tài sản bị chiếm
đoạt bất hợp pháp của C là do B cùng sự giúp sức ở dạng hành động của A gây ra.
Như vậy, nguyên nhân C bị mất xe máy đến từ hành vi của cả A và B. Hành vi của
B là hành vi có lỗi lỗi cố ý trực tiếp.Về lý trí, B nhận thức rõ về hành vi trộm cắp
tài sản của mình tất yếu hoặc có thể gây ra thiệt hại về tài sản cho C.Về ý chí, B
mong muốn hậu quả thiệt hại phát sinh. Trong tình huống nêu trên, khi nhận thức
8
được hậu quả thiệt hại về giá trị tài sản bị chiếm đoạt bất hợp pháp là tất yếu xảy ra
mà B vẫn thực hiện. Từ đó có thể khẳng định B mong muốn chiếm đoạt tài sản của
C. Như vậy, hành vi của B tương ứng với điểm a và điểm đ của khoản 2 điều 173
về việc phạm tội có tổ chức và hành hung để tẩu thoát, do đó B bị phạt tù từ 02
đến 07 năm.

Thứ hai, xét về khung hình phạt áp dụng cho trường hợp phạm tội của B tại
khoản 2 điều 173 BLHS : “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 02 năm đến 07 năm…”. Đối chiếu với Điều 9 BLHS “Căn cứ vào tính
chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong
Bộ luật này, tội phạm được phân thành bốn loại sau đây:
1. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối
với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
2. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội
ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;
3. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với
tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;
4. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy
định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.”
Kết luận: Từ những lập luận trên,ta thấy trường hợp phạm tội của B thuộc loại tội
phạm nghiêm trọng được quy định tại khoản 2 điều 9 BLHS 2015.

CÂU 2: A có bị coi là đồng phạm của B về tội giết người trong tình huống nêu
trên không? Tại sao?
2.1 Cơ sở pháp lý
2.2 Phân tích
9
CÂU 3: Hình phạt cao nhất mà tòa có thể áp dụng trong tình huống nêu trên.
3.1 Cơ sở pháp lý
3.2 Phân tích

KẾT LUẬN

Qua những phân tích trên, ta từng bước xác định được các yếu tố, đặc điểm của
tội phạm trong một tình huống cụ thể. Đó chính là nền tảng trong việc xác định sự
thật của vụ án, một trong những yếu tố để thực hiện công bằng xã hội, bảo đảm các
quyền cơ bản của những con người trong xã hội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình môn Luật hình sự Việt Nam, Phần
chung, nxb.Công an nhân dân, Hà Nội, 2018.
2. BLHS của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2015( sửa đổi, bổ sung
năm 2017);
3. Nguyễn Ngọc Hòa ( Chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 2015,
Được sửa đổi bổ sung năm 2017( Phần chung) Nxb.Tư pháp, Hà Nội,2017.

10
4. Luật số 12/2017/QH14 ngày 20/06/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 của Việt Nam

11

You might also like