MH24-Y Học Cổ Truyền - Phục Hồi Chức Năng

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 145

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN

GIÁO TRÌNH
MÔN HỌC/MÔ ĐUN: Y HỌC CỔ TRUYỀN – PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
NGÀNH/NGHỀ: ĐIỀU DƯỠNG
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-NSG ngày tháng năm 202
của Hiệu Trưởng Trường Cao Đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn

TP HCM, năm 2022


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng
nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành
mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU
Thực hiện một số điều của Luật Giáo dục, Bộ Lao động thương binh & xã hội đã ban
hành chương trình khung đào tạo Cao Đẳng Điều Dưỡng. Khoa Y Dược - Bộ môn Điều
Dưỡng tổ chức biên soạn tài liệu dạy và học các môn cơ sở và chuyên môn theo chương
trình nhằm từng bước xây dựng bộ sách đạt chuẩn chuyên môn trong công tác đào tạo nhân
lực y tế. Giáo trình Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng được biên soạn dựa trên chương
trình giáo dục của Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn trên cơ sở chương trình
khung đã được phê duyệt. Giáo trình Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng là môn học
nhằm giáo dục cho sinh viên những kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên ngành để đảm bảo
chất lượng đào tạo nhân lực y tế. Đồng thời rèn luyện thực hiện y đức trong chuyên ngành
điều dưỡng, trên cơ sở hệ thống tổ chức của ngành với những chức năng nhiệm vụ của tổ
chức và từng chức danh để phối hợp làm việc một cách hiệu quả.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các tác giả đã hoàn thành giáo trình này. Lần đầu
xuất bản, chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, các bạn sinh viên và
các độc giả để lần xuất bản sau sách được hoàn thiện hơn.

Tp Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 8 năm 2022


Tham gia biên soạn

Ths: Nguyễn Thị Xuyên

1
MỤC LỤC
Lời giới thiệu............................................................................................................................1
Mục lục.......................................................................................2Giáo trình môn học/mô đun
..................................................................................................................................................3
Chương 1: Y học cổ truyền...................................................................................................4
Bài 1: Học thuyết Âm Dương, ngũ hành và ứng dụng trong y học cổ truyền.........................4
Bài 2: Học thuyết tạng tượng................................................................................................11
Bài 3: Nguyên nhân gây bệnh theo y học cổ truyền..............................................................21
Bài 4: Các phương pháp chẩn đoán bệnh và chữa bệnh theo y học cổ truyền.......................25
Bài 5: Đại cương hệ kinh lạc..................................................................................................31
Bài 6: Huyệt, cách xác định một số huyệt thông thường.......................................................33
Bài 7: Đại cương cơ chế tác động và nguyên tắc ứng dụng của phương pháp dưỡng sinh. .43
Bài 8: Thuốc thanh nhiệt, trừ hàn..........................................................................................49
Bài 9: Thuốc hành khí hoạt huyết, chữa ho, cầm máu, an thần, lợi tiểu, nhuận tràng, chỉ tả 52
Bài 10: Xoa bóp bấm huyệt chữa một số bệnh thông thường................................................55
Bài 11: Phương pháp chữa cảm mạo trong dân gian.............................................................60
Chương 2 : Phục hồi chức năng..........................................................................................64
Bài 1: Đại cương phục hổi chức năng - vật lý trị liệu............................................................64
Bài 2: Phục hồi chức năng cho người khó khăn về nghe nói.................................................79
Bài 3: Vai trò của người điều dưỡng trong phục hồi chức năng............................................73
Bài 4: Quá trình tàn tật và các biện pháp phòng ngừa...........................................................76
Bài 5: Một số phương pháp vật lý trị liệu – phục hồi chức năng...........................................80
Bài 6: Phục hồi chức năng cho người bệnh sau gãy xương...................................................85
Bài 7: Phục hồi chức năng liệt dây VII ngoại biên................................................................90
Bài 8: Phục hồi chức năng cho người bệnh bại não...............................................................92
Bài 9: Phục hồi chức năng cho người khó khăn về vận động................................................98
Bài 10: Phục hồi chức năng cho người bệnh hô hấp............................................................105
Bài 11: Phục hồi chức năng cho ngưởi bệnh trước và sau phẫu thuật.................................109
Bài 12: Phục hồi chức năng cho sản phụ trước và sau sinh phát hiện sớm các tàn tật ở trẻ sơ
sinh.......................................................................................................................................113
Bài 13 : Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.................................................................121
Tài liệu tham khảo:..............................................................................................................128

GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN


2
Tên môn học/mô đun: Y HỌC CỔ TRUYỀN - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
Mã môn học/mô đun: MH 24
Thời gian môn học : 60 giờ; ( Lý thuyết: 29 giờ, Thực hành: 29 giờ, thí nghiệm, bài tập,
thảo luận, kiểm tra: 02 giờ
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun:
- Vị trí: Môn học này thuộc khối kiến thức cơ sở trong chương trình đào tạo bậc cao đẳng
ngành Hộ Sinh
- Tính chất: Môn học này giới thiệu các kiến thức cơ bản về y học cổ truyền,một số khái
niệm cơ bản về lý luận Y học cổ truyền. Nhận định được một số bệnh ,chứng thường gặp
truyền theo Y học cổ. Sử dụng thuốc nam ,châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không
dùng thuốc để phòng và chữa một số bệnh, chứng tường gặp.Trình bày một số khái niệm cơ
bản về phục hồi chức năng, vật lý trị liệu. Xác định mức độ giảm chức năng thường gặp, vai
trò của điều dưỡng trong phục hồi chức năng và một số phương pháp Vật lý trị liệu - Phục
hồi chức năng.
- Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Nhằm giúp cho sinh viên những kiến thức cơ
bản và kiến thức chuyên ngành để đảm bảo chất lượng đào tạo nhân lực y tế.
Mục tiêu của môn học/mô đun:
- Về kiến thức:
+ Mô tả được một số bệnh, chứng thường gặp theo Y học cổ truyền
+ Trình bày khái niệm cơ bản về lý luận PHCN/VLTL.
+ Trình bày được bản chất tâm lý và phương pháp nghiên cứu tâm lý người bệnh.
+ Trình bày được các yếu tố tác động đến tâm lý người bệnh
- Về kỹ năng:
+ Xác định được mức độ khiếm khuyết, giảm chức năng và tàn tật thường gặp.
+ Sử dụng thuốc Nam, châm cứu, ấn huyệt và phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc để
phòng và chữa một số bệnh, chứng thường gặp
+Thực hiện được một số kỹ thuật vật lý trị liệu, phục hồi chức năng thông thường cho người
bệnh
+Thực hiện được một số kỹ thuật vật lý trị liệu, phục hồi chức năng thông thường cho người
bệnh.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Xây dựng niềm tin và ý thức áp dụng đông Tây y kết hợp trong chăm sóc người bệnh
+ Quan tâm hướng dẫn người bệnh và người nhà của họ tự chăm sóc, luyện tập phục hồi
chức năng tại gia đình và cộng đồng

3
Nội dung của môn học/mô đun:
CHƯƠNG I: Y HỌC CỔ TRUYỀN

BÀI 1: HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH VÀ


ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Về kiến thức
+ Trình bày được bốn quy luật của học thuyết Âm Dương.
+ Trình bày được mối quan hệ tương sinh, tương khắc của học thuyết Ngũ hành.
2. Về kỹ năng
+ Vận dụng học thuyết Âm Dương, Ngũ hành vào chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh, bào chế
dược liệu
3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
+ Nhiệt tình gần gủi, kiên trì, giáo dục sức khỏe cho người bệnh nhà ứng dụng đúng phương
pháp xoa bóp, bấm huyệt theo Y học cổ truyền
NỘI DUNG
1.Học thuyết Âm Dương
1.1.Định nghĩa
1.2.Phân định Âm Dương
1.3. Các quy luật Âm Dương
1.4. Biểu tượng của học thuyết Âm Dương
1.5. Ứng dụng học thuyết Âm Dương
2.Học thuyết ngũ hành
2.1.Định nghĩa
2.2.Quan hệ ngũ hành
2.3.Ứng dụng học thuyết Ngũ hành

BÀI 2: HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG


MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Về kiến thức
+ Liệt kê được đầy đủ những chức năng sinh lý của 5 tạng và 6 phủ của YHCT
+ Phân tích được những chức năng sinh lý của tạng phủ.
2. Về kỹ năng
+ Xác định được những triệu chứng xuất hiện tương ứng với chức năng bị rối loạn
3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

4
+ Hòa nhã, ân cần, cẩn thận, tỉ mỉ trong giao tiếp Phân tích được những chức năng sinh lý
của tạng phủ.
NỘI DUNG
1. Đại cương
2. Nội dung học thuyêt của tạng tượng bao gồm
3.Hệ thống tạng
3.1. Ngũ Tạng :
4. Hệ thống phủ
5. Phủ kỳ hằng
5.1.Não, Tủy
5.2. Mạch
5.3.Tử cung :

BÀI 3: NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN


MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Về kiến thức
+ Trình bày được 3 nhóm nguyên nhân gây bệnh theo Y học cổ truyền.
+ Trình bày được đặc tính của 3 nhóm nguyên nhân gây bệnh.
2. Về kỹ năng
+ Vận dụng kiến thức đã học để chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh
3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
+ Hướng dẫn người bệnh và người nhà dự phòng sử dụng đúng các vị thuốc, kỹ năng xoa
bóp, bấm huyệt theo Y học cổ truyền.
NỘI DUNG
1. Nguyên nhân bên ngoài (ngoại nhân)
1.1.Phong
1.2. Hàn
1.3. Thử
2. Những nguyên nhân bên trong (nội nhân)
3. Những nguyên nhàn khái: (bất nội ngoại nhân
3.1.Nguyên nhân do ăn uống
3.2. Nguyên nhân do lao động
3.3. Nguyên nhân tình dục
3.4. Nguyên nhân

5
BÀI 4: CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH VÀ CHỮA BỆNH THEO Y
HỌC CỔ TRUYỀN

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Về kiến thức
+ Trình bày được các nội dung cơ bản của Vọng ,Văn ,Vấn, Thiết và chữa bệnh theo Y học
cổ truyền
+ Tổng hợp các triệu chứng theo Bát cương.
+ Chỉ định, chống chỉ định Bát pháp.
2. Về kỹ năng
+ Sử dụng thuốc Nam, châm cứu, ấn huyệt và phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc để
phòng và chữa một số bệnh, chứng thường gặp
3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
+ Xây dựng niềm tin và ý thức áp dụng đông Tây y kết hợp trong chăm sóc người bệnh
NỘI DUNG
1.1.Vọng chẩn
1.2. Văn chẩn:
1.3. Vấn chẩn
1.4.Thiết chẩn
2. Bát cương
3.Những điểm cần chú ý khi chẩn đoán bát cương
3.1.Chứng bán Biểu bán Lý
3.2.Phân biệt “Giả Hàn”
3.3. Phân biệt “Giả Nhiệt”
3.4. Chứng Hư Thực lẫn lộn
3.5. Chứng Âm hư - Dương hư

BÀI 5: ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ KINH LẠC

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1.Về kiến thức
+ Trình bày được định nghĩa kinh lạc
+ Kể tên và hướng đi khái quát cúa 12 đường kinh, mạch nhâm và mạch đốc.
2. Về kỹ năng
+ Xác định được cấu trúc của hệ kinh lạc
3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

6
+ Hòa nhã, ân cần, cẩn thận, tỉ mỉ trong giao tiếp và truyền thông giáo dực sức khỏe cho
người bệnh và cộng đồng
NỘI DUNG
1.Hệ kinh lạc
1.1.Định nghía
1.2.Câu trúc và tác dụng của hệ kinh lạc
1.3. Hướng đi khái quát của mười hai đường kinh chính và hai mạch Nhâm và Đốc
2. Sơ đổ mười hai đường kinh

BÀI 6: HUYỆT, CÁCH XÁC ĐỊNH MỘT SỐ HUYỆT THÔNG THƯỜNG


MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Về kiến thức
+ Trình bày được định nghĩa huyệt vị
+ Trình bày được vị trí , tác dụng 50 huyệt 5 vùng cơ thể
2. Về kỹ năng
+ Xác định được những huyệt thường dùng theo từng vùng cơ thể
3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Có thái độ ân cần, hòa nhã, nhẹ nhàng, tạo niềm tin để người bệnh hợp tác tập luyện
NỘI DUNG
1. Định nghĩa
1.1.Tác dụng của huyệt
2. Cách xác định huyệt
2.1.Thốn đồng thân
3.2.Dựa vào những mốc giải phẩu của cơ thể
3.3.Sờ nắn để tìm huyệt
4.Tổng huyệt của 6 vùng cơ thể
5.Vị trí và tác dụng điểu trị của 50 huyệt thường dùng theo từng vùng cơ thể
5.1.Vì trí và tác dụng huyệt vùng đầu mặt cổ
5.2. Vị trí tác dụng huyệt vùng bụng, ngực
5.3. Vị trí và tác dụng huyệt vùng vai, lưng
5.3. Vị trí và tác dụng huyệt chi trên
5.5. Vị trí và tác dụng huyệt chi dưới

7
BÀI 7: ĐẠI CƯƠNG CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG VÀ NGUYÊN TẮC ỨNG DỤNG CỦA
DƯỠNG SINH

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Về kiến thức
- Liệt kê được cơ sở xây dựng phương pháp dưỡng sinh của bác sử Nguyễn Văn Hưởng
- Liệt kê được các động tác dưỡng sinh ứng dụng hỗ trợ điều trị trong một số bệnh phục
hồi sau đột quỵ não. Liệt mặt ngoại biên nguyên phát, thoái hoá khớp, đau thần kinh tọa,
cảm lạnh
2. Về kỹ năng
- Ứng dụng phương pháp dưỡng sinh vào hỗ trợ điều trị cho người bệnh.
3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Hướng dẫn người bệnh và người nhà tỉ mỉ bài tập từ dễ đến khó trong phương pháp
dưỡng sinh
- Giáo dục sức khỏe người bệnh
NỘI DUNG
1.Đại cương
2. Phương pháp dưỡng sinh :
2.1.Định nghía
2.2.Cơ sờ xây dựng phương pháp dưỡng sinh BS. Nguyễn Văn Hưởng
2.3. Đối tượng của phương pháp dưỡng sinh
2.4. Chống chỉ định của phươmg pháp dưỡng sinh
3. Nội dung, tác dụng của phươmg pháp dưỡng sinh
3.1. Luyện thư giãn
3.1.1. Định nghĩa:
3.1.2.Tác dụng
3.2. Luyện thở 4 thời có kê mông và giơ chân của BS. Nguyễn Văn Hưởng
3.2.1. Định nghĩa:
3.2.2.Tác dụng
3.3. Tập động tác Yoga dưỡng sinh, xoa bóp
3.3.1. Định nghĩa
3.4.Thực dưỡng
3.5.Thái độ tâm thần trong cuộc sống
4.Ứng dụng dưỡng sinh vào hỗ trợ điều trị một số bệnh
4.1.Phục hồi sau đột quỵ
4.2. Lên mặt ngoại biên nguyên phát
4.3 Thóai hoá khớp
4.4. Đau thần kinh tọa
4.5. Cảm lạnh

8
BÀI 8: THUỐC THANH NHIỆT, TRỪ HÀN

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Về kiến thức
+ Kể được hai vị thuốc đã được học trong bài có tác dụng thanh nhiệt, trừ hàn
+ Trình bày được bộ phận dùng, công dụng, liều dùng, cách dùng các vị thuốc thanh nhiệt,
thuốc hàn đã được học
2. Về kỹ năng
+ Hướng dẫn sử dụng đúng trong cộng đồng các vị thuốc có tác dụng chữa thanh nhiệt và
trừ hàn
3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
+ Nghiêm túc, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình thực hành để ứng dụng tốt trong thực tế.
NỘI DUNG
1.Thuốc thanh nhiệt
1.1. Lá tre ( trúc diệp)
1.2. Kim ngân hoa
1.3. Huyền sâm
2. Thuốc trừ hàn
2.1. Can khương ( gừng khô)
2.2. Giềng

BÀI 9: THUỐC HÀNH KHÍ HOẠT HUYẾT, CHỮA HO, CẦM MÁU, AN
THẦN, LỢI TIỂU, NHUẬN TRÀNG, CHỈ TẢ

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1.Về kiến thức
- Kể được tên các vị thuốc đã học trong bài thuộc các nhóm thuốc; Hành khí hoạt huyết;
chữa ho; cầm máu; an thần; lợi niệu; nhuận tràng; chỉ tả.
- Trình bày được bộ phận dùng, công dụng, liều dùng, cách dùng các vị thuốc đã được
học.
2.Về kỹ năng
- Nhận biết các vị thuốc có tác dụng hành khí hoạt huyết, chữa ho, cầm máu, an thần, lợi
niệu, nhuận tràng, chỉ tả.
3.Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Quan tâm ,chăm sóc sử dụng đúng các vị thuốc, theo Y học cổ truyền
NỘI DUNG
1. Hành khí hoạt huyết
1.1. Trần bì (vỏ quýt)
1.2. Hương phụ ( củ gấu )
2. Thuốc chữa ho
2.1. Húng chanh
2.2.Tang bạch bì

9
3. Thuốc cầm máu
3.1. Cỏ nhọ nồi
3.2.Trắc bạch diệp
4. Thuốc an thần
4.1.Lá vông
4.2. Lạc tiên
5. Thuốc lợi tiểu và nhuận tràng
5.1. Mã để
5.2.Tỳ giải
5.3. Vừng đen
5.4.Muồng trâu
6. Thuốc chỉ tả
6.1. Búp ổi
6.2. Tô mộc
BÀI 10: XOA BÓP BẤM HUYỆT CHỮA MỘT SỐ BỆNH
THÔNG THƯỜNG
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Về kiến thức
- Trình bày được nguyên tắc chỉ định, chống chỉ định và tác dụng của xoa bóp bấm nguyệt
- Trình bày được 16 thủ thuật xoa bóp bấm nguyệt
2. Về kỹ năng
- Thực hành được xoa bóp bấm huyệt một số bệnh thông thường
3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
Hướng dẫn thực hiện các kỹ thuật xoa bóp, bấm huyệt theo Y học cổ truyền
NỘI DUNG
1.Tác dụng xoa bóp bấm huyệt
2. Nguyên tắc làm xoa bóp bấm huyệt
3. Chỉ định và chống chỉ định chữa bệnh bằng xoa bóp bấm huyệt
3.1. Chỉ định
3.2.Chống chỉ định
4. Thủ thuật xoa bóp bấm huyệt
4.1. Các thủ thuật xoa bóp tác động lên da
4.2. Các thủ thuật tác động lên cơ
4.3. Các thủ thuật tác động lên khớp
4.4. Các thủ thuật tác động lên huyệt
5. Xoa bóp bấm huyệt chữa một số bệnh thông thường
5.1. Xoa bóp chữa đau đầu
5.2. Xoa bóp chữa đau vai gáy
5.3. Xoa bóp chữa viêm quanh khớp vai - bại chi trên
5.4. Xoa bóp chữa đau lung và thắt lưng
5.5. Xoa bóp chữa đau dây thần kinh hông to, bại chi dưới

10
BÀI 11: PHƯƠNG PHÁP CHỮA CẢM MẠO TRONG DÂN GIAN
(ĐÁNH GIÓ, XÔNG)
NỘI DUNG HỌC TẬP
1. Về kiến thức
- Trình bày được các phương pháp chữa cảm mạo trong dân gian
- Thực hiện và hướng dẫn thực hiện hai phương pháp chữa cảm mạo: đánh cảm, cạo gió,
xông hơi.
2.Về kỹ năng
- Thực hiện được một số kỹ thuật xoa bóp, bấm huyệt chữa một số bệnh thông thường theo
y học cổ truyền
3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Động viên, hướng dẫn người bệnh và gia đình tập luyện
NỘI DUNG
1.Đại cương
2.Các phương pháp chữa cảm
2.1.Nồi xông hơi
2.2.Đánh gió - cạo gió

CHƯƠNG II : PHỤC HỒI CHỨC NĂNG


BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG PHỤC HỔI CHỨC NĂNG - VẬT LÝ TRỊ LIỆU
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Về kiến thức
- Trình bày được định nghĩa, mục đích của phục hồi chức năng.
- Trình bày được các hình thức, phạm vi và nguyên tắc phục hồi chức năng.
- Trình bày được khái niệm về phục hổi chức nãng dựa vào cộng đồng.
2. Về kỹ năng
- Phân biệt được 3 hình thức phực hồi chức năng
3.Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm
- Quan tâm hướng dẫn người bệnh và người nhà đúng phương pháp, kỹ thuật tập luyện
trong phục hồi chức năng
NỘI DUNG
1. Định nghĩa
2. Mục đích của phục hồi chức năng
3. Các hình thức phục hồi chức năng
4. Phạm vi của phục hồi chức năng
5. Nguyên tắc phục hối chức năng
6. Khái niệm phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
7. Những nội dung hoạt động chủ yếu để phục hồi chức năng có thể thực hiện tại cộng đồng
8. Các nguyên tắc cơ bản vể mặt lý luận của phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng

11
BÀI 2: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI KHÓ KHĂN NGHE NÓI
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Về kiến thức
- Trình bày được định nghĩa, nguyên nhân người có khó khăn nghe nói.
- Trình bày được phương pháp phục hồi chức năng cho người có khó khăn về nghe nói.
- Liệt kê phương pháp phục hồi chức năng cho người có khó khăn về nghe nói.
2. Về kỹ năng
- Phát hiện được người có khó khăn về nghe, nói
- Làm được phương pháp phục hồi chức năng cho người có khó khăn về nghe nói
3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm
- Nhiệt tình gần gủi, kiên trì, khi tiến hành phục hồi chức năng, giáo dục sức khỏe cho
người bệnh
NỘI DUNG
1. Định nghĩa
2. Nguyên nhân
2.1. Trước khi sinh
2.2. Trong khi sinh
2.3. Sau khi sinh
3. Phát hiện người có khó khăn nghe – nói
3.1. Ở trẻ dưới 6 tháng tuổi
3.2. Ở trẻ dưới 36 tháng tuổi
3.3. Kiểm tra trẻ trên 36 tháng tuổi và người lớn
4. Phục hồi chức năng cho người khó khăn về nghe - nói
4.1. Những khó khăn về giao tiếp có thể có
4.2. Huấn luyện nói cho người có giảm khả năng nghe nói
5. Những phương pháp dạy người có khó khăn về nói
5.1. Đọc môi
5.2. Ngôn ngữ ra hiệu
5.3. Vẽ, viết, đọc
5.4. Ngôn ngữ hình ảnh

BÀI 3: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG TRONG


PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Về kiến thức
- Trình bày được định nghĩa,vai trò,trách nhiệm của người điều dưỡng trong phục hồi chức
năng
- Nêu được nhiệm vụ, yêu cầu cần có của điều dưỡng viên trong phục hồi chức năng cho
người bệnh
2. Về kỹ năng
- Thực hiện được một số kỹ thuật trong phục hồi chức năng

12
3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm
- Hướng dẫn người bệnh và người nhà tỉ mỉ bài tập từ dễ đến khó trong phục hồi chức
năng
NỘI DUNG
1. Định nghĩa :
2. Vai trò của người điều dưỡng trong phục hồi chức năng
3. Trách nhiệm nhóm phục hồi chức năng
4. Nhiệm vụ của điều dưỡng viên
5. Những yêu cầu cần có của điều dưỡng viên

BÀI 4: QUÁ TRÌNH TÀN TẬT VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Về kiến thức
- Trình bày được các khái niệm: khiếm khuyết, giảm khả năng và tàn tật
- Liệt kê được 3 bước phòng ngừa tàn tật.
2. Về kỹ năng
- Vận dụng các kiến thức đã học vào công tác phòng ngừa tàn tật và phục hồi chức năng
dựa vào cộng đồng.
3.Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm
- Hòa nhã, ân cần, cẩn thận, tỉ mỉ trong giao tiếp và truyền thông giáo dực sức khỏe cho
người bệnh và cộng đồng.
NỘI DUNG
1. Quá trình gây bệnh
1.1. Yếu tố bệnh nguyên
1.2. Bệnh lý
1.3. Biểu hiện thành bệnh
2. Quá trình tàn tật
2.1.Khiếm khuyết
2.2. Giảm khả năng
3.Tàn tật
4.Hậu quả của tàn tật
5. Nguyên nhân gây tàn tật
6.Các biện pháp phòng ngừa tàn tật
6.1. Phòng ngừa bước một
6.2.Phòng ngừa bước hai
6.3.Phòng ngừa bước ba

13
BÀI 5: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VẬT LÝ TRỊ LIỆU – PHỤC HỒI
CHỨC NĂNG
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Về kiến thức
- Trình bày được định nghĩa – tác dụng sinh học - chỉ định, chống chỉ định của bảy phương
pháp vật lý trị liệ
- Kể được các phương pháp vật lý trị liệu thường dùng
2. Về kỹ năng
- Tập được các bài tập về vận động trị liệu
- Sử dụng được các dụng cụ vật lý trị liệu – phục hồi chức năng
3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm
- Thận trọng hướng dẫn người bệnh ,người nhà làm đúng phương pháp và giáo dục sức
khỏe
NỘI DUNG
1. Định nghĩa
2. Một số phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng
3. Vận động trị liệu
3.1. Định nghĩa:
3.2 Mục đích :
3.3. Phân loại vận động:
4. Hoạt động điều trị
4.1. Định nghĩa
4.2. Mục đích
5. Ánh sáng trị liệu
5.1. Định nghĩa
5.2.Tác dụng điều trị
6. Điện trị liệu
6.1. Dòng galvanic
6.2. Dòng siêu kích thích điện (dòng Tra bert)
6.3. Dòng Diadynamic (dòng Bernard)
6.4. Dòng giao thoa (dòng Nemec)
6.5. Dòng điện cao tần trị liệu ( sóng ngắn )
6.6. Siêu âm trị liệu
7. Xoa bóp trị liệu
7.1. Định nghĩa
7.2. Mục đích của xoa bóp
8. Thủy trị liệu và nhiệt trị liệu
8.1 . Định nghĩa
8.2. Chườm nóng
8.3. Chườm lạnh
9. Kéo nắng trị liệu
9.1. Định nghĩa

14
9.2.Mục đích

BÀI 6: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI BỆNH SAU GÃY XƯƠNG

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Về kiến thức
- Kể tên được 4 giai đoạn tiến triển của gãy xương và 4 biến chứng muộn của gãy xương.
- Trình bày được mục tiêu và kế họach chăm; sóc, phục hồi trong từng giai đoạn của gãy
xương
2. Về kỹ năng
- Làm được các thao tác phục hồi cho các trường hợp gãy xương
3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm
- Có thái độ ân cần, hòa nhã, nhẹ nhàng, tạo niềm tin để người bệnh hợp tác tập luyện
NỘI DUNG
1. Định nghĩa
2. Nguyên nhân
3. Triệu chứng
3.1. Triệu chứng không chắc chắn (chung cho các loại chấn thương):
3.2.Triệu chứng chắc chắn (chỉ có trong gãy xương):
4. Tiến triển của gãy xương
4.1. Giai đoạn máu tụ:
4.2. Giai đoạn can liên kết:
4.3. Giai đoạn can nguyên phát:
4.4. Giai đoạn can xương vĩnh viễn:
5. Các biến chứng
5.1. Can xương lệch vẹo
5.2. Chậm liền xương
5.3. Khớp giả
6. Xử trí:
6.1. Phương pháp bảo tồn:
6.2. Phương pháp phẫu thuật:
7. Vật lý trị liệu - phuc hồi chức năng
7.1. Giai đoạn bất động
7.2. Giai đoạn sau bất động

BÀI 7: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG LIỆT DÂY VII NGOẠI BIÊN
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Về kiến thức
- Trình bày được khái niệm, nguyên nhân liệt dây VII ngoại biên
- Trình bày được nguyên tắc và phương pháp phục hồi chức năng liệt dây VII ngoại biên
2. Về kỹ năng

15
- Thực hiện được một số kỹ thuật trong vật lý trị liệu -phục hồi chức năng
3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm
- Quan tâm hướng dẫn người bệnh và người nhà đúng phương pháp, kỹ thuật tập luyện
trong vật lý trị liệu - phục hồi chức năng
NỘI DUNG
1. Khái niệm:
2. Nguyên nhân:
3. Chẩn đoán nguyên nhân
3.1. Liệt mặt nguyên phát (liệt mặt do lạnh hay liệt Bell)
3.2. Liệt mặt thứ phát
4. Phục hồi chức năng
4.1. Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị
4.2. Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng
5. Các phương pháp điều trị khác
5.1. Điều trị nội khoa
5.2. Điều trị ngoại khoa
5.3. Cần theo dõi và tái khám

BÀI 8: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI BỆNH BẠI NÃO
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Về kiến thức
- Trình bày được định nghĩa,nguyên nhân gây bệnh bại não
- Trình bày được các thể lâm sàng của bệnh bại não.
- Trình bày được các kỹ thuật phục hồi chức năng đơn giản cho bệnh nhân bại não.
- Hướng dần được gia đình và công đồng giúp đỡ người bị bại não để họ có cư hội hoà
nhập xã hội
2. Về kỹ năng
- Thực hiện được kỹ thuật phục hồi chức năng đơn giản cho bệnh nhân bại nã
3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm
+ Có thái độ ân cần, hòa nhã, nhẹ nhàng, tạo niềm tin để người bệnh hợp tác tập luyện
NỘI DUNG
1. Định nghĩa
2. Nguyên nhân gây bại não
2.1.Trước khi sinh
2.2.Trong khi sinh
2.3. Sau khi sinh
2.4. Không rõ nguyên nhân
3. Một số dấu hiệu nhận biết sớm bại não
4. Phân loại
4.1. Theo thể lâm sàng
4.2. Theo mức độ
5.Phục hổi chức năng

16
5.1.Nguyên tắc :
5.2. Hướng dẫn gia đình trẻ bại não một số kỹ thuật cụ thể để phục hồi chức năng tại nhà

BÀI 9: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI KHÓ KHĂN VỀ VẬN ĐỘNG
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Về kiến thức
- Trình bày được các nguyên nhân gây khó khăn về vận động.
- Kể được cách phát hiện bệnh nhân khó khăn về vận động
2. Về kỹ năng
- Hướng dẫn một số bài tập, cho người khó khăn về vận động
3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm
- Quan tâm hướng dần gia đình và công đồng giúp đỡ người khó khăn về vận động hội hoà
nhập xã hội
NỘI DUNG
1. Định nghĩa khó khăn về vận động
2. Nguyên nhân gây khó khăn về vận động
3. Phát hỉện trẻ em vả người lớn có khó khăn vể vận động
3.1. Trẻ sơ sinh có khó khăn về vận động
3.2. Người lớn có khó khăn về vận động
3.3.Người lớn có khó khăn về vận động
4.Kỹ thuật chăm sóc và phục hồi người có khó khăn về vận động
4.1.Phục hồi chức năng cho người bệnh liệt nửa người
4.1. Phục hồi chức năng cho bệnh nhân gãy cột sống

BÀI 10: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI BỆNH HÔ HẤP
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Về kiến thức
- Trình bày được đại cương phục hồi chức năng hô hấp
- Liệt kê được mục đích của phục hồi chức năng hô hấp.
- Mô tả được một số kỹ thuật phục hồi chức năng hô hấp, các bài tập vận động lồng ngực.
2. Về kỹ năng
- Hướng dẫn người nhà và gia đình chăm sóc và phục hồi chức năng
3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm
- Động viên, hướng dẫn người bệnh và gia đình tự tập luyện
NỘI DUNG
1. Đại cương:
2. Một số kỹ thuật vật lý trị liệu -phục hồi chức năng hô hấp
2.1.Mục đích
2.2. Kỹ thuật dẫn lưu tư thế
2.3. Kỹ thuật vỗ lồng ngực
2.4. Kỹ thuật rung lồng ngực
2.4. Kỹ thuật ho có hiệu quả

17
2.5. Kỹ thuật tập thở
2.6. Kỹ thuật tập thở
2.7. Tư thế thư giãn
2.8. Các bài tập làm vận động ngực
3. Nhiệm vụ của điều dưỡng

BÀI 11: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI BỆNH TRƯỚC VÀ
SAU PHẪU THUẬT
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Về kiến thức
- Trình bày được mục đích và phương pháp phục hồi chức năng cho bệnh nhân trước và
sau phẫu thuật lồng ngực.
- Trình bày được mục đích và phương pháp phục hồi chức năng cho bệnh nhân trước và
sau phẫu thuật ổ bụng.
2. Về kỹ năng
- Theo dõi tình trạng người bệnh trong quá trình tập luyện, ngăn ngừa biến chứng
3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm
- Giải thích cho bệnh nhân an tâm với cuộc phẫu thuật, tăng niềm tin vào sự thành công của
phẫu thuật và tự giác hợp tác trong quá trình điều trị và phục hồi.
NỘI DUNG
1. Đại cương
2. Chăm sóc phục hồi chức năng phẫu thuật lồng ngực
2.1. Mục đích của phục hồi chức năng
2.2. Phục hồi chức năng trước phẫu thuật lồng ngực
2.3. Phục hồi chức năng sau phẫu thuật lồng ngực
3. Chăm sóc phục hồi chức năng phẫu thuật ổ bụng
3.1. Mục đích của phục hồi chức năng
3.2. Phục hồi chức năng trước phẫu thuật ổ bụng
3.3. Phục hồi chức năng sau phẫu thuật ổ bụng

BÀI 12: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO SẢN PHỤ TRƯỚC VÀ SAU SINH PHÁT
HIỆN SỚM CÁC TÀN TẬT Ớ TRẺ SƠ SINH

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Về kiến thức
- Trình bày được các bài tập và thư giãn cho cuộc đẻ bình thường.
- Trình bày được sự phát triển bình thường của trẻ em và một số triệu chứng bất thường để
nhận biết sớm trẻ tàn tật.
2. Về kỹ năng
- Nhận biết và phân biệt được một số dấu hiệu và triệu chứng các dạng tàn tật ở trẻ sơ sinh

18
3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm
- Ân cần, nhiệt tình với sản phụ, kiên trì trong hướng dẫn tập luyện các bài tập cho cuộc đẻ
thường.
NỘI DUNG
1. Đại cương
2.Thư giãn và các bài tập cho cuộc đẻ thường
2.1.Bài tập thở
2.2.Bài tập thư giãn
2.3.Bài tập ngồi xổm
2.4.Bài tập quỳ trên sàn
2.5.Bài tập nghiêng khung chậu
2.6.Bài tập tư thế đúng
2.7.Các bài tập chân
2.8.Tập điều khiển cơ
2.9.Lựa chọn tư thế thư giãn
3.Sự phát triển bình thường của trẻ em đến 15 tuổi
3.1.Sự lớn
3.2.Những điểm mốc trong sự tăng trưởng và phát triển
4. Một số dấu hiệu và triệu chứng để nhận biết và phân biệt các dạng tàn tật ở trẻ sơ sinh

BÀI 13 : PHỤC HỒI CHỨC NĂNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG


MỤC TIÊU HỌC TẬP
1.Về kiến thức
- Trình bày được định nghĩa phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
- Trình bày được các phạm vi hoạt động của phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
- Nêu được những nội dung hoạt động chủ yếu của phục hồi chức năng dựa vào cộng
đồng.
- Trình bày các nguyên tắc cơ bản về mặt lý thuyết của của phục hồi chức năng dựa vào
cộng và kết luận
2. Về kỹ năng
- Vận dụng được các kiến thức đã học vào công tác phục hồi chức năng dựa vào cộng
đồng.
3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm
- Có thái độ niềm nở, tích cực, đúng đắn, trong giao tiếp và giáo dục sức khỏe người
bệnh,trong cộng đồng.
NỘI DUNG
1.Định nghĩa:
2. Các phạm vi hoạt động của phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
2.1. Quản lý điều hành:
2.2. Kỹ thuật thích hợp.
3. Những nội dung hoạt động chủ yếu của phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
4. Các nguyên tắc cơ bản về mặt lý thuyết của của phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

19
4.1. Các mức độ về quan hệ giữa con người
4.2. Mức độ về nhu cầu cơ bản của con người ( theo Maslow )

CHƯƠNG I: Y HỌC CỔ TRUYỀN

BÀI 1: HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH VÀ


ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Về kiến thức
+ Trình bày được bốn quy luật của học thuyết Âm Dương.
+ Trình bày được mối quan hệ tương sinh, tương khắc của học thuyết Ngũ hành.

20
2. Về kỹ năng
+ Vận dụng học thuyết Âm Dương, Ngũ hành vào chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh, bào chế
dược liệu
3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
+ Nhiệt tình gần gủi, kiên trì, giáo dục sức khỏe cho người bệnh nhà ứng dụng đúng phương
pháp xoa bóp, bấm huyệt theo Y học cổ truyền
NỘI DUNG
1. Học thuyết Âm Dương
1.1. Định nghĩa
Học thuyết Âm Dương là triết học cổ đại phương Đông nghiên cứu sự vận động và tiến hóa
không ngừng của vật chất. Học thuyết Âm Dương giải thích nguyên nhân phát sinh phát
triển và tiêu vong của vạn vật.
1.2. Phân định Âm Dương
- Âm và Dương là tên gọi cho hai yếu tố cơ bản của một sự vật, hai cực của một quá trình
vận động và hai nhóm hiện tượng có mối quan hệ với nhau.
- Tính chất cơ bản của Âm là: Phía dưới, bên trong, yên tĩnh, tích tụ, đất, nước, bóng tối,
đổng hoá, lạnh, mát, vị đắng chua, mặn, mùa đông, giống cái.v.v.
- Tính chất cơ bản của Dương là : Phía trên, bên ngoài, hoạt động, phân tán, trời, lửa, ánh
sáng, hoạt động, dị hoá, nóng, ấm, vị cay, ngọt, nhạt, mùa hạ, giống đực.v.v.
- Áp dụng đối với cơ thể người:
- Các tạng : Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thân, thuộc Âm đồng thời là tên của các đường kinh
- Các phủ Tiểu trường, Đởm, Vị, Đại tràng, Bàng quang, thuộc Dương đồng thời là tên các
đường kính Dương.
- Khí, phần ngoài, lưng thuộc Dương.
- Huyết, phần trong, bụng thuộc Âm.
- Âm là cơ sở vật chất.
- Dương là chức năng của cơ thể.
1.3. Các quy luật Âm Dương
- Âm Dương đối lập
+ Âm Dương mâu thuẫn, chế ước lẫn nhau như ngày với đêm; nóng với lạnh
+ Mức độ tương phản như: Sống, chết; nóng, lạnh; sáng, tối.
+ Mức độ tương đối như: Khỏe, yếu; ấm, mát.
+ Cần dựa vào những mức độ đối lập để có biện pháp thích hợp khi cần điều chỉnh Âm
Dương.
- Âm dương hỗ căn
+ Âm Dương luôn luôn nương tựa, giúp đỡ lẩn nhau để phát sinh và phát triển,
+ Âm có trong Dương, Dương có trong Âm.
+ Âm Dương khồng tách biệt nhau, mà hoà hợp nhau, thống nhất với nhau,
+ Do vậy: Âm thăng, Dương giáng.
- Âm dương tiêu trưởng

21
+ Âm Dương không cố định mà luôn biến động. Khi Âm tiêu thì Dương trưởng và ngược
lại.
+ Khi biến động vượt quá mức bình thường có sự chuyển biến Âm Dương. Âm cực tất
Dương, Dương cực tất Âm.
+ Thí dụ: Một ngày có 24 giờ, 12 giờ là cực Dương, 0 giờ là cực Âm.
+ Một năm có 4 mùa: Mùa đông thì cực Âm, mùa hạ thì cực Dương...
- Âm Dương bình hành (cân bằng)
+ Sự cân bằng Âm Dương là Âm Dương bình hành trong sự tiêu trưởng và tiêu trưởng trong
thế bình hành. Nếu sự cân bằng Âm Dương thay đổi hoặc bị phá vỡ thì sự vật có nguy cơ
diệt vong.
+ Thí dụ : Âm thắng Dương, hoặc Dương thắng Âm đều phát sinh bệnh.
1.4. Biểu tượng của học thuyết Âm Dương

Hình 1: Biểu tượng học


thuyết Âm - Dương

- Thuyết Âm Dương được biểu tượng bằng một hình tròn.


- Biểu hiện là một vật thể thống nhất. Bên trong có hai phần đen (Âm) và trắng (Dương),
biểu thị Âm Dương đối lập. Trong phần đen có vòng tròn nhỏ mầu trắng, trong phẩn trắng
có vòng tròn nhỏ mầu đen biểu thị trong Âm có Dương, trong Dương có Âm. Khi phần
trắng đạt tới cực đại thì xuất hiện phần đen, khi phần đen đạt tới cực đại thì xuất hiện phần
trắng, biểu thị Âm Dương tiêu trưởng. Diện tích hai phần Âm Dương bằng nhau được phân
đôi bằng một đường cong động, biểu thị Âm Dương cân bằng trong sự tiêu trưởng.
1.5. Ứng dụng học thuyết Âm Dương
- Sự mất thăng bằng về Âm Dương
+ Âm hư sinh nội nhiệt, Dương hư sinh ngoại hàn.
+ Âm thịnh sinh nội hàn, Dương thịnh thì sinh ngoại nhiệt.
- Chữa bệnh theo nguyên tắc
+ Bệnh hàn (lạnh) thuộc Âm dùng thuốc nóng, ấm là Dương dược.
+ Bệnh nhiệt (nóng) thuộc Dương dùng thuốc mát, lạnh là Âm dược.

22
+ Bệnh hư (mạn tính) thì phải bổ, bệnh thực (cấp tính) thì phải tả.
- Bào chế thuốc đông dược
+ Âm dược gồm các thuốc có tính mát lạnh, vị đắng, chua, mặn, hướng tác dụng thuốc đi
xuống như: thuốc thanh nhiêt, lợi tiểu, hạ tả.
+ Dương dược gồm các vị thuốc có tính nóng ấm, vị cay, ngọt, hướng tác dụng thuốc đi lên
như: thuốc bổ, thuốc hành khí hoạt huyết, thuốc giải biểu.
+ Có thể biến đổi dược tính bằng phương pháp bào chế.
+ Thí dụ: Sinh địa tính lạnh( Âm dược) tẩm gừng, sa nhân rồi cửu chưng, cửu sái thành thục
địa tính ấm (Dương dược)
- Phòng bệnh
+ Các phương pháp tập luyện phải coi trong cả phần tâm (Âm) và phần thể (Dương), kết
hợp tập động (Dương) và tập tĩnh (Âm), luyện cơ gân khớp (Dương) vớí luyện tập nội tạng
(Âm).
2.Học thuyết ngũ hành
2.1.Định nghĩa
- Học thuyết Ngũ hành nghiên cứu những mối liên quan giữa các vật chất trong quá trình
vận động, giải thích cơ chế của sự tiêu trưởng và biến hoá của thuyết Ẩm Dương.
- Ngũ hành gồm 5 vật chất: Mộc, Hoả, Thổ, Kim, Thuỷ.
- Ví dụ : Mộc là cây xanh; Hoả là lửa; Thổ là đất; Kim là kim loại; Thuỷ là nữ hành đều
ứng với Tạng trong cơ thể có quan hệ Biểu Lý với một Phủ trong cơ thể và khai khiếu ra
bên ngoài
- Ví dụ: Hành Mộc ứng với Tang Can, quan hệ Biểu Lý với Đởm, biểu hiên ra mắt.
2.2.Quan hệ ngũ hành
- Ngũ hành tương sinh

hình 2

+ Có nghĩa là hành này thúc đẩy, giúp đỡ, tạo điểu kiên cho hành khác phát triển.
+ Mộc sinh Hoá, Hoả sinh Thổ - Thổ sinh ,Kim sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc.
+ Hành sinh gọi là hành mẹ, hành được sinh gọi là hành con (Mộc là mẹ của Hoả, Hoả là
con của Mộc).
- Ngũ hành tương khắc
+ Có nghĩa là hành này kiềm chế,giám sát khồng để cho hành kia phát triển quá mức.

23
+ Mộc khắc Thổ - Thổ khắc Thủy - Thuỷ khắc Hoả - Hoả khắc Kim - Kim khắc Mộc

Bảng quy loại học thuyết Ngũ Hành

Hiện tượng Ngũ hành


Mộc Hoả Thổ Kim Thuỷ
Vật chất Gỗ, cây Lửa Đất Kim loại Nước
Màu sắc Xanh Đỏ Vàng Trắng Đen
Vị Chua Đắng Ngọt Cay Mặn
Mùa Xuân Hạ Cuối hạ Thu Đông
Phương Đông Nam Trung ương Tây Bắc
Tạng Can Tâm Tỳ Phê' Thận
Phủ Đởm Tiểu trường Vị Đại trường Bàng quang
Ngũ thể Cân Mạch Thịt Da, lông Xương, tuỷ
Ngũ quan Mắt Lưỡi Miệng Mũi Mai
Tình chí Giận Mừng Lo Buồn Sợ

2.3.Ứng dụng học thuyết Ngũ hành


- Chẩn đoán bệnh
+ Dựa vào bảng qui loạt Ngũ Hành: Da xanh bệnh thuộc Can, hay mắc vào mùa Xuân; da
đỏ bệnh thuộc Tám, hay mắc vào mùa hạ; da xám đen bệnh thuộc Thận, hay mắc vào mùa
đông.
+ Giận dữ quá thi hại Can.
+ Vui mừng quá mức thì hại Tâm.
+ Sợ hãi quá thì hại Thận,
+ Buồn quá thì hại Phế.
- Chữa bệnh
+ Nguyên tắc con hư thì bổ mẹ, mẹ thực thì tả con.
+ Ví dụ: Bệnh Phế khí hư, Phế lao... (viêm phế quản mạn, lao phổi...) thì phải bổ vào tạng +
+ Tỳ để nuôi dưỡng Phế vì Phế là mẹ của Tỳ.
+ Phế thực (Hen phế quản) thì phải tả vào tạng Thận vì tạng Thận là tạng con của tạng Phế.
- Bào chế
+ Muốn thuốc đi vào đúng Kinh và đúng Tạng phải bào chế vị thuốc đó theo đúng bảng qui
loại Ngũ hành.
Ví dụ:
 Muốn thuốc vào Tỳ phải tẩm mật sao vàng.
 Muốn thuốc vào Phế phải tẩm rượu sấy khô.
 Muốn thuốc vào Thận phải tẩm muối sao đen
 Muốn thuốc vào Can phải tẩm dấm sấy khô
 Thuốc vào Tâm thường là thuốc có màu đỏ là vị đắng.

24
Tự lượng giá:
- Trả lời ngắn các câu từ câu 1 đên câu 8 bằng cách điển từ hoặc cụm từ thích hợp vào
chỗ trống.
1.Học thuyết Âm - Dương là: ...(A).. nghiên cứu sự vận động và tiến hoá không ngừng của
vật chất. Học thuyết Âm - Dương giải thích ... (B),... và tiêu vong của vạn vật.
A..............................................................................
B...............................................................................
2.Âm - Dương là tên gọi ...,(A)... của một sự vật, hai cực của quá trình vận động và hai
nhóm….....................................................................(B)……….
A………………………………………………..
B...............................................................................
3. Tính chất cơ bản của Âm…..(A).... Tính chất cơ bản của Dương ..{B}.,.
A...............................................................................
B................................................…………………….
4.Quy luật Âm - Dương là:
A..............................................................................
B.......................................................................... ,
C.........................................................................
D...............................................................................
5.Biểu tượng của học thuyết Âm - Dương là một hình tròn có ..,(A).... Trong đó phẩn trắng
có ....(B),... Phần đen có vòng tròn nhỏ màu trắng biểu thị trong Dương có Âm, trong Âm có
Dương.
A...............................................................................
B ...................................................................
6.Bệnh Hàn ....(A)..................................Bệnh Nhiệt (B)
A................................................ ...........
B.............................................................
7.Âm dược gổm các thuốc: ,(A),, Dương dược gổm các thuốc ..,.(B)
A...................................................... .......................
B.............................................................................
8. Các phương pháp tập luyện phải coi trọng cả hai phần: tâm và thể, kết hợp (A)... kết
hợp .........................................................................B
A......................................................
B......................................................

Phân biệt đúng sai các câu từ câu 9 đến câu 13 bằng cách đánh dấu V vào cột A cho
câu đúng; câu B cho cột sai:

STT Nội Dung A B


9 Ngũ hành nghiên cứu những mối liên quan giữa các vật chất
trong quá trình vận động.

25
10 Biểu tượng của học thuyết Âm Dương được phân cách bằng một
đường thẳng.
11 Hành sinh được gọi là hành mẹ, hành được sinh gọi là hành con.
12 Ngũ hành tương khắc là giúp đỡ thúc đẩy tạo điều kiện cho nhau
phát triển.
13 Nguyên tắc chữa bệnh theo học thuyết Âm Dương: Hư thì bổ,
thực thì tả.

- Chọn 1 câu trả lời đúng nhất cho các câu từ 14 đến 20 bằng cách khoanh tròn vào
chữ cái dấu câu trả lởi được
14.Y học cổ truyền là:
A. Triết học phương Đông.
B. Chữa bệnh theo cảm nhận.
C. Phương pháp tập luyện dưỡng sinh.
D. Chữa bệnh bằng châm cứu.
E. Tất cả các câu trên.
15.Ứng dụng của học thuyết Âm - Dương trong Y học là:
A. A.Trong điều trị Châm - Cứu.
B. Bào chế thuốc đông dược.
C. Các phương pháp xoa bóp bấm huyệt.
D. Phương pháp phòng bệnh.
E. Tất cả các câu trên
16. Học thuyết Ngũ hành là:
A. Học thuyết cụ thể hoá của Âm - Dương.
B. Phương pháp chẩn đoán bệnh.
C. Học thuyết chỉ được ảp dụng trong xoa bóp bấm huyệt.
D. Học thuyết chỉ được áp dụng trong Châm - Cứu.
E. Tất cả các ý trên.
17.Chẩn đoán bệnh theo Ngũ hành thì:
A. Da xanh, hay mắc bệnh vào mùa xuân là bệnh thuộc Can.
B. Da đỏ, mắc bệnh mùa hạ là bệnh thuộc Phế.
C. Da trắng, mắc bệnh mùa đông là bệnh thuộc Tỳ.
D. Da đen, mắc bệnh mùa thu là bệnh thuộc Tâm.
E. Tất cả các ý trên.
18. Bào chế thuốc theo đúng phân loại Ngũ
A. Vào Tỳ sao với dấm.
B. Vào Thận sao với gừng.
C. Vào Can tẩm dấm sấy khô.
D. Vào Tâm sao với mật
E. Vào Phế sao vàng hạ thổ
19. Theo học thuyết Âm - Dương phòng bệnh là:
A. Luyện tập cả hai phần: Tâm và thể.

26
B. Chỉ cần tập luyện cơ bắp.
C. Chỉ tập luyện tinh thần.
D. Chỉ luyện tập nội tạng.
E. Tất cả các ý trên.
20. Chữa bệnh theo Ngũ hành là:
A. Bệnh phải chữa tận gốc.
B. Phải chữa kết hợp cả Tạng mẹ và Tạng con.
C. Chữa bản thân Tạng đó bị bệnh.
D. Chữa bệnh bằng luyện tập dưỡng sinh.
E. Tất cả các câu trên.

BÀI 2: HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Về kiến thức
- Liệt kê được đầy đủ những chức năng sinh lý của 5 tạng và 6 phủ của YHCT
- Phân tích được những chức năng sinh lý của tạng phủ.
2. Về kỹ năng
- Xác định được những triệu chứng xuất hiện tương ứng với chức năng bị rối loạn
3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Quan tâm hướng dẫn người bệnh và người nhà của họ tự chăm sóc, luyện tập theo y học
cổ truyền tại gia đình và cộng đồng
NỘI DUNG
1. Đại cương
- “Tạng” là các tổ chức cơ quan ở trong cơ thể

27
- “Tượng” là biểu tượng của hình thái, sinh lý, bệnh lý của nội tạng phản ánh ra bên ngoài
cơ thể. Vì thế quan sát cơ thể sống để nghiên cứu quy luật hoạt động của nội tạng gọi là
“tạng tượng”.
- Nghiên cứu sự hoạt động nội tạng của cơ thể là dựa vào sự phát triển của giải phẫu học ở
một mức độ nhất định. Giải phẫu học xưa đã có nguồn gốc rất sớm, các sách “tố vấn”, “linh
khu” và Hải Thượng Lãn Ông đã ghi chép rất nhiều kiến thức nói về giải phẫu. Nhưng học
thuyết “Tạng Tượng” lại không hoàn toàn dựa vào giải phẫu học, nó là một thứ học thuyết
theo sự chỉ đạo của quan điểm “Người và hoàn cảnh bên ngoài là một thể thống nhất” mà
quan sát cẩn thận và nghiên cứu nhiều lần ở con người sống, đồng thời thông qua chứng
nghiệm thực tiễn chữa bệnh lâu dài và dùng học thuyết Âm Dương ngũ hành để nói rõ thêm.
- Vì thế chúng ta cần phải có nhận thức về học thuyết “Tạng tượng” dưới đây:
- Mỗi một tạng, không phải chỉ là thực chất cơ quan trong giải phẫu học mà chủ yếu bao
gồm cơ năng hoạt động sinh lý của tạng đó và mối liên hệ hữu cơ giữa tạng đó với các tạng
khác.
- Hệ thống hoạt động của tổ chức cơ quan dựa vào mối liên hệ lẫn nhau trong hoạt động
sinh lý của các tạng mà phân chia ra.
- Học thuyết tạng tượng đã phản ánh đầy đủ sự thống nhất trong nội bộ cơ thể và sự thống
nhất giữa cơ thể với hoàn cảnh bên ngoài. Tính thống nhất này biểu hiện ở chỗ hoạt động
sinh lý, bệnh lý của hệ thống ngũ tạng quan hệ với sự thay đổi của 5 mùa quan hệ lẫn nhau
giữa các tạng phủ với các tổ chức phần ngoài cơ thể, với hoạt động tư duy của con người.
2. Nội dung học thuyêt của tạng tượng bao gồm
- Mọi tổ chức cơ quan và qui luật của chúng: Tâm, can, tỳ, phế, thận, đờm, vị, đại trường,
tiểu trường, bàng quang, tâm bào, não, tủy, cốt mạch, tử cung, kinh lạc, khí huyết, đinh vệ,
tinh khí thần, tân dịch cho đến da, lông, gân, thịt, móng, tóc, tai, mắt miệng, lưỡi, mũi, tiền
âm, hậu âm. Trong những tổ chức cơ quan này theo tính chất và công năng của chúng để
phân loại, quy nạp, chia thành ngũ tạng (5 tạng), lục phủ, phủ kỳ hằng ngũ quan, cửu khiếu
và tinh, khí, thần vv… Nhờ đó số nội tạng được sắp xếp có hệ thống tiện cho việc nhận thức
và nắm vững vấn đề.
3.Hệ thống tạng
- Căn cứ vào công năng sinh lý mà phân ra tạng- phủ- phủ kỳ hằng.
+ Ngũ tạng gồm: Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận.
+ Lục phủ gồm: Đởm, vị, tiểu trường, đại trường, tam tiêu, bàng quang.
+ Phủ kỳ hằng: Não, tuỷ, cốt, mạch, đởm, tử cung.
3.1. Ngũ Tạng :
- Là các bộ phận cơ thể có nhiệm vụ chuyển hoá và tàng trữ tinh, khí, thần, huyết, tân,
dịch. Có 5 tạng: tâm, can, tỳ, phế, thận. (Tâm ý chỉ tim, Can ý chỉ gan, Tỳ ý chỉ lá lách,
Phế ý chỉ phổi, Thận là hai quả thận (cật).)
Tâm
- Tâm chủ thần minh
+ “Thần minh” là hoạt động của tinh thần, ý thức tư duy, “tâm chủ thần minh” là nói tâm
làm chủ đề hoạt động ý thức, tư duy. Cho nên trên lâm sàng thấy những bệnh có liên quan
tới “thần kinh” như: hồi hộp, phiền nóng trong tim hoảng sợ, mất ngủ, nói sảng, hôn mê,

28
cười không nghĩ vv… phần nhiều quy vào phạm vi bệnh của tâm, hoặc cho là có quan hệ
với tâm.
+ Ngũ tạng lục phủ dưới sự chủ đề của “thần” tiến hành hoạt động sinh lý nhịp nhàng thống
nhất với nhau. Nếu tâm có bệnh, thần không tự chủ được thì hoạt động của tạng phủ sẽ mất
nhịp nhàng cân đối, làm cho sinh lý bị rối loạn, mà sinh ra bệnh. Chính vì tâm chủ thần
minh, làm chủ của ngũ tạng lục phủ nên mỗi khi bị tà khí xâm phạm thì uy hiếp rất lớn đến
sinh mệnh. Cho nên thiên linh đan bí điểm luận sách Tô Vấn nói: “Tâm giữ chức vụ quân
chủ, thần minh từ đó mà ra…Cho nên chủ không sáng suốt thì 12 tạng đều nguy”.
- Tâm chủ huyết mạch, tinh hoa của tâm phô ra ở mặt
+ Huyết là do tâm làm chủ, mạch là do đường ống của huyết lưu hành, tâm với huyết mạch
phụ thuộc chặt chẽ với nhau. Trong việc thúc đẩy sự vận hành tuần hoàn của huyết dịch, tuy
tâm với mạch có sự hợp tác với nhau, nhưng làm nên tác dụng chủ động vẫn là tâm. Vì thế
huyết tuy có công năng dinh dưỡng vẫn phải nhờ vào sự hoạt động của tâm mạch. Màu sắc
tươi tốt của 3 thứ tâm huyết mạch phản ánh ra ở mặt, cho nên theo sự biến đổi màu sắc ở
mặt, có thể biết được sự thịnh, suy, hư thực của 3 thứ tâm, huyết mạch điều này giúp phần
nào cho việc chẩn đoán lâm sàng. Nếu người có công năng của tâm thần được kiện toàn
huyết mạch được thịnh vượng thì sắc mặt hồng nhuận sáng bóng có thần, trái lại thì nhợt
nhạt, không tươi. Nếu huyết vận hành bị trở ngại, huyết dịch bị ngừng trệ thì sắc mặt hay
thấy xám đen, nếu huyết ngừng đọng không lưu thông, mất dinh dưỡng thì chẳng những sắc
mặt bị sạm đen mà còn khô như củi nữa.
+ Tâm chủ thần minh, lại như huyết mạch, thần nhờ huyết khí mà tươi sáng, huyết khí mà
bất hoà thì thần minh thường cũng mất bình thường. Cho nên tâm khí hư thì thần sút kém
mà buồn bã. Tâm khí thịnh thì thần mạnh khoẻ mà cười luôn.
+ Hoạt động của thần minh cũng ảnh hưởng đến huyết mạch, nếu lo buồn tư lự quá độ thì
tổn thương tâm khí. Sự hoạt động của ngũ tạng, lục phủ, lại cần nhờ vào sự nuôi dưỡng của
khí huyết. Vì thế hoạt động của thần minh, huyết mạch, tạng phủ có liên hệ chặt chẽ với
nhau; từ đó mà đã nói rõ được tâm là chủ thể sự hoạt động sinh mệnh của cơ thể là chủ toàn
diện.
- Phụ thêm:
+ Tâm bào lạc và đản trung Tâm bào lạc là cái màng ở ngoài bọc lấy tim, lạc bám vào màng
là đường của khí huyết thông hành, gọi chung là tâm bào lạc. Tâm bào lạc (là tổ chức phần
ngoài của tạng tâm) có tác dụng bảo vệ tâm – tà khí xâm phạm vào cơ thể nói chung đều từ
ngoài vào trong, từ biểu vào lý cho nên tà khí phạm tâm trước tiên là phạm vào tâm bào lạc
+ Tà ở tâm bào đã có thể ảnh hưởng đến công năng mà xuất hiện ra chứng tạng của tâm, cho
nên bệnh tâm thường được gọi là như vậy, phần nhiều chỉ vào tà khí ở bào lạc của tâm mà
không phải thật đúng là bệnh của tâm.
+ Đản trung ở chỗ giữa hai vú trên ngực là chỗ tụ tập của tôn khí gọi là “khí hải”. Tôn khí là
động lực của huyết mạch vận hành và hô hấp, ngôn ngữ. Tâm chủ huyết mạch, phế chủ khí,
coi về thanh âm cho nên bệnh của đản trung phần nhiều có liên quan tới tâm, phế khí hải
không đủ, thì thiếu khí không đủ để nói, khí hải dồi dào thì khí đầy ở lồng ngực ảnh hưởng
đến phế thì sinh bệnh khó thở, ảnh hưởng tới tâm thì thấy chứng mặt đỏ.
Can

29
- Can chủ sơ tiết:
+ Can chủ sơ tiết, coi sự phân bố dương khí của toàn thân, tương ứng với khí sinh phát của
mùa xuân. Khí của can thường cấp bức mà dễ càng thịnh, thích vươn chải thoải mái mà ghét
gò bó uất trệ, cho nên thiên linh đan bí điển luận sách Tố Vấn ví can là: “giữ chức tướng
quân”. Nếu can khí hữu dư thì làm cho người ta hay sợ sệt, hay kinh khiếp. Nếu can khí sơ
tiết quá độ, can dương càng thịnh lên thì sẽ xuất hiện chứng đầu mặt choáng váng, mắt đỏ,
chảy máu mũi, nếu can khí bị uất ức, không sơ tiết được thì thành bệnh can khí uất kết như
những chứng ngực khó chịu, sườn đau.
- Can tàng huyết:
+ Can tàng huyết khác với tâm chủ huyết, can tàng huyết là chỉ vào việc điều tiết lượng
huyết, tâm chủ huyết là chỉ vào sự vận hành tuần hoàn của huyết dịch. Sự hoạt động của các
bộ phận trong cơ thể, cần phải nhờ sự dinh dưỡng của huyết dịch, lượng lưu thông của huyết
dịch lại thường tùy thuộc vào sự lao động nghỉ ngơi, động tĩnh nên có sự thay đổi. Khi vận
động mạnh thì lượng lưu thông của huyết cần phải tăng thêm. Khi nằm ngủ thì lượng lưu
thông của huyết lại giảm bớt, công năng điều tiết lượng huyết như vậy là nhờ vào can. Cho
nên thiên ngũ tạng sinh thành sách Tố Vấn nói: “người ta ngủ thì huyết vào can”. Nếu can
mất chức năng tăng huyết thì sẽ xuất hiện chứng ngủ đêm không yên.
- Can chủ gân:
+ Tinh hoa của can phô ra ở móng tay, móng chân. Gân bám vào xương, sự thu co dãn duỗi
của gân chủ về việc vận động của khớp xương. Sự dinh dưỡng cần thiết cho gân lại nhờ vào
sự cung cấp của can. Vì thế bệnh ở gân phần nhiều có quan hệ với can.
+ Ví dụ: Người già động tác chậm chạp, vận động không nhanh nhẹn là vì can không dinh
dưỡng cho gân, vì sự thu co dãn duỗi của gân bị thất thường mà xuất hiện chứng co giật cấp
tính cũng thường có quan hệ với bệnh can.
+ “Can chủ cân” “móng tay là phần thừa của cân” màu sắc hình thái của móng tay có quan
hệ rất lớn đến can và cân. Nói chung sức cân khoẻ mạnh thì móng phần nhiều là mềm. Can
đởm có bệnh thì móng tay dài băng ra, cho nên người bệnh can nhiệt thì hay thấy chóng
mặt, da xanh, móng khô.
Tỳ
- Sự tiến hoá hấp thụ thức ăn và quá trình vận chuyển tân dịch là do sự chung sức hợp tác
với nhau của tỳ và vị mà nên việc. Tiêu hoá thức ăn là công năng của vị, mà hấp thu vận
chuyển các chất dinh dưỡng lại cần nhờ vào tỳ. Cho nên tỳ là tạng vận hành tân dịch cho vị
phải thông qua đường kinh mạch để phân tán hoàn thành. Vì là các kho cấp dưỡng cho ngũ
tạng lục phủ, đường kinh mạch túc thái âm thông với vị thuộc vào tỳ, tân dịch trong vị do tỳ
hấp thụ, thông qua đường kinh mạch túc thái âm mà vận chuyển vào kinh túc dương minh
với thái âm kinh có quan hệ biểu lý với nhau cho nên tân dịch được tỳ hấp thu cũng thông
qua đường kinh túc dương minh mà phân bố đến 3 kinh dương.
Tóm lại : Các bộ phận trong cơ thể cần phải nhờ vào sự luân chuyển tân dịch của tỳ mới
được nuôi dưỡng như thế quá trình tỳ chứa việc vận hoá chất tinh vi trong đồ ăn uống cũng
là cái lẽ mà thầy thuốc đời sau gọi tỳ là “nguồn gốc của hậu thiên”.
Trong quá trình tiêu hoá đồ ăn uống hấp thu chất dinh dưỡng phân bố tân dịch, tuy tỳ với vị
mỗi thứ làm chủ một mặt nhưng hai thứ này vẫn ảnh hưởng lẫn nhau vì thế tỳ có tính thấp

30
(ướt) mà chỉ việc đưa lên, vị có tính chất (khô) mà chủ việc đưa xuống tỳ thấp vị táo, táo với
thấp cũng làm việc chung nấu thức ăn mới được tiêu hoá. Tính vị chủ việc đưa xuống cho
nên cơm nước mới được đưa xuống dưới. Tính tỳ chủ việc đưa lên, cho nên tân dịch nhờ đó
mới được tiếp thu, mộc thấp, mộc táo, mộc thăng, mộc giáng mới có thể hoàn thành được
toàn bộ qúa trình vận chuyển thức ăn.
- Tỳ tuy tính thấp, nhưng lại có thể vận hoá thủy thấp, khi thủy thấp của người ta nhờ sự
vận hoá của tỳ mới có thể bài tiết liên tục mà không ứ đọng lại. Nếu tỳ hư không chuyển
vận mạnh mẽ được thì sẽ làm cho thủy thấp ngưng đọng, thậm chí sinh ra các bệnh đàm ẩm,
phu thủy. Thủy thấp ngưng đọng lại trở ngại đến hoạt động cơ năng của tỳ, như vậy gọi là
“thấp hại tới tỳ thổ” đời sau theo lẽ này mà nói là “tỳ chủ thấp mà lại ghét thấp”.
- Tỳ chủ về tay chân
+ Tay chân nhờ dương khí mà hoạt động, dương khí hoá sinh ra được từ các chất tinh vi
trong đồ ăn uống, bắt nguồn ở vị, chuyển vận ở tỳ. Vì thế sức hoạt động mạnh hay yếu của
chân tay có quan hệ chặt chẽ với tỳ. Nếu tỳ không thể thay cho vận hành tân dịch thì tay
chân không được ôn dưỡng của dương khí mà không có sức vận động, lâu ngày có thể thành
chứng tay chân bại liệt, không chủ động được.
- Tỳ cơ nhục tươi tốt ra ở môi:
+ Thức ăn uống vào vị, qua sự vận hoá hấp thu của tỳ để dinh dưỡng cơ nhục. Công năng
của tỳ mạnh khoẻ, cơ nhục được nuôi dưỡng đầy đủ thì người béo đẫy. Nếu tỳ bị bệnh đến
nỗi bị trở ngại cho sự tiêu hoá hấp thu, cơ nhục không được dinh dưỡng đầy đủ thì người sẽ
vàng gầy dần dần, cho nên thiên suy luận sách Tố Vấn nói: “Tỳ chủ về cơ nhục của toàn
thân”. Tỳ và vị là biểu lý với nhau, kinh mạch của vị vòng quanh miệng môi. Tỳ vừa chủ về
cơ nhục lại vừa có mối quan hệ bên trong với miệng môi. Theo sự phân đổi màu sắc hình
thái của miệng môi, có thể phản ánh được bệnh của tỳ, vị, cơ nhục. Thường thấy ở những
người tỳ hư dinh dưỡng không tốt thì môi miệng thường vàng úa không tươi. Nếu tinh khí
của tỳ kiệt hết, cơ nhục mất tính năng bình thường thì sẽ xuất hiện các chứng lưỡi liệt, môi
lật ra (chỗ nhân trung đầy lên).
+ Vì bệnh của tỳ thường phản ánh ra ở cơ nhục môi, miệng, cho nên thầy thuốc xem xét
màu sắc trạng thái của cơ nhục môi, miệng thì có thể đoán biết được tình hình sinh lý, bệnh
lý của tỳ, cũng có thể tiên lượng suy đoán được bệnh của tỳ sẽ tốt hay xấu.
- Tỳ thông huyết:
+ Tỳ có quan hệ chặt chẽ với huyết, huyết là tinh khí của đồ ăn uống hoá ra, bắt nguồn ở
trung tiêu tỳ vị cho nên thầy thuốc đời sau có nói: “tỳ là nguồn sinh ra huyết, tâm là tạng
phủ về huyết”.
+ Tỳ chẳng những có thể sinh huyết mà còn có công dụng thống nhiếp huyết dịch. Tỳ khi
khoẻ mạnh mới có thể duy trì được sự vận hành bình thường của huyết dịch mà không bị
tràn ra ngoài. Nếu tỳ khí hư suy, mất chức năng thống nhiếp huyết dịch thì huyết dịch sẽ
chảy tràn ra ngoài mạch mà xuất hiện các chứng xuất huyết khác.
Phế
- Phế chủ khí:
+ Khí là vật chất trọng yếu, cơ thể nhờ khí để duy trì sự sống, có hai nguồn: một là tinh khí
trong đồ ăn uống, hai là khí trời hút vào người. Khí trời từ phía ngoài do phế hút vào, khí

31
của đồ ăn uống từ phía trong cơ thể, do tỳ mạch chuyển dẫn lên phế, hai khí ấy kết hợp lại
chứa vào khí hải ở lồng ngực gọi là “Tông khí”. Tông khí là nguồn gốc của khí trong toàn
thân đi ra họng thở để làm hô hấp, dồn vào tâm mạch, phân bố khắp toàn thân. Cho nên hàm
nghĩa của phế chủ khí chẳng những phế coi việc hô hấp mà còn nói toàn bộ khí của cơ thể
khắp trên dưới trong ngoài đều do phế làm chủ.
+ Phế trợ tâm, chủ việc trị tiết:
Trị tiết có nghĩa là quản lý rành mạch, không rối loạn, có thứ tự rõ ràng, ở đây là chỉ vào sự
hoạt động sinh lý có quy luật. Sở dĩ các tổ chức tạng phủ trong cơ thể hoạt động có quy luật
nhất định, tuy do công dụng “tâm chủ thần minh” của tâm, nhưng vẫn cần được sự hỗ trợ
của phế. Cho nên thiên linh đan bí điển luận sách Tố Vấn nói: “Phế giữ chức tướng phó việc
trị tiết từ đó mà ra”. Tác dụng tướng phó của phế biểu hiện về mặt huyết mạch, chủ yếu là ở
mối quan hệ tác dụng lẫn nhau giữa khí và huyết. Tâm chủ huyết, phế chủ khí, cơ thể nhờ sự
vận hành tuần hoàn của khí huyết để vận chuyển chất dinh dưỡng, duy trì hoạt động cơ năng
và quan hệ nhịp nhàng giữa các tạng và quan hệ nhịp nhàng giữa các tạng phủ. Sự vận hành
của huyết, tuy do tâm làm chủ nhưng phải nhờ vào tình hình thoải mái của phế khí mới có
thể vận hành bình thường. Khí của toàn thân tuy do phế làm chủ nhưng cần phải nhờ sự vận
hành huyết mạch mới có thể thông đạt khắp toàn thân. Tâm với phế, huyết với khí nương
tựa nhau, tác thành cho nhau, gây tác dụng cho nhau rất chặt chẽ. Cho nên đời sau có cách
nói: “khí là thống soái của huyết, huyết là thứ phối hợp với khí, khí lưu hành thì huyết lưu
hành, chỗ nào huyết đi đến thì khí cũng đi đến”
- Phế chủ túc giáng, thông điều thủy đạo:
+ Nước uống vào vị, tinh khí của nước qua sự chuyển vận của tỳ mà dồn lên phế, phế khi
túc giáng thì thủy dịch theo đường thủy đạo của tam tiêu mà xuống thấu bàng quang; nếu
phế mất khả năng túc giáng sự thay cũ đổi mới của thủy dịch sẽ bị trở ngại, thì thủy dịch sẽ
dồn đọng lại, tiểu tiện sẽ không thông, thậm chí thành bệnh thủy thũng. Vì thế tiểu tiện có
thông lợi hay không, thường có quan hệ tới công năng túc giáng của phế. Người ta có nói:
“phế là nguồn trên của nước” là lẽ này.
- Phế chủ bì mao:
Sự liên quan giữa phế với bì mao chủ yếu ở hai mặt dưới đây:
+ Phế chủ khí, coi việc hô hấp là cơ quan chính để trao đổi khí, ở trong ngoài cơ thể, mà lỗ
chân lông, da, cũng có tác dụng tán khí, cho nên lỗ chân lông cũng gọi là “khí môn”.
+ Da lông nhờ sự hun nóng của phế khí mới được tươi nhuận. Vì thế, phế khí đầy đủ thì da
lông mỡ màng, tươi nhuận; phế khí suy kiệt thì da lông khô khan xơ xác.
+ Chính vì thế với da lông có mối liên hệ chặt chẽ, cho nên da lông bị tà khí, tà khí có thể
truyền vào phế loại cảm lạnh mà ho là một ví dụ rất rõ rệt. Người bệnh phế hư thì da lông
cũng thường hư yếu, chẳng những dễ ra mồ hôi mà còn dễ bị cảm ngoại tà.
Thận:
- Chia làm hai loại chủ đề về Thuỷ và Hoả: Thận thuỷ hay Thận âm : thường biểu hiện quá
trình ức chế.Thường có các triệu chứng: mất ngủ, đau lưng, ù tai, ra mồ hôi trộm, nhức
xương, sốt hâm hấp, cầu táo, tiểu đỏ.
- Thận hoả hay Thận dương: có những biểu hiện về hưng phấn. Nếu thận dương hư có các
triệu chứng chân tay sợ lạnh, tiêu chảy kéo dài, mạch yếu, di tinh, hoạt tinh, liệt dương.

32
- Thận tàng tinh, chủ về sự phát dục cơ thể và hoạt động sinh dục nam: thận hư trẻ con
chậm phát triển trí tuệ, chậm biết đi, chậm mọc răng, người lớn hoạt động sinh dục giảm,
đau lưng, di tinh, liệt dương.
- Quan hệ với xương tuỷ, khai khiếu ra tai: Thận hư thường đau lưng, nhức mỏi, ù tai.
- Trên lâm sàng thường có hội chứng sau:
+ Thận âm hư: họng khô,răng đau nhức lung lay, tai ù, hoa mắt, mất ngủ, nhức xương, đạo
hản. Tinh thần ức chế
+ Thận dương hư: đau lưng, lạnh cột sống, chân tay lạnh, hoạt tinh, liệt dương, ỉa chảy, tiểu
đêm, tinh thần giảm hưng phấn.
4. Hệ thống phủ
- Phủ là các bộ phận của cơ thể có nhiệm vụ thu nạp, tiêu hoá, hấp thụ, chuyển vận các
chất từ đồ ăn uống và bài tiết các chất cặn bã của cơ thể ra ngoài.
- Lục phủ gồm: Đởm, vị, tiểu trường, đại trường, tam tiêu, bàng quang.
+ Đởm ý chỉ mật
+ Vị ý chỉ dạ dày
+ Tiểu Trường ý chỉ ruột non
+ Đại Trường ý chỉ ruột già
+ Bàng quang ý chỉ bọng đái
- Tam tiêu ý chỉ thượng tiêu, trung tiêu, và hạ tiêu. Thượng tiêu là phần cuống họng trở lên,
trung tiêu là phần giữa của dạ dày, và hạ tiêu phần cuống dưới của dạ dày.
Lục phủ
- Đởm
+ Đởm bám vào gan, công năng sinh lý của đởm vừa có quan hệ tới sự tiêu hoá của thức ăn,
vừa quan hệ tới hoạt động tinh thần. Vì thế đởm vừa được xếp vào lục phủ,vừa được xếp
vào phủ kỳ hằng. Đởm chứa nước mật, cho nên đởm lại được gọi là “phủ trung tinh”; Nước
mật có vị đắng, cho nên khi đởm khí nghịch lên thì có chứng miệng đắng. Nếu nước mật tiết
vào vị, theo vị khí nghịch lên, thì thành chứng nôn ra nước đắng. Tinh của đởm là cương
trực, cương thì hào hùng quả cảm, cho nên thiên linh đan bí điểm luận sách Tố Vấn gọi đởm
là chức vụ trung chinh, chủ việc quyết đoán. Người có đởm khí hào hùng thì khí của ngũ
tạng lục phủ cũng vì đó mà cương thịnh dù có bị kích thích từ ngoài tới sự việc qua thì trở
lại bình thường ngay được đó là cái lẽ thường nói: “Khí nhờ đởm mà mạnh, tà không can
phạm được”. Trái lại, người đởm khí hư nhược hễ bị kích thích từ ngoài tới thì khí huyết rối
loạn, thường gây thành bệnh. Ngoài ra, người đởm hư yếu cũng thường có những chứng
tinh thần thất thường, mất ngủ hay sợ sệt, trong lòng nơm nớp không yên.
Vị
- Vị ở dưới cách mạc, trên tiếp với thực quản, dưới thông với tiêu trường, miệng trên gọi là
“bí môn”, miệng dưới gọi là “u môn”, bí môn cũng gọi là “thượng quản”, u môn cũng gọi là
“hạ quản” ba vùng gọi là “vị quản”. Thức ăn uống từ miệng vào, qua thực quản rồi vào vị
cho nên vị gọi là “đại thượng”. Cái kho lớn hoặc gọi là “bể của thủy cốc”.
- Vị có công năng thu nhận và tiêu hoá cơm nước, nếu vị có bệnh thì sẽ xuất hiện các
chứng vùng bụng chướng đau, chướng đầy, tiêu hoá không tốt, đói không muốn ăn, nôn
mửa, nuốt chua, hoặc tiêu cơm chóng đói.

33
- Khí huyết của cơ thể là chất tinh vi trong đồ ăn uống hoá sinh, bắt nguồn ở vị. Vì thế vị
vừa là bể của thủy cốc, vừa là nguồn gốc của khí huyết. Sự vận động của lục phủ ngũ tạng,
chân tay xương khớp đều nhờ vào sự dinh dưỡng của khí huyết, cho nên người có vị khí
sung bại không thu nhận được cơm nước thì tiên lượng phần nhiều là không tốt. Người xua
có nói: “ăn được thì tốt, không ăn được thì chết” tức là nói về tình huống này.
Tiểu trường
- Phía trên, tiểu trường tiếp với u môn, thông với vị, phía dưới tiếp với “Hạ lan môn” thông
với đại trường. Công dụng chủ yếu của tiểu trường là phân biệt thanh trọc, cơm nước trong
vị sau khi đã chín nhừ đi qua u môn chuyển xuống tiểu trường, tại đây lọc lựa ra thứ thanh
thứ trọc, thanh là tân dịch, trọc là cặn bã, thanh thì được hấp thu chuyển vào các bộ phận,
cuối cùng thì thấm vào bàng quang; trọc thì chuyển xuống đại trường. Cho nên thiên linh
đan bí điểm luận sách Tố Vấn nói: “Tiểu trường giữ chức vụ thu thành, vật biến hoá từ đó
mà ra”. Nếu tiểu trường mất chức năng gạn lọc, không tách ra được thanh trọc, thì thủy dịch
ở bàng quang sẽ giảm sút, tiểu tiện ngắn, ít, thậm chí bí đái, đồng thời cả thanh và trọc trong
tiểu trường đều dồn xuống đại trường mà có chứng đại tiện lỏng.
Đại trường
- Đại trường bao gồm 2 bộ phận: hồi trường và trực trường, đầu cuối trực trường gọi là
giang môn (phách môn). Đại trường có công dụng hấp thụ phần nước gọi là “tế bí biệt trấp”
vì cặn bã ở tiểu trường dồn xuống sau khi được đại trường hấp thụ phần nước mới thành
phân. Vì thế đại trường là một cơ quan truyền tống cặn bã và làm cho cặn bã thành hình.
Cho nên thiên linh đan bí diễn luận sách Tố Vấn nói: “Đại trường giữ chức truyền tống, vật
đã biến hoá từ đấy mà ra”. Nếu đại trường hư hàn, mất công năng “tế bí biệt trấp” thì có các
chứng sôi bụng đau xoắn ỉa chảy. Trái lại, đại trường thực nhiệt, dịch ruột khô ráo thì xuất
hiện chứng táo bón.
Bàng quan
- Bàng quang ở vùng bụng dưới, là chỗ chất nước dồn góp lại. Công dụng của bàng quang
là bài tiết nước tiểu cất giữ tân dịch. Nước tiểu là sản vật của quá trình khí hoá, cũng như
mồ hôi từ tân dịch hoá ra, cho nên thiên linh bí điển luận sách Tố Vấn nói: “Bàng quang giữ
chức châu đô tân dịch chứa ở đó, khí hoá thì có thể thải ra”.
- Nước tiểu từ tân dịch hoá ra, tân dịch thiếu, ít thì có chứng đái không thông. Trái lại, đái
quá nhiều thì hao tổn tân dịch. Cho nên bàng quang có tác dụng chủ việc thải nước tiểu và
giữ tân dịch lại.
Tam tiêu
- Tam tiêu là đường nguyên khí phân bố thức ăn uống chuyển hoá ra vào, chủ khí, chủ
thủy, coi toàn bộ hoạt động khí hoá trong cơ thể. Duy trì quá trình khí hoá chủ yếu nhờ
nguyên khí mệnh môn. Khí hơi thở và khí cơm nước ở tràng vị. Nguyên khí mệnh môn là
khí căn bản của tam tiêu. Nguyên khí đi vào tam tiêu phân bố khắp người để thúc đẩy mọi
hoạt động sinh lý của các tổ chức cơ quan. Khí trời do phế khi hấp thu vào, giao khí với khí
cơm nước của tràng vị tại khí hơi nhờ tác dụng túc giáng của phế và sự hoạt động của tâm
mạch, tuyên tán khắp trong ngoài để cung cấp dinh dưỡng. Cốc khí (khí cơm nước) nguyên
khí, phế khí, nhờ đường tam tiêu mà vận hành khắp trong ngoài toàn thân, thấu khắp 12
kinh mạch, ngũ tạng lục phủ, cơ nhục, hoàn thành cả loạt tác dụng khí hoá của cơ thể.Nói

34
khí hoá, tức là làm cho những vật chất nào đó trong cơ thể hoá thành khí, khí lại hoá thành
một số vật chất nào đó trong cơ thể. Đó cũng chính là qúa trình sinh hoá của sự hoá khí, hấp
thụ thành hình bài tiết các thức của đồ ăn uống trong cơ thể. Cho nên thiên vinh vệ sinh hội
sách Linh khu nói: “Thường tiêu như sương mù, trung tiêu như bọt nước sủi, hạ tiêu như
nước chảy”.
- Sương mù là hình dạng khí thượng tiêu man mác như sương mù, xủi là hình dạng thức ăn
uống chín nát ở trung tiêu, nước chảy là hình dạng chất nước ở hạ tiêu được thải ra. Cho nên
nói tam tiêu là đường ra vào của thức ăn uống, chủ việc tuần hoàn và bài tiết thủy dịch của
cơ thể.
- Như những điều nói trên, tam tiêu có hai công năng chính: là chủ trì các khí, hai là thông
điều đường nước nhưng tam tiêu có chia ra thượng, trung, hạ và mỗi phần đều có đặc điểm
riêng, nay trình bày từng phần sau:
Thượng tiêu:
- Từ họng xuống đến miệng trên dạ dày, công dụng chủ yếu của thượng tiêu là:
 Thu nạp chất ăn uống không để nôn ra ngoài
 Tiếp thu khí thủy cốc từ vị ra, phân bố khắp vùng cơ biểu toàn thân, để ôn dưỡng cho
cơ nhục, các khớp và da dẻ.
Trung tiêu:
- Ở trung quản vị (từ miệng trên dạ dày xuống miệng dưới dạ dày).
- Công dụng chủ yếu của trung tiêu là:
 Chín nhừ thức ăn uống, chứng hoá tân dịch
 Tiếp thu tinh khí của thủy cốc, hoá sinh ra sinh khí
Hạ tiêu
- Từ trung tiêu xuống chỗ vùng bụng dưới, công dụng chủ yếu của hạ tiêu là: gọn lọc chất
thanh, chất trọc, bài tiết chât bỏ đi, khí của hạ tiêu đi xuống chủ đưa ra mà không nhận vào.
- Như trên có thể thấy được thượng, trung, hạ, tam tiêu bao gồm đủ ngũ tạng lục phủ, 12
kinh mạch, có những công dụng hô hấp, tiêu hoá thức ăn uống, hấp thụ, bài tiết sinh hoá khí
huyết. Cho nên mới có công dụng của tam tiêu quan hệ với công năng khí hoá của toàn bộ
cơ thể.
5. Phủ kỳ hằng
- Là Não, Tuỷ, Cốt, Mạch, Đởm, Tử cung
+ Kỳ có nghĩa là khác
+ Hằng có nghĩa là thường
+ Phủ kỳ hằng bao gồm những cơ quan không giống như đặt tính Tạng lẫn của Phủ, như :
Não, Tủy , Cốt , Mạch , Đởm, Tử cung.
5.1. Não, Tủy
- Não có vị trí ở trong xương xọ ,Tủy sống ở trong xương sống .
- Theo y học cổ truyền tủy sống qua ống tủy, thông lên với não.” Mọi thứ Tủy đều thuộc
của Não”, sách Linh khu cho rằng “Não là bể của Tủy”
- Tủy xương – xương
+ Tủy được sinh ra ở Thận, được chứa trong xương và có nhiệm vụ nuôi dưỡng xương. Tinh
Tủy xương không đủ bị còi , dễ gẫy

35
5.2. Mạch
- Mạch được phân bố khắp toàn thân, có quan hệ chặt chẽ với tâm ( tâm chủ huyết mạch).
Mạch và tâm hợp tác với nhau mới đảm bảo được cho việc vận hành huyết dịch
- Chức năng sinh lý của Mạch vận chuyển khí huyết đi nuôi dưỡng toàn than
- Rối loạn chức năng này có triệu chứng mạch đập không đều.
5.3.Tử cung :
- Chức năng sinh lý của Tử cung có nhiệm vụ điều hòa kinh nguyệt và thụ thai.
- Rối loạn chức năng này, dẫn đến sẩy thai, kinh nguyệt ít, vô sinh.
Kế luận
Những kiến thức của Y học cổ truyền về Tạng Phủ trong cơ thể người là kết hợp giữa kinh
nghiệm lâm sàng và sự suy lý của 3 học thuyết nêu trên. Do đó để có thể áp dụng được các
kiến thức về chức năng tạng phủ trong việc giải thích và biện chứng luận trị trong lâm sàng .
Chúng ta cần bám sát nội dung của các học thuyết Âm Dương, Ngũ hành và Thiên nhân hợp
nhất.

36
BÀI 3: NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Về kiến thức
+ Trình bày được 3 nhóm nguyên nhân gây bệnh theo Y học cổ truyền.
+ Trình bày được đặc tính của 3 nhóm nguyên nhân gây bệnh.
2. Về kỹ năng
+ Vận dụng kiến thức đã học để chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh
3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
+ Hướng dẫn người bệnh và người nhà dự phòng sử dụng đúng các vị thuốc, kỹ năng xoa
bóp, bấm huyệt theo Y học cổ truyền.
NỘI DUNG
- Bình thường cơ thể có sức chống đỡ với bệnh tật và khả năng tự điều chỉnh hoạt động
của các Tạng Phủ. Đó là chính khí. Khì chính khí suy yếu thì tà khí (tác nhân gây bệnh) xâm
nhập vào cơ thể sinh ra bệnh tật.
- Y học cổ truyền chia ra những nguyên nhân gây bênh thành ba nhóm :
- Nguyên nhân bên ngoài cơ thể (ngoại nhân).
- Nguyên nhân bên trong cơ thể (nội nhân).
- Những nguyên nhân khác ngoài hai nhóm trên là (bất nội ngoại nhân).
1. Nguyên nhân bên ngoài (ngoại nhân)
- Là những yếu tố thời tiết và khí hậu bất thường.
- Có 6 loại tà khí là : Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo, Hoả.
1.1.Phong
- Là Dương tà, chủ khí của mùa xuân, là nguyên nhân hay gặp nhất (Phong dẫn đầu trăm
bệnh) và thường kết hợp với các ngoại tà khác như Hàn, Nhiệt, Thấp.
- Đặc tính của Phong:
+ Hay đi lên và ra ngoài nên thường gây bệnh ở phần trên và phần ngoài cơ thể.
+ Phát bệnh nhanh, biến hoá nhanh, gây hắt hơi, sổ mũi, sợ gió, mẩn ngứa.
+ Bệnh tích thường di chuyển từ nơì này qua nơi khác như thấp khớp cấp (phong thấp nhiệt)
hoặc mày đay mẩn ngứa (phong chẩn).
1.2. Hàn
- Là Âm tà, thường làm tổn hại đến Dương khí (sức nóng cơ thể) chủ khí mùa đông.
+ Đặc tính Hàn:
 Hay gây đau, điểm đau không di chuyển, chườm nóng đỡ đau.
 Hay gây ứ trệ, co cứng, mồ hôi không ra được
 Người bệnh sợ lạnh, thích âm.
1.3. Thử
- Thử là nắng, thuộc Dương tà, chủ khí mùa hạ và thường làm thương tổn Âm dịch.
+ Đặc tính của thử :
 Hay gáy sốt cao, khát nước, vật vã.
 Mức độ nặng gây ngất, hôn mê say nắng (trúng Thử).
Thấp
- Thấp là ẩm ước (thuộc Âm tà, chủ khí cuối hạ, mùa mưa lũ.
+ Đặc tính của Thấp:
 Thường gây bệnh từ nửa người dưới, bệnh dai dẳng.
 Gây cảm giác năng nề, (ngơi không vận động
 Phù, bí tiểu, ra mồ hôi, lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng, dày, nhớt dính.

- Táo là sự khô hanh, thuộc Dương tà, chủ khí mùa thu, thường làm tổn thương Tân dịch.
+ Đặc tính của Táo:
 Gây tổn thương chức năng Tạng Phế: mũi miệng, họng, họng khô, da nứt nẽ, táo bón,
ho khan.
 Gây sốt cao, không ra mổ hôi, khát, thích uống nước.
Hoả
- Thường gọi là Nhiệt (thực ra Hoả là mức cao của Nhiệt), là Dương tà, chủ khí mùa hạ.
Các ngoại tà khác như Phong, Hàn, Tháp, Táo khi vào cơ thể đều có khả nâng chuyển hoá
thành Hoả
+ Đặc tính của Nhiệt (Hoả)
 Gây sốt cao, sợ nóng thích mát, ra nhiều mồ hôi, khát nước mắt đỏ. Gây chảy máu
(Nhiệt bức huyết vọng hành).
 Nhiệt độc thường gây mụn nhọt, bệnh truyền nhiễm.
 Nhiệt thường bốc lên trên như tâm hỏa làm mê man, phát cuồng. Vị hỏa bốc lên làm
sưng lợi, chảy máu răng, căn hỏa bốc lên làm nhức đấu choáng váng
2. Những nguyên nhân bên trong (nội nhân)
- Là nguyên nhân do hoạt động tinh thần, do quan hệ gia đình, xã hội.
+ Có bảy loại tình chí sau đây:
 Vui mừng (hỉ) thuộc tạng Tâm. Vui mừng quá hại tạng Tâm.
 Giận giữ ( nộ ) thuộc tạng Cạn. Gian giữ, căng thẳng quá hại tạng tâm
 Buồn phiền (bi) thuộc tạng Phế. Buồn phiền quá hại tạng Phế.
 Suy nghĩ (tư), thuộc tạng Tỳ. Suy nghĩ quá hại tạng Tỳ.
 Âu sầu (ưu) thuộc tạng Tỳ. Âu sầu quá hại tạng Tỳ.
 Sợ hãi (khủng), thuộc tạng Thận. Sợ hãi quá hại tạng Thận.
 Lo lắnng (kinh) thuộc tạng Thận. Lo lắng quá hại tạng Thận.
3. Những nguyên nhàn khái: (bất nội ngoại nhân
3.1.Nguyên nhân do ăn uống
- Ăn quá nhiều gây đầy bụng, không liêu (thực tích)
- Ăn nhiều thức ăn sống ,ôi thiu gây tổn thương Vị Trường ,Đại trường (ỉa chảy, kiết lỵ,
thổ tả, nhiễm độc,...)
- Ăn nhiều thức ăn béo, ngọt dễ sinh Nhiệt, sinh Thấp.
- Ăn thiếu dẫn đến âm hư , huyết hư ( suy dinh dưỡng , thiếu máu).

22
3.2. Nguyên nhân do lao động
- Ít hoạt động lười, khí huyết không lưu thông, dễ sinh bệnh.
- Lao động quá mức, kéo dài sinh lao lực.
- Lao động không an toàn dễ bị chấn thương.
3.3. Nguyên nhân tình dục
- Y học cổ truyền coi tình dục có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cũng là nguồn gây bệnh
tật” Hiếu sắc hại tâm –Đa dâm bại thận
3.4. Nguyên nhân:
- Do trùng, thú cắn, chó, mèo, chuột, bọ chét ….

- Tự lượng giá
5. Ba nhóm nguyên nhân gây bệnh là: ...(Ạ), nội nhân, ....................B
A..............................………….
B...................... ......................
2. Nguyên nhân gây bệnh bên ngoài là: Phong, Hàn, (A).., Thấp, ..(B), Hoả
A..............................................
B..............................................
3. Đặc tính của Phong lá: ,..(A).. nên thưdng gây bệnh phần ngoài cơ thể /
A. ...............
B.................
4. Tính chất của Hàn ỉa Âm tà thư...(A)... Dương khi chủ khí ...(B),...
A. ………….
B. ..................
5. Thử là nắng là Dương tà chủ Khí ….A.....thường làm thương tổn tín ….B

STT Nội dung A B


6 Thấp là độ ẩm ướt là Âm tà, chủ khí cuối hạ, mùa mưa lữ.
7 Hàn gây sốt cao, khát nước vật vã.
8 Táo là sự khô hanh, Dương tà hay làm tổn thương Tân dịch
9 Hoả là Nhiệt, là Dương tà chủ khí của mùa hạ.
Gây tổn thương chức năng tạng phế : gây sốt cao, không ra
10
mồ hôi, khát thích uống nước là bệnh của Táo.

*Chọn đúng nhất các câu từ câu 11 đến câu 15 bằng cách khoanh tròn vào chữ cái
đầu câu .
11. Nhóm nguyên nhân gây bệnh bên trong là:
A. Do Bảy tình chí gây nên bệnh.
B. Do Phong, Hàn kết hợp gây bệnh
C. Do hoạt động chân tay quá mức,
D. Do Táo và Thấp kết hợp gây bệnh.
E. Tất cả các câu trên.
12. Bảy tình chí gây nên bệnh là:

23
A. Giận dữ quá hại Can.
B.Âu sầu quá hại Thận,
C. Buồn quá hại Tâm.
D. Sợ quá hại Tỳ.
E. Tất cả các câu trên
13.Nhóm nguyên nhản gây bệnh bên ngoài là:
A. Do lao động quá mức.
B. Do ẫn uống không đũ chất
C. Do khí hậu, thời tiết.
D. Do trùng, thú cắn
E. Tất cả các ý trên.
14. Nguyên nhân gây bệnh do lao động là:
A. Không lao động sinh bệnh lười.
B. Lao động quá mức gây bệnh lao lực.
C. Lao động không an toàn dễ bị chấn thương.
D. Môi trường lao động không an toàn dễ sinh bệnh.
E. Tất cả các câu trên.
15. Nguyên nhân gây bệnh do ăn uống là:
A. Ăn không đủ no dẫn tới tổn thương Tỳ, Vị.
B. Ăn nhiều thức ăn sống lạnh ôi thiu gây bệnh cho Can, Thận.
C. Ăn nhiều thức ăn béo, ngọt dễ sinh Nhiệt sinh Thấp.
D. Ăn nhiều chất nóng, cay ảnh hưỏng đến Tâm, Phế.
E.Tất cả các câu trên.

24
BÀI 4: CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH VÀ CHỮA BỆNH THEO Y
HỌC CỔ TRUYỀN
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Về kiến thức
- Trình bày được các nội dung cơ bản của Vọng ,Văn ,Vấn, Thiết và chữa bệnh theo Y học
cổ truyền
- Tổng hợp các triệu chứng theo Bát cương.
- Chỉ định, chống chỉ định Bát pháp.
2. Về kỹ năng
- Sử dụng thuốc Nam, châm cứu, ấn huyệt và phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc
để phòng và chữa một số bệnh, chứng thường gặp
3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Xây dựng niềm tin và ý thức áp dụng đông Tây y kết hợp trong chăm sóc người bệnh
NỘI DUNG
1.
Tứ chẩn
Định nghĩa:
- Tứ chẩn là bốn phương khai thác các triệu chứng bệnh gồm: Vọng, Văn,Vấn ,Thiết
không được tách rời nhau và luôn bổ sung cho nhau.
1.1.Vọng chẩn
- Vọng là nhìn, quan sát bằng mắt: Thần sắc, hình thể, cử động, mát, mối, da, miệng và
lưỡì của người bệnh.
- Xem lưỡi: Hình thái – chất lưỡi, rêu lưỡi mỏng hay dầy,màu vàng, màu trắng hay đen.
lưỡi nhuận hay khô
- Thần tốt: tỉnh táo,mắt sáng, tiếp xúc tốt
- Thần lạc: Ánh mắt đờ đẫn hoặc sáng quắc, cười nói bất thường.
- Thần yếu: vẻ mật u, tiếp xúc chậm chạp lờ đờ .
- Hiện tượng giả thần: Bệnh nặng đột nhiên tỉnh táo mắt sáng, minh mẫn là dấu hiệu nguy
kịch, chính khí sắp thoát - sắp tứ vong
1.2. Văn chẩn:
- Văn chẩn là nghe và ngửi: Phân, nước tiểu, hơi thở.
- Tiếng nói nhỏ yếu và tiếng nói to là thực, nghe tiếng ho, tiếng thở.
- Nói ngọng là trúng phong.
1.3. Vấn chẩn
- Vấn là hỏi, ngoài những nội dung hỏi bệnh như Y học hiện đại cần phải hỏi đặc thù của
Y học cổ truyền:
- Hỏi về hàn nhiệt: Cảm thấy nóng hay lạnh?
- Hỏi về mồ hôi: Sốt có ra mổ hôi không nếu không có mồ hôi là biểu thực, sốt có ra mổ
hôi là biểu hư.
- Tự vã mồ hôi (tự hãn) là khí hư.

25
- Hỏi về đau: Vị trí đau đầu, lưng, bụng, ngực, tứ chi? Đau ở đâu?
- Mức độ đau: Âm ỉ, dữ dội, đau lan, đau khu trú, đau xiên, đau như thế nào?
- Thời gian đau?
- Hỏi về ăn:
+ Thích ăn nóng hay ăn lạnh?
+ Có thèm hay chua không, ăn có đầy bụng không ?
+ Miệng đắng hay nhạt?
- Hỏi về ngủ:
+ Nếu mất ngủ thì ngủ có đủ giấc không
- Hỏi về đại tiểu tiện:
+ Nước tiểu nhiều, ít, vàng, trong, đỏ?
+ Phân táo hay nhão? Có khó đi không? Có mũi nhày, máu không?
- Hỏi về kinh nguyệt:
+ Tuỳ theo lứa tuổi chu kỳ, màu sắc, thời gian?
1.4.Thiết chẩn
- Chủ yếu là bắt mạch và sờ nắn.
- Xem mạch ở vị trí động mạch quay:
+ Nhanh hay chậm? Trầm hay phù? Có căng không?
- Sờ nắn:
+ Da khô hay nhuận? Lòng bàn chân, bàn tay lạnh hay nóng?
+ Sờ nắn ổ bụng xem có u cục không?
- Ấn để tìm điểm đau nhất của nơi bị bệnh.
2. Bát cương: Tám phương pháp chẩn đoán bệnh theo y học cổ truyền

CHỨNG TRẠNG BIỂU HIỆN TRÊN LÂM SÀNG


- Bệnh đã ở bên trong, bệnh ở sâu (đã vào Lý)
- Bệnh thuộc Tạng Phủ.
LÝ CHÚNG - Triệu chứng: Sốt cao, khát nước mê sảng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi
vàng, nước tiểu đỏ, nôn mửa, đau bụng, táo bón rỉ hoặc đi tiêu
chảy chay, mach trầm. ’
- Tinh chât bệnh là Hàn, biểu hiện chứng lạnh.
- Triệu chứng: Sợ lạnh ,thích ấm, miệng không nhạt, không khát,
HÀN CHÚNG sắc mặt xanh trắng bệch, chân tay lạnh, nước tiểu trong nhiều, đại
tiện lỏng, chất lưỡi nhạt, rêu trắngng trơn ướt, mạch trầm trì.

- Tính chất bệnh là Nhiệt - biểu hiện chứng nóng ấm.


- Triệu chứng: Sốt, thích mát, mặt đỏ, chân tay nóng ấm, tiêu tiện
NHIỆT CHỨNG ít đỏ, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch khô sác

26
- Là do chính khí suy, sự phản ứng với tác nhân gây bênh y
- Triệu chứng: Biểu hiện tinh thần yếu, sắc mặt trắng nhợt người
HƯ CHỨNG
mệt mỏi ,không có sức ,hay hồi hộp thở ngắn tự ra mô hôi , đi tiểu
nhiều, chất lưỡi nhợt, mách trầm nhược hoặc tê nhược
- Là do cảm phải ngoại tà hay do khí trệ ,huyế ứ, đàm tích, ứ
nước, giun sán gây bệnh .
THỰC CHỨNG - Triệu chứng nói to , thở thô mạnh phiền táo, ngực tức. Bụng đầy
chướng, đau cự án, mót rặn, đái buốt, đai rát, bí tiểu tiên, rêu lươi
dày cộm bệu, mạch thực hữu lực
- Âm chứng gồm Hư, Hàn
ÂM CHỨNG - Biểu hiện người lạnh ,tay chân lạnh ,tinh thần mệt mỏi,thở nhỏ
thích nóng ấm ,không khác ,tiểu tiện trong ,dài ,đại tiện lỏng, nằm
co, sắc mặt trắng, chất lưỡi nhợt, mạch trầm nhược vô lực
- Dương chứng bao gồm chứng Thực và Nhiệt chứng.
- Tinh thần hiếu động, thở to thố, chân tay ấm, háo ,khát, thích
DƯƠNG CHỨNG mát, tiểu tiện đỏ ít, đại tiên tao, nằm đuối, mặt đỏ, lưởi đỏ, mạch
phù sác hoạt có lực.

3.Những điểm cần chú ý khi chẩn đoán bát cương


3.1.Chứng bán Biểu bán Lý
- Biểu hiện: Lúc sốt nóng, lúc sốt rét, ngực sườn đầy tức, miệng đắng, mắt hoa, mạch
huyền.
3.2.Phân biệt “Giả Hàn”
- Nhiểu trường hợp bệnh Nhiệt (chân Nhiệt) nhưng biểu hiện ra ngoài là hàn (giả hàn) như
trong bệnh truyền nhiễm. Độc tố của vi khuẩn gây truỵ mạch da xanh tái, chân tay lạnh
mạch nhỏ yếu.
- Những trường hợp “Giả Hàn” có chứng nhiệt xảy ra trước hoặc đồng thời.
- Chứng nhiệt (chân nhiệt): Sốt cao, thở thổ, nóng họng miệng khô, rêu lưỡi vàng khô, rất
khát, mê sảng bụng đầy, chướng, ấn đau, tiểu tiện ít và đỏ, táo bón.
- Đồng thời có những chứng hàn (giả hàn) chân tay lạnh nhưng không muốn mặc áo, đắp
chăn, mạch trầm trì có lực.
3.3. Phân biệt “Giả Nhiệt”
- Hàn ở trong quá mạnh bức Dương khí ra ngoài hoặc do sự chuyển hoá Âm Dương “Âm
cực tất Dương, Hàn cực sinh Nhiệt”.
- Chứng Hàn (chân Hàn) đau bụng ỉa chảy, nôn mửa. Chân tay lạnh, tự ra mô hôi, nói nhỏ
ăn ít,bụng đầy tiểu tiện trong dài, rêu lưỡi nhạt bóng trơn, mạch nhỏ yếu mạch vi.
- Giả Nhiệt: Có sốt khát nước, vật vã, miệng khô có thể sốt cao, co giật.
3.4. Chứng Hư Thực lẫn lộn
- Thực tế lâm sàng bệnh cảnh phức tạp, chứng hư, chứng thực thường xen kẻ.
+ Thí dụ 1: Bệnh nhân sốt cao, mặt đỏ, lưỡi đó, mạch nhanh thở mạnh (Thực chứng) do sốt
cao ra mồ hôi nhiều, mất tân dịch, sút cân nhanh, khát nước mệt mỏi (Hư chứng).

27
+ Thứ dụ 2: Bệnh nhân vốn có bệnh mạn tính, cơ thể suy nhược lại mới mắc bệnh cấp tính
như cảm mạo, nhiễm khuẩn... Trên bệnh nhân này vừa có cả chứng thực lẫn chứng hư. Thầy
thuốc vừa phải dùng phép tả vừa dùng phép bổ để điều trị, gọi là “Công bố kiêm trị”.
3.5. Chứng Âm hư - Dương hư
- Trong cơ thể có Âm và Dương: Khi Âm hoặc Dương bị bệnh thì biểu hiện Âm hư hoặc
Dương hư.
- Nếu Âm hư thì sinh nội nhiệt phải dùng thuốc dưỡng Âm hay tư Âm để tộ

CHỨNG BIỂU HIỆN TRÊN LÂM SÀNG


TRẠNG
- Dùng các thuốc làm cho ra mồ hôi, chữa cãm mạo phong hàn, phong
nhiệt phong, thấp đau dây thần kinh ngoại biên, dị ứng nỗi ban
PHÁP HÀN - Chú ý : không dung pháp hàn khi bệnh đã vào lý
- Không dùng bệnh nhân đang tiêu chảy, mất nước
- Không dùng cho bệnh nhân ra mồ hôi(tự hãn)
- Dùng các vị thuốc gây nôn chất ứ ra ngoài ,chữa chứng ngộ độc thức
PHÁP THỔ ăn ,đồ uống
- Chú ý : Chỉ dung các chất còn ở vị
- Dùng các vị thuốc đưa các chất ư đọng trong cơ thể ra ngoài bằng đường
PHÁP HẠ đại tiện
- Chú ý: Không dung cho chứng bệnh ở Biểu
- Dùng các vị thuốc để hòa hoãn cơ thể chứa các chứng bệnh bán biểu, bán
PHÁP HÒA lý như: sốt rét
- Chú ý: Không dung cho chứng bệnh ở Biểu hay ở lý
- Dùng các vị thuốc làm ấm nóng cơ thể. Chữa chứng lạnh ớ phần Lý như;
Tỳ Vị hư hàn, ỉa chảy do lạnh đại trường, đại trường hư hàn. '
PHÁP ÔN - Chú ý: Không dùng pháp Ôn trong trường hợp truy mạch ngoại biên
(chân Hàn giả Nhiệt) do nhiễm độc.
- Không dùng cho người Âm hư, Huyết hư.
- Không dùng cho người có chứng nhiệt gây chảy máu.
- Dùng các vị thuốc làm cho mát lạnh cơ thể. Chữa các chứng Nhiệt ở phần
Lý như sốt cao, huyết nhiệt, dị ứng, nhiễm trùng, thấp nhiệt, say nắng. Chú
PHÁP ý: Dùng thận trọng với các trường hợp suy nhược, ỉa cháy kéo dài do Tỳ Vị
THANH hư hàn, ăn kém, thiếu máu.

- Dùng các vị thuốc làm tan đi, mất đi, làm mềm các tích tụ trong cơ thể
chữa các chứng bệnh thuộc Thực chứng như Khí Huyết ứ đọng, dùng hoạt
PHÁP TIÊU huyết hành khí. Nêu Khí uất, Khí nghịch thì dùng giáng Khí.
- Chú ý: Chỉ dùng cho bệnh Thực chứng.

28
- Dùng các vị thuốc bồi bổ nâng cao chính khí cho cơ thể. Chữa các chứng
PHÁP BÓ Âm, Dương, Khí, Huyết hư.
- Chú ý: Đến công năng của Tỳ, Vị. Liều dùng vừa phải, lâu dài, công bố
kiêm trị cho bệnh nhân yếu đang mắc bệnh.

Tự lượng giá
Trả lời ngắn các câu từ câu 1 đến câu 3 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào
chỗ trống
1. Tứ chẩn gồm: ...(A).., Văn, ..(B)...thiết
A...............................
B................................
2. Bát pháp là : Hãn, Thổ, „.(A)..., Hoà, Ồn, Thanh, ...(B)..., Bổ.
A...............................
B................................
3. Bát cương là: Biểu, Lý...(A)..., Nhiệt. Hư....(B)...„ Âm, Dương.
A................................................................... '
B................................

- Phân biệt đúng sai các câu từ câu 4 đến câu 12 bằng cách đánh dấu V vào cột A cho
câu đúng, cột B cho câu sai;

Nội dung
TT A Đ
4 Biểu chứng: là bệnh xuất hiện ở gân cơ, xương khớp, kinh lạc.
5 Lý chứng: lá bênh thuộc Tạng Phủ.

6 Hàn chứng: Sợ lạnh, thích ầm, miệng không nhạt không khát, sắc mặt
xanh trắng bệch, chân tay lạnh, nước tiểu trong nhiều, đại tiện lỏng,
chất lưỡi nhạt, rêu trắng trơn ướt, mạch trầm trì.

7 Hư chứng: Là do chính khí suy, sự phản ứng vơi tác nhân gây bệnh yếu.

8 Thực chứng: Biểu hiện chính khí suy nhược, sự phản ứng với tác nhân
gây bệnh yếu.

9 Pháp Hãn: Dùng các thuốc làm cho ra mổ hôi.


10 Pháp Hạ: Dùng các vị thuốc gây nôn ra ngoài.
11 Pháp Ôn: Chữa chứng lạnh ở phẩn Lý như :Tỳ Vị hư hàn,tiêu chảy

12 Pháp Tiêu: không dùng cho bệnh Thực chứng

29
- Chọn 1 câu trá lời đúng nhất cho các câu từ câu 13 đến câu 17 bằng cách khoanh
tròn vào chữ cái các đẩu câu trả lời được chọn.
13.Chứng bán Biểu - bán Lý là:Lúc sốt nóng, lúc sốt rét.
A. Ngực sườn đẩy tức.
B. Mạch huyền,
C. Mạch trầm nhược.
D. Tất cả các câu trên.
14. Chứng Nhiệt là:
A. Sốt cao, rêu lưỡi vàng, mạch sác,
B. Thích ấm, chân tay lạnh.
C. Tiểu tiện nhiều lần,
D. Đau bụng, rối loạn tiêu hoá.
E. Tất cả các ý trên.
15. Chứng Hàn
A. Sợ lạnh.
B. Chát lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng trơn ướt.
C. Mạch trấm tri.
D. Đại tiện táo bón, tiểu tiện trong đài.
E. Tất cả các câu trên.
16. Pháp Hãn là:
A. Chữa các chứng bệnh đã vào phần Lý.
B. Không dùng cho bệnh nhân đang bị ỉa chảy, mất nước.
C. Dùng cho bệnh nhân tự hãn.
D. Dùng cho bệnh nhân già yếu, phụ nữ có thai.
E. Tất cả các ý trên.
17. Pháp Hoà:
A.Dùng các vị thuốc để hoà hoãn cơ thể.
B.Chữa các chứng bệnh bán Biểu bản Lý.
C. Dùng cho nhữhg người Âm hư, Huyết hư.
D.Dùng cho trẻ em sốt cao.
E.Tất cả các câu trên

30
BÀI 5: ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ KINH LẠC

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1.Về kiến thức
- Trình bày được định nghĩa kinh lạc
- Kể tên và hướng đi khái quát cúa 12 đường kinh, mạch nhâm và mạch đốc.
2. Về kỹ năng
- Xác định được cấu trúc của hệ kinh lạc
3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Hòa nhã, ân cần, cẩn thận, tỉ mỉ trong giao tiếp và truyền thông giáo dực sức khỏe cho
người bệnh và cộng đồng
NỘI DUNG
1.Hệ kinh lạc
1.1.Định nghía
- Kinh lạc là một bộ phận lý luận của Y học cổ truyền, chỉ đạo các khâu chẩn đoán bệnh,
điều trị bệnh, đặc biệt là điều trị bằng châm cứu.
1.2.Câu trúc và tác dụng của hệ kinh lạc
- Kinh là những đường thẳng chạy dọc cơ thể.
- Lạc là những đường thẳng chạy ngang cơ thể.
- Kinh lạc nối tiếp nhau tạo thành một màng lưới chạy khắp cơ thể, nối các Tạng Phủ, các
bộ phận trong cơ thể với nhau tạo thành một khối thống nhất.
- Mười hai đường kinh chính mang tên các Tạng, Phủ.
- Kinh lạc phân bố ra toàn thân là đường vận hành của Âm Dương.
1.3. Hướng đi khái quát của mười hai đường kinh chính và hai mạch Nhâm và Đốc
- Ba kinh Âm ở tay: Phế, Tâm, Tâm bào có hướng đi từ trong ngực ra đầu ngón tay.
- Ba kinh Dương ở tay: Đại trường, Tiểu trường, Tam tiêu có hướng đi từ đẩu các ngón tay
đi vào ngực, mặt.
- Ba kinh Âm ở chân: Tỳ, Thận, Can có hướng đi từ bàn chân lên tận cùng ổ bụng, ngực.
- Ba kinh Dương ở chân: Vị, Bàng quang, Đởm cố hướng đi từ mặt xuống và tận cùng ở
đầu các ngón chân.
- Mạch Nhâm: Chạy dọc phía trước của cơ thể, có hướng đi từ dưới lên trên (từ giữa tầng
sinh môn đến giữa đường nhân trung).
- Mạch Đốc: Chạy dọc phía sau cơ thể (từ giữa đường nhân trung qua đỉnh đầu đến đầu
xương cụt).

31
2. Sơ đổ mười hai đường kinh

Hình 3

32
BÀI 6: HUYỆT, CÁCH XÁC ĐỊNH MỘT SỐ HUYỆT THÔNG THƯỜNG

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Về kiến thức
- Trình bày được định nghĩa huyệt vị
- Trình bày được vị trí , tác dụng 50 huyệt 5 vùng cơ thể
2. Về kỹ năng
- Xác định được những huyệt thường dùng theo từng vùng cơ thể
3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Có thái độ ân cần, hòa nhã, nhẹ nhàng, tạo niềm tin để người bệnh hợp tác tập luyện
NỘI DUNG
1.Định nghĩa
- Huyệt là một điểm nằm mặt da. Huyệt có thể nằm trên các đường kinh hay nằm ngoài
đường kinh và trên đường lạc.
1.1.Tác dụng của huyệt
- Đảm bảo sự tuần hoàn của Khí Huyết.
- Liên hệ chật chẻ con người với thiên nhiên.
-
Có khoảng 371 huyệt nằm trên đường kinh và khoảng 200 huyệt nằm ngoài đường kinh.
Chúng ta chỉ học 50 huyệt hay sử dụng để chữa các bệnh thông thường.
- Á thị huyệt không có vị trí cố định chỉ xuất hiện khi bị bệnh (là điểm đau nhất tại vùng
bị bệnh).
2. Cách xác định huyệt
2.1.Thốn đồng thân
- Người bệnh chạm đầu ngón tay cái và ngón giữa làm thành vòng tròn khoảng cách giữa
tận cùng các lần chỉ của đốt hai đến đốt ba ngón tay giữa là một thốn
- Thốn là đơn vị đo để xác định huyệt, thốn có chiều dài tuỳ thuộc người cao hoặc thấp.
+ Chiều ngang lằn chi ngón cái là một thốn
+ Chiều ngang bốn ngón đo ở lằn chi đốt hai ngón trỏ là ba thốn.
+ Hai chiều ngang lằn chỉ đốt một ngón trỏ và ngón giữa là 1,5 thôn.
3.2.Dựa vào những mốc giải phẩu của cơ thể
- Ví dụ: Huyệt côn lôn ở điểm giữa đường nối đỉnh mắt cá ngoài và bờ trong gân gót, đối
diện huyệt thái khê ở trong.
- Thính cung ở chỗ lõm trước và chân bình tai.
3.3.Sờ nắn để tìm huyệt
- Thầy thuốc dùng ngón tay ấn tìm điểm đau (á thị huyệt)
4.Tổng huyệt của 6 vùng cơ thể
- Hợp cốc là tổng huyệt vùng đầu, mặt, cổ.
- Liệt khuyết là tổng huyệt vùng gáy, hầu họng và chi trên.
- Nội quan là tổng huyệt vùng thượng tiêu.
- Túc tam lý là tổng huyệt vùng trung tiêụ và chi dưới.
- Tam âm giao là tổng huyệt vùng hạ tiêu.

33
- Uỷ trung là tổng huyệt lưng và thắt lưng
5.Vị trí và tác dụng điểu trị của 50 huyệt thường dùng theo từng vùng cơ thể
5.1.Vì trí và tác dụng huyệt vùng đầu mặt cổ

TÊN
TT HUYỆT VỊ TRÍ HUYỆT TẤC DỤNG ĐIỂU TRI
- Là giao điểm hai đường nói hai - Đau đầu, mất ngủ, trĩ, lòi rom,
1 Bách hội
đỉnh hai và đường giữa sống mũi. các chứng sa.

- Điểm giữa đầu trong hai cung - Ngạt mũi, chảy máu cam, đau
2 Ấn đường
lông mày. đầu vùng trán, trẻ em co giật

- Chổ lõm cách góc trong mí mắt - Liệt dây thần kinh VII, chắp
3 Tình minh đo lên trên 2 mm. lẹo, viêm tuyến lệ, viêm màng
tiếp hợp.

- Đau đầu, đau răng, các bệnh


- Sau đuôi mắt một tấc, sát bờ trên
4 Thái dương về mắt (viêm màng tiếp hợp,
mỏm tiếp xương thái dương.
glôcôm, giảm thị lực)

- Viêm mũi dị ứng, ngạt mũi,


Nghinh - Trên đường cánh mũi, nơi gặp
5 chảy nước mũi, chảy máu cam
hương rãnh mũi miệng.
liệt dây thần kinh VII

- Cấp cứu ngạt, truy tim


6 Nhân trung - 1/3 phía trên rãnh nhân trung. mạch, co giật trẻ em, liệt dây
thần kinh VII.

- Phía trước góc xương hàm dưới - Liệt dây VII cứng hàm, đau
7 Giáp xa một khoảng cắn chặt răng, huyệt răng hàm dưới.
nằm ở đỉnh cao nhất của cơ nhai.

- Chỗ lỗm giữa xương hàm dưới


- Liệt dây VII, đau mặt đau
và xương chũm, áp sát dái tai vào
8 Ế phong răng, bệnh về tai (viêm tuyến
rãnh cổ hàm, đỉnh dái tai ở đâu là
mang tai, điếc, ù tai).
huyệt ở đó.

- Từ khe xương chẩm và cổ I(Cl) - Đau vai gáy, tăng huyết áp,
- Phong đo ngang ra hai thốn, huyệt nằm ở cảm mạo, nhức đầu, hoa mắt,
9
trì chỗ cơ lõm, cơ thang, cơ ức đòn chóng mặt, đau mắt đỏ, sốt
chũm và xương chẩm. cao.

34
- Thính - Chỗ lõm trước và ở giữa chân - Liệt dây VII, ù tai, viêm
10
cung bình tai, há miệng lấy huyệt . tuyến mang tai, điếc.

5.2. Vị trí tác dụng huyệt vùng bụng, ngực

ST TÊN
VỊ TRÍ HUYỆT TÁC DUNG ĐIỀU TRỊ
T HUYỆT
- Đau họng, mất tiếng, khản
1 Thiên đột - Chỗ lõm sát bờ trên xương ức.
tiếng, ợ nấc, hen xuyễn.
Đản trung - Điểm giữa đường nối hai núm vú,
- Đau ngực, khó thờ, hen xuyễn,
2 (chiên đường ngang liên sườn thứ bốn giữa
nấc, ít sữa.
trung) xương ức.
- Điểm giữa đường nối tù mũi ức - Đau dạ dày, ợ chua, nôn mửa,
3 Trung quản đến rốn (cách mũi ức và rốn bốn ỉa lỏng, đầy hơi, ăn chậm tiêu,
thốn bụng chướng
- Đau quanh rốn, các bệnh về
- Thẳng dưới rốn 1,5 thốn trên
sinh dục và kính nguyệt: Đái
4 Khí hải đường giữa bụng.
dầm, suy nhược cơ thể, hạ huyết
áp.
- Chữa các bệnh về sinh dục và
Quan - Thẳng dưới rốn ba thốn trên
5 tiết niệu, bổ toàn thân, cấp cứu
nguyên đường giữa bụng
trụy tim mạch.
- Tắc tia sữa, ít sữa, đau ngực,
- Nằm khe liên sườn V, bờ trên
6 Nhũ căn đau dây thần kinh liên sườn.
xương sườn VI trên đường núm vú

- Từ rốn đo ngang ra hai thốn. - Đau bụng quanh rốn, sôi bụng,
7 Thiên khu
ỉa chảy, chướng bụng
Chương - Đau mạng sườn, kém ăn, đầy
8 - Đầu chót sườn XI
môn chướng bụng.

35
5.4. Vị trí và tác dụng huyệt vùng vai, lưng

TỀN
TT HUYỆT VỊ TRÍ HUYỆT TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ

- Đau cổ gáy, đau đầu, cảm


- Nầm sát dưới mỏm gai đốt sống
1 Đại truỳ cúm, sốt cao, tiết dịch phế quản,
cổ VII (C1).
bổ cơ thế.

- Là giao điểm của đường nối từ


- Đau cổ gáy, đau vai, đau cánh
huyệt đại truỳ đến đỉnh cao nhất của
2 Kiên tỉnh tay không giơ lên được, đau lưng
khớp cùng vai đòn và đường thẳng từ
trên, tắc tia sữa, đau vú.
núm vú lên.

- Đau đầu, cúng gáy, cảm mạo,


- Dưới mỏm gai đốt sống lưng hai
3 Phong môn sốt, ho, nóng trong ngực. Cứu
(D2) đo ngang ra 1,5 thốn
phòng cảm mạo.

- Đau lưng, cúng gáy, vẹo cổ,


- Dưới mỏm gai đốt sống lưng (D3),
4 Phế du ho ra máu, hen suyễn, lẹo mắt
đo ngang ra 1,5 thốn.
(chích máu), mổ hôi trộm.

- Đau mắt, hoa mắt, chóng mặt,


- Dưới mỏm gaì đốt sống lưng IX
5 Can du đau tức sườn ngực, vàng da
(D9) đo ngang ra 1,5 thốn.

- Đau dạ dày, đầy chướng bụng,
- Dưới mỏm gai đốt sống lưng XI
6 kém ăn. ỉa lỏng, ăn chậm tiêu,
Tỳ du (D11), đo ngang ra 1,5 thốn.
vàng da.
- Đạu thật lưng, ù tai, hoa măt,
Thận du - Dưới mỏm gai đốt sổng thắt lưng
7 đầu váng, di mộng tinh, bệnh về
II (L2), đo ngang ra 1,5 thốn.
sinh dục và tiết niệu, phù thũng

- Đau thắt lưng, dây thần kinh


Đại trường - Dưới mỏm gai đốt sổng thắt lưng
8 toạ, bại liệt chi dưới, sôi chướng
du IV (L4), đo ngang ra 1,5 thốn.
bụng, ỉa lỏng, táo bón, kiết ly

36
- Điểm nối 1/3 ngoài và 2/3 trong
Hoàn của đường nối từ gai xương cụt IV - Đau khớp háng, đâu thần kinh
9
khiếu (S4) với mấu chuyển lớn xương toạ, bại liệt chi dưới.
đùi.
Trường
10 - Đầu xương cụt - Trĩ sa trực tràng, phạm phòng
cường
- Dưới mỏm gai đốt sống đo
- Đau dây thần kinh liên
11 Giáp tích ngang ra
sườn ,đầu thần kinh sống lưng
- Hai bên ½ thốn.( từ C1 đến L5)

5.5. Vị trí và tác dụng huyệt chi trên

TỂN
TT VỊ TRÍ HUYỆT TÁC DỤNG ĐIẾU TRỊ
HUYỆT
- Dang ngang cánh tay huyệt ở hõm
1 Kiên ngung trên đỉnh vai, phía trước mỏm cùng - Đau vai, bại liệt chi trên.
vai đòn.
- Đau cẳng, cánh tay, vai, liệt
- Gấp khuỷu tay 90 độ huyệt ở đẩu
2 Khúc trì chi trên, sốt cao, mụn nhọt, mẩn
ngoài nếp lằn khuỷu tay.
ngứa, dị ứng.

- Bại liệt chi trên, đau nhức cổ


- Dưới huyệt khúc trì hai thốn về
vai, đau bụng nôn mửa, nấc, say
3 Thú tam lý phía cẳng tay (nối khúc trì và huyệt
tàu xe.
thái uyên).

- Nầm cách mỏm chân quay 1,5 - Hạ sốt, đau cẳng tay, đau cổ
4 Liệt khuyết
thốn về phía cẳng tay. tay, đau vai gáy, hầu, họng.

- Khe khớp cổ tay, bờ trong gân co,


- Hen xuyễn, ho, ho ra máu,
5 Thái uyên duỗi ngón cái phía ngoài động mạch
viêm thanh quản.
quay (mỏm châm quay).

- Cuối lằn chi cổ tay, huyệt nằm ở


- Mất ngủ, hay quên. Đau vùng
6 chỗ lõm gần xương trụ và xương đậu,
Thốn môn tim, hồi hộp
bờ ngoài gân cơ trụ trước.

37
- Chữa các chứng bệnh vùng
mặt, đau mắt, giật mí mát, ngạt
- Khép chật ngón trỏ và ngón cái, mũi, chảy máu cam, đau răng
7 Hợp cốc huyệt ở chỗ cơ nổi cao nhất lệch vể hàm dưới, liệt mặt, đau họng,
ngón trỏ. viêm sưng Amìđan, sốt cao không
ra mồ hôi, hoặc ra quá nhiều, sốt
rét.

- Nắm bàn tay huyệt nằm ở khe ngón - Chữa đau vai gáy cấp, bại bàn
8 Lạc chẩm
tay 1-2 đo lên hai thốn. tay. (Day bám huyệt).

- Đau cổ tay, tai ù, điếc, đau đầu


- Nắm bàn tay huyệt nằm ở khe ngón
9 Trung chữ viêm họng, sốt cao, đau vai gáy
tay 4-5 đo lên 1,5 thốn.
cắp.

- Đau ngực, tâm phiền, hồi hộp,


- Từ giữa lằn chỉ cổ tay đo lên hai nấc nôn, đau dạ dày, mất ngủ, suy
10 Nội quan
thốn, giữa hai gân cơ gan tay. nhược thần kinh, ăn không tiêu,
đầy chướng bụng.

- Cấp cứu ngất, hôn mê, sốt cao,


11 Thập tuyên - Đỉnh chót của mười đầu ngón tay.
(chích nặn máu), viêm Amidan.

5.6. Vị trí và tác dụng huyệt chi dưới

TÊN
TT VỊ TRÍ TÊN HUYỆT TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ
HUYỆT

- Co đầu gối lấy điểm giữa bờ trên - Kinh nguyệt không đều, rong
1 Huyết hải xương bánh chè đo lên một thốn, đo kinh, bế kinh, đau khớp gối, dị
vào trong hai thốn. ứng, đau thần kinh đùi.

- Co đầu gối để lộ hai lõm huyệt ở


2 Độc tỵ - Đau sưng khớp gối, thấp khớp.
góc dưới ngoài xương bánh chè.

38
- Nâng cao thể trạng, kích thích
- Từ huyệt độc tỵ đo xuống dưới tiêu hoá, liệt hai chi dưới, đau dạ
3 Túc tam lý
hai thôn. dày, tắc tia sữa, viêm tuyến vú, ăn
uống kém, táo bón, ỉa chảy.

Dương láng - Chỗ lõm giữa đẩu khe xương - Đau khớp gối, tê mặt ngoài cẳng
4 tuyền mác - và xương chày. chân, co rút chân tay, chân tay khó
co duỗi, đau thần kinh liên sườn.

- Tê nhức cẳng chân, bại chi


- Đinh mắt cá ngoài đo lên tám
dưới, long đờm, đau ngực, hen
5 Phong long thốn hoặc điểm giữa đường nối từ
suyễn, đờm tích, nôn.
đỉnh mắt cá ngoài với độc tỵ

- Đỉnh mắt cá ngoài đo thẳng lên - Liệt 1/2 người, liệt chi dưới, đau
6 Huyền chung
ba thốn sát bờ trước xương mác. vai gáy cấp, nhức trong xương.

- Rong kinh, bế kinh, dị mộng


tinh, đái buốt, đái rát, đái dầm, đau
- Đỉnh mắt cá trong đo thẳng lên
7 Tam àm giao sưng cổ chân, đầy bụng, ỉa chảy,
ba thốn sát bờ sau xương chày.
tiêu hoá kém, chán ăn, suy nhược
cơ thể

- Đau cổ chân, sốt cao, co giật,


- Khe khớp ngón chân 1-2 đo lên
8 Thái xung cơn tăng huyết áp, rong kinh, đái
phía mu chân hai thốn
rát, đái đục.

- Ép sát hai ngón chân 2-3 vào - Đau bụng, đau răng hàm trên,
9 Nội đình nhau huyệt nằm ở đầu kẽ phía mu đau họng, ỉa lỏng, ăn kém, sốt
bàn chân không ra mồi hôi.

39
- Đau khớp cổ chân, đau lưng
- Điểm nối giữa đỉnh mắt cá ngoài không cúi ngửa được, đau thần
10 Côn lôn và bờ trong gân gót. kinh tọa, cứng cổ, gáy, rong kinh,
đau đầu, đau mắt, sót rau, chảy
máu cam, rau bong chậm

- Ngất, đau sưng họng, bí đái sau


- Giữa lòng bàn chân, điếm 1/3
đẻ, đau mặt trong đùi, nóng lạnh
11 Dũng tuyền phía ngón chân trên đường nối dọc
bàn chân, váng đầu, hoa mắt ,thoát
từ giữa gót chân đến ngón 2
vị đùi

- Đau khớp gối, đau thắt


12 Uý trung - Điểm giữa nếp lần khoeo chân
lưng, cảm nắng, ỉa chảy

Tự lượng giá
- Trả lời ngắn các câu từ câu 1 đến câu 4 bằng cách điển từ hoặc cụm từ thích hợp
vào chỗ trông
1. Kinh lạc là.....(A).... chỉ đạo các khâu chẩn đoán.........(B)....
A.................................
B................................. ?
2. Kinh là những đường thẳng...(A).... Lạc là những ..,(B)..
A................................
B.................................
3. Mười hai đưòng kinh chính gồm:. .(A).... và hai mạch..(B)....
A...............................
B................................
4. Huyệt là một điểm....(A)... trên đường kinh, đựờng lạc......(B)...
A............................... '
B................................
- Phân biệt đúng sai các câu từ 5 đến 18 bằng cách đánh dấu V vào cột A cho câu
đúng, cột B cho câu sai:

TT Nội dung A B
Bách hội: Là giao điểm hai đường nối hai đỉnh tai và đường giữa
5
sống mũi

6 Thái dương: Điểm giữa hai đầu trong cung lông mày.

40
Giáp xa: Chỗ lõm giữa xương hàm dưới và xương chũm, ấn dái
7
tai xuống rãnh tới đâu là huyệt ở đó.

8 Khí hái: Thắng dưới rốn 1,5 thốn trên đường giữa bụng.

9 Thiên đột: Điểm giữa đường nối hai núm vú .

10 Đại truỳ: Nẳm sát dưới mỏm gai đốt sổng cổ VII (C1).

11 Phế du: Đốt sống lưng D2 đo ngang ra 1,5 thốn.

Tỳ du: Dưới mỏm gai đốt sống lưng XI (D11), đo ngang ra 1,5
12
thốn
Thận du: Dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng II (L2), đo ngang ra
13
1,5 thốn.

14 Thủ tam lý: Dưới huyệt khúc trì hai thốn vể phía cẳng tay.

Thần môn: Cuối lằn chỉ cổ tay, huyệt nằm ở chỗ lõm gần xương
15
trụ và xương đậu, bờ ngoài gân cơ trụ trước.
Nội quan: Tư lằn chỉ cổ tay đo lên 2,5 thốn giữa hai gân cơ bàn
16
tay.

17 Túc Tam lý: Từ huyệt độc tỵ đo xuống dưới hai thốn.

Tam âm giao: Đỉnh mắt cá đo thẳng lên ba thốn sát bờ sau xương
18
chày

- Chọn 1 câu trả lời đúng nhất cho các câu từ 19 đến 22 bằng cách khoanh tròn vào
chữ cái các đẩu câu trả lời được chọn.
19. A. Ba kinh âm ở tay là: Phế, Tâm, Can.
B. Ba kinh dương ở tay là: Đại trường, Tiểu trường và Thận.
C. Ba kinh dương ở chân là: Vị, Bàng quang, Đởm.
D. Mạch Nhâm quản lý các kinh dương.
E. Mạch Đốc chạy ở phía trước của ngực,
20 .A.Tổng huyệt của vùng trung tiêu và chi dưới là: Tam âm giao.
B. Tổng huyệt của vùng gáy, hầu, họng và chi trên là: Nội quan
C. Tổng huyệt của vùng hạ tiêu là: Uỷ trung.
D.Tổng huyệt của vùng đầu mặt, cổ là: Hợp cốc.
E. Tất cả các ý trên.
21. A. Bách hội chữa đau đầu, cảm mạo, tăng huyết áp.
B. Giáp xa chữa đau vai gáy, cao huyết áp, cảm mạo.

41
C. Thiên đột chữa viêm tuyến vú, tắc tia sữa.
D. Nhũ căn có tác dụng an thần.
E. Phế du chữa tăng huyết áp.
22.A. Huyệt Thận du nằm ở đốt sống L2 sang ngang 3 thốn
B. Huyệt Kiên ngung nằm cuối nếp lằn khuỷu tay.
C. Huyệt Thập tuyên nằm ở đỉnh của 10 đầu ngón tay.
D. Huyệt Thái uyên nằm ỏ chính giữa lằn chỉ cổ tay
E. Huyệt Tỉnh minh năm chính giữa xương gò

42
BÀI 7: ĐẠI CƯƠNG CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG VÀ NGUYÊN TẮC ỨNG DỤNG CỦA
DƯỠNG SINH

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Về kiến thức
- Liệt kê được cơ sở xây dựng phương pháp dưỡng sinh của bác sử Nguyễn Văn Hưởng
- Liệt kê được các động tác dưỡng sinh ứng dụng hỗ trợ điều trị trong một số bệnh phục
hồi sau đột quỵ não. Liệt mặt ngoại biên nguyên phát, thoái hoá khớp, đau thần kinh tọa,
cảm lạnh
2. Về kỹ năng
- Ứng dụng phương pháp dưỡng sinh vào hỗ trợ điều trị cho người bệnh.
3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Hướng dẫn người bệnh và người nhà tỉ mỉ bài tập từ dễ đến khó trong phương pháp
dưỡng sinh
- Giáo dục sức khỏe người bệnh
NỘI DUNG
1.Đại cương
- Tại Trung Quốc, sách Nội kinh được xem là sách” sinh lý - giải phẫu” cho những người
muốn tìm hiểu về ngành Y học cổ truyền. Nội dung sách có nêu ra nguyên lý về dưỡng sinh
để giữ gìn sức khỏe sống lâu:” Thánh nhân chữa khi chưa có bệnh, không để bệnh phát ra
rồi mới chữa “. Đây là ý thức phòng bệnh rất sâu sắc về của người xưa, không để đau ốm
tổn thương nhiều đến cơ thể, tránh tình trạng bệnh quá nặng không thể hồi phục được
- Ấn độ có phương pháp tập luyện Yoga nổi tiếng thế giới để tăng cường sức khỏe và tuổi
thọ.
- Các danh y cổ truyền Việt Nam như Tuệ Tĩnh, Lãn Ông cũng đã viết sách hướng dẫn
dưỡng sinh để bảo vệ sức khỏe, phòng bệnh. Những năm sau này, xuất hiện nhiều nhà
dưỡng sinh được cả nước biết đến như bác sĩ Nguyễn khắc Viện, giáo sư Tôi Như Khuê,
giáo sư Ngô Ga Hy, Đỗ Đình Hồ và đặc biệt nhất phải kể đến bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng.
- BS Nguyễn Văn Hưởng – nguyên Bộ trưởng Bộ Y Tế vào những năm 1970 – ông bị tai
biến mạch máu não trong lúc đang công tác, nhờ kết hợp các phương pháp tập luyện của y
học cổ truyền với phương pháp điều trị y học hiện đại, ông đã phục hồi gần như hoàn toàn.
Sau đó, ông tiếp tục nghiên cứu ứng dụng những phương pháp mang tính chất khoa học ,
dân tộc và đại chúng này trên các đối tượng là người cao tuổi, người bệnh mạn tính trong
hơn 20 năm, bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng đã xây dựng khởi đầu phương pháp dưỡng sinh và
được Bộ Y Tế cho phép giảng dạy ở các trường đại học, trung học y tế.
2. Phương pháp dưỡng sinh :
2.1.Định nghía
- Phương pháp dưỡng sinh là một phương pháp tự luyện tập về tinh thần và thế chất, bao
gồm ba phần: dinh dưỡng khoa học, thái độ tinh thần và thực hiện các bài tập vận động cơ
khớp, hô hấp.
- Mục đích của phương pháp dưỡng sinh:
+ Bồi dưỡng sức khỏe.

43
+ Phòng bệnh.
+ Góp phần từng bước chữa bệnh mạn tính.
+ Tiến tới sống lâu và sống có ích
2.2.Cơ sờ xây dựng phương pháp dưỡng sinh BS. Nguyễn Văn Hưởng
- Phương pháp dưỡng sinh được xây dựng dựa trên những kiến thức cơ sở của Y học cổ
truyền và Y học hiện đại
- Phương pháp dưỡng sinh của Tuệ Tĩnh.
- Phương pháp dưỡng sinh của Hải Thượng Lãn Ông “ Vệ sinh yếu quyết ”.
- Phương pháp dưỡng sinh trong Nội Kinh Tố Vấn, chương 1 “Thượng cổ thiên chân
Luận”
- Các học thuyết: Âm Dương, Ngũ hành, Tạng tượng
- Giải phẫu và sinh lý các hệ: hô hấp, tuần hoàn, hệ thần kinh của Y học hiện đại
a. Đối tượng của phương pháp dưỡng sinh
- Người bệnh mạn tính (Tăng huyết áp, Phục hồi tai biến mạch máu não, hen, bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính (COPD), Đái tháo đường tuýp II, Thừa cân béo phì ). Suy nhược thần
kinh, Stress, thoái hóa khớp, viêm loét dạ dày tá tràng, rối loạn tiêu hóa, táo bón…
- Người lao động muốn nâng cao sức khỏe
- Người lão hóa sớm
- Người khỏe mạnh muốn phòng bệnh
2.4. Chống chỉ định của phươmg pháp dưỡng sinh
- Các bệnh cấp cứu, ngoại khoa (gãy xương sườn, chấn thương lồng ngực...).
- Các bệnh cấp tính (viêm khớp cấp, viêm phổi...)
3. Nội dung, tác dụng của phươmg pháp dưỡng sinh
- Các nội dung chính của phương pháp dưỡng sinh BS. Nguyễn Văn Hưởng
- Luyện thư giãn
- Luyện thở 4 thời có kê mông và giơ chân.
- Tập động tác Yoga dưỡng sinh, xoa bóp
- Thực dưỡng
- Thái độ tâm thần trong cuộc sống.
3.1. Luyện thư giãn
3.1.1. Định nghĩa:
- Thư giãn là một phương pháp nghỉ ngơi chủ động, trong đó toàn bộ hoạt động của hệ
thần kinh và cơ bắp giảm đến mức thấp nhất; nói cách khác là luyện qúa trình ức chế của hệ
thần kinh.
3.1.2.Tác dụng
- Luyện quá trình ức chế của hệ thần kinh: giúp vỏ não nghỉ ngơi, chống căng thẳng thần
kinh
- Áp dụng cho phần lớn các bệnh lý liên quan đến yếu tố tinh thần: quá hưng phấn kém ức
chế: stress, tăng huyết áp, suy nhược thần kinh, chứng mất ngủ, lo lắng.

44
3.2. Luyện thở 4 thời có kê mông và giơ chân của BS. Nguyễn Văn Hưởng
3.2.1. Định nghĩa:
- Thở 4 thời có kê mông và giơ chân là một phép luyện tổng hợp về Khí (hô hấp), Huyết
(tuần hoàn), và Thần (thần kinh), chủ yếu là luyện thần kinh, điều hòa hai quá trình hưng
phấn và ức chế, nhằm mục đích ngủ tốt, đồng thời làm cho khí huyết lưu thông.
3.2.2.Tác dụng
- Đối với hệ hô hấp ,thở sâu có tác dụng thứ nhất là được nhiều dưỡng khí và tận đáy phổi
và đỉnh phổi mà bình thường thở thường khí không đến được ,thứ hai là luyện các cơ hô hấp
như cơ liên sườn cơ hoành chống lại hiện tượng xơ cứng các khớp ở lồng ngực, do đó sẽ
duy trì dược sức thở không bị giảm đi nhanh chóng theo tuổi tác
- Đổi với hệ tuần hoàn, khi thở sâu áp suất ở trong lồng ngực trở nên âm hơn, do đó máu
về tim, phổi dề dàng hơn; đồng thời do cơ hoành hạ thấp xuống làm áp suất trong ổ bụng
tăng lên, thúc đẩy máu đi tới trong tĩnh mạch, tạo nên tác dụng xoa bóp nội tạng.làm quá
trình trao đổi khí O2 và CO2 được nhiều hơn.
- Đối với hệ thần kinh, tác dụng thứ nhất là khi khí huyết lưu thông thì tế bào thần kinh
được nuôi dưỡng tốt hơn. Thứ hai là khi hưng phấn tập trung vào việc luyện thở thì các
vùng khác của vỏ não được nghỉ ngơi. Thứ ba là hệ hô hấp có trung khu thần kinh thực vật
khác như tuần hoàn, tiêu hóa,nên khi luyện thở sâu đều hòa sè ảnh hưởng tốt đến các trung
tâm thần kinh đó
- Tóm lại luyện thở sâu có tác dụng tổng hợp:
+ Luyện hô hấp (Khí)
+ Luyện tuần hoàn (Huyết)
+ Luyện thần kinh (Thần)
3.3. Tập động tác Yoga dưỡng sinh, xoa bóp
3.3.1. Định nghĩa
- Tập động tác Yoga dưỡng sinh:
- Yoga theo tiếng Phạn, nghĩa là cái ách. Cái ách tượng trưng cho sự nô lệ, sự trói buộc con
người thường nằm trong sự yếu đuối, bệnh tật và đau khổ. Yoga là cách để giúp con người
thoát ra khỏi cái ách đó.
- Nghĩa thứ hai của yoga là sự hiệp nhất.
- Để đạt mục đích của mình, yoga có hai nhóm luyện tập chính. Nhóm thứ nhất thiên về
luyện thể xác mà tiêu biểu là Hatha-yoga, thường được gọi là yoga thể dục; priya- yoga, gọi
là yoga khổ hạnh, hành xác...Nhóm thứ hai thiên về luyện tinh thần; như Raja-yoga chuyên
về thiền đinh, tập trung tư tướng, luyện tinh thần, tăng nghị lực.
- Thường được gọi là yoga thiền định tầm quan trọng của nó rất lớn trong quá trình luyện
tập của một người tập yoga nên còn có là yoga vua, Karma - yoga với tôn chỉ là hành động
vô cầu, chủ động tham gia các hoạt động, công tác xã hội nhưng không mong cầu cho lợi
ích cá nhân gọi là yoga hành nghiệp (pháp môn này phù hợp với những người năng động,
hoạt tính cao có tôn ) Bhakti – yogaôn chỉ là phụng sự xã hội với tình thương yêu bác ái,
xem người khác như thân nhân, như bản than, đó là yoga tình thương.
- Các bài tập yoga dưỡng sinh trong phương pháp dưỡng sinh bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng
nhằm giúp người bệnh, người yếu sức, người già phục hồi sức khỏe, góp phần phòng chữa

45
bệnh mãn tính, do đó gồm các động tác dễ làm vừa sức, sắp xếp từ dễ đến khó hơn là có
hiệu quả, không nhằm mục đích biểu diễn, trở thành những vận động viên.
- Xoa bóp là một loại kích thích vật lý trực tiếp tác động vào da thịt và các cơ quan cảm
thụ của da và cơ gây nên những thay đổi về thần kinh thể tích nổi tiếng từ đó ảnh hưởng đến
toàn thân đặc biệt của xoa bóp trong dưỡng sinh là tự xoa bóp có tính chất rất đặc biệt giúp
xoa bóp cơ bản phủ bên trong cả ngũ quan( tai, mắt ,lưỡi, mũi, da ) và cả tay chân bên ngoài
nói chung xóa bớt vận động không sót một bộ phận nào cả sau lưng tới đáy chậu tất cả các
bộ phận của cơ thể vận chuyển khi quyết khắp người khiếm khuyết nơi
- Tác dụng của bài xoa bóp: Chống thoái hóa quá ngũ quan và da, do tăng tuần hoàn nuôi
dưỡng các giác quan
3.4.Thực dưỡng
Định nghĩa:
- Thực dưỡng là môn ăn uống theo phép dinh dưỡng, tức là chọn lựa thức ăn, cách ăn cho
phù hợp với sức khỏe, tuổi tác, bệnh tật, để đạt được mục đích của dưỡng sinh là sống khỏe,
phòng bệnh, chữa bệnh, tiến tới sống lâu và sống có ích.
Tác dụng:
- Giữ cân nặng tối ưu phòng và tham gia điều trị những bệnh liên quan đến sai lầm ăn
uống, chuyển hóa, như thừa cân béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu.
3.5.Thái độ tâm thần trong cuộc sống
Định nghĩa:
- Thái độ tinh thần trong cuộc sống là một vấn đề khó, không có một khuôn mẫu chung làm
mẫu mực cho mỗi ứng xử. Việc ứng xử tùy thuộc vào quá trình trình độ bản lĩnh của từng
người, tùy thuộc vào nhân sinh quan, vũ trụ quan, hoàn cảnh giáo dục, môi trường sống của
mỗi người.
Có hai loại trạng thái tinh thần
- Trạng thái tích cực như phấn khởi, lạc quan, vui mừng, tin tưởng,… có tác dụng động
viên cơ thể, làm cơ thể khỏe hơn.
- Trạng thái tiêu cực như buồn, rầu, lo lắng, giận, ghét, sợ hãi,… thì thường gây bệnh cho
cơ thể.
Tác dụng :
- Giữ được trạng thái tinh thần hoài hòa, lạc quan. Xây dựng trên các hệ thống kiến thức
căn bản như Âm- Dương mâu thuẫn,quy Luật Dịch, Thiên nhân hợp nhất, quy lực Phản
Phục
4.Ứng dụng dưỡng sinh vào hỗ trợ điều trị một số bệnh
4.1.Phục hồi sau đột quỵ
Hướng dẫn bệnh nhân tập thở 4 thời có kê mông 10 hơi thở x 2 lần /ngày.
- Tập các động tác yoga
+ Ưỡn cổ
+ Xem ra xem gần
+ Dang chân ra xa nghiêng
+ Để tay sau gáy
+ Tam giác

46
+ Xuống tấn lắc thân
+ Vặn cột sống
+ Có tay rút ra phía
+ Cầm tả
+ Mỗi động tác làm 3-5 lần, mỗi ngày tập sáng- chiều. Các động tác này đều theo nguyên
tắc chung dùng bên lành hỗ trợ tập bên liệt
4.2. Lên mặt ngoại biên nguyên phát
- Tập các động tác yoga:
+ Xoa đầu mặt
+ Xoa mắt
+ Xoa miệng
- Kết hợp với thở sâu 5 phút đến 7 phút, ngày 2 lần.
4.3 Thóai hoá khớp
- Thoái hóa khớp gối cột sống( tư thế nằm)
+ Vùng cổ: Ưỡn cổ, Tam giác, Vặn cuộc sống, Chiếc tàu.
+ Vùng thắt lưng: Thêm rắn hổ mang , Chào mặt trời.
+ Mỗi động tác 3-5 lần , mỗi ngày tập sáng và chiều .
- Thối hóa khớp tứ chi ( tư thế ngồi)
+ Xem xa xem gần, Co tay rút ngắn ra sau, Bắt chéo tay sau lưng
+ Mỗi động tác làm 3 -5 lần, mỗi ngày tập sáng và chiều.
4.4. Đau thần kinh tọa
- Các động tác yoga hỗ trợ điều trị
+ Tam giác
+ Vặn cột sống
+ Rắn hổ mang
+ Mỗi động tác làm 3-5 lần, mỗi ngày tập sáng và chiều .
4.5. Cảm lạnh
- Thư giãn giúp hỗ trợ điều trị cảm lạnh
- Mỗi ngày luyện thư giãn 2 lần, mỗi lần 5 phút - 10 phút
Những điều cần nhớ :
- Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng nguyên bộ trưởng Bộ Y Tế đã kế thừa những tinh hoa phương
pháp tập luyện nâng cao sức khỏe của y học cổ truyền kết hợp với những kiến thức y học
hiện đại, xây dựng thành công một phương pháp dưỡng sinh mang tính khoa học, dân tộc và
đại chúng.
- Cơ sở của phương pháp dưỡng sinh dựa trên lý luận Y học cổ truyền: Phép dưỡng sinh
của Tuệ Tỉnh, Hải Thượng Lãn Ông “ vệ sinh yếu quyết ”, Nội Kinh Tố Vấn học thuyết Âm
Dương, Ngũ hành, Tạng tượng và giải phẫu sinh lý hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh.
- Nội dung chính của phương pháp dưỡng sinh giúp cơ thể bồi dưỡng sức khỏe, phòng
bệnh, góp phần từng bước chữa bệnh mãn tính tiến tới sống lâu và sống có ích

47
CÂU HỎI ÔN TẬP
1.Sau khi nghiên cứu phương pháp dưỡng sinh, bạn hãy cho biết bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng
đã khắc phục di chứng tai biến mạch máu não của mình bằng phương pháp nào sau đây ?
A. Luyện tập dưỡng sinh thuần túy
B. Luyện tập dưỡng sinh kết hợp với thuốc Đông
C. Liên tiếp luyện tập dưỡng sinh kết hợp với thuốc Tây
D. Luyện tập dưỡng sinh kết hợp với thuốc đông y và tây
2. Sau khi nghiên cứu phương pháp dưỡng sinh , bạn hãy cho biết 4 mục đích của phương
pháp dưỡng sinh là gì ?
A. Bồi dưỡng sức khỏe phòng bệnh sống lâu có ích nhanh và mạnh hơn.
B. Phát triển toàn diện, sống lâu có ích, phòng bệnh, bồi dưỡng sức khỏe.
C. Bồi dưỡng sức khỏe, phòng bệnh, chữa bệnh mãn tính, sống lâu có ích
D. Chữa bệnh mãn tính, bồi dưỡng sức khỏe, nhanh và mạnh hơn, phòng bệnh.
3. Sau khi nghiên cứu phương pháp dưỡng sinh, bạn hãy cho biết đối tượng của phương
pháp dưỡng sinh là gì?
A. Người yêu sức, người cao tuổi, trung niên, bệnh nhân mê sảng.
B. Người bệnh mãn tính, người lao động trí óc, người bệnh tâm thần nặng.
C. Người bệnh tâm thần nặng, người yếu sức, người cao tuổi, trung niên.
D. Người cao tuổi, người yếu sức, người bệnh mãn tính, người lao động.
4. Phương pháp dưỡng sinh của bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng được xây dựng dựa vào cơ sở
nào sau đây?
A. Lý luận y học cổ truyền
B. Lý luận y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại
C. Kiến thức giải phẫu, sinh lý
D. Tiếp thu tinh hoa Trung Quốc
5. Vấn đề nào dưới đây không thuộc nội dung của phương pháp dưỡng sinh bác sĩ Nguyễn
Văn Hưởng ?
A. Tĩnh tâm thiền định.
B. Thở 4 thời có kê mông và giơ chân
C. Tập luyện yoga dưỡng sinh, xoa bóp
D. Thực dưỡng
6. Tác dụng nào sau đây không có trong việc tập luyện động tác yoga dưỡng sinh đối với cơ
thể ?
A. Tập cột sống
B. Tập luyện nhóm cơ sau thân
C. Tập tư thế tăng cường tuần hoàn não
D. Tập ức chế thần kinh
7. Tác dụng của phép thở ở 4 thời có kê mông và giơ chân là gì ?
A. Luyện hệ hô hấp, tuần hoàn và tiêu hóa
B. Luyện hệ tuần hoàn, thần kinh và sinh dục
C. Luyện hệ tiêu hóa, thần kinh và tiết liệu
D. Luyện tổng hợp: hô hấp, tuần hoàn, thần kinh.

48
8. Động tác nào sau đây phù hợp với bệnh nhân liệt mặt ngoại biên nguyên phát ?
A.Tam giác
B. Xoa đầu mặt
C. Rắn hổ mang
D. Sư tử
9. Bài tập phù hợp cho bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng là những bài tập nào sau đây?
A. Ưỡn cổ, tam giác, xem xa xem gần.
B. Rắn hổ mang, ưỡn cổ, xoa xoang và mắt
C. Rắn hổ mang, tam giác, vặn cột sống
D. Rắn hổ mang, sư tử, chào mặt trời.
10. Bài tập phù hợp cho bệnh nhân đau thần kinh tọa là những bài tập nào sau đây
A.Tam giác, sư tử, vặn cuộc sống,
B.Tam giác, ưỡn mông, chiếc tàu.
C.Tam giác, chiếc tàu, ưỡn mông
D.Tam giác, vặn cuộc sống, rắn hổ mang

49
BÀI 8: THUỐC THANH NHIỆT, TRỪ HÀN

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Về kiến thức
- Kể được hai vị thuốc đã được học trong bài có tác dụng thanh nhiệt, trừ hàn
- Trình bày được bộ phận dùng, công dụng, liều dùng, cách dùng các vị thuốc thanh nhiệt,
thuốc hàn đã được học
2. Về kỹ năng
- Hướng dẫn sử dụng đúng trong cộng đồng các vị thuốc có tác dụng chữa thanh nhiệt và
trừ hàn
3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Nghiêm túc, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình thực hành để ứng dụng tốt trong thực tế.
NỘI DUNG
1.THUỐC THANH NHIỆT
1.1. Lá tre ( trúc diệp)
- Bộ phận dùng: Dùng lá tươi hoặc phơi khô
- Tính năng : Vị đắng, hơi cay, tính lạnh
- Công dụng: Chữa sốt cao vật vã, nôn, chữa ho có sốt đờm đặc khó khạt
- Chữa say nắng , nhiệt huyết
- Liểu dùng: 12g - 20g khô / ngày ,30g - 50g tươi /ngày
1.2. Kim ngân hoa
- Bộ phận dùng: Dùng hoa kim ngân lúc chớm nở phơi khô.
- Vị ngọt đắng tính lạnh.
- Công dụng: Chữa mụn nhọt, lở ngứa, viêm cơ, dị ứng, mề đay, chữa lị mạn tính, giải độc
tiêu viêm, phát ban, sởi, chóng mặt
- Liểu dùng: 12g – l6g/ ngày
1.3. Huyền sâm
- Bộ phận dùng: Dùng rễ, củ thái lát mỏng phơi khô.
- Tính năng: Vị đắng, hơi mặn, tính mát.
- Công dụng: Tiêu viêm, chữa viêm họng, viêm amiđan, mẩn ngứa phát ban. Chữa chứng
sốt cao háo khát.
- Liều dùng: 8g - 12g /ngày
2.THUỐC TRỪ HÀN
2.1. Can khương ( gừng khô)
- Bộ phận dùng: Dùng củ gưng phơi khô.
- Tính năng: Vị cay, tính ấm, nóng
- Công dụng: Chữa cơn đau bụng do lạnh, chữa đầy chướng nôn đau bụng, do lạnh.
- Liều dùng: 2g - 4g/ngày
2.2. Giềng
- Bộ phận dùng: Dùng củ thái mỏng hoặc phơi khô.
- Tính năng: Vị cay, tính ấm.
- Công dụng: Chữa cơn đau bụng do lạnh, ỉa chảy mạn tính do lạnh, đau bụng, châm tiêu,

50
nôn mửa do lạnh.
- Liều dùng: 6g – l0g/ ngày.

Tự lượng giá
- Trả lời ngắn các câu từ 1 dến 6 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ
trống:
1. Kim ngân hoa có tính năng................(A)..............liều dùng........(B)....ngày.
A..........................
B……………………………….

2. Huyền sâm: bộ phận dùng ..(A)..............liểu dùng ..(B).......ngày


A...........................
B........................
- Chọn 1 câu trả lời đúng nhất cho các câu từ 13 đến 18 bằng cách khoanh tròn vào
chữ cái dầu câu trả lời được chọn
3. Can khương có
A - Chữa đau bụng do lạnh
B - Chữa ho do lanh.
C - Chữa đầy chướng, nôn mửa.
D- Chữa cảm mạo.
E - Tất cả các ý trên.
4. Giểng có tác dụng:
A - Chữa đau đầu, cao huyết áp.
B - Chữa đau bụng, ăn chậm tiêu.
C - Chữa đau bụng, đi ngoài lỏng.
D - Chữa hen phế quản.
E - Chữa đau nhức xương.
6. Lá tre có tác dụng:
A - Chữa cảm phong hàn.
B - Chữa sỏi thận, viêm thận.
C - Chữa say nắng, huyết nhiệt.
D - Chữa đau bụng đi ngoài.
E - Tất cả các ý trên

51
BÀI 9: THUỐC HÀNH KHÍ HOẠT HUYẾT, CHỮA HO, CẦM MÁU, AN
THẦN, LỢI TIỂU, NHUẬN TRÀNG, CHỈ TẢ

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1.Về kiến thức
- Kể được tên các vị thuốc đã học trong bài thuộc các nhóm thuốc; Hành khí hoạt huyết;
chữa ho; cầm máu; an thần; lợi niệu; nhuận tràng; chỉ tả.
- Trình bày được bộ phận dùng, công dụng, liều dùng, cách dùng các vị thuốc đã được
học.
2.Về kỹ năng
- Nhận biết các vị thuốc có tác dụng hành khí hoạt huyết, chữa ho, cầm máu, an thần, lợi
niệu, nhuận tràng, chỉ tả.
3.Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Quan tâm ,chăm sóc sử dụng đúng các vị thuốc, theo Y học cổ truyền
NỘI DUNG
1.HÀNH KHÍ HOẠT HUYẾT
1.1. Trần bì (vỏ quýt)
- Bộ phận dùng: Dùng vỏ quýt chín phơi khô để lâu năm.
- Tính năng: Vị cay, mùi thơm, tính ấm.
- Công dụng: Kiên tỳ, hành khí, tiêu đờm, chữa chứng nôn mửa, đầy bụng, đau bụng do
lạnh; chữa chứng nhiều đờm.
- Liều dùng: 6g - 8g /24h.
1.2. Hương phụ ( củ gấu )
- Bộ phận dùng: Dùng rễ ,củ phơi khô tự chế
- Tính năng: Vị cay, ngọt, mùi thơm, tính ấm.
- Công dụng: Chữa thống kinh, kinh nguyệt không đều viêm phần phụ, chữa chứng đầy
chướng, ợ hơi, ợ chua, nôn mửa .
- Liều dùng: 6g - 12g /24h
2.THUỐC CHỮA HO
2.1. Húng chanh
- Bộ phận dùng: Dùng lá tươi giã nát vắt lấy nước
- Tính năng: Vị chua , đắng , tính ấm
- Công dụng: Chữa ho do cảm mạo,chữa ho, chữa viêm phế quản
- Liều dùng: Từ 10 – 16 /ngày.
2.2.Tang bạch bì
- Bộ phận dùng: Dùng võ rễ cây dâu cạo sạch vỏ đỏ ngoài phơi khô
- Tính năng: Vị chua ,đắng , tính mát lạnh.
- Công dụng: Chữa ho viêm họng, chữa viêm phế quản,viêm amidan, ho ra máu, ho
gà ,hen phế quản. Chữa phù thủng, tiểu tiện khó ( dùng sống )
- Liều dùng: Từ 8 – 12 /ngày.

52
3.THUỐC CẦM MÁU
3.1. Cỏ nhọ nồi
- Bộ phận dùng: Dùng cả cây tươi hoặc phơi khô
- Tính năng: Vị mặn, hơi ngọt, tính mát.
- Công dụng: Mát huyết ,cầm máu .Chữa trĩ huyết dưới ra máu, xuất huyết dưới da, giảm
đau tiêu viêm.Chữa rong kinh, rong huyết, hạ nhiệt
- Liều dùng: Từ 10g – 20g /ngày, 20g – 40g tươi /ngày
3.2.Trắc bạch diệp
- Bộ phận dùng: Dùng cành, lá, hạt gọi là bá tử nhân phơi khô, sao đen.
- Tính năng: Vị đắng, tính mát.
- Công dụng:
+ Của trắc bách diệp: Mát huyết. Sao đen có tác dụng cầm máu trong các trường hợp: Chảy
máu cam, nôn ra máu, tiểu tiện ra máu, trĩ chảy máu, rong kinh, rong huyết, chữa ho ra máu.
+ Của bá tử nhân có tác dụng, an thần.
- Liều dùng: Từ 12 - 16/ngày, hạt dùng từ 6g - 8g /ngày có tác dụng an thần.

4.THUỐC AN THẦN
4.1.Lá vông
- Bộ phận dùng: Dùng lá tươi hoặc phơi khô
- Tính năng: Vị ngọt, nhạt, tính bình.
- Công dụng: An thần, dưỡng tâm, chữa chứng hồi hộp mất ngủ, chứng cảm mạo, gây mất
ngủ, chữa chứng phong thấp gây lở ngứa.
- Liều dùng: từ 8 – 16g /ngày.
4.2. Lạc tiên
- Bộ phận dùng: Dùng cả cây bỏ rẽ cắt ngắn, phơi khô.
- Tính năng: Vị ngọt, tính mát.
- Công dụng: Chữa chứng mất ngủ, hồi hộp buồn phiền. Chữa sốt cao, mất nước. Dưỡng
tâm, mát huyết, an thần.
- Liều dùng: Từ 20 – 40g /ngày

5.THUỐC LỢI TIỂU VÀ NHUẬN TRÀNG


5.1. Mã để
- Bộ phận dùng: Dùng cả cây phơi khô.
- Tính năng: Vị ngọt, tính mát.Công dụng: Chữa phù thũng, viêm đường tiết niệu, sỏi
đường tiết niệu, chữa ỉa chảy, kiết lỵ do thuỷ thấp.
- Liều dùng: từ 12g – 20g /ngàỵ.
5.2.Tỳ giải
- Bộ phận dùng: Dùng thần rễ thái mỏng, phơi khô.
- Tính năng: Vị đắng, tính bình.
- Công dụng: Chữa đái buốt, đái rắt, đái ra máu, đái ra dưỡng chấp, chữa chứng phù thũng,
viêm bàng quang, viêm cầu thận.
- Liều dùng: từ 6g - 12g /ngày.

53
5.3. Vừng đen
- Bộ phận dùng: Dùng hạt phơi khô,
- Tính năng: Vị ngọt, tính bình.
- Công dụng: Bổ tâm thân, dưỡng huyết, nhuận tràng, chữa chứng táo bón do Âm hư, Tân
dịch kiệt; bổ huyết, chữa ít sữa.
- Liều dùng: từ l0g - 20g /ngày.
5.4.Muồng trâu
- Bộ phận dùng: Dùng cành lá và hạt gọi là thảo quyết minh phơi khô.
- Tính năng: Vị đắng, mùi hắc, tính mát.
- Công dụng: Nhuận tràng, sát trùng, chữa táo bón do huyết nhiệt, chữa hắc lào: dùng lá
tươi vò xát vào chỗ hắc lào.
- Liều dùng: Từ 10 - 12/ngày (lá); 8g - 12g/ngày (hạt).

6.THUỐC CHỈ TẢ
6.1. Búp ổi
- Bộ phận dùng: Dùng lá non của cây ổi.
- Tính năng: Vị đắng, mùi hắc, tính mát.
- Công dụng: Cầm ỉa chảy, giảm đau bụng do lạnh.
- Liều dùng: Từ l0g - 15g/ngày (khô) 20g - 30g/ngày (tươi).
6.2.Tô mộc
- Bộ phận dùng: Dùng thân, cành gỗ thái mỏng phơi khô.
- Tính năng: Vị ngọt , mặn, tính bình.
- Công dụng: Cầm ỉa chảy, tiêu viêm. Chữa chứng huyết ứ tụ máu.
- Liều dùng: Tờ 6g - 12g/ngày.

54
BÀI 10: XOA BÓP BẤM HUYỆT CHỮA MỘT SỐ BỆNH
THÔNG THƯỜNG

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Về kiến thức
- Trình bày được nguyên tắc chỉ định, chống chỉ định và tác dụng của xoa bóp bấm nguyệt
- Trình bày được 16 thủ thuật xoa bóp bấm nguyệt
2. Về kỹ năng
- Thực hành được xoa bóp bấm huyệt một số bệnh thông thường
3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Hướng dẫn thực hiện các kỹ thuật xoa bóp, bấm huyệt theo Y học cổ truyền
NỘI DUNG
1.Tác dụng xoa bóp bấm huyệt
- Thúc đẩy khí huyết lưu thông, tăng cường quá trình dinh dưỡng và trao đổi chất trong cơ
thể.
- Xoa bóp bấm huyệt không chỉ tác dụng tại chỗ như da, cơ, gân, khớp mà còn tác dụng đến
toàn thân, điều hoà những rối loạn và chức năng tạng phủ.
2. Nguyên tắc làm xoa bóp bấm huyệt
- Các thủ thuật thực hiện một cách nhẹ nhàng đồng thời động tác nhẹ đến mạnh thấm dần từ
nông đến sâu - da - cơ - gân - khớp – huyệt – vận động khớp.
- Thủ thuật thực hiện phải có sức thấm sâu dần từ da đến cơ, đến gan khớp huyệt.
- Giải thích và động viên người bênh cùng phối hợp với thầy thuốc khi làm xoa bóp bấm
huyệt.
3. Chỉ định và chống chỉ định chữa bệnh bằng xoa bóp bấm huyệt
3.1. Chỉ định
- Chữa các chứng đau thông thường như: Đau đầu do cảm mạo, đau do cơ co cứng, đau
các dây thần kinh ngoại biên. Chữa các chứng bệnh do rối loạn hoặc suy giảm chức năng
tạng phủ, rối loạn tiêu hoá, suy nhược thần kinh, bại liệt chi, đau khớp..
3.2.Chống chỉ định
- Các bệnh cấp cứu ngoại khoa, nội khoa, nhi khoa và một số chuyên khoa như:
+ Viêm ruột thừa, thủng dạ dày, ruột, xoắn ruột, chửa ngoài dạ con, u nang buồng trứng
xoắn, glocom cấp, trụy lim mạch, phù phổi cấp...
- Các bệnh nhiễm trùng năng như: Viêm não, viêm màng não, thương hàn, viêm phế quản,
phổi... bệnh ngoài da như mụn nhọt, ezema... Bệnh nhân trong trạng thái không bình thường
(no quá, đói quá, sợ hãi, tức giận) hoặc bệnh nhân quá suy yếu, thiếu máu nặng, suy tim.
4. Thủ thuật xoa bóp bấm huyệt
4.1. Các thủ thuật xoa bóp tác động lên da
- Xoa: Dùng lòng bàn tay và ngón tay đặt nhẹ lên mật da, xoa nhẹ nhàng quanh chỗ sưng
đau, thường xoa từng vùng nơi sưng đau.
- Chú ý: Xoa vùng bụng theo chiều kim đồng hồ.
+ Xát: Dùng gốc bàn tay tỳ vào da, đắy bàn tay đi theo một hướng nhất định.
+ Miết: Dùng vân ngón tay cái hoặc ngón trỏ tỳ mạnh vào da, ngón tay di chuyển theo

55
đường thảng làm da cẫng.
+ Miết phân: Dùng hai ngốn tay miết trái chiều nhau.
+ Miết hợp: Dùng hai ngón tay cùng miết từ hai điểm khác nhau cùng dổn về một điếm.
- Véo: Cổ hai cách véo: Véo đơn thuần và véo cuộn.
+ Véo đơn thuần: Dùng hai ngón tay kẹp, véo da và tổ chức dưới da lên thành một vết, véo
lên rồi buông ra, tiếp tục làm nhiều lần.
+ Véo cuộn: cả hai tay véo da và tổ chức dướỉ da lên thành một nếp, vừa véo vừa cuộn đáy
nếp da di chuyển.
- Vỗ (phát): Khum bàn tay, các ngốn sát chặt nhau, vỗ xuống mặt da tạo tiếng kêu bôm
bốp và đỏ ửng da.
4.2. Các thủ thuật tác động lên cơ
- Day: Dùng các đầu ngón tay hay gốc bàn tay hoậc mô ngón út tỳ mạnh vào khối cơ đồng
thời day tròn.
- Đấm: Bàn tay nám hở, dùng mô út đấm vào khối cơ, hoặc bàn tay hơi xoè khi đấm phát
ra những tiếng kêu như dỡ các ngón dần dập vào nhau.
- Lăn: Hai cách lăn.
+ Cách 1: Bàn tay khum, dùng gốc bàn tay hoặc mô út tỳ mạnh vào khối cơ, đồng thời lắc
nhẹ cổ tay bàn tay di động trên khói cơ.
+ Cách 2: Dùng các khớp giữa xương bàn tay và ngón tay tỳ vào khối cơ, bàn tay khum,vận
động cổ tay để các khớp trên lần lượt đè vào khối cơ.
+ Vờn: Hai bàn tay đặt đối diện qua khối cơ, vừa ắn vào khói cơ vừa di động ngược chiều
nhau, khối cơ vừa được nhào bóp. Thường bắt đầu từ gốc chi dẫn truyền ra ngoài.
4.3. Các thủ thuật tác động lên khớp
- Rung: Người bệnh ngồi thẳng trên ghế, tay buông thẳng, thầy thuốc đứng hai tay nấm lấy
cổ tay bệnh nhân, kéo căng, lác cồ tay làm sao cho lực được truyền đi như làn sóng từ cổ tay
đến vai. Thủ thuật làm mềm, di chuyển gân khớp khuỷu tay.
4.4. Các thủ thuật tác động lên huyệt
- An huyệt: Dùng đầu ngón cái ấn vào huyệt, thường kết hợp day tròn có thể thay ngón cái
- Bấm huyệt: Dùng đầu móng ngón tay cái bấm vào huyệt. Động tác bấm phải mạnh, bấm
liên tục kết hợp day
- Điểm huyệt: Có ba cách điểm huyệt:
+ Cách 1: Bàn tay nắm chặt, ngón cái thẳng, dùng đầu ngón tay cái ấn thật mạnh vào huyệt,
có thể kết hợp day tròn
+ Cách 2: Ngốn tay giữ thẳng ngón cái và ngón trỏ tỳ mạnh vào mặt trước và mặt ngón giữa
để tăng cường, dùng đầu ngón giữa ấn mạnh vào huyệt
+ Cách 3: Ở vùng có khối cơ dày và khoẻ (thắt lưng, mông), dùng điểm nhọn của khuỷu để
tác động vào huyệt,
5. Xoa bóp bấm huyệt chữa một số bệnh thông thường
5.1. Xoa bóp chữa đau đầu
Chỉ định:
- Đau đầu do cảm mạo.
+ Đau đầu mất ngủ do suy nhược thần kinh.

56
+ Đau đẩu do cao huyết áp.
Tiến hành:
+ Xoa vùng đầu mặt.
+ Miết vừng trán.
+ Véo hai cung lông mày, véo huyệt, ấn đường.
+ Vỗ xung quanh đầu.
+ Day huyệt bách hội, thối dương, ấn đường, nội quan.
+ Nếu huyết áp cao day thêm thái xung.
5.2. Xoa bóp chữa đau vai gáy
- Chỉ định:
+ Đau vai gáy do cảm lạnh (phong hàn).
+ Đau vai gáy do nằm đầu cao, nghiêng lâu một bên.
Chú ý: Loại trừ đau vai gáy do chấn thương cột sống.
- Tiến hành
+ Xoa vùng cổ gáy.
+ Day nhẹ nhàng cả hai bên cổ gáy, chú ý vùng cơ gối, cơ thang.
- Từ đại truỳ đến kiên tỉnh.
+ Lăn từ gáy xuống mỏm vai hai bên.
+ Đấm nhẹ nhàng từ gáy xuống mỏm vai hai bên.
+ Bóp vai gáy.
- Tìm điểm đau nhất dọc cơ ức đòn chũm (á thị huyệt) day từ nhẹ cho đến nặng.
+ Day bấm huyệt đại truỳ, kiên tỉnh.
+ Đấm huyệt lạc chẩm, hướng dẫn bệnh nhân tự vận động cổ.
5.3. Xoa bóp chữa viêm quanh khớp vai - bại chi trên
- Chỉ định:
+ Viêm quanh khớp vai.
+ Đau bại chi trên.
- Tiến hành
+ Xoa, xát xung quanh vai và dọc chi trên.
+ Day, bóp cơ quanh khớp vai, cơ đen ta, cơ nhị đầu, cơ cẳng tay
+ Day bấm huyệt: Kiên ngung, kiên tỉnh, khúc trì, hợp cốc, á thị huyệt.
+ Rung chi trên.
+ Đau vận động khớp vai ,khớp khủy,cổ tay tăng dần
5.4.Xoa bóp chữa đau lung và thắt lưng
- Chỉ định:
+ Đau lưng và thắt lưng cấp và mạng tính
+ Đau do dây chằng
+ Đau dây chần kinh hông to.
- Tiến hành:
+ Xoa, xác dọc cơ lưng to hai bên.
+ Miết phân hợp theo kẽ liên sườn hai bên.
+ Véo cuộn hai bên cơ lưng to.

57
+
Vỗ hai bên cơ lưng to.
+ Day đấm dọc hai bên cơ lưng to.
+ Lăn bóp cơ lưng to hai bên.
+ Tìm điểm đau dọc cột sống day điểm đau đó.
+ Tìm điểm đau ở lưng, thắt lưng (á thị huyệt) day từ nhẹ đến mạnh.
+ Bấm đại trường du.
+ Vặn động cột sống, khớp háng.
5.5. Xoa bóp chữa đau dây thần kinh hông to, bại chi dưới
- Chỉ định:
+ Đau bại chi dưới.
+ Đau dây thần kinh hông to.
+ Viêm khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân.
+ Liệt chi dưới.
- Tiến hành:
+ Xoa, xát vùng mông và chi dưới.
+ Day, lăn vùng đùi và cẳng chân.
+ Bóp vùng mông và chi dưới.
+ Bấm điểm huyệt: Hoàn khiêu, uỷ trung, dương lăng tuyền, á thị huyệt
+ Vận dộng khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân.

Tự lượng giá
- Trả lời ngắn các câu từ câu 1 đến câu 2 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp
vào chỗ trống:
1.Xoa bóp bấm huyệt thúc đẩy ...(A)……...tăng cường ....(B)...
A..........................................................
B...........................................................
2.Thủ thuật xoa bóp phải ..(A)…(B)…………................
A..........................................................
B...........................................................
- Phân biệt đúng sai các câu tử 3 đến 6 bằng cách đánh dấu V vào cột A cho câu đúng,
cột B cho câu sai:
TT NỘI DUNG A B
3 Xoa bóp bấm huyệt chữa đau đầu.
4 Xoa bóp bấm huyệt chữa viêm não.
5 Xoa bóp bấm huyệt chữa suy nhược thẩn kinh.
6 Xoa bóp bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa.

- Chọn 1 câu trả lời đúng nhất cho các càu từ 7 đến to bằng cách khoanh tròn vào
chữ cái đầu câu trả lời được chọn.
7. Các thủ thuật tác động lên da là:

58
A. Xát.
B. Miết.
C. Vỗ.
D. Véo.
E. Tất cả các câu trên .
8. Thủ thuật không tác động lên cơ là:
A .Lân.
B. Day.
C. Đấm.
D. Vờn.
E. Tất cả các câu trên.
9. Chỉ định xoa bóp chữa đau vai gáy:
A. Đau vai gáy do cảm lạnh( phong hàn)
B. Đau vai gáy do vận động mạnh,
C. Đau vai gáy do mang vác nặng.
D. Đau vai gáy do chấn thương cột sống
E. Tất cả các ý trên.
10. Chỉ định xoa bóp chữa viêm quanh khớp vai:
A. Viêm quanh khớp va.
B. Tê các đầu ngón tay
C. Cứng khớp khuỷu.
D. Đau đám rối thần kinh cánh tay.
E. Viêm khớp bàn tay

59
BÀI 11: PHƯƠNG PHÁP CHỮA CẢM MẠO TRONG DÂN GIAN
(ĐÁNH GIÓ, XÔNG)

NỘI DUNG HỌC TẬP


1. Về kiến thức
- Trình bày được các phương pháp chữa cảm mạo trong dân gian
- Thực hiện và hướng dẫn thực hiện hai phương pháp chữa cảm mạo: đánh cảm, cạo gió,
xông hơi.
2.Về kỹ năng
- Thực hiện được một số kỹ thuật xoa bóp, bấm huyệt chữa một số bệnh thông thường theo
y học cổ truyền
3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Động viên, hướng dẫn người bệnh và gia đình tập luyện
NỘI DUNG
1.Đại cương
- Cảm mạo theo y học nguyên nhân do phong hàn hoặc phong nhiệt.
- Để làm giảm nhẹ những triệu chứng lâm sàng như: Sốt, đau đầu, đau người, hắt hơi, sổ
mũi, ho.,. cẩn phải:
+ Làm ra mổ hôi hay hãm giải biểu.
+ Làm nóng đỏ da (khu phong tán hàn)
+ Nhân dân ta có nhiều phương pháp chữa cảm, mỗi miền đất nước thông dụng một phương
pháp riêng. Bài này chỉ giới thiệu một vài phương pháp quen thuộc.
2.Các phương pháp chữa cảm
2.1.Nồi xông hơi
- Chỉ định xông hơi chữ các trường hợp sau
+ Phát sốt, sợ lạnh đau đầu, đau người, sổ mũi, hắt hơi, ho không ra mồ hôi hoặc chỉ ra ít.
- Chống chỉ định
+ Mất nước do nôn, ỉa chảy, ra nhiều mổ hôi, người già yếu, phụ nữ có thai mới đẻ, hành
kinh.
- Cách tiến hành
+ Nguyên liệu gồm ba thành phần:
 Có tinh dầu: Lá cành kinh giới, tí tô, bạc hà, nhu hương, xả..vv
 Công dụng hạ sốt: Lá tre, chuối, cúc tần …
 Có tính kháng sinh: Hành, tỏi ,trầu không ..
- Mỗi nổi xông chọn năm loại, môi loại nắm nhỏ 50 gam, khoảng hai lít nước. Đun sôi
nước sau đó cho những vị thuốc hái được vào một nồi, đậy nắp kín đun sôi lại thì bắc ra để
xông ngay
- Đặt nổi xông thật vững chắc ở giữa giường cho người ốm ngồi cạnh nồi mặc quần lót là
đủ ,chống hai tay bên nồi xông đầu cổ ngực ở phía trên miệng nổi, nơi trực tiếp hướng.
nhiều hơi thuốc . Người nhà dùng một chăn mỏng phủ kín toàn bộ người ốm cùng với nồi
xong , người ốm mở hé nắp để hơi thuốc thoát ra từ từ đủ sức chịu đựng.

60
- Khi mồ hôi đã ra nhiều ướt áo (khỏang 15 phút) thì ngừng xông lau khô người ốm thay
áo đắp chăn nằm nghỉ. Tránh gió lùa và tránh đi ra ngoài trời lạnh ngay sau khi xông.
- Nếu không tiện xông toàn thân chỉ cần xông đầu mặt mũi họng. Sau 6-8 giờ có thể xông
lại lần hai nếu ra được nhiều mồ hôi thì không xông nữa
- Sau khi xông uống một bát nước xông, hoặc ăn cháo hành (hồi phục lượng dịch mất) do
ra mồ hôi.
2.2.Đánh gió - cạo gió
- Nguyên liệu dùng dể cạo gió:
+ Dùng bờ của những vật mỏng chắc, nhẳn như thìa nhôm, thìa đồng, tiền, bát, đĩa sứ. Xoa
dầu vùng thái dương, cổ, gáy, ngực bụng, lòng bàn chân bàn tay.
- Nguyên liệu dùng để đánh gió
+ Cây ngải cứu, lá trầu không, cám, gạo, muối, gừng tươi, tóc rối, rượu trắng.
 Chuẩn bị nguyên liệu đồ đánh gió.
 Nếu dùng ngải cứu thì sao nóng lên.
 Nếu dùng cám gạo hoặc muối thì rang nóng lên.
 Nếu dùng gừng tươi và rượu thì giã gừng nhỏ xào gừng nóng, sau đó đổ rượu vào.
 Nếu dùng trầu không và tóc rối thì giã nhỏ trâu không và tóc rối.
 Sau đó bọc nguyên liệu đánh gió vào miếng vãi sạch và tiến hành đánh gió.
- Đường đánh gió, cạo gió
+ Vùng cổ, gáy: Dọc hai bên cổ gáy
+ Vùng lưng: Dọc hai bên cột sống rồi toả ra hai bên mạng sườn, kín hết diện lưng.
+ Vùng vai: Từ cổ dọc xuống đến vai kín hết diện vai.
+ Vùng trán: Từ trán ra hai bên thái dương
- Chú ý:
+ Sát đến khi da đỏ ửng, người bệnh cảm thấy nóng ấm dễ chịu là được.
+ Không được cạo làm xước da hoặc xuất huyết dưới da làm cho bệnh nhân đau đớn rát
bỏng nhiều ngày sau.
+ Chỉ dùng cạo trường hợp cảm lạnh, ra mồ hôi, cạo từ hai mang tai xuống cổ phía trước.

BÁT CHÁO GIẢI CẢM

- Chỉ định: Tất cả người bị cảm không ra mồ hôi.


- Nguyên liệu: Lá tía tô, gừng tươi, hành củ hoặc hành lá, muối, gạo
- Cách làm: Tất cả nguyên liệu trên rửa sạch thái nhỏ cho sẵn vào bát. Gạo tẻ nấu chín nhừ
loãng đang sôi đổ vào bát đã chuẩn bị đảo đều cho người bị cảm ăn ngay.Ăn xong đắp chăn
cho ra mồ hôi.
- Chú ý: Nằm nơi tránh gió lùa
Tự lượng giá
- Trả lời ngắn các câu từ 1 đến 3 bằng cách điến từ hoặc cụm từ thích hợp vào
chỗ trông
1.Nguyên nhân gây ra cảm mạo là:
A.................................................

61
B..................................................
2.Nguyên tắc chữa cảm mạo:
A.................................................
B..................................................
3.Chống chỉ định trong việc điều trị bằng nồi lá xông. Mất nước do nôn, . ..(A)….ra nhiều
mồ hôi ... .(B)..., phụ nữ có thai mới đẻ
A.................................................
B..................................................
- Phân biệt đúng sai các câu từ 4 đến 9 bằng cách đánh dấu V vào cột A cho câu đúng,
cột B cho câu sai:
TT Nội dung A B
4 Xông hơi để chữa chứng phát sốt, sợ lạnh,...

5 Đánh gió là phương pháp chữa cảm mạo.


Nấu bát cháo giải cảm là nghiền nát các loại lá trộn với nước
6
cháo.
Sau khi cho bệnh nhân xông thuốc phải thay quẩn áo lót và nằm
7
nơi tránh gió lùa.
8 Dùng các vật có bờ tròn, nhẵn để cạo gió cho bệnh nhân.
Khi cạo gió phải làm cho da bệnh nhân bị xước, hoặc phải xuất
9
huyết mới đạt yêu cầu.
- Chọn 1 câu trả lời đúng nhất cho các câu từ 10 đến 12 bằng cách khoanh tròn vào
chữ cái đầu câu được chọn:
10. Các phương pháp chữa giải cảm:
A. Dùng nổi lá xông.
B. Đánh gió, cạo gió.
C. Bát cháo giải cảm.
D. Xoa bóp bấm huyệt.
E. Tất cả các câu trên.
11.Bát cháo giải cảm điều trị:
A. Ngoại cảm phong hàn.
B. Ngoại cảm phong nhiệt.
C. Tất cả người bị cảm không ra được mồ hôi.
D. Người bị sốt cao do nhiễm trùng, nhiễm độc.
E. Tất cả các ý trên.
12.Cạo gió, đánh gió có tác dụng:
A. Hạ nhiệt, giảm đau.
B. Giải biểu, thông kinh hoạ
C. Có tác dụng kháng viêm, thanh nhiệt.
D. Khai khiếu ,tỉnh thần

62
E. Tất cả các ý trên.
CHƯƠNG II : PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG PHỤC HỔI CHỨC NĂNG - VẬT LÝ TRỊ LIỆU

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Về kiến thức
- Trình bày được định nghĩa, mục đích của phục hồi chức năng.
- Trình bày được các hình thức, phạm vi và nguyên tắc phục hồi chức năng.
- Trình bày được khái niệm về phục hổi chức nãng dựa vào cộng đồng.
2. Về kỹ năng
- Phân biệt được 3 hình thức phực hồi chức năng
3.Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm
- Quan tâm hướng dẫn người bệnh và người nhà đúng phương pháp, kỹ thuật tập luyện
trong phục hồi chức năng
NỘI DUNG
1.Định nghĩa
- Phục hồi chức năng bao gồm các biện pháp Y học, kinh tế, xã hội, giáo dục hướng
nghiệp, làm hạn chế tối đa giảm chức năng tạo cho người và khuyết tật, có cơ tham gia các
hoạt động hội nhập xã hội, có cơ hội bình đẳng trong cộng đồng xã hội .
2.Mục đích của phục hồi chức năng
- Hoàn lại một cách tối đa thực thể, tinh thần và nghề nghiệp.
- Ngăn ngừa các thương tật thứ cấp.
- Tăng cường khá năng còn lại của người tàn tật, để giảm bớt hậu quả của người tàn tật.
- Thay đổi thái độ của xã hội đối với người tàn tật.
- Cải thiện các điều kiện nhà ở, trường học, giao thông, công sở để người tàn tật có thể đến
những nơi họ cần đến như mọi người, để có cơ hội được vui chơi học hành, làm việc, hoạt
động xã hội.
- Làm cho mọi người trong xã hội có ý thức phòng ngừa bệnh tật.
3.Các hình thức phục hồi chức năng
Có 3 hình thức:
- Phục hồi chức nàng tại viện, tại trung tâm
+ Đặc điểm: Người tàn tật từ xa xôi đến các trung tâm, các viện để phục hồi.
+ Ưu điếm:
 Có nhiều phương tiện, thiết bị.
 Có nhiều cán bộ chuyên khoa được đào tạo tốt.
 Có thể phục hồi được những trường hợp khó, nặng.
+ Nhược điểm:
 Người tàn tật phải đi xa.
 Số lượng người được phục hổi ít.
 Chỉ phục hồi được về mật y học.
Phục hối chức năng ngoại viện:

63
- Nội dung: Cán bộ phục hồi chức năng từ các viện, đưa phương tiện đến các nơi có người
tàn tật để phục hồi.
- Ưu điểm: Số người tàn tật được phục hồi nhiều hơn.
- Nhược điểm:
+ Chi phí tốn kém.
+ Thiếu cán bộ phục hồi chức năng.
Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
- Nội dung: Cán bộ y tế cơ sở, gia đình người tàn tật được chuyển giao kỹ thuật phục hồi
chức năng. Người tàn tật được phát hiện và phục hồi chức năng tại cộng đồng theo kỹ thuật
thích nghi, nguồn nhân lực tài chính dựa vào cộng đồng.
- Ưu điểm:
+ Tỉ lệ người tàn tật được phục hồi nhiều nhất.
+ Chất lượng phục hồi thích hợp, người tàn tật được hội nhập xã hội.
+ Chi phí có thể chấp nhận được.
+ Có thể lồng ghép vào công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu và các chương trình y tế khác
tại cộng đồng.
- Nhược điếm: Các trường hợp tàn tật khó không giải quyết được.
4.Phạm vi của phục hồi chức năng
- Phục hồi chức năng về y học: Khám, lượng giá chức năng, phục hồi và điều trị vật lý trị
liệu, ngôn ngữ trị liệu, mổ chính hình, thuốc men
- Phục hồi chức năng về xã hội: Thay đổi thái độ xã hội đối với người tàn tật, làm cho xã
hội có trách nhiệm với người tàn lật.
- Giáo dục đặc biệt: Đặc biệt giáo dục cho trẻ khuyết tật.
- Kinh tế: Hướng nghiệp công ăn việc làm có thu nhập, tái giáo dục nghề nghiệp.
- Kỹ thuật: Sản xuất chân, tay giả, dụng cụ chỉnh hình, trợ giúp phục hồi chức năng như tai
nghe, mắt kính...
5. Nguyên tắc phục hối chức năng
- Đánh giá cao khả năng của người tàn tật với bản thân, gia đình và xã hội.
- Phục hồi chức năng lối đa các chức năng bị mất hoặc bị giảm để giảm hậu quả của tàn tật
đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
- Đánh giá cao tính độc lập, lòng tự trọng, quyền được bình đẳng và phẩm chất tốt đẹp của
người tàn tật.
6.Khái niệm phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
- Làm thay đổi nhận thức của xã hội, để xã hội chấp nhận người tàn tật là thành viên bình
đẳng.
- Trách nhiệm của cộng đồng là biến phục hồi chức năng thành một nhiệm vụ, một bộ phận
của phát triển xã hội.
- Lôi kéo sự tham gia của chính người tàn tật, của gia đình, của nhân viên chăm sóc sức
khoẻ ban đầu vào quá trình phục hồi chức năng.
- Sử dụng kỹ thuật thích hợp và kỹ năng phục hồi được áp dụng ngay tại cộng đồng.
- Phát huy sự giúp đỡ, chỉ đạo của tuyến trên, sự hợp tác nhiều ngành ngay tại cộng đồng.
7. Những nội dung hoạt động chủ yếu để phục hồi chức năng có thể thực hiện tại cộng

64
đồng

Nội dung hoạt động Người và nơi thực hiện

- Tại nhà, Y tế đội.


- Phát hiện thương tật và đề phòng tàn tật.
- Xã

- Tăng cường sự phát triển tối đa ở tré em trước


- Tại nhà. người nhà.
khi đi học, qua kích thích sớm, qua chơi đùa.

- Huấn luyện cho người tàn tật về giao tiếp, về


- Tại nhà, người nhà.
nghe nới.

- Huấn luyện những sinh hoạt hàng ngày (ăn


- Tại nhà, người nhà.
mặc, vệ sinh, công việc nội trợ...)

- Huấn luyện lao động thông qua sản xuất. - Tại nhà, trường làng.

- Học tập. - Người bệnh, người nhà.

- UBND, đoàn thế, y tế...


- Hội nhập xã hội.
- Tại nhà, cộng đổng.

- Tìm việc làm, tăng thu nhập. - UBND, đoàn thể.

8. Các nguyên tắc cơ bản vể mặt lý luận của phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Mức độ về nhu cầu cơ bản của con người - MASLOW

hình 4
- Sơ đồ: Mức độ nhu cầu cơ bản của con người – MASLOW

65
- Nhận thức được khả năng của mình để đóng góp cho xã hội và biết sống một cách hữu
ích cho xã hội.
- Tự trọng và được người khác tôn trọng trong gia đình và xã hội.
- Nhu cầu được trở thành một thành viên của cộng đồng.
- Nhu cầu thiết yếu để che chở, bảo vệ (quần áo, nhà ở...).
- Nhu cầu thiết yếu để sống ( ngủ, ăn uống, nghỉ ngơi...).
- Phục hồi chức năng tại bệnh viện, các trung tâm chí đáp ứng được các nhu cầu 1.2.
- Phục hồi chức năng tại cộng đồng đáp ứng đầy đủ 5 nhu cầu cơ bản của con người.
Kết luận:
- Phục hồi chức năng với người tàn tật ngày nay không chỉ là một công tác nhân đạo đơn
thuần mà còn mang tính kinh tế, nhân học, pháp lý. Phục hồi chức năng không phải là công
việc riêng của ngành y tế mà đó là công việc của toàn xã hội. Vì vậy, công tác phục hồi
chức năng cần phải được xã hội hoá cao độ. Nhiều người có khuyết tật có đóng góp lớn cho
nhân loại.
Tự lượng giá
- Trả lời ngắn các câu hỏi từ 01 đến 02 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào
chỗ trống.
1. Phục hổi chức năng là dùng 5 biện pháp sau:
A…………………………………..
B. Kinh tế.
C………………………………………
D……………………………………….
E………………………………………..
2 . Kể 3 hình thức phục hồi chức năng:
A………………………………………..
B………………………………………..
C……………………………………….
- Phân biệt đúng/sai các câu từ 3 đến 12 bằng cách đánh dấu V vào cột A cho câu
đúng, vào cột B cho câu sai:
-
TT Nội dung A B

Mục đích chính của PHCN là nhằm tăng cường khả năng còn lại
3
của người tàn tật

Với hình thức PHCN dựa vào cộng đổng thì chất lượng phục hồi
4
thích hợp,người tàn tật không được hội nhậpxã hội.

Chương trình PHCN dựa vào cộng đồng có thể lồng ghép vào hệ
5
thống chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng.

6 PHCN là công việc của riêng ngành Y tế.

66
7 PHCN là giúp cho người tàn tật trở lại bình thường.

8 PHCN về xã hội là thay đổi thái độ của xã hội đối với người tàn tật,

PHCN dựa vào cộng đồng thì các trường hợp tàn tật đều giải quyết
9
được.
Phạm vi của PHCN về kinh tế là hướng nghiệp, công ăn việc làm,
10
tái giáo dục nghề nghiệp.

Với hình thức PHCN ngoại viện thì số người tàn tật được phục hồi
11
nhiều nhất.

12 Công tác phục hồi chức năng cần phải được xâ hội hóa cao độ.

67
BÀI 2: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI KHÓ KHĂN NGHE NÓI

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Về kiến thức
- Trình bày được định nghĩa, nguyên nhân người có khó khăn nghe nói.
- Trình bày được phương pháp phục hồi chức năng cho người có khó khăn về nghe nói.
- Liệt kê phương pháp phục hồi chức năng cho người có khó khăn về nghe nói.
2. Về kỹ năng
- Phát hiện được người có khó khăn về nghe, nói
- Làm được phương pháp phục hồi chức năng cho người có khó khăn về nghe nói
3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm
- Nhiệt tình gần gủi, kiên trì, khi tiến hành phục hồi chức năng, giáo dục sức khỏe cho
người bệnh
NỘI DUNG
1. Định nghĩa:
- Người có khó khăn về nghe nói là người không thể nghe, không thể nói, hoặc nghe nói
giảm khi ở cách xa 3m.
2. Nguyên nhân
2.1. Trước khi sinh
- Dị dạng thai.
- Dị dạng miệng.
- Mẹ mắc bệnh trong thời kỳ mang thai.
- Dinh dưỡng kém trong thời kỳ mang thai.
- Bướu cổ do thiếu iod.
2.2. Trong khi sinh:
- Đẻ non.
- Tổn thương não.
2.3. Sau khi sinh:
- Bệnh nhiễm khuẩn như viêm màng não mủ, sởi, viêm não, quai bị.
- Một số thuốc như streptomycin tiêm cho trẻ dưới 5 tuổi, có thể tổn thương thai
nếu dùng liều cao.
- Quá trình tuổi già.
- Tiếp xúc với tiếng động lớn.
3. Phát hiện người có khó khăn nghe – nói
3.1. Ở trẻ dưới 6 tháng tuổi:
- Đặt trẻ nằm ngửa, bạn ngồi phía trên đầu trẻ, để trẻ không nhìn thấy.
- Bạn vỗ mạnh tay và quan sát xem trẻ có giật mình hay ngạc nhiên, nháy mắt,
ưỡn người, co chân tay lại không.
- Nếu trẻ có biểu hiện trên, có thể trẻ đã nghe thấy, nếu không trẻ bị giảm khả
năng nghe. Lặp lại 3 lần để khẳng định kết quả.
3.2. Ở trẻ dưới 36 tháng tuổi:
- Làm một cái lúc lắc, khi lắc phát ra tiếng kêu.

69
- Để mẹ của trẻ ngồi phía trước, bạn ngồi phía sau cách 2 bước.
- Lắc để trẻ có quay đầu lại không:
+ Nếu có thì cháu có thể đã nghe thấy tiếng lúc lắc.
- Nếu không chứng tỏ trẻ có khó khăn về nghe. Lặp lại 3 lần để khẳng định kết quả.
3.3. Kiểm tra trẻ trên 36 tháng tuổi và người lớn:
- Người được kiểm tra ngồi đối diện.
- Bạn nói một lời nào đó, yêu cầu người đó lặp lại, hoặc giơ ngón tay làm hiệu:
+ Nếu trả lời đúng, có nghĩa khả năng nghe của người đó bình thường.
+ Nếu không trả lời đúng, có nghiã người đó bị giảm khả năng nghe. Lặp lại 3
lần để khẳng định kết quả.
4. Phục hồi chức năng cho người khó khăn về nghe - nói
4.1. Những khó khăn về giao tiếp có thể có:
- Không thể nghe, không thể nói nhưng có thể hiểu.
- Có thể nghe, hiểu nhưng không thể nói.
- Nghe được phần nào, hoặc có thể chỉ nghe được một âm nào đó.
4.2. Huấn luyện nói cho người có giảm khả năng nghe nói:
- Ngôn ngữ được phát triển trong vài năm đầu của trẻ, để phát triển được tiếng nói, trẻ phải
nghe và nhìn được ngay từ những tuần đầu sau sinh. Trẻ sinh ra mà không có khả năng
nghe, nếu không được giúp đỡ sẽ không nói được.
- Dạy trẻ vừa nghe, vừa nhìn chúng ta giao tiếp, bất kể trẻ có đáp ứng hay không,
kết hợp từ ngữ và động tác.
- Nghe và nhìn: Dùng ngôn ngữ để diễn tả những điều mình muốn, chúng ta sử
dụng sự khác nhau trên nét mặt, cử động của tay, của thân mình như ngôn ngữ hành động.
Dạy trẻ vừa nghe, vừa nhìn cách chúng ta giao tiếp, kết hợp từ ngữ và động tác để giao tiếp.
- Bắt chước: Khi luyện trẻ nói nên chọn nơi yên tĩnh, dạy trẻ cách lắng nghe và
cách mình nói , sau đó luyện trẻ bắt chước lại.
- Nhận biết từ: Lúc đầu từ dễ, sau đó các từ khó, chỉ vào vật và viết từ đó hoặc
chỉ vào màu sắc mà viết .
- Đối thoại: Có thể giao tiếp với trẻ bằng cách tự hỏi và tự trả lời, như vậy mới
lôi cuốn được trẻ vào cuộc đối thoại này, dạy trẻ đếm từ 1 – 100, tên các con vật nuôi trong
nhà, đồ vật như nhà cửa, bàn nghế, tủ, gường…
5. Những phương pháp dạy người có khó khăn về nói
5.1. Đọc môi:
- Dạy trẻ khó khăn về nghe bằng cách đọc môi để trẻ có thể hiểu được nội dung lời nói.
Nên nói chậm, sao cho những cử động của môi có thể được trẻ quan sát và hiểu.
5.2. Ngôn ngữ ra hiệu:
- Giao tiếp bằng ngôn ngữ ra hiệu cũng cho biết ý nghĩa của ngôn từ. Ngôn ngữ ra
hiệu được xử dụng kết hợp đồng thời với các loại ngôn ngữ khác, có thể dùng tay ra hiệu
bằng nhiều cách để giao tiếp, dùng tay để diễn tả hành động, hoặc diễn tả việc làm.
5.3. Vẽ, viết, đọc:
- Cần dạy cho trẻ vẽ, viết, đọc ngay từ sớm trước khi trẻ đến tuổi đi học, trẻ có thể

70
dùng ngón tay vẽ lên cát, hoặc bằng bút chì, dạy trẻ đọc và viết từ đơn giản.
5.4. Ngôn ngữ hình ảnh:
- Nếu trẻ không học được những cách giao tiếp đã hướng dẫn trên thì luyện cho trẻ giao
tiếp bằng cách sử dụng hình ảnh. Dùng tranh ảnh để biểu thị điều ta muốn tả và điều trẻ
muốn, nhắc lại nhiều lần cho đến khi trẻ hiểu được bức tranh.
- Những điều cần lưu ý khi huấn luyện người có khó khăn về nghe nói:
+ Nói chậm, rõ, chuẩn.
+ Không ép họ nói, đặc biệt là trước đám đông hoặc người lạ.
+ Nói tự nhiên , vui vẻ.
+ Khuyến khích họ giao tiếp với những người bình thường khác càng nhiều càng tốt.
+ PHCN cho người khó khăn về nghe – nói là công việc khó khăn, cần kiên trì để
đưa người tàn tật hội nhập với xã hội .

Lượng giá :
Phần 1: Điền khuyết
1. Người có khó khăn về nghe nói là người (A), không thể nói, hoặc nghe nói giảm khi ở
(B)
2. Nguyên nhân trước khi sinh gây khó khăn về nghe nói:
- Dị dạng tai, dị dạng miệng.
- Mẹ mắc bệnh (A)
- Dinh dưỡng kém trong thời kỳ mang thai.
- (B)
3. Ngôn ngữ được phát triển trong (A), để phát triển được tiếng nói, trẻ phải nghe và nhìn
được ngay từ những tuần (B).
4. Trẻ sinh ra mà không có (A), nếu không được giúp đỡ sẽ không (B)
5. Khi luyện trẻ nói nên chọn nơi yên tĩnh, dạy trẻ cách (A) và cách mình nói, sau đó luyện
trẻ (B) lại.
6. Dạy trẻ vừa nghe, vừa nhìn chúng ta (A), bất kể trẻ có đáp ứng hay không, kết hợp từ ngữ
và (B)
7. Cần dạy cho trẻ vẽ, viết, đọc ngay từ sớm trước khi trẻ (A), trẻ có thể dùng ngón tay vẽ
lên cát, hoặc bằng bút chì, dạy trẻ đọc và viết từ (B).
Phần 2: Câu hỏi phân biệt đúng sai
8. Nói là sự phát ra lời nói mà người khác nghe được
9. Giao tiếp là sự trao đổi thông tin giữa người với nhau.
10. Không ép người có khó khăn về nghe nói nói trước đám đông.
11. PHCN cho người có khó khăn về nghe nói phải hết sức kiên trì mới thành công
12. Chỉ dạy cho trẻ khó khăn về nghe nói khi trẻ đến tuổi đi học.
13. Khuyến khích người có khó khăn về nghe nói giao tiếp với những người bình
thường khác càng nhiều càng tốt.
14. Giao tiếp bằng ngôn ngữ ra hiệu không cho biết ý nghĩa của ngôn từ.
15. Ngôn ngữ ra hiệu được sử dụng không cần kết hợp đồng thời với các loại ngôn ngữ
khác.

71
16. Một số thuốc như streptomycin tiêm cho trẻ dưới 5 tuổi, có thể tổn thương tai nếu dùng
liều cao
17. Tiếp xúc với tiếng động lớn cũng có thể là nguyên nhân gây khó khăn về giao tiếp
Phần 3: Câu hỏi chọn trả lời đúng nhất
18. Cấu trúc cơ thể học của nói bao gồm:
A. Miệng,
B. Cằm, lưỡi.
C. Răng, mũi, họng.
D. Cả A, B, C đều đúng.
19. Những khó khăn về giao tiếp có thể có:
A. Không thể nghe, không thể nói nhưng có thể hiểu.
B. Có thể nghe có thể hiểu nhưng không thể nói.
C. Nghe được phần nào hoặc chỉ có thể nghe một âm nào đó.
D. Cả A, B, C đều đúng.

72
BÀI 3: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG TRONG
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Về kiến thức
- Trình bày được định nghĩa,vai trò,trách nhiệm của người điều dưỡng trong phục hồi chức
năng
- Nêu được nhiệm vụ, yêu cầu cần có của điều dưỡng viên trong phục hồi chức năng cho
người bệnh
2. Về kỹ năng
- Thực hiện được một số kỹ thuật trong phục hồi chức năng
3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm
- Hướng dẫn người bệnh và người nhà tỉ mỉ bài tập từ dễ đến khó trong phục hồi chức
năng
NỘI DUNG
1. Định nghĩa :
- Điều dưỡng trong phục hồi chức năng là một chuyên ngành điều dưỡng chuyên biệt, quan
tâm đặc biệt làm giảm những khó khăn do khuyết tật gây nên, giúp người khuyết tật có cơ
hội tham gia vào các hoạt động cộng đồng.
2. Vai trò của người điều dưỡng trong phục hồi chức năng
- Phục hồi chức năng cho người khuyết tật do nhóm phục hồi thực hiện. Điều dưỡng viên
là một thành viên không thể thiếu của nhóm.
- Người điều dưỡng phải đảm nhận một lúc 4 vai trò:
- Trực tiếp làm công tác điều dưỡng trên giường bệnh.
- Phối hợp mọi yêu cầu chăm sóc y tế cho người bệnh của các thành viên trong nhóm phục
hồi.
- Giáo dục hướng dẫn về cho người bệnh và thân nhân họ cách chăm sóc và tự chăm sóc
bản thân.
- Là người tạo sự liên lạc giữa các thành viên trong nhóm phục hồi.
3. Trách nhiệm nhóm phục hồi chức năng :
- Các thành viên tham gia vào việc chăm sóc, phụ hồi cho người khuyết tật được tập hợp
lại trong nhóm gọi là nhóm phục hồi.
Nhóm phụ hồi chức năng bao gồm:
- Bác sỹ chuyên khoa phục hồi chức năng: Chịu trách nhiệm chung về hoạt động chuyên
môn của nhóm.
- Điều dưỡng viên: Chịu trách nhiệm về chăm sóc điều dưỡng phục hồi chức năng.
- Kỹ thuật viên vật lý trị liệu: Chịu trách nhiệm về tập luyện vận động chung và đi lại của
người bệnh.
- Kỹ thuật viên hoạt động trị liệu: Chịu trách nhiệm huấn luyện người khuyết tật việc tự
chăm sóc bản thân và thực hiện các hoạt động trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày, giúp
bệnh nhân tái thích nghi với môi trường sống ở gia đình và cộng đồng sau khi bị bệnh.

73
- Kỹ thuật viên ngôn ngữ trị liệu: giúp bệnh nhân có rối loạn về ngôn ngữ cách giao tiếp
với mọi người.
- Kỹ thuật viên chỉnh hình: Cung cấp dụng cụ chỉnh hình và dụng cụ trợ giúp phù hợp với
nhu cầu của người khuyết tật.
- Chuyên gia tâm lý: Giúp người khuyết tật thích nghi về mặt tinh thần sau khi bị bệnh và
các di chứng còn lại.
- Bác sỹ chuyên khoa: Chấn thương chỉnh hình, thần kinh, tim mạch…
- Cán bộ xã hôị: giúp người khuyết tật về nhà ở, công việc làm, hội nhập hoặc tái hội xã
hội.
- Cán bộ giáo dục: giúp việc học hành cho người khuyết tật.
- Bản thân người khuyết tật và gia đình họ - là thành viên không thể thiếu trong nhóm phục
hồi.
- Ngày nay ở các nước tiên tiến, người ta chuyên khoa hóa tất cả các thành viên trong
nhóm phục hồi, ví dụ nhóm phục hồi chuyên cho bệnh nhân bị tai biến mạch máu não,
chuyên cho bại não, chuyên cho tổn thương tủy sống … với các kỹ thuật chuyên biệt.
4. Nhiệm vụ của điều dưỡng viên
- Trao đổi thông tin, cộng tác và phối hợp chặt chẽ với các thành viên trong nhóm phục
hồi.
- Tạo ra môi trường sạch sẽ, an toàn và không khí thoải mái, dễ chịu nhằm cải thiện sức
khỏe cho người bệnh.
- Đề phòng biến chứng và các thương tật thứ cấp do bất động lâu ngày đối với hệ tim
mạch, hệ hô hấp, hệ vận động (yếu cơ, cứng khớp), hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu-sinh dục, loét do
đè ép, nhiễm trùng…
- Giúp đỡ, động viên người bệnh về mặt tinh thần và tâm lý để xua tan nổi sợ hãi, lo âu,
thất vọng do thương tật để lại, dũng cảm đối mặt với thương tật hiện có, giúp họ lấy lại
thăng bằng, lòng tự trọng, tính độc lập và niềm tin vào cuộc sống.
- Giúp người bệnh tận dụng, duy trì và phát huy khả năng còn lại một cách tối đa.
- Giáo dục, bệnh nhân và người nhà của họ tất cả mọi vấn đề chăm sóc và tự chăm sóc cho
bản thân.
- Giải thích cho người nhà và cộng đồng hiểu và thông cảm với hoàn cảnh của người
khuyết tật.
5. Những yêu cầu cần có của điều dưỡng viên
- Trao đổi thông tin, cộng tác và phối hợp chặt chẽ với các thành viên trong nhóm phục
hồi.
- Tạo ra môi trường sạch sẽ, an toàn và không khí thoải mái, dễ chịu nhằm cải thiện sức
khỏe cho người bệnh.
- Đề phòng biến chứng và các thương tật thứ cấp do bất động lâu ngày đối với hệ tim
mạch, hệ hô hấp, hệ vận động (yếu cơ, cứng khớp), hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu-sinh dục, loét do
đè ép, nhiễm trùng…
- Giúp đỡ, động viên người bệnh về mặt tinh thần và tâm lý để xua tan nổi sợ hãi, lo âu,
thất vọng do thương tật để lại, dũng cảm đối mặt với thương tật hiện có, giúp họ lấy lại
thăng bằng, lòng tự trọng, tính độc lập và niềm tin vào cuộc sống.

74
- Giúp người bệnh tận dụng, duy trì và phát huy khả năng còn lại một cách tối đa.
- Giáo dục, bệnh nhân và người nhà của họ tất cả mọi vấn đề chăm sóc và tự chăm sóc cho
bản thân.
- Giải thích cho người nhà và cộng đồng hiểu và thông cảm với hoàn cảnh của người
khuyết tật.
Kết luận:
- Chăm sóc điều dưỡng là một bộ phận rất quan trọng trong việc điều trị và phục hồi chức
năng cho người bệnh. Chất lượng của điều trị và phục hồi phụ thuộc rất lớn vào công tác
điều dưỡng, do đó điều dưỡng viên không chỉ là người tinh thạo về chuyên môn mà còn là
người có tình thương thật sự và trách nhiệm lớn lao đối với người bệnh và là một thành viên
không thể thiếu trong nhóm phục hồi

75
BÀI 4: QUÁ TRÌNH TÀN TẬT VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Về kiến thức
- Trình bày được các khái niệm: khiếm khuyết, giảm khả năng và tàn tật
- Liệt kê được 3 bước phòng ngừa tàn tật.
2. Về kỹ năng
- Vận dụng các kiến thức đã học vào công tác phòng ngừa tàn tật và phục hồi chức năng
dựa vào cộng đồng.
3.Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm
- Hòa nhã, ân cần, cẩn thận, tỉ mỉ trong giao tiếp và truyền thông giáo dực sức khỏe cho
người bệnh và cộng đồng.
NỘI DUNG
1. Quá trình gây bệnh
1.1. Yếu tố bệnh nguyên
- Bất kỳ một bệnh nào cũng đều gây ra được một yếu tố bệnh nguyên nào đó
+ Ví dụ: Các bệnh nhiễm trùng gây nên bởi các vi khuẩn, trực khuẩn, vi rút...
1.2. Bệnh lý
- Khi các tác nhân gây bệnh gây nên tình trạng rối loạn sinh lý, hoá học trong cơ thể gọi là
quá trình bệnh lý. Quá trình gây bệnh có thể dừng ở đây mà cũng có thể diễn biến thành
bệnh.
1.3. Biểu hiện thành bệnh
- Tác nhân gây bệnh vào cơ thể gây nên quá trình bệnh lý ở các cơ quan, tế bào và gây nên
bệnh cho cơ thể con người. Mỗi bệnh ít nhiều đều có tổn thương đặc trưng của nó.
- Có những bệnh có thể tự khỏi hoặc nếu chuấn đoán đúng và điều trị sớm có thể khỏi hoàn
toàn. Có những bệnh nặng dẫn đến tử vong. Còn có những bệnh sẽ để lại tàn tật về sau này.
- Tóm lại: bệnh nguyên—bệnh lý—►biểu hiện bệnh.
2. Quá trình tàn tật
- Quá trình tàn tật diễn biến từ bệnh —► khiếm khuyết—► giảm khả năng -> tàn lật và
hậu quả của tàn tật.
2.1.Khiếm khuyết
- Khiếm khuyết là sự mất mát, thiếu hụt hoặc bất bình thường về cấu trúc, chức năng, giải
phẫu, sinh lý.
+ Ví dụ 1: Một anh thương binh bị cụt mất một chân. Đó là khiếm khuyết (sự mất mát, thiếu
hụt về giải phẫu).
+ Ví dụ 2: Một cháu gái 8 tuổi bị di chứng bại liệt 2 chân, khiếm khuyết tổn thương tế bào
thần kinh vận động sừng trước tuỷ sống liệt 2 chân.
+ Ví dụ 3: Một người 50 tuổi bị tai biến mạch máu não do cao huyết áp gây liệt nửa người,
thất ngôn. Khiếm khuyết tổn thương các tế bào thần kinh ở não, rối loạn chức năng của não.
2.2. Giảm khả năng
- Là bất kì sự hạn chế hay mất chức năng thực hiện một hoạt động gây nên bời khiếm
khuyết.

76
Ví dụ 1: Giảm khả năng đi của anh thương binh.
Ví dụ 2: Trẻ bị di chứng bại liệt không đi lại được do mất vận động 2 chân.
Ví dụ 3: Người đàn ông bị giảm hoặc mất vận động nửa người, mất khả năng nói.
3.Tàn tật
- Đó là tình trạng người tàn tật do bị khiếm khuyết, giảm khả năng dẫn đến họ không thực
hiện được vai trò của mình trong xã hội (tùy thuộc vào tuổi, giới, các yếu tố khác).
+ Ví dụ 1: Anh thương binh không có khả năng lao động có thu nhập
+ Ví dụ 2: Cháu bé không được vui chơi với bạn bè cùng lứa tuổi, không được đi học.
+ Ví dụ 3: Người đàn ông do không có khả năng giao tiếp với người xung quanh, không có
khả năng lao động sản xuất.
4.Hậu quả của tàn tật
- Tình trạng tàn tật anh hưởng đến bản thân người tàn lật, gia đình và xã hội.
- Hậu quả của tàn tật đối với bản thân người tàn tật:
+ 90% trẻ em tàn tật chết dưới 20 tuổi.
+ Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong ở trẻ em cao hơn rất nhiều so với trẻ em bình thường.
+ Trẻ em tàn tật thường bị thất học.
- Người lớn tàn tật thường không có công ăn việc làm, không tự nuôi sống được bản thân
nên phải sống dựa vào người khác, không có vị trí trong xã hội, không được bình đẳng trong
xã hội, hay bị xa lánh hay tách biệt.
 Hậu quả của tàn tật đối với gia đình:
+ Người tàn tật không được tham gia hoạt động như những người khác trong gia đình.
+ Vì không có thu nhập, họ là gánh nặng kinh tế cho gia đình.
+ Người tàn tật trong gia đình thường bị coi thường.
 Hậu quả của tàn tật đối với xã hội:
+ Bản thân người tàn tật không tham gia lao động sản xuất đóng góp cho xã hội nên bị xã
hội phân biệt đối xử.
+ Xã hội phải chi một phần ngân sách để nuôi người tàn tật.
+ Họ là những người thất thế trong xã hội.
5. Nguyên nhân gây tàn tật
- Chính bản thân tàn tật.
- Thái độ của xã hội.
- Môi trường xung quanh.
- Các dạng tàn tật: Theo sự phân loại của Tổ chức Y tế thế giới tàn tật chia làm 7 nhóm
như sau:
+ Khó khăn về vận động
+ Khó khăn về nhìn
+ Khó khăn về nghe - nói
+ Khó khăn về học
+ Hành vi xa lạ
+ Mất cảm giác (phong)
+ Động kinh
6.Các biện pháp phòng ngừa tàn tật

77
Ba bước phòng ngừa
6.1. Phòng ngừa bước một
Bao gồm các biện pháp để ngăn ngừa từ trạng thái tâm lý không chuyển thành khiếm
khuyết, bao gồm:
- Tiêm chủng.
- Phát hiện và điều trị sớm các bệnh.
- Dinh dưỡng trẻ em và bà mẹ.
- Giáo dục sức khoẻ, dinh dưỡng.
- Sinh đẻ có kế hoạch.
- Cung cấp nước và vệ sinh môi trường.
- Phát triển chương trình PHCN dựa vào cộng đồng.
6.2.Phòng ngừa bước hai
- Bao gồm các biện pháp để ngăn ngừa tình trạng khiếm khuyết không trở thành giảm khả
năng, bao gồm:
+ Phát hiện sớm.
+ Điều trị sớm, đúng.
+ Kích thích sớm đối với trẻ.
+ Giúp đỡ công ăn việc làm cho người lớn.
+ Học hành cho trẻ em.
+ Phát triển ngành vật lý trị liệu - phục hồi chức năng.
6.3.Phòng ngừa bước ba
- Bao gồm các biện pháp để ngăn ngừa giảm khả năng không trở thành tàn tật và gây nên
hậu quả của tàn tật.
- Đây chính là: PHCN.
+ Thể dục, dụng cụ trợ giúp.
+ Giáo dục hướng nghiệp.
+ Giải quyết công ăn việc làm có thu nhập.
QUÁ TRÌNH TÀN TẬT VÀ CÁC BƯỚC PHÒNG NGỪA
Nguyên nhân gây bệnh
<------------------------------------Phòng ngừa bước I
Khiếm khuyết
<----------------------------------- Phòng ngừa bước II
Giảm khả năng
<------------------------------------ Phòng ngừa bước III
Tàn tật Hậu quả tàn tật  Bản thân , gia đình , xã hội
- Trả lời ngắn các câu hỏi từ 01 đến 03 bằng cách điển từ hoặc cụm từ thích hợp vào
chỗ trống.
1.Một anh thương binh bị cụt một chân đó là khiếm khuyết về....
2.Một người 50 tuổi bị tai biến mạch máu não liệt nửa người, thất ngôn khiếm khuyết
về……………..
3.Giảm khả năng là sự hạn chế hay mất chức năng thực hiện một hoạt động gây nên
bởi……………….

78
- Phân biệt đúng/sai các câu từ 4 đến 7 bằng cách đánh dấu V vào cột A cho câu đúng,
vào cột B cho câu sai:

STT Nội dung A B

4 Trẻ em tàn tật thường không được đi học


5 Anh thương binh thường không có thu nhập

6 Một trong những hậu quả của tàn tật là ảnh hưởng đến
kinh tế của gia đình

7 Một trong những nguyên nhân gây tàn tật là do thái độ


của xã hội

- Chọn một câu trả lời đúng nhắt cho các câu từ 8 đến 9 bằng cách khoanh tròn vào
chữ cái dầu câu trả lài được chọn
8. Khiếm khuyết là sự mất mát thiếu hụt hoặc bất bình thường về cấu trúc:
A. Chức năng
B. Giải phẫu
C. Sinh lý
D. Cấu trúc
E. Cả A+B+C+D
9. Nguyên nhân gây tàn tật:
A. Chính bản thân tàn tật
B. Thái độ xã hội
C. Môi trường xung quanh
D. Bệnh tật, thương tích
E. Cả A+B+C+D

79
BÀI 5: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VẬT LÝ TRỊ LIỆU – PHỤC HỒI
CHỨC NĂNG
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Về kiến thức
- Trình bày được định nghĩa – tác dụng sinh học - chỉ định, chống chỉ định của bảy phương
pháp vật lý trị liệ
- Kể được các phương pháp vật lý trị liệu thường dùng
2. Về kỹ năng
- Tập được các bài tập về vận động trị liệu
- Sử dụng được các dụng cụ vật lý trị liệu – phục hồi chức năng
3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm
- Thận trọng hướng dẫn người bệnh ,người nhà làm đúng phương pháp và giáo dục sức
khỏe
NỘI DUNG
1. Định nghĩa:
- Vật lý trị liệu là sử dụng các tác nhân vật lý (có sẵn trong tự nhiên hoặc nhân tạo) để điều
trị
2. Một số phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng:
- Vận động trị liệu.
- Xoa bóp trị liệu.
- Hoạt động trị liệu.
- Nhiệt trị liệu.
- Điện trị liệu.
- Kéo nắn trị liệu.
- Ánh sáng trị liệu.
3. Vận động trị liệu
3.1. Định nghĩa:
- Là môn học áp dụng các kiến thức vận động vào trong công tác điều trị phòng bệnh và
phục hồi chức năng.
3.2 Mục đích :
- Phục hồi tầm hoạt động của khớp, làm dãn mạch cơ, điều hợp các động tác, tái rèn luyện
các cơ bị liệt, bị mất chức năng
3.3. Phân loại vận động:
- Tập vận động thụ động, tập chủ động có trợ giúp ,tập có kháng trở, tập có kháng trở tăng
tiến
- Những điều cần lưu ý :
+ Động viên người bệnh, phải tập theo đúng chỉ định của bác sĩ, giải thích rõ, gọn, đủ, quan
sát bệnh nhân có sai lệch chỉnh lý ngay, theo dõi tai biến, đau, mỏi để kịp thời điều trị
4. Hoạt động điều trị
4.1. Định nghĩa:
- Khoa học nghệ thuật hướng dẫn sự đáp ứng của người bệnh với những hoạt động chọn
lựa, nhằm cải thiện hay duy trì sức khỏe, ngăn ngừa tàn tật, lượng giá thái độ và điều trị hay

80
luyện tập người bệnh có khiếm khuyết về thể chất hay tâm trí (bao gồm cả hoạt động chân
tay lẫn trí tuệ)
4.2. Mục đích: Gia tăng sức khỏe.
5. Ánh sáng trị liệu
5.1. Định nghĩa:
- Là dùng tia tử ngoại và tia hồng ngoại nhằm điều trị và phòng bệnh.
5.2.Tác dụng điều trị :
- Còi xương, các vết loét lâu lành, bệnh vẩy nến, lao xương, lao màng bụng, zona, sẹo lồi,
mụn nhọt, nấm da, viêm da, viêm đa dây thần kinh
- Chống chỉ định:
+ Lao phổi tiến triển, sơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, suy thận, gan, chàm, Bazedon,
người mẫn cảm với ánh sáng.
6. Điện trị liệu
6.1. Dòng galvanic: Là dòng điện một chiều có hiệu điện thế không đổi.
- Liều lượng:
- Thời gian: 5-10phút, 15-20phút, ngày 2-3lần
6.2. Dòng siêu kích thích điện (dòng Tra bert):
- Là dòng xung hình vuông một chiều,
- Thời gian: xung 2 ms, thời gian nghỉ 5 ms
- Trabert đã đề xuất 4 vị trí đặt điện cực điển hình là:
+ EL I: Điều trị cho vùng chẩm, vùng cổ và vai
+ EL II: Điều trị cho vùng ngực và cánh tay
+ EL III: Điều trị cho vùng ngực và lưng
+ EL IV: Điều trị cho vùng thắt lưng và chân
6.3. Dòng Diadynamic (dòng Bernard ): Gồm 5 dạng dòng cơ bản :
- Dòng một pha cố định ( MF ): tần số 50Hz không đổi, gây cảm giác rung mạnh và co rút
cơ.
- Dòng hai pha cố định ( DF ): tần số 100Hz không đổi, gây cảm giác ngứa hay kiến bò
nhẹ trên da. Chỉ gây co cơ khi cường độ dòng đã khá cao, là dòng dễ chịu nhất trong các
dòng xung hình sin. Hai dòng trên xảy ra hiện tượng quen dòng khá nhanh sau 1 - 2 phút
điều trị.
- Dòng biến điện chu kỳ dài ( LP ): Có sự biến đổi chậm, luân phiên giữa dòng MF và DF
theo từng nhịp 6 giây. Dòng kích thích mạnh hơn dòng DF đôi chút và gây co rút cơ nhẹ
trong pha MF.
- Dòng biến điện chu kỳ ngắn ( CP ): Có sự biến đổi nhanh, luân phiên giữa dòng MF và
DF theo từng nhịp 1 giây. Dòng kích thích nhẹ hơn dòng MF đôi chút nhưng mạnh hơn hẳn
dòng LP hay DF. Gây co rút cơ nhẹ trong pha MF
- Dòng (CPid): Giống dòng CP, cường độ trong pha DF cao hơn trong pha MF 10%. Như
vậy sẽ mất đi sự khác biệt về cảm giác giữa pha MF và DF.
- Nguyên tắc ứng dụng: Những trường hợp bệnh cấp tính sử dụng dòng êm dịu DF, LP;
các rối loạn nhẹ (bệnh mạn tính ) sử dụng các dòng kích thích mạnh CP, Cpid. Dòng MF
kích thích rất mạnh nên hầu như không sử dụng.

81
+ Chỉ định:
 Giảm đau: Đau gân, cơ, khớp, dây thần kinh, rối loạn thần kinh thực vật, các trường
hợp co thắt cơ, phù nề do chèn ép, do chấn thương....
6.4. Dòng giao thoa (dòng Nemec):
- Là một dòng vừa có tác dụng của tần số thấp một chiều, vừa ít kích thích da do tác dụng
của các dòng xoay chiều tần số trung bình hoặc cao hơn..
- Chỉ định:
+ Kích thích cơ ( thể dục điện )
+ Giảm đau: Cơ, xương, khớp, thần kinh.. đặc biệt là các tổn thương bệnh lý trong sâu
6.5. Dòng điện cao tần trị liệu ( sóng ngắn )
-Tác dụng sinh lý: Tăng nhu cầu oxy, dinh dưỡng, tăng máu và bạch cầu, tăng họat tính mao
mạch, giảm đau, an thần, tăng nội tiết, tăng giãn nghỉ cơ, tăng miễn dịch, tăng tốc độ dẫn
truyền thần kinh ngoại vi.
- Chống chỉ định: Huyết khối, chảy máu, lao tiến triển, u các loại, hành kinh, có thai.
- Chỉ định: Tình trạng viêm, sau chấn thương.
6.6. Siêu âm trị liệu:
- Tác dụng sinh lý: Oxy hoá khử tăng lên ở vùng được điều trị, tăng cung cấp máu, điều
phối cơ và cải thiện dinh dưỡng, giảm đau.
+ Kỹ thuật điều trị : Dùng Format hoặc nước để tăng tiếp xúc.
- Liều lượng:
+ Liều nhỏ: Từ 0,05- 0,5 W/cm2
+ Liều vừa: Từ 0,5 – 1,5 W/cm2
+ Liều lớn: Từ 2 – 3 W/cm2
- Thời gian điều trị: Từ 3 – 10 phút.
- Chỉ định: Đau khớp, chạm thương, viêm dính, xơ dính…
- Chống chỉ định: U ác tính, viêm tắc động mạch nặng, có thai, các đầu xương dài đang
phát triển, não, tim.,vùng da mất cảm giác.
7. Xoa bóp trị liệu
7.1. Định nghĩa:
- Là những thủ thuật xoa bóp nắn các mô của cơ thể một cách khoa học và hệ thống, chủ
yếu được thực hiện bằng hai bàn tay người, nhằm tác động lên hệ thần kinh hệ tuần hoàn….
- Hiệu quả sinh lý của xoa bóp
+ Hiệu quả phản xạ: Giảm trạng thái căng thẳng về tâm thần.
+ Hiệu quả cơ học: Giúp lưu thông máu và
7.2. Mục đích của xoa bóp
- Giảm đau, giảm phù nề các mô co thắt ,các trường hợp sưng cứng, các chấn thương
xương, khớp, gân ở giai đoạn phục hồi, viêm khớp viêm thần kinh, liệt cơ, tâm thần, táo
bón.
- Hiệu quả sinh lý của xoa bóp:
+ Hiệu quả phản xạ: Giảm trạng thái căng thẳng về tâm thần.
+ Hiệu quả cơ học: Giúp lưu thông máu và
- Kỹ thuật xoa bóp: Xoa vuốt, nhào bóp ,vỗ, đập, miết, rung

82
- Chỉ định: Xoa bóp
- Chống chỉ định : Các ổ nhiễm khuẩn cấp ,ung thư, người bệnh tim, suy yếu, các bệnh
ngứa và nhiễm khuẩn ngoài ra, viêm tĩnh mạch huyết khối
8. Thủy trị liệu và nhiệt trị liệu
8.2 . Định nghĩa
- Thủy trị liệu: Là phương pháp sử dụng nước điều trị thông qua việc tác động lên bề mặt
ngoài cơ thể. Nước là mội trường thuận tiện để trao đổi nhiệt lượng với cơ thể, để tạo sức ép
và sự kích thích cơ học trên bề mặt da và để thực hiện sự đề kháng hay trợ giúp đối với các
cử động chủ động.
- Chỉ định, chống chỉ định: Như các chỉ định và chống chỉ đinh chung của nhiệt nóng trị
liệu và nhiệt lạnh trị liệu..
Nhiệt trị liệu
- Nhiệt nóng:
+ Tác dụng sinh lý: Tác dụng sinh học đối với mô của cơ thể phụ thuộc vào cường độ nóng
được áp dụng (khoảng 40-450C), thời gian áp dụng (thường từ 15-30 phút), phạm vị cơ thể
được sưởi nóng, tốc độ được sưởi nóng.
+ Chỉ định điều trị: Nhiệt nóng được sử dụng trong nhiều loại bệnh, đặc biệt là các bệnh
thuộc hệ vận động: giảm đau, co rút khớp, co cứng, co rút khớp, giảm tầm vận động, viêm
bán cấp và mạn tính.
+ Chống chỉ định và thận trọng: Viêm cấp, chấn thương mới, chảy máu mới hoặc nguy cơ
chảy máu, vùng da mất cảm giác, mất nhận thức đau (hôn mê, suy giảm trí tuệ), u các loại,
phù, các vết thương hở. Thận trọng với người già, trẻ con.
8.2. Chườm nóng:
- Tác dụng sinh lý : Gây xung huyết cục bộ, tăng cường sức hoạt động của tế bào và mô,
giảm đau và phù nề, tổ chức bớt xung huyết, làm cho bệnh nhân ấm lên. Một số yếu tố ảnh
hưởng tác dụng:
- Chỉ định : Các cơn đau dạ dày, viêm thanh quản khí quản, trẻ em và người già trời rét, đau
khớp, đau cơ.
- Chống chỉ định: Viêm ruột thừa cấp nhiễm khuẩn mủ nặng
8.3. Chườm lạnh :
- Tác dụng sinh lý: Co mạch giảm xung huyết cầm máu, khu trú nhiễm khuẩn, giảm đau, hạ
nhiệt độ.
- Chỉ định: Xuất huyết phổi, sốt cao
9. Kéo nắng trị liệu
9.1. Định nghĩa:
- Thao tác người thầy thuốc tiến hành để phát hiện sự tắc nghẽn khớp đồng thời dùng thao
tác để xoá bỏ sự tắc nghẽn đó..
- Nguyên tắc kéo nắn :
- Chỉ định: Đúng, kéo nắn đúng kỹ thuật, giảm đau bằng xoa bóp khi kéo nắn
9.2.Mục đích:
- Giảm độ vênh, nghiêng vùng cột sống, giảm co thắt cơ, làm thẳng vùng thắt lưng để mở
rộng phần sau của các thân đốt sống, nới dần sức ép lên rễ thần kinh nhờ làm rộng lỗ liên

83
đốt sống, do đó sẽ làm giảm đau, giảm chèn ép thần kinh...
- Thời gian: Kéo có thể từ 10-20 phút/lần, mỗi ngày kéo 1 - 2 lần.
- Chỉ định :
+ Thoát vị dĩa đệm
+ Thoái hoá cột sống (trừ loãng xương nặng đốt sống)
+ Gai cột sống
+ Đau cơ cấp (vẹo cổ, vẹo lưng)
+ Vẹo cột sống, cùng hoá, thắt lưng hoá.
+ Hẹp lỗ liên hợp.
- Chống chỉ định:
+ Gãy xương
+ Trật khớp, rách đứt dây chằng khớp sống
+ Các khối u lành và ác tính
+ Các trường hợp có nguy cơ chảy máu
+ Các trường hợp viêm tuỷ, lao cột sống, các tổn thương cột sống
+ Những người bệnh cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai.

84
BÀI 6: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI BỆNH SAU GÃY XƯƠNG

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Về kiến thức
- Kể tên được 4 giai đoạn tiến triển của gãy xương và 4 biến chứng muộn của gãy xương.
- Trình bày được mục tiêu và kế họach chăm; sóc, phục hồi trong từng giai đoạn của gãy
xương
2. Về kỹ năng
- Làm được các thao tác phục hồi cho các trường hợp gãy xương
3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm
- Có thái độ ân cần, hòa nhã, nhẹ nhàng, tạo niềm tin để người bệnh hợp tác tập luyện
NỘI DUNG
1. Định nghĩa:
- Gãy xương là loại tổn thương ảnh hưởng tới sự toàn vẹn của xương.
2. Nguyên nhân
- Do chấn thương: tai nạn lao động, sinh hoạt, giao thông, chiến tranh.
- Do bệnh lý: viêm xương tuỷ, lao xương, ung thư xương, loãng xương.
- Do bẩm sinh.
3. Triệu chứng:
- Có 6 triệu chứng chung cho các loại gãy xương : Trong đó có
+ 3 triệu chứng chắc chắn
+ 3 triệu chứng không chắc chắn
3.1. Triệu chứng không chắc chắn (chung cho các loại chấn thương):
- Đau, sưng nề bầm tím., giảm hoặc mất cử động. Trong gãy xương không nhất thiết phải
có đủ cả 3 triệu chứng chắc chắn của gãy xương mà chỉ cần một trong 3 triệu chứng đó là có
thể kết luận được.
3.2.Triệu chứng chắc chắn (chỉ có trong gãy xương):
- Biến dạng của trục chi, có tiếng lạo xạo khi cọ xát 2 đầu xương gãy, cử động bất thường.
4. Tiến triển của gãy xương :
- Từ khi xương bị gãy đến liền xương tiến triển qua 4 giai đoạn
4.1. Giai đoạn máu tụ:
- Ngay sau gãy xương tại ổ gãy máu chảy ra tụ lại ở giữa hai đầu xương và tổ chức xung
quanh ổ máu tụ này sẽ phát triển thành can liên kết.
4.2. Giai đoạn can liên kết:
- Từ màng xương, ống Haivers, xương và tủy xương, các tế bào liên kết xâm nhập vào khối
u máu tạo thành một lưới tổ chức liên kết, thay dần khối máu tụ và hình thành can liên kết.
4.3. Giai đoạn can nguyên phát:
- Sau 3-4 tuần muối vôi lắng đọng trên can liên kết tạo thành can xương non.
4.4. Giai đoạn can xương vĩnh viễn:
- Màng xương, ống xương được thành lập trở lại nguyên vẹn tạo thành can vĩnh viễn. Ổ
gãy được liền tốt sau 8-10 tháng.
5. Các biến chứng

85
5.1. Can xương lệch vẹo
- Do nắn không đúng trục hoặc di lệch thứ phát sau khi đã nắn chỉnh. Hậu quả sẽ làm xấu
về mặt thẩm mỹ và gây hạn chế vận động khớp.
5.2. Chậm liền xương
- Là hiện tượng can xương chưa liền sau một thời gian đủ để liền (3 tháng). Thời gian đó
phải kéo dài quá thời gian quy định và tại nơi xương gãy vẫn còn đau. Thường gặp ở người
già hay do bất động không tốt.
5.3. Khớp giả
- Là khi hết thời gian quy định mà xương không liền. Tại nơi gãy người bệnh không còn
đau nữa, đoạn gãy lủng lẳng. Thường do mất xương quá nhiều hay do cơ xen kẽ vào giữa
hai đầu xương gãy hoặc do 2 đầu xương gãy cách nhau quá xa cứng khớp, teo cơ, co rút cơ:
do bất động lâu ngày.
6. Xử trí:
6.1. Phương pháp bảo tồn:
- Bó bột: Đối với gãy xương kín đến sớm nên nắn chỉnh ngay, sau đó bó bột theo tư thế
chức năng.
- Kéo liên tục: Dùng đinh Kirscher xuyên qua các đầu xương rồi dùng sức nặng để kéo liên
tục. Trọng lượng kéo tùy theo xương.
6.2. Phương pháp phẫu thuật:
- Người ta có thể dùng phương pháp phẫu thuật để điều trị gãy xương như kết hợp xương
bằng kim loại (đóng định nội tủy, dùng nẹp vis, buộc vòng, xuyên kim...) hoặc ghép xương.
- Ưu điểm:
+ Có thể nắn xương đúng vị trí.
+ Bất động tương đối chắc chắn tránh được di lệch thứ phát.
+ Người bệnh có thể tập cử động sớm, tránh teo cơ, cứng khớp.
- Nhược điểm:
+ Nếu không đảm bảo vô khuẩn dễ bị nhiễm khuẩn gây viêm xương, chậm liền, khớp giả.
7. Vật lý trị liệu - phuc hồi chức năng
7.1. Giai đoạn bất động
Mục đích: Phòng ngừa các biến chứng viêm phổi ứ đọng, huyết khối, lóet do đè ép , giảm
đau , duy trì tầm vận động của khớp tự do ,tránh teo cơ, cứng khớp do bất động.
- Phương pháp phục hồi
+ Tư thế trị liệu: Đối với vùng chi còn phù nề, cần kê cao chi để giảm phù nề.
- Vận động trị liệu:
+ Đối với vùng gãy xương phải bất động ta thực hiện co cơ tĩnh (gồng cơ) để đề phòng teo
cơ, giảm phù nề, làm nhanh quá trình liền can.
+ Đối với các khớp tự do không bị cố định thì thực hiện vận động chủ động các khớp hết
biên độ (tầm) vận động.
+ Giảm đau
+ Điện trị liệu: Các dòng điện xung, điện phân, điện cao tần...
+ Nhiệt lạnh: Đáp đá, chờm lạnh...
- Hoạt động trị liệu:

86
+ Phải được tiến hành sớm, ngay từ khi còn cố định xương đến khi hồi phục.
+ Biện pháp tùy theo tổn thương cụ thể, có thể đan lát, làm gốm..., làm xưởng mộc, chơi thể
thao...
7.2. Giai đoạn sau bất động
- Sau bất động lâu ngày (bó bột, phẫu thuật kết hợp xương) thường có tình trạng hạn chế
tầm vận động, teo cơ, đau khớp. Do đó các hoạt động cần phải thực hiện một cách thận
trọng để tránh gây tổn thương thêm cho các mô bị suy yếu (cơ, dây chằng và mô liên
kết).Lúc đầu, bệnh nhân sẽ bị đau khi bắt đầu vận động, nhưng đau sẽ giảm dần khi khớp cử
động, các cơ mạnh dần lên và tầm hoạt động tăng tiến dần.
- Mục đích: Giảm sưng nề, giảm đau , gia tăng tuần hoàn, phá tan kết dính ,gia tăng tầm
hoạt động của khớp ,gia tăng sức mạnh của cơ , phục hồi chức năng tối đa để người bệnh
nhanh chóng trở về cuộc sống, lao động bình thường.
- Phương pháp phục hồi: Nhiệt nóng ẩm, xoa bóp sâu, vận động kỹ thuật giữ nghỉ, tập
chủ động trợ giúp, tập có sức kháng cản, hoạt động trị liệu, tập đi với dụng cụ trợ giúp (nạng
gậy), luyện dáng đi.
- Trên đây là những nguyên tắc chung về phục hồi chức năng cho người bị gãy xương.
Trong thực tế, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà người ta chọn các loại bài tập phù hợp
với tình trạng người bệnh, loại gãy xương và xương bị gãy.

Tự lượng giá
I.Phần 1: Điền khuyết
1. Gãy xương là loại (A) ảnh hưởng tới sự (B) của xương.
2. Giai đoạn can liên kết: các tế bào (A) vào khối máu tụ tạo thành một (B) 2w sau gãy
xương.
3. Xương chậm liền: qua thời gian (A) để liền xương, xương vẫn (B)
4. Trường hợp gãy xương chi sưng to nên cho người bệnh vào nằm viện chờ (A) mới thực
hiện được (B) hay phẫu thuật.
5. Co cơ tĩnh nhẹ nhàng các cơ vùng chi gãy: giúp làm (A) ngừa kết dính ở cơ khớp, cải
thiện tuần hoàn làm (B)
6. Điều trị hội chứng sudeck:
- Làm ấm vùng chi có rối loạn tuần hoàn bằng chườm nước ấm, chiếu hồng ngoại, bó
parapin.
- Thời gian 10-15 phút / lần, ngày 2-3 lần.
- Xoa bóp vùng chi có hội chứng sudeck ngày 2-3 lần.
- Thể dục điện vùng cơ teo yếu ngày một lần 10 phút.
- (A) - (B)
7. Bốn giai đoạn tiến triển của gãy xương:
- Giai đoạn máu tụ. - (A)
- (B) - Giai đoạn can vĩnh viễn.
8. Phục hồi chức năng di chuyển, sinh hoạt sau phẫu thuật mổ gãy xương: hướng dẫn tập đi
(A) tăng dần chịu sức nặng trên (B)

87
II. Phần 2: Câu hỏi phân biệt đúng sai
9. Giai đoạn tụ máu: xảy ra trong 10-15 ngày đầu sau gãy xương.
10. Giai đoạn can nguyên phát: sau 3-4 tuần sau gãy xương.
11. Các tế bào xâm nhập vào khối máu tụ tạo thành can xương.
12. Các bệnh nhân bất động để liền xương đều có teo cơ.
13. Co rút cơ: hay gặp sau khi tháo bột cho bệnh nhân gãy xương.
14. Do can không kín hình thành khớp giả.
15. Lệch trục chi: ảnh hưởng tới hệ thần kinh ngoại biên.
16. Chờm lạnh: giúp co mạch, giảm sưng, giảm đau.
17. Các cơ hay bị co rút sau tháo bột: cơ tứ đầu đùi, cơ nhị đầu cánh tay, gân cơ Asin...
18. Quá 6 tháng xương vẫn chưa liền gọi là chậm liền xương.
19. Yếu tố tuổi đời không ảnh hưởng đến sự liền xương.
III. Phần 3: Câu hỏi chọn trả lời đúng nhất
20. Nguyên nhân của gãy xương:
A. Do chấn thương: tai nạn lao động, giao thông, sinh hoạt…
B. Do bệnh lý: viêm xương tuỷ, lao xương, ung thư xương, loãng xương.
C. Do bẩm sinh.
D. Cả A, B, C đều đúng.
21. Giai đoạn can vĩnh viễn:
A. Sau 3 đến 4 tháng.
B. Sau 6 đến 8 tháng
C. Sau 8 đến 10 tháng
D. Sau 10 đến 12 tháng
22. Tiến triển của gãy xương trải qua:
A. 4 giai đoạn.
B. 5 giai đoạn.
C. 6 giai đoạn.
D. 7 giai đoạn.
23. Các biến chứng thường gặp sau gãy xương
A. Teo cơ, co rút cơ, hạn chế tâm vận động khớp.
B. Khó khăn di chuyển, khó khăn sinh hoạt.
C. Hội chứng Sudeck: đau, sưng nề hoặc teo tổ chức vùng chi gãy.
D. Cả A, B, C đều đúng.
24. Hội chứng Sudeck:
A. Teo các cơ ở chi có xương gãy.
B. Cứng và sưng khớp vùng xương gãy
C. Đau, sưng nề hoặc teo tổ chức vùng chi gãy.
D. Cả A, B, C đều đúng.
25. Thời gian chờ chi gãy bớt sưng để bó bột:
A. 1 đến 2 ngày.
B. 2 đến 4 ngày.
C. 4 đến 8 ngày.

88
D. 6 đến 10 ngày.
26. Trường hợp gãy xương trước bót bột, phẫu thuật cần:
A. Đặt chi gãy lên cao.
B. Chườm lạnh.
C. Co cơ tĩnh nhẹ nhàng các cơ vùng chi gãy dưới gưỡng đau.
D. Cả A,B,C đều đúng.
27. Mục đích PHCN khi bó bột hoặc kéo tạ:
A. Giảm sưng, giảm đau.
B. PHCN sinh hoạt, di chuyển.
C. Phòng ngừa teo cơ, co rút cơ, cứng khớp.
D. Cả A,B,C đều đúng.
28. Hạn chế tâm vận động khớp sau gãy xương:
A. Do co rút cơ, do kết dính tại khớp.
B. Do phù nề vùng khớp.
C. Do teo cơ.
D. Cả A,B,C đều đúng.
29. Điều không có trong Phương pháp PHCN sau bó bột:
A. Đặt chi gãy lên cao.
B. Cố định chi gãy bằng bột.
C. Tập đi xe lăn.
D. Tập mạnh chi lành bằng tạ, lò so,…Tập co cơ tĩnh trong bột đối với chi gãy.
PHCN sinh hoạt, di chuyển.
30. Mục đích PHCN sau tháo bột
A. Cải thiện tuần hoàn, điều trị hội chứng Sudeck.
B. Phục hồi cơ teo vùng chi bị gãy, kéo dãn cơ vùng chi bó bột bị co rút.
C. Gia tăng tầm vận động khớp, PHCN sinh hoạt, di chuyển.
D. Cả A,B,C đều đúng.
31. Điều không có trong biến chứng muộn của gãy xương:
A. Khớp giả.
B. Teo cơ.
C. Xương chậm liền.
D. Viêm xương.
32. Khớp giả có:
A. Hai loại.
B. Ba loại.
C. Bốn loại.
D. Năm loại.

89
BÀI 7: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG LIỆT DÂY VII NGOẠI BIÊN

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Về kiến thức
- Trình bày được khái niệm, nguyên nhân liệt dây VII ngoại biên
- Trình bày được nguyên tắc và phương pháp phục hồi chức năng liệt dây VII ngoại biên
4. Về kỹ năng
- Thực hiện được một số kỹ thuật trong vật lý trị liệu -phục hồi chức năng
3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm
- Quan tâm hướng dẫn người bệnh và người nhà đúng phương pháp, kỹ thuật tập luyện
trong vật lý trị liệu - phục hồi chức năng
NỘI DUNG
1. Khái niệm:
- Liệt mặt ngoại biên là hội chứng tổn thương dây thần kinh số VII gây nên tình trạng giảm
hoặc mất vận động các cơ ở mặt (liệt toàn bộ nửa mặt).
2. Nguyên nhân:
- Bị nhiễm lạnh, tai biến mạch máu vùng cầu não, viêm não, viêm đa rễ và dây thần kinh
3. Chẩn đoán nguyên nhân
3.1. Liệt mặt nguyên phát (liệt mặt do lạnh hay liệt Bell)
- Mạch nuôi của dây thần kinh bị co thắt dẫn đến thiếu máu cục bộ, phù và chèn dây thần
kinh trong ống Fallope. Các trường hợp liệt tự phát thường tiến triển cấp tính có liên quan
tới gió lùa, lạnh, hay xảy ra vào ban đêm.
3.2. Liệt mặt thứ phát
- Viêm đa rễ và dây thần kinh, viêm màng não, viêm dây thần kinh VII, viêm tai xương
chũm, Zona hạch gối ...
- Sang chấn: Vỡ nền sọ gây vỡ xương đá, tai biến phẫu thuật tai...
- Khối u: U góc cầu tiểu não, u dây thần kinh VIII, di căn ung thư…
4. Phục hồi chức năng
4.1. Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị
- Điều trị càng sớm càng tốt, người bệnh mau khỏi
- Tránh các kích thích mạnh, không bao giờ cố điều trị cho hết liệt mặt trong giai đoạn cấp
của bệnh (vì sẽ làm trương lực cơ tăng gây co cứng)
- Kết hợp điều trị, bảo vệ mắt bị hở
4.2. Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng:
- Phục hồi chức năng giai đoạn cấp tính (từ 3 ngày - 1 tuần)
- Mục tiêu:
+ Giảm tâm lý lo lắng giúp người bệnh an tâm và hợp tác trong điều trị
+ Tăng tuần hoàn, phòng biến dạng mặ
+ Bảo vệ mắt, chống khô mắt và viêm giác mạc
+ Đảm bảo vệ sinh răng miệng.
- Phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng:
+ Động viên, giải thích giúp người bệnh an tâm và hợp tác trong điều trị

90
+ Dùng nhiệt ấm, xoa bóp cử động nhẹ nhàng tránh kích thích mạnh, giảm nói cười
+ Dùng bằng dính chữ Y cố định ở trán , môi trên và dưới để nâng cơ mặt khỏi sệ.
+ Người bệnh nên đeo kính râm, nhỏ mắt bằng nƣớc muối sinh lý, dùng băng dính che mắt
tạm thời để tránh bụi, dị vật gây tổn thương mắt.
+ Hướng dẫn vệ sinh răng miệng.
- Phục hồi chức năng giai đoạn bán cấp và mạn tính (sau 1 tuần)
+ Mục tiêu:Tăng cường trương lực cơ, phục hồi cơ mặt bị teo, điều trị co cứng cơ mặt, tăng
cường tuần hoàn, tiếp tục phục hồi chức năng giao tiếp, giữ gìn vệ sinh răng miệng.
- Phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng:
+ Dùng nhiệt nóng, điện xung, điện phân, xoa bóp.
+ Tập các cơ mặt qua các bài tập từ chủ động trợ giúp đến đề kháng.
+ Hướng dẫn người bệnh tự tập qua gương: nhắm mắt huýt sáo, thổi lửa, ngậm chặt miệng,
mỉm cƣời, nhăn trán, phát âm những từ có âm môi: B, P, U, I, A…
+ Nên để người bệnh ở phòng riêng hoặc ở góc phòng có bình phong, ngăn cách với người
bệnh khác để người bệnh khỏi ngượng ngùng, kém tập trung.
+ Hướng dẫn người bệnh giữ ấm mặt,bảo vệ mắt, tránh các cử động mạnh mở mắt.
5. Các phương pháp điều trị khác
5.1. Điều trị nội khoa
- Điều trị theo nguyên nhân: Chống viêm, dùng thuốc kháng sinh khi có nhiễm khuẩn,
thuốc điều trị virus…
- Thuốc giãn mạch
- Kích thích tăng dẫn truyền, dùng vitamin nhóm B liều cao.
5.2. Điều trị ngoại khoa
- Phẫu thuật giải phóng dây thần kinh trong ống dây thần kinh mặt do viêm tai, phẫu thuật
khối u…
5.3. Cần theo dõi và tái khám
- Cần thăm khám định kỳ cho đến khi hết triệu chứng để đánh giá kết quả điều trị, điều
chỉnh phương pháp điều trị nếu cần và để phát hiện các biến chứng của liệt mặt
- Liệt mặt ngoại biên do lạnh thường lành tính, tuy nhiên cần hướng dẫn bệnh nhân giữ
ấm mặt, bảo vệ mắt, tránh các cử động mạnh ở mắt.
- Liệt mặt do các nguyên nhân: Khối u, mạch máu, viêm nhiễm cần kết hợp với các
phương pháp điều trị đặc hiệu, tái khám theo chuyên khoa, phối hợp điều trị nguyên nhân,
tiên lượng tuỳ thuộc nguyên nhân gây bệnh.

91
BÀI 8: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI BỆNH BẠI NÃO

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Về kiến thức
- Trình bày được định nghĩa,nguyên nhân gây bệnh bại não
- Trình bày được các thể lâm sàng của bệnh bại não.
- Trình bày được các kỹ thuật phục hồi chức năng đơn giản cho bệnh nhân bại não.
- Hướng dần được gia đình và công đồng giúp đỡ người bị bại não để họ có cư hội hoà
nhập xã hội
2. Về kỹ năng
- Thực hiện được kỹ thuật phục hồi chức năng đơn giản cho bệnh nhân bại nã
3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm
- Có thái độ ân cần, hòa nhã, nhẹ nhàng, tạo niềm tin để người bệnh hợp tác tập luyện
NỘI DUNG
1. Định nghĩa
- Bại não là một nhóm những rối loạn của hệ thần kinh trung ương, gây ra do nhiều nguyên
nhân, ảnh hưởng vào các giai đoạn trước khi sinh, trong khi sinh hoặc sau khi sinh cho đến
5 tuổi, với hậu quá biến thiên bao gồm những bất thường về vận động, giác quan, tâm thần
và hành vi.
2. Nguyên nhân gây bại não :
2.1.Trước khi sinh
- Mẹ mang thai trong 3 tháng đầu bị nhiễm cúm nặng, các bệnh do virut khác.
- Mẹ mang thai bị đái tháo đường, nhiễm độc thai nghén.
- Yếu tố gia đình: Trong gia đình có những người khác cũng bị bệnh tương tự.
- Mẹ mang thai bị chấn thương, động thai, bị phẫu thuật.
- Các tình trạng của thai dẫn đến thiếu oxy não: Dây rốn cuốn cổ (tráng hoa cuốn cổ).
2.2.Trong khi sinh :
- Trẻ bị ngạt trong và sau khi đẻ.
- Sang chấn sản khoa: Đẻ khó, can thiệp sản khoa (Forceps, Ventoux).
- Đẻ non đặc biệt dưới 28 tuần.
- Cân nặng khi đẻ thấp, đặc biệt trẻ dưới 1500 gam.
2.3.Sau khi sinh
- Chấn thương sọ não: Do ngã, chấn thương.
- Bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con gây vàng da nhân .
- Xuất huyết não.
- Nhiễm trùng thần kinh: Viêm não, viêm màng não.
- Thiếu oxy não do ngạt nước, ngộ độc nước, sốt cao gây co giật...
2.4. Không rõ nguyên nhân
- Một số trẻ bị bại não nhưng không tìm thấy nguyên nhân.
- Ở Việt Nam, nguyên nhân trước, trong khi sinh của 70% trẻ bại não là do ngạt, đẻ non,
can thiệp dụng cụ...

92
- Nhóm viêm não chiếm 80% ở nhóm sau khi sinh.
3. Một số dấu hiệu nhận biết sớm bại não
- Trẻ đẻ ra không khóc ngay hoặc khóc yếu, tím tái.
- Trẻ bại não sau khi sinh thường mềm nhẽo, trẻ mềm rũ người xuống giống chữ “U” hoặc
không vận động.
- Trẻ gặp khó khăn khi ăn uống, khó mút bú, nuốt, nhai hay bị sạc hoặc nghẹn, thậm chí về
sau này khi trẻ lớn lên vẫn gặp các khó khàn về ăn uống.
- Chậm phát triển so với các trẻ khác cùng tuổi, trẻ bại não thường chậm biết giữ đầu cổ,
chậm biết lẫy, chậm biết ngồi, chậm biết đi.
- Không biết cầm nắm bằng hai tay hoặc chỉ cầm bằng một tay.
- Khó khăn trong chăm sóc trẻ: Cha mẹ thường thấy khi bế ẩm, tắm rửa hay thay quẩn áo
cho trẻ vì trẻ cứng đờ.
- Trẻ bại não có thế bị mềm đến nỗi đầu luôn rủ xuống hay ưỡn mạnh ra phía sau. Hoặc đột
nhiên trẻ trở nên cứng đờ như tấm ván đầu ưỡn ra sau.
- Sau khi sinh trẻ bại não thường khóc ngằn ngặt ròng rã nhiều tháng, bị kích thích, khó
chịu. Một số trẻ bại não khác lại lờ đờ, ít đáp ứng.
- Trẻ bại não có thể bị điếc (khó nghe) hoặc mù (khó khăn về nhìn) bẩm sinh:Nếu không
phát hiện ra gia đình có thể cho rằng trẻ chậm phát triển tinh thần.
- Trẻ bại não có thể bị động kinh kèm theo cơn co giật, bất tính, sùi bọt mép.
- Trẻ bị bại não thường gặp khó khăn trong giao tiếp. Trẻ không đáp ứng hoặc hành động
như những đứa trẻ bình thường. Một phần do trẻ bị mềm nhẽo hoặc co cứng, thiếu các điệu
bộ cử chỉ của tay, hoạt động của cơ mật, mặt khác có thể do trẻ chậm biết nói.
- Thay đổi hành vi liên tục: Trẻ bại não đột nhiên khóc rồi lại cười, hay sợ hãi, co giật, tức
giận , khả năng thăng bằng kém.
4. Phân loại
4.1. Theo thể lâm sàng
- Thể co cứng: Thường gặp nhất.
+ Tăng trương lực cơ (khi ta vận động gập, duỗi tay chân ta thấy khó, trẻ cứng lại và chống
lại sức gập duỗi của ta).
+ Bàn tay luôn nắm chặt.
+ Bàn chân duỗi chéo, cứng đờ.
+ Phản xạ gân xương tăng mạnh khi gõ búa phản xạ vào gối thì trẻ rung giật mạnh.
+ Đặc biệt trẻ không cử động từng khớp riêng biệt được (không thể gập cò tay hay gập gối),
trẻ vận động cả khối, thân thể cứng đờ.
- Thể múa vờn
+ Đa số đều liệt tứ chi (hai tay và hai chân).
+ Hay bị điếc ở tần số cao.
+ Trương lực cơ lúc tăng mạnh (như thể co cứng) nhưng có lúc lại giảm, trẻ mềm yếu đi.
+ Có một số cử động vô ý thức như : ngón tay, bàn tay ngoằn ngoèo như múa, như giun bò.
+ Đặc biệt tư thế đầu và cổ không ổn định: Luôn luôn ngật ngưỡng, gục xuống...
+ Mồm há ra liên tục, dãi rớt chảy ra.
- Thể thất điều: (không điều hợp được vận động)

93
+ Trương lực cơ luôn luôn yếu, trẻ không đứng, ngồi vững vàng.
+ Mất thăng bằng, dáng đứng đi như người “ say rượu “.
- Thể phối hợp: Như co cứng với múa vờn.
4.2. Theo mức độ
- Loại nhẹ: Người bệnh tự đáp ứng được các nhu cầu hàng ngày: Di chuyển không cần trợ
giúp, không bị khiếm khuyết về tiếng nói. có khả năng đến trường... Loại này không cần
phục hồi chức năng.
- Loại vừa: Thiếu khả năng tự chăm sóc và di chuyển, có khiếm khuyết về tiếng nói.
Người bệnh cần được phục hồi chức năng.
- Loại nặng: Khả năng tự chăm sóc, di chuyển và tiếng nói của người bệnh rất kém.
Người bệnh phải được phục hồi chức năng.
- Tóm lại: Dù phân loại theo cách nào, trên thực tế khó mà nhận định được một thể bệnh
rõ rệt đối với một trẻ bại não vì các biểu hiện thường phức tạp, đa dạng. Tuy nhiên dựa vào
cách phân loại trên mà việc chẩn đoán, để ra chương trình phục hổi chức năng việc theo
dõi , đánh giá kết quả phục hồi chức năng được dễ dàng hơn.
5.Phục hổi chức năng
5.1.Nguyên tắc :
- Phục hồi sớm, toàn diện và phục hổi chức năng dựa vào cộng đồng.
5.2. Hướng dẫn gia đình trẻ bại não một số kỹ thuật cụ thể để phục hồi chức năng tại
nhà
- Thể co cứng
+ Bế nách, dịu, chêm lót giữa hai chân.
+ Cho nằm võng đu đưa.
+ Tập cho trẻ ngẩng, xoay đầu bằng dụng cụ, đồ chơi hoậc bằng chính người thân. Tập xoay
và lẫy.
+ Tập ngồi bàng cách kéo dạng hai chân ra xa.
+ Tập đứng quay các phía lấy đồ vật.
- Thể múa vờn
+ Điều chỉnh tư thế bất thường của tay và cổ.
+ Tập luyện cử động hữu hiệu và điều hợp (nên khu trú cử động ở từng khớp).
+ Hướng dẫn gia đình trẻ một số hoạt động vui chơi qua các tư thế.
- Thể thất điều
+ Tập thăng bằng trong các tư thế ngồi, bò, đứng, đi qua các dụng cụ: bục gỗ, bàn bập bênh,
cầu khỉ...
+ Tập luyện gia tăng lực cơ qua các trò chơi.
+ Hướng dẫn gia đình một số hoạt động tại nhà.
- Thể phối hợp
+ Tùy theo trường hợp của trẻ mà áp dụng các kỹ thuật tập luyện cho thích hợp.
- Tập luyện hướng dẫn cho trẻ và gia đình các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày:
+ Vị trí đặt ngủ, mặc quần áo, cho ăn uống, tập nói, bế ẩm, vui chơi, làm dụng cụ trợ giúp
thích nghi, trẻ tự tập luyện, vệ sinh tắm rửa.
- Phương pháp vật lý trị liệu:

94
+ Thư giãn: Người mắc bệnh hô hấp mạn tính (hen, viêm phế quản mạn tính) thường lo âu,
gây căng thẳng thần kinh làm cho cơ hô hấp co thắt, dẫn đến bệnh nhân càng khó thở, cần
phải giúp bệnh nhân gạt bỏ lo âu và luyện tập thư giãn.

QUI TRÌNH BẢNG KIỂM


Tiêu chuẩn thành
STT Các bước thực hiện Ý nghĩa
đạt

1 Tiếp xúc - giải thích.


- Tạo sự thoải
- Tạo sự giãn,
2 Bệnh nhân thoải mái, an toàn Đúng kỹ thuật
nghỉ ngơi
3 Xoa bóp vai, mái co thắt. Đúng kỹ thuật
Thư giãn toàn thân hay cử động nhẹ
4 Đúng kỹ thuật
nhàng các chi.

- Tập thở
+ Thở bụng (thở cơ hoành) cách thở đỡ tốn sức, có hiệu quả giãn nở phần đáy phổi và giải
phóng chất đờm dãi ở đó.

QUY TRÌNH BẢNG KIỂM

Tiêu chuẩn
STT Các bước thực hiện Ý nghĩa
thành đạt
1 - Tiếp xúc - giải thích.
- Tư thế: Nửa nằm nửa ngồi (nằm
2
ngửa đối với trẻ em).
- Hướng dẫn động tác mẫu cố định - Tự làm động
3 phần ngực trên. tác. Dung tích - Chính xác
- kỹ thuật: phổi
- Đúng kỹ
4 - Cho bệnh nhân thổi ra một hơi dài.
thuật
- Thóp bụng hạ thấp xương sườn
5
dưới.
6 - Hít vào thật sáu đầy bụng.

- Ho có hiệu quả: Giúp loại bỏ đờm dãi từ khí - phế quản, ho xuất phát từ hoạt động của cơ
hoành.
- Dẫn lưu tư thế: Là kỹ thuật dẫn lưu đờm dãi bằng cách đặt người bệnh trong tư thế sao
cho đờm dãi từ phế quản nhỏ chảy xuống phế quản lớn. Thời gian dẫn lưu mỗi tư thế 10
phút.
- Vỗ: Thực hiện ở vùng sau và hai bên của lồng ngực. Bàn tay của kỹ thuật viên hơi cong.
Kỹ thuật viên làm cử động gập, duỗi cổ tay nhanh, không quá lỏng và không quá gồng

95
cứng, không nên vỗ mạnh, chi vỗ vừa sức.
Không vỗ vào: Phía trước lồng ngực, vùng thận, vùng cột sống.
Không vỗ khi đang mắc các bệnh: Bệnh lao phổi, khái huyết, tràn dịch màng phổi, viêm
phổi đang tiến triển.
- Rung: Kỹ thuật viên đặt hai tay lên ngực tạo một sức đè vừa đủ, người bệnh hít vào, đẩy
xương sườn ra và chống lại sức đè. Khi người bệnh thở ra, kỹ thuật viên rung nhẹ và nhanh
thành ngực để ép đờm dãi từ phế quản nhỏ ra phế quản lớn.

Tự lượng giá
- Trả lời ngắn các câu từ 1 dến 6 bằng cách điển từ hoặc cụm từ vào chỗ trống.
1. Bại não là một nhóm rối loạn thần kinh
2. Hậu quả biến thiên bao gồm rối loạn bất thường về:
A. Vận động.
B. Giác quan.
C. Tâm thần.
D ……....
3. Nguyên nhân trước khi sinh .
A. Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị các bệnh vi rút
B. ………………..
C. Mẹ bị động thai.
D. Thai thiếu oxy não.
E. Yếu tố gia đình.
4. Nguyên nhân trong khi sinh.
A. ……………………..
B. Sang chấn sản khoa.
C. Đẻ non.
D. Cân nặng < 1500gam.
5. Nguyên nhân sau khi sinh
A. ………………..
B. Bất đồng nhóm máu.
C. Xuất huyết não.
D. Nhiễm trùng thần kinh.
E. Thiếu oxy não.
6. Nguyên tắc phục hồi chức năng trẻ bại não.
A. …………………..
B. ……………………..
C. PHCN dựa vào cộng đổng.
- Phân biệt dúng/sai các câu từ 7 đến 14 bằng cách đánh dấu V vào cột A cho cãu
đúng, váo cột B cho câu sai

TT Nội dung A B
7 Trẻ bại não bị ảnh hưỏng cả về tâm thần và thể chất

96
8 Nhận biết sớm trẻ bại não sau khi sinh thường mềm nhẽo
9 Trẻ bại não khó khăn khi ăn uống
10 Trẻ bại não chậm phát triển về thể chất
11 Trẻ bại não có thể mềm rủ xuống
12 Trẻ bại não có thể mềm rủ xuống
13 Trẻ bại não có thể bị động kinh
14 Trẻ bại não thường thay đổi hành vi liên tục

Chọn một câu trả lởi đúng nhất cho các câu từ 15 đến 20 bằng cách khoanh tròn vào
chữ cái đẩu cáu trả lời được chọn.
15.Thể múa vờn đa số liệt :
A. Mặt.
B.Tứ chi,
C. Hai chi dưới.
D. Một tay, một chân.
E. Các cơ trơn.
16. Thể co cứng đặc biệt khi cử động:
A. Cử động cả khối cơ chân và tay.
B. Từng khớp.
C. Không cử động.
D. Toàn thân.
E. Từng cơ.
17. Thể múa vờn đặc biệt tư thế đầu và cổ:
A. Không ổn đinh.
B. Ngặt ngưỡng.
C. Cứng đờ.
D. Luôn nghiêng về bên liệt.
E. Gục xuống.
18. Tập thăng bằng cho trẻ bại não :
A. Đồ chơi.
B. Vận động.
C. Tập ngồi.
D. Tập đứng.
E. Bàn bặp bênh.
19. Không hướng dẫn gia đình có trẻ bại não
A. Làm đổ chơi.
B. Làm dụng cụ trợ giúp thích nghi.
C. Vệ sinh.
D. Thay quần áo.
E. Bấm huyệt.
20. Các thể lâm sàng trẻ bại não thường gặp nhất
A. Múa vờn.

97
B. Co cứng.
C. Thất điếu.
D. A+B+C.

98
BÀI 9: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI KHÓ KHĂN VỀ VẬN ĐỘNG

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Về kiến thức
- Trình bày được các nguyên nhân gây khó khăn về vận động.
- Kể được cách phát hiện bệnh nhân khó khăn về vận động
2. Về kỹ năng
- Hướng dẫn một số bài tập, cho người khó khăn về vận động
3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm
- Quan tâm hướng dần gia đình và công đồng giúp đỡ người khó khăn về vận động hội hoà
nhập xã hội
NỘI DUNG
1. Định nghĩa khó khăn về vận động
- Trẻ mới sinh: Có khó khăn về vận động là trẻ không bú được, thường thè lưỡi khi mẹ
đặt núm vú vào miệng, trẻ không mút được và thường ngửa đầu ra khi bế, trẻ không chịu
chơi.
- Trẻ lớn: Khó khăn về vận động khi không sử dụng được tay hoặc không di chuyển được
từ nơi này đến nơi khác và do đó không vui chơi, học hành và tự chăm sóc được.
- Người lớn: Có khó khăn về vận động là không sử dụng được tay, không di chuyển được
từ nơi này đến nơi khác, do đó không thực hiện được các hoạt động hàng ngày và không
làm việc được.
2. Nguyên nhân gây khó khăn về vận động
- Các bệnh về khớp: Viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, thoái hoá khớp.
- Các loại chấn thương: Bong gân, trật khớp, gãy xương, chấn thương tuỷ sống.
- Người bị cắt cụt chi.
- Các dị dạng bẩm sinh: Bàn chân khoèo, trật khớp háng bẩm sinh, gai đôi cột sống.
- Bại não, bại liệt.
- Tai biến mạch máu não gây liệt nửa người.
- Bệnh nhân nằm lâu trên giường gây teo cơ cứng khớp.
- Thái độ của gia đình, cộng đồng và người tàn tật.
- Môi trường không thích hợp.
- Phục hồi chức năng phát triển kém.
3. Phát hỉện trẻ em vả người lớn có khó khăn vể vận động
3.1. Trẻ sơ sinh có khó khăn về vận động
- Không bú được, không mút được, hay thè lưỡi ra khi đật núm vú vào miệng hay ưỡn
ngửa người ra khi bế, thường quấy khóc, không chịu chơi.
a. Người lớn có khó khăn về vận động
- Thường ít hoặc không sử' dụng tay, không di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác. Trẻ
thường ít vận động, không chịu chơi, hay ngồi một mình, không tự chăm sóc mình (tắm rửa,
ăn uống, mặc quần áo, không đi học được).
3.3.Người lớn có khó khăn về vận động
- Thường ít vận động, lì hoặc không sứ dụng tay chân, di chuyển khó khăn, cơ thể đau

99
khớp, không tự châm sóc mình được (ăn uống, tắm rửa, đại tiểu tiện, vệ sinh cá nhân, không
tham gia những công việc hằng ngày trong gia đình, cộng đồng và xã hội).
Những người có khó khăn về vận động có thể kết hợp với các dạng tàn tật khác.
4.Kỹ thuật chăm sóc và phục hồi người có khó khăn về vận động
4.1.Phục hồi chức năng cho người bệnh liệt nửa người
- Nguyên tắc:
+ Phục hổi chức năng sớm ngay khi bị bệnh.
+ Bệnh nhân càng tập chủ động càng tốt.
+ Bệnh nhân tập được một tư thế mới chuyển tập tư thế khác nếu sức khoẻ cho phép.
+ Bệnh nhân được hướng dẫn tỉ mỉ bài tập từ dễ đến khó.
- Bố trí giường và các tư thế nằm đúng (giai đoạn liệt mềm)
+ Bố trí giường
 Không để bên liệt của bệnh nhân sát tường.
 Đồ dùng tư trang của bệnh nhân để bên liệt.
+ Các tư thế nằm đúng:
 Nằm nghiêng bên liệt là tốt nhất:
 Đầu có gối đỡ.
+ Tay liệt: Khớp vai đưa ra trước tạo với thán một góc 90 độ. Cánh tay duỗi, cẳng tay xoay
ngửa.
+ Chân liệt: Khớp háng duỗi, gối gấp 10 độ.
+ Thân mình ngừa ra sau (cơ gối đỡ).
+ Chân lành có gối đỡ ngang chân.
+ Tay lành để lên thân mình hoặc đùi.
- Nằm ngửa:
+ Đầu có gối để quay mặt sang bên liệt.
+ Vai hông bên liệt kê gối mỏng.
+ Bàn chân bên liệt vuông góc với cẳng chân kê gối không để bàn chân đổ.
+ Tay, chân bên lành để ở tư thế thoải mái.
- Nằm nghiêng bên lành:
+ Gối đỡ đầu.
+ Tay liệt: Gối để ngang thân. Tay duỗi tạo với thân một góc 100 độ.
+ Chân liệt: Gối đỡ ngang thân, khớp gối và khớp háng gập 15-20 độ.
+ Thân người vuông góc với mật giường (có gối đỡ).
+ Tay lành ở tư thế thoái mái.
+ Chân lành: Khớp háng duỗi, khớp gối gập khoảng 15-20 độ.
- Giới thiệu các bài tập
+ Dùng tay lành trợ giúp tay liệt đưa lên, xuống.
+ Lăn nghiêng bên lành, bên liệt.
+ Tập làm cầu vồng.
+ Dồn trọng lượng sang bên liệt.
+ Tập gấp duỗi bên liệt.
+ Tập ngồi dậy.

100
+ Tập thăng bằng ngồi.
+ Tập đứng.
+ Tập thăng bằng đứng.
+ Tập đi.
- Phòng ngừa các biến chứng
+ Phòng loét:
 Thay đổi tư thế 2 - 3 giờ / lần.
 Không để bệnh nhân nửa nằm, nửa ngồi.
 Mặt giường phẳng, chắc.
+ Phòng viêm phổi:
 Hút đờm dãi.
 Tập thờ.
+ Phòng viêm đường tiết niệu:
 Uống đủ nước.
 Nếu phải thông tiểu làm đúng kỹ thuật
+ Phòng biến dạng khớp:
 Đặt bệnh nhân đúng tư thế.
 Thận trọng khi đặt đổ vật vào lòng bàn tay, bàn chân.
- Giáo dục sức khoẻ
+ Đối với gia đình bệnh nhân:
 Biết tôn trọng, an ủi bệnh nhân.
 Đặt bệnh nhân đúng tư thế.
 Vệ sinh cho bệnh nhân đúng quy cách.
 Cho bệnh nhân ãn uống theo hướng dẫn.
- Đối với bệnh nhân:
 Khuyên khích bệnh nhân tập vận động nhiều càng tốt.
 Khuyên khích bệnh nhân làm các công việc cá nhân.
4.1. Phục hồi chức năng cho bệnh nhân gãy cột sống
- Những biến chứng có thể xây ra trên bệnh nhân tổn thương tuỷ sống
+ Nhiễm trùng tiết niệu.
+ Liệt do đè ép, do nẹp, loét giữa 2 đùi do tiêu, tiểu không tự chủ.
+ Viêm phổi.
+ Co cứng.
+ Co rút.
- Chăm sóc phục hồi chức năng - vật lý trị liệu bệnh nhân tổn thương tuỷ giai đơạn
đầu
+ Để phòng loét do tỳ đè: Cho bệnh nhân nằm trên đệm dày, mút hay cao su có lổ, giữ phần
da vùng xương lòi không đè xuống mặt giường, giữ da sạch sẽ, thoa bột tale và thay đổi tư
thế 2-3 giờ một lần.
+ Chế độ ăn: Thức ăn giàu đạm, vitamin như trứng, sữa, thịt và trái cây.
+ Giữ đúng tư thế cơ năng để tránh co cứng, co rút: Những tuần sau chấn thương có thể co

101
rút các cơ gấp, nhất là ở chân và khuỷu. Do đó phải đặt đệm lót và gối để giữ chân và khuỷu
thẳng, nhẹ nhàng cử động bàn chân, bàn tay, cánh tay.
+ Trợ giúp ho và thở: Cho bệnh nhân nằm sấp trên gối bông để dẫn lưu đờm.
+ Tập vận động: Vận động thụ động, có trợ giúp và chủ động tay và chân theo tầm hoạt
động của khớp. Sau khi bệnh nhân đã ổn định, cho chuyển sang giai đoạn 2.
+ Chăm sóc đại tiểu tiện cho bệnh nhân.
+ Động viên an ủi giải thích một cách trung thực để người bệnh hiểu rõ và chấp nhận bệnh
tật.
- Chăm sóc phục hồi chức năng - vật lý trị liệu giai đoạn 2
+ Dạy cho bệnh nhân tự chăm sóc da, vệ sinh hàng ngày bằng gương để phát hiện nguy cơ
loét.
+ Dạy cho bệnh nhân luyện tập bàng quang, dạy bệnh nhân cách đặt thông tiểu và chăm sóc
đặt thông tiểu.
+ Tập luyện cho bệnh nhân có thói quen đại tiện đúng giờ, kích thích đại tiện bằng thuốc
đạn hay bằng tay, dùng ngón tay có đeo găng để móc phân ra.
+ Tập sức mạnh cơ và tập di chuyển nhất là cơ không liệt để bù trừ cơ liệt, tập thăng bằng,
tập nâng cơ thể, tập đi thanh song song, tập sử dụng dụng cụ di chuyển.
- Phục hồi chức năng giai đoạn 3
+ Hướng dẫn gia đình và bệnh nhân cách bố trí đồ đạc, dụng cụ thuận tiện cho sinh hoạt của
bệnh nhân. Tái hoà nhập người bệnh vào xã hội và cộng đồng.

Tự lượng giá
* Trả lởi ngắn các câu từ 1 đến 6 bằng cách điển từ hoặc cụm từ vào chỗ trống.
1.Liệt nửa người là (iệt một chân, một tay ..A..có thể kèm theo liệt nửa mặt ...B.,..
A.....................................
B......................................
2.Phòng ngừa biến chứng do liệt nửa người
A......................................
B……………………….
C. Phòng viêm đường tiết niệu
D. Phòng biến dạng khớp
3.Giáo dục khoẻ sức cần áp dụng cả 2 đối tượng:
A................................
B................................
4.Tổn thương tuỷ sổng vùng cổ gây liệt cơ hô hấp do đó phải ...A... tránh biến
chứng ...B................
A................................
B................................
5.Để phòng loét do tỳ đè là phải cho người bệnh nhân nằm trên ...A..., giữ da s ạch sẽ, da
vùng xưong lồi không ...B... thoa bột tale và ...C... mỗi 2 -3 giờ
A................................
B................................

102
C................................
6.Tập cử động bàn tay, bàn chân giữ tư thế tay và chân tránh......

- Phân biệt đúng/sai các câu từ 7 đến 14 bằng cách đánh dấu V vào cột A cho câu
đúng, vào cột B cho câu sai:

TT Nội dung A B
Tiến triển liệt nửa người thường qua 2 giai đoạn liệt mềm rối liệt
7
cứng

8 Triệu trứng liệt nửa người thường có mặt quay về phía bên liệt

9 Mầu co cứng gấp: Chân ở tư thế gấp, tay duỗi

10 Bố trí giường nằm nên để đồ dùng tư trang vế phía bên liệt

Tổn thương tủy sống không hoàn toàn bệnh nhân có cơ hội để
11
cải thiện tình trạng liệt
Tổn thương tuỷ sống phải là những tổn thương co gãy, vỡ cột
12
sống

Tổn thương tuỷ sống vùng ngực gây ra tình trạng bệnh nhân tiêu
13
tiểu không tự chủ

14 Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là do bệnh nhân đái không tự chủ

- Chọn một câu trả lời đúng nhất cho các câu từ 15 đến 20 bằng cách khoanh tròn
vào chữ cái đầu câu trả lời được chọn:
15. Nguyên tắc PHCN cho bệnh nhân liệt nửa người
A. PHCN sớm
B. Bệnh nhân càng tập chủ động càng tốt
C. Tập thành thạo được một tư thế mới chuyển tư thế khác
D. Bệnh nhân được hướng dẫn tỷ mì bài tập từ dễ đến khó
E.Cả A+B+C+D
16.Tư thế nằm của bệnh nhân liệt nửa người đúng nhất:
A. Nằm nghiêng về bên liệt
B. Nằm ngửa
C. Nằm sấp
D. Nằm nghiêng về bên lành
E. Cả A+B+C+D
17. Phòng biến dạng khớp cẩn:
A. Đặt bệnh nhân đúng tư thế
B. Tập vận động sớm
103
C. Nhiệt trị liệu
B. Xoa bóp trị liệu
D. Dùng tia hồng ngoại
18. Chăm sóc vật lý trị liệu - phục hồi chức năng giai đoạn 2:
A. Dạy bệnh nhân tự chăm sóc da
B. Dạy bệnh nhân luyện tập bàng quang
C. Luyện tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ
D. Tập vận đông cơ và di chuyển
E.A+B+C+D
19. Không ăn, uống các chất sau:
A. Rượu
B. Vitamin
C. Trứng
D. Thịt
E. Hoa quả
20.Vận động trị liệu không tập các bài sau:
A. Tập thăng bằng
B. Tập nâng cơ thể
C. Tập thanh song song
D. Đi nạng
E. Xe có người đẩy

104
BÀI 10: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI BỆNH HÔ HẤP

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Về kiến thức
- Trình bày được đại cương phục hồi chức năng hô hấp
- Liệt kê được mục đích của phục hồi chức năng hô hấp.
- Mô tả được một số kỹ thuật phục hồi chức năng hô hấp, các bài tập vận động lồng ngực.
2. Về kỹ năng
- Hướng dẫn người nhà và gia đình chăm sóc và phục hồi chức năng
3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm
- Động viên, hướng dẫn người bệnh và gia đình tự tập luyện
NỘI DUNG
1. Đại cương:
- Phục hồi chức năng hô hấp giúp làm giảm triệu chứng khó thở, cải thiện chất lượng cuộc
sống, tăng khả năng gắng sức, giúp ổn định hoặc cải thiện bệnh, giảm số đợt kịch phát phải
nhập viện điều trị, giảm số ngày nằm viện, tiết kiệm chi phí điều trị.
- Phục hồi chức năng hô hấp bao gồm 3 nội dung chính:
- Giáo dục sức khỏe.
- Vật lý trị liệu hô hấp.
- Hỗ trợ tâm lý và tái hòa nhập xã hội.
2. Một số kỹ thuật vật lý trị liệu -phục hồi chức năng hô hấp
- PHCN lồng ngực là một lĩnh vực chuyên môn rất đa dạng, đề cập đến việc chữa trị cho
những người bệnh bị thương tổn tim phổi cấp hoặc mãn, tiên phát hay thứ phát mọi lứa tuổi
- Các kỹ thuật:
+ Kỹ thuật dẫn lưu tư thế
+ Kỹ thuật vỗ lồng ngực
+ Kỹ thuật rung lồng ngực
+ Kỹ thuật ho hữu hiệu
+ Kỹ thuật tập thở
+ Tư thế thư giãn
+ Nhiệm vụ của điều dưỡng
2.1.Mục đích :
- Ngăn ngừa tắc khí đạo và sự tích tụ dịch tiết làm ảnh hưởng quá trình hô hấp bình
thường.
- Tăng cường làm sạch khí đạo và tăng thông khí bằng cách thanh thải và dẫn lưu các chất
tiết.
- Nâng cao sức bền và sức chịu đựng của người bệnh.
- Giảm chi phí năng lượng hô hấp bằng cách tái luyện tập hô hấp.
- Phòng ngừa hoặc điều chỉnh những biến dạng tư thế do tổn thương hô hấp gây ra.
- Phục hồi chức năng hô hấp bao gồm:
+ Các bài tập thở và tập thông khí
+ Các bài tập vận động ngực

105
2.2. Kỹ thuật dẫn lưu tư thế
- Dẫn lưu tư thế được coi là kỹ thuật đặc biệt chuyên sâu trong chuyên ngành hô hấp, và
ngày càng được áp dụng rộng rãi bởi kỹ thuật dễ áp dụng và mang lại hiệu quả cao cho
người bệnh.
- Mục đích: Là một phương pháp nhằm giải phóng đờm dịch ra khỏi phổi nhờ trọng lực, do
đó người điều trị phải hiểu rõ giải phẫu của đường khí phế quản để có thể áp dụng hữu hiệu
tư thế dẫn lưu.
- Chỉ định: Với mục đích phòng bệnh
- Bệnh nhân thở máy liên tục (với điều kiện chịu đựng được biện pháp điều trị).
- Bệnh nhân bất động lâu ngày, đặc biệt ở người già, những người có nguy cơ bị ùn tắc
đường thở như bệnh phổi phế quản mạn tính, sau các ca mổ lớn, hoặc mổ lồng ngực.
- Bệnh nhân có tăng tiết đờm dãi như giãn phế quản hay bệnh phổi. Bệnh nhân có khuynh
hướng hạn chế hô hấp vì đau hoặc suy kiệt phải bất động, bệnh nhân bị giảm hoặc mất phản
xạ ho để tống đờm.
- Chỉ định với mục đích tống thải đờm, dịch bị ứ đọng dịch tiết:
+ Bệnh nhân bị xẹp phổi do ứ đọng dịch tiết, bị áp xe phổi có khạc mủ, bị viêm phổi, ứ đọng
đờm dịch sau phẫu thuật.
+ Bệnh nhân bị hôn mê lâu ngày.
+ Chỉ định kỹ thuật dẫn lưu tư thế bao giờ cũng đi kèm với kỹ thuật vỗ, rung lồng ngực, ho
hữu hiệu, tập thở hoành… mới có hiệu quả tốt trong việc tống thải đờm dịch ra ngoài.
- Chống chỉ định: Người bệnh già yếu, ho ra máu, thận trọng với người có huyết áp cao và
bệnh tim mạch.
- Thời gian đặt tư thế dẫn lưu: 25 đến 30 phút.
- Thực hiện kỹ thuật:
+ Chuẩn bị: Khám xét kỹ người bệnh, xác định vùng phổi tổn thương nào là chủ yếu cần
phải dẫn lưu, tình trạng toàn thân của bệnh nhân, khi nào dẫn lưu là tốt nhất. Trước khi dẫn
lưu phải nới lỏng quần áo. Quan sát cẩn thận tất cả các ống thông hoặc dây dẫn có trên
người bệnh nhân, và giữ cho các ống khỏi bị xê dịch khi đặt tư thế dẫn lưu. Với người bệnh
nặng cần phải đo mạch, huyết áp trước và trong quá trình dẫn lưu. Người điều trị đứng phía
trước mặt bệnh nhân để quan sát nét mặt người bệnh khi thay đổi tư thế dẫn lưu.
+ Lưu ý: Các chất dịch không tống ra ngay trong và sau dẫn lưu mà thường phải sau 30 phút
đến 1 giờ, nên nhắc người bệnh chú ý ho khạc đúng quy định.
2.2. Kỹ thuật vỗ lồng ngực
- Mục đích: Là tác động lực cơ học làm rung lồng ngực, làm long đờm kết hợp tư thế dẫn
lưu để loại đờm, dịch ra khỏi đường hô hấp.
- Thực hiện: Kỹ thuật được thực hiện trên thành ngực chỗ tương ứng với tổn thương. Bàn
tay kỹ thuật viên khum, các ngón tay khép. Khi vỗ sẽ tạo nên một đệm không khí giữa lòng
bàn tay và thành ngực. Khi vỗ, tay kỹ thuật viên phải thật mềm mại không nên đi thẳng vào
vùng tổn thương ngay mà tiến dần từ xa đến, để người bệnh được thích nghi từ từ với sự can
thiệp (nhất là đối với người bệnh đang sốt và đau, ngại bất kỳ một sự va chạm nào trên da
thịt). Hai tay vỗ nhịp nhàng và di chuyển trên thành ngực với lực đều nhau. Bệnh nhân phải

106
thư giãn và chùng cơ khi vỗ. Lực vỗ vừa phải, bệnh nhân có cảm giác dễ chịu. Sau một đợt
vỗ hướng dẫn người bệnh ho hữu hiệu tống đẩy đờm dịch vừa được bong tống ra ngoài.
- Thời gian: Duy trì kỹ thuật từ 3 đến 5 phút cho 1 lần vỗ.
- Lưu ý: Nếu vỗ gây đỏ da, bệnh nhân khó chịu là bàn tay không khum, hoặc lực vỗ quá
mạnh cần điều chỉnh lại
2.3. Kỹ thuật rung lồng ngực
- Mục đích: Kỹ thuật rung thường tiến hành sau khi vỗ hoặc xen kẽ giữa vỗ và rung trong
khi dẫn lưu tư thế. Kỹ thuật rung cũng là tác động một lực cơ học làm long đờm, và đờm di
chuyển vào phế quản, dẫn lưu thoát ra ngoài.
- Thực hiện: Kỹ thuật rung chỉ làm vào kỳ thở ra, và cũng được áp dụng trên thành ngực ở
chỗ tương ứng với vùng tổn thương. Hướng dẫn người bệnh hít vào sâu, hai tay kỹ thuật
viên đặt chồng lên nhau trên thành ngực tổn thương, cổ tay và khuỷu tay của kỹ thuật viên
phải luôn luôn thẳng. Khi người bệnh thở ra thì ấn đẩy, rung vào thành ngực tạo một lực
rung cơ học. Kỹ thuật rung làm sao vỗ có tác dụng ấn đẩy đờm dịch vừa bong di chuyển vào
phế quản để từ đó bằng ho hiệu quả sẽ đẩy hắt ra ngoài.
- Thời gian thực hiện kỹ thuật: Từ 3 đến 5 phút.
- Lưu ý: những bệnh nhân có bệnh lý xương sườn như loãng xương, chấn thương ngực.
2.4. Kỹ thuật ho có hiệu quả
- Mục đích: Giúp người bệnh khạc được đờm ra ngoài dễ dàng, làm thông thoáng đường
thở do vậy sẽ làm giảm khó thở và tăng được thông khí phổi.
- Thời gian tập: 5 phút.
- Thực hiện: Đầu tiên hít vào thật sâu, nín hơi khoảng 2 giây sau đó ho mạnh ra liên tiếp 2
lần, có thể lặp lại 1 hoặc 2 lần…
- Yêu cầu: Hít vào thật sâu, càng sâu càng tốt, cố gắng nín được hơi, sau đó mới ho ra
mạnh, có thể lặp lại 1 hoặc 2 lần.
2.5. Kỹ thuật tập thở
- Tập thở có chỉ định rộng rãi, tương đối dễ thực hiện. Tập đúng yêu cầu thì hiệu quả thu
được hết sức khả quan, chính nó tạo nên sức khỏe và nâng cao sức khỏe cho người bệnh.
- Mục đích: Tăng thông khí phổi, giảm sự khó thở và tăng cường hoạt động của các cơ
quan
- Chỉ định: Các bệnh lý phế quản, phổi, hạn chế hô hấp do bệnh lý lồng ngực, béo bệu,
giảm thông khí do mọi nguyên nhân:
- Các rối loạn chuyển hóa như toan máu, kiềm máu.
- Các bệnh nhân suy kiệt bất động lâu ngày.
- Đau do phẫu thuật hay chấn thương, các phẫu thuật vùng ngực.
- Kỹ thuật : Được thực hiện như sau (bao gồm 4 thì trong 1 nhịp thở):
- Yêu cầu: Hít vào hoàn toàn bằng mũi, ngực nở, bụng phình, thở ra hoàn toàn bằng
miệng, chủ động được việc chúm môi thở ra từ từ, tự nhiên, thoải mái, thở ra hết bụng và
ngực đều mềm.
2.6.Tư thế thư giãn
- Mục đích: Thư giãn cơ hoành giúp hô hấp dễ dàng hơn.
- Thực hiện Kỹ thuật:

107
+ Đặt người bệnh ngồi hơi gập người về phía trước hoặc nằm đầu cao 30o- 60o , khớp gối
hơi gập.
+ Trường hợp nặng, thở máy: Đặt người bệnh nằm sấp khi có chỉ định của bác sĩ điều trị.
+ Thực hiện lăn trở thường xuyên 2 giờ/ lần, kiểm tra tình trạng da, đặc biệt các điểm tỳ đè.
+ Nên để người bệnh nằm đệm hơi để phòng loét.
+ Thực hiện ngày 3 lần (sáng, chiều, tối)
2.7. Các bài tập làm vận động ngực :
- Định nghĩa: Là các bài tập kết hợp các hoạt động chủ động của tay, chân và thân mình
với thở sâu.
- Mục đích: Duy trì hoặc tăng cường sự vận động của lồng ngực, thân mình và 2 đôi vai
khi hít thở hoặc chỉnh tư thế.
+ Ví dụ 1: Bệnh nhân bị hạn chế cử động các cơ thân ở 1 bên cơ thể thì không thể giãn nở
hoàn toàn lồng ngực bên đó khi hít vào. Các bài tập kết hợp giữa kéo giãn các cơ này với
thở sâu sẽ làm tăng cường quá trình thông khí ở lồng ngực phía đó.
- Vận động một bên ngực:
+ Khi ngồi, bệnh nhân gập nghiêng người ngược với phía có các tổ chức bị hạn chế vận
động nhằm kéo dài các tổ chức này và làm giản nở ngực phía bên đó trong khi hít vào.
+ Sau đó, bệnh nhân tự ấn nắm tay vào sườn bên trong khi nghiêng người về phía có tổ chức
bị hạn chế vận động khi thở ra.
+ Nâng cao bài tập bằng cách cho bệnh nhân nâng tay phía bên hạn chế vận động qua đầu
rồi gập người nghiêng về phía ngược lại với bên hạn chế vận động. Cách này sẽ tạo thêm
lực kéo giãn bên hạn chế.
- Vận động ngực trên và kéo duỗi các cơ ngực
+ Bệnh nhân ngồi trên ghế, 2 tay đan sau gáy, sau đó dạng ngang 2 tay ra phía sau (kéo dài
cơ ngực lớn) khi hít vào
+ Sau đó yêu cầu bệnh nhân khép 2 khuỷ tay lại gần nhau và cuối gập đầu khi thở ra.
- Vận động ngực trên và 2 vai
+ Bệnh nhân ngồi trên ghế, giơ thẳng 2 tay lên đầu (2 vai gập 1800 và hơi dạng) khi hít vào
+ Sau đó bệnh nhân cúi gập người xuống (taị khớp háng), 2 tay chạm sàn khi thở ra
3. Nhiệm vụ của điều dưỡng
- Điều dưỡng viên có nhiệm vụ trao đổi thông tin, cộng tác và phối hợp chặt chẽ với các
thành viên trong nhóm phục hồi. Tạo ra môi trường sạch sẽ, an toàn và không khí thoải mái,
dễ chịu nhằm cải thiện sức khỏe cho người bệnh. Đề phòng biến chứng và các thương tật
thứ cấp do bất động lâu ngày đối với hệ tim mạch, hệ hô hấp, hệ vận động (yếu cơ, cứng
khớp), hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu-sinh dục, loét do đè ép, nhiễm trùng…. Giúp đỡ, động viên
người bệnh về mặt tinh thần và tâm lý để xua tan nổi sợ hãi, lo âu, thất vọng do thương tật
để lại, dũng cảm đối mặt với thương tật hiện có, giúp họ lấy lại thăng bằng, lòng tự trọng,
tính độc lập và niềm tin vào cuộc sống. Giáo dục, bệnh nhân và người nhà của họ tất cả mọi
vấn đề chăm sóc và tự chăm sóc cho bản than. Giải thích cho người nhà và cộng đồng hiểu
và thông cảm với hoàn cảnh của người khuyết tật.

108
BÀI 11: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI BỆNH TRƯỚC VÀ
SAU PHẪU THUẬT

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Về kiến thức
- Trình bày được mục đích và phương pháp phục hồi chức năng cho bệnh nhân trước và
sau phẫu thuật lồng ngực.
- Trình bày được mục đích và phương pháp phục hồi chức năng cho bệnh nhân trước và
sau phẫu thuật ổ bụng.
2. Về kỹ năng
- Theo dõi tình trạng người bệnh trong quá trình tập luyện, ngăn ngừa biến chứng
3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm
- Làm cho bệnh nhân an tâm với cuộc phẫu thuật , tăng niềm tin vào sự thành công của
phẫu thuật và tự giác hợp tác trong quá trình điều trị và phục hồi.
NỘI DUNG
1.Đại cương
- Sau phẫu thuật có thể có các biến chứng: chảy máu vết mổ, ứ huyết phổi, viêm phổi, tắc
mạch, xẹp phổi, dày dính màng phổi (sau phẫu thuật lồng ngực), dính ruột (sau phẫu thuật
bụng), phù nề chi dưới do bất động hay không dám cử động.
- Sự kết hợp phục hồi chức năng với công tác chăm sóc, theo dõi, điều trị trước và sau
phẫu thuật giúp ngăn ngừa các biến chứng kể trên, nâng cao chất lượng điều trị, giúp người
bệnh chống phục hồi sức khoẻ, rút ngắn thời gian nằm viện.
- Phục hồi chức năng sau phẫu thuật có thể thực hiện ngay hôm mổ hoặc những ngày sau.
- Cần giải thích cho người bệnh hiểu rõ mục đích ý nghĩa của phục hồi chức năng để họ
hợp tác và tự giác thực hiện.
2. Chăm sóc phục hồi chức năng phẫu thuật lồng ngực
2.1. Mục đích của phục hồi chức năng
- Làm cho bệnh nhân an tâm với cuộc phẫu thuật sắp tới, tăng niềm tin vào sự thành công
của phẫu thuật và tự giác hợp tác trong quá trình điều trị và phục hồi.
- Gia tăng sự giãn nở của phổi
- Cải thiện tuần hoàn, chuyển hoá
- Chóng phục hồi sức khoẻ, rút ngắn thơì gian nằm viện
- Ngăn ngừa các biến chứng:
+ Loại bỏ chất thải tiết ở phổi và đường hô hấp, ngăn ngừa viêm phổi ứ đọng
+ Ngăn ngừa dính, co rút màng phổi sau mổ
+ Tắc động mạch phổi, não ...
+ Ngăn ngừa biến dạng cột sống
+ Ngăn ngừa teo, yếu cơ
2.2. Phục hồi chức năng trước phẫu thuật lồng ngực
- Tâm lý trị liệu cho bệnh nhân là điều hết sức quan trọng. Cần động viên, an ủi và giải
thích rõ để người bệnh an tâm, giảm bớt lo lắng để họ cộng tác cùng người điều trị thựchiện
những điều đã được hướng dẫn.

109
- Hướng dẫn tập thở: Tập thở sâu, tập thở bụng, tập thở giãn nở vùng phổi sắp mổ.
- Tập ho, tập khạc nhổ hữu hiệu.
- Hướng dẫn cách ngồi tựa kê gối, cách đi lại, vận động trên giường, tập vận động chân
tay, sử dụng các dụng cụ vệ sinh.
- Hướng dẫn bệnh nhân các tư thế xấu cần tránh sau mổ: nghêng, lệch vai, vẹo cột sống...
- Kết hợp giữa vỗ, rung, ho, khạc để làm sạch đờm giải ở phổi và đường hô hấp.
- Dẫn lưu tư thể (nếu cần).
2.3. Phục hồi chức năng sau phẫu thuật lồng ngực
- Ngày đầu sau mổ:
+ Nằm tư thế foler nghêng trái hoặc phải tuỳ theo phẫu thuật ngực trái hay phải.
+ Tập thở bụng để tránh đau, tổn thương vùng mổ (dùng tay ôm chặt vùng phẫu thuật).
+ Hướng dẫn thở căng giãn lồng ngực vùng mổ.
+ Khuyến khích bệnh nhân ho, khạc có hiệu quả, ít gây đau.
+ Động viên, nhắc nhỡ bệnh nhân tập vận động chân, tay.
- Các ngày sau:
- Tuỳ theo tình trạng sức khoẻ của người bệnh, loại bệnh, loại phẫu thuật mà nâng dần
cường độ và thời gian tập luyện các cơ ở thân mình, tập cử động cột sống.
- Tư thế người bệnh: Giữ tư thế nằm, ngồi đúng theo yêu cầu của bác sĩ.
- Tập ho: Hướng dẫn bệnh nhân tập ho có hiệu quả để tống đờm giải và tránh đau (hai tay
ôm giữ lấy vùng lồng ngực khi ho).
- Kết hợp giữa vỗ, rung, ho, khạc để làm sạch đờm giai ở phổi và đường hô hấp.
- Tập vận động: Đầu tiên vận động các khớp chân, tay từ xa đến gần. Lúc đầu có thể vận
động, thụ động, sau đó chuyển qua vận động, chủ động.
- Khi bệnh nhân có thể ngồi được, tập vận động đu đưa 2 chân ở tư thế ngồi thòng chân ra
khỏi mép giường kết hợp với thở sâu khoảng 10 phút, sau đó nằm xuống nghỉ vài phút rồi
ngồi dậy tập lại như cũ.
- Khi bệnh nhân có thể đứng, có thể đi được thì khuyến khích họ đi lại, sau đó tập đi lên
xuống cầu thang phối hợp với thở bụng.
- Khi xuất viện, dặn bệnh nhân luôn giữ tư thế tốt, tiếp tục tự tập luyện, cử động đều lồng
ngực 2 bên, vận động khớp vai hết tầm hoạt động.
Chú ý:
- Theo dõi tình trạng người bệnh, mạch, huyết áp, nhịp thở trong quá trình tập luyện, đi lại
- Đề phòng tụt ống dẫn lưu, tràn khí vào khoang ngực gây xẹp phổi, chết người
- Dặn bệnh nhân tiếp tục tập luyện sau khi xuất viện.
3. Chăm sóc phục hồi chức năng phẫu thuật ổ bụng
3.1. Mục đích của phục hồi chức năng
- Làm cho bệnh nhân an tâm với cuộc phẫu thuật sắp tới, tăng niềm tin vào sự thành công
của phẫu thuật và tự giác hợp tác trong quá trình điều trị và phục hồi.
- Cải thiện tuần hoàn, chuyển hoá.
- Chóng phục hồi sức khoẻ, rút ngắn thời gian nằm viện.
- Ngăn ngừa các biến chứng:
+ Viêm phổi ứ đọng..

110
+ Ngăn ngừa dính ruột sau mổ
+ Tắc động mạch phổi, não ...
+ Ngăn ngừa teo, yếu cơ.
3.2. Phục hồi chức năng trước phẫu thuật ổ bụng
- Động viên, giải thích cho bệnh nhân yên tâm và có niềm tin vào sự thành công của phẫu
thuật.
- Hướng dẫn người bệnh tập thở ngực, thở bụng.
- Hướng dẫn bệnh nhân cách ho, khạc ít đau và ho, khạc có hiệu quả.
- Hướng dẫn bệnh nhân các bài tập vận động chân, tay để họ tự giác tập và phối hợp tập
luyện sau mổ.
- Hướng dẫn bệnh nhân các tư thế xấu cần tránh sau mổ: nghêng, lệch vai, vẹo cột sống...
- Kết hợp giữa vỗ, rung, ho, khạc để làm sạch đờm giải ở phổi và đường hô hấp.
3.3. Phục hồi chức năng sau phẫu thuật ổ bụng
- Một số vấn đề cần lưu ý: Trong phục hồi chức năng phẫu thuật bụng, cần lưu ý đến đặc
điểm của từng loại vết mổ:
- Các vết mổ bụng cao (trên rốn, dưới sườn) thường gây đau khi thở nên người bệnh sợ thở
sâu, do đó các biến chứng hô hấp có thể xảy ra. Giơ tay lên cao làm cho bệnh nhân đau nên
họ thường hạn chế thực hiện cử động này.
- Các vết mổ ở một bên thành bụng làm bệnh nhân đau khi giơ cao tay phía bên mổ hoặc
xoay và nghiêng mình về phía đối diện nên họ thường nghiêng mình về phía mổ và tránh
đưa tay phiá bên mổ lên cao.
- Tất cả mọi vết mổ bụng, nhất là vết mổ đường giữa làm cho người bệnh có khuynh
hướng khom lưng để cho các cơ bụng đỡ căng đau nên người bệnh thường có tư thế xấu và
có hiện tượng yếu nhóm cơ thành bụng. Do bệnh nhân sợ đau khi cử động 2 chân nên có thể
gây biến chứng tuần hoàn (tắc tĩnh mạch 2 chân )
- Các vết mổ chéo và ngang có cắt dứt một số cơ thành bụng nên thường làm yếu nhóm cơ
này, do đó phải chú ý tập mạnh nhóm cơ bụng.
Như vậy phải tuỳ từng trường hợp mà chú ý tới tập thở, sửa tư thế, tập vận động chi dưới
hay tập mạnh cơ vùng bụng.
- Phục hồi chức năng:
+ Ngày đầu sau mổ:
 Đặt bệnh nhân nằm ngữa, đầu nghiêng sang một bên.
 Thở sâu. Nếu bệnh nhân đau khi thở thì thở ngực, nếu ít đau thì vừa thở ngực, vừa thở
bụng.
 Ho: Cần trợ giúp vùng mổ bằng cách ôm hay đè vào vùng mổ khi ho để tránh gây đau
khi ho để ho có hiệu quả.
 Vận động chân, tay: Bắt đầu bằng gồng cơ chân, tay, vận động chủ động các khớp xa
(khớp nhỏ), sau đó tập các khớp gần.
 Cho bệnh nhân ngồi dậy sớm ngay ngày đầu và tăng dần thời gian ngồi tuỳ thuộc vào
tình trạng người bệnh và loại phẫu thuật: Trước tiên cho bệnh nhân ngồi dậy thỏng 2 chân ra
khỏi mép giường, du đưa 2 chân. Sau 10 phút cho bệnh nhân nằm nghỉ vài phút rồi lại tiếp
tục tập (cần theo dõi tình trạng bệnh nhân trong khi tập).

111
- Những ngày sau:
+ Kết hợp giữa vỗ, rung, ho, khạc để làm sạch đờm dãi ở phổi và đường hô hấp.
+ Tiếp tục các bài tập như ngày đầu nhưng nâng dần cường độ và thời gian tập.
+ Bệnh nhân có thể đi lại vào ngày thứ 2 hay thứ 3 sau mổ.
+ Sửa tư thế nếu có tư thế xấu khi nằm, khi ngồi, khi đứng, hay đi lại.
+ Tập mạnh cơ bụng: Sau khi vết mổ đã được cắt chỉ và vết mổ lành tốt.
Kết luận:
- Phục hồi chức năng cho bệnh nhân trước và sau phẫu thuật không những ngăn ngừa được
các biến chứng có thể xẩy ra, mà còn giúp người bệnh chóng phục hồi sức khoẻ để trở về
với cuộc sống và công việc thường ngày.

112
BÀI 12: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO SẢN PHỤ TRƯỚC VÀ SAU SINH PHÁT
HIỆN SỚM CÁC TÀN TẬT Ớ TRẺ SƠ SINH

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Về kiến thức
- Trình bày được các bài tập và thư giãn cho cuộc đẻ bình thường.
- Trình bày được sự phát triển bình thường của trẻ em và một số triệu chứng bất thường để
nhận biết sớm trẻ tàn tật.
2. Về kỹ năng
- Nhận biết và phân biệt được một số dấu hiệu và triệu chứng các dạng tàn tật ở trẻ sơ sinh
3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm
- Ân cần, nhiệt tình với sản phụ, kiên trì trong hướng dẫn tập luyện các bài tập cho cuộc đẻ
thường.
NỘI DUNG
1. Đại cương
- Thư giãn và các bài tập cho cuộc đẻ bình thường, phát hiện sớm các tàn tật ở trẻ em là
nhu cầu cần thiết cho việc chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em.
2.Thư giãn và các bài tập cho cuộc đẻ thường
2.1.Bài tập thở
- Sản phụ nằm ngửa (trên giường không đệm hoặc trải thảm xuống nền nhà) gập đầu gối
bàn chân đặt lên sàn hoặc mặt giường.
- Ngậm mồm hít vào thở ra nhẹ nhàng, toàn thân thả lỏng, phồng bụng lên khi hít vào và
chùng xuống khi thở ra
+ Kiểu thở này phải tập hàng ngày.
+ Mỗi lần hít vào 10 giây sau đó thở ra nhẹ nhàng.
+ Dần dần giảm số nhịp thở trong 1 phút.
- Ngậm mồm hít vào chậm cẫng lồng ngực (xương sườn dãn rộng ra hình chữ V ngược),
rổi bạn hãy thở ra nhẹ nhàng.
- Há mổm, thở ra rất nhanh (kiểu thở này được sử dụng vào giai đoạn cuối cuộc đẻ, kiểu
thở này thường nhanh và nông hơn).
Chú ý :
- Có thể tập ở trong bồn tắm, trên giường trước khi ngủ.
- Nếu chỉ tập thở riêng rẽ< mỗi kiểu thở không nên tập quá 3 lần.
- Những kiểu tập thở này sẽ giúp cho bạn tiến bộ hơn khi tập thơ trong cuộc đẻ.
2.2.Bài tập thư giãn
- Nằm nghiêng trên sàn, gối đầu vai không đặt lên gối, nhắm mắt mồm ngậm hờ, lưng và
cổ cúi về phía trước, tập phía dưới đặt ở phía sau lưng. Khuỷu và cổ tay gấp, tay ở trên đặt
nằm trên sân nhà (hoặc trên gối và ở phía trước, chân ở trên nếp gấp ở 3 vị trí: Hông, đầu
gối, cổ chân và đặt ở trước chân phía trước. Chân dưới cũng gấp giống như chân trên.Đó là
kiểu thoải mái nhất khi thư giãn trong thời kỳ người mẹ có thai (không có cơ nào bị căng).
+ Các khớp gấp đều lỏng.
+ Các cơ không căng.

113
- Co và dãn lẩn lượt mỗi nhóm cơ theo tư thế hướng dẫn
+ Chân trái: Ép các ngón chân xuống chùng ra
+ Uốn cong cổ chân xuống chùng ra.
+ Uốn cong cổ chân lên chùng ra.
+ Hơi duỗi đầu gối chùng ra.
+ Câng các cơ mông mà bạn ngồi lên chùng ra.
+ Chân phải: Làm tương tự như đối với chân trái.
+ Tay trái : Căng các ngón tay chùng ra.
 Gấp nhẹ khuỷu tay chùng ra.
 Duỗi nhẹ khuỷu tay chùng ra.
 Căng cứng các cơ vai mà bạn nằm lên chùng ra.
+ Tay phải: Tập tương tự như tay trái.
+ Mặt: Hãy để thả lỏng các cơ của mặt và cổ (cơ cổ, cơ mắt, cơ mũi, mồm, trán).
- Khi toàn bộ các cơ cảm thấy buông lỏng bạn hãy thở theo ý muốn, tự nhiên và yên lặng
(thầm nghĩ đếm từng động tác mà bạn đang làm).
- Lúc thở, bạn hãy nói thầm hít vào, thở ra.
+ Khi thư giãn tốt bạn thấy dễ chịu.
+ Khi thư giãn tốt bạn thấy giấc ngủ sẽ đến theo sự thư giãn đó.
+ Thời gian tốt nhất để thực hành thư giãn là sau bữa trưa, lúc nghỉ ngơi buổi chiều.
- Nguyên tắc của thư giãn :
+ Nâng đỡ đủ toàn bộ cơ thể.
+ Không có cơ nào căng ở mọi nơi - khớp, mặt, bàn tay, chân ....
+ Giữ cho đầu óc thanh thả
2.3.Bài tập ngồi xổm
- Đứng với hai bàn chân đặt song song trên sàn cách nhau 46cm, giữ chặt trong tư thế bền
vững.
- Ngồi xổm xuống trên gót chân, bắt đầu với đầu gối xoay ra phía ngoài. Kết hợp với các
việc lặt vặt trong gia đình (đánh giày, lau bàn ghế) ở tư thế ngồi xổm. Nếu thấy khó thăng
bằng được, đầu tiên bạn hãy đi giày với gót chân đặt trên sàn.
2.4.Bài tập quỳ trên sàn
- Hãy bò vòng quanh sàn nhà của căn buồng mình bằng đầu gối để lau sàn nhà. Di chuyển
vòng tròn giúp cho các khớp cột sống mềm dẻo nhanh nhẹn, cơ bụng khoẻ rất lốt cho những
người có thai trong khi chuyển dạ.
- Tập co dãn các cơ vùng đáy chậu
- Nằm ngửa, chân, đầu gối duỗi thẳng trên sàn:
+ Căng hai cơ mông đếm từ 1 đến 5 rồi lại chùng xuống, đếm từ 1 đến 5 rồi lại căng trở lại.
+ Trong khi tập áp chặt hai đùi ở phía trên và sau rổi như thế là nhịn tiểu tiện đếm kéo dài từ
1 đến 7 cho cả hai động tác.
+ Trong lúc làm hai động tác trên co hậu môn vào trong thật mạnh như thể là nhịn đại tiện
đếm từ 1 đến 10 cho cả ba động tác và đếm từ 1 đến 10 cho giai đoạn thư giãn.
+ Câng khít các cơ vòng bàng quang và âm đạo giống như đang cố gắng nhịn tiểu, đếm đến
5 tăng lên đến 7 rồi buông lỏng (bài tập này đặc biệt giúp phát triển sự chun giãn chuẩn bị

114
cho người mẹ giãn các cơ khi đẻ).
- Chú ý khi tập dễ dàng các động tác trên thì có thể tập ở tư thế đứng trên các gót chân và,
ngón chân trong lúc rửa bát, nấu ăn, cũng như trong lúc ngồi.
2.5.Bài tập nghiêng khung chậu
- Nằm ngửa, đầu gối gập, bàn chân đặt trên giường hay trên nền nhà.
- Căng cơ mông và đồng thời co thành bụng dưới vào, ấn chặt lưng xuống sàn.
- Giãn các nhóm cơ nhẹ nhàng và co cơ ở vùng thắt lưng để tạo thành khoảng trống giữa
thắt lưng và mặt sàn.
- Sau khi thử vài lần hãy sờ tìm gai chậu trước trên của mỗi bên hông, kiểm tra xem chúng
có di chuyển khi làm không.
+ Chú ý: Luôn thở tự nhiên giữ cho vai mông cố định trên sàn.
- Chống tay và đầu gối với tư thế tay thẳng dưới vai và đầu gối thẳng dưới mông, giữ các
góc thật vuông góc.
- Nghiêng chân, hông bằng cách co cơ mông và thót cơ thành bụng lại.(lưng gù lên như
một con mèo uốn lưng), sau đó giãn cả hai cơ lưng thẳng trở lại.
+ Chú ý: Không làm cho cột sống cong lõm xuống.
2.6.Bài tập tư thế đúng
- Đứng vững cùng với hai bàn chân gần như song song với nhau, ngón chân bấm xuống
mặt sàn.
- Nghiêng khung chậu hướng lên trên.
- Thở thoải mái tránh xu hướng ngừng thở khi gắng sức.
2.7.Các bài tập chân
- Nhằm tránh phù nề kém lưu thông máu ở hai chân khi sản phụ mang thai.
- Ngồi trên ghế và bàn chân đặt trên một chiếc ghế đẩu.
+ Cong xuống và duỗi cổ chân.
+ Cong xuống và duỗi các ngón chân.
+ Bàn chân xoay vòng tròn theo hai chiều.
- Càng tập bài này thường xuyên càng tốt.
2.8.Tập điều khiển cơ
- Nằm ngửa trên sàn hoặc trên giường.
+ Co tất cả các cơ của một tay hoặc một chân, sau đó thư giãn.
+ Co cơ của hai tay hoặc hai chân, trong khi đó các cơ khác thư giãn.
+ Co tất cả các cơ của một bên cơ thể để thả lỏng bên đối diện.
- Nằm ngửa gập đầu gối và bàn chân đặt trên sàn.
+ Duỗi chậm hai chân thẳng song song với mặt sàn.
+ Cố gắng chỉ gổng riêng cơ bụng, các cơ khác hoàn toàn thư giãn.
2.9.Lựa chọn tư thế thư giãn
- Nằm ngửa kê gối ở dưới đầu, hai chiếc ở dưới khuỷu chân, một gối đỡ bàn chân, gập
khuỷu tay và để lỏng trên gối, thả lỏng các cơ thư giãn.
- Ngồi trong một cái ghế bành, bàn chân đặt trên sàn, một cái gối dưới đầu, đùi hoàn toàn
được đỡ, cẳng tay đặt trên cái tay dựa.
3.Sự phát triển bình thường của trẻ em đến 15 tuổi

115
3.1.Sự lớn
- Là sự thay đổi có liên quan đến chức năng, các lĩnh vực của sự phát triển, bao gồm:
+ Sự phát triển về nhận thức.
+ Sự phát triển về tình cảm, quan hệ xã hội.
+ Sự phát triển về vận động.
+ Sự phát triển về ngôn ngữ.
+ Sự phát triển về kỹ năng tự giúp mình.
3.2.Những điểm mốc trong sự tăng trưởng và phát triển
(VĐ: vận động; SH: sinh hoạt; NB: nhận biết; NN: ngôn ngữ; XH: xã hội)
3 tháng
- VĐ: Nằm sấp, ngẩng đầu.
- Giữ tư thế ngồi, đầu ít lắc lư hơi ngả về trước.
- SH: Giữ vật trong tay từ 1 - 2 phút.
- NB: Nhìn theo tay của chính nó.
- NN-XH: Phát ra âm thanh để trả lời sự chú ý của người khác.
- XH: Biểu hiện sự hài lòng với nét mặt hớn hở.
- VĐ-NN: Quay đầu theo tiếng động, đặc biệt với giọng nói của một người nào đó.
6 tháng
- VĐ: Nằm sấp tự chống tay và nâng đầu, giữ tư thế ngồi lưng thẳng, đầu ổn định.
- VĐ-NB: Nhặt và giữ vật cho vào miệng.
- NN-XH: Bập bẹ phát âm: Ma, mu
- Uống bằng tách do người khác cầm.
- NB: Tìm một vật sau khi đã buông vật đó.
- XH: Biểu hiện không hài lòng khi người nào đó lấy đi vật đang cầm.
- XH: Vươn tay để nắm.
9 tháng.
- VĐ: Nằm sấp cố bò. Ngồi không cần giữ.
- NN: Nói một ít vần: Ba ba, ma ma.
- SH: Tự ăn bánh.
- NB: Khi gọi tên có đáp ứng.
12 tháng.
- VĐ: Bò, đi men.
- NN: Nói được hai hay ba từ, câu đơn giản.
- SH: Đưa tay hoặc chân để mặc quần áo.
- NB: Đáp ứng mệnh lệnh đơn giản: Giơ tay lên, chào tạm biệt.
- XH: Gây sự chú ý: Xấu hổ, làm ngựời khác cười.
15 tháng.
- VĐ: Đi chập chững.
- NN: Biết nói thêm một vài từ mới.
- SH: Tự ăn.
- NB: Đòi vật bằng cách chỉ.
- XH: Tiếp xúc với các thành viên trong gia đình, biểu hiện sự sợ hãi, ganh tị.

116
2 tuổi.
- VĐ: Chạy lên cầu thang, đá bóng mà không ngã.
- NN: Nói câu 2 - 3 từ.
- SH: Biết đòi thức ăn uống.
- NN: Có thể nói nhiều.
- SH: Hỗ trợ khi mặc quần áo, vệ sinh.
3 tuổi.
- VĐ: Đứng bằng một chân trong vài giây.
- NN: Tăng từ vựng nhanh chóng, dùng câu phức tạp.
- SH: Tự mặc quần áo.
- NB: Đếm được đến 10.
- XH: Chơi với trẻ khác.
5 tuổi.
- VĐ: Có thể múa.
- SH: Có thể tự tắm được.
- NB: Biết tuổi mình.
6 - 9 tuổi.
- VĐ: Đi học được.
- SH: Tham gia các trò chơi với bạn bè.
- XH: Quan hệ với xung quanh.
- 8-9 tuổi.
- Chấp nhận thua cuộc trong trò chơi.
- Tính tò mò phát triển.
- Nhận biết cảm giác bằng tay.
10 - 12 tuổi ( thời kỳ tiền dậy thì )
- Chơi thành nhóm.
- Biết e thẹn.
- Biết sự quan tâm đối xử của người lớn.
13 - 15 tuổi ( thời kỳ dậy thì )
- Phát triển chiều cao cân nặng theo giới tính.
- Hay thay đổi tính tình.
- Phát triển trí tuệ, có cách suy nghĩ mới để chuyển từ suy nghi trẻ em sang suy nghĩ của
người lớn.

117
4. Một số dấu hiệu và triệu chứng để nhận biết và phân biệt các dạng tàn tật ở trẻ sơ
sinh

Dấu hiệu chính Các dấu hiệu kèm theo Trẻ có thể bị

- Đẻ khó.
- “ Không khóc ngay”
- Trẻ rất yếu hoặc - Bại não.
- Đẻ ra bị xanh, tím lại.
mểm nhẽo khi đẻ - Chậm phát triển
- Đẻ trước 9 tháng, đẻ già
tháng

- Trẻ chậm biết - Mặt tròn - Hội chứng Down


ngẩng đầu, nâng - Mắt xếch. - Chứng trì độn
tay - Lưỡi to dầy (cretinism)
- Não bé.
- Chậm phát triển
- Đầu bé nhọn.
tinh thần
- Không có thêm các dấu
- Chậm phát triển
hiệu gì ở trên
và một số lý do
khác
- Trẻ không mút,
- Đẩy sữa và thức ăn lè
không bú được. - Bại não
lưỡi ra ngoài
Hay sặc sữa
- Một hoặc cả hai
- Không có dấu hiệu gì
bàn chân xoay - Bàn chân vẹo
khác nữa.
mạnh vào trong

- Cả hai bàn tay yếu, co - Bệnh cứng khớp


cứng hoặc vẹo bấm sinh.

- Đầu càng ngày - Mắt có dấu hiệu (mặt trời


- Não úng thuỷ
càng to quá cỡ lặn).

-Ngay khi sinh


thường là dấu hiệu
-Có biểu hiện rối toạn về thể
thoát vị tuỷ sông.
xác, tâm thần.
Ở trẻ lớn: có thể là
u não.

118
- Trẻ có tư thế bất - Từ lúc sinh. - Bệnh cứng khớp
thường hoặc bị co - Kèm theo một số cơ bẩm sinh
cứng yếu.
- Một số khớp cứng. .
- Đầu và cổ giữ thăng
bằng tốt.
- Trẻ co cứng hơn khi bị - Bại não thể co
kích thích hay bế, đật ở tứ cứng.
thế nhất định.
- Bàn tay nắm chặt, ngón
cái gập khép chặt

- Nếu trẻ bị một - Tay không cử động - Liệt (do tổn


tay yếu hoặc để một được. thương đám rối)
tư thế co gấp - Cả chân cùng bên bị - Loạn thần kinh
cánh
- tay vì sang chấn
sản khoa
- Bại não thể liệt
nữa người

Tự lượng giá
Trả lời ngắn các câu từ 1 đến 3 bằng cách điển từ hoặc cụm từ thích họp vào chỗ
trống.
1. Các bài tập cửa sản phụ trước khi sinh:
A. Tập thở.
B. Thư gỉan.
C. Ngồi xổm.
D. Quì trên sàn.
E.Co giãn các cơ vùng đáy chậu.
F.................................................
G................................................
H. Các bài tập chân.
I. Điều khiển cơ.
K. Chọn tư thế thư giãn.
2.Sự phát triển bình thường của trẻ đến 15 tuổi là sự thay đổi có liên quan đến chức năng:
A. Nhận thức.
B. Tình cảm, quan hệ xã hội.
C. Vận động,
D................................................
E................................................

119
3. Mốc sự tăng trưởng bình thường ở trẻ 2 tuổi:
A. Chạy lên cầu thang, đá bóng mà không ngã,
B. Ngôn ngữ..............................
C. Sinh hoạt: .............................
D. Có thể nói nhiều.
E. Hỗ trợ khi mặc quần áo, sử dụng được nhà vệ sinh nhưng cần có trợ giúp.

- Phân biệt đúng/sai các câu từ 4 đến 7 bằng cách đánh dấu V vào cột A cho câu đúng,
vào cột B cho câu sai:

TT Nội dung A B
Dấu hiệu chính: Trẻ mềm yếu hoặc mểm nhẽo sau
4
khi đẻ có thể là bại liệt.

Vận động nhận biết của trẻ 6 tháng: Nhặt và giữ vật
5
cho vào miệng.

6 Vận động của trẻ 3 tháng có thể biết bò.

7 Trẻ bại não thường dễ dàng khi ăn uống.

- Chọn một câu trả lời đúng nhất cho các câu từ 8 đến 10 bằng cách khoanh tròn vào
chữ cái đầu câu trả lời được chọn.
8. Lựa chon tư thể thư giãn:
A. Đứng.
B. Nằm ngửa có gối kê.
C. Ngối trên giường.
D. Đi bộ nhẹ nhàng.
E. Nằm võng
9.Trẻ chậm biết ngẩng đầu nâng tay và mắt xếch có thể là:
A. Bại não
B. Bại liệt.
C. Hội chứng Down.
D. Não bé.
E. Chứng trì độn.
10.Vận động bình thường ở trẻ 12 tháng:
A. Lẫy.
B. Bò.
C. Đi men.
D. Chạy
E. Đi vững

BÀI 13 : PHỤC HỒI CHỨC NĂNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG


120
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1.Về kiến thức
- Trình bày được định nghĩa phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
- Trình bày được các phạm vi hoạt động của phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
- Nêu được những nội dung hoạt động chủ yếu của phục hồi chức năng dựa vào cộng
đồng.
- Trình bày các nguyên tắc cơ bản về mặt lý thuyết của phục hồi chức năng dựa vào cộng
và kết luận
2.Về kỹ năng
- Vận dụng được các kiến thức đã học vào công tác phục hồi chức năng dựa vào cộng
đồng.
3.Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm
- Có thái độ niềm nở, tích cực, đúng đắn, trong giao tiếp và giáo dục sức khỏe người
bệnh,trong cộng đồng.
NỘI DUNG
1.Định nghĩa:
- Cộng đồng: Là những người sống và sinh hoạt với nhau tại một địa phương.
- Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng: Là làm thay đổi nhận thức của xã hội, để xã hội
chấp nhận người tàn tật là thành viên bình đẳng trong xã hội.
- Trách nhiệm của cộng đồng là biến phục hồi chức năng thành một nhiệm vụ, một bộ
phận của quá trình phát triển xã hội.
- Lôi kéo sự tham gia của chính người tàn tật và gia đình vào quá trình phục hồi chức năng
- Lôi kéo sự hợp tác đa ngành, sự giúp đỡ của tuyến trên.
Sử dụng các kỹ thuật thích hợp để biến kiến thức và kỹ năng PHCN áp dụng
ngay tại trong cộng đồng .
2. Các phạm vi hoạt động của phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
2.1. Quản lý điều hành:
- Ủy ban điều hành thông qua lãnh đạo của địa phương.
4.2. Kỹ thuật thích hợp.
- Người tàn tật.
- Huấn luyện viên trong gia đình.
- Nhân viên theo dõi tại địa phương: y sĩ, kỹ thuật viên.
- Nhân viên tuyến trung gian: Bác sĩ, y tá, kỹ thuật viên.

5. Những nội dung hoạt động chủ yếu của phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng

121
TT Nội dung hoạt động Người và nơi thực hiện
1. Phát hiện thương tật và đề phòng tàn tật -Tại nhà, y tế đội,- Xã.
Tăng cường sự phát triển tối đa ở trẻ em
2 Tại nhà, người nhà.
trước khi đi học qua kích thích sớm.
3 Huấn luyện người TT về giao tiếp nghe, nói Tại nhà, người nhà.
4 Huấn luyện những sinh hoạt hàng ngày . Tại nhà, người nhà
5 Huấn luyện lao động thông qua sản xuất Tại nhà, trường làng
6 Học tập Người bệnh, người nhà
7 Hội nhập xã hội UBND, đoàn thể, y tế
8 Tìm công ăn việc làm tăng thu nhập UBND, đoàn thể

5. Các nguyên tắc cơ bản về mặt lý thuyết của của phục hồi chức năng dựa vào cộng
đồng.
4.1. Các mức độ về quan hệ giữa con người

hình 5

- Đây là các nguyên tắc cơ bản để thực hiện PHCNDVCĐ, vì cộng đồng có trách
nhiệm làm thay đổi trạng thái và thái độ của xã hội đối với người tàn tật.

4.2. Mức độ về nhu cầu cơ bản của con người ( theo Maslow )

122
hình 6

Lưu ý:
- Phục hồi chức năng tại viện, tại các trung tâm chỉ đáp ứng được các nhu cầu 1 và 2.
- Phục hồi chức năng tại cộng đòng đáp ứng đủ 5 yêu cầu cơ bản của con người.
Kết luận
- Phục hồi chức năng cho người tàn tật ngày nay không chỉ là một công tác nhân đạo đơn
thuần mà còn mang tính kinh tế, nhân văn, pháp lý. Phục hồi chức năng không phải chỉ là
công việc của riêng ngành y tế mà đó là công tác của toàn xã hội. Vì vậy, công tác phục hồi
chức năng cần phải được xã hội hoá cao độ, mọi người, mọi ngành ở các khu vực khác nhau
tham gia, tạo điều kiện cho người tàn tật được phục hồi ở mức cao nhất.

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

123
ĐÁP ÁN
BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG - VẬT LÝ TRỊ LIỆU
1.A : Y học
1.C : Xã hội học
1.D : Giáo dục
1.E : Kỹ thuật phục hồi
2.A: Ngoại viện
2.B : Nội trú
2.C : Dựa vào cộng đồng
1A; 2B; 3A; 4B; 5B; 6A;7B;8A;9B;10A
BÀI 2: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI KHÓ KHĂN VỀ NGHE, NÓI
1. A. không thể nghe, B. cách xa 3m.
2. A. trong thời kỳ mang thai. B. Bướu cổ do thiếu Iod.
3. A. vài năm đầu của trẻ, B. đầu sau sinh.
4. A. khả năng nghe, B. nói được.
5. A. lắng nghe B. bắt chước lại.
6. A. giao tiếp, B. động tác.
7. A. đến tuổi đi học, B. đơn giản.
8Đ, 9Đ, 10Đ, 11Đ, 12S, 13Đ, 14S, 15S, 16Đ, 17Đ
18.D 19.D 20.D 21.B, 22.D
BÀI 4 : QUÁ TRÌNH TÀN TẬT VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
1.Giải phẫu
2.Chức năng
3.Khiếm khuyết
4.A; 5-B; 6-A; 7-A; 8-E 9-E
BÀI 8: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI BỆNH BẠI NÃO
1:Trung ương
2.D: Hành vi
2.B : Mẹ bị bệnh mãn tính : Đái tháo đường, nhiễm độc thai nghén
3.A : Trẻ bị ngạt trong khi sinh đẻ
4.A: Chấn động não
5.A: Sớm
2.B: Toàn diện
8A; 9A; I0A; 11A; 12A; 13A; 14A; 15B; 16A; 17A; 18E; 19E; 20B.
BÀI 6: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI BỆNH GÃY XƯƠNG
1. A. tổn thương B. toàn vẹn 2. A. xâm nhập B. lưới tổ chức liên kết
3. A. trung bình B. chưa liền chắc. 4. A. bớt sưng B. kéo nắn bó bột
5. A. tan máu tụ B. giảm sưng.
6. A. Tập mạnh các cơ teo yếu bằng tạ, lò xo.
B. Siêu âm, sóng ngắn điều trị vào vùng có hội chứng sudeck.
7. A. Giai đoạn can liên kết. B. Giai đoạn can nguyên phát
BÀI 9: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI KHÓ KHĂN VỂ VẬN ĐỘNG

124
1. A: Cùng bên
1. B: Bên đối diện
1.A: Loét
2.B: Viêm phổi
3.A: Gia đình bệnh nhân
3.B: Bệnh nhân
4.A: Trợ giúp ho và thở
1.B: Tránh viêm phổi
2.A: Đệm dầy, mút hay cao su có lỗ
5.B: Đè xuống mật giường
1.C: Thay đổi tư thế
2.Cứng khớp
3.A; 8-B; 9-B; 10-A; 11A; 12-B; 13-A; 14-A; 15-E; 16-A; 17-A; 18-E;
19-A; 20-E
BÀI 12: PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO SẢN PHỤ TRƯỚC ĐẺ, PHÁT HIỆN SỚM
CÁC TÀN TẬT Ở TRẺ SƠ SINH
1. F. Nghiêng khung chậu.
1. G. Tư thế đứng.
2. D. Ngôn ngữ.
2. E. Kỹ năng - tự giúp mình.
3. B. Nói câu hai, ba từ.
3.C. Biết đòi thức ăn, uống.
4B; 5A; 6B; 7B; 8B: 9C; 10C.

Y HỌC CỔ TRUYỀN
ĐÁP ÁN
Bài 1: Học thuyết Âm Dương -Ngũ hành và ứng dụng trong Y học cổ truyền
1.A. Triết học cổ đại phương đông
B. Nguyên nhân phát sinh phát triển
2.A. Cho hai yếu tố cơ bản
B. Hiện tượng có mối quan hệ với nhau
3.A. Phía dưới bên trong Yên Tĩnh.
B. Phía trên, bên ngoài, hoạt động, phân tán .
4.A. Âm Dương đối lập
B. Âm dương hỗ căn
C. Âm dương tiêu trưởng
D. Âm Dương bình hành
5.A. Hai phần đen trắng
B. Vòng tròn nhỏ màu đen
6.A. Dùng thuốc nóng ấm
B. Dùng thuốc mát lạnh
7.A. Mát lạnh

125
B. Nóng ấm
8.A.Tập động và tập tĩnh
B. Luyện cơ, gân, khớp và luyện tập nội tạng
9.A;10 B;11 A; 12B ; 13A ; 14A ; 15E ; 16A ; 17A ; 18C ; 19A ; 20E ;
Bài 3: Nguyên nhân gây bệnh theo Y học cổ truyền
1.A. Ngoài nhân
B. Bất nội ngoại nhân
2.A. Thử
B. Táo
3.A. Dương tà hay đi lên và ra ngoài
B. Ở phần trên và phần ngoài cơ thể
4.A. Làm tổn hại đến dương khí
B. Mùa đông
5.A. Mùa hạ
B. Âm dịch
; 6A ; 7B ; 8A ; 9A ; 10 ; 11 ; 12 ; 13 ; 14 ; 15C ;
Bài 4: Các phương pháp chẩn đoán và chữa bệnh theo Y học cổ truyền
1.A. Vọng
B. Vấn
2.A. Hạ
B. Tiêu
3.A. Hàn
B. Thực
; 4A ; 5A ; 6A ; 7A ; 8B ; 9A ; 10B ; 11A ; 12B ; 13E ; 14A ; 15E ; 16B ; 17E ;
Bài 5: Đại cương về hệ kinh lạc +
Bài 6: Huyệt, cách xác định một số huyệt thông thường và công thức điều trị
1.A. Một bộ phận lý luận của y học cổ truyền
B. Điều trị bệnh đặc biệt điều trị bệnh bằng châm cứu
2.A. Chạy dọc
B. Đường ngang
3.A .Sáu kinh Âm và sáu kinh Dương
B. Mạch nhâm, mạch đốc
4.A. Nằm trên da
B. Hay ngoài đường kinh
; 5A ; 6B ; 7B ; 8A ; 9B ; 10A ; 11B ; 12A ; 13A ; 14 ; 15A ; 16B ; 17A ; 18A ; 19C ;
20D ; 21A ; 22C ;
Bài 7: Đại cương cơ chế tác động và nguyên tắc ứng dụng của phương pháp
dưỡng sinh
; 1D ; 2C ; 3D ; 4B ; 5A ; 6D ; 7D ; 8C ; 9C ; 10D ;
Bài 8: Thuốc thanh nhiệt, trừ hàn
1.A. Vị ngọt, đắng, lạnh
B. 12-16 gam / ngày

126
2. A. Rễ ,củ
B. 8-12 gam / ngày
; 3E ; 4B ; 5C ;
Bài 10: Xoa bóp, bấm huyệt chữa một số bệnh thông thường
1.A. Khí huyết
B. Dinh dưỡng
2.A. Nhẹ nhàng
B. Thắm dẫn sâu
; 3 A ; 4B ; 5A ; 6A ; 7E ; 8E ; 9E ; 10A;
Bài 11: Phương pháp chữa cảm mạo trong dân gian
1.A. Phong hàn
A. Phong nhiệt
2.A. Làm ra mồ hôi giải biểu
B. Làm nóng đỏ da (khu Phong tán hàn)
3. A. Iả chảy
B. Người già yếu
; 4A ; 5A

TÀI LIỆU THAM KHẢO

127
[1] N. A. Dũng, Y Lý Y Học Cổ Truyền, Nhà xuất bản y học Hà Nội -2008
[2] T. Q. Hùng , Y Học Cổ Truyền, Nhà xuất bản Hà Nội -2005
[3] T. T. D. Thường ,Y Học Cổ Truyền, Nhà Xuất Bản Y học -2020
[4] N. H. Điền, Phục Hồi Chức Năng - Vật Lý Trị Liệu, Nhà xuất bản Hà Nội, 2005
[5] N. X. Nghiên, Phục Hồi Chức Năng, Nhà xuất bản Y Học Hà Nội, 2011

128

You might also like