Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

CHƯƠNG 3

Câu 16: Đúng


-Dịch vụ là 1 hh đặc biệt vì:
+Có giá trị và ía trị sủ dụng
+Nó là 1 loại hh vô hình
+Gtri sử dụng của nó nhằm thỏa mãn nhu cầu của người có nhu cầu về loại hình
dịch vụ đó
+Nó không thể cất trữ
+Việc sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời
-Trong xã hội tư bản, tư bản cho vay là tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, mà người
chủ của nó cho nhà tư bản khác sử dụng trong thời gian nhất định để nhận được số
tiền lời nào đó (gọi là lợi tức).
-Tư bản cho vay là hh, vì có giá trị và giá trị sử dụng
-Tínhđặc biệt của hàng hóa này thể hiện ở chỗ, khi cho vay bên cung không mất
quyền sởhữu, bên cầu chỉ được mua quyền sử dụng trong thời gian nhất định. Mặt
khác, khi sửdụng thì giá trị của nó không mất đi mà còn tăng lên. Hơn nữa, giá cả
của nó do giá trị mà do giá trị sử dụng, tức là khả năng tạo ra lợi tức của nó quyết
định.

Câu 10: sai. Nhà tư bản chiếm đoán, không phải tiêu dùng
Để tiến hành sản xuất, nhà tư bản phải mua sức lao động và tư liệu sản xuất. Vì tư
liệu sản xuất và sức lao động do nhà tư bản mua, nên trong quá trình sản xuất,
người công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản và sản phẩm làm ra
thuộc sở hữu của nhà tư bản.

Sản xuất tư bản chủ nghĩa là quá trình tạo ra giá trị tăng thêm cho nhà tư bản khi
năng suất lao động đạt tới trình độ nhất định – chỉ cẩn một phần của ngày lao động
người công nhân làm thuê đã tạo tra giá trị bằng giá trị sức lao động của chính
mình.
Bằng lao động cụ thể của mình, công nhân sử dụng các tư liệu sản xuất và chuyển
giá trị của chúng vào sản phẩm; và bằng lao động trừu tượng, công nhân tạo ra giá
trị mới lớn hơn giá trị sức lao động, phần lớn hơn đó được gọi là giá trị thặng dư.

Giá trị hàng hóa (W) được sản xuất ra gồm hai phần: giá trị những tư liệu sản xuất
đã hao phí được lao động cụ thể bảo tồn và chuyển vào sản phẩm (giá trị cũ, ký
hiệu c) và giá trị mới (v+m) do lao động trìu tượng của công nhân tạo ra (lớn hơn
giá trị hàng hóa sức lao động). Phần giá trị mới do lao động sống tạo thêm ra ngoài
giá trị hàng hóa sức lao động, được nhà tư bản thu lấy mà không trả cho người lao
động, được gọi là giá trị thặng dư (m). Như vậy, lao động sống là nguồn gốc tạo ra
giá trị thặng dư.

Câu 12: Sai.


Trong sự vận động của tư bản:
-THTB là sự vận động về mặt chất (các giai đoạn, các hình thức tồn tại, các điều
kiện cho tư bản vận động liên tục)
-CCTB là sụ vận động và mặt lượng,( tốc độ vận động của tư bản trong quá trình
sản xuất và kinh doanh

Câu 11: Đúng


-Tuần hoàn của tư bản là sự vận động của tư bản trải qua ba giai đoạn, lần lượt
mang ba hình thái, thực hiện ba chức năng rồi trở về hình thái ban đầu với giá trị
không chỉ được bảo tồn mà còn tăng lên.
Giai đoạn thứ nhất: Nhà tư bản dùng tiền để mua tư liệu sản xuất và sức lao động.
Chức năng giai đoạn này là biến tư bản tiền tệ thành hàng hóa dưới dạng tư liệu
sản xuất và sức lao động để đưa vào sản xuất, gọi là tư bản sản xuất.
Giai đoạn thứ hai: Nhà tư bản tiêu dùng những hàng hóa đã mua, tức là tiến hành
sản xuất. Tư bản sản xuất chuyển hóa thành tư bản hàng hóa.
Giai đoạn thứ ba: Nhà tư bản trở lại thị trường với tư cách là người bán hàng. Hàng
hóa của nhà tư bản được chuyển hóa thành tiền. Tư bản hàng hóa chuyển hóa thành
tư bản tiền tệ
-Chu chuyển của tư bản là sự tuần hoàn của tư bản nếu xét nó là một quá trình định
kỳ đổi mới, và lặp đi lặp lại không ngừng. Chu chuyển của tư bản nói lên tốc độ
vận động của tư bản cá biệt.

Câu 14: Đúng


Lợi tức:
+ Đứng về phía nhà tư bản cho vay thì họ nhường quyền sử dụng tư bản của mình
cho người khác trong một thời gian nhất định, nên thu được lợi tức.

+ Về phía nhà tư bản đi vay thì họ vay tiền về để đưa vào sản xuất - kinh doanh
nên họ thu được lợi nhuận. Nhưng vì họ không có tư bản hoạt động nên phải đi
vay. Trong quá trình vận động, tư bản hoạt động sẽ thu được lợi nhuận bình quân.
Nhưng vì để có tư bản hoạt dộng, trước đó anh ta đã phải đi vay, nên nhà tư bản đi
vay (tức tư bản hoạt động) không được hưởng toàn bộ lợi nhuận bình quân, mà
trong số lợi nhuận bình quân có một phần được trích ra để trả cho nhà tư bản cho
vay dưới hình thức lợi tức.

+ Lợi tức (z) chính là một phần của lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản đi vay phải
trả cho nhà tư bản cho vay căn cứ vào lượng tư bản tiền tệ mà nhà tư bản cho uay
đã bỏ ra cho nhà tư bản đi vay sử dụng.
Lợi nhuân thương nghiệp:
Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình
sản xuất mà tư bản công nghiệp nhường cho tư bản thương nghiệp, để tư bản
thương nghiệp bán hàng hóa cho mình. Lợi nhuận thương nghiệp là hình thức biến
tướng của giá trị thặng dư. Nguồn gốc của nó cũng là một bộ phận lao động không
được trả công của công nhân.
Tư bản công nghiệp “nhường” một phần giá trị thặng dư cho tư bản thương nghiệp
bằng cách bán hàng hóa thấp hơn giá trị thực tế của nó, để rồi tư bản thương
nghiệp bán đúng giá trị, thu về lợi nhuận thương nghiệp.
Câu 15:
Sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư trở lại thành tư bản gọi là tích lũy tư bản.
Trong quá trình tái sản xuất, lãi (m) cứ đập vào vốn, vốn càng lớn thì lãi càng lớn,
do đó lao động của công nhân trong quá khứ lại trở thành phương tiện để bóc lột
chính người công nhân.

Có thể minh hoạ tích lũy và tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa bằng ví dụ: năm
thứ nhất quy mô sản xuất là 80c + 20v + 20m. Giả định 20m không bị nhà tư bản
tiêu dùng tất cả cho cá nhân, mà được phân thành 10m dùng để tích lũy và 10 m
dành cho tiêu dùng cá nhân của nhà tư bản. Phần 10 m dùng để tích lũy được phân
thành 8c + 2v, khi đó quy mô sản xuất của năm sau sẽ là 88c + 22v + 22m (nếu m
vẫn như cũ). Như vậy, vào năm thứ hai, quy mô tư bản bất biến và tư bản khả biến
đều tăng lên, giá trị thặng dư cũng tăng lên tương ứng.
GTTD tỷ lể thuận với quy mô TLTB
GTTD tỷ lệ thuận với Tỷ suất GTTD
=>Đúng

You might also like