bản 2 Tác động covid đối với hệ thống ngân hàng ở Châu Á

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, hoạt

động kinh doanh tiền tệ, tín dụng của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam cũng như
tại các nước khu vực Châu Á đã phần nào chịu ảnh hưởng từ tác động của dịch
Covid-19. Trong đó, chất lượng tín dụng, lợi nhuận của các ngân hàng khu vực
này giảm, như nhiều ngân hàng tại Trung Quốc, các khoản nợ xấu tăng cao, đạt
mức kỷ lục 2,7 nghìn tỷ NDT (395 tỷ USD) trong tháng 6/2020, từ đó lợi nhuận
của các ngân hàng trong quý I/2020 giảm kỷ lục so với cùng kỳ năm ngoái. Vào
ngày 31/08/2020, bốn ngân hàng lớn Trung Quốc đồng loạt công bố lợi nhuận
trong nửa đầu năm giảm mạnh. Ngân hàng Thương Mại và Công nghiệp
( ICBC)- ngân hàng lớn nhất thế giới tính theo tổng giá trị tài sản và Ngân hàng
Trung Quốc cho biết trong nửa đầu năm, lợi nhuận giảm khoảng 11%. Ngân
hàng Nông Nghiệp và Ngân hàng Xây dựng cũng ghi nhận lợi nhuận giảm
khoảng 10%. Còn các ngân hàng ở Nhật Bản cũng phải chịu nhiều ảnh hưởng
bởi đại dịch Covid-19. Theo thống kê được công bố, khoảng 60% trong số 102
ngân hàng khu vực có lợi nhuận sụt giảm hoặc lỗ ròng từ tháng 4-9/2020.
Nguyên do là các ngân hàng phải chịu chi phí tín dụng tăng cao để ứng phó nợ
xấu khi khách hàng gặp khó khăn. Cụ thể, 102 ngân hàng công bố lợi nhuận
ròng là 399,3 tỷ yen, giảm 11,4% so với cùng kỳ trước - lần đầu tiên kể từ năm
2012, lợi nhuận giảm xuống dưới 400 tỷ yen. Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2021 tới
đây, tình hình các ngân hàng dần có hình thái khởi sắc. Ngày 02/08/2021, Ngân
hàng Mitsubishi UFJ Financial Group Inc (MUFG) lớn nhất Nhật Bản đã công
bố lợi nhuận ròng quý I/2021 cao gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Chi phí tín
dụng của MUFG trong quý I/2021 là 5,1 tỷ yen so với 145 tỷ yen cùng kỳ năm
trước. Thêm đó, các khách hàng doanh nghiệp vay tiền để cầm cự trước những
tác động của đại dịch đã khiến cho lãi thuần - chủ yếu từ hoạt động cho vay đạt
mức 496,9 tỷ yen, tăng 5,9%…
Mặt khác, tại Tại Singapore, theo công bố của cơ quan tiền tệ nước này cho thấy:
cho vay của hệ thống ngân hàng Singapore trong tháng 6/2021 tăng 3,5% so với
cùng kỳ năm 2020 - mức tăng cao nhất kể từ tháng 10/2018; sự gia tăng này cho
thấy nền kinh tế Singapore có những tín hiệu phản hồi tích cực. Dự báo, năm
2021, tăng trưởng vay ngân hàng đạt 1,5% so với năm 2020. Theo đó, giá cổ
phiếu và lãi ròng của các ngân hàng top đầu Singapore cũng sẽ tăng. Sự tăng
trưởng này so với cùng kỳ năm 2020 là khá ấn tượng, nhưng so với quý trước
(quý I/2021) sự tăng trưởng này có phần chững lại. Cụ thể, OCBC tăng trưởng
quý II so với năm trước là 59% song so với quý trước lại giảm 23%. Hay UOB
tăng trưởng 43% so với cùng kỳ năm trước, nhưng theo quý là không tăng.
Trong điều kiện khó khăn, bất ổn của dịch Covid -19, hệ thống ngân hàng
Singapore vẫn hoạt động kinh doanh hiệu quả, nền kinh tế dự kiến tiếp tục trên
đà phục hồi, nhờ nhu cầu gia tăng trên toàn cầu và tiến triển tích cực của chương
trình tiêm vaccine. Dự báo, trong thời gian tới khi Đông Nam Á vẫn đang là tâm
dịch Covid của biến chủng Delta, nợ xấu ngân hàng Singapore có thể sẽ gia tăng
gây ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của hoạt động kinh doanh tại các ngân
hàng này.
https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/he-thong-ngan-hang-trung-quoc-yeu-
di-vi-dai-dich-327479.html
https://ncov.vnanet.vn/tin-tuc/nhieu-ngan-hang-va-doanh-nghiep-lon-o-trung-
quoc-lao-dao-do-tac-dong-cua-dich-covid-19-dich-covid-19-tac-dong-tieu-cuc-
den-thi-truong-lao-dong-han-quoc/69ff6089-129b-4aec-8822-c4a93f9ba507
https://baotintuc.vn/kinh-te/su-co-he-thong-tai-ngan-hang-lon-cua-nhat-ban-
20210820125901337.htm
https://bnews.vn/ngan-hang-lon-nhat-nhat-ban-dat-loi-nhuan-rong-cao-gap-doi/
205607.html
https://aseanvietnam.vn/post/cac-ngan-hang-singapore-van-kinh-doanh-hieu-
qua-trong-djai-dich-covid-19

Tại Nhật Bản, theo thống kê được công bố, khoảng 60% trong số 102 ngân hàng
khu vực có lợi nhuận sụt giảm hoặc lỗ ròng từ tháng 4 đến tháng 9/2020. Cụ thể,
102 ngân hàng công bố lợi nhuận ròng là 399,3 tỷ yen, giảm 11,4% so với cùng
kỳ trước - lần đầu tiên kể từ năm 2012, lợi nhuận giảm xuống dưới 400 tỷ yen.
Mặt khác, tại Tại Singapore, theo công bố của cơ quan tiền tệ nước này cho thấy:
cho vay của hệ thống ngân hàng Singapore trong tháng 6/2021 tăng 3,5% so với
cùng kỳ năm 2020 - mức tăng cao nhất kể từ tháng 10/2018

Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2021 tới đây, tình hình các ngân hàng dần có hình thái
khởi sắc. Ngày 02/08/2021, Ngân hàng Mitsubishi UFJ Financial Group Inc
(MUFG) lớn nhất Nhật Bản đã công bố lợi nhuận ròng quý I/2021 cao gấp đôi
so với cùng kỳ năm trước. Chi phí tín dụng của MUFG trong quý I/2021 là 5,1
tỷ yen so với 145 tỷ yen cùng kỳ năm trước. Thêm đó, các khách hàng doanh
nghiệp vay tiền để cầm cự trước những tác động của đại dịch đã khiến cho lãi
thuần - chủ yếu từ hoạt động cho vay đạt mức 496,9 tỷ yen, tăng 5,9%…
; sự gia tăng này cho thấy nền kinh tế Singapore có những tín hiệu phản hồi tích
cực. Dự báo, năm 2021, tăng trưởng vay ngân hàng đạt 1,5% so với năm 2020.
Theo đó, giá cổ phiếu và lãi ròng của các ngân hàng top đầu Singapore cũng sẽ
tăng. Sự tăng trưởng này so với cùng kỳ năm 2020 là khá ấn tượng, nhưng so với
quý trước (quý I/2021) sự tăng trưởng này có phần chững lại. Cụ thể, OCBC
tăng trưởng quý II so với năm trước là 59% song so với quý trước lại giảm 23%.
Hay UOB tăng trưởng 43% so với cùng kỳ năm trước, nhưng theo quý là không
tăng. Trong điều kiện khó khăn, bất ổn của dịch Covid -19, hệ thống ngân hàng
Singapore vẫn hoạt động kinh doanh hiệu quả, nền kinh tế dự kiến tiếp tục trên
đà phục hồi, nhờ nhu cầu gia tăng trên toàn cầu và tiến triển tích cực của chương
trình tiêm vaccine. Dự báo, trong thời gian tới khi Đông Nam Á vẫn đang là tâm
dịch Covid của biến chủng Delta, nợ xấu ngân hàng Singapore có thể sẽ gia tăng
gây ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của hoạt động kinh doanh tại các ngân
hàng này.

You might also like