Chương 4

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 41

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - CÔNG NGHỆ TPHCM

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC & MÔI TRƯỜNG

Chương 4: Độc học môi trường đất


Ths. Trịnh Minh Mỹ Hạnh
Nội dung
4.1 Quá trình lan truyền độc chất trong môi trường đất
4.2 Các dạng nhiễm độc trong môi trường đất
4.3 Con đường xâm nhập của độc chất từ đất vào cơ thể sinh
vật
4.4 Tác hại ô nhiễm đất
4.5 Biện pháp khắc phục

2
Thành phần cơ bản của đất

3
Các quá trình trong đất

4
Độc chất trong môi trường đất
 Độc chất theo bản chất: là những chất độc có khả năng gây
độc ở mọi nồng độ dù thấp hay cao. Ví dụ: các chất H2S,
Na2CO3, CuSO4, Pb, Hg, Cd, Be, St…
 Độc chất theo nồng độ: độc chất dạng này đều có nồng độ
giới hạn cho phép đối với mỗi loài cây nói riêng và sinh vật nói
chung. Nếu vượt quá giới hạn này thì các chất mới có khả
năng gây độc. Các độc chất dạng này thường là: H+, Al3+,
Fe2+,O42- , OH+, Mn2+, Na+, NH3, NH4+, NO2. Các kim loại nặng
như: Pb, As, Cu, Hg, Ca…

5
4.1 Quá trình lan truyền độc chất trong môi trường đất

Sự xâm nhập của các chất vào môi trường đất được thực hiện
thông qua hoạt tính của keo đất
Keo đất có khả năng hấp thụ trao đổi ion giữa bề mặt của keo
đất với dung dịch bao quanh nó
6
4.1 Quá trình lan truyền độc chất trong môi trường đất
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lan truyền của chất độc trong môi
trường đất
 Tốc độ lan truyền độc chất phụ thuộc vào tính chất của đất
 Tốc độ lan truyền các ion có trong đất phụ thuộc vào pH của
đất
 Quá trình phản ứng xảy ra trong đất
 Quá trình hấp phụ vào bề mặt chất rắn và quá trình hấp thụ
vào bề mặt chất lỏng của các chất

7
4.1 Quá trình lan truyền độc chất trong môi trường đất
Các yếu tố ảnh hưởng đến độc chất trong môi trường đất
 Bản chất của các chất độc đối với loài sinh vật hay còn gọi là
tính “kỵ sinh vật”
 Nồng độ và liều lượng của độc chất có tương quan thuận với
tính độc. Nồng độ và liều lượng càng cao thì càng độc.
 Nhiệt độ: nhiệt độ đất càng cao thì tính độc càng mạnh
 Ngưỡng chịu độc: các loài sinh vât khác nhau có ngưỡng chịu
độc khác nhau.
 Những điều kiện khác của đất: chế độ nước, độ ẩm, độ chua
trong đất
 Khả năng tự làm sạch của môi trường đất

8
4.2 Các dạng nhiễm độc trong môi trường đất
Nhiễm độc tự nhiên
1. Nhiễm phèn
2-
Nguyên nhân: Nồng độ của các ion Fe , Al , SO4, H+ tăng làm
2+ 3+

tăng tính keo, giảm pH của đất


 pH giảm làm tăng khả năng hòa tan các chất độc có trong đất
 Muối Al2(SO4)3 làm biến dạng rễ, rụng lông hút làm cây chết
 Fe2+ tác dụng với H2S tạo ra chất kết tủa gắn vào rễ cây, cản
trở quá trình hút chất dinh dưỡng của cây
Biện pháp phòng chống:
 Ngăn ngừa sự oxy hóa khoáng pyric trong đất phèn tiềm tàng
 Tiêu rửa độc chất có trong đất ra ngoài bằng nguồn nước khác
 Dùng vôi để trung hòa các axit có trong đất
9
4.2 Các dạng nhiễm độc trong môi trường đất
2. Nhiễm mặn
2- 2-
Nguyên nhân: Nồng độ các ion Na , K , Cl , SO4, CO3 cao dẫn
+ + -

đến áp suất thẩm thấu của đất tăng


 Áp suất thẩm thấu tăng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng
và phát triển của cây trồng
 Nồng độ Cl- làm cháy lá một số loại cây
Biện pháp cải tạo:
 Rửa mặn
 Cày sâu đưa các lớp đất sâu chứa CaCO3 và CaSO4 lên tầng
trên mặt

10
4.2 Các dạng nhiễm độc trong môi trường đất
3. Gley hóa
Nguyên nhân:
Phân giải chất hữu cơ trong điều kiện ngập nước hiếm khí, nơi
tích lũy nhiều xác động vật và thực vật
Quá trình gley hóa sản sinh nhiều loại chất độc như CH4, H2S,
N2O, CO2, FeS, axit hữu cơ…..làm chua hóa đất
Biện pháp phòng chống:
Làm cho đất được thoáng khí

11
4.2 Các dạng nhiễm độc trong môi trường đất
Nhiễm độc nhân tạo
1. Nhiễm dầu
Thay đổi tính chất của đất:
 Tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố vi lượng có trong đá vào
trong đất
 Làm tắc các mao quản dẫn nước trong đất dẫn đến sự cằn cỗi
trong đất
 Kìm hãm quá trình vận chuyển, bay hơi và phân hủy sinh học
các chất ô nhiễm hữu cơ có trong đất
 Giảm lượng oxy có trong đất

12
4.2 Các dạng nhiễm độc trong môi trường đất
Nhiễm độc nhân tạo
1. Nhiễm dầu
Ảnh hưởng đến cây trồng
 Giảm và chậm quá trình nẩy mầm của cây
 Ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp và hấp thụ chất dinh
dưỡng của cây trồng dẫn đến cây chậm phát triển, héo, rụng
lá và có thể chết
 Giảm hàm lượng oxy trong đất dẫn đến tiêu diệt hệ sinh vật có
trong đất, làm cho đất nghèo dinh dưỡng và không tơi xốp,
cây cối chậm phát triển

13
4.2 Các dạng nhiễm độc trong môi trường đất
Nhiễm độc nhân tạo
1. Nhiễm dầu
Ảnh hưởng đến động vật và con người
 Dầu theo chuỗi thực ăn đi vào cơ thể con người và động vật.
Do tích chất dễ tan trong mỡ nên tích tụ lại trong các mô mỡ
gây ung thư, gây độc hệ thần kinh, đột biến gen

14
4.2 Các dạng nhiễm độc trong môi trường đất
Nhiễm độc nhân tạo
1. Nhiễm dầu
Biện pháp khắc phục:
 Cày xới để cung cấp oxy cho vi khuẩn trong đất oxy hóa dầu
 Cung cấp các chế phẩm hóa học cho đất bị nhiễm dầu
 Bóc lớp đất nhiễm dầu

15
4.2 Các dạng nhiễm độc trong môi trường đất
2. Nhiễm kim loại nặng
Kim loại nặng trong đất tồn tại ở nhiều dạng: các cation, phức
chất với các chất hữu cơ, oxit, muối kết tủa, hợp chất cơ kim
 Ảnh hưởng đến thực vật: kìm hãm sự phát triển của rễ, thân,
lá, cây có thể chết nếu hàm lượng các ion kim loại cao
 Ảnh hưởng đến người và động vật: thiếu máu nếu bị nhiễm
chì, tác động đến não nếu nhiễm thủy ngân, rối loạn các quá
trình sinh lý, sinh hóa, suy yếu gan thận

16
4.2 Các dạng nhiễm độc trong môi trường đất
3. Ô nhiễm do chất phóng xạ
 Nguồn gốc: có sẵn trong đất, chất thải từ công nghiệp, sự cố
từ các nhà máy điện hạt nhân
 Chất phóng xạ thường tồn tại rất lâu trong đất
 Chất phóng xạ dễ dàng hấp thụ vào thực vật, tảo, địa y, san
hô, nấm, qua chuỗi thực ăn tích tụ vào cơ thể người và động
vật, gây ung thư, quái thai, rối loạn các quá trình sinh hóa

17
4.2 Các dạng nhiễm độc trong môi trường đất
4. Ô nhiễm chất hữu cơ có nguồn gốc từ xác động và thực
vật
 Khi lượng xác bã hữu cơ có trong đất vượt quá khả năng tự
làm sạch của môi trường đất thì sẽ gây ô nhiễm môi trường
đất
 Các nguồn ô nhiễm chất hữu cơ: rác thải sinh hoạt, xác động
thực vật
 Quá trình phân hủy tạo ra một số chất có mùi hôi thối, một số
chất có độc tính cao gây ô nhiễm môi trường
 Ô nhiễm chất hữu cơ còn tăng lượng vi trùng gây bệnh có
trong đất

18
4.2 Các dạng nhiễm độc trong môi trường đất
5. Chất thải công nghiệp
 Thải trực tiếp vào môi trường đất
 Thải vào môi trường nước, môi trường không khí nhưng do
quá trình vận chuyển, lắng đọng chúng di chuyển đến đất và
gây ô nhiễm đất.
Chất thải rắn công nghiệp bao gồm:
 Phế thải công nghiệp
 Bùn từ các công trình xử lý nước thải công nghiệp
 Bùn từ các cống rãnh chứa nước thải
 Độc chất từ khí thải và nước thải

19
4.2 Các dạng nhiễm độc trong môi trường đất

20
4.2 Các dạng nhiễm độc trong môi trường đất

21
4.2 Các dạng nhiễm độc trong môi trường đất
5. Chất thải công nghiệp
Độc chất từ chất thải công nghiệp gây thoái hóa đất, giảm độ phì
nhiêu của đất, ảnh hưởng xấu đến hệ sinh vật sống trong đất,
ảnh hưởng tới năng suất của cây trồng
Độc chất có trong đất theo chuỗi thức ăn đi vào cơ thể người và
tác động gây hại cho con người

22
4.2 Các dạng nhiễm độc trong môi trường đất
6. Sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật
trong nông nghiệp

23
4.3 Con đường xâm nhập của độc chất từ đất vào cơ thể sinh vật
Có hai giai đoạn hấp thụ độc chất từ môi trường đất vào cơ thể
sinh vật.
 Giai đoạn 1: cơ thể sinh vật hạn chế sự hấp thụ.
 Giai đoạn 2: hấp thụ bị động, chất độc xâm nhập phá vỡ màng
tế bào, đi vào các cơ quan và lan tỏa trong cơ thể sinh vật.

24
4.3 Con đường xâm nhập của độc chất từ đất vào cơ thể sinh vật
Đối với thực vật
 Trường hợp 1: độc chất thường được hấp thụ qua rễ. Quá
trình này được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn đầu chủ
động hấp thụ trao đổi. Đến khi cây có biểu hiện nhiễm độc,
thực vật sẽ hạn chế sự hấp thu, đồng thời đó cũng là phản
ứng tự vệ của thực vật khi nhận ra chất độc.
 Trường hợp 2: là sự xâm nhập đơn thuần do khuếch tán từ
nồng độ độc cao trong dung dịch đất vào cơ thể thực vật. Hiện
tượng này xảy ra mạnh khi sự đề kháng của cây không còn
nữa, khả năng hấp thụ có chọn lọc của cây đã mất hoặc yếu
hẳn đi.

25
4.3 Con đường xâm nhập của độc chất từ đất vào cơ thể sinh vật
Đối với động vật
Độc chất đi từ môi trường đất qua hai con đường xâm nhập của
chất độc vào cơ thể: con đường gián tiếp qua thức ăn, thực
phẩm trung gian và con đường xâm nhập chất độc trực tiếp qua
da rồi vào cơ thể.

26
4.4 Tác hại ô nhiễm đất
 Thay đổi tính chất của đất
 Mất cân bằng sinh thái
 Ảnh hưởng đến hệ động thực vật, con người

27
4.5 Biện pháp khắc phục
 Không xả thải trực tiếp vào đất
 Sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đúng cách

28
Chuyên đề:

29
Chuyên đề:

30
Chuyên đề:

31
Chuyên đề:

32
Chuyên đề:

33
Chuyên đề

MỘT SỐ BỆNH DO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

34
Bệnh nhiễm bụi phổi silic
Những công việc có thể gây bệnh bụi silic tự do như:
 Các hoạt động khai thác khoáng sản hoặc đá có chứa silic tự
do.
 Sản xuất và sử dụng các loại đá mài, bột đánh bóng và các
sản phẩm khác có chứa silic tự do.
 Chế biến chất carborundun, chế tạo thủy tinh, đồ sành sứ, các
đổ gốm khác, gạch chịu lửa.
 Công việc đúc có tiếp xúc với bụi cát (khuôn mẫu, làm sạch
vật đúc )
 Các công việc mài, đánh bóng, rửa khô bằng đá mài có chứa
silic tự do.

35
Bệnh nhiễm bụi phổi silic
Bệnh nhiễm bụi phổi silic
 Bệnh bụi phổi silic là bệnh không hồi phục. Bệnh bụi phổi silic
làm giảm tuổi thọ người bệnh, tử vong hay xảy ra trong tuổi 40
- 50, sau các biến chứng như phế quản - phế viêm, suy tim
phải - lao phối hợp.
 Khi tiếp xúc với bụi có nồng độ và hàm lượng silic tự do cao,
 thời gian tiếp xúc liên tục kéo dài, bệnh tiến triển nhanh từ vài
 tháng đến vài năm, nhất là ở người trẻ, làm nghề phun cát,
nghiền khoáng sản (thạch anh...).

36
Bệnh nhiễm độc benzen và đồng đẳng (Toluen, Xylen)
Những công việc có thể gây bệnh:
 Khai thác, chế biến, tinh luyện các hợp chất benzen và đồng
đẳng của benzen.
 Điều chế dẫn suất từ các hợp chất benzen và đồng đẳng của
benzen.
 Điều chế các dung môi hòa tan
 Pha chế và sử dụng vecni, sơn, men, ma tít, mực in, các chất
bảo quản có benzen; chế tạo da mềm.

37
Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì
Những công việc có thể gây bệnh
 Khai thác, chế biến quặng chì và các phế liệu có chì
 Thu hồi chì cũ
 Luyện, lọc, đúc, dát mỏng chì và các hợp kim chì
 Hàn. mạ bằng hợp kim chì
 Chế tạo, xén cắt, đánh bóng các vật liệu bằng chì và hợp kim
chì.

38
Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì
Các bệnh
 Liệt chì
 Tai biến não
 Viêm thận
 Huyết áp cao
 Thấp khớp do chì

39
Bệnh nhiễm độc ma ngan và các hợp chất của ma ngan
Những công việc có thể gây bệnh:
 Khai thác, tán, nghiền, sàng, đóng bao và trộn khô bioxyt
mangan (MnO2) nhất là trong việc chế tạo các phi điện, que
hàn.
 Dùng bioxyt ma ngan trong việc làm già ngói, chế tạo thủy tinh,
thuốc màu, kỹ nghệ luyện thép.
 Nghiền và đóng bao ở lò luyện kim có bioxyt ma ngan.

40
Ung thư
 Ung thư gan
 Ung thư phế quản - phổi
 Ung thư vòm họng
 Ung thư đại trà

41

You might also like