Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

MỤC LỤC

NGOẠI GIAO NHÀ NGUYỄN VỚI PHÁP VÀ HOA KỲ


1. Ngoại giao thời nhà Nguyễn ở Gia Định (cuối thế kỷ XVIII)..........................4

1.1. Bối cảnh lịch sử.............................................................................................4

1.2. Hoạt động ngoại giao....................................................................................4

1.3. Kết quả..........................................................................................................4

2. Ngoại giao triều Gia Long (1802-1819)..............................................................4

2.1. Bối cảnh.........................................................................................................4

2.2. Hoạt động ngoại giao....................................................................................4

2.3. Đánh giá.........................................................................................................5

3. Ngoại giao triều Minh Mạng (1820-1840).........................................................5

3.1. Bối cảnh lịch sử.............................................................................................5

3.2. Hoạt động ngoại giao....................................................................................5

3.3. Kết quả..........................................................................................................6

4. Ngoại giao triều Thiệu Trị...................................................................................6

4.1. Bối cảnh lịch sử.............................................................................................6

4.2. Hoạt động ngoại giao....................................................................................6

4.3. Kết quả..........................................................................................................7

5. Ngoại giao triều Tự Đức (1847-1883).................................................................7

5.1. Bối cảnh lịch sử.............................................................................................7

5.2. Hoạt động ngoại giao....................................................................................8

5.2.1. Pháp đánh chiếm miền Nam Việt Nam................................................8


5.2.2. Sứ bộ ngoại giao Phan Thanh Giản vào Sài Gòn và đi Pháp xin
chuộc lại Nam Kỳ...........................................................................................12

5.2.3. Pháp xâm lược miền Bắc Việt Nam...................................................14

5.2.4. Pháp đánh chiếm Hà Nội - chỉ huy quân Pháp Francis Garnies bị
giết tại trận - Huế ký hàng ước 1874............................................................16

5.2.5. Pháp đánh Hà Nội lần thứ hai (1882) – chỉ huy quân Pháp Henri
Rivière bỏ mạng.............................................................................................17

6. Ngoại giao phong kiến bất lực - ngoại giao cách mạng xuất hiện.................17

6.1. Bối cảnh lịch sử...........................................................................................18

6.2. Hoạt động ngoại giao..................................................................................18

6.3. Hoạt động quân sự......................................................................................19

6.4. Đánh giả - kết quả.......................................................................................19

2
1. NGOẠI GIAO THỜI NHÀ NGUYỄN Ở GIA ĐỊNH (CUỐI THẾ KỶ
XVIII)
1.1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ
- Trong những năm cuối thế kỉ 18 Nguyễn Ánh nổi lên chống phong trào Tây Sơn.
=> tích cực hoạt động ngoại giao để tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài về mặt tinh thần và
vật chất (chính trị, quân sự,...)
- Nguyễn Ánh liên lạc với phương Tây cụ thể là Pháp và Bồ Đào Nha để thuê mượn họ
giúp về việc tổ chức quân đội, nhờ họ mua sắm tàu thuyền, vũ khí,...
1.2. HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO
- Năm 1790, Nguyễn Ánh nhờ Pháp cũng cố quân đội, xây lại thành Gia Định.
- Đầu năm 1971, Nguyễn Ánh viết thư gửi vua Bồ Đào Nha xin mua vũ khí.
- Mặc khác với Trung Quốc tuy chưa có ngoại giao chính thức Nguyễn Ánh cũng đã hai
lần cho người sang Trung Quốc lần thứ nhất 1796 và lần thứ hai 1798.
1.3. KẾT QUẢ
Nguyễn Ánh cho người sang Quảng Đông - Trung Quốc thăm dò tin tức Lê Chiêu Thống,
hay tin Vua Lê Chiêu Thống chết, Nguyễn Ánh mưu đồ bỏ ngôi chúa và ngự trị ngôi vua.
⇒ Chủ yếu là sự kiện tranh giành nội bộ (nổi bật là chống phong trào Tây Sơn của
Nguyễn Ánh), nhưng hơn hết đã mở ra một triều đại mới của Thời Nguyễn Việt Nam ta.
2. NGOẠI GIAO TRIỀU GIA LONG (1802-1819)

2.1. BỐI CẢNH


- Tháng 5 năm Nhâm Tuất (1802) Nguyễn Ánh lên ngôi vua lấy niên hiệu là Gia Long, từ
đó ông chủ trương hoạt động ngoại giao chủ yếu với các nước phương Tây như Anh và
Pháp.
- Giữa năm 1803 và 1804 chính phủ Anh cho sứ tới thông hiếu đưa quà tặng và xin cho
mở cửa hiệu buôn bán ở núi Trà Sơn cảng Đà Nẵng nhưng Gia Long không đồng ý. Do
chính sách bế quan của Gia Long như vậy nên trong thời Gia Long, việc buôn bán với
người phương Tây bị hạn chế.
2.2. HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO
- Cuối năm 1817, một tàu của Pháp tới Đà Nẵng xin vào kinh dâng tặng phẩm, Gia Long
cũng không nhận.
- Giữa năm 1818, Gia Long chuẩn y cho các thương nhân nước ngoài, từ Ma Cao và các
nước phương Tây đến buồn ở Gia Định được nộp thuế cảng và thuế hàng hóa bằng bạc
ngoại quốc, hoặc bằng nửa bạc nửa tiền, hoặc toàn bằng tiền đều được cả.
3
2.3. ĐÁNH GIÁ
Ở thời Gia Long, tuy đã là hai thập kỷ đầu thế kỷ XIX, quan hệ ngoại giao của nước ta
vẫn còn bó hẹp, quan hệ ngoại thương cũng rất hạn chế. Chưa có ngoại thương song
phương. Chỉ có người nước ngoài đến buôn bán ở ta là chính. Nhà nước và nhân dân ta
chưa làm ngoại thương.
3. NGOẠI GIAO TRIỀU MINH MẠNG (1820-1840)

3.1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ


Từ cuối thế kỷ XVIII, trong đội quân mộ của Nguyễn Ánh để chống phong trào nghĩa
quân Tây Sơn đã có một số người Pháp tới nhập ngũ. Khi Nguyễn Ánh lên ngôi vua, mấy
người Pháp là Chaigneau và Vannier ở lại làm quan tại triều đình Huế. Họ lấy vợ Việt
Nam, sinh con đẻ cái và sống ở Việt Nam. Cuối đời Gia Long, Chaigneau về Pháp nghỉ 3
năm. Sau 3 năm nghỉ, thì Minh Mạng đã làm vua thay Gia Long.
3.2. HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO
Sau 3 năm nghỉ, Chaigneau được triều đình Pháp cử làm lãnh sự Pháp ở Việt Nam,
đồng thời làm khăm sai của vua Pháp Louis XVIII, đem phẩm vật tặng vua Việt Nam và
đưa quốc thư Pháp điều đình thông thương với Việt Nam. Minh Mạng cho viết thư trả lời
của Pháp là hai nước không việc gì phải làm điều ước thương mại.
Năm 1822, một tàu chiến của Pháp là tàu Cléopâtre đến cảng Đà Nắng; thuyền
trưởng xin vào triều yết kiến, Minh Mạng không cho. Đối với người Pháp là Chaigneau
và Vannier, thái độ của vua Minh Mạng ngày càng lạnh nhạt.
Tới đầu năm 1825, Chaigneau va Vannier xin từ chức vĩnh biệt triều đình Huế,
đem vợ con về Pháp. Cũng trong năm đó, một đại tá hải quân Pháp là Bougainville đưa
hai tàu chiến Thétis và Espérance vào cửa Đà Nắng, đem phẩm vật và quốc thư Pháp, xin
vào Huế yết kiến. Minh Mạng từ chối không tiếp, không nhận quà tặng, lấy cơ là không
có người biết tiếng Pháp làm phiên dịch. Mùa thu năm 1825, một tàu buôn Pháp tởi buồn
bán ở Đà Nắng, đưa tặng phẩm của Chaigneau và Vannier, gửi nhà vua. Minh Mạng cho
đưa quà tặng vào kho, coi như hàng mua và trả tiền là 7.680 lạng bạc. Đáp lại, Minh
Mạng cũng gửi thư và hoa quả tặng cho: Chaigneau và Vannier,..
Năm 1826, chính phủ Pháp cho người cháu của Chaigneau sang làm lãnh sự Pháp
ở Việt Nam. Triều đình Minh Mạng không nhận lãnh sự. Người Pháp ở lại Việt Nam một
thời gian, năm 1829 trở về Pháp.
Cuối năm 1832, Pháp một lần nữa lại cho người cháu Chaigneau sang đặt quan hệ
lãnh sự, nhưng vẫn không thành. Vào thời điểm đó, Mỹ đặt quan hệ thông thương, cho
hai người dem quốc thư tới, Sử cũ ghi tên hai người này theo âm Hán - Việt là Nghĩa Đức

4
Môn, là Bách Đại. Minh Mạng cho viết thư trã lời tổng thống: Mỹ nói rõ người Mỹ có thể
tới thông thương được, chỉ cần tuân theo pháp luật Việt Nam, chỉ đậu thuyền và buôn bán
tại vũng Trà Sơn thuộc Đà Nắng, không được lên bờ làm nhà, đặt cửa hiệu.
3.3. KẾT QUẢ
Cuối năm 1839, Vua Minh Mạng cho Tôn Thất Thường và Trần Viết Xương thông ngôn
hữu nghị với Pháp. Phái đoàn Việt Nam sang Pháp không được đón tiếp do giáo sĩ Pháp
(ngụ tại Việt Nam) nói với Chính Phủ Pháp rằng Triều đình tàn sát giáo sĩ.
Khi phái đoàn trở về, Vua Minh Mạng đã băng hà.
⇒ Việc quan hệ với phương Tây hà khắc đã Thể hiện nỗi lo xa của Vua Minh Mạng sự
truyền đạo sẽ lật đổ Nho giáo, gây ảnh hưởng đến quyền lực triều đình .
4. NGOẠI GIAO TRIỀU THIỆU TRỊ

4.1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ


Thiệu Trị làm vua 7 năm điên ngôi năm 1841 ( mất năm 1847). Trong thời Thiệu Trị,
công việc ngoại giao của triêu đinh nhà Nguyễn vẫn theo nền nếp cũ, chủ yếu là quan hội
tốt với Trung Quốc, còn đối với các nước láng giềng khác, nhất là với các nước phương
Tây thì có nhiều vấn đề gay cấn, có những trường hợp xung đột vũ trang thay quan hệ
ngoại giao hòa bình.
4.2. HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO

Hoạt động ngoại giao với Pháp


a) Hoàn cảnh của Pháp với nước ta lúc bấy giờ
Pháp mưu đồ xâm lược Việt Nam từ lâu, bám chặt lấy Việt Nam từ khi các giáo sĩ
và võ quan Pháp sang làm việc với Gia Long, Nguyễn Ánh ở cuối thế kỷ XVIII - đầu thế
kỷ XIX. Nhưng tình hình nội trị và ngoại giao của Pháp ở phương Tây chưa cho phép họ
thực hiện ngay mưu đồ này.
Từ năm 1842, Pháp cho một hạm đội sang hoạt động thường trực ở bờ biển châu
Á, lấy cớ để bảo vệ các quyền lợi chính trị, thương mại của Pháp và sự hoạt động của các
giáo sĩ Pháp ở châu Á. Bấy giờ có năm giáo sĩ Pháp bị giam tại Huế từ thời Minh Mạng.
Được lệnh chính phủ Pháp, ngày 25 tháng 2 năm 1843, trung tá Levêque đưa chiến hạm
Heroine vào Đà Nẵng ép triều đình Huế thả năm giáo sĩ bị giam.
b) Các hoạt động ngoại giao
Năm 1844, giám mục Pháp Lefebvre cùng một nhóm giáo sĩ Pháp ở Gia Định,
trong đồ cổ nhiều người thông thạo tiếng Việt, mưu đo làm đảo chính lật đổ vua Thiệu
Trị. Nhưng việc bị lộ, Lefebvre bị bắt ở Cải Mớn, đưa về giam tại Huế. Triều đình Huế
kết tội tử hình. Thiệu Trị giảm xuống cho tội tù.

5
Mùa xuân 1845, Lefebvre biết tin có một tàu chiến phương Tây đậu ở một bến gần
Đà Nẵng. Lefebvre nhờ người bí mật đưa thư tới cầu cứu chủ tàu, lúc này thư đến vừa lúc
chủ tàu Mỹ đang tiếp mấy viên quan của triều đình Nguyễn lên thăm tàu, trưởng tàu Mỹ
John Percival liền: giữ mấy viên quan ở lại trên tàu, không cho về bắt làm con tin, đòi
triều dình Huế thả giáo sĩ Lefebvre. Thiệu Trị không chịu, bác bỏ yêu sách hồng hách đó.
Mấy viên quan Mỹ phải về và nhổ neo đi. Tháng 7 năm 1845, giám mục được thả và giao
cho tàu Pháp. Nhưng Lefebvre vẫn lén lút hoạt động ở Việt Nam và ngày 8 tháng 7 năm
1846 lại bị bắt. Thiệu Trị biết rõ đã tâm của để quốc Pháp muốn dánh cướp Việt Nam chờ
có cơ là dứa quân xâm lược. Thiệu Trị cũng biết thể yếu của mình nên đã thả về và trục
xuất khỏi Việt Nam.
Tướng Pháp đưa cho các quan nhà Nguyễn ở Đà Nắng một bức thư viết bằng chữ
Hán để chuyển về triều đình Huế, bấy giờ là cuối tháng 3 năm 1847. Mười tám ngày sau,
thư trả lời của triêu đình Huế tới Đà Nẵng, Quan coi Đà Nẵng báo cho tàu Pháp tới nhận
thư.
Chớp thời cơ, Pháp ra tay hành động, 11 giờ ngày 15 tháng 4 năm 1847, Pháp nổ
súng bắn phá kịch liệt tàu của nhà Nguyễn đậu ở cửa biển Đà Nắng. Bắn phá chán tay,
quân Pháp chuẩn bị cho tối ngày hôm sau nhồ neo đi nơi khác. Thiệu Trị được tin, tức
giận vô cùng, cách chức một loạt quan lại ở Đà Nắng, hạ lệnh cấm người ngoại quốc vào
giảng đạo và trị tội những người theo đạo.
4.3. KẾT QUẢ
Tháng 4 năm 1847, Pháp chớp thời cơ khi quan Nguyễn trả lời thư mang tàu đến bắn phá
kịch liệt, phá hoại các tàu nhà Nguyễn ở cửa biển Đà Nẵng. Thiệu Trị tức giận vô cùng,
hạ lệnh cấm người ngoại quốc vào giảng đạo và trị tội những người theo đạo. Nửa năm
sau, Vua Thiệu Trị băng hà, nhằm ngày 27/9/1874 (năm Đinh Mùi). Kết thúc triều đại
Thiệu trị
5. NGOẠI GIAO TRIỀU TỰ ĐỨC (1847-1883)

5.1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ


Năm 1848, Tự Đức lên ngôi vua, là nhà bước vào thời kỳ có nhiều khó khăn nhất,
cả về nội trị và ngoại giao.
Về nội trị, đời sống cả nước gian khổ. Nội trị đã rối bời thì ngoại giao không thể
tốt đẹp. Nhưng người cầm quyền trì nước thời xưa đã có kinh nghiệm tự nghìn đời rằng:
“Quốc phú, binh cường, nội yên, ngoại tĩnh" . Nước có giàu, quân có mạnh, trong nước
có yên thì ngoài nước mới tĩnh, mới có hòa bình, hòa hảo với ngoài. Thời Tự Đức, dân
đói khổ, trong nước không yên thì ngoại giao đã không thuận lợi, mà còn có nhiều khó
khăn không lường trước được.

6
Từ thế kỷ XVII và XVIII, sự giao lưu quốc tế đã ngày càng mở rộng. Đến thế kỷ
XIX, nhiều quốc gia châu Á, bao gồm cả các quốc gia Đông Nam Á, đã tiếp xúc thường
xuyên với các nước láng giềng và một số lượng nhỏ với các quốc gia tư bản phương Tây.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, triều đình nhà Nguyễn vẫn duy trì chính sách đóng cửa, không
cho phép người dân Việt Nam đi ra nước ngoài và áp đặt nhiều hạn chế đối với người
phương Tây đặt chân đến Việt Nam. Vì thế, ngay khi mới lên ngôi vua, Tự Đức đã thiết
lập mối quan hệ chặt chẽ với triều đình nhà Thanh, thể hiện bằng việc xưng thần nộp
cống một cách trọng thể.
Quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc lúc này hạn chế bớt những hoạt động phá phách
của các toán giặc cướp nhà Thanh ở miền biên giới hai nước. Đầu năm 1852, ba tướng
nhà Thanh là Lý Đại Xưng (hiệu Quảng Nghĩa Đường), Hoàng Nhị Vãn (hiệu Lục Thắng
Đường) và Lưu Sĩ Anh (hiệu Đức Thắng Đường) đã sang hàng triều đình Việt Nam. Cũng
trong năm này, ta và Trung Quốc định rõ đường biên giới hai nước ở phía tỉnh Tuyên
Quang, lấy núi Đại Lĩnh Can làm giới mốc.
Tuy nhiên, thách thức quan trọng nhất mà Việt Nam đối mặt vào thời điểm này
không phải là sự đe dọa từ nhà Thanh, mà là cuộc xâm lược của Pháp, đang diễn ra ngày
càng quyết liệt và xảo quyệt
5.2. HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO

5.2.1. PHÁP ĐÁNH CHIẾM MIỀN NAM VIỆT NAM


5.2.1.1. Diễn biến
Cuối thế kỷ XVIII, Pháp mưu toan chiếm đóng Việt Nam làm thuộc địa. Khi ký
hiệp ước Versailles, Pháp đã nắm được một phần chủ quyền Việt Nam thông qua giám
mục Pháp là Bá Đa Lộc - đại diện của bọn bán nước Gia Long - Nguyễn Ánh. Nhưng nội
tình nước Pháp thời ấy chưa cho phép làm được việc đó. Sang giữa thế kỷ XIX, tham
vọng của pháp lại bộc phát.
Từ những năm thập kỷ 50 của thế kỷ XVIII, đại sứ pháp ở Trung Quốc là
Bourboulon nhiều lần đề nghị chính phủ Pháp đưa quân xâm lược Việt Nam, trước tiên là
đánh chiếm cảng Đà Nẵng. Chính phủ pháp giao cho Bourboulon nghiên cứu kế hoạch
cướp nước này.
Đầu năm 1852, Pháp cho chiến hạm Capricieuse tới thăm dò các cửa biển Cần
Giờ, Phú Yên, Cam Ranh và nhiều cửa biển ở miền Bắc.
Năm 1856, Pháp quyết tâm thực hiện mưu đồ đánh chiếm Việt Nam. Ngay từ đầu
năm, vua Pháp Napoléon III lệnh cho Montigny, nguyên lãnh sự Pháp ở Thượng Hải, tiến
hành hai nhiệm vụ: Một là thương lượng ký hòa ước với Xiêm. Hai là đưa hai tàu chiến
Capricieuse và Catinat tới Việt Nam uy hiếp triều đình Tự Đức. Sau đó, Montigny đến

7
làm việc ở Xiêm và cho hai tàu chiến đi Việt Nam đưa thư cho triều đình Huế. Giữa
tháng 9 năm 1856, tàu Catinat tới Đà Nẵng đưa thư. Quan lại nhà Nguyễn ở đây từ chối
không nhận thư. Viên sĩ quan trưởng tàu Catinat ra lệnh bắn phá các pháo đài ở cảng. Sau
đó tàu Catinat đóng quân trong thành Đà Nẵng, chờ tàu Capricieuse. Tàu Capricieuse gặp
bão nên tới Đà Nẵng muộn. Khi tàu Capricieuse tới, hai tàu đều cùng chờ Montigny tới.
Nhưng chờ mãi không thấy Montigny, mà cả hai tàu lương ăn đều sắp cạn, cuối cùng phải
nhổ neo rời Đà Nẵng đi Ma Cao. Sau đó, Montigny được vua Pháp trao quyền đại diện để
giải quyết công việc ở Việt Nam.
Ngày 25 tháng 1 năm 1857, Montigny từ Xiêm sang Đà Nẵng yêu cầu được đưa
quốc thư xin cho người Pháp tự do thông thương, đặt lãnh sự ở Huế, mở cửa hàng buôn
bán ở Đà Nẵng và cho các giáo sĩ tự do đi giảng đạo. Triều đình Huế không chấp nhận
điều nào. Vua Pháp Napoléon III nhất quyết xâm lược Việt Nam. Ngày 22 tháng 4 năm
1857, Napoléon III lập “Hội đồng Nam Kỳ", chuẩn bị đánh chiếm miền Nam Việt Nam.
Tháng 11 năm 1857, Napoléon III lệnh cho đô đốc Rigault de Genouilly, tư lệnh hạm đội
Pháp ở châu Á đem quân đánh chiếm Đà Nẵng. Tây Ban Nha cho quân phối hợp cùng
xâm lược.
Ngày 31 tháng 8 năm 1858, một hạm đội gồm 14 tàu chiến, 2.500 quân Pháp và
500 quân Tây Ban Nha tiến tới Đà Nẵng. Mờ sáng ngày 1 tháng 9 năm 1858, Pháp gửi tối
hậu thư cho triều đình Huế, đòi Tự Đức trong hai giờ phải đầu hàng. Triều đình Huế lúng
túng, chưa biết nên như thế nào. Không nhận được thư trả lời, Pháp cho quân bắn đại bác
phá vỡ hệ thống đồn lũy của quân Nguyễn ở Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược
Việt Nam.
Tháng giêng năm Kỷ Mùi (2-1859), quân Pháp và quân Tây Ban Nha từ Đà Nẵng
đánh vào cửa Cần Giờ và từ đấy tiến đánh thành Gia Định. Lấy được thành Gia Định,
quân xâm lược cướp của quân Nguyễn 200 súng đại bác, 85.000 ki-lô-gam thuốc súng,
tiền và bạc ước khoảng 180.000 phờ-răng, vũ khí và thóc gạo nhiều vô kể. Nhưng tướng
giặc Rigault de Genouilly không dám cho đóng quân trong thành, sợ bị quân ta bao vây
tiêu diệt, nên cho đốt hết thóc gạo, san phẳng thành thị, đồn lũy; sau đó rút quân xuống
đóng trên các tàu chiến đậu trên sông.
Tháng sáu năm Kỷ Mùi (1859), nhận được thư đề nghị thương lượng của Pháp, Tự
Đức cho Bộ Binh trả lời rằng Pháp muốn nghị hòa mà vẫn cho quân đốt phá Quảng Nam,
Khánh Hòa thì nghị hòa sao được. Pháp trả lời: từ nay trở đi không để xảy ra như thế nữa.
Trước thái độ cầu hòa của Pháp, triều đình Huế không thể không có ý kiến dứt
khoát. Tự Đức hỏi ý kiến Viện Cơ mật. Các quan Viện Cơ mật như Trương Đăng Quế,
Phan Thanh Giản thiên về giảng hòa, đưa ra ý kiến là đối với ba yêu cầu của Pháp thì
điều thứ nhất là xin đất, quyết không cho; điều thứ hai xin thông thương thì từ đầu thời
Nguyễn tới nay đã cho phép họ thông thương, nay cứ thế mà làm; điều thứ ba là việc

8
giảng đạo Giê-su thì từ thời Trần, Lê đã cho phép họ được giảng đạo tự do; gần đây vì ta
cấm giảng đạo ngặt quá nên họ phải xin phép được giảng đạo; vậy ta nên bỏ lệnh cấm
giảng đạo, để cho trong nước được nghỉ binh, yên dân. Do đó nhận hòa với Pháp là điều
rất nên. Ngược lại, Nguyễn Tư Giản cũng là quan Viện Cơ mật đưa sớ tấu không nên nghị
hòa. Vì có những ý kiến trái nhau như vậy, triều đình Huế không biết trả lời thế nào. Rốt
cuộc, không trả lời.
Cuối năm 1859, thiếu tướng Page sang thay Genouilly cũng nhận thấy cần tiếp tục
đưa thư bàn hòa với triều đình Huế. Dự thảo hòa ước của Page gồm 10 điều chính: Đại
diện triều đình Huế tại Gia Định chấp nhận bảy điều khoản, riêng ba điều khoản cuối phải
đưa về Huế để triều đình quyết định.
1. Đại Pháp cùng Đại Nam giao hiếu muôn năm cho tỏ nghĩa lớn.
2. Khi Pháp đưa quốc thư thì báo với cửa Hàn rồi đi đường bộ đưa lên Kinh.
3. Nước Nam giao hiếu với nước nào thì nước Pháp cũng đối xử như nước anh em.
4. Không bắt tội những dân làm thuê với Pháp.
5. Không bắt tội những dân theo đạo Giê-su.
6. Những giáo sĩ Pháp bị bắt, xin giao lại cho Pháp để đưa về Pháp.
7. Không ngăn cản tàu Pháp vào buôn bán ở các cửa biển.
8. Nước Nam nên lập hòa ước với nước Tây Ban Nha.
9. Không ngăn cấm các cố đạo đi giảng đạo ở các làng xóm.
10. Pháp được quyền đặt lãnh sự và lập phố buôn bán ở các cửa biển.
Bản dự thảo nghị hòa đưa về triều. Trước một văn kiện ngoại giao xâm phạm chủ
quyền dân tộc như vậy, trong triều có nhiều người không muốn chấp nhận. Do đó, triều
đình do dự, chưa quyết.
Trong khi đó, tàu chiến Pháp vẫn đỗ ở cửa Hàn (Đà Nẵng). Thấy triều đình Huế
không trả lời, Pháp cho quân dưới tàu lên đốt phá mấy đồn quân Nguyễn ở Đà Nẵng rồi
rút quân.
Đầu năm 1859 Pháp tiến chiếm Gia Định. Ngày 17 tháng 2 năm 1859, thành Gia
Định rơi vào tay giặt. Sau khi thôn tính xong Gia Định, quân Pháp tiếp tục tung quân
đánh chiếm các thành Đại Đồn (Chí Hòa), Định Tường (Biên Hòa),...Lúc này Nguyễn Tri
Phương được giao trọng trách trấn giữ thành Đại Đồn do chính ông đã huy động quân
dân xây gấp để ngăn chặn quân Pháp đánh rộng ra. Trước tình hình thành Gia Định thất
thủ, Pháp tung quân đánh chiếm một số tỉnh miền Tây Nam Bộ, triều đình Huế hoảng hốt
cho Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp đi sứ vào Gia Định xin giảng hòa.
Ngày 5 tháng 6 năm 1862 (âm lịch là ngày 9 tháng 5 năm Nhâm Tuất), Bonard đại
diện Pháp cùng Phan Thanh Giản, Lâm Duy Hiệp đại diện triều đình Huế, ký hoà ước
giữa hai nước, thường gọi là hoà ước Nhâm Tuất 1862, gồm 12 điều. Trong hoà ước có
những điều khoản chủ yếu như sau:

9
1. Nước Nam phải để các giáo sĩ Pháp và Tây Ban Nha tự do giảng đạo và để nhân dân
tự do theo đạo
2. Nước Nam nhường hẳn cho Pháp ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và Côn
Đảo, để các chiến thuyền của Pháp ra vào tự do ở sông Mê Công.
3. Nước Nam không được đem vũ khí, đạn dược đi qua những tỉnh đã nhường cho Pháp.
4. Nước Nam giao thiệp với nước nào, phải cho chính phủ Pháp biết, muốn nhường đất
cho nước nào phải được sự đồng ý của Pháp.
5. Người Pháp và người Tây Ban Nha được ra vào buôn bán tự do ở các cửa biển Đà
Nẵng, Ba Lạt và Quảng Yên.
6. Nước Nam phải trả cho Pháp tiền binh phí 4 triệu đồng, trả làm 10 năm, mỗi năm 40
vạn đồng.
7. Pháp trả lại cho nước Nam tỉnh Vĩnh Long (nhưng quân Pháp vẫn đóng lại ở tỉnh lỵ
cho đến khi chúng gọi là "dẹp yên giặc giã" ở Gia Định và Định Tường, chúng mới
rút đi).
Tháng 2 năm Quý Hợi 1863, Bonard và Palanca tới Huế mượn cớ đưa quà tặng
của vua nước họ để đòi triều đình Huế đưa quốc thư, tức đưa giấy dâng một phần đất
nước cho chúng. Tự Đức tiếp sứ trọng hậu, trả bồi thường cho Pháp số tiền 186.111 đồng,
gửi quà tặng hai vua Pháp, Tây Ban Nha và tặng quà sứ bộ Pháp.
Khi Pháp đánh chiếm Gia Định, các sĩ phu Gia Định như Phan Văn Đạt, Lê Cao
Dũng chiêu mộ nghĩa quân đánh giặc. Bị giặc bắt, hai ông tự tử.
Khi Pháp xâm lược Nam Bộ, đã tập hợp nghĩa sĩ, phối hợp cùng các nhóm nghĩa
quân của Dương Lân, Võ Duy Dương (tức Thiên Hộ Dương) hoạt động suốt một dải từ
Tân An đến Mỹ Tho. Một võ quan của triều đình Nguyễn ở Gia Định là Trương Định
cũng dấy quân đánh Pháp.
Ở ngoài Bắc, từ năm 1862 đã có nhiều nhóm nghĩa quân nổi lên chống triều đình
bán nước. Từ đầu năm, nghĩa quân của cai tổng Vàng (tức Nguyễn Văn Thịnh) ở Bắc
Ninh tiến đánh phủ Lạng Giang, huyện Yên Dũng và vây thành Bắc Ninh. Cũng thời gian
này, tay sai của Pháp là Tạ Văn Phụng đưa quân đánh chiếm phủ Hải Ninh (Quảng Ninh)
và nhiều nơi khác miền duyên hải nhằm mục đích quấy rối hậu phương miền Bắc của
triều Nguyễn.
5.2.1.2 Kết quả
Sau khi hiệp ước Nhâm Tuất được kí kết đã để lại nhiều hậu quả trong lịch sử Việt Nam.
Khi hiệp ước này được kí kết cho thấy triều đình nhà Nguyễn chính thức đầu hàng trước
giặc Pháp, đồng thời chối bỏ trách nhiệm lãnh đạo nhân dân kháng chiến, phản bội lại
một phần lợi ích của nhân dân. Hậu quả to lớn nhất đó chính là làm mất 3 tỉnh miền Đông
Nam Kỳ, khiến nước ta bị chia cắt và lãnh thổ của Đại Nam bị thu hẹp đáng kể. Sự chia
cắt này đã gây ra những khó khăn cho quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam.

10
5.2.1.3. Ý nghĩa và tác động
a) Ý nghĩa của hoà ước Nhâm Tuất năm 1862
Đối với triều đình
Thể hiện sự nhu nhược, tâm lý sợ giặc, chỉ lo cho an nguy cho gia tộc. Khi ký kết hiệp
ước Nhâm Tuất bước đầu đã giúp cho triều đình giữ được an nguy.
Đối với nhân dân
Đối với sĩ dân Nam Kỳ sau hiệp ước được xem như ngọn cờ chống thực dân Pháp xâm
lược đã chuyển hẳn sang tay nhân dân.
Chúng ta có thể nhận thấy việc ký kết hợp đồng không làm thay đổi tình hình của nước
ta. Ngược lại nhân dân ta còn phải chịu nhiều thiệt thòi, kẻ thù vẫn nham hiểm và đô hộ
nước ta, triều đình vẫn đầu hàng, can tâm làm tay sai cho giặc. Qua hiệp ước có thể thấy
triều đình phong kiến nhà Nguyễn đã đầu hàng từng bước tiến tới đầu hàng toàn bộ trước
quân xâm lược Pháp.
b) Tác động của sự kiện Pháp kí hoà ước Nhâm Tuất
Với hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều đình Huế đã nhượng hẳn ba tỉnh miền Đông Nam
Kì là: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn cho Pháp. Điều này đã tạo ra
cho quân Pháp một chỗ đứng vững chắc để có thể mở rộng quá trình chinh phục từng gói
nhỏ Việt Nam.

5.2.2. SỨ BỘ NGOẠI GIAO PHAN THANH GIẢN VÀO SÀI GÒN VÀ ĐI


PHÁP XIN CHUỘC LẠI NAM KỲ
5.2.2.1. Bối cảnh lịch sử
Trước những phản ứng quyết liệt của nhân dân chống lại hành động bán nước của triều
đình, vua tôi nhà Nguyễn không thể không làm một việc gì để xoa dịu lòng dân. Chúng
tiến hành một chủ trương ngoại giao lép vế, van nài giặc, đem vàng, đem của đổ cho giặc
để xin lại đất.
5.2.2.2. Hoạt động ngoại giao
a) Diễn biến
Đầu tháng 6/1863, sứ bộ Đại Nam đến Sài Gòn. Ngày 4/7, họ lên tàu sang Pháp
rồi từ đây khởi hành đi Tây Ban Nha, lần lượt diện kiến Pháp hoàng Napoléon đệ tam và
Nữ hoàng Isabelle Đệ Nhị, mang theo nhiệm vụ chuộc đất mà vua Tự Đức giao phó.
Cơ sở để vua Tự Đức cử sứ bộ đi Pháp và Tây Ban Nha dựa vào nội dung điều 6
của Hiệp ước Nhâm Tuất, rằng khi nền hòa bình được thiết lập, nếu cần giải quyết một vụ
việc quan trọng, nhà lãnh đạo của một trong ba nước có thể cử đại diện của mình tới thủ
đô hai nước còn lại.

11
Trong mắt triều đình Huế lúc bấy giờ, Bonard đã vượt thẩm quyền của mình khi
đưa ra yêu cầu nhượng đất (điều 3), nên họ vẫn còn nuôi chút hy vọng thay đổi tình hình,
“hy vọng đạt được ở Paris điều bị từ chối ở Sài Gòn”.
Cầm đầu phái đoàn là Hiệp tá đại học sĩ Phan Thanh Giản, Tả tham tri Bộ Lại -
Phạm Phú Thứ và án sát Quảng Nam - Ngụy Khắc Đản. Tự Đức và triều đình Huế cho
phái đoàn Phan Thanh Giản đem nhiều vàng bạc, tiền của ra đi để xin chuộc lại đất, và
cũng cho đem nhiều vàng bạc, quà tặng cho bọn cai trị Pháp, Tây Ban Nha ở Gia Định để
chúng đưa phái đoàn ngoại giao của Huế đi Tây Âu.
Phái đoàn xuống tàu "Echo" (Tiếng Vang) của Pháp ở Gia Định cho ra đón từ Huế.
Vào tới Gia Định, phái đoàn sang tàu "Européen" (Người châu Âu) cùng bọn quan cai trị
Pháp và Tây Ban Nha sang Pháp.
Khoảng tháng 8 âm lịch (1863), tàu biển Européen tới đất Pháp. Phái đoàn Huế
theo đường bộ lên Paris xin vào triều yết kiến vua Pháp lúc đó là Napoléon III (Na-pô-lê-
ông đệ tam). Napoléon đương chuẩn bị đi nghỉ mát nên không tiếp sứ. Sứ đoàn Huế phải
ở lại chờ hơn một tháng, Napoléon đi nghỉ mát về mới được vào tiếp kiến. Sứ đoàn Huế
trình bày ý kiến của Tự Đức muốn thương lượng với Pháp để thu hồi ba tỉnh Nam Bộ đã
nhường cho Pháp, với những điều kiện sau:
1. Pháp được quyền bảo hộ cả sáu tỉnh Nam Bộ.
2. Pháp được quyền kiểm soát toàn bộ Sài Gòn với mọi đặc quyền và buôn bán.
3. Pháp được triều đình Huế hàng năm nộp cống phẩm như một thuộc quốc đối với
một thượng quốc.
Nghe những kiến nghị này của sứ bộ Phan Thanh Giản, Napoléon không trả lời
ngay và hẹn ít lâu nữa sẽ trả lời.
Mấy ngày sau, sứ bộ Phan Thanh Giản phải rời Pháp sang Tây Ban Nha, nhưng
cũng không được việc gì, như khi ở Pháp. Bấy giờ đã là cuối năm 1863, sứ bộ ta phải
xuống tàu Japon (Gia-pông, nghĩa là Nhật Bản, tên tàu của Pháp), đành chịu thất bại
ngoại giao.
Khoảng tháng 3 năm 1864, sứ bộ đi Tây Âu về đến Huế. Sau khi sử bộ Phan
Thanh Giản rời khỏi nước Pháp, vua Pháp Napoléon III xem xét lại thái độ đối với Nam
Kỳ mà Pháp đã chiếm đóng. Thấy đường trường từ Pháp tới Nam Kỳ xa xôi quá,
Napoléon ái ngại, không muốn chiếm đóng, nên cho viên trung tá hải quân Aubaret sang
triều đình Huế bàn việc trao trả ba tỉnh Nam Bộ cho Việt Nam. Sách sử chữ Hán của nhà
Nguyễn viết tên Aubaret là Hạ Bá Lý.
Tự Đức cho thượng thư Bộ Lại - Phan Thanh Giản làm toàn quyền chánh sử cùng
hai phó sử Trần Tiến Thành, Phan Huy Vịnh thay mặt triều đình, hội thương với Aubaret.
Sử Pháp Aubaret đưa ra một dự thảo hòa ước, nội dung tóm tắt như sau:

12
1. Pháp trả lại ba tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Định Tường cho triều đình Huế. Nhưng
Huế phải để Pháp cầm quyền bảo hộ cả lục tỉnh, tức sáu tỉnh Nam Kỳ.
2. Pháp vẫn chiếm giữ ba nơi là Sài Gòn, Mỹ Tho và Thủ Dầu Một để Pháp đóng
quân.
3. Triều đình Huế mỗi năm phải nộp cho Pháp hai triệu đồng tiền thuế.
Hòa ước quá bất bình đẳng và triều đình Huế phải chịu thua thiệt nhiều. Phái bộ
triều đình Huế chưa dám ký hòa ước, chỉ nhận trả tiền bồi thường quân phí năm trước cho
Pháp là 40 vạn đồng.
Trước thái độ ngang ngạnh, bức hiếp của Pháp, triều đình Huế không mong chuộc
được ba tỉnh, mà còn lo mất nốt ba tỉnh còn lại, tức mất cả Nam Bộ. Hòa ước với Pháp
tuy đã ký, nhưng sẽ chẳng có giá trị gì, vì Pháp còn lấn tới nữa, đòi hỏi nữa.
Giữa năm 1863, Pháp đưa tàu chiến tới cửa biển Kampốt của Cao Miên, cho hội
quân chiếm đóng và đặt Cao Miên dưới quyền bảo hộ của Pháp. Thấy những hành động
xâm lược của Pháp ở phía Nam như vậy, Tự Đức cho Phan Thanh Giản làm Kinh lược
đại thần đem quân vào giám sát ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Nhưng không
phải vì thế mà thực dân Pháp từ bỏ tham vọng của chúng.
b) Kết quả
Tháng 3 năm 1866, thực dân Pháp ở Sài Gòn cho tàu chiến tới cửa Thuận An đưa
thư cho triều đình Huế, nói rằng: ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên địa thế xa cách,
trộm cấp thường nổi lên; hai nhà nước, tức Pháp và triều đình Huế cùng cai trị là không
tiện, xin để cho Pháp một mình cai quản mới trừ được hết giặc biển. Được như thế, Pháp
sẽ xóa bỏ cho triều đình Huế mọi khoản tiền bồi thường trước đây.
Tự Đức cho Phan Huy Vịnh và Phạm Phú Thứ tiếp đón, tặng quà sứ Pháp và tư
giấy cho kinh lược Phan Thanh Giản ở Nam Bộ trực tiếp thương thuyết với Pháp về vấn
đề này. Viên quan Pháp cầm quyền ở Sài Gòn là Vial thấy triều đình Huế không nhượng
bộ, liền dọa ngay là nếu không nhượng bộ thì sẽ có chiến tranh. Phan Thanh Giản chưa
kịp có ý kiến gì, Pháp làm áp lực buộc Phan Thanh Giản viết thư cho quan lại triều đình ở
An Giang và Hà Tiên nộp thành cho Pháp. Thấy mình không giữ nổi nước, Phan Thanh
Giản căn dặn con cháu cày ruộng lấy mà ăn, không được làm việc với Pháp, không được
nhận quan chức gì ở Nam Kỳ, rồi ông uống thuốc độc chết. Bấy giờ là giữa năm 1867 và
Phan Thanh Giản đã ngoài 70 tuổi. Pháp chiếm toàn bộ Nam Kỳ làm thuộc địa của chúng
kể từ đây và cũng kể từ đây, chúng tập trung binh lực tiến quân ra Bắc.

5.2.3. PHÁP XÂM LƯỢC MIỀN BẮC VIỆT NAM


5.2.3.1. Bối cảnh lịch sử
Sau khi chiếm Nam kỳ, Pháp thấy sông Cửu Long không thuận tiện cho việc giao thông
với Vân Nam ở Tàu, bèn tính tới con đường sông Hồng Hà. Pháp sai tên Jean Dupuis giả
13
làm lái buôn dùng sông Hồng Hà để chở hàng vào Vân Nam. Sau khi thấy sông Hồng Hà
thuận tiện cho việc giao thương, tên này trở lại Hà Nội gây chuyện với quan lại Việt Nam
để quân Pháp ở Sài Gòn có cớ ra can thiệp.
5.2.3.2. Hoạt động ngoại giao
a) Diễn biến
Sau khi chiếm Nam kỳ, Pháp thấy sông Cửu Long không thuận tiện cho việc giao
thông với Vân Nam ở Tàu, bèn tính tới con đường sông Hồng Hà. Pháp sai tên Jean
Dupuis giả làm lái buôn dùng sông Hồng Hà để chở hàng vào Vân Nam. Sau khi thấy
sông Hồng Hà thuận tiện cho việc giao thương, tên này trở lại Hà Nội gây chuyện với
quan lại Việt Nam để quân Pháp ở Sài Gòn có cớ ra can thiệp.
Jean Dupuis, Millot muốn đưa binh khí, súng đạn vào Bắc Kỳ theo đường sông
Hồng, đem lên bán cho bọn quân phiệt nhà Thanh ở Vân Nam. Nhưng việc làm của
chúng không được quan lại nhà Nguyễn ở Bắc Kỳ cho phép. Jean Dupuis vào Sài Gòn
yêu cầu viên thống đốc Pháp ở Nam Kỳ can thiệp giúp hắn thông thương.
Viên thống đốc Pháp nấm được cơ hội, cho ngay viên trung tá hải quân Sénès đem tàu
Bourayne ra Bắc Kỳ, vào Quảng Yên, theo sông Hồng nghênh ngang lên Hải Dương, Hà
Nội, Bắc Ninh xem xét các nơi.
Trong thời gian này, Jean Dupuis sang Hồng Công, cùng Millot đem ba chiếc tàu
nhỏ là "Hồng Giang", "Lao Kay" và "Sơn Tây" chở vũ khí cùng các hàng hóa khác vào
Quảng Yên. Dupuis xin được phép vào cửa Cấm theo đường Hải Dương, Đông Triều,
Bắc Ninh tới Hà Nội để lên Vân Nam. Quan nhà Nguyễn ở Quảng Yên báo cáo về triều.
Tự Đức cho gửi thư sang Lưỡng Quảng, nhờ Lưỡng Quảng từ tờ hỏi Vân Nam xem như
thế nào. Khi có thư trả lời của Vân Nam, sẽ hay.
Dupuis không nghe, cứ cho tàu vào Hải Dương, lên đậu ở Hà Nội. Bấy giờ là cuối
năm 1872, Dupuis thuê thuyền chở hàng lên Vân Nam. Các thuyền buôn của Dupuis và
Willet có đông thủy thủ có vũ trang. Chuyến đi trót lọt. Cuối năm 1873, chúng chở hàng
hóa từ Vân Nam về Hà Nội, đem theo một toán giặc Cờ vàng người Trung Quốc.
Tới Hà Nội, Dupuis và mấy người Trung Quốc là Bành Lợi Ký, Quan Tá Đình chở
gạo, muối, súng đạn lên bán ở Vân Nam. Quan lại nhà Nguyễn ngăn cản việc này, vì việc
buôn bán, chuyên chở hàng lên bán ở Vân Nam chưa được triều đình Huế cho phép. Bọn
Dupuis không nghe. Quân nhà Nguyễn ở Hà Nội cho bắt hai Hoa kiều là Bành Lợi Kỷ và
Quan Tá Đình. Sẵn có trong tay nhiều lâu la có vũ trang, Dupuis chống lại quan nhà
Nguyễn. Hắn cho người đi bắt quan lãnh binh phòng thành Hà Nội và quan huyện Thọ
Xương đem xuống giam dưới thuyền của chúng. Quan nhà Nguyễn ở Hà Nội không dám
phản ứng mạnh. Nhưng các sĩ phu yêu nước thì rất bất bình, tìm cách chống lại những
hành động gián điệp, cướp phá của bọn Dupuis.

14
Lê Đình Diên làm đốc học Hà Nội đã về hưu, mở trường dạy học. Ngày 20 tháng
6 năm 1873, ông ngăn cản không cho tên Dupuis vẽ cổng thành Hà Nội, bị bọn chúng
hành hung. Các văn thân sĩ phu Hà Nội đâu chịu khoanh tay ngồi yên trước thái độ nhu
nhược, yếu hèn của bọn quan lại triều đình ở Hà Nội. Cử nhân Ngô Văn Dạng dạy học ở
thôn Kim Cổ (khoảng phố Hàng Bông Hà Nội bây giờ) đứng ra tổ chức một đội nghĩa
quân gồm 300 người, luyện tập quân sự cấp tốc trong một tháng rồi đi trừ diệt bọn thổ phỉ
do Dupuis dưa từ Vân Nam sang. Cùng thời gian này, cử nhân Tạ Văn Đình cũng hoạt
động chống bọn gián điệp Dupuis. Cuối năm 1873, khi Pháp đem quân ra đánh Hà Nội,
chúng bắt ông Tạ Văn Đình, đem giết tại bờ hồ Hoàn Kiếm.
b) Kết quả
Trước những hành động ngang ngược, tàn sát của một nhúm mấy tên thực dân Pháp tại
Hà Nội, các quan nhà Nguyễn ở ngoài Bắc và vua tôi nhà Nguyễn tại triều đình Huế cho
một phái bộ gồm các ông Lê Tuấn, Nguyễn Văn Tường, Nguyễn Tăng Doãn vào Sài Gòn
nhờ viên thống đốc Pháp ở Nam Kỳ cho người ra giải quyết giúp.

5.2.4. PHÁP ĐÁNH CHIẾM HÀ NỘI - CHỈ HUY QUÂN PHÁP FRANCIS
GARNIES BỊ GIẾT TẠI TRẬN - HUẾ KÝ HÀNG ƯỚC 1874
5.2.4.1. Bối cảnh lịch sử
Năm 1873, sau khi đánh bại quân Thanh tại Bắc Kỳ, quân Pháp tiến vào miền
Trung ViệtNam. Trong cuộc chiến này, chỉ huy quân Pháp là Francis Garnier đã chứng tỏ
tài năng và dũng cảm của mình. Tuy nhiên, vào năm 1874, quân Pháp đã gặp khó khăn
trong việc xâm chiếm Hà Nội và chịu một trận thất bại tại Huế.
Trận Huế diễn ra vào tháng 2 năm 1874 tại thành phố Huế. Trong trận này, chỉ huy
quân Pháp Francis Garnier đã bị giết trong quá trình chiến đấu. Đây là một mất mát lớn
đối với quân Pháp, và được coi là một thất bại quan trọng trong cuộc chiến xâm lược Việt
Nam.
5.2.4.2. Hoạt động ngoại giao
Biết tin bị chiếm đánh, triều đình Huế lên kế sách đối phó:
Đầu tiên, cử chánh và phó sứ lên thương thuyết với Pháp về việc Garnier. Thứ hai, Trần
Đình Túc, Nguyễn Trọng Hợp, Trương Gia Hội cùng linh mục, giám mục điều đình với
Pháp. Thứ ba, cho Hoàng Kế Viêm tiết chế quân vụ, phòng giữ cửa Bắc. Vua Tự Đức
phong Lưu Vĩnh Phúc làm đề đốc để quân nhà Nguyễn chống Pháp.
Kết quả: Francis Garnier bị giết chết tại trận. Các thiếu uý, trung uý của Pháp, bao gồm
Garnier bị quân Nguyễn giết chết.
Trước tình hình đó, thống đống Pháp cử một viên đại uý hải quân (Hoắc Đạo Sinh), ép
triều đình Huế phải ký hằng ước để đền bù thiệt hại cho Pháp ⇒ Hoà ước năm Giáp Tuất

15
(1874) (do Lê Tuấn, Nguyễn Văn Tường thay mặt triều đình Huế cùng tướng Pháp Dupre
ký hoà ước)
5.2.4.3. Hoạt động quân sự
Vừa ra Bắc, Garnier đem 170 lính và tàu nhỏ ra Thuận An nghỉ ngơi, cho ng đưa
thư đến Jean Dupis biết. Dupis nhận đc thư, liền đón Garnier ra Hà Nội. Ra đến Hà Nội,
Garnier ngang ngạnh đóng quân trong Thành, quan nhà Nguyễn không đồng ý, đồng thời
đưa thông cáo cho nhân dân Hà nội rằng ra đây để “mở mang buôn bán”.
Nửa tháng sau khi ở tại Hà nội, tức 20/11/1873, Garnier nổ súng chiếm đóng
thành, Nguyễn Tri Phương cùng con trai là Nguyễn Lâm chống giặc, cha bị thương, con
chết. Garnier một mặt tổ chức ngụy quyền, mặt khác đánh chiếm thêm vài tỉnh (Ninh
Bình, Nam Định)
5.2.4.4. Đánh giá – tác động
Tác động của Hòa Ước Giáp Tuất
Buộc triều đình Huế chấp nhận Sài Gòn và 6 tỉnh Nam Kì ko thuộc về Việt Nam, mà là
đất của Pháp; cho phép Pháp đặt lãnh sự ở các cửa biển, thành thị; lãnh sự Pháp có
quyền cấp giấy thông hành cho ngừoi nước ngoài đi xem xét khắp nước.
⇒ Triều đình Huế gần trao hết chủ quyền ở miền Bắc cho thực dân Pháp.
Giữa năm 1875, triều đình Huế cho thượng thư Bộ Hình ký thương ước cùng Pháp. Nội
dung chủ yếu: cho phép Pháp đặt lãnh sự và mở phố buôn bán ở Hà Nội, về sau, mở rộng
thương ước cho đặt lãnh sự và buôn bán ở nhiều địa phương khác.
Đánh giá
Những hành động nhượng bộ cho Pháp của nhà Nguyễn cho thấy một tương lai mù mịt
của Triều đình Nguyễn.

5.2.5. PHÁP ĐÁNH HÀ NỘI LẦN THỨ HAI (1882) – CHỈ HUY QUÂN
PHÁP HENRI RIVIÈRE BỎ MẠNG
5.2.5.1. Bối cảnh lịch sử
Năm 1882, sau một thời gian chịu trận thất bại tại Huế, quân Pháp tiếp tục thực hiện kế
hoạch xâm chiếm Hà Nội. Lần này, chỉ huy quân Pháp là Henri Rivière đã đảm nhận vai
trò quan trọng trong cuộc chiến.
5.2.5.2. Hoạt động ngoại giao
Pháp có thể đã sử dụng các biện pháp ngoại giao như đe dọa hoặc thúc ép chính phủ triều
Nguyễn để chấp nhận sự chiếm đóng của họ. Tuy nhiên, khi không đạt được sự đồng
thuận, họ quyết định sử dụng sức mạnh quân sự.
5.2.5.3. Hoạt động quân sự

16
Trận đánh Hà Nội lần thứ hai diễn ra vào ngày 25/4/1882. Trong quá trình chiến
đấu, chỉ huy quân Pháp Henri Rivière đã bị giết. Đây là một sự mất mát lớn đối với quân
Pháp và tạo ra sự xáo trộn trong hàng ngũ lãnh đạo của họ.
Năm 1883, Quốc hội Pháp điều cả lục quân và hải quân cùng tiến công lên Sơn
Tây và sang Bắc Ninh.
Ngày 20/8/1883, một hạm đội Pháp do Courbet, thiếu tướng hải quân chỉ huy,
đánh vào cửa Thuận An. Sau ba ngày cầm cự, quan quân nhà Nguyễn thua trận.
Sau cái chết của Henri Rivière, quân Pháp tiếp tục cuộc xâm lược và cuối cùng
đánh chiếm thành phố Hà Nội. Việc đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai đánh dấu sự thực hiện
của ý đồ thuộc địa của Pháp đối với Việt Nam và đặt nền móng cho thời kỳ thực dân
Pháp kéo dài hơn 80 năm.
6. NGOẠI GIAO PHONG KIẾN BẤT LỰC - NGOẠI GIAO CÁCH MẠNG XUẤT
HIỆN

6.1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ


Harmand đại diện cho Pháp và Trần Đình Túc, Nguyễn Trọng Hợp thuộc Triều
Đình Huế kí hòa ước Việt – Pháp ngày 25-8-1883. Hòa ước gồm 27 điều. Điều quan
trọng đầu tiên của hòa ước là Pháp nắm quyền ngoại giao của Việt Nam, triều đình nhà
Nguyễn không được tự ý quan hệ với nước khác, ngoài ra còn một số điều chú ý khác:
tỉnh Bình Thuận sáp nhập vào Nam kỳ để Pháp trực tiếp cai trị; triều đình Huế cai trị từ
tỉnh Khánh Hòa phía trên Bình Thuận ra tới đèo ngang. Pháp đóng đô từ đèo ngang tới
Thuận An. Một cơ quan hành chính của Pháp nắm quyền giám sát triều đình Huế và công
việc hành chính từ tỉnh Khánh Hòa ra đèo ngang; từ đèo ngang ra Bắc việc cai trị ở các
tỉnh phủ huyện vẫn do quan lại Việt Nam đảm nhiệm nhưng chỉ là bù nhìn. Mỗi tỉnh có
một cơ quan của Pháp gọi là tòa công sứ kiểm soát mọi công việc trong tỉnh.
Ký xong hiệp ước Harmand ra Bắc chỉ huy tiếp việc đánh chiếm miền Bắc. Triều
đình Huế của người đi theo Harmand ra để hiểu giống nhân dân và lệnh cho quan quân
miền Bắc rút về Huế.
Lệnh của triều đình Huế không đủ ngăn chặn chiến tranh ở miền Bắc. Giữa năm
1883, Hiệp Hòa lên ngôi vua, để mặc cho quân Pháp làm gì thì làm.
Chỉ sau 4 tháng, Hiệp Hòa bị giết chết. Triều đình đưa người con thứ ba của Tự
Đức là Kiến Phúc lên làm vua khi mới 15 tuổi, sau 6 tháng thì chết do đậu mùa. Vua Hàm
Nghi lên thay khi chỉ mới 13 tuổi. Việc nước Việt dân rối ren nghiêm trọng.
Ngoài bắc chiến tranh tiếp diễn quân Trung Quốc của Lưu Vĩnh Phúc ở Tây Bắc
và quân chính quy của nhà Thanh ở Đông Bắc giao chiến với quân Pháp. Triều đình Huế
không thể can thiệp vào cuộc chiến. Khi quân Pháp đánh chiếm Hà Nội. Triều đình nhà

17
Nguyễn sang cầu cứu nhà Thanh thì bị ép phải cống nạp tỉnh. Hai kẻ thù xâm lược miền
Bắc đánh nhau một số trận, quân Thanh thua. Nhưng Pháp không đuổi được quân Thanh.
6.2. HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO
Pháp nhờ người Đức là Détring phụ trách thương lượng giữa hai nước Pháp và
Trung Quốc. Détring có quan hệ có quan hệ với Lý Hồng Chương của triều đình nhà
Thanh. Lý Hồng Chương chấp nhận đứng ra hòa giải. Ngày 18 tháng 04 năm Giáp Thân.
Trung tá Fournier đại diện pháp và Lý Hồng Chương đại diện Trung Quốc ký hoà ước tại
Thiên Tân.
Nội dung bản hòa ước năm 1884 là Trung Quốc cam kết rút quân đóng tại Bắc Kỳ
về nước, để mặc Pháp tự do hoành hành ở Việt Nam
Sau Hòa ước Thiên Tân quân Trung Quốc vắng bóng tại Bắc Kỳ, thực dân Pháp ra
sức chiếm đóng, thẳng tay đàn áp nhân dân, ép triều đình Huế ký giấy đầu hàng, cam chịu
mất độc lập, mất ngoại giao, cúi đầu chịu sự thống trị của chúng. Giấy đầu hàng ký tại
triều đình Huế ngày 6/6/1884. Sau khi kí xong triều đình Huế đem ấn Phong Vương của
Trung Quốc ra theo hủy trước mặt Pháp.
Từ đây triều đình Huế chỉ là bù nhìn hoàn toàn chịu sự điều khiển giám sát của
pháp quan hệ ngoại giao của Việt Nam và Trung Quốc bị Pháp xóa bỏ. Quan hệ giữa Việt
Nam và các nước khác thì không được cho phép. Triều đình Huế hoàn toàn mất quyền
ngoại giao.
6.3. HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ
Năm 1884, tuy nhà Huế bắt buộc phải ký giấy đầu hàng nhưng ngọn lửa đấu tranh
âm ỉ trong lòng vua tôi nhà Nguyễn từ đây.
Đêm mùng 4 rạng sáng mùng 5 tháng 7 năm 1885, Tôn Thất Thuyết và những
người yêu nước ở Huế phát động chiến tranh bắn súng vào nhà không sứ Pháp và đánh
Trãi lính Pháp ở thành Huế. Pháp phản công, Tôn Thất Thuyết thua trận đưa vua Hàm
Nghi qua Thượng Lào
Ngày 2 tháng 8 năm 1885, tôn Thất thuyết cùng mua Hàm Nghi tới vùng Cửu
Châu thuộc Savanakhét được nhân dân Lào hết lòng giúp đỡ và tiếp sức phong trào
chống Pháp của Việt Nam. Cùng với cuộc chiến đấu chống Pháp của Tôn Thất thuyết là
phong trào khởi nghĩa của Phan Đình Phùng tạm trú trên đất Lào để đánh Pháp. Nghĩa
quân được Lào giúp sức.
Từ những năm đầu thế kỷ XX hoạt động ngoại giao Việt Nam gắn chặt với phong
trào cách mạng trong nước chuyển từ phạm trù phong kiến sang phạm trù mới. Cách
mạng càng dâng cao thì quan hệ ngoại giao càng mở rộng ngoại giao cách mạng xuất
hiện là ngày càng Hưng khỏi góp phần lớn và sự thành công của cách mạng Việt Nam.
6.4. ĐÁNH GIẢ - KẾT QUẢ
18
Từ những năm đầu thế kỷ XX hoạt động ngoại giao Việt Nam gắn chặt với phong trào
cách mạng trong nước chuyển từ phạm trù phong kiến sang phạm trù mới. Cách mạng
càng dâng cao thì quan hệ ngoại giao càng mở rộng ngoại giao cách mạng xuất hiện là
ngày càng Hưng khỏi góp phần lớn và sự thành công của cách mạng Việt Nam.

19

You might also like