Mưa Xuân

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Tình yêu lứa đôi là một đề tài quen thuộc của văn học Việt Nam, nhất là trong

thời kỳ
Thơ Mới. Ta từng biết đến “Vấn vương” của Xuân Diệu, “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc
Tử hay như “Sóng” của Xuân Quỳnh. Nhưng với Nguyễn Bính, ông coi tình yêu lứa đôi
là thứ tình cảm chân thật, mộc mạc, thân thuộc nhưng cũng đầy sự tiếc nuối. Phong
cách này được thể hiện rất rõ qua bài thơ “Mưa xuân”
Nguyễn Bính(1918-1966), là một trong những nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của Việt Nam.
Ông xuất thân từ một gia đình Nho giáo nghèo ở Nam Định, mồ côi cha mẹ từ nhỏ.
Nguyễn Bính được đánh giá là một người thông minh, nhạy cảm với thời đại và luôn
giữ cho mình chất “quê”.Bởi vậy mới nói ông là nhà thơ “thân quen nhất” giữa các nhà
thơ nổi bật của phong trào Thơ Mới. Những sáng tác của Nguyễn Bính thể hiện sâu sắc
nỗi day dứt không yên của tâm hồn thiết tha với những giá trị cổ truyền đang có nguy
cơ bị mai một cùng với sự lạc lõng giữa thời đại du nhập mạnh mẽ của văn hóa
phương Tây. Nhận xét về Nguyễn Bính, trong cuốn "Thi nhân Việt Nam" có viết
"Nguyễn Bính nhà quê hơn cả nên chỉ ưa sống trong tình quê mà ít để ý đến cảnh quê".
(Hoài Chân, Hoài Thanh). Còn “Mưa xuân”(1936), đây là một trong những tác phẩm nổi
bật của Nguyễn Bính, được sáng tác vào năm ông 18 tuổi. Xuyên suốt tác phẩm kể về
những cung bậc cảm xúc, từ háo hức, mong chờ đến thất vọng,bẽ bàng của cô gái
thôn quê mới lớn với mối tình đầu.
Trước hết, với “vân bút riêng” của mình, Nguyễn Bính đã miêu tả về hoàn cảnh, xuất
thân của nhân vật trữ tình “em”:
Em là con gái trong khung cửi,
Dệt lụa quanh năm với mẹ già.
Lòng trẻ còn như cây lụa trắng
Mẹ già chưa bán chợ làng xa.
“Em” đã được tác giả giới thiệu cho bạn đọc một cách tự nhiên vô cùng! Đó là cô gái
làm nghề dệt lụa, phụ giúp cho mẹ già. Hình ảnh so sánh “lòng trẻ”-“cây lụa trắng” như
nhắc về sự trong trắng, tinh khiết của cô thiếu nữ thôn quê tuổi mới lớn, kết hợp cùng
hình ảnh “chưa bán chợ làng xa”, khẳng định cô chưa có chồng. Phép so sánh thật độc
lạ nhưng cũng hay vô cùng. Chẳng cần từ ngữ mỹ miều, cao sang mà Nguyễn Bính chỉ
sử dụng những hình ảnh quen thuộc với người dân Bắc Bộ đã gợi ra hình ảnh cô gái
trong trắng của miền quê đầy tinh tế.

Tiếp theo đó, sự háo hức của nhân vật “em” cũng được tác giả khắc họa thật rõ ràng
qua bốn khổ thơ tiếp:
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy
Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ
Mẹ bảo: "Thôn Đoài hát tối nay".

Lòng thấy giăng tơ một mối tình


Em ngừng thoi lại giữa tay xinh
Hình như hai má em bừng đỏ
Có lẽ là em nghĩ đến anh.
Bốn bên hàng xóm đã lên đèn
Em ngửa bàn tay trước mái hiên
Mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh
Thế nào anh ấy chả sang xem!

Em xin phép mẹ, vội vàng đi


Mẹ bảo xem về kể mẹ nghe
Mưa bụi nên em không ướt áo
Thôn Đoài cách có một thôi đê.
Sau khi tả người, Nguyễn Bính dần chuyển sang sở trường của mình là tả cảnh ở khổ
thơ thứ hai. Giữa buổi chiều hôm ấy, cả căn nhà vốn chỉ có hai mẹ con lại trở nên tươi
vui lạ thường bởi một bữa “mưa xuân”. Dẫu nói “Mưa xuân phơi phới” nhưng có lẽ,
“em” mới là người phơi phới sắc xuân thì, tới mức hoa xoan còn nở rộ đẹp xinh. Có lẽ,
sự tươi vui của “em” lại tăng thêm bội phần khi nghe tin “hội chèo làng Đặng đi ngang
ngõ” và cả khi mẹ nói “Thôn Đoài hát tối nay”, “thôn Đoài” là một hình ảnh mà được
Nguyễn Bính sử dụng nhiều, mang nét đặc trung của ông, như trong “Tương Tư”:
“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười thương một người”
. Chẳng biết “em ngừng thoi lại” lại đỏ ửng hai má là do lời mẹ nói, do mưa xuân, do
“hội chèo làng Đặng” hay do lòng em đã “giăng tơ một mối tình”? Câu hỏi này đã được
Nguyễn Bính trả lời ở câu cuối khổ: “Có lẻ là em nghĩ đến anh”. Quả thực, lòng người
biết yêu thổi vào mùa xuân cũng có hồn hơn hẳn, cô chẳng ngại trời mưa, trời tối mà
sẵn sàng xin mẹ đi xem hội. Từ “vội vàng” xuất hiện trong khổ thơ thứ năm thật đúng
lúc, kết hợp cùng hình ảnh “mưa bụi”, cách nói “Thôn Đoài cách có một thôi đê” như
nhấn mạnh vào sự khấp khởi, háo hức của cô gái, mong chờ được gặp “anh ấy” vì cô
nghĩ rằng “Thể nào anh ấy chả sang xem!”. Thật là một tình yêu đẹp biết bao!

Dẫu là một tình yêu trong sáng, đẹp đẽ nhưng chính tình yêu ấy lại khiến cho “em” thất
vọng, lạc lõng và bẽ bàng vô cùng trong những đoạn thơ sau:
Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm
Em mải tìm anh chả thiết xem.
Chắc hẳn đêm nay dường cửi lạnh
Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em

Chờ mãi anh sang, anh chẳng sang,


Thế mà hôm nọ hát bên làng
Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn
Để cả mùa xuân cũng lỡ làng.

Mình em lầm lỗi trên đường về


Có ngắn gì đâu một dải đê
Áo mỏng che đầu mưa nặng hạt
Lạnh lùng thêm tủi với canh khuya.

Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay


Hoa xoan đã nát dưới chân giày
Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ
Mẹ bảo: "Mùa xuân đã cạn ngày"

Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày


Bao giờ em mới gặp anh đây?
Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ
Để mẹ em rằng: hát tối nay?
Những câu thơ mộc mạc, giản dị của khổ 6 được tác giả sử dụng để miêu tả hình ảnh
cô gái lặn lội sang thôn Đoài giữa cơn mưa nhưng không hề xem hội mà để cả tâm trí
để tìm người thương trong lòng, “mải miết tìm anh” tới mức chả thiết xem hội. Biện
pháp nhân hóa “đường cửi lạnh” và “thoi ngà nhớ ngón tay” chứng tỏ cô gái như buông
bỏ hết tất cả những thứ luôn gắn bó với mình để đi tìm chàng, tìm người trong lòng của
cô trong sự hy vọng. Nhưng sự chờ đợi trong vô vọng đã dập tắt hy vọng cuối cùng của
cô, khiến cô từ hồi hộp sang trạng thái trách móc, giận hờn khi Nguyễn Bính sử dụng
những từ ngữ “Chờ mãi”, “thế mà”. Và từ sự giận hờn, cô lại trở nên thất vọng, đau
khổ. Hàng loạt hình ảnh, từ ngữ được sử dụng như “mình em lầm lũi”, “một dải đê”,
“mưa nặng hạt”, “lạnh lùng thêm tủi” như tạo ra sự tương phản với sự háo hức của cô
trong khổ thơ thứ năm. Một mình trở về giữa cơn mưa với sự thất vọng, nhớ nhung và
tủi hờn, “một thôi đê” giờ đây dài đằng đẵng, đường về nhà ngày càng xa. Sự thất
vọng, buồn bã còn tiếp diễn đến tận hôm sau, tới khi mẹ hỏi về hội hát thôn Đoài. Cô
buồn đến mức chẳng thể trả lời mẹ hết câu mà đã nức nở òa khóc. Tới đây, cảnh vật
mùa xuân tươi vui ở khổ hai lại trở nên buồn bã cùng “em”. Mưa xuân giờ “đã ngại
bay”, hoa xoan cũng chẳng còn “lớp lớp” mà đã “nát dưới chân giày”, hội chèo có đi
qua ngõ nữa thì em cũng chẳng còn mong mỏi, háo hức như ngày hôm ấy nữa. Và đến
người mẹ còn bảo “mùa xuân đã cạn ngày”. Phải chăng lời mẹ nói không chỉ nhắc đến
thời gian mùa xuân đã kết thúc mà còn nói về sự bỏ lỡ của tình yêu lứa đôi, không còn
cơ hội nữa? Có lẽ, “em” không có duyên với mùa xuân này. Nguyễn Bính đặt ra hai câu
hỏi liên tiếp:”Bao giờ em mới gặp anh đây/Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ” có nghĩa là
vẫn còn hy vọng, chỉ là chưa đủ duyên để gặp. “Em” sẽ gặp được “anh”, dẫu không biết
bao giờ hội Đặng mới đi qua ngõ.

Nhìn ở một khía cạnh khác, ta dường như nhận ra Nguyễn Bính không chỉ nói về tình
yêu đôi lứa mà còn nói về chính bản thân ông. Là một người luôn khao khát gìn giữ nét
đẹp của vùng quê Bắc Bộ giản dị, thân quen nhưng ông lại sinh ra giữa sự du nhập
mạnh mẽ của phương Tây. Cũng giống như cô gái, ông cảm thấy lạc lõng, cô đơn giữa
đêm hội(tức xã hội thời bấy giờ) và cũng chờ đợi một chàng trai là nét đẹp giản dị, gần
gũi của thôn quê. Điều này cũng được ông nhắc đến trong tác phẩm “Chân quê” của
mình:
Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa.
Như hôm em đi lễ chùa,
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.
Hoa chanh nở giữa vườn chanh,
Thầy u mình với chúng mình chân quê.
Hôm qua em đi tỉnh về,
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
Tóm lại, qua tác phẩm “Mưa xuân”, ta không chỉ thấy tiếc nuối cho một tình yêu lứa đôi chưa
kịp nở rộ đã sớm tàn, mà còn phần nào hiểu được thêm về Nguyễn Bính- chủ soái phong cách
“thơ dân gian” với những nét bút riêng biệt, giản dị như lời ngợi cả của Razum Gamatov về sự
giản dị trong thi ca:
“Những chiếc bình đẹp nhất
Làm từ đất bình thường
Những câu thơ hay nhất
Từ những chữ bình thường”

You might also like