Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

GHÉP BƠM LY TÂM

1. GIỚI THIỆU
Bơm ly tâm là loại máy vận chuyển chất lỏng thông dụng nhất trong công nghiệp hóa
chất. Việc hiểu nguyên lý hoạt động và đặc trưng của một bơm ly tâm là điều quan trọng
cốt lõi đối với bất kì sinh viên công nghệ nào.
2. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM
Xác định cột áp toàn phần của bơm, công suất và hiệu suất cho bơm ly tâm bằng việc
đo đạc các thông số khi thay đổi lưu lượng bơm (thí nghiệm 1).
Xây dựng đường đặc tuyến của mạng ống để xác định điểm làm việc của hệ 2 bơm
ghép nối tiếp.
Xây dựng đường đặc tuyến của mạng ống để xác định điểm làm việc của hệ 2 bơm
ghép song song.
3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.1. Các thông số đặc trưng của bơm
3.1.1. Năng suất
Năng suất của bơm là thể tích chất lỏng mà bơm cung cấp được trong một đơn vị thời
gian.
Ký hiệu: Q.
Đơn vị tính: m3/s, l/s, l/ph, ...
3.1.2. Cột áp toàn phần
Cột áp toàn phần là áp suất chất lỏng tại miệng ra của ống đẩy. Nó được tính như sau:

H= chênh lệch cột áp tĩnh + chênh lệch công áp động + chênh lệch chiều cao hình học)

H= Hs + Hv + He (m)

Chênh lệch áp tĩnh:


P out −P¿
Hs= (m)
ρ.g
Trong đó:
Pout : áp suất chất lỏng tại đầu ra, pa
Pin : áp suất chất lỏng tại đầu vào, pa
Chênh lệch cột áp tĩnh:
2 2
v out −v ¿
Hv= (m)
2g
Trong đó:
4Q
v out = 2 : là vận tốc đầu ra, m/s
π d out
4Q
v out = 2 : là vận tốc đầu vào, m/s
π d¿
Chênh lệch chiều cao hình học:

He = Zout − Zin (m)

Trong đó:

Zin : chiều cao hình học tại đầu vào, m

Zout : chiều cao hình học tại đầu ra , m

3.1.3. Công cung cấp


Công suất động cơ cung cấp đối với bơm được tính như sau:

2 π.n.t
P m= (W)
60
Trong đó:
n: tốc độ vòng quay của bơm, vòng/phút
t: moment xoắn của trục, N.m
3.1.4. Hiệu suất bơm
Hiệu suất của bơm được tính như sau:

Ph
E= .100%
Pm
Trong đó:

Ph công suất thủy lực tác động tới chất lỏng, có thể được tính như sau:

Ph = Q.H. ρ . g, (w)

Trong đó: Q lưu lương chất lỏng, m3/s

3.2. Đặc tuyến của bơm ly tâm

3.2.1. Đặc tuyến thực của bơm

Đường H – Q biểu diễn mối quan hệ giữa cột áp toàn phần và lưu lượng. Khi cột áp
toàn phần giảm khi lưu lượng tăng và ngược lại.

Đường Pm – Q biểu diễn mối quan hệ giữa công suất cung cấp cho bơm và lưu lượng
qua bơm. Ngoài vùng hoạt động tối ưu của bơm đường này trở nên phẳng, cho một sự
thay đổi lớn công suất chỉ tạo ra một sự thay đổi nhỏ về vận tốc của dòng.

Đường E – Q biểu diễn mối quan hệ giữ hiệu suất và lưu lượng bơm. Đối với bơm nào
đó thì nó sẽ đạt hiệu suất tương ứng với năng suất nào đó.

3.2.2. Đặc tuyến mạng ống

Đặc tuyến mạng ống là đường cong biểu diễn mối quan hệ Hmo - Q

Hmo = C + KQ2 (m)

Trong đó:

Q: lưu lượng, m3/s

Hmo: Tổn thất cột áp khi chất lỏng chuyển động trong ống dẫn, m.

P 2−P1
C= +(z 2−z 1)(m)
ρ.g

K=¿

Trong đó:
P1, P2: áp suất đầu vào và đầu ra của ống, N/m2

z1, z2: chiều cao đầu vào và đầu ra của ống, m

L: chiều dài ống (sinh viên tự đo), m

d: đường kính trong của ống (271,8 mm)

: hệ số ma sát, sinh viên tính toán theo chế độ chuyển động của lưu chất trong hệ
thống đường ống.

: khối lượng riêng của lưu chất, kg/m3

: tổng hệ số trở lực cục bộ của ống

3.2.3. Điểm làm việc của bơm

Điểm làm việc của bơm là giao điểm của đặc tuyến thực của bơm và đặc tuyến mạng
ống dẫn.

Hình 3.1 Điểm làm việc của bơm

3.3. Ghép bơm nối tiếp


Các bơm gọi là làm việc nối tiếp nếu sau khi chất lỏng ra khỏi bơm này được đưa tiếp
vào ống hút của bơm kia, rồi sau đó mới được đưa vào hệ thống đường ống. Như vậy khi
các bơm làm việc nối tiếp thì lưu lượng của chúng phải bằng nhau và bằng lưu lượng
tổng cộng của hệ thống, cột áp của hệ thống bằng tổng cột áp toàn phần của các bơm.

Q = Q1 = Q2 = …= Qn

H = H1 + H2 +…+Hn

Các bơm làm việc nối tiếp được sử dụng khi hệ thống yêu cầu áp lực cao mà một bơm
không đáp ứng được

Hình 3.2 Ghép bơm nối tiếp


3.4. Ghép bơm song song

Các bơm khi làm việc cùng cấp nước vào một hệ thống đường ống gọi là làm việc
song song. Vì thế khi các bơm làm việc song song trong hệ thống thì chúng có cột áp
bằng nhau và bằng cột áp của hệ thống, còn lưu lượng của hệ thống sẽ bằng tổng lưu
lượng của các bơm.

Theo lý thuyết, khi các bơm làm việc song song với nhau thì cột áp tổng H tc của hệ
thống bằng cột áp toàn phần của từng bơm:
Htc = H1 = H2 =…= Hn

Và lưu lượng tổng cộng của hệ thống bằng lưu lượng của các bơm cùng làm việc :

Q = Q1 + Q2 + …+ Qn

Như vậy các bơm làm việc nối tiếp được sử dụng khi hệ thống yêu cầu cần lưu lượng
lớn mà một bơm không đáp ứng được.

Trong thực tế ta có thể ghép hai hoặc nhiều bơm làm việc song song trên cùng một hệ
thống đường ống. Thậm chí có những trường hợp hai trạm làm việc song song trên một
hệ thống đường ống.

Hình 3.3 Ghép bơm song song

4. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM

4.1. Thí nghiệm 1: Xác định các thông số đặc trưng của bơm

Chuẩn bị

Van xả đáy phải được đóng hoàn toàn.

Cho nước vào khoảng 2/3 bồn chứa.


Mở hoàn toàn các van.

Các lưu ý:

Mực nước trong bình phải đảm bảo 2/3 thể tích bình.

Khi bật bơm mà bơm không hoạt động hoặc không có lưu lượng thì phải tắt bơm

và báo ngay cho giáo viên.

4.2. Thí nghiệm 2: Ghép bơm nối tiếp

Tiến hành như thí nghiệm 1.

4.3. Thí nghiệm 3: Ghép bơm song song

Tiến hành như thí nghiệm 1.

KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

1.1. Thí nghiệm 1: Ghép bơm nối tiếp

Bảng 5.2 Kết quả ghép bơm nối tiếp

1 2 3 4 5

Q (LMP) 60 50 45 30 15

Phút (kg/cm2) -0.44 -0.36 -0.36 -0.26 -0.22

Pđẩy (kg/cm2) 9 19,5 19 31 35

1.2. Thí nghiệm 2: Ghép bơm song song


Bảng 5.3 Kết quả ghép bơm song song

1 2 3 4 5

Q (LMP) 72 60 45 30 15

Phút (kg/cm2) -0,58 -0.5 -0.36 -0.26 -0.14

Pđẩy (kg/cm2) 12 14.5 19 22 26

2. XỬ LÝ SỐ LIỆU

Chọn mẫu: Ghép bơm nối tiếp mẫu 1


−3
10.60
Q = 10 L/p = =¿ 7,716x 10-7 (m3/s)
60

Phút = -0.44 kg/cm2 = -0,44 x 98066.5 = -43149.26Pa

Pđẩy = 9 kg/cm2 = 9 x 98066.5 = 882598.5Pa

Tra nước ở T = 250C, ρ nước = 997 kg/cm3, Zout = 1.25 m và Zin = 0.95 m

He = Zout - Zin = 1.25 - 0.95 = 0.3 m

P out −P¿ 882598.5−(−43149.26)


Hs= = = 94.6517 m
ρ.g 997 x 9.81

2 2
v out −v ¿
Hv= = 0 (lưu lượng đầu vào = lưu lượng đầu ra)
2g

H = Hs + Hv + He = 94.6517 + 0 + 0.3 = 94.9517 m

P 2−P1
C= + (Z2 - Z1) = 0.3 (m)
ρ.g

Vì áp suất đầu ra và vào tại quá trình này đều đặt trong 1 thùng nên P2 – P1 = 0

5.56 16
K=¿ = (27.65 + 0,03× ¿× =30110283.32
0.0234 4
π . 0,0234 .2.9 , 81
Hmo = C +KQ2 = 0.3 + 30110283.32 x (7,716x 10-7)2 = 0,3

2.1. Thí nghiệm 1: Ghép bơm nối tiếp

Bảng 6.3 Các thông số để tính toán


Co 90 Co chữ T Van thường Van khóa
Σξ λ L,m
(0.75) (1.5) (2) (6.4)
13 7 2 1 30.65 0.03 6.35

6.35 16
K=¿ = (30.65 + 0,03×
0.0234
¿× 4 = 33584504.09
π . 0,0234 .2.9 , 81

Bảng 6.4 Kết quả tính toán của hai bơm ghép nối tiếp

Q.10-4
Phút Pđẩy Hs He H Hmo
STT (m3 /s)
(Pa) (Pa) (m) (m) (m) (m)

1 7,716 -0.44 9 94.6517 0.3 94.9517 0,3

2 0.3

3 0.3

4 0.3

5 0.3
2.2. Thí nghiệm 2: Ghép bơm song song

Bảng 6.5 Các thông số để tính toán

Co 90 Co chữ T Van thường Van khóa


Σξ λ L,m
(0.75) (1.5) (2) (6.4)
12 7 3 1 31.9 0.03 7.29

7.29 16
K=¿ = (31.9 + 0,03. ¿. =35710105.61
0.0234 π . 0,0234 4 .2.9 , 81

Chọn mẫu: Ghép bơm song song mẫu 1

Q (LMP) 72

Phút
-0,58
(kg/cm2)
Pđẩy
12
(kg/cm2)

7.29 16
K=¿ = (31.9 + 0,03. ¿. =35710105.61
0.0234 π . 0,0234 4 .2.9 , 81

−3
10.72
Q = 10 L/p = =¿ 4,4653x10-7 (m3/s)
60

Phút = -0.58 kg/cm2 = -0,58 x 98066.5 = -56878,57 Pa

Pđẩy = 12 kg/cm2 = 12 x 98066.5 = 1176798 Pa


Tra nước ở T = 250C, ρ nước = 997 kg/cm3, Zout = 1.25 m và Zin = 0.95 m

He = Zout - Zin = 1.25 - 0.95 = 0.3 m

P out −P¿ 1176798−56878 ,57


Hs= = = 114.5045m
ρ.g 997 x 9.81

2 2
v out −v ¿
Hv= = 0 (lưu lượng đầu vào = lưu lượng đầu ra)
2g

H = Hs + Hv + He = 114,5045+ 0 + 0.3 = 114.8045 m

P 2−P1
C= + (Z2 - Z1) = 0.3 (m)
ρ.g

Bảng 6.6 Kết quả tính toán của hai bơm ghép song song

Q.10-4
Phút Pđẩy Hs He H Hmo
STT (m3 /s)
(Pa) (Pa) (m) (m) (m) (m)

1 4 -0.44 9 94.6517 0.3 94.9517 0,3

2 0.3

3 0.3

4 0.3

5 0.3

3. NHẬN XÉT

Trong bài thí nghiệm thấy có sự thay đổi lưu lượng ảnh hưởng đến các thông số đặc
trưng của bơm: lưu lượng nước hồi lưu, áp suất, chiều cao… Bài thí nghiệm có sai số vì
do làm tròn số, bơm không ổn định, điều chỉnh lưu lượng chưa chính xác làm cho thông
số áp suất không ổn định. Hệ số trở lực cục bộ có sự ảnh hưởng lớn đến kết quả.

Khi bơm ghép nối tiếp: cột áp hệ thống tăng nhanh nhưng lưu lượng không đổi. Khi
các bơm hoạt động nối tiếp thì lưu lượng của các bơm bằng nhau và bằng lưu lượng của
hệ thống. Đồng thời, cột áp của hệ thống bằng tổng cột áp toàn phần của các bơm.

Khi ghép bơm song song thì cột áp giảm nhẹ và nhỏ hơn khi ghép nối tiếp. Nếu muốn
giữ nguyên lưu lượng và tăng cột áp thì ta sử dụng phương án ghép bơm nối tiếp. Còn
muốn giữ nguyên cột áp và tăng lưu lượng thì ta cần phải dùng phương án là ghép bơm
song song. Tuy nhiên tùy theo một mục đích công nghệ nào đó mà ta có thể phối hợp hai
phương pháp này để đạt kết quả tốt nhất. Khi các bơm hoạt động song song thì lưu lượng
của hệ thống bằng tổng lưu lượng của các bơm. Đồng thời, mỗi bơm có cột áp bằng nhau
và bằng luôn cột áp hệ thống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Tài liệu hướng dẫn thực hành các quá trình & thiết bị trong công nghệ hóa học, Khoa công nghệ hóa
học Trường đại học công nghiệp TP.HCM, 2017.

[2] Tập thể tác giả, Sổ tay quá trình & thiết bị trong công nghệ hóa chất, tập 1 & 2, NXB Khoa học và Kỹ
thuật, 2012.

You might also like