Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 20

1.

Tình hình Lâm Đồng sau ngày giải phóng (1975 – 1985)
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 toàn thắng đã kết thúc quá trình
ba mươi năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc; chấm dứt ách thống trị
hơn một trăm năm của chủ nghĩa đế quốc, hoàn thành nhiệm vụ lịch sử giành lại độc lập
dân tộc, thống nhất đất nước, mở ra một bước ngoặt vĩ đại về thiết lập quyền làm chủ của
nhân dân, đưa cả nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Bước vào giai đoạn cách mạng mới, dưới ánh sáng các nghị quyết của Đảng, sự chỉ
đạo trực tiếp của Khu uỷ VI, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Lâm Đồng đã phát
huy truyền thống đoàn kết trong kháng chiến chống xâm lược; nỗ lực phấn đấu, vượt qua
khó khăn, thử thách, nhanh chóng tiếp quản và thích ứng với điều kiện mới.
Thực hiện nhiệm vụ cách mạng mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Lâm Đồng gặp vô
vàn khó khăn, hậu quả của ba mươi năm chiến tranh để lại khá nặng nề.
Về chính trị, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 đã làm tan rã bộ máy
chính quyền tay sai, phần lớn ngụy quân, nhân viên ngụy quyền ra trình diện chính quyền
cách mạng, đa số chịu đi học tập cải tạo. Tuy nhiên, một số tên đầu sỏ vẫn ngấm ngầm
móc nối với các tổ chức phản động và lực lượng FULRO hoạt động chống phá cách
mạng nhằm thực hiện kế hoạch hậu chiến tranh của Mĩ.
Về lĩnh vực kinh tế, Lâm Đồng là một tỉnh miền núi, chủ yếu sản xuất nông - lâm
nghiệp, cơ cấu kinh tế và phân bổ lao động mất cân đối nghiêm trọng. Lực lượng lao
động phân bố không đều, số người không tham gia sản xuất ra của cải vật chất chiếm tỷ
lệ rất lớn, hàng vạn người không có công ăn việc làm.

Về văn hóa - xã hội, trải qua một thời gian dài bị đô hộ bởi chủ nghĩa thực dân mới
của đế quốc Mỹ đã để lại trong tỉnh hậu quả nặng nề. Sau ngày giải phóng, toàn tỉnh có
gần 70.000 học sinh, nhưng ở vùng dân tộc thiểu số chỉ có 20% số người biết chữ. Cơ sở
y tế của chính quyền địch để lại không đáng kể, đội ngũ y, bác sỹ thiếu, thuốc chữa bệnh
không đủ để đáp ứng nhu cầu phục vụ nhân dân. Trong các vùng dân tộc thiểu số, đạo
Tin lành phát triển mạnh, một số phần tử lợi dụng tôn giáo tổ chức các vụ bạo loạn,
khống chế, lôi kéo quần chúng chống lại cách mạng.
Trên cơ sở phân tích những thuận lợi, khó khăn của địa phương, Hội nghị Ban Chấp
hành lâm thời Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ nhất họp từ ngày 28/2 đến 1/3/1976 đã xác
định phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới là: “Toàn Đảng bộ phải đề cao cảnh
giác, phải xây dựng và củng cố vững chắc công cụ chuyên chính của mình, kiên quyết
trấn áp lực lượng phản cách mạng, đặc biệt là coi trọng công tác phát động quần chúng,
trên cơ sở nâng cao giác ngộ giai cấp và ý thức làm chủ của họ mà từng bước củng cố hệ
thống chuyên chính cách mạng...”.

Để tiếp tục chỉ đạo các phong trào địa phương, từ ngày 21 đến 30/8/1976, Ban chấp
hành lâm thời Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng tổ chức hội nghị lần thứ hai. Sau khi đánh giá tình
hình cụ thể, Hội nghị ra Nghị quyết về phương hướng nhiệm vụ năm 1976 - 1977: “Động
viên toàn Đảng bộ, toàn quân và toàn dân, quán triệt hơn nữa Nghị quyết 24 của Trung
ương, Nghị quyết của Bộ Chính trị, các quan điểm lớn của Đảng trong giai đoạn cách
mạng mới, dấy lên một khí thế mới và liên tục trong phong trào lao động sản xuất...
Nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng bộ là nhằm tăng thêm sản phẩm, hàng hoá để vừa
đáp ứng những nhu cầu bức thiết về đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, vừa
tăng cường cơ sở vật chất và kỹ thuật cho nền kinh tế địa phương...”.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ I (3/1977) tập trung phân tích đánh giá tình
hình mọi mặt của Lâm Đồng sau 2 năm được hoàn toàn giải phóng; cụ thể hoá Nghị
quyết Đại hội IV của Đảng, trên cơ sở những thuận lợi và khó khăn của địa phương. Đại
hội xác định phương hướng, nhiệm vụ chung trong những năm tới, nhất là trong hai năm
1977-1978.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ II (10/1979) đề ra nhiệm vụ chung
trong thời gian tới: “Động viên Đảng bộ và toàn dân, toàn quân trong tỉnh hăng hái vươn
lên, ra sức phát huy thắng lợi, khắc phục khó khăn, quyết tâm xây dựng Lâm Đồng từng
bước mạnh lên cả về kinh tế và quốc phòng, đặc biệt chú ý khai thác, phát huy mọi tiềm
năng sẵn có để xây dựng tỉnh nhà sớm có nền kinh tế theo cơ cấu công-nông-lâm nghiệp
kết hợp...”.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ III (3/1983) xác định: “Phát huy cao độ
tinh thần tự lực vươn lên, tăng cường đoàn kết các dân tộc, xây dựng chế độ làm chủ tập
thể, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng, lấy cách mạng khoa học – kĩ thuật làm then
chốt, phát triển kinh tế và văn hóa lên một bước, sắp xếp và tổ chức lại sản xuất gắn với
xây dựng và cải tạo. Ra sức phát triển lương thực, thực phẩm một cách hợp lí, đồng thời
khẩn trương phát huy vững chắc thế mạnh về rừng, cây công nghiệp và du lịch…”.
Trong 10 năm thực hiện các nghị quyết của Đảng bộ, các dân tộc ở Lâm Đồng đã
giành được những thắng lợi rất quan trọng trên các lĩnh vực.
Về kinh tế, sản xuất nông nghiệp tăng nhanh về diện tích và sản lượng, giải quyết
phần lớn nhu cầu lương thực của tỉnh. Cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày phát triển
nhanh, tạo tỉ suất hàng hóa ngày càng lớn. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngày càng
được mở rộng, xây dựng mới nhiều cơ sở sản xuất, tạo thêm một số sản phẩm như đường,
vải, tơ tằm. Giao thông vận tải cơ bản đảm bảo vận chuyển hàng hóa, hành khách; mở
rộng mạng lưới giao thông ở một số vùng kinh tế mới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, tỉnh đã có nhiều cố gắng trong việc xóa bỏ văn hóa phản
động, đồi trụy, từng bước xây dựng nền văn hóa mới, con người mới xã hội chủ nghĩa. Sự
nghiệp giáo dục từng bước gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Mạng lưới y tế được mở rộng xuống cơ sở, hầu hết các xã đều có cơ sở y tế, 70% trạm xá
xã phường có y sĩ phục vụ.
Về công tác an ninh – quốc phòng, toàn dân nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù,
kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã
hội. Đối với lực lượng FULRO, ta đã kiên trì phát động quần chúng, xây dựng lực lượng
cách mạng ở cơ sở gắn với xây dựng toàn diện vùng dân tộc và có biện pháp thích hợp để
giải quyết vấn đề FULRO.
2. Cuộc đấu tranh chống FULRO, bảo vệ quốc phòng - an ninh trên địa bản Tỉnh
(1975 – 1985)
FULRO (viết tắt từ Front Uni de Lutte des Races Opprimées - Mặt trận thống nhất
đấu tranh của các sắc tộc bị áp bức) là phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài Ngô
Đình Diệm của các dân tộc thiểu số ở miền Nam Việt Nam từ năm 1958. Thế nhưng, nó
đã lần lượt bị các thế lực chống phá Việt Nam lợi dụng. Đây là một tổ chức phản động có
thế lực ảnh hưởng tương đối rộng trong vùng đồng bào dân tộc ít người, đã từng được
thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bọn phản động bên ngoài nuôi dưỡng, giúp đỡ nhằm
chống lại cách mạng. Chúng có kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động chính trị, vũ trang,
có quan hệ chặt chẽ với các tổ chức phản động khác, nhất là bọn phản động đội lốt tôn
giáo.

Sau 30/4/1975, được sự hà hơi, tiếp sức của ngoại bang, FULRO đã ngóc dậy, trở
thành một tổ chức chính trị vũ trang, phản động, gây ra hàng loạt các cuộc khủng bố đẫm
máu, đau thương cho các dân tộc ở Tây Nguyên nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng.
Ngay từ những ngày đầu sau giải phóng, lợi dụng tình hình của ta chưa ổn định, bọn
FULRO tổ chức đánh vào cơ quan chính quyền cách mạng nhằm gây bạo loạn lật đổ
chính quyền, lập mật khu chống phá cách mạng, hoạt động vũ trang, ám sát cán bộ, lén
lút xúi giục, lôi kéo và vận động đồng bào xây dựng cơ sở tiếp tế khắp các địa bàn. Ngày
18/5/1975, chúng ra tuyên cáo chống cộng sản và thành lập Nhà nước Đề Ga.
Xác định rõ âm mưu của tổ chức phản động FULRO, từ năm 1975 đến 1978, các
cấp uỷ Đảng kịp thời có những chủ trương đúng đắn, đẩy mạnh phát động quần chúng,
xây dựng cơ sở chính trị, tăng cường lực lượng truy quét FULRO. Phối hợp với công tác
tuyên truyền vận động quần chúng, các cấp uỷ Đảng tập trung lãnh đạo nhiệm vụ đẩy
mạnh hoạt động vũ trang, bán vũ trang, phối hợp với lực lượng an ninh vừa truy quét bên
ngoài, vừa bóc gỡ các tổ chức phản động bên trong, đồng thời củng cố, xây dựng chính
quyền và các đoàn thể ở cơ sở.

Trong cuộc đấu tranh chống tổ chức phản động FULRO ở Lâm Đồng, sự kiện tiêu
biểu nhất là Chuyên án F101 đã được Công an tỉnh triển khai từ ngày 20/3/1979. Đối
tượng chính của chuyên án này được xác định gồm số trung ương FULRO người Lâm
Đồng, bộ chỉ huy khu IV, đứng đầu là Ông Nahria Ya Đuk – Đệ nhất phó thủ tướng,
kiêm Đổng lý văn phòng “TW FULRO”, Đệ nhị Phó chủ tịch “Phong trào đoàn kết các
sắc tộc thiểu số Cao Nguyên Việt Nam”, Tư lệnh vùng 4, rồi Tư lệnh Sư đoàn Bi-đốp-
FULRO.
Sau khi kết thúc chuyên án F101, ta đã tiêu diệt, gọi hàng nhiều đối tượng, trong
đó có những FULRO cộm cán, như Ha Prông – chủ nhiệm Nam Thượng hạt; K’Năm –
nguyên đại úy chế độ cũ, vừa được “TW FULRO” phong hàm chuẩn tướng, phụ trách
vùng Đầm Rò; Tu Rum Cháp (nguyên đại tá ngụy) – đại tá, tham mưu trưởng FULRO;
Ha Yu Ni – trung tá, ủy viên công cán kiêm trưởng ban an ninh tình báo TW FULRO; Hà
Sáu A – đại tá, cố vấn vùng 4 và thiếu tá Lương Hắc Long – ủy viên công cán của
FULRO vùng 4,… Đặc biệt, Nahria Ya Đuk – Đệ nhất phó thủ tướng, kiêm Đổng lý văn
phòng “TW FULRO” từ là người “bên kia chiến tuyến”, năm 1983, ông Ya Đuk trở
thành Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lâm Đồng, Ủy viên Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Năm 2007, ông được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa
XII.
Trong quá trình thực hiện chuyên án này nổi lên vai trò của Phó giám đốc Công an
tỉnh Vũ Linh (bí danh Tư Vũ), thượng úy trẻ Nguyễn Văn Độ – Phó phòng Bảo vệ chính
trị, thiếu úy Lâm Văn Thạnh, thiếu úy Nguyễn Ngọc Diêu – Trinh sát ngoại tuyến thuộc
Phòng bảo vệ chính trị, thiếu úy Trần Hữu Phi (lái xe riêng của Phó giám đốc Tư Vũ) và
đồng chí Tư Cho (trinh sát an ninh của Bộ Nội vụ tăng cường)…
Tuy nhiên, trong khi thực hiện chuyên án F101, chúng ta cũng gặp nhiều khó khăn
và tổn thất to lớn, đó là sự hy sinh của đồng chí Lâm Văn Thạnh (thiếu úy, trinh sát ngoại
tuyến thuộc Phòng bảo vệ chính trị, sau là liệt sĩ, AHLLVTND) và đồng chí Nguyễn
Ngọc Diêu (thiếu úy, đồng đội với anh Thạnh – sau là liệt sĩ)…

Trong những năm 1981 đến 1983, Tỉnh uỷ tiếp tục ban hành Chỉ thị số 45-CT/TU,
ngày 28/10/1980 về việc phát động quần chúng truy quét FULRO, tấn công chính trị, bóc
gỡ, giáo dục cơ sở bên trong của FULRO đồng thời kết hợp với lực lượng vũ trang truy
quét FULRO ở ngoài rừng và thực hiện Nghị quyết Đại hội ngày 12-5-1983, Tỉnh uỷ ra
Nghị quyết số 01-NQ/TU về chống kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của kẻ thù…
Nhân dân Đơn Dương gọi FULRO ra đầu hàng 1983
Từ năm 1983 đến 1985, thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TW của Bộ chính trị và Nghị
quyết 01-NQ/TU của Tỉnh uỷ, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban thường vụ Tỉnh uỷ, các
cấp, ngành, đoàn thể và lực lượng vũ trang của tỉnh đã phát động quần chúng tấn công
chính trị kết hợp bám đánh địch ở các tuyến, gọi hàng và tiêu diệt nhiều tên FULRO ở
ngoài rừng, bóc gỡ số FULRO nằm trong các buôn, ấp vùng đồng bào dân tộc ít người,
tiếp tục đẩy lùi hoạt động của chúng, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị ở địa
phương.
Qua thực tiễn đấu tranh và qua lịch sử, có thể khẳng định rằng, đấu tranh chống
FULRO là một phần trong cuộc đấu tranh chống các thế lực phản động khác, được Đảng,
Nhà nước và các lực lượng vũ trang xác định đó là vấn đề lâu dài; là vấn đề chính trị gắn
với dân tộc, văn hoá, kinh tế. Vì thế, nhiều chủ trương, chính sách dành cho vùng đồng
bào dân tộc thiểu số luôn được chú trọng, quan tâm đặc biệt; nhằm từng bước nâng cao
dân trí, ổn định đời sống kinh tế, văn hoá của bà con dân tộc thiểu số.

3. Lâm Đồng thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng (1986 – 2015)
Thực hiện chủ trương của Đảng, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ
IV (10/1986) đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh trong 5
năm (1986 - 1990) là: “Phát huy sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế; khai thác có hiệu
quả cao về tiềm năng lao động, đất rừng…, tiếp tục phát triển mạnh sản xuất nông
nghiệp toàn diện, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, tạo cho
được tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế,...”.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ V (11/1991) đã đề ra phương
hướng, nhiệm vụ của Đảng bộ trong 5 năm 1991 - 1995: “Tăng cường đoàn kết thống
nhất toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trong tỉnh, phát huy tinh thần độc lập tự chủ, ý
chí tự lực tự cường, vượt qua mọi khó khăn thử thách, khai thác có hiệu quả tiềm năng và
thế mạnh của địa phương ...; ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, tạo được tích luỹ từ
nội bộ nền kinh tế; đảm bảo ổn định chính trị, giữ vững an ninh và trật tự an toàn xã
hội...”.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ VI (4/1996) là Đại hội tiếp tục sự
nghiệp đổi mới nhằm thực hiện mục tiêu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá thời kỳ 1996 - 2000 là:“Ra sức bồi dưỡng và phát huy yếu tố con người; xây dựng
Đảng bộ vững mạnh trong sạch; phấn đấu ổn định và tăng trưởng kinh tế nhanh hơn và
hiệu quả hơn, vững chắc hơn, đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội và
đảm bảo an ninh quốc phòng, quyết tâm nhanh chóng đưa Lâm Đồng vượt qua tình trạng
nghèo và kém phát triển,...”.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ VII (1/2001) đã đánh giá những
thành tựu, yếu kém, khuyết điểm trong 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần
thứ VI và 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, phân tích những thuận lợi và
khó khăn, thời cơ và thách thức, Đại hội đã xác định phương hướng phát triển 5 năm
2001 - 2005 là:“Phát huy nội lực, đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để
đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu phát triển nông lâm nghiệp bền vững, xây
dựng ngành du lịch - dịch vụ sớm trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh,...”.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ VIII (12/2005) đã xác định phương
hướng phát triển 5 năm 2006 - 2010 là:“Phát huy sự đoàn kết nhất trí trong Đảng, tạo sự
đồng thuận trong xã hội; tiếp tục đổi mới toàn diện, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của từng tổ chức cơ sở đảng và năng lực tổ chức thực hiện của bộ máy chính
quyền các cấp nhằm tạo bước đột phá, tăng tốc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống mọi
mặt của nhân dân, đưa Lâm Đồng thoát khỏi tình trạng chậm phát triển...”.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ IX (9/2010) đã xác định phương
hướng phát triển 5 năm 2011 - 2015 là: “Phát huy dân chủ, giữ vững đoàn kết thống nhất
trong Đảng bộ, trong hệ thống chính trị, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự
đồng thuận xã hội; tiếp tục đổi mới toàn diện, mạnh mẽ; đề cao tinh thần trách nhiệm, ý
thức chấp hành kỉ cương của đội ngũ cán bộ , đảng viên; phát huy mọi nguồn lực, nâng
cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng; đảm bảo quốc phòng, an
ninh; đưa Lâm Đồng phát triển nhanh và bền vững”.
4. Những thành tựu nổi bật về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong công cuộc đổi
mới ở Lâm Đồng (1986 – 2015)
Sau 30 năm thực hiện đường lối đổi mới theo Nghị quyết Đại hội VI của Đảng,
Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Lâm Đồng đã đạt được những thành tựu to lớn.
Về kinh tế, năng lực sản xuất của các thành phần kinh tế được giải phóng một
bước, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) của tỉnh tăng
bình quân hàng năm luôn đạt ở mức cao. Cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển biến tích
cực, chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông
nghiệp, bước đầu đã có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế. Phát huy được lợi thế của tự nhiên
về đất đai, khí hậu để phát triển nông nghiệp và du lịch. Phát triển mạnh sản xuất nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao; cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhìn chung phù hợp với điều
kiện sinh thái và lợi thế của từng vùng. Năng lực sản xuất và cơ sở hạ tầng của tỉnh đã
được tăng cường một bước quan trọng, tạo tiền đề cho quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần tiếp tục phát triển, quan hệ sản xuất từng
bước được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất.
Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, nét nổi bật là bước đầu đã thực hiện chủ trương đa
dạng hóa, xã hội hóa trong giải quyết các vấn đề xã hội. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo
tiếp tục phát triển cả về số lượng, chất lượng, hướng vào việc thực hiện yêu cầu “nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”. Công tác chăm lo sức khỏe ban đầu
của nhân dân có nhiều tiến bộ, các trạm y tế cơ sở được đầu tư phương tiện, thiết bị tương
đối khá, chất lượng hoạt động tốt hơn. Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao và
thông tin đại chúng có đổi mới về nội dung, hình thức và hướng về cơ sở, góp phần nâng
cao dân trí và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Tập trung phát triển đồng bộ, toàn
diện trên các lĩnh vực văn hóa - xã hội, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thực
hiện nếp sống văn minh; quan tâm công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa;
triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.
Tình hình chính trị trên địa bàn của tỉnh tiếp tục giữ vững, quốc phòng - an ninh
được củng cố vững chắc; tinh thần cảnh giác cách mạng của nhân dân được nâng cao,
nhận thức rõ hơn âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình” của địch; phong trào quần
chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc được đẩy mạnh; kịp thời phát hiện và ngăn chặn nhiều âm
mưu, thủ đoạn chống phá của địch và các phần tử xấu…, góp phần giữ vững ổn định
chính trị ở địa phương và cùng với cả nước từng bước ngăn chặn âm mưu “diễn biến hoà
bình” của các thế lực thù địch.
Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có nhiều chuyển biến tích cực, đổi
mới trong tư duy và phương thức hoạt động, bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất và toàn
diện. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng được nâng lên, cơ
bản thể hiện được vai trò là hạt nhân chính trị lãnh đạo ở cơ sở. Cuộc vận động “Học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” bước đầu thu được những kết quả quan
trọng. Hiệu lực, hiệu quả quản lí nhà nước được tăng cường; phát huy được vai trò giám
sát của Hội đồng nhân dân, sự chủ động trong điều hành của Ủy ban nhân dân và vai trò
của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Đoàn kết trong Đảng và đồng thuận trong xã hội
ngày càng được tăng cường, củng cố. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngày càng
trưởng thành, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương
Những thành tựu và kinh nghiệm tích luỹ trong 25 năm từ 1975-2000 là hành trang
quý báu của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Lâm Đồng trong sự nghiệp đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh”..
*Nguồn tham khảo
1. Tài liệu dạy học lịch sử địa phương tỉnh Lâm Đồng
2. https://www.lamdong.dcs.vn/dang-bo-tinh-lam-dong/lich-su-dang-bo/type/detail/
id/1248/task/122

You might also like