Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 40

[5]

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐẠI VIỆT SÀI GÒN
KHOA SƯ PHẠM

BÁO CÁO THỰC HÀNH SƯ PHẠM


TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
Chuyên ngành Giáo dục mầm non

SVTH : NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT


Lớp : 22LMN1
Ngành : GIÁO DỤC MẦM NON
Khóa : 2023 - 2024

GVHD: ThS. MAI THỊ THU HÀ

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2024


LỜI MỞ ĐẦU
Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là mục tiêu đầu tiên và cần thiết để phát
triển đất nước.
Một quốc gia chỉ có thể phát triển vững mạnh nếu có một nền giáo dục
chất lượng, hiệu quả đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế xã hội. Để giáo dục
mầm non thực sự vững mạnh và vững chắc thực sự thì cần có một đội ngũ nhà
giáo có trình độ đảm bảo chất lượng và biết vận dụng các kiến thức của mình
vào việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục cho trẻ ở trường mầm non.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên và quan trọng trong hệ thống giáo
dục quốc dân, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non sẽ góp phần nâng cao chất
lượng nền giáo dục nước nhà. Để giáo dục mầm non có chất lượng cao thì đội
ngũ giáo viên mầm non phải đảm bảo được yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc và
giáo dục cho trẻ ở trường mầm non. Vì vậy, hoạt động kiến tập sư phạm của
sinh viên là một việc làm rất cần thiết để khi ra trường có một tay nghề vững
vàng trong việc tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục cho trẻ
ở trường mầm non.
Chính vì thế hoạt động kiến tập sư phạm của sinh viên tại các cơ sở giáo
dục mầm non sẽ giúp sinh viên hiểu rõ thực tế giáo dục mầm non, thực hiện hiệu
quả một số công việc của người giáo viên chủ nhiệm lớp như: Lập kế hoạch chủ
nhiệm, tổ chức sinh hoạt lớp, giáo dục trẻ,..., bước đầu tiếp cận và biết được một
số nội dung công việc giảng dạy của người giáo viên thông qua soạn giáo án, dự
giờ và tham gia sinh hoạt chuyên môn, thông qua kiến tập sư phạm, sinh viên
bước đầu hình thành được ý thức và tình cảm, đạo đức nghề nghiệp của giáo dục
mầm non.

Trong khoảng thời gian 3 tuần thực hành tại trường mẫu giáo Ánh Hồng
em rất may mắn khi làm quen và nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ Ban giám
hiệu, giáo viên mầm non, nhân viên tại trường mẫu giáo Ánh Hồng và giảng
viên hướng dẫn. Nhờ sự giúp đỡ tận tình của mọi người cùng với sự nỗ lực của
bản thân, em đã tích luỹ rất nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích và nhìn nhận rõ hơn
về ngành Giáo dục Mầm non. Những điều mà em tiếp thu trong quá trình thực
hành tại trường mẫu giáo Ánh Hồng , sẽ được vận dụng vào thực tế giảng dạy
sau này.
LỜI CẢM ƠN

Với những tình cảm chân thành và trân trọng nhất, em xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc đến:

- Ban giám hiệu, quý Thầy, Cô giáo của trường Cao đẳng Đại Việt Sài
Gòn đã giảng dạy nhiệt tình và tạo mọi điều kiện cho em trong quá trình học tập
tại lớp 22LMN1 khoá 22, chuyên ngành Giáo dục Mầm non.

- Ban giám hiệu, Cô giáo, nhân viên của trường mẫu giáo Ánh Hồng đã
tạo mọi điều kiện cho em trong quá trình thực hành tại trường và hoàn thành đợt
kiến tập của mình.

- Đặc biệt em xin bày tỏ tình cảm và tri ân đến ThS. Mai Thị Thu Hà-
Giảng viên hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, động viên em hoàn thành
đợt kiến tập và viết báo cáo kiến tập này.

- Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, động viên, khích lệ và giúp
đỡ em trong suốt quá trình học tập và kiến tập sư phạm tại trường.

Do thời gian và khả năng còn hạn chế, mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng
báo cáo kiến tập không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự chỉ dẫn và góp
ý chân thành của quý Thầy, Cô giáo.

……., ngày…..tháng…năm 20…

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Ánh Tuyết


Lí do viết báo cáo
 Giáo dục mầm non là một bậc giáo dục mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân
Việt Nam. Đặc biệt, giáo dục mầm non là nền tảng cho toàn bộ hệ thống giáo dục
quốc dân.Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ của toàn thể,toàn dân và toàn xã
hội.Xong người trực tiếp gánh vác trách nhiệm là đội ngũ giáo viên luôn phấn đấu
hết mình vì sự nghiệp giáo dục.
 Là một người giáo viên mần non tương lai,em nhận thấy nhiệm vụ giáo dục rất
quan trọng chính vì vậy mà thời gian thực tập sư phạm là thời gian quan trọng và
quí báu để giáo sinh tiếp cận các cháu thâm nhập thực tế giáo dục,tìm hiểu tâm lí
tình cảm của các cháu đồng thời giáo sinh tìm hiểu và tiếp cận thực tể giảng dạy ở
lớp từ đó bổ sung những kiến thức còn thiếu , học hỏi thêm những kinh nghiệm và
thực hiện tốt những cong việc được giao .
 Viết báo cáo thu hoạch là nhiệm vụ quan trọng của giáo sinh nhằm thể hiện những
hiểu biết của mình sau đợt thực tập, nắm được những kiến thức trong ngành và áp
dụng khi ra trường. Đây cũng là một văn bản để nhà trường đánh giá kết quả đạt
được của mỗi sinh viên, bên cạnh đó viết báo cáo sẽ giúp sinh viên thực tập củng
cố,rút kinh nghiệm cũng như tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ và phát huy tính chủ động sáng tạo trong bản thân mỗi sinh viên.
 Giúp cho sinh viên sư phạm đi sâu vào tìm hiểu thực tế giáo dục, tiếp xúc với các
cháu, phụ huynh và các trường Mầm Non. Qua đó tăng thêm lòng yêu nghề, mến
trẻ, thúc đẩy quá trình tự học, tự rèn luyện theo yêu cầu nghề nghiệp.
 Tạo điều kiện giúp cho sinh viên sư phạm tiếp cận, đối chiếu kiến thức về nội
dung, phương pháp chăm sóc nuôi dạy trẻ ở trường Mầm Non theo chương trình
chăm sóc giáo dục đổi mới hiện hành.
 Và cuối cùng là để thực hiện mục đích, yêu cầu của đợt thực hành Sư Phạm, cố
gắng hơn nữa để hoàn thiện trình độ chuyên môn, tác phong của bản thân, không
ngừng phấn đấu, phát huy tài năng cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục, đó
là những lí do mà em làm bài thu hoạch này.
Nội dung được giao
- Tìm hiểu thực tế chăm sóc - giáo dục trẻ của trường mầm non.
- Nghe báo cáo của lãnh đạo trường về công tác tổ chức quản lí và các hoạt động của
trường.
- Dự giờ giảng mẫu lớp nhỡ 3:
+ Kế hoạch tổ chức hoạt động góc
+ Kế hoạch tổ chức hoạt động học giáo dục âm nhạc
Lịch trình kiến tập sư phạm ( Từ ngày 4/12/2023 – 23/12/2023 )

Tuần lễ Nội dung công việc


Từ ngày  Đến nơi thực tập dự lễ đón đoàn thực tập và tiếp
nhận phân công công tác thực tập tại trường Mẫu giáo
04/12/2023 đến
Ánh Hồng
ngày 09/12/2023  Tìm hiểu thực tế giáo dục của trường.
 Tham gia các công tác chủ nhiệm, sinh hoạt cùng trẻ
ở lớp được phân công. Dự giờ giảng dạy ở lớp được
phân công.
 Tìm hiểu thông tin, nội dung để tập làm kế hoạch
tuần về công tác chủ nhiệm và giáo án chủ nhiệm.
 Tìm hiểu thông tin, nội dung để tập làm kế hoạch
giảng dạy.
Từ ngày  Tham gia các công tác chủ nhiệm, sinh hoạt cùng trẻ
ở lớp được phân công.
11/12/2020 đến
 Thâm nhập thực tế, tìm hiểu tập soạn giáo án giảng
ngày 16/12/2023 dạy.
 Tiến hành làm kế hoạch chủ nhiệm và kế hoạch
giảng dạy.
 Chuẩn bị tiết giảng theo nhóm được phân công.
Từ ngày  Tiếp tục tham gia các công tác chủ nhiệm, sinh hoạt
cùng trẻ ở lớp được phân công.
18/12/2023 đến
 Dự các tiết giảng dạy do các nhóm sinh viên thực
ngày 23/12/2023 tập thực hiện.
 Dự lễ tổng kết thực tập sư phạm 1 do trường Mẫu
giáo Ánh Hồng tổ chức.
 Hoàn thành hồ sơ kiến tập sư phạm.
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Tên báo cáo :


……………………………………………………………………….
Chuyên ngành :
……………………………………………………………………..
Học viên thực hiện :
………………………………………………………………...

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Đánh giá về Bài báo cáo kiến tập: …….. /10 điểm

Giảng viên hướng dẫn sư phạm


(Ký và ghi rõ họ tên)

Mai Thị Thu Hà


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN TẠI CƠ SỞ THỰC HÀNH

.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Đánh giá về Bài báo cáo kiến tập: …….. /10 điểm
Trường Mẫu Giáo Ánh Hồng
(Ký và ghi rõ họ tên)
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC HÀNH

1.1. Cơ cấu tổ chức

Năm học 2023-2024 trường có 9 lớp tập trung tại 01 điểm trường KỳTân,
Tam Dân, tổng số 296 trẻ, trong đó: trẻ 4-5 tuổi: 04 lớp(127trẻ) và trẻ 5-6 tuổi
04 lớp :( 141 trẻ) , trẻ 3-4 tuổi : 01 lớp (27 trẻ). Chất lượng NDCSGD trẻ đảm
bảo theo yêu cầu.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) hiện nay có 30 người,
luôn đảm bảo đủ số lượng và trình độ đào tạo: Ban giám hiệu có 02 người; giáo
viên có 18 người, nhân viên có 10 người được phân bổ ở 02 tổ chuyên môn và
01 tổ văn phòng với cơ cấu hợp lý; có 100% số cán bộ, giáo viên đạt chuẩn và
trên chuẩn 94%; các nhân viên đều có văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận bồi
dưỡng các lớp nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ được giao. CBGVNV có tư cách
đạo đức tốt, phẩm chất chính trị vững vàng, nhiệt tình, có trách nhiệm, hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao, năng động, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt
động NDCSGD trẻ. Công tác quản lý đội ngũ CBGVNV được đơn vị tập trung
chỉ đạo và thực hiện nhiều biện pháp, bám sát yêu cầu nhiệm vụ của ngành và
địa phương trong mọi lĩnh vực, từ tổ chức phong trào thi đua đến việc thực hiện
các yêu cầu nâng cao chất lượng chuyên môn, việc quản lý tài sản đất đai, cơ sở
vật chất, đảm bảo an ninh trật tự.

Các tổ chuyên môn của trường hoạt động tích cực, có nề nếp sinh hoạt tốt,
thực sự phát huy hiệu quả trong việc triển khai các hoạt động giáo dục, tìm giải
pháp nâng cao chất lượng NDCSGD trẻ. Tổ văn phòng với biên chế đầy đủ các
nhân viên theo quy định và đã thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Công tác quản
lý tài sản, tài chính, quản lý đội ngũ, cơ sở vật chất và triển khai các hoạt động
giáo dục toàn diện cho trẻ được tiến hành theo nề nếp, có sự phối hợp đồng bộ,
chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường.
Các tổ chức đoàn thể chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước; chấp hành theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp
ủy Đảng, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục các cấp; thực
hiện tốt quy chế dân chủ trong hoạt động giáo dục của nhà trường.

Đội ngũ CBGVNV của nhà trường luôn chấp hành tốt chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của cơ quan ban ngành.
Thực hiện tốt các phong trào thi đua do ngành phát động, thực hiện quy chế dân
chủ tại cơ sở, công tác thi đua khen thưởng đối với CBGVNV và trẻ. Đảm bảo
tính trung thực, chính xác, công bằng, công khai và khách quan.

Nhà trường tạo mọi điều kiện cho CBGVNV tham gia các lớp bồi dưỡng
để nâng cao trình độ chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, xây dựng các
phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trong trường. Duy trì tổ chức các
hoạt động lễ hội, văn nghệ, vui chơi cho trẻ phù hợp theo chủ đề trong năm học
và điều kiện thực tế tại trường. Các cá nhân đứng đầu các tổ chức của trường có
đầy đủ năng lực trong công tác và kinh nghiệm trong việc điều hành công việc.
Vì vậy, hầu hết các hoạt động trong nhà trường đều được tiến hành có hiệu quả,
góp phần quan trọng trong thành tích chung của nhà trường.

1.2. Cơ sở vật chất chung

- Trường mẫu giáo Ánh Hồng nằm ở thôn Kỳ Tân xã Tam Dân huyện Phú
Ninh tỉnh Quảng Nam. Một ngôi trường được xây dựng khang trang, trường học
gồm có mỗi lớp đều có phòng học, phòng ăn, phòng vệ sinh riêng, đồ dùng và
tiện nghi đầy đủ, có đội ngũ giáo viên yêu nghề mến trẻ, nhân dân và phụ huynh
luôn luôn quan tâm ủng hộ nhà trường trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo
dục trẻ .
Nhà trường có tổng diện tích là 2.700 m2. Trường được quy hoạch hợp lý
để xây dựng 9 phòng học kiên cố, trong đó, số phòng học được sử dụng là 9
phòng, ở mỗi phòng học đều có đủ bàn ghế đúng qui cách và được trang bị đầy
đủ đồ dùng dạy học theo Thông tư 01/VBHN-BGDĐT ngày 23 tháng 3 năm
2015 của Bộ GDĐT qui định; hệ thống điện an toàn, đủ ánh sáng, 100% phòng
học có đủ đồ dùng, đồ chơi, thiết bị tối thiểu theo Thông tư số 34/2013/TT-
BGDĐT ngày 17/9/2013 về sửa đổi, bổ sung một số thiết bị qui định tại danh
mục đồ dùng đồ chơi thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo viên mầm non ban
hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT, ngày 11/2/2010 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo . Bếp ăn bán trú của nhà trường đảm bảo qui trình một chiều.
Khuôn viên trường học có tường rào, phía trước có cổng ngõ đảm bảo an toàn
và có biển tên trường đúng quy định. Trường được trồng cây xanh bóng mát,
bồn hoa, cây cảnh được bố trí hài hòa, tạo nên không gian thoáng mát, một cảnh
quan sư phạm nhà trường xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện. CSVC và trang
thiết bị của trường đã đảm bảo điều kiện phục vụ việc đổi mới phương pháp,
nâng cao chất lượng NDCSGD và rèn luyện phát triển thể chất cho trẻ thông qua
các hoạt động.

Trong năm qua, nhà trường có nhiều cố gắng để xây dựng trường phát
triển nhiều mặt. Năm 2023 nhà trường được sự quan tâm đầu tư của UBND Xã
Tam Dân đầu tư mở rộng nhà xe cho giáo viên với số tiền 15,000,000 đ , Phòng
GDĐT, Đảng ủy, HĐND, UBND xã Tam Dân đầu tư một dãy nhà hai tầng gồm
4 lớp học .

Trong suốt những năm qua, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên
(CBGVNV) đã nỗ lực không ngừng, cùng với sự quan tâm sâu sát của các cấp
lãnh đạo, chính quyền địa phương, sự đồng hành của Ban đại diện cha mẹ trẻ , ,
tổ chức xã hội huy động nguồn lực tài chính xây dựng cơ sở vật chất (CSVC),
mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ việc nuôi dưỡng, chăm sóc,
giáo dục (NDCSGD) trẻ và công tác quản lý, Ngân sách đầu tư: 211 triệu đồng
(Mua sắm CSVC: 12 bộ bàn ghế, 1 giá phơi khăn, 1 tủ đựng ca, 1 bình ủ nước, 2
tủ đựng đồ cá nhân trẻ, 4 tủ đựng chăn màn, 2 giá để giày dép, 1 thùng nước có
vòi, 3 tivi 43in, 1 đàn organ, 8 máy vi tính, 8 bộ bàn kismart, 8 phần mềm
kismart, 8 loa vi tính với tổng số tiền là 211 triệu đồng).

Vì vậy nhà trường đã không ngừng phát triển. Nhà trường đã thực hiện tốt
công tác trường đạt chuẩn Quốc gia và kiểm định chất lượng theo thông tư số
19/2018/TT-BGĐT ngày 22 tháng 8 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo về
Quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non và công nhận
đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non ;Duy trì các tiêu chí xây dựng trường
Chuẩn mức độ 2 và kiểm định chất lượng giáo dục mức độ 3.

+ Môi trường giáo dục (Cơ sở vật chất):

+ Trường có cơ sở vật chất đầy đủ, đa dạng, phong phú.

+ Phòng học sạch sẽ, thoáng mát, ánh sáng đầy đủ,tiện nghi và phù

hợp với trẻ.

+ Khu vực ăn của trẻ thoáng mát, sạch sẽ, có đầy đủ dụng cụ phục

vụ giờ ăn.

+ Trường có nhiều cây xanh thoáng mát.

+ Sân chơi rộng rãi, có nhiều khu vui chơi và đồ chơi phù hợp dành

cho trẻ mầm non.

+ Nhà bếp sạch sẽ được xây dựng theo không gian bếp một chiều,

thực phẩm hợp vệ sinh.

+ Có đầy đủ giường lưới cá nhân cho trẻ


Hình 1.1: Sân trường của trường mẫu giáo Ánh Hồng

1.3. Các nhóm lớp mầm non

Tổng số điểm trường: 01 điểm


Tổng số lớp: 09 lớp (296 trẻ). Trong đó:
Lớp MG bé: 01 lớp ( 27 trẻ)
Lớp MG nhỡ: 04 lớp (127 trẻ)
Lớp MG lớn : 04 lớp (141 trẻ)
1.4. Giờ hoạt động vui chơi trong các nhóm, lớp mầm non

1.4.1. Trẻ ở các lớp được chơi trong những thời điểm

- Tổ chức chơi trong giờ đón trẻ

- Tổ chức chơi trong thời gian chuyển tiếp giữa các hoạt động trong ngày

- Chơi trong giờ đi dạo

- Chơi trong giờ học và hoạt động ở các góc

- Chơi trong giờ sinh hoạt chiều

- Chơi trong thời gian trả trẻ


1.4.2. Cách bày trí khu vực chơi.

- Cần bố trí các khu vực chơi, hoạt động trong lớp và ngoài trời phù hợp,
thuận lợi cho việc sử dụng của cô và trẻ.

- Phòng học đảm bảo sáng sủa, sạch sẽ, nhiều không gian mở. Cửa, lối ra
vào, hiên, sân được bố trí hợp lý. Trong lớp nên có khu vực thuận tiện cho giáo
viên đón trẻ, tiếp xúc, gặp gỡ, trò chuyện với phụ huynh.

- Trong phòng nên bố trí bàn ghế, tủ, kệ, giá thuận tiện, dễ thu dọn khi cần
thiết, dành nhiều không gian cho trẻ hoạt động cá nhân, nhóm nhỏ, cả lớp và
nghỉ trưa. Các trang thiết bị, các giá, tủ nên bố trí sao cho dễ dàng di chuyển để
làm vách ngăn cho các khu vực hoạt động riêng biệt phù hợp với tính chất của
hoạt động động và tĩnh.

- Các góc/khu vực hoạt động cần bố trí thuận lợi cho trẻ được hoạt động
theo khả năng, hứng thú, sở thích riêng, và tự chọn khu vực chơi, nhóm chơi,
bạn chơi, các hoạt động theo khả năng và ý thích.

- Khu vực vệ sinh cần bố trí gần vòi sạch, vệ sinh sạch sẽ, an toàn, thuận
tiện cho trẻ tự thực hiện vệ sinh cá nhân. Các góc hay các khu vực hoạt động
được bố trí cố định hoặc linh hoạt tùy thuộc vào việc triển khai các chủ đề. Tuy
nhiên, đồ dùng đồ chơi, vật liệu và cách sắp xếp linh hoạt, luôn thay đổi, thuận
tiện cho trẻ sử dụng

1.4.3. Môi trường hoạt động của trẻ

- Trong trường, lớp mầm non có vai trò quan trọng đối với sự phát triển
về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm – xã hội, khả năng thẩm mĩ, sáng tạo của
trẻ. Tổ chức môi trường giáo dục chính là tổ chức các góc hoạt động cho trẻ
nhằm tạo điều kiện cho trẻ được chơi theo ý thích, thúc đẩy trẻ tự học và tự hoạt
động tích cực theo cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ.

- Góc hoạt động là nơi trẻ có thể tự vui chơi, học tập cá nhân hoặc nhóm
nhỏ với những bạn cùng sở thích.
- Việc bố trí góc hoạt động khuyến khích trẻ tự quyết định chọn góc chơi,
đồ chơi mà trẻ ưa thích.

- Trong góc hoạt động, trẻ học được cách chia sẻ, cộng tác hoặc cùng chơi
với bạn.

- Các góc hoạt động góp phần làm cho chế độ sinh hoạt ngày càng linh
hoạt, mềm dẻo. Trẻ giảm bớt cảm giác căng thẳng vì có thể chơi được góc này
hay góc khác theo ý thích.

- Mở rộng hiểu biết cho trẻ về những nền văn hóa khác (qua trưng bày
quần áo, đồ chơi, tranh truyện...của các dân tộc)

1.4.4. Nhiệm vụ giáo viên.

Lập kế hoạch tổ chức trò chơi cho trẻ, kế hoạch tổ chức trò chơi cho trẻ
phải phù hợp với mục tiêu, nội dung chủ đề giáo dục, phù hợp với độ tuổi, phù
hợp với thời gian, thời điểm tổ chức trò chơi cho trẻ, phù hợp với điều kiện cơ
sở vật chất của trường, lớp.

- Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ở các thời điểm khác nhau ở trường
mẫu giáo Ánh Hồng. Cụ thể là:

+ Tạo môi trường chơi phù hợp với chủ đề giáo dục, với nội dung chơi,
với độ tuổi của trẻ nhằm kích thích hứng thú chơi của trẻ.

+ Hướng dẫn trẻ chơi một cách tích cực, chủ động, sáng tạo trong các góc.

+ Theo dõi quá trình chơi của trẻ, cổ vũ động viên trẻ chơi tích cực, sáng
tạo.

+ Tạo tình huống để trẻ hợp tác với nhau trong các nhóm và giữa các
nhóm chơi với nhau.

+ Rèn luyện cho trẻ một số thói quen cần thiết trước khi chơi (tự lấy đồ
chơi, vật liệu chơi...), trong khi chơi (vui vẻ, hết mình, hợp tác với bạn, không
tranh giành đồ chơi, quấy phá bạn khi chơi...), kết thúc chơi (cất dọn đồ chơi vào
nơi quy định ...).
- Nhận xét đánh giá trẻ chơi. Nhận xét đánh giá diễn ra trong suốt quá
trình chơi của trẻ. Phương châm của đánh giá nhận xét là động viên, khuyến
khích trẻ chơi hết mình, chơi tích cực, sáng tạo. Do vậy phải diễn ra một cách
nhẹ nhàng, thoải mái.

Hình 1.2. Hoạt động vui chơi bé với cát sỏi

1.5. Hoạt động giáo dục trong nhóm, lớp mầm non

Thực hiện CTGDMN theo Thông tư 51/2020/TT-BGDĐT về sửa đổi, bổ sung


một số nội dung của Chương trình GDMN.
1.5.1. Thời gian tổ chức thực hiện chương trình GDMN: Gồm 35 tuần
thực học. Trong đó:
- Học kỳ I: Từ ngày 05/9/2023 đến ngày 12/01/2024 (trong đó có 18 tuần
thực học, thời gian còn lại dành cho các hoạt động khác);
- Học kỳ II: Từ ngày 15/01/2024 đến ngày 24/5/2024 (trong đó có 17 tuần
thực học, thời gian còn lại dành cho nghỉ lễ, tết và các hoạt động khác).
Quản lí, đảm bảo chất lượng triển khai cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng
Anh 11/11 trường mẫu giáo theo quy định tại Thông tư số 50/2020/TT-BGDĐT
và các văn bản Bộ GDĐT đã ban hành. Phấn đấu có 100% các lớp mẫu giáo và
trẻ 5 tuổi thực hiện chương trình cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh. Triển
khai sơ kết 03 năm thực hiện Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ
em mẫu giáo. Tổ chức “Giao lưu tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo”.

1.5.2. Thời gian biểu chế độ sinh hoạt ngày

CHẾ ĐỘ SINH HOẠT MỘT NGÀY CỦA TRẺ

Thứ Thời gian Hoạt động Ghi


tự chú

1 80-90 phút Đón trẻ, thể dục buổi sáng

2 30-40 phút Hoạt động học

3 40-50 phút Chơi, hoạt động ở các góc

4 30-40 phút Chơi, hoạt động ở ngoài trời

5 60-70 phút Ăn bữa chính

6 140-150 phút Ngủ trưa

7 20-30 phút Ăn bữa phụ

8 70-80 phút Chơi, hoạt động theo ý thích

9 60- 70 phút Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ


- Đối với trẻ mẫu giáo: Thời gian hoạt động học cho các độ tuổi (30-40 phút),
giáo viên linh hoạt xây dựng kế hoạch phù hợp với thực tiễn của nhà trường,
lớp, năng lực của giáo viên và khả năng hứng thú của trẻ ở từng độ tuổi.
- Các hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động
chiều... thực hiện đảm bảo theo Chương trình giáo dục mầm non, tổ chức thực
hiện chế độ sinh hoạt trong ngày phù hợp với điều kiện thực thế của lớp.

1.5.3. Tổ chức thực hiện


- Thực hiện đảm bảo chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ phù hợp với từng
độ tuổi, đảm bảo qui định.

- Chỉ đạo các lớp xây dựng kế hoạch giáo dục thực hiện Chương trình
GDMN phù hợp với trẻ, với lớp, với thực tế địa phương, đảm bảo đủ 35 tuần
thực học theo qui định.

- Chỉ đạo các tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên thực hiện nhiệm vụ đánh
giá sự phát triển của trẻ theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi vá đánh giá quả
kết quả mong đợi cho trẻ 3, 4 tuổi thông qua các hoạt động trên ngày như: đánh
giá trẻ hàng ngày; đánh giá trẻ theo chủ đề/tháng: Đánh giá cuối độ tuổi: Đánh
giá sự phát triển của trẻ cuối năm.

1.5.4. Hoạt động cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh

- Nhà trường phối hợp với Trung tâm Anh ngữ Miss Hoa tổ chức cho trẻ
mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn làm quen tiếng Anh.

- Thời lượng: 2 buổi/tuần (cả 3 độ tuổi); từ 25-30p/buổi hoạt động.

- Thời gian tổ chức:

+ Tiếng anh: Từ 14h30 – 16h30, mỗi lớp 2 tiết/tuần.

- Số lượng trẻ: Theo sự tự nguyện đăng ký của phụ huynh.

1.5.5. Hoạt động ngoại khóa rèn kỹ năng sống

- Tổ chức cho trẻ tham quan Trường tiểu học Lê Hoàn hỗ trợ trẻ 5 tuổi
sẵn sàng tâm lý vào lớp 1 và thăm quan một số di tích lịch sử của địa phương xã
Tam Dân như: Địa đạo Gò Dân, Gò The, Khu Dân y viện, Đập Hồ Phú Ninh và
1 số di tích của tỉnh Quảng Nam như nhà Bảo tàng, tượng đài Mẹ thứ.

- Tổ chức tiệc buffett cho trẻ.(Tùy theo tình hình thực tế của nhà trường).

- Rèn cho trẻ có kỹ năng đeo khẩu trang khi ra đường, nơi đông người.

- Rèn trẻ kỹ năng rửa tay với nước sát khuẩn, xà phòng trước khi vô lớp,
trước khi ăn, sau khi chơi, sau khi vệ sinh.
Giáo viên lên kế hoạch tổ chức hoạt động dạy cho trẻ một số kỹ năng như
phòng chống thiên tai, tai nạn. Rèn cho trẻ kỹ năng biết tự vệ: như không đi theo
người lạ; hét lớn và bỏ chạy khi có người lạ đụng chạm và cơ thể mình; không
đi tắm kênh, leo núi một mình…

Trẻ 5 tuổi có kỹ năng sẵn sàng tâm lý vào lớp 1 như biết tự trực nhật, biết
ngồi viết ngay ngắn…

- Rèn cho trẻ kỹ năng biết tự vệ.Sẵn sàng tâm lý váo lớp 1
CHƯƠNG 2. BÁO CÁO CÔNG TÁC THỰC HÀNH TẠI LỚP NHỠ 3
TRƯỜNG MẪU GIÁO ÁNH HỒNG, XÃ TAM DÂN, HUYỆN PHÚ
NINH, TỈNH QUẢNG NAM

Trong thời gian tham gia thực hành sư phạm tại lớp Nhỡ 3, trường mẫu
giáo Ánh Hồng , xã Tam Dân, Huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, em đã được
quan sát, học hỏi cách thức thực hiện các hoạt động chăm sóc trẻ như: đón trẻ,
trả trẻ, tổ chức vệ sinh cho trẻ, giờ ăn, giờ ngủ.

2.1. Đón và trả trẻ.

2.1.1. Đón trẻ

Thời gian đón trẻ ở trường mẫu giáo Ánh Hồng: Mùa hè từ 6h45 đến
7h30

Mùa đông từ 7h đến 7h45

Trước khi đón trẻ: Cô cần chuẩn bị một số công việc sau:

- Cô Diệu đến lớp trước 15 phút kiểm tra vệ sinh, thông thoáng, sắp xếp
đồ dùng trong lớp gọn gàng, sạch sẽ.

- Chuẩn bị đồ chơi, nước uống, nước sinh hoạt trong ngày đầy đủ.

- Chuẩn bị đồ chơi và góc chơi cho trẻ chơi.

Trong giờ đón trẻ:

- Cô Diệu đón trẻ với thái độ vui vẻ, niềm nỡ với trẻ và phụ huynh. Cô tập
cho trẻ có thói quen vòng tay chào cô khi vào lớp học. Đối với những trẻ lớn thì
cô tập cho trẻ thói quen tự cất đồ dùng cá nhân trẻ (Túi xách, mũ, dép) đúng nơi
quy định.
- Cô hỏi thăm và trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ, về
thói quen của những trẻ mới đến lớp, thông báo cho phụ huynh những điều cần
biết và nhắc nhở những quy định chung của lớp.

- Cô Hồng hướng cho trẻ tự chọn góc chơi bằng cách lấy kí hiệu góc của
trẻ để gắn vào góc trẻ chọn chơi trong ngày.

- Cô bao quát tất cả trẻ trong lớp đã nhận vào lớp.

- Đối với một số trẻ mới đi học, trẻ thường hay khóc vì chưa quen cô,
quen bạn thì cô phải gần gũi trẻ, tiếp xúc, làm quen với trẻ nhiều hơn khi có cả
ba mẹ trẻ để trẻ quen dần với cô và các bạn trong lớp, tạo cho trẻ thói quen thích
đến lớp.

- Cô điểm danh, nắm sỉ số trẻ để theo dõi trong ngày và báo ăn.

2.1.2. Trả trẻ

Thời gian trả trẻ ở trường mẫu giáo Ánh Hồng: Mùa hè từ 16h30 đến
17h. Mùa đông từ 16h30 đến 17h

- Yêu cầu: Người đón trẻ phải là bố hoặc mẹ của trẻ, nếu người khác đón
trẻ, giáo viên phải điện thoại với phụ huynh xác minh thông tin trước khi trả trẻ.
Nếu phụ huynh đến muộn, giáo viên liên lạc và đợi phụ huynh đến đón, không
gửi trẻ cho người quen hoặc người hàng xóm.

Trước khi trả trẻ: Cô cần chuẩn bị một số công việc sau:

Có thể trò chuyện cùng với trẻ; khuyến khích nêu các gương tốt trong
ngày; hướng dẫn trẻ làm vệ sinh cá nhân như lau mặt, rửa tay, sửa sang quần áo,
đầu tóc gọn gàng sạch sẽ. Chơi tự do hoặc xem truyện tranh, đọc thơ, kể chuyện,
chơi các trò chơi dân gian. Tùy theo thời gian và điều kiện thời tiết, có thể cho
trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời có sự giám sát chặt chẽ của cô, không cho trẻ
ngồi một chổ chờ bố mẹ đến đón.

Trong giờ trả trẻ:


- Khi phụ huynh đến đón trẻ, cô giáo trao đổi những thông tin về tình hình
học tập, sức khỏe trong ngày của trẻ và một số hoạt động của lớp để phụ huynh
nắm bắt được tình hình và có sự phối hợp kịp thời với Nhà trường và cô giáo
trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.

- Trước khi ra về giáo viên nhắc nhở trẻ chào cô và các bạn trong lớp.

- Cô giáo kiểm tra trẻ ở trong phòng kho, phòng vệ sinh, kiểm tra điện
nước, tắt quạt, điện, làm vệ sinh và đóng cửa trước khi ra về.

2.2. Tổ chức vệ sinh cho trẻ

- Vệ sinh đối với trẻ mầm non là một việc hết sức quan trọng. Trẻ em nếu
được vệ sinh chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ sẽ ít ốm đau bệnh tật và phát triển tốt.
Công tác chăm sóc giáo dục vệ sinh cá nhân trẻ trong độ tuổi mầm non là việc
làm thiết thực nhằm giúp trẻ có nề nếp, thói quen vệ sinh, phòng tránh bệnh tật,
tăng cường sức khỏe, hình thành những kỹ năng sống cơ bản đầu tiên.

-Cách phòng tránh dịch bệnh đơn giản là tạo cho trẻ thói quen vệ sinh cá
nhân tốt, những công việc vệ sinh hàng ngày ở trường, lớp tưởng như rất đơn
giản như rửa mặt, rửa tay trước và sau khi ăn, rửa tay sau khi đi vệ sinh....nhưng
lại rất cần thiết đối với sức khỏe của trẻ.

- Tay là bộ phận chứa rất nhiều vi khuẩn do tiếp xúc với nhiều nơi rồi lại
dùng để chạm lên mặt, cầm nắm thức ăn, vì vậy việc làm sạch tay vô cùng quan
trọng để đảm bảo vệ sinh, ngăn ngừa bệnh tiêu chảy và nhiễm trùng đường hô
hấp.

- Khi trẻ làm tốt việc vệ sinh cá nhân không chỉ giúp tạo ấn tượng tốt với
những người xung quanh mà còn giúp trẻ duy trì một sức khỏe tốt. Vệ sinh đúng
cách còn có tác dụng phòng bệnh rất tốt.

- Khi trẻ đi vệ sinh

+ Chuẩn bị giấy vệ sinh mềm, sạch sẽ.

+ Chuẩn bị đủ nước, đồ dùng lau, rửa cho trẻ sạch sẽ.


Chăm sóc và hướng dẫn trẻ thực hiện vệ sinh cá nhân:

- Vệ sinh da

+ Vệ sinh mặt mũi: Hướng dẫn trẻ tự lau mặt sạch sẽ trước và sau khi ăn,
khi mặt bẩn. Hướng dẫn trẻ lau mắt trước, chuyển dịch khăn sao cho da mặt của
trẻ luôn luôn được tiếp xúc với phần khăn sạch. Mùa rét cần chuẩn bị khăn ấm
cho trẻ lau.

- Vệ sinh bàn tay: Hướng dẫn trẻ tự rửa tay và tự lau tay khô theo đúng
trình tự, đảm bảo vệ sinh.

+ Trường hợp trẻ mới vào lớp, nên hướng dẫn trẻ tỉ mỉ từng thao tác rửa
tay và tập cho trẻ làm quen dần với việc tự phục vụ.

- Vệ sinh răng miệng

+ Thường xuyên nhắc nhở trẻ uống nước và súc miệng sau khi ăn.

+ Hướng dẫn trẻ cách chải răng và kết hợp với gia đình để dạy trẻ tập chải
răng ở nhà. Tuyên truyền cho phụ huynh không nên cho trẻ ăn quà vặt nhất là
kẹo, bánh ngọt; khám răng định kỳ để phát hiện sớm răng sâu và chữa trị kịp
thời.

- Hướng dẫn trẻ đi vệ sinh

+ Hướng dẫn trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định. Dạy trẻ cách giữ vệ sinh
cho bản thân, giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ. Nhắc trẻ rửa tay sau khi đi vệ sinh.

- Giữ gìn quần áo, giày dép sạch sẽ

+ Không để trẻ mặc quần áo ẩm ướt. Khi trẻ bị nôn hoặc đại tiểu tiện ra
quần áo hoặc khi mồ hôi ra nhiều, cô giáo thay ngay cho trẻ. Cởi bớt quần áo khi
trời nóng hoặc mặc thêm áo khi trời lạnh. Nhắc nhở phụ huynh đưa đủ tất, quần
áo dự trữ để thay cho trẻ khi cần thiết. Cho trẻ mặc quần áo bằng những loại vải
mềm, thấm mồ hôi. Nên dùng loại giày, dép vừa chân, mềm, mỏng, nhẹ, có quai
sau và dễ cởi, tháo.

- Vệ sinh môi trường


+ Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi

+ Vệ sinh đồ dùng

Mỗi trẻ có ca, cốc, bát, thìa, khăn mặt riêng với kí hiệu riêng, đảm bảo
sạch sẽ, hợp vệ sinh, an toàn. Hàng ngày giặt khăn mặt bằng xà phòng và nước
sạch, sau đó phơi nắng. Hàng tuần luộc khăn một lần.

Bình đựng nước uống có nắp đậy, được vệ sinh hàng ngày, để nơi sạch
sẽ, tránh bụi, bẩn. Nước không uống hết sau một ngày phải đổ đi. Tuyệt đối
không để trẻ thò tay, hoặc uống trực tiếp vào bình đựng nước.

Bàn ghế, đồ dùng trong lớp thường xuyên lau sạch sẽ, tránh để bụi bẩn
bám.

- Xô, Chậu dùng xong đánh rửa sạch sẽ, úp nơi khô ráo, gọn gàng.

- Vệ sinh đồ chơi: Đồ chơi đảm bảo sạch sẽ, an toàn khi cho trẻ chơi.
Hàng tuần vệ sinh đồ chơi của trẻ 1 lần.

- Vệ sinh phòng nhóm

+ Thông gió: Hàng ngày, trước khi trẻ đến lớp: mở tất cả cửa sổ và cửa ra
vào để phòng được thông thoáng.

+ Vệ sinh phòng, nhóm

+ Mỗi ngày quét nhà và lau nhà 3 lần.

+ Nếu có trẻ đái dầm khi ngủ, cần làm vệ sinh ngay.

+ Không đi dép bẩn vào phòng trẻ.

+ Mỗi tuần tổng vệ sinh toàn bộ phòng trẻ: lau các cửa sổ, quét mạng
nhện, lau bóng đèn, cọ rửa nền nhà, phơi chăn, chiếu...

- Vệ sinh nhà vệ sinh

+ Đảm bảo nhà vệ sinh luôn sạch sẽ, đủ ánh sáng, không hôi khai, an
toàn, thuận tiện, thân thiện, thoải mái khi trẻ sử dụng.

+ Tránh để ứ đọng nước bẩn, nước tiểu trong nhà vệ sinh.


+ Hàng ngày tổng vệ sinh trước khi ra về. Hàng tuần tổng vệ sinh toàn bộ
nhà vệ sinh và khu vực xung quanh

Hình 2.1. Trẻ tự vệ sinh tay

2.3. Tổ chức giờ ăn

- Một chế độ dinh dưỡng tốt ngay từ thời thơ ấu sẽ là nền tảng cho sự phát
triển cả về thể chất lẫn tinh thần đối với trẻ Mầm non. Cách tổ chức bữa ăn cho
trẻ góp phần làm trẻ hứng thú, ngon miệng với bữa ăn và dễ dàng ăn hết suất ăn
của trẻ, bữa ăn cho trẻ được trường mẫu giáo Hoa Sen tổ chức như sau:

2.3.1. Chuẩn bị bữa ăn:

- Giờ ăn được tiến hành trong khoảng 60 phút nên giáo viên phải kết hợp
nhịp nhàng giữa các công việc từ khâu chuẩn bị ăn đến khâu vệ sinh sau khi ăn.

- Trước tiên, cô giáo xuống nhà bếp lấy nước sôi tráng bát muỗng cho lớp
mình

- Chuẩn bị bàn ăn có bát, thìa, khăn, cốc cho từng trẻ

+ Khăn mặt sạch, ẩm

+ Đĩa, khăn ẩm

+ Một khăn lau bàn để gần nơi ăn

- Lau mặt, rửa tay, nhắc trẻ đi vệ sinh, trước khi ăn


- Sau đó chuẩn bị tiếp khăn, nước để rửa, lau tay cho trẻ sau khi ăn

- Nước uống

- Việc chuẩn bị bữa ăn đã tạo điều kiện thuận lợi và tâm thế sẵn sàng cho
trẻ vào bữa ăn. Trẻ ăn ngon, đủ chất, đẹp, thơm, có độ nhuyễn, độ nóng thích
hợp với trẻ. Bữa ăn được chuẩn bị chu đáo sẽ thêm phần hấp dẫn đối với trẻ.

Khi chuẩn bị bữa ăn cũng là lúc tạo ra các kích thích để hướng trẻ vào bữa
ăn, cũng cần chú ý cho trẻ ăn vào đúng những giờ nhất định để giúp hệ tiêu hóa
trẻ tiết dịch và hoạt động tốt.

2.3.2. Chia cơm:

- Cô giáo cho trẻ ăn phải rửa tay sạch sẽ, quần áo và đầu tóc gọn gàng.

- Bày bát ra bàn chia cơm.

- Xới cơm rời và cho vào khay, cho thức ăn mặn, canh và trái cây tráng
miệng vào các ngăn của khay.
Hình 2.2. Phần ăn của trẻ

2.3.3. Cho trẻ vào bàn ăn:

- Cho trẻ ngồi vào chỗ quy định, xếp trẻ ăn nhanh và ăn chậm ngồi riêng

- Đặt giữa bàn:

+ Một đĩa đựng thức ăn rơi

+ Một đĩa để 3-4 khăn sạch, ẩm

- Cô đem cơm ra bàn, nhắc trẻ mời và cầm thìa bằng tay phải.

- Không đùa giỡn trong giờ ăn

2.3.4. Chăm sóc trẻ trong bữa ăn:

- Cô giới thiệu các món ăn để kích thích khẩu vị ăn, giúp trẻ hiểu biết về
một số món ăn
- Nhắc nhở trẻ giữ vệ sinh khi ăn ngồi ngay ngắn, không nói chuyện to,
không làm rơi vãi, ho hoặc hắt hơi phải che miệng, không nhai nhồm nhoàn, biết
mời cô và các bạn khi bắt đầu ăn, không xúc cơm đỗ sang khay bạn…

- Đối với trẻ ăn chậm, nên cho trẻ ngồi vào một bàn để cô dễ quan sát,
thức ăn lấy vào chén vừa phải, ăn hết rồi lấy tiếp, cô cần chú ý đến trẻ ăn chậm
nhiều hơn và thỉnh thoảng xúc cho trẻ.

2.3.5. Kết thúc bữa ăn:

- Sau khi trẻ ăn xong , cho trẻ lau miệng, rửa tay, uống nước

- Hướng dẫn trẻ thu dọn bàn ghế, xếp bát, thìa vào nơi quy định.

- Sau bữa ăn cho trẻ ngồi nghỉ 15-20 phút và sau đó đi vào chỗ ngủ.

- Sau khi ăn xong cho trẻ tráng miệng, uống nước, uống sữa.

Hình 2.3. giờ ăn của bé

2.4. Tổ chức giờ ngủ


Giấc ngủ đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ.
Để đáp ứng nhu cầu này đa số các bé cần thêm giấc ngủ ngắn vào ban ngày
được gọi là giấc “ngủ trưa”. Giấc ngủ này tuy ngắn nhưng lại mang đến nhiều
lợi ích cho trẻ. Nếu trẻ ngủ đủ vào buổi trưa thì trẻ sẽ được phát triển đầy đủ cả
về thể chất và tinh thần.Việc tổ chức tốt giờ ngủ trưa cho trẻ ở trường mầm non
giúp trẻ phát triển thể chất, nhận thức và cảm xúc ở trẻ. Trẻ được ngủ đủ giấc sẽ
có tinh thần thoải mái thích tham gia vào các hoạt động, tiếp thu bài tốt hơn, từ
đó góp phần phát triển toàn diện cho trẻ tại trường mẫu giáo Ánh Hồng

2.4.1. Trước giờ ngủ

Cô chuẩn bị các phòng nhóm gọn gàng sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè,
ấm áp vào mùa đông. Phòng ngủ được kéo rèm, tắt điện để đảm bảo giấc ngủ
cho trẻ. Cô trải chiếu, đệm, cho trẻ tự lấy gối, tạo cho trẻ có thói quen tốt tự
phục vụ bản thân.

2.4.2. Trong khi trẻ ngủ

Để trẻ có giấc ngủ ngon, ngủ đúng giờ và ngủ sâu giấc. Cô mở nhạc
những bài hát ru, dân ca êm dịu hoặc cô hát ru cho trẻ nghe, với những trẻ khó
ngủ, ngủ ít cô gần gũi, vỗ về trẻ giúp trẻ dễ ngủ hơn. Trong giờ ngủ cô quan
sát, theo dõi, kịp thời xử lý những tình huống có thể xảy ra.

2.4.3. Sau giờ ngủ.

Trẻ nào thức dậy trước cô cho dậy trước, không đánh thức trẻ, cô kéo
dèm từ từ, bật điện phòng ngủ để trẻ tự dậy, sau khi trẻ dậy cô cho trẻ tập một số
động tác nhẹ nhàng, cho trẻ giúp cô cất gối.

Giờ ngủ trưa của trẻ có tác dụng rất lớn, trẻ được nghỉ ngơi một cách đầy
đủ, tạo điều kiện tốt cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể, trẻ thoải
mái khỏe mạnh, giúp trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động vui chơi, học tập
hằng ngày.
CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN

3.1. Nhận thức - Bài học kinh nghiệm


3.1.1. Nhận thức.

Qua đợt kiến tập này, em cảm nhận được sâu sắc sự vất vả và tấm lòng
của giáo viên mầm non - những người tận tuỵ, nhiệt huyết trong việc chăm sóc,
giáo dục trẻ. Quý cô thật sự là những tấm gương sáng cho chúng em noi theo
không chỉ trong quãng đời sinh viên mà sẽ là hình mẫu cho chúng em trong sự
nghiệp trồng người sau này.

Thời gian kiến tập tương đối ngắn, tuy nhiên cũng đủ cho chúng em trải
nghiệm được nhiều điều, từ giao tiếp, đối nhân xử thế, các kỹ năng chăm sóc
nuôi dưỡng trẻ và công việc từ đón trẻ đến trả trẻ. Việc đón và trả trẻ là một
trong những nhiệm vụ quan trọng trong các hoạt động trong ngày vì đó là thời
điểm mà giữa cô giáo và phụ huynh có thể trao đổi những thông tin cần thiết của
trẻ để cô giáo nắm bắt được đặc điểm của từng trẻ trong ngày, đồng thời đó cũng
là thời điểm để cô quan sát rõ nhất về những biểu hiện rõ nét của trẻ như các viết
xước, viết cào, viết bầm tím, hay những biểu hiện mệt mỏi và đặc biệt cô có thể
phát hiện những biểu hiện của các bệnh như: Thủy đậu, đau mắt, Zona thần
kinh,... để cô giáo trao đổi luôn với phụ huynh tránh việc không biết rõ tình
trạng sức khỏe của trẻ dẫn đến những hiểu lầm đáng tiếc.

Đây cũng là điều kiện thuận lợi nhất để cô giáo trao đổi với phụ huynh
những kiến thức cơ bản về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nhằm giúp trẻ
phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần.

Em đã học được những kỹ năng từ đón trẻ đến trả trẻ trong thực tiễn.
Được trải nghiệm thực tế, bản thân em tự tin rằng mình có thể xứ lý các tình
huống sư phạm một cách tế nhị và hiệu quả.

3.1.2. Bài học kinh nghiệm


Qua việc quan sát và trải nghiệm công tác chăm sóc và nuôi dưỡng tại
trường mẫu giáo Hoa Sen, bản thân em đã rút ra được một số bài học kinh
nghiệm cho bản thân.

- Đón trẻ

+ Khi đón trẻ luôn nhẹ nhàng với phụ huynh, ân cần với trẻ

+ Đón trẻ ở cửa lớp.

+ Quan sát nhanh biểu hiện của trẻ, nếu trẻ có biểu hiện khác thường sẽ
trao đổi trực tiếp với phu huynh để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

+ Trao đổi nhanh với phụ huynh về tình hình của trẻ, chú ý thông báo kết
quả cân đo sức khỏe cho phụ huynh.

+ Trao đổi nhanh với phụ huynh về trang phục của trẻ khi đến lớp (tránh
trường hợp trẻ mặc quá mỏng manh vào những hôm trời lạnh)

+ Nhắc nhở nhẹ nhàng nếu có trường hợp trẻ mang tiền, đồ chơi, bánh
kẹo,.. đến lớp.

- Trả trẻ

+ Trước giờ trả trẻ giáo viên nhắc trẻ vệ sinh sạch sẽ, giúp trẻ buộc lại tóc,
chỉnh đốn quần áo cho một số trẻ nếu không được gọn gàng.

+ Khi phụ huynh đón trẻ cần chú ý nhắc trẻ lấy đúng và lấy hết đồ dùng
cá nhân của trẻ để tránh nhầm lẫn.

+ Giáo viên sẽ trao đổi nhanh với phụ huynh về tình hình trong ngày của
trẻ về các biểu hiện đặc biệt ở các hoạt động cụ thể như: Trong hoạt động học,
giờ ăn, giờ ngủ.

+ Giáo viên thường xuyên quan sát và nắm rõ số trẻ về và trẻ còn trong
lớp để đảm bảo an toàn cho trẻ.

+ Khi hết giờ và hết trẻ giáo viên kiểm tra lại xung quanh lớp xem có gì
khác thường không, nếu không thì thu dọn đồ dùng và tắt hết điện và đóng khóa
lớp cẩn thận trước khi ra về.
3.2. Nhận xét và đánh giá về bản thân trong thời gian kiến tập

- Sau quá trình thực tập tại trường mẫu giáo Ánh Hồng có một số nhận xét
đánh giá như sau:

3.2.1.Về hình thức tổ chức kỷ luật:

Luôn chấp hành đúng quy định, nội quy của trường. Đi làm đúng giờ, ăn
mặc chỉnh tề, tác phong chuyên nghiệp, luôn hòa đồng với mọi người.

3.2.2.Về chuyên môn:

- Có tinh thần ham học hỏi, tìm hiểu tổ chức, hoạt động của trường phục
vụ cho báo cáo thực tập của mình.

- Tinh thần trách nhiệm cao.

- Luôn hoàn thành tốt công việc, nhiệm vụ được phân công.

- Nắm vững kiến thức nền tảng chuyên môn tuy chưa có nhiều kinh
nghiệm thực tế nhưng em đã sớm bắt nhịp được với tiến độ công việc của phòng
ban.

- Qua 3 tuần thực tập tại trường em cảm thấy rất hài lòng về tinh thần làm
việc và khả năng giải quyết vấn đề của em. Em tin tưởng và hy vọng rằng
trường là nơi mà các bậc phụ huynh có thể yên tâm và tin tưởng gửi gắm con em
mình.

Ưu điểm:

+ Nắm bắt các hoạt động, kế hoạch của trường kịp thời

+ Lên kế hoạch cụ thể, chi tiết cho các hoạt động của lớp

+ Nhiệt tình tham gia các hoạt động

+ Hòa đồng với học sinh, thường xuyên đến lớp, theo dõi bám sát quản lý
động viên, nhắc nhở học sinh.

Nhược điểm:
+ Còn thiếu kinh nghiệm xử lý tình huống sư phạm, đối việc xử phạt học
sinh sai phạm còn nhiều lúng túng.

Nguyên nhân tồn tại: Vì chưa có kinh nghiệm đứng lớp nhiều và giảng
dạy thực tiễn nhiều

3.3. Kết luận - Hướng phấn đấu

Kiến tập là một hoạt động vô cùng cần thiết giúp sinh viên gắn liền kiến thức và
lý luận. Trong thời gian kiến tập tại trường mẫu giáo Ánh Hồng đã giúp em có
những trải nghiệm hữu ích trong sự nghiệp trồng người sau này. Quá trình kiến
tập đã giúp em nhận thức được là một giáo viên mầm non đầu tiên cần phải có
tấm lòng yêu thương trẻ, tôn trọng trẻ, có tinh thần trách nhiệm với nghề và
phẩm chất của một người giáo viên.
- Không ngừng nâng cao kiến thức, trau dồi những kinh nghiệm cho bản
thân, tiếp cận và triển khai các phương thức học mới mẻ, đem lại hiệu quả cao
cho công tác giảng dạy.
- Tích hợp, lồng ghép nhiều hoạt động nhằm phát triển toàn diện cho trẻ.
Xây dựng các hình thức tổ chức hoạt động phong phú từ cá nhân, nhóm và tập
thể giúp cho hình thành ở trẻ kỹ năng làm nhóm và tự tin khi đứng trước lớp.
Không ngừng sáng tạo nhiều trò chơi cho trẻ hoạt động, đồng thời xen kẽ hoạt
động động, tĩnh một cách linh hoạt.
- Giáo viên mầm non cần có khả năng bao quát lớp tốt, bình tĩnh xử lý mọi tình
huống sư phạm linh hoạt, đúng đắn, theo chuẩn mực của một người giáo viên mầm
non.
- Không chỉ nắm rõ tình hình tâm sinh lí của trẻ, mà còn phải thấu hiểu hoàn
cảnh gia đình và các yếu tố môi trường khác xung quanh của từng trẻ.
- Tăng cường bồi dưỡng mối quan hệ giữa giáo viên – phụ huynh để tạo dựng
niềm tin, phối hợp nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ.
- Hòa đồng với đồng nghiệp và mọi người xung quanh, nhiệt tình tham gia vào
các hoạt động phong trào của nhà trường.
Những kỉ niệm dù chỉ là nhỏ nhặt như tham gia vẽ tranh cùng các cháu, lắng
nghe trò chuyện với các bạn nhỏ, lắm lúc lại lóng nga lóng ngóng tổ chức trò chơi cho
trẻ và cả những món quà tinh thần siêu dễ thương (hát, múa) mà em nhận được từ các
cháu; nhớ lắm lúc các cô tâm sự chia sẻ, truyền đạt kinh nghiệm của mình hay những
lúc cùng nhau dọn dẹp, chuẩn bị bàn ghế, giường ngủ, cùng nhau buộc tóc cho trẻ,
những nụ cười, những câu chuyện hài hước mà các cô đã chia sẻ đó sẽ là hồi ức đáng
nhớ trong cuộc đời em. Trải qua ba tuần kiến tập em nhận thức được sự vất vả, gian
khó của một giáo viên mầm non, nó đòi hỏi tinh thần trách nhiệm, niềm đam mê với
nghề và lòng quyết tâm cao. Em rất ngưỡng mộ tinh thần yêu nghề và cống hiến của
các cô, học hỏi các cô em tự nhủ với bản thân mình sẽ cố gắng học tập tốt, phát huy
khả năng sáng tạo trong công việc và trở thành giáo viên mầm non có năng lực để
không phụ lòng các cô đã giúp đỡ, chỉ dạy tận tình.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn BGH Trường Mẫu Giáo Ánh Hồng các
cô giáo hướng dẫn và tập thể các giáo viên trong nhà trường đã tạo điều kiện giúp đỡ
em trong thời gian kiến tập vừa qua. Em hứa sẽ luôn nỗ lực, cố gắng để hoàn thiện
bản thân, rèn luyện các kỹ năng cần thiết của một người giáo viên mầm non.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Giáo dục và đào tạo (2021), Chương trình Giáo dục mầm non 2021
(kèm theo TT 51/2020), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[2] Lê Thu Hương, Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thị Ánh Tuyết. (2021).
Hướng dẫn thực hiện chương trình Giáo dục mầm non Nhà trẻ (3-36 tháng
tuổi) (Theo Thông tư 51/2020). Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam,
219 trang.

[3] Lê Thu Hương, Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thị Ánh Tuyết. (2021).
Hướng dẫn thực hiện chương trình Giáo dục mầm non Mẫu giáo Bé (3-4 tuổi)
(Theo Thông tư 51/2020). Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 192
trang.

[4] Lê Thu Hương, Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thị Ánh Tuyết. (2021).
Hướng dẫn thực hiện chương trình Giáo dục mầm non Mẫu giáo Nhỡ (4-5
tuổi) (Theo Thông tư 51/2020). Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam,
208 trang.

[5] Lê Thu Hương, Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thị Ánh Tuyết. (2021).
Hướng dẫn thực hiện chương trình Giáo dục mầm non Mẫu giáo Lớn (5-6
tuổi) (Theo Thông tư 51/2020). Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam,
230 trang.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024


SINH VIÊN THỰC HIỆN

Nguyễn Thị Ánh Tuyết


PHỤ LỤC

Phụ lục 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH GHI NHẬN ĐƯỢC TRONG QUÁ
TRÌNH THỰC HÀNH SƯ PHẠM

You might also like