Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 41

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


BỘ MÔN KỸ THUẬT DỆT MAY
šŸŸŸ›

TÁI CHẾ VẬT LIỆU DỆT

THIẾT KẾ QUẦN ÁO CHO THÚ CƯNG


TỪ VẢI VỤN VÀ QUẦN ÁO CŨ
GVHD: Võ Đình Khải

NHÓM 3
Họ và tên MSSV Điểm

Vũ Thị Lý 2013731

Nguyễn Thụy Hiếu Vy 1916026

Kiều Thị Hoài Thu 2014640

Trần Tiểu Quỳnh 2014339

Lê Thu Hằng 2013100

Phạm Thị Mỹ Tuyền 2012367

Thành phố Hồ Chí Minh, 2023


MỤC LỤC
PHẦN 1: PHÁT SINH Ý TƯỞNG VỀ QUẦN ÁO CHO THÚ CƯNG TỪ VẢI VỤN
VÀ QUẦN ÁO CŨ .............................................................................................................. 1

1.1 Nghiên cứu thông tin tổng quan .................................................................... 1


1.1.1 Thống kê tiềm năng ngành công nghiệp vật nuôi giai đoạn 2021-2027 1
1.1.2 Thói quen và hành vi mua sắm cho thú cưng qua các số liệu cụ thể .... 2
1.1.3 Nghiên cứu về trang phục cho thú cưng ................................................. 2

1.2. Hình thành ý tưởng sản phẩm ...................................................................... 4

1.3 Lựa chọn sản phẩm cần thiết kế và phát triển............................................. 6

PHẦN 2: NGHIÊN CỨU KHẢ THI......................................................................... 9

2.1 Phân tích thị trường ....................................................................................... 9


2.1.1 Xác định thị trường mục tiêu ................................................................... 9
2.1.2 Ước tính thị phần...................................................................................... 9
2.1.3 Phân tích SWOT ..................................................................................... 17
2.1.4 Kết luận ................................................................................................... 18
2.1.5 Định hướng thiết kế sản phẩm .............................................................. 19

2.2 Phân tích kỹ thuật ........................................................................................ 21


2.2.1 Phân tích cây cấu trúc sản phẩm ........................................................... 21
2.2.2 Phân tích sản xuất .................................................................................. 21

2.3 Phân tích kinh tế ........................................................................................... 23


2.3.1 Ước tính chi phí sản phẩm ..................................................................... 23
2.3.2 Phương pháp phân tích điểm hòa vốn................................................... 24

PHẦN 3: THIẾT KẾ MẪU THỬ NGHIỆM .......................................................... 25

3.1 Quy trình thiết kế, may mẫu ....................................................................... 25


3.1.1 Thiết kế rập ............................................................................................. 25
3.1.2 Cắt, may, hoàn thiện sản phẩm ............................................................. 27
3.1.3. Thử đồ cho mẫu ..................................................................................... 29

3.2 Các tính toán, thuận lợi, khó khăn và giải pháp khắc phục ..................... 31
3.2.1 Mức độ tiêu hao nguyên liệu.................................................................. 31
3.2.2 Thuận lợi, khó khăn và giải pháp khắc phục........................................ 31

PHẦN 4: THIẾT KẾ CHI TIẾT CUỐI CÙNG ..................................................... 32

4.1 Mẫu sản vẽ sản phẩm ................................................................................... 32

4.2 Hình ảnh chụp sản phẩm cuối cùng ............................................................ 33

4.3. Kết luận ........................................................................................................ 34


4.3.1 Nhận xét .................................................................................................. 34
4.3.2 Kết luận ................................................................................................... 34

DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................... 36

DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ 36


PHẦN 1: PHÁT SINH Ý TƯỞNG VỀ QUẦN ÁO CHO THÚ
CƯNG TỪ VẢI VỤN VÀ QUẦN ÁO CŨ
1.1 Nghiên cứu thông tin tổng quan

1.1.1 Thống kê tiềm năng ngành công nghiệp vật nuôi giai đoạn 2021-2027

Trên toàn cầu, thị trường chăm sóc thú cưng đã tăng trưởng từ 216 tỷ USD vào năm
2020 lên 232 tỷ USD vào năm 2021. Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ước tính
6,1%, và con số này sẽ tiếp tục tăng đến 350 tỷ USD vào năm 2027. Đối với Việt Nam
cũng vậy, Ngành công nghiệp thú cưng được đánh giá là có tiềm năng lớn tại Việt Nam
đang phát triển

Hình 1: Dữ liệu thông qua Global Market Insights (2021)

=> Nghành công nghiệp cho thú cưng là một nghành công nhiệp rất tiềm năng dự kiến sẽ
tăng trưởng liên tục. Vì vậy các sản phẩm dành cho thú cưng rất được quan tâm, kinh doanh
các sản phẩm về nó sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao

1
1.1.2 Thói quen và hành vi mua sắm cho thú cưng qua các số liệu cụ thể

Hình 2: Khảo sát hành vi mua sắm của chủ nuôi thú cưng

Trong khảo sát trên có tới 23% chủ của thú cưng quan tâm đến việc làm dẹp mua sắm
phụ kiện hay quần áo cho vật nuôi của mình.

1.1.3 Nghiên cứu về trang phục cho thú cưng

Các sản phẩm và dịch vụ của con người đang di cư đến thế giới loại vật. Chủ của
những con thú cưng muốn chăm sóc và biến những thú cưng của mình thành những con
vật điệu đà thời trang. Bởi thế, thời trang dành cho thú cưng cũng được quan tâm nhiều
hơn. Không ít người chủ sẵn sàng chi bộn tiền để mua quần áo và phụ kiện dành cho thú
nuôi của mình. Theo đó, những dịch vụ và sản phẩm thời trang cho thú cưng cũng ngày
càng nở rộ và khinh doanh thành công.

- Loại thú cưng: chó, mèo và các loại thú cưng khác
- Đối tượng thiết kế trang phục từ nguyên liệu quần áo cũ và vải vụn
- Các giống chó nhỏ như : Chihuahua, Poodle, corgi,…
- Các giống chó mèo nhỏ như : mèo anh lông ngắn, Mèo tai cụp Scottish Fold, Mèo
Munchkin chân ngắn, mèo Ba Tư, mèo mướp , mèo vàng,..
- Các loại thú cưng nhỏ khác như: Thỏ, chuột hamster,…

2
Hình 3: Các giống chó

Hình 4: Các loại thú cưng nhỏ

Hình 5: Các giống mèo

3
1.2. Hình thành ý tưởng sản phẩm

Khách hàng mong muốn sở hữu một bộ quần áo dành cho thú cưng thoả mãn các yêu
cầu về tính thoải mái (comfort), đáp ứng đủ về chất lượng (quality) và mong muốn có
những kiểu dáng hợp thời trang (design) nhưng với chất liệu vải tốt. Nhu cầu trên có thể
dễ dàng được các công ty dệt may đáp ứng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, một sản
phẩm được xem là bền vững phải thoả mãn đủ và cân bằng ba yếu tố kinh tế, môi trường,
xã hội trong một khoảng thời gian đủ dài. Sự mở rộng của ngành dệt may và xu hướng thời
trang nhanh của người tiêu dùng đã gây ra sự gia tăng nhanh chóng chất thải dệt may trên
toàn cầu trong dòng chất thải rắn đô thị (MSW). Trên toàn thế giới, 75% chất thải dệt may
được chôn lấp, trong khi 25% được tái chế hoặc tái sử dụng và chưa đến 1% tổng số hàng
dệt may được tái chế thành quần áo. Chôn lấp chất thải dệt may là một lựa chọn phổ biến
được coi là không bền vững vì rất khó phân hủy, nhất là những loại có nilon, tạo ra nhiều
khí metan và nhiều loại khí độc khác gây ung thư, ô nhiễm đất, mạch nước ngầm trở nên
ngày một trầm trọng. Để góp phần giảm thiểu mối nguy trên và nâng cao yếu tố môi trường
với mục đích làm cân bằng ba yếu tố bền vững cho sản phẩm, bài viết này đề xuất thiết kế
và phát triển sản phẩm quần áo cho thú cưng từ vật liệu tái chế để đáp ứng nhu cầu khách
hàng và sử dụng vải vụn, quần áo cũ cho quá trình hoàn tất sản phẩm để đảm bảo yếu tố
môi trường. Đồng thời, bài viết sẽ đưa ra những nghiên cứu và dẫn chứng thuyết phục để
đảm bảo không phá vỡ sự cân bằng 3 yếu tố bền vững của sản phẩm quần áo cho thú cưng
từ vật liệu tái chế. Việc lựa chọn làm quần áo cho thú cưng với mục đích hướng đến khách
hàng tiềm năng là những người yêu thú cưng mong muốn làm đẹp cho thú cưng ở mọi
lứa tuổi và một phần nhỏ những khách hàng có xu hướng sử dụng sản phẩm có tính bền
vững, góp phần bảo vệ môi trường.

Nói kỹ hơn về yêu cầu về sự thoải mái và chất lượng sản phẩm, tất nhiên là chất lượng
tốt sẽ mang lại sự trải nghiệm thoải mái nhất cho người dùng. Tuy nhiên, tồn tại một số
tính chất hay đặc tính sản phẩm có sự “mâu thuẫn” với nhau. Hình 6 cho thấy yêu cầu của
đa số khách hàng mục tiêu là trang phục dày để giữ ấm và bảo vệ cho thú cưng khi chơi
đùa, vận động mạnh. Đồ thị này cũng cho thấy họ mong muốn trang phục có độ thoải mái

4
tốt, để thú cưng dễ dàng chạy nhảy, hoạt động, không bị khó chịu. Ta có thể nhận thấy rõ
là trang phục dày thường có độ thoải mái kém hơn so với trang phục mỏng như nặng hơn,
có thể gây cản trở cử động, dễ gây bí và nóng khi thú cưng hoạt động nhiều. Từ đó, ta thấy
rằng yêu cầu của khách hàng về hai đặc tính thoải mái – độ dày đang khá mâu thuẫn với
nhau. Tuy nhiên vẫn có phương pháp để khắc phục và thoả mãn yêu cầu này. Độ thoải mái
có thể được cải thiện nếu xem xét vật liệu tạo vải, tính chất của vải, kiểu dáng thiết kế mà
không cần quá quan tâm đến việc điều chỉnh độ dày mỏng.

Hình 6: Đồ thị trực giác thể hiện mối tương quan trong yêu cầu về độ thoải mái và
độ dày-mỏng đối với sản phẩm quần áo dành cho thú cưng của khách hàng mục tiêu

Điểm nổi bật của sản phẩm này là “kiểu dáng” phong phú khi thiết kế lại thành một
bộ quần áo cho thú cưng từ rất nhiều loại quần áo cũ và vải vụn với màu sắc, hoa văn khác
nhau, có thể có kiểu dáng đơn giản hoặc phát triển lên kiểu dáng phức tạp (simple design
or complex design). Tuy nhiên, chúng ta đều biết điểm bất lợi của các sản phẩm này là chất
lượng vải từ quần áo cũ, vải vụn thấp hơn so với vải mới bởi đã qua quá trình sử dụng, trải
qua nhiều qua trình trung gian như vận chuyển, lưu trữ, v.v. Do đó, một cặp yếu tố mâu
thuẫn lại xuất hiện ở sản phẩm này, chất lượng vải – kiểu dáng (Hình 7). Khách hàng luôn
mong muốn một sản phẩm có kiểu dáng đẹp với chất lượng vải tốt. Chính vì vậy, sản phẩm
này cần được thực hiện nghiên cứu khả thi về mặt kinh tế, thị trường và kỹ thuật một cách
kỹ lưỡng để tránh tình trạng thất bại khi tung ra thị trường.

5
Hình 7: Đồ thị trực giác thể hiện mối tương quan trong yêu cầu về
kiểu dáng và chất lượng vải sản phẩm của một bộ quần áo dành cho thú
cưng của khách hàng mục tiêu
1.3 Lựa chọn sản phẩm cần thiết kế và phát triển

Thiết kế quần áo cho thú cưng từ vải vụn hoặc quần áo cũ với ưu điểm dễ may, dễ
thực hiện, sản phẩm có kích thước nhỏ do vậy dễ dàng may ít tốn vải có thể cắt ra từ những
chiếc áo cũ, giá thành rẻ, nguyên liệu dễ tìm.

Hình 8: Mẫu quần áo cho thú cưng làm từ sản phẩm tái chế

6
Hình 9: Các loại áo thun cọc tay cho thú cưng, hoặc có tay

Hình 10: Các loại áo thun cọc tay cho thú cưng, hoặc có tay

Hình 11: Nguyên liệu vải vụn, quần áo cũ

7
Dụng cụ đề thiết kế: Máy may, kéo kim chỉ thước đo, các loại phụ kiện như nút áo, khuy
dây giày cũ, dây trang trí,..

Hình 12: Dụng cụ để thiết kế

8
PHẦN 2: NGHIÊN CỨU KHẢ THI
2.1 Phân tích thị trường

2.1.1 Xác định thị trường mục tiêu

Hướng đến những người đang và sẽ nuôi thú cưng, có nhu cầu mua quần áo cho thú
cưng

2.1.2 Ước tính thị phần

a. Tiến hành khảo sát:

Đối tượng khảo sát: Sinh viên trường đại học bách khoa và một số người nuôi thú
cưng, chủ yếu là bạn bè, người thân. Độ tuổi chủ yếu là từ 19 đến 22 tuổi.
Mục tiêu khảo sát: Tìm kiếm nhu cầu và thị trường, ước tính thị phần cho sản phẩm
quần áo thú cưng từ vải tái chế.
Các câu hỏi trong khảo sát:

Cụm sàng lọc đối lượng

§ Bạn có nuôi thú cưng không?


§ Thú cưng của bạn là con gì?
§ Bạn có nhu cầu mua quần áo cho thú cưng không?

Cụm phân tích kinh tế

§ Bao lâu thì mua quần áo cho thú cưng?


§ Thường mua ở đâu?
§ Mua bao nhiêu bộ?
§ Mức giá sẵn sàng chi trả?
§ Các yêu cầu về quần áo cho thú cưng?

Cụm ước tính thị phần

§ Bạn có ủng hộ mua quần áo thú cưng được tái chế từ quần áo cũ?
§ Bạn có muốn dùng quần áo của mình để làm quần áo cho thú cưng?

9
§ Mức giá sẵn sàng chi trả cho sản phẩm này?

b. Kết quả khảo sát:

Số câu trả lời hợp lệ thu được là: 90. Trong đó, có 78 người trả lời có yêu thích nuôi
thú cưng và 12 người trả lời không. Thú cưng chủ yếu là chó, mèo và một số động vật khác.

Hình 13: Kết quả khảo sát nuôi thú cưng

Trong số những người nuôi thú cưng, 83.8% có nhu cầu mua quần áo cho thú cưng,
16.2% nghĩ rằng quần áo cho thú cưng là không cần thiết.

10
Hình 14: Nhu cầu mua quần áo cho thú cưng

Tần suất mua quần áo cho thú cưng như sau:

Bảng 1: Tần suất mua quần áo cho thú cưng

Tần suất Số câu trả lời %

Dưới 1 tháng 4 6.0

1 đến 3 tháng 19 28.4

3 đến 6 tháng 32 47.8

6 tháng đến 1 năm 10 14.9

Câu trả lời khác 2 3.0

11
Hình 15: Thời gian mua lại quần áo cho thú cưng

Số lượng sản phẩm quần áo thú cưng được mua trong 1 lần mua được thể hện trong
bảng bên dưới. Tỷ lệ mua 2-3 bộ cho thú cưng trong 1 lần mua là cao nhất, lần lượt là
43.3% và 34.4%.

Bảng 2: Số lượng sản phẩm trong 1 lần mua

Sức mua trong 1 Số lượng %


lần mua

1 bộ 7 10.4

2 bộ 29 43.3

3 bộ 23 34.4

4 bộ 6 9.0

Từ 5 trở lên 2 3.0

12
Hình 16: Số lượng sản phẩm trong 1 lần mua

Địa điểm mua sắm thường xuyên:

Hình 17: Địa điểm mua sắm sản phẩm

13
Theo kết quả khảo sát, người tiêu dùng thường mua qua các kênh online. Tỷ lệ này
có thể hiểu do đối tượng được khảo sát chủ yếu là giới trẻ, nằm trong độ tuổi 19-22 là bộ
phận thường xuyên sử dụng hình thức mua sắm trực tuyến.

Mức độ quan tâm của người tiêu dùng đối với các tiêu chí chất lượng của sản phẩm
cũng được khảo sát. Kết quả cho thấy, người tiêu dùng quan tâm nhất đến 3 tiêu chí: Độ
thoải mái cho thú cưng, quần áo dễ mặc và giá thành.

Hình 18: Yêu cầu về quần áo cho thú cưng

Đối với câu hỏi người tiêu dùng có muốn cho thú cưng của mình mặc đồ được may
từ quần áo cũ hoặc vải vụn hay không?: Có đến 88.1% người ủng hộ, 9.0% người không
ủng hộ, và 3.0% còn lại có ý kiến khác. Đây là một tỷ lệ khả quan chứng tỏ sản phẩm quần
áo thú cưng từ nguyên liệu tái chế có khả năng sẽ được đón nhận khi ra mắt.

14
Hình 19: Thống kê về ý kiến sử dụng quần áo cũ làm quần áo cho thú cưng

Bảng 3: Thống kê về khả năng chi trả và gía thành mong muốn về sản phẩm

MỨC GIÁ SẴN SÀNG TRẢ CHO SẢN PHẨM TÁI CHẾ

<50 000 50-100 000 100-200 000 >200 000

MỨC GIÁ 46 15 6 0
TỔNG
(68.7%) (22.4%) (9.0%) (0%)
SẴN
SÀNG 6
< 50 000 6 0 0 0
(9.0%)

15
TRẢ CHO
31
CÁC SẢN 50-100 000 24 6 1 0
(46.2%)
PHẨM
ĐANG 22
100-200 000 10 9 3 0
TRÊN (38.8%)
THỊ
TRƯỜNG 8
>200 000 6 1 1 0
(11.9%)

Một tiêu chí quan trọng là giá thành sản phẩm. Nhóm đã khảo sát và thực hiện một
phép so sánh mức giá khách hàng sẵn sàng chi trả cho sản phẩm giữa quần áo thú cưng
đang có trên thị trường (tạm gọi là quần áo mới) và sản phẩm quần áo thú cưng làm từ
nguyên liệu tái chế (tạm gọi là quần áo tái chế):

- Đối với quần áo mới: Mức giá mà đa số khách hàng sẵn sàng chi trả là 50000 –
100000 đồng cho 1 bộ quần áo mới
- Đối với quần áo tái chế: Mức giá mà đa số khách hàng sẵn sàng chi trả là dưới
50000 đồng cho 1 bộ quần áo mới

Có thể nhận thấy khách hàng đang đánh giá giá trị của quần áo tái chế còn thấp, và
mức giá sẵn sàng đón nhận sản phẩm quần áo tái chế còn chưa cao. Thử thách đặt ra cho
doanh nghiệp giai đoạn đầu sẽ là tối ưu hóa chi phí sản suất, từ đó hạ thấp giá bán. Như
vậy mới có thể tiếp cận và được đón nhận bởi đa số người tiêu dùng.

b. Ước tính thị phần từ kết quả khảo sát được:

Tỷ lệ người nuôi thú cưng có nhu cầu mua quần áo cho thú cưng: 83.8%

Trong đó, tỷ lệ người ủng hộ mua quần áo thú cưng từ nguyên liệu tái chế là: 88.1 %
=> Ước tính thị phần cho sản phẩm quần áo thú cưng tái chế là:
83.8% x 88.1% = 73.82 %

Giá mà đa số người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cho 1 sản phẩm tái chế: < 50 000 đồng

16
Chu kỳ mua sắm đồ mới cho thú cưng: 3-6 tháng (47.8%)

Mỗi lần mua khoảng 2 bộ (43.3%)

c. Đặt mục tiêu cho doanh nghiệp:

Do mẫu khảo sát chưa đủ lớn nên nhóm sẽ điều chỉnh kết quả tính toán được sao cho
sát thực tế nhất.

Giả sử ở Việt nam có 1 000 000 người nuôi thú cưng

Thị phần cho quần áo thú cưng tái chế: 73%

Đặt mục tiêu thị phần của doanh nghiệp: 0.8%

Giá trung bình mỗi sản phẩm: 50 000đ, bán cho mỗi khách hàng 1 bộ

Chu kỳ: 6 tháng

=> Số sản phẩm bán trong 6 tháng:

1 000 000 x 73% x 0.8% x 1 = 5840 sản phẩm

Doanh thu 6 tháng:

5840 0 000 = 292 000 000 đồng

2.1.3 Phân tích SWOT

Strengths Weaknesses Opportunities Threats

- Bảo vệ môi trường: làm quần - Khách hàng lo lắng - Đây là một lĩnh - Khách hàng
quần áo cho thú cưng từ vải các sản phẩm tái chế vực mới, ít đối không yên tâm về
vụn, quần áo cũ giúp giảm có thể không được thủ cạnh tranh. chất lượng sản
thiểu lượng rác thải dệt may đảm bảo về chất - Là một thị phẩm tái chế, ưa
ảnh hưởng đến môi trường. lượng cũng như vấn trường mới. chuộng sử dụng
- Làm quần áo cho thú cưng từ đề vệ sinh. những sản phẩm
- Sản xuất kinh
vải vụn quần áo cũ giúp tiết - Việc thu mua và mới.
doanh theo
làm sạch quần áo cũ,

17
kiệm được một khoản chi phí vải vụn cần nhiều hướng bền vững, - Chi phí thu mua
nguyên vật liệu. thời gian và công bảo vệ môi và làm sạch nguyên
- Khách hàng có thể tự thiết kế sức. trường. Thu hút liệu phải phù hợp
quần áo riêng cho thú cưng của - Việc cắt và lắp ghép được sự quan với giá cả sản
mình, tận dụng những quần áo sản phẩm mới từ tâm của khách phẩm. Nếu không
cũ không còn sử dụng để làm quần áo cũ, vải vụn hàng và nhà đầu tính toán hợp lí có
quần áo cho thú cưng. Giải tốn thời gian và nhân tư. thể gây thua lỗ.
quyết nỗi lo tồn đọng quần áo lực.
cũ.
- Khó khăn trong
- Vì được tái chế từ vải vụn,
việc phát triển sản
quần áo cũ nên giá cả hợp lí,
xuất theo dây
phù hợp cho mọi đối tượng
chuyền.
người tiêu dùng.

2.1.4 Kết luận

Việc nghiên cứu phân tích nhu cầu của mọi người về vấn đề mua quần áo cho thú
cưng và việc sử dụng vải vụn hay quần áo cũ để thiết kế đồ cho thú cưng là cần thiết. Nó
giúp nhóm hiểu rõ được vị trí, sự cần thiết của sản phẩm trên thị trường cũng như hiểu rõ
hơn về tâm lý cũng như yêu cầu của khách hàng về sản phẩm trong tương lai. Qua khảo sát
thực tế nhóm đã biết được khách hàng có nhu cầu sử dụng như thế nào, yêu cầu về sản
phẩm ra sao, mức giá cả mong muốn đối với sản phẩm này. Từ đó ta có thể xác định thị
phần của sản phẩm và có thể so sánh sản phẩm với các đối thủ cạnh tranh đang có sẵn trên
thị trường. Nêu ra những điểm mạnh điểm yếu của sản phẩm của mình, hiểu được sản phẩm
của đối thủ cạnh tranh thì chúng ta mới có thể đưa ra những quyết định, giải pháp hợp lí
cho sản phẩm của mình.

18
Nhìn chung đa số khách hàng đã và sẽ nuôi thú cưng trong tương lai khi được hỏi có
muốn sử dụng quần áo cho thú được làm từ vải vụn, quần áo cũ không thì 88% khách hàng
trả lời là có. Đây là một kết quả đáng tự hào cho thấy sản phẩm của nhóm có thể có thể có
mặt trên thị trường. Và dựa vào những đặc tính tối ưu, tính bền vững của sản phẩm nhóm
tin rằng sản phẩm nhất định sẽ giữ được thị phần riêng trong tương lai. Nhưng sản phẩm
hiện tại của nhóm vẫn chưa hoàn thiện, cần thông tin để có thể làm hài lòng người tiêu
dùng. Chính nhờ cuộc nghiên cứu này sẽ giúp nhóm tìm ra những giải pháp tối ưu để đáp
ứng nhu cầu của khách hàng.

2.1.5 Định hướng thiết kế sản phẩm

Sản phẩm sẽ gồm 2 phần: Phần vải lót và phần trang trí

+ Phẩn vải lót: Vải có chất liệu mềm mại, co dãn, có kích thước lớn phù hợp

+ Phần trang trí: Vải có họa tiết, có sọc hay màu sắc hoa văn khác nhau

Hình 20: Cây cấu trúc phân tầng của quần áo cho thú cưng làm từ vải vụn và quần
áo cũ

19
Hình 21: Cây cấu trúc phân tầng của mẫu vest cho thú cưng làm từ vải vụn và quần
áo cũ

Hình 22: Cây cấu trúc phân tầng của mẫu váy cho thú cưng làm từ vải vụn và quần
áo cũ

20
2.2 Phân tích kỹ thuật

2.2.1 Phân tích cây cấu trúc sản phẩm

Hình 23: Phân tích cây cấu trúc và ánh xạ

2.2.2 Phân tích sản xuất

Quy trình sản xuất sản phẩm:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu

Quá trình chuẩn bị cần thực hiện bao gồm các công đoạn:

Chuẩn bị nguyên liệu quần áo cũ, vải vụn theo đúng số lượng, chủng loại và đảm bảo
được chất lượng theo yêu cầu, sau đó làm sạch và phân loại chúng theo màu sắc, họa tiết,
kích thước, chất liệu như yêu cầu sản phẩm.

Kiểm tra hoạt động của các máy móc, trang thiết bị tại xưởng xem máy móc có hoạt
động tốt hay không? Có máy móc hư hỏng nào cần sửa chữa hay không? Máy móc có đáp
ứng đủ cho thực hiện công việc và đảm bảo tiến độ công việc hay không?

21
Nhà thiết kế sẽ nghiên cứu thị trường và sử dụng các phần mềm 3D hỗ trợ để tạo ra
những bản thiết kế hợp “mốt”, có bản thiết kế chi tiết, rõ ràng để chuẩn bị cho quá trình đi
vào sản xuất.

Bước 2: Lên sơ đồ hay thiết kế rập

Lên sơ đồ sắp xếp các chi tiết quần áo của thiết kế đã chuẩn bị ở bước 1 trong quy
trình sản xuất.

Người thợ tính toán để giải đáp được bài toán: Với thiết kế như vậy thì cần bao nhiêu
vải, số lượng vải này sẽ trải thành bao nhiêu lớp.

Sử dụng phần mềm máy tính để thiết kế rập.

Bước 3:Trải và cắt quần áo cũ, vải vụn

Sau khi đã hoàn thiện bước thứ 2 lên sơ đồ trong quá trình sản xuất, bước trải và cắt
quần áo cũ, vải vụn sẽ được thực hiện ở bước tiếp theo.

Ở bước trải và cắt này, quần áo cũ, vải vụn sẽ được cắt ra thành miếng vải và được
trải theo đúng chiều dài và số lớp đã được thể hiện trong sơ đồ, công việc trải được thực
hiện thủ công (xưởng có quy mô nhỏ). Người thợ tiến hành việc cắt vải thành các mảnh
nhỏ hơn.

Bước 4: May thành phẩm

Để tạo thành sản phẩm, người thợ sẽ tiến hành may ráp vải đã cắt tạo ra sản phẩm
đúng với mẫu thiết kế của sản phẩm đã đề ra.

Bước may ráp này đòi hỏi người thợ phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt các mẫu
mã, kích thước và thời gian quy định từ trước.

Công việc ráp các mảnh vải này được thực hiện bởi cùng 1 người.

Bước 5: Hoàn thiện sản phẩm

Quần áo sau khi được may hoàn chỉnh sẽ được mang đi làm sạch và tiến hành là ủi
phẳng phiu, đẹp mắt.

22
Bước 6: Kiểm tra và đóng gói sản phẩm

Trước khi bắt đầu giao sản phẩm cho khách hàng thì bộ phận kiểm tra của xưởng cần
xem lại các sản phẩm đã được sản xuất ra có đảm bảo được các yêu cầu hết chưa, có lỗi gì
phát sinh hay không…

Trước khi sản phẩm được bàn giao cho vận chuyển đến tay khách hàng, cần có bước
kiểm tra toàn bộ sản phẩm sản xuất ra về số lượng, chất lượng có được thực hiện, hoàn
thiện đúng với yêu cầu hay không.

Sau khi kiểm tra bộ phận đóng gói sẽ tiến hành quy trình đóng gói quần áo hoàn thiện.

2.3 Phân tích kinh tế

2.3.1 Ước tính chi phí sản phẩm

GIÁ BÁN = CHI PHÍ + LỢI NHUẬN

Giá bán – do thị trường quyết định, được xác định trong phân tích thị trường

Lợi nhuận (trên giá bán) – do chính sách của công ty quyết định, dựa trên cơ sở của
các kỳ vọng của chủ doanh nghiệp và các yếu tố kinh tế vĩ mô.

Chi phí đvsp – toàn bộ chi phí đi với việc sản xuất ra sản phẩm và bán cho khách
hàng 1 đvsp, bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi

Và theo như khảo sát mức giá mà đa số khách hàng sẵn sàng chi trả là ≤ 50 000đ cho
1 bộ quần áo => giá bán của sản phẩm sẽ là 50000 đồng

LỢI NHUẬN = GIÁ BÁN – CHI PHÍ

= 50 000 – 38 000 = 12 000đ

Trong đó:

Chi phí biến đổi: 30 500đ/sp

Nguyên liệu trực tiếp: 9 000 đ/sp

Bao bì: 500 đ/sp

23
Lao động trực tiếp: 20 000đ/sp

Chi phí khác: 1 000đ/sp

Chi phí cố định: 7 500 000đ => 7 500đ/sp

Mặt bằng: 5 000 000 đ/ tháng

Sản lượng ước tính: 1000 sp/ tháng => 5 000đ/sp

Chi phí khác: 2 500 000đ/ tháng

2.3.2 Phương pháp phân tích điểm hòa vốn

Phân tích điểm hòa vốn (break-even analysis) là phương pháp phân tích để xác định
mức sản lượng hòa vốn, tức mức sản lượng đem lại tổng doanh thu vừa đủ để bù đắp tổng
chi phí. Chi phí sản xuất của một hàng hóa có thể tách ra thành những bộ phận cấu thành
như chi phí cố định, chi phí biến đổi. Theo quan điểm kế toán, sản lượng hòa vốn là mức
sản lượng bán ra đảm bảo bù đắp cả chi phí cố định và biến đổi tại một mức giá nào đó.

Phương trình hòa vốn:

Total cost (TC) = Total Revenue (TR)

TFC + TVC =P * X

TFC + (V * X) = P * X

Theo công thức, suy ra sản lượng hòa vốn (X):

X = TFC / (P – V) = 7 500 000 / ( 50 000 – 30 500)

X = 385

Vậy phải bán hết 385 sản phẩm mới hòa vốn, bán đến sản phẩn thứ 386 mới sinh lời.

Doanh thu hòa vốn (S) :

S = X * P = TFC / ( 1 – V/P)

385 * 50 000 = 7 500 000 / ( 1 – 30 500/ 50 000) = 19 250 000đ

24
PHẦN 3: THIẾT KẾ MẪU THỬ NGHIỆM
3.1 Quy trình thiết kế, may mẫu

3.1.1 Thiết kế rập

Dựa vào mẫu thực tế và số đo của cơ thể mẫu để vẽ ra mẫu rập bằng máy tính.

Thiết kế rập - mẫu 1: Váy

Hình 25: Mẫu váy thiết kế

Hình 24: Rập của mẫu váy

25
Thiết kế rập – mẫu 2: Vest

Hình 27: Mẫu vest thiết kế

Hình 26: Rập của mẫu vest

26
3.1.2 Cắt, may, hoàn thiện sản phẩm

Chuẩn bị nguyên phụ liệu cần thiết dựa trên yêu cầu sản phẩm và mẫu rập.

Hình 28: Nguyên, phụ liệu làm mẫu thử


Cắt rập: Vẽ mẫu rập đã thiết kế lên giấy A4 và cắt.

Hình 29: Rập mẫu váy cắt trên giấy

27
Hình 30: Rập mẫu vest cắt trên giấy

Cắt vải: cắt vải từ quần áo cũ đã chuẩn bị thành 2 mảnh lớn có kích thước phù hợp,
cố định rập đã cắt từ giấy lên mảnh vải bằng băng dính và tiến hành cắt vải men theo hình
rập.

Hình 31: Cắt vải

May ráp vải: May ráp vải đã cắt lại tạo ra sản phẩm. Ngoài ra các chi tiết trang trí
cũng được chuẩn bị.

28
Hình 33: May ráp vải và chuẩn bị chi tiết trang trí
Hoàn thiện sản phẩm: ủi lại sản phẩm đã may ráp vải và may các chi tiết trang trí,
băng gài.

Hình 32: May trang trí hoàn thành sản phẩm

3.1.3. Thử đồ cho mẫu

Tiến hành thử 2 sản phẩm đã hoàn thiện với cơ thể mẫu đã lấy số đo ban đầu.

29
Hình 35: Mẫu váy thử lên thú cưng

Hình 34: Mẫu thử vest lên thú cưng

30
3.2 Các tính toán, thuận lợi, khó khăn và giải pháp khắc phục

3.2.1 Mức độ tiêu hao nguyên liệu

1 váy có thể làm thành 2 sản phẩm cho thú cưng, giống với dự tính ban đầu nhóm đã
đề ra. Ngoài ra trong quá trình thực hiện, xuất hiện chi tiết kết dính cần mua: 2 cuộn băng
gai 5m 40 000đ. 1 sản phẩm cần sử dụng 5cm mỗi cuộn → Hết 400đ/1sp

Bảng 4: Mức tiêu hao nguyên liệu của sản phẩm test

Tổng chi phí biến đổi Chi phí thiết kế mẫu

Nguyên liệu trực tiếp 9 000 đ/sp 0 đ/sp

Bao bì 500 đ/sp 0 đ/sp

Lao động trực tiếp 20 000đ/sp 0đ/sp

Chi phí khác 1 000đ/sp 1 000đ/sp (400đ cho chi tiết


kết dính, 600đ cho kim chỉ
may)

Thông qua sản xuất thực tế, nhóm nhận thấy các chi phí về nguyên liệu và giá bán
vẫn nằm trong khoảng dự kiến.

=> Nhóm vẫn giữ giá bán ban đầu 50 000đồng / sp.

3.2.2 Thuận lợi, khó khăn và giải pháp khắc phục

Thuận lợi: nguyên liệu là vải vụn và quần áo cũ nên tìm kiếm khá dễ dàng và đa dạng
về kiểu dáng, màu sắc.

Khó khăn: Sản phẩm thử nghiệm là may tay nên chưa đạt được độ đẹp cao. Còn thiếu
các dụng cụ sản xuất như máy may, thước, kéo chuyên dụng,…

Giải pháp khắc phục: Mở một cơ sở sản xuất chuyên dụng với đầy đủ thiết bị và dụng
cụ cần thiết.

31
PHẦN 4: THIẾT KẾ CHI TIẾT CUỐI CÙNG
4.1 Mẫu sản vẽ sản phẩm

Hình 36: Bản thiết kế mẫu váy cuối cùng


Mẫu váy cho thú cưng đã được chỉnh sửa lược bỏ những chi tiết không cần thiết

Hình 37: Bản thiết kế mẫu vest cuối cùng

Mẫu vest cho thú cưng ban đầu và mẫu đã được chỉnh sửa

32
Nhận xét : Về thiết kế cuối cùng so với thiết kế ban đầu nhóm đã sử dụng băng gai
thay thế cho nút của sản phẩm bởi vì băng gai rẻ tiền hơn nút, dễ mua hơn, chịu được lực
lớn hơn nút, và nếu các bé có ngậm thì băng gai sẽ không bị rơi ra để các bé có thể nuốt
gây nguy hiểm cho các bé thú cưng.

4.2 Hình ảnh chụp sản phẩm cuối cùng

Hình 38: Mẫu váy hoàn thiện

Hình 39: Mẫu vest hoàn thiện

33
4.3. Kết luận

4.3.1 Nhận xét

So với thiết kế ban đầu thì sản phẩm thực tế sau này có sự khác biệt:

• Về màu sắc của sản phẩm sẽ phụ thuộc vào màu sắc của vải vụn và quần áo
cũ. Tuy nhiên, điều này cũng có thể tạo ra sự độc đáo cho sản phẩm, khiến nó
trở nên đặc biệt và thu hút sự chú ý của người dùng.
• Về kích thước sản phẩm thì cần có nhiều kích thước hơn phù hợp với kích
thước của các bé. Sản xuất thiết kế sẽ phân chia theo cân nặng và số đo chung
để khách hàng dễ lựa chọn sản phẩm.
• Về đường may sản phẩm cần điều chỉnh ở những vị trí vòng cổ ,vòng nách cho
sản phẩm được nằm im hơn và đẹp mắt hơn. Vị trí này cần được may chắc
chắn, vừa vặn với kích thước thú cưng để tránh tình trạng quá chật hoặc quá
rộng, gây khó chịu cho thú cưng và làm giảm tính thẩm mỹ của sản phẩm.
Việc điều chỉnh đường may cũng giúp sản phẩm nằm im hơn trên thân thú
cưng và tránh tình trạng dây quần áo bị xoắn hoặc bung ra khi chúng di chuyển.

4.3.2 Kết luận

Nhóm 3 đã tận dụng quần áo cũ, để thiết kế quần áo cho thú cưng đây là một cách tiết
kiệm và bảo vệ môi trường, giúp giảm thiểu lượng rác thải từ vật liệu dệt. Nhóm đã áp
dụng kiến thức được học trong việc lựa chọn và cắt váy từ các mảnh vải cũ, sau đó may
chúng lại với nhau để tạo ra những bộ quần áo đáng yêu cho thú cưng.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện ý tưởng, nhóm đã gặp nhiều khó khăn do thiếu
kinh nghiệm. Một số khó khăn đó có thể bao gồm việc lựa chọn vải cũ phù hợp, kết cấu
vải không đồng nhất, thiếu kỹ thuật, trang thiết bị và nhiều yếu tố khác. Nhưng nhóm đã
cố gắng vượt qua những khó khăn đó bằng sự phối hợp chặt chẽ, nỗ lực hết mình của các
thành viên và những góp ý hỗ trợ từ thầy Khải để hoàn thiện sản phẩm.

Cuối cùng, ý tưởng “Làm quần áo cho thú cưng từ quần áo cũ” đã hoàn thiện. Sản
phẩm không chỉ có công dụng làm đẹp cho thú cưng, giữ ấm cho chúng trong mùa đông

34
mà còn tận dụng quần áo cũ, giúp giảm thiểu lượng rác thải và bảo vệ môi trường. Quy
trình sản xuất của sản phẩm rất đơn giản và dễ thực hiện, không cần phải sử dụng các công
cụ đặc biệt hay có kinh nghiệm chuyên môn cao. Với những ưu điểm nổi bật này, ý tưởng
“Làm quần áo cho thú cưng từ quần áo cũ” là một ý tưởng đúng và có tiềm năng phát triển
trong tương lai.

35
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Dữ liệu thông qua Global Market Insights (2021) ........................................ 1

Hình 2: Khảo sát hành vi mua sắm của chủ nuôi thú cưng ........................................ 2

Hình 3: Các giống chó ................................................................................................ 3

Hình 4: Các loại thú cưng nhỏ .................................................................................... 3

Hình 5: Các giống mèo ............................................................................................... 3

Hình 6: Đồ thị trực giác thể hiện mối tương quan trong yêu cầu về độ thoải mái và độ
dày-mỏng đối với sản phẩm quần áo dành cho thú cưng của khách hàng mục tiêu ........... 5

Hình 7: Đồ thị trực giác thể hiện mối tương quan trong yêu cầu về kiểu dáng và chất
lượng vải sản phẩm của một bộ quần áo dành cho thú cưng của khách hàng mục tiêu ...... 6

Hình 8: Mẫu quần áo cho thú cưng làm từ sản phẩm tái chế ..................................... 6

Hình 9: Các loại áo thun cọc tay cho thú cưng, hoặc có tay ...................................... 7

Hình 10: Các loại áo thun cọc tay cho thú cưng, hoặc có tay .................................... 7

Hình 11: Nguyên liệu vải vụn, quần áo cũ ................................................................. 7

Hình 12: Dụng cụ để thiết kế ...................................................................................... 8

Hình 13: Kết quả khảo sát nuôi thú cưng ................................................................. 10

Hình 14: Nhu cầu mua quần áo cho thú cưng .......................................................... 11

Hình 15: Thời gian mua lại quần áo cho thú cưng ................................................... 12

Hình 16: Số lượng sản phẩm trong 1 lần mua .......................................................... 13

Hình 17: Địa điểm mua sắm sản phẩm ..................................................................... 13

Hình 18: Yêu cầu về quần áo cho thú cưng .............................................................. 14

Hình 19: Thống kê về ý kiến sử dụng quần áo cũ làm quần áo cho thú cưng .......... 15

36
Hình 20: Cây cấu trúc phân tầng của quần áo cho thú cưng làm từ vải vụn và quần áo
cũ ....................................................................................................................................... 19

Hình 21: Cây cấu trúc phân tầng của mẫu vest cho thú cưng làm từ vải vụn và quần
áo cũ .................................................................................................................................. 20

Hình 22: Cây cấu trúc phân tầng của mẫu váy cho thú cưng làm từ vải vụn và quần
áo cũ .................................................................................................................................. 20

Hình 23: Phân tích cây cấu trúc và ánh xạ ............................................................... 21

Hình 25: Mẫu váy thiết kế ........................................................................................ 25

Hình 24: Rập của mẫu váy ....................................................................................... 25

Hình 27: Mẫu vest thiết kế ....................................................................................... 26

Hình 26: Rập của mẫu vest ....................................................................................... 26

Hình 28: Nguyên, phụ liệu làm mẫu thử .................................................................. 27

Hình 29: Rập mẫu váy cắt trên giấy ......................................................................... 27

Hình 30: Rập mẫu vest cắt trên giấy......................................................................... 28

Hình 31: Cắt vải........................................................................................................ 28

Hình 32: May trang trí hoàn thành sản phẩm ........................................................... 29

Hình 33: May ráp vải và chuẩn bị chi tiết trang trí................................................... 29

Hình 34: Mẫu thử vest lên thú cưng ......................................................................... 30

Hình 35: Mẫu váy thử lên thú cưng .......................................................................... 30

Hình 36: Bản thiết kế mẫu váy cuối cùng ................................................................ 32

Hình 37: Bản thiết kế mẫu vest cuối cùng ................................................................ 32

Hình 38: Mẫu váy hoàn thiện ................................................................................... 33

Hình 39: Mẫu vest hoàn thiện................................................................................... 33

37
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Tần suất mua quần áo cho thú cưng ............................................................ 11

Bảng 2: Số lượng sản phẩm trong 1 lần mua............................................................ 12

Bảng 3: Thống kê về khả năng chi trả và gía thành mong muốn về sản phẩm ........ 15

Bảng 4: Mức tiêu hao nguyên liệu của sản phẩm test .............................................. 31

38

You might also like