Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

CHƯƠNG 1.

QUÁ TRÌNH XÁC LẬP ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI


CỦA NƯỚC VIỆT NAM MỚI
1. Hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm
1945
Sau Cách mạng Tháng Tám, chính quyền nhân dân vừa mới được thành
lập đã phải đương đầu với những khó khăn, thử thách rất nghiêm trọng. Đất
nước bị các thế lực đế quốc, phản động bao vây và chống phá quyết liệt.
1.1. Thuận lợi
a. Quốc tế:
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, cục diện khu vực và thế giới có
những sự thay đổi lớn có lợi cho cách mạng Việt Nam. Các nước tư bản suy
yếu, phong trào giải phóng dân tộc có điều kiện phát triển trở thành dòng
thác cách mạnh. Phong trào dân chủ và hòa bình phát triển mạnh mẽ. Nhiều
nước ở Đông Trung Âu, dưới sự ủng hộ và giúp đỡ của Liên Xô đã lựa chọn
con đường phát triển theo chủ nghĩa xã hội; phong trào giải phóng dân tộc ở
các nước thuộc địa châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh dâng cao. Đây là
những nhân tố có tác dụng cổ vũ nhân dân ta trong công cuộc xây dựng và
bảo vệ thành quả Cách mạng.
b. Trong nước:
Ở trong nước, chính quyền dân chủ nhân dân được thành lập, có hệ
thống từ Trung ương đến cơ sở, Đảng Cộng sản trở thành Đảng cầm quyền
lãnh đạo cách mạng trong cả nước. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ, bị
áp bức trở thành chủ nhân của chế độ dân chủ mới, làm chủ vận mệnh của
đất nước. Lực lượng vũ trang nhân dân được tăng cường. Toàn dân tin tưởng
và ủng hộ Việt Minh, ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Mình. Bằng sự lãnh đạo khéo
léo của Đảng, của chủ tịch Hồ Chí Minh toàn dân, toàn quân đoàn kết một
lòng trong mặt trận dân tộc thống nhất, quyết tâm giữ vững nền độc lập tự do
của dân tộc.
1.2. Khó khăn
a. Quốc tế
Phe chủ nghĩa đế quốc với âm mưu chia lại thuộc địa thế giới đã ra sức
tấn công và đàn áp phong trào cách mạng thế giới, trong đó có cách mạng
Việt Nam. Sau cách mạng tháng Tám thành công năm 1945, nền độc lập của
nước ta chưa được quốc gia nào trên thế giới công nhận, và đặt quan hệ ngoại
giao. Việt Nam rơi vào vòng vây của chủ nghĩa đế quốc, bị bao vây cô lập
hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Cách mạng ba nước Đông Dương nói
chung, cách mạng Việt Nam nói riêng phải đương đầu với nhiều bất lợi, khó
khăn, thử thách hết sức to lớn và rất nghiêm trọng.
b. Trong nước
Ngay từ những ngày đầu, chính quyền cách mạng các thế lực đế quốc
phản động quốc tế đã cấu kết bao vây chống phá hòng thủ tiêu mọi thành quả
cách mạng của nhân dân ta, đặt lại ách thống trị của chúng, xóa bỏ nền độc
lập mà dân tộc ta vừa giành được.
Về kinh tế, tài chính, văn hóa - xã hội:
Nền kinh tế nước ta vốn là một nền kinh tế xơ xác, nghèo nàn, công
nghiệp đình đốn, nông nghiệp bị hoang hóa, 50% ruộng đất bị bỏ hoang.
Kinh tế nông nghiệp lạc hậu, bị chiến tranh và thiên tai tàn phá nặng nề. Nạn
đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 chưa được khắc phục, 2 triệu người dân
chết đói. Lũ lụt, hạn hán, mất mùa diễn ra liên miên gây nên nhiều thiệt hại.
Nhiều xí nghiệp nằm trong tay tư bản Pháp. Các cơ sở công nghiệp của ta
chưa kịp phục hồi sản xuất. Hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng cao, đời sống
nhân dân đã khó khăn càng thêm khó khăn. Tình hình tài chính vô cùng khó
khăn. Ngân sách Nhà nước kiệt quệ, tài chính cạn kiệt, thuế không thu được,
kho bạc trống rỗng. Ngân hàng Đông Dương vẫn còn nằm trong tay tư bản
Pháp. Quân Trung Hoa Dân quốc tung ra thị trường các loại tiền đã mất giá,
làm cho nền tài chính nước ta thêm rối loạn. Về văn hóa, tàn dư văn hóa lạc
hậu của chế độ thực dân, phong kiến để lại hết sức nặng nề. Các hủ tục lạc
hậu, thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội chưa được khắc phục 95% dân số nước ta
thất học, mù chữ.
Về chính trị, ngoại giao:
Do lợi ích cục bộ của mình các nước lớn (Anh, Mỹ, Liên Xô) không có
nước nào ủng hộ lập trường độc lập và công nhận địa vị pháp lý của Nhà
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bởi vậy chưa có nước nào công nhận và
đạt quan hệ ngoại giao với nước ta, nước ta bị cô lập với thế giới. Hệ thống
chính quyền cách mạng vừa được thiết lập, còn rất non trẻ, thiếu thốn, yếu
kém về nhiều mặt; cùng với hậu quả của chế độ cũ để lại hết sức nặng nề.
Về quân sự:
Lực lượng quân đội của ta chưa có đủ thời gian và điều kiện phát triển
lực lượng vũ trang và quân đội chính quy. Sau Cách mạng tháng tám, lực
lượng quân đội chính quy của ta chỉ có khoảng năm nghìn người với vũ khí
thô sơ. Nền độc lập non trẻ của Việt Nam phải đối đầu với sự hiện diện của
đội quân nước ngoài cùng với các thế lực tay sai phản động đi theo đội quân
xâm lược. Các thế lực chống đối trong giai cấp bóc lột cũ ngóc đầu dậy, các
đối tượng phản cách mạng cũ, các loại tội phạm hình sự chống phá cách
mạng rất quyết liệt. Từ Bắc vĩ tuyến 16, hơn 20 vạn quân đội của Tưởng Giới
Thạch (Trung Hoa dân quốc) hùng hổ tràn qua biên giới kéo vào Việt Nam
dưới sự bảo trợ và ủng hộ của Mỹ với danh nghĩa quân đội Đồng minh và
giải giáp quân đội Nhật thua trận ở Bắc Việt Nam. Chúng kéo theo một lũ tay
sai Việt Quốc, Việt Cách đông đúc với âm mưu thâm độc “diệt Cộng, cầm
Hồ”, phá Việt Minh. Trong khi đó, trên đất nước Việt Nam lúc này vẫn còn 6
vạn quân đội Nhật Hoàng thua trận đang chờ giải giáp. Từ vĩ tuyến 16 trở
vào Nam, với danh nghĩa lực lượng Đồng minh, quân đội Anh vào tước vũ
khí quân Nhật. Trên thực tế quân đội Anh đã tạo điều kiện cho Pháp trở lại
xâm lược lần thứ hai ở Việt Nam và cả Đông Dương. Quân đội Anh đã trực
tiếp bảo trợ, tận dụng đội quân Nhật giúp sức quân Pháp ngang nhiên nổ
súng gây hấn đánh chiếm Sài Gòn - Chợ Lớn (Nam Bộ) vào rạng sáng ngày
23/09/1945.
Nói chung, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Việt nam phải đối
mặt với những khó khăn, thách thức to lớn cả về kinh tế, văn hóa - xã hội,
chính trị, quân sự được trình bày trên đây đã đẩy tình hình đất nước đứng
trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Cùng một lúc phải đối phó với nạn đối,
nạn dốt và bọn thù trong, giặc ngoài. Với tình hình đó đòi hỏi Đảng và cính
quyền Cách mạng có đường lối chiến lược đúng đắn, phát huy hết sức mạnh
của toàn dân từ đó mới có thể bảo vệ và phát triển cách mạng đi tới thành
công.
1.3. Ý nghĩa của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Ngày 02/09/1945, tại quảng trường Ba Đình, chủ tịch Hồ Chí Minh thay
mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc Tuyên Ngôn Độc Lập, công bố với
toàn thể quốc dân và nhân dân thế giới rằng: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa đã ra đời; Tuyên ngôn đọc lập là văn bản pháp lý quan trộng đầu tiên
khai sinh ra nươc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khẳng định quyền tự do, độc
lập của nhân dân ta trước toàn thế giới. Cách mạng tháng tám năm 1945
thành công là thắng lợi to lớn vĩ đại đầu tiên của nhân dân ta từ khi có Đảng
cầm quyền lãnh đạo, mở ra một bước ngoặt mới trong lịch sử dân tộc Việt
Nam, thắng lợi này đã chính thức chấm dứt ách đô hộ hơn 80 năm của thực
dân Pháp đối với nước ta. Lần đầu tiên tên nước Việt Nam có tên trên bản đồ
thế giới với tư cách và vị thế của một quốc gia dân tộc độc lập có chủ quyền.
Cách mạng tháng tám cũng đã trở thành nguồn động viên to lớn cho nhiều
dân tộc thuộc địa đứng lên dành độc lập. Nhân dân Việt Nam từ một nước nô
lện đã trở thành người dân của một nước độc lập, tự làm chủ vận mệnh của
mình. Nước Việt Nam từ nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành chở thành
nước độc lập, tự do, dân chủ.
2. Thông cáo về chính sách ngoại giao của nước Việt Nam Dân chủ
cộng hòa
2.1. Cơ sở chính sách đối ngoại
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời trong hoàn cảnh lịch sử với
tình hình quốc tế và trong nước hết sức khó khăn và phức tạp. Các nước nhỏ,
các dân tộc thuộc địa mới giành được độc lập, tiềm lực kinh tế, quân sự còn
yếu như Việt Nam đã trở thành đối tượng thỏa thuận tranh giành giữa các
nước lớn sau chiến tranh thế giới thứ hai. Thách thức nghiêm trọng đối với
cách mạng ta trong thời điểm lúc bấy giờ là phải đối phó cùng một lúc với
nhiều thế lực của các nước lớn có mặt tại Việt Nam. Không chỉ chống giặc
ngoại xâm mà còn chống “giặc đói, giặc dốt”. Nền kinh tế Việt Nam bị cạn
kiệt do chính sách “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” và sự bóc lột tàn bạo
của thực dân Pháp và đế quốc Nhật. Tài chính kiệt quệ, ngân khố quốc gia
trống rỗng. Lực lượng vũ trang còn non trẻ, trang bị vũ khí thiếu thốn và thô
sơ. Chính kẻ thù của chúng ta đã nhận định rằng: chính quyền cách mạng
Việt Nam ra đời “không đồng minh, không tiền, hầu như không có vũ khí”.
Trong thời điểm khó khắn đó, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
sử dụng ngoại giao như một vũ khí sắc bén để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ
thành quả cách mạng, bảo vệ chính quyền nhân dân, phục vụ kháng chiến,
kiến quốc. Những bản Hiệp định, Tạm ước hay các Hội nghị gặp gỡ giữa
Việt Nam với Trung Hoa quốc dân Đảng và quân đội thực dân Pháp là những
dấu ấn ghi nhận thành công của hoạt động đối ngoại, là những nấc thang đưa
cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng của dân tộc ta đến thắng lợi
hoàn toàn.
2.2. Nguyên tắc đối ngoại và mục tiêu đối ngoại
Chủ tich Hồ Chí Minh đã trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng đường lối đối
ngoại của Đảng, hoạch định chính sách ngoại giao của Nhà nước, kiến tạo và
mở rộng mối quan hệ quốc tế, từng bước nâng cao thế và lực của quốc gia
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nguyên tắc hàng đầu trong đường lối ngoại
giao của Việt Nam là phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trước hết, trên hết.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn
sàng đặt mọi quan hệ thân thiện hợp tác với bất cứ một nước nào trên nguyên
tắc: “tôn trọng sự hoàn chỉnh về chủ quyền và lãnh thổ của nhau, không xâm
phạm lẫn nhau, không can thiệp nội trị của nhau, bình đẳng cùng có lợi, và
chung sống hoà bình”.
Ngày 03/10/1945, Bộ Ngoại giao Chính phủ Lâm thời ra Thông cáo về
chính sách đối ngoại của Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Bản Thông cáo đề ra
chính sách ngoại giao với bốn nhóm đối tượng, bao gồm: các nước Đồng
minh, Pháp, các dân tộc nhược tiểu và đối với các nước láng giềng. Đồng
thời, khẳng định mục tiêu phấn đấu cho nền “độc lập hoàn toàn và vĩnh viễn”
của Việt Nam. Đây là văn kiện nhà nước đầu tiên về đối ngoại, thể hiện tầm
nhìn mở rộng của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện quan hệ
quốc tế kiểu mới, với tầm nhìn chiến lược.
Chính sách cụ thể:
Đối với các nước lớn và các nước Đồng minh chúng ta hết sức thân
thiện, thành thật hợp tác trên lập trường bình đẳng, tương thân tương ái để
xây dựng hòa bình thế giới lâu bền. Với nước Pháp, bảo vệ sinh mạng và tài
sản người Pháp theo luật quốc tế, kiên quyết chống lại chính sách thực dân
của Chính phủ de Gaulle, mong muốn xây dựng quan hệ hữu nghị, bình đẳng
và tôn trọng lẫn nhau. Đối với các nước láng giềng, hợp tác với Trung Hoa
trên tinh thần bình đẳng, cùng tiến; giúp đỡ Lào, Khơ-me trên tinh thần dân
tộc tự quyết. Với các nước tiểu nhược thì thân thiện, ủng hộ việc xây dựng và
giữ vững nền độc lập.
2.3. Phương châm đối ngoại
Có thể thấy, từ những ngày đầu tiên của chính quyền cách mạng, đường
lối ngoại giao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thể hiện rõ mục
tiêu đấu tranh vì nền độc lập, tự do của đất nước dựa trên nguyên tắc hòa
bình, hữu nghị, bình đẳng, hợp tác. Và, đặc điểm nổi bật của mặt trận ngoại
giao được thể hiện qua các chính sách sau:
Đầu tiên, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngoại giao Việt
Nam đã vận dụng nhuần nhuyễn phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”.
Xuyên suốt cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giai đoạn này là “đối với Pháp,
độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế”. Ngày 28/08/1946 thỏa ước
Trùng Khánh được ký định giữa Pháp với Trung Hoa, Đảng ta đã kịp thời đề
ra chính sách “hòa để tiến” với Pháp. Triển khai chính sách ấy, thông qua các
biện pháp ngoại giao, chính phủ ta đã ký kết với Pháp hai văn kiện hết sức
quan trọng là Hiệp định Sơ bộ 06/03/1946 và Tạm ước 14/09/1946. “Dĩ bất
biến, ứng vạn biến” chính là tư tưởng, phương thức cách mạng của Chủ tịch
Hồ Chí Minh trong xử lý các vấn đề sách lược, chiến lược. Trong hoàn cảnh
lúc đó khi thế và lực của ta còn yếu, vận dụng nhuần nhuyễn phương châm
“dĩ bất biến, ứng vạn biến”, phát huy vai trò và tính tiên phong của mình,
ngoại giao ta đã hết sức linh hoạt, sáng tạo trong xử lý các tình huống, góp
phần tích cực trong bảo vệ nền độc lập và chính quyền cách mạng.
Thứ hai là phương châm hòa hiếu “thêm bạn bớt thù” đã hình thành và
trở thành nguyên tắc của ngoại giao Việt Nam. Ngay sau khi tuyên bố độc
lập, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chú trọng đề cao thế hợp pháp và sức
mạnh của chính quyền cách mạng, tranh thủ sự công nhận của quốc tế. Đảng
xác định “Kẻ thù trước mắt của dân tộc ta là phản động Pháp”, “Mục đích của
ta lúc này là tự do, độc lập. Ý chí của ta lúc này là dân chủ, hòa bình. Là bạn
của ta trong giai đoạn này là tất cả những nước nào, những dân tộc hay lực
lượng nào trên thế giới tán thành mục đích ấy, cùng ta chung một ý chí ấy”.
Để thực hiện mục tiêu này, chính phủ đã triệt để khai thác cam kết của các
nước Đồng minh nêu ra trong chiến tranh, đặc biệt là quyền độc lập, tự quyết
và bình đẳng giữa các dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân danh người đứng
đầu Chính phủ đã tiến hành nhiều giao thiệp ngoại giao qua thư, công hàm…
với người đứng đầu Chính phủ các nước lớn, thông báo về sự ra đời của nước
Việt Nam Dân chủ cộng hòa và tận dụng sự ủng hộ của quốc tế. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đưa ra sáng kiến về tổ chức nhiều hoạt động ngoại giao nhân dân
Việt - Mỹ nhằm thúc đẩy tình hữu nghị, sự hiểu biết giữa hai dân tộc. Hoạt
động đó của Người đã góp phần tranh thủ Mỹ “trung lập”, tạo thuận lợi để
hòa hoãn cũng như kiềm chế lực lượng của Tưởng và Pháp ở Việt Nam.
Thứ ba, ngoại giao trong giai đoạn này đã khôn khéo, tận dụng mâu
thuẫn nội bộ đối phương, kiềm chế và hòa hoãn với Tưởng, tập trung chống
thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. Trong hoàn cảnh phải đấu tranh
chống lại nhiều đối thủ mạnh, đồng thời lợi dụng các mâu thuẫn trong hàng
ngũ của địch, các lực lượng Đồng minh có chỗ thay đổi, biến hóa, việc lợi
dụng mâu thuẫn giữa các đối phương là chích sách có ý nghĩa chiến lược đối
với cách mạng nước ta lúc bấy giờ.
Để có những chính sách chiến lược như trên, ngoại giao Việt Nam hết
sức vinh dự và may mắn khi có sự chỉ đạo và dẫn dắt tài tình của Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Bên cạnh đó còn có sự đóng góp quan trọng của các đồng chí:
Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Phan Anh, Hoàng Minh
Giáp. Với lòng yêu nước nồng nàn và nhiệt tình cách mạng tràn đầy, thế hệ
các Nhà cách mạng ấy đã trực tiếp tham gia công tác đối ngoại bằng cách
phát huy trí tuệ của mình, cùng góp sức với Trung ương Đảng và Chủ tich Hồ
Chí Minh trong nhận định tình hình, đề ra những chủ trương hết sức đúng
đắn, triển khai chính sách ngoại giao phù hợp, góp phần củng cố Nhà nước
non trẻ, tạo thời gian để quân và dân ta chuẩn bị cho cuộc kháng chiến trên
quy mô cả nước.
Nhiều bài học kinh nghiệm quan trọng về sự kết hợp giữa đối nội và
đối ngoại, giữa lập trường kiên định với biện pháp mềm dẻo, giữa nhân
nhượng sách lượng với quyết tâm chiến lược được rút ra trong giai đoạn 1945
- 1954. Những kinh nghiệm quý báu ấy đã được Đảng ta vận dụng linh hoạt
trong giai đoạn hiện nay. Tiếp tục vận dụng khéo léo phương châm “dĩ bất
biến, ứng vạn biến,” kiên trì về nguyên tắc nhưng linh hoạt về sách lược. Vận
dụng tốt phương châm “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại”.
Phát huy cao độ tính chủ động, tích cực của ngoại giao Hồ Chí Minh. Nâng
cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu, tham mưu, dự báo; đồng thời,
không ngừng bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại. Việc
kế thừa, phát triển bài học kinh nghiệm từ sách lược ngoại giao giai đoạn
1945-1946 chính là một trong những yếu tố quan trọng mang đến thành công
về mặt đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN
Đã trải qua 75 năm xây dựng và phát triển, Nước Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam từ cột mốc thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm
1945. Nền ngoại giao Việt Nam từ khi ra đời đã phải đối phó với những thách
thức to lớn, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kịp thời đề ra đối sách mới với
quốc tế, đưa sự nghiệp cách mạng dân tộc tiến lên. Sau Hiệp định Sơ bộ ta
chưa được công nhận là một nước độc lập mà chỉ là một nước tự do nằm
trong Khối liên hiệp Pháp; đến khi Hiệp định Giơnevơ nước ta mới là một
nước độc lập, có chủ quyên và toàn vẹn lãnh thổ. Trong quá trình đấu tranh
cho độc lập quan điểm bạn - thù được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác
định rõ ràng cùng với đường lối đối ngoại độc lập tự chủ kết hợp với thực
hiện nghĩa vỵ quốc tế trên tinh thần: “muốn người ta giúp cho, thì trước hết
phải tự giúp lấy mình đã” là một yêu cầu mang tính nguyên tắc cảu Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cùng với quan điểm “làm bạn với tất cả mọi nước
dân chủ và không gây thù oán với một ai” nhân dân Việt Nam đã thành công
trong việc đoàn kết quốc tế, nhận được sự ủng hộ to lớn từ các nước xã hội
chủ nghĩa anh em, nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới và chính phủ nhân
dân các nước tư bản chủ nghĩa. Thắng lợi của Cách mạng Việt Nam giai đoạn
1945 -1954 là sự thể hiện đường lối kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự,
chính trị và ngoại giao của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong thời kì đổi
mới, ngoại giao Việt Nam tiếp tục kế thừa và phát huy đường lối đối ngoại
độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quốc tế: “Việt NAm
sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn
đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Giáo dục đào tạo. (2019). Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam.
2. ThS. Hoàng Thị Phương Thảo. (30/05/2020). Chính sách ngoại giao của
nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ tháng 9/1945 đến tháng
12/1945 - thành tựu và những kinh nghiệm. Truy cập từ:
http://truongchinhtritinhphutho.gov.vn/khoa-xay-dung-dang/chinh-sach-
ngoai-giao-cua-nha-nuoc-viet-nam-dan-chu-cong-hoa-tu-thang-91945-
den-thang-121946-thanh-tuu-va-nhung-kinh-nghiem.html
3. TS. Đặng Đình Quý. (16/12/2016). Ngoại giao Việt Nam Dân chủ cộng
hòa trước toàn quốc kháng chiến - bài học cho công tác đối ngoại giai
đoạn hiện nay. Truy cập từ: http://tapchiqptd.vn/vi/ky-niem-75-nam-
ngay-toan-quoc-khang-chien/ngoai-giao-viet-nam-dan-chu-cong-hoa-
truoc-toan-quoc-khang-chien-%E2%80%93-bai-hoc-cho-cong-tac-do/
9645.html
4. (15/08/2022). Nguyên tắc đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc trong đối
ngoại - từ tư tưởng Hồ Chí Minh đến sự vận dụng của ĐẢng Cộng sản
Việt Nam. Truy cập từ:
https://bandantoc.daklak.gov.vn/tin-tuc-su-kien/nguyen-tac-dam-bao-loi-
ich-quoc-gia-dan-toc-trong-doi-ngoai-tu-tu-tuong-ho-chi-minh-den-su-
van-dung-cua-dang-cong-san-viet-nam-2430.html

You might also like