Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

Bài tập ch1 (T2) 1

1) Cho động cơ làm việc với chu trình đẳng tích với điều kiện sau: Áp suất bắt đầu
quá trình nén là 1 bar và áp suất cuối quá trình nén là 11 bar. Tính tỷ số nén và
hiệu suất của chu trình. Trong đó hệ số đoạn nhiệt k =1,4.

2) Cho động cơ làm việc với chu trình đẳng tích với điều kiện sau: Nhiệt độ bắt
đầu và kết thúc quá trình nén lần lượt là 50 ˚C và 373 ˚C. Tính tỷ số nén và hiệu
suất của chu trình. Trong đó hệ số đoạn nhiệt k =1,4.

3) Cho một chu trình đẳng tích có tỷ số nén 𝜀 = 5.5. Áp suất và nhiệt độ không khí
đầu quá trình nén lần lượt là 1 bar và 27 ˚C. Áp suất lớn nhất của chu trình là 30 bar.
Tính giá trị áp suất và nhiệt độ tại các điểm c, z, b, tính hiệu suất và áp suất trung
bình của chu trình. Biết k = 1.4.
4) Cho động cơ làm việc với chu trình hỗn hợp có tỷ số nén 𝜀 = 10 và áp suất lớn
nhất là 70 bar. Nếu nhiệt cấp cho nguồn nóng là 1680 kJ/kg, tính giá trị áp suất và
nhiệt độ tại các điểm c, y, z, b và tính hiệu suất của chu trình. Biết pa = 1 bar, Ta =
100 ˚C, Cp = 1.004 kJ/kg K và Cv = 0.717 kJ/kg K.
5) Cho động cơ làm việc với chu trình hỗn hợp có lượng nhiệt cấp đẳng áp bằng 2
1,6 nhiệt cấp đẳng tích. Tỷ số nén 𝜀 = 16,5 và tỷ số giãn nở sau 𝛿 = 11,5. Tính hiệu
suất và áp suất trung bình của chu trình. Biết pa = 1 bar, ta = 27 ˚C, Cp = 1.004
kJ/kg K và Cv = 0.717 kJ/kg K.

6) Một động cơ chu trình đẳng tích có tỷ số nén 𝜀 = 10 và một động cơ chu trình
hỗn hợp có 𝜀 = 17 cùng sử dụng môi chất là không khí có áp suất và nhiệt độ đầu
quá trình nén là 1 bar và 37 ˚C, cùng áp suất cực đại và cùng lượng nhiệt cấp vào
1530 kJ/kg. Không khí có Cp = 1.004 kJ/kg K và Cv = 0.717 kJ/kg K. Tính áp suất
trung bình và hiệu suất của hai chu trình trên và nhận xét so sánh.

You might also like