Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

ĐỀ CƯƠNG KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8

PHẦN SINH
1. Giải thích hiện tượng kinh nguyệt. Nêu sự thay đổi độ dày niêm mạc tử cung trong chu kì kinh nguyệt?
2. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia có ý nghĩa gì trong việc bảo vệ quần thể sinh vật?
3. Cho các loài sinh vật gồm lim xanh, gấu trắng, bò, lạc đà, lúa nước, đước. Em hãy xác định loài đặc trưng
tương ứng với các quần xã sinh vật: bắc cực. sa mạc, rừng ngập mặn.
4.Cho các hệ sinh thái sau: Hệ sinh thái đồng ruộng, hệ sinh thái bãi bồi ven biển Cà Mau, hệ sinh thái rừng
hỗn giao, hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ, hệ sinh thái ruộng bậc thang, hệ sinh thái đồng cỏ Năng ở Láng
Sen, hệ sinh thái trong bể thu sinh khối tảo lục, hệ sinh thái rạn san hô. Em hãy sắp xếp các hệ sinh thái trên vào
các kiểu hệ sinh thái phù hợp.
5. Cấu tạo, chức năng của da?
6. Khái niệm quần thể, quần xã, đặc trưng cơ bản? Khái niệm cân bằng sinh học, lấy ví dụ.
Phần hóa:

- Ôn tập cách gọi tên các hợp chất vô cơ. Phân loại, viết CTHH
- Bài tập nhận biết
- Bài tập viết PTHH
- Bài tập tính toán
Sinh:

1) Kinh nguyệt là hiện tượng lớp niêm mạc tử cung bong tróc ra mỗi ngày ở cơ thể phụ nữ. Chúng sẽ bao gồm
một phần mô niêm mạc tử cung và máu kinh từ bên trong tử cung chảy ra ngoài cơ thể thông qua âm đạo.
Ở đây, kinh nguyệt sẽ có mối liên hệ với chu kỳ của buồng trứng

Sự thay đổi độ dày niêm mạc tử cung trong chu kì kinh nguyệt:

- Ở giai đoạn bắt đầu chu kì kinh nguyệt (khoảng ngày 1 đến ngày 5 của chu kì), lớp niêm mạc tử cung bị bong
ra → lớp niêm mạc tử cung mỏng dần.

- Ở giai đoạn tiếp theo (khoảng ngày 6 đến ngày 28 của chu kì), lớp niêm mạc của tử cung bắt đầu dày lên →
lớp niêm mạc tử cung dày nhất vào cuối của chu kì để chuẩn bị cho phôi đến làm tổ.

2) Ý nghĩa khi xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia trong việc bảo vệ quần thể sinh vật: Việc xây dựng các
khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia giúp bảo tồn môi trường sống tự nhiên của quần thể sinh vật, bảo vệ các quần thể

sinh vật khỏi sự đe dọa bởi các hoạt động của con người.

- Nghiên cứu thuần hóa, lai tạo ra các giống động thực vât.

3) - Loài đặc trưng của quần xã sinh vật bắc cực: gấu trắng.
- Loài đặc trưng của quần xã sinh vật sa mạc: lạc đà.
- Loài đặc trưng của quần xã sinh vật rừng ngập mặn: đước.

4) Sắp xếp các hệ sinh thái trên vào kiểu hệ sinh thái phù hợp:

- Hệ sinh thái tự nhiên gồm: hệ sinh thái đồng cỏ, hệ sinh thái suối, hệ sinh thái rừng lá rộng ôn đới, hệ sinh thái rừng ngập
mặn, hệ sinh thái rạn san hô.
- Hệ sinh thái nhân tạo gồm: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái ruộng bậc thang.

5) Cấu tạo da gồm 3 lớp : lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da. Ngoài cùng là tầng sừng gồm những tế bào chết đã hóa
sừng, xếp sít nhau, dễ bong ra. Dưới tầng sừng là lớp tế bào sống có khả năng phân chia tạo ra tế bào mới, trong tế bào có
chứa các hạt sắc tố tạo nên màu da. Các tế bào mới sẽ thay thế các tế bào ở lớp sừng bong ra. Phần dưới lớp tế bào sống là
lớp bì cấu tạo từ các sợi mô liên kết bền chặt trong đó có các thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông và bao lông, cơ co
chân lông, mạch máu. Lớp mỡ dưới da chứa mở dự trữ, có vai trò cách nhiệt.

Lông, móng là sản phẩm của da. Lòng bàn tay và gan bàn chân không có lông. Lông, móng được sinh ra từ các túi cấu tạo
bởi các tế bào của tầng tế bào sống.

6) - Khái niệm quần xã sinh vật: Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác
nhau, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan
hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất, do đó quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.

Một số đặc trưng cơ bản của quần xã: độ đa dạng và thành phần loài trong quần xã.

- Độ đa dạng của quần xã: được thể hiện bằng mức độ phong phú về số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi
loài trong quần xã. Quần xã nào có số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài càng lớn thì quần xã có độ đa
dạng càng cao.

- Khái niệm quần thể sinh vật: Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng
không gian xác định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản để tạo ra những thế hệ mới.

Các đặc trưng cơ bản của quần thể gồm kích thước quần thể, mật độ cá thể trong quần thể, tỉ lệ giới tính, thành
phần nhóm tuổi và kiểu phân bố các cá thể trong quần thể.

You might also like