10 điểm HP

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 64

CÁC CƠ QUAN BỘ MÁY NN

I/ QUỐC HỘI:
1. Vị trí, tính chất pháp lý của Quốc hội (Đ69 HP2013):

a. Vị trí:

Quốc hội VN có 1 vị trí đặc biệt trang trọng trong bộ máy NN: Quốc hội được xác

định là cơ quan có vị trí cao nhất trong bộ máy NN → không có cơ quan nào được xếp
cao hơn hay ngang hàng với Quốc hội.

→ Lý do Quốc hội VN có vị trí cao nhất trong bộ máy NN (hoàn toàn khác với vị trí
của nghị viện ở các nước khác trên TG)

NGHỊ VIỆN QUỐC HỘI VN

Không cao nhất. Coi nghị viện là 1 nhánh Cao nhất


quyền lực, có vị trí cân bằng, ngang hàng
với 2 nhánh quyền lực còn lại (chính phủ,
tòa án)

Nguyên Theo nguyên tắc tam quyền phân lập (phân Tập quyền XHCN:
tắc tổ chia quyền lực): nghị viện được lập ra để Lập pháp, hành
chức bộ làm luật, chính phủ thi hành luật, tòa án xét pháp, tư pháp đều
máy thuộc về nhân dân.
NN xử → kiểm soát chéo 3 nhóm quyền lực Nhân dân thông qua
bầu cử, bằng lá
phiếu của mình trao

quyền cho QH →
QH toàn quyền
nhưng QH chưa đủ
khả năng, điều kiện
để thực hiện hết các
loại quyền:
- Đại biểu Quốc hội
VN kiêm nhiệm
nhiều chức vụ
- 1 năm họp 2 kỳ

→ QH lập ra Chính
phủ, trao cho quyền
hành pháp, lập ra
Tòa án, trao cho

quyền tư pháp →
CP và TA ở VN chỉ
được quan niệm là
những cơ quan phái
sinh từ QH, được
QH trao cho quyền
lực, phải báo cáo
công tác, chịu mọi
trách nhiệm, sự
giám sát của QH.
QH vì thế được xác
định là có vị trí cao
nhất trong bộ máy
NN. QH có quyền
lập ra và bãi nhiệm
2 cơ quan trên chứ
không có quyền
ngược lại.

Với cơ chế phân quyền thì nghị viện chỉ có Trong cơ chế tập
1 vị trí ngang cơ và cân bằng với 2 nhánh quyền không đặt ra
quyền lực còn lại. Và nghị viện hoàn toàn vấn đề kiểm soát
có thể bị kiểm soát từ 2 nhánh quyền lực QH và không có
còn lại bằng những hiện tượng pháp lý sau: hiện tượng pháp lý:
- Tổng thống có quyền phủ quyết các đạo - Không được phủ
luật do nghị viện ban hành quyết luật
- Tổng thống có quyền yêu cầu nghị viện - Không thể bị giải
xem xét lại các quyết định của mình tán trước hạn
- Nguyên thủ quốc gia có quyền kí sắc - Không ai có
lệnh yêu cầu giải tán nghị viện trước hạn quyền tuyên bố
- Tòa án có quyền tuyên bố 1 đạo luật của luật của QH vi
nghị viện là vi hiến và từ chối áp dụng, hiến và từ chối áp
… dụng

→ Với học thuyết phân chia quyền lực thì


mỗi 1 cơ quan chỉ nắm giữ 1 loại quyền lực,
có vị trị độc lập, cân bằng với nhau. Từ đó
tạo ra tình trạng “dùng quyền lực kiểm soát

quyền lực” (kiểm soát chéo) → Thông qua


đó hạn chế được sự lạm quyền và sự tha hóa
của quyền lực

 Sự áp dụng nguyên tắc tập quyền trong 5 bản HP VN:


- HP1946: áp dụng nguyên tắc phân quyền: nghị viện hoàn toàn có thể bị kiểm
soát bởi 2 nhánh quyền lực còn lại (Đ31: Chủ tịch nước có quyền phủ quyết
luật do Nghị viện ban hành, Đ54, Đ50)
- HP1959: mới áp dụng nguyên tắc tập quyền XHCN ở bước đầu (chịu ảnh
hưởng của các bản HP XHCN): QH được xác định là cơ quan quyền lực cao

nhất trong bộ máy NN → QH có quyền lập ra và giám sát 2 nhánh quyền lực
còn lại chứ không có chiều ngược lại
- HP1980: áp dụng triệt để tập quyền XHCN ở đỉnh cao: quyết tâm xây dựng
QH toàn quyền (Đ83 HP1980). Không những thế, QH còn có quyền ôm đồm,
làm thay, can thiệp công việc của những CQNN khác.
→ Sau 1 thời gian áp dụng nguyên tắc tập quyền đã bộc lộ khá nhiều khuyết điểm
tai hại:

+ Không có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, chồng chéo nhiều chức năng →
không có hiệu quả công việc

+ Bộ máy NN trở nên cồng kềnh, lãng phí, tốn kém

+ Khó mà quy kết trách nhiệm nếu có sai phạm xảy ra

- HP1992: nhận thức lại cơ chế nguyên tắc tập quyền XHCN, thay vào đó là cơ
chế phân công, phối hợp quyền lực, cụ thể là: QH vẫn được xác định là cơ
quan cao nhất nhưng 1 khi QH đã không thể hành pháp được thì QH lập ra CP
thì trong lĩnh vực quản lý CP là cao nhất, QH không ôm đồm, làm thay, can
thiệp. Nếu như CP làm sai thì phải chịu trách nhiệm trước QH

*Lưu ý: kể từ HP1992 thì người VN đã nhận thức lại tập quyền và đã áp dụng tư
tưởng phân công phối hợp quyền lực vào tổ chức bộ máy NN nhưng mãi đến năm
2001 thì VN mới sửa HP và chính thức bổ sung vào Đ2 cơ chế phân công phối

hợp quyền lực → người VN rất thận trọng

- HP2013: khẳng định quyền lực NN không chỉ dừng lại ở việc phân công phối

hợp mà còn có sự kiểm soát lẫn nhau (Đ2) → cho thấy ở VN đã áp dụng ngày
càng nhiều hạt nhân hợp lý của học thuyết phân quyền (đang phân quyền hóa
từng bước bộ máy NN).

→ Tuy nhiên, vấn đề kiểm soát quyền lực NN ở VN còn khá mới, là vấn đề nhạy
cảm. Vì vậy hiện nay mới được quy định chung chung trong HP và VN cũng chưa
có những biện pháp cụ thể để chính phủ và tòa án kiểm soát QH hay kiểm soát lẫn
nhau.

b. Về tính chất theo Đ69 HP2013: QH có 2 tính chất sau:


 QH là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân:
- Cách thành lập: là cơ quan duy nhất trong bộ máy NN do nhân dân cả nước

trực tiếp bầu ra, trao cho quyền lực → QH thay mặt nhân dân thực hiện quyền

lực NN của dân → dân chủ đại diện

- Cơ cấu thành phần: tối đa 500 đại biểu QH đủ sức đại diện cho mọi thành
phần cử tri trong cả nước: Có ít nhất 20% là nữ, ít nhất là 15% đại biểu là

người dân tộc thiểu số, đủ mọi nghề nghiệp thành phần → là hình ảnh phản

chiếu của dân tộc VN) → muốn QH đủ sức đại diện thì khi bầu cử QH phải cơ
cấu thành phần
- Nhiệm vụ quyền hạn: nhiệm vụ, quyền hạn quan trọng nhất của người đại
biểu là phải tiếp công dân và tiếp xúc cử tri để thu thập tâm tư nguyện vọng
của các tầng lớp nhân dân và mang những tâm tư nguyện vọng đó ra ngoài
nghị trường để bàn bạc tập thể, quyết định theo đa số; biến tâm tư nguyện
vọng đó thành luật, nghị quyết của QH
- Báo cáo công tác và chịu trách nhiệm: báo cáo trước cử tri, có thể bị cử tri
bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với niềm tin của cử tri

 QH là cơ quan quyền lực NN cao nhất của nước CHXHCNVN:

Dấu ấn của tập quyền

- Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập hiến, lập pháp
- Quốc hội có quyền thành lập ra những CQNN khác ở trung ương và quyết
định những vấn đề quan trọng của đất nước
- Có quyền giám sát tối cao

→ 3 lĩnh vực kể trên chính là 3 chức năng của QH được cụ thể hóa thành 15 loại
nhiệm vụ quyền hạn được quy định ở Đ70 HP2013
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của QH (Đ70 HP2013):

a. Trong lĩnh vực lập hiến, lập pháp:


 Nội dung của chức năng:
- Theo quy định hiện nay thì QH là cơ quan thực hiện quyền lập hiến, quyền lập
pháp: + Thông qua hiến pháp và các đạo luật

+ Sửa đổi HP và các đạo luật

+ Quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh (kế hoạch làm luật,

các đạo luật: bộ luật, luật đơn hành) → Cả luật và bộ luật đều có điểm
giống: đều do QH ban hành, đều có giá trị luật giá trị cao nhất. Khác
nhau về quy mô cơ cấu số lượng chương, điều (Bộ luật có quy mô cơ
cấu to hơn)
- Để hỗ trợ cho QH thực hiện chức năng lập pháp (Đ84 HP2013 quy định về
quyền sáng kiến pháp luật: quyền trình kiến nghị về luật và quyền trình dự án
luật.

→ 2 quyền này khác nhau ở nội dung và chủ thể:

Quyền trình kiến nghị về Quyền trình dự án luật


luật

Nội Là quyền yêu cầu đề nghị Là chủ thể tự tay viết xong dự án, đề
dung QH cần nên thông qua hay án hoàn chỉnh. Trình đề án cho QH
sửa đổi 1 luật nào đó trong thảo luận thông qua.
thời gian tới

Chủ Chỉ có các đại biểu QH Nhóm 1: các cơ quan tổ chức bên
thể trong QH: UBTVQH, HĐ dân tộc và
các UB chuyên môn của QH, các đoàn
đại biểu QH và từng cá nhân đại biểu
QH
Nhóm 2: nhóm các CQNN khác ở TW:
Chủ tịch nước, CP (các bộ ngành cấu
thành CP), TAND tối cao, VKSND tối
cao, kiểm toán NN
Nhóm 3: cơ quan trung ương của 6 tổ
chức chính trị xã hội ở VN

*Điểm mới: HP2013 có 2 điểm mới so với HP1992 về chức năng này:

Đ83 HP1992 Đ69 HP2013

QH là cơ quan duy nhất có quyền lập Bỏ đi 2 chữ “duy nhất”, bởi vì:
hiến và lập pháp
- Các nước trên TG đều quan niệm quyền lập
hiến thuộc về nhân dân còn ở VN do điều
kiện, hoàn cảnh nên người dân chưa thực
hiện quyền lập hiến được nên giao cho QH
thực hiện tạm thời
- Không thể quy định QH là cơ quan duy
nhất lập pháp vì quyền lập pháp có rất
nhiều công đoạn với sự tham gia của nhiều
chủ thể. QH chỉ thảo luận và thông qua luật
mà thôi

→ Cần phân biệt thuật ngữ quyền lập pháp


với quyền làm luật bởi lẽ quyền lập pháp là
việc thảo luận và thông qua luật; còn quyền
làm luật là rất nhiều công đoạn, nhiều chủ thể
tham gia vào

→ thông qua luật chỉ là 1 công đoạn của quy


trình làm luật

Quy định QH là cơ quan duy nhất có QH thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp

quyền lập hiến và lập pháp → dễ dẫn


→ đây là 2 quyền khác nhau → HP và
đến ngộ nhận cho rằng quyền lập
hiến và quyền lập pháp là 1 quyền, thường luật hoàn toàn khác nhau → đảm bảo
được tính tối thượng của HP
đánh đồng 2 quyền này với nhau →
coi HP là công cụ trong tay NN dùng
để quản lý dân như thường luật

 Nhận xét đánh giá về việc thực hiện chức năng lập hiến, lập pháp ở QH nước ta
hiện nay:

Lập hiến, lập pháp được coi là 1 chức năng truyền thống và quan trọng của QH, nhưng
nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế

- Làm luật: QH + thảo luận và thông qua.

+ Viết dự án (quan trọng nhất trong quy trình làm luật) nhưng
hơn 95% là chính phủ và các bộ ngành thực hiện. 5% còn lại chia
đều cho các cơ quan còn lại. Ở Mỹ 100% đều do các nghị sỹ viết
dự án luật.

→ Có sự khác nhau giữa VN và Mỹ là do chế độ làm việc: 2/3 đại biểu QH VN làm

việc kiêm nhiệm không chuyên trách → không có thời gian, không có điều kiện năng
lực tài chính, không có chuyên môn để làm luật. Ở Mỹ là công việc chuyên trách, coi
đại biểu quốc hội là 1 nghề.

*Nhìn chung, 1 dự luật giao cho CP, các bộ các ngành thực hiện cũng có những ưu
điểm, khuyết điểm nhất định:

Ưu điểm:

- Chính phủ, bộ ngành là cơ quan quản lý trong lĩnh vực đó cho nên người ta có

am hiểu nhất định trong lĩnh vực ngành nghề đó → đảm bảo chất lượng và tính
chuyên môn, độ chính xác
- Chỉ có CP mới có đủ năng lực về tài chính, nhân sự, con người

Hạn chế:
- Dễ dẫn đến tình trạn lợi ích nhóm và cục bộ ngành (dễ cài cắm lợi ích của bộ
ngành mình vào luật đó)

- Vô hiệu hóa chức năng làm luật của QH → QH hình thức nghị gà nghị gật

Giải pháp:

- Yêu cầu xây dựng quy chế đấu thầu trong việc xây dựng dự án luật tạo thế
cạnh tranh để dự án luật chất lượng
- Có nhiều dự án, chọn dự án tốt nhất để thông qua để tránh tình trạng độc
quyền
b. Chức năng nhiệm vụ quyền hạn QH trong lĩnh vực thành lập ra các
CQNN khác ở TW và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước:
- Sơ đồ quy trình thành lập ra các CQNN khác ở TW:

1. Khi có Chánh án Tối cao, thì thực hiện quy trình 3 bước để chọn Thẩm phán TAND
tối cao:

+ Chánh án tòa án tối cao lập 1 danh sách những người đủ tiêu kiện, tiêu chuẩn
làm thẩm phán tòa án tối cao

+ Trình danh sách cho QH bỏ phiếu phê chuẩn (điểm mới của HP2013). Trước
2013, để trở thành Thẩm phán TAND tối cao thì chỉ cần Chánh án TAND tối
cao đề nghị rồi Chủ tịch nước ký quyết định bổ nhiệm

+ Sau khi được QH phê chuẩn, chủ tịch nước là người kí quyết định bổ nhiệm
thẩm phán TAND tối cao (để ngồi được vào ghế thẩm phán tòa án nhân dân tối
cao thì phải có 3 bước: được Chánh Án TAND tối cao chọn, được QH phê
chuẩn, được Chủ tịch nước ký)

→ Ý nghĩa:

+ Nhằm tăng cường chất lượng đội ngũ thẩm phám trong chiến lược cải cách tư pháp
ở nước ta hiện nay: muốn trở thành thẩm phán TAND tối cao thì vừa phải có tài (phấn
đấu đạt hết những điều kiện tiêu chuẩn), vừa có đức (phải có danh dự, uy tín, có tiếng

tăm thì mới được QH phê chuẩn)→ đảm bảo được giá trị uy tín của những phán
quyết, bản án. Hơn nữa, trước năm 2013 thì đội ngũ thẩm phán của TAND tối cao VN
khá đông (hơn 100 người). Đến Luật tổ chức Tòa án 2014 đã khống chế số lượng này
(tối đa 17 người)

+ Nhằm mục đích tăng cường mối quan hệ giữa lập pháp và tư pháp ở chỗ: QH có
quyền phê chuẩn bổ nhiệm thẩm phán TAND tối cao. QH có quyền phê chuẩn bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức

 Chánh án tối cao sẽ lựa chọn trong số 17 thẩm phán trong TAND tối cao ra
những người đủ điều kiện, tiêu chuẩn ra làm phó Chánh án TAND tối cao
rồi trình cho Chủ tịch nước ký quyết định bổ nhiệm

2. Khi có viện trưởng VKSNDTC

Viện trưởng VKSNDTC sẽ lập danh sách những người đủ điều kiện tiêu chuẩn

để làm phó viện trưởng VKSNDTC và lựa chọn kiểm soát viên VKSNDTC →
trình danh sách cho chủ tịch nước kí quyết định bổ nhiệm

3. Khi có Thủ tướng Chính phủ: Thủ tướng Chính phủ phải thực hiện quy trình 3
bước:

B1: lập danh sách lựa chọn các phó thủ tướng, các bộ trưởng và các thủ trưởng
cơ quan ngang bộ (không nhất thiết là đại biểu QH)

B2: trình danh sách để QH phê chuẩn bổ nhiệm

B3: sau khi QH có nghị quyết phê chuẩn thì Chủ tịch nước sẽ kí quyết định bổ
nhiệm

→ Để làm phó Thủ tướng, bộ trưởng gồm 3 bước: thủ tướng chọn → QH phê chuẩn

→ Chủ tịch nước ký

Ý nghĩa Bước 1: phó thủ tướng, bộ trưởng là tay chân cộng sự, cùng với thủ tướng
điều hành đất nước, phải do Thủ tướng chọn để cùng chí hướng, tư duy để làm việc
hiệu quả hơn. Để đảm bảo uy thế, tiếng nói, sự chỉ đạo điều hành của Thủ tướng đối
với những người này
Ý nghĩa B2: nhằm đảm bảo tránh Thủ tướng lạm quyền. Các Bộ trưởng là người được
lập ra và có trách nhiệm thi hành luật, nghị quyết của QH nên QH được tham gia
thành lập các Bộ trưởng để đảm bảo các Bộ trưởng phải chấp hành.

Ý nghĩa B3: nhằm mục đích hợp thức hóa về mặt NN. Nhằm mục đích để Chủ tịch
nước giữ được vai trò điều hòa phối hợp hoạt động giữa những CQNN ở TW với nhau

*1 số lưu ý:

- 1 điểm mới của HP2013 là có quy định 4 chức danh sau đây được QH bầu ra phải
đọc lời tuyên thệ nhậm chức trước QH: Chủ tịch nước, Chủ tịch QH, thủ tướng chính

phủ, chánh án TATC → Ý nghĩa: việc đọc lời thề là để thể hiện tính trang nghiêm
trang trọng, niềm vinh dự lớn lao của những người được QH bầu giữ những chức vụ
lãnh đạo QG. Làm tăng cường trách nhiệm của những người giữ các chức vụ lãnh đạo
QG với những lời thề

Tại sao HP2013 cả Chánh án TANDTC và viện trưởng VKSND tối cao đều do
Chủ tịch nước giới thiệu cho QH bầu nhưng HP chỉ quy định Chánh án
TANDTC phải đọc lời thề còn viện trưởng VKSNDTC không phải đọc lời thề?

- 1 điểm mới nữa của HP2013 có quy định về Hội đồng bầu cử QG với mục đích tổ
chức này có trách nhiệm phụ trách cuộc bầu cử 1 cách độc lập và chuyên trách, nâng

cao chất lượng đại biểu dân cử → đó là lý do HP2013 quy định chủ tịch hội đồng bầu
cử QG ko là đại biểu QH. Tuy nhiên, sau khi HP2013 được ban hành thì Đảng và NN
ta mới nhận thấy rằng ở nước ta hiện nay nếu thành lập thêm Hội đồng bầu cử QG
theo đúng tinh thần của HP2013 thì dễ dẫn đến tình trạng phình to bộ máy NN và
chưa có nhiều việc để làm. Vì vậy nên mới tạm áp dụng mô hình chủ tịch QH đương
nhiệm đồng thời là Chủ tịch Hội đồng bầu cử QG

- Cần phân biệt 1 số thuật ngữ pháp lý: bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách
chức

+ Bầu: chủ thể bầu phải là tập thể, cơ quan làm việc theo chế độ tập thể, tập

thể người. VD: QH bầu, HĐND bầu, UBTVQH bầu,… → hình thức pháp lý:
tập thể sẽ bỏ phiếu và ra nghị quyết về việc bầu.
+ Vì 1 lý do khách quan mà không thể tiếp tục nhiệm vụ công việc → tập thể
bầu mình ra sẽ ra nghị quyết miễn nhiệm.

+ Vì 1 lý do chủ quan sai phạm (không phải là sức khỏe, công tác mà là tham
ô, tham nhũng, buông lỏng quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm, không có năng

lực điều hành,…) → bị tập thể bầu mình sẽ ra nghị quyết bãi nhiệm

→ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm luôn đi chung với nhau

+ Bổ nhiệm: được coi là hoạt động, ý chí của cá nhân Thủ trưởng 1 người.
VD: Thủ tướng, Chủ tịch UBND, Bộ trưởng, Chánh án bổ nhiệm,… Hình thức
pháp lý: ký quyết định bổ nhiệm

+ Trong quá trình công tác, thi hành nhiệm vụ, vì lý do khách quan (sức khỏe,

công tác) → người ký quyết định bổ nhiệm sẽ ký quyết định miễn nhiệm

+ Trong quá trình công tác có những biểu hiện sai phạm → ký quyết định cách
chức

→ Bãi nhiệm không đi với bổ nhiệm. Cách chức không đi với bầu

Lưu ý: Ở nước ta hiện nay, do tâm lý trọng tình cho nên các CQNN đã có những hành
xử không đúng với quy định của Luật: trên thực tế có sai (lẽ ra phải bãi nhiệm hoặc

cách chức) nhưng các CQNN VN cho rằng nghe nó nặng nề, không có tình cảm → Vì
vậy các quan chức phải chủ động làm đơn xin từ chức rồi sau đó các CQNN chọn
hình thức miễn nhiệm.

c. QH quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước: (xem khoản 3, 4, 5, 11,
12, 13, 14, 15 Đ70 HP2013):

- Khoản 3, 4, 5: QH có quyền
Đối nội, chiến tranh hòa bình

Lưu ý:

- Hiện nay, HP và luật còn quy định khá chung chung là QH quyết định những vấn đề
quan trọng của đất nước mà không quy định rõ vấn đề gì và định lượng cụ thể đó là tới

mức nào mới được gọi là quan trọng để QH quyết định → có những vấn đề không
quan trọng hoặc quan trọng nhưng không tới mức phải đưa ra cho QH bàn nhưng
người ta vẫn đưa ra cho QH quyết định (thậm chí được báo chí, mọi người ca ngợi là

dân chủ) → QH chỉ có 2 kỳ (2 tháng) để họp mà lại dành quá nhiều thời gian cho

những vấn đề nhỏ → vấn đề quan trọng thật sự cần QH bàn thì QH đã hết thời gian →

dễ giơ tay biểu quyết cho nhanh, cho xong → QH dễ bị thao túng và trở nên hình thức

*Đại xá: QH quyết định về việc đại xá và Chủ tịch là người công bố quyết định
cho toàn dân được biết. Bản chất của đại xá là miễn truy cứu trách nhiệm hình
sự đối với 1 loạt tội phạm phạm tội nhẹ vào những dịp rất long trọng của đất
nước. Nếu tội phạm đó đã bị truy cứu trách nhiệm rồi thì sẽ được tha, còn
chưa bị truy cứu trách nhiệm thì sẽ không bị truy cứu. Thường xảy ra trong
lĩnh vực giao thông, kinh tế (QH VN mới chỉ có 2 lần đại xá: 1946 mới thành
lập nước, 1975 thống nhất đất nước)

*Đặc xá: Chủ tịch nước có quyền kí quyết định đặc xá (Ban quản lí trại giam
tư vấn cho Chủ tịch nước). Bản chất là tha tù trước thời hạn đối với những
phạm nhân có cải tạo tốt và có hoàn cảnh đặc biệt.

*Ân xá: là quyền của Chủ tịch nước (Chánh án Tối cao, Viện trưởng VKSTC
tư vấn cho Chủ tịch nước). Bản chất là người phạm tội bị tòa án kết án tử hình
làm đơn xin Chủ tịch nước ân giảm án tử hình

3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của QH trong lĩnh vực giám sát tối cao:

a. Đối tượng của giám sát tối cao:


- Trước năm 2013: giám sát tối cao là giám sát toàn bộ hoạt động của bộ máy NN từ

TW đến địa phương → dấu ấn của tập quyền XHCN trước đây còn sót lại, đề cao QH

quá mức → chưa khả thi, thực tế.

- HP2013: nhận thức lại giám sát tối cao chỉ là giám sát tầng cao nhất của bộ máy NN,
từ Bộ trở lên, cụ thể là: UBTVQH, Chủ tịch nước, Chính phủ (các Bộ, các Ngành),
TANDTC, VKSNDTC, kiểm toán NN, Hội đồng bầu cử QG.

b. Biện pháp giám sát:

- Xét báo cáo công tác: Tuy nhiên trên thực tế hiện nay QH VN hầu như chủ yếu nghe
báo cáo chứ không có xét.

- Xem xét VBQPPL của những chủ thể thuộc đối tượng giám sát tối cao coi nó có phù

hợp với HP, Luật, Nghị quyết của QH hay không → hoạt động xem xét rất mất thời

gian và rất cần chuyên môn của các chuyên gia về luật đảm nhiệm → trên thực tế QH
thường không làm, rất ít sử dụng.

- Thành lập Ủy ban điều tra để điều tra về một vấn đề nhất định → QH sử dụng ngày
càng nhiều, có hiệu quả

- Chất vấn: là 1 biện pháp giám sát tối cao rất hiệu quả. Vì vậy mà kì họp nào cũng
dành ra 1 thời lượng thích đáng cho việc chất vấn, thu hút được cử tri quan tâm nhiều
nhất

→ Chất vất thực chất cũng là 1 dạng câu hỏi nhưng khác với quyền kiến nghị, hỏi đáp
thông thường ở chỗ:

Quyền yêu cầu, kiến nghị, Quyền chất vấn của Đại biểu
hỏi đáp thông thường

Đối Đại biểu QH có thể thực Đại biểu QH chỉ có quyền chất vấn
tượng hiện quyền yêu cầu, kiến những chức danh sau: Chủ tịch nước,
nghị, hỏi đáp bất cứ cơ Chủ tịch QH, Thủ tướng CP và các
quan cá nhân tổ chức nào thành viên khác, Bộ trưởng và các thủ
Đại biểu quan tâm trưởng ngang Bộ, Chánh án
TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC,
tổng kiểm toán NN

→ Đối tượng chất vấn là người đứng


đầu, Thủ trưởng của cơ quan đơn vị

Mục Để biết, nắm thông tin Để quy kết, làm sáng tỏ trách nhiệm
đích

Tính Không ràng buộc về quyền Ràng buộc về quyền và nghĩa vụ: Đại
chất và nghĩa vụ ở chỗ 1 bên là biểu QH có quyền yêu cầu giải trình
Đại biểu QH có quyền yêu và đối tượng bị chất vấn phải giải
cầu kiến nghị nhưng không
bắt buộc phải trả lời trình → trả lời cho toàn thể QH biết

Hậu Không có hậu quả Có hậu quả: Sau mỗi phiên chất vấn,
quả QH có thể ra 1 nghị quyết bày tỏ thái

độ về việc trả lời chất vấn → việc


chất vấn này là cơ sở để Đại biểu QH
bỏ phiếu tín nhiệm đối với các quan
chức

1 số đánh giá, nhận xét về việc chất vấn và trả lời chất vấn tại QH:

- Ưu điểm:

+ Chất vấn trong thời gian vừa qua luôn được truyền hình trực tiếp → tăng cường
trách nhiệm của người chất vấn lẫn người bị chất vấn: tạo điều kiện cho cử tri cả
nước giám sát hoạt động chất vấn đó
+ Đối tượng chất vấn ngày càng được mở rộng → ngày càng có dân chủ

+ Đã tập trung vào những điều mà cử tri quan tâm, mang hơi thở của cuộc sống

- Khuyết điểm: Hiện nay, 1 số quy định về chất vấn, đặc biệt là vấn đề hậu quả của
chất vấn còn chung chung, chưa rõ. QH có thể ra 1 nghị quyết bày tỏ thái độ về
phiên chất vấn nhưng không rõ ràng. Bước tiếp theo các quan chức sẽ chịu trách
nhiệm gì thì chưa đề cập đến.

c. Những hậu quả pháp lý mà QH có thể sử dụng trong quá trình giám sát tối
cao:

- Nếu phát hiện những văn bản của UBTVQH, Chủ tịch nước, CP, Thủ tướng CP,
TANDTC, VKSNDTC, Tổng kiểm toán NN có dấu hiệu trái HP, Luật, Nghị quyết
của QH: QH được quyền ra nghị quyết bãi bỏ 1 phần hoặc toàn bộ những văn bản
sai trái đó (không dùng từ “hủy bỏ”: tự xử lý)

- Nếu trong quá trình giám sát tối cao mà QH phát hiện ra những hành vi sai trái thì
QH sẽ xử lý bằng những cách sau đây:

+ QH sẽ ra nghị quyết miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm đối với các chức danh do
QH bầu

+ QH có thể ra nghị quyết phê chuẩn miễn nhiệm hoặc cách chức đối với các
chức danh do QH phê chuẩn bổ nhiệm: Phó thủ tướng, các thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ, Thẩm phán TANDTC,

+ Đặc biệt, kể từ năm 2001 thì trong quá trình giám sát tối cao, QH còn được
quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do QH phê chuẩn. Và kể từ
năm 2014, QH còn được quyền lấy phiếu tín nhiệm
Bỏ phiếu tín nhiệm (Đ13 Luật Tổ chức QH 2014): chính thức được quy định lần đầu năm
2001:

- Thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm: được quy định rõ trong Đ13: Chủ thể có quyền yêu
cầu QH bỏ phiếu tín nhiệm nếu có yêu cầu của UBTVQH, HĐDT, các Ủy ban
chuyên môn của QH, ít nhất 20% tổng số đại biểu QH yêu cầu
- Đối tượng bị QH bỏ phiếu tín nhiệm: đối với tất cả các chức danh nào do QH
bầu hoặc phê chuẩn
- Thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm tại nghị trường: UBTVQH sẽ trình với QH lý do và
đối tượng của người bị bỏ phiếu tín nhiệm. Người bị bỏ phiếu tín nhiệm sẽ phát
biểu
- QH sẽ bỏ phiếu kín và công bố kết quả
- Nếu có quá bán tổng số đại biểu QH vẫn còn tín nhiệm thì sẽ tiếp tục tại vị giữ
chức danh đó. Nếu không thu đủ quá bán số phiếu tín nhiệm thì QH sẽ ra nghị

quyết tuyên bố bất tín nhiệm → chức danh đó phải làm đơn xin từ chức. Nếu
không từ chức thì chủ thể nào đề nghị QH bầu chức danh đó sẽ đứng ra đề nghị
BT áp dụng:

TH1: Viện trưởng VKSNDTC chỉ thu được 30% số phiếu tín nhiệm tại QH và không
làm đơn xin từ chức.

→ B1: Đích thân Chủ tịch nước đề nghị QH miễn nhiệm

B2: QH bỏ phiếu và ra nghị quyết miễn nhiệm

TH2: Thống đốc Ngân hàng NN VN chỉ thu được 40% số phiếu tín nhiệm tại QH và
không làm đơn từ chức.

→ B1: Thủ tướng đề nghị QH phê chuẩn miễn nhiệm

B2: QH bỏ phiếu, ra nghị quyết phê chuẩn

B3: Chủ tịch nước kí quyết định miễn nhiệm


TH3: Phó chánh án TANDTC chỉ thu được 20% số phiếu tín nhiệm tại QH và không
làm đơn từ chức

→ Không là đối tượng bỏ phiếu tín nhiệm của QH do không là đối tượng bầu, hay phê
chuẩn bổ nhiệm của QH.

*Ý nghĩa của bỏ phiếu tín nhiệm: Ở VN kể từ Nghị quyết 51/2001 thì đã bổ sung cho
QH quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do QH bầu hoặc phê chuẩn bổ
nhiệm. Nó đã giúp QH chủ động hơn trong việc xử lý các quan chức và làm tăng
cường trách nhiệm của các quan chức trước QH.

QUỐC HỘI Trước năm 2001 Từ năm 2001 đến nay

QH chỉ có cơ chế bãi nhiệm Bên cạnh cơ chế bãi nhiệm, có thêm
cơ chế tín nhiệm

Hậu quả QH bị động lúng túng, quan QH trở nên chủ động, quan chức làm
chức vô trách nhiệm việc với tinh thần trách nhiệm hơn

So sánh

Cơ chế bãi nhiệm Cơ chế tín nhiệm

Về mặt Là 1 loại trách nhiệm pháp lý Được coi là 1 loại trách nhiệm
tính chất chính trị

Cơ sở Phải có hành vi sai trái, đủ sức cấu Không cần sai hay đúng, mà
để quy thành tội phạm, phải có chứng cứ để theo niềm tin của số đông Đại
kết chứng minh biểu QH

Thủ tục Thủ tục tố tụng: phải có điều tra để tìm Tiến hành bỏ phiếu tại nghị
quy kết chứng cứ, viết cáo trạng để tố cáo tội trường
phạm, xét xử để tranh luận tranh tụng
công khai và ra phán quyết có tội hay
không

Chủ thể Đây chính là chức năng của Thẩm phán Là chức năng, sở trường của
quy kết quan tòa, là chức năng của cơ quan tiến Nghị viện, có thể thực hiện
hành tố tụng, không phải là chức năng được

của nghị sĩ, nghị trường → Nếu trao


cho QH quyền bãi nhiệm quan chức:
QH sẽ lúng túng, bị động

*Thực tế thực hiện bỏ phiếu tín nhiệm ở VN: áp dụng từ 2001 đến nay và được coi là
1 văn minh chính trị nhưng từ 2001 đến nay QH VN chưa bỏ phiếu tín nhiệm 1 ai bao

giờ → Chúng ta sợ rằng nếu áp dụng không khéo thì có thể dẫn đến tình trạng lôi kéo,
kích động, gây mất đoàn kết nội bộ, bất ổn cho nghị trường

→ Quy định thủ tục, điều kiện bỏ phiếu tín nhiệm rất khắt khe, phức tạp → không bỏ

phiếu tín nhiệm được ai → Chính vì vậy, việc bỏ phiếu tín nhiệm ở VN nhận được
nhiều ý kiến phê bình, chỉ trích của các giới học thuật, nhà làm luật, nhà cử tri, khoa

học VN → HP2013 mới bổ sung thêm cho QH quyền lấy phiếu tín nhiệm nhằm mục
đích nhằm yên lòng dư luận, việc bỏ phiếu tín nhiệm trở nên khả thi hơn, sớm thực
hiện trong thực tế

Lấy phiếu tín nhiệm (Đ12) Bỏ phiếu tín nhiệm (Đ13)

Đối QH sẽ tiến hành lấy phiếu tín QH sẽ bỏ phiếu tín nhiệm đối với những
tượng nhiệm đối với những chức chức danh do QH bầu hoặc phê chuẩn nhưng
danh được quy định tại phải có 1 trong 2 điều kiện:
khoản 1 Đ12 Luật Tổ chức
- Chức danh đó bị 1 trong 4 chủ thể yêu cầu
QH (hơn 40 chức danh)
QH bỏ phiếu tín nhiệm: UBTVQH, HĐDT,
các cơ quan chuyên môn, 20% tổng số đại
biểu QH

- Những chức danh do QH bầu hoặc phê


chuẩn mà trong quá trình lấy phiếu tín
nhiệm nếu kết quả có từ 2/3 tổng số đại biểu
QH đánh giá ở mức tín nhiệm thấp trở lên

→ Là cơ sở để bỏ phiếu tín nhiệm khả thi


hơn, hiện thực hóa

Cách Lấy phiếu đồng loạt tất cả Chỉ bỏ phiếu ín nhiệm đối với những người
thức những chức danh ở khoản 1 bị yêu cầu hoặc có từ 2/3 đánh giá ở mức tín
tiến Đ12 định kỳ, theo quy định nhiệm thấp trở lên. Không đồng loạt, không
hành của Luật. Theo quy định của thường xuyên, định kỳ.
Pháp luật hiện hành thì QH
Là hoạt động có tính chất hên xui
sẽ tiến hành lấy phiếu tín
nhiệm vào kì họp thường lệ
thứ 6 của QH mỗi khóa (năm
thứ 3 của nhiệm kì) vì:

- Có đủ cơ sở để Đại biểu
QH đánh giá, đo lường niềm
tin

- Là căn cứ, cơ sở để tiến


hành quy hoạch cán bộ cho
nhiệm kì sau.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia


cho rằng chỉ tiến hành lấy
phiếu tín nhiệm 1 lần duy
nhất trong nhiệm kỳ là quá
ít, không có cơ hội để sửa sai
và người bị tín nhiệm thấp
mãi mãi mang tiếng bị tín

nhiệm thấp → cần lấy phiếu


tín nhiệm 2, 3 lần 1 nhiệm
kỳ

Kết Tất cả đều được tín nhiệm, Có 2 khả năng: vẫn còn được QH tín nhiệm
quả lá nhưng chia thành 3 mức: tín và QH không còn tín nhiệm nữa (bất tín
phiếu nhiệm cao, vừa và thấp nhiệm)

Hậu Không có hậu quả gì, chỉ có Có hậu quả: nếu QH tuyên bố bất tín nhiệm
quả ý nghĩa răn đe, cảnh tỉnh các thì phải làm đơn xin từ chức. Nếu không làm
quan chức để họ cố gắng sửa đơn xin từ chức, chủ thể nào đề nghị QH
sai, làm việc tốt hơn. Chỉ có bầu chức danh đó sẽ đứng ra đề nghị QH
người nào bị 2/3 đánh giá ở miễn nhiệm chức danh đó, và chủ thể nào đề
mức tín nhiệm thấp trở lên nghị QH phê chuẩn bổ nhiệm chức danh đó
mới phải chịu hậu quả thì sẽ đứng ra đề nghị QH phê chuẩn miễn
nhiệm chức danh đó.
III/ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA QUỐC HỘI;
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội:

a. Tính chất:

Là một cơ quan thường trực hoạt động thường xuyên của QH, được QH lập ra
để giúp QH giải quyết 1 số công việc phát sinh lúc QH không họp. Nói khác đi,
QH lập ra UBTVQH là vì QH nước ta là 1 QH kiêm nhiệm, 1 năm chỉ họp 2 kì,
mỗi kì 1 tháng. Vì vậy cần lập ra UBTVQH để thay mặt QH giải quyết 1 số công
việc phát sinh giữa 2 kì họp của QH

→ UBTVQH chỉ là 1 cơ quan phái sinh từ chế độ làm việc không thường xuyên
của QH (đó là lý do ở những nước tư sản vì Nghị viện của họ hoạt động chuyên
trách,, hoạt động thường xuyên nên không có UBTV nghị viện

b. Thành phần:

UBTVQH hiện nay gồm có 18 thành viên, bao gồm: Chủ tịch QH đồng thời là
Chủ tịch UBTVQH, 4 phó Chủ tịch QH đồng thời là phó Chủ tịch UBTVQH và 13
ủy viên (Chủ tịch Hội đồng dân tộc, 9 Chủ nhiệm của 9 Ủy ban chuyên môn của
QH, Tổng thư ký QH, Trường ban dân nguyện, Trưởng ban công tác đại biểu)

Các thành viên của UBTVQH do QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trong số các
đại biểu QH theo sự giới thiệu của UBTVQH khóa trước (trong kì họp thứ nhất) và
theo sự giới thiệu của UBTVQH đương nhiệm (đối với các kì họp thứ hai trở đi).
Tất cả các thành viên của UBTVQH phải hoạt động chuyên trách và đồng thời là
thành viên của CP, bởi 3 lý do:
- Tính chất của UBTVQH là 1 cơ quan thường trực, hoạt động thường xuyên
cho nên thành viên phải chuyên trách. Nói khác đi, bởi vì QH nước ta là 1 QH
không chuyên trách nên mới cần UBTVQH, vì vậy UBTVQH cần phải chuyên
trách

- Lúc QH không họp thì UBTVQH được giao trọng trách giám sát CP. Vì vậy
để sự giám sát được khách quan, tránh tình trạng thì chủ thể giám sát không thể
đồng thời là đối tượng bị giám sát

- Thể hiện tư duy mới: cần phân công rành mạch và bất khả kiêm nhiệm (đã
làm việc gì thì tập trung làm việc đó, tránh tình trạng ôm đồm bao biện)

c. Nhiệm vụ, quyền hạn: (Đ74 HP2013)

- Về mặt nhân sự:

+ Có quyền giới thiệu các chức danh sau đây để QH bầu, miễn nhiệm,
bãi nhiệm bao gồm: Chủ tịch QH, Phó chủ tịch QH, Ủy viên UBTVQH, Chủ
tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các ủy ban chuyên môn của QH, Tổng thư
ký QH và Chủ tịch nước (phải là đại biểu QH). Ngoài ra, còn tổng kiêm toán
NN và chủ tịch hội đồng bầu cử QG (không nhất thiết, bắt buộc là Đại biểu
QH)

+ Có quyền phê chuẩn, bổ nhiệm: đại sứ đặc mệnh toàn quyền của VN ở
nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế (3 bước: Thủ tướng lập danh sách đề nghị

→ UBTVQH phê chuẩn → Chủ tịch nước kí quyết định bổ nhiệm)

+ Được quyền giải tán HĐND cấp tỉnh nếu như nó làm thiệt hại nghiêm
trọng đến lợi ích của nhân dân trong tỉnh

- Về mặt văn bản:

+ Được quyền ban hành 2 loại văn bản: Nghị quyết và Pháp lệnh (cần
phân biệt với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của QH)

+ Được quyền đình chỉ thi hành, bãi bỏ những nghị quyết sai trái của
HĐND cấp tỉnh
+ Trong thời gian QH không họp mà UBTVQH phát hiện 4 chủ thể sau
đây ban hành 1 văn bản sai trái: CP, thủ tướng CP, TAND tối cao, VKSND tối
cao thì xử lý theo 2 trường hợp:

TH1: nếu trái với HP, luật, nghị quyết của QH thì UBTVQH chỉ
tạm thời đình chỉ thi hành rồi đề nghị với QH bãi bỏ trong kì họp
gần nhất

TH2: nếu trái với nghị quyết, pháp lệnh của UBTVQH thì
UBTVQH được quyền đình chỉ hoặc bãi bỏ luôn.

d. Xu hướng phát triển của chế định UBTVQH:

Các bản HP VN có xu hướng thu hẹp dần dần quyền hạn của UBTVQH lại:

UBTVQH trong HP1992 UBTVQH trong nghị quyết 51/2001

Trong lúc QH không họp, thì UBTVQH Trong trường hợp QH không thể
được quyền quyết định tình trạng chiến tranh họp được thì UBTVQH mới được
hay hòa bình khi nước nhà bị xâm lược, phê quyết định tình trạng chiến tranh hay
chuẩn nhân sự CP theo đề nghị của Thủ hòa bình
tướng

Như vậy, so với HP1992 thì nghị quyết 51/2001 có 2 điểm mới:

- Dùng từ “không thể họp” thay cho từ “không họp”


- Không cho UBTVQH quyền phê chuẩn nhân sự của CP
1. “không họp” khác gì với “không thể họp”
2. Tại sao Nghị quyết 51/2001 lại không cho UBTVQH quyền được phê chuẩn
nhân sự của CP nữa

Hiện nay, trong lúc QH không họp mà có 1 thành viên CP sai phạm thì Thủ
tướng sẽ trình Chủ tịch nước tạm đình chỉ công tác người này rồi thủ tướng tạm

giao quyền bộ trưởng cho 1 người khac → đợi QH họp và ra quyết định cuối cùng

3. Việc thu hẹp quyền hạn của UBTVQH là việc đáng mừng hay đáng buồn
- UBTVQH mà quyền hạn nhỏ dần thì QH ngày càng thực quyền
- QH VN làm việc ngày càng thường xuyên đều đặn hơn, tỉ lệ đại biểu chuyên
trách ngày càng nhiều lên, xứng đáng với niềm tin của nhân dân ngày giao phó

→ Đ74 HP2013 không những không tiếp tục thu hẹp quyền hạn của UBTVQH mà
còn quy định thêm cho UBTVQH 2 quyền mới: cho phép bổ nhiệm, phê chuẩn đại sứ
đặc mệnh toàn quyền (trước năm 2013 Thủ tướng đề nghị, Chủ tịch nước ký quyết
định bổ nhiệm), được quyền điều chỉnh địa giới hành chính từ cấp huyện trở xuống
(trước năm 2013 giaio cho CP quyết). Việc này không đi ngược với xu thế chung vì
những quyền này trươc đây vốn do CP, Chủ tịch nước quyết.

2. Hội đồng dân tộc và các UBCM của QH:

a. Hội đồng dân tộc:


- Thành phần:

+ Chủ tịch HĐDT → do QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trong số các
đại biểu QH là người dân tộc thiểu số
+Phó chủ tịch HĐDT và Các ủy viên do Chủ tịch HĐDT lập danh sách
và chỉ chọn trong số những đại biểu QH là người dân tộc thiểu số và
UBTVQH sẽ phê chuẩn danh sách
- Chức năng:
+ Tham mưu tư vấn cho QH ban hành 1 số chủ trương chính sách về
vấn đề dân tộc
+ Giúp QH thẩm tra các đề án, dự án có liên quan đến dân tộc
+ Giúp QH giám sát việc thực hiện các chủ trương của QH về dân tộc
b. Các UB của QH:
- Ủy ban lâm thời: được QH lập ra để giải quyết 1 công việc phát sinh nào đó

khi có nhu cầu và sẽ giải tán khi hết nhu cầu → không có cùng nhiệm kì với
QH. Vd: ủy ban điều tra, ủy ban sửa đổi hiến pháp,…
- Ủy ban chuyên trách (Ủy ban chuyên môn): QH lập ra theo quy định của Luật
từ đầu nhiệm kỳ, có cùng nhiệm kỳ với QH. Theo quy định hiện nay thì QH
lập ra 9 UBCM: Ủy ban pháp luật, ủy ban tư pháp, ủy ban kinh tế, ủy ban tài
chính ngân sách, ủy ban đối ngoại, ủy ban an ninh quốc phòng, ủy ban khoa
học công nghệ và môi trường, ủy ban về các vấn đề xã hội, ủy ban văn hóa
giáo dục thanh thiếu nhiên nhi đồng.
+ Thành phần:
• Chủ nhiệm Ủy ban do QH bầu
• Phó chủ nhiệm Ủy ban và các Ủy viên do Chủ nhệm ủy ban lựa
chọn lập danh sách, UBTVQH phê chuẩn

→ Các thành viên của UBCM chỉ được lựa chọn trong số các đại biểu
QH mà có kiến thưc và chuyên môn sâu về lĩnh vực mà UB đó phụ trách

→ Xu thế của các nước hiện nay trên thế giới đặc biệt đề cao và chú trọng các UBCM
bởi lẽ UBCM là nơi tập hợp những đại biểu có kiến thức, trình độ, chuyên môn sâu,
giúp cho QH hoạt động có hiệu quả. Là hình thức khuyến khích, lôi kéo các đại biểu
vào hoạt động chuyên trách. Vì vậy mà các nước trên thế giới cho rằng phiên họp của
toàn thể nghị viện chỉ là 11 phiên trình diễn còn phiên làm việc thật sự là phiên làm
việc tại các UBCM

+ Chức năng:

• Giúp Qh thẩm tra những báo cáo, đề án liên quan

• Giám sát các bộ, ngành tương ứng

IV/ KÌ HỌP QH:

Được coi là hình thức hoạt động quan trọng nhất, chủ yếu của QH. QH họp 1
năm 2 kì thường lệ, 1 kì giữa năm và 1 kì vào cuối năm. Ngoài ra, QH có thể họp bất
hường nếu như có yêu cầu của 1 trong 4 chủ thể sau đây: UBTVQH, Chủ tịch nước,
Chính phủ, ít nhất 1/3 tổng số đại biểu QH yêu cầu.
UBTVQH sẽ dự kiến chương trình làm việc của kì họp và gửi thư triệu tập kì
họp cho các đại biểu quốc hội chậm nhất là 30 ngày đối với kì họp thường lệ và chậm
nhất là 7 ngày đối với kì họp bất thường trước ngày khai mạc kì họp.

QH sẽ bàn bạc tập thể và quyết định theo đa số thuộc về chức năng, quyền hạn,
nhiệm vụ của QH. Cuối mỗi kì họp, QH sẽ ban hành các văn bản sau đây: HP, các đạo
luật, các nghị quyết. Các văn bản của QH sẽ do chủ tịch QH kí chứng thực và Chủ tịch
nước kí lệnh công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày văn bản đó được QH thông
qua. Có hiệu lực từ thời điểm trong 2 trường hợp: quy định tại thời điểm quy định
trong văn bản, không ghi trên văn bản: có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban
hành.

Về nguyên tắc thì các quyết định phải được quá nửa tổng số đại biểu QH biểu
quyết tán thành trừ 3 trường hợp phải có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu QH biểu quyết tán
thành:

- Sửa đổi HP
- Nghị quyết về việc rút ngắn hay kéo dài nhiệm kì của QH
- Nghị quyết về bãi nhiệm đại biểu QH (lẽ ra phải trao cho cử tri)

CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM


I/ SO SÁNH CHẾ DỊNH CHỦ TỊCH NƯỚC VN QUA 5 BẢN HP:
Tiêu Nguyên thủ QG trong HP 1946 Nguyên thủ QG trong 4 bản HP
chí so còn lại
sánh
Tên - HP1946 gọi nguyên thủ QG là Chủ - Từ HP1959 đến nay nguyên
gọi, tịch nước. Chủ tịch nước trong HP1946 thủ QG của nước ta vẫn được
cách do Nghị viện nhân dân bầu ra trong số gọi là Chủ tịch nước (duy nhất
thành các nghị sĩ, phải được ít nhất 2/3 tổngHP1980 do chịu ảnh hưởng của
lập, HP Liên Xô nên chúng ta đã quy
nhiệm số nghị sĩ bỏ phiếu thuận (→ ý đồ của định chế định nguyên thủ QG
kì các nhà lập hiến nhằm chỉ có mình Bác tập thể, gọi là Hội đồng NN (13
có đủ khả năng trúng cử Chủ tịch nước, người là Chủ tịch nước tập thể).
không để các đảng phái khác lên nắm Nguyên thủ QG từ năm 1959
quyền). Nếu vòng 1 mà không có ứng đến nay đều do QH bầu, miễn
cử viên nào đạt được số phiếu đó thì nhiệm, bãi nhiệm trong số các
phải bầu vòng 2, áp dụng nguyên tắc đại biểu QH theo sự giới thiệu
quá bán. của UBTVQH (duy nhất chỉ có
- HP1946 không quy định độ tuổi của HP1959 quy định Chủ tịch nước
ứng cử viên làm Chủ tịch nước và không nhất thiếtphải là đại biểu
không quy định số nhiệm kì liên tiếp QH).
của Chủ tịch nước. - Từ HP1959 đến nay không quy
- Chủ tịch nước có nhiệm kì 5 năm, dài định độ tuổi của ứng cử viên
làm Chủ tịch nước và không quy
hơn nghị viện (3 năm) → Vì tình hình định số nhiệm kì liên tiếp của
nghị viện lúc đó rối ren, đa Đảng. Chủ tịch nước
Tránh trường hợp nghị viện tự giải tán - Các bản HP từ năm 1959 đến
khiến chức Chủ tịch nước bị hủy bỏ nay đều quy định Chủ tịch nước
theo có nhiệm kì theo nhiệm kì của
QH
*Câu hỏi: tại sao trong 5 bản HP
của VN thì chỉ có HP1959 quy
định Chủ tịch nước không cần là
đại biểu QH và phải từ 35t trở
lên
Vị trí Chủ tịch nước có 2 vị trí trong bộ máy Kể từ HP1959 đến nay, Chủ tịch
và vai NN: nước có 1 vị trí duy nhất trong
trò của - Người đứng đầu NN nói chung, thay bộ máy NN, chỉ được xác định
nguyên mặt NN về đối nội đối ngoại là người đứng đầu NN nói
thủ - Người đứng đầu chính phủ, nắm hành chung và thay mặt NN về đối
QG pháp trong tay, trực tiếp điều hành quản nội đối ngoại
lý đất nước
→ Chủ tịch nước không nằm
→ Giống với vị trí của tổng thống Mỹ, trong 1 cơ quan nào cụ thể và
Pháp. Việc HP1946 giao Chủ tịch nước không nắm 1 loại quyền lực nào
nắm quyền hành pháp nhằm giúp Chủ hết.
tịch nước tập trung mọi sức người sức
của nhằm phục vụ cuộc kháng chiến
chống thù trong giặc ngoài. Nói khác
đi, trong điều kiện chiến tranh thì quyền
lực cần tập trung trong tay lãnh tụ chỉ
huy
Vai trò Trao cho Chủ tịch nước nhiều quyền to Chỉ được ban hành lệnh có giá
lớn, đặc biệt là Chủ tịch nước có quyền trị dưới luật, chỉ có quyền công
kiềm chế và đối trọng với nghị viện, cụ bố chứ không có quyền phủ
thể là: Chủ tịch nước có quyền ban quyết luật, không có quyền yêu
hành những sắc lệnh có giá trị như một cầu nghị viện xem xét lại các
đạo luật, Đ31: Chủ tịch nước được
quyền phủ quyết các đạo luật, Đ54: quyết định của nghị viện → tập
Chủ tịch nước đề nghị nghị viện thảo quyền XHCN
luận lại việc bất tín nhiệm nội các,…

→ Dùng quyền hành pháp của Chủ tịch


nước để kiểm soát quyền lập pháp của

nghị viện → HP1946 là bản HP duy


nhất đặt vấn đề nghị viện cần phải bị
kiểm soát bởi 2 nhánh quyền lực còn lại
(áp dụng nguyên tắc phân chia quyền
lực, nghị viện cân bằng với chính phủ,
tòa án)

→ HP1946 trao cho Chủ tịch nước


quyền này như 1 công cụ quan trọng để
đối phó với 1 nghị viện đa đảng để bảo
vệ thành quả cách mạng
Vai trò Chủ tịch nước là tổng chỉ huy quân đội Chủ tịch nước chỉ được xác định
của (trực tiếp chỉ đạo quân đội, điều binh là Chủ tịch Hội đồng Quốc
Chủ phòng an ninh thống lĩnh các lực
tịch khiển tướng) → có ý nghĩa sống còn lượng vũ trang (phụ trách quân
nước trong việc bảo vệ Đảng, thành quả cách đội về mặt danh nghĩa). Hiện
trong mạng nay ở nước ta có 4 người có vai
lĩnh trò, ảnh hưởng nhất định tới
vực an quân đội: Tổng bí thư ĐCS (bí
ninh thư quân ủy trung ương: hoạch
quốc định đường lối chiến lược cơ
phòng bản), Bộ trưởng quốc phòng
(tổng tư lệnh quân đội nhân dân
VN: trực tiếp chỉ đạo quân đội),
Thủ tướng (người quản lý Bộ
công an, Bộ quốc phòng: nắm
biên chế), Chủ tịch nước (thống
lĩnh lực lượng vũ trang
Báo - Đ50 HP1946, Chủ tịch nước không - Phải báo cáo công tác và chịu
cáo báo cáo công tác và không chịu trách mọi trách nhiệm trước QH
công nhiệm gì trước nghị viện trừ tội phản (nguyên tắc tập quyền, Chủ tịch
tác và quốc. Đ51 HP1946 nếu nghị viện có nước chỉ là cơ quan phái sinh từ
chịu chứng cứ Chủ tịch nước phản bội tổ QH)
trách quốc thì nghị viện phải thành lập 1 tòa
nhiệm án đặc biệt để xét xử

→ Chủ tịch nước độc lập, không bị phụ


thuộc vào nghị viện, đủ sức để đối phó
với thù trong giặc ngoài

→ Tóm lại, HP1946 đã sáng tạo ra 1 chế định chủ tịch nước rất độc đáo ở chỗ:

- Được thiết kế rất phù hợp với bối cảnh thù trong giặc ngoài. Vì thế nó góp
phần vào việc bảo vệ được Đảng và thành quả của cách mạng trong tình trạng
đa đảng
- Chế định chủ tịch nước theo HP1946 là người nhạc trưởng, nguyên thủ quốc
gia theo đúng nghĩa vì chủ tịch nước nắm đủ 3 quyền năng của 1 nguyên thủ
quốc gia, người đứng đầu NN: Thay mặt cho NN. Quản lý đất nước (hành
pháp). Nắm công an quân đội vì đây là công cụ để bảo vệ quốc gia, toàn vẹn
lãnh thổ.
- Chế định Chủ tịch nước năm 1946 có tiếp thu tinh hoa Âu Mỹ, rất giống với
hình ảnh của Tổng thống Mĩ và Pháp và không kém màu sắc Á Đông (có sự
sáng tạo đổi mới chứ không sao chép nguyên si, rập khuôn: ở Mỹ, Pháp gọi là

Tổng thống → về VN đổi tên thành Chủ tịch nước. Ở Mỹ, Pháp dân trực tiếp
bầu → dân không thể trực tiếp bầu mà để nghị viện bầu nhưng Chủ tịch nước
có khả năng kiểm soát, kiềm chế, đối trọng ngược lại đối với nghị viện.)
- Qua chế định chủ tịch nước theo HP1946 thể hiện được tầm nhìn xa trông
rộng, tầm nhìn chiến lược của các nhà lập hiến, có thể ví như các nhà lập hiến
năm 1946 đã chơi 1 canh bạc chính trị tương đối lón, nhờ thắng được canh bạc
này đã góp phần bảo vệ được Đảng và thành quả cách mạng trong tình thế đa
đảng.

→ Với chế định Chủ tịch nước ấy, HP1946 còn sáng tạo ra 1 chính thể cộng hòa rất

VN 1946 là cộng hòa hỗn hợp vì Đ44 HP1946 quy định chính phủ có Chủ tịch nước, Phó
chủ tịch nước và nội các, đứng đầu nội các là Thủ tướng

- Đúng nguyên bản của cộng hòa hỗn hợp là tổng thống phải do dân trực tiếp bầu
nhưng chủ tịch nước VN năm 1946 không thể đưa cho dân bầu vì không đủ hoàn
cảnh (tuy nhiên đây chỉ là yếu tố phụ, không thể là yếu tố quyết định yếu tố chính
thể)
- Lẽ ra khi Bác được nghị viện bầu làm Chủ tịch nước thì Bác phải chọn Thủ tướng
cho nghị viện phê chuẩn để cùng chia sẻ quyền hành pháp với Bác nhưng do cuộc

toàn chiến toàn quốc bùng nổ cho nên Bác cũng chưa kịp chọn thủ tướng → Vì vậy
trên thực tế Bác nắm trọn quyền hành pháp.

Vì thế nếu nhìn trên thực tế, chính thể của VN trong thời kì này có phần
mới mẻ

Pháp: sáng tạo ra Cộng hòa hỗn hợp năm 1958

II/ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC: (6 KHOẢN Đ88
HP2013) SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC VÀO QH
1. Nhiệm vụ quyền hạn của Chủ tịch nước trong lĩnh vực lập pháp (khoản
1):
- Có quyền công bố HP và các đạo luật do QH ban hành (mang tính chất lễ
nghi, thủ tục, hình thức) khác với quyền phủ quyết hay quyền đề nghị xem xét lại

- Cũng theo khoản 1 Đ88, Chủ tịch nước có quyền đề nghị UBTVQH xem xét
lại các pháp lệnh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nó được thông qua… (tương
đương quyền phủ quyết các pháp lệnh)

Vì sao các pháp lệnh của UBTVQH cần bị phủ quyết?

- Trong khoa học pháp lý hiện nay thì các pháp lệnh của UBTVQH được coi là 1 loại
“lập pháp ủy quyền”: Trong đời sống xã hội luôn luôn phát sinh nhiều quan hệ xã hội
mới và những quan hệ xã hội này chưa ổn định và chưa có luật để điều chỉnh. Lẽ ra

2. Trong lĩnh vực hành pháp khoản 2 Đ88 (sự tác động của Chủ tịch nước
vào CP):
- Đề nghị QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chức vụ thủ tướng trong số các đại
biểu QH

- Căn cứ vào nghị quyết của QH, Chủ tịch nước ký quyết định bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức phó thủ tướng, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

- Trước năm 2013, Chủ tịch nước có quyền tham dự các phiên họp của CP, có
quyền phát biểu ý kiến chủ đạo, chỉ đạo nhưng không được quyền biểu quyết. Đến
HP2013 còn trao thêm cho Chủ tịch nước quyền yêu cầu thủ tướng phải đề nghị triệu
tập chính phủ họp bất thường, CP họp bàn bạc và cho ý kiến về nội dung nào đó mà
chủ tịch nước quan tâm.

3. Trong lĩnh vực tư pháp (sự tác động của Chủ tịch nước trong hoạt động
tư pháp của Tòa án và VKS):
- Đề nghị QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chánh án TANDTC và viện trưởng
VKSNDTC tối cao

- Căn cứ vào nghị quyết của QH, Chủ tịch nước ký quyết dịnh bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức thẩm phán TANDTC

- Tự mình ký quyết định bổ nhiệm miễn nhiệm, cách chức các chức vụ sau đây:
phó chánh án TANDTC, phó viện trưởng VKSNDTC, kiểm sát viên VKSNDTC và
thẩm phán của các tòa cấp cao, cấp tỉnh, cấp huyện

- Được quyền công bố quyết định đại xá, tự mình quyết định việc đặc xá, ân xá

4. Trong lĩnh vực thi đua khen thưởng, xác lập địa vị pháp lý của công dân:
(khoản 4 Đ88)
- Được quyền ký tất cả những quyết định liên quan đến quốc tịnh VN

- Là người trao huân chương, các danh hiệu cao quý của NN

5. Trong lĩnh vực an ninh quốc phòng: (khoản 5 Đ88)


- Đồng thời là Chủ tịch hội đồng quốc phòng và an ninh

+ Chức năng của hội đồng quốc phòng và an ninh: là cơ quan tham mưu, tư
vấn cho chủ tịch nước ban hành những chủ trương chính sách có liên quan
đến an ninh quốc phòng
+ Thành phần: 6 thành viên: Chủ tịch nước đồng thời là chủ tịch hội đồng
QP&AN, phó chủ tịch hội đồng (thủ tướng), 4 ủy viên (do Chủ tịch nước
lập danh sách đề nghị QH phê chuẩn) bao gồm: bộ trưởng bộ quốc phòng,
bộ trưởng bộ công an, bộ trưởng bộ ngoại giao, chủ tịch quốc hội

*Lưu ý: Cần phân biệt 3 cơ quan:

Hội đồng quốc phòng Ủy ban an Bộ quốc phòng


và an ninh ninh quốc
phòng
Về Trực thuộc chủ tịch Thuộc quốc 1 trong 18 bộ
mặt tổ nước hội thuộc chính phủ
chức
Về Tham mưu, tư vấn Giúp QH thẩm Cơ quan quản lý
mặt cho chủ tịch nước về tra, giám sát NN trong lĩnh vực
chức những vấn đề có liên quốc phòng
năng quan đến an ninh,
quốc phòng

- Thống lĩnh các lực lượng vũ trang về mặt danh nghĩa


- HP2013 còn trao thêm cho chủ tịch nước 1 số quyền mới: “…phong, thăng,
giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân;
bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng

cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam…” → để thấy rằng đã là nguyên
thủ QG thì phải có những quyền quan trọng nhất định trong lĩnh vực an ninh,
quốc phòng

6. Trong lĩnh vực đối ngoại: (Khoản 6 Đ88 HP 2013)


- Căn cứ vào nghị quyết của UBTVQH, chủ tịch nước sẽ ra quyết định cử, triệu
hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của VN ở nước ngoài và các tổ chức quốc tế
- Quyết định phong hàm đại sứ
- Được quyền kí, đàm phán ĐƯQT nhân danh NN

→ Tóm lại, qua nghiên cứu chế định chủ tịch nước trong HP2013, có thể thấy rằng
chủ tịch nước VN chỉ là người đứng đầu NN nói chung, không nằm trong CQNN
nào cụ thể cũng như không nắm 1 loại quyền lực nào cụ thể → vai trò của Chủ tịch

nước VN hiện nay mang tính chất hợp thức hóa, biểu tượng, danh nghĩa là chủ yếu →
hơi không xứng tầm so với nguyên thủ 1 QG, hơi bị thừa.

*Lưu ý: Không thể bỏ chủ tịch nước, vì:

- Nếu như coi NN là 1 tổ chức thì tổ chức đó bao giờ cũng phải có người đứng
đầu, người đại diên và chỉ có chủ tịch nước mới đủ tư cách để có thể là người

đứng đầu và thay mặt toàn bộ NN → chúng ta chỉ có thể đặt ra vấn đề có hay
không có chức danh thủ tướng trong bộ máy NN chứ không thể đặt ra vấn đề
có hay không chức danh chủ tịch nước (tổng thống)
- Tuy không nằm trong 1 cơ quan nào cụ thể, không nắm 1 loại quyền lực cụ thể

nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với từng cơ quan trong bộ máy NN → chủ
tịch nước được ví như 1 mắt xích có vai trò điều hòa, phối hợp, nối kết hoạt

*Định hướng đổi mới chủ tịch nước hiện nay là tăng cường thêm nhiệm vụ, quyền
hạn cho chủ tịch nước để xứng đáng là 1 nhạc trưởng, nguyên thủ, người đứng đầu. Đã
là nguyên thủ quốc gia thì về cơ bản phải nắm 3 quyền hạn sau đây: có khả năng thay
mặt cho nước, có khả năng quản lý đất nước (nắm hành pháp), nắm được công an quân
đội. Trong 5 bản HP của VN thì chỉ có HP1946 chủ tịch nước mới nắm đầy đủ 3 quyền
năng này và là 1 nguyên thủ quốc gia thực sự. Trong khi đó, các bản HP từ năm 1959
đến nay do nhiều lý do khác nhau (chịu ảnh hưởng của LX, TQ với nguyên tắc tập

quyền đề cao QH; tư tưởng làm chủ tập thể, rất sợ dấu ấn cá nhân…) → thiết kế 1 chế
định chủ tịch nước mà quyền lực bị phân tán cho 3 người khác nhau cùng nắm: Chủ
tịch nước đứng đầu NN, Thủ tướng nắm quyền quản lý đất nước, Tổng bí thư nắm công

an, quân đội → VN có cảm giác như theo chế định nguyên thủ quốc gia tập thể (sẽ
không có người cầm trịch, đủ mạnh để quyết.

→ Do đó, để đổi mới chủ tịch nước hiện nay có 2 giải pháp sau đây:

- Nhất thể hóa chức danh tổng bí thư ĐCSVN đồng thời là chủ tịch nước: phù
hợp với thông lệ quốc tế, thuận lợi cho VN trong quan hệ đối ngoại. Tăng cường
sự lãnh đạo Đảng, tinh giảm cán bộ ( giống các nước trên thế giới -> người
động những CQNN ở trung ương lại với nhau để đưa cả bộ máy NN đi đến
việc thực hiện các chức năng, mục tiêu chung.
CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
I/ VỊ TRÍ VÀ TÍNH CHẤT PHÁP LÝ CỦA CHÍNH PHỦ: (Đ94 HP 2013) có
2 tính chất
1. Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước CHXHCNVN:
- Chính phủ được lập ra là để quản lý. Điều hành, quản lý các lĩnh vực đời sống
của xã hội. Vì vậy mà CP được xếp vào hệ thống những cơ quan có chức năng quản lý

→ hệ thống những cơ quan hành chính

- CP không chỉ có chức năng quản lý như các cơ quan khác trong hệ thống hành
chính mà còn được xác định là đứng đầu trung tâm lãnh đạo, điều hành cả hệ thống
hành chính: 1 mệnh lệnh quản lý của CP được phát ra có ý nghĩa bắt buộc đối với 18

Hệ thống hành chính ở VN bao gồm:

CP (đứng đầu lãnh đạo điều hành trung tâm chỉ đạo cả hệ thống hành chính) ← Bộ, cơ
quan
ngang
bộ

UBND cấp tỉnh ← sở, cơ quan ngang sở

UBND cấp huyện ← phòng

bộ, 4 cơ quan ngang bộ và UBND 63 tỉnh thành → CP là cơ quan hành chính cao nhất

→ CP là cơ quan quản lý chung ở tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội
- Để CP thực sự là 1 cơ quan hành chính cao nhất thì HP và luật luôn quy định
cho CP nắm mọi nguồn nhân lực, vật lực, tài nguyên thiên nhiên và những tiềm năng

khác của QG để thống nhất quản lý → nắm được CP là nắm được tiền bạc và con

người → theo quy tắc bất thành văn thì điều này không chỉ đúng ở VN mà ở mọi QG
trên TG (người nào nắm hành pháp thì người đó nắm thực quyền), có ý nghĩa quyết
định thành bại, phát triển của QG dân tộc

- Là cơ quan chấp hành của QH:

+ CP là do QH lập ra, cụ thể là:

• CP được thành lập bao nhiêu bộ, cơ quan ngang bộ là do QH quyết


định trong từng nhiệm kì theo đề nghị từ thủ tướng

• CP có bao nhiêu phó thủ tướng cũng do QH quyết trong từng nhiệm kì
theo đề nghị từ thủ tướng

• Thủ tướng CP do QH bầu trong số các đại biểu QH theo sự giới thiệu
của Chủ tịch nước

• Phó thủ tướng, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ là do QH phê


chuẩn bổ nhiệm theo đề nghị từ thủ tướng

→ Tất cả các thành viên của Thủ tướng đều do QH quyết định, thành lập

Lưu ý: Nếu có nhận định cho rằng “CP là do QH bầu ra”: sai vì CP là do QH thành
lập.

+ CP phải chấp hành đường lối, chủ trương trong HP, luật, nghị quyết của QH,
pháp lệnh nghị quyết của UBTVQH:

• CP không được quyền phủ quyết, đề nghị xem xét lại

• CP phải ban hành những văn bản dưới luật như nghị định, thông tư để
hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh

• CP họp bàn tìm ra những biện pháp hữu hiệu để thi hành những đường
lối chủ trương của QH trong thực tế cuộc sống

+ CP phải báo cáo công tác, chịu trách nhiệm trước QH, cụ thể là:
• Lúc QH họp, CP báo cáo công tác trước QH. Lúc QH không họp thì
CP phải gửi những báo cáo đó cho UBTVQH và Chủ tịch nước

• Đại biểu QH có quyền chất vấn, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín
nhiệm đối với các thành viên của CP

• QH có quyền bãi bỏ 1 phần hoặc toàn bộ những văn bản sai trái của
- CP còn là nơi kiến
CP và thủ tướng
tạo, khơi nguồn hầu
• QH cóchính
hết những quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với thủ tướng. QH có quyền
phê trọng
sách quan chuẩncủa
miễn nhiệm hoặc phê chuẩn cách chức đối với các thành viên
QG như:còn kế
lại CP.
hoạch
phát triển kinh tế xã
*Tuy nhiên, với tư cách là 1 cơ quan hành chính cao nhất nắm mọi nguồn nhân lực,
hội của QG; kế
vật lực của QG và đúng như tên gọi của nó là CP (“Chính phủ” nghĩa là phủ của
hoạch thu chi, phân
những chính sách, là nơi kiến tạo, khơi nguồn, đề xuất, thực thi những chính sách của
bổ, chi tiêu, quyết
QG) cho nên bản thân CP và thủ tướng CP trong hoạt động cũng có sự tác động, chi
toán ngân sách; xây
phối ngược lại đối với QH. Cụ thể là:
dựng các công trình
-trọng
Thủ tướng CP có quyền đề nghị QH họp kín, họp bất thường, sửa HP
điểm QG
- Hơn
*So 95%
sánh vị dự
trí,án tính
luật là do CP thông qua các bộ, các ngành xây dựng và trình ra
QH
chất pháp lý của CP
theo Đ104 HP1980,
Đ109 HP1992 và Đ94
HP2013:

Đ104 HP1980 Đ109


HP1992 Đ94 HP2013
Quy định Hội đồng bộ Quy định CP là: Quy định CP là:
trưởng là: - Cơ quan chấp - Cơ quan hành chính cao
- Cơ quan chấp hành của hành của QH nhất của nước CHXHCNVN,
QH - Cơ quan hành thực hiện quyền hành pháp
- Cơ quan hành chính cao chính cao nhất của - Là cơ quan chấp hành của
nhất của cơ quan quyền nước CHXHCNVN QH
lực NN cao nhất Rút kinh nghiệm *Bình luận:
này, HP1992 đổi tên • So với Đ109 HP1992, thì
→ Không gọi là CP mà
từ HĐBT trở lại Đ94 HP2013 có 2 điểm mới
gọi là Hội đồng bộ trưởng thành CP. về vị trí tính chất của CP:
vì: *Bình luận: 1. Lần đầu tiên trong lịch sử
+ HP1980 sao chép rập • Quy định này lập hiến VN, Đ94 HP2013 đã
khuôn của LX chứng tỏ CP mới là chính thức quy định CP là cơ
+ Thể hiện tinh thần làm cơ quan quản lý cao quan “thực hiện quyền hành
chủ tập thể nhất của cả nước.
Quyền quản lí cũng pháp” → mang lại nhiều ý
→ cách đặt tên rất cảm
được quan niệm là nghĩa lớn lao:
tính, duy ý chí, chủ quan của dân và dân cũng - HP2013 tiếp tục có sự phân
*Bình luận: trao quyền quản lí công phân nhiệm rõ ràng, rành
• Quy định này chứng tỏ cho QH. Đến phiên mạch hơn giữa các nhánh
Hội đồng bộ trưởng mình, QH cũng quyền lực. Đ2 HP1992 tuy có
không phải là cơ quan không thể quản lí nhắc đến 3 nhánh quyền lực:
hành chính cao nhất mà được đất nước nên lập pháp, hành pháp, tư pháp
QH mới là cơ quan hành mới lập ra CP và nhưng trong HP1992 không
chính cao nhất. trao cho CP quyền chỉ rõ cơ quan nào thực hiện
• Quyền quản lý đất nước quản lí thì trong lĩnh quyền lực gì. Rút kinh nghiệm
được quan niệm là của vực quản lí CP là này, đến HP2013 đã dành ra 3
dân nhưng người dân cao nhất, QH không điều luật rõ để quy định cơ
không thể trực tiếp quản ôm đồm, làm thay. quan nào thực hiện quyền lực
lý được cho nên mới bầu Với tư cách là cơ gì: Đ69 - QH thực hiện quyền
ra QH và trao các quyền quan quản lí cao lập pháp, Đ94 - CP thực hiện
trong đó có quyền quản lý nhất của NN, CP quyền hành pháp, Đ102 – tòa
cho QH. phải năng động, sáng
• Bản thân QH khi trao tạo trong công việc án thực hiện quyền tư pháp →
quyền đó cho HĐBT thì điều hành quản lí đất HP2013 tiếp tục có sự áp dụng
tiếc nuối, sợ qua mặt nước để tập trung
mình. Không nghĩ được phát triển đất nước, hợp lý những hạt nhân của
cách nào để kiểm soát chăm so đời sống vật học thuyết phân quyền.
HĐBT cho nên QH đã chất tinh thần cho - Với việc nắm được quyền
phản ứng với nỗi sợ đó người dân. Và CP hành pháp thì CP đã trở thành
bằng cách không trao hết phải tự chịu trách 1 nhánh quyền lực thực sự và
quyền quản lí cho HĐBT nhiệm trước QH nếu nắm trọn vẹn 1 loại quyền lực.
mà cùng nhau quản lý. có sai phạm xảy ra. CP không chia sẻ quyền hành
Lúc QH không họp, • Quy định này pháp với QH nữa và cũng
HĐBT muốn làm việc gì chứng tỏ HP1992 đã không còn là cơ quan phái
liên quan đến quản lí thì nhận thức lại tập sinh từ QH
phải chờ QH họp, QH quyền XHCN, thay 2. Điều 94 đã đặt tính hành
quyết. QH có quyền ôm vào đó đã áp dụng chính cao nhất lên trước tính
đồm, làm thay công việc những hạt nhân hợp chấp hành
quản lý của HĐBT và đã lý của học thuyết
→ Ý nghĩa: nhấn mạnh, đề
kiểm soát HĐBT bằng cơ phân quyền thông
chế trói chân qua cơ chế phân cao, coi trọng tính hành chính
• Quy định này cho thấy công và phối hợp hơn tính chấp hành. Khi nhắc
HP1980 áp dụng nguyên quyền lực ở chỗ: QH đến CP, trước hết và chủ yếu
tắc tập quyền xã hội chủ vẫn là cơ quan cao phải nghĩ ngay đây là cơ quan
nghĩa triệt để và được coi nhất của BMNN được lập ra để điều hành, quản
là thời kì đỉnh cao của tập nhưng QH không lí đất nước và CP phải là cơ
ồm đồm, can thiệp, quan nắm mọi nguồn nhân
quyền → cùng với nó, các làm thay công việc lực, vật lực của QG. Vì vậy,
nhà lập hiến đã quyết tâm quản lí của CP. QH sứ mệnh quan trọng của CP là
xây dựng 1 mô hình QH chỉ tập trung vào phục vụ nhân dân, cộng đồng,
có toàn quyền (chuyện gì việc làm luật, quyết cung ứng dịch vụ công, làm
cũng giao cho QH làm định những vấn đề sao cho đất nước phát triển,
dẫu biết QH khó hay quan trọng và giám dân giàu. Vì vậy, CP phải kiến
không thể làm được). QH sát tối cao cho hiệu tạo, năng động, chủ động,
không chỉ là cơ quan lập sáng tạo trong việc điều hành
pháp mà còn được ôm quả → QH cốt ở chỗ quản lí. Và trên cơ sở những
đồm, can thiệp, làm thay thực quyền chứ kết quả đạt được trong việc
công việc quản lý của không cốt ở chỗ toàn điều hành quản lí thì khi QH
quyền (có thể trao họp, CP báo cáo công tác và
HĐBT → HĐBT không cho QH ít quyền chịu trách nhiệm trước QH.
nhưng trao được Trong khi đó, Đ109 HP1992
được năng động, chủ quyền gì thì làm tốt đề cao tính chấp hành trước
động, sáng tạo trong công
quyền đó) → đây là tính hành chính → dễ dẫn đến
việc quản lý → không có tư duy “vì việc mà 1 nhận thức sai lầm rằng công
phân công, phân định rõ đặt người”. Nói khác việc quan trọng của CP là viết
ràng giữa lập pháp và đi, HP1992 đã biết báo cáo rồi đợi QH họp để
dùng cơ chế “đóng báo cáo, lấy lòng, phục vụ,
hành pháp → không yên cương cho CP”
mang lại hiệu quả công (bằng quyền bỏ phụng sự QH → xa rời nhân
việc bởi lẽ tập quyền phiếu tín nhiệm) để dân, không phục vụ nhân dân
XHCN là tư duy cảm tính thay thế cơ chế “trói
“vì người đặt việc” và còn chân HĐBT” trong
dẫn đến hệ lụy không thể HP1980
quy kết trách nhiệm nếu
có sai phạm xảy ra. Bộ
máy NN thì cồng kềnh,
quan liêu thì lãng phí, tốn
kém.

Quyền hành pháp Hành chính


1 nhánh quyền lực, 1 loại quyền lực Hành chính chỉ là 1 nội dung của quyền hành
trọn vẹn trong cơ cấu 3 loại quyền
lực: lập pháp, hành pháp, tư pháp. pháp → từ “hành chính” không thể là 1 nhánh
Với tư cách là 1 nhánh quyền lựcquyền lực trọn vẹn mà chỉ là 1 nửa của quyền
trọn vẹn thì quyền hành pháp baohành pháp.
gồm 2 nội dung chính: Ở nước ta trước năm 2013 sở dĩ không có
- Hoạch định chính sách hành pháp
điều luật nào quy định CP thực hiện quyền
(kiến tạo, hoạch định chính sách, và
hành pháp bởi vì chúng ta còn chịu ảnh hưởng
phải có tầm nhìn) của tư tưởng tập quyền. Với tư tưởng tập
- Thực hiện sự điều hành quản lí,
quyền, cả QH và CP cùng chia sẻ nhau quyền
thực hiện những đường lối chính hành pháp. Theo đó QH sẽ đóng vai trò hoạch
định và quyết định chính sách hành pháp, còn
sách hành pháp trong thực tế → CP chỉ là cơ quan điều hành, quản lí, thực thi
đây là hành chính
Lưu ý: không phải ngẫu nhiên mà chính sách hành pháp → Trước năm 2013 các
trong cộng hòa hỗn hợp: bản HP chỉ quy định CP là cơ quan hành
+ Tổng thống sẽ kiến tạo, hoạch chính. Như vậy, đến HP2013 chính thức quy
định chính sách hành pháp. định CP thực hiện quyền hành pháp tức là CP
+ Thủ tướng và nội các thực thi đã nắm trọn vẹn quyền hành pháp, không chia
chính sách hành pháp.
sẻ với QH. CP là người kiến tạo, hoạch định
chính sách hành pháp và đồng thời là người
thực thi chính sách hành pháp trên thực tế.
* Phân biệt quyền hành pháp và hành chính:
II/ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHÍNH PHỦ:
1. Cơ quan cấu thành CP:
CP của nước ta hiện nay được cấu thành bởi 2 loại cơ quan là: các Bộ và cơ quan
ngang Bộ. Quy trình:

B1: tập thể CP xây dựng đề án

B2: thủ tướng CP trình đề án ra trước QH

B3: QH ra nghị quyết quyết định trong từng nhiệm kì

→ Số lượng các bộ và cơ quan ngang bộ có khả năng thay đổi theo từng nhiệm kì để
đáp ứng nhu cầu quản lí. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay đang tiến hành cải cách hành
chính ở trung ương theo hướng nhập các Bộ và cơ quan ngang Bộ lại với nhau để hình
thành nên những bộ có khả năng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực nhằm mục đích thu

gòn đầu mối quản lý, làm cho CP ít người, tinh giảm biên chế → số lượng các bộ và
cơ quan ngang bộ là có thay đổi và theo hướng ngày càng ít đi.

*Chứng minh: Ở nước ta trước năm 1992, số lượng các bộ và cơ quan ngang bộ rất

đông, ước tính có tổng cộng 28 bộ, 8 UBNN và 1 ngân hàng NN → nặng tư duy làm

chủ tập thể, chia làm nhiều bộ. Từ năm 1992→2006 còn tổng cộng 20 bộ, 6 cơ quan

ngang bộ (giảm 11 cơ quan so với trước đây). CP VN từ năm 2006 → nay còn lại 18
bộ, 4 cơ quan ngang bộ (giảm đi 4 cơ quan so với trước đây)

→ Như vậy, ở nước ta từ 2006 → nay, chúng ta quyết định thành lập 18 bộ & 4 cơ
quan ngang bộ.

a. 4 cơ quan ngang Bộ:


- Ngân hàng NN VN: có chức năng quản lí NN trong lĩnh vực tiền tệ, lãnh đạo
ngân hàng là thống đốc ngân hàng NN VN, được coi là 1 thủ trưởng cơ quan
ngang bộ (tương đương như 1 bộ trưởng)
- Ủy ban dân tộc (lãnh đạo: Chủ nhiệm UBDT): có chức năng quản lí NN trong
vấn đề dân tộc
- Thanh tra chính phủ (lãnh đạo: tổng thanh tra): giúp cho thủ trưởng thanh tra,
kiểm tra hoạt động trong hệ thống hành chính
- Văn phòng chính phủ (lãnh đạo: chủ nhiệm văn phòng chính phủ - thủ trưởng
cơ quan ngang bộ): quyền lực thực sự hơn cả 1 bộ, là cơ quan cửa ngõ, gần gũi
với thủ tướng (siêu bộ, siêu quyền lực)

*Ngoài 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ thì ở nước ta hiện nay vẫn còn tồn tại 1 loại cơ
quan: cơ quan thuộc chính phủ:

Bộ và cơ quan ngang bộ Cơ quan thuộc chính phủ


Số 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ Có 9 cơ quan thuộc CP bao gồm:
lượng (đã nghiên cứu) - Đài tiếng nói VN
- Đài truyền hình VN
- Thông tấn xã VN
- Ban quản lí lăng Bác Hồ
- Bảo hiểm xã hội
- Học viện hành chính chính trị QG
- Viện hàn lâm khoa học xã hội
- Viện hàn lâm khoa học công nghệ
- Ủy ban quản lí vốn trong các doanh nghiệp
của NN (mới được thành lập năm 2018)

Quy mô Được lập ra để quản lí 1 Lập ra để quản lí 1 ngành, 1 lĩnh vực được xác
quản lí ngành, 1 lĩnh vực có tính định là chưa ổn định, có tính chất chuyên môn
chất ổn định lâu dài, quy đặc thù và quy mô quản lí nhỏ hẹp, không
mô tương đối lớn xứng tầm

Về mặt Được xem là cơ quan cấu Không coi là cơ quan cấu thành CP. Thủ
địa vị thành CP và người đứng trưởng của các cơ quan này không là thành
pháp lý đầu là 1 thành viên của CP, viên của Chính phủ và mức lương tương
được thành lập thành bằng đương với Thứ trưởng. Thủ tướng CP bổ
3 bước nhiệm, miễn nhiệm, cách chức 9 người thuộc 9
cơ quan này
Ở nước ta trước năm 2001, số lượng các cơ quan thuộc CP rất đông với 26 cơ
quan và thủ trưởng của 26 cơ quan này được quyền ban hành vbqppl như 1 bộ trưởng.
từ năm 2001 đến nay, NN ta đã tiến hành cải cách triệt để 26 cơ quan này bằng cách
nhập những cơ quan thuộc CP này vào các Bộ có chức năng gần với nhau, tương ứng.

Vd: tổng cục hải quan nhập vào bộ tài chính, tổng cục địa chính nhập vào bộ tài
nguyên môi trường,…

→ Cho đến nay chỉ còn 9 cơ quan thuộc CP. Đặc biệt từ năm 2001 đến nay, thủ
trưởng của cơ quan thuộc CP không còn quyền ban hành vbqppl như 1 bộ trưởng nữa
(hiện nay 9 cơ quan này, lĩnh vực quản lí chuyên môn đặc thù, không biết nhập vào
đâu. Vì vậy cho nên tạm thời để vậy)

2. Thành viên của CP:


a. Thủ tướng CP:
- Là người đứng đầu, lãnh đạo, điều hành CP.
- Cách thành lập (đã nghiên cứu)
- Báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước QH. Lúc QH không họp, thủ tướng
phải gửi báo cáo công tác cho UBTVQH và Chủ tịch nước (không chịu trách
nhiệm mà chỉ gửi báo cáo công tác)
b. Phó thủ tướng:
- Là người giúp việc cho thủ tướng, đượcc thủ tướng phân công các mảng công
tác.
- Cách thành lập:
- Chịu trách nhiệm trước thủ tướng về phần việc mình được phân công và trước
QH
c. Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ:
- Là người đứng đầu 1 ngành, 1 lĩnh vực (tư lệnh của ngành)
- Cách thành lập (như phó thủ tướng)
- Chịu trách nhiệm trước QH và trước thủ tướng (về lĩnh vực mà mình quản lí)

THÀNH VIÊN CỦA CP NƯỚC TA HIỆN NAY CÓ 28 NGƯỜI: 1 thủ tướng, 5


phó thủ tướng, 18 bộ trưởng , 4 thủ trưởng cơ quan ngang bộ

 Trong các thành viên của CP thì thủ tướng bắt buộc phải là đại biểu QH vì 2 lí do:
- Để đảm bảo tính chấp hành của CP trước QH ở chỗ: nếu là đại biểu QH thì

thủ tướng sẽ đương nhiên tham dự kì họp của QH → thủ tướng sẽ nghe và
nắm bắt đường lối, chủ trương của QH → thủ tướng sẽ về triển khai cho tập
thể CP thi hành
- Đảm bảo cho chức vụ thủ tướng vẫn có được uy tín nhất định trong dân chúng
và đặt trong bối cảnh thủ tướng ở nước ta hiện nay không do dân trực tiếp
bầu.
 Các thành viên khác của CP không nhất thiết phải là đại biểu QH vì 3 lí do:
- Tạo ra 1 cơ sở xã hội rộng rãi cho thủ tướng trong việc lựa chọn các thành
viên khác của CP với mục đích thu hút được nhân tài, tìm kiếm ekip làm việc
có hiệu quả.
- Để cho QH giám sát CP được khách quan thì chủ thể giám sát đồng thời
không thể là đối tượng bị giám sát
- Thể hiện tư duy mới: cần phân công rành mạch giữa lập pháp và hành pháp,
bất khả kiêm nhiệm

III/ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA THỦ TƯỚNG CP:


Thủ tướng CP được xác định là 1 người đứng đầu, lãnh đạo, điều hành hoạt động
của CP và nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng được quy định tại Đ98 HP2013.

1. Quyền về mặt nhân sự:


- Quyền đề nghị QH phê chuẩn, bổ nhiệm, cách chức các phó thủ tướng, các bộ
trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ
- Đề nghị UBTVQH phê chuẩn việc cử hoặc triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn
quyền
- Tự mình bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức những chức vụ sau: các thứ trưởng
và những chức vụ tương đương thứ trưởng (phó chủ nhiệm, phó tổng thanh tra
CP), thủ trưởng cơ quan thuộc CP. Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi
nhiệm chủ tịch và phó chủ tịch UBND cấp tỉnh
- Được tạm giao quyền bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ lúc QH không
họp, chủ tịch UBND cấp tỉnh lúc HĐND cấp tỉnh không họp theo đề nghị của
bộ trưởng bộ nội vụ (là quyền mới trao cho Thủ tướng từ Luật tổ chức CP năm
2015)
- Điều động, đình chỉ công tác, cách chức, cho thôi làm nhiệm vụ đối với Chủ
tịch hoặc phó chủ tịch UBND cấp tỉnh

*Lưu ý: trong mối quan hệ giữa Thủ tướng CP với Chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp
tỉnh thì thủ tướng có khá nhiều quyền: đầu nhiệm kì có quyền phê chuẩn kết quả bầu ;
giữa nhiệm kì có quyền tạm giao quyền công tác, cách chức, cho thôi làm nhiệm vụ…
nhưng thủ tướng không có quyền bổ nhiệm đối với chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp
tỉnh

2. Quyền về mặt văn bản:


- Được tự mình ban hành 2 loại văn bản: quyết định và chỉ thị (cần phân biệt với
nghị định và nghị quyết của CP (tập thể CP là 28 người)
- Đình chỉ thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản trái pháp luật của những chủ thể
sau: bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh, chủ tịch UBND cấp
tỉnh (từ 2001 thủ trưởng cơ quan thuộc CP không được quyền ban hành vbqppl nữa)
- Đình chỉ thi hành những nghị quyết sai trái của HĐND cấp rồi đề nghị
UBTVQH bãi bỏ tỉnh

*Lưu ý:

+ Nếu thủ tướng phát hiện UBND TP.HCM, thủ tướng được quyền bãi bỏ. nhưng nếu
phát hiện HĐND TP.HCM thì chỉ được quyền đình chỉ thi hành rồi đề nghị UBTVQH
bãi bỏ vì: UBND cấp tỉnh là cơ quan hành chính cấp dưới của CP, thủ tướng có
quyền tham gia thành lập UBND cấp tỉnh nên có quyền trực tiếp bãi bỏ.

+ Còn HĐND cấp tỉnh nằm trong hệ thống dân cử, không thuộc hệ thống hành chính
của thủ tướng nên phải đề nghị với cơ quan dân cử cấp trên của HĐND cấp tỉnh là
UBTVQH xử lí.

*So sánh địa vị pháp lý (chế độ làm việc) của thủ tướng CP theo HP1992,
HP2013 với Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng theo HP1980:

Địa vị pháp lý (chế độ làm việc) Địa vị pháp lý (chế độ làm việc)
của Hội đồng bộ trưởng theo HP1980 của Thủ tướng CP theo HP1992, HP2013
HP1980 quá đề cao chế độ làm việc tập Rút kinh nghiệm này, kể từ HP1992,
thể ở chỗ: Tất cả mọi vấn đề điều hành, đặc biệt là đến 2013 đã có sự kết hợp hài
quản lí đều do tập thể Hội đồng bộ trưởng hòa giữa chế độ làm việc tập thể và đề cao
bàn bạc tập thể và quyết định theo đa số vai trò của người đứng đầu là thủ tướng
(rất đông - 47 người bao gồm: 1 chủ tịch CP:
hội đồng bộ trưởng, 1 chủ tịch, 9 phó chủ Cụ thể là Đ96 HP2013 đã trao cho tập
tịch, 28 bộ trưởng, 8 chủ nhiệm ủy ban thể CP những quyền hạn chung cho cả tập
NN, 1 tổng giám đốc ngân hàng). thể CP, Đ98 HP2013 trao cho thủ tướng
Chủ tịch hội đồng bộ trưởng theo CP những quyền hạn riêng. Và đặc biệt,
HP1980 không có nhiệm vụ, quyền hạn thủ tướng CP đã được trao những quyền
riêng và đặc biệt là không có được 2 hạn mà bất cứ người đứng đầu cơ quan
quyền hạn mà lẽ ra người đứng đầu cơ hành chính cao nhất phải có:
quan hành chính phải có: - Được quyền lựa chọn nhân sự của
- Quyền đề nghị QH phê chuẩn bổ CP để đề nghị QH phê chuẩn bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phó nhiệm, miễn nhiệm cách chức
chủ tịch HĐBT, bộ trưởng và các - Được quyền điều động, đình chỉ
chức vụ tương đương (theo HP1980 công tác, cách chức đối với chủ tịch,
tất cả các chức vụ này đều do QH phó chủ tịch UBND cấp tỉnh
bầu) Không những thế, luật tổ chức CP năm
- Quyền điều động, cách chức, đình 2015 còn trao thêm cho thủ tướng: Được
chỉ công tác đối với chủ tịch, phó tạm giao quyền bộ trưởng, thủ trưởng cơ
chủ tịch UBND cấp tỉnh quan ngang bộ lúc QH không họp, chủ
*Bình luận: Chủ tịch HĐBT theo HP1980 tịch UBND cấp tỉnh lúc HĐND cấp tỉnh
không có những nhiệm vụ, quyền hạn không họp theo đề nghị của bộ trưởng bộ
riêng, không phải là thiết chế quyền lực nội vụ
NN theo đúng nghĩa mà chỉ được quan *Bình luận: Như vậy, thủ tướng đã là 1
niệm là người có vai trò điều khiển họp thiết chế quyền lực NN theo đúng nghĩa,
hành và ký hợp thức hóa những quyết thủ tướng đã có vị thế, tiếng nói trong việc

định của HĐBT đã thông qua → gây rất điều hành, quản lí nền hành chính QG →
nhiều khó khăn cho HĐBT trong việc điều tạo nên sự thông suốt trong hệ thống hành
hành, quản lí; không có tiếng nói, uy chính, trên nói dưới nghe. Việc trao quyền
cho cá nhân thủ tướng còn ngầm ẩn 1 triết
quyền trong việc điều hành, quản lí → dễ lí sâu xa: thủ tướng phải chịu trách nhiệm
dẫn đến hệ thống HC không thông suốt. nếu có sai phạm xảy ra. Điều này chứng tỏ
Đặc biệt, cơ chế làm việc tập thể còn tiềm các nhà lập hiến đã nhận thức lại rằng CP
ẩn nguy cơ rất lớn, là dân chủ hình thức, mạnh phải là CP của ít người chứ không
dùng tập thể để như một bức bình phong thể là của số đông. CP càng ít người càng
che đậy, không quy kết trách nhiệm nếu mạnh, CP mạnh phải là CP của người
có sai phạm. đứng đầu.Trong hành pháp phải có người
đứng đầu mạnh => dễ quy kết trách nhiệm
cá nhân khi có sai phạm xảy ra .

Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan nganh bộ ( luật tổ chức chính phủ )

BT: Nếu là bộ trưởng bộ y tế thì bạn sẽ xử lí như thế nào trong những tình huống sau
đây:
1. thứ trưởng bộ y tế có 1 hành vi sai trái

2. giám đốc sở y tế TP Hà Nội có hành vi sai trái

3. bộ trưởng bộ tài chính ban hành 1 quyết định trái với quyết định của mình

4. HĐND tỉnh Cao Bằng ra 1 nghị quyết trái với quyết định của mình

5. UBND tỉnh An Giang ra quyết định trái với quyết định của mình
TÒA ÁN NHÂN DÂN VÀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CÁC CẤP

TÒA ÁN NHÂN DÂN CÁC CẤP:


I/ VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN (Đ102 HP2013):
Theo điều 102 HP2013 thì TAND là 1 cơ quan tư pháp thực hiện quyền tư pháp

cho nên TA được xếp vào hệ thống các cơ quan tư pháp trong bộ máy nhà nước →
TA có vị trí tương đối độc lập trong bộ máy nhà nước. Cũng theo Đ102 HP2013 thì
TA ở nước ta được lập ra để thực hiện 1 chức năng duy nhất là xét xử. Xét xử là việc
TA nhân danh nước CHXHCNVN (nhân danh đất nước, dân tộc, người dân VN chứ
không phải nhà nước) để ra phán quyết về 1 trong những trường hợp sau đây:

- TA ra 1 phán quyết về 1 hành vi nào đó mà theo quy định của BLHS nó có

phải là tội phạm hay không và cần áp dụng hình phạt gì cho tội phạm đó →
phán quyết trong lĩnh vực hình sự (án hình sự)

- Để giải quyết tranh chấp đời thường trong giao lưu dân sự (tranh chấp lao
động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế,…) (lĩnh vực phi hình sự – vụ
án dân sự).

- Để giải quyết 1 số vụ việc khác theo quy định của pháp luật: tòa án có quyền
giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri, tuyên bố về tình trạng phá sản của
doanh nghiệp,…

*Hoạt động xét xử của tòa án có những đặc điểm sau đây:

- Phạm vi xét xử của TA phải được hiểu theo phạm vi rộng, xã hội càng dân chủ,
càng phát triển thì phạm vi xét xử của TA càng được mở rộng.

- Chỉ có hoạt động xét xử của TA được nhân danh nước CHXHCNVN cho nên
bản án quyết định của tòa có hiệu lực pháp lý cao nhất. Nó có khả năng thay thế các
quyết định của trọng tài, quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan hành
chính trước đó,… chứ không có chiều ngược lại.

- Thủ tục xét xử của tòa có 4 loại: sơ thẩm, phúc thẩm, tái thẩm, giám đốc thẩm.

Trong 4 thủ tục này thì chỉ có sơ thẩm với phúc thẩm mới được coi là 1 cấp xét xử →
tòa án ở VN và thế giới xử theo 2 cấp: sơ thẩm và phúc thẩm. Trong khi đó giám đốc
thẩm và tái thẩm không phải là 1 cấp xét thử mà được coi là 1 thủ tục đặc biệt nhằm
để xem xét lại bản án, quyết định của TA đã có hiệu lực pháp luật. Nếu án đã có hiệu
lực mà phát hiện tình tiết mới có khả năng làm đảo lộn hoàn toàn sự thật của vụ án thì
bản án đó phải được xem xét lại theo thủ tục đặc biệt là tái thẩm (sai về luật nội dung
thì tái thẩm). Còn nếu án có hiệu lực mà phát hiện những lỗi sai nghiêm trọng về thủ

tục tố tụng → sai về mặt luật hình thức.

*So sánh Đ102 HP2013 với Đ127 HP1992 về chức năng và nhiệm vụ của TA:

Điểm mới thứ nhất (về chức năng của TA): Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến VN,
Đ102 HP2013 đã chính thức quy định TAND là cơ quan “thực hiện quyền tư pháp”

→ Ý nghĩa:

- HP2013 đã tiếp tục có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, rành mạch hơn giữa
các nhánh quyền lực hành pháp, lập pháp và tư pháp. Nếu như Đ2 HP1992 có
nhắc đến tên của 3 nhánh quyền lực hành pháp, lập pháp, tư pháp mà chưa chỉ
rõ cơ quan nào thực hiện quyền lực gì. Rút kinh nghiệm này, HP2013 đã quy
định rất rõ: Đ69 QH thực hiện quyền lập pháp, Đ94 CP thực hiện quyền hành
pháp, Đ102 TA thực hiện quyền tư pháp
- TA đã nắm trọn được 1 loại quyền lực và đã trở thành 1 nhánh quyền lực thực

sự → có vị trí độc lập hơn, cân bằng hơn với 2 nhánh quyền lực còn lại → TA
phải chủ động trong việc xét xử và tự chịu trách nhiệm nếu có sai phạm xảy ra.
- Với việc quy định TA là cơ quan thực hiện quyền tư pháp đã góp phần làm cho
người VN hiểu về quyền tư pháp và cơ quan thực hiện quyền tư pháp theo 1
nghĩa rất hẹp, phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần vào việc xây dựng 1 TA
độc lập, mạnh mẽ trong chiến lược cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay.

Quan niệm của TG về


Quan niệm của VN về quyền tư pháp và cơ quan
quyền tư pháp và cơ quan
thực hiện quyền tư pháp
thực hiện quyền tư pháp
TG quan niệm về quyền tư VN hiểu quyền tư pháp theo 1 nghĩa rất rộng, bao
pháp theo 1 nghĩa rất hẹp: tư gồm: quyền xét xử của TA, quyền viết cáo trạng tố cáo
tội phạm, quyền điều tra của công an (công an cũng
thực hiện quyền tư pháp), quyền thi hành án của cơ
pháp = tài phán = xét xử →
quan thi hành án
chỉ có TA mới là cơ quan tư *Bình luận: quyền tư pháp ở VN quá rộng, bị chia 5 xẻ
pháp và thực hiện quyền tư 7 cho nhiều cơ quan khác nhau thực hiện, TA không là
pháp, toàn bộ quyền tư pháp nhánh quyền lực thực sự và không nắm trọn vẹn 1 loại
quyền lực. Thậm chí thẩm phán ở VN còn bị lấn áp
tập trung trong tay TA → TA bởi kiểm sát viên, công an điều tra, đặc biệt nguy hiểm
nắm trọn vẹn 1 loại quyền lực, nhất là VN có dấu hiệu hành chính hóa tư pháp (để
có khả năng kìm chế, đối cho các cơ quan hành pháp lấn sân sang tư pháp,
trọng, kiểm soát ngược lại với
2 nhánh quyền lực còn lại là quyền của tòa án → TA không thể độc lập, mạnh mẽ.
hành pháp và lập pháp. Chính vì vậy, Đ102 chính thức tuyên bố TA là cơ quan
Đa số các nước trên TG thực hiện quyền tư pháp thì từ 2013 ở VN phải hiểu
đều quan niệm quyền công tố, rằng chỉ có TA mới là cơ quan tư pháp và chỉ có TA
viết cáo trạng, tố giác tội mới thực hiện quyền tư pháp. Toàn bộ quyền tư pháp
phạm; quyền điều tra, tìm nằm trong tay TA, không chia sẻ quyền này với những
chứng cứ của công an; quyền cơ quan khác. Có như thế, TA mới trở nên độc lập và
thi hành án của cơ quan thi mạnh mẽ
hành án (trực thuộc bộ tư
pháp) là quyền hành pháp

Điểm mới thứ hai: Nhiệm vụ của TA (khoản 3 Đ102)

Đ127 HP1992 Khoản 3 Đ102 HP2013


TAND và VKSND cùng thực hiện
TA và VKS có nhiệm vụ riêng → không
chung 1 nhiệm vụ → HP1992 còn có đánh đồng 2 cơ quan này.
đánh đồng TA với VKS là 1, cùng Theo đó, TA có nhiệm vụ bảo vệ công lý,
thực hiện chung 1 nhiệm vụ: bảo vệ bảo vệ quyền con người, quyền công dân: TA
pháp chế XHCN tức là bảo vệ trật tự bảo vệ cái đúng, lẽ phải, lẽ công bằng chung
pháp luật do nhà nước XHCN đặt ra của cuộc sống và bảo vệ nhân quyền, bảo vệ

→ bảo vệ ý chí, lợi ích của nhà nước toàn dân → từ “công lý”, “nhân quyền” được
đánh giá là nhân văn hơn từ “pháp chế
(bảo vệ nhà cầm quyền) → không có
XHCN” ở 3 điểm sau: ↓
dân chủ, kém văn minh, tiến bộ, nhân
văn
- Nếu hiểu TA bảo vệ pháp chế XHCN là bảo vệ ý chí, lợi ích của nhà nước thì
lúc này TA đã trở thành công cụ của nhà nước để xét xử dân thường phạm tội.
Nếu hiểu TA bảo vệ công lý và nhân quyền thì nếu cán bộ công chức NN mà

làm sai, vi phạm nhân quyền thì TA sẽ xử như thường dân → Tòa là công cụ
trong tay người dân để bảo vệ cái đúng, lẽ phải và để kiểm soát NN
- Nếu hiểu TA bảo vệ pháp chế XHCN thì luật quy định như thế nào thì tòa xử y
như vậy bất chấp luật đó có hợp hiến, vi phạm nhân quyền, công bằng hay
không. Nếu hiểu tòa bảo vệ công lý, nhân quyền thì luật vi hiến, vi phạm nhân
quyền, không công bằng thì tòa có quyền từ chối áp dụng
- Nếu hiểu TA bảo vệ pháp chế XHCN thì muốn có pháp chế thì phải có pháp
luật. Vì vậy phải có luật thì tòa mới được xử, còn nếu đứng trước 1 vụ việc mà
QH chưa kịp làm luật hoặc luật có kẽ hở thì thẩm phán phải từ chối xét xử.
Còn nếu hiểu TA bảo vệ công lý nhân quyền thì nếu đứng trước 1 vụ việc mà
chưa kịp làm luật hoặc luật có kẽ hở thì thẩm phán bằng trình độ, trí tuệ, nhân
cách, phẩm chất của mình được quyền ra 1 bản án để giải quyết, xét xử và
thẩm phán phải chứng minh với tất cả các đồng nghiệp bản án đó là công lý,
khách quan, công bằng và sẽ được các thẩm phán khác áp dụng bản án đó để

giải quyết các vụ việc xảy ra tương tự về sau → Án lệ

II/ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TA:


*Hệ thống TA ở VN hiện nay: có 2 loại Tòa: TAND và TA quân sự

- Tòa án quân sự được lập ra để làm 2 việc: xét xử quân nhân phạm tội, xét xử
dân thường phạm tội mà có liên quan đến quân đội.

- TAND bao gồm các Tòa: TANDTC; Tòa cấp cao (3 tòa: Hà Nội, Đà Nẵng,
HCM phụ trách mỗi miền) – xử phúc thẩm những vụ án mà tòa sơ thẩm bị kháng
cáo kháng nghị; TAND cấp tỉnh; TAND cấp huyện.

*Lưu ý: Trong luật tổ chức TA năm 2014 thì không dùng từ “Tòa cấp tỉnh, cấp huyện”
vì: tại thời điểm làm luật năm 2014, các nhà làm luật rất muốn tổ chức Tòa không theo

đơn vị hành chính lãnh thổ mà phải lập tòa theo mô hình tòa khu vực → tuy nhiên, ý
định đổi mới vấp phải rất nhiều sự phản đối nên chưa thể đổi mới được → cuối cùng,
các nhà làm luật vẫn tổ chức tòa theo phương án cũ.

- Trong khi đó Tòa quân sự bao gồm: Tòa quân sự trung ương (chỉ là 1 bộ phận, phân

tòa nằm bên trong TANDTC) → Chánh án Tòa quân sự trung ương là phó chánh án

TANDTC → vì vậy, có người cho rằng TA ở VN có 2 hệ thống: hệ thống TAND và


hệ thống TA quân sự nhưng cũng có quan điểm cho rằng TA ở VN chỉ có 1 hệ thống;
Tòa quân sự quân khu; tòa quân sự khu vực.

Như vậy về cơ bản ở nước ta hiện nay, TA được lập ra theo mô hình đơn vị
hành chính lãnh thổ từ cấp huyện trở lên với triết lí “cứ 1 huyện sẽ lập 1 tòa và cứ 1
tỉnh sẽ lập 1 tòa”. Việc lập tòa như hiện nay đã bị coi là lỗi thời, không phù hợp với
thông lệ quốc tế, nó phản ánh tâm lý cào bằng, bình quân chủ nghĩa của người VN. Là
nguyên nhân gây ra tình trạng tồn đọng án ở 1 số nơi, trong khi đó ở 1 số nơi không
có án để xử; và cũng là nguyên nhân làm cho TA không độc lập, thẩm phán luông
chịu sự chi phối, tác động của cấp chính quyền địa phương như UBND, HĐND ở địa
phương đó. Vì vậy, giải pháp đặt ra để đổi mới tổ chức TA là TA phải được thiết kế
lại theo mô hình tòa cấp xét xử (tòa khu vực), tức là lập tòa theo số dân và lượng án: ở
đâu dân đông án nhiều thì phải lập nhiều tòa; còn ở đâu dân ít án ít thì phải gom dân

Việc lập tòa cấp xét xử (tòa khu vực) không được chấp nhận vì:

- Dễ tạo ra tình trạng xáo trộn


- Dễ tạo ra tình trạng xa dân
- Việc lập tòa theo đơn vị hành chính lãnh thổ ảnh hưởng đến lợi ích của rất nhiều
người
lại để lập 1 tòa

*Lưu ý: Không dùng từ “cấp (tỉnh, huyện)” cho TA vì nó làm cho hành chính hóa TA,
mất tính độc lập của TA, của thẩm phán trong việc xét xử

- 1 điểm mới rất quan trọng của luật tổ chức tòa án năm 2014 là chia đội ngũ thẩm
phán ra làm 4 ngạch thẩm phán bao gồm: ngạch thẩm phán TANDTC, ngạch thẩm
phán cao cấp, ngạch thẩm phán trung cấp, ngạch thẩm phán sơ cấp. Ngạch thẩm
phán chỉ phản ánh trình độ chuyên môn nghiệp vụ của thẩm phán. Vì vậy, thẩm phán
phải thường xuyên thi để xếp ngạch và nâng ngạch.
Theo quy định của luật tổ chức tòa án năm 2014 thì:

- TANDTC chỉ có 1 ngạch thẩm phán duy nhất: ngạch thẩm phán TANDTC.
Người có ngạch thẩm phán TANDTC muốn trở thành thẩm phán TANDTC

phải qua 3 bước: chánh án tối cao chọn và lập danh sách → QH phê chuẩn

(điểm mới) → chủ tịch nước kí quyết định bổ nhiệm.

- TAND cấp cao chỉ có 1 ngạch thẩm phán duy nhất: ngạch thẩm phán cao cấp.
Người đã có ngạch thẩm phán cao cấp muốn trở thành thẩm phán tòa cấp cao
thì do Hội đồng tuyển chọn và giám sát thẩm phán QG xem xét hồ sơ giấy tờ,
nếu đủ điều kiện sẽ chuyển cho chủ tịch nước kí quyết định bổ nhiệm.
- TAND cấp tỉnh có thể có 3 ngạch thẩm phán: ngạch thẩm phán cao cấp, trung
cấp, sơ cấp. Người đã có 3 ngạch thẩm phán này mà muốn trở thành thẩm
phán của TAND cấp tỉnh thì sẽ do hội đồng tuyển chọn và giám sát thẩm phán
QG xem xét hồ sơ rồi đưa chủ tịch nước kí quyết định bổ nhiệm.
- TAND cấp huyện có thể có 2 ngạch thẩm phán: ngạch thẩm phán trung cấp và
sơ cấp. Người có 2 ngạch thẩm phán này mà muốn trở thành thẩm phán của
TAND cấp huyện thì cũng do hội đồng tuyển chọn và giám sát thẩm phán QG
xem xét hồ sơ rồi đưa chủ tịch nước kí quyết định bổ nhiệm.
*Cần phân biệt các chức danh sau đây: thư kí tòa án với thư kí phiên tòa

thẩm phán với chánh án.

- Thư kí tòa án: lo hành chính, sự vụ, sổ sách giấy tờ, là trợ lí đắc lực cho chánh án
và cả tòa án

- Thư kí phiên tòa: người ghi chép lại diễn biến của 1 phiên tòa cụ thể

- Thẩm phán: 1 chức danh, nghề nghiệp chuyên môn, được đào tạo để xử án. Trong
1 tòa án có nhiều thẩm phán. Để quán lí các thẩm phán trong cùng 1 tòa án thì có
chức danh chánh án

- Chánh án: 1 chức danh quản lí, được lập ra để quản lí các thẩm phán trong tòa án.

*Lưu ý: Với quy định như trên thì sẽ có trường hợp người đã có ngạch thẩm phán
trung cấp nhưng mới là thẩm phán của tòa cấp huyện. Trong khi đó có người mới có
ngạch thẩm phán sơ cấp nhưng đã trở thành thẩm phán của TAND cấp tỉnh.
TH1: chánh án TANDTC và TAND cấp cao nặng về quản lí hơn chuyên môn xét
xử. Cụ thể, chánh án TANDTC được lập ra để quản lí các TAND địa phương.

Chánh án tối cao phải là 1 mẫu người chính trị (được Đảng chọn) → Trong nhiều
trường hợp, để đáp ứng nhu cầu quản lí, Đảng và NN có thể điều 1 người ngoài
ngành, chưa từng là thẩm phán để ngồi vào ghế chánh án TANDTC và cấp cao.

TH2: chánh án TAND cấp tỉnh và huyện nặng về chuyên môn hơn quản lí → phải
là thẩm phán giỏi về chuyên môn.

1. Cơ cấu tổ chức của TANDTC: (Đ21 luật tổ chức tòa án 2014):


a. Thành viên

- Chánh án TAND tối cao: đứng đầu, lãnh đạo, điều hành TANDTC. Do QH
bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo sự giới thiệu của chủ tịch nước. Không bắt buộc
phải là đại biểu QH. Báo cáo công tác, chịu trách nhiệm trước QH. Lúc QH không
họp thì báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước UBTVQH và Chủ tịch nước.

- Phó chánh án TANDTC: giúp việc của chánh án TANDTC. Do chánh án


TANDTC đề nghị chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức. Nhiệm kì 5 năm
tính từ ngày được bổ nhiệm

- Thẩm phán TANDTC: được đào tạo chuyên để xét xử. Chánh án đề nghị, QH
phê, chủ tịch nước kí. Nhiệm kì 5 năm, tái bổ nhiệm 10 năm.

- Thẩm tra viên của TANDTC: thẩm tra lại 1 bản án, việc thi hành án theo đề
nghị của chánh án. Do chánh án tối cao bổ nhiệm miễn nhiệm cách chức. Nhiệm kì 5
năm tính từ ngày được bổ nhiệm.

- Thư kí tòa án: cộng sự, trợ lí cho thẩm phán. Do chánh án tối cao bổ nhiệm
miễn nhiệm cách chức. nhiệm kì 5 năm tính từ ngày được bổ nhiệm.

- Công chức, viên chức và người lao động khác: toàn quyền do chánh án tối cao
tuyển dụng và bổ nhiệm.

b. Cơ quan cấu thành TANDTC:

*Hội đồng thẩm phán TANDTC: là cơ quan xét xử cao nhất của nước
CHXHCNVN, chỉ xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm.
- Thành phần: không dưới 13 và không quá 17 người (13, 15 hoặc 17 người),
bao gồm: chánh án TANDTC, các phó chánh án TANDTC là thẩm phán
TANDTC và các thẩm phán TANDTC.

- Hình thức hoạt động: 1 tháng họp 1 phiên, phiên họp được coi là hợp lệ khi
có ít nhất 2/3 thành viên tham dự. Các quyết định của Hội đồng thẩm phán
TANDTC phải có quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Đây là cơ
quan duy nhất trong ngành tư pháp được quyền ban hành 1 loại văn bản quy
phạm pháp luật (nghị quyết: tổng kết kinh nghiệm xét xử của đất nước, các
tòa án; hướng dẫn tòa cấp dưới áp dụng thống nhất pháp luật; phát triển án lệ.

Ở nước ta hiện nay thì các phó chánh án của TANDTC luôn là thẩm phán TANDTC
vì thế nên là thành viên đương nhiên của hội đồng thẩm phán TANDTC. Trong khi đó,
chánh án TANDTC có 2 khả năng:

1) Chánh án tối cao là thẩm phán của TANDTC thì mới được ngồi vào Hội đồng
thẩm phán của tòa tối cao (bởi vì hội đồng thẩm phán của tòa tối cao là cơ quan
xét xử cao nhất nên thành viên của nó phải là thẩm phán có chuyên môn nghiệp
vụ).

2) Chánh án tối cao được điều từ người ngoài ngành, không là thẩm phán →
không là thành viên của Hội đồng thẩm phán tòa tối cao.

→ Chỉ có chánh án tối cao nào là thẩm phán của TANDTC thì mới là thành viên của
*Bộ máy giúp việc: văn phòng, các cục, vụ, viện, trường đào tạo các chức danh
tư pháp.

2. Cơ cấu tổ chức của TAND cấp cao: (Đ30 Luật tổ chức tòa án 2014)
a. Thành viên:
- Chánh án và các phó chánh án của Tòa cấp cao. Do chánh án tối cao bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức. Nhiệm kì 5 năm tính từ ngày được bổ nhiệm.
- Thẩm phán tòa cấp cao. Do chủ tịch nước kí quyết định bổ nhiệm miễn nhiệm
cách chức. Nhiệm kì 5 năm, tái bổ nhiệm 10 năm.
- Chánh tòa và các phó chánh tòa: người đứng đầu của tòa chuyên trách. Do
chánh án tòa cấp cao bổ nhiệm miễn nhiệm cách chức. Nhiệm kì 5 năm tính từ
ngày được bổ nhiệm.
- Thư kí tòa án, thẩm tra viên, công chức, viên chức khác và người lao động: do
chánh án tòa cấp cao tuyển dụng và bổ nhiệm.
b. Cơ quan cấu thành:
- Ủy ban thẩm phán của tòa cấp cao: thành viên không dưới 11 và không quá 13,
bao gồm: chánh án, các phó chánh án tòa cấp cao là thẩm phán cao cấp (chỉ có
chánh án cấp cao nào là thẩm phán cao cấp mới là thành viên của Ủy ban thẩm
phán tòa cấp cao) và một số thẩm phán cao cấp do chánh án TANDTC quyết
định theo đề nghị của chánh án tòa cấp cao.
- Tòa cấp cao lập ra 6 tòa chuyên trách, bao gồm: tòa hình sự, tòa dân sự, tòa
hành chính, tòa kinh tế, tòa lao động, tòa gia đình và người chưa thành niên
(mới được thành lập từ 2014 đến nay). Mục đích lập ra để xử những vụ án
chuyên môn sâu. Có các chánh tòa và phó chánh tòa giúp việc.
- Tòa cấp cao cũng lập ra những bộ máy giúp việc: văn phòng, vụ, trung tâm,
viện.

VN hiện nay có 3 tòa cấp cao: HN, Đà Nẵng và TP.HCM.

3. Cơ cấu tổ chức tòa cấp tỉnh (Đ39 Luật tổ chức tòa án năm 2014):
a. Thành viên:
- Chánh án và các phó chánh án TAND cấp tỉnh: do chánh án tòa tối cao bổ
nhiệm, miễn nhiệm cách chức theo hàng dọc từ trên xuống. Nhiệm kì 5 năm
tính từ ngày được bổ nhiệm.
- Thẩm phán tòa cấp tỉnh: do chủ tịch nước bổ nhiệm miễn nhiệm cách chức.
Nhiệm kì 5 năm, tái bổ nhiệm 10 năm.
- Chánh tòa và phó chánh tòa: do chánh án tòa cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm,
cách chức, nhiệm kì 5 năm tính từ ngày được bổ nhiệm.
- Thẩm tra viên, thư kí tòa án, công chức, viên chức và người lao động: do
chánh án tòa cấp tỉnh tuyển dụng và bổ nhiệm
b. Cơ quan cấu thành:
- Ủy ban thẩm phán của TAND cấp tỉnh bao gồm: chánh án và các phó chánh án

của tòa cấp tỉnh (Chánh án của tòa cấp tỉnh luôn luôn là thẩm phán → là
thành viên đương nhiên của Ủy ban thẩm phán) và một số thẩm phán của
TAND cấp tỉnh do chánh án TAND cấp tỉnh đề nghị và chánh án tối cao quyết

định → thành viên của UBTP bao nhiêu người là do chánh án tối cao quyết
định theo đề nghị của chánh án tòa cấp tỉnh
- Các tòa chuyên trách: 6 tòa bao gồm tòa hình sự, dân sự, hành chính, lao động,
kinh tế và tòa gia đình và người chưa thành niên.
- Bộ máy giúp việc

4. Cơ cấu của TAND cấp huyện (Đ45 Luật tổ chức tòa án 2014):
a. Thành viên:
- Chánh án, các phó chánh án của TAND cấp huyện. Do chánh án tối cao bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Nhiệm kì 5 năm tính từ ngày được bổ nhiệm.
- Thẩm phán của TAND cấp huyện. Do chủ tịch nước bổ nhiệm. Nhiệm kì 5
năm, tái bổ nhiệm 10 năm.
- Chánh tòa, các phó chánh tòa: do chánh án TAND cấp huyện bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức. Nhiệm kì 5 năm tính từ ngày được bổ nhiệm.
- Thẩm tra viên, thư kí tòa án, công chức, viên chức và người lao động khác: do
chánh án TAND cấp huyện tuyển dụng và bổ nhiệm.
b. Cơ quan cấu thành:
- Không thành lập UBTP và có thể lập các tòa chuyên trách sau: tòa hình sự,
dân sự, xử lí hành chính, tòa gia đình và người chưa thành niên.
- Bộ máy giúp việc

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CÁC CẤP


HP1946 Từ HP1959 cho đến trước nghị Từ nghị quyết 51/2001
quyết 51/2001 (nghị quyết sửa đổi đến nay
HP1992)
Không thành lập Bắt đầu thành lập hệ thống Qua mấy chục năm giao
VKSND, cơ quan tư VKSND, bởi vì kể từ HP1959 thì cho VKS nhân danh thực
pháp chỉ có các tòa án tổ chức và hoạt động của bộ máy hiện chức năng kiểm sát
NN ta đã áp dụng nguyên tắc tập chung đã phát sinh khá
→ HP1946 có cách quyền XHCN. VKS chỉ là 1 cơ nhiều bất cập:
tiếp cận về quyền tư quan đặc thù trong bộ máy NN - Đối tượng kiểm sát
pháp và cơ quan thực XHCN với cơ chế tập quyền. Với chung quá rộng, mọi văn
hiện quyền tư pháp nguyên tắc tập quyền thì QH được bản, hành vi, chủ thể từ
theo 1 nghĩa rất hẹp xác định là cơ quan cao nhất có
phù hợp với thông lệ toàn quyền. Với tư cách là 1 cơ bộ trở xuống → bản thân
quan cao nhất thì QH đã dành cho VKS cũng không thể
quốc tế → như vậy mình quyền giám sát tối cao toàn kiểm sát hết được.
mới làm cho tòa độc bộ hoạt động của bộ máy NN từ - Ở VN có rất nhiều cơ
trung ương đến địa phương và
lập.
không ai được kiếm soát QH → chế kiểm tra, giám sát →
*Lí do: Các nước trên
TG và HP1946 tổ nhìn chung, tư tưởng này không dẫn đến hiện tượng chồng
chức bộ máy NN theo chéo, trùng lặp, dẫm đạp
học thuyết tam quyền thực tế, không khả thi → trên thực lên nhau, hoặc né tránh,
phân lập. Với học tế, mỗi lần họp thì QH chỉ có khả đùn đẩy trách nhiệm,
thuyết này thì toàn bộ năng giám sát được tầng cao nhất “nhiều sãi không ai đóng
quyền lực NN được của bộ máy NN từ Bộ trở lên. cửa chùa”
phân thành 3 nhánh Chính vì vậy, QH mới thành lập - Bản thân VKS trong quá
quyền lực và giao cho ra 1 hệ thống VKSND như 1 cánh trình kiểm sát chung chỉ
3 cơ quan khác nhau tay nối dài của QH trong cơ chế có quyền kháng nghị và
nắm giữ: quyền lập tập quyền để giúp QH kiểm tra quyền này cũng nửa vời,
pháp giao cho QH, giám sát phần còn lại của bộ máy không triệt để
hành pháp giao cho NN từ bộ trở xuống. - Nếu coi VKS là cơ quan
CP, tư pháp giao cho *Lưu ý: gọi là VKSát chứ không tư pháp thì VKS chỉ nên
tòa án. 3 nhánh quyền gọi là VKSoát tập trung kiểm sát các
lực này luôn đặt trong - VKSND dựa trên chức năng hoạt động tư pháp để
trạng thái ngang cơ, giám sát tối cao của QH. tránh oan sai trong tố
cân bằng về quyền - Kiểm soát mang nghĩa ngang cơ, tụng…
đối trọng, tương tác chéo nhưng ở Xuất phát từ những bất
lực → tạo ra tình nước ta QH cao nhất nên không cập trên mà nghị quyết
trạng kiểm soát chéo được kiểm soát QH. Còn kiểm sát 51/2001 đã tiến hành thu
giữa 3 nhánh quyền thể hiện sự giám sát 1 chiều. hẹp chức năng kiểm sát
Kể từ khi được thành lập từ năm chung của VKSND xuống
lực với nhau → nói 1959 đến năm 2001, VKSND ở còn kiểm sát các hoạt
khác đi, tự thân cơ nước ta được lập ra và giao cho 2 động tư pháp: tức là kiểm
chức năng sau đây: sát tính có căn cứ, tính
chế phân quyền đã tạo
ra tình trạng kiểm tra, - Thực hành quyền công tố: nhân hợp pháp trong hoạt động
giám sát chéo giữa danh NN (quyền lực công) để viết và hành vi của 4 cơ quan
các nhánh quyền lực cáo trạng, tố cáo tội phạm, vì khi sau:
với nhau. Vì vậy, 1 tội phạm được thực hiện trong + Hoạt động xét xử của
không cần phải lập ra thực tế không chỉ gây thiệt hại cho TA: khi TA mở phiên tòa
thêm 1 hệ thống người bị hại mà còn làm ảnh xét xử, VKS phải cử đại
VKSND. hưởng đến lợi ích chung của toàn diện của mình đến giám
xã hội. Vì vậy, NN phải thay mặt sát, theo dõi phiên tòa có
toàn xã hội lập ra 1 cơ quan thay đúng trình tự tố tụng, nội
mặt NN để viết cáo trạng tố cáo
dung → là cơ sở để VKS
tội phạm đó. Cơ quan đó trong
điều kiện của các nước tư sản là kháng nghị.
Viện công tố độc lập hoặc trực + Hoạt động điều tra của
thuộc CP (ở Mỹ, tổng công tố liên CA điều tra: bức cung,
bang là bộ trưởng tư pháp, thành nhục hình, làm trái luật
+ Hoạt động thi hành án:
viên của CP → là quyền hành thi hành bản án có đúng
pháp). Cơ quan đó trong điều kiện nội dung bản án không.
các nước XHCN chính là + Hoạt động tạm giam,
VKSND. tạm giữ người
*Lưu ý: chức năng, công việc của → 4 hoạt động này là hoạt
VKS
động tư pháp.
- Quyền công tố: chỉ có trong vụ
Tóm lại: từ năm 2001 đến
án hình sự, còn trong những vụ án
nay, VKS chỉ còn được
phi hình sự là tư tố. Nói tóm lại,
thực hiện 2 chức năng:
chỗ nào có tù, có tội là công tố,
thực hành quyền công tố
còn không đều thuộc tư tố. Quan
như trước và kiểm sát các
hệ pháp luật hình sự là quan hệ
hoạt động tự pháp.
giữa NN với tội phạm.
- Kiểm sát chung: kiểm sát mọi
văn bản, mọi hành vi của mọi chủ

thể từ bộ trở xuống → là cánh tay


nối dài của QH trong cơ chế tập
quyền.
1 . về đầu dòng : home ; end

2 . về đầu vb : ctrl + home ; ctrl + end

3 . tô đen toàn bộ TL : ctrl + A ; home + select + select all

4 . mở TL với tên đã có : file + save as

5 . lưu TL với tên đã có : ctrl + s ; file + save ; save

6 . đưa thanh công cụ truy cập nhanh đến dưới thanh ribbon

- Nút customize quick access tool bar và chọn show below the ribbon
7 . ẩn thanh ribbon

- Ribbon display options ; auto – hide ribbon


8 . hiển thị thanh ribbon đang bị ẩn :

- ribbon display options ; show tabs and commands


9 . đóng TL đang mở : file + close

10 .đóng cửa sổ : file + exit

11 . nút minimize : thu cửa sổ trên thanh công cụ task bar

12 . mở tập tin đã có : file + open ; ctrl + f12

13 . hiển thị cây thước ngang cấy dọc : thẻ view + ruler

14 . hồi phục văn bản về trước đó : ctrl + Z

15 . di chuột trên khối đã chọn : khối được di chuyển đến vị trí mới

16 . mở hộp thoại word options : file ; optipns

17 . kích hoạt bảng điều hướng : view ; navigation pane hoặc chọn home +
find

18 . để xem dạng toàn trang : thẻ pages

19 . xem các đề mục trong navigation pane : thẻ headings

20 . chức năng của bảng điều hướng : tất cả đều đúng

21 .hộp thoại tìm kiếm và thay thế :home ; replace

22 . kích hoạt bảng điều hướng : ctrl + F


23 .chế độ xem văn bản dạng bản in : print layout view

24 . mở hộp thoại font : ctrl + D

25 . chức năng hộp thoại font : fon chữ ; hiệu ứng ký tự ; tô đậm ; ghạch
chân

26 . chức năng hộp thoại font : độ co giãn ký tự ; khoảng cách ký tự

27 . định dạng ghạch ngang chữ : home + stri kethrough

27 . đưa chỉ số xuống dưới : home + subscrip

28 . tổ hợp phím ctrl + ‘=’ : bật hoặc tắt chỉ số dưới

29 . ctrl + ship + ‘=’ : bật hoặc tắt chỉ số trên

30 .ctrl + [ : giảm kích cỡ 1 point

32 . để tăng các kích cỡ : ctrl + > ; ctrl + ]

33 . format painter trong thẻ home : sao chép định dạng

34 .in đậm nội dung đang chọn :ctrl + P

35 . làm nghiêng nội dung đang chọn : ctrl + I

36 .chuyển chữ hoa sang thường và ngược lại : home + change case

37 . canh phải nội dung đang chọn : home + align right

38 .canh trái : home + align left

39 . canh giữa : home + center

40 . mở hộp thoại paragraph : home + nút mở ở góc phải hộp paragraph

41 . chức năng hộp paragraph : thiết lập khoảng cách giữa các ký tự

42 . biểu tượng điều chỉnh độ thụt dòng đầu vb : fist line indent

43 . độ thụt sau dòng đầu : hanging indent

44. thụt biên trái : left indent

45 . thụt biên phải : right indent

46 .lập khoảng cách giữa các đoạn : layout + after ; layout + before
47 . khoảng cách giữa các dòng trong đoạn : home + line and paragraph
spacing

48 . định dạng tap dùng để : canh văn bản

49 . định dạng tap trong bảng biểu : ctrl + tab

50 . mở hộp borders and shading : design + page borders

51 . thẻ border trong borders and shading : kẻ khung cho văn bản

52 . thẻ page border trong borders and shading : kẻ khung cho cả trang

53 . thẻ shading trong borders and shading : tô màu nền cho đoạn

54 . tô màu nền cho cả trang : design + page color

55 . watermark trong design : để tạo hình mờ cho TL

56. chèn trang trống vào TL : insert + plank page

57 . chèn bảng biểu : insert + table

58 . chèn thêm cột trong bảng : layout trong thẻ ngữ cảnh tools ; insert left

59 . chèn thêm hàng : layout trong thẻ ngữ cảnh table tools ; insert above

60 . xóa cột trong table : thẻ layout trong thẻ ngữ cảnh table tool + delete +
delete columns

61 . xóa một hàng table : layout thẻ ngữ cảnh table tool + delete + delete
rows

62 . con trỏ cuối bảng nhấn phím tab : thêm một hàng mới

63 . xóa table : layout thẻ ngữ cảnh table tool + delete + delete table

64 . liên kết các ô : thẻ layout thẻ ngữ cảnh table ; merge cells

65 . tách ô : thẻ layout thẻ ngữ cảnh table tools ; split cells

66 . chia một table thành hai table : table tools ;split table

67 . tô màu nền cho các ô trong khối :design thẻ ngữ cảnh table
tool ;shading

68 . đổi dữ liệu bảng sang dạng tex : layout TNC table tools ; convert to
text
69 . đổi hướng dữ liệu trong table : layout TNC table tools ; text direction

70 .sắp xếp dữ liệu trong table : layout TNC table tools ; sort

71 . chèn ký hiệu , ký tự đặc biệt : insert ; symbol

72 . chèn ảnh trong bộ nhớ : insert ; online picture

73 . chèn ảnh trực tuyến : insert ; online pictures

74 . vẽ hình khối : insert ; shapes

75 . chèn đồ họa smart art : insert ; smart art

76 . chèn biểu đồ chart : insert ; chart

77 . nén ảnh : format TNC picture tools ; compress pictures

78 . muốn vẽ đường tròn đè phím : SHIFT

79 . muốn chèn text box : insert ; text box

80 . chèn chữ nghệ thuật : insert ; word art

81 . phóng to kí hiệu đầu đoạn : insert ; drop cap

82 . chức năng hộp page setup : thiết lập việc kẻ khung cho cả cho cả trang
in

83 . chọn khổ giấy in : hộp page steup , điều chỉnh trong thẻ paper

84 .in văn bản : ctrl + P

85.đánh số trang : insert ; page number

86 .chia vb thành nhiều cột : layout ; columns

87 . chèn chú thích cuối trang : insert ; insertt footnote

88 . chèn chú thích cuối TL : thẻ references ; insert andnote

89 . tạo nội dung đầu trang : insert ;header

90 . chèn công thức toán : insert ; equation

You might also like