Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ – ĐỀ 5

Hình tượng ông lái đò


I.Mở bài
1.Giới thiệu về tác giả và tác phẩm:
‐ Nguyễn Tuân là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo, có cái tôi đầy cá tính, một cây bút
tài hoa, có học thức, luôn khám phá thế giới ở tầm văn hóa, thẩm mỹ.
‐ Người lái đò sông Đà là bài tùy bút tiêu biểu trong các tác phẩm hậu cách mạng của ông, nội
dung ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, con người vùng Tây Bắc.
2.Vấn đề
‐ Hình tượng người lái đò sông Đà: Hình tượng người lái đò được – một anh hùng của thời kỳ
xây dựng xã hội chủ nghĩa được Nguyễn Tuân tìm kiếm. Qua đó ta có thể thấy được cách nhìn
mang tính phát hiện về con người của nhà văn Nguyễn Tuân vô cùng độc đáo và ấn tượng.

II.Thân bài
1.Khái quát chung
a,Tác giả
- Nguyễn Tuân là tác giả lớn của văn học hiện đại Việt nam với những thành tựu
xuất sắc ở cả hai giai đoạn trước và sau năm 1945. Sáng tác của Nguyễn Tuân
mang phog cách riêng độc đáo trong đó nổi bật chất tài hoa uyên bác.
- Là một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, Nguyễn Tuân thường khám phá thế giới ở
phương diện văn hóa thẩm mĩ, thường miêu tả con người trong vẻ đẹp tài hoa nghệ
sĩ.
b. Tác phẩm
- “ Người lái đò sông Đà” là bài tùy bút xuất sắc của Nguyễn Tuân được in trong
tập “Sông Đà” năm 1960. Sông Đà là thành quả chuyến đi gian khổ và hào hùng
của Nguyễn Tuân lên miền đất Tây Bắc xa xôi và rộng lớn những năm 1958-1960,
chuyến đi không chỉ nhằm thỏa mãn niềm khát khao xê dịch mà chủ yếu để tìm
kiếm chất vàng trong vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của thiên nhiên Tây Bắc, phát
hiện thứ vàng mười đã qua thử lửa để tâm hồn con người Tây Bắc trong cuộc sống
hàng ngày của họ. Tác phẩm đã thể hiện những nét đặc sắc nhất trong phong cách
nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
2.Phân tích
1**. Trí dũng tài hoa
a,Vòng 1
*Sông Đà tung ra những tên tướng đá, oai phong lẫm liệt “Một hòn đá ấy trông
nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tưởi trước khi giao
chiến. Một hòn khác lùi lại một chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần
vào”, các dộng từ “hất hàm”, “hỏi”, “lùi lại”, “thách thức”, kết hợp với nghệ thuật
nhân hóa đã giúp Nguyễn Tuân biến đá sông Đà thành những chiến tướng dữ tợn.
=>Ông lái đò hết sức bình tĩnh, không thèm đáp “hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất
lên khỏi sóng trận địa “phóng thẳng vào mình”, phóng thẳng vào trùng vi thạch
trận mà sông Đà đã bay sẵn.
*Sông Đà tung ra lực lượng nước hùng hậu “Mặt nước hò la vang dậy quanh mình,
… bóp chặt lấy bộ hạ người lái đò”. Một loạt các động từ mạnh được huy động:
“hò la”, “thức”, “đội”, “dâng”, “bóp chặt” đã miêu tả sự hung bạo của sông Đà
khiến người đọc phải rùng mình.
=> Ông lái đò bị thương, mặt méo bệch đi nhưng ông cố nén vết thương, hai chân
vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, tiếng chỉ huy ngắn gọn và tỉnh táo. Bằng sự bình tĩnh,
bản lĩnh anh dũng, ông lái đò cùng con thuyền đã vượt qua thử thách ban đầu.
b, Vòng hai
*Sông Đà đổi chiến thuật: tăng cường của cửa tử, vị trí cửa sinh tử ngược vòng
một để tạo sự bất ngờ. Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, sông Đà vòng hai thực sự
trở nên nham hiểm, xảo quyệt.
=> Ông lái đò không một phút nghỉ tay nghỉ mắt sau khi phá xong trùng vi thạch
trận thứ nhất, ông cũng đã đổi luôn chiến thuật vì ông thuộc sự phục kích của lũ đá
nơi ải nước, thuộc quy luật dòng chảy sông nước.
*Sông Đà tung ra “dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạng trên sông đá”. Liên
tưởng thác nước sông Đà như cọp, beo nơi rừng sâu cho người đọc thấy được thác
nước sông Đà là mối đe dọa khủng khiếp với bất cứ ai đi trên sông Đà.
=> Ông lái đò: cưỡi lên thác sông Đà đến cùng như cưỡi hổ. Ông “nắm chặt lấy
được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước
đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá
ấy”. Nghệ thuật liệt kê cùng một loạt các động từ mạnh “nắm”, “cưỡi”, “ghì”,
“phóng”, “lái miết”,… đã diễn tả được động tác điều kiểu con thuyền của ông lái
đò mạnh mẽ, dứt khoát, chính xác thuần phục phải điêu luyện.
*Sông Đà tung ra bọn thủy quân bên bờ trái, xô ra định níu con thuyền vào tập
đoàn cửa tử. Nghệ thuật nhân hóa đã giúp Nguyễn Tuân biến nước sông Đà thành
một đội quân, đông đảo hiếu chiến.
=> Ông lái đò: vì nhớ mặt bọn này nên đứa thì ông tránh mặt để rảo bơi, đứa thì
ông buộc đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Ông lái đò đã chiến thắng
dòng sông hung bạo như tráng sĩ thuần phục hùm beo, như kị sĩ thuần phục con
tuấn mã bất kham.
c, Vòng ba
Sông Đà bộc looh diện mạo và tâm địa của thứ kẻ thù số một khi bố trí trái và phải
đều là cửa tử, cửa sinh ở giữa bọn đá hậu vệ của con thác.
=>Ông lái đò “cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua
cổng đá cánh mở cánh khép… thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi
nước, vừa xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn
được”. Nghệ thuật liệt kê, so sánh và các động từ mạnh “phóng thẳng”, “chọc
thẳng”, “xuyên”, “lái”, “lượn” cho ta thấy được sự thần tốc trong cách đánh nhanh
thắng nhanh của ông lái đò.
*Tóm lại: Trong cuộc chiến đấu với sông Đà hung bạo, ông lái đò hiện lên thật
dũng cảm, thông minh, vừa thật tài hoa. Trình độ điều khiển con thuyền của ông
chính xác tuyệt đối đến từng động tác. Nguyễn Tuân gọi là “ tay lái ra hoa” –
người nghệ sĩ trong nghệ thuật chèo đò, vượt thác.
2**.Đánh giá
*Nội dung tư tưởng
- Ca ngợi ông lái đò – ca ngợi người lao động mới. Với Nguyễn Tuân đó lá thứ
vàng mười đã qua thử lửa.
- Bày tỏ quan niệm về chủ nghĩa anh hùng cách mạng: Chủ nghĩa anh hùng cách
mạng có trong cuộc sống đời thường, trong những người lao động, trong công cuộc
chinh phục tự nhiên.
*Nghệ thuật
- Hình tượng ông lái đò thể hiện rõ nét tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân.
3. Lệnh đề 2: Nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về con người của nhà văn
Nguyễn Tuân
- Qua nhân vật ông lái đò, Nguyễn Tuân có cách nhìn mang tính phát hiện về
người lao động mới. Ông đò tiêu biểu là người anh hùng, cũng là nghệ sĩ trong môi
trường làm việc và trong công việc của mình khi dám đương đầu với thử thách và
đạt tới trình độ điêu luyện trong công việc. Nhà văn đã phát hiện ra “chất vàng
mười đã qua thử lửa” của ông đò bằng phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác với
thể tuỳ bút vừa giàu tính hiện thực, vừa tràn ngập cái tôi phóng túng đầy cảm hứng,
say mê…
- Qua cách nhìn nhân vật ông đò, nhà văn bày tỏ tình cảm yêu mến, trân trọng, tự
hào về con người lao động Việt Nam. Nếu trước đây, ông thường khắc họa người
anh hùng trong chiến đấu, người nghệ sĩ trong nghệ thuật và thuộc về quá khứ
“vang bóng một thời”thì đến tác phẩm này, ông tìm thấy anh hùng và nghệ sĩ ngay
trong con người lao động thường ngày, trong công việc bình thường và trong nghề
nghiệp cũng bình thường. Nguyễn Tuân còn khẳng định với chúng ta rằng chủ
nghĩa anh hùng cách mạng đâu phải chỉ dành riêng cho cuộc chiến đấu chống
ngoại xâm mà còn thể hiện sâu sắc trong việc xây dựng đất nước và chinh phục
thiên nhiên.
III.Kết bài
Hình tượng ông lái đò in đậm dấu ấn phong cách Nguyễn Tuân. Bởi ông chính là
kiểu người tài hoa, nghệ sĩ, biết nâng nghề nghiệp của mình lên mức nghệ thuật.
Song ở hình tượng ông lão thể hiện rất rõ sự chuyển biến trong tư tưởng Nguyễn
Tuân khi những con người tài hoa, nghệ sĩ được miêu tả không phải là những con
người phi thường mà là những con người bình dị, thậm chí vô danh. Đây chính là
cách Nguyễn Tuân ngợi ca, tôn vinh những người lao động thầm lặng trong công
cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa.

You might also like