Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

6.4.

Hàn điện tiếp xúc:


6.4.1. Khái niệm:
Hàn điện tiếp xúc là một phương pháp hàn áp lực, sử dụng
nhiệt đo biến đổi điện năng thành nhiệt năng bằng cách cho
dòng điện có cường độ lớn đi qua mặt tiếp xúc của hai chi tiết
hàn để nung nóng kim loại.
Khi hàn hai mép hàn được ép sát vào nhau nhờ cơ cấu ép, sau
đó cho dòng điện chạy qua mặt tiếp xúc theo định luật Jun-Lenz
nhiệt lượng sinh ra trong mạch điện hàn xác định công thức:
Q=0,24RI2t
6.4.2. Đặc điểm:
Thời gian hàn ngắn, năng suất cao do dễ cơ khí hoá và tự động
hoá. Mối hàn bền và đẹp. Thiết bị đắt, vốn đầu tư lớn. Đòi hỏi
phải có máy hàn công suất lớn.
6.4.3. Các phương pháp hàn điện tiếp xúc:
6.4.3.1. Hàn tiếp xúc giáp mối:
Hàn tiếp xúc giáp mối là phương pháp hàn mà mối hàn được
thực hiện trên toàn bộ bề mặt tiếp xúc của hai chi tiết hàn. Sau
khi hai chi tiết được ép sát vào nhau vào lực ép sơ bộ từ 10:15
N/mm2, tiến hành đóng điệnnung kim loại mép hàn đến trạng
thái dẻo, cắt điện và ép kết thúc với lực ép từ 30:40 N/mm2 để
tạo thành mối hàn.
6.4.3.2. Hàn điểm:
Hàn điểm là phương pháp hàn tiếp xúc mà mối hàn được thực
hiện theo từng điểm trên bề mặt tiếp xúc của hai chi tiết hàn.
Khi hàn điểm hai phía, các tấm hàn được đặt giữa hai điện cực
hàn. Sau khi ép sơ bộ và đóng điện, dòng điện trong mạch chủ
yếu tập trung ở một diện tích nhỏ trên mặt tiếp xúc giữa hai tấm
nằm giữa các điện cực, nung nóng kim loại đến trạng thái nóng
chảy. Tiếp theo cắt điện và ép với lực ép đủ lớn, tạo nên điểm
hàn.
Khi hàn điểm một phía, hai điện cực bố trí cùng một phía so
với vật hàn. Sự nung nóng các điểm hàn do dòng điện chạy qua
tấm dưới của vật hàn. Để tăng cường dòng điện chạy qua các
điểm hàn, người ta bố trí thêm tấm đệm bằng đồng. Sau khi
điểm hàn được nung chảy, tiến hành ép với lực ép đủ lớn ta
nhận được hai điểm hàn cùng một lúc.
6.4.3.3. Hàn đường:
Hàn đường là phương pháp hàn tiếp xúc mà mối hàn là những
điểm hàn nối tiếp nhau liên tục. Về thực chất có thể, có thể coi
hàn đường là một dạng của hàn điểm, trong quá trình hàn do vật
hàn dịch chuyển liên tục giữa hai điện cực tạo thành các điểm
hàn nối tiếp nhau. Khi hàn đường người ta sử dụng các điện cực
kiểu con lăn, nhờ đó vật hàn có thể dễ dàng chuyển động để dịch
chuyển điểm hàn. Theo chế độ hàn người ta phân ra ba kiểu hàn
đường là hàn đường liên tục, hàn đường gián đoạn và hàn bước.
Khi hàn đường gián đoạn, vật hàn chuyển động liên tục,
nhưng dòng điện chỉ được cấp theo chu kỳ, thời gian cấp từ
0,01: 0,1 giây, tạo thành các đoạn hàn cách quãng.
Khi hàn bước, vật hàn dịch chuyển gián đoạn, tại các điểm
dừng vật hàn được ép bởi các điện cực và cấp điện tạo thành
điểm hàn.

You might also like