Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN:

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.

MỤC LỤC

Mở đầu

Chương I: Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về quản lý lễ hội ở nước ta hiện
nay.

1. Một số các khái niệm cơ bản.


2. Đôi nét về tổ chức, quản lý lễ hội ở nước ta hiện nay
3. Những đóng góp tích cực của lễ hội.
4. Những hạn chế, tiêu cực của lễ hội.

Chương II: Một số lễ hội tiêu biểu ở Hải Phòng

1. Đôi nét về vùng đất, con người Hải Phòng


2. Một số lễ hội tiêu biểu ở Hải Phòng
2.1. Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân (quận Lê Chân)
2.2. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn (quận Đồ Sơn)
2.3. Lễ hội Làng cá tại Cát Bà (huyện Cát Hải)
2.4. Lễ hội Danh tướng Phạm Tử Nghi (quận Lê Chân)
2.5. Lễ hội Di tích đặc biệt quốc gia Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
(huyện Vĩnh Bảo)
2.6. Một số lễ hội khác

Chương III: Thực trạng tổ chức và quản lý lễ hội tại Hải Phòng

1. Thực trạng việc tổ chức và quản lý lễ hội ở Hải Phòng


2. Những kết quả, thành công trong việc tổ chức và quản lý lễ hội ở Hải Phòng
3. Những hạn chế, yếu kém trong tổ chức và quản lý lễ hội ở Hải Phòng
3.1. Lễ hội bị đơn điệu hóa
3.2. Lễ hội bị trần tục hóa
3.3. Lễ hội bị quan phương hóa
3.4. Lễ hội bị thương mại hóa
3.5. Chính quyền can thiệp quá sâu vào quá trình tổ chức và quản lý lễ hội
4. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong tổ chức và quản lý lễ hội
4.1. Nguyên nhân chủ quan
4.2. Nguyên nhân khách quan

Chương IV: Giải pháp tổ chức và quản lý lễ hội trong thời gian tới đối với thành
phố Hải Phòng.

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Lễ hội là một trong những loại hình sinh hoạt văn hóa lớn ở nước ta, hiện nay
đang có xu hướng ngày càng được tổ chức rộng rãi tại tất cả các địa phương, vùng,
miền trong cả nước. Lễ hội luôn có khả năng thu hút, tập hợp đông đảo, rộng rãi mọi
tầng lớp nhân dân, cán bộ cùng tham gia. Theo thống kê của ngành chức năng, cho
đến nay cả nước có gần 8000 lễ hội ( trong đó có trên 7000 lễ hội dân gian, 332 lễ hội
lịch sử, 544 lễ hội tôn giáo).

Trước sự phát triển có tính chất “bùng nổ” như vậy, vấn đề đáng quan tâm suy
nghĩ là bên cạnh những mặt tốt, mặt tích cực cũng đã nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực
gây nhức nhối trong xã hội. Vì vậy, cách tổ chức và quản lý lễ hội như thế nào để bảo
đảm đúng với ý nghĩa của nó là một sinh hoạt văn hóa cộng đồng đậm đà bản sắc dân
tộc đang là vấn đề cần được quan tâm và giải đáp thỏa đáng.

Hải Phòng là một thành phố ven biển, diện tích chỉ có 1526 km 2 nhưng dân số
trên 2 triệu người. Có thể nói, Hải Phòng là địa phương thuộc diện “ đất chật, người
đông”, là một thành phố có bề dày lịch sử trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm cũng
như chống lại những biến cố của thiên nhiên. Trong quá trình đó đã có nhiều danh
nhân tiêu biểu, nhiều anh hùng dân tộc được nhân dân tôn kính, khi qua đời đã được
nhân dân lập đền thờ để tưởng nhớ công lao. Hải Phòng có nhiều chùa, đền thờ, di
tích lịch sử và cách mạng. Cũng như cả nước, những năm gần đây, suốt bốn mùa
Xuân, Hạ, Thu, Đông, Hải Phòng đều có lễ hội. Từ trung tâm thành phố đến các
quận, huyện đều có lễ hội đặc trưng của mình. Có thể nói, Hải Phòng cũng đã “bùng
nổ” về lễ hội. Thông qua các lễ hội đó, những mặt tích cực, những nét đẹp văn hóa
truyền thống đã được phát huy. Tuy nhiên những mặt tiêu cực, hạn chế cũng không ít
gây nhức nhối trong xã hội. Vì vậy vấn đề tổ chức và quản lý các lễ hội đó như thế
nào đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với Hải Phòng.

Thực tiễn cho thấy, do nhiều yếu tố lịch sử mà Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê
Chân không được tổ chức. Năm 2011, Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân được
phục dựng trở lại đã đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân trên địa bàn thành phố
như: nhu cầu tìm lại nguồn gốc lịch sử hình thành thành phố, nhu cầu tín ngưỡng, nhu
cầu sáng tạo, thụ hưởng những nét đẹp văn hóa truyền thống. Cho đến nay, với sự
quan tâm đặc biệt của các cấp chính quyền, các hệ thống chính trị từ Nhà nước tới cơ
sở nhằm giữ gìn, phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, cho nên công tác tổ
chức và quản lý lễ hội ngày càng hoàn thiện hơn. Bên cạnh những mặt tích cực, ưu
điểm còn xuất hiện nhiều hạn chế tiêu cực gây nhức nhối và ảnh hưởng không nhỏ
đối với xã hội, môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo tồn di tích…Vì vậy, đó là
lý do tôi chọn đề tài nghiên cứu này nhằm tìm ra các giải pháp góp phần vào việc tổ
chức, quản lý lễ hội được tốt hơn trong tương lai.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là thực trạng tổ chức và quản lý lễ hội
truyền thống của thành phố Hải Phòng.

2.2. Phạm vi nghiên cứu


- Về không gian: đề tài nghiên cứu tìm hiểu một số lễ hội truyền thống tiêu biểu.
- Về thời gian: nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng tổ chức và quản lý lễ hội kể từ
xưa đến nay.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đề tài tập trung tìm hiểu, nghiên cứu một cách chung nhất về cách thức tổ chức
lễ hội, trong đó chú trọng vào việc tổ chức, quản lý lễ hội.
- Tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống ở Hải
Phòng; những mặt tích cực, mặt tốt cũng như những tiêu cực, hạn chế của lễ
hội hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập tài liệu lịch sử và hiện tại ở các Thư viện, kho lưu trữ của ngành chức
năng.
- Tìm hiểu, quan sát thực tế quá trình tổ chức và quản lý lễ hội.
- Gặp gỡ, phỏng vấn các đối tượng tham gia lễ hội.
- Ghi chép, thống kê, so sánh, đối chiếu.
- Tập hợp và hệ thống tư liệu.
- Tổng hợp, nhận định từ cái cụ thể, đánh giá rút ra cái chung và từ cái chung để
xem xét cái riêng.
5. Đóng góp của đề tài
Hoàn thành việc nghiên cứu đề tài này, tiểu luận hy vọng đóng góp ý kiến bổ ích
vào việc tổ chức, quản lý lễ hội được tốt hơn trong tương lai.

6. Bố cục của đề tài

Qua nghiên cứu thực tế, em bố trí bố cục trình bày nội dung đề tài này như sau:
Sau phần mở đầu, có:

Chương I: Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về quản lý lễ hội ở nước ta hiện
nay.

1. Một số các khái niệm cơ bản.


2. Đôi nét về tổ chức, quản lý lễ hội ở nước ta hiện nay
3. Những đóng góp tích cực của lễ hội.
4. Những hạn chế, tiêu cực của lễ hội.

Chương II: Một số lễ hội tiêu biểu ở Hải Phòng


1. Đôi nét về vùng đất, con người Hải Phòng
2. Một số lễ hội tiêu biểu ở Hải Phòng
2.1. Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân (quận Lê Chân)
2.2. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn (quận Đồ Sơn)
2.3. Lễ hội Làng cá tại Cát Bà (huyện Cát Hải)
2.4. Lễ hội Danh tướng Phạm Tử Nghi (quận Lê Chân)
2.5. Lễ hội Di tích đặc biệt quốc gia Đền thờ Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
(huyện Vĩnh Bảo)
2.6. Một số lễ hội khác
Chương III: Thực trạng tổ chức và quản lý lễ hội tại Hải Phòng

1. Thực trạng việc tổ chức và quản lý lễ hội ở Hải Phòng


2. Những kết quả, thành công trong việc tổ chức và quản lý lễ hội ở Hải Phòng
3. Những hạn chế, yếu kém trong tổ chức và quản lý lễ hội ở Hải Phòng
a. Lễ hội bị đơn điệu hóa
b. Lễ hội bị trần tục hóa
c. Lễ hội bị quan phương hóa
d. Lễ hội bị thương mại hóa
e. Chính quyền can thiệp quá sâu vào quá trình tổ chức và quản lý lễ hội
4. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong tổ chức và quản lý lễ hội
a. Nguyên nhân chủ quan
b. Nguyên nhân khách quan

Chương IV: Giải pháp tổ chức và quản lý lễ hội trong thời gian tới đối với thành
phố Hải Phòng.

Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LỄ HỘI Ở


NƯỚC TA HIỆN NAY

1. Một số các khái niệm cơ bản


a. Khái niệm về Lễ hội

Ngày nay, các nhà nghiên cứu còn có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm lễ hội.
Có ý kiến cho rằng, lễ hội là một sinh hoạt văn hóa dân gian nguyên hợp mang tính
cộng đồng cao của nông dân hay thị dân, diễn ra trong những chu kỳ với không gian
và thời gian nhất định để làm những nghi thức về nhan vật được sung bái, để tỏ rõ
những ước vọng, để vui chơi trong tinh thần cộng mệnh và cộng cảm. Có người cho
rằng, lễ hội cổ truyền như là thời điểm mạnh của cuộc sống; là cái mốc của một chu
trình kết thúc và tái sinh; là cuộc đời thứ hai bên cạnh cuộc đời thực; là trạng thái
thăng hoa từ đời sống thực tế; là hình thức tổng hòa văn hóa nghệ thuật; là một hiện
tượng văn hóa mang tính trội…

Tuy còn có những phát biểu khác nhau, tùy thuộc vào góc độ tiếp cận, nhưng nhìn
chung các nhà nghiên cứu đều đã vạch ra rõ hai cơ cấu chức năng trong một chỉnh thể
hiện tượng lễ hội. Bao gồm một hệ thống hành vi, nghi thức biểu đạt thế ứng xử của
cộng đồng hướng tới đối tượng nhất định và tổ hợp của những hoạt động văn hóa như
là sự hưởng ứng tinh thần được công bố bởi nghi lễ. Tuy nhiên, khi tiếp cận lễ hội
theo hướng của quản lý văn hóa sẽ bao trùm lên tất cả các sự kiện lễ hội đang diễn ra
trong đương đại gồm cả truyền thống dân gian và các sáng tạo mới mang tính bác
học. Mặt khác, lĩnh vực quản lý văn hóa sẽ quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề bảo
tồn, khai thác và phát triển vốn liếng truyền thống cũng như sang tạo nên các sự kiện
lễ hội. Từ những cách tiếp cận đó người ta đã đưa ra định nghĩa chung về các sự kiện
lễ hội như sau:
-Lễ hội là tổ hợp các yếu tố và hoạt động văn hóa đặc trưng của cộng đồng, xoay
quanh một trục ý nghĩa nào đó, nhằm tôn vinh và quảng bá cho những giá trị nhất
định.

- Lễ là sự bày tỏ kính ý đối với một sự kiện xã hội hay tự nhiên, tư tưởng hay có
thật, đã qua hay hiện tại, được thực theo nghi điểm rộng lớn, tùy thuộc cấp nhóm xã
hội có nhiệm vụ cử hành, nhằm biểu hiện giá trị của đối tượng được cử lễ.

- Hội là cuộc vui chơi bằng vô số hoạt động giải trí công cộng, diễn ra tại một địa
điểm nhất định vào dịp cuộc lễ kỷ niệm một sự kiện tự nhiên xã hội, nhằm diễn đạt sự
phấn khíc, hoan hỉ của công chúng dự lễ.

Tất cả các lễ hội đều mang những nét bản chất chung đó là tính chất thiêng của
toàn bộ lễ hội; là sự sung bái nhân vật lịch sử, văn hóa, suy tôn những biểu tượng
được phụng thờ; là nhu cầu trở về cội nguồn tự nhiên xa xưa để khẳng định nguồn
gốc cộng đồng và bản sắc văn hóa.Tất cả những bản chất này được biểu hiện ở tất cả
các hiện tượng thuộc về lễ hội; từ những chi tiết nhỏ nhất cho đến những chi tiết lớn.

Lễ hội bản thân nó đã là một giá trị văn hóa lớn trong đời sống truyền thống và
hiện đại. Tuy nhiên phân tích sâu hơn, người ta thấy được những giá trị văn hóa tiêu
biểu của lễ hội; một hiện tượng văn hóa mang tính trội, giá trị văn hóa tiêu biểu nhất
của lễ hội là tính cộng đồng và cố kết cộng đồng. Mọi lễ hội, dù được phân chia ra
sao, dù mang nội dung tôn giáo, nghề nghiệp, vòng đời hay gì nữa thì bao giờ cũng là
sinh hoạt của một cộng đồng người để biểu dương những vốn liếng văn hóa và sức
mạnh, tạo nên sự cộng mệnh, cộng cảm và tính cố kết cộng đồng như cộng đồng làng
– xã, cộng đồng nghề nghiệp, cộng đồng gia tộc,…Trong xã hội hiện đại giá trị này
càng có vị thế quan trọng.

Tính chất tự quản, tinh thần dân chủ, nội dung nhân bản cũng là những giá trị văn
hóa rất đáng chú ý. Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tổng hòa, trong
đó cong người tự tổ chức, chi phí, tự vui chơi và cùng vui chơi. Hơn thế, cả cộng
đồng cùng tham gia sáng tạo và tái hiện, hưởng thụ những sinh hoạt văn hóa – tâm
linh trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội và với bản thân họ. Họ
không chỉ sùng bái, thành kính kiết ơn hay chỉ thầm dâng những khát vọng, cầu mong
của riêng mình với thần linh, không chỉ giao hòa với tự nhiên mà còn trực tiếp sáng
tạo, tái sáng tạo những giá trị văn hóa. Ở lễ hội ngày nay, ý thức tự quản còn đậm nét,
song tinh thần dân chủ, giá trị nhân bản có phần mai một, vì thế nảy sinh vấn đề tìm
lại gốc gác trong lễ hội truyền thống.
Trở về cội, nguồn là bản chất, đồng thời là giá trị văn hóa lịch sử của lễ hội, là
nhu cầu vĩnh hằng của con người. Đặc biệt trong quá trình giao lưu văn hóa quốc tế
và vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ngày càng quan trọng, thì việc
trở lại với cội nguồn tự nhiên, nguồn gốc cộng đồng và gốc gác văn hóa chính là biểu
hiện giá trị văn hóa cũng như tính nhân bản của hoạt động lễ hội.

Những giá trị văn hóa của lễ hội, giống về bản chất nhưng lại khác về yêu cầu và
mức độ biểu hiện ở từng lễ hội, từng môi trường xã hội, từng giai đoạn lịch sử, từng
biểu hiện cụ thể bên trong lễ hội.

Trong thực tiễn ở nước ta có rất nhiều loại lễ hội khác nhau. Nhưng các nhà
nghiên cứu đã chỉ ra bốn loại lễ hội chính, đồng thời biểu thị tính chất hay xuất xứ
của lễ hội ấy như sau:

+ Lễ hội truyền thống (Theo định nghĩa của UNESCO) “Là các tập quán và biểu
tượng xã hội mà theo quan niệm của một nhóm xã hội thì được lưu giữ từ quá khứ
đến hiện tại thông qua việc lưu truyền giữa các thế hệ và có một tầm quan trọng hết
sức đặc biệt”.

+ Lễ hội cổ truyền (hay Lễ hội dân gian cổ truyền) là những lễ hội đã được hình
thành trong lịch sử từ xa xưa truyền lại trong các cộng đồng nông nghiệp với tư cách
một phong tục.

+ Lễ hội dân gian là những lễ hội được sáng tạo và lưu truyền theo phương thức
dân gian.

+ Lễ hội mới là hình thức lễ hội mới có ở nước ta như Festival, lễ hội hoa, lễ hội
ẩm thực…

Lễ hội ở nước ta nói chung, thành phố Hải Phòng nói riêng đang được phục hưng
một cách mạnh mẽ và đáp ứng được nhu cầu nhiều mặt của con người. Do đó, việc
tìm hiểu lễ hội nhằm quản lý, phát huy, nâng cao các giá trị văn hóa tiêu biểu của nó
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của con người đang là một việc làm rất
cần thiết.

b. Khái niệm về quản lý lễ hội

+ Khái niệm về quản lý: “Quản lý là hoạt động nhằm tác động có tổ chức của chủ
thể vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và các hành vi của
con người, nhằm duy trì sự ổn định và sự phát trineenr của đối tượng theo những mục
đích nhất định”.
+ Khái niệm về quản lý lễ hội: Là việc sử dụng các công cụ quản lý như chính
sách, luật pháp, bộ máy và các nguồn lực khác, để kiểm soát hay can thiệp vào các
hoạt động lễ hội, nhằm duy trì hệ thống chính sách và luật pháp hiện hành có lien
quan do nhà nước ban hành. Cụ thể trong ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch là Quy
chế tổ chức lễ hội.

c. Khái niệm về tổ chức lễ hội

+ Khái niệm về tổ chức: Tổ chức là các hoạt động cần thiết xác định cơ cấu, bộ
máy của hệ thống, xác định những công việc phù hợp với từng nhóm, từng bộ phận
và giao phó các bộ phận cho các nhà quản trị hay người chỉ huy với chức năng nhiệm
vụ và quyền hạn nhất định để thực hiện nhiệm vụ được giao (việc tổ chức này gọi là
tổ chức bộ máy).

+ Khái niệm về tổ chức lễ hội: Được hiểu như sự huy động – sự tổ chức và điều
hành các nguồn lực nhằm tạo ra một sản phẩm lễ hội đáp ứng các mục tiêu đã xác
định của tổ chức có tư cách pháp nhân sở hữu lễ hội.

2. Đôi nét về tổ chức và quản lý lễ hội ở nước ta hiện nay

Lễ hội ở nước ta thật đa dạng và phong phú, trải rộng khắp đất nước, diễn ra
quanh năm. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng. Nhưng bao giờ cũng
hướng tới một đối tượng thiêng liêng cần được suy tôn như những vị anh hùng chống
giặc ngoại xâm, những người có công truyền dạy nghề truyền thống, chống thiên tai,
diệt trừ ác thú, giàu long cứu nhân độ thế.

Với tư tưởng “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”, ngày hội diễn
ra sôi động bằng những sự tích, công trạng, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, làm
cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao trời biển của tổ tiên, thêm tự hào về truyền
thống quê hương, đất nước của mình. Đặc biệt, lễ hội nước ta gắn bó với làng xã, địa
danh, vùng đất như một thành tố không thể thiếu vắng trong cộng đồng đời sống nhân
dân.

Bởi phần lớn các lễ hội ở nước ta thường gắn với các sự kiện lịch sử, tưởng nhớ
tới người có công với đất nước trong chống giặc ngoại xâm, nên các trò vui chơi giải
trí ở lễ hội thường mang nhiều tính mạnh mẽ của tinh thần thượng võ như đấu vật,
đấu võ, chạy thi…Các trò vui chơi trong lễ hội còn có những hoạt động văn hóa, xã
hội khác như thi hát, nấu cơm, chọi gà, dệt vải, đánh đu..

Lễ hội ở nước ta phần lớn được tổ chức vào mùa xuân. Ngày xuân, người ta đi
chơi đông hơn bình thường. Kẻ đi xa, người đi gần trong trang phục lộng lẫy hân
hoan, phấn khởi làm cho không khí ngày xuân thêm rạo rực…Có lẽ ai cũng muốn
dành ít thời gian để vãn cảnh thiên nhiên, tận hưởng bầu không khí trong lành với
mùa xuân tươi đẹp. Họ đến với các di tích lịch sử, danh thắng, đền chùa để tham dự
các lễ hội truyền thống. Chỉ riêng tháng Giêng đã có biết bao lễ hội tưởng nhớ các
anh hùng dân tộc, những người có công chống giặc ngoại xâm.

Sự phong phú của lễ hội ở nước ta là nét đẹp văn hóa dân tộc nhưng cũng là một
trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Việt Nam là
quốc gia có mấy nghìn năm lịch sử. Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt
Nam có một nền văn hóa có bản sắc riêng. Chính những nét riêng đó đã làm nên cốt
cách, hình hài và bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam.

Lễ hội là sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. Phần “Lễ” là hệ
thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần lin,
phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản than họ
chưa có khả năng thực hiện. Phần “Hội” là sinh hoạt văn hóa tôn giáo, nghệ thuật của
cộng đồng xuất phát từ những nhu cầu của cuộc sống.

Trong hơn mười năm trỏ lại đây, thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia về
văn hóa, Nhà nước ta chử trương xã hội hóa hoạt động lễ hội, nên nhiều lễ hội cổ
truyền đã được phục dựng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng
của người dân và bảo tồn văn hóa dân tộc. Có nhiều di tích, đền, chùa… được trùng
tu, xây mới và được công nhận xếp hạng. Vào mùa lễ hội, nhân dân khắp nơi nô nức
đi “ trẩy hội” với đủ thành phần, lứa tuổi, hoàn cảnh, mục đích khác nhau. Sự phục
hồi và “nở rộ” các lễ hội trên khắp cả nước đã đem lại nhiều mặt tích cực, nhưng
cũng nảy sinh không ít những mặt tiêu cực được dư luận xã hội quan tâm.

2.1. Những đóng góp tích cực của lễ hội

+ Đã đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân về sinh hoạt văn
hóa, tâm linh, tín ngưỡng.

+ Đáp ứng được nhu cầu đi tìm hạnh phúc – ý nghĩa của cuộc sống con người
ngoài cái thông thường của đời thường bằng cách xác lập niềm tin và thể hiện niềm
tin trước siêu nhiên.

+ Là phương tiện để củng cố mối quan hệ cá nhân – gia đình – cộng đồng – quốc
gia trên cơ sở giá trị văn hóa của lễ hội.

+ Thỏa mãn nhu cầu giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân, giữa nhóm, cộng đồng
dân cư với nhau.
+ Lễ hội phát triển cũng là động lực thúc đẩy văn hóa, kinh tế, chính trị - xã hội
phát triển. Ngày nay, lễ hội cũng là một trong những thành tố quan trọng của nền
công nghiệp văn hóa đang hình thành và phát triển mạnh mẽ ở nước ta.

+ Lễ hội phát triển đã góp phần xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và
khẳng định bản lĩnh văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng như
hiện nay.

+ Thông qua lễ hội, nhiều người, nhất là thế hệ trẻ đã hiểu biết sâu sắc hơn lịch
sử, văn hóa dân tộc ta. Từ đó càng thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước
của mình.

2.2. Những hạn chế, tiêu cực của lễ hội ở nước ta

+ Nhiều lễ hội, nhất là những cấp làng, xã có nội dung nghèo nàn, đơn điệu. Biết
rằng lễ hội là một tập hợp những thông tin về đời sống văn hóa dân gian của cộng
đồng. Tập hợp đó bao gồm những thông tin về lịch sử, tín ngưỡng và cách thể hiện
tín ngưỡng, trò chơi, ẩm thực, nghệ thuật dân gian…Nhưng cho đến nay đã bị mai
một, thất thoát, nhiều lễ hội chỉ còn là sự cúng tế thuần túy với mục đích chỉ là để
thần thánh phù hộ độ trì cho bản thân mà thôi.

+ Nhiều địa phương đã “đơn giản hóa”, đã can thiệp tùy tiện, cắt xén hình thức
nghi lễ hoặc thêm các yếu tố không phù hợp với nội dung vốn có của một lễ hội dân
gian. Do đó, việc làm này ít nhiều đã làm mất đi tính thiêng lien của lễ hội hoặc biến
dạng một số yếu tố của di sản văn hóa chứa trong nghi thức của lễ hội đó.

+ Trình độ hiểu biết của bộ máy làm công tác tổ chức, quản lý lễ hội và các chủ
thể tham gia tổ chức, quản lý khác còn hạn chế.

+ Ý thức của một số người dân, tổ chức tham gia lễ hội thiếu sự tôn nghiêm như
cách ăn mặc, ứng xử.

+ Tình trạng lợi dụng khi tham gia lễ hội để trục lợi, kiếm lời bất chính còn nhiều
như: bói toán, gieo quẻ, xem tướng, cờ bạc…

+ Tình trạng thiếu vệ sinh, an toàn thực phẩm ngày càng đáng ngại, gây nên nhiều
vụ ngộ độc đáng tiếc.

+ Tình hình mất an ninh trật tự, an toàn giao thông ngày càng diễn biến phức tạp,
đôi lúc mất kiểm soát.

+ Do có một số cá nhân, tổ chức thiếu tinh thần bảo vệ di tích, bảo vệ di sản nên
đã gây ra tình trạng hỏng hóc, thất lạc, thậm chí hủy hoại di sản, di tích văn hóa.
+ Tình trạng lợi dụng lễ hội để trục lợi tiền công đức ngày càng nhiều và tinh vi
hơn.

+ Công tác tuyên truyền, giáo dục và giới thiệu về lễ hội còn chưa được quan tâm.

+ Một số địa phương can thiệp thái quá vào công tác tổ chức và quản lý lễ hội,
dẫn tới lễ hội thiếu đi chủ thể tổ chức, quản lý, sáng tạo là quần chúng nhân dân.

+ Việc huy động nguồn lực tài chính còn kém (nhất là nguồn lực tài chính từ xã
hội hóa) dẫn đến thiếu kinh phí hoạt động nên tổ chức lễ hội không đảm bảo chất
lượng.

Tất cả những mặt hạn chế, tiêu cực ở trên nếu không có biện pháp khắc phục thì
sẽ không bảo tồn được các giá trị nhiều mặt của di sản lễ hội mà còn làm méo mó
hình ảnh về loại hình Du lịch – Văn hóa – Sinh thái của nước ta đối với du khách
trong nước và quốc tế.
Chương II

TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI Ở HẢI PHÒNG

1. Đôi nét về vùng đất và con người Hải Phòng

Hải Phòng là thành phố được mệnh danh là thành phố Hoa Phượng đỏ, là thành
phố Cảng. Hải Phòng có cảnh quan, địa hình phong phú, đa dạng gồm có vùng đồi
núi, vùng đồng bằng, vùng cửa sông, vịnh biển, hải đảo. Vị trí địa lý rất thuận lợi
chon phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội và quốc phòng – an ninh. Tiềm năng thiên
nhiên của Hải Phòng luôn hấp dẫn con người từ mọi miền đất nước đến với Hải
Phòng tụ cư, sinh sống.

Từ trong quá trình lao động sản xuất, người Hải Phòng có bề dày lịch sử văn hóa
đa dạng, phong phú trong các lĩnh vực: văn hóa, giáo dục, lễ hội, lễ nghi, phong
tục...Thư tịch cổ ngày xưa ghi người Hải Phòng vũ dũng có lực mạnh tợn, nhưng cơ
bản chất phác, giản dị, trọng nghĩa. Dù ưa mạnh hay chất phác thì người Hải Phòng
luôn coi trọng việc học hành thi cử. Tại các thần tích ở Hải Phòng thường nhắc nhiều
tới việc đỗ đạt cao của nhiều nhân vật lịch sử địa phương như là chị em họ Tạ ở
huyện Tiên Lãng, họ Phạm Đàm ở huyện Vĩnh Bảo thời Hai Bà Trưng, Nguyễn Hồng
ở An Hải, Cao Đức Láng ở Vĩnh Bảo thời Lý Bí, Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh
Khiêm ở Vĩnh Bảo thời nhà Mạc, Trạng nguyên Lê Ích Mộc ở huyện Thủy Nguyên
thời nhà Lê...

Theo thống kê hiện nay Hải Phòng có gần 1000 di tích, trong đó có 110 di tích đã
được xếp hạng cấp quốc gia từ năm 2009 và 208 di tích được xếp hạng cấp thành
phố. Hải phòng là vùng đất cổ có con người sinh sống từ lâu đời, lại là vùng đát lấn
biển qua nhiều thế kỷ với lớp lớp dân cư khác nhau. Trong các làng xã ở Hải Phòng
xưa đều có chùa, đình, đền, miếu am, ví dụ như chùa Hưng Long ở Hán Lý (Vĩnh
Bảo), đền thờ bà Liễu Hạnh ở Thượng Đoạn (An Hải), có văn chỉ thờ Khổng Tử. Như
vậy có đủ cả Nho, Phật, Đạo lại hòa trộn với tín ngưỡng dân gian, trong đó có tín
ngưỡng thành hoàng. Thành hoàng, người bảo trợ cho cả làng, ở đây hầu hết lại là
người có công với nước, với làng. Chỉ riêng những người tham gia chống giặc
Nguyên- Mông xâm lược ở thế kỷ XIII đã có 34 làng có đền thờ.

Điểm qua như vậy để thấy con người Hải Phòng từ lâu đời đã có truyền thống yêu
nước nồng nàn, có tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm cũng như chống lại
với thiên tai; thể hiện tinh thần đạo hiếu của dân tộc đó là “ Uống nước phải nhớ lấy
nguồn”. Trong các cuộc chống giặc ngoại xâm, Hải Phòng cũng đã kiên cường lập
nên nhiều chiến công hiển hách. Trong công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng cuộc
sống mới, con người Hải Phòng cũng đã dành được những thắng lợi to lớn.

Các hội làng với những lễ thức nông nghiệp của nền văn hóa xóm làng vẫn diễn
ra như mọi nơi. Nhưng ở Hải Phòng còn đan xen văn hóa miền biển . Bên cạnh việc
thờ thần Cao Sơn (thần núi) còn thờ Thủy thần (thần nước) với dấu tích còn lại của
tục thờ trăng và thờ trâu. Mặt trăng liên quan đến thủy triều, con nước, điều mà người
ven biển phải quan tâm. Huyền thoại miền biển đã có nhiều chuyện nói về trâu thần ở
dưới nước lên bờ chọi nhau. Cụ thể quận Đồ Sơn có tục chọi trâu “ Dù ai buôn đâu,
bán đâu. Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về”. Đại Nam nhất thống chí ghi: “ Ở
chân núi xã Đồ Sơn có đền Thủy Thần. Tương truyền bản thổ đêm đi qua dưới đền,
thấy hai con trâu húc nhau, nên hàng năm vào ngày mồng chín tháng tám có tục chọi
trâu để tế thần”

Từ trong lịch sử, Hải Phòng đã trở thành cửa ngõ quan trọng án ngữ mặt phía
đông đất nước. Nơi đây có con người sinh sống từ thuở xã xưa nhưng cũng là nơi
luôn được bổ sung bằng những lớp lớp cư dân từ nhiều địa phương kéo đến. Quá
trình hội tụ cư dân là quá trình đắp đê, đào kênh rạch vừa để chinh phục thiên nhiên,
nhưng vừa tìm cách hòa đồng với thiên nhiên. Đó cũng là quá trình mở mang xóm
làng, xây dựng và bảo vệ quê hương. Từ đó hình thành nên săc thái riêng, cái cốt cách
và bản lĩnh con người Hải Phòng.

2. Một số lễ hội tiêu biểu ở Hải Phòng

Hòa chung với không khí lễ hôi của cả nước, gần 20 năm trở lại đây Hải Phòng
cũng đã “bùng nổ” về lễ hội. Điều đó bắt nguồn từ chỗ Hải phòng có nhiều đền, chùa,
đình và các di tích lịch sử, di tích cách mạng. Tuy nhiên chung ta thấy Hải Phòng có
một số lễ hội tiêu biểu thu hút nhiều du khách ở khắp mọi miền tổ quốc cũng như du
khách quốc tế cùng tham gia.

2.1. Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân – Di sản văn hóa phi vật thể quốc
gia (quận Lê Chân)
Lễ hội truyền thống nữ tướng Lê Chân thường diễn ra ba ngày, từ ngày mùng 5
đến mùng 7 tháng Hai âm lịch. Theo sử sách ghi lại thì nữ tướng Lê Chân quê ở làng
An Biên ( hay còn gọi là làng Vẻn), huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn, trấn Hải
Dương (nay thuộc làng An Biên, xã Thủy An, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh).
Thuở thiếu thời Bà có nhan sắc, giỏi võ nghệ. Tên Thái thú nhà Hán là Tô Định định
lấy làm vợ nhưng bị Bà và gia đình phản đối, Bà đã bỏ nhà ra đến cửa sông An
Dương thì dừng lại. Bà thấy nơi đây trù phú nên đã ở lại khai phá, phát triển thành
nơi trồng dâu, nuôi tằm và đặt tên là An Biên.
Cùng với việc phát triển trồng dâu, nuôi tằm, Bà đã tuyển mộ trai tráng để luyện
binh
2.2. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn (quận Đồ Sơn)
2.3. Lễ hội Làng cá tại Cát Bà (huyện Cát Hải)
2.4. Lễ hội Danh tướng Phạm Tử Nghi (quận Lê Chân)
2.5. Lễ hội Di tích đặc biệt quốc gia Đền thờ Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
(huyện Vĩnh Bảo)
2.6. Một số lễ hội khác

You might also like